You are on page 1of 21

Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG HCM

Khoa Sinh học và Công nghệ sinh học


Bộ môn Công nghệ sinh học Phân tử và Môi trường

Chương 3: Kháng nguyên


(Antigen)
GVCC.TS. CHÂU XUÂN THU
VIỆN NGHIÊN CỨU UNG THƯ – ĐHQG TP.HCM
Tài liệu tham khảo

1. Abbas, A. K., Lichtman, A. H. H., & Pillai, S. (2011), Cellular and Molecular Immunology with
STUDENT CONSULT Online Access, Elsevier Health Sciences.
2. Delves, P. J., Martin, S. J., Burton, D. R., & Roitt, I. M. (2011), Roitt’s Essential Immunology,
Wiley.
3. Owen, J. A., Punt, J., Kuby, J., & Stranford, S. A. (2013), Kuby Immunology, W. H. Freeman.
Kháng nguyên (KN)
 Các định nghĩa về thuật ngữ

 Các tính chất của KN tham gia vào sự sinh miễn nhiễm

 Hệ thống sinh học (vật chủ) tham gia vào sự sinh miễn nhiễm

 Nhóm biểu vị (Epitope) của KN

 Kháng nguyên ghép (hapten)


Các định nghĩa về thuật ngữ
“Vật lạ”
“Vật lạ” vào cơ thể  tiếp xúc hệ thống miễn dịch  đáp ứng miễn dịch
Chất gây kháng thể (antibody generator)
“Vật lạ”
Kháng nguyên (antigen)

Không phải vật lạ nào cũng có tính chất kháng nguyên


Các định nghĩa về thuật ngữ
Kháng nguyên (antigen):
“Substances, that can be recognized by (1) the immunoglobulin
receptor of B cells or (2) by the T cell receptor when complexed
with MHC, are called ANTIGENs” (Kuby – Immunology)

“Những vật chất mà có thể nhận diện bởi (1) thụ thể
Immunoglobulin của tế bào B hoặc (2) bởi thụ thể tế bào T khi
được tạo phức hợp với MHC được gọi là KHÁNG NGUYÊN”

MHC: major histocompatibility complex


Các định nghĩa về thuật ngữ
Các đặc điểm của kháng nguyên:

1. Tính sinh miễn dịch


2. Tính đặc hiệu
Các định nghĩa về thuật ngữ
Tính sinh miễn dịch (immunogenicity)

Khả năng kích hoạt các đáp ứng miễn dịch dịch thể và các
đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bởi kháng nguyên

Tính đặc hiệu (specificity)

Có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng
Các tính chất của KN tham gia tính sinh
miễn dịch
1. Tính lạ: bản thân và không bản thân
• Sự giáo dục của tế bào T trong quá trình phát triển

• Mức độ đáp ứng phụ thuộc vào khoảng cách tiến hóa giữa các loài

Bovine serum albumin (BSA) Bò (cow) Không gây đáp ứng


Thỏ Đáp ứng rất mạnh

Gà > thỏ > dê > bò


2. Kích thước phân tử thường > 5 - 10kDa

Dalton (Da) là một tên gọi khác của đơn vị khối lượng nguyên tử
1 kiloDalton (kDa) là 1000 dalton
1 protein 64 kDa có trọng lượng phân tử là 64000 g/mole
Mole: ~6.02 x 1023 phân tử/nguyên tử
3. Thành phần hóa học và tính dị hợp phân tử
• Phân tử polymere đồng hợp không sinh miễn nhiễm

• Cấu trúc phân tử


4. Kháng nguyên lipid

Lipid (hapten) + chất mang (BSA)  Sinh miễn nhiễm

Phức hợp kháng nguyên (hapten – chất mang) được trình diện
bằng CD1 (MHC I)
5. Sự di truyền khả năng đáp ứng của cơ thể

Phân biệt hai yếu tố: tính kháng nguyên và tính miễn dịch

Theo Landsteiner:

Tính sinh miễn dịch = Tính kháng nguyên + khả năng đáp ứng của cơ thể
Hệ thống sinh học (vật chủ) tham gia vào sự sinh
miễn dịch
1. Kiểu gen (genotype)
Các khác biệt ở gene mã hóa MHC, TCR, BCR
2. Liều lượng và cách đưa vào cơ thể:
Liều thích hợp: không nhiều, không ít
Cách tiêm:
• Intravenous (iv): tiêm tĩnh mạch
• Intradermal (id): tiêm vào da
• Subcustanous (sc): tiêm dưới da
• Intramuscular (im): tiêm vào cơ
• Intraperitoneal (ip): tiêm vào khoang bụng
Hệ thống sinh học (vật chủ) tham gia vào sự sinh
miễn dịch
Hệ thống sinh học (vật chủ) tham gia vào sự sinh
miễn dịch
3. Tá dược (adjuvant):
• Sự tồn tại của kháng nguyên được kéo dài
• Các tín hiệu đồng kích thích được tăng cường
• Viêm cục bộ tăng
• Sự phân bào không đặc hiệu của lympho bào được kích hoạt

Freund’s complete adjuvant: dầu khoáng + chất tạo nhũ + muramyl


dipeptide (Mycobacteria)
Freund’s incomplete adjuvant: dầu khoáng + chất tạo nhũ
Một số loại tá dược
Nhóm biểu vị (epitope) trên kháng nguyên

Tế bào lympho không nhận diện kháng nguyên nguyên vẹn


mà nhận diện một vùng nhỏ trên kháng nguyên được gọi là
epitope

Nhóm biểu vị liên tục Nhóm biểu vị không


(Myoglobin cá voi) liên tục
(Lysozyme lòng trắng
trứng)
Epitope của tế bào B:
Tế bào B nhận diện trực tiếp epitope (KN) bằng B cell receptor

Epitope của Kháng nguyên


được nhận diện bởi tế bào B
Epitope của tế bào T:
Tế bào T nhận diện epitope (KN) bằng T cell receptor được
trình diện trên MHC

Epitope của Kháng nguyên được


nhận diện bởi tế bào T thông qua
việc trình diện trên MHC
So sánh nhóm biểu vị của tế bào B và T
Đặc điểm Tế bào B Tế bào T
Tương tác với KN Phức hợp Ig màng và Phức hợp thụ thể tế bào
KN T, KN và MHC
Gắn bám với KN Có Không
Có sự tham gia của Không yêu cầu Bắt buộc trình diện KN
MHC
Tính chất của KN Protein, polysaccharide, Hầu hết là protein; một
lipid vài lipid và glycolipid
được trình diện trên
CD1 (giống MHC-I)
Tính chất epitope Bộc lộ bên ngoài, Các peptide thẳng bên
peptide dạng thẳng và trong được tạo ra bằng
dạng cấu hình quá trình xử lý KN và
trình diện trên MHC
Kháng nguyên ghép (Hapten)
Hapten là phân tử nhỏ có tính kháng nguyên nhưng không có tính sinh miễn nhiễm
Để tạo ra đáp ứng với hapten, nó cần được cộng hợp với protein mang (carrier)

Chất được tiêm Kháng thể hình thành


Hapten (DNP) Không có
Protein mang (BSA) Anti-BSA
Hapten-protein mang Anti-DNP (chính)
(DNP-BSA) Anti-BSA (phụ)
Anti-DNP/BSA (phụ)

You might also like