You are on page 1of 105

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI TIẾT

NHIỆM VỤ: SỐ HÓA 3D MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ


TRUYỀN THÔNG SỐ DU LỊCH THÔNG MINH TỈNH LAI CHÂU

CHỦ ĐẦU TƯ: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU

ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG


VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI

Lai Châu - 2021


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI TIẾT


NHIỆM VỤ: SỐ HÓA 3D MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ
TRUYỀN THÔNG SỐ DU LỊCH THÔNG MINH TỈNH LAI CHÂU

ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ


CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU
TRUYỀN THÔNG VÀ CNTT HÀ NỘI LỊCH TỈNH LAI CHÂU

Lai Châu, 2021


MỤC LỤC

I. THÔNG TIN CHUNG.........................................................................................................5


1. Các căn cứ pháp lý............................................................................................................5
3. Đơn vị sử dụng ngân sách.................................................................................................6
4. Địa điểm thực hiện:...........................................................................................................6
6. Tổ chức, đơn vị lập đề cương và dự toán chi tiết:..........................................................6
7. Loại nguồn vốn..................................................................................................................6
8. Dự kiến hiệu quả đạt được...............................................................................................6
II. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN.........................................................................................8
1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lai
Châu và các điều kiện để đầu tư..........................................................................................8
2. Mục tiêu, quy mô, yêu cầu, nhu cầu, sự cần thiết thực hiện.......................................14
III. THUYẾT MINH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ........................................20
3. Phân tích, lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, thiết bị được lựa
chọn, trong đó có phân tích, lựa chọn phương án, giải pháp bảo đảm tính kết nối, liên
thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên
quan (nếu có).......................................................................................................................20
3.1 Phân tích, lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ của Hệ thống................................20
3.3 Giải pháp công nghệ xây dựng giao diện phiên bản tiếng Anh và tích hợp dữ liệu
số 3D, kiện toàn công thông tin điện tử............................................................................64
3.4 Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin được áp dụng.........................68
3.5 Yêu cầu khác.................................................................................................................79
3.6 Các yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ và Chủ đầu tư (bộ phận chuyên môn
quản lý)................................................................................................................................80
3.6.1 Yêu cầu đối với Chủ đầu tư (bộ phận chuyên môn quản lý).............................80
3.6.2 Yêu cầu về đội ngũ chuyên môn...........................................................................80
3.6.3 Yêu cầu về năng lực tài chính...............................................................................81
3.6.4 Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm........................................................................81
3.7 Yêu cầu về đào tạo, chuyển giao công nghệ................................................................82
4. Xác định, làm rõ việc sở hữu thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình cung cấp
dịch vụ và phương án quản lý, chuyên giao cho bên thuê...............................................83
4.1 Xác định, làm rõ việc thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình cung cấp
dịch vụ và phương án quản lý:......................................................................................83
IV. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI TIẾT...............................................................................84
4.1 Tổng hợp dự toán..........................................................................................................84
4.2 Dự toán chi tiết..............................................................................................................86
V. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..................................................................................87
VI. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐƯA VÀO VẬN HÀNH, KHAI THÁC . 87
VII. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................87
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1. UBND Ủy Ban Nhân Dân

2. SVHTT&DL Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch

3. CNTT Công nghệ thông tin

4. LAN Mạng cục bộ

5. WAN Mạng diện rộng

6. 3D Ba chiều

7. CSDL Cơ sở dữ liệu
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Các căn cứ pháp lý
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11;
- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quản lý đầu tư
ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc Ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công
nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch
giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”;
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”;
- Quyết định số 869/QĐ-BVHTTDL ngày 12/3/2021 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ xây dựng đề án ban hành chương
trình bảo tồn, phát huy bên vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 2292/QĐ-BVHTTDL ngày 13/8/2021 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch giai
đoạn năm 2021-2025;
- Kế hoạch số 371/KH-UBND ngày 26/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lai Châu triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của đề án: “Phát triển du
lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020”;
- Quyết định số 45/2020/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lai Châu về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai
đoạn 2021-2025;

5
- Kế hoạch số 887/KH-UBND ngày 08/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lai Châu xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lai Châu năm 2021;
- Công văn số 3682/UBND-VX ngày 10/11/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lai Châu về việc đồng ý chủ trương thực hiện nhiệm vụ: “Số hóa 3D một số
điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch thông minh tỉnh Lai Châu”
năm 2021;
- Quyết định số 248/QĐ-SVH,TT&DL ngày 11/11/2021 của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói
thầu: Thuê tư vấn lập đề cương và dự toán chi tiết thực hiện nhiệm vụ: “Số hóa
3D một số điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch thông minh tỉnh
Lai Châu”;
- Quyết định số /QĐ-SVH,TT&DL ngày 16/11/2021 của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói
thầu: Thuê tư vấn lập đề cương và dự toán chi tiết thực hiện nhiệm vụ: “Số hóa
3D một số điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch thông minh tỉnh
Lai Châu”;
2. Tên nhiệm vụ:
Số hóa 3D một số điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch
thông minh tỉnh Lai Châu.
3. Đơn vị sử dụng ngân sách:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu
4. Địa điểm thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu.
5. Thời gian thực hiện:
Trong năm 2021
6. Tổ chức, đơn vị lập đề cương và dự toán chi tiết:
Công ty Cổ phần dịch vụ truyền thông và Công nghệ thông tin Hà Nội
7. Loại nguồn vốn:
Nguồn ngân sách tỉnh
8. Dự kiến hiệu quả đạt được:
Đối với nhiệm vụ Số hóa 3D một số điểm du lịch cộng đồng và truyền
thông số du lịch thông minh tỉnh Lai Châu:
- Số hóa 3D một số địa điểm du lịch tỉnh Lai Châu:
+ Thực hiện hóa Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn
2021- 2025 nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng được
nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và mục tiêu, nhiệm vụ
6
chủ yếu

7
được nêu tại Nghị quyết số 50/NQ-CP trong lĩnh vực du lịch. Xác định các
nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2021 -
2025 để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn.
+ Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của toàn
ngành du lịch, các ngành liên quan, các địa phương, doanh nghiệp và người dân
để tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng
bước đưa Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 50 quốc
gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.
+ Hiệu quả của nhiệm vụ ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, công
nghệ số, chú trọng thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch, góp phần
hoàn thành mục tiêu “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ
tướng Chính phủ.
+ Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; thực hiện điều tra,
đánh giá, phân loại và số hóa tài nguyên du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Lai
Châu nói riêng; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ
sở dịch vụ du lịch; xây dựng hệ thống thông tin số về thị trường du lịch Lai
Châu; thống nhất công tác thống kê du lịch ở Trung ương và địa phương.
+ Xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển du lịch thông minh,
mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ hiện đại vào
phát triển các phần mềm, tiện ích thông minh hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ
khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, đổi mới sáng tạo trong hoạt
động kinh doanh du lịch.
+ Tạo lập hình thành kho tư liệu 3D các điểm du lịch tỉnh Lai Châu làm
nổi bật bản sắc văn hóa, mang tính đặc trưng của Lai Châu nhằm quảng bá hình
ảnh thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng
đều, toàn diện, ổn định.
+ Hỗ trợ công tác quản lý du lịch, phát triển du lịch theo hướng thông
minh hóa, hiện đại hóa cho Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu đồng
thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng triệt để công nghệ tiên
tiến vào hoạt động quảng bá hình ảnh.
+ Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Lai Châu, phù hợp
với lợi thế tài nguyên du lịch, đảm bảo kết nối với hệ thống sản phẩm du lịch
của vùng và quốc gia. Đặc biệt, ưu tiên khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa
đặc trưng, nổi trội của Lai Châu, ưu tiên công tác bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản văn hoá, lịch sử, truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững; khai
thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của tỉnh để hình thành sản phẩm du lịch
độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật
của Lai Châu.

8
- Xây dựng giao diện phiên bản tiếng Anh và kiện toàn cổng thông tin
điện tử du lịch thông minh tỉnh Lai Châu
+ Nâng cao trình độ quản lý điều hành du lịch thông minh, tận dụng triệt
để những công nghệ tiên tiến để khai thác tiềm năng, thế mạnh của Lai Châu
nhằm mục đích quảng bá và thu hút đối tượng khách du lịch quốc tế
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du
lịch; đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến với việc xây dựng ứng dụng “Du lịch
thông minh” với 2 ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt; khuyến khích các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành phát huy vai trò để quảng bá xúc tiến
hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Truyền thông số du lịch thông minh tỉnh Lai Châu
+ Xây dựng Chiến lược marketing du lịch tỉnh Lai Châu chuyên nghiệp,
hiệu quả, tiên tiến và hiện đại; triển khai các chiến dịch xúc tiến, quảng bá du
lịch tại các thị trường trọng điểm phù hợp với xu hướng mới của thị trường. Đa
dạng hóa các phương thức, công cụ xúc tiến quảng bá, triển khai các hoạt động
e- marketing. Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tiếp cận đẩy mạnh xúc tiến
quảng bá, giới thiệu du lịch trên các kênh truyền thông trong nước và quốc tế
nhằm thu hút mạnh mẽ khách du lịch.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tại địa phương tham gia
kinh doanh du lịch đổi mới mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, xúc
tiến quảng bá du lịch, phục hồi và phát triển thị trường du lịch. Đơn giản hóa các
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực du lịch.
+ Quảng bá, hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch
công nghiệp; du lịch chăm sóc sức khoẻ; du lịch cộng đồng gắn với các giá trị
văn hóa truyền thống của các dân tộc; phát triển sản phẩm, các khu du lịch, điểm
du lịch đông khách du lịch; phát triển các loại hình du lịch có tiềm năng, thế
mạnh phát triển tại tỉnh Lai Châu.
II. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN
1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch thông minh
tại tỉnh Lai Châu và các điều kiện để đầu tư
1.1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch
trên cả nước
Ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt là trong việc phát triển
ngành Du lịch. Ở Việt Nam, vai trò này đã được thể hiện thông qua Quyết định
1671/QĐ - TTg 2018 phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025” của
Thủ tướng Chính phủ.

9
Đề án nêu rõ “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái
du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị
trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ
thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng
yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của
du lịch Việt Nam”.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ cơ hội và thách thức của đất nước
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điều đó thể hiện rõ trong chỉ thị số
16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: “Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ,
nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay
đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo
cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet
đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và
công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực,
Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: Sự tụt hậu
về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dự thừa lao động có kỹ năng và
trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình
hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản
quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện
làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển và chậm phát triển.”
Cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng
suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con
người với con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 có sự tác động mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Các nước trên thế giới đã và đang
đón đầu xu thế ứng dụng công nghệ 4.0 để xây dựng nền tảng du lịch số (không
gian số, tài nguyên số) từ đó tiến tới phát triển trở thành một hệ thống du lịch
thông minh.
Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn cầu trong lĩnh vực khoa học
công nghệ và ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vự du lịch nhằm thúc đẩy phát
triển theo hướng “du lịch thông minh”. Hiện nay, một số địa phương tại Việt
Nam đã quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực du lịch nhằm
mang lại tiện ích và những trải nghiệm mới cho du khách. Cụ thể như:
10
- Tại Hà Nội, đã ứng dụng công nghệ số hỗ trợ việc thuyết minh tự động
thông qua quét mã QR, như: Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng
Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Khu du lịch Bát Tràng…
được coi là sự sáng tạo trong công tác quảng bá điểm đến, mang lại hiệu quả
thiết thực đối với du khách. Thay vì cần đi theo đoàn và liên hệ trước để có
hướng dẫn viên phục vụ khi tham quan điểm đến như trước, ứng dụng quét mã
QR cho phép du khách tiếp nhận thuyết minh tự động, hoặc được nắm thông tin
một cách đầy đủ nhất, tiện lợi nhất và bảo đảm tính chính xác về giá trị văn hóa,
lịch sử, kiến trúc... Du khách sẽ không rơi vào tình huống chưa kịp ngắm, chưa
kịp tìm hiểu, khám phá điểm đến và hiện vật đã phải đi theo hướng dẫn viên đến
điểm tiếp theo hoặc bị làm phiền bởi đoàn quá đông. Việc tích hợp mã QR vào
các hiện vật và địa điểm du lịch sẽ giúp du khách tìm hiểu và tham khảo nhiều
thông tin hơn so với phương thức truyền tải truyền thống; đồng thời đặc biệt hữu
ích trong khắc phục tình trạng nhiều hướng dẫn viên người nước ngoài thuyết
minh xuyên tạc văn hóa, lịch sử, lãnh thổ, con người Việt Nam.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai ứng dụng mã QR với hệ
thống 25 bảo tàng, nhận được sự đánh giá rất tốt từ du khách qua trải nghiệm
tương tác. Dự án số hóa đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu 2021, các hạng
mục được triển khai gồm: Dựng bản đồ 2D và quét 3D Đường hoa bằng máy
bay không người lái (drone); Livestream 360˚; Livestream toàn cảnh; Video
360˚ và VR Tour trải nghiệm Đường hoa; Video timelapse toàn cảnh diễn biến
xây dựng đường hoa. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ mang lại
những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo mà còn giúp người dân mọi miền đất nước
dù không đến tận nơi vẫn có thể chiêm ngưỡng và tìm hiểu thông tin về đường
hoa thông qua các nền tảng kỹ thuật số như Youtube, Facebook của đường hoa
Nguyễn Huệ, Saigontourist và AGS. Theo Sở Du lịch TPHCM, trong năm 2021,
đơn vị sẽ nghiên cứu, thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành
phố bằng giao diện Dữ liệu số 360, 3D, công nghệ thực tế ảo. Đồng thời tiếp tục
hỗ trợ ứng dụng công nghệ QR Code tương tác tại 100 điểm tham quan, bảo
tàng, di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.
- Tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai ứng dụng mã quét QR để tra cứu
thông tin về điểm đến một cách dễ dàng. Theo đó, chỉ cần dùng điện thoại thông
minh có kết nối wifi hoặc 3G, 4G quét mã QR, du khách sẽ có đầy đủ các thông
tin chính thống về 48 điểm đến, khu di tích, danh thắng trên địa bàn để tự do
tham quan, vui chơi… Theo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện nguồn nhân
lực ngành du lịch của tỉnh, đặc biệt là hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại
điểm, còn thiếu và yếu về cả số lượng lẫn chất lượng. Trong khi đó, phần lớn
các điểm đến du lịch đều thiếu những giải pháp công nghệ nhằm truyền tải ý
nghĩa, giá trị điểm đến tới du khách, không phát huy được hết giá trị của điểm
11
đến. Các hướng dẫn

12
viên hiện nay chủ yếu phục vụ các đối tượng khách trong nước và khách nói
tiếng Anh, trong khi việc thuyết minh cho nhóm khách chủ yếu đến từ Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… vẫn chưa có nhiều. Do đó, việc ứng dụng công
nghệ vào việc truyền tải câu chuyện sẽ cho phép giới thiệu đến du khách nhiều
thông tin sống động hơn về mặt hình ảnh, âm thanh, video, clip… chứ không chỉ
gói gọn trong thuyết minh từ người kể chuyện.
- Tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra giải pháp liên kết để tối ưu hoá
nguồn lực, liên kết giữa các địa phương trong vùng nhằm tạo động lực mới cho
phát triển du lịch trong và sau đại dịch, ứng dụng công nghệ số trong tham quan
các điểm du lịch văn hoá… Thời gian qua, Huế có rất nhiều ứng dụng giúp du
khách trải nghiệm được du lịch thông minh bằng thực tế ảo vô cùng ấn tượng,
hấp dẫn. Nổi bật trong số ứng dụng đó có thể kể đến chương trình “Đi tìm
Hoàng cung đã mất” tại Đại Nội, bằng công nghệ thực tế ảo VR360, du khách
có thể tận mắt thấy được không gian Hoàng cung Huế với các công trình kiến
trúc không gian đa chiều có từ hàng trăm năm trước. Ngoài ra, còn có hệ thống
thuyết minh tự động (audio guide) với 12 ngôn ngữ khác nhau tại khu vực
Hoàng cung và các lăng tẩm. Tương tự, du khách cũng có thể sử dụng mã QR
code của ứng dụng VN Guide để trải nghiệm tham quan các cổ vật qua không
gian 3D tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế… Du lịch thông minh ở Huế những
năm gần đây còn được thể hiện bằng phần mềm quản lý, liên thông dữ liệu với
các ngành liên quan, đẩy mạnh hỗ trợ trực tuyến. Trong đó, phần mềm quản lý
ngành du lịch đang được xây dựng có chức năng quản lý thống nhất cơ sở dữ
liệu gồm, dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế,
nguồn lao động du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn. Phần
mềm quản lý cơ sở lưu trú giúp liên thông dữ liệu giữa ngành du lịch, công an,
thuế, thống kê, kế hoạch và đầu tư, tích hợp việc khai báo y tế trực tuyến, xuất
mã QR code cho du khách sau quá trình đăng ký ở các cơ sở lưu trú…
- Tại Ninh Bình đã xây dựng cổng thông tin du lịch thông minh, ứng dụng
trên điện thoại di động. Đồng thời triển khai số hóa dữ liệu của ngành và kết nối
cơ sở dữ liệu với các lĩnh vực khác; cung cấp wifi miễn phí cho khách tại các
khu, điểm du lịch… Thông qua đó, hình ảnh du lịch Ninh Bình với nguồn tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử phong phú, hấp dẫn đến gần hơn với du
khách trong nước và quốc tế.
1.2 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch
tại tỉnh Lai Châu
- Nhận thấy tầm quan trong của công nghệ thông tin trong phát triển du
lịch. UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Lai Châu
giai đoạn 2016-2020” sau hơn 2 năm thực hiện đã đạt được hiệu quả tích cực; du
lịch trên địa bàn tỉnh từng bước khẳng định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng

13
trong cơ cấu khối dịch vụ; công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng trong
cơ cấu khối dịch vụ; công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường; hạ
tầng du lịch được cải thiện; dịch vụ, sản phẩm du lịch được quan tâm, đầu tư,
phát triển ngày càng đa dạng về cả chất lượng và số lượng.
- Các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử, các di sản văn hoá vật thể và
phi vật thể, các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc tiếp tục
được sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị. Từ đó, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp
dẫn, góp phần thu hút, mở rộng thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế
đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Hoạt động xúc tiến, quảng bá bước đầu
đạt hiệu quả; nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và hiệu quả của du lịch
đối với phát triển kinh tế của gia đình và địa phương được nâng lên. Cảnh quan,
vệ sinh môi trường tại một số làng/bản, điểm du lịch ngày càng được cải tạo
“xanh-sạch- đẹp”. Du lịch phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nâng nghiệp sang du lịch dịch vụ, tạo thêm nguồn
lực cho việc xây dựng nông thôn mới ngay tại cơ sở và từng bước xây dựng hình
ảnh mảnh đất, văn hoá, con người Lai Châu thân thiện, an toàn, mến khách đến
bạn bè trong nước và quốc tế; đưa Lai Châu trở thành điểm đến mới được nhiều
du khách lựa cọn làm điểm tham quan, trải nghiệm.
Đặc biệt, thời gian qua tỉnh đã quan tâm thu hút, khuyến khích các doanh
nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đầu tư để đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như
khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, điểm vui chơi, giải trí, mua sắm, vận chuyển, lữ
hành… Đến nay, các loại hình dịch vụ cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của Nhân dân,
khách du lịch, khách công vụ khi đến tham quan và làm việc tại Lai Châu. Công
tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Lai Châu đã được quan
tâm, chú trọng. Do vậy, lượng khách đến Lai Châu ngày càng nhiều và có tốc độ
tăng trưởng ổn định. Trong đó, ngoài thị trường khách nội địa và quốc tế truyền
thống còn phát triển thêm thị trường khách mới nội địa và quốc tế. Đến nay, 4/4
chỉ tiêu của Đề án đã đạt và vượt so với Nghị quyết: Tốc độ tăng trưởng khách
du lịch bình quân đạt 14,6%/năm (vượt so với kế hoạch đề ra từ 1,6-2,6%/năm);
tổng số cơ sở lưu trú đạt 111 cơ sở (vượt 0,9% chỉ tiêu Đề án) với 2.028/2.200
buồng/phòng đạt tiêu chuẩn đón tiếp khách du lịch; tổng doanh thu khách du
lịch đạt 64,5% so với chỉ tiêu Đề án; nguồn nhân lực du lịch có 5.200 người, đạt
94,5% chỉ tiêu Đề án.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết ở một số địa
phương chưa được quan tâm đúng mức; kết quả đạt được chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế sẵn có; thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách còn
thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở một số khu, điểm phát triển chậm,
thiếu đồng bộ; thiếu các dự án đầu tư lớn, chưa có sản phẩm du lịch chất lượng
cao và tính cạnh tranh nổi trội tại khu vực. Các lễ hội truyền thống của các dân
tộc thiểu số được tổ chức còn khiêm tốn cả về quy mô và mức kinh phí, chưa
thực sự trở thành sản phẩm du lịch văn hoá có sức hút đối với khách du lịch;
thiếu các dịch vụ bổ trợ cho du lịch như vui chơi, giải trí, khu ẩm thực, khu mua
sắm, khu giao lưu văn hoá nghệ thuật… để kéo dài thời gian lưu trú của du
khách. Mặt khác là những hoạt động du lịch không được đầu tư, xây dựng bằng
14
những công nghệ tiên tiến,

15
hình ảnh còn sơ sài, đơn điệu công tác quảng bá còn hạn chế trên các phương
tiện đại chúng, thông tin không tiếp cận được với khách du lịch hoặc được
quảng bá nhưng hình ảnh các điểm du lịch còn đơn điệu, sơ sài, thiếu tính
chuyên nghiệp, không được đầu tư xây dựng bài bản dẫn đến không phản ánh
được thực tế các điểm du lịch tại địa phương.
1.3 Các điều kiện để đầu tư
- Với lợi thế khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa
dạng, tỉnh biên giới Lai Châu có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, đặc
biệt là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm. Trong những năm gần đây, địa
phương này đã thúc đẩy kêu gọi đầu tư, tăng cường liên kết với các tỉnh phát
triển du lịch và các tỉnh lân cận để phát triển du lịch, đưa Du lịch thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Do đặc thù địa hình núi cao, một số vùng ở Lai Châu như huyện Sìn Hồ,
Dào San, Phong Thổ và thành phố Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu
ôn đới quanh năm mát mẻ, mưa thuận gió hòa. Lai Châu còn sở hữu nhiều cảnh
đẹp hùng vĩ, hấp dẫn du khách. Đó là đèo Hoàng Liên Sơn (Ô Quy Hồ) - cung
đèo dài nhất Việt Nam, khu du lịch Cầu kính rồng mây có cầu kính cao nhất
Đông Nam Á, khu rừng sinh thái Hoàng Liên, khu sinh thái Tà Tổng, khu du
lịch sinh thái thác Tác Tình. Là những đỉnh núi cao trên 3.000m so với mực
nước biển mà các phượt thủ đều muốn chinh phục như đỉnh Putaleng, Bạch Mộc
Lương Tử với rừng đỗ quyên tuyệt đẹp. Lai Châu còn có hệ thống hang động
vẫn nguyên vẻ đẹp nguyên sơ như động Tiên Sơn ở Tam Đường, động
Pusamcap ở thành phố Lai Châu. Miền đất biên viễn này còn có 27 di tích lịch
sử văn hóa và danh lam, thắng cảnh, di tích được xếp hạng.
- Lai Châu còn có một lợi thế khác là nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng
là Sa Pa (Lào Cai) và Điện Biên Phủ, có quốc lộ 4D, quốc lộ 32, 12 và đường
nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Mạng lưới giao thông giúp Lai Châu
liên kết với Hà Nội - Điện Biên - Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc), tạo ra một
mạch kết nối giao thương hàng hóa và du lịch trên cả tuyến Tây Bắc. Tất cả
những yếu tố trên là điều kiện rất tốt để Lai Châu phát triển các loại hình du lịch
văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo.
Thực tế, so với giai đoạn trước, du lịch Lai Châu giờ đây đã có những
bước bứt phá nổi bật, đang dần dần khẳng định vị thế trong bản đồ du lịch Tây
Bắc. Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Lai Châu ngày một tăng.
Giai đoạn 2016-2020, lượng khách du lịch đến Lai Châu đạt 1,5 triệu lượt. Tổng
doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt hơn 2.300 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung
bình năm đạt 14%/năm. Sau một năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, du lịch
Lai Châu đã khởi sắc trở lại với sự ghi nhận khách đến địa phương này tăng đột
biến. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Lai Châu đã đón trên 156 nghìn lượt khách,
tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2020.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV (nhiệm kỳ 2020-
2025) đã xác định phát triển du lịch là 1 trong 10 nhiệm vụ trọng tâm, với mục
tiêu phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Cụ
thể, UBND tỉnh Lai Châu có chủ trương ưu tiên phát triển các dự án đầu tư du
16
lịch tại địa phương có thế mạnh đặc thù, thông qua đó thu hút đầu tư, xây dựng
các khu du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng vùng cao Sìn Hồ, Phong Thổ;
quần thể hang động Pusamcap; thác Tác Tình gắn với chinh phục đỉnh Pu Ta
Leng, khu Sin Suối Hồ gắn với đỉnh Bạch Mộc Lương Tử; du lịch thể thao mạo
hiểm rừng nguyên sinh đèo Hoàng Liên Sơn
Mặt khác nhận thấy tầm quan trọng của ngành Du lịch để phát triển kéo
theo các ngành khác, từ những năm 2019 Lai châu đã có kế hoạch, đề án cụ thể
để phát triển mạnh mẽ về du lịch thông minh. Lai Châu là một trong những tỉnh
đi đầu về ứng dụng công nghệ mới để tiên tiến hiện đại hóa phát triển du lịch
theo hướng thông minh, hiện đại, đây là một bước đi tiên phong nhưng sáng suốt
của ban lãnh đạo tỉnh. trên cơ sở những nền tảng các hạng mục đã được đầu tư
và nhận được thành quả tích cực việc tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của
ngành Du lịch là hết sức thuận lợi và khả thi trong bối cảnh nền kinh tế đang dần
phục hồi sau đại dịch.
2. Mục tiêu, quy mô, yêu cầu, nhu cầu, sự cần thiết thực hiện.
2.1 Mục tiêu đầu tư:
a) Mục tiêu chung
- Góp phần thực hiện việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mỗi
nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội;
- Huy động nguồn lực thực hiện bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên du lịch
của tỉnh Lai Châu góp phần tạo nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng;
- Xây dựng phương án số hóa du lịch thông minh trên nền tảng kỹ thuật
công nghệ 4.0 mang tính tiền đề hướng tới du lịch thông minh của tỉnh Lai
Châu, góp phần tạo nên tảng dữ liệu số mang tính đồng bộ, khả thi nhằm nâng
cao chất lựợng và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này;
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy
giá trị tài nguyên du lịch của toàn xã hội, trước hết là của lực lượng trực tiếp
tham gia thực hiện công tác bảo vệ và phát huy tài nguyên, cùng các tổ chức du
lịch, cá nhân có liên quan đến hoạt động này;
- Góp phần thực hiện mục tiêu chung là: Huy động sức mạnh của toàn xã
hội nhằm phát triển du lịch một cách bền vững, phù hợp với cách tiếp cận của du
khách trong kỷ nguyên chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện
nay;
- Phục vụ công tác truyền thông đối ngoại, xúc tiến quảng bá du lịch của
tỉnh;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo được hình ảnh đặc trưng của du lịch
Lai Châu;
- Tập trung phát triển du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa
phương với các loại hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa di tích lịch
17
sử, danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp. Nâng cao chất
lượng dịch

18
vụ, kết nối sản phẩm du lịch liên vùng, nội vùng, mang đậm bản sắc văn hóa Lai
Châu, thân thiện với môi trường; trở thành điểm hấp dẫn của khu vực Tây Bắc,
tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
b) Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cơ bản của dự án Số hóa 3D một số điểm đến và truyền thông số
du lịch thông minh tỉnh Lai Châu trên nền tảng kỹ thuật công nghệ 4.0, là:
- Bước đầy xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số về một số điểm đến du
lịch của tỉnh Lai Châu: dữ liệu số hóa 3D, phim VR 360, phim TVC, băng âm
thanh, hình ảnh, văn bản….
- Bổ sung kiện toàn về giao diện tiếng Anh và tích hợp dữ liệu số 3D vào
cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu để phát huy hiệu quả quảng bá truyền thông
và thông tin dịch vụ cho khách tham quan trong và ngoài nước.
- Truyền thông số các kênh báo chí, truyền hình và đặc biệt trên các kênh
mạng xã hội (Youtube, Google, Facebook…) để du lịch Lai Châu được lan tỏa
đến đông đảo du khách đặc biệt là giới trẻ và khách quốc tế.
2.2 Quy mô đầu tư:
Nhiệm vụ có quy mô đầu tư các hạng mục chính sau:
STT Nội dung đầu tư Quy mô Mô tả
Sử dụng công nghệ số hóa 2D, 3D,
Ảnh, Không ảnh, Phim, AR/VR… để
số hóa các điểm tham quan tiêu biểu,
tài nguyên tại địa điểm du lịch, bao
03 bản du
gồm:
lịch văn
- Tham quan ảo 3D
hóa, 03
Số hóa 3D một - Phim thực tế ảo VR 360
đỉnh núi
số địa điểm du - Phim quảng bá TVC
1 trong Top
lịch tỉnh Lai - Số hóa hình ảnh
các đỉnh
Châu - Số hóa thuyết minh tại điểm
núi cao
- Số hóa băng thuyết minh tự động
nhất Việt
- Số hóa dịch vụ du lịch: Nhà hàng,
Nam
homestay...
- Số hóa tài nguyên du lịch: Lễ hội, ẩm
thực, sản phẩm thủ công, đặc sản địa
phương, đặc trưng di sản văn hóa …
Xây dựng giao
Cổng
diện phiên bản
thông tin - Xây dựng giao diện phiên bản
tiếng Anh và
2 điện tử du tiếng Anh cho cổng thông tin điện tử
kiện toàn cổng
lịch thông - Tích hợp dữ liệu số 3D
thông tin điện tử
minh
du lịch thông

19
minh tỉnh Lai
Châu
Báo chí,
- Truyền thông trên các kênh báo
Truyền thông số truyền
chí và truyền hình trong và ngoài
du lịch thông hình trong
3 tỉnh
minh tỉnh Lai và ngoài
- Truyền thông số trên các kênh
Châu tỉnh, mạng
mạng xã hội (Youtube, Google,
xã hội
Facebook…)
2.3 Nội dung đầu tư:
Dự án đầu tư 3 hạng mục bao gồm:
+ Số hóa 3D một số địa điểm du lịch tỉnh Lai Châu: Số hóa 3D bản Sin
Suối Hồ; bản Sì Thâu Chải; Chơ đêm & Chợ phiên San Thàng; 3 đỉnh núi trong
top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam và Hệ sinh thái chè cổ thụ (đỉnh Pu Ta Leng;
đỉnh Bạch Mộc Lương Tử; đỉnh Khang Su Văn); nội dung công việc thực hiên
số hóa 3D bao gồm: Số hóa 3D trên không, số hóa 3D dưới mặt đất; xây dựng
video thuyết minh tại thực địa; biên tập thu âm thuyết minh bằng Tiếng Việt và
dịch thu âm, băng thuyết minh Tiếng Anh; làm phim quảng bá du lịch cho các
điểm du lịch bao gồm Phim TVC quảng bá các địa danh; Phim VR trải nghiệm
thực tế ảo 360; số hóa đặc trưng di sản văn hóa bao gồm trang phục, sản phẩm
thủ công, di vật/hiện vật …
+ Xây dựng giao diện phiên bản tiếng Anh và kiện toàn cổng thông tin
điện tử du lịch thông minh tỉnh Lai Châu: Sản phẩm du lịch hiện có của Lai
Châu chủ yếu là phục vụ khách nội địa, chưa hình thành nhiều các sản phẩm đặc
trưng và chất lượng cao hướng tới thị trường khách quốc tế. Các doanh nghiệp
lữ hành chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp. Trên
cơ sở năm 2019-2020 đã được đầu tư xây dựng phần mềm Cổng thông tin du
lịch Lai Châu, năm 2021 sẽ tiến hành đầu tư thiết kế, xây dựng giao diện ngôn
ngữ tiếng Anh cổng thông tin du lịch thông minh nhưng không làm thay đổi
thiết kế hệ thống phần mềm cũng như nội dung của Công thông tin du lịch sau
đó sẽ tiến hành tích hợp nội dung số 3D, biên tập kiện toàn nội dung số cổng
thông tin điện tử hoàn thiện đưa vào sử dụng. Khi đó cổng thông tin du lịch sẽ
sử dụng song song 2 phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh nhằm thu hút mạnh mẽ
khách du lịch trong nước và quốc tế.
+ Truyền thông số du lịch thông minh tỉnh Lai Châu: Trong thời đại công
nghệ 4.0 việc phổ biến rộng rãi thông tin trên các nền tảng mạng xã hội thông
dụng là hết sức cần thiết để phát triển thông tin thu hút sự quan tâm của người
tham quan đến Lai Châu nội dung các công việc của truyền thông số du lịch
thông minh bao gồm: Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bài viết (kèm ảnh) quảng
bá du lịch Lai Châu; Quảng bá trên 4 nền tảng mạng xã hội thông dụng nhất
hiện nay, có nhiều người sử dụng: Facebook; Goolge; Youtube; Tiktok và Cập
20
nhật Tin, bài, ảnh quảng bá du lịch.
2.4 Yêu cầu đầu tư:
Số hóa 3D một số địa điểm du lịch tỉnh Lai Châu: 03 Bản du lịch văn hóa,
03 đỉnh núi trong Top các đỉnh núi cao nhất Việt Nam
Sin Suối Hồ có ưu thế rất lớn để làm du lịch cộng đồng. Nơi đây nằm ở độ
cao 1.500m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, thời tiết mát mẻ, khung
cảnh thiên nhiên đẹp, ẩm thực phong phú, hấp dẫn. Tận dụng những lợi thế đó,
người Mông ở Sin Suối Hồ đã đẩy mạnh làm du lịch cộng đồng. Họ tô đẹp thêm
cảnh quan vốn có bằng cách trồng hoa, cây cảnh, cải tạo lại nhà. Người dân Sin
Suối Hồ xây dựng các homestay, bungalow, tạo cho du khách nhiều lựa chọn để
nghỉ ngơi, thăm quan, ngắm cảnh đẹp của bản làng vùng cao.
Một không gian sống xanh, sống sạch, tươi đẹp, thân thiện với thiên nhiên
dần được tạo dựng trong bản Sin Suối Hồ. Đến nay, Sin Suối Hồ có thể phục vụ
gần 300 khách lưu trú, khoảng 500 khách ăn uống mỗi ngày. Với những cố gắng
của người dân nơi đây, Sin Suối Hồ đã được vinh danh “Làng du lịch cộng đồng
tiêu biểu năm 2019”. Điều này giúp cho dân bản có thêm động lực phát triển du
lịch ngày càng tốt hơn. Có thể nói, Sin Suối Hồ là minh chứng điển hình nhất
cho sự thành công của loại hình du lịch cộng đồng tại Lai Châu.
Cùng với Sin Suối Hồ, 02 bản du lịch văn hóa, 03 đỉnh núi trong top các
đỉnh núi cao nhất Việt Nam cũng rất có tiềm năng, vẻ đẹp riêng có để khai thác
phát triển du lịch. Nếu biết cách phát huy thì du lịch sẽ là động lực, là ngành
kinh tế mũi nhọn của Lai Châu.
Vì vậy việc Số hóa 3D quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch nhằm tạo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn lực đầu tư là một yêu cầu
thiết yếu để phát triển du lịch tỉnh Lai Châu
2.5 Sự cần thiết đầu tư:
* Sự cần thiết đầu tư:
Cơ sở đề xuất dựa trên chủ trương thực hiện Đề án phát triển du lịch
thông minh của Đảng và Nhà nước; định hướng xây dựng, phát triển kinh tế
dựa trên tiềm năng và nguồn lực của tỉnh Lai Châu.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước:

21
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030,
trong đó có nội dung:
+ Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh
thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài
liệu về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát
triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
+ Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch; phát triển du lịch
thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu; quản lý khách du lịch và
hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm
trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số.
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt "Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch
giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025".
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nội
dung “Rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế
hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền
quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp
thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh”.
- Quyết định số 4227/QĐ-BVHTTDL ngày 29/11/2013 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030 với
mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2020, hoạt động khoa học và công nghệ
thực sự trở thành động lực phát triển văn hóa, thể thao và du lịch gắn với nhiệm
vụ quản lý nhà nước, tạo điều kiện sáng tạo, sáng chế, phát minh và ứng dụng.
Chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV (nhiệm kỳ 2020-
2025) đã xác định phát triển du lịch là 1 trong 10 nhiệm vụ trọng tâm, với mục
tiêu phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Cụ
thể, UBND tỉnh Lai Châu có chủ trương ưu tiên phát triển các dự án đầu tư du
lịch tại địa phương có thế mạnh đặc thù, thông qua đó thu hút đầu tư
Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày
29/6/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 16-
CTr/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh
Lai Châu”, trong đó xác định mục tiêu chung là tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh; mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng
khách du lịch bình quân đạt 12% - 13%/năm (khách quốc tế tăng 12,3%); có
5,5 nghìn lao động du lịch
22
(1,5 nghìn lao động trực tiếp, 4 nghìn lao động gián tiếp); doanh thu từ khách du
lịch đạt trên 600 tỷ đồng; có trên 110 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng hơn 2
nghìn phòng, thời gian lưu trú của khách du lịch trung bình đạt 1,8 - 02
ngày/người.
- Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu cũng nêu rõ những mục tiêu
- Cần phải đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch bằng việc tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của các cấp chính quyền về du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về ý nghĩa và
tầm quan trọng của phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay; tạo sự đồng
thuận, nhất quán về quan điểm phát triển du lịch, tạo động lực, để thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển. Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, vận động
Nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch; tự giác, tích cực tham gia
giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn
minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.
Cụ thể hơn về phát triển du lịch có nêu rõ ràng:
- Cơ cấu lại ngành du lịch hướng tới đảm bảo tính chuyên nghiệp và phát
triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường. Tập trung hoàn thiện cơ cấu
ngành Du lịch, bảo đảm phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế của
tỉnh. Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Đề án phát triển du lịch Lai Châu
giai đoạn 2016 - 2020; trong đó ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch: Sản
phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa danh lam
thắng cảnh tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Tam
Đường. Sản phẩm du lịch sinh thái gắn với các sản phẩm từ chè, cây ăn quả,
làng nghề tại khu vực huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên, huyện Than Uyên,
huyện Sìn Hồ. Sản phẩm du lịch chợ phiên tại: San Thàng, Sìn Hồ, Dào San.
Hoàn thiện thể chế, quy chế quản lý, cơ chế chính sách phát triển du lịch tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh.
Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, thành lập các quầy thông tin du
lịch miễn phí để cung cấp các thông tin cần thiết cho khách du lịch trong nước
và quốc tế khi đến với Lai Châu như bản đồ du lịch, brochure, thông tin về
khách sạn, công ty lữ hành, điểm đến... Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du
lịch theo hướng tập trung nguồn lực và gắn bó chặt chẽ với truyền thông để tạo
hiệu quả tuyên truyền rộng rãi. Mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển
du lịch với các địa phương, đặc biệt là 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và với các tỉnh
trong vùng Trung du Bắc Bộ, với các tỉnh, thành phố lớn: thủ đô Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... cũng như các trung tâm du lịch lớn khác để phát
triển sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch.
Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng du lịch của
tỉnh; tổ chức các chương trình khảo sát tour, tuyến điểm du lịch cho các doanh
23
nghiệp du lịch và các cơ quan thông tấn báo chí. Phát hành những ấn phẩm có
chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Lai Châu để giới thiệu với khách
du lịch hình ảnh về con người và quê hương Lai Châu; những thông tin cần thiết
cho khách như các điểm lưu trú, các điểm tham quan, các nhà hàng, các điểm
vui chơi giải trí,... và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du
lịch. Tập trung đến chất lượng các hình thức quảng bá như: Quảng bá trên hệ
thống các trang mạng du lịch trong nước và quốc tế, xây dựng phim quảng bá du
lịch Lai Châu trên các kênh truyền hình quảng bá du lịch, các ẩn phẩm, tác
phẩm, phóng sự...
Tại Kế hoạch số 887/KH-UBND ngày 08/4/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lai Châu xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lai Châu năm 2021 đã
có nêu những hoạt động cần thực hiện và giải pháp trọng tâm đó là:
- tăng cường quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh công tác tuyên truyền xúc tiến đầu
tư và xây dựng thương hiệu du lịch; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du
lịch theo hướng chuyên nghiệp và liên kết vùng; phát triển du lịch gắn với bảo
vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường; tham gia các hội chợ quốc tế về du lịch;
nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng tiềm lực du lịch của Tỉnh để lựa
chọn kênh phân phối và áp dụng các hình thức xúc tiến sản phẩm, dịch vụ, điểm
đến du lịch phù hợp. Thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến du lịch tại các thị
trường truyền thống và thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; mở rộng liên
kết với các tỉnh, thành trong cả nước, phát triển các tuyến du lịch phù hợp với
điều kiện và thế mạnh của tỉnh.
Trước hiện trạng thực tế và xu hướng đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ
thông tin xây dựng mô hình du lịch thông minh, hiện đại nhằm phát triển kinh tế
- xã hội. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tổ chức triển khai
nhiệm vụ: “Số hóa 3D một số điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch
thông minh tỉnh Lai Châu” nhằm hiện thực hóa Chương trình hành động phát
triển du lịch giai đoạn 2021- 2025 tại Quyết định số 2292/QĐ-BVHTTDL ngày
13 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể
hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu được nêu tại Nghị quyết
số 50/NQ-CP trong lĩnh vực du lịch. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên
phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện hiệu quả
các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 phù hợp với
tình hình thực tiễn đồng thời thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số
45/2020/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về
việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế
hoạch số 887/KH-UBND ngày 08/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lai Châu năm 2021 đưa Du lịch trở
24
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thu hút đầu tư phát

25
triển các ngành khác đồng bộ, ổn định. Vì vậy việc đầu tư nhiệm vụ: “Số hóa 3D
một số điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch thông minh tỉnh Lai
Châu” là hết sức cần thiết.
III. THUYẾT MINH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
3. Phân tích, lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, thiết bị
được lựa chọn, trong đó có phân tích, lựa chọn phương án, giải pháp bảo
đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan (nếu có).

3.1 Phân tích, lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ của Hệ thống
3.1.1 Giải pháp công nghệ số hóa, tham quan ảo 3D

Giải pháp công nghệ số hóa, tham quan ảo 3D là một hệ thống ứng dụng
CNTT chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch, đã và đang được triển khai rất thành
công tại các khu du lịch, di tích, bảo tàng nổi tiếng trên thế giới.

Giải pháp công nghệ số hóa, tham quan ảo 3D là sự kết hợp của công nghệ
số hóa 3D (số hóa toàn bộ không gian, hiện vật, tư liệu lịch sử), công nghệ thực
tại ảo (Augmented Reality), công nghệ thuyết minh tự động (Auto Guide), công
nghệ Internet và công nghệ Mobile… giúp người dùng tương tác, tham quan
không gian di tích văn hóa, lịch sử thông qua các thiết bị kết nối Internet (máy
tính PC, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh) mọi lúc mọi nơi. Không
những vậy, hệ thống còn được ứng dụng trên các Ki-ốt tra cứu đặt ngay tại điểm
du lịch để phục vụ nhu cầu thông tin cho khách tham quan.

Giải pháp công nghệ số hóa, tham quan ảo 3D có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc quảng bá các giá trị di sản, tài nguyên du lịch đến gần gũi hơn,
phục vụ du khách mọi lúc, mọi nơi. Thông qua đó giúp quảng bá phát triển du
lịch một cách bền vững và hiệu quả.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại công nghệ để có thể tạo nên những
không gian thực tế ảo với góc nhìn 3D, một trong các công nghệ phải kể đến
công nghệ 360º Để hiểu rõ hơn về công nghệ 360º chúng ta hãy đi vào các phân
tích sau:

26
- Công nghệ 360º là một công nghệ số hóa có khả năng tái hiện toàn bộ các
không gian và vật kiến trúc bất kỳ trong một bức ảnh;

- Công nghệ 360º được tạo ra bằng các thiết bị số hóa hiện đại kết hợp với
phần mềm xử lý chuyên nghiệp;

- Công nghệ 360º cho phép người xem có thể tham quan mọi lúc, mọi nơi,
không giới hạn thời gian và không gian với rất nhiều tính năng tương tác, thông
tin bổ trợ, hiệu ứng trực quan, sinh động;

- Các loại hình ảnh mà công nghệ 360º mang lại gồm:

+ Không Dữ liệu số 360º (hình Dữ liệu số 360º trên cao): Sử dụng thiết bị
bay và nhiếp ảnh chuyên dụng để ghi lại hình ảnh toàn bộ không gian 01 địa
điểm nhìn từ trên cao, với độ cao từ 30m – 200m. Thích hợp với các địa điểm,
không gian rộng lớn, cần sự bao quát từ trên cao hoặc với những không gian cần
định vị vị trí so với các không gian khác bên cạnh

+ Không gian 360º (Dữ liệu số 360º dưới đất): Sử dụng thiết bị nhiếp ảnh
chuyên dụng để ghi lại hình ảnh toàn bộ không gian với độ cao dưới 2,5m so với
mặt đất. Thích hợp với tất cả các không gian cần thể hiện góc nhìn 360;

- Tính ứng dụng và khả năng khai thác của công nghệ 360º mang lại:

+ Tương thích với các thiết bị trình diễn: màn hình trình chiếu, PC, laptop,
máy tính bảng, điện thoại di động…; tương thích với các hệ điều hành: iOS,
Android, Windowphone…

+ Tích hợp dễ dàng, linh hoạt lên hệ thống các cổng thông tin, website, hệ
thống wifi công cộng, mạng nội bộ…

+ Cài đặt dễ dàng, nhanh chóng trên các thiết bị trình diễn để trình chiếu
offline hoặc chỉ cần các thiết bị đầu cuối có kết nội mạng 3G/ADSL/Wifi là dễ
dàng truy cập hệ thống để xem online và tương tác Dữ liệu số 360º các không
gian.

27
+ Dữ liệu theo định dạng panorama của Dữ liệu số 360º sử dụng hiệu quả
trong các ấn phẩm in ấn, quảng cáo như: in trảnh, ảnh, in trên quà tặng, đồ lưu
niệm…

+ Khả năng khai thác dữ liệu thông qua các hình thức: quảng cáo online
(ưu tiên hiển thị điểm đến trên hệ thống), dịch vụ nội dung (gắn hình ảnh,
thương hiệu của các đơn vị trong ảnh và trên hệ thống…), thương mại điện tử …
sẽ tạo ra những nguồn thu đa dạng về dịch vụ, giảm chi phí đầu tư và quản trị từ
ngân sách đồng thời tự đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp về quảng bá và
kết nối thương mại, dịch vụ và du lịch.

Khu di tham quan lưu niệm cố Tổng thống Gorge Washington (Mỹ)

28
Quần thể di tích Angkowat (Campudia)

Tham quan ảo 3D Di tích Điện Biên Phủ

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu


Giải pháp công nghệ số hóa và tham quan ảo 3D ứng dụng công trình
nghiên cứu của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Gs. Florica MOLDOVEANU (Đại
học POLITEHNCA of Bucharest, Romania.) và Gs. Alexandru SOCEANU (Đại
học

29
Fachhochschule Regensburg, Germany) công bố năm 2008. Phương pháp tiếp
cận này đang được ứng dụng phổ biến trên thế giới.

i) Công nghệ tương tác 3D


Không gian ảo 3D trên máy tính là mô hình của một không gian thực tại
hoặc tưởng tượng. Bất cứ điều gì có thể nhìn thấy trong một không gian thực sự
có thể, về mặt lý thuyết, được mô hình hóa trong một không gian 3D ảo (Ví dụ:
Không gian kiến trúc, hiện vật, phim Video, âm thanh v.v, ...). Các tính năng
động và tương tác vật lý trong không gian thực hoàn toàn có thể được mô
phỏng.

Với sự gia tăng sức mạnh tính toán và đặc biệt là đồ họa máy tính, không
gian ảo đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau, từ
các trò chơi máy tính đến các hệ thống quan trọng trong ngành công nghiệp, y
học, quân sự, khoa học.

Các nhà nghiên cứu công nghệ đã thử nghiệm với một loại hình cụ thể của
không gian tham quan ảo 3D. Hệ thống này được phát triển với sự hợp tác chặt
chẽ của chuyên gia công nghệ IT với các chuyên gia số hóa, chuyên gia đồ họa
3D giúp du khách có thể tham quan trải nghiệm, tương tác 3D ảo mọi lúc, mọi
nơi thông qua kết nối Internet.

ii) Các thành tố cơ bản cấu thành một không gian số tham quan ảo 3D
 Không gian 3D (3D Space)

Kiến trúc không gian ảo 3D mô tả chân thực toàn bộ không gian tham quan
thực. Về cơ bản, nó bao gồm kiến trúc công trình, cảnh quan, hiện vật… trong
không gian tham quan thật.

30
Không gian được định vị bằng các điểm mắt lưới 3D độ phức tạp cao. Kiến
trúc không gian này có thể thu được bằng các phương tiện khác nhau:
 mô hình dựa trên bản thiết kế xây dựng
 mô hình dựa trên các phép đo
 ảnh Panorama
 quét bằng thiết bị 3D Scan Laser
Nhóm phát triển của một ứng dụng tham quan, tương tác 3D bao gồm các
chuyên gia nội dung, kiến trúc sư, kỹ sư máy tính 3D.
 Vật thể khối 3D (3D Hotspot)
Đây là các vật thể khối 3D tiêu biểu có giá trị về mặt di sản trong không giant
tham quan.
Hiện vật khối 3D về cơ bản là mắt lưới 3D và kết cấu ánh xạ. Tương tự như
kiến trúc, 3D Hotspot có thể được xây dựng bởi các kiến trúc sư hoặc các
chuyên gia phần mềm quét ảnh / quét laser. 3D Hotspot là một thành tố rất quan
trọng làm tăng thêm tính hiện thực cho không gian tham quan ảo 3D.

Một lợi thế của việc sử dụng các 3D Hotspot là người dùng có thể xoay
chúng, nhìn thấy chúng từ các góc độ khác nhau.
Đôi khi, để giảm các mô hình hoặc tính toán chi phí, một số hiện vật trưng
bày có thể được biểu diễn như là các đối tượng ảnh 2D .
 Bản đồ tham quan (Mini-Map):

31
Mini-map định hướng và giúp khách tham quan có thể chuyển động nhanh
chóng đến các vị trí tham quan khác nhau trong không gian ảo:
 Vị trí hiện tại của người dùng được chỉ định trên bản đồ bằng một biểu
tượng cụ thể
 Bản đồ được chia thành các khu vực, cung cấp các công cụ điều
hướng, di chuyển.
 Bản đồ chứa điểm teleportation - với một nhấp chuột vào điểm đó,
người sử dụng dịch chuyển ở vị trí tương ứng.
 Đồ họa ánh sáng (Lighting)
Đồ họa ánh sáng làm tăng tính hiện thực của mô hình 3D.
 Ánh sáng tĩnh: được xác định trước với trình biên tập 3D được sử dụng
để lắp ráp các không gian 3D, các đèn này đã cố định vị trí, màu sắc và
cường độ được trộn vào không gian 3D.
 Ánh sáng động: Ánh sáng các đèn này có vị trí động, màu sắc và
cường độ có thể thay đổi theo thời gian thực. Ánh sáng động được sử
dụng trong các cảnh 3D để mô phỏng một số biến thể ánh sáng tự
nhiên, giống như điều kiện ánh sáng mặt trời hoặc thời tiết, để làm cho
cảnh thực tế hơn.

32
 Tư liệu Video
Tư liệu Video được số hóa và định vị trong không gian 3D ảo giúp khách tham
quan có trải nghiệm nội dung chân thực, sống động như đang tham quan thật.

 Âm thanh (Sound, Auto guide)


Âm thanh giúp tăng tính trực quan trong không gian ảo 3D. Bao gồm:
 nhạc nền và âm thanh
 giọng nói hướng dẫn viên ảo AudioGuide
 âm thanh cho các kết cấu hình
 âm thanh theo ngữ cảnh khác nhau của không gian tham quan 3D
 Thông tin khách tham quan (Tour Guide Content)
33
Ứng dụng tham quan 3D có thể cung cấp thông tin phong phú, chuyên sâu
hơn cho khách tham quan thông qua hệ thống thư viện tư liệu số.
Tư liệu số được số hóa và hiện thị Popup ngay trong không gian tham quan
3D theo từng chủ đề tham quan, theo nhu cầu của người sử dụng.
iii) Các bước số hóa tham quan ảo 3D
Giống như việc tạo ra của bất kỳ môi trường ảo 3D, việc tạo ra một ứng
dụng tham qua, tương tác 3D cho một khu tham quan cần lên kế hoạch chi tiết,
liên quan đến sự phối hợp của các chuyên gia nội dung, chuyên gia đồ họa 3D
và chuyên gia công nghệ IT.
 Mô hình hóa 3D không gian tham quan
Một kiến trúc sư, chuyên gia thiết kế mô hình sẽ tạo ra các mắt lưới 3D và
kết cấu kiến trúc di tích và các khu vực tham quan. Không gian 3D được tạo ra
bới các phép đo, mô hình hóa bằng cách sử dụng các công nghệ trợ giúp, như
quét laser hoặc ảnh Panorama.
Các hạng mục công việc:
 Số hóa Không gian 3D (3D Space)
 Xây dựng Kết cấu – Textures (2D Hotspot)
 Số hóa hiện vật 3D (3D Hotspot)
 Lập trình, thiết kế Đồ họa ánh sáng (Lighting)
 Xây dựng Bản đồ tham quan (Mini-Map)
 Xây dựng nội dung
Biên tập và số hóa nội dung tham quan. Bao gồm các hạng mục công việc:
 Phim (Video TVC, Video VR 360)
 Âm thanh (Sound, Audio Guide)
 Nội dung tham quan (Tour Guide Content)

3.2 Yêu cầu giải pháp kỹ thuật chi tiết

3.2.1 Yêu cầu chức năng số hóa 3D phục vụ quảng bá du lịch văn hóa/ du
lịch cộng đồng
Chức năng số hóa 3D giới thiệu địa điểm du lịch văn hóa/ du lịch cộng
đồng cần được hợp trên nền bản đồ số du lịch, thể hiện đặc trưng văn hóa của
đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao với đầy đủ các sản phẩm tương tác trải
nghiệm 3D sau:
- Không gian sinh sống: Tour tham quan ảo panorama 360 trên
không/dưới đất của làng/bản.
34
- Kiến trúc: Tour tham quan ảo panorama 360 kiến trúc đặc trưng: nhà ở
truyền thống, nhà cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
- Văn hóa phi vật thể: Phim panorama 360 thể hiện đặc trưng truyền thống
văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao (nghệ thuật biểu diễn, ẩm
thực và lễ hội).
- Văn hóa vật thể: Giới thiệu một số di sản văn hóa vật thể đặc trưng (trang
phục, sản phẩm thủ công, công cụ lao động) của đồng bào các dân tộc thiểu
số vùng cao bằng công nghệ tương tác 360 (phóng to, thu nhỏ, xoay, tự động
xoay).
3.2.2 Giải pháp tổng quát
Các giải pháp số hóa 3D du lịch đáp ứng các yêu cầu chung sau:
STT Hạng mục Chỉ tiêu giải pháp, kỹ thuật tổng quát
Sử dụng các thiết bị bay tự động có khả năng
quét/chụp không gian trên không, được lập
trình số hóa thành các mô hình Panorama 360°
1 Số hóa 3D trên không
không gian với quy mô rộng và địa hình phức
tạp (Cảnh quan thiên nhiên, không gian tham
quan, không gian sinh thái…).

Không gian địa điểm tham quan, các công trình


kiến trúc, cảnh quan tiêu biểu tại điểm du lịch
2 Số hóa 3D dưới đất được số hóa bằng công nghệ quét ảnh cầu, mô
phỏng để xây dựng không gian tham quan ảo
tương tác 3D.

Công trình, hiện vật khối cỡ lớn tiêu biểu được


Số hóa 3D hiện vật số hóa thành các mô hình tương tác 3D sử dụng
khối to, đặc biệt (Dùng công nghệ quét Laser với máy quét cỡ lớn
3
máy quét Laser cỡ lớn, chuyên dụng, độ chính xác cao. Phục vụ không
siêu chính xác) chỉ công tác bảo tồn, phục dựng mà còn cho
việc giới thiệu quảng bá.

Hiện vật khối được số hóa thành các mô hình


Số hóa 3D hiện vật tương tác 3D sử dụng công nghệ ảnh và quét
4 (Dùng máy quét Laser Laser. Sau đó được dựng và lập trình thành các
phổ thông) ứng dụng 3D phục vụ khách tham quan tra cứu,
tương tác trực tuyến.

Các câu chuyện, thuyết minh của các hướng


Video thuyết minh tại dẫn viên được ghi hình tại thực địa, sau đó hậu
5
thực địa kỳ, biên tập lồng phụ đề tiếng Anh và ghép vào
không gian tham qiuan 3D để cung cấp cho

35
khách tham quan thông tin của điểm đến một
cách trực quan, sinh động.

Phim tương tác thực tế ảo 3D sử dụng thiết bị


công nghệ số hóa thực tế ảo VR chuyên dụng,
số hóa toàn cảnh dữ liệu số 360 không gian,
trải nghiệm du lịch. Sau đó dữ liệu số hóa được
Phim 3D thực tế ảo dựng, biên tập và lập trình theo kịch bản để
6
(VR 360) cho phép du khách trải nghiệm xem VR360
qua ứng dụng kết nối Internet hoặc trải
nghiệm,
tương tác trên thiết bị kính thực tế ảo (VR
Board, Oculus VR…) một cách sống động
chân thực nhất.
Phim quảng cáo điểm đến TVC chất lượng cao
Phim TVC (không có được ghi hình tại thực địa, biên tập và dàn
7 dàn dựng diễn viên/ dựng, làm phụ đề tiếng Anh theo kịch bản
nhân vật) chuyên nghiệp để phục vụ hiệu quả cho việc
truyền thông, quảng bá du lịch.

Phim quảng cáo điểm đến TVC chất lượng cao


được ghi hình tại thực địa với sự dàn dựng bối
Phim TVC (có dàn cảnh và diễn viên nhập vai tăng tính chân thực
8 dựng diễn viên/ nhân sống động chop him. Dữ liệu sau đó được biên
vật) tập và dàn dựng, làm phụ đề tiếng Anh theo
kịch bản chuyên nghiệp để phục vụ hiệu quả
cho việc truyền thông, quảng bá du lịch.

Trong không gian tham quan có các địa điểm,


hiện vật ẩn chứa thông tin về các giá trị lịch sử,
Điểm tương tác thông
văn hóa, nghệ thuật. Các địa điểm, hiện vật đó
9 tin (hiện vật, hình ảnh,
được định vị, số hóa tạo thành các điểm tương
tư liệu)
tác trong không gian 3D để khách tham quan
có thể tương tác, tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung thuyết minh, lời bình tiếng Việt được


chuyên gia nội dung biên tập, sau đó thu âm
Biên tập, thu âm bằng
bởi MC giọng chuẩn chuyên nghiệp tại phòng
10 thuyết minh tiếng Việt
thu. Băng âm thanh được hậu kỳ, lồng nhạc
(Trang A4 300 từ)
nền đặc trưng để tăng sự hấp dẫn khi thuyết
minh cho khách tham quan.

36
Nội dung thuyết minh, lời bình tiếng Anh được
chuyên gia nội dung biên tập, sau đó chuyên
Dịch, thu âm băng
gia tiếng Anh người bản địa dịch lại theo văn
thuyết minh tiếng Anh
11 phong chuyên nghiệp, thu âm trực tiếp phát tại
bản địa (Trang A4 300
phòng thu. Băng âm thanh được hậu kỳ, lồng
từ)
nhạc nền đặc trưng để tăng sự hấp dẫn khi
thuyết minh cho khách tham quan.

Phim tư liệu sẽ được biên tập, hậu kỳ lại bới


Biên tập phim, làm phụ
chuyên gia theo kịch bản chuyên nghiệp và
đề tiếng Việt, tiếng
12 lồng phụ đề tiếng Anh phục vụ cho việc quảng
Anh (nguồn Video
bá truyền thông hiệu quả và thu hút khách tham
được cung cấp)
quan.

Ảnh tư liệu sẽ được biên tập, chỉnh sửa hậu kỳ


lại bới chuyên gia chuyên nghiệp và gắn chú
Số hóa, biên tập xử lý
13 thích Anh - Việt, phục vụ cho việc quảng bá
ảnh, nội dung ảnh
truyền thông hiệu quả và thu hút khách tham
quan.

Sách 3D về danh nhân là ứng dụng ấn phẩm số


trên thiết bị cá nhân (laptop, Ipad, điện thoại
thông minh) kết nối Interrnet giúp người dùng
tìm hiểu, tương tác thông tin dưới dạng tương
tác 3D mọi lúc mọi nơi. Không những vậy, hệ
thống còn được ứng dụng trên các Ki-ốt, hệ
thống trình chiếu tra cứu để phục vụ nhu cầu
giới thiệu, quảng bá:
- Dữ liệu sách 3D được số hóa sử dụng các
thiết bị chuyên dụng, ứng dụng công nghệ ảnh
Ẩn phẩm số sách tương cầu, quét Laser đã và đang được ứng dụng
14 trên thế giới hiện nay.
tác 3D
- Sách 3D được xây dựng, kiết xuất dưới định
dạng HTML5 để có thể ứng dụng linh hoạt
cho cả máy tính cá nhân, máy tính bảng và
điện thoại thông minh.
- Nội dung số hóa 3D về phải đáp ứng yêu cầu
của kịch bản một cách khoa học, hoàn chỉnh.
- Sách 3D về danh nhân đề xuất trung bình 20
trang/sách bao gồm dữ liệu đa phương tiện:
- Dữ liệu Text

37
- Dữ liệu ảnh tư liệu
- Dữ liệu ảnh vẽ phác họa
- Dữ liệu Phim tư liệu
- Dữ liệu 3D không gian
- Dữ liệu 3D hiện vật
- Dữ liệu băng âm thanh
- Dữ liệu nghiên cứu, tham khảo

Sơ đồ không gian tham quan cung cấp sơ đồ


3D chi tiết địa điểm du lịch. Chức năng này
Sơ đồ, tuyến tham quan
15 cũng cho phép người dùng tra cứu tức thời đến
3D
bất cứ đến địa điểm 3D cụ thể mà mình quan
tâm.

3.2.3 Giải pháp kỹ thuật số hóa chi tiết


+ Số hóa 3D không gian thực địa
Không gian địa điểm du lịch được số hóa 3D bằng công nghệ quét ảnh
cầu, mô phỏng phục vụ trình chiếu và tham quan ảo tương tác Panorama 360°
cho khách tham quan.
Việc số hóa tại thực địa ứng dụng bao gồm các nhân sự kỹ thuật sẽ sử
dụng các thiết bị số hóa chuyên dụng. Dữ liệu số hóa 3D được thu thập sẽ được
các kỹ sư phần mềm máy tính lập trình, mô phỏng thành các không gian ảo
tương tác 3D/ Panorama 360° và các ứng dụng trình chiếu, tương tác phục vụ
khách tham quan trên các thiết bị kết nối Internet.
+ Số hóa 3D trên không
Sử dụng các thiết bị bay tự động có khả năng quét/chụp không gian trên
không, được lập trình số hóa thành các mô hình Panorama 360° không gian với
quy mô rộng và địa hình phức tạp
Công nghệ số hóa Panorama 360 kết hợp với các thiết bị Flycam cho
phép số hóa Panorama 360 toàn cảnh trên không. Đội ngũ nhân sự số hóa
chuyên nghiệp để có thể số hóa các khu du lịch trên quy mô không gian rộng.
+ Số hóa 3D hiện vật khối
Quét Laser 3D là một phương pháp ứng dụng công nghệ số hóa hiện vật
hiện đại, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Dữ liệu sau khi số hóa phục vụ cho
nhiều mục đích như bảo quản, nghiên cứu khoa học, phục chế, in mẫu và quảng
bá v.v...

38
Hình ảnh: Dựng 3D mẫu hiện vật 3D bằng Laser

+ Giải pháp kỹ thuật triển khai


Dự án ứng dụng công nghệ hiện đại xây dựng một cách toàn diện, đầy đủ
cho việc số hóa
Quy trình công nghệ số hóa được tham khảo mô hình đã và đang được các
nước trên thế giới xây dựng và ứng dụng thành công.
Cụ thể bao gồm các hạng mục:
1) Khảo sát
 Khảo sát chi tiết hiện trạng không gian điểm du lịch, các thông tin tư liệu
về kiến trúc công trình, tư liệu hiện vật….
 Khảo sát thiết bị quét Laser 3D, không ảnh, quay Video, số hóa VR 3D…
tương ứng với yêu cầu thực địa.
 Khảo sát quy trình quét Laser 3D, không ảnh, quay Video, số hóa VR 3D:
phụ hợp với không gian, mặt bằng, ánh sáng…
 Khảo sát thông tin về các điểm đến, thông tin sâu về văn hóa - lịch sử.
 Khảo sát hạ tầng CNTT triển khai.
 Xây dựng tài liệu khảo sát chi tiết.
2) Số hóa 3D: quét Laser 3D, không ảnh, quay Video, số hóa VR 3D
 Dàn dựng không gian quét số hóa (quét Laser 3D, không ảnh, quay Video,
số hóa VR 3D): Mặt bằng, ánh sáng v.v…;
 Cài đặt hệ thống máy quét quét Laser 3D, không ảnh, quay Video, số hóa
VR 3D…
 Thực hiện số hóa quét Laser 3D, không ảnh, quay Video, số hóa VR 3D…
 Lưu trữ và phân loại dữ liệu số hóa thực địa.
39
3) Dựng 3D dữ liệu số hóa
 Cài đặt thông số phần mềm dựng 3D chuyên dụng.
 Dựng mô hình 3D thô từ dữ liệu quét Laser 3D, không ảnh, quay Video,
số hóa VR 3D…
 Dựng kết cấu bề mặt 2D
 Dựng mô hình 3D hoàn chỉnh
 Hậu kỳ 3D
 Kiết xuất dữ liệu 3D gốc
4) Xây dựng các tính năng hiển thị tương tác 3D
 Xây dựng Mô-đun hiện thị tương tác 3D trên Kiosk;
 Xây dựng Mô-đun hiện thị tương tác 3D trên máy tính;
 Xây dựng Mô-đun hiện thị tương tác 3D trên các thiết bị di động;
 Xây dựng Mô-đun hiện thị tương tác 3D dữ liệu gốc trên máy chủ;
 Tích hợp thông tin tư liệu số.
5) Thu thập và số hóa thông tin tư liệu số
 Số hóa tư liệu văn bản.
 Số hóa tư liệu ảnh tư liệu
 Số hóa tư liệu phim
 Số hóa tư liệu khoa học, nghiên cứu, khảo cổ.

3.3. Quy trình số hóa dữ liệu


a) Quy trình tổng thể tạo lập dữ liệu số 360

40
I - LƯU ĐỒ QUY TRÌNH TẠO DỮ LIỆU 360

Người có thẩm
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
quyền
1

Yêu cầu số
Lập yêu cầu số hóa
hóa dữ
liệu
2

Lập kế hoạch thực hiện

Chụp ảnh tại hiện trường

4
Nghiệm thu Không đạt
ảnh
thô

Đạt
5

Xử lý hậu kỳ

6
Nghiệm thu Không đạt

ảnh
đã xử lý hậu kỳ

Đạt
7

Đóng gói dữ liệu

Không đạt Nghiệm thu dữ


liệu
đã đóng gói

Đạt
9

Nghiệm thu
tổng thể, bàn

Mô tả quy trình:
Bước Thời gian thực Công cụ thực
Hành động cần thực
thực hiện/ điều kiện thực hiện/văn bản tham
hiện
hiện hiện chiếu
Bắt Quy trình bắt đầu từ nhu
đầu cầu tạo Dữ liệu số 360
Trưởng phòng dự án
Sau khi người có
căn cứ yêu cầu sản xuất
1 thẩm quyền yêu cầu Phiếu yêu cầu sản xuất
của người có thẩm
sản xuất
quyền lập
Phiếu yêu cầu sản xuất
Bộ phận kỹ thuật
nghiên cứu phiếu yêu Sau khi có phiếu yêu
2 Kế hoạch thực hiện
cầu, đánh giá mức độ cầu sản xuất

41
sẵn sàng của
nhân sự kỹ thuật, phối

42
hợp với các bộ phận liên
quan lập kế hoạch triển
khai, hoàn thiện các thủ
tục cần thiết để thực
hiện
Bộ phận chụp ảnh (Bộ
Phiếu yêu cầu sản xuất
phận kỹ thuật) căn cứ
Quyết định công tác,
kế hoạch thực hiện Kế hoạch thực hiện
3 Giấy giới thiệu, …
được duyệt tiến hành được phê duyệt
Nhật ký công tác, Báo
thu thập dữ liệu ảnh
cáo công tác
tại hiện
trường
Ảnh thô thu được tại
hiện trường được đánh
Sau khi chụp xong Đề nghị nghiệm thu
4 giá, bàn giao cho bộ
ảnh tại hiện trường ảnh thô
phận xử lý hậu kỳ (Bộ
phận kỹ thuật)
Nếu ảnh thô được
Chuyển sang thực hiện đánh giá, nghiệm thu Biên bản bàn giao,
4.1
bước 5 đạt chất lượng yêu nghiệm thu ảnh thô
cầu
Nếu ảnh thô nào chưa
đạt yêu cầu thì bộ
Quay về thực hiện bước
4.2 phận chụp ảnh báo
3
cáo Trường phòng
kỹ
thuật để thực hiện lại
Sau khi ảnh thô chụp
Xử lý hậu kỳ ảnh chụp Phiếu yêu cầu xử lý
5 tại hiện trường được
được hậu kỳ Dữ liệu số 360
bàn giao

43
Ảnh thô sau khi được xử
lý hậu kỳ sẽ được đánh
giá trước khi bàn giao Sau khi xử lý hậu kỳ Đề nghị nghiệm thu
6
cho bộ phận IT (Bộ ảnh thô ảnh xử lý hậu kỳ
phận kỹ thuật) đóng gói
dữ liệu

44
Nếu ảnh sau xử lý
Biên bản bàn giao,
Chuyển sang thực hiện được đánh giá,
6.1 nghiệm thu ảnh sau xử
bước 7 nghiệm thu đạt chất
lý hậu kỳ;
lượng yêu cầu
Nếu ảnh sau xử lý
nào chưa đạt yêu cầu
Quay về thực hiện bước
6.2 sẽ được trả lại cho
5
bộ phận xử lý ảnh
hoàn thiện
Đóng gói dữ liệu Dữ liệu Sau khi ảnh xử lý hậu Phiếu yêu cầu đóng
7
số 360 kỳ đạt chất lượng gói dữ liệu 360
Bộ phận kiểm tra nội bộ
Sau khi dữ liệu Dữ
(KCS) có trách nghiệm
liệu số 360 được Đề nghị nghiệm thu dữ
8 kiểm tra, đánh giá,
đóng gói, lồng ghép liệu Dữ liệu số 360
nghiệm thu dữ liệu 360
nội dung
sau khi được đóng gói.
Lưu ý:
- Bộ phận KCS được
thành lập riêng biệt bao
gồm những người có
trách nhiệm liên quan
đảm bảo chất lượng dữ
liệu đáp ứng tốt nhất
yêu cầu đề ra.
- Bộ phận KCS phải tổ
chức ít nhất 01 buổi
đánh giá tổng thể chất
lượng dữ liệu, tiến độ
công việc các bên liên
quan.
Nếu dữ liệu được Biên bản nghiệm thu
Chuyển thực hiện bước
8.1 đánh giá đáp ứng yêu chất lượng dữ liệu 360
9
cầu (nội bộ)

45
Dữ liệu nào không
Chuyển thực hiện lại các đáp ứng được yêu
8.2
bước cần thiết phía trên cầu sẽ được xử lý,
hoàn thiện lại
Sản phẩm hoàn thiện sau
Biên bản nghiệm thu
9 khi được nghiệm thu sẽ Sau khi ảnh được
kỹ thuật tổng thể
(Kết được nghiệm thu tổng đánh giá nội bộ đạt
Biên bản bàn giao dữ
thúc) thể, bàn giao cho đơn vị chất lượng yêu cầu
liệu đã số hóa
quản lý, sử dụng.
b) Quy trình chụp ảnh tại hiện trường

46
Mô tả quy trình:
Bước Công cụ thực
Thời gian thực hiện/
thực Hành động cần thực hiện hiện/văn bản
điều kiện thực hiện
hiện tham chiếu
Bắt Quy trình bắt đầu từ khi có kế
đầu hoạch chụp ảnh.
Lịch tác
Bộ phận chụp ảnh căn cứ vào nghiệp và
yêu cầu chụp ảnh tại kế hoạch phân công
chụp ảnh sẽ tiến hành khảo nhân sự,
Sau khi kế hoạch chụp
1 sát, lập lịch trình tác nghiệp tại chuẩn bị trang
ảnh được phê duyệt
hiện trường và dự kiến nhân thiết bị
sự, trang thiết bị thực hiện, Giấy giới
công văn và giấy tờ liên quan thiệu, công
văn liên quan
Khi có mặt tại vị trí cần chụp
theo lịch trình tác nghiệp,
Lịch trình tác
2 nhân viên chụp ảnh tiến hành Khi tới hiện trường
nghiệp
khảo sát sơ bộ không gian, bối
cảnh
cần chụp ảnh.
Sau khi lựa chọn xong bối
cảnh sẽ chụp ảnh, nhân viên
chụp ảnh tiến hành sắp đặt lại
Sau khi khảo sát, lựa Lịch trình tác
3 cảnh quan cho gọn gàng và
chọn bối cảnh nghiệp
đẹp mắt. Đồng thời nhân viên
chụp ảnh tiến hành lắp đặt
trang thiết bị
cần thiết để tác nghiệp
Sau khi sắp đặt lại
Nhân viên chụp ảnh tiến hành Phiếu yêu cầu
4 không gian, lắp đặt đầy
chụp ảnh theo kịch bản yêu cầu chụp ảnh
đủ trang thiết bị

47
Nhân viên chụp ảnh tiến hành
Sau khi chụp ảnh xong Phiếu yêu cầu
5 kiểm tra ảnh đã chụp được để
tại mỗi điểm hoặc toàn chụp ảnh
đảm bảo ảnh chụp không bị lỗi

48
bộ các điểm trong từng
ngày
Nếu toàn bộ ảnh thô
Phiếu yêu cầu
5.1 Chuyển sang bước 6 chụp được đáp ứng yêu
chụp ảnh
cầu
Nếu ảnh thô nào chưa
đạt yêu cầu thì bộ nhân Phiếu yêu cầu
5.2 Quay về thực hiện bước 4
viên chụp ảnh tiến chụp ảnh
hành chụp lại
Sau khi ảnh thô chụp Phiếu yêu cầu
Lưu trữ ảnh đã chụp từ máy
tại hiện trường được chụp ảnh
6 ảnh vào máy tính và bàn giao
kiểm tra đạt chất lượng Biên bản bàn
cho bộ phận xử lý ảnh
yêu cầu giao ảnh thô
7 Hoàn thiện nhật ký công tác và Nhật ký công
Sau khi ảnh được lưu
(Kết báo cáo công việc theo quy tác, báo cáo
trữ
thúc) định công việc
c) Quy trình xử lý dữ liệu Dữ liệu số 360:

49
I - LƯU ĐỒ QUY TRÌNH XỬ LÝ ẢNH 360

Người có thẩm
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
quyền

Yêu cầu xử
lý Phiếu yêu cầu xử lý ảnh
hậu kỳ

Phân loại ảnh

Xử lý ảnh Raw

Ghép ảnh 360

Xử lý mầu ảnh

6 Không
Kiểm đạt
traĐạảtnh

Đạt

Lư trữ

Báo cáo, kết thúc

Mô tả quy trình:
Bước Thời gian thực Công cụ thực
thực Hành động cần thực hiện hiện/ điều kiện hiện/văn bản
hiện thực hiện tham chiếu
Quy trình bắt đầu từ khi có
Bắt đầu yêu cầu xử lý hậu kỳ ảnh
chụp được.
Bộ phận xử lý ảnh căn cứ Sau khi có yêu Phiếu yêu cầu xử lý
1
vào yêu cầu xử lý hậu kỳ cầu xử lý ảnh hậu kỳ ảnh

50
Bước Thời gian thực Công cụ thực
thực Hành động cần thực hiện hiện/ điều kiện hiện/văn bản
hiện thực hiện tham chiếu
của người có thẩm quyền Biên bản bàn giao
lập phiếu yêu cầu xử lý ảnh thô
ảnh để thông qua các nội
dung
triển khai công việc
Nhân vên xử lý ảnh tiến Phiếu yêu cầu xử lý
Sau khi phiếu
hành phân loại ảnh chụp tại hậu kỳ ảnh
2 yêu cầu xử lý
hiện trường vào các khu Biên bản bàn giao
được duyệt
vực riêng trên máy tính ảnh thô
Nhân viên xử lý ảnh tiến
Phiếu yêu cầu xử lý
hành xử lý ảnh Raw (ảnh
Sau khi phân loại hậu kỳ ảnh
3 âm bản) thành định dạng
ảnh Biên bản bàn giao
có thể ghép thành Dữ liệu
ảnh thô
số 360
Phiếu yêu cầu xử lý
Nhân viên xử lý ảnh tiến
Sau khi ảnh Raw hậu kỳ ảnh
4 hành ghép ảnh rời thành
rời đã được xử lý Biên bản bàn giao
Dữ liệu số 360
ảnh thô
Nhân viên xử lý ảnh tiến Sau khi ghép ảnh Phiếu yêu cầu xử lý
hành xử lý mầu sắc Dữ liệu rời thành Dữ liệu hậu kỳ ảnh
5
số 360 đã được ghép số 360
Nhân viên xử lý ảnh tiến
Sau khi Dữ liệu Phiếu yêu cầu xử lý
hành kiểm tra Dữ liệu số
số 360 được xử hậu kỳ ảnh
6 360 sau khi đã được xử lý
lý hoàn thiện
mầu sắc
Nếu toàn bộ ảnh Phiếu yêu cầu xử lý
Chuyển sang bước 7 sau khi xử lý đáp hậu kỳ ảnh
6.1
ứng yêu cầu
Nếu còn ảnh sau Phiếu yêu cầu xử lý
Quay về thực hiện bước 5 khi xử lý chưa hậu kỳ ảnh
6.2
đáp ứng yêu cầu
51
52
Bước Thời gian thực Công cụ thực
thực Hành động cần thực hiện hiện/ điều kiện hiện/văn bản
hiện thực hiện tham chiếu
Sau khi Dữ liệu Phiếu yêu cầu xử
số 360 sau xử lý lý hậu kỳ ảnh
Lưu trữ ảnh đã xử lý, bàn
7 được kiểm tra đạt Biên bản nghiệm
giao cho bộ phận IT
chất lượng yêu thu và bàn giao ảnh
cầu sau xử lý hậu kỳ
8 Sau khi Dữ liệu
Thực hiện báo cáo công
(Kết số 360 được lưu Báo cáo công việc
việc và kết thúc
thúc) trữ
d) Quy trình số hóa, biên tập media

53
I - LƯU ĐỒ QUY TRÌNH BIÊN TẬP NỘI DUNG

Người có thẩm
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
quyền

Yêu cầu Phiếu yêu cầu biên tập nội


biên dung media
tập media
2

Biên tập nội dung

3 Không
đạt
Kiểm tra nội
dung

4 Đạt

Chuyển đổi ngôn ngữ


nội dung

5 Kiểm tra Không


bảnchuyển đổi đạt
`
ngôn` ngữ

6 Đạt

Thu âm lời bình

7 Không
Kiểm tra đạt
bản
thu âm

Lư trữ, bàn giao

Báo cáo, kết thúc

Mô tả quy trình:
Bước Thời gian thực
Hành động cần thực Công cụ thực hiện/văn
thực hiện/ điều kiện
hiện bản tham chiếu
hiện thực hiện
Quy trình bắt đầu từ khi
Bắt đầu có yêu cầu biên tập nội
dung media

54
Bộ phận biên tập nội Sau khi có yêu Phiếu yêu cầu biên tập nội
dung căn cứ vào yêu cầu cầu biên tập nội dung
1 của người có thẩm dung Phiếu yêu cầu biên tập, số
quyền lập phiếu yêu hóa dữ liệu (của bộ phận
cầu biên IT)
tập nội dung để triển khai
Nhân vên biên tập tiến Sau khi phiếu Phiếu yêu cầu biên tập nội
hành biên tập các nội yêu cầu biên tập dung
2
dung theo yêu cầu từ các nội dung Phiếu yêu cầu biên tập, số
nguồn dữ liệu khác nhau hóa dữ liệu
Nhân vên biên tập báo Sau khi biên tập Phiếu yêu cầu biên tập nội
cáo và tiến hành kiểm tra xong các nội dung
các nội dung biên tập dung theo yêu Phiếu yêu cầu biên tập, số
3
được cầu hóa dữ liệu
Biên bản kiểm tra kỹ thuật
nội dung biên tập
Chuyển bước 4 Khi tất cả các Phiếu yêu cầu biên tập nội
nội dung biên dung
3.1
tập đạt yêu cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
hóa dữ liệu
Quay lại bước 2 Có nội dung Phiếu yêu cầu biên tập nội
chưa đạt yêu dung
3.2
cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
hóa dữ liệu
Nhân vên biên tập tiến Sau khi nội Phiếu yêu cầu biên tập nội
hành dịch nội dung đã dung được đánh dung
4 biên tập sang các ngôn giá đạt yêu cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
ngữ theo yêu cầu hóa dữ liệu

Nhân viên biên tập báo Sau khi dịch Phiếu yêu cầu biên tập nội
cáo và tiến hành kiểm tra xong các nội dung
5 nội dung đã được dịch dung yêu cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
sang các ngôn ngữ khác hóa dữ liệu
nhau
55
56
Biên bản kiểm tra kỹ thuật
các bản dịch nội dung
Chuyển bước 6 Khi tất cả các Phiếu yêu cầu biên tập nội
bản dịch đạt yêu dung
5.1
cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
hóa dữ liệu
Quay lại bước 4 Có bản dịch Phiếu yêu cầu biên tập nội
chưa đạt yêu dung
5.2
cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
hóa dữ liệu
Nhân vên biên tập tiến Sau khi nội Phiếu yêu cầu biên tập nội
hành thu âm theo yêu cầu dung được đánh dung
6 giá đạt yêu cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
theo các ngôn hóa dữ liệu
ngữ khách nhau
Nhân viên biên tập báo Sau khi thu âm Phiếu yêu cầu biên tập nội
cáo và tiến hành kiểm tra theo yêu cầu dung
các bản thu âm Phiếu yêu cầu biên tập, số
7
hóa dữ liệu
Biên bản kiểm tra kỹ thuật
các bản thu âm
Chuyển bước 8 Khi tất cả các Phiếu yêu cầu biên tập nội
bản thu âm đạtdung
7.1
yêu cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
hóa dữ liệu
Quay lại bước 6 Có bản thu âm Phiếu yêu cầu biên tập nội
chưa đạt yêu dung
7.2
cầu Phiếu yêu cầu biên tập, số
hóa dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu nội dung, Sau khi dữ liệu Biên bản bàn giao nội
8 bàn giao cho bộ phận nội dung được dung
quản lý kiểm tra đạt

57
chất lượng yêu
cầu
9 (Kết Thực hiện báo cáo công Sau khi dữ liệu Báo cáo công việc
thúc) việc và kết thúc được lưu trữ

e) Quy trình biên tập, đóng gói dữ liệu số hóa 360:


I - LƯU ĐỒ QUY TRÌNH BIÊN TẬP, ĐÓNG GÓI ẢNH 360

Người có thẩm
quyền CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1
Yêu cầu
biên tập, Phiếu yêu cầu biên tập, đóng gói
đóng gói

Thiết kế giao diện

3
Thiết kế chức năng

4
Lập trình tính năng

Tích hợp ` `nội dung


media

6
Kiểm tra dữ Không đạt
liệu sau khi
đĐóạnt g gói

Đạt
7
Lư trữ, bàn giao

Báo cáo, kết thúc

58
Mô tả quy trình:
Bước Thời gian thực Công cụ thực
thực Hành động cần thực hiện hiện/ điều kiện hiện/văn bản tham
hiện thực hiện chiếu
Quy trình bắt đầu từ khi có yêu
Bắt
cầu biên tập, đóng gói ảnh đã
đầu
được xử lý hậu kỳ.
Bộ phận IT căn cứ vào yêu cầu
biên tập, đóng gói của người Phiếu yêu cầu biên
Sau khi có yêu
có thẩm quyền lập phiếu yêu tập đóng gói ảnh
1 cầu biên tập,
cầu biên tập, đóng gói để Biên bản bàn giao
đóng gói ảnh
thông qua các nội dung triển ảnh sau sử lý hậu kỳ
khai công
việc
Phiếu yêu cầu biên
Nhân vên IT tiến hành thiết kế Sau khi phiếu yêu
tập, đóng gói ảnh
2 giao diện dữ liệu theo yêu cầu cầu biên tập,
Biên bản bàn giao
biên tập, đóng gói đóng gói được
ảnh sau sử lý hậu kỳ
duyệt
Phiếu yêu cầu biên
Nhân vên IT tiến hành thiết kế Sau khi thiết kế
tập, đóng gói ảnh
3 chức năng dữ liệu theo yêu xong giao diện dữ
Biên bản bàn giao
cầu biên tập, đóng gói liệu
ảnh sau sử lý hậu kỳ
Phiếu yêu cầu biên
Sau khi thiết kế
Nhân viên IT lập trình, đóng tập, đóng gói ảnh
4 xong giao diện và
gói dữ liệu Biên bản bàn giao
chức năng
ảnh sau sử lý hậu kỳ
Sau khi lập trình
xong dữ liệu và Phiếu yêu cầu biên
Nhân viên IT tích hợp nội dung
bộ phận nội dung tập, đóng gói ảnh
media và dữ liệu
5 bàn giao dữ liệu
media

59
Nhân viên IT tiến hành kiểm Sau khi số hóa,
Phiếu yêu cầu biên
tra dữ liệu sau khi được đóng tích hợp nội dung
6 tập, đóng gói ảnh
gói, tích hợp nội dung media media

60
Biên bản nghiệm thu
kỹ thuật
Nếu toàn bộ dữ
liệu sau khi đóng Phiếu yêu cầu biên
Chuyển sang bước 7
6.1 gói đáp ứng yêu tập, đóng gói ảnh
cầu
Nếu còn dữ liệu
sau khi số hóa Phiếu yêu cầu biên
Quay về thực hiện bước 5
6.2 chưa đáp ứng yêu tập, đóng gói ảnh
cầu
Sau khi dữ liệu
Biên bản bàn giao
sau khi đóng gói
Lưu trữ dữ liệu đã đóng gói, dữ liệu được đóng
7 được kiểm tra đạt
bàn giao cho bộ phận quản lý gói
chất lượng yêu
cầu
8
Thực hiện báo cáo công việc và Sau khi dữ liệu
(Kết Báo cáo công việc
kết thúc được lưu trữ
thúc)

3.3. Các yêu cầu tính năng đối với hệ thống tham quan thực tại ảo (số hóa
3D)
a) Tính năng tương tác:
- Tính năng cho phép người dùng lựa chọn góc quan sát trong toàn cảnh dữ
liệu số 360º của 1 không gian, giúp cán bộ quản lý văn hóa nhanh chóng lựa
chọn góc nhìn và vị trí quan sát phù hợp, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Tính năng cũng cho phép người dùng phóng to, thu nhỏ để xem chi tiết
về địa điểm, hiện vật… từ đó quản lý được đến từng chi tiết nhỏ của từng
không gian, giúp cán bộ quản lý tiết kiệm thời gian khảo sát hiện trạng thực tế
của từng di tích
b) Tính năng chuyển đổi đa ngôn ngữ:
- Người dùng có thể xem danh sách ngôn ngữ và lựa chọn ngôn ngữ phù
hợp với nhu cầu tra cứu thông tin ngay trong hình Dữ liệu số 360º. Hỗ trợ du
khách nhanh chóng tìm hiểu được thông tin theo nhu cầu cũng như hỗ trợ các
cán bộ nhà nước trong công tác quảng bá thông tin lịch sử, văn hóa tới bạn bè
trong nước và quốc tế.
61
- Tính năng mũi tên chỉ hướng/liên kết giữa các cảnh.

62
- Tính năng này cho phép nhà người dùng chủ động di chuyển sang các
không gian tiếp theo dựa vào nhu cầu tham quan và nghiên cứu thực tế.
- Nhà quản lý cũng có thể hình dung và định hình các không gian và
phương hướng các khu vực theo địa hình thực tế của di tích
c) Tính năng Toolbar điều khiển:
- Tính năng Toolbar điều khiển được sử dụng như một thanh công cụ để
hỗ trợ cán bổ quản lý sắp xếp các tính năng hợp lý và khoa học, từ đó nhanh
chóng tìm hiểu và sử dụng đầy đủ các tính năng một cách tiện lợi nhất mà
không ảnh hưởng tới mỹ quan tổng thể của Dữ liệu số 360
d) Tính năng menu duyệt cảnh:
- Menu duyệt cảnh là một tính năng có thể tổng hợp và sắp xếp tất cả các
không gian của một địa điểm theo lịch trình hợp lý nhất, giống như người dùng
đang tham quan trực tiếp tại địa điểm đó. Với tính năng menu duyệt cảnh người
quản lý có thể:
+ Quản lý tổng thể toàn bộ các không gian của 01 địa điểm di tích lịch sử,
văn hóa, du lịch, thương mại.
+ Nhanh chóng tra cứu và nghiên cứu bất kì một không gian hoặc di tích
nào một cách nhanh chóng và chủ động nhất.
e) Tính năng thuyết minh, nhạc nền:
- Bên cạnh tính năng cung cấp thông tin bằng phụ đề đa ngôn ngữ, tính
năng thuyết minh cũng được sử dụng để giới thiệu thông tin về điểm đến.
Trong rất nhiều trường hợp, cán bộ quản lý (hoặc khách du lịch) có thể sử dụng
tính năng để vừa đi khảo sát (tham quan) thực tế vừa nghe thông tin về địa
điểm di tích lịch sử, văn hóa hoặc vừa nghiên cứu điểm đến qua hình Dữ liệu số
360º vừa nghe thuyết minh giới thiệu thông tin mà không cần phải ngắt quãng
thời gian để tìm kiếm thông tin qua dạng chữ, bài viết.
- Tính năng thuyết minh, nhạc nền cũng có thể được sử dụng để quảng bá
về các địa điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa trong các buổi sự kiên, lễ hội,
hội thảo... nhờ khả năng truyền tải thông tin được tới nhiều người trong một
thời điểm và khả năng khơi dậy cảm xúc, sự thoải mái qua hình thức nghe
thuyết minh
f) Tính năng thông tin/text giới thiệu:
- Như được giới thiệu ở trên, tính năng thông tin/text giới thiệu, hay còn
được gọi là tính năng phụ đề đa ngôn ngữ được sử dụng với mục đích giới thiệu
thông tin về địa điểm, qua đó từng địa điểm, từng không gian sẽ được tích hợp
với phụ đề phù hợp, giúp giảm tải số lượng giấy tờ phải lưu trữ, giảm tải rủi ro
bị mai một thông tin cũng như được sắp xếp chính xác từng không gian, địa
điểm với nội dung phù hợp.
- Bên cạnh đó, tính năng thông/text giới thiệu có thể được mở rộng và tích
63
hợp đa ngôn ngữ, giúp người quản lý mở rộng được số lượng thông tin có thể
lưu trữ mà không mất thêm công sức. Từ đó, hỗ trợ công tác quảng bá văn hóa,
lịch sử tới bạn bè quốc tế.
g) Tính năng Bingmaps hoặc Google maps:
- Tính năng Bingmaps hoặc Google maps cho phép các cán bộ quản lý về
văn hóa quản lý được các công trình kiến trúc theo kinh độ, vĩ độ, qua đó nắm
bắt được vị trí của các địa điểm du lịch, lịch sử, văn hóa trên toàn bộ địa bàn
quận.
h) Tính năng video:
- Được vận hành trên nền tảng mở, hình Dữ liệu số 360º có thể tích hợp
trực tiếp các ẩn phẩm truyền thông khác như video clip hoặc ảnh 2D để làm
phong phú thêm lượng dữ liệu số hóa. Với tính năng này, các cán bộ quản lý
văn hóa có thể dễ dàng quản lý tất cả các thông tin, dữ liệu cần thiết chỉ trong
một công cụ, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nguồn lực nhân sự.
- Tính năng video clip không những làm đa dạng nguồn dữ liệu, thông tin,
mà còn bổ trợ cho hình Dữ liệu số 360º trên phương diện số hóa các hoạt động
văn hóa, lịch sử mang tính chất động như sự kiện, lễ hội...
i) Tính năng gallery ảnh 2D:
- Cũng là một dạng ấn phẩm như video clip, gallery ảnh 2D có thể được
tích hợp trực tiếp trên nền tảng hình Dữ liệu số 360º, giúp đặc tả chi tiết hơn
từng hiện vật, từng di sản văn hóa, lịch sử, từng góc nhìn từ chi tiết tới tổng
quan, giúp hỗ trợ rất lớn cho các cán bộ quản lý trong việc lưu trữ thông tin lịch
sử, văn hóa, nghệ thuật các hiện vật như bia đá, bảng giới thiệu, các câu đối,
đạo sắc phong, kiến trúc cổng, kiến trúc mái...
k) Tính năng sơ đồ duyệt cảnh:
- Tính năng sơ đồ duyệt cảnh sẽ cho phép cán bộ quản lý văn hóa tích hợp
thêm bản vẽ sơ đồ địa chính của các địa điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa.
Qua đó, quản lý chi tiết được toàn bộ không gian, vị trí, diện tích của từng địa
điểm.
- Bên cạnh đó, với tính năng sơ đồ duyệt cảnh, dù nhà quản lý (khách du
lịch) đang xem ở bất kì không gian nào, đều có thể định vị chính xác vị trí đang
đứng của mình cũng như các không gian, đường đi lại xung quanh và toàn bộ
di tích.
l) Tính năng hiệu ứng xem toàn cảnh dữ liệu số 360°:
- Tính năng hiệu ứng xem toàn cảnh dữ liệu số 360º, cung cấp một góc
nhìn tổng quan hoàn toàn mới lạ, vừa phục vụ công tác quảng bá, truyền thông
khi thu hút sự tò mò của người xem, vừa phục vụ công tác quản lý với góc nhìn
tổng quan toàn bộ không gian chỉ trong một khung hình.
m) Tính năng trình diễn ảnh tự động theo lời bình:
64
- Dữ liệu số 360 được thiết kế với chức năng trình diễn ảnh tự động theo
lời bình. Toàn bộ các không gian của địa điểm sẽ được trình diễn hoàn toàn tự
động, kết hợp với phần thuyết minh nội dung chính xác và phù hợp, hỗ trợ cán
bộ quản lý văn hóa tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong công tác giới
thiệu, trình bày, quảng bá về các địa điểm lịch sử, văn hóa, du lịch.
n) Tính năng xem trên các thiết bị smartphone nền tảng iOS, Android:
- Dữ liệu số 360 có khả năng tích hợp trên mọi môi trường và mọi loại
thiết bị. Và trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tương thích với các thiết
bị smartphone trên mọi nền tảng với giao diện sử dụng thân thiện sẽ trợ giúp
các cán bộ quản lý rất nhiều trong việc truy cập, quản lý, truyền thông, quảng
bá về các địa điểm lịch sử, văn hóa, du lịch từ xa, tại mọi nơi và vào mọi thời
điểm.

3.4 Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống tham quan thực tại ảo (số hóa 3D)
a) Yêu cầu về khả năng tương thích:
- Nền tảng công nghệ: truyền thông, internet, website, hình ảnh.
- Môi trường hoạt động:
+ Đối với môi trường máy trạm: Hệ điều hành Windows 7, Windows 8, 10
và cao cấp hơn.
+ Đối với môi trường di động: thiết bị cầm tay di động, smartphone (iOS,
Android, Windows Phone…).
b) Các yêu cầu tích hợp nội dung và hiệu ứng kỹ xảo hình ảnh trong Dữ
liệu số 360:
- Tích hợp tính năng tương tác với ảnh (lựa chọn góc quan sát, phóng to,
thu nhỏ).
- Tích hợp mũi tên chỉ hướng/liên kết giữa các cảnh.
- Tích hợp Toolbar điều khiển.
- Tích hợp menu duyệt cảnh.
- Tích hợp âm thanh, nhạc nền.
- Tích hợp thông tin/text giới thiệu.
- Tích hợp Bingmaps hoặc Google maps.
- Tích hợp video.
- Tích hợp gallery ảnh 2D.
- Tích hợp sơ đồ duyệt cảnh.
- Tích hợp hiệu ứng xem toàn cảnh dữ liệu số 360.
- Tích hợp tính năng chuyển cảnh ngày và đêm.
65
- Tích hợp tính năng trình diễn ảnh tự động theo lời bình.
- Tích hợp chuyển đổi ngôn ngữ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác.
- Tích hợp tính năng xem trên các thiết bị smartphone nền tảng ios, android.

3.5 Các yêu cầu phi chức năng


a) Yêu cầu về mỹ thuật:
- Mức độ thân thiện của giao diện người dùng trong các tương tác giữa hệ
thống với các đối tượng người sử dụng. Yêu cầu này tham chiếu đến các thuộc
tính của hệ thống nhằm làm tăng mức độ dễ sử dụng của người sử dụng, chẳng
hạn như việc sử dụng các tông màu và thiết kế đồ họa, bố trì các tính năng, kiểu
thực đơn (menu), biểu tượng (icon)...
- Giao diện thân thiện với người sử dụng và dễ dàng. Hỗ trợ tối đa xử lý
bằng bàn phím đối với máy tính, hỗ trợ thao tác người dùng tiện lợi và nhanh
chóng trên các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng.
- Font chữ: Sử dụng bộ chữ Unicode chuẩn TCVN6909:2001.
- Menu duyệt cảnh căn phải màn hình.
- Ảnh để chế độ auto play chạy mượt, thao tác giữ và kéo ảnh của người
dùng thuận tiện
b) Yêu cầu về kỹ thuật:
- Hình ảnh có độ phân giải lớn (kích thước khuyến nghị 15000x7500 hoặc
10000x5000), sắc nét, màu sắc chân thực, tươi sáng.
- Ảnh không bị cháy sáng hoặc thiếu sáng.
- Đối với ảnh chụp khi có đối tượng di chuyển (thường là ảnh mặt tiền,
chụp ngoài đường phố) không bị hiện tượng bóng mờ (ghost).
- Đối với ảnh chụp mặt đất: Sắp xếp bố cục hợp lý, tránh các vật thể gây
cản trở tầm nhìn, ảnh không bị rung, lắc hoặc bị nghiêng.
- Đối với ảnh chụp từ trên cao: Cần chụp đủ hết các view, chủ thể chính
của không gian chụp xuôi sáng để lấy đủ chi tiết.
- Ảnh panorama khi ghép không bị đứt gãy, chồng chéo nhau
c) Yêu cầu về cài đặt, hạ tầng:
- Dữ liệu số 360 đã được lập trình sẵn thành định dạng .html nên rất dễ
dàng để cài đặt chạy offline trên máy tính hoặc tích hợp chạy online trên
website.
- Cấu hình đề nghị để xem offline trên máy tính tốt nhất:
+ Hệ điều hành Window 7 trở lên hoặc tương đương.
+ Chip Core i5 trở lên hoặc tương đương.
66
+ Ổ cứng 1Tb trở lên hoặc tương đương.
+ RAM 8 Gb trở lên hoặc tương đương.
+ Màn hình độ phân giải 1600x900 trở lên hoặc tương đương
d) Yêu cầu về sản phẩm đầu ra: Sản phẩm đầu ra của hạng mục là các Dữ
liệu số 360 (bao gồm các thành phần: Dữ liệu số 360, ảnh 2D, clip, thông tin lời
bình, phụ đề, thuyết minh) với các tính năng như sau:
- Tính năng tương tác với ảnh (lựa chọn góc quan sát, phóng to, thu nhỏ).
- Tính năng mũi tên chỉ hướng/liên kết giữa các cảnh.
- Tính năng Toolbar điều khiển.
- Tính năng menu duyệt cảnh.
- Tính năng âm thanh, nhạc nền.
- Tính năng thông tin/text giới thiệu.
- Tính năng Googl Maps/ Bingmaps.
- Tính năng xem video.
- Tính năng xem ảnh 2D.
- Tính năng duyệt cảnh theo sơ đồ.
- Tính năng xem toàn Dữ liệu số 360.
- Tính năng trình diễn ảnh tự động theo lời bình.
- Tính năng chuyển đổi ngôn ngữ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác

3.6 Biện pháp thi công


Sử dụng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm phối hợp với các
chuyên gia nội dung thực hiện khảo sát, đo đạc, số hóa dữ liệu (cả 2D và 3D) tại
thực địa các địa điểm du lịch.
Dữ liệu sau khi được số hóa sẽ được xử lý, mô hình hóa 3D bằng các phần
mềm 3D chuyên dụng. Sau đó dữ liệu được lập trình hóa các chức năng tương
tác người dùng.
Nhân lực thi công dự kiến bao gồm:
- Các chuyên gia kỹ thuật số hóa tại thực địa
- Các chuyên gia nội dung
- Các chuyên gia xử lý đồ họa, lập trình
3.7. Phương pháp xác định khối lượng các điểm số hóa 3D
Dựa theo khảo sát tại thực địa của mỗi địa điểm du lịch được số hóa:
- Các điểm số hóa 3D trên không được xác định số lượng cần đủ để bao
quát chi tiết toàn bộ không gian tổng thể của cả điểm du lịch
67
- Các điểm số hóa 3D dưới đất cần tính đủ để bao quát toàn bộ không gian,
kiến trúc chi tiết của công trình, cảnh quan
- Số lượng các hiện vật số hóa 3D căn cứ vào số lượng các hiện vật tiêu
biểu cần số hóa để bảo tồn và quảng bá
Mỗi điểm số hóa 3D được định nghĩa như 1 điểm đứng của con người để quan
sát không gian 360 trong thực tế

Ảnh minh họa: 1 điểm số hóa 3D trong không gian thực tế

Số lượng các điểm cần số hóa 3D để phủ kín 1 không gian thực tế là rất lớn.
Ví dụ 1 phòng 100m2 cần 8-12 điểm số hóa 3D, một tòa nhà sẽ cần 15-020
điểm số hóa 3D….Do vậy, với 1 địa điểm du lịch, dự án đề xuất số hóa số
lượng các điểm 3D 1 cách tổng quát nhất, đủ để bao quát toàn bộ không gian
để tối ưu nhất về kinh phí đầu tư, đạt hiệu quả cao trong việc quảng bá, giới
thiệu điểm đến cho du khách.

3.8. Thiết bị số hóa, xây dựng nội dung


Thiết bị số hóa 3D/ Panorama 360
* Máy Scan không gian 3D - HDS Laser Scanners & SW

68
ĐỘ CHÍNH XÁC QUÉT
 1000 điểm / giây lên đến 300 m
 Quét lên tới 1000 m
 Độ chính xác quét Millimetre
TỐC ĐỘ CHUẨN R2000 EDM
 Nhiều gương phản xạ vượt quá 2000 m
 Giảm đáng kể thời gian đo lường
CAMERA WIDE ANGLE
 Camera góc rộng dòng video 20 Hz
 Tài liệu hình ảnh hỗ trợ đơn giản và toàn diện
 Tự động chụp hình ảnh toàn cảnh
CAMERA TELESCOPE

 Độ phân giải cao 30x phóng đại cho hình ảnh


 Tự động lấy nét

MẠNH MẼ VỚI IP6


 Đánh giá bảo vệ cao nhất trong ngành công nghiệp
 Tiêu chuẩn MIL
HỖ TRỢ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
 Điểm tự động đăng ký điện toán đám mây
 Điểm 3D xem điện toán đám mây
 Mô hình bề mặt trên tàu
TỰ ĐỘNG TĂNG TỐC ULTRA
 Tốt nhất về tốc độ và khả năng tăng tốc
 Tự động tìm kiếm với lăng kính Powersearch
 Khoảng thời gian dịch vụ tối đa

69
* Máy Scan hiện vật cỡ lớn KONICA MINOLTA RANGE7
KONICA MINOLTA RANGE7 là thiết bị số hóa phát triển để quét
không tiếp xúc hiện vật 3D khác nhau, bao gồm các chi tiết, thành phần để tạo ra
dữ liệu 3D. Dữ liệu lấy được có thể được hiển thị trên một máy tính và so sánh
với các mô hình 3D CAD ( hoặc yêu cầu phần mềm tương đương) để nhanh
chóng xuất ra file 3D dựa trên độ lệch tổng thể, độ lệch crosssectional, độ dày và
tiêu chuẩn GD&T . Điều này cho phép tốc độ tăng và cải thiện chất lượng trong
quá lấy mẫu. Các RANGE7 cung cấp cải thiện độ tin cậy, khả năng hoạt động và
tính di động cùng với thương hiệu Konica Minolta hàng đầu trong công nghệ
quang học.

Phương pháp đo lường phương pháp cắt ánh sáng tam giác

Nguồn sáng Laser bán dẫn, bước sóng: 660 nm

Lớp Laser Lớp 2 (IEC 60825-1 Ấn bản 2)

Số lượng điểm ảnh thực 1,31 megapixel (1280 x 1024)

70
Khoảng cách đo lường 450-800 mm

Ống kính tích hợp TELE, WIDE

Khoảng đo Khoảng cách TELE TELE WIDE WIDE


(đơn vị: mm) 450 800 450 800
mm mm mm mm

Hướng X× 79 × 141 × 150 × 267 ×


Y 99 176 188 334

Z 54 97 109 194

Khoảng thời gian đo XY hướng 0.08 0.14 0.16 0,28


(đơn vị: mm)

Độ chính xác * 1 ± 40 mm

Độ chính xác (Z, σ) * 2 4 mm

Tự động focus Cung cấp

Tự động định vị Cung cấp

Thời gian quét Xấp xỉ. 2 giây. hoặc nhiều hơn (1 scan)

Chức năng xem trước Xấp xỉ. 0,4 giây. / Quét

Điều kiện ánh sáng môi trường 500 lx hoặc ít hơn


xung quanh quét

Giao diện đầu ra USB 2.0 tốc độ cao

Nguồn Bao gồm AC Adapter


Điện áp đầu vào: 100-240 VAC (50/60
Hz)
Đánh giá: 1.4 (100 VAC)

Kích thước 295 (W) x 190 (H) × 200 (D) mm


(Không bao gồm tay cầm và ống kính)

71
Trọng lượng Xấp xỉ. 6,7 kg

Nhiệt độ hoạt động / độ ẩm 10 đến 40 ° C, độ ẩm tương đối 65%


hoặc ít hơn (không ngưng tụ)

Nhiệt độ lưu trữ / độ ẩm -10 Đến 50 ° C, độ ẩm tương đối 85%


hoặc ít hơn
(Ở 35 ° C, không ngưng tụ)

Thông số kỹ thuật của phần mềm xử lý dữ liệu 3D Range VIEWER

Chức năng chính

Định dạng dữ liệu Konica Minolta định dạng độc quyền: RGV (nhóm dữ
có thể đọc được liệu đơn scan), RVM (nhiều hơn một phần dữ liệu)..

Dữ liệu đầu ra STL (nhị phân), nhóm điểm ASCII


Konica Minolta định dạng độc quyền:. RGV, RVM.

Chức năng đo Hình ảnh màn hình, Xem trước, AF / AE, Đo lường
lường Kiểm soát của sân khấu quay (Konica Minolta phụ kiện
tùy chọn)

Chức năng chỉnh Liên kết dữ liệu, dữ liệu kết hợp (tích hợp), xóa nhóm
sửa điểm

Bản vẽ Nhóm điểm

Môi trường hoạt động

Hệ điều Windows ® Vista Business SP2 (64bit)


hành Windows ® XP Professional x64 Edition SP2 (64bit)
Windows ® 7 Professional (64bit)

CPU Core2Duo, Xeon hoặc cao hơn

RAM 4 GB hoặc nhiều hơn

Màn hình Khả năng hiển thị đồ họa của 1280 × 1024 hoặc nhiều hơn
hiển thị

Card đồ OpenGL bảng tương thích (Konica Minolta xác nhận hội
họa đồng quản trị tương thích được đề nghị)

72
Giao diện Cổng USB 2.0

* Máy Scan hiện vật kích thước nhỏ – Next Engine

ScanStudio ™ phần mềm sử dụng quét. Hỗ trợ OpenGL 3D.


SolidWorks tích hợp Phần mềm tích hợp xử lý hậu kỳ thiết kế sau quét
(Office Premium 2007 +).
Định dạng tập tin SolidWorks + NextEngine đồng phát triển định dạng
gốc. Có thể xuất ra định dạng cần thiết.
Sử dụng độc lập ScanStudio hoạt động bên ngoài SolidWorks để tạo định
dạng tập tin đầu ra theo tiêu chuẩn quét.
Định dạng tùy chọn File quét có thể được xuất ra như STL, OBJ, VRML,
XYZ, và các tập tin PLY.
Dung lượng 20MB cho các mô hình điển hình, với 10 bề mặt quét
Mô hình công cụ Tập hợp các điểm ảnh quét vào một mô hình thuận tiện với
công cụ tích hợp thông minh.
GENERAL
Yêu cầu hệ thống 2 GHz Dual-core, 3GB RAM, đồ họa 256MB. Windows
XP / Vista 32-bit.
Đề nghị Quad-core, 4 + GB RAM, 512 MB + dành riêng đồ họa. Cửa sổ 7/8
64-bit.
Kết nối USB 2.0 tốc độ cao. Bao gồm cáp USB.
Nguồn 100 - 240. Bao gồm cả cáp đồi nguồn AC.
Phụ kiện Thanh gắn Thép không gỉ 1/4 - 20 tiêu chuẩn, vít gắn cho các thiết
lập chân máy.
Kích thước nhỏ gọn 8.8" x 3.6" x 10,9 ".
73
3.2.4 Máy ảnh chụp ảnh panorama / ảnh hiện vật 2D / thông tin bổ sung:
Máy ảnh 5d Mark III – Mẫu thiết bị hiện đại nhất của máy ảnh Canon
 Hệ thống lấy nét tự động lên tới 61 điểm
 Cảm biến Full-frame CMOS 22.3 Megapixels
 Độ nhạy sáng ISO 100-25.600, mở rộng tới 102.400
 Bộ xử lý ảnh mới nhất Canon Digic V 14-bit tiên tiến
 Tốc độ chụp liên tục tới 6 hình/ giây
 Quay phim Full-HD với các chế độ chỉnh tay hoàn toàn
 Màn hình 3.2" độ phân giải cao tới 1.040.000 pixels

Hãng sản xuất Canon


Loại sản phẩm DSLR
Kiểu máy Chuyên nghiệp
Độ phân giải 22.3 megapixels
Định dạng cảm biến CMOS Digic 5+
Kích thước cảm biến Full frame (36 x 24 mm)
Zoom quang N/A
Zoom số N/A
Dải tiêu cự N/A
Độ mở ống kính N/A
Auto, 100 - 25600 in 1/3 stops, 51200,
Độ nhạy sáng ISO
102400 as
Chống rung N/A
Lấy nét tự động Có
Lấy nét tay Có
Chế độ Marco N/A
Tốc độ chập nhỏ nhất 30 sec

74
Tốc độ chập lớn nhất 1/8000 sec
Đèn flash trong Không
Khoảng hoạt động của đèn N/A
Đèn flash ngoài Có hỗ trợ
Chế độ bù sáng ±5 EV (at 1/3 EV, 1/2 EV steps)
Chế độ đo sáng Multi Center-weighted Spot Part
Chế độ ưu tiên khẩu độ Có
Chế độ ưu tiên độ chập Có
Ống kính tương thích Canon EF mount
Tốc độ chụp liên tục 6 hình/s
Chế độ quay phim Full HD 1920 x 1080 @ 60 hình/s
Compact Flash Type I (UDMA
Định dạng thẻ nhớ
compatible), SD/SDHC-XD
Bộ nhớ trong N/A
Định dạng file ảnh thô RAW , Fine, Normal
Khe ngắm quang học Có (độ bao phủ 100%)
Kích thước màn hình LCD 3.2"
Độ phân giải màn hình LCD 1,040,000 điểm ảnh
Chế độ ngắm ảnh sống Có
Lithium-Ion LP-E6 rechargeable battery
Kiểu pin
& charger
Trọng lượng (bao gồm pin) 950 g
Kích cỡ 152 x 116 x 76 mm (5.98 x 4.57 x 2.99")
Phụ kiện kèm theo Tiêu chuẩn của nhà SX

3.2.5 Các thiết bị quay phim và phụ trợ khác:


* Máy quay Sony PXW-FS7K

75
Cấu hình:
- Cảm biến: CMOS Exmor 11,6MP Super35
- Bộ chuyển tín hiệu analog sang digital 16-bit
- Ngàm ống kính: E-mount
- Ống kính ngàm E Full Frame SELP28135G 28-135 mm
- Độ phân giải video: 4K pixel và Full HD
- Định dạng: XAVC (Intra/Long GOP), MPEG HD, RAW 4:2:2
- Hỗ trợ xuất RAW qua cổng 3G-SDI
- ISO tối đa 2000
- Hỗ trợ profile S-Gamut3Cine/S-Log3
- Hai khe thẻ nhớ XQD
- Kết nối Wi-Fi và NFC
* Thiết bị Flycam

76
Flycam Inspire

Flycam MATRICE 600 PRO

3.3 Giải pháp công nghệ xây dựng giao diện phiên bản tiếng Anh và tích
hợp dữ liệu số 3D, kiện toàn công thông tin điện tử
- Trên cơ sở năm 2019-2020 đã được đầu tư xây dựng phần mềm Cổng thông
tin du lịch Lai Châu, năm 2021 sẽ tiến hành đầu tư thiết kế, xây dựng giao diện
ngôn ngữ tiếng Anh cổng thông tin du lịch thông minh nhưng không làm thay đổi
thiết kế hệ thống phần mềm cũng như nội dung của Công thông tin du lịch sau đó
sẽ tiến hành tích hợp nội dung số 3D, biên tập kiện toàn nội dung số cổng thông
tin điện tử hoàn thiện đưa vào sử dụng.
* Giải pháp về thiết kế giao diện phiên bản Tiếng Anh của công thông tin
du lịch
- Giải pháp về mỹ thuật, kỹ thuật cần đạt được của các giao diện chương
trình:
Giao diện với người sử dụng đầu cuối dựa trên nền tảng web:
+ Về font chữ: Sử dụng giao diện giao diện phiên bản Tiếng Anh sử dụng
Font phiên âm tiếng Anh, bảng phiên âm quốc tế IPA tiếng Anh.
+ Về ngôn ngữ: Cổng thông tin du lịch phiê bản giao diện Tiếng Anh sẽ sử
dụng toàn bộ ngôn ngữ tiếng Anh để thu hút khách du lịch quốc tế.
+ Về thiết kế hệ thống: Chỉ phiên dịch những tính năng, chức năng, giao
diện,… của cổng thông tin du lịch, những tính năng, chức năng được xây dựng
phiên bản tiếng Anh có thiết kế giao diện hài hòa, nổi bật những thông tin, dữ
liệu
đặc trưng của du lịch tỉnh Lai Châu mà không làm thay đổi thiết kế hệ thống
phần mềm phiên bản Tiếng Việt.
+ Đồng bộ hóa dữ liệu, thông tin đặc trưng giữa hai phiên bản để thống
77
nhất trong quá trình quản lý, khai thác được hiệu quả cao nhất.

78
+ Về thiết kế đồ hoạ và giao diện: Giao diện người sử dụng được thể hiện
dưới dạng WebBase:
 Hỗ trợ các đối tượng nhập dữ liệu: Textbox, Combobox, List,
RichText, Option Button, Checkbox;
 Hiển thị được text, image;
 Có khả năng quản lý biểu trưng (Banner).
 Thông tin phải được phân loại theo danh mục, trình bày mạch lạc.
+ Giao diện bằng Tiếng Anh theo chuẩn phiên âm quốc tế IPA tiếng Anh và
được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
+ Màn hình chính thiết kế thân thiện, có hướng dẫn tổng thể cũng như chi
tiết từng chức năng con của hệ thống.
+ Các màn hình cập nhật dữ liệu về cơ bản phải thống nhất về các nút lệnh
cũng như về màu sắc, fonts chữ, tính năng, chức năng.
+ Màn hình nhập thông tin đầu vào thiết kế một cách khoa học, dễ dàng
trong việc thay đổi font chữ.
- Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các
chức năng phần mềm:
TT Tiêu chí Yêu cầu
1 Hiệu năng hoạt động: Có thể đáp ứng được việc truy xuất thông tin dữ
liệu tức thời
2 Tương thích: Có thể cài đặt tương thích với các máy chủ tại
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tương thích
với máy chủ gửi nhận trung gian của Sở.
3 Tính khả dụng: Dễ sử dụng, trình diễn, tìm kiếm thông tin
4 Tính tin cậy: Có khả năng truy cập 24/7 ít hơn 10 lỗi / 5 nghìn
truy cập
5 An toàn thông tin: Thông tin được bảo mật; Toàn vẹn; Xác thực
- Các yêu cầu về ràng buộc xử lý lôgic đối với việc nhập:
Các Form nhập liệu kiểm tra được các trường hợp sau:
 Kiểm tra định dạng các loại trường: Date, number
 Kiểm tra được chiều dài của dữ liệu Text:
 Cho phép Browse thư mục khi chọn File gắn
- Các yêu cầu về cài đặt, hạ tầng, đường truyền, an toàn vận hành, khai
thác, sử dụng;
Có thể cài đặt tương thích với các máy chủ thông dụng.
- Yêu cầu về xử lý sự cố
79
Đơn vị thi công phải xây dựng các phương án ứng cứu đảm bảo an toàn
thông tin khi sự cố xảy ra đáp ứng các quy định tại Nghị định số
85/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về đảm bảo an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ, Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày
16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ an toàn thông tin mạng quốc gia,
Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin
mạng trên toàn quốc và các văn bản liên quan khác.
- Yêu cầu về năng lực cán bộ tham gia xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở
rộng phần mềm
 Nhà thầu tham gia triển khai hệ thống cần có năng lực chuyên môn
cao, đã có kinh nghiệm xây dựng, triển khai các dự án tương tự, đặc
biệt am hiểu về Cấu trúc thông tin và các luồng xử lý nghiệp vụ
phần mềm.
 Yêu cầu nhà thầu phải có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và có kinh nghiệm triển khai các hạng mục tương tự
về quy mô
 Sửa chữa được những sự cố hệ thống phần mềm
 Kiểm tra tính thực thi của hệ thống
 Hỗ trợ người dùng cuối 24/24 giờ và 7/7 ngày nếu cần thiết
 Hỗ trợ nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm trong thời gian hợp đồng.
- Yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6
Do hoạt động trên môi trường Internet nên hệ thống phần mềm khi cài đặt,
triển khai phải đảm bảo sẵn sàng hoạt động ổn định với Ipv6:
 Đảm bảo đường truyền kết nối Internet cho Webserver hỗ trợ IPv6.
 Khai báo Webserver lắng nghe được các kết nối qua mạng IPv6.
 Khai báo bản ghi AAAA cho tên miền trên hệ thống DNS Hosting.
 Đảm bảo máy chủ DNS Hosting hỗ trợ IPv6.
- Yêu cầu về mức độ chịu sai hỏng đối với lỗi cú pháp lập trình, lỗi logic trong
xử lý dữ liệu, lỗi kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu đầu vào
Đây là hệ thống thông tin quan trọng của cơ quan nhà nước, do đó các lỗi
xuất hiện đối với hệ thống phải được hạn chế ở mức tối đa. Thang phân loại sau
đây mô tả các lỗi có thể phát sinh đối với hệ thống:
TT Mô tả
Toàn bộ ứng dụng hoặc phần lớn bị đóng băng, treo máy, hoặc không
1
thể
khới động. Dữ liệu bị hỏng.
Tính năng quan trọng không làm việc, không thể được sử dụng, hoặc trả
2
về kết quả không chính xác.

80
3 Tính năng quan trọng khó khăn để sử dụng hoặc giao diện không thân
thiện. Tính năng cơ bản không hoạt động, không thể được sử dụng, hoặc

81
trả về kết quả không chính xác
Tính năng cơ bản có vấn đề thẩm mỹ. Tính năng nhỏ khó khăn để sử
4
dụng
hoặc trông xấu.
Tính năng cơ bản có các lỗi về hiển thị hình ảnh, sai chính tả trong các
5
menu,…
Sắp xếp các chức năng của ứng dụng không thân thiện với người sử
6
dụng…
 Đối với các mức 1 đến 3, không cho phép xuất hiện lỗi đối với hệ thống.
Đối với các lỗi 4-6, yêu cầu nhà thầu phải chỉnh sửa sau khi nhận được phản hồi
từ phía người dùng.
 Để hạn chế các lỗi cú pháp, xử lý logic, kiểm soát tính đúng đắn của dữ
liệu đầu vào, yêu cầu nhà thầu phải tuân thủ các bước kiểm thử phần mềm trước
khi triển khai, chuyển giao. Ngoài ra một số lỗi có thể phát sinh trong quá trình
sử dụng thực tế. do đó cần thiết phải triển khai thử nghiệm hệ thống trước khi
bàn giao, nghiệm thu.
 Giải pháp tích hợp đối với cơ sở dữ liệu, kiện toàn cổng thông tin điện
tử:
+ Đáp ứng tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh;
+ CSDL phải có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, tính ổn
định cao;
+ Đáp ứng khả năng tìm kiếm toàn văn bản (full text search) trong toàn
bộ các CSDL. Khuyến nghị cả trong các tệp đính kèm toàn bộ nội dung
văn bản;
+ Có khả năng lưu trữ được nhiều dạng dữ liệu khác nhau như dữ liệu có
cấu trúc, dữ liệu phi cấu trúc;
+ Đáp ứng cơ chế lưu trữ, khai thác CSDL theo thời gian để giảm tải
dung lượng, tuy nhiên vẫn đảm bảo cơ chế tìm kiếm, tra cứu dữ liệu
trên toàn
thông suốtbộ các CSDL;
+ Có cấu trúc dữ liệu chuẩn và thích hợp.
 Giải pháp về bảo mật. an toàn thông tin:
Xác định chuẩn bảo mật được sử dụng, mô hình kiểm tra, xác thực, bảo
mật dữ liệu:
+ Đáp ứng khả năng an toàn, bảo mật thông tin theo nhiều mức: mức mạng,
mức xác thực người sử dụng và mức CSDL;
+ Hệ thống phải đáp ứng khả năng bảo mật tại mức chứng thực của các
máy chủ trong hệ thống;
+ Toàn bộ các dữ liệu cần quản lý phải được lưu trong CSDL hoặc thư mục,
được mã hóa và phân quyền truy cập chặt chẽ.
82
83
+ Hệ thống phải đáp ứng yêu cầu an toàn ứng dụng, an toàn dữ liệu tại thông
tư số 03/2017/TT-BTTTT, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017 về Công
nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống
thông tin theo cấp độ.
+ Tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông
tin theo cấp độ tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính
Phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Thông tư số
03/2017/TT- BTTTT ngày 24/04/2017 của Bộ TT&TT quy định chi tiết và
hướng dẫn một số
điều của số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về đảm bảm an
toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Các yêu cầu phi chức năng khác: Không có
3.4 Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin được áp dụng
Tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
công bố kèm theo Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
1 Tiêu chuẩn về kết nối
Hypertext Transfer Protocol Bắt buộc áp
Truyền HTTP v1.1
version 1.1 dụng
1.1 siêu văn
Hypertext Transfer Protocol Khuyến nghị
bản HTTP v2.0
version 2.0 áp dụng
FTP File Transfer Protocol Bắt buộc áp
dụng một hoặc
Hypertext Transfer Protocol
HTTP v1.1 cả hai tiêu
version 1.1
Truyền tệp chuẩn
1.2
tin Hypertext Transfer Protocol Khuyến nghị
HTTP v2.0
version 2.0 áp dụng
Web-based Distributed Khuyến nghị
WebDAV
Authoring and Versioning áp dụng
Real-time Streaming Khuyến nghị
RTSP
Truyền, Protocol áp dụng
phát luồng Real-time Transport Khuyến nghị
1.3 RTP
âm thanh/ Protocol áp dụng
hình ảnh Khuyến nghị
RTCP Real-time Control Protocol
áp dụng
Truy cập
Open Data Protocol version Khuyến nghị
1.4 và chia sẻ OData v4
4.0 áp dụng
dữ liệu
Simple Mail Transfer
Truyền thư SMTP/ Bắt buộc áp
1.5 Protocol/Multipurpose
điện tử MIME dụng
Internet Mail Extensions
84
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Cung cấp Post Office Protocol version
POP3 Bắt buộc áp
dịch vụ 3
dụng cả hai
1.6 truy cập Internet Message Access
tiêu chuẩn đối
hộp thư IMAP 4rev1 Protocol version 4 revision
với máy chủ
điện tử 1
Truy cập Lightweight Directory Bắt buộc áp
1.7 LDAP v3
thư mục Access Protocol version 3 dụng
Dịch vụ tên Bắt buộc áp
1.8 DNS Domain Name System
miền dụng
Giao vận
Transmission Control Bắt buộc áp
1.9 mạng có TCP
Protocol dụng
kết nối
Giao vận
mạng Bắt buộc áp
1.10 UDP User Datagram Protocol
không kết dụng
nối
Bắt buộc áp
IPv4 Internet Protocol version 4
dụng
Liên mạng Bắt buộc áp
1.11
LAN/WAN dụng đối với
IPv6 Internet Protocol version 6
các thiết bị có
kết nối Internet
Institute of Electrical and
IEEE Bắt buộc áp
Electronics Engineers
Mạng cục 802.11g dụng
Standard (IEEE) 802.11g
1.12 bộ không
Institute of Electrical and
dây IEEE Khuyến nghị
Electronics Engineers
802.11n áp dụng
Standard (IEEE) 802.11n
Truy cập
Internet với Wireless Application Bắt buộc áp
1.13 WAP v2.0
thiết bị Protocol version 2.0 dụng
không dây
Simple Object Access
SOAP v1.2
Protocol version 1.2
Bắt buộc áp
Dịch vụ Web Services Description
WSDL V2.0 dụng một, hai
1.14 Web dạng Language version 2.0
hoặc cả ba tiêu
SOAP Universal Description,
chuẩn
UDDI v3 Discovery and Integration
version 3

85
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Dịch vụ
RESTful web Representational state Khuyến nghị
1.15 Web dạng
service transfer áp dụng
RESTful
Web Services Business
WS BPEL Khuyến nghị
Process Execution
v2.0 áp dụng
Language Version 2.0
WS-I Simple
SOAP
Simple SOAP Binding Khuyến nghị
Binding
Profile Version 1.0 áp dụng
Profile
Version 1.0
WS-
Web Services Federation Khuyến nghị
Federation
Language Version 1.2 áp dụng
v1.2
WS-
Web Services Addressing Khuyến nghị
Addressing
1.0 áp dụng
v1.0
Dịch vụ WS-
1.16 Web Services Coordination Khuyến nghị
đặc tả Web Coordination Version 1.2 áp dụng
Version 1.2
WS-Policy Web Services Coordination Khuyến nghị
v1.2 Version 1.2 áp dụng
OASIS Web
Services
Web Services Business Khuyến nghị
Business
Activity Version 1.2 áp dụng
Activity
Version 1.2
WS-
Web Services Dynamic Khuyến nghị
Discovery
Discovery Version 1.1 áp dụng
Version 1.1
WS-
Web Services Metadata Khuyến nghị
MetadataExc
Exchange áp dụng
hange
Network Time Protocol
Dịch vụ NTPv3 Bắt buộc áp
version 3
1.17 đồng bộ dụng một trong
Network Time Protocol
thời gian NTPv4 hai tiêu chuẩn
version 4
2 Tiêu chuẩn về tích hợp dữ liệu
Ngôn ngữ Extensible Markup Bắt buộc áp
XML v1.0
2.1 định dạng Language version 1.0 (5th dụng một trong
(5th Edition)
văn bản Edition) hai tiêu chuẩn

86
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
XML v1.1 Extensible Markup
(2nd Edition) Language version 1.1
Ngôn ngữ
định dạng
Electronic Business
văn bản ISO/TS Bắt buộc áp
2.2 Extensible Markup
cho giao 15000:2014 dụng
Language (ebXML)
dịch điện
tử
Định nghĩa
các lược đồ XML Bắt buộc áp
2.3 XML Schema version 1.1
trong tài Schema V1.1 dụng
liệu XML
Bắt buộc áp
Biến đổi dữ Extensible Stylesheet
2.4 XSL dụng phiên bản
liệu Language
mới nhất.
Mô hình
Unified Modelling Khuyến nghị
2.5 hóa đối UML v2.5
Language version 2.5 áp dụng
tượng
Resource Description Khuyến nghị
Mô tả tài RDF
Framework áp dụng
2.6 nguyên dữ
Khuyến nghị
liệu OWL Web Ontology Language
áp dụng
8-bit Universal Character
Trình diễn Bắt buộc áp
2.7 UTF-8 Set (UES)/Unicode
bộ kí tự dụng
Transformation Format
Khuôn
thức trao Geography Markup Bắt buộc áp
2.8 GML v3.3
đổi thông Language version 3.3 dụng
tin địa lý
Truy cập OpenGIS Web Map Service Bắt buộc áp
WMS v1.3.0
và cập nhật version 1.3.0 dụng
2.9
các thông Web Feature Service Bắt buộc áp
WFS v1.1.0
tin địa lý version 1.1.0 dụng
Trao đổi dữ
liệu đặc tả XML Metadata Interchange Khuyến nghị
2.10 XMI v2.4.2
tài liệu version 2.4.2 áp dụng
XML
Sổ đăng ký
ISO/IEC Sổ đăng ký siêu dữ liệu Khuyến nghị
2.11 siêu dữ liệu
11179:2015 (Metadata registries - MDR) áp dụng
(MDR)

87
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Bộ phần tử
siêu dữ liệu ISO 15836- Bộ phần tử siêu dữ liệu Khuyến nghị
2.12
Dublin 1:2017 Dublin Core áp dụng(*)
Core
Định dạng
trao đổi dữ
liệu mô tả
JSON RFC Khuyến nghị
2.13 đối tượng JavaScript Object Notation
7159 áp dụng
dạng kịch
bản
JavaScript
Ngôn ngữ
mô hình Business Process Model and Khuyến nghị
2.14 BPMN 2.0
quy trình Notation version 2.0 áp dụng
nghiệp vụ
3 Tiêu chuẩn về truy cập thông tin
Hypertext Markup Bắt buộc, áp
HTML v4.01
Language version 4.01 dụng
W3C Web Content
Chuẩn nội Khuyến nghị
3.1 WCAG 2.0 Accessibility Guidelines
dung Web áp dụng
(WCAG) 2.0
Hypertext Markup Khuyến nghị
HTML 5
Language version 5 áp dụng
Chuẩn nội Extensible Hypertext
XHTML Bắt buộc áp
3.2 dung Web Markup Language version
v1.1 dụng
mở rộng 1.1
Cascading Style Sheets
CSS2
Language Level 2
Cascading Style Sheets Bắt buộc áp
Giao diện
3.3 CSS3 dụng một trong
người dùng Language Level 3
ba tiêu chuẩn
Extensible Stylesheet
XSL
Language version
Định dạng Plain Text (.txt):
Bắt buộc áp
(.txt) Dành cho các tài liệu cơ bản
dụng
không có cấu trúc
3.4 Văn bản Định dạng Rich Text (.rtf)
(.rtf) v1.8, phiên bản 1.8, 1.9.1: Dành Bắt buộc áp
v1.9.1 cho các tài liệu có thể trao dụng
đổi giữa các nền khác nhau

88
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Định dạng văn bản Word
Khuyến nghị
(.docx) mở rộng của Microsoft
áp dụng
(.docx)
Định dạng Portable
(.pdf) v1.4,
Document (.pdf) phiên bản
v1.5, v1.6,
1.4, 1.5, 1.6, 1.7: Dành cho Bắt buộc áp
v1.7
các tài liệu chỉ đọc dụng một, hai
Định dạng văn bản Word hoặc cả ba tiêu
(.doc)
của Microsoft (.doc) chuẩn
Định dạng Open Document
(.odt) v1.2
Text (.odt) phiên bản 1.2
Định dạng Comma eparated
Variable/Delimited (.csv):
Bắt buộc áp
(.csv) Dành cho các bảng tính cần
dụng
trao đổi giữa các ứng dụng
khác nhau.
Định dạng bảng tính Excel
Khuyến nghị
3.5 Bảng tính (.xlsx) mở rộng của Microsoft
áp dụng
(.xlsx)
Định dạng bảng tính Excel
(.xls) Bắt buộc áp
của Microsoft (.xls)
dụng một hoặc
Định dạng Open Document
cả hai tiêu
(.ods) v1.2 Spreadsheets (.ods) phiên
chuẩn
bản 1.2
Định dạng Hypertext
Document (.htm): cho các
Bắt buộc áp
(.htm) trình bày được trao đổi
dụng
thông qua các loại trình
duyệt khác nhau
Định dạng PowerPoint mở Khuyến nghị
(.pptx)
rộng của Microsoft (.pptx) áp dụng
Định dạng Portable
3.6 Trình diễn Document (.pdf): cho các
(.pdf)
trình bày lưu dưới dạng chỉ
đọc Bắt buộc áp
Định dạng PowerPoint dụng một, hai
(.ppt) hoặc cả ba tiêu
(.ppt) của Microsoft
chuẩn
Định dạng Open Document
(.odp) v1.2 Presentation (.odp) phiên
bản 1.2

89
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Joint Photographic Expert
JPEG
Group (.jpg)
Graphic Interchange (.gif) Bắt buộc áp
GIF v89a dụng một, hai,
3.7 Ảnh đồ họa version 89a
TIFF Tag Image File (.tif) ba hoặc cả bốn
Portable Network Graphics tiêu chuẩn
PNG
(.png)
Ảnh gắn
Tagged Image File Format Bắt buộc áp
3.8 với tọa độ GEO TIFF
for GIS applications dụng
địa lý
Moving Picture Experts Khuyến nghị
MPEG-1
Group-1 áp dụng
Moving Picture Experts Khuyến nghị
MPEG-2
Group-2 áp dụng
Phim ảnh, MPEG-4 Moving Picture Experts Khuyến nghị
3.9 Group-4 áp dụng
âm thanh
Khuyến nghị
MP3 MPEG-1 Audio Layer 3
áp dụng
Khuyến nghị
AAC Advanced Audio Coding
áp dụng
Các định dạng của
(.asf),
Microsoft Windows Media Khuyến nghị
(.wma),
Player (.asf), (.wma), áp dụng
(.wmv)
(.wmv)
Luồng
(.ra), (.rm), Các định dạng Real
3.10 phim ảnh, Khuyến nghị
(.ram), Audio/Real Video (.ra),
âm thanh áp dụng
(.rmm) (.rm), (.ram), (.rmm)
Các định dạng Apple
(.avi), Khuyến nghị
Quicktime (.avi), (.mov),
(.mov), (.qt) áp dụng
(.qt)
Graphic Interchange (.gif) Khuyến nghị
GIF v89a
version 89a áp dụng
Định dạng Macromedia Khuyến nghị
(.swf)
Flash (.swf) áp dụng
3.11 Hoạt họa Định dạng Macromedia Khuyến nghị
(.swf)
Shockwave (.swf) áp dụng
(.avi), (.qt), Các định dạng Apple Khuyến nghị
(.mov) Quicktime (.avi),(.qt),(.mov) áp dụng
Chuẩn nội Wireless Markup Language Bắt buộc áp
3.12 WML v2.0
dung cho version 2.0 dụng

90
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
thiết bị di
động
Bộ ký tự và American Standard Code Bắt buộc áp
3.13 ASCII
mã hóa for Information Interchange dụng
Bộ ký tự và TCVN 6909:2001 “Công
TCVN Bắt buộc áp
3.14 mã hóa cho nghệ thông tin - Bộ mã ký
6909:2001 dụng
tiếng Việt tự tiếng Việt 16-bit”
Zip Zip (.zip) Bắt buộc áp
dụng một hoặc
3.15 Nén dữ liệu
.gz v4.3 GNU Zip (.gz) version 4.3 cả hai tiêu
chuẩn
Ngôn ngữ
kịch bản ECMAScript version 6 (6th Bắt buộc áp
3.16 ECMA 262
phía trình Edition) dụng
khách
RDF Site Summary version
RSS v1.0 Bắt buộc áp
1.0
dụng một trong
Chia sẻ nội Really Simple Syndication
3.17 RSS v2.0 hai tiêu chuẩn
dung Web version 2.0
Khuyến nghị
ATOM v1.0 ATOM version 1.0
áp dụng
Java Specification Requests Bắt buộc áp
JSR 168
168 (Portlet Specification) dụng
Chuẩn kết Java Specification Requests Khuyến nghị
nối ứng JSR286
286 (Portlet Specification) áp dụng
3.18 dụng cổng Web Services for Remote Bắt buộc áp
thông tin WSRP v1.0 Portlets version 1.0 dụng
điện tử Web Services for Remote Khuyến nghị
WSRP v2.0
Portlets version 2.0 áp dụng
4 Tiêu chuẩn về an toàn thông tin
Secure Multi-purpose
S/MIME Bắt buộc áp
Internet Mail Extensions
An toàn v3.2 dụng
4.1 version 3.2
thư điện tử
Khuyến nghị
OpenPGP OpenPGP
áp dụng
Bắt buộc áp
An toàn SSH v2.0 Secure Shell version 2.0
dụng
4.2 tầng giao
Transport Layer Security Bắt buộc áp
vận TLS v1.2
version 1.2 dụng
Hypertext Transfer Protocol Bắt buộc áp
4.3 HTTPS
Secure dụng

91
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
File Transfer Protocol Khuyến nghị
An toàn FTPS
Secure áp dụng
truyền tệp
Khuyến nghị
tin SFTP SSH File Transfer Protocol
áp dụng
An toàn
Simple Mail Transfer Bắt buộc áp
4.4 truyền thư SMTPS
Protocol Secure dụng
điện tử
An toàn Post Office Protocol version Bắt buộc áp
POP3S
dịch vụ 3 Secure dụng một hoặc
4.5
truy cập Internet Message Access cả hai tiêu
IMAPS
hộp thư Protocol Secure chuẩn
An toàn
Domain Name System Khuyến nghị
4.6 dịch vụ DNSSEC
Security Extenssions áp dụng
DNS
An toàn IPsec - IP Internet Protocol security Bắt buộc áp
4.7
tầng mạng ESP với IP ESP dụng
An toàn
thông tin Bắt buộc áp
4.8 WPA2 Wi-fi Protected Access 2
cho mạng dụng
không dây
Công nghệ thông tin. Kỹ
TCVN Khuyến nghị
thuật mật mã thuật toán mã
7816:2007 áp dụng
dữ liệu AES
Triple Data Encryption Khuyến nghị
3DES
Standard áp dụng
Giải thuật Khuyến nghị
4.9 áp dụng, sử
mã hóa PKCS #1 RSA Cryptography
dụng lược đồ
V2.2 Standard - version 2.2
RSAES-OAEP
để mã hóa
Khuyến nghị
ECC Elliptic Curve Cryptography
áp dụng
Bắt buộc áp
dụng, sử dụng
PKCS #1 RSA Cryptography
lược đồ
Giải thuật V2.2 Standard - version 2.2
4.10 RSASSA-PSS
chữ ký số
để ký
Elliptic Curve Digital Khuyến nghị
ECDSA
Signature Algorithm áp dụng

92
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Giải thuật
Khuyến nghị
4.11 băm cho SHA-2 Secure Hash Algorithms-2
áp dụng
chữ ký số
Rivest-Shamir-Adleman -
KEM (Key Encapsulation Bắt buộc áp
Giải thuật RSA-KEM
Mechanism) Key Transport dụng
4.12 truyền
Algorithm
khóa
Elliptic Curve Diffie Khuyến nghị
ECDHE
Hellman Ephemeral áp dụng
Giải pháp
xác thực Security Assertion Markup Khuyến nghị
4.13 SAML v2.0
người sử Language version 2.0 áp dụng
dụng
XML
Encryption XML Encryption Syntax Bắt buộc áp
An toàn Syntax and and Processing dụng
trao đổi Processing
4.14
bản tin XML
XML Signature XML Signature Syntax and Bắt buộc áp
Syntax and Processing dụng
Processing
Quản lý
khóa công XML Key Management Khuyến nghị
4.15 XKMS v2.0
khai bản tin Specification version 2.0 áp dụng
XML
Giao thức
Platform for Privacy
an toàn Khuyến nghị
4.16 P3P v1.1 Preferences Project version
thông tin cá áp dụng
1.1
nhân
Khuyến nghị
Hạ tầng khóa công khai
áp dụng
Cú pháp
Cryptographic message
thông điệp PKCS#7 v1.5
syntax for file-based signing
mật mã cho (RFC 2315)
and encrypting version 1.5
ký, mã hóa
4.17
Cú pháp Cryptographic token
PKCS#15
thông tin information syntax version
v1.1
thẻ mật mã 1.1
Cú pháp PKCS#8
Private-Key Information
thông tin V1.2 (RFC
Syntax Standard version 1.2
khóa riêng 5958)

93
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Cryptographic token
Giao diện PKCS#11
interface standard version
thẻ mật mã v2.20
2.20
Cú pháp
Personal Information
trao đổi PKCS#12
Exchange Syntax version
thông tin cá v1.1
1.1
nhân
Khuôn
dạng danh
Certificate Revocation List
sách chứng RFC 5280
Profile
thư số thu
hồi
Khuôn
Public Key Infrastructure
dạng chứng RFC 5280
Certificate
thư số
Cú pháp PKCS#10 Certification Request
yêu cầu v1.7 (RFC Syntax Specification version
chứng thực 2986) 1.7
Giao thức
trạng thái On-line Certificate status
RFC 6960
chứng thư protocol
trực tuyến
Giao thức
gắn tem RFC 3161 Time stamping protocol
thời gian
ISO/EEC
Information technology
18014-
Security techniques - Time
1:2008
stamping services
ISO/EEC
Part 1: Framework
18014-
Dịch vụ Part 2: Mechanisms
2:2009
tem thời producing independent
ISO/EEC
gian tokens
18014-
Part 3: Mechanisms
3:2009
producing linked tokens
ISO/EEC
Part 4: Traceability of time
18014-
sources
4:2015
An toàn Web Services Security:
WS-Security Khuyến nghị
4.18 cho dịch vụ SOAP Message Security
v1.1.1 áp dụng
Web Version 1.1.1

94
Loại tiêu Ký hiệu tiêu Quy định áp
Số TT Tên đầy đủ của tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn dụng
Khuôn
dạng dữ
The Incident Object
liệu trao Khuyến nghị
4.19 RFC 7970 Description Exchange
đổi sự cố áp dụng
Format version 2 (IODEF)
an toàn
mạng
3.5 Yêu cầu khác
Yêu cầu về an toàn, an ninh bảo mật thông tin, dữ liệu
Để đảm bảo được yêu cầu về an toàn hệ thống, có 05 nội dung an ninh
cần xem xét như sau:
Chính sách bảo mật: Bảo mật công nghệ thông tin là các quá trình và các
phương pháp được thiết kế và thực hiện để bảo vệ thông tin dạng bản in, điện tử,
hoặc bất kỳ hình thức khác của thông tin bí mật, riêng tư và nhạy cảm hoặc dữ
liệu từ các hoạt động truy cập trái phép, sử dụng, lạm dụng, tiết lộ, tiêu hủy, sửa
đổi, hoặc gián đoạn. An ninh thông tin liên quan đến việc bảo mật, toàn vẹn và
sẵn sàng của dữ liệu bất kể dưới hình thức các dữ liệu có thể thực hiện: điện tử,
bản in, hoặc các hình thức khác.
Các thành phần bảo mật công nghệ thông tin cần được giải quyết bao gồm:
- Tổ chức;
- Tuân thủ quy định;
- Quản lý chính sách;
- Nhận thức an ninh;
- Đo lường & Báo cáo;
- Thông tin & Công nghệ Quản lý tài sản;
- Ứng phó khẩn cấp (Incident Response);
- Quản lý các đe dọa
- Quản lý nhận dạng.
Bảo mật dữ liệu: Đây là việc giữ dữ liệu được khỏi việc bị phá hủy và truy
cập trái phép. Trọng tâm đằng sau bảo mật dữ liệu là để đảm bảo sự riêng tư khi
bảo vệ dữ liệu. Dữ liệu được coi là một tài sản chính và như vậy phải được bảo
vệ một cách tương xứng với giá trị của nó. An ninh và sự riêng tư phải tập trung
vào việc kiểm soát truy cập trái phép vào dữ liệu. Thỏa hiệp an ninh hoặc xâm
phạm riêng tư có thể gây nguy hiểm cho khả năng của chúng ta để cung cấp dịch
vụ; mất doanh thu thông qua gian lận hoặc phá hủy dữ liệu độc quyền hoặc bí
mật.
Các hoạt động bảo mật dữ liệu:
- Bảo đảm an toàn HTTT ngay từ khâu thiết kế, xây dựng;
95
- Bảo đảm an toàn HTTT trong quá trình vận hành;

96
- Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin;
- Quản lý rủi ro an toàn thông tin;
- Giám sát an toàn thông tin;
- Dự phòng, ứng cứu sự cố, khôi phục sau thảm họa;
- Kết thúc vận hành, khai thác, thanh lý, hủy bỏ.
An ninh ứng dụng: bảo mật ứng dụng là sử dụng các phần mềm, phần
cứng, và
các phương pháp thủ tục để bảo vệ các ứng dụng từ các mối đe dọa bên ngoài.
Các biện pháp an ninh tích hợp vào các ứng dụng và ứng dụng cảnh báo âm
thanh để hạn chế tối đa khả năng tin tặc sẽ có thể thao tác các ứng dụng và truy
cập, đánh cắp, thay đổi, hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm. Nguyên tắc bảo mật ứng
dụng là tập hợp các thuộc tính, ứng dụng, hành vi, thiết kế và thực thi mong
muốn nhằm giảm sự có khả năng của nhận thức mối đe dọa và ảnh hưởng của
mối đe dọa đó. Nguyên tắc an ninh là ngôn ngữ độc lập, kiến trúc nguyên bản
trung lập có thể được thừa hưởng trong hầu hết các phương pháp phát triển phần
mềm để thiết kế và xây dựng ứng dụng.
An ninh cơ sở hạ tầng: bao gồm phần cứng, phần mềm, tài nguyên mạng
và các dịch vụ cần thiết cho sự tồn tại, hoạt động và quản lý môi trường doanh
nghiệp CNTT. Nó cho phép một tổ chức để cung cấp các giải pháp và dịch vụ
CNTT cho nhân viên, đối tác và / hoặc khách hàng của mình và thường là nội bộ
để tổ chức và triển khai trong các cơ sở thuộc sở hữu.
Điều hành an ninh: Điều hành an ninh thông tin cung cấp cho các quá
trình quản trị và bảo đảm để cho phép các đơn vị kinh doanh đảm bảo các giao
dịch kinh doanh có thể được tin cậy; đảm bảo dịch vụ CNTT là có thể sử dụng
và có thể chống lại và phục hồi từ thất bại do lỗi, tấn công hoặc thiên tai; đảm
bảo bí mật thông tin quan trọng được giữ lại từ những người không nên có
quyền truy cập vào hệ thống
3.6 Các yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ và Chủ đầu tư (bộ phận
chuyên môn quản lý)
3.6.1 Yêu cầu đối với Chủ đầu tư (bộ phận chuyên môn quản lý)
Theo cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lai
Châu, phòng Quản lý du lịch chịu trách nghiệm về quản lý du lịch trên địa bàn
tỉnh Lai Châu, Các cán bộ đã công tác nhiều năm và đều có trình độ chuyên
ngành văn hóa, thể thao du lịch, tuy nhiên số lượng nhân sự mỏng và các công
việc chuyên môn khác nên Phòng Quản lý du lịch chịu trách nhiệm quản trị và
kiểm soát, phê duyệt nội dung các bài đăng về tin tức, sự kiện các hoạt động văn
hóa, thể thao và du lịch của tỉnh còn Đơn vị cung cấp sẽ tổ chức vận hành đảm
bảo theo các yêu cầu về kỹ thuật của phần mềm và các quy định của nhà nước.
3.6.2 Yêu cầu về đội ngũ chuyên môn
97
Đơn vị cung cấp dịch vụ cần phải có đội ngũ chuyên môn tốt, có kinh
nghiệm triển khai dự án, đáp ứng năng lực triển khai và vận hành Hệ thống, cụ
thể:
+ Nhóm quản trị dự án: Đội ngũ cán bộ quản trị dự án tối thiểu 01 cán bộ
với ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT
+ Nhóm giải pháp, phân tích nghiệp vụ: Cán bộ giải pháp/ phân tích nghiệp
vụ phải có tối thiểu 02 người
+ Nhóm nhân lực duy trì hoạt động kênh tiếng Anh: Đội ngũ duy trì hoạt
động kênh Tiếng Anh phải có trình độ Ngoại ngữ ( người Việt Nam hoặc người
bản địa chứng chỉ Ielts: 7.5 trở lên am hiểu về văn hóa, thể thao và du lịch của
Việt Nam cũng như tỉnh Lai Châu)
+ Nhóm lập trình: Đội ngũ lập trình tối thiểu có 10 nhân sự, yêu cầu có
kinh nghiệm xây dựng phần mềm nghiệp vụ.
+ Nhóm triển khai và hỗ trợ tại chỗ hệ thống: Đội ngũ triển khai phần mềm
nghiệp vụ tối thiểu 03 người
+ Nhóm bảo hành hỗ trợ: Đội ngũ bảo hành hỗ trợ tối thiểu có 03 nhân sự,
có sự hiểu biết về quy trình nghiệp vụ liên quan đến phần mềm, có kỹ năng đào
tạo, hướng dẫn sử dụng người dùng để tiếp nhận và giải đáp các thông tin hỗ trợ
cho người dùng.
Các đội ngũ chuyên môn tham gia triển khai cho thuê dịch vụ phải có đủ
năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật. Đơn vị cho thuê phải có biện pháp quản lý và cập nhật trích
ngang, lý lịch tư pháp của đội ngũ nêu trên để bảo đảm an toàn, an ninh thông
tin điều hành, các chủ trương của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, tránh nguy cơ lộ lọt
thông tin, cấu hình hệ thống, quản lý vận hành hệ thống.
3.6.3 Yêu cầu về năng lực tài chính
Nhà cung cấp dịch vụ có tình hình tài chính lành mạnh, cụ thể:
+ Lợi nhuận sau thuế từng năm trong 03 năm gần nhất: không âm.
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (tài sản ngắn hạn / tổng nợ ngắn
hạn) > 1;
+ Giá trị ròng (tổng tài sản - tổng nợ phải trả) > 0
Để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh, nhà cung cấp dịch vụ cung
cấp đầy đủ Báo cáo tài chính theo mẫu quy định hiện hành của Nhà nước trong
03 năm gần nhất bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và kèm theo một trong các tài liệu
dưới đây trong 3 năm gần nhất:
Biên bản kiểm tra quyết toán thuế (có xác nhận của cơ quan thuế);
Tờ khai quyết toán thuế (thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp) có
xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm nộp tờ khai;
Báo cáo kiểm toán.
3.6.4 Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm:

98
Nhà cung cấp dịch vụ có số năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh hạ tầng CNTT và dịch vụ phần mềm tối thiểu 05 năm.
Nhà cung cấp dịch vụ có tối thiểu 01 hợp đồng tương tự tính chất kế hoạch
về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ CNTT.
3.7 Yêu cầu về đào tạo, chuyển giao công nghệ
3.7.1 Thực hiện đào tạo hướng dẫn sử dụng
- Để hệ thống phát huy được hiệu quả cao nhất của hệ thống, một trong
những nội dung cần được thực hiện tốt là đào tạo sử dụng, khai thác và
bảo trì hệ
thống.
- Các nội dung đào tạo này được chuyển giao theo các khoá học tập trung,
theo tỷ lệ 40% lý thuyết, 60% thực hành để đảm bảo người học có được
những thông tin cơ bản nhất và kỹ năng vận hành, khai thác hiệu quả hệ
thống.
- Các đối tượng đào tạo bao gồm:
+ Cán bộ quản trị hệ thống
+ Thời gian học: 01 ngày đối với người sử dụng, 01 ngày đối với cán bộ
quản trị hệ thống.
+ Hình thức đào tạo: đào tạo tập trung tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Lai Châu.
3.7.2 Yêu cầu bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật:
- Thời gian bảo hành sản phẩm sau khi số hóa trong vòng 12 tháng kể từ
ngày ký nghiệm thu thanh lý hợp đồng.
- Thời gian khắc phục xử lý lỗi phát sinh không quá 24 giờ kể từ khi xảy ra
sự cố.
- Sau khi hết thời gian bảo hành, đơn vị triển khai cần phải cung cấp dịch
vụ bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật và kênh hỗ trợ kỹ thuật bao gồm các kênh hỗ
trợ qua email, qua điện thoại.
3.7.3 Đào tạo và chuyển giao công nghệ
Cần thực hiện nội dung đào tạo, chuyển giao công nghệ như sau:
- Yêu cầu chung: Tổ chức đào tạo về nội dung liên quan tới quản lý, vận
hành, quản trị hệ thống
- Mục đích đào tạo:
+ Giúp quản trị hệ thống, cấu hình các tham số, tạo và phân quyền người
dùng sử dụng các tính năng nghiệp vụ, đảm bảo hệ thống hoạt động 24/24;
+ Giúp người sử dụng tất cả các chức năng của phần mềm.
99
- Địa điểm đào tạo: Tập trung.
- Nội dung đào tạo được chia thành hai lớp chính với nội dung:
- Yêu cầu về Tài liệu, trang thiết bị phục vụ đào tạo:
 Trang thiết bị: có đầy đủ phòng học, máy tính, máy chiếu...
 Kế hoạch đào tạo cụ thể;
 Tài liệu hướng dẫn sử dụng;
 Slide đào tạo;
 Danh sách tài khoản để thực hành của các cán bộ tham gia đào tạo.
- Yêu cầu về Giảng viên đào tạo: tối thiểu 01 giảng viên chính, 01 trợ giảng
cho 01 lớp.
4. Xác định, làm rõ việc sở hữu thông tin, dữ liệu hình thành trong
quá trình cung cấp dịch vụ và phương án quản lý, chuyên giao cho bên
thuê:
4.1 Xác định, làm rõ việc thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình
cung cấp dịch vụ và phương án quản lý:
- Thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thực hiện bao gồm các sản
phẩm phần mềm là tài sản thuộc sở hữu của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh
Lai Châu
- Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các thông tin,
dữ liệu, mã nguồn và bản đóng gói của phần mềm đặt hàng riêng nói trên và các
công cụ cần thiết cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu. Việc
chuyển giao phải có biên bản trong đó xác định rõ ngày giờ của mã nguồn
chuyển giao. Nếu có các thay đổi, cập nhật ứng dụng cần phải bàn giao lại mã
nguồn và bản đóng gói các thay đổi, cập nhật.
- Trong quá trình vận hành hệ thống, chủ trì thuê sẽ được cung cấp các tài
khoản hệ thống để truy cập, quản lý các thông tin dữ liệu do mình sở hữu.
- Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên
trách để hỗ trợ triển khai tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin
theo yêu cầu của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu.
- Trong trường hợp chủ trì thuê chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp dịch
vụ, nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ các thông tin, dữ
liệu, phần mềm và tài sản hình thành thuộc sở hữu của chủ trì thuê dịch vụ dưới
dạng dữ liệu có thể truy xuất, đọc được; nhà cung cấp dịch vụ phải cam kết bảo
mật toàn bộ các cấu trúc, sơ đồ hệ thống, thông tin, dữ liệu trong quá trình cung
cấp dịch vụ và chịu toàn bộ trách nhiệm khi vi phạm các quy định của pháp luật
và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ tại các điều khoản của hợp đồng

10
0
IV. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI TIẾT
4.1 Tổng hợp dự toán

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN

SỐ HÓA 3D MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG SỐ DU

LỊCH THÔNG MINH TỈNH LAI CHÂU


ĐVT: đồng
Giá trị trước Thuế GTGT
STT Nội dung chi phí Diễn giải Giá trị sau thuế VBPQ
thuế (10%)

A Chi phí thiết bị (GTB) Gtb 3.150.180.000 315.018.000 3.465.198.000

Chi phí số hóa 3D một số điểm du


1 Gsh 3.048.780.000 304.878.000 3.353.658.000 Biểu 1. chi tiết chi phí số hóa
lịch tỉnh Lai Châu
Biểu 2. chi tiết chi phí xây
Chi phí xây dựng giao diện phiên
dựng giao diện phiên bản
bản tiếng Anh và tích hợp dữ liệu
2 Gxd 101.400.000 10.140.000 111.540.000 tiếng Anh và tích hợp dữ liệu
số 3D, kiện toàn công thông tin
số 3D, kiện toàn công thông
điện tử
tin điện tử
Chi phí quản lý hạng mục (quản
B Gqlda - - - Chủ đầu tư tự thực hiện
lý dự án) (GQLDA)
C Chi phí tư vấn đầu tư 111.490.327 11.149.033 122.639.359
Hợp đồng số
1711/HĐTV/SVHTT&DL-
84
1 Chi phí lập Đề cương và dự toán 90.025.000 9.002.500 99.027.500 HNMDA ngày 17/11/2021
giữa Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch với Công ty Cổ phần

85
dịch vụ truyền thông và
CNTT Hà Nội

Chi phí thẩm tra đề cương và dự


2 5.556.918 555.692 6.112.609
toán
Thẩm tra tính hiệu quả và khả
2.1 1.587.691 158.769 1.746.460
thi
phần b Bảng số 4 QĐ
Hạng mục phần mềm nội bộ, cơ sở 0,126% x 40%
1.587.691 158.769 1.746.460 1688/QĐ-BTTTT ngày
dữ liệu x(Gpm,csdl)
11/10/2019
2.2 Thẩm tra thiết kế 2.094.870 209.487 2.304.357
Phần b Bảng số 5 QĐ
Hạng mục phần mềm nội bộ, cơ sở 0,095% x 70% x
2.094.870 209.487 2.304.357 1688/QĐ-BTTTT ngày
dữ liệu (Gpm,csdl)
11/10/2019
2.3 Thẩm tra dự toán 1.874.357 187.436 2.061.793
Phần b Bảng số 6 QĐ
Hạng mục phần mềm nội bộ, cơ sở 0,085% x 70% x
1.874.357 187.436 2.061.793 1688/QĐ-BTTTT ngày
dữ liệu (Gpm,csdl)
11/10/2019
Chi phí lập Hồ sơ mời thầu và
3 12.758.229 1.275.823 14.034.052
đánh giá hồ sơ dự thầu
Phần b Bảng số 8 QĐ
Hạng mục phần mềm nội bộ, cơ sở 0,405% x
12.758.229 1.275.823 14.034.052 1688/QĐ-BTTTT ngày
dữ liệu (Gpm,csdl)
11/10/2019.
Chi phí thẩm định Hồ sơ mời
4 thầu, thẩm định kết quả lựa 3.150.180 315.018 3.465.198
chọn nhà thầu

86
Khoản 3 Điều 9 Nghị định
4.1 Chi phí thẩm định Hồ sơ mời thầu 0,05%*(Gtb) 1.575.090 157.509 1.732.599 63/2014/NĐ-CP ngày
26/6/2014.
Khoản 3 Điều 9 Nghị định
Chi phí thẩm định kết quả lựa
4.2 0,05%*(Gtb) 1.575.090 157.509 1.732.599 63/2014/NĐ-CP ngày
chọn nhà thầu
26/6/2014.
D Chi phí khác (GK) 370.212.000 37.021.200 407.233.200
Chi phí truyền thông số du lịch
1 369.912.000 36.991.200 406.903.200
thông minh tỉnh Lai Châu
Thông tư số 11/2020/TT-
2 Chi phí đăng báo đấu thầu 300.000 30.000 330.000
BKHĐT
E Dự phòng phí (GDP) 0 0 0 Không thực hiện
Tổng cộng A + B + C + D + E 3.995.070.559
Làm tròn 3.995.000.000
4.2 Dự toán chi tiết
(theo phụ lục kèm theo)

87
V. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
STT HOẠT ĐỘNG Tháng 11 năm Tháng 12
2021 năm 2021
1 Chuẩn bị, phê duyệt đề cương và dự
toán chi tiết
2 Thực hiện đầu tư
3 Kết thúc đầu tư
VI. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐƯA VÀO VẬN HÀNH,
KHAI THÁC
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tổ chức quản lý thực hiện
theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu dự kiến sẽ giao cho đơn vị
thuộc Sở (Phòng Hành chính – Tổng hợp), tổ chức khai thác quản lý.
VII. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Việc triển khai nhiệm vụ: “Số hóa 3D một số điểm du lịch cộng đồng và
truyền thông số du lịch thông minh tỉnh Lai Châu.” là hết sức cần thiết, góp
phần nâng cao chất lượng quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Lai Châu góp phần
phát triển kinh tế - xã hội lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn thu hút các
nguồn lực đầu tư và phát triển các ngành khác đồng bộ, ổn định. Vì vậy, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu kính đề nghị UBND tỉnh Lai Châu phê
duyệt Đề cương dự toán làm căn cứ thực hiện các công việc tiếp theo để triển
khai dự án đưa vào khai thác sử dụng./.

87

You might also like