You are on page 1of 223

TÊN NHÓM TÁC GIẢ

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ


PHÁT TRIỂN CÁC MỎ DẦU KHÍ NHỎ
VÀ CẬN BIÊN Ở THỀM LỤC ĐỊA
VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TÊN NHÓM TÁC GIẢ

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ


PHÁT TRIỂN CÁC MỎ DẦU KHÍ NHỎ
VÀ CẬN BIÊN Ở THỀM LỤC ĐỊA
VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
LỜI GIỚI THIỆU

Đến nay, Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro)


đã khai thác được trên 240 triệu tấn dầu thô, thu gom và đưa
vào bờ sử dụng gần 40 tỷ mét khối khí đồng hành, doanh thu
đạt trên 85 tỷ USD, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và lợi
nhuận phía Việt Nam trên 54 tỷ USD. Vietsovpetro đã góp phần
tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đóng góp quan
trọng đảm bảo an ninh năng lượng, tích cực tham gia bảo vệ chủ
quyền vùng thềm lục địa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho công
nghiệp dầu khí đất nước.

Việt nam bắt đầu thực hiện khai thác dầu khí từ năm 1986.
Bắt dầu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng ở Lô 09-1, thềm lục địa nam
Việt Nam. Những năm sau đó, lần lượt các mỏ dầu và khí khác
được đưa vào phát triển, như: Rạng Đông, Đại Hùng, Sử tử
vàng, Sư Tử nâu, Hồng ngọc, Tê giác trắng, Hải Sư đen Hải sư
trắng, Hải Thạch Mộc Tinh và Thiên Ưng, v,v... Đến nây, các
mỏ dầu khí này đã đến thời kỳ suy giảm sản lượng nghiệm
trọng. Để duy trì sản lượng khai thác dầu & khí, đóng góp nguồn
kinh tế cho đất nước, Tập đòan dầu khí Việt Nam đã rất tích cực
nghiên cứu, đưa ra các giải pháp kỹ thuật & công nghệ đột phá,
sáng tạo nhằm tăng cường khai thác mỏ, nâng cao hệ số thu hồi
dầu. Bên cạnh đó, còn tích cực đẩy mạnh công tác tìm kiếm

iii
thăm dò mỏ mới để đưa vào khai thác. Tuy nhiên, các phát hiện
dầu khí mới, ở những năm gần đây đều có trữ lượng tại chỗ nhỏ,
thậm chỉ rất nhỏ. Việc đưa các phát hiện dầu khí nhỏ và cân
biên này vào khai thác là một thách thức rất lớn với tập thể
những người làm dầu khí, vì khả năng thu hồi vốn kém, hiệu
quả kinh tế không cao.

Bằng những giải pháp kỹ thuật và công nghệ sáng tạo,


Vietsovpetro đã từng bước đưa các mỏ nhỏ, mỏ cân biên vào
khai thác và vận hành hiệu quả ở những năm qua. Tính đến cuối
năm 2023, Vietsovpetro đã đưa được năm mỏ nhỏ, mỏ cận biên
vào khai thác hiệu quả, đó là: mỏ Cá Ngừ vàng, mỏ Nam Rồng
Đồi Mồi, mỏ Gấu trắng, Thỏ trắng, mỏ Cá Tầm và trong thời
gian đến sẽ là mỏ Kình Ngư trắng bằng cách kết nối với các mỏ
Bạch Hổ và Rồng ở Lô 09-1, thềm lục địa nam Việt Nam. Đến
nay (2023), Vietsovpetro đã thực hiện nghiên cứu và áp dụng
thành công các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến, sáng tạo
để đưa nhiều mỏ nhỏ, mỏ cận biên Lô 09-1, ngoài khơi, thềm
lục địa Việt nam vào khái thác, bằng cách kết nối với các mỏ
lân cận Bạch Hổ và Rồng. Vietsovpetro mong muốn giới thiệu
với các bạn đọc gần xa cuốn sách chuyên khảo “Kỹ thuật và
công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục
địa Việt Nam”. Đây là thành quả lao động sáng tạo về khoa học
& công nghệ của những người dầu khí Vietsovpetro nói riêng

iv
và của Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói chung trong suốt quá
trình sản xuất kinh doanh.

Ghi nhận những thành quả hết sức độc đáo và vẻ vang của
các thế hệ làm dầu khí Vietsovpetro, thay mặt cho Ban Tổng
giám đốc, tôi xin trân trọng cảm ơn Tập thể các tác giả và Ban
Biên tập đã dày công đúc kết những kinh nghiệm trong thiết kế
công nghệ, khai thác và vận hành mỏ, thiết kế & xây dựng các
công trình dầu khí ngoài khơi tại thềm lục địa Nam Viêt nam,
tận tâm nghiên cứu và sáng tạo trong áp dụng những giải pháp
kỹ thuật & công nghệ tiên tiến để có thể đưa những phát hiện
dầu & khí nhỏ, cận biên ngoài khơi Lô 09-1, thềm lục đia Việt
nam vào khai thác một cách hiệu quả, góp phần làm giàu cho
đất nước.

Xin trân trọng giới thiệu cùng Quý bạn đọc!.

Tổng Giám Đốc


Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro

Vũ Mai Khanh

v
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
MỤC LỤC 1
MỎ ĐẦU 5
TÀI NGUYÊN DẦU KHÍ LÔ 09-1 & CÁC KHU
CHƯƠNG 1 11
VỰC LẬN CẬN
1.1. Tổng quan về tài nguyên dầu & khí Lô 09-1 12
1.1.1. Tài nguyên dầu khí mỏ Bạch Hổ 12
1.1.2. Tài nguyên dầu khí mỏ Rồng 16
Tổng quan dầu khí các mỏ nhỏ, mỏ cân biên
1.2. Lô 09-1 của Vietsovpetro tại thềm lục điạ 18
phía nam Việt Nam
1.2.1. Mỏ Nam Rồng Đồi Mồi 18
1.2.2. Mỏ Gấu trắng 19
1.2.3. Mỏ Thỏ Trắng 21
1.2.4. Mỏ Cá Tầm 22
1.2.5. Mỏ Kình Ngư Trắng & Kình Ngư Trắng Nam 24
Tài nguyên dầu khí tiềm năng của các phát
1.3. 25
hiện và các cấu tạo kế cận Lô 09-1
1.3.1. Cấu tạo tiềm năng Lô 16-1/15 25
1.3.2. Cấu tạo tiềm năng Lô 17 28
1.3.3. Cấu tạo tiềm năng Lô 09-2/10 32
KINH NGHIỆM & THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 2 CÁC MỎ NHỎ VÀ CẬN BIÊN Ở THỀM LỤC 35
ĐIẠ VIỆT NAM
Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng các mỏ
2.1. 35
dầu & khí ngoài khơi Lô 09-1
2.1.1. Thiết kế và xây dựng giàn cố định MSP 36
2.1.2. Thiết kế và xây dựng giàn công nghệ trung tâm 39
2.1.3. Thiết kế và xây dựng giàn nhẹ 43

1
Kinh nghiệm phát triển các mỏ dầu & khí
2.2. 47
nhỏ, cận biên tại thềm lục điạ, nam Việt nam
Kinh nghiệm khai thác dầu & khí các mỏ nhỏ,
2.2.1. 47
cận biên
Kinh nghiệm thu gom và vận chuyển sản phẩm
2.2.2. 53
các mỏ nhỏ, cận biên
Khó khăn và thách thức trong phát triển các
2.3. mỏ dầu khí trữ lượng thu hồi nhỏ và mỏ cận 68
biên, Lô 09-1
Khó khăn và thách thức trong đầu tư, xây dựng
2.3.1. cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực vận hành 69
mỏ nhỏ, cận biên
Khó khăn và thách thức trong thiết kế, xây
2.3.2. 70
dựng mỏ nhỏ, mỏ cận biên
Khó khăn và phức tạp trong vận hành các mỏ
2.3.3. 72
dầu khí trữ lượng nhỏ kết nối với mỏ cận biên
CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MỎ VÀ KHAI
THÁC SẢN PHẨM ĐỂ PHÁT TRIỂN MỎ DẦU
CHƯƠNG 3 79
KHÍ TRỮ LƯỢNG THU HỒI NHỎ VÀ CẬN
BIÊN
Giải pháp thiết kế công nghệ mỏ nhỏ, mỏ
3.1. 79
cận biên
Giải pháp công nghệ khai thác mỏ nhỏ, mỏ
3.2. 96
cận biên
Giải pháp thu gom, xử lý và vận chuyển dầu
3.3. 107
mỏ kết nối
Giải pháp xử lý và vận chuyển dầu nhiều
3.3.1. 108
paraffin bằng đường ống ngầm ngoài khơi đi xa
Các giải pháp xử lý và vận chuyển dầu mỏ kết
3.3.2. 116
nối
Giải pháp công nghệ khoan giếng ở các mỏ
3.4. 131
nhỏ và mỏ cận biên Lô 09-1
Giải pháp thiết kế và xây dựng để phát triển
3.5. 155
các mỏ nhỏ, mỏ cận biên
Giải pháp nghiên cứu thiết kế & xây dựng giàn
3.5.1. 155
mini BK với chi phí thấp

2
Giải pháp thiết kế, chế tạo các cụm thiết bị
3.5.2. 162
công nghệ tự động hóa trên BKM

Giải pháp phân chia sản phẩm khai thác các


3.6. mỏ kết nối với cơ sở hạ tầng sẳn có của 172
Vietsovpetro ở Lô 09-1

Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình


3.6.1. 174
phân chia sản phẩm khai thác các mỏ kết nối
Nghiên cứu chuyên sâu xây dựng mô hình
3.6.2. phân chia sản phẩm mỏ kết nối Cá Ngừ Vàng 178
với mỏ Bạch Hổ
Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng
3.5.1. 187
mô hình phân chia sản phẩm các mỏ kết nối
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI
PHÁP CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG
CHƯƠNG 4 VÀ VẬN HÀNH MỎ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC 191
TIỀM NĂNG DẦU KHÍ NHỎ, CẬN BIÊN LÔ
09-1
Thực trạng phát triển các mỏ dầu khí trữ
4.1. lượng nhỏ, cận biên kết nối với mỏ Bạch Hổ 191
và Rồng, Lô 09- 1
Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công
nghệ thiết kế xây dựng và vận hành mỏ để
4.2. 194
phát triển các tiềm năng dầu khí nhỏ và cận
biên Lô 09-1
Phát triển và khai thác mỏ Kình Ngư Trắng
4.2.1. 198
(KNT) bằng cách kết nối với mỏ Bạch Hổ
Phát triển và khai thác các cấu tạo triển vọng
4.2.2. Lô 16-1/15 theo phương án kết nối với mỏ 205
Bạch Hổ
Phát triển và khai thác các cấu tạo triển vọng
4.2.3. 211
Lô 17 theo phương án kết nối với mỏ Rồng
Kết nối cụm mỏ TGT-HST-HSD với mỏ Bạch
4.2.4. 216
Hổ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 219

3
MỞ ĐẦU
Mỏ dầu khí có trữ lượng công nghiệp đầu tiên của Việt
nam được công ty dầu khí BP Hoa Kỳ phát hiện vào năm 1974
tại giếng khoan thăm dò ….., tại Lô 09-1, ở ngoài khơi, thềm
lục địa Nam Việt nam. Nhưng mãi đến năm 1986, mỏ này mới
được đưa vào khai thác và cho dòng dầu đầu tiên vào ngày
16/9/1986, bởi Liên doanh dầu khí Việt Nga Vietsovpetro.
Những năm sau đó, các mỏ dầu & khí khác, như: Rạng Đông
(Lô 15.2, bể Cửu Long), Sư Tử đen, Sư Tử trắng, Sư Tử nâu
(thuộc Lô 15.1, bể Cửu Long), Đại Hùng (Lô 05.1, bồn trũng
Nam Côn Sơn), mỏ Lan Tây & Lan Đỏ (Lô 06.1), mỏ Hồng
ngọc (Ruby) và Tê Giác trắng (Lô 16-1, bồn trũng Cửu Long),
Hải sư đen, Hải sư trắng (Lô 15-2/01, bồn trũng Cửu Long) và
Thiên Ưng (Lô 04-3), v, v… được đưa vào khai thác và vận
hành. Đến nay, mỏ Bạch Hổ, ở Lô 09-1 được coi là mỏ dầu &
khí có trữ lượng lớn nhất, với tổng sản lượng khai thác công
dồn ở mỏ này d8a4 hơn 200 triệu tấn (tình đến thời điểm cuối
năm 2023).
Những năm gần đây, sản lượng khai thác ở các mỏ nói trên
đang trên đà suy giảm mạnh. Để duy trì sản lượng khai thác,
Tập đoàn dầu khí Việt Nam đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm
dò. Tuy nhiên, phần lớn các phát hiện dầu khí mới đều có trữ
lượng tại chỗ nhỏ và ở ngoài khơi, thềm lục đia Nam Việt
Nam. Việc phát triển các mỏ dầu & khí có trữ lượng dầu khí
tại chỗ nhỏ và cận biên nói trên rất khó khăn xét cả về yếu tố
kỹ thuật và kinh tế. Trữ lượng nhỏ, khả năng thu hồi dầu khí
kém, cho nên để phát triển các mỏ dầu khí này, ngoài thay đổi
về chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, còn phải có các giải
pháp kỹ thuật và công nghệ đột phá sáng tạo. Là mỏ nhỏ, cận
biên, nhưng dầu thăm dò được ở đây là dầu nhiều paraffin,
tương tự với dầu mỏ Bạch Hổ và Rồng, rất khó khăn cho công

5
tác khai thác thu gọm và vận hành. Các tài liệu về tìm kiếm và
thăm dò cho thấy, ngoài cấu tạo địa chất phức tạp, các cấu tạo,
các vĩa dầu lại phân bố rời rạc, cho nên công tác thiết khai
thác và quy hoạch mỏ gặp nhiều khí khó khăn do hiệu qảu
kinh tế của dự án.
Mặc dù vậy, năm 2008, lần dầu tiên, Vietsovpetro đã tự
nghiên cứu và và sử dụng các giải pháp công nghệ sáng tạo để
đưa mỏ dầu có trữ lượng nhỏ, mỏ Cá Ngừ vàng (CNV), cân
biên Lô 09-1 vào khai thác, bằng cách kết nối với mỏ Bạch
Hổ, nhờ xây dựng đường ống từ giàn nhẹ (CNV) xây dựng ở
mỏ Cá Ngừ vàng đến giàn công nghệ trung tâm số 3 (CTP-3)
mỏ Bạch Hổ. Việc kết nối mỏ CNV với mỏ Bạch Hổ đã cho
phép mỏ nhỏ cận biên CNV chỉ cần xây dựng một giàn đầu
giếng để khai thác dầu và khí. Công tác xử lý, tàng chứa dầu
thương phẩm và các hệ thống phụ trợ cho mỏ CNV đều được
tân dụng các thiết bị hiện có ở mỏ Bạch Hổ. Giải pháp này, đã
cho phép nhà đầu tư giảm được các chi phí đầu tư xây dựng
các công trình dầu khí và vân hành mỏ CNV.
Tính đến cuối năm 2023, Tập đoàn dầu khí Viêt Nam đã
đưa được một loạt mỏ dầu & khí nhỏ, cận biên vào khai thác
hiệu quả, đó là: mỏ Cá Ngừ vàng, Mỏ Gấu trắng, Thỏ trắng
kết nối với mỏ Bạch Hổ, mỏ nam Rồng - Đồi Mồi & mỏ Cá
Tầm kết nối với mỏ Rồng Lô 09-1 và mỏ Hải Sư đen, Hải Sư
trắng kết nối với mỏ cân biên Tê Giác trắng, Lô 16.1. Các mỏ
nhỏ kết nối này, đến nay vẫn hoạt động rất hiệu quả.
Cuốn sách này, sẽ giới thiệu với quý độc giả các những
kinh nghiệp trong phát triển các mỏ dầu & khí nhỏ cận biên ở
những năm qua và những giải pháp kỹ thuật công nghệ mỏ,
công nghệ khai thác, khoan và vân hành mỏ. Bên cạnh đó, tập
thể tác giả còn giới thiệu các đột phá kỹ thuật và công nghệ
trong thiết kế, xây dưng các mỏ ngoài khơi và những giải pháp
tự thiết kế hệ thống tự động hóa lắp đặt trên các giàn nhẹ/giàn
6
đầu giếng xây dựng tại các mỏ nhỏ, mỏ cân biên nhằm mục
đích giải tối đa chi phí., để đư các mỏ này vào khai thác hiệu
quả, tận dụng nguồn tài nguyên lòng đất cho đất nước.
1. Khái niệm mỏ dầu & khí nhỏ và cận biên
Việc phân loại một mỏ/phát hiện dầu & khí là thương mai,
không thương mai hay mỏ nhỏ, mỏ cân biên, phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, như kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là chính trị. Hiện
tại, có một số khái niệm và cách xác định, phân loại các mỏ
dầu khí nhỏ, cận biên, có thể khái quát như sau []:
• Mỏ/phát hiện dầu khí thương mại: có thể đem lại hiệu
quả kinh tế cho nhà đầu tư khi áp dụng các công nghệ kỹ
thuật truyền thống hiện có để khai thác, trong điều kiện
kinh tế, tài chính hiện tại;
• Mỏ/phát hiện dầu khí không thương mại: không đem lại
hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư dưới bất kỳ giải pháp kỹ
thuật hoặc kinh tế dự tính nào và không được phát triển ;
• Mỏ/phát hiện dầu khí nhỏ, cận biên: việc phát triển khai
thác mỏ trong điều kiện kinh tế, tài chính, kỹ thuật hiện
tại chỉ đạt mức cận kề ngưỡng hòa vốn cho nhà đầu tư
hoặc chỉ có thể đem lại hiệu quả kinh tế khi sử dụng một
số điều khoản tài chính mới hoặc lựa chọn số điều khoản
quy định về công nghệ, kỹ thuật hoặc sử dụng công
nghệ, kỹ thuật sáng tạo, tiên tiến để phát triển.
Theo sắc lệnh số 298, ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ
tài nguyên Công hòa Liên Bang Nga về phân loại trữ lượng
các nguồn tài nguyên dầu & khí (bổ sung ngày 09.12.2008)
thì:
• Mỏ siêu lớn: trữ lượng tại chỗ trên 300 triệu tấn dầu hoặc
500 tỷ m3 khí;

7
• Mỏ rất lớn: trữ lượng tại chỗ 100 - 300 triệu tấn dầu hoặc
100 - 500 tỷ m3 khí;
• Mỏ lớn: trữ lượng tại chỗ 30 - 100 triệu tấn dầu hoặc 30 -
100 tỷ m3 khí;
• Mỏ trung bình: trữ lượng tại chỗ 10 - 30 triệu tấn dầu
hoặc 10 - 30 tỷ m3 khí;
• Mỏ nhỏ: trữ lượng tại chỗ 1 - 10 triệu tấn dầu hoặc 1 - 10
tỷ m3 khí;
• Mỏ rất nhỏ: trữ lượng tại chỗ nhỏ hơn 1,0 triệu tấn dầu
hoặc nhỏ hơn 1,0 tỷ m3 khí.
Theo định nghĩa của Tiến sỹ dầu khí Lê Phước Hảo và Bùi
Tử An, khoa kỹ thuật Địa chất & Dầu khí, Đại Học Bách
Khoa TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, thì mỏ cận biên được định
nghĩa là loại mỏ với trình độ kỹ thuật - công nghệ cùng với
những điều kiện kinh tế - thị trường và định chế tài chính
trong các hợp đồng ở thời điểm hiện tại không thể đảm bảo
phát triển và khai thác chúng một cách hiệu quả.
Như vậy, những đặc trưng cơ bản của mỏ dầu khí nhỏ, cận
biên, có thể được tóm tắt như sau :
• Qui mô nhỏ, trữ lượng dầu khí thu hồi thấp ;
• Điều kiện phát triển mỏ không có sẵn cơ sở hạ tầng, điều
kiện môi trường khó khăn (thời tiết khắc nghiệt, biển sâu
xa bờ…), phức tạp công nghệ kỹ thuật khai thác xử lý
vận chuyển, dẫn đến chi phí đầu tư lớn ;
• Với các điều kiện tài chính, công nghệ, kỹ thuật và dự
báo thị trường hiện tại, các chỉ tiêu kinh tế không đảm
bảo để đầu tư phát triển.
2. Nội dung của sách chuyên khảo

8
Nội dung cuốn sách là những kinh nghiệm phát triển các
mỏ dầu khí nhỏ, cân biên ở ngoài khơi, thềm lục đia nam Việt
nam và những giải pháp kỹ thuật công nghệ vận hành mỏ, kỹ
thuật thiết kế và xây dựng đã được Vietsovpetro phát triển
sáng tạo để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ, cận biên một cách
hiệu quả, ở thềm lục đia phía Nam Việt nam. Sách trình bày
trong 235 trang, bao gồm nhiều biểu Bảng, Hình minh họa và
có 56 tài liệu tham khảo.
Sách gồm 4 chương:
Chương 1. Giới thiệu tổng quát tài nguyên dầu & khí mỏ
Bạch Hổ & Rồng, Lô 09-1 và các mỏ lân cận. Trong chương
này, còn đề cập chi tiết trữ lượng tại chỗ tài nguyên dầu khí
mỏ Bạch Hổ và các mỏ nhỏ, cận biên dang khai thác ở thềm
lục địa Việt Nam. Các triển vọng và tiềm năng dầu khí các
Lô/cấu tạo lân cận lô 09-1 có thể phát triển cũng được trình
bày trong chương này..
Chương 2. Những kinh nghiệm phát triển các mỏ dầu
khí nhỏ, cân biên ở thềm lục đia Việt nam những năm qua.
Những khó khăn và thách thức trong phát triển các mỏ dầu khí
nhỏ cận biên ở ngoài khơi, thềm lục địa Việt nam.
Chương 3. Là chương cốt lõi của sách chuyên khảo.
Chương này trình bày những giải pháp công nghệ mỏ, công
nghệ khai thác và vân hành, giải pháp khoan và thiết kế, xây
dựng để phát triển các mỏ dầu & khí nhỏ, mỏ cân biên hiệu
quả. Trong chương này, trình bày, những nghiên cứu sáng tạo
về kỹ thuật & công nghệ và xca1c áp dụng để có thể đưa các
mỏ dầu & khí nhỏ, cận biên vào khai thác. Ngoài ra, còn giới
thiệu mô hình toán học và phương thức phân chia sản phẩm
trong phát triển mỏ nhỏ, mỏ cận biên kết nối với các mỏ dầu
khí hiện hữu. Mô ghình này, được các chuyên gia dầu khí
Vietsovpetro tự nghiên cứu và phát triển, đã đang áp dụng để

9
phân chia sản phẩm dầu và khí các mỏ kết nối, ở những năm
qua. Đến nay, không có chanh chấp lần nào giữa các bên trong
việc kết nối và phát triển mỏ nhỏ, mỏ cân biên.
Chương 4. Giới thiệu Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật
công nghê thiết kế, xây dựng và khai thác vận hành mỏ đã được
nghiên cứu tại Vietsovpetro và khả năng áp dụng chúng để đưa
các triển vọng tiềm năng dầu khí lân cân Lô 09-1 mới phát hiện
vào khai thác, bằng cách kết nối với các mỏ dầu khí hiện hữu
Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro

10
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Chương 1
TÀI NGUYÊN DẦU KHÍ LÔ 09-1
& CÁC KHU VỰC LÂN CẬN
Kết quả công tác khảo sát, nghiên cứu địa chất - địa vật lý,
đánh giá tiềm năng dầu khí trong nhiều thập kỷ qua và trên cơ sở
phân chia vị trí địa lý, địa hình đáy biển toàn bộ thềm lục địa Việt
Nam từ Bắc vào Nam, đã xác định được 8 bể trầm tích Đệ Tam có
triển vọng dầu khí gồm: bể Sông Hồng, bể Hoàng Sa, bể Phú
Khánh, bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn, bể Tư Chính - Vũng
Mây, bể Trường Sa và bể Mã Lai - Thổ Chu.
Các khu vực có triển vọng cao về dầu khí tập trung ở phần
lớn diện tích bể Cửu Long (Lô 09-1, 09-2/09, 01/97, 16-1, 15-
2/01, phía Đông Lô 15-1/05, 09-3/12,…), phần Tây - Tây Nam bể
Mã Lai - Thổ Chu và phần Tây - Tây Bắc bể Nam Côn Sơn (Lô
05-1a, 11-2, 05-1/04, ...).
Bể Cửu Long là một bể tách giãn tuổi Đệ Tam sớm, có dạng
hình bầu dục kéo dài theo phương đông bắc - tây nam với diện
tích khoảng 36000 km2, nằm ngoài khơi dọc theo bờ biển Bình
Thuận - Vũng Tàu, trong khu vực tọa độ từ 9 đến 11 độ vĩ Bắc và
106,5 - 109 độ kinh Đông.
Trong bể Cửu Long có một số mỏ dầu đang khai thác như:
Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng, Tê Giác Trắng, Rạng
Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Cá Tầm, v.v… và
một số phát hiện khác đang chuẩn bị đưa vào phát triển. Đây là bể
trầm tích chứa dầu chủ yếu và đến thời điểm hiện tại được xem là
lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam. Tiềm năng tài nguyên dầu khí
của bể Cửu Long đã được đánh giá bằng nhiều công trình khoa
học. Theo kết quả của đề tài "Đánh giá tổng thể về tiềm năng dầu
khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam" do Viện Dầu khí

11
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Việt Nam thực hiện và được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiệm
thu năm 2012 [1], tài nguyên dầu khí các mỏ (dầu tại chỗ/trữ
lượng) của bể Cửu Long ước đạt khoảng 1600/500 triệu m3; dầu
khí tại chỗ của các phát hiện chưa đưa vào khai thác đạt khoảng
600 triệu m3 dầu quy đổi và của các cấu tạo triển vọng được đánh
giá đạt khoảng 500 triệu m3 dầu quy đổi. Theo các thống kê, tài
nguyên dầu khí trong các lô thuộc bể Cửu Long đang khai thác và
đã phát hiện chiếm khoảng trên 80 % tổng tài nguyên dầu khí tiềm
năng của toàn bể. Như vậy, lượng tài nguyên dầu khí chưa được
phát hiện còn lại khá nhỏ và có thể tập trung chủ yếu trong các đối
tượng ít được quan tâm trước đây như Oligocen D (với các phát
hiện tại mỏ Cá Tầm, cấu tạo Sói Vàng, v.v...) và các tích tụ dầu
khí trong các bẫy phi cấu tạo/bẫy địa tầng. Do đó, định hướng tìm
kiếm - thăm dò dầu khí trong bể Cửu Long trong thời gian tới nên
ưu tiên vào nghiên cứu các đối tượng nêu trên.
Dưới đây, đề cập chi tiết đến tài nguyên dầu khí Lô 09-1 và
các khu vực lân cận thuộc bể Cửu Long, nơi có các mỏ dầu Bạch
Hổ và Rồng với trữ lượng lớn đang được Liên doanh Việt - Nga
Vietsovpetro (Vietsovpetro) khai thác.
1.1. Tổng quan tài nguyên dầu khí mỏ Bạch Hổ và Rồng
1.1.1. Tài nguyên dầu khí mỏ Bạch Hổ
Mỏ Bạch Hổ nằm ngoài khơi, cách thành phố Vũng Tàu
khoảng 120 km về phía đông nam (Hình 1.1), độ sâu nước biển
tại vùng mỏ khoảng 50 m.
Mỏ dầu Bạch Hổ được Vietsovpetro phát hiện và đưa vào khai
thác năm 1986 từ đối tượng Miocen dưới. Trong quá trình phát
triển và khai thác mỏ, đã phát hiện thêm và đưa vào khai thác các
thân dầu trong Oligocen (1987) thuộc lớp phủ trầm tích và đá
móng nứt nẻ - hang hốc (1988).
Mỏ Bạch Hổ có đặc điểm kiến tạo và địa tầng trầm tích chịu
sự chi phối chung của địa chất khu vực bể Cửu Long. Trong cột

12
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

địa tầng tổng hợp mỏ Bạch Hổ (Hình 1.2), đi từ cổ đến trẻ, có mặt
các phức hệ đá móng kết tinh trước Đệ Tam được phủ bất chỉnh
hợp bởi các trầm tích lục nguyên tuổi Đệ Tam - Đệ Tứ với tổng
chiều dày khoảng 3000 – 5000 m.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí mỏ Bạch Hổ


Sau gần 40 năm khai thác, từ tấn dầu đầu tiên đến thời điểm
hiện tại, sản lượng khai thác của mỏ Bạch Hổ đang suy giảm rất
nhanh và đi vào giai đoạn "tận khai thác". Trong khi đó, các phát
hiện dầu khí trong những năm gần đây ở Lô 09-1 hầu hết có cấu
trúc nhỏ, quy mô tài nguyên - trữ lượng không lớn, thuộc loại cận
biên về kinh tế; mức độ gia tăng trữ lượng trên mỗi giếng khoan
thăm dò thấp nên không đủ bù đắp sản lượng khai thác giảm –
điều này ảnh hưởng lớn đến sản lượng khai thác hằng năm của
Vietsovpetro.
Các báo cáo trữ lượng dầu khí mỏ Bạch Hổ [1] năm 2017 và
cân đối trữ lượng dầu khí đến thời điểm 01.01.2022 [2] được
Vietsovpetro thực hiện, cho thấy dầu tại chỗ ban đầu của mỏ mức
2P đạt khoảng trên 700 triệu tấn, trong đó dầu đã khai thác khoảng
220 triệu tấn. Tài nguyên dầu khí các phát hiện chưa đưa vào khai
thác tại các khu vực của mỏ Bạch Hổ ước đạt gần 20 triệu tấn dầu
quy đổi.

13
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 1.2. Cột địa tầng tổng hợp mỏ Bạch Hổ


Trên cơ sở cập nhật kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D/4C,
khoan thăm dò - khai thác các giếng năm 2021, đã tiến hành chính
xác hóa cấu trúc địa chất và đánh giá tài nguyên dầu khí tiềm năng
của các cấu tạo triển vọng còn lại ở khu vực mỏ Bạch Hổ. Kết quả
đã dự báo, đến thời điểm 01.01.2022, tài nguyên dầu khí tiềm năng
chưa phát hiện (R1) tại các cấu tạo ước đạt gần 80 triệu tấn dầu
quy đổi (Hình 1.3). Theo số liệu thống kê tại mỏ Bạch Hổ, dầu khí
đã, đang và sẽ khai thác chiếm gần 90 % tổng thu hồi tiềm năng
của toàn khu mỏ.

14
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Như vậy, tài nguyên dầu khí chưa đưa vào khai thác và tiềm
năng còn lại của mỏ Bạch Hổ là tương đối nhỏ, công tác tận thăm
dò trong những năm tới sẽ rất khó khăn, có thách thức lớn trong
việc gia tăng trữ lượng dầu khí. Bên cạnh đó, các phát hiện dầu
khí trong hơn 10 năm qua và các khu vực mới của mỏ Bạch Hổ
đều có cấu trúc nhỏ, trữ lượng không lớn, phân tán, chủ yếu tập
trung vào các đối tượng khai thác truyền thống trong móng nứt nẻ,
Oligocen E, Miocen dưới, nên khả năng sẽ suy giảm sản lượng
nhanh khi đưa vào khai thác và khó có khả năng bù đắp đủ sản
lượng khai thác bị sụt giảm.

Hình 1.3. Sơ đồ phân bố các cấu tạo tiềm năng mỏ Bạch Hổ và


mỏ Rồng
15
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

1.1.2. Tài nguyên dầu khí mỏ Rồng


Mỏ Rồng nằm ở phía Tây Nam Lô 09-1, cách thành phố
Vũng Tàu khoảng 120 km về phía đông nam (Hình 1.4). Độ sâu
nước biển tại vùng mỏ khoảng 30 – 50 m. Mỏ Rồng được
Vietsovpetro phát hiện vào năm 1985 và đưa vào khai thác năm
1994 từ tầng chứa Miocen dưới tại giàn RP-1.
Mỏ Rồng có cấu trúc địa chất rất phức tạp, các thân dầu của
mỏ nằm trong cát kết thuộc lớp phủ trầm tích và đá móng nứt nẻ -
hang hốc (Hình 1.5), phổ biến thành cụm các cấu tạo độc lập gồm
các khu vực: Đông Bắc Rồng (RC-3, RC-7), Đông Rồng (RP-2),
Trung Tâm Rồng (RP-1; RC-5, RC-6, RC-9), Đông Nam Rồng
(RP3, RC-2), Yên Ngựa Rồng, Nam Rồng (RC-4)...

Hình 1.4. Sơ đồ phân chia các khu vực mỏ Rồng

16
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Dầu tại chỗ của mỏ Rồng đến thời điểm 01.01.2022 [2] mức
2P đạt khoảng trên 110 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu cộng dồn
gần 20 triệu tấn. Tài nguyên dầu khí các phát hiện chưa đưa vào
khai thác tại các khu vực của mỏ Rồng ước khoảng 15 triệu tấn
dầu quy đổi.
Trên cơ sở cập nhật kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D/4C,
khoan thăm dò - khai thác các giếng năm 2021 đã tiến hành đánh
giá tài nguyên dầu khí tiềm năng các cấu tạo triển vọng còn lại ở
khu vực mỏ Rồng. Dự báo đến thời điểm 01.01.2022, tài nguyên
dầu khí tiềm năng (R1) các cấu tạo khu vực mỏ Rồng ước đạt
khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi. Theo thống kê, dầu khí đã, đang
và sẽ khai thác ở mỏ Rồng chiếm khoảng 60 % tổng thu hồi tiềm
năng của cả khu mỏ.

Hình 1.5. Cột địa tầng tổng hợp mỏ Rồng

17
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

1.2. Tổng quan tài nguyên dầu khí các mỏ nhỏ, mỏ cận biên ở
Lô 09-1 và khu vực lân cận
1.2.1. Mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
Mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi nằm chồng lấn giữa Lô 09-1 của
Vietsovpetro và Lô 09-3 của Công ty Dầu khí Việt - Nga - Nhật
(VRJ), nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 135 km về phía
đông nam (Hình 1.6 ).

Hình 1.6. Sơ đồ vị trí mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi


Phát hiện Đồi Mồi được thực hiện vào năm 2004 ở phía Tây
Lô 09-3 với dòng dầu không ổn định từ đá móng nứt nẻ trong
giếng khoan DM-1X; mỏ Nam Rồng ở góc Tây Nam Lô 09-1
được phát hiện năm 2005 bằng dòng dầu thương mại từ đối tượng
Móng và Oligocen trong giếng R-20. Công tác khoan thăm dò
thẩm lượng sau đó đã khẳng định tiềm năng dầu khí trong đá móng
và trầm tích lục nguyên Oligocen - Miocen dưới. Tuyên bố thương
mại mỏ Đồi Mồi được đưa ra vào tháng 1/2008.
18
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Công tác phát triển hai mỏ trên được thực hiện theo phương
án khai thác sớm do Vietsovpetro thành lập từ năm 2007, trong đó
xem xét việc xây dựng 02 giàn nhẹ (BK) RC-4 và RC-DM với 12
lỗ khoan trên mỗi giàn. Theo kế hoạch, giàn RC-4 và RC-DM sẽ
đưa vào vận hành từ tháng 12/2008. Thực tế, Vietsovpetro và VRJ
đã triển khai Hợp đồng Khung xây dựng mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
vào tháng 9/2008, thực hiện việc Hợp nhất và Phát triển chung mỏ
Nam Rồng - Đồi Mồi vào tháng 6/2009, trong đó Vietsovpetro là
Người điều hành; ngày 29.01.2010 mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi đã
khai thác tấn dầu đầu tiên.
Tài nguyên dầu khí
Mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi có các thân dầu chủ yếu trong đá
móng nứt nẻ trước Đệ Tam. Báo cáo cập nhật tài nguyên trữ lượng
dầu khí mỏ được phê duyệt tại thời điểm 01.05.2018 với dầu tại
chỗ ban đầu ở mức 2P khoảng 25 triệu tấn. Trong giai đoạn năm
2018 - 2020, đã tiến hành chính xác hóa cấu trúc và tài nguyên trữ
lượng cho các thân dầu của mỏ theo kết quả các giếng khoan mới.
Báo cáo cân đối trữ lượng dầu khí đến thời điểm 01.01.2022
[2] của Vietsovpetro ghi nhận dầu tại chỗ của mỏ Nam Rồng - Đồi
Mồi mức 2P đạt gần 15 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu cộng dồn
của mỏ là trên 1 triệu tấn; chiếm khoảng 70 % tổng dầu thu hồi
tiềm năng của mỏ.
1.2.2. Mỏ Gấu Trắng
Mỏ dầu Gấu Trắng thuộc Lô 09-1, nằm cách mỏ Bạch Hổ 8
km về phía nam và cách mỏ Rồng 9 km về phía đông bắc (Hình
1.7). Mỏ được phát hiện vào năm 2011 với các thân dầu nằm trong
đá cát kết thuộc Miocen dưới và Oligocen trên.
Cấu tạo Gấu Trắng là một trong 4 cấu tạo triển vọng được xác
định vào năm 2008 do kết quả khảo sát địa chấn 3D ở phía Tây
và Nam mỏ Bạch Hổ. Tại giếng thăm dò đầu tiên GT-1X khoan
vào năm 2010, đã tiến hành thử vỉa các đối tượng Móng, Oligocen

19
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

dưới, Oligocen trên và Miocen dưới, tuy nhiên kết quả chỉ nhận
được dòng dầu khí từ đối tượng Miocen dưới. Giếng khoan thăm
dò tiếp theo GT-2X (năm 2011) đã cho dòng dầu tự phun trong
lát cắt trầm tích Oligocen trên. Mỏ Gấu Trắng được đưa vào khai
thác từ tháng 8/2012, với các thân dầu chủ yếu trong lát cắt trầm
tích Miocen dưới và Oligocen trên.

Hình 1.7. Sơ đồ vị trí mỏ Gấu Trắng


Tài nguyên dầu khí
Báo cáo cập nhật tài nguyên trữ lượng dầu khí đã được phê
duyệt gần đây nhất của mỏ Gấu Trắng được thực hiện tại thời điểm
01.01.2014, với dầu tại chỗ ban đầu mức 2P đạt trên 10 triệu tấn.
Theo kết quả các giếng khoan mới trong năm 2014 - 2020, đã tiến
hành chính xác hóa cấu trúc mỏ, tính toán lại trữ lượng các thân
dầu. Đến thời điểm 01.01.2022 [2] dầu tại chỗ của mỏ Gấu Trắng
ở mức 2P đạt dưới 10 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu cộng dồn
khoảng 1 triệu tấn; đạt trên 70 % tổng thu hồi tiềm năng của mỏ.

20
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Kết quả việc chính xác hóa cấu trúc địa chất và đánh giá tài
nguyên dầu khí tiềm năng các cấu tạo triển vọng lân cận khu vực
mỏ Gấu Trắng vào năm 2021, đã phát hiện ra một cấu tạo triển
vọng nằm ở phía Bắc mỏ Gấu Trắng, với tài nguyên dầu khí tiềm
năng (R1) ước đạt gần 15 triệu tấn dầu.
1.2.3. Mỏ Thỏ Trắng
Mỏ Thỏ Trắng thuộc Lô 09-1, nằm cách mỏ Bạch Hổ 10 km
về phía bắc, cách mỏ Tê Giác Trắng (Lô 16-1) 8 km về phía nam
(Hình 1.8).

Hình 1.8. Sơ đồ vị trí mỏ Thỏ Trắng


Mỏ được phát hiện vào tháng 6/2012 bởi giếng khoan thăm
dò ThT-1X nằm ở khu vực phía Bắc và các giếng ThT-5X, ThT-
6X ở phía Nam mỏ với các dòng dầu khí thương mại trong lát cắt
trầm tích Miocen dưới và Oligocen trên.
Mỏ Thỏ Trắng được đưa vào khai thác từ tháng 6/2013 ở phía
Bắc tại giàn ThTC-1 (giếng ThT-2X), vào tháng 9/2015 ở phía
Nam tại giàn ThTC-2 (ThT-5X) và giàn ThTC-3 (ThT-7X/năm
2017). Đến thời điểm 01.01.2018, trên khu vực mỏ Thỏ Trắng đã

21
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

xây được 03 giàn nhẹ (BK) và đã khoan 32 giếng khoan, trong đó


có 09 giếng thăm dò/thẩm lượng và 23 giếng khai thác.
Tài nguyên dầu khí
Theo báo cáo cập nhật tài nguyên trữ lượng dầu khí mỏ Thỏ
Trắng được thực hiện tại thời điểm 01.01.2018, dầu tại chỗ mức
2P khoảng gần 20 triệu tấn. Với kết quả của các giếng khoan mới,
Vietsovpetro đã chính xác hóa lại trữ lượng mỏ đến thời điểm
01.01.2022 [2] không có thay đổi lớn so với con số Báo cáo được
phê duyệt trước đây, sản lượng khai thác dầu cộng dồn của mỏ đạt
trên 1,5 triệu tấn; dầu khí đã, đang khai thác chiếm khoảng 60 %
tổng dầu thu hồi tiềm năng của mỏ.
1.2.4. Mỏ Cá Tầm
Mỏ Cá Tầm thuộc Lô 09-3/12, nằm cách công trình biển BK-14
của mỏ Bạch Hổ (Lô 09-1) khoảng 15 km về phía đông nam, cách
RP-2 mỏ Rồng khoảng 17 km về phía đông bắc; và cách thành
phố Vũng Tàu khoảng 150 km về phía đông nam (Hình 1.9).

Hình 1.9. Sơ đồ vị trí mỏ Cá Tầm

22
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Mỏ được phát hiện bởi giếng khoan CT-2X vào năm 2014,
với dòng dầu thương mại lưu lượng trên 250 m3/ngày trong lát cắt
trầm tích Oligocen D, làm tiền đề cho các giếng khoan thăm dò -
thẩm lượng tiếp theo trên diện tích phát hiện này. Mỏ được đưa
vào khai thác từ tháng 1/2019 tại giàn nhẹ CTC-1, các thân dầu
chủ yếu nằm trong lát cắt trầm tích Oligocen D và Miocen dưới.
Tài nguyên dầu khí
Theo báo cáo "Cập nhật trữ lượng dầu và khí hòa tan mỏ Cá
Tầm, Lô 09-3/12, bể trầm tích Cửu Long tại thời điểm
01.01.2020", dầu tại chỗ mức 2P gần 40 triệu tấn, cấp P3 chưa đưa
vào phát triển còn tương đối lớn, khoảng 100 triệu tấn.
Năm 2021, trên cơ sở kết quả thử vỉa của các giếng khoan
thăm dò (CT-7X) và khai thác mới, Vietsovpetro đã cập nhật tài
nguyên dầu khí mỏ Cá Tầm đến thời điểm 01.01.2022 [2]: dầu tại
chỗ mức 2P đạt khoảng trên 40 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu
cộng dồn đạt trên 1 triệu tấn; dầu tại chỗ ban đầu cấp P3 chưa đưa
vào phát triển ước đạt gần 80 triệu tấn. Theo số liệu thống kê, dầu
khí đã và đang khai thác chiếm dưới 10 % tổng dầu thu hồi tiềm
năng của cả mỏ.
Trên cơ sở chính xác hóa cấu trúc và đánh giá tiềm năng dầu
khí theo kết quả giếng khoan thăm dò - khai thác mới, cũng như
phân tích các nguyên nhân thành công, thất bại tại từng giếng
khoan, các bài học kinh nghiệm nhằm mục đích đưa ra các tiêu
chí thăm dò cho từng đối tượng cụ thể, đặc biệt liên quan đến
Oligocen D. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 8 khu vực tiềm năng
dầu khí còn lại trên diện tích Lô 09-3/12 với tổng tài nguyên dầu
khí tiềm năng (R1) tại thời điểm 01.01.2022 ước tính khoảng 190
triệu tấn dầu.

23
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

1.2.5. Mỏ Kình Ngư Trắng & Kình Ngư Trắng Nam


Đây là hai mỏ thuộc Lô 09-2/09. Lô có diện tích khoảng 992
km2, là phần hoàn trả của Lô 09-2 do Công ty Hoàn Vũ JOC thực
hiện vào cuối năm 2007, nằm cách Vũng Tàu khoảng 140 km về
phía đông nam; phía Bắc giáp mỏ Rạng Đông (Lô 15-2), phía Tây
giáp mỏ Bạch Hổ (Lô 09-1) và phía Đông Nam là đới nâng Côn
Sơn. Độ sâu nước biển trong lô khoảng 50 – 70 m (Hình 1.10).
Kình Ngư Trắng và Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) là hai
phát hiện dầu khí, được xác định từ năm 2010 tại các giếng khoan
thăm dò (KNT-1X/2X/3X) trên cấu tạo Kình Ngư Trắng và năm
2013 tại các giếng (KTN-1X/2X/3X/4X/5X) trên cấu tạo Kình
Ngư Trắng Nam.

Hình 1.10. Sơ đồ vị trí mỏ Kình Ngư Trắng và mỏ Kình Ngư


Trắng Nam
Mỏ KNT-KTN dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2024,
các thân dầu chủ yếu trong trầm tích Oligocen E1 (E70, E60) và
Móng nứt nẻ, các tầng sản phẩm này chiếm tỷ phần khoảng 80%
tổng dầu tại chỗ của toàn mỏ KNT và KTN.

24
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Tài nguyên dầu khí


Báo cáo cân đối tài nguyên trữ lượng dầu khí ban đầu đến
thời điểm 01.01.2022 [2] của Vietsovpetro ghi nhận dầu tại chỗ
của mỏ KNT và KTN mức 2P khoảng gần 45 triệu tấn dầu, trong
đó của mỏ KNT trên 20 triệu tấn và mỏ KTN gần 25 triệu tấn;
dầu tại chỗ ban đầu cấp P3 chưa đưa vào phát triển còn tương đối
lớn, ước đạt 35 triệu tấn.
Kết quả chính xác hóa cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng
Lô 09-2/09 ngoài KNT-KTN đã xác định được 9 cụm cấu tạo triển
vọng - tiềm năng trong bẫy cấu trúc và bẫy địa tầng với tổng tài
nguyên dầu khí tiềm năng được đánh giá khoảng 25 triệu tấn (Hình
1.11).

Hình 1.11. Sơ đồ Sơ đồ phân bố các cấu tạo tiềm năng


Lô 09-2/09
1.3. Tài nguyên dầu khí tiềm năng của các phát hiện và các
cấu tạo kế cận Lô 09-1
1.3.1. Các cấu tạo triển vọng Lô 16-1/15

25
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hợp đồng Phân chia sản phẩm dầu khí Lô 16-1/15 được ký
kết năm 2016 giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với Tổ
hợp nhà thầu Vietsovpetro, PVEP, Bitexco và Sovico, trong đó
Vietsovpetro được chỉ định là Người điều hành. Lô 16-1/15 với
diện tích 3117 km2, là phần hoàn trả của Công ty Hoàng Long
JOC tại Lô 16-1 (Hình 1.12).
Năm 2017, Vietsovpetro đã tiến hành tái xử lý ghép nối 04
diện tích khảo sát địa chấn 3D (năm 2000, 2004, 2006, 2011) trong
Lô 16-1/15 và minh giải toàn bộ tài liệu địa chấn 3D PrSTM và
PrSDM để khoanh định, đánh giá các cấu tạo triển vọng - tiềm
năng trong lô.
Năm 2018, Vietsovpetro khoan giếng 16-1/15-CV-1X trên
cấu tạo Cọp Vàng để thăm dò các đối tượng tiềm năng trong trầm
tích Miocen dưới, Oligocen C và Oligocen D nhưng đã không
nhận được dòng dầu thương mại.

Hình 1.12. Sơ đồ vị trí Lô 16-1/15


Giếng khoan thăm dò sau đó 16-1/15-SV-1X vào năm 2020
tại cấu tạo Sói Vàng đã cho dòng dầu khí tự phun trong trầm tích
Oligocen D, C và Miocen dưới. Việc phát hiện Sói Vàng với vỉa

26
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

chứa dầu khí trong Oligocen D là tiền đề để mở ra cơ hội khoan


thăm dò đối tượng ít được quan tâm trước đây ở khu vực Lô 16-
1/15 nói riêng và bể Cửu Long nói chung.
Năm 2022, để tiếp tục khẳng định tiềm năng dầu khí trong
lát cắt trầm tích Oligocen trên, đặc biệt là Oligocen D và Miocen
dưới và sớm đưa phát hiện Sói Vàng vào khai thác, Vietsovpetro
đã khoan giếng thăm dò - thẩm lượng SV-2X vào khu vực phía
Bắc của cấu tạo Sói Vàng.
Tài nguyên dầu khí tiềm năng
Báo cáo đánh giá tài nguyên dầu khí phát hiện Sói Vàng sau
kết quả khoan giếng SV-1X của Vietsovpetro đã ghi nhận dầu tại
chỗ: mức 2P đạt gần 6 triệu tấn, cấp P3 đạt khoảng 10 triệu tấn và
tài nguyên dầu khí tiềm năng ước đạt khoảng 7 triệu tấn. Như vậy,
tài nguyên dầu khí tiềm năng và tài nguyên dầu khí chưa đưa vào
tính toán để phát triển khu vực phát hiện Sói Vàng chiếm khoảng
74 % tổng tài nguyên dầu khí tiềm năng tại cấu tạo Sói Vàng.
Bảng 1.1. Kết quả đánh giá tài nguyên dầu khí tiềm năng
của các cấu tạo lân cận phát hiện Sói Vàng, Lô 16-1/15
(thời điểm 01.01.2022)
S Tiềm năng
Khu vực/
T Đối tượng dầu tại chỗ,
cấu tạo
T triệu tấn
Tê Giác Vàng Miocen dưới &
1 31
(TGV) Oligocen C
Voi Vàng Miocen dưới &
2 16
(VV) Oligocen (C + D)
Ba Vì - Ngựa Ô Oligocen (C + D)
3 20
(BV-NO-CC) & Oligocen E2
Miocen dưới &
4 Sói Xám (SX) 12
Oligocen C

27
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Voi Xám Miocen dưới &


5 15
(VX) Oligocen (C + D)
Tê Giác Đen Miocen dưới +
6 12
(TGĐ) Oligocen C
Miocen dưới &
7 Sói Đỏ (SĐ) 12
Oligocen C
Voi Trắng Miocen dưới +
8 2
(VT) Oligocen (C +D)
Cọp Vàng Miocen dưới &
9 3
(CV) Oligocen C
Tê Giác Hồng Miocen dưới &
10 11
(TGH) Oligocen C
Tổng dầu khí tiềm năng Lô 16-1/15 135
Báo cáo cân đối tài nguyên trữ lượng dầu khí đến thời điểm
01.01.2022 [2] của Vietsovpetro cho thấy, tài nguyên dầu khí tiềm
năng (R1) của các cấu tạo triển vọng trên toàn bộ diện tích Lô 16-
1/15 ước đạt khoàng 135 triệu tấn dầu (Bảng 1.1). Như vậy, cơ hội
thăm dò các khu vực khác ngoài phát hiện Sói Vàng còn rất lớn,
cần tập trung nghiên cứu nhằm lựa chọn cấu tạo có triển vọng dầu
khí với xác suất thành công cao nhất để triển khai công tác khoan
thăm dò tiếp theo.
1.3.2. Các cấu tạo triển vọng Lô 17
Lô 17 có diện tích 4558 km2, nằm cách mỏ Rồng của
Vietsovpetro khoảng 16 - 28 km về phía tây nam, có địa hình đáy
biển tương đối bằng phẳng, chiều sâu nước biển 25 - 93 m (Hình
1.13).
Tính đến năm 2006, trong khu vực Lô 17 đã thực hiện khảo
sát địa chấn 2D và 3D (năm 1995 và 2004), thi công và tổng kết
đánh giá sau khi thi công 7 giếng khoan tìm kiếm - thăm dò với
tổng số 20280 m khoan, trong đó có 148,8 m lấy mẫu lõi. Riêng
Vietsovpetro trong giai đoạn năm 1999 - 2006, đã khoan 01 giếng

28
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

khoan tìm kiếm (CC-1X) và 02 giếng khoan thăm dò (C-2X,


VT-2X), với tổng 8924 m khoan, trong đó có 60 m lấy mẫu lõi

Hình 1.13. Sơ đồ vị trí Lô 17, bể Cửu Long


Kết quả đánh giá tiềm năng dầu khí với các quan điểm về
đối tượng thăm dò và mức độ nghiên cứu chi tiết cho thấy, đây là
một lô có triển vọng. Bên cạnh đó, vị trí lô cách mỏ Rồng không
xa là điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với công trình hiện hữu
của Vietsovpetro trong trường hợp có phát hiện dầu khí. Do đó,
Vietsovpetro đã đề xuất và được Hai phía trong Liên doanh đồng
ý cho tham gia và đang đợi giấy phép đầu tư để chính thức đi vào
hoạt động dầu khí đối với lô này.
Tài nguyên dầu khí tiềm năng
Dựa trên việc tổng hợp và phân tích các tài liệu địa chất - địa
vật lý, kết quả thử vỉa thu được từ 07 giếng khoan tìm kiếm - thăm
dò, có thể đưa ra nhận định về tiềm năng dầu khí của Lô 17 chủ
yếu tập trung vào các bẫy cấu trúc (nội tầng), bẫy phi cấu trúc -
bẫy hỗn hợp và móng nứt nẻ, cụ thể như sau:
• Bẫy cấu trúc (nội tầng)

29
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Sau khi ra soát lại toàn bộ tài liệu địa chấn 3D trong khu vực
Lô 17 đã phát hiện một số cấu trúc nội tầng trong lát cắt trầm tích
Miocen dưới và Oligocen E2.
• Bẫy phi cấu trúc, bẫy hỗn hợp
Kết quả nghiên cứu, phân tích các thuộc tính địa chấn cho thấy
có khả năng tồn tại các bẫy phi cấu trúc, bẫy hỗn hợp ở các đối
tượng trầm tích trong Oligocen C, D và E2, liên quan đến khu vực
giếng khoan C-1X ở phía Tây Bắc của Lô (cấu tạo Sầu Riêng) và
giếng khoan C-2X, cũng như những dị thường địa chấn biên độ
rất lớn, có khả năng liên quan đến các thân cát dạng quạt ngầm
bồi tích (alluvial fan)...
• Đối tượng Móng
Kết quả khoan và thử vỉa giếng VT-1X, VT-2X đã khẳng
định sự tồn tại của đối tượng Móng nứt nẻ ở khu vực này. Theo
kết quả nghiên cứu thuộc tính Antracking, ban đầu đã xác định
được những khu vực có khả năng tồn tại hệ thống nứt nẻ trong
Móng ở cấu tạo Vải Thiều, có mật độ nứt nẻ tương đương với khu
vực giếng VT-1X (Hình.1.14).

Hình 1.14. Sơ đồ phân bố các cấu tạo Lô 17


30
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Dựa trên các đối tượng tiềm năng chính gồm các bẫy phi cấu
trúc, bẫy hỗn hợp và móng, đã tiến hành khoanh định các cấu tạo
tiềm năng và đánh giá tài nguyên dầu khí tiềm năng (R1), toàn bộ
Lô 17 đến thời điểm 01.01.2022 ước khoảng 85 triệu tấn dầu
(Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Kết quả đánh giá tài nguyên dầu khí các cấu tạo Lô 17
(thời điểm 01.01.2022)
Tiềm năng dầu
Khu vực/
TT Đối tượng tại chỗ, triệu
cấu tạo
tấn
Quạt ngầm (Alluvial
1 Block 1 53
fan)
2 Block 2 Miocen dưới -
3 Block 3 Oligocen C -
Móng (thân dầu 1) 1
4 Block 4 Móng (thân dầu 2) 28
Móng (thân dầu 3) 3
Tổng tài nguyên dầu khí tiềm năng Lô 17 85
1.3.3. Các cấu tạo Lô 09-2/10
Lô 09-2/10 nằm ở trung tâm bể Cửu Long, có diện tích 236
km , độ sâu nước biển 40 – 70 m, phía Đông giáp mỏ Rạng Đông
2

(Lô 15-2), phía Tây giáp mỏ Tê Giác Trắng (Lô 16-1) và Hải Sư
Trắng (Lô 15-2/05), phía Nam giáp mỏ Bạch Hổ (Lô 09-1 – đây
là điều kiện thuận lợi để kết nối mỏ trong trường hợp có phát hiện
dầu khí) và mỏ Cá Ngừ Vàng (Lô 09-2), phía Bắc giáp Lô 15-2/1
(Hình 1.15).
Trên diện tích Lô 09-2/10, đã khoan giếng thăm dò đầu tiên
HC-1X trên cấu tạo Hải Cẩu vào năm 2014, với mục đích thăm dò
bẫy cấu trúc trong đối tượng Miocene dưới và Oligocen C. Trong
quá trình thi công, giếng khoan đã gặp nhiều sự cố, phải khoan cắt

31
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

thân 03 lần; giếng khoan đạt độ sâu cuối cùng (TD) 3668 m trong
đối tượng Miocen dưới, chưa khoan vào đối tượng thiết kế
Oligocen C. Đối tượng Miocen dưới (BI.1) được mở ra trong
khoảng độ sâu từ 2325mss – TD nhưng không cho dòng dầu tự
nhiên khi tiến hành thử vỉa (DST).

Hình 1.15. Sơ đồ vị trí Lô 09-2/10


Tài nguyên dầu khí tiềm năng
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu địa
chất - địa vật lý, đánh giá hệ thống dầu khí, kết quả cập nhật minh
giải tài liệu địa chấn 3D sau khi khoan giếng HC-1X, phân tích
các yếu tố rủi ro địa chất, đã khoanh định được các cấu tạo triển
vọng còn lại trong Lô 09-2/10 (Hình 1.16) tại 3 khu vực tiềm năng
như sau: cụm cấu tạo Hải Cẩu (bao gồm Hải Cẩu, Hải Cẩu Đông,
Hải Cẩu Nam, Hải Cẩu Tây và Hải Cẩu Đông Nam); cấu tạo
Omega (phía Tây Lô 09-2/10) và bẫy Địa tầng (LG) nằm giữa cụm
cấu tạo Hải Cẩu và Omega.
Kết quả tính toán cho thấy tổng tài nguyên dầu khí tiềm năng
của các cấu tạo (R1) trong Lô 09-2/10 ước đạt 74 triệu tấn dầu
(Bảng 1.3).

32
Chương 1: Tài nguyên dầu khí Lô 09-1 & các khu vực lân cận

Hình 1.16. Sơ đồ phân bố các cấu tạo Lô 09-2/10


Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây, có thể
thấy rằng khu vực bẫy phi cấu trúc (LG) có tiềm năng dầu khí lớn
nhất trong Lô 09-2/10. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu chi tiết,
đánh giá và khoan tìm kiếm - thăm dò trên bẫy địa tầng này để có
những đánh giá sát thực hơn về tiềm năng dầu khí bẫy địa tầng
của Lô. Hơn nữa, bẫy địa tầng (LG) rất gần với khu vực đang khai
thác dầu khí của Vietsovpetro ở Lô 09-1 (cách giàn ThTC-1 mỏ
Thỏ Trắng khoảng 6 km), sẽ thuận lợi cho công tác phát triển mỏ
khi có phát hiện dầu khí.
Bảng 1.3. Kết quả đánh giá tài nguyên dầu khí các cấu tạo
Lô 09-2/10 (thời điểm 01.01.2022)
Tiềm năng
Khu vực/
STT Đối tượng dầu tại chỗ,
cấu tạo
triệu tấn
1 Hải Cẩu Oligocen C & Oligocen D 7
Miocen dưới (BI.1+BI.2)
Hải Cẩu
2 & Oligocen C & 6
Đông
Oligocen D
3 Hải Cẩu Tây Oligocen C 2
Hải Cẩu Miocen dưới (BI.1+BI.2)
4 3
Nam & Oligocen C

33
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Miocen dưới (BI.1) &


Hải Cẩu
5 Oligocen C & 3
Đông Nam
Oligocen D
Oligocen D &
6 Omega 12
Oligocen E
LG (Phi
7 Oligocen C 41
cấu trúc)
Tổng tài nguyên dầu khí tiềm năng
74
Lô 09-2/10

34
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Chương 2
KINH NGHIỆM & THÁCH THỨC
PHÁT TRIỂN CÁC MỎ NHỎ VÀ
MỎ CẬN BIÊN Ở THỀM LỤC
ĐỊA VIỆT NAM VIETSOVPETRO

2.1. Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng các mỏ dầu & khí ngoài
khơi Lô 09-1
Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro bắt đầu khai thác dầu khí
ở mỏ Bạch Hổ, thềm lục địa phía nam Việt Nam vào năm 1986.
Thiết kế và xây dựng mỏ Bạch Hổ ban đầu được viện nghiên cứu
dầu & khí Matxcơva (VNIPImorneftegas Moscow), Liên bang
Công hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết quy hoạch và phát triển. Theo
đó, tại mỏ Bạch Hổ xây dựng 10 giàn cố định (MSP), 01 giàn công
nghệ trung tâm (CTP) và 01 trạm rót dầu không bến (FSO). Trong
số 10 giàn MSP, 2 giàn (MSP-1 & MSP-2) xây dựng ở phía Nam,
còn lại 8 MSP khác xây dựng ở phía Bắc. Toàn bộ các công trình
này sẽ thực hiện đồng thời khai thác, thu gom và xử lý sản phẩm
giếng của mỏ. Kết nối các công trình nói trên với nhau bằng hệ
thống đường ống ngầm đặt dưới đáy biển, không được bọc cách
nhiệt với môi trường bên ngoài. Nghĩa là, thiết kế, xây dựng và
phát triển mỏ Bạch Hổ tương tự mô hình phát triển và xây dựng
mỏ dầu & khí ngoài khơi biển Caspi (16716), nước công hòa
Azerbaidjian (thuộc Liên xô cũ).
Phương án thiết kế, phát triển và xây dựng mỏ Bạch Hổ được
Vietsovpetro thay đổi kể từ năm 1989, sau khi dầu & khí được
phát hiện và khai thác ở tầng móng, có áp suất vỉa ban đầu rất lớn
(khoảng 400 bargs), lưu lượng dầu của từng giếng ở móng khoảng
hơn 1000 tấn/ngày, nhiệt độ miệng giếng lên đến hơn 100oC. Để
tận dụng nguồn năng lượng vỉa của giếng dầu trong thu gom và

35
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

xử lý và vận chuyển, Vietsovpetro đã thực hiện thay đổi cơ bản


khuynh hướng phát triển và xây dựng mỏ Bạch Hổ so với thiết kế
ban đầu, trong đó:
- Xây dựng các giàn công nghệ trung tâm (CTP) để thực hiện
thu gom và xử lý sản phẩm giếng theo mô hình tập trung;
- Xây dựng các giàn nhẹ (BK) chỉ để khai thác dầu & khí và
thực hiện thu gom, vận chuyển sản phẩm theo mô hình hỗn
hợp dầu & khí.
Như vậy, các giàn BK chỉ để thực hiện nhiệm vụ khai thác,
thu gom, xử lý sơ bộ và đo lưu lượng giếng. Sản phẩm khai thác
trên BK được vận chuyển đến giàn công nghệ trung tâm CTP theo
các đường ống ngầm kết nối. CTP thực hiện xử lý công nghệ tách
khí và nước tập trung đến dầu thương phẩm, sau đó vận chuyển
đến kho nỗi chứa xuất dầu (FSO) và xuất bán cho khách hàng.
2.1.1. Thiết kế và xây dựng giàn cố định MSP để khai thác dầu
& khí mỏ Bạch Hổ
Giàn MSP đặc trưng, được thiết kế và xây dựng ở mỏ Bạch
Hổ theo mô hình 16716, thể hiện như ở Hình 2.1, là một thành
phần cơ bản trong xây dựng mỏ Bạch Hổ, lắp đặt ngoài khơi, thềm
lục địa nam Việt Nam.

Hình 2.1. Mô hình đặc trưng của giàn cố định MSP


36
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Trên giàn MSP này được trang bị các thiết bị công nghệ cần
thiết nhằm thực hiện công tác khoan, khai thác, thu gom và vận
chuyển sản phẩm giếng đến các giàn công nghệ CTP để xử lý tiếp
theo. Kết cấu chính của giàn MSP bao gồm phần chân đế và
thượng tầng, trong đó:
• Phần chân đế, gồm 02 khối chân đế, nối với nhau qua
module chịu lực (sàn) và gia cố xuống đáy biển bằng các
cọc đóng. Chân đế được gia cố bằng 16 cọc chính đóng qua
các ống trụ và 32 cọc phụ;
• Kết cấu thượng tầng của MSP bao gồm các khối module
(BM) độc lập được đặt trên 02 tầng và chứa đầy đủ các thiết
bị công nghệ cần thiết, phục vụ khoan giếng và khai thác
dầu & khí. Kết cấu thượng tầng có các tổ hợp: khoan, vận
hành, năng lượng và khu nhà ở.
Về mặt kết cấu, BM là kết cấu không gian rỗng hình hộp, được
cấu tạo từ các giàn phẳng, làm từ ống thép (Ф299х12, 325х14,3
325х21,4), mặt sàn trên và dưới của BM là các tấm thép lá, được
hàn liên kết với các sườn - dầm có thiết diện hình chữ T và các
gân tăng cứng.
Kết cấu thượng tầng của MSP có chức năng vừa khoan vừa
vận hành tổ hợp khoảng 16 giếng bằng 01 trạm khoan. Tổ hợp
khoan và vận hành được tách ra theo các tầng khác nhau. Mỗi
MSP được trang bị 02 đuốc, lắp đặt ở mạn trái và phải của giàn,
cho phép hạn chế tác động nhiệt lên MSP bằng việc mở đuốc luân
phiên theo hướng gió thổi từ trong giàn ra. Tóm lại, thiết kế
thượng tầng của MSP xây dựng ở mỏ Bạch Hổ nhằm mục đích
khoan và khai thác dầu & khí, gồm các phần chính sau:
• Hệ thống tháp khoan giếng;
• Hệ thống phụ trợ phục vụ công tác khoan;
• Hệ thống đường ống thu gom sản phẩm giếng;
• 01 bình đo lưu lượng giếng và gọi dòng,
• 01 bình tách khí bậc 1 (NGS) công suất thiết kế khoảng
2400 tấn dầu/ngày;
37
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• 01 bình tách cấp 2 (BE) công suất 5000 tấn/ngày;


• 02 đuốc lắp đặt ở hai mạn của giàn, công suất tổng
khoảng 300 nghìn m3/ngày;
• Hệ thống cho khai thác dầu cơ học gaslift;
• Hệ thống phục vụ công tác tự độ hóa điều khiển;
• Hệ thống điện Diezen cung cấp điện cho giàn;
• Hệ thống an toàn;
• Khu nhà ở.
Các giếng sau khi hoàn thành khoan, được đưa vào khai thác
và vận hành. Sản phẩm giếng khi lên miệng sẽ đi vào hệ thống các
đường ống thu gom trên MSP và vào bình tách cấp 1 (NGS). Chất
lỏng ra khỏi NGS sẽ đi tiếp vào bình tách cấp 2 (BE) để tách khí
triệt để. Dầu đã tách khí sẽ được vận chuyển đến CTP/hoặc FSO
nhờ hệ thống máy bơm đặt trên MSP qua các tuyến đường ống kết
nối. Khí tách ra được chuyển đến hệ thống đuốc của MSP để đốt
(thời gian đầu khí đồng hành chưa được thu gom). Lưu lượng dầu
& khí khai thác của từng giếng trên các giàn MSP được xác định
bằng cách cho qua bình đo. Trên các MSP không trang bị hệ thống
công nghệ tách và xử lý nước đồng hành. Vì vậy, dầu tách khí sau
khi đến CTP hoặc FSO sẽ được gia nhiệt đến 60-65oC để xử lý
tách nước đến thương phẩm (hàm lượng nước không quá 0,5%),
sau đó chuyển đến các hầm hàng để lưu trữ. Nước tách ra được xử
lý đến hàm lượng hydrocacbon còn lại trong nước không quá 40
ppm, sau đó xả xuống biển. Khí dư tách ra từ dầu trong các hầm
công nghệ và hầm hàng trên FSO được thải vào không khí qua hệ
thống van thở. Dầu thương phẩm được xuất bán cho khách hàng
bằng phương pháp cặp mạn.
Hiện nay, ở mỏ Bạch Hổ đang vận hành các giàn cố định
MSP-3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, xây dựng ở phía bắc, 01 giàn MSP-1 ở
phía nam. Ở mỏ Rồng hiện đang vận hành 03 giàn cố định RP-1,
RP-2 và RP-3.

38
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

2.1.2. Thiết kế và xây dựng giàn công nghệ trung tâm (CTP) để
xử lý dầu & khí
Sau khi dầu và khí được phát hiện ở tầng móng, khu vực trung
tâm mỏ Bạch Hổ vào năm 1988 với nguồn năng lượng vỉa rất lớn
(áp suất vỉa của giếng lên đến hơn 400 bargs), lưu lượng dầu của
giếng rất cao, lên đến hơn 1000 tấn/ngày. Các giếng khoan vào
tầng móng ở mỏ này liên tục được triển khai thực hiện và đều cho
lưu lượng dầu & khí rất lớn. Kết quả đánh giá trữ lượng thu hồi
địa chất tại “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Bạch Hổ năm 1998”
cho thấy, tầng móng mỏ Bạch Hổ có trữ lượng thu hồi lên dầu lên
đến trên 500 triệu tấn. Để tổ chức hợp lý và nhanh tróng thực hiện
khai thác dầu & khí ở tầng móng có trữ lượng lớn này,
Vietsovpetro đã tiến hành xây dựng hàng loạt giàn BK, chỉ để thực
hiện khai thác dầu & khí. Bên cạnh đó, đã tiến hành thiết kế & xây
dựng các giàn công nghệ trung tâm CTP, thực hiện thu gom, xử
lý dầu, khí và nước đến từ các giàn nhẹ BK và các MSP.
Giàn công nghệ trung tâm thứ nhất (CTP-2)
Giàn công nghệ trung tâm thứ nhất của Vietsovpetro được xây
dựng năm 1989 trên cơ sở nền móng và chân đế cũ của giàn cố
định MSP-2 ở phía nam mỏ Bạch Hổ. Về sau, giàn này mang tên
giàn công nghệ trung tâm số 2 (CTP-2). Giàn công nghệ trung tâm
CTP-2 nằm trong tổ hợp công nghệ trung tâm số CTK-2, bao gồm
giàn công nghệ CTP-2, giàn nhẹ BK-2, hệ thống đuốc của CTP-2,
giàn bơm ép nước vỉa PPD-40000, giàn nén khí lớn CCP, giàn nhà
ở của cụm CCP-PPD-40000 và giàn ống đứng bloc CCP). Giàn
công nghệ CTP-2 xây dựng trên cơ sở chân đế của giàn MSP-2,
nhưng đã thay thế hàng loạt các trang thiết bị thượng tầng. Giàn
được kết nối với giàn nhẹ khai thác BK-2, giàn bơm ép nước vỉa
PPD-40.000,0 và giàn nén khí trung tâm CCP bằng hệ thống cầu
dẫn, các đường ống, như Hình 2.2.
Kết cấu thượng tầng giàn giàn trung tâm CTP-2, gồm:
• Dàn ống dứng (Riser Block) và hệ thống phân dòng;
39
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Block sàn đỡ trung gian, cầu dẫn kết nối và hệ thống


đường ống;
• Hệ thống xử lý dầu (gồm 3 đường công nghệ tách nước
và khí; Hệ thống bơm cao áp, bơm dầu đi FSO);
• Hệ thống xử lý khí cao áp;
• Hệ thống thu gom khí thấp áp;
• Hệ thống xử lý khí nhiên liệu cho máy phát điện trên
PPD-4000;
• Hệ thống đuốc cao áp và thấp áp;
• Hệ thống xử lý nước vỉa thải & xả xuống biển;
• Hệ thống bơm hóa phẩm;
• Hệ thống xả kín;
• Hệ thống xả hở;
• Hệ thống thu gom condensate;
• Hệ thống thu gom cặn, và thu gom dầu thải;
• Tổ hợp nhà ở.

Hình 2.2. Tổ hợp giàn công nghê trung tâm số 2 (CTP-2)


Giàn công nghệ trung tâm CTP-3
Ở những năm 2001-2003, sản lượng dầu khai thác dầu ở mỏ
Bạch Hổ đạt đỉnh (khoảng 12-13 triệu tấn/năm), nhằm chia sẽ

40
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

công suất xử lý dầu & khí cho giàn công nghệ CTP-2,
Vietsovpetro đã quyết định thiết kế và xây dựng giàn công nghệ
trung tâm số 3 (CTP-3), tương tự như giàn CTP-2, nhưng có công
suất xử lý nước lớn hơn. Giàn được đưa vào vận hành vào đầu
tháng 3 năm 2004.
Giàn công nghệ trung tâm CTP-3 về công dụng tương tự như
giàn CTP-2, nhưng theo thiết kế khác. Giàn CTP-3 nằm trong tổ
hợp công nghệ trung tâm CTK-3, bao gồm giàn công nghệ CTP-
3, hệ thống đuốc của CTP-3, giàn ép nước vỉa PPD-30000, giàn
nhà ở CTK-3 và hệ thống Riser Bloc CTK-3) (xem Hình 2.3).

Hình 2.3. Tổ hợp công nghệ trung tâm số 3 (CTP-3)


Kết cấu của giàn CTP-3, gồm các thành phần chính sau:
• Thượng tầng;
• Dầm chịu lực;
• Chân đế;
Kết cấu thượng tầng:
• Riser Block và hệ thống phân dòng;
• Cầu dẫn kết nối và hệ thống đường ống dẫn;
• Hệ thống xử lý dầu (gồm 3 đường công nghệ tách nước
và khí, hệ thống bơm cao áp, bơm dầu đi FSO);

41
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

•Hệ thống boiler gia nhiệt;


•Hệ thống xử lý thu gom khí cao áp;
•Hệ thống xử lý thu gom và nén khí thấp áp;
•Hệ thống đuốc cao áp và thấp áp;
•Hệ thống xử lý nước vỉa thải xả biển;
•Hệ thống bơm hóa phẩm;
•Hệ thống xả kín và hệ thống xả hở;
•Hệ thống thu gom condensate, hệ thống thu gom cặn và
dầu thải;
• Khu (giàn) nhà ở.
Như vậy, tại mỏ Bạch Hổ đã xây dựng & lắp đặt 02 giàn công
nghệ trung tâm CTP-2 & CTP-3, đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ
dầu, khí và nước khai thác ở mỏ Bạch Hổ và cho cả mỏ Rồng
(trong trường hợp cần thiết). Công suất xử lý chất lỏng của hai
giàn này lên đến 38.000,0 tấn/ngày (lớn nhất có thể đạt 45.800,0
tấn/ngày) và làm sạch nước đồng hành từ 20.000,0 tấn/ngày, (định
mức tối đa, đến 26.400,0 tấn/ngày).
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu xử lý chất lỏng của các giàn công nghệ
trung tâm ở mỏ Bạch Hổ
Công suất, tấn/ngày CTP-2 CTP-3 Tổng
Theo dầu:
- Định mức 15000 15000 30000
- Lớn nhất 20000 18000 38000
Theo chất lỏng:
- Định mức 19000 19000 38000
- Lớn nhất 23000 22800 45800
Theo nước:
- Định mức 8000 12000 20000
- Lớn nhất 12000 14400 26400

42
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Công suất thiết kế xử lý sản phẩm giếng trên các CTP ở mỏ


Bạch Hổ được thể hiện ở Bảng 2.1
Như đã trình bày ở trên, từ khi Vietsovpetro phát hiện dầu và
khí ở tầng móng năm 1988, nơi có trữ lượng và nguồn năng lượng
vỉa rất lớn, việc quy hoạch và xây dựng mỏ Bạch Hổ đã thay đổi
theo hướng: Thiết kế và xậy dựng giàn CTP để xử lý sản phẩm tập
trung và các giàn nhẹ BK để khai thác dầu & khí.
Sản phẩm khai thác trên các giàn BK được vận chuyển ở
dạng dầu & khí đến các giàn CTP qua các đường ống ngầm kết
nối từ BK đến CTP.
2.1.3. Thiết kế và xây dựng giàn nhẹ (BK) để khai thác dầu &
khí
Giàn BK là một loại giàn nhẹ thiết kế với kết cấu và thiết bị
đặt trên đó khá đơn giản. Giàn được thiết kế để khoan bằng tàu
khoan di động (jack-up rig) và chỉ thực hiện khai thác dầu & khí,
sau đó vận chuyển đến các giàn CTP để xử lý. Như vậy, các giàn
BK sẽ là một dạng giàn vệ tinh được xây dựng xung quanh các
giàn công nghệ trung tâm CTP. Thực chất nó chính là giàn đầu
giếng vệ tinh (WHP - sattlite wellhead platform) như ở mỏ dầu &
khí của các Công ty khai thác dầu khí các nước phương Tây. Là
loại giàn đơn giản, không có tháp khoan, chỉ có các đầu giếng khai
thác, công nghệ xử lý đơn giản, gồm hệ thống phụ trợ kiểm soát
hoạt động của giếng và đo lưu lượng sản phẩm. Theo thiết kế của
Viện nghiên cứu khoa học & thiết kế (NCKH & TK),
Vietsovpetro, để đáp ứng sản lượng khai thác dự kiến ở tầng móng
mỏ Bạch Hổ, giàn BK được thiết kế với số lượng khoảng 6 - 9
giếng, có thể đến 12 giếng. Công suất thu gom và xử lý sơ bộ trên
BK khoảng 6.000,0 tấn/ngày.
Kết cấu giàn BK gồm một khối chân đế (nặng khoảng 1050
tấn), hệ thống cọc (khoảng 1100 tấn), khối thượng tầng (khoảng
1200 tấn), cần xả khí (khoảng 26 tấn) và sân bay trực thăng

43
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

(khoảng 90 tấn). Hình 2.4 là dạng BK đặc trưng được Liên doanh
Việt Nga Vietsovpetro thiết kế và xây dựng để khai thác dầu &
khí ở tầng móng mỏ Bạch Hổ.

Hình 2.4. Mô hình cơ bản của loại giàn nhẹ (BK)


Trên khối thượng tầng của giàn BK được trang bị một số hệ
thống chính sau đây:
• Thiết bị đầu giếng, hệ thống điều khiển đầu giếng
(wellhead control panel);
• Cụm van thu gom dầu & khí từ các giếng;
• Hệ thống phân phối khí gaslift, nước ép vỉa PPD;
• Bình tách dầu, khí sơ bộ;
• Hệ thống đo dầu, khí;
• Khu vực riser để vận chuyển, trung chuyển dầu khí,
gaslift, nước ép vỉa PPD;
• Hệ thống điều khiển, điện;
• Hệ thống cứu hỏa, thiết bị cứu sinh;
• Shelter nhà ở và các hệ thống phụ trợ có thể phục vụ
cho 8 người ở tạm thời trên giàn.
Sau một thời gian vận hành các giàn BK ở mỏ Bạch Hổ, do
lưu lượng sản phẩm khai thác từ tầng móng quá lớn, quá trình vận
chuyển đến CTP, khí đồng hành tách ra nhiều, tạo nên những nút
khí và dầu riêng biệt trong đường ống, sảy ra hiện tượng sung động
44
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

lưu lượng và áp suất trong hệ thống thu gom và xử lý từ BK đến


CTP. Hiện tượng này, làm phức tạp hệ thống điều khiển trên CTP.
Để hạn chế vấn đề sung lượng về lưu lượng và áp suất này, tối ưu
dòng chảy trong hệ thống đường ống vận chuyển dầu & khí,
Vietsovpetro đã nghiên cứu lắp đặt thêm bộ thiết bị tách khí sơ bộ
(UPOG) trên các giàn nhẹ BK. Như vậy, việc thiết kế, xây dựng
và phát triển các giàn BK ở mỏ Bạch Hổ có lắp đặt thêm thiết bị
tách khí UPOG đã tạo điều kiện để Vietsovpetro thực hiện công
nghệ vận chuyển dầu bão hòa khí bằng đường ống ngầm từ BK
đến CTP nhờ nguồn năng lượng vỉa của giếng dầu tầng móng.
Đồng thời giảm được áp suất vận chuyển trong hệ thống thu gom.
Khí tách ra từ UPOG trên các BK được thu gom theo theo đường
ống riêng biệt khác và chuyển đến hệ thống thu gom khí của mỏ.
Với việc thiết kế xây dựng hệ thống các BK ở khu vực tầng
móng mỏ Bạch Hổ, sau này ở mỏ Rồng, mỏ nhỏ và các mỏ cận
biên, đã mang lại hiệu quả rất lớn cho việc phát triển các mỏ dầu
& khí của Vietsovpetro, ở ngoài khơi Lô 09-1, thềm lục địa phía
nam Việt Nam.
• Từ năm 1991 đến 1996 Vietsovpetro đã xây dựng 05 BK
tại khu vực phía Nam mỏ Bạch Hổ (BK-1, BK-3, BK-4,
BK-5, BK-6 và BK-8) và 02 BK tại mỏ Rồng (BK-RC1,
BK-RC2). Các giàn BK ở giai đoạn này, được thiết kế với
6 hoặc 9 lỗ giếng khoan và công suất thiết kế khoảng 6000
tấn lỏng/ngày;
• Từ năm 1997 đến 2012 đã xây dựng 03 BK ( BK-9, BK-
14, BK-15) ở mỏ Bạch Hổ và 04 BK ở mỏ Rồng (RC-4,
RC-5, RC-6, RC-7). Các giàn BK ở giai đoạn này được
thiết kế dạng điển hình với 12 lỗ giếng khoan và công suất
khoảng 6000 tấn lỏng/ngày;
• Từ năm 2013 đến nay, xây dựng các giàn BK-16, BK-17,
BK-19, BK-20 và BK-21 tại mỏ Bạch Hổ và BK RC-9, RC-
8 ở mỏ Rồng.

45
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Việc tập trung thiết kế, xây dựng các BK ở mỏ Bạch Hổ và


Rồng từ sau 1988 đã đáp ứng nhu cầu đưa vào khai thác sớm/kịp
thời các phát hiện dầu khí ở các mỏ tại Lô 09-1, góp phần duy trì
sản lượng khai thác dầu & khí cho Lô 09-1. Bên cạnh đó, từ năm
2008 đến nay, Vietsovpetro còn tập trung đưa các phát hiện dầu
khí mới ở lân cận Lô 09-1 vào khai thác, bằng cách kết nối với mỏ
Bạch Hổ và Rồng, với mục đích sử dụng cơ sở hạ tầng dư thừa tại
mỏ này. Ở các mỏ kết nối, đã thực hiện chỉ xây dựng các giàn nhẹ
BK để thực hiện khai thác dầu & khí. Sản phẩm của chúng được
vận chuyển đến các MSP/CTP ở mỏ Bạch Hổ hoặc Rồng để xử lý
chung với dầu & khí khai thác tại đây.
Kết quả thực tế cho thấy, từ năm 2008 đến nay, Vietsovpetro
đã đưa vào khai thác và vận hành 05 mỏ dầu & khí nhỏ, cận biên
Lô 09-1. Đó là mỏ Cá Ngừ vàng, mỏ hợp nhất Nam Rồng Đồi
Mồi, mỏ Gấu trắng, Thỏ trắng và mỏ Cá Tầm, kết nối với mỏ Bạch
Hổ và Rồng. Trong đó, tại mỏ Cá Ngừ Vàng đã xây dựng 01 giàn
BK-CNV kết nối với CTP-3 mỏ Bạch Hổ, mỏ Nam Rồng Đồi Mồi
xây dựng 02 BK (RC-4 & RC-ĐM) kết nối RP-1 mỏ Rồng, mỏ
Gấu trắng xây dựng 01 BK-GTr kết nối với CTP-3, mỏ Thỏ trắng
xây dựng 03 BK (ThTr-1, ThTr-2 & ThTr-3) kết nối với MSP-6
& MSP-8 và mỏ Cá tầm xây dựng 02 BK (CT-1 & CT-2) kết nối
với RP-2 mỏ Rồng. Hiện nay, các mỏ này đang vận hành hiệu quả.
Theo các kết quả tìm kiếm, thăm dò ở những năm gần đây
(mục 1.3, chương 1), phần lớn các phát hiện dầu & khí lân cận Lô
09-1 có trữ lượng thu hồi dầu & khí khá nhỏ, thậm chí rất nhỏ, cấu
tạo địa chất phức tạp, phân bố rời rạc. Việc đưa các phát hiện này
vào phát triển mang đến nhiều thách thức trong công tác thiết kế,
xây dựng các công trình và vận hành mỏ. Như đã trình bày, các
mỏ dầu khí có trữ lượng thu hồi nhỏ, thời gian khai thác, thường
sẽ ngắn, lưu lượng dầu & khí thấp. Hơn nữa, kết quả thử nghiệm
dầu & khí trong quá trình thử vỉa, cho thấy, dầu khai thác ở các
mỏ này là dầu nhiều paraffin, độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao,

46
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

nhiệt độ dầu & khí lên khỏi miệng giếng thấp (dao động ở mức
45-55oC). Vì vậy, để có thể đưa các phát hiện này vào phát triển,
công tác thiết kế và xây dựng các công trình khai thác ở các mỏ
này, cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu, như đảm bảo chi phí đầu tư
thấp nhất, thời gian hoàn vốn nhanh. Bên cạnh đó, công tác vận
hành mỏ rất phức tạp, (do lưu lượng sản phẩm rất thấp), đường
ống vận chuyển sản phẩm đến trung tâm xử lý (các mỏ Bạch Hổ
và Rồng của Vietsovpetro) dài. Vấn đề lắng đọng và xử lý các chất
lắng đọng bên trong hệ thống đường ống vận chuyển sản phẩm
giếng và bên trong hệ thống công nghệ xử lý dầu & khí cũng cần
được nghiên cứu rất cụ thể & chi tiết trước khi tổ chức thực hiện
công tác phát triển mỏ.
2.2. Kinh nghiệm khai thác và vận hành các mỏ dầu & khí
nhỏ, cận biên tại thềm lục điạ, nam Việt nam
2.2.1. Kinh nghiệm khai thác dầu & khí các mỏ nhỏ, cận biên
Như đã trình bày, các mỏ dầu khí có trữ lượng thu hồi nhỏ và
rất nhỏ, thường có lưu lượng giếng thấp, nguồn năng lượng và
nhiệt độ vỉa không cao. Vì vậy, ngay từ khi giếng bắt đầu đưa vào
khai thác đã phải sử dụng phương pháp khai thác bằng cơ học
gaslift để tăng tốc độ dòng sản phẩm của giếng. Bên cạnh đó, các
mỏ nhỏ, cận biên Lô 09-1 của Vietsovpetro đã trình bày ở chương
1 của tài liệu này, có địa chất khá phức tạp. Trong cùng một mỏ
có rất nhiều cấu tạo, phân bố rời rạc và cách xa nhau. Chính vì
vậy, khi tiến hành biện luận lựa chọn phương pháp khai thác ở các
giếng dầu & khí của các loại mỏ này, thường phải chú ý đến một
số vấn đề sau:
• Kinh nghiệm áp dụng các phương pháp khai thác cơ học
khác nhau đối với các điều kiện địa chất-kỹ thuật cho nhiều
khu vực của mỏ;
• Dự báo có biện luận của động thái áp suất vỉa và độ ngập
nước của sản phẩm;

47
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Khả năng triển khai các phương án thiết kế trong xây dựng
mỏ dầu và khí;
• Dự báo công suất năng lượng cần thiết phục vụ cho khai
thác cơ học.
Khai thác ở mỏ Bạch Hổ, thời gian đầu sử dụng phương pháp
khai thác tự phun. Để tăng cường khả năng khai thác dầu và khí,
từ năm 1997, Vietsovpetro đã thử nghiệm nhiều phương pháp khai
thác cơ học. Kết quả thử nghiệm và thực tế vận hành ở các mỏ
Bạch Hổ, Rồng đã khẳng định phương pháp khai thác cơ học
gaslift là phương pháp phù hợp với điều kiện khai thác dầu khí
trên biển tại các mỏ ở Lô 09-1 của Vietsovpetro và mang lại hiệu
quả cao nhất. Quá trình khai thác các mỏ dầu khí, ở Lô 09-1 của
Vietsovpetro cho thấy, tất cả các giếng khai thác tự phun khi xuất
hiện sự suy giảm của áp suất vỉa cũng như gia tăng độ ngậm nước
trong sản phẩm khai thác sẽ dẫn đến, giếng ngừng tự phun, hoặc
lưu lượng khai thác giảm mạnh, thì cần xem xét để chuyển sang
khai thác gaslift. Cùng với sự gia tăng quỹ giếng khai thác bằng
gaslift, tỷ trọng dầu & khí khai thác bằng phương pháp gaslift ở
Vietsovpetro ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng sản
lượng khai thác dầu & khí. Đến nay, hầu hết các giếng khai thác
dầu & khí ở các mỏ của Vietsovpetro đã chuyển sang chế độ khai
thác bằng phương pháp cơ học gaslift. Dưới đây, là một số đặc
điểm khai thác dầu & khí bằng phương pháp gaslift, trên cơ sở
kinh nghiệm vận hành ở các mỏ Bạch Hổ và Rồng của
Vietsvpetro.
• Trang bị hệ thống thiết bị gaslift bề mặt
Khí gaslift từ giàn công nghệ trung tâm CTP, được chuyển
đến các giàn MSP hoặc BK và đến các giếng khai thác sản phẩm
với áp suất khoảng 100 atm. Trên các giàn MSP/BK có trang bị
hệ thống đo lưu lượng khí, cụm phân chia dòng đến các giếng cụ
thể. Tùy theo từng giếng, mà lưu lượng khí gaslift được phân bổ
cho mục đích khai thác. Hình 2.5 là sơ đồ nguyên tắc thiết bị công
nghệ gaslift bề mặt của một BK đặc trưng.

48
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 2.5. Hệ thống thiết bị công nghệ gaslift trên giàn


• Trang bị cấu trúc lòng giếng khai thác bằng phương pháp
cơ học gaslift.
Thiết bị trong lòng giếng khai thác bằng gaslift gần giống
với bộ thiết bị lòng giếng của các giếng khai thác tự phun.
Thành phần chính trong bộ
thiết bị lòng giếng đối với các
giếng khai thác bằng gaslift là hệ
thống túi chứa (mandrel) và van
gaslift (xem Hình 2.6). Ngoài ra,
trong quá trình thiết kế hệ thống
thiết bị lòng giếng và tính toán độ
sâu lắp đặt các mandrel gaslift
cần tính đến yếu tố suy giảm năng
lượng vỉa và lưu lượng khai thác
dầu & khí. Vì vậy, trong sơ đồ
TBLG đã có trang bị thêm các
mandrel gaslift dự phòng nhằm
mục đích hạ độ sâu điểm bơm ép
khí để tăng lưu lượng khai thác Hình 2.6. Cấu trúc lòng
dầu & khí sau này, khi áp suất vỉa giếng khai thác bằng
còn suy giảm trong quá trình khai gaslift tại Vietsovpetro.
thác mỏ.

49
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Sử dụng khai thác gaslift kết hợp bơm ly tâm điện ngầm
Ý tưởng về giải pháp công nghệ-kỹ thuật kết hợp hai phương
pháp khai thác cơ học là gaslift và máy bơm điện ly tâm ngầm
(gaslift-máy bơm) trong quá trình khai thác dầu đã được đề xuất
từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỹ trước.
Giải pháp “gaslift-máy bơm” cho phép thực hiện một cách dễ
dàng quá trình tối ưu hóa hệ thống khai thác dầu. Hệ thống gaslift
trong giải pháp “gaslift-máy bơm” được xem như là hệ thống dự
phòng trong trường hợp hệ thống máy bơm bị hỏng. Ngoài ra, hệ
thống gaslift còn dùng để gọi dòng và ổn định lưu lượng khai thác
đối với các giếng có tỷ suất khí - dầu cao, hay trong trường hợp
sản phẩm khai thác có chứa cát.
Một ưu điểm khác của giải pháp “gaslift-máy bơm” là sử dụng
đồng thời hai phương pháp khai thác cơ học để khai thác dầu &
khí trong cùng một giếng. Máy bơm ngầm được thả vào giếng
nhằm mục đích kéo dài khả năng và tăng hiệu quả làm việc của hệ
thống gaslift, vì máy bơm lúc này đóng vai trò làm tăng cột áp
động. Điều này làm tăng đáng kể hiệu quả làm việc của hệ thống
gaslift do tăng độ ngập chìm tương đối của cột ống khai thác. Mặt
khác, do phối hợp với gaslift nên công suất cần thiết cho máy bơm
giảm đáng kể. Điều này kéo theo việc giảm kích thước và chiều
dài của tổ hợp máy bơm. Hệ thống điều khiển trên mặt đất đối với
“gaslift-máy bơm” hoàn toàn giống như đối với trường hợp áp
dụng riêng biệt các giải pháp.
Giải pháp kết hợp “gaslift-máy bơm” có thể áp dụng trong các
điều kiện khai thác khác nhau: hệ số sản phẩm và áp suất vỉa cao;
hệ số sản phẩm cao nhưng áp suất vỉa thấp hay ngược lại. Riêng
đối với trường hợp cả hệ số sản phẩm và áp suất vỉa đều thấp thì
hiệu quả áp dụng giải pháp này rất thấp, thậm chí hầu như không
kinh tế. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh rằng, việc áp dụng
giải pháp kết hợp "gaslift - máy bơm” phụ thuộc rất nhiều vào đặc
tính khai thác của vỉa sản phẩm và giếng, chi phí và thời gian thay
máy bơm cao. Việc thả máy bơm vào các giếng đang khai thác
bằng gaslift nhằm mục đích tăng sản lượng và áp suất đáy đem lại
50
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

hiệu quả chỉ trong trường hợp độ ngậm nước tăng, áp suất vỉa giảm
và chi phí để trang bị thêm hay tăng công suất hệ thống máy nén
khí hiện có quá cao.
• Sử dụng gaslift chu kỳ:
Quá trình sử dụng phương pháp khai thác dầu bằng gaslift ở
mỏ Bạch Hổ cho thấy, các thân dầu chính được khai thác gaslift
là Oligoxen, Mioxen và tầng Móng. Khoảng dao động của áp suất
vỉa, hệ số sản phẩm, các đặc tính vật lý của sản phẩm các giếng
khai thác (áp suất bão hòa, hàm lượng paraffin) rất lớn. Khí nén
bơm vào giếng được thực hiện bởi trạm nén khí với áp suất trong
hệ thống là 100 atm. Mỏ được khai thác chủ yếu bằng công nghệ
gaslift liên tục với hệ thống điều khiển lưu lượng khí SCADA.
Chế độ khai thác trung bình của các giếng gaslift đặc trưng bởi
các chỉ số sản lượng dầu xấp xỉ 25 tấn/ngày, độ ngập nước - 39%,
yếu tố khí cho một tấn sản phẩm khoảng 200m3/tấn. Hơn nữa, các
giếng của mỏ khai thác bằng gaslift có sản lượng thường thấp, việc
khai thác bằng gaslift liên tục đặc trưng bởi chi phí khí lớn, áp suất
vỉa thấp, dòng khí-lỏng dao động lớn, nhiệt độ sản phẩm tại miệng
giếng thấp, dẫn đến lắng đọng parafin trên thành ống nâng cao.
Hiệu quả khai thác thấp của giếng là do hiện tượng trượt khí qua
nút lỏng và tổn hao áp suất khi hỗn hợp khí - dầu chuyển động
trong ống khai thác. Trong thực tế, công nghiệp khai thác dầu &
khí, người ta áp dụng hai biện pháp tăng hiệu quả khai thác của
các giếng gaslift: một là thay đổi cấu trúc ống khai thác; hai là lựa
chọn giá trị tối ưu cho đường kính ống khai thác, độ sâu đặt van
làm việc, hoàn thiện cấu trúc van và phương pháp gaslift chu kì.
Gaslift chu kì là công nghệ có nhiều triển vọng. Trong những
năm gần đây, công nghệ khai thác dầu & khí bằng gaslift chu kỳ
đã được áp dụng tại mỏ Bạch Hổ. Để thực hiện điều này, van
gaslift điều khiển chu kỳ đã được lắp đặt để điều khiển việc cấp
khí vào ống khai thác. Van làm việc (đóng, mở) theo tác động của
áp suất khí nén và nút chất lỏng được đẩy lên khỏi miệng giếng.
Cột chất lỏng với áp suất cao, nhiệt độ lớn có tác dụng ngăn ngừa
sự lắng đọng parafin bên trong thành ống khai thác.

51
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Để có thể áp dụng một cách hiệu quả công nghệ gaslift chu kì,
ngoài kỹ thuật tính toán, còn phải kết hợp với công nghệ và thiết
bị để xác định tổ hợp hợp lí các yếu tố, như thiết bị lòng giếng
(cấu thành, đặc tính), chế độ khai thác, v, v...
Sử dụng công nghệ tự động hóa để nâng cao hiệu quả khai
thác cơ học gaslift.
Để đáp ứng những đòi hỏi về mặt kinh tế, nâng cao lợi nhuận,
không những cần điều chỉnh nhân lực, giảm chi phí sản xuất, mà
còn phải tối ưu hóa các quá trình sản xuất. Một giải pháp cho vấn
đề trên, là kỹ thuật điều khiển tự động hóa. Ứng dụng kỹ thuật tự
động vào hệ thống gaslift là một ví dụ điển hình (xem Hình 2.7).
Hệ thống này bao gồm những phần chính sau:
• Giếng gaslift;
• Hệ thống khí nén;
• Hệ thống thu gom và thử giếng;
• Cảm biến áp suất/nhiệt độ và thiết bị điều khiển cục bộ;
• Trạm điều khiển trung tâm.
Giếng gaslift được trang
bị các cảm biến đo áp suất
và nhiệt độ trước, sau côn
khai thác. Trên đường khí
nén vào giếng cũng có các
cảm biến đo áp suất/nhiệt
độ. Nếu yêu cầu theo dõi
và điều khiển ở một mức
độ cao hơn, thì lắp đặt bổ
sung các bộ cảm biến đo
áp suất/nhiệt độ ở đáy Hình 2.7 Hệ thống gas lift tự động
giếng gaslift.
Các bộ cảm biến này sẽ ghi nhận và truyền tín hiệu liên tục
về hệ thống thiết bị điều khiển trên giàn. Thiết bị điều khiển sẽ
tính toán và phản hồi sau khi so sánh giá trị thực tế và giá trị được

52
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

cài đặt từ trạm điều khiển trung tâm. Toàn bộ quá trình phản hồi
và ghi nhận của hệ thống gaslift nhằm mục đích thực hiện những
nhiệm vụ sau:
• Kiểm soát, theo dõi giếng và cụm giếng một cách liên tục;
• Thực hiện những lệnh điều khiển được truyền từ trạm điều
khiển trung tâm hoặc đã được cài đặt trước;
• Lưu trữ những thông số làm việc của hệ thống gaslift;
• Thực hiện các lệnh truy, xuất dữ liệu dưới dạng văn bản
hay đồ thị;
• Phát và truyền các tín hiệu báo động có liên quan đến hệ
thống gaslift.
Tuy chi phí đầu tư cho một hệ thống gaslift tự động là tương
đối cao, nhưng lợi ích mà hệ thống này mang lại là rất lớn, nó sẽ
cho phép:
• Cải thiện đáng kể lưu lượng khai thác của giếng gaslift từ
5% đến 10%;
• Nâng cao hiệu quả nâng sản phẩm giếng, duy trì hoặc giảm
lưu lượng khí nén;
• Có khả năng theo dõi bao quát cả hệ thống gaslift;
• Có thể tác động đến hệ thống (đóng/mở van, khởi
động/dừng thiết bị) một cách tự động, nhanh và an toàn;
• Hạn chế rủi ro cho người do giảm tần suất xuất hiện của
thợ khai thác ở vị trí giếng;
• Kéo dài tuổi thọ của van gas lift, tiết kiệm chi phí thay thế
sửa chữa van gaslift.
2.2.2. Kinh nghiệm trong thiết kế, thu gom và vận chuyển sản
phẩm giếng các mỏ nhỏ, mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam
Ở thềm lục điạ Việt nam, hiện đã có hai phương án chính để
xây dựng & phát triển các mỏ dầu khí cò trữ lượng nhỏ, cận biên
được sử dụng:
• Phương án phát triển độc lập (stand-alone);
• Phương án kết nối với với mỏ dầu khí cận biên có cơ sơ
hạ tầng đầy đủ (tie-in);

53
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Đối với phương án phát triển các mỏ dầu & khí độc lập: tại
mỏ đòi hỏi phải thiết kế và xây dựng đầy đủ các công trình chức
năng phục vụ khai thác, xử lý và tàng chứa dầu & khí, bao gồm:
xây dựng giàn công nghệ xử lý sản phẩm, giàn đầu giếng/hoặc đầu
giếng ngầm, hệ thống đường ống dẫn dầu & khí, cáp ngầm, các hệ
thống thiết bị phụ trợ và trạm tàng chứa sản phẩm. Theo phương
án phát triển này, thì dầu & khí khai thác được thu gom, xử lý đến
thương phẩm, tàng chứa và xuất bán cho khách hàng tại mỏ, nhờ
có đầy đủ các công trình dầu khí xây dựng tại các mỏ. Hiện nay,
Tập đoàn dầu khí Việt nam đã có 03 mỏ vừa/nhỏ đang phát triển
theo phương án độc lập, đó là mỏ Đại Hùng nằm ở Lô 05-1a, thuộc
bể Nam Côn Sơn và 02 mỏ Thăng Long & Đông Đô thuộc Lô 01
& 02/97, bể Cửu Long, thềm lục địa Nam Việt Nam.
Phương án phát triển mỏ kết nối, thì sản phẩm khai thác từ mỏ
nhỏ, cận biên sẽ được thu gom và vận chuyển đến mỏ dầu kết nối,
ở lân cận đang vận hành có dư/thừa công suất thu gom, xử lý và
tàng chứa bằng các tuyến đường ống ngầm. Các hệ thống phụ trợ,
như gaslift gas, nước ép vỉa, điện năng được cung cấp từ mỏ dầu
kết nối hiện hữu, thông qua hệ thống đường ống và cáp điện ngầm
kết nối. Phương án phát triển kiểu này yêu cầu chỉ xây dựng các
hạng mục công trình phục vụ khai thác (giàn nhẹ/đầu giếng hay
các giếng ngầm), hệ thống đường ống và cáp ngầm kết nối từ mỏ
nhỏ, cận biên đến mỏ hiện hữu. Không cần xây dựng các giàn
trung tâm xử lý, các giàn cung cấp hệ thống phụ trợ (gaslift gas,
injection water, power generation) và hề thống tàng chứa (FSO,
FPSO). Tuy nhiên, phương án này chỉ có thể áp dụng cho các mỏ
nằm gần các mỏ dầu đang vận hành có dư thừa công suất xử lý,
như mỏ Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro, ở Lô 09-1, hay mỏ
Tê giác trắng của Hoàn Long Hoàn Vũ JOC, Lô 16-1. Nếu ở vị trí
quá xa, việc áp dụng phương án kết nối mỏ sẽ gặp nhiều khó khăn
trong thug om và vận chuyển sản phẩm bằng đường ống. Trường
hợp này, cần có giải pháp đặc biệt để thu gom và vận chuyển sản
phẩm đến được mỏ kết nối.

54
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Thường thì các mỏ nhỏ, mỏ cận biên có trữ lượng thu hồi dầu
khí nhỏ, thời gian khai thác khá ngắn, khoảng trên dưới 10 năm,
sẽ phù hợp với phương án phát triển mỏ bằng cách kết nối với mỏ
hiện hữu đang hoạt động. Thực tế cho thấy, phương án phát triển
mỏ dầu & khí bằng cách kết nối với mỏ dầu hiện hữu là phương
án mang lại hiệu quả nhất trong việc phát triển các mỏ có trữ lượng
thu hồi dầu khí nhỏ và mỏ cận biên. Phương án phát triển này đã
và đang được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong khu vực,
cũng như tại thềm lục địa phía nam Việt Nam, đặc biệt, đã rất
thành công tại Lô 09-1 của Vietsovpetro. Đến nay, đã có các mỏ,
như Cá Ngừ vàng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Gấu Trắng, Thỏ trắng
và Cá Tầm, kết nối với các mỏ Bạch Hổ và Rồng ở Lô 09-1. Hay
như tại Lô 16-1, các mỏ Hải Sư Trắng, Hải Sư Đen của Công ty
điều hành khai thác dầu khí Thăng Long kết nối với mỏ Tế giác
trắng (TGT) của Công ty điều hành khai thác dầu khí Hoàng Long
Hoàn Vũ JOC. Dưới đây, là một số khinh nghiệm trong phát triển
các mỏ dầu khí có trữ lượng thu hồi dầu khí nhỏ và mỏ cận biên,
hiện đang vận hành hiệu quả ở thềm lục địa phía nam Việt nam.
1. Mỏ Đại Hùng
Mỏ Đại Hùng nằm ở Lô 05-1a, thuộc bể Nam Côn Sơn có
độ sâu mực nước biển khoảng 110 m, được Công ty dầu khí
ExxonMobil (Hoa Kỳ) phát hiện từ trước năm 1975. Đến năm
1993, tổ hợp các nhà thầu quốc tế do Công ty dầu khí BHPP
(Australia) được giao điều hành để thăm dò, thẩm lượng và phát
triển sớm. Mỏ Đại Hùng là mỏ dầu khí nhỏ, có điều kiện địa chất
khá phức tạp, bị chia cắt thành nhiều khối độc lập, nằm ở vị trí
biển có độ sâu lớn, hàng năm chịu ảnh hưởng mạnh của dòng
chảy ngầm. Trong những năm đầu khai thác, sản lượng suy giảm
rất nhanh so với dự kiến. Trong khi đó, vào đầu thập niên 90 của
thế kỷ trước, giá dầu xuống rất thấp, kết quả là lần lượt các nhà
đầu tư, như Total (Pháp), BHPP (Australia), Petronas Carigali
(Malaysia) rồi Đai Hung Oil Development (Sumitomo - Nhật)
rút lui. Đề án phát triển mỏ Đại Hùng được chuyển giao cho Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Năm 1999,

55
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Petrovietnam giao mỏ Đại Hùng cho Liên doanh Việt - Nga


“Vietsovpetro” điều hành. Tuy nhiên, đến năm 2003 đối tác
Zarubezhneft (Liên Bang Nga) quyết định rút khỏi đề án và
Petrovietnam quyết định chuyển giao quyền điều hành đề án phát
triển mỏ Đại Hùng cho Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu
khí (PVEP) từ tháng 10/2003. Kể từ khi tiếp nhận, bằng nhiều
giải pháp khoa học kỹ thuật trong công tác đánh giá trữ lượng,
xây dựng phát triển, khai thác và vận hành, PVEP đã vận hành
mỏ Đại Hùng hiệu quả cho đến nay.
Mỏ Đại Hùng là loại mỏ nhỏ, phát triển theo phương án độc
lập, thiết kế và xây dựng mỏ này, gồm các đầu giếng ngầm
(subsea wellheads), giàn WHP-DH2, giàn FPU-DH1, trạm xử lý,
chứa dầu FSO và hệ thống đường ống nội mỏ. Giàn FPU-DH1
(Floating Production Unit) là giàn xử lý dầu & khí (support
production platform) được cải hoán từ giàn khoan cũ dạng nửa
nổi nửa chìm (semi-submersible), đóng từ năm 1974 và đã từng
hoạt động ở vùng biển Bắc thuộc Vương Quốc Anh. Dầu sau khi
xử lý trên giàn FPU-DH1 được bơm đến tàu chứa dầu FSO bên
cạnh. Khí đồng hành được thu gom và vận chuyển đến mỏ Bạch
Hổ để xử lý, nén lên áp suất cao, sau đó được chuyển vào bờ
bằng đường ống dẫn khí chung của Tổng tông ty khí (PVGAS).

Hình 2.8. Sơ đồ mỏ Đại Hùng, lô 05-1a, bể Nam Côn Sơn

56
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Mỏ Đại Hùng có khoảng hơn 10 giếng ngầm nối với giàn


FPU-DH1. Năm 2012, giàn WHP-DH2 xây dựng xong và đưa
vào hoạt động. Các giếng khoan sau đó không phải là giếng ngầm
mà được khoan và lắp đặt ngay trên giàn WHP-DH2. Dầu & khí
khai thác từ các giếng ngầm và trên giàn WHP-DH2 được thu
gom và vận chuyển đến giàn FPU-DH1 bằng các tuyến ống ngầm
nội mỏ. Sơ đồ nguyên tắc thiết kế và xây dựng mỏ Đại Hùng
được thể hiện ở Hình 2.8
2. Mỏ Thăng Long và Đông Đô
Hai mỏ Thăng Long và Đông Đô ở Lô 01 & 02/97, thuộc bể
Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam với độ sâu nước biển 60 - 70
m. Hai mỏ này nằm cách nhau khoảng 5 km và được xếp vào loại
mỏ co trữ lượng dầu khí nhỏ. Mỏ Thăng Long & Đông Đô cho
dòng dầu đầu tiên (first oil) vào tháng 6 năm 2014, sau 11 năm
tìm kiếm, thăm dò và phát triển bởi Công ty điều hành khai thác
dầu khí Lam Sơn JOC.

Hình 2.9. Sơ đồ xây dựng mỏ Thăng Long & Đông Đô


Hai mỏ Thăng Long & Đông Đô được thiết kế để phát triển
chung theo phương án phát triển độc lập. Trong sơ đồ công nghệ
phát triển mỏ này, gồm có các giàn đầu giếng WHP-TL, WHP-
ĐD và trạm xử lý, tàng chứa dầu FPSO-PTSC Lam Sơn. Sản phẩm

57
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

khai thác từ các giàn đầu giếng ở mỏ này, được đưa về xử lý và


tàng chứa tại FPSO PTSC Lam Sơn, trước khi xuất bán cho khách
hàng. Tàu FPSO- Lam Sơn và các giàn được kết nối với nhau bằng
các tuyến đường ống và cáp ngầm. Sơ đồ nguyên tắc thiết kế và
xây dựng mỏ Thăng Long & Đông được thể hiện ở Hình 2.9.
3. Mỏ Cá Ngừ vàng
Mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV) là loại mỏ nhỏ, thuộc lô 09-2, bể
Cửu Long, gần với mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1, được điều hành bởi
Công ty khai thác dầu & khí Hoàn Vũ JOC. Mỏ được phát triển
theo phương án kết nối với mỏ Bạch Hổ. Tại mỏ Cá Ngừ Vàng đã
thiết kế và xây dựng 01 giàn đầu giếng CNV-WHP.
Năm 2008, Vietsovpetro đã cùng với công ty điều hành khai
thác dầu khí Hoàn Vũ JOC thực hiện kết nối mỏ CNV với mỏ
Bạch Hổ. Việc kết nối mỏ CNV với mỏ Bạch Hổ đã cho phép sử
dụng chung công suất xử lý và tàng chứa dầu & khí tại mỏ này.
CNV kết nối với mỏ Bạch Hổ bằng đường ống từ CNV-WHP đến
giàn công nghệ trung tâm số 3 (CTP-3), dài 25 km. Dầu mỏ CNV
có hàm lượng paraffin khá cao, hệ số khí lớn (khoảng 500 m3/tấn).
Trong quá trình vận chuyển đến mỏ Bạch Hổ xuất hiện một số
phức tạp, do hình thành lớp lắng đọng paraffin bên trong đường
ống. Việc vận chuyển sản phẩm CNV đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ
được thực hiện bằng giải pháp vận chuyển hỗn hợp dầu & khí
(không sử dụng tách khí sơ bộ), có sử dụng hoá phẩm giảm nhiệt
độ đông đặc để xử lý dầu.
Để tăng cường khả năng vận chuyển sản phẩm mỏ CNV đến
mỏ Bạch Hổ, đường ống vận chuyển dầu CNV đến CTP-3 được
bọc cách nhiệt, với thiết kế có hệ số truyền nhiệt 1,913 W/m2K.
Đây là một trong những đường ống bọc cách nhiệt thuộc loại tốt
so với các đường ống dẫn dầu khác đã xây dựng trước đây tại thềm
lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, do chiều dài khá lớn, sản lượng khai
thác dầu chỉ ở mức trung bình thấp, trong khi nhiệt độ nước biển
ở vùng cận đáy thấp, nên quá trình tản nhiệt ra môi trường bên
ngoài diễn ra rất mạnh mẽ. Quá trình vận chuyển dầu & khí CNV

58
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

đến CTP-3, nhiệt độ của dầu có thể giảm về mức 25-34 oC (phụ
thuộc từng mùa). Sơ đồ nguyên tắc vận chuyển sản phẩm khai thác
từ CNV đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ được thể hiện tại Hình 2.10.

Hình 2.10. Sơ đồ vận chuyển sản phẩm mỏ Cá Ngừ Vàng


Để đảm bảo khả năng vận chuyển an toàn sản phẩm CNV đến
giàn CTP-3 trong các điều kiện bất lợi như đã trình bày ở trên, đã
áp dụng nhiều giải pháp công nghệ vận chuyển khác nhau. Thực
tế vận hành mỏ CNV đã cho thấy, từ khi được đưa vào vận hành
(năm 2008), đến nay đường ống đảm bảo vận chuyển dầu khai
thác từ giàn nhẹ CNV đến nơi xử lý tại CTP-3 mỏ Bạch Hổ an
toàn, giúp công tác khai thác dầu & khí ổn định, đã mang lại hiệu
quả cao cho mỏ kết nối này.
4. Mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi
Mỏ Nam Rồng, thuộc Lô 09-1 được Vietsovpetro phát hiện
vào năm 2005. Mỏ Đồi Mồi thuộc Lô 09-3 được công ty điều hành
chung Việt – Nga - Nhật (VRJ) phát hiện vào năm 2006. Hai mỏ
nằm cách nhau khoảng 3,5 km. Năm 2009, tổ hợp các nhà thầu
gồm Petrovietnam (Việt Nam), Zarubeznheft (Liên Bang Nga) và
Idemitsu Cuu Long (Nhật) đã thống nhất hợp nhất và phát triển
chung mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi bằng cách kết nối với mỏ Rồng
của Vietsovpetro. Tại mỏ hợp nhất này, đã xây dựng 02 giàn nhẹ
BK-RC-4 và BK-RC-DM và kết nối với giàn cố định RP-1, mỏ
Rồng bằng đường ống dài khoảng 17 km đi qua RC-5 của mỏ
59
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Rồng. Ban đầu, theo kết quả nghiên cứu giếng thăm dò, tổng sản
lượng dầu ở mỏ Đồi Mồi và Nam Rồng đạt khoảng 3000-3600
m3/ngày, thấp nhất có thể 500 m3/ngày. Như vậy, các mỏ dầu khí
hợp nhất này, thuộc loại mỏ trữ lượng nhỏ.
Dầu ở các mỏ hợp nhất này, thuộc loại dầu nhiều paraffin, có
độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao. Bên cạnh đó, hàm lượng nhựa
asphantel trong dầu cũng khá cao. Vì vậy, để vận chuyển đến RP-
1, dầu khai thác tại khu vực này phải xử lý bằng hoá phẩm giảm
nhiệt độ đông đặc. Nhằm giảm chi phí vận hành mỏ, Vietsovpetro
đã không lắp đặt bộ gia nhiệt trên các giàn mỏ Nam Rồng Đồi
Mồi, mà sử dụng giải pháp tận dụng địa nhiệt của giếng dầu để xử
lý bằng hóa phẩm chuyên dụng giảm nhiệt độ đông đặc (PPD).
Kết quả nghiên cứu khảo sát và đo nhiệt độ giếng dầu cho thấy,
để đạt nhiệt độ xử lý dầu cao hơn 65oC, cần phải thiết kế lắp đặt
bộ thiết bị và đường ống dẫn hóa phẩm (PPD) xuống giếng ở độ
sâu khoảng 2500 - 2800 m.
Thực tế, khi đưa mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi vào khai thác, thấy
rằng sản lượng dầu khai thác ở mỏ này khá thấp (không như dự
kiến ban đầu), tổng lưu lượng ở những năm đầu đo được chỉ ở
mức 930 m3/ngày, trong đó lưu lượng mỏ Đồi Mồi khoảng 570
m3/ngày. Việc vận chuyển dầu & khí với lưu lượng thấp như vậy
sẽ rất phức tạp do lắng đọng paraffin bên trong đường ống. Vì lưu
lượng sản phẩm khai thác ở đây thấp, áp suất miệng giếng không
cao, nên Vietsovpetro đã chuyển sang khai thác mỏ này bằng
phương pháp cơ học gaslift. Việc khai thác bằng cơ học gaslift đã
cho phép sản phẩm giếng của mỏ này tăng đáng kể. Lưu lượng
dòng sản phẩm trong đường ống tăng, khả năng vận chuyển bằng
đường ống tốt hơn so với trước.
Tuy nhiên, tổn hao áp suất vận chuyển sản phẩm khai thác này
lại quá cao, do lưu lượng khí trong đường ống lớn (gồm khí đồng
hành và gaslift). Để giảm tổn hao áp suất trong đường ống,
Vietsovpetro đã phải sử dụng tách khí sơ bộ (UPOG) lắp đặt trên
các giàn nhẹ Nam Rồng Đồi Mồi. Như vậy, vận chuyển sản phẩm
khai thác ở các mỏ này đến RP-1 mỏ Rồng được thực hiện ở dạng
60
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

dầu bão hòa khí. Tức là, sản phẩm lên khỏi miệng giếng được đưa
vào bình tắch khí sơ bộ, sau đó chuyển vào đường ống đến RP-1.
Sơ đồ nguyên tắc thug om và vận chuyển sản phẩm khai thác ở
mỏ hợp nhất nam Rồng Đồi Mồi thể hiện ở Hình 2.11.

Hình 2.11. Sơ đồ vận chuyển sản phẩm mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
đến RP-1
5. Mỏ Gấu Trắng
Mỏ Gấu Trắng là mỏ cận biên Lô 09-1, thuộc loại mỏ nhỏ,
được xây dựng và phát triển theo giải pháp kết nối với mỏ Bạch
Hổ. Tại mỏ Gấu trắng, thiết kế & xây dựng 01 giàn nhẹ GTC-1
phục vụ khai thác dầu & khí và đường ống kết nối để vận chuyển
sản phẩm đến giàn CTP-3 mỏ Bạch Hổ. Đường ống có chiều dài
khoảng 14 km, gồm 3 đoạn: GTC-1 → BK14/BT7, BK14/BT7→
BK9 và BK9→CPP-3.
Dầu khai thác ở mỏ này, cũng thuộc loại dầu nhiều paraffin,
gần giống với dầu mỏ Bạch Hổ, nên quá trình vận chuyển ở lưu
lượng thấp thường kèm theo tổn hao nhiệt ra môi trường xung
quanh diễn ra nhanh, lắng đọng paraffin trong đường ống lớn, hiệu
ứng tẩy và rửa paraffin bám dính trên thành đường ống giảm. Như

61
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

các mỏ dầu khí kết nối với mỏ Bạch Hổ trước đó, dầu ở mỏ này
cũng được thu gom, xử lý, bằng giải pháp tận dụng điạ nhiệt của
giếng dầu. Nghĩa là thiết kế, lắp đặt đường ống sung lượng xuống
giếng ở độ sâu 2800-3000m, hóa phẩm PPD được bơm vào dòng
sản phẩm của giếng ở độ sâu thiết kế.
Nhằm tối ưu quá trình vận chuyển sản phẩm, sản phẩm mỏ
Gấu trắng, sau khi xử lý hóa phẩm PPD được vận chuyển ở dạng
hỗn hợp với khí đến giàn nhẹ BK14 của mỏ Bạch Hổ. Tại đây, thực
hiện tách khí sơ bộ trong UPOG cùng với sản phẩm của BK-14.
Sau khi tách khí sơ bộ, dầu bão hòa khí của các giàn nhẹ này được
vận chuyển đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ để xử lý. Khí tách ra từ UPOG
trên BK-14 được vận chuyển theo đường ống vận chuyển khí đến
giàn nén khí trung tâm ở mỏ Bạch Hổ. Sơ đồ vận chuyển dầu &
khí mỏ Gấu trắng được thể hiện ở Hình 2.12.

Hình 2.12. Sơ đồ xây dựng và phát triển mỏ Gấu trắng


6. Mỏ Thỏ Trắng
Mỏ Thỏ trắng là mỏ trữ lượng nhỏ, cận biên Lô 09-1, cách
giàn MSP-6 mỏ Bạch Hổ khoảng 8 km, được phát triển theo

62
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

phương án kết nối với mỏ Bạch Hổ. Để thực hiện khai thác dầu và
khí ở mỏ này, Vietsovpetro đã xây dựng 03 giàn nhẹ ThTC-1.
ThTC-2 và ThTC-3 ở mỏ này. Giàn nhẹ ThTC-1 được lắp đặt tại
vị trí cách giàn cố định MSP-6 mỏ Bạch Hổ 8 km về phía bắc. Mỏ
Thỏ trắng được đưa vào bắt đồu khai thác tháng 7 năm 2013.
Tương tự như các mỏ kết nối khác, sản phẩm khai thác ở đây được
xử lý bằng hóa phẩm PPD bằng phương pháp tận dụng địa nhiệt
của giếng dầu.
Hệ số khí của dầu mỏ này khá lớn (trên 500m3/m3), để giảm
tổn thất thủy lực vận chuyển bằng đường ống, dầu và khí sau khi
lên khỏi miệng giếng được tách khí sơ bộ tại UPOG trên ThTC-1.
Như vậy, dầu bão hòa khí được vận chuyển đến MSP-6 để xử lý,
sau đó được bơm đến giàn CTP-2/CTP-3 mỏ Bạch Hổ. Sản phẩm
khai thác ở ThTC-2, vận chuyển đến MSP-8 theo đường ống kết
nối từ ThTC-2 – MSP-8 dài hơn 7km. Hình 2.13 thể hiện sơ đồ
nguyên tắc phát triển mỏ Thỏ trắng.

Hình 2.13. Sơ đồ nguyên tắc phát triển mỏ Thỏ trắng

63
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

7. Mỏ Cá Tầm
Mỏ Cá Tầm thuộc Block 09-3/12 cách điểm thu gom xử lý
dầu của mỏ Bạch Hổ khoảng 25 km, cách điểm thu gom dầu mỏ
Rồng khoảng 17,5 km. Tại mỏ Cá Tầm đã xây dựng 02 giàn nhẹ
CTC-1 và CTC-2 (Hình 2.14).
Sản phẩm mỏ Cá Tầm sau khi tách khí sơ bộ tại UPOG trên
CTC-1, đi qua bộ gia nhiệt. Tại đây, dầu được gia nhiệt đến 65-
700C và được xử lý hóa phẩm giảm nhiệt độ đông đặc (PPD), chất
phá nhũ (Demulsifier) và vận chuyển đến giàn cố định RP-2 mỏ
Rồng theo đường ống bọc cách nhiệt dài 17,5 km. Đến RP-2, dầu
được xử lý tách khí, tách nước sơ bộ cùng dầu RP-2 & RP-3 và
vận chuyển đến FSO mỏ Rồng.
Theo phương án này, sản phẩm khai thác tại CTC-2 được vận
chuyển về CTC-1 ở dạng hỗn hợp lỏng khí. Sau khi tách khí sơ bộ
tại UPOG thì sản phẩm của CTC-1 và CTC-2 được vận chuyển về
RP-2 ở dạng dầu bão hòa khí.

Hình 2.14. Sơ đồ nguyên tắc phát triển mỏ cá Tầm

64
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

8. Mỏ Thiên Ưng
Khác với các mỏ dầu và khí nằm ở bể Cửu Long, trình bày ở
trên, mỏ Thiên Ưng là mỏ khí - condensate, thuộc lô 04-3, bể Nam
Côn Sơn, cách mỏ Bạch Hổ khoảng 160 km về phía đông. Kế
hoạch phát triển mỏ Thiên Ưng được chia thành 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1: kết nối với mỏ Bạch Hổ thông qua tuyến ống ngầm NCS2
(giai đoạn 1) để vận chuyển hỗn hợp khí và condensate, ở dạng
thấp áp, từ giàn BK-TNG đến giàn nén khí trung tâm CCP mỏ
Bạch Hổ. Sơ đồ nguyên tắc công nghệ phát triển mỏ Thiên Ưng
thể hiện ở Hình 2.15.

Hình 2.15. Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Thiên Ưng, lô 04-3


Tại đây, khí mỏ Thiên Ưng được được xử lý và vận chuyển
vào bờ cùng các nguồn khí từ các mỏ dầu & khí khác. Mỏ Thiên
Ưng bắt đầu đưa vào khai thác từ năm 2016. Giai đoạn 2: kết nối
với mỏ Sao Vàng, cách mỏ Thiên Ưng khoảng 18 km. Khi đó, khí
mỏ Thiên Ưng không vận chuyển đến mỏ Bạch Hổ mà vận chuyển
sang mỏ Sao Vàng để nén lên áp suất cao và vận chuyển vào bờ
qua toàn tuyến ống dẫn khí ngầm NCS2 (bao gồm NCS2 giai đoạn
1 và NCS2 giai đoạn 2).

65
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

9. Mỏ Hải Sư Đen và Hải Sư Trắng


Hải Sư Đen (HSĐ) và Hải Sư Trắng (HST) là hai mỏ dầu nhỏ
nằm trong Lô 15-2/01 do Công ty điều hành chung Thăng Long
(TLJOC) vận hành. Về mặt địa lý, Lô 15-2/01 nằm trong bồn trũng
Cửu Long, có độ sâu mực nước biển khoảng 40-50m. Trên cơ sở
kinh nghiệm và thành công về thug om và vận chuyển dầu & khí có
hàm lượng paraffin, độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao tại các mỏ
Bạch Hổ & Rồng của Vietsovpetro và các mỏ kết nối, CNV, Nam
Rồng - Đồi Mồi, Petrovietnam đã chỉ đạo TLJOC thực hiện thiết kế
và phát triển hai mỏ này theo hướng kết nối mỏ. Theo đó, hai mỏ
HSĐ & HST kết nối với mỏ Tê Giác trắng (TGT) ở bên cạnh của
Công ty điều hành khai thác Hoàng Long Hoàn Vũ JOC nhằm sử
dụng chung trạm xử lý dầu và khí (FPSO) Armada và các cơ sở hạ
tầng khác của mỏ này để tiết giảm chí phí dầu tư và vận hành cho
mỏ nhỏ của TL JOC.
Sơ lược về mỏ Tê Giác Trắng
Mỏ Tê Giác Trắng (TGT) nằm ở phía nam của Lô 16-1 thuộc
bồn trũng Cửu Long (xem Hình 2.16) cách bờ biển Vũng Tàu
khoảng 100 km và cách MSP-6, mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro
khoảng 20 km về phía tây bắc. Theo kế hoạch, mỏ TGT đã thiết
kế và xây dựng 03 giàn đầu giếng H1, H4 và H5. Các giàn đầu
giếng (Well Head Platform -WHP) có từ 12 đến 16 vị trí để khoan
giếng khai thác và bơm ép nước. Trên WHP được thiết kế không
có người làm việc thường xuyên, các hoạt động của giàn sẽ được
điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm trên trạm xử lý trung
tâm FPSO Armada.
Trên FPSO được thiết kế lắp đặt hệ thống công nghệ xử lý dầu
& khí triệt để tách khí 02 bậc tách, hệ thống bơm ép nước vỉa, hệ
thống nén khí cao áp và các hệ thống phụ trợ khác. Sản phẩm khai
thác từ các WHP của mỏ TGT ở dạng hỗn hợp dầu-khí-nước được
vận chuyển bằng đường ống ngầm đến FPSO Armada để tách khí
và tách nước cho đến chất lượng thương phẩm. Khí tách ra được
nén đến áp suất 110 atm, sau đó vận chuyển ngược trở lại các
WHP để phục vụ khai thác bằng phương pháp cơ học- gaslift.
66
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Phần khí còn lại được chuyển đến giàn nén trung tâm ở mỏ Bạch
Hổ để vận chuyển vào bờ. Ở mỏ TGT, giàn H1 được đưa vào khai
thác vào tháng 08 năm 2011, sau đó khoảng 01 năm thì TGT H4
cũng được đưa vào vận hành.TGT H5 được xây dựng và lắp đặt
sau cùng. Sản phẩm khai thác ở giàn này, được vận chuyển đến
H4, qua H-1 rồi đến FPSO Armada

Hình 2.16. Sơ đồ nguyên tắc phát triển cụm các mỏ dầu khí HSD và
HST kết nối với mỏ TGT
Mỏ HSĐ & HST kết nối với mỏ TGT với mô hình thiết kế và
xây dựng được tóm tắt như sau:
- Xây dựng một giàn đầu giếng (WHP) lắp đặt tại mỏ HSD;
- Một giàn đầu giếng (WHSP) kèm bình tách khí để đo lưu
lượng dầu - khí-nước khai thác của HSD & HST, lắp đặt tại
mỏ HST;
- Hệ thống đường ống vận chuyển sản phẩm khai thác từ HSD
đến HST sau đó cùng với sản phẩm của HST được vận
chuyển đến giàn kết nối TGT-H1.
Tháng 5 năm 2013 mỏ HST của TLJOC đã bắt đầu khai thác tấn
dầu đầu tiên, sau đó một tháng, tấn dầu đầu tiên cũng được khai thác
từ giàn WHP HSD. Từ đó đến nay, các hệ thống công nghệ và hệ
thống đường ống kết nối các mỏ này với mỏ TGT làm việc ổn định
và an toàn, đánh dấu thành công của giải pháp kết nối các mỏ nhỏ với

67
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

mỏ cận biên có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, ngoài Lô 09-1 Vietsovpetro.


Sơ đồ nguyên tắc phát triển cụm các mỏ HSĐ, HST và TGT được
trình bày ở Hình 2.16.
Dầu khai thác ở các mỏ kết nối HSĐ, HST & TGT giống như
dầu ở mỏ Bạc Hổ và Rồng của Vietsovpetro, là loại dầu nhiều
paraffin, có độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao. Chính vì vậy, trong
công tác thu gom và vận chuyển dầu các mỏ này, đã sử dụng giải
pháp xử lý dầu bằng hoá phẩm PPD để vận chuyển bằng đường ống,
tương tự như các mỏ kết nối ở lân cận Lô 09-1. Ngoài ra, nhằm tẩy
rửa lắng đọng paraffin hình thành bên trong đường ống, ở mỏ này đã
thiết kế và xây dựng hệ thống phóng thoi định kỳ làm sạch đường
ống. Sơ đồ vận chuyển các mỏ kết nối HSĐ & HST với mỏ TGT,
được tóm tắt như sau:
- Dầu và khí khai thác ở HSĐ được vận chuyển đến HST, sau đó
toàn bộ dầu hai mỏ này ở dạng hỗn hợp với khí được vận
chuyển đến H-1 của TGT, rồi tiếp tục được đưa đến trạm xử lý
FPSO Armada;
- Sản phẩm khai thác trên H-5 chuyển đến H-4, rồi cùng sản
phẩm H-4 ở dạng hỗn hợp với khí được vận chuyển đến H-1,
sau đó đến FPSO Armada;
- Trên FPSO Armada thực hiện xử lý tách khí và tách nước đến
dầu thương phẩm. Dầu thương phẩm (chứa hàm lượng nước
không quá 0.5%) được đưa vào các hầm hàng trên FPSO để
tàng chứa, sau đó bán xuất bán cho khách hàng
2.3 Khó khăn và thách thức trong phát triển các mỏ dầu khí
nhỏ và mỏ cận biên, ở thềm lục địa nam Việt nam
Như đã trình bày ở trên, việc phát triển các mỏ dầu khí có trữ
lượng dầu & khí nhỏ và rất nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả
kinh tế. Để hiệu quả và có thể đưa vào khai thác, phần lớn các mỏ
dầu khí này được phát triển theo hướng kết nối với mỏ dầu khí
hiện hữu có công suất xử lý chất lỏng dư thừa và hệ thống phụ trợ
đầy đủ. Ngoài ra, còn phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách giữa

68
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

mỏ mới và mỏ dầu hiện hữu, để xác định khả năng kết nối, giải
pháp thu gom và vận chuyển sản phẩm.
Trữ lượng thu hồi nhỏ, nên thời gian phát triển các mỏ dầu khí
này thường khá ngắn (chỉ khoảng 10-15 năm), để tăng nhanh khả
năng thu hồi vốn. Trong khi, tính chất dầu khí phức tạp, vì vậy,
các công tác thiết kế, xây dựng và vận hành các mỏ dầu khí loại
này thường có nhiều thách thức và phức tạp, thậm chí có nhiều rủi
do khi tổ chức thực hiện. Dưới đây, là một số khó khăn, thách thức
khi tiến hành phát triển các phát hiện dầu khí có trữ lượng thu hồi
nhỏ trong thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ.
2.3.1 Khó khăn và thách thức trong đầu tư, xây dựng cơ sở hạ
tầng và đào tạo nhân lực vận hành mỏ nhỏ, cận biên
Như đã trình bày ở trên, trong trường hợp phát triển độc lập,
tại các mỏ nhỏ này, ngoài việc xây dựng các giàn nhẹ/giàn đầu
giếng còn phải xây dựng trung tâm xử lý dầu & khí đến thương
phẩm và có hệ thống tang chứa. Là các mỏ ở ngoà khơi, có khí
hậu biển và môi trường khắc nghiệt, cho nên chi phí xây dựng và
vận hành, bảo trì các công trình này sẽ khá cao. Trong khi đó, để
thu hồi vốn nhanh, việc phát triển các mỏ nhỏ, cận biên cần phải
thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, khoảng 7-10
năm. Trong đó, các công tác tổ chức chuẩn bị và xây dựng các
công trình biển phục vụ vận hành mỏ nhỏ, cân biên phải được thực
hiện nhanh nhất có thể. Các mỏ nhỏ, mỏ cận biên là các mỏ có trữ
lượng tại chỗ nhỏ, các vỉa dầu & khí thường phân bố rời rạc, rất
khó khăn cho công tác lựa chọn vị trí đặt giàn nhẹ/hoặc giàn đầu
giếng, để để thực hiện các giếng khaon có sự bao phủ cao.
Ngoài ra, trong công tác hành chính, thỏa thuận giữa nhà các
đầu tư và chủ mỏ bằng các văn bản pháp luật sở tại và áp dụng hệ
thống thuế thuế thường khá phức tạp và tốn thời gian.
Việc phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên có khả năng hoàn
vốn nhnah và mang lại hiệu qảu cho nhà đầu tư, cần có những giải

69
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

pháp kỹ thuật công nghệ đột phá và sáng tạo. Vì vậy, sẽ cần độ
ngũ chuyên gia/kỹ sư có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và vận
hành mỏ tại các mỏ này. Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ
chuyên sâu cũng là thác thức cho việc phát triển các mỏ nhỏ và
mỏ cận biên.
Trong trường, việc phát triển các mỏ nhỏ và cận biên được
thống nhất theo giải pháp kết nối với các mỏ dầu & khí hiện hữu
lân cận, đang dư thừa công suất thu gom, xử lý và tang chứa dầu,
thì có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của mỏ này đồng thời thuê được
nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao đang vận hành mỏ.
2.3.2 Khó khăn và thách thức trong thiết kế, xây dựng mỏ nhỏ,
mỏ cận biên
Hiện nay, các mỏ dầu & khí đang vận hành ở ngoài khơi thềm
lục địa Việt Nam được thiết kế và xây dựng theo mô hình giàn nhẹ
(BK)/hay giàn đầu giếng (WHP), giàn MSP, giàn công nghệ trung
tâm (CTP), FSO/hay FPSO và hệ thống phụ trợ kèm theo (đối với
mỏ dầu & khí phát triển theo phương án độc lập) và mô hình chỉ
giàn BK/WHP (theo mô hình kết nối mỏ). Những thiết kế này,
phần lớn được thuê các Công ty thiết kế nước ngoài thực hiện.
Thiết kế và xây dựng các mỏ dầu & khí tại Lô 09-1 của
Vietsovpetro thực hiện theo mô hình 16716 như ở vùng biển Kaspi
(Azerbaidzan) do các chuyên gia Liên xô (cũ) làm chủ. Tùy theo
trữ lượng thu hồi dầu & khí của mỏ, mức độ phát triển các khu
vực và mỏ mới lân cận, mà khuynh hướng phát triển các mỏ dầu
& khí được điều chỉnh phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Từ sau 2003, sản lượng khai thác dầu và khí ở mỏ Bạch Hổ
và Rồng, Lô 09-1 từ 13 triệu tấn/năm, đã suy giảm nhanh, đến
năm 2015, chỉ còn ở mức 5,0 triệu tấn/năm. Vietsovpetro luôn tìm
cách duy trì và gia tăng sản lượng dầu & khí bằng nhiều giải pháp
kỹ thuật & công nghệ tiên tiến, gia tăng hệ số thu hồi dầu & khí.
Bên cạnh đó, còn đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò và đưa các
phát hiện dầu khí mới vào phát triển. Tuy nhiên, ở những năm gần
70
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

đây, các phát hiện dầu khí mới của Vietsovpetro, ở lân cận Lô 09-
1 đều có trữ lượng thu hồi nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Việc đưa các
phát hiện này vào phát triển được Vietsovpetro nghiên cứu rất chi
tiết về măt hiệu quả kinh tế cũng như khả năng vận hành, đã đánh
giá là khó khăn và phức tạp. Đối với mỏ nhỏ, trữ lượng nhỏ, lưu
lượng bé, thời gian khai thác ngắn. Cho nên, đòi hỏi công tác thiết
kế và xây dựng các công trình dầu khí tại các mỏ này phải rất đơn
giản, nhỏ gọn và tự thực hiện với chi phí thấp nhất và khả năng
thu hồi vốn nhanh.
Vì vậy, khi nghiên cứu, xem xét để phát triển các phát hiện
dầu & khí mới, có trữ lượng thu hồi nhỏ cần phải nghiên cứu chi
tiết những khó khăn thách thức và phức tạp khi tiến hành thực hiện
dự án, như:
• Khả năng tự thực hiện nghiên cứu thiết kế, xây dựng và quy
hoạch các giàn nhẹ (BK) tại mỏ ở dạng đơn giản nhất, sử
dụng tối đa nguyên vật liệu trong nước, đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ khai thác các giếng dầu & & khí an toàn, hiệu
quả;
• Khả năng xây dựng giàn BK với hệ thống chân đế đơn giản
và kiến trúc thượng tầng tinh gọn, với hệ thống công nghệ
đơn giản và đảm bảo khả năng tự thực, trên cơ sở kinh
nghiệm các thiết kế truyền thống đã có trước đây, đảm bảo
được tính đồng bộ với các chi phí thiết kế, lắt đặt và xây
dựng tại mỏ thấp nhất;
• Khả năng xân dựng loại giàn BK với khối chân đế đơn giản,
nhỏ, gọn, nhưng đảm bảo an toàn, không gian của thượng
tầng, bố trí hợp lý việc đa số lượng giếng khoan, giếng bơm
ép nước và hệ thống phụ trợ, đảm bảo khả năng xử lý sơ bộ
và vận hành ở chế độ tự động (không người);
• Việc xây dựng giàn BK nhỏ, gọn, tinh giản, nhưng phải
đảm bảo an toàn tối đa trong điều kiện khắc nghiệt của khí
hậu biển và điều kiện sóng gió ngoài khơi thềm lục đia Việt
Nam.
71
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Bên cạnh đó, ở điều kiện biển khắc nghiệt, nhiệt đới gió mùa,
việc thiết kế và thi công xây dựng các giàn nhẹ/giàn đầu giếng đơn
giản tại các mỏ nhỏ phải đảm bảo công tác an toàn;
Là mỏ nhỏ, mỏ cận biên, trữ lượng nhỏ, các cấu tạo địa chất
phức tạp, các vỉa dầu & khí trong cùng một Lô hoặc khu vực phân
bố rời rạc, vì vậy, việc xác định vị trí đặt các giàn khai thác để bao
phủ các khu vực có triển vọng là rất khó khăn và phức tạp.
2.3.3 Khó khăn và phức tạp trong vận hành các mỏ dầu khí trữ
lượng nhỏ kết nối với mỏ cận biên
Các mỏ dầu khí có trữ lượng nhỏ, lưu lượng sản phẩm, nguồn
năng lượng vỉa và nhiệt độ vỉa thường không cao. Vì vậy, để tăng
cường khả năng khai thác, ngay từ khi bắt đầu đưa vào vận hành,
đã phải sử dụng công nghệ khai thác dầu & khí ở các mỏ này bằng
phương pháp cơ học gaslift, nhiệt độ của sản phẩm sau khi lên
khỏi miệng giếng càng giảm. Bên cạnh đó, để phát triển mỏ hiệu
quả, mô hình thiết kế & xây dựng và vận hành các mỏ dầu khí này
thường là kết nối với các mỏ dầu hiện hữu bằng hệ thống các tuyến
đường ống kết nối. Các đường ống này thường khá dài, vì vậy,
công tác thu gom và vận chuyển sản phẩm đến mỏ kết nối sẽ có
rất nhiều thách thức và phức tạp, do lưu lượng chất lỏng và nhiệt
độ thấp, khí tách ra trong đường ống cao (gồm khí gaslift). Ngoài
ra, các kết kết quả nghiên cứu thử vỉa khi thăm dò cho thấy, dầu
khai thác ở các mỏ nhỏ, lân cận với mỏ Bạch Hổ và Rồng, Lô 09-
1 của Vietsovpetro đều là dầu nhiều paraffin, sẽ càng làm phức
tạp cho quá trình vận hành mỏ và hệ thống thu gom, vận chuyển
bằng đường ống. Trong khí đó, nhiệt độ nước biển ở vùng cận đáy,
nơi lắp đặt hệ thống đường ống thu gom và vận chuyển sản phẩm
của mỏ lại thấp. Bảng 2.2 là nhiệt độ nước biển ở vùng cận đáy
biển tại khu vực mỏ Bạch Hổ, Rồng và các vùng mỏ lân cận Lô
09-1, ngoài khơi thềm lục địa nam Việt Nam.

72
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Bảng 2.2 Nhiệt độ nước biển ở vùng cận đáy Lô 09-1 và


các khu vực lân cận
Thông số Nhiệt độ nước biển trung bình của năm ở
vùng cận đáy, 0С
"Bạch Hổ" "Rồng"
Tối đa 24,5 - 28,8 23,9 – 29,1
Tối thiểu 22,2 - 26,2 21,8 – 26,4
Trung bình 22,3 - 27,7 22,9 – 26,8
Thách thức do tích chất paraffin và các chất lắng đọng
Kết quả phân tích các mẫu dầu lấy từ các mỏ dầu & khí có
trữ lượng nhỏ, lân cận, kết nối với mỏ Bạch Hổ và Rồng, ở những
năm qua cho thấy, dầu khai thác ở các mỏ này gần giống với tính
chất dầu khai thác ở Lô 09-1, có hàm lượng paraffin dao động ở
mức 16-22% KL. Bảng 2.3 là một số đặc tính cơ bản của dầu các
mỏ nhỏ, mỏ cận biên đã và đang khai thác, kết nối với các mỏ
Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro. Nhiệt độ đông đặc của dầu
khá cao, dao động ở mức 27-35oC. Thu gom và vận chuyển dầu
từ các mỏ này đến mỏ kết nối bằng đường ống ngầm ngoài khơi
sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do lắng đọng paraffin bên trong đường
ống và thậm chi trong các giếng khai thác. Khả năng lưu chuyển
của dầu trong đường ống ngầm ở điều kiện nhiệt độ thấp bị hạn
chế, trong nhiều trường hợp dầu có thể bị đông đặc bên trong
đường ống, làm phức tạp thêm trong quá trình thu gom và vận
chuyển để trung tâm xử lý.
Bảng 2.3 Một số đặc tính của dầu khai thác ở một số mỏ nhỏ và
mỏ cận biên Lô 09-1
Mỏ dầu
Các thông số lý hóa NR- Đồi Cá ngừ Tê giác Kình ngư
Mồi vàng; trắng trắng (TT)
Khối lượng riêng ở 20оС,
kg/m3 862.3 804 809 837,(@15o

73
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Nhiệt độ đông đặc, 0С 34.5 30-33 27 30


Nhiệt độ kết tinh
paraffin, 0С 60 64 56-58 56
KL phân tử, g/mol 279.2 190 209.8 N/A
Độ nhớt, mm /s, ở 50 С 11.12
2 0
2.9 3.99 6.800
ở 700С 6.53 1.83 2.613 4.402
Hàm lượng:
- Lưu huỳnh, % KL. 0.085 0.02 0.05 0.086
- Paraffin, % KL. 22.1 22.3 16 20.82
- Asphalten & nhựa,% KL. 7.98 0.031 0.5 0.252
- Cốc, % KL. 4.27 0.019 0.004 N/A
3 3
Hệ số khí, m /m 42-65 472.7 241.8
Để đảm bảo vận chuyển an toàn toàn dầu này bằng đường
ống đi xa, nhiệt độ của chất lỏng trong đường ống phải luôn luôn
lớn hơn nhiệt độ độ xuất hiện paraffin trong dầu khoảng +50C (tức
khoảng 650C). Trong trường hợp vận chuyển dầu ở nhiệt độ thấp
hơn 600C, thì dầu sẽ ở dạng chất lỏng phi Newton và lắng đọng
paraffin bên trong đường ống là không tránh khỏi, áp suất vận
chuyển dầu sẽ gia tăng. Đường ống vận chuyển càng dài, thì áp
suất vận chuyển sẽ càng cao, lưu lượng dịch chuyển của dầu trong
đường ống càng thấp, thì khả năng lắng đọng càng lớn. Trong
nhiều trường hợp có thể gây tắc nghẽn đường ống, việc vận
chuyển dầu sẽ bị đình trệ và quá trình vận hành khai thác mỏ sẽ bị
ngưng. Các kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm [*****] và
thực tế vận hành các mỏ dầu khi trữ lượng nhỏ, lân cận mỏ Bạch
Hổ & Rồng, Lô 09-1 của Vietsovpetro, ở những năm qua cho thấy,
quá trình kết tinh paraffin ồ ạt trong dầu các mỏ của Vietsovpetro,
ở khoảng nhiệt độ 35-40oC. Trong khi đó, nhiệt độ kết tinh parffin
ban đầu của paraffin trong dầu ở mức 59-61oC (xem Hình 2.17).

74
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 2.17. Quá trình kết tinh paraffin trong dầu thô mỏ Bạch Hổ
theo nhiệt độ
Kết quả nghiên cứu thí nghiệm lắng đọng paraffin theo nhiệt
độ trên mô hình ngón tay lạnh cho thấy:
• Ở nhiệt độ dầu trên 650C: lắng đọng không đáng kể;
• đến 350C, lắng đọng paraffin là: 1,0 kg/m2/ngày;
• đến 300C, lắng đọng paraffin là: 3,5 kg/m2/ngày
• đến 250C, lắng đọng paraffin là:10 kg/m2/ngày.
Ở thời kỳ nhiệt độ thấp nhất ở vùng cận đáy biển 22-23oC, thì
lắng đọng paraffin còn cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, dầu khai thác ở các mỏ nhỏ, mỏ cận biên thường
có nhiệt độ miệng giếng dao động ở mức 40-50oC, gần với khoảng
nhiệt độ mà tại đó, paraffin kết tinh ồ ạt trong dầu, sẽ làm trầm
trọng thêm quá trình lắng đọng paraffin.
• Thách thức do lưu lượng khí trong sản phẩm khai thác và
vận chuyển cao.
Để tăng khả năng khai thác dầu ở các mỏ có trữ lượng nhỏ,
ngay từ khi bắt đầu, Vietsovpetro sử dụng công nghệ khai thác
dầu & khí bằng khí gaslift. Việc khai thác dầu khí bằng khí gaslift,

75
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

một mặt gia tăng sản lượng khai thác dầu & khí, tăng lưu lượng
và vận tốc dòng chảy trong đường ống, nhưng lại làm gia tăng lưu
lượng khí tách ra trong đường ống, gây tổn thất năng lượng trong
quá trình vận chuyển và làm giảm nhiệt độ sản phẩm khai thác khi
lên miệng giếng. Áp suất trong đường ống càng giảm, khí tách ra
càng nhiều, sẽ tạo điều kiện hình thành các nút dầu và khí riêng
biệt bên trong đường ống của quá trình vận chuyển hỗn hợp dầu
& khí. Những nút dầu & khí riêng biệt đi vào hệ thống thu gom
và xử lý công nghệ trên giàn, làm cho quá tải về lưu lượng dầu
hoặc khí trong hệ thống bình tách, áp suất làm việc của hệ thống
sẽ không ổn định, tạo nên hiện tượng sung động áp suất và lưu
lượng, gây hổn loạn bên trong hệ thống điều khiển.
Đường ống thug om vận chuyển mỏ kết nối cáng dài, thì kích
thước các nút khí này càng tăng theo theo chiều dài chuyển động
của dòng chảy trong ống. Quá trình dịch chuyển của chất lưu trong
đường ống càng lớn, áp suất vận chuyển sẽ càng giảm càng nhanh
ở phía cuối đường ống và kích thước các nút lỏng & khí sẽ càng
dài, gây khó khăn trong quá trình vận hành mỏ.
Như vậy, quá trình thu gom và vận chuyển sản phẩm khai thác
ở các mỏ dầu khí có trữ lượng nhỏ, ngoài những thách thức và
phức tạp, do vấn đề lắng đọng paraffin trong giếng và trong hệ
thống thu gom, xử lý và vận chuyển bằng đường ống, cò có vấn
đề sung động áp suất trong hệ thống thu gom và vận chuyển. Vấn
đề sung động áp suất do tạo các nút dầu và khí riêng biệt bên trong
đường ống, làm hổn loạn hệ thống điều khiển tự động của hệ thống
công nghệ trên các giàn công nghệ ở mỏ Bạch Hổ và Rồng của
Vietsovopetro.
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp khai thác bằng gaslift ở
điều kiện lưu lượng chất lỏng thấp còn làm gia tăng mức độ độ tán
xạ của pha nước trong hỗn hợp dầu khí, tạo điều kiện hình thành
nhũ tương dầu-nước, có độ ổn định rất cao. Nếu khi khai thác dầu
bằng phương pháp tự phun, các hạt nước trong nhũ có kích thước

76
Chương 2: Kinh nghiệm & thách thức phát triển các mỏ nhỏ và mỏ cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

khoảng từ 20 đến 100 km và phần lớn vào khoảng 60 -100 km, thì
khi khai thác bằng cơ học gaslift, độ hạt của nhũ đã gia tăng đáng
kể, các hạt nước thường có kích thước từ 1 đến 20 km, mà phần lớn
nằm trong khoảng 1-5 km, rất khó khăn trong việc xử lý tách nước
đến dầu thương phẩm trong hệ thống công nghệ. Toàn bộ những
khó khăn thách thức nêu ở trên, cần phải được nghiên cứu chi tiết
và đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả, khi tổ chức đưa các mỏ nhỏ, mỏ
cận biên vào phát triển.

77
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

78
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Chương 3
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC MỎ DẦU KHÍ
NHỎ VÀ CẬN BIÊN

3.1. Giải pháp thiết kế công nghệ mỏ nhỏ, mỏ cận biên


Việc phát triển, khai thác các mỏ dầu & khí nhỏ, cận biên tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó lớn nhất là trữ lượng thu hồi thấp. Bên
cạnh đó, các phát hiện mới ở các khu vực tiềm năng thường phân
bố rải rác, cấu trúc địa chất phức tạp, do vậy việc quản lý mỏ, đưa
ra các giải pháp công nghệ mỏ phù hợp đối với từng mỏ, trong đó
có ứng dụng các biện pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu là hết sức
quan trọng. Giải pháp công nghệ mỏ áp dụng cho các mỏ dầu khí
nhỏ và cận biên có thể được thực hiện theo quy trình như sau:
• Thiết kế mạng lưới giếng khai thác, bơm ép tối ưu;
• Kiểm soát, điều chỉnh chế độ khai thác phù hợp theo tài
liệu thiết kế phê duyệt, có tính đến trạng thái thực tế;
• Thường xuyên khảo sát thủy động lực học, mặt cắt dòng
(PLT);
• Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp địa chất - kỹ thuật
phù hợp;
• Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao hệ số thu
hồi dầu.
A. Thiết kế mạng lưới giếng khai thác, bơm ép tối ưu
Việc thiết kế mạng lưới giếng của mỏ cần sử dụng các thông
tin và dữ liệu có được trong giai đoạn tìm kiến, thăm dò và dựa
trên những đánh giá lại về địa chất và đặc tính khai thác nhờ ứng
dụng công nghệ đánh giá thành hệ và thử vỉa, công cụ mô hình
hóa và mô phỏng vỉa để giảm thiểu các yếu tố không chắc chắn
trong giai đoạn thẩm lượng mỏ, thiết kế khai thác và khai thác.
79
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Mô hình hóa và mô phỏng vỉa cho phép phân tích vỉa chi tiết, từ
đó dự đoán chính xác hơn trong việc giúp thiết kế khoan - khai
thác tối ưu (loại giếng khoan, mạng lưới giếng khoan khai
thác/bơm ép, phương pháp hoàn thiện giếng...), nghiên cứu khả
năng sử dụng phương pháp bơm ép nước duy trì áp suất vỉa và
khai thác cơ học.
Với đặc thù mỏ nhỏ, mỏ cận biên, thường có trữ lượng thu hồi
dầu và khí nhỏ, do vậy có thể xem xét phát triển đưa vào khai thác
các khu vực, đối tượng có tính chất vỉa chứa tương đồng, phân bố
liền kề hoặc gần nhau, như vị trí đặt giàn BK-20 ở mỏ Bạch Hỏ,
với mục đích khai thác các vỉa sản phẩm 03 khu vực MTD, MT và
MTT, như Hình 3.1. Đối với những khu vực không có ảnh hưởng
của nước rìa có thể xem xét thiết kế mạng lưới bơm ép ngay từ
đầu để duy trì áp suất vỉa, đảm bảo duy trì áp suất vỉa cao hơn áp
suất bão hòa. Đối với mỏ nhỏ, mỏ cận biên cần tiết giảm chi phí
tối đa, do vậy phải nghiên cứu chi tiết tính chất vỉa, đặc trưng địa
chất, địa tầng.

Hình 3.1. Vị trí đặt giàn BK-20 nhằm mục đích khai thác các vỉa
sản phẩm 03 khu vực MTD, MT và MTT

80
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Đối với các giếng thăm dò, cần thử vỉa trong thời gian đủ dài
để đánh giá đúng tính chất thấm chứa, vùng huy động dầu, bán
kính ảnh hưởng, mức độ liên thông, hệ số suy giảm lưu lượng, v,
v… Trên cơ sở đó, phân tích đánh giá và đưa ra mạng lưới giếng
tối ưu nhất, đảm bảo thu hồi sản lượng tối đa. Trong quá trình thiết
kế khai thác mỏ, khi đánh giá hệ số thu hồi cho các tầng sản phẩm
cần có sự so sánh với các khu vực đã khai thác có tính chất vỉa
chứa tương tự để biện luận sản lượng khai thác phù hợp, làm tiền
đề cho công tác thiết kế, thu gom, vận chuyển sau này.
Quy trình biện luận các phương án thiết kế khai thác mỏ được
thực hiện trên mô hình thủy động lực học theo các bước sau đây:
• Biện luận đối tượng, tầng sản phẩm đưa vào khai thác;
• Biện luận tài nguyên đưa vào thiết kế khai thác;
• Biện luận lưu lượng ban đầu của các giếng khai thác;
• Tối ưu mạng lưới giếng khai thác (số lượng, vị trí phân bố
của các giếng khoan);
• Tối ưu vị trí của các giếng bơm ép;
• Tối ưu thời gian đưa giếng vào bơm ép;
• Tối ưu chế độ bơm ép nước (lựa chọn hệ số bù khai thác
hợp lý);

Hình 3.2. Quy trình mô hình hóa vỉa sản phẩm và dự báo sản
lượng khai thác.
81
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Đối với mỏ nhỏ, mỏ cận biên có điều kiện địa chất phức tạp
cần thường xuyên thu thập tài liệu địa chất, địa vật lý, tài liệu công
nghệ mỏ,v, v… ở các giếng khoan mới trong quá trình vận hành,
khai thác nhằm cập nhật cấu trúc địa chất, địa tầng, phương án phát
triển, cũng như đánh giá rủi ro, biện luận các yếu tố ảnh hưởng đến
dự báo sản lượng khai thác. Hình 3.2 trình bày quy trình mô hình
hóa, mô phỏng vỉa và dự báo sản lượng khai thác cho các vỉa sản
phẩm của một mỏ mới.
Hình 3.3 là ví dụ về sự phân bố mạng lưới giếng khoan cho
các đối tượng khai thác tại mỏ Cá Tầm theo tài liệu thiết kế khai
thác mỏ Cá Tầm hiệu chỉnh năm 2020.

(a) (b)

Hình 3.3. Vị trí phân bố giếng khoan cho đối tượng Miocen dưới
(a) và đối tượng Oligocen D (b) theo phương án thiết kế khai
thác mỏ Cá Tầm
B. Kiểm soát và điều chỉnh hệ thống khai thác/bơm ép phù
hợp tài liệu thiết kế, có tính đến trạng thái thực tế
Mỏ nhỏ, mỏ cận biên đặc trưng bởi lượng tài nguyên dầu khí
thấp, thân dầu nhỏ, phức tạp, mức độ bất đồng nhất cao. Do vậy,
việc xác định chế độ năng lượng vỉa, mức độ liên thông thủy lực
giữa các giếng là rất quan trọng, đòi hỏi việc theo dõi thường
xuyên động thái giếng, mức độ gia tăng độ ngập nước, kết quả
phân tích mẫu nước, mẫu dầu.

82
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên với đặc trưng thân dầu nhỏ,
vỉa mỏng, trong trường hợp xuất hiện kênh thấm liên thông trực
tiếp giữa giếng khai thác và bơm ép, cần xem xét điều chỉnh sang
chế độ bơm ép chu kỳ kết hợp với sự thay đổi hướng thấm của
dòng chảy. Mục đích của giải pháp này là nâng cao hệ số quét
trong các vỉa sản phẩm không đồng nhất bằng quá trình đẩy. Đưa
các phần chưa được bao trùm trong quá trình đẩy dầu vào tham
gia hoạt động khai thác được thực hiện bằng cách thay đổi một
cách có chủ ý chế độ làm việc của các giếng khai thác và bơm ép
cho đến khi chúng ngừng làm việc hoàn toàn. Phần lớn những
giải pháp này được tiến hành cùng với việc thay đổi chế độ làm
việc của các giếng bơm ép. Hiệu quả thấy được từ việc ứng dụng
bơm ép chu kỳ được phản ánh trong việc suy giảm độ ngập nước
của các giếng khai thác hoặc độ ngập nước gia tăng chậm. Các đề
xuất áp dụng cho bơm ép chu kỳ như sau:
• Bơm ép theo chu kỳ cần thực hiện ngay từ khi bắt đầu khai
thác mỏ;
• Khoảng thời gian dừng các giếng bơm ép nên cho phép
thực hiện khai thác khối lượng dầu theo thiết kế (trong thực
tế, thường 2-3 tháng);
• Khối lượng nước bơm ép cần phải tương ứng với thiết kế
và bù được lượng chất lỏng thu được từ vỉa;
• Hiệu quả này được thể hiện trong việc suy giảm độ ngập
nước của các giếng khai thác hoặc làm chậm sự gia tăng độ
ngập nước. Nó cho phép cùng với một lưu lượng chất lỏng
tại giếng khoan nhưng thu được nhiều dầu hơn và giảm
lượng nước khai thác đồng hành;
• Bơm ép theo chu kỳ cần ứng dụng với sự thay đổi hướng
dòng thấm;
• Ứng dụng bơm ép theo, chu kỳ giúp cân bằng mặt đẩy dầu
bởi nước, có khả năng loại trừ sự đột phá sớm của nước
bơm ép.

83
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Việc thay đổi khoảng thu hồi trong các giếng khai thác với sự
dịch chuyển lên trên ranh giới dầu nước, là một trong những giải
pháp thành phần của bơm ép chu kỳ, hướng đến sự cân bằng mặt
đẩy và ngăn ngừa sự đột phá sớm của nước. Kết hợp với sự thay
đổi hướng của dòng thấm, các biện pháp này cho phép khai thác
gia tăng trữ lượng dầu còn lại. Việc ứng dụng bơm ép chu kỳ được
mô phỏng tại mỗi giếng khoan với việc ứng dụng các mô hình
thấm phù hợp và sẽ được chính xác lại trong thực tế.
Kinh nghiệm phân tích và điều chỉnh chế độ bơm ép từ liên tục
sang chu kỳ được áp dụng trên đối tượng Miocen dưới, khu vực
phía Bắc mỏ Bạch Hổ (như ở BK-21). Sau khi chuyển giếng 2101
sang bơm ép vào tháng 07/2021 với độ tiếp nhận ban đầu 100
m3/ngày, đã quan sát rõ ảnh hưởng của giếng này tới giếng 49 theo
kết quả mô phỏng stream line và kết quả phân tích nước (37%
nước bơm ép từ 02/2022), Hình 3.4.

Hình 3.4. Phân tích ảnh hưởng bơm ép của giếng bơm ép
2101 lên giếng BH-49
Phân tích động thái tỉ phần nước dầu cho thấy, có hiện tượng
kênh thấm liên thông trực tiếp giữa giếng 2101 và 49 (Hình 3.5).

84
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Do vậy, đã chuyển giếng 2101 sang bơm ép chu kỳ từ


05/12/2022. Hiệu quả của việc điều chỉnh sang bơm ép chu kỳ
giếng 2101 được thể hiện qua động thái ngập nước ở giếng 49. Độ
ngập nước của giếng này giảm từ 85% (07/12/2022) xuống còn
72% (07/02/2023) (Hình 3.6).

Hình 3.5. Hiện tượng kênh thấm liên thông trực tiếp ở
giếng BH-49

Hình 3.6. Ngập nước giếng BH-49 trước & sau điều chỉnh
bơm ép giếng 2101
C. Thường xuyên khảo sát thủy động lực, mặt cắt dòng, thu
thập mẫu dầu nước

85
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Trong quá trình khai thác, áp suất vỉa và tổng sản lượng dầu
sẽ thay đổi. Nhiệm vụ kiểm soát và điều chỉnh quá trình khai thác
mỏ được định nghĩa như: thực hiện chế độ công nghệ làm việc của
các giếng khoan đã được phê duyệt (chênh áp, thu hồi dầu và khí,
áp suất đáy và miệng giếng khoan, những chỉ số khác); đảm bảo
sự dịch chuyển đều của vùng nước rìa, chứng minh các phương
pháp tác động lên vỉa và vùng cận đáy giếng khoan; khoan các
giếng mới; chuyển giếng sang bơm ép, tổ chức các khu bơm ép
tập trung, chọn lọc và riêng biệt; điều khiển và thay đổi lượng chất
lỏng thu hồi theo từng giếng khoan hoặc nhóm giếng khoan, các
phương pháp khác với mục đích đảm bảo khai thác nhiều nhất trữ
lượng dầu theo diện tích và mặt cắt thân dầu. Đối với mỏ nhỏ, cận
biên đề xuất thiết kế bộ thiết bị lòng giếng có trang bị bộ P,T trực
tiếp truyền tín hiệu áp suất đáy, nhiệt độ đáy giếng theo thời gian
thực lên hệ thống trên bề mặt để thu thập thông tin kịp thời, nhằm
đưa ra những giải pháp điều chỉnh phù hợp. Kiểm soát việc duy
trì áp suất vỉa yêu cầu xây dựng mối liên hệ giữa các giếng bơm
ép và khai thác (nghe thủy động lực học, bơm chất chỉ thị). Tổ hợp
các nghiên cứu bao gồm các công việc như sau:
• Kiểm tra lưu lượng chất lỏng;
• Lấy mẫu bề mặt (miệng giếng) chất lỏng;
• Kiểm tra vị trí ranh giới dầu nước;
• Xác định tỷ số khí dầu;
• Xác định áp suất vỉa và áp suất đáy giếng khoan;
• Xác định mực tĩnh và động của mực lỏng trong cần;
• Khảo sát thủy động giếng khoan ở chế độ Build-up và
Drawdown (nghiên cứu thủy động lực học, đóng giếng);
• Xác định độ ngập nước tại các giếng khai thác;
• Lấy mẫu sâu của dầu;
• Lấy mẫu lõi;
• Xác định khoảng cho dòng và khoảng tiếp nhận theo từng
vỉa;

86
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

• Nghiên cứu hướng và vận tốc dịch chuyển của nước bơm
ép bằng phương pháp bơm ép chất chỉ thị màu;
• Phân tích động thái thành phần và các thành phần vĩ mô
của dầu & khí trong quá trình khai thác và các dạng nghiên
cứu khác.
Trong quá trình khai thác, cần đặc biệt theo dõi đến các giếng
có xu hướng gia tăng độ ngập nước bằng cách lấy mẫu và phân
tích, đánh giá nguồn gốc nước và ảnh hưởng của hệ thống bơm
ép. Tại các giếng xuất hiện nước và độ ngập nước đạt 10% sẽ tiến
hành tổ hợp khảo sát đặc biệt để xác định vị trí của vỉa nước (đo
độ ẩm, đo dòng, đo mật độ, đo nhiệt độ). Những khảo sát này được
thực hiện lại khi độ ngập nước gia tăng trên 10% (độ ngập nước
đạt 20, 30, 40, 50%).
Công tác đo mặt cắt dòng (MPLT), đo áp suất, nhiệt độ dọc
thân giếng cần được tiến hành thường xuyên nhằm giải quyết các
vấn đề sau:
• Phân chia các vỉa sản phẩm;
• Kiểm tra sự dịch chuyển và vị trí hiện tại ranh giới dầu
nước;
• Xác định độ bão hòa hiện tại của vỉa;
• Xác định vị trí van làm việc, điểm vào khí, điểm hở, đối
với giếng khai thác bằng khí nâng gaslift
D. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp địa chất - kỹ thuật
mới phù hợp với điều kiện mỏ
Đối với mỏ nhỏ cận biên, việc áp dụng các giải pháp địa chất,
kỹ thuật sửa giếng không sử dụng giàn khoan mang lại ý nghĩa to
lớn, góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế của dự án. Trong những
năm gần đây, nhằm tiết giảm chi phí Vietsovpetro đã nghiên cứu
và áp dụng công nghệ mới, sửa giếng không sử dụng giàn khoan,
như ngăn cách nước sử dụng giỏ xi măng (cement basket) ở các
giếng có độ ngập nước cao, áp dụng hệ thống Catenary để rửa cát,
làm sạch vùng cận đáy giếng bằng thiết bị Coiled Tubing, sử dụng
87
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

thiết bị Tubing packoff để làm kín điểm hở trong ống khai thác và
bắn bổ sung các đối tượng tiềm năng qua ống khai thác. Trong
năm 2023, Vietsovpetro tiếp tục triển khai thử nghiệm công nghệ
ngăn cách vỉa trong thân Móng không thu hồi bộ thiết bị lòng
giếng, sử dụng các thành phần hóa phẩm ngăn cách bơm qua
Coiled Tubing và thử nghiệm sử dụng bộ Hydraulic Workover
Unit (HWU) trong công tác sửa giếng. Các giải pháp nêu trên đều
là những giải pháp kỹ thuật có chi phí thấp do không cần huy động
giàn khoan rất phù hợp áp dụng cho các mỏ nhỏ, cận biên nơi mà
công tác tối ưu chi phí khai thác, vận hành cần được ưu tiên lên
hàng đầu.
Kinh nghiệm triển khai thực hiện công việc ngăn cách nước
bằng giỏ xi măng (cement basket) áp dụng tại 02 giếng trầm tích
có độ ngập nước cao của mỏ Bạch Hổ là 1022/MSP-10 và
7002B/BK-7 cho thấy một số ưu điểm sau:
• Không cần sử dụng giàn khoan;
• Tòan bộ các thao tác thực hiện bằng công nghệ cáp tời;
• Không cần phải kéo và thay thế bộ OKT/TBLG;
• Áp dụng cho cả các giếng trong thân trần (đối tượng Móng)
và trong ống chống (trầm tích);
• Không cần phải dập giếng;
• Loại bỏ nhiễm bẩn đáy giếng bởi dung dịch dập giếng;
• Tiết kiệm thời gian đưa giếng vào khai thác.
Bảng 3.1. đưa ra thống kê so sánh chi phí ngăn cách nước bằng
phương pháp truyền thống sử dụng giàn khoan và phương pháp
ngăn cách nước sử dụng giỏ xi măng.
Bảng 3.1. So sánh chi phí thực hiện ngăn cách nước giữa
phương pháp truyền thống và ngăn cách sử dụng giỏ xi măng
Phương pháp Công nghệ mới ngăn
Tham số ngăn cách nước cách nước bằng giỏ xi
STT
(01 giếng) sử dụng giàn măng không sử dụng
khoan giàn khoan

88
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Thời gian thực


1 13 10
hiện, ngày
Chi phí, nghìn.
2 1.100,0 259,0
USD
3 Chi phí tiết giảm, nghìn. USD: - 841,0
Như vậy, có thể thấy rằng việc áp dụng giải pháp ngăn cách
nước bằng giỏ xi măng (cement basket) tiết giảm được 841 nghìn
USD và thời gian đưa vào khai thác trở lại sau sửa giếng sớm hơn
03 ngày so với phương pháp ngăn cách nước truyền thống. Hình
3.7 trình bày động thái khai thác của giếng 1022 sau khi ngăn cách
nước bằng giỏ xi măng. Sau ngăn cách, độ ngập nước giảm từ 82%
(07/2022) xuống còn 72% (02/2023), lưu lượng dầu tăng từ 10
tấn/ngày lên 44 tấn/ngày.

Hình 3.7. Động thái khai thác giếng 1022/MSP-10, Oligocen


dưới mỏ Bạch Hổ
Hệ thống Tubing packoff được triển khai thử nghiệm tại 02
giếng 447/BK-4 và 9001B/BK-9 mỏ Bạch Hổ trong năm 2022. Hệ
thống thiết bị được đặt tại vị trí ống khai thác bị hở hoặc thậm chí
tại vị trí van gaslift có sẵn nhưng bị hỏng. Hệ thống Tubing Pack-
Off sẽ được cài đặt và làm kín tại vị trí cần thiết bằng dây cáp bện
(wireline) hoặc cáp thép (slickline). Hệ thống Tubing Pack-off
được thiết kế để bịt kín trên và dưới điểm hở bằng packer trên và
89
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

dưới. Ngoài ra, hệ thống còn được trang bị để đưa điểm bơm khí
xuống sâu hơn so với tính toán trước đây. Khí sẽ được bơm từ
ngoài cần vào trong qua điểm hở và được đưa xuống sâu hơn qua
van gaslift nằm trong hệ thống Tubing Pack-off. Ưu điểm của
công nghệ là khôi phục lại hoạt động của giếng trong trường hợp
ống khai thác bị hở mà không cần sử dụng giàn khoan, thay thế bộ
thiết bị lòng giếng. Công việc triển khai bằng cáp thép (slickline)
bằng nhân lực sẵn có của Vietsovpetro với chi phí thấp và xác suất
thành công cao. Thực tế triển khai tại 02 giếng 447/BK-4 và
9001B/BK-9 cho thấy công nghệ mang lại hiệu quả tốt, điểm hở
trong ống khai thác được làm kín, khí gaslift được đẩy xuống sâu
hơn. Tổng lưu lượng gia tăng là 35 tấn/ngày, ước tính sau 03 năm
vận hành sản lượng dầu gia tăng 22,9 nghìn tấn, đồng thời tiết
kiệm khoảng 43,8 triệu m3 khí gaslift.
Như vậy, trên cơ sở kinh nghiệm đã áp dụng tại các mỏ
Vietsovpetro, việc áp dụng các công nghệ mới không sử dụng giàn
khoan khi tiến hành sửa giếng tại các mỏ, cận biên là rất hứa hẹn,
giúp tiết giảm chi phí và từ đó gia tăng hiệu quả đầu tư của dự án.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục cập nhật tài liệu địa chất, địa vật lý, chính
xác hóa cấu trúc địa chất các tầng sản phẩm, cập nhật mô hình địa
chất, mô hình khai thác, đánh giá tiềm năng còn lại của các tầng
sản phẩm, xem xét các biện pháp cắt thân, chuyển tầng và các giải
pháp tận thăm dò mở rộng vùng khai thác.
E. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao hệ số thu
hồi dầu
Đối với mỏ nhỏ, mỏ cận biên việc nghiên cứu và áp dụng các
biện pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (EOR) phù hợp với điều kiện
vỉa, mỏ, ngăn chặn đà suy giảm sản lượng khai thác với chi phí
thấp đóng vai trò quan trọng.
Lựa chọn/xác định giải pháp EOR luôn là yếu tố quan trọng
nhất quyết định sự thành công khi áp dụng và hiệu quả của dự án.
Nghiên cứu đòi hỏi quy trình rất phức tạp và xử lý rất nhiều thông

90
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

số từ tính chất địa chất, địa vật lý, công nghệ mỏ và khai thác đến
đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Quy trình lựa chọn giải pháp
EOR trên thế giới thường được chia làm 02 giai đoạn:
1) phương pháp tham khảo và so sánh;
2) phương pháp nghiên cứu chuyên sâu.
Bộ module “EOR Screening and Decision Advisory System”
của phần mềm Petrel đã được sử dụng để xem xét định hướng cho
việc áp dụng các phương pháp NCTHD cho các đối tượng trầm
tích lục nguyên.
Vietsovpetro trong những năm gần đây đã triển khai thử
nghiệm nhiều dự án nghiên cứu EOR cho đối tượng trầm tích lục
nguyên và Móng nứt nẻ. Các công nghệ gia tăng hệ số thu hồi dầu
được áp dụng phải kể đến như:
• Thử nghiệm công nghệ gia tăng hệ số thu hồi dầu các vỉa
dầu lục nguyên bằng phương pháp vi sinh hóa lý tổng hợp
(VSHL) (Năm 2006, 2009);
• Thử nghiệm bơm ép khí và nước luân phiên vào giếng bơm
ép 437/BK-6 gây tác động khí nước cho thân dầu Móng
(Năm 2012);
• Thử nghiệm công nghiệp công nghệ bơm ép surfactant-
Polymer cho đối tượng Miocen dưới mỏ Bạch Hổ nhằm
nâng cao hệ số thu hồi dầu (năm 2022).
Công nghệ sử dụng phức hợp vi sinh hóa lý (PHVSHL) được
áp dụng thực tế trên thế giới trong khai thác dầu khí đã được Viện
dầu khí Việt Nam biện luận ứng dụng trong điều kiện của
Vietsovpetro. Năm 2006, công nghệ này đã được thực hiện thử
nghiệm thành công tại khu vực giếng bơm ép 74 và giếng khai
thác 117, 705 tầng Mioxen dưới vòm Bắc mỏ Bạch Hổ (Báo cáo
hợp đồng số № 0230/06/Т05 /VSP-DMC ngày 26.04.2006). Tổng
cộng 67 tấn PHVSHL đã được bơm xuống giếng bơm ép 74.
Lượng dầu khai thác tăng thêm trong giai đoạn từ tháng 09.2006
đến 09.2007 đạt được tổng cộng là 1496 tấn, tương đương với

91
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

9,7% sản lượng dầu khai thác so với không bơm PHVSHL. Thời
gian hiệu quả kéo dài khoảng hơn 13 tháng.
Năm 2009, Vietsovpetro cùng với Viện dầu khí Việt Nam tiến
hành thử nghiệm bơm PHVSHL vào giếng bơm ép 202/4 và theo
dõi kết quả tại các giếng khai thác 60, 98, 806, 815, 816, 817. Tổng
lượng dầu khai thác tăng thêm trong suốt khoảng thời gian hiệu
quả của công nghệ sau khi bơm PHVSHL (từ tháng 11.2009 đến
08.2010) của các giếng 60, 98, 806, 815, 816 và 817 là 8577 tấn.
Thử nghiệm bơm ép khí và nước luân phiên gây tác động khí
nước cho thân dầu Móng được thực hiện trong năm 2012. Để triển
khai thử nghiệm trên thực tế bơm khí-nước luân phiên vào tầng
Móng mỏ Bạch Hổ và nhằm không phải đầu tư thêm cho cơ sở hạ
tầng trên mỏ, đã sử dụng nguồn khí từ hệ thống gaslift
(Pgaslift=110at) và nguồn nước từ hệ thống bơm ép nước
(Pbơm=250at) để xác định khả năng bơm ép nước và khí vào
giếng bơm ép 437/BK6 trong giai đoạn từ 26.11 đến 10.12.2012.
Bơm ép thử nghiệm luân phiên khí và nước vào giếng 437 tại tầng
Móng tạm thời chưa xác định được hiệu quả do thể tích bơm khí
nhỏ.
Dự án thử nghiệm công nghiệp công nghệ bơm ép surfactant-
polymer cho đối tượng Miocen dưới mỏ Bạch Hổ được nghiên
cứu bởi Viện dầu khí Việt Nam (VPI) và triển khai ở khu vực BK-
14/16 vòm Nam mỏ Bạch Hổ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phương
pháp bơm ép kết hợp chất hoạt động bề mặt (HĐBM) và polymer
(SP) có kết quả nghiên cứu cao nhất đến 20,22% so với các giải
pháp hóa khác như bơm ép polymer, hoặc bơm ép chất HĐBM,
hoặc bơm ép dung dịch kiềm-HĐBM-Polymer (ASP). Do đó,
phương pháp bơm ép kết hợp chất HĐBM và polymer là phù hợp
nhất cho Miocen mỏ Bạch Hổ trong giai đoạn hiện nay để áp dụng
cho các đối tượng có độ ngập nước cao, sản lượng khai thác dầu
suy giảm. Trang thiết bị hiện tại trên các giàn ở Miocen Vòm Nam
đều có sẵn hệ thống bơm ép nước duy trì áp suất vỉa nên có thể cải
hoán, chế tạo hệ thống tích hợp tối ưu cho bơm ép hóa phẩm. Tuy
92
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

nhiên, hệ thống bơm ép hiện tại không có thiết bị hỗ trợ, phối trộn
và bơm ép Polymer trong thời gian dài. Nên tại thời điểm hiện tại,
phương pháp bơm ép theo cơ chế nút đồng thời chất HĐBM và
polymer kết hợp là tối ưu và phù hợp nhất so với phương pháp
bơm ép chất HĐBM và polymer riêng biệt trong thời gian dài.
Phân tích các kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy giải pháp
bơm hóa phẩm VPI-SP nhằm tăng cường thu hồi dầu (bao gồm
chi phí sản xuất hóa phẩm VPI=SP) mang lại hiệu quả kinh tế
trong cả giai đoạn 01/2022-07/2022 và giai đoạn Full-Cycle 2022-
2024.
Các chỉ tiêu kinh tế chính trong giai đoạn hiệu quả 01/2022-
07/2022 như sau:
• Sản lượng dầu khai thác tăng thêm – 2,7 nghìn tấn;
• Tổng chi phí (bao gồm chi phí sản xuất hóa phẩm VPI
SP) – 548,0 nghìn USD;
• Doanh thu bán dầu – 2 391,8 nghìn USD;
• Lợi nhuận sau thuế – 518,4 nghìn USD;
• Dòng tiền – 518,4 nghìn USD.
Các chỉ tiêu kinh tế chính trong giai đoạn Full-Cycle 2022-
2024 như sau:
• Sản lượng dầu khai thác tăng thêm – 8,6 nghìn tấn;
• Tổng chi phí (bao gồm chi phí sản xuất hóa phẩm VPI
SP) – 614,4 nghìn USD;
• Doanh thu bán dầu – 6 519,3 nghìn USD;
• Lợi nhuận sau thuế – 1 968,6 nghìn USD;
• Dòng tiền – 1 968,6 nghìn USD;
• NPV (10,5%) – 1 888,1 nghìn USD.
Như vậy, trên cơ sở kết quả các nghiên cứu, thử nghiệm EOR
đã áp dụng trên các đối tượng khai thác mỏ Bạch Hổ, thấy rằng
phương pháp bơm surfactant-polymer và vi sinh hóa lý mang lại
hiệu quả kinh tế kỹ thuật, phù hợp với điều kiện trang thiết bị hiện
hữu của Vietsovpetro. Đề xuất tiếp tục nghiên cứu, triển khai và

93
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

áp dụng thử nghiệm trên các mỏ/khu vực nhỏ, cận biên nhằm gia
tăng lượng dầu thu hồi khó khai thác.
Tóm lại, trong tình hình hiện nay khi các mỏ khai thác truyền
thống đang trong giai đoạn cuối, việc đưa vào khai thác khu vực,
mỏ nhỏ/cận biên ngăn chặn đà suy giảm sản lượng là vấn đề cấp
bách và chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, việc phát triển mỏ
nhỏ/cận biên mang tính rủi ro cao đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng,
sự tìm tòi, ứng dụng công nghệ sửa giếng mới, đưa ra các giải
pháp địa chất-kỹ thuật, công nghệ mỏ một cách hợp lý nhằm tiết
kiệm chi phí khai thác tối đa như đã trình bày ở trên. Có thể tóm
tắt lại một số điểm chính như sau:
• Với đặc thù mỏ nhỏ, mỏ cận biên thường có trữ lượng thu
hồi nhỏ, do vậy có thể xem xét phát triển và đưa vào khai
thác các khu vực, đối tượng có tính chất vỉa chứa tương
đồng, phân bố liền kề hoặc gần nhau. Đối với những khu vực
không có ảnh hưởng của nước rìa (aquifer) có thể xem xét
thiết kế mạng lưới bơm ép ngay từ kh bắt đầu khai thác để
duy trì áp suất vỉa;
• Đối với mỏ nhỏ, cận biên cần tiết giảm chi phí tối đa, do vậy
cần nghiên cứu kỹ tính chất vỉa, đặc trưng địa chất, địa tầng.
Đối với các giếng thăm dò, cần thử vỉa trong thời gian đủ dài
để đánh giá đúng tính chất thấm chứa, vùng huy động dầu,
bán kính ảnh hưởng, mức độ liên thông, hệ số suy giảm lưu
lượng… Trên cơ sở đó, phân tích đánh giá và đưa ra mạng
lưới khai thác tối ưu nhất đảm bảo thu hồi sản lượng tối đa;
• Thiết kế quỹ đạo giếng khoan đi qua nhiều tầng sản phẩm
nhất có thể để tận thu hồi dầu, xem xét bắn mìn qua ống khai
thác trong giai đoạn cuối đời mỏ;
• Thường xuyên kiểm soát động thái khai thác, đo mặt cắt
dòng (PLT, MPLT), đo P,T dọc thân giếng, áp suất vỉa nhằm
thu thập dữ liệu để xây dựng mô hình và đưa ra chế độ khai
thác phù hợp nhất;

94
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

• Đối với mỏ nhỏ, cận biên để tiết giảm chi phí thường xây
dựng các giàn không người, do vậy cần thiết trang bị bộ
kiểm soát áp suất, nhiệt độ (P, T online) trong giếng để kịp
thời đánh giá động thái áp suất, lưu lượng và đưa ra giải
pháp điều chỉnh kịp thời;
• Mỏ nhỏ, cận biên đặc trưng bởi sự suy giảm nhanh của áp
suất và lưu lượng, dẫn đến nhiệt độ vận chuyển giảm, từ đó
hình thành paraffin trong giếng. Do vậy, cần nghiên cứu kỹ
tính chất PVT của dầu. Xem xét phương án đặt cố định bộ
xử lý Parraffin PPU đối với những mỏ dầu có nhiệt độ đông
đặc cao;
• Xem xét các giải pháp công nghệ sửa giếng không dùng
giàn khoan như ngăn cách nước bằng giỏ xi măng (cement
basket), làm kín điểm hở trong ống khai thác bằng thiết bị
Tubing Packoff, sử dụng giàn HWU trong sửa giếng, sử
dụng bộ Catenary làm sạch vùng cận đáy giếng, rửa cát;
• Đối với công tác hoàn thiện giếng ở những khu vực có địa
tầng bở rời, xem xét đặt phin lọc, trong quá trình vận hành
có thể xem xét các giải pháp công nghệ chống trào: Gravel
Pack, Frac Pack hoặc rửa đáy không dùng giàn khoan
Catenary;
• Nghiên cứu bơm ép chất đánh dấu liên giếng, xác định độ
bão hòa dầu dư…đưa ra các biên pháp nâng cao hệ số thu
hồi dầu (EOR) phù hợp với đặc trưng điều kiện vỉa, mỏ;
• Nghiên cứu các biện pháp tăng cường khai thác, như xử lý
aicd vùng cận đáy giếng, nứt vỉa thủy lực đối với những vỉa
có độ thấm kém, v, v…
• Thu thập số liệu mẫu nước, mẫu dầu thường xuyên, nghiên
cứu khả năng hình thành lắng đọng tạp chất cơ học,
muối…trong quá trình khai thác ở điều kiện nhiệt độ, áp
suất vỉa. Nghiên cứu tính chất cơ lý đá vỉa và khả năng trào

95
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

cát trong quá trình khai thác nhằm đưa ra chế độ khai thác
với chênh áp phù hợp.
3.2. Giải pháp công nghệ khai thác mỏ nhỏ và mỏ cận biên
Lựa chọn phương pháp khai thác và các trang thiết bị
Theo định hướng phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên, các
giếng được đưa vào khai thác bằng cơ học ngay từ đầu, với
phương pháp chủ yếu là khai thác bằng gaslift. Việc lựa chọn
phương pháp gaslift đã tính đến cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện
có của Vietsovpetro, cũng như khả năng kết nối với các mỏ lân
cận. Phương pháp khai thác cơ học bằng gaslift cho phép:
• Thu hồi được lượng lớn chất lỏng theo thực tế với tất cả
các đường kính ống chống khai thác, giảm thiểu được ảnh
hưởng của tiết diện ống chống lên hiệu quả của gaslift, đặc
biệt quan trọng trong các giếng khoan xiên định hướng và
khoan ngang trong điều kiện mỏ ngoài khơi;
• Tiến hành sửa chữa thiết bị lòng giếng (TBLG) bằng kỹ
thuật cáp tời mà không cần đến sự tham gia của đội khoan
sửa giếng, tiết kiệm chi phí khi tiến hành sửa chữa, tăng
thời gian làm việc của giếng giữa các lần sửa;
• Không gặp phải các hạn chế khi thực hiện các công việc
liên quan đến khảo sát thủy-động lực học, khảo sát địa vật
lý các giếng và xử lý (VCĐG);
• Khai thác các giếng với hệ số khí cao, khi đó việc có mặt
khí tự do và nhiệt độ cao không ảnh hưởng đáng kể đến
hoạt động của các thiết bị lòng giếng.
Ngoài ra, ở các khu vực mới đưa vào khai thác bằng cơ học
gaslift có thể triển khai ứng dụng công nghệ khai thác đồng thời
(ĐT). Sơ đồ khai thác đồng thời này cho phép:
• Điều chỉnh khai thác từng tầng vỉa riêng biệt;
• Khả năng kiểm soát khai thác từng đối tượng (thực hiện các
công việc khảo sát);

96
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

• Tác động có chọn lựa cho từng đối tượng (xử lý vùng cận
đáy giếng hay các công việc khác);
• Ngăn ngừa dòng chảy thông nhau giữa các vỉa theo ống
khai thác (OKT).
• Các giếng lắp đặt TBLG phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc
dựa trên tài liệu hướng dẫn VSP-000-KTSX-684 “Lựa
chọn thiết bị lòng giếng để khai thác các giếng tự phun,
gaslift và giếng bơm ép ở Vietsovpetro”, cũng như cần tính
đến “Sơ đồ điển hình hoàn thiện TBLG cho công nghệ khai
thác/bơm ép đồng thời-riêng biệt” được phê duyệt trong
năm 2016.
Các giếng lắp đặt TBLG phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc
dựa trên tài liệu hướng dẫn VSP-000-KTSX-684 “Lựa chọn thiết
bị lòng giếng để khai thác các giếng tự phun, gaslift và giếng bơm
ép ở Vietsovpetro”, cũng như cần tính đến “Sơ đồ điển hình hoàn
thiện TBLG cho công nghệ khai thác/bơm ép đồng thời-riêng biệt”
được phê duyệt trong năm 2016.
Đề xuất sử dụng cho các giếng khai thác hai sơ đồ TBLG như
sau:
• Theo công nghệ thông thường với cấu trúc một packer cho
một đối tượng khai thác (Hình 3.8а);
• Theo công nghệ khai thác đồng thời với một ống khai thác
đơn (Hình 3.8b), áp dụng cho Mioxen dưới nhằm mục đích
ngăn cách nước khi cần thiết.
Với công nghệ khai thác đồng thời các giếng thuộc tầng
Mioxen dưới sẽ được khai thác theo nguyên lý như sau: việc thu
hồi sản phẩm sẽ được tiến hành riêng biệt từ các vỉa và sau đó
chúng sẽ được đồng thời nâng lên trên theo cột ống khai thác. Cấu
trúc TBLG này cho phép sử dụng kỹ thuật cáp tời để tiến hành
đóng vỉa khai thác (ví dụ cho trường hợp khi một trong các vỉa đã
ngập nước hoàn toàn). Cấu trúc TBLG điển hình với một packer

97
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

dự kiến sẽ sử dụng để khai thác các giếng thuộc tầng Oligoxen


trên hoặc tầng Móng.

Hình 3.8 Sơ đồ cấu trúc TBLG điển hình với một ống khai
thác đơn (а, Giếng khai thác một đối tượng; b – Giếng thác đồng
thời hai đối tượng)
Việc lựa chọn đường kính ứng dụng TBLG/ống khai thác và
số lượng mandrel để lắp ở các tầng vỉa khai thác sẽ phụ thuộc vào
các yếu tố như sau:
• Lưu lượng dự kiến của các đối tượng và sự cần thiết điều
khiển dòng từ vỉa;
• Khoảng cách giữa các packer khi ngăn tầng khai thác;
• Khả năng có chuyển sang bơm ép hay không (ở các giếng
bơm ép duy trì áp suất vỉa đề xuất thêm 2 mandrel cho từng
đối tượng);
• Loại van điều chỉnh cần mua và các thiết bị đo khảo sát
giếng (thiết bị đo khảo sát giếng có khả năng điều chỉnh

98
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

dòng/độ tiếp nhận, cũng như van điều chỉnh có khả năng
tăng mức lưu thông dòng chảy).
Việc lắp đặt TBLG (packer, mandrel, nipple và phễu định
hướng) cho vỉa phía dưới sẽ được xác định dựa trên khoảng cách
thực tế giữa các khoảng mở vỉa, chiều dày đục lỗ và sự có mặt của
vùng ổn định tạp chất cơ học cùng chất lưu ở giếng. Trong trường
hợp cần thiết khi lắp đặt thiết bị có thể cho phép đặt phễu định
hướng vào khoảng bắn mở vỉa. Các tiêu chí được nêu trên sẽ được
tính toán trực tiếp khi thiết kế sơ đồ TBLG.
Thiết kế cấu trúc thiết bị lòng giếng gaslift được thực hiện
bằng phần mềm có bản quyền chuyên dụng là Pipesim và WellFlo.
Dựa trên kết quả tính toán để xác định số lượng cần thiết van khởi
dộng, áp suất nạp, khoảng cách đặt van và xây dựng đường đặc
trưng theo lưu lượng khí gaslift cho giếng (xem Hình 3.9).

Hình 3.9 Thiết kế hệ thống van gaslift trên phần mềm


WellFlo và xây dựng đường đặc trưng theo lưu lượng khí gaslift
trên phần mềm Pipesim
Việc gọi dòng giếng đưa vào khai thác được tiến hành bằng
cách bơm khí nén gaslift vào giếng cần tuân thủ theo các yêu cầu
của quy phạm kỹ thuật VSP-000- KTSX-613 và tài liệu hướng dẫn
“Gọi dòng giếng sử dụng hệ thống gaslift”.

99
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Sau quá trình tận thu dầu, một số lượng giếng sẽ được chuyển
sang quỹ giếng bơm ép nhằm duy trì áp suất vỉa, đề xuất sử dụng
cấu trúc TBLG này cho việc bơm ép.
Thiết bị đầu giếng để khai thác các giếng dầu và khí-
condensate cần phải đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy, hiệu quả, vận
hành an toàn trong điều kiện nhiệt đới ẩm (nhiệt độ môi trường
20-40°С, độ ẩm 100%).
Các trang thiết bị cần phải phù hợp theo yêu cầu của “Các quy
tắc an toàn khi tiến hành thăm dò và khai thác các mỏ dầu và khí
ở Vietsovpetro”.
Như đã đề cập ở các phần trên, một trong những yếu tố gây
phức tạp thường xảy ra trong quá trình vận hành khai thác giếng
đó chính là sự xuất hiện các lắng đọng asphaltene, nhựa, parafin
(ASPO) trong ống khai thác, sẽ làm giảm lưu lượng giếng, tăng
tổn hao năng lượng cho việc nâng chất lỏng vỉa lên bề mặt, dẫn
đến tăng chi phí khí riêng để nâng một m3 chất lỏng đối với các
giếng khai thác bằng phương pháp gaslift. Không những vậy, vấn
đề lắng đọng ASPO còn làm cho công tác sửa chữa kỹ thuật TBLG
trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Lắng đọng ASPO hình thành có thành phần chủ yếu là parafin,
nhựa và asphaltenes, dưới điều kiện vỉa hòa tan dạng keo trong
dầu.
Nhóm parafin bao gồm các hydrocacbon rắn từ C17H36 đến
C71H144. Tỷ trọng parafin ở trạng thái rắn dao động từ 865 đến 940
kg/m3. Parafin nguyên chất là các tinh thể màu trắng, trong điều
kiện nhiệt động lực nhất định chuyển hóa thành chất lỏng. Nhựa
là các hợp chất đa vòng, ngoài carbon và hydro, còn các nguyên
tử oxy, lưu huỳnh và nitơ. Trong dầu mỏ, các hợp chất như vậy có
tính keo và ảnh hưởng đến sự khởi đầu kết tinh và phát triển của
tinh thể parafin. Asphaltene có khối lượng phân tử cao, có độ keo
hoặc độ sệt cứng. Nồng độ hiệu dụng của asphaltene ảnh hưởng
đến sự kết tinh của parafin là 0,5%. Khi có sự hiện diện của nhựa
và asphaltene xảy ra sự kết tinh parafin. Sự xuất hiện trong dầu
100
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

các hạt cát, sét và các tạp chất cơ học khác góp phần vào việc làm
bền hóa ASPO, đúng đóng vai trò như các trung tâm kết tinh
parafin.
Dầu ở tầng Mioxen dưới, Oligoxen trên của các mỏ cận biên
có thể thuộc nhóm dầu nặng và độ nhớt cao. Thành phần parafin
trong dầu biến động trong khoảng 19-29% khối lượng, ở điều kiện
nhiệt độ nóng chảy từ 54 đến 59°С. Với các tính chất dầu như trên
thì việc hình thành ASPO ở các giếng thuộc các mỏ cận biên sẽ
gây rất nhiều khó khăn trong quá trình khai thác dầu bằng gaslift.
Để nâng được loại dầu nặng và độ nhớt cao như vậy cũng sẽ cần
đến một lượng chi phí khí nén tương đối lớn.
Ngoài các phương pháp cơ bản (nung nóng đầu giếng và phần
trên của ống khai thác sử dụng máy bơm hơi nước nhiệt độ cao),
nhằm giảm thiểu tình trạng lắng đọng parafin trong ống khai thác
cần phải tiến hành bơm vào giếng theo đường bơm hóa phẩm chất
gây ức chế để kìm hãm sự hình thành lắng đọng nêu trên. Hóa
phẩm này có khả năng làm giảm nhiệt độ đông đặc của dầu và
nhiệt độ bắt đầu kết tinh, cũng như cản trở hình thành mạng tinh
thể bền vững, gây khó khăn cho việc tích tụ các tinh thể parafin
theo thời gian. Bên cạnh đó, vấn đề lắng đọng muối ở vùng cận
đáy giếng và bên trong TBLG ở các giếng của mỏ cận biên, khi
xuất hiện nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến qáu trình vận hành
giếng, làm giảm đáng kể lưu lượng giếng khi xuất hiện lắng đọng
muối.
Các giải pháp tăng cường khai thác dầu & khí
Các giải pháp tăng cường khai thác dầu & khí và nâng cao độ
tiếp nhận các giếng làm việc ở các khu vực các mỏ nhỏ, mỏ cận
biên được thực hiện dựa trên kinh nghiệm tích lũy trong quá trình
vận hành mỏ Bạch Hổ & Rồng, ở Lô 09-1 với một số yêu cầu cơ
bản như sau:
• Áp dụng rộng rãi các biện pháp gọi dòng và xử lý VCĐG
các giếng sau khi hoàn thiện khoan;

101
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Lựa chọn và thử nghiệm công nghệ xử lý VCĐG bằng hóa


phẩm có kết hợp các dung môi và xử lý nhiệt axit tại các
giếng suy giảm đặc tính khai thác do lắng đọng parafin,
nhựa và asphalten tại VCĐG và trong các TBLG;
• Lựa chọn và thử nghiệm công nghệ loại bỏ lắng đọng
parafin, nhựa và asphalten bằng hóa phẩm trong các TBLG
và đường ống dẫn dầu;
• Hoàn thiện các công nghệ và phương tiện kỹ thuật dập
giếng để sửa giếng tạm thời và sửa chữa lớn, công nghệ và
phương tiện kỹ thuật để đảm bảo gọi dòng giếng hiệu quả
sau khi kết thúc công việc sửa chữa giếng.
Do còn thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng các giải pháp
nâng cao sản lượng và độ tiếp nhận tại các mỏ nhỏ , mỏ cận biên,
nên việc đề xuất áp dụng các giải pháp chỉ dựa trên kinh nghiệm
tích lũy qua quá trình vận hành mỏ Bạch Hổ, Rồng và các mỏ hiện
đang khai thác ở Vietsovpetro.
Công nghệ xử lý VCĐG giếng khai thác và bơm ép được thực
hiện nhằm mục đích:
• Phục hồi hệ số sản phẩm của giếng trong trường hợp, khi
mà các kênh bắn mìn và vùng cận đáy giếng bị suy giảm
do nhiễm bẩn lắng đọng tạp chất cơ học;
• Tăng cường hệ số sản phẩm của giếng nhờ tác động vào
cấu trúc không gian rỗng collector vùng cận đáy giếng;
• Làm sạch vùng nhiễm bẩn bằng tác động lý-hóa với hóa
chất được bơm xuống;
• Làm giảm hệ số skin nhờ tăng cường độ thấm của khu vực
cận đáy giếng.
Lựa chọn giếng để tiến hành xử lý VCĐG có thể dựa vào một
số tiêu chí sau:
• Khi đưa vào khai thác không đạt được lưu lượng chất lỏng
như thiết kế;

102
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

• Giảm sản lượng của giếng do nguyên nhân độ thấm của


vùng cận đáy giếng suy giảm;
• Suy giảm sản lượng do nguyên nhân lắng đọng muối hoặc
parafin ở vùng cận đáy giếng, ống chống khai thác và thiết
bị lòng giếng;
• Suy giảm sản lượng sau khi tiến hành sửa giếng do bị thẩm
thấu một khối lượng lớn chất lỏng ngược vào vỉa;
• Đối với các giếng bơm ép thì sau khi chuyển sang bơm ép
khi không đạt được độ tiếp nhận như tính toán, hoặc suy
giảm độ tiếp nhận sau một thời gian vận hành;
Khi tiến hành lựa chọn, hóa phẩm xử lý cần đảm bảo một số
tiêu chí như sau:
• Phải bơm được vào vùng cận đáy giếng tại đúng độ sâu yêu
cầu;
• Không hình hành lắng đọng kết tủa thứ cấp sau khi phản
ứng với đá hoặc chất nhiễm bẩn;
• Hóa phẩm phải tương thích với dung dịch dập giếng, nước
vỉa và chất lỏng kỹ thuật khác được sử dụng khi sửa giếng,
đồng thời không ảnh hưởng tới các quy trình kỹ thuật khác
như khai thác, vận chuyển và xử lý dầu;
• Các thành phần của hỗn hợp phải là chất ít độc hại;
Nhằm tăng cường khai thác dầu cho các mỏ nhỏ, mỏ cận biên,
cần đề xuất xem xét sử dụng các công nghệ xử lý như sau:
• Xử lý axit sét: áp dụng để xử lý tầng sản phẩm với đất đá
có thành phần cacbonat ít hơn 20%, đồng thời loại bỏ
alumino silicate trong thành phần sét, tạp chất polymer và
một ít thành phần sét thẩm thấu vào vùng sâu của vỉa. Nồng
độ axit trong dung dịch được lựa chọn dựa vào điều kiện
thực hiên xử lý, đề xuất nồng độ axit muối (HCl) 8-15%,
axit hydrofluoric (HF) 1-3%;
• Xử lý axit muối: Được thực hiện nhằm loại bỏ các muối
(có thể bị hòa tan bởi axit) và tạp chất polymer. Thành phần

103
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

axit muối có thể được sử dụng khi rửa axit nhằm làm sạch
bề mặt của khoảng thân trần, khoảng bắn mìn, phần thân
giếng với vỏ xi măng và bùn, sản phẩm ăn mòn, lắng đọng
muối trên bề mặt ống khai thác. Đề xuất dung dịch axit
muối với nồng độ 10-15%;
• Xử lý axit hữu cơ: Được thực hiện nhằm loại bỏ các muối
(có thể bị hòa tan bởi axit) và tạp chất polymer, và có sự
kiểm soát tốc độ phản ứng. Để chuẩn bị dung dịch axit hữu
cơ, đề xuất sử dụng axit dấm (axit acetic) với nồng độ 8-
12% và axit formic nồng độ 15%;
• Xử lý VCĐG sử dụng dung dịch không có thành phần axit:
Phương pháp xử lý VCĐG này được sử dụng nhằm loại bỏ
nhiễm bẩn ở VCĐG, lắng đọng nhựa và parafin, đồng thời
thay đổi tính dính ướt của đất đá;
• Nứt vỉa thủy lực (NVTL) và chèn khe nứt bằng propant:
Có thể được sử dụng ở collector với độ thấm kém, kém
đồng nhất.
Lập kế hoạch tiến hành NVTL cho các giếng cần thỏa mãn
các tiêu chí lựa chọn giếng làm NVTL được ghi trong “Tuyển tập
hướng dẫn”, trong đó có các tiêu chí cơ bản sau đây:
• Trữ lượng dầu còn lại trên giếng được chọn cần phải lớn
hơn 20 nghìn tấn;
• Sự bù đắp năng lượng hiện tại ở khu vực giếng được chọn
(đơn vị điểm) không được thấp hơn 100%, cần tính đến sự
tăng lưu lượng chất lỏng dự kiến sau khi tiến hành NVTL
cho giếng được chọn;
• Lưu lượng dầu của giếng không quá Qdầu < 150 tấn/ngày
• Độ ngập nước hiện tại không vượt quá 10%;
• Giếng có áp suất vỉa hiện tại lớn hơn 0,75 lần áp suất vỉa
ban đầu;
• Giếng có trạng thái kỹ thuật tốt, lớp chắn sét giữa đối tượng
NVTL và tầng nước phải lớn hơn 10m.

104
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Nhìn chung, trong số các công nghệ cơ bản tăng cường khai
thác dầu& khí theo kinh nghiệm nhiều năm đã áp dụng ở
Vietsovpetro, đối với từng đối tượng mỏ nhỏ, mỏ cận biên cụ thể
được khuyến nghị các công nghệ như sau (Bảng 3.2):
Bảng 3.2 Công nghệ xử lý VCĐG phụ thuộc vào đối tượng khai
thác dầu & khí
Đối tượng Đối với giếng
Đối với giếng khai thác
khai thác bơm ép
- Xử lý bằng axit muối, axit sét
Xử lý bằng
thông thường;
axit muối, axit
Móng - Xử lý bằng nhũ tương dầu-axit
sét thông
(gốc dung dịch axit sét, dung
thường
dịch axit muối).
- Nứt vỉa thủy lực;
-Xử lý bằng axit muối, axit sét
Xử lý bằng hệ
thông thường;
Oligoxen axit muối +
- Xử lý bằng nhũ tương hữu cơ-
dưới axit sét thông
axit (gốc dung dịch axit sét,
thường
dung dịch axit muối);
- Dung môi + dung dịch axit sét.
- Nứt vỉa thủy lực;
- Xử lý bằng axit muối, axit sét
Xử lý bằng hệ
thông thường;
Oligoxen axit muối +
- Xử lý bằng nhũ tương hữu cơ-
trên axit sét thông
axit (gốc dung dịch axit sét,
thường
dung dịch axit muối);
- Dung môi + dung dịch axit sét.
Xử lý bằng - Nứt vỉa thủy lực;
Mioxen axit muối, - Xử lý bằng axit muối, axit sét
dưới axit sét thông thông thường;
thường - Dung môi + dung dịch axit sét.

105
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Quá trình chuẩn bị dung dịch được thực hiện tại xí nghiệp khai
thác dầu & khí (XNKT), sau đó vận chuyển đến nơi cần thực hiện
bằng tàu. Tất cả các giải pháp này được thực hiện theo kế hoạch
phê duyệt, trong đó thực hiện xử lý VCĐG theo các bước như sau:
• Công việc chuẩn bị (chuẩn bị thiết bị và hóa phẩm);
• Thử độ tiếp nhận và độ kín của TBLG (thực hiện bằng cách
bơm vào OKT dầu diesel, nước biển hoặc dung dịch muối
NH4Cl có kiểm soát mực chất lỏng và áp suất ở ngoài cần);
• Tiến hành rửa axit (trong trường hợp độ tiếp nhận kém);
• Bơm dung dịch xử lý chính để xử lý VCĐG;
• Bơm đẩy dung dịch chính (chất lỏng bơm đẩy có thể dử
dụng là dầu diesel, nước biển hoặc muối NH4Cl và phụ
thuộc vào điều kiện thực hiện công việc);
• Bơm vào khoảng không ngoài cần dung dịch sô-đa
(Na2CO3) để trung hòa dung dịch axit rò ra;
• Gọi dòng giếng và quay trở lại chế độ làm việc.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý VCĐG ở các giếng khai thác
dầu & khí và giếng bơm ép nước vỉa, phụ thuộc vào nguyên nhân
nhiễm bẩn và điều kiện địa chất kỹ thuật của từng giếng cụ thể.
Do đó, các phương pháp xử lý phù hợp sẽ được chính xác trong
quá trình vận hành giếng của các mỏ nhỏ và mỏ cận biên. Việc lựa
chọn công nghệ xử lý VCĐG cho các giếng khai thác dầu & khí
và bơm ép nước vỉa hầu hết đều quy định bởi đặc điểm tự nhiên
của hợp chất bít nhét và các điều kiện địa kỹ thuật, do đó tổ hợp
các phương pháp xử lý tối ưu có thể được điều chỉnh cho phù hợp
trong quá trình khai thác các giếng ở mỏ.
Các giải pháp tăng cường khai thác dầu bằng cách tác động
lên VCĐG hiện nay được thực hiện cần phải tuân theo các tài liệu
kỹ thuật sau:
• Quy chuẩn VSP-000-KTSX-665 “Tiến hành xử lý hóa
phẩm vùng cận đáy và làm sạch thiết bị lòng giếng của
giếng khai thác và giếng bơm ép của “Vietsovpetro”;

106
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

• Tuyển tập tài liệu hướng dẫn VSP-000-DC-646 “Lập kế


hoạch, phân tích hiệu quả và giám sát quá trình tiến hành
NVTL ở các giếng thuộc Vietsovpetro”.
Việc lựa chọn giếng xử lý, công nghệ xử lý VCĐG hoặc thiết
kế xử lý phụ thuộc vào điều kiện địa chất- kỹ thuật cụ thể của từng
công việc thực hiện.
3.3. Giải pháp thu gom, xử lý và vận chuyển dầu mỏ kết nối
Vietsovpetro khai thác dầu từ năm 1986, bắt đầu từ mỏ Bạch
Hổ ở tầng Miocen và Ologocen, sau đó là tầng móng, năm 1988.
Dầu khai thác ở đây là dầu nhiều parafin với hàm lượng lên đến
19-27% KL và có nhiệt độ đông đặc 29-36oC (thuộc loại dầu có
độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao). Tùy thuộc vào cách thức thu
gom, xử lý, tàng chứa sản phẩm, khả năng khai thác, lưu lượng,
khoảng cách vận chuyển và tính chất của sản phẩm mà có thể đưa
ra giải pháp vận chuyển sản phẩm giếng. Tồn tại rất nhiều phương
pháp truyền thống vận chuyển dầu nhiều paraffin bằng đường ống:
• Vận chuyển dầu nóng (dầu được gia nhiệt đến nhiệt độ cần
thiết để trong đường ống luôn được duy trì ở nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ kết tinh paraffin);
• Vận chuyển dầu sau khi được xử lý bằng hóa phẩm chuyên
dụng giảm nhiệt độ đông đặc (PPD);
• Vận chuyển dầu nhiều paraffin sau khi hòa trộn với dung
môi, hoặc với dầu có độ nhớt và nhiệt độ đông đặc thấp;
• Vận chuyển dầu nhiều paraffin cùng với nước (trường hợp
này, nước sẽ thuộc hệ mang dầu đi (vận chuyển dầu nhũ
tương thuận);
• Vận chuyển dầu nhờ các nút đẩy, nút phận cách;
• Vận chuyển dầu bão hòa khí hoặc dầu trộn lẫn với khí.
Những giải pháp vận chuyển dầu trên đây đều có ưu và nhược
điểm của nó. Tùy thuộc vào cách thức sử dụng và khả năng vận
hành mỏ mà có thể sử dụng giải pháp này hay giải pháp kia. Bên
cạnh đó, còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của dầu khai thác.
107
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Để vận chuyển dầu khai thác ở các mỏ kết nối bằng đường ống,
trong trường hợp vận chuyển đi xa, cần phải sử dụng đồng thời
nhiều giải pháp/nghĩa là kết hợp các giải pháp đồng thời xử lý dầu
để vận chuyển (cộng tác dụng ưu thế của các giải pháp). Trong đó,
quan trọng nhất, cần có hệ thống thiết bị xử lý dầu và đường ống
được bọc cách nhiệt với môi trường bên ngoài, đồng thời tổ chức
xử lý dầu đến trạng thái lưu biến tốt nhất. Nghĩa là trong quá trình
vận chuyển, cần đảm bảo dầu trong toàn bộ tuyến đường ống luôn
ở trạng thái lỏng, để duy trì khả năng vận chuyển đi xa và an toàn.
Ngoài ra, chi phí thực hiện vận chuyển dầu các mỏ kết nối cần
được xem xét và cân nhắc ở mức thấp nhất, đem lại hiệu quả kinh
tế cho công tác vận hành các mỏ kết nối. Như nhiều công trình
khoa học đã được công bố [], dầu khai thác ở các mỏ của
Vietsovpetro, Lô 09-1 đều là dầu nhiều paraffin. Dầu các mỏ nhỏ
cận biên, Lô 09-1 cũng không ngoại lệ, đều là dầu nhiều paraffin.
Vì vậy, giải pháp vận chuyển dầu mỏ kết nối, cần phải giải quyết
vận chuey63n dầu nhiều paraffin đi xa bằng đường ống. Dưới đây
là những nghiên cứu giải pháp vận chuyển dầu nhiều paraffin.
3.3.1. Giải pháp xử lý và vận chuyển dầu nhiều paraffin bằng
đường ống ngầm ngoài khơi đi xa
A. Giải pháp gia nhiệt và sử dùng hóa phẩm PPD xử lý dầu
nhiều paraffin để vận chuyển
Vận chuyển dầu nhiều paraffin bằng đường ống, cần phải đảm
bảo dầu trong đường ống luôn được duy trì ở nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ nhiệt độ đông đặc của dầu khoảng 3-5oC. Tuy nhiên, đối
với dầu nhiều paraffin, khi có nhiệt độ miệng giếng khá thấp (thập
hơn nhiệt độ kết tinh paraffin), lắng đọng paraffin luôn là vấn đề
phức tạp với những người làm dầu khí, không những trong đường
ống vận chuyển mà còn ngay bên trong lòng giếng khai thác.
Nhằm tăng khả năng lưu chuyển của dầu nhiều paraffin, người ta
thường sử dụng dầu nóng là một trong những giải pháp phổ biến
để loại bỏ parafin trong đường ống/hoặc trong các giếng khai thác.
108
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Paraffin được hoà tan và nóng chảy ở nhiệt độ khá cao (khoảng
78-80oC), vì vậy, có thể dùng dầu nóng hoặc hơi nước nóng có
nhiệt độ cao để làm nóng chảy parafin trong dầu. Trong khai thác,
dầu nóng ở giếng bên cạnh (hoặc hơi nước nóng) có thể được bơm
xuống ống khai thác của các giếng có nhiệt độ thấp, nơi có lắng
đọng paraffin trong các thiết bị lòng giếng. Nước nóng cũng có
thể được sử dụng để loại bỏ paraffin trong lòng giếng và trong hệ
thống thu gom, xử lý và vận chuyển bằng đường ống. Để đảm bảo
điều kiện vận chuyển dầu nhiều paraffin bằng đường ống đi xa,
người ta thường lắp đặt bộ thiết bị gia nhiệt cho dầu dọc theo tuyến
đường ống. Ở mỏ dầu nhiều paraffin, như mỏ Mangaslux của nước
công hòa Kazacstan (thuộc Liên xô cũ), người ta vận chuyển dầu
nhiều paraffin bằng cách gia nhiệt cho dầu dọc theo chiều dài
tuyến ống, Nghĩa là, dọc theo toàn bộ tuyến đường ống, có xây
dựng các trạm gia nhiệt cho dầu. Đối với dầu các mỏ của
Vietsovpetro, trong trường hợp nhiệt độ dầu thấp, để vận chuyển
đi xa, dầu được gia nhiệt lên đến trên 65oC (nhiệt độ kết tinh
paraffin trong dầu khoảng 59-61oC) sau đó được vận chuyển đến
trạm xử lý bằng đường ống. Nếu chúng ta gia nhiệt cho dầu đến
nhiệt độ thấp hơn, thì nhiệt độ đông đăc của dầu giảm không đáng
kể, thậm chí còn cao nhơn nhiệt độ đông đặc ban đầu của dầu nếu
chỉ gia nhiệt đến 45-50oC. Khi gia nhiệt cho dầu đến nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ nóng chảy paraffin, thì khi làm lạnh, nhiệt độ đông
đặc của dầu sẽ giảm đi đáng kể. Áp dụng điều kiện này, quá trình
xử lý nhiệt cho dầu để vận chuyển bằng đường ống được thực hiện
như sau: dầu sau khi gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng
chảy của parafin, được làm lạnh trong những điều kiện phù hợp
để tạo thành cấu trúc tinh thể có độ bền thấp nhất. Độ bền của cấu
trúc mạng tinh thể phụ thuộc vào nhiệt độ xử lý, điều kiện làm
lạnh, hàm lượng parafin, nhựa và atsphalten có trong dầu. Mỗi loại
dầu có một nhiệt độ xử lý tối ưu riêng. Tuy nhiên, một số kết quả
nghiên cứu tiếp theo khẳng định rằng, tính chất lưu biến của dầu
sau khi gia nhiệt thường không ổn định và xấu dần theo thời gian.
109
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Đun nóng lại dầu đã xử lý đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu
sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả xử lý gia nhiệt. Sử dụng giải pháp
xử lý gia nhiệt cho dầu, trong thực tế luôn đòi hỏi vốn đầu tư và
chi phí sản xuất lớn do phải lắp đặt và duy trì hệ thống lò nung và
các bộ máy làm lạnh.
Nhằm khắc phục hạn chế của giải pháp xử lý gia nhiệt cho dầu
để vận chuyển đi xa, đã đề xuất giải pháp xử lý gia nhiệt kết hợp
với sử dụng hóa phẩm PPD. Hóa phẩm PPD được dùng trong xử
lý dầu với mục đích làm giảm nhiệt độ đông đặc của dầu, làm tốt
hơn tính lưu biến của dầu thô và duy trì ở trạng thái xử lý thời gian
dài (không ít hơn 03 ngày - đủ thời gian để vận chuyển dầu đi xa).
Các hóa phẩm PPD không làm giảm độ nhớt của dầu ở khoảng
nhiệt độ cao của dầu, tác động của chúng chỉ thấy rõ ở khoảng
nhiệt độ thấp, khi mà trong dầu xảy ra quá trình hình thành cấu
trúc mạng paraffin.
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của xử lý hóa phẩm PPD đến nhiệt độ đông
đặc của dầu thô
Tên hóa phẩm Định lượng Nhiệt độ đông đặc của dầu xử
hóa phẩm, lý PPD ở các nhiệt độ, oC
ml/m3 45 65 80
Không hóa phẩm 0 29-30 27-28 25-26
PPD Chemical-1 500 25-27 21-23 18-19
PPD Chemical-2 500 24-27 21-23 17-19
PPD Chemical-3 500 25-27 20-22 17-18
PPD Chemical-4 500 24-27 22-23 17-18
Như vậy, trong quá trình vận chuyển bằng đường ống, nhiệt
độ dầu trong đường ống vẫn cao hơn nhiệt độ đông đặc của dầu
sau khi xử lý bằng hóa phẩm PPD. Bảng 3.3 và Hình 3.10 là một
số kết quả xử lý gia nhiệt cho dầu kết hợp với sử dụng hóa phẩm
PPD.

110
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hình 3.10. Độ nhớt của dầu thô không xử lý và xử lý hóa phẩm


PPD ở nhiệt độ 80oC
Hiệu quả của phương pháp xử lý dầu thô phụ thuộc vào tính
chất lý hóa của chúng và điều kiện xử lý. Thường các hóa phẩm
PPD được bơm vào dầu với định lượng ở mức 200-1500 g/tấn
(dạng thương phẩm) ở nhiệt độ, mà tại đó phần lớn parafin trong
dầu đã ở trạng thái hòa tan. Các hóa phẩm PPD sẽ tăng cường và
cũng cố hiệu quả xử lý nhiệt. Tuy nhiên, hiệu quả của các hóa
phẩm PPD phụ thuộc rất lớn vào thành phần và tính chất của dầu.
Không có loại hóa phẩm PPD chung cho tất cả các loại dầu. Cùng
một loại hóa phẩm PPD, nhưng có hiệu quả đối với loại dầu
parafin mỏ này nhưng lại không hiệu quả đối với dầu nhiều parafin
mỏ khác.
Cơ chế hoạt động của hóa phẩm PPD đến nay vẫn chưa được
giải thích hoàn chỉnh. Ở đây thể hiện tính chất hai mặt khi sử dụng
các hóa phẩm PPD:
• Thứ nhất: Hóa phẩm PPD cùng với parafin tạo nên các tinh
thể hỗn hợp và như vậy làm thay đổi cấu trúc của chúng,
đồng thời ngăn ngừa sự hình thành mạng cấu trúc dày đặc;
• Thứ hai: các phân tử của chất hạ điểm đông sẽ bao quanh

111
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

các hạt tinh thể parafin tạo thành và ngăn ngừa sự tăng
trưởng kích thước của chúng.
Giải pháp xử lý dầu nhiều paraffin này, đã được Vietsovpetro
nghiên cứu và sử dụng năm 1994, để vận chuyển dầu từ mỏ Rồng
sang mỏ Bạch Hổ. Thực hiện giải pháp này, Vietsovpetro đã lắp
đặt trên RP-1 ở mỏ Rồng bộ thiết bị gia nhiệt cho đầu đến 80oC,
sau đó sử dụng hóa phẩm PPD để xử lý. Sau khi xử lý nhiệt và
hóa phẩm PPD, nhiệt độ đông đặc của dầu mỏ Rồng giảm còn 17-
18oC, đảm bảo an toàn và liên tục cho quá trình vận chuyển dầu
khai thác ở mỏ Rồng sang mỏ Bạch Hổ.
Năm 1996, khi RC-2 đưa vào khai thác, sản phẩm của RC-
2 được chuyển đến RP-1 để xử lý và vận chuyển đến mỏ Bạch Hổ
theo đường ống kết nối giữa hai mỏ. Tuy nhiên, do công suất gia
nhiệt của bộ gia nhiệt trên RP-1 ở mỏ Rồng không đủ đáp ứng gia
nhiệt cho toàn bộ dầu khai thác trên hai công trình này đến nhiệt
độ không thấp hơn 65oC. Vì vậy, không thể đáp ứng việc xử lý
dầu nhiều paraffin để vận chuyển bằng đường ống. Vì vậy, quá
trình khai thác dầu và khí ở mỏ này bị đình trệ. Kết quả này, đã
chứng minh sự cần thiết phải gia nhiệt cho dầu nhiều paraffin đến
nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh paraffin mới đáp ứng việc xử lý
bằng PPD.
B. Giải pháp sử dụng condensate hòa trộn với dầu nhiều
paraffin đã xử lý hóa phẩm PPD để vận chuyển bằng
đường ống đi xa
Như đã nói ở trên, vận chuyển dầu nhiều paraffin đi xa bằng
đường ống, thường phải sử dụng hóa phẩm PPD kết hợp với gia
nhiệt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đường ống quá dài, lưu
lượng dầu khá lớn, công suất của thiết bị gia nhiệt có sẳn nhỏ,
không đáp ứng nhu cầu xử lý bằng hóa phẩm để vận chuyển, thì
một trong các giải pháp hữu hiệu có thể là sử dụng các chất hòa
tan (dung môi) để làm loãng dầu. Nếu tại khu vực mỏ đang khai
thác và xung quanh nó, có khai thác đồng thời mỏ dầu với tính

112
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

chất khác nhau, độ nhớt cao, nhiều parafin và dầu có độ nhớt thấp,
không paraffin hay condensate sẳn có tại mỏ, thì có thể sử dụng
giải pháp trộn lẫn dầu nhiều parafin có độ nhớt cao với dầu không
paraffin độ nhớt thấp hoặc condensate để vận chuyển.
Năm 2003, trong nghiên cứu vận chuyển dầu nhiều paraffin
khai thác từ mỏ Rồng (RP-3) đến mỏ Bạch Hổ CTP-2 qua đường
ống bọc cách nhiệt dài 42 km, Vietsovpetro đã nghiên cứu và sử
dụng giải pháp ngày để vận chuyển dầu từ RP-3 đến CTP-2.
Theo tính toán, lượng condensate thu hồi ở mỏ bên cạnh (Bạch
Hổ) có thể đủ để hòa trộn với dầu mỏ Rồng để vận chuyển đến mỏ
Bạch Hổ bằng một tuyến đường ống riêng biệt.
Bảng 3.4. Một số kết quả nghiên cứu tính chất lưu biến của dầu
paraffin (đã xử lý hóa phẩm) hòa trộn với condensate
Độ nhớt và ứng suất trượt của dầu mỏ Rồng đã xử lý
hóa phẩm trộn với các hàm lượng condensate
T, oС 0% 5% 10%
  
, Pа , Pа , Pа
(mPa*s) (mPa*s) (mPa*s)
35 0 12 0 9 0 6
30 0,01 21 0 13 0 6,5
28 0,03 33 0,01 19,3 0 7,0
26 0,08 35 0,04 21,5 0,01 7,6
24 0,20 46 0,09 27,4 0,035 9,0
22 0,55 82 0,14 38,6 0,056 15,0
Tđđ,
21 - 22 18 16 - 17
o
С

Bảng 3.4 là một số kết quả nghiên cứu phòng thí nghiệm xác
định lưu biến của dầu paraffin mỏ Rồng đã xữ lý PPD khi hòa trộn
với condensate ở các tỷ lê khác nhau.

113
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Kết quả cho thấy, khi trộn lẫn dầu nhiều parafin mỏ Rồng, có
nhiệt độ đông đặc và độ nhớt cao đã xử lý PPD với condensate mỏ
Bạch Hổ, làm giảm đáng kể nhiệt độ đông đặc và độ nhớt của hỗn
hợp. Như vậy, sẽ đảm bảo vận hành an toàn đường ống từ mỏ
Rồng sang mỏ Bạch Hổ an toàn hơn, giảm được áp suất khởi động
đường ống khi bắt đầu dưa vào vận hành hay dừng đột ngột do sự
cố, giảm được áp suất vận chuyển thường xuyên. Kết quả này cho
phép giải bài toán vận chuyển dầu đi xa, đảm bảo mỏ Rồng sẽ vận
hành an toàn liên tục.
Kết quả cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng condensate với hàm
lượng 5 - 10% trộn lẫn với dầu mỏ Rồng đã xử lý PPD sẽ làm
giảm nhiệt độ đông đặc của dầu đã xử lý hóa phẩm PPD từ 21 -
22oC xuống ở mức 18 - 16oC và tính linh động của dầu tăng thêm
khoảng 4 - 8 lần. Như vậy, sử dụng condensate hòa trộn với dầu
mỏ Rồng đã làm tăng thêm tính linh động của dầu mỏ này và đảm
bảo an toàn cho việc vận chuyển dầu từ RP_3 sang CTP-2 mỏ
Bạch Hổ trong thời gian khá dài (khoảng ba tháng [])..
C. Giải pháp vận chuyển dầu nhiều paraffin bằng cách bơm
thêm nước vào đường ống
Vận chuyển dầu cùng với nước là một trong những phương
pháp vận chuyển có hiệu quả trên thế giới đối với dầu nhiều
parafin, độ nhớt cao. Vận chuyển nước - dầu bằng cách bơm vào
đường ống một lượng nước nhất định và thiết lập điều kiện thủy
động lực hợp lý cho chuyển động của hỗn hợp tạo thành.
Vận chuyển nước-dầu được thực hiện với những chế độ chảy
và phương pháp sau:
• Dòng chảy phân tầng;
• Dòng chảy vành khuyên: dầu bên trong, nước bên ngoài;
• Dòng chảy của nhũ tương dầu-nước (dầu trong nước).
Trong 3 phương pháp ở trên thì phương pháp 2 và 3 thường
có kết quả cao hơn. Phương pháp chảy vành khuyên: Đồng thời

114
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

bơm nước vào đường ống vận chuyển dầu, sao cho dầu chảy bên
trong vành khuyên nước. Để đạt được mục đích trên, người ta sử
dụng kỹ thuật chuyên dụng hoặc những đường ống có cấu trúc
xoáy bên trong.
Đối với phương pháp vận chuyển nhũ tương dầu nước, độ
nhớt của hỗn hợp sẽ giảm đáng kể khi ta tạo được nhũ tương thuận
(dầu trong nước). Trong trường hợp này, hỗn hợp dầu nước tạo
thành khi các phần tử dầu được các màng nước bao bọc, nghĩa là
dầu sẽ không tiếp xúc với thành ống. Trong quá trình vận chuyển
hỗn hợp nước-dầu theo đường ống, ở một số trường hợp (tùy theo
nhiệt độ, vận tốc) nhũ tương dầu trong nước sẽ chuyển sang dạng
ngược lại thành nhũ nước trong dầu. Nhũ nước trong dầu thường
có độ nhớt cao hơn hẳn dầu khi chưa xử lý, làm ảnh hưởng xấu
đến quá trình vận chuyển. Một yếu tố khác của phương pháp vận
chuyển này là khi ngừng bơm sẽ xảy ra quá trình phân pha, làm
tăng bề mặt tiếp xúc dầu với thành ống, điều đó dẫn đến tăng áp
suất khởi động lại đường ống sau khi dừng. Nhược điểm lớn nhất
của phương pháp này là làm giảm khả năng vận chuyển đường
ống do phải vận chuyển cả nước, tăng thêm thiết bị tách nước ở
cuối đường ống và chi phí sản xuất tăng do tăng hóa phẩm xử lý
dầu (tách nước). Với mục đích tiết giảm chi phí nói trên, Ở
Vietsovpetro, giải pháp vận chuyển dầu cùng với nước được thực
hiện với mục đích tẩy rửa lớp lắng đọng paraffin hoặc dầu đông
đăc hình thành bên trong đường ống trong những trường hợp
đường ống có khoảng chiều dài lớn. Giải pháp này, đã sử dụng rất
hiệu quả trong vận chuyển dầu mỏ kết nối Nam Rồng Đồi Mồi
đến mỏ Rồng hay từ mỏ Gấu trắng đến mỏ Bạch Hổ. Đặc biệt, khi
vận chuyển dầu từ mỏ Rồng sang mỏ Bạch Hổ ở những năm 2007
và 2013 với đường ống dài hơn 40 km, ở giải pháp sử dụng
condensate, hóa phẩm PPD, đã sử dụng giải pháp bơm thêm nước
vào đường ống RP-3-> PLEM mỏ Rồng->CTP-3 để tẩy rửa lắng
đọng paraffin bên trong đường ống.

115
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Như vậy, việc vận chuyển dầu nhiều paraffin đi xa bằng


đường ống là sử dụng đồng thời nhiều giải pháp xử lý dầu để vận
chuyển. Việc sử dụng nhiều giải pháp đồng thời xử lý dầu nhiều
paraffin đã cho phép tận dụng được những phần ưu điểm của từng
giải pháp. Đối với mỏ nhỏ mỏ cận biên, mỏ nhỏ, việc thiết kế các
công trình khai thác dầu khí ở đây cũng khác biệt so với các mỏ
phát triển độc lập. Để hiệu quả, ở các mỏ này, thường chỉ thiết kế
các giàn nhẹ/giàn đầu giếng, kèm hệ thống thiết bị xử lý tối thiểu
trên giàn và đường ống kết nối với mỏ bên cạnh (gần đó) có trung
tâm xử lý dầu.
3.3.2. Các giải pháp xử lý và vận chuyển dầu mỏ kết nối
Dầu khai thác ở các mỏ của Vietsovpetro, Lô 09-1 và các mỏ
lân cận đều là dầu nhiều paraffin, vận chuyển dầu này bằng đường
ống, cần phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý, làm tăng tính lưu
chuyển của dầu trong quá trình vận chuyển. Đối với các đường
ống vận chuyển dầu mỏ kết nối đến trung tâm xử lý thường khá
dài, cho nên trong nhiều trường hợp vẫn tồn tại những khó khăn
do lắng đọng paraffin, hay dầu bị ứ đọng trong đường ống (do lưu
lượng thấp). Hơn nữa, là mỏ nhỏ, cận biên, nên ở các mỏ này, các
giàn phục vụ khai thác dầu & khí thường được xây dựng đơn giản
(giàn nhẹ (BK)/hay giàn đầu giếng(WHP). Trên các giàn ở những
mỏ này chỉ trang bị tối thiểu hệ thống các thiết bị xử lý dầu & khí.
Đặc biệt hạn chế việc lắp đặt thiết bị gia nhiệt, trong đó có cả bộ
thiết bị gia nhei65t cho dầu. Vì vậy, giải pháp xử lý gia nhiệt cho
dẩu để vận chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Bên cạnh đó, vận chuyển sản phẩm khai thác từ các mỏ kết
nối này đến trung tâm xử lý, thường không sử dụng máy bơm.
Nghĩa là, dầu cùng các sản phẩm khai thác, gồm nước và khí được
vận chuyển ở dạng hỗn hợp. Vận chuyển dầu ở cấu trúc này sẽ có
nhiều thách thức do lưu lượng khí tách ra lớn bên trong quá trình
vận chuyển. Trong đó, lớn nhất ở các ống đứng, đi lên từ đáy biển
đến bề mặt giàn thu gom sản phẩm. Tổn hao áp suất cục bộ thường

116
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

gia tăng do hiện tượng tạo nút dầu hay nút khí trong đường ống và
đi vào thống thu gom đến trung tâm xử lý. Áp suất vận chuyển
cao, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai tah1c của giếng. Trong
nhiều trường hợp, giếng có thể không thể cho sản phẩm. Để giải
quyết vấn đề này, cần xem xét các giải pháp kỹ thuật công nghệ
để làm giảm áp suất trong hệ thống thu gom, vận chuyển sản
phẩm, như:
• Để giảm tải cho đường ống, tức giảm áp suất vận chuyển,
có thể thực hiện bằng việc xây dựng thêm đường ống vận
chuyển, kết nối các giàn với trung tâm xử lý. Tuy nhiên,
tổn hao áp suất trong phần ống đứng theo hướng đi lên của
chuyển động sẽ vẫn tăng. Do đó, áp suất ban đầu (dầu
giếng) trong đường ống vẫn còn cao. Trong khi đó, nếu
thực hiện sẽ có những khó khăn trong việc lắp đặt các
đường ống phụ ở diện tích vùng nước giới hạn của mỏ và
cần phải xây dựng thêm các khối trụ đỡ chuyên dụng để lắp
đặt một lượng lớn các ống đứng bên giàn trung tâm. Ngoài
ra, sự giảm lưu lượng trong ống, sẽ dẫn đến quá trình giảm
nhanh nhiệt độ của hỗn hợp đến giàn công nghệ trung tâm
và như vậy, sẽ là khó khăn cho quá trình vận chuyển dầu
paraffin bằng đường ống, như dầu bị đông đặc, gây tắc
nghẽn;
• Sử dụng máy bơm nhiều pha để bơm sản phẩm giếng. Hạn
chế của vấn đề này là máy bơm nhiều pha cồng kềnh, cần
diện tích lắp đặt lớn và sử dụng điện năng cao. Bên cạnh
đó, cần phải lắp đặt ít nhất 02 bộ máy bơm (một dự phòng)
và một ở chế độ vận hành. Đối với các giàn nhẹ (BK/RC)
cần máy bơm có hiệu suất cao và công suất lớn để có thể
vận hành liên tục. Trên các giàn nhẹ xây dựng ngoài khơi
thường không đủ không gian để lắp đặt các thiết bị này và
khu vực nhà ở;
• Giảm áp suất trong hệ thống thu gom và vận chuyển, có thể

117
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

thực hiện bằng cách thay đổi cấu trúc dòng chảy của hỗn
hợp. Như thay đổi lưu lượng khí thành phần trong hỗn hợp,
làm giảm tổn thất áp suất, giảm xung động, cho đến khi
đường ống vận hành ở chế độ không xung động.
Như vậy, để vận chuyển sản phẩm khai thác từ mỏ nhỏ, mỏ
cận biên đến trung tâm xử lý dầu và khí cần phải sử dụng đồng
thời nhiều giải pháp xử lý dầu nhiều paraffin. Ngoài ra, cần tận
dụng tất cả các điều kiện và trang thiết bị sẳn có trên các công
trình biển ở mỏ nhỏ để phục vụ công tác thu gom xử lý và vận
hành mỏ. Dưới đây là những giải pháp xử lý dầu & khí mà
Vietsovpetro đã nghiên cứu và sử dụng để vận chuyển dầu và khí
các mỏ nhỏ, cận biên bằng đường ống đến các mỏ kết nối ở ngoài
khơi, Lô 09-1 thềm lục địa Việt Nam
3.3.2.1. Nghiên cứu tận dụng địa nhiệt của giếng dầu và hóa phẩm
PPD để xử lý dầu parffin các mỏ kết nối.
Như đã trình bày ở trên, tại các mỏ nhỏ, mỏ cận biên, để
nâng cao hiệu quả khai thác dầu & khí, thường chỉ xây dựng các
giàn nhẹ/giàn đầu giếng với các trang thiết bị tối thiểu trên giàn.
Trong khi đó, sản phẩm khai thác ở các mỏ này có nhiệt độ miệng
giếng khá thấp, chỉ dao động ở khoảng 35-45oC. Ở nhiệt độ này,
sử dụng hóa phẩm PPD để xử lý dầu sẽ kém hiệu quả, thậm chí
không có hiệu quả. Như vậy, khả năng vận chuyển dầu nhiều
paraffin từ các mỏ này bằng đường ống đi xa sẽ không đảm bảo,
có thể không thể vận chuyển được, do áp suất trong đường ống
quá cao, lắng đọng paraffin lớn. Để giải quyết vấn đề ngày,
Vietsovpetro đã nghiên cứu, tận dụng địa nhiệt của chính giếng
dầu để xử lý dầu bằng hóa phẩm PPD. Như nhiều công trình khoa
học đã công bố trước đây [], nhiệt độ tối thiểu để xử lý dầu khai
thác ở các mỏ tại Lô 09-1 của Vietsovpetro và các mỏ lân cận có
hiệu quả, là nhiệt độ của dầu không thấp hơn 65oC. Vì vậy, để tận
dụng địa nhiệt của giếng, và đạt hiệu quả xử lý dầu nhiều paraffin,
cần phải xác định vị trí và độ sâu của giếng dầu, nơi đó có nhiệt

118
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

độ không thấp hơn 65-70oC.


Gradient địa nhiệt của giếng khoan là nhiệt độ biến đổi theo
chiều sâu trên 100 m, ký hiệu là G, đơn vị vật lý oC/100 m. Tham
số địa nhiệt này được xác định bằng nhiệt độ đáy giếng khoan trừ
đi nhiệt độ bề mặt (khoảng 26-30oC - vùng nhiệt đới) hoặc 15oC
(vùng ôn đới) và chia cho độ sâu của giếng khoan nhân với 100
m. Các kết quả nghiên cứu cho thấy gradient nhiệt độ ở bể Cửu
Long, thềm lục địa Việt Nam có gradient địa nhiệt, thấp nhất là
2,26 oC/100m, cao nhất 3,35oC/100m và trung bình ở khoảng
2,28oC/100m. Gradient nhiệt độ trung bình của Trái Đất khoảng
2,5 - 3 oC/100 m. Như vậy ở thềm lục địa Việt Nam gradient nhiệt
độ của bể Cửu Long tương đương với gradient nhiệt độ trung bình
của trái đất, các bể khác có thể cao hơn.
Như vậy, để đạt được nhiệt độ trong sản phẩm của giếng không
thấp hơn 65-70oC, thì vị trí bơm hóa phẩm PPD vào dòng dầu &
khí của giếng phải ở độ sâu không ít hơn 2500 - 2800 m so với bề
mặt của giếng. Kết quả khảo sát địa vật lý giếng khoan tại các mỏ
ở Lô 09-1 và các mỏ lân cận, cho thấy, ở độ sâu khoảng 2800 m,
nhiệt độ dòng dầu có thể đạt nhiệt độ trên 70oC. Ở nhiệt độ này,
thoả mãn điều kiện để xử lý dầu nhiều paraffin đạt hiệu quả, phục
vụ vận chuyển bằng đường ống .
Để thực hiện sử dụng địa nhiệt của giếng dầu, đã tiến hành
nghiên cứu, thiết kế và lắp đặt một đường ống sung lượng có
đường kính trong khoảng 10-12 mm, dẫn hóa phẩm PPD từ bề mặt
giàn khoan xuống độ sâu của giếng ở khoảng 2800-3000m. Quá
trình này, được nghiên cứu, thiết kế và thực hiện khi lắp đặt thiết
bị lòng giếng của quá trình khoan. Hình 3.11 là sơ đồ nguyên tắc
của một bộ thiết bị lòng giếng khai thác dầu & khí được
Vietsovpetro lắp đặt, có kèm theo đường ống sung lượng dẫn hóa
phẩm PPD để xử lý dầu nhiều paraffin, áp dụng cho các mỏ nhỏ
và mỏ cận biên.

119
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 3.11 Sơ đồ nguyên tắc vị trí lắp đặt và bơm ép hóa phẩm
PPD vào giếng để xử lý dầu paraffin
3.3.2..2. Sử dụng khí hòa tan trong dầu để vận chuyển dầu & khí
các mỏ kết nối bằng đường ống
Như đã đề cập ở trên, vận chuyển hỗn hợp dầu và khí thường
tổn hao áp suất rất lớn, do lưu lượng khí trong đường ống vận
chuyển quá lớn (vận chuyển hai pha). Để giảm lưu lượng khí thành
phần này, Vietsovpetro đã nghiên cứu, tách khí đồng hành trong
sản phẩm giếng, trước khí đi vào đường ống vận chuyển, bằng
cách lắp đặt trên giàn nhẹ của mỏ kết nối thiết bị tách khí sơ bộ
(UPOG). Thực hiện điều này, sẽ làm cho sản phẩm giếng đi vào
đường ống chỉ ở trạng thái một pha (pha lỏng).
• Tách khí sơ bộ bằng thiết bị UPOG để vận chuyển dầu
bão hòa khí
Thu gom, xử lý và vận chuyển sản phẩm giếng với việc sử
dụng thiết bị tách khí sơ bộ (UPOG) có thể thực hiện ở các chế độ
khác nhau, từ việc tách khí một phần đến tách toàn bộ. Trong cả

120
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

hai trường hợp, khí tách ra được vận chuyển theo một đường ống
riêng biệt đến nơi thu gom, còn đường ống thứ hai thực hiện vận
chuyển hỗn hợp lỏng khí với hàm lượng khí thấp (chế độ tách
không hoàn toàn), hoặc vận chuyển dầu bão hòa khí (chế độ tách
toàn phần). Áp suất trong UPOG được giữ ở mức cao, đảm bảo
thu gom khí và vận chuyển hỗn hợp dầu khí hay dầu bão hòa khí
từ các giàn đầu giếng/hay giếng ngầm đến giàn công nghệ Trung
tâm. Tăng tách khí trong UPOG sẽ giảm lưu lượng khí thành phần
và dẫn đến giảm tổn hao áp suất vận chuyển và áp suất ban đầu
trong đường ống.
Để đảm bảo giảm áp suất bên trong đường ống vận chuyển,
và duy trì sản lượng khai thác của giếng ổn định, áp suất miệng
giếng cần ở mức thấp có thể, sẽ sử dụng giải pháp tách toàn phần
(tách khí triệt để) trong thiết bị UPOG. Như vậy, ở chế độ tách khí
toàn phần, thì dầu bão hòa khí đi vào đường ống sẽ ở chế độ một
pha. Áp suất bão hòa của dầu Ps(tđ) bằng với áp suất trong UPOG.
Sau khi đi vào đường ống và xuống đáy biển, trong phần đầu
đường ống nằm ngang, dầu chịu áp suất lớn hơn áp suất trong
UPOG (tức áp suất bão hòa) bởi giá trị phần tổn hao áp lực thủy
tĩnh trong phần thẳng đứng đi xuống của đường ống. Do đó, dầu
ở dưới áp suất lớn hơn áp suất bão hòa. Quá trình chuyển động
trong đường ống, nhiệt độ dầu sẽ giảm dần, điều này dẫn đến sự
giảm cân bằng áp suất bão hòa dầu đến giá trị Ps(t). Bằng cách
sử dụng chương trình phần mềm, đã cho phép tính toán sự thay
đổi áp suất bão hòa của dầu trong các điều kiện làm việc của
đường ống. Sự thay đổi áp suất bão hòa của dầu Ps(t) trong quá
trình mất nhiệt, được xác định bằng công thức sau:
Ps (t ) = Ps (t đ ) − Ps (tc ) ,
Trong đó: Ps(tđ), Ps(tc) – áp suất bão hòa của dầu;
tđ, tc – nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ cuối.

121
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Với kết quả giảm nhiệt độ, sự thay đổi áp suất bão hòa của
dầu, Ps có thể đạt đến vài át. Nếu các tổn thất thủy lực trong quá
trình vận chuyển thấp hơn hiệu số áp suất bão hòa của dầu P <
Ps , thì trong đường ống sẽ thực hiện vận chuyển dầu bão hòa
khí. Khi thực hiện thu gom vận chuyển sản phẩm giếng kết hợp
sử dụng UPOG ở chế độ tách khí toàn bộ, tức vận chuyển dầu bão
hòa khí, cần phải có hai đường ống. Để đánh giá chính xác, hiệu
quả của công nghệ thu gom kết hợp với sử dụng thiết bị tách khí
sơ bộ UPOG, đã so sánh các tổn thất áp lực khi vận chuyển sản
phẩm bằng hai đường ống và tổn thất áp lực khi sử dụng UPOG
vận chuyển sản phẩm bằng một đường ống. Kết quả cho thấy, việc
sử dụng UPOG trong chế độ tách khí toàn bộ cho phép giảm tối
đa tổn hao áp suất trong hệ thống thu gom sản phẩm giếng. Công
nghệ thu gom sản phẩm giếng kết hợp sử dụng UPOG có thể giải
quyết vấn đề giảm áp suất trong hệ thống thu gom và vận chuyển.
Thực chất của vấn đề này, là tạo điều kiện để duy trì một lượng
condensate do khí hóa lỏng ở điều kiện áp suất cao trong dầu và
thực hiện vận chuyển sản phẩm giếng ở điều kiện 01 pha (pha
lỏng). Áp suất tách khí trong UPOG càng cao, lượng condenste có
trong dầu càng lớn, hiệu quả của giải pháp này càng cao. Để sẽ
xem xét chi tiết hiệu quả của giải pháp vận chuyển dầu bão hòa
khí, ta sẽ nghiên cứu tính chất linh động của chúng (tính lưu biến
của dầu trong trường hợp dầu bão hòa khí ở các điều kiện áp suất
khác nhau).
Thông thường, tính chất lưu biến của dầu được xác định trên
các mẫu dầu đã tách khí. Trong khi đó, ở điều kiện vận hành và
khai thác thực tế, sản phẩm giếng trong hệ thống thu gom, luôn ở
các mức độ bão hòa khí khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh
hưởng của mức độ bão hòa khí, tức là khí hòa tan trong dầu ở các
áp suất khác nhau lên tính chất lưu biến của dầu sẽ cho phép đánh
giá mức độ cải thiện tính chất lưu biến và khả năng lưu thông thực
tế của dầu trong đường ống. Nghiên cứu ở phòng thí nghiệm về

122
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

ảnh hưởng của khí đến tính chất lưu biến của dầu thô thể hiện rõ
nhất ở trạng thái phi-Newton của dầu. Mức độ bão hòa khí ở các
áp suất khác nhau được đánh giá bằng lượng khí hòa tan hay thể
tích chênh lệch lượng khí tách ra trong quá trình tách từ áp suất
bão hòa giảm đến áp suất khí quyển và ở điều kiện nhiệt độ làm
việc của bình tách (tức là nhiệt độ thực tế trước khi dầu và khí đi
vào đường ống ngầm). Cho rằng, lượng khí hòa tan trong dầu ở
điều kiện áp suất P và nhiệt độ T được xác định bằng hiệu số lượng
khí tách ra ở điều kiện áp suất khí quyển Po và nhiệt độ T
[GK(Po,T)] và lượng khí tách ra ở điều kiện áp suất P và nhiệt độ
T (GK(P,T)) sẽ là:
G(P,T) = GK(Po, T) - GK(P,T)
Trong đó:
• P: Áp suất, Pa;
• Po: Áp suất khí quyển, Pa;
• T: Nhiệt độ, oC;
• G(P, T): Tỷ số khí dầu, m3/m3 ;
• GK(Po, T): Lượng khí tách ra ở nhiệt độ T và áp suất khí
quyển Po, m3/m3;
• GK(P, T): Khí tách ra ở nhiệt độ T và áp suất P, m3/m3.
Khí bão hòa có tác động tích cực lên tính chất lưu biến của
dầu nhiều paraffin. Với sự gia tăng lượng khí trong dầu (áp suất
càng cao), độ nhớt dẻo và ứng suất trượt động của dầu giảm, đặc
biệt, rõ nét trong khoảng nhiệt độ thấp. Dầu nhiều paraffin luôn
tồn tại nhiệt độ tới hạn Tc, tại đó xảy ra quá trình chuyển tiếp của
dầu từ trạng thái chất lỏng Newton sang phi-Newton.
Kết quả nghiên cứu phòng thí nghiệm cho thấy [] cho thấy,
dầu nhiều paraffin ở các mức độ bão hòa khí khác nhau có Tc giảm
so với dầu đã tách khí, nghĩa là ở trạng thái bão hòa khí, tính linh
động của dầu cao, khả năng vận chuyển dầu nhiều paraffin được
cải thiện đáng kể, giảm được tổn hao áp suất vận chuyển trong
đường ống. Hình 3.12 & 3.13 thể hiện độ nhớt của một loại dầu

123
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

thô phụ thuộc nhiệt độ ở những các điều kiện bão hòa khí khác
nhau. Ở đây, chúng ta thực hiện nghiện cứu ở khoảng nhiệt độ
thấp (như trên đã trình bày tính lưu biến của dầu ít bị ảnh hưởng
ở nhiệt độ cao (dầu ở trạng thái Newton).

Hình 3.12. Tương quan độ nhớt của dầu và nhiệt độ ở các tỷ số


khí - dầu khác nhau tại 60oC

Hình 3.13. Tương quan ứng suất trượt động và nhiệt độ ở các tỷ
số khí dầu khác nhau tại 60oC
Kết quả nghiên cứu tính chất lưu biến dầu bão hòa khí của dầu
cho thấy, khả năng vượt trội ở tính lưu chuyển của dầu bão hòa
khí so với dầu đã tách khí. Kết quả này cho phép đề xuất giải pháp
vận chuyển dầu bão hòa khí các mỏ kết nối bằng đường ống ngầm
ngoài khơi. Để đảm bảo khả năng vận chuyển dầu ở điều kiện
nhiệt độ chất lỏng trong đường ống thấp hơn nhiệt độ đông đặc
của dầu, cần kết hợp với giải pháp sử dụng hóa phẩm giảm nhiệt
độ đông đặc để xử lý dầu này. Như vậy, kết hợp phương pháp xử

124
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

lý dầu bằng hóa phẩm PPD, đồng thời sử dụng thiết bị tách khí
đến chế độ bão hòa ở áp suất nhất định, sẽ cho phép vận chuyển
dầu nhiều paraffin đi xa, và như vậy, sẽ thực hiện được vấn đề vận
chuyển dầu các mỏ kết nối. Dưới đây, là một số trường hợp thực
hiện vận chuyển dầu & khí các mỏ kết nối bằng đường ống nhờ
giải pháp dầu bão hòa khí, sau khi đã tận dụng địa nhiệt của giếng
dầu để xử lý hóa phẩm PPD.
3.3.2.3. Ứng dụng các giải pháp vận chuyển dầu mỏ kết nối để
vận chuyển dầu & khí các mỏ cận biên Lô 09-1
• Vận chuyển dầu bão hòa khí mỏ Nam Rồng Đồi Mồi đến
RP-1 mỏ Rồng
Một trong những áp dụng dầu tiên của giải pháp vận chuyển
dầu & khí các mỏ kết nối là vận chuyển sản phẩm khai thác liên
mỏ Nam Rồng-Đồi Mồi từ RC-DM, RC-4 theo đường ống RC-
DM → RC-4 → RC-5 → RP-1 dài 17 km đến RP-1 mỏ Rồng:
Dầu khai thác trên RC-DM & RC-4 có nhiệt độ miệng giếng
khá thấp, ở mức 40-50oC, trong khi nhiệt độ kết tinh paraffin của
dầu này là 58-60oC. Để cải thiện tính lưu biến, dầu được xử lý
bằng hóa phẩm PPD. Ở đây, xử lý dầu bằng giải pháp tận dụng
địa nhiệt của giếng dầu, tức là hóa phẩm PPD được bơm vào dòng
sản phẩm của giếng dầu ở độ sâu khoảng 2800m. Ở độ sâu này,
dòng sản phẩm của giếng dầu có nhiệt độ không thấp hơn 70oC,
đảm bảo được quy định xử lý dầu bằng hóa phẩm PPD hiệu quả.
Vì đường ống khá dài, lưu lượng sản phẩm trong đường ống thấp,
cho nên cần có thêm giải pháp hỗ trợ để vận chuyển đến RP-1.
Hỗn hợp dầu & khí sau khi lên khỏi miệng giếng, trên RC-DM,
RC-4, được đưa vào thiết bị tách khí sơ bộ UPOG. Khí tách ra ở
điều kiện UPOG được thu gom và chuyển vào hệ thống thu gom
khí ở mỏ Rồng. Dầu bão hòa khí ở điều kiện áp suất bình UPOG,
từ RC-DM được chuyển đến RC-4. Tại đây, dầu RC-DM bão hòa
khí cùng với sản phẩm của RC-4 đã tách khí ở dạng bão hòa khí

125
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

sẽ vận chuyển đến RP-1. Trên đường đi, hỗn hợp dầu dầu bão hòa
khí của RC-DM & RC-4 đi qua giàn RC-5 mỏ Rồng và cùng với
dầu bão hòa khí tại đây đi tiếp đến RP-1. Áp suất bình tách trên
RC-DM & RC-4 và RC-5 phụ thuộc vào áp suất bình tách bậc cuối
cùng trên RP-1. Kết quả thực tế cho thấy, ở lưu lượng dầu tổng
công, khoảng 2000 tấn/ngày, áp suất tại bình UPOG trên RC-DM
dao động ở mức 18-20 atm. Với áp suất này, đã đảm bảo duy trì
khả năng khai thác dầu & khí tại mỏ nam Rồng Đồi Mồi và vận
chuyển chúng đến RP-1 từ khi đưa vào khai thác đến nay. Việc
vận hành liên tục và an toàn mỏ Nam Rồng Đồi Mồi từ khi đưa
vào khai thác (2008) đến nay, đã chứng minh hiệu quả của giải
pháp vận chuyển dầu xử lý hóa phẩm PPD (tận dụng địa nhiệt)
bão hòa khí của mỏ kết nối này. Hình 3.14 là sơ đồ nguyên tắc
thug om và vận chuyển sản phẩm mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi đến
giàn RP-1 mỏ Rồng.

Hình 3.14. Sơ đồ vận chuyển dầu mỏ kết nối NR-DM đến


RP-1 mỏ Rồng
• Vận chuyển dầu bão hòa khí mỏ Gấu trắng đến CTP-3 mỏ
Bạch Hổ
Mỏ Gấu trắng cách giàn CTP-3 mỏ Bạch Hổ khoảng 14 km,
vì vậy, mỏ này đưa vào khai thác bằng cách kết nối với mỏ Bạch
Hổ để sử dụng cơ sở hạ tầng xử lý dầu và khí ở mỏ này. Tại mỏ
Gấu trắng, thực hiện xây dựng một giàn nhẹ GTC-1, cách các giàn
126
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

nhẹ BK-14/BT-7 mỏ Bạch Hổ khoảng 6 km và cách giàn CTK-3


khoảng 8 km về hướng Nam.
Các kết quả phân tích tính chất lý hóa mẫu dầu lấy từ mỏ Gấu
trắng cho thấy, dầu ở đây có hàm lượng parafin, asphalten và nhựa
cao, hệ số khí trong dầu tương dối thấp, chỉ ở mức 48 m3/tấn. Nhiệt
độ vỉa không cao, khoảng 740C, nhiệt độ miệng giếng thấp, để
thug om và vận chuyển dầu này đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ, cần phải
sử dụng các giải pháp xử lý dầu vận chuyển mỏ kết nối. Nghĩa là
hóa phẩm PPD được bơm xuống giếng vào dòng dầu co nhiệt độ
không thấp hơn 65oC và vận chuyển dầu bão hòa khí sử dùng thiết
bị tách khí sơ bộ. Ở đây, đường hoá phẩm được thiết kế lắp đặt
xuống độ sâu khoảng 2800 -3000 m.
Để giảm chi phí cho xây dựng và vận hành mỏ Gấu trắng, trên
giàn GTC-1 không lắp đặt thiết bị UPOG để tách khí sơ bộ. Như
vậy, hỗn hợp dầu & khí khai thác tại GTC-1, sau khi được xử lý
hóa phẩm PPD, bằng cách tận dụng địa nhiệt, lên miệng giếng
được đưa vào đường ống vận chuyển đến đến giàn BK-14. Trên
BK-14 thực hiện tách khí sơ bộ trong thiết bị UPOG lắp đặt tại
BK-14 cùng với sản phẩm khai thác của BK-14 và BK-7. Sản
lượng dầu khai thác dầu ở GTC-1 thay đổi trong khoảng 450 -620
m3/ngày, thể tích khí gaslift sử dụng để khai thác dầu khoảng 180
- 200 nghìn m3/ngày. Các thông số làm việc của đường ống GCT-
1 BК-14 trình bày ở Hình 3.15.

Hình 3.15 Các thông số vận hành đường ống GCT-1 BК-14

127
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Các thông số vận hành đường ống GCT-1 BК-14 cho thấy,
áp suất ống đứng trên GTC-1 ở mức 28 - 30 atm, áp suất ống đứng
trên BК-14 là 25 - 26,5 atm. Như vậy, độ giảm áp trên đoạn ống
này khoảng 2,0 - 2,5 atm, trung bình là 2,2 atm. Nhiệt độ của hỗn
hợp dầu & khí đến ống đứng BК-14 dao động ở mức 28- 32 0С.
Nhiệt độ của sản phẩm tại GTC-1 chỉ ở mức 32-36 oС.
Các thông số làm việc của đọan đường ống BК-14 -> CTK-3
được trình bày trên Hình 3.16 & 3.17.

Hình 3.16. Lưu lượng dầu, chất lỏng và khí gaslift trong đường
ống BK-14 -> CTK-3

Hình 3.17 Các thông số vận hành đường ống BK-14 ->CTP-3

128
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Từ các kết quả ở trên cho thấy, với lưu lượng chất lỏng vận
chuyển là 3100-3600 m3/ngày, dầu khoảng 1900 - 2100 m3/ngày,
thể tích khí gaslift sử dụng trên GTC-1, BK-14 và BK-7 khoảng
510 - 530 nghìn m3/ngày, thì áp suất trên BK-14 đạt 25 - 27 atm,
áp suất trên CTK-3 dao động ở mức 14 -16 atm. Như vậy độ giảm
áp trên đoạn đường ống này trung bình là 10,5 atm.
Với áp suất trong đường ống trên BK-14 đạt 25 - 26,5 atm,
trên GTC-1 là 28-30 atm, sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng giếng khai
tah1c trân GTC-1 , BK-14 và BK-7. Vì vậy, đã nghiên cứu giải
pháp phân chia sản phẩm vận chuyển từ BK-14 đến CTP-3 theo
hai tuyến đường ống khác nhau. Trên mô hình xây dựng mỏ Bạch
Hổ, vị trí BK-9 mỏ Bạch Hổ cách BK-14 khoảng 6 km, vì vậy, đã
thực hiện xây dựng thêm tuyến ống từ BK-14 đến BK-9. Như vậy,
sản phẩm từ BK-14 của GTC-, BK-7 và BK-14 sẽ được phần theo
hai tuyến ống như trên Hình 3.18.

Hình 3.18. Sơ đồ vận chuyển sản phẩm mỏ Gấu trắng đến


CTK-3 mỏ Bạch Hổ.
Các kết quả tính toán nhiệt thủy lực chỉ ra rằng khi xây dưng
đường ống mới BK-14 – BK-9 đường kính 325*16 mm, dài 6700
m thì áp suất trên ống đứng BK-14 và GTC-1 có thể giảm 8,0 -
8,5 atm. Khi giảm áp suất vận chuyển, áp suất trên các ông đứng

129
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

tại GTC-1 và BK-14 sẽ giảm mạnh và như vậy sẽ giảm được lượng
khí gaslift cần dùng, cuối cùng giảm mạnh tổn hao áp suất trên các
ống GTC-1->CTP-3.
• Vận chuyển dầu bão hòa khí mỏ Thỏ trắng đến MSP-6 mỏ
Bạch Hổ
Tại mỏ Thỏ trắng xây dựng giàn nhẹ BK-ThTC-1 và kết nối
với mỏ Bạch Hổ bằng 01 tuyến ống BK-ThT-1 -> MSP-6 dài 8
km, đường kính 273*12,7 mm. Tương tự dầu mỏ Bạch Hổ, là dầu
nhiều paraffin và có nhiệt độ động đặc cao, nên dầu khai tah1c ở
mỏ này, cũng được xử lý hóa phẩm PPD bằng cách tận dụng dịa
nhiệt của giếng dầu. Trên BK-ThT-1 lắp đặt thiết bị tách khí sơ bộ
UPOG để thực hiện vận chuyển dầu bão hòa khí. Tại thời điểm
giàn ThTC-1 đưa vào khai thác, sản lượng khai thác tại mỏ này
dao động ở mức 200-1400 m3/ngày, hàm lượng nước khoảng 50 -
80% thể tích. Nhiệt độ miệng giếng trên ThTC-1 đạt 45-50 0C, vì
vậy đã sử dụng địa nhiệt để xử lý dầu tại mỏ này. Sơ đồ nguyên
tắc thug om và vận chuey63n dầu mỏ Thỏ trắng đến mỏ Bạch Hổ
thể hiện như ở Hình 3.19.

Hình 3.19. Sơ đồ vận chuyển sản phẩm mỏ Thỏ Trắng


130
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Như vậy, sản phẩm khai thác ở mỏ Thỏ trắng, sau khi tận dụng
điạ nhiệt của giếng dầu để xử ly hóa phẩm PPD đi lên miệng giếng,
sẽ được chuyển đến bình tách UPOG đặt trên BK-ThT-1. Sau khi
tách khí sơ bộ, dầu bão hòa khí của mỏ Thỏ trắng được vận chuyển
đến MSP-6 mỏ Bạch Hổ. Trên MSP-6 sẽ thực hiện tách khí triệt
để sản phẩm của BK-ThT-1 và của chính MSP-6. Hỗn hợp chất
lỏng thu được ở dạng hỗn hợp dầu & nước được vận chuyển đến
giàn công nghệ trung tâm (CPP-2/CPP-3) bằng máy bơm.
3.4. Giải pháp công nghệ khoan giếng ở các mỏ nhỏ và mỏ cận
biên Lô 09-1
Đối với công tác khaon giếng ở các mỏ Bạch Hổ và Rồng của
Vietsovpetro, trong giai đoạn đầu, đã sử dụng cấu trúc ống chống
theo tiêu chuẩn GOST của Liên Xô (cũ) ống cách nước 720 mm,
ống dẫn hướng 630 mm, ống định hướng 426 mm, ống kỹ thuật
thứ nhất 324 mm, ống kỹ thuật thứ hai 245 mm, ống lửng 194 mm
và ông khai thác 140mm. Sau đó, Vietsovpetro đã sử dụng cấu
trúc ống chống hỗn hợp giữa tiêu chuẩn GOST và API, bao gồm:
ống cách nước 720 mm, ống định hướng 508 mm, ống kỹ thuật
thứ nhất 340 mm, ống kỹ thuật thứ hai 245 mm, ống lửng 194 mm
và ống lửng 140 mm. Ngoài ra, đối với các giếng thăm dò,
Vietsovpetro sử dụng cấu trúc ống chống tiêu chuẩn API bao gồm:
ống cách nước 762 mm, ống định hướng 508 mm, ống kỹ thuật
thứ nhất 340 mm, ống kỹ thuật thứ hai 245 mm, ống lửng 178mm.
Trước đây, toàn bộ ống chống đều được nhập từ Liên Bang
Xô Viết (cũ), Ngày nay, phần lớn ống chống được nhập khẩu từ
Nhật Bản với nhiều loại ống ren khác nhau, kể cả loại ren kín New
Vam, Vam Top. Nếu như ở các công ty dầu khí ngoài
Vietsovpetro, ống chống khai thác thường dùng là 245 mm hay
245x178mm (178mm là ống lửng) thì ở Vietsovpetro, ngoài
những trường hợp kể trên, rất nhiều trường hợp, ống khai thác
được sử dụng là 168 mm hay 194 mm. Loại này thường gây khó
khăn cho việc khoan thân nhánh từ ống chống. Vấn đề này, là do
131
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

mức độ phức tạp của các địa tầng khoan ở mỏ Bạch Hồ và Rồng
có khác so với ở các mỏ khác ngay ở trong bể Cửu Long. Cấu trúc
giếng ở thời kỳ đầu khá nặng, gồm 5-7 cấp ống chống với các ống
chống kỹ thuật khá sâu, làm tiêu hao khối lượng thép cho 1 mét
khoan khoảng 140-160 kg/m. Hiện nay, việc tối ưu về số cấp
đường kính và chiều sâu thả các cấp ống chống đã ngày càng phù
hợp với từng địa tầng, địa chất khoan qua. Chính vì vậy đã trực
tiếp góp phần làm cho cấu trúc giếng ngày càng nhẹ hơn. Chỉ số
tiêu hao khối lượng thép cho 1 mét khoan hiện nay chỉ còn khoảng
110-120 kg/m. Việc tối ưu cấu trúc giếng khoan của Vietsovpetro
được thực hiện liên tục nhờ những kinh nghiệm trong thực tế thi
công những giếng đã khoan.
Tuy nhiên, từ những năm 2008 trở lại đây, các phát hiện dầu
khí mới tại mỏ Bạch Hổ và Rồng cũng như các vị trí khác lân cận
Lô 09-1 đều có trữ lượng thu hồi dầu khí nhỏ, thậm chí rất nhỏ.
Dẫn đến, đa số các cấu tạo tiềm năng này không thể đưa vào khai
thác do không đảm bảo hiệu quả kinh tế, đặc biệt ở những giai
đoạn giá dầu xuống thấp. Để có thể đưa các khu vực tiềm năng
với trữ lượng dầu khí nhỏ, cận biên này vào khai thác có hiệu quả,
cần phải giải bài toán tổng thể nhằm giúp tiết giảm chi phí đầu tư.
Trong đó, chi phí công tác khoan giếng chiếm một tỷ trọng không
nhỏ trong đầu tư ban đầu phát triển mỏ. Vì vậy, thách thức này đã
đặt ra yêu cầu cho những người làm công tác khoan của
Vietsovpetro một sự đột phá về kỹ thuật công nghệ trong việc tiết
giảm tối đa chi phí khoan giếng tại các phát hiện dầu khí có trữ
lượng nhỏ, nhưng đảm bảo an toàn để có thể đưa vào khai thác.
1. Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng cấu trúc giếng khoan tác
động đến giàn khai thác
Trong phần thiết kế và xây dựng mỏ nhỏ, mỏ cận biện, một
trong các giải pháp tiết giảm chi phí là giảm kích thước giàn
khoan, giảm vật tư lắp đặt và xây dựng. Tuy nhiên, thách thức
trong việc giảm kích thước các giàn khai thác là khả năng đáp ứng
132
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

các yêu cầu kỹ thuật công nghệ xử lý sơ bộ và hơn nữa là yêu cầu
về an toàn trước các điều kiện sóng gió ngoài khơi. Việc giảm kích
thước các giàn khai thác sẽ đưa đến tính toán và xác định quy mô
giàn chịu ảnh hưởng về số lượng giếng khoan theo thiết kế và kích
thước của ống cách nước mà các giếng khoan này sẽ sử dụng. Để
thực hiện sự thay đổi quy chuẩn ống cách nước trước đây là ống
chống đường kính 720 mm thành 1 cấp đường kính khác, nhỏ hơn,
phù hợp với kích thước gian khoan, sẽ cần phải tiến hành theo các
quy trình công nghệ như sau:
A) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của sóng, dòng chảy lên cột
ống chống
Đánh giá khả năng ảnh hưởng của sóng đến cột ống chống là
một phạm trù rất khó, liên quan các kiến thức về khí tượng thủy
văn, về kết cấu và về mô hình toán học. Đây đều là những kiến
thức có hàm lượng khoa học cao, trước đây Viertsovpetro thường
phải thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện. Để tiến hành công
việc này, những ngườ làm công tác khoan của Vietsovpetro đã tiến
hành mô phỏng các trường hợp làm việc của cột ống ở các điều
kiện bình thường và điều kiện xấu nhất, thậm chí ở điều kiện khí
hậu biển biển xấu nhất. Vietsovpetro đã làm đơn giản hơn quá
trình tính toán các mô phỏng khi thiết kế khoan và tự thực hiện
các nghiên cứu, thiết kế, thay thế các chuyên gia nước ngoài thực
hiện, trong đó:
• Xây dựng mô hình dao động của cột ống chống
Quá trình mô phỏng theo thiết kế dự kiến áp dụng cho giàn
khai thác sẽ được triển khai. Với các độ cao của phễu dẫn hướng
và khoảng rộng của các phễu so với đường kính ngoài của ống
chống. Các thông tin này hỗ trợ việc xác định biên độ dao động
sóng của ống chống khi chịu tác động của lực sóng gió.
Tính toán các giá trị bền uốn dưới tác động sóng gió
Ở đây tiến hành đánh giá thử nghiệm đối với cấp đường kính
ống chống 340 mm, coi đây là trường hợp cơ bản để xem xét các

133
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

trường hợp khác nếu cấp ống này đáp ứng hoặc không đáp ứng
được yêu cầu trong thiết kế

Hình 3.20 Mô phỏng kết cấu chịu tác động sóng của cột ống
chống
.Bảng 3.5 Các thông số sóng, dòng hải lưu và gió theo 8
hướng tác động khác nhau

Lưu ý rằng, ở đây là do Vietsovpetro đang hướng tới bài toán


tổng thể là giảm kích thước giàn khai thác nên tải trọng treo lên
kết cấu càng nhỏ càng tốt. Do đó, sẽ xây dựng mô hình tính toán

134
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

cột ống chống 340 mm này chịu tải nén của bản thân nó cũng như
tải do cột ống nhỏ hơn, hệ thống đầu giếng cây thông đè lên.

Hình 3.21. Kết quả mô ment uốn trong điều kiện thời tiết binh
thường và điều kện bão

Hình 3.22. Kết quả tính độ võng lớn nhất của ống chống
Bảng 3.6 Kết quả tính toán tốc độ dao động cột ống chống

135
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Trên cơ sở một số phân tích cơ bản về các ứng lực tác động
lên cột ống chống 340 mm loại bề dày 12,19 mm. Tiếp tục tham
khảo thêm các tiều liệu kiểm định chuyên dụng trên thế giới RP-
C205 để tính toán tải trọng hiệu dụng tác động lên cột ống chống
và độ ổn định trước các lực tác động.

Trong đó:
• Me - Khối lượng hiệu dụng trung bình trên mỗi m ống chống;
• Ms - Khối lượng cột ống trung bình trên mỗi m ống chống;
• Ma - Khối lượng trung bình tăng thêm trên mỗi m ống chống;
• Mg - Khối lượng trung bình tăng trên mỗi m ống chống do
sinh vật biển;
• Man - Khối lượng anode trung bình trên mỗi m ống chống
Công thức đánh giá khả năng ổn định của kết cấu

Trong đó:
ρ - Tỷ trọng nước xung quanh cột ống chống (1025 kg/m3)
δ - logarit của giảm chấn kết cấu, δ = 2π.ζ
ζ - hệ số giảm chấn toàn phần giữa giảm chấn và giảm chấn tới
hạn, ζ = 0,005÷0,01 đối với thép hàn.
Kết quả sau khi phân tích cho thấy sự không ổn định đối với
cột ống chống 340 mm dày 12,19 mm trong quá trình khai thác
sau này và ngay cả trường hợp ống chống 340 mm loại dày hơn là
13,06 mm cũng không đảm bảo. Ở đây chúng ta sẽ không xem xét
loại ống chống 340 mm dày hơn nữa ví dụ như 14 mm hoặc
14,7mm do cấp ống chống tiếp theo cần thi công là 245 mm và
đường kính choòng khoan sẽ dùng là 311,1 mm sẽ không thả được.
Còn trong trường hợp muốn sử dụng các cấp choòng khoan loại
ống chống mới phi tiêu chuẩn sẽ tạo ra những yêu cầu đặc biệt và

136
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

chi phí phát sinh sẽ không kiểm soát được. Vì vậy, loại đường
kính ống chống cách nước được xem xét để đảm bảo an toàn là
loại có đường kính lớn hơn 460 mm. Để phù hợp với chủng loại
ống chống và các thiết bị khoan, thiết bị khai thác thì cấp đường
kính cuối cùng phù hợp là 508 mm. Để đảm bảo độ bền cột ống
chống trước tác động trực tiếp của môi trường biển, sóng gió, dòng
chảy và sự ăn mòn kim loại, thì ngoài việc sơn chống ăn mòn, đã
quyết định tăng bề dày cột ống từ mức 12,7 mm thường lên mức
16,1 mm.
Bảng 3.7. Tải trọng gia tăng do tác động sóng, dòng chảy
Tải trọng Tải trọng sóng
Hệ số
Loại ống sóng, dòng tác dụng vào
sử dụng
Tên mỏ cách chảy tác dụng ống cách nước
vật liệu
nước lên 1 ống cách Giàn 6 Giàn 9
(USF)
nước (tấn) giếng giếng
Ø720 dày
67,9 0,276 407,4 611,1
Bạch 16mm
Hổ Ø508 dày
42,2 0,518 253,2 379,8
16mm
Ø720 dày
65,5 0,345 393 589,5
16mm
Rồng
Ø508 dày
40,7 0,661 244,2 366,3
16mm
Như vậy, khi chuyển sang cột ống chống cách nước nhỏ hơn
sẽ giúp kết cấu giàn khai thác giảm chịu tải từ 150 đến 240 tấn tác
động do sóng, dòng chảy. Đây là yếu tố khả quan hỗ trợ kết cấu
của giàn khai thác. Cũng có một số giàn khoan, khi xây dựng
không sử dụng ống đóng 720 mm mà sử dụng loại ống 711 mm,
thì giá trị giảm tải này sẽ nhỏ hơn, nhưng về cơ bản ý nghĩa vẫn
tương tự nhau. Bên cạnh đó, việc bỏ cột ống cách nước 720
mm/711 mm này còn tiết giảm thời gian thi công đóng ống, khi
tiên hành xây dựng & lắp đặt giàn khoan.
B) Đánh giá tác động của sự thay đổi đường kính ống cách
nước đến công tác khoan
137
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Đối với cấu trúc giếng trước đây Ø720 x 508 x 340 x 245 mm.
Chúng ta có thể dễ dàng khoan bằng nước biển với đường kính
Ø640 mm từ 0 đến 250 m, sau đó thì ống chống Ø508 mm. Đối
với trường hợp bỏ cột ống cách nước 720 mm, cần xem xét khả
năng thả ống chống định hướng Ø508 mm đến độ sâu 400 m. Do
thực tế khoan đã thấy rằng, địa chất vùng mỏ của toàn bộ Lô 09-
1 là địa tầng bở rời và có đới nước, sỏi quậy ở khoảng độ sâu 200
- 250 m. Với kiểu địa tầng như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
vành đá xi măng của cột ống chống 508 mm. Bên cạnh đó, nếu thả
đến độ sâu nhỏ hơn 300 m, thì hệ số vỡ vỉa chỉ bằng 1,3
(kg/cm2/10m), trong khi đó ở độ sâu >400m hệ số vỡ vỉa này đạt
khoảng 1,5.
Kiểm tra khả năng vỡ vừa tại chân để ống chống Ø508 mm ở
độ sâu 400 m: Gọi Pvv, là áp suất vỡ vỉa tại chân để ống chống
Ø508 mm, chúng ta có:
P = 0.1hvv (L-1).
Trong đó:
hvv – gradien áp suất vỡ vừa;
L - Độ sâu chân để ống chống, m;
1 - Khoảng cách từ bàn rôto đến mực nước biển, m.
với L = 400 m; hvv = 1,5; 1=35 m. Ta có: Pvv
=0.1x1.5×(400-35) = 54,75 kg/cm2. Gọi γ là tỷ trọng dung dịch lớn
nhất trong đoạn khoan tiếp theo. Tỷ trọng dung dịch lớn nhất trong
khoảng khoan tiếp theo không gây vỡ vỉa sẽ là γmax =nPvv/0,1L.
Trong đó: n là hệ số an toàn bằng 0,95. Từ đó γmax = 0,95 ×
54,75/0,1 x 400 = 1,3 g/cm3. Điều này có nghĩa là dung dịch trong
khoảng khoan tiếp theo từ chân đế ống chống Ø508 mm đến SH3
(lớn nhất là 1,16 g/cm3) sẽ không gây vỡ vỉa.
Trong trường hợp nếu chỉ thả độ sau nhỏ hơn 300m thì hệ số
vỡ vỉa chỉ bằng 1,3 (kg/cm2/10m). Áp dụng công thức tính toán
tương tự trên thì ta có: L = 300 m; hvv = 1,3; 1=35 m. Ta có: Pvv
=0.1x1.3×(300-35) = 34,45 kg/cm2. Gọi γ là tỷ trọng dung dịch lớn

138
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

nhất trong đoạn khoan tiếp theo. Tỷ trọng dung dịch lớn nhất trong
khoảng khoan tiếp theo không gây vỡ vỉa sẽ là γmax =nPvv/0,1L.
Trong đó: n là hệ số an toàn bằng 0,95. Từ đó, γmax = 0,95 ×
34,45/0,1 x 300 = 1,091 g/cm3. Trong khi đó tỷ trọng dung dịch
khoan công đoạn tiếp theo đến SH3 lớn nhất có thể là 1,16 g/cm3,
điều này có nghĩa là khi khoan sẽ rất dễ bị vỡ chân đế ống chống
508mm gây mất dung dịch khoan và tạo ra các rủi ro về an toàn
giếng sau này.
Về đường kính trong của cột ống chống Ø508 mm, trước khi
xem xét bề dày là 12,7 mm còn với trường hợp này, do chúng ta
muốn tăng hệ số an toàn khi cột ống chịu tác động trực tiếp của
sóng, gió, dòng chảy và sự ăn mòn (có tính tới phủ sơn chống ăn
mòn) thì đã tiến hành tăng bề dày lên 16,1 mm. Với bề dày mới
16,1 mm, thì đường kính trong của cột ống chống Ø508 mm là
475,8 mm, đối chiếu theo các tiêu chuẩn GOST hay tiêu chuẩn
API thì hoàn toàn đáp ứng về đường kính khi thả loại choòng có
đường kính 444,5 mm để khoan ống chống tiếp theo Ø340 mm.
Trên cơ sở đánh giá kỹ các rủi ro về công nghệ phát sinh khi
thay đổi quy trình công nghệ hiện hữu, cũng như những giá trị cốt
lõi đạt được, thì Vietsoveptro đã chấp nhận sự thay đổi kể trên và
từ đó làm tiền đề cho các thay đổi khác giúp gia tăng hiệu quả của
các dự án đầu tư.
2. Đổi mới quy trình và linh hoạt trong ứng dụng công nghệ
khoan giếng
Công nghệ khoan là một tổ hợp các kiến thức khác nhau: về
thạch học, trầm tích, kiến thức về kiến tạo, về vật lý cơ bản, toán
học, thủy lực, hóa chất, vật liệu, cơ khí máy móc và động cơ….
Tất cả những kiến thức đó đều đòi hỏi mức độ chuyên sâu. So với
lịch sử phát triển ngành dầu khí nói chung trên thế giới, thì quá
trình phát triển ngành dầu khí của Việt Nam ta còn khá ít ỏi. Đặc
biệt là việc chúng ta không có các cơ quan chuyên nghiên cứu và
tư vấn, như những Tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới. Chính điều

139
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

này đã ảnh hưởng đến quá trình và cách tiếp cận kiến thức về
chuyên ngành.
Công tác khoan dầu khí, đặc biệt là khoan dầu khí biển ngoài
khơi càng yêu cầu sự chính xác trong các tính toán và nắm chắc
quy trình công việc do đặc thù và yêu cầu an toàn thi công rất cao.
Nên những đổi mới chưa có sự chuẩn hóa hoặc chưa được thử
nghiệm ở đâu đó trên thế giới sẽ là những điều rất mạo hiểm khi
tổ chức triển khai. Mỗi công ty có những điều kiện sản xuất khác
nhau, ngay việc áp dụng các công nghệ mới trên thế giới vào sản
xuất, mà chưa qua đánh giá tính khả thi thì rất có thể dẫn đến
những thảm họa khó lường.
Tất cả các vấn đề nêu trên đều được quy về khả năng vận dụng
của chủ thể (con người), khả năng nhanh nhạy, chính xác và đúng
bản chất công nghệ là yếu tố quan trọng nhất, giúp đạt được thành
công khi áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
A) Thay đổi cấu trúc giếng khoan tối ưu chi phí
Trước thời điểm xem xét, Vietsovpetro đang áp dụng cấu trúc
giếng khoan Ф711 x 508x 340 x 245 mm để thi công phần lớn các
giếng khoan khai thác ở tầng Mioxen và một phần ở tầng Oligoxen
(xem Hình 3.23). Trong đó, ống chống đường kính Ф711 mm là
ống cách nước được đóng sẵn đến chiều sâu 120 m. Tiếp theo,
khoan choòng đường kính Ф660 mm và chống ống định hướng
đường kính Ф508 mm đến chiều sâu 250-400 m. Sau đó, khoan
choòng đường kính Ф445 mm và ống trung gian đường kính Ф340
mm đến chiều sâu SH-2 hoặc SH-3. Cuối cùng là khoan choòng
đường kính Ф311 mm và chống ống đường kính Ф245 mm đến
đáy giếng khoan.
Như ở trên đã nêu về một số khó khăn, phức tạp trong công
tác khoan giếng ở các mỏ nhỏ, mỏ cận biên. Việc áp dụng các giải
pháp công nghệ mới và cải tiến những kinh nghiệm đã được chuẩn
hóa từ trước là rất phức tạp.

140
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hình 3.23. Cấu trúc khoan thường dùng trước khi xem xét tối ưu
Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển các mỏ nhỏ mỏ cận biên
có trữ lượng thu hồi nhỏ, nếu chi phí đầu tư không giảm thì không
thể đưa các phát hiện nhỏ này vào phát triển. Việc đưa các phát
hiện dầu khí nhỏ, cận biên, có trữ lượng thu hồi nhỏ, là nhu cầu
cấp thiết với những người làm dầu khí Vietsovpetro, không những
để duy trì sản lượng khai thác dầu khí cho Công ty, mà còn tận thu
nguồn tài nguyên dưới lòng đất cho đất nước, góp phần xây dựng
kinh tế nước nhà.
Trên cơ sở tiếp cận quy trình kiểm soát ISO, cải cách PDCA
và các kinh nghiệm trong thực tiễn về công tác khoan tại
Vietsovpetro, những người làm dầu khí đã tiến hành xem xét khả
năng tiết giảm chi phí thi công giếng khoan, trong đó:

141
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Kế hoạch: Với cấu trúc cũ thì chi phí lớn nhất là từ những yếu
tố nào?, câu trả lời ở đây là thời gian thi công và chi phí vật tư.
Trong đó, chi phí ống chống chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí
vật tư;
Thực hiện: có thể giảm thời gian thi công giếng khoan không?.
Trên cơ sở kinh nghiệm khoan, nhận thấy đặc điểm địa chất và
điều kiện khoan ở các mỏ của Vietsovpetro là choòng khoan 215,9
mm có tốc độ cơ học cao hơn loại choòng 311 mm.

Hình 3.24. Cấu trúc giếng khoan nhẹ đề xuất cho các giếng
khoan ở Mioxen
Loại choòng 311 mm có tốc độ khoan lớn hơn choòng khoan
có đường kính 444,5 mm hoặc 406,4 mm và choòng đường kính

142
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

444,5 mm có tốc độ khoan cơ học cao hơn và ổn định hơn choòng


khoan đường kính 660 mm. Tiến hành điều chỉnh cấu trúc khoan
giảm đi một cấp ống theo hướng đẩy nhanh tốc độ khoan. Khi đó,
cấu trúc giếng khoan mới là 340 mm thả ở khoảng 250-400 m, cột
ống 245 mm thả đến SH-2 và cấp 178mm đến đáy giếng.
Trước khi chuyển sang bước sau hành động, áp dụng cấu trúc
mới vào thực tế thì nhóm chuyên gia công nghệ khoan của
Vietsovpetro đã tiến hành kiểm tra lại các ưu nhược điểm của đề
xuất để tránh các rủi ro:
Kiểm tra: cấp ống trong cùng 178 mm có ảnh hưởng đến thiết
bị lòng giếng khai thác dầu & khí đi lên hay không?. Đối với vấn
đề này, không phát sinh khó khăn, do bộ thiết bị lòng giếng chủ
đạo của giếng có lưu lượng thấp là 73 mm. Với cấp đường kính
cột cần khai thác như vậy, thì cấp đường kính ống chống khai thác
chỉ cần từ 140 mm, có thể đảm bảo an toàn. Đối với ống cách nước
340 mm thì như phân tích độ bền của cột ống dưới tác động sóng
gió, dòng chảy thì cột ống 340 mm không đảm bảo an toàn, cần
phải tăng kích thước lên thành ống 508 mm. Bên cạnh đó tiến hành
kiểm tra sơ lược về các lợi ích mang lại từ dạng cấu trúc mới:
• Làm tăng hiệu suất khoan do khối lượng khoan nhỏ hơn
nên dễ dàng tăng năng lượng cơ học cũng như thủy lực;
• Giảm thời gian thi công giếng khoan do cấu trúc giếng đơn
giản hơn;
• Bộ khoan cụ khoan ổn định hơn;
• Dễ dàng lấy xiên (KOP) với choòng 311mm gắn trên bộ
khoan cụ với động cơ đáy hoặc với bộ khoan cụ khoan xoay
định hướng (RSS);
• Quỹ đạo giếng khoan ổn định hơn; Giá choòng 8 ½” rẻ hơn
choòng khoan 12 ¼”;
• Khoảng không vành xuyến nhỏ hơn nên tạo ra vận tốc dung
dịch khoan lớn hơn khi cùng lưu lượng bơm do đó lỗ khoan
được làm sạch hơn;

143
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Tạo ra khối lượng mùn khoan (cutting) ít hơn sẽ giúp giảm


khối lượng công việc tách lọc mùn khoan (giảm 51% thể
tích mùn khoan với cùng chiều dài đoạn khoan bằng
choòng 311mm so với choòng 445mm, giảm 52% thể tích
mùn khoan với cùng chiều dài đoạn khoan bằng choòng
215,9mm so với choòng 311mm);
• Tiêu hao dung dịch khoan ít hơn (tiết kiệm 13.9% thể tích
dung dịch với cùng chiều dài đoạn khoan);
• Tiêu hao hóa phẩm, xi măng bơm trám ít hơn (tiết kiệm
được 25% thể tích vữa xi măng bơm trám với cùng chiều
dài đoạn khoan);
Nhược điểm của cấu trúc mới là: Hạn chế cấp đường kính ống
chống trong trường hợp phải khoan xuống các địa tầng sâu hơn.
Hay trong trường hợp cần cấp ống chống dự trữ khi gặp sự cố
trong quá trình thi công giếng khoan; Phải sử dụng đầu treo ống
lửng Ф178mm.
Hành động: Nhờ tính hợp lý của đề xuất, sự an toàn trong thi
công và lợi ích đạt được khi áp dụng, nên giải pháp cải hoán cấu
trúc ống chống từ 711 x 508 x 340 x 245mm thành cấu trúc 508 x
245 x1 78mm đã được áp dụng khá phổ biến, không chỉ ở các mỏ
nhỏ mỏ cận biên, mà còn tiếp tục được áp dụng rộng rãi ở tất cả
các khu vực khác mà Vietsovpetro quản lý và điều hành.
Thông qua ứng dụng cải tiến các quy trình PDCA trong ISO,
những người làm công tác khoan giếng của Vietsovpetro đã vận
dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện các mỏ ngoài khơi của
Vietsovpetro.
B) Sử dụng linh hoạt, phù hợp các kiểu cấu trúc giếng đáp
ứng an toàn khoan
Mặc dù cấu trúc giếng khoan 508 x 245 x 178 mm mang lại
hiệu quả tốt cả về mặt an toàn khoan và kinh tế khi tiến hành khoan
vào đối tượng Mioxen. Nhưng đây chỉ là trong những trường hợp
không quá phức tạp.

144
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hiện nay, Vietsovpetro tăng cường triển khai công tác tìm
kiếm các mỏ nhỏ, mỏ cận biên Lô 09-1, đồng thời triển khai công
tác tận thu hồi tài nguyên dầu khí Lô 09-1. Như đã trình bày ở
chương 1, phần lớn các phát hiện dầu khí đều có trữ lượng thu hồi
nhỏ, có các phân bố cấu tạo nhỏ lẻ, rời rạc và cách xa nhau và có
địa chất phức tạp. Với những phát hiện dầu khí phân bố này, việc
đặt các giàn khai thác đầu giếng cỡ nhỏ cho từng cấu tạo có thể
không mang lại hiệu quả kinh tế, nghĩa là sẽ không thể triển khai
dự án có hiệu quả và như vậy, sẽ không thể tận thu hồi nguồn tài
nguyên dầu khí ở những khu vực và cấu tạo vừa phát hiện. Để có
thể phát triển những phát hiện này hiệu quả, chỉ có thể áp dụng
sáng tạo các công nghệ truyền thống và tận dụng cơ sở hạ tầng
hiện hữu của Vietsovpetro.

Hình 3.25 Các cấu tạo nhỏ phân bố xa nhau ở khu vực
nghiên cứu
Trong đó, công tác khoan xiên hiệu quả, khả năng vươn xa
của các mũi khoan, bán kính khu vực khai thác có thể tăng lên đến
150% - 200%. Như vậy, khả năng thu hồi dầu và khí gia tăng, mà
không cần xây dựng thêm giàn khoan, đảm bảo cho dự án phát
triển có hiệu quả. Hình 3.25 là bản đồ phân bố các cấu tạo địa chất
ở khu vực liền kề BK-14 và BK-16, trước đây không thể đưa vào
khai thác do khảng cách xa, đánh giá tiềm năng dầu khí kém do

145
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

các cấu tạo bẫy ở đây nhỏ lẻ và cách xa nhau. Với một khu vực
diện tích bao phủ tương đương với BK-14 và BK-16 nhưng số
lượng giếng dự kiến ít chỉ khoảng 6 - 9 giếng bằng khoảng 40 -
50% số lượng giếng của 2 BK kể trên.
Ở giai đoạn triển khai dự án này, trên thế giới đã có những
công nghệ có thể thể giúp mũi khoan vươn xa 4 - 5 km. Tuy nhiên,
khi thực hiện công nghệ khoan ở những giếng có độ vươn xa như
vậy đòi hỏi chi phí khoan tăng cao hơn rất nhiều. Trong nhiều
trường hợp có thể xảy ra sự cố do tính chất và cấu tạo phức tạp
của các địa tầng giếng khoan. Hình 3.26), trong khi chi phí khoan
chỉ tăng khoảng 20 - 30%.

Hình 3.26: Quỹ đạo giếng khoan cho giếng khoan có độ


vươn lớn
Trên cơ sở kinh nghiệm thi công và khả năng vận dụng các
phương pháp nghiên cứu, cùng với cải tiến các quy trình công
nghệ khoan xiên, công nghệ bơm trám gia cố giếng khoan,
Vietsovpetro đã thực hiện được công tác khoan vươn khá xa. Thực
tế triển khai các giếng ở ngoài khơi các mỏ của Vietsovpetro đã
cho thấy khả năng vươn xa đến 3000 m (xem Hình 3.26).
Giải pháp đầu tiên được xem xét, là giảm bớt chiều dài
khoảng khoan từng công đoạn, nhờ đó có thể cho phép xử lý các
phát sinh trong quá trình khoan hơn là khoan một công đoạn dài

146
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

3000 – 4000 m. Khi cấu trúc giếng khoan được tăng cường thêm
một cấp nhằm giảm bớt khoảng khoan không quá dài, thì góc
nghiêng lớn sẽ là những thách thức lớn, như:
• Tăng ma sát kéo thả cũng như mô-ment quay cột cần
khoan, cần khoan sẽ phải làm việc với hệ số an toàn thấp,
rủi ro gãy cột cần, mô-ment cao làm cho độ ổn định của
bộ khoan cụ trở lên khó khăn hơn, gây ra sự phá hủy các
lưỡi cắt kim cương nhân tạo (PDC) trên choòng ảnh hưởng
tới tốc độ khoan;
• Góc nghiêng lớn làm cho việc vận chuyển mùn khoan lên
bề mặt sẽ khó khăn hơn, tạo ra hiện tượng vùng tổn hao áp
suất cao (low side), vùng tổn hao áp suất thấp (high side).
Do đó, việc thay thế xi măng cũng trở lên khó khăn và tạo
ra hiện tượng kênh dẫn sẽ nguy hiểm cho quá trình khai
thác dầu ở Mioxen nơi mà địa chất thường có các tập các
chứa dầu, chứa nước xen kẹp.
Mỗi một yếu tố phát sinh sẽ lại có một ảnh hưởng không nhỏ
đến chi phí thi công giếng khaon, tuổi thọ của giếng cũng như ảnh
hưởng đến quá trình khai thác. Thông qua các phương pháp
nghiên cứu cơ bản mà rất nhiều lĩnh vực áp dụng như 5W1H (cái
gì - khi nào - ở đâu - tại sao - ai - như thế nào) hay SWOT (thế
mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức) và những kiến thức kinh
nghiệm chuyên môn, đã tìm ra các giải pháp thực hiện công việc
phù hợp, giảm được rủi ro khi thi công như:
• Giải pháp liên quan đến bộ khoan cụ
Cần khoan là yếu tố cơ bản nhất trong cấu trúc bộ khoan cụ.
Cần khoan có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau từ
thép carbon, thép hợp kim, thép không rỉ, hợp kim nhôm hoặc hợp
kim Nikel. Tùy theo mục đích công việc mà giàn khoan sẽ được
trang bị các loại cần khoan khác nhau, thường thì các giàn khoan
sẽ trang bị cần khoan làm bằng thép hợp kim. Với các giếng có
nhiệt độ cao áp suất cao và có chứa hàm lượng CO2 và H2S cao có

147
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

thể phải dùng cần khoan bằng Nikel. Đối với các giếng vươn xa,
để giảm khối lượng cột cần, giảm mô-ment thì cần dùng cần
khoan bằng hợp kim nhôm.
Cần khoan bằng hợp kim nhôm đã được sử dụng đầu tiên ở
Công hòa Liên bang Nga và các nước Liên Xô cũ, khi tiến hành
khoan các giếng khoan vươn rất xa ở khu vực Sakhalin (viễn đông
CH LB Nga). Cần khoan bằng hợp kim nhôm có độ bền kém loại
hợp kim thép siêu bền, có ưu điểm là nhẹ và tỷ lệ về độ bền trên
trọng lượng, cường độ uốn cao giúp dễ dàng chỉnh lái xiên với
cường độ cao, khả năng chống chịu ăn mòn cao cũng như khả
năng chống mỏi tốt hơn hợp kim thép. Cần khoan bằng hợp kim
nhôm có thể được tăng bề dày lớn hơn nhưng trọng lượng vẫn nhẹ
nhờ đó mà tải trọng kéo thả bộ khoan cụ nhẹ, mô-ment quay cột
cần nhỏ, công suất tiêu hao trên 1 đơn vị chiều dài bộ khoan cụ
nhỏ. Nhờ những ưu điểm vượt trội này mà cần khoan bằng hợp
kim nhôm là sự lựa chọn hàng đầu cho các giếng khoan có độ
vươn lớn cũng như các giếng khoan ngang. Nhưng đi kèm các ưu
điểm đó là chi phí của bộ cột cần khoan bằng hợp kim nhôm rất
cao.
Cần khoan bằng thép hợp kim thường phổ biến nhất trên thế
giới với sự đa dạng về kích thước và độ bền của mác thép sử dụng
như: E75, X95 hay S135. Kích thước cột cần: 60,32 mm, 73 mm,
88,9 mm, 101,6 mm, 114,3 mm, 127 mm hay 139,7 mm và bề dày
dao động ở mức 6,5 - 12,7 mm, hoặc tùy yêu cầu của khách hàng.
Kiểu ren cũng như chiều dài khá đa dạng. Bảng 3.8 là một thông
số cần khoan kiểu hợp kim thép
Bảng 3.8. Bảng thông số cần khoan loại hợp kim thép
Đường Khối Kiểu Ren
Mác Bề dày
kính lượng trồn của
thép
in mm (PPF) in mm dày đầu nối
2
60.32 6.65 E,X,G 0.280 7.11 EU NC26
3/8

148
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

2
73.02 10.40 E,X,G,S 0.362 9.19 EU NC31
7/8
9.50 E 0.254 6.45 EU NC38
3 13.30 E,X,G,S 0.368 9.35 EU NC38
88.90
1/2 E,X,G 0.449 11.40 EU NC38
13.50
S 0.449 11.40 EU NC40
E,X,G,S 0.330 8.38 IU NC40
4 101.60 14.00
E,X,G,S 0.330 8.38 EU NC46
13.75 E 0.271 6.88 IU NC46
13.75 E 0.271 6.88 EU NC46
4 16.60 E,X,G,S 0.337 8..56 EU NC50
114.30
1/2 20.00 E,X,G,S 0.430 10.92 EU NC50
16.60 E,X,G,S 0.337 8.56 IEU NC46
20.00 E,X,G,S 0.430 10.92 IEU NC46
19.50 E,X,G,S 0.362 9.19 IEU NC50
5 1/2
19.50 E,X,G,S 0.362 9.19 IEU
FH
5 127.00
25.60 E,X,G 0.500 12.70 IEU NC50
5 1/2
25.60 E,X,G,S 0.500 12.70 IEU
FH
5 1/2
21.90 E,X,G,S 0.361 9.17 IEU
5 FH
139.70
1/2 5 1/2
24.70 E,X,G,S 0.415 10.54 IEU
FH
Trong đó:
• E, X, G, S là các ký hiệu tương đương với các mác thép có
độ bền khác nhau;
• EU là kiểu trồn dày bên ngoài;
• IU là kiểu trồn dày phía trong;
• IEU là trồn dày cả trong và ngoài.
Hiện tại, Vietsovpetro sử dụng loại cần khoan bằng hợp
kim thép. Hầu hết các bộ cần khoan dạng này đã và đang sử dụng
cho công tác khoan ở các mỏ ở Lô 09-1, nên thông số vận hành
tối đa của cần cũng thấp hơn thông số ban đầu của nhà máy cung
cấp. Do những hạn chế đó mà việc khoan vươn xa đã gặp rất nhiều
149
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

phức tạp. Tính toán chi tiết các trường hợp tải trọng, mô-ment của
cột cần giúp việc lựa chọn chế độ tải trọng và tốc độ quay côt cần
chính xác hơn, kiểm soát độ ổn định tăng tốc độ khoan.

Hình 3.27: Biểu đồ tải trọng và mô-ment của cột cần khoan
• Giải pháp liên quan tới dung dịch khoan
Dung dịch khoan đươc biết với nhiều chức năng đảm bảo an
toàn cho quá trình khoan. Trong đó, có 3 yếu tố quan trọng, đó là:
✓ Đảm bảo áp suất thủy tĩnh giữ thân giếng ổn định trong
quá trình khoan;
✓ Đảm bảo khả năng ức chế sét trương nở;
✓ Đảm bảo khả năng nâng mùn khoan làm sạch giếng khoan.
Về yêu cầu đảm bảo khả năng ức chế sét trương nở, đây là yếu
tố bắt buộc dù thân giếng có góc nghiêng lớn hay nhỏ đều cần đáp
ứng. Nên chúng ta sẽ không nhắc yếu tố này mà chỉ xem xét độ
phức tạp của góc nghiêng ảnh hưởng đến hai chức năng quan trọng
của dung dịch, đó là tỷ trọng và khả năng làm sạch giếng khoan.
Qua một số kết quả phân tích thí nghiệm, cho thấy sự phụ
thuộc của tỷ trọng dung dịch khoan vào góc nghiêng thân giếng
như Hình 3.28. Đối với hệ tiêu chuẩn GOST của CHLB Nga, thì
chỉ đề cập đến tỷ trọng dung dịch khoan cần đảm bảo cao hơn thủy
tĩnh từ 5-10% tùy theo góc nghiêng thân giếng. Tuy nhiên, với ví
dụ, như ở Hình 3.28, không phải là 5% hay 10% có thể đáp ứng
được độ ổn định thân giếng.

150
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Không chỉ góc nghiêng yêu cầu tăng tỷ trọng cao hơn so với
bình thường để giữ ổn định thành giếng khoan mà nó còn làm
giảm gradient vỡ vỉa hay nói cách khác là góc nghiêng càng cao,
khả năng vỡ vỉa mất dung dịch càng tăng. Đây chính là những yếu
tố ảnh hưởng lớn đến khả năng độ ổn định thân giếng. Góc
nghiêng tăng cũng làm tăng độ khó của việc làm sạch mùn khoan.

Hình 3.28 Tương quan giữa Hình 3.29 Mô phỏng cơ chế


góc giếng thân giếng với tỷ di chuyển của mùn khoan
trọng dung dịch khoan trong giếng khoan
Trong đó:
Vs là vận tốc lắng mùn khoan
Vsa là vận tốc lắng mùn khoan theo phương thẳng đứng
Vsr là vận tốc lắng mùn khoan theo phương vuông góc dòng
chảy
Về cơ bản với mô phỏng cơ chế di chuyển của mùn khoan có
thể thấy, tốc độ bơm đòi hỏi cao hơn so với các giếng có góc
nghiêng nhỏ hoặc thẳng đứng. Bên cạnh đó, ở các giếng có góc
nghiêng cần khoan, khi đó sẽ không được đồng tâm, thường sẽ
nằm sát thành giếng phía dưới và hình thành nên các vùng phía
dưới (low side) và vùng phía trên (high side)sẽ có sự tổn hao hoàn
toàn khác biệt dẫn tới tốc độ dòng dung dịch khoan di chuyển
nhanh, chậm khác nhau sẽ càng làm tăng mức độ khó cho quá
trình làm sạch giếng khoan.

151
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 3.30 Tương quan vận tốc di chuyển và tính chất dung dịch
tới khả năng làm sạch
Nhưng thách thức ở chỗ là, các yếu tố này luôn có nhược
điểm, được ở mặt này lại ảnh hưởng xấu ở mặt khác. Muốn làm
sạch thân giếng tốt, thì cần tăng tính lưu biến và tốc độ bơm,
nhưng hệ quả lại làm tăng tổn hao áp suất, dẫn đến tăng tỷ trọng
tương đương lên đáy giếng khoan. Sự tăng tỷ trong tương đương
như vậy sẽ làm tăng rủi ro về vỡ vỉa, mất dung dịch. Chính sự
phức tạp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yễu tố đó đã là thách
thức lớn đối với đội ngũ khoan khi mà bài toán cần giải là nhiều
ẩn số, trong đó, mỗi ẩn số là một bài toán rất phức tạp.
Để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, cần thiết kế và đưa ra
các phương án khác nhau với sự thay đổi của từng yếu tố, để tìm
ra một hàm có quy tụ sự phù hợp của nhiều yếu tố, mà kết quả là
tốt nhất cho sự ổn định thành giếng và khả năng nâng hạ mùn
khoan và tổn hao thủy lực phù hợp nhất. Ngoài việc mô phỏng để
lựa chọn các thông số, chế độ khoan phù hợp, thì bộ khoan cụ
dùng cho các giếng có góc nghiêng lớn cũng cần trang bị thêm
những loại định tâm khoan mới nhằm tăng cường khả năng làm
sạch giếng khoan.

152
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hình 3.31 Chế độ thủy lưc khoan giếng

Hình 3.32 Định tâm được sử dụng cho giếng có


góc nghiêng lớn.
• Giải pháp liên quan tới công tác gia cố giếng khoan
Cũng như cần khoan, ống chống ở các giếng có góc nghiêng
lớn, thường có xu thế nằm ở phần dưới của thân giếng, tạo ra 02
khoảng không khác biệt giữa ống chống và thành giếng. Phần dưới
có khoảng hở hẹp, còn phân trên có khoảng hở rộng hơn. Điều này
tạo ra sự khó khăn cho xi măng khi di chuyển ở khoảng không

153
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

phía dưới vì tổn hao áp suất lơn hơn. Khi có sự thay thế xi măng
không đồng đều, sẽ gây ra hiện tượng kênh dẫn liên thông giữ các
vỉa sản phẩm, cũng như giữa vỉa dầu và vỉa nuớc. Tất cả điều đó
ảnh huởng đến khả năng khai thác dầu & khí.
Chính vì vậy, để giảm ảnh hưởng của mức độ đồng tâm ống
chống (stand-off), thì định tâm ống chống được xem xét sử dụng
một cách tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trên thế giới chỉ có những
khuyến cáo khá đơn giản là đảm bảo mức độ đồng tâm lớn hơn
67% theo công thức trong Hình 3.33, ở dưới.

Hình 3.33: Định tâm ống chống và cách tính độ đồng tâm
Đối với định tâm cứng, thì đường kính ngoài luôn nhỏ hơn
đường kính choòng khoan, còn định tâm mềm, thì đường kính lúc
thả sẽ lớn hơn đường kính choòng khoan, nhưng dưới tác động
của trọng lượng ống chống, thì các cánh chịu lực sẽ bị hẹp gần
lại. Do vậy, việc đạt được tỷ lệ đồng tâm ống chống 100% ở ngay
vị trí lắp đặt định tâm, là điều không thể. Bên cạnh đó, các khoảng
chiều dài còn lại của ống chống ở giữa hai định tâm, sẽ có xu
hướng võng xuống gần thành giếng và gây khó khăn hơn cho việc
thay thế xi măng. Cho nên, ngoài việc tính toán vị trí lắp đặt định
tâm và quyết định loại định tâm nào là phù hợp để đạt được tỷ lệ
đồng tâm lớn nhất, thì cần có sự kết hợp của giải pháp công nghệ
của đầu treo ống chống lửng, công nghệ ren ống chống và chân
đế ống chống sẽ mang lại hiệu quả cao hơn về khả năng thế chỗ
của xi măng trong không gian vành xuyến ống chống và thân
154
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

giếng. Với mỗi một yếu tố thay đổi, đều cần phải tinh toán và lựa
chọn cẩn thận do các giếng vươn xa góc nghiêng lớn, khoảng
khoan dài, nên việc quay cột ống chống sẽ tạo ra lực mô-men rất
lớn. Do vậy, khi tính toán và thi công, có thể sẽ làm gãy cột ống
chống, dẫn đến những sự cố tồi tệ. Lúc này, chi phí giải cứu sự
cố sẽ rất lớn, thậm chí có thể mất luôn giếng khoan.
3.5. Giải pháp thiết kế và xây dựng để phát triển các mỏ nhỏ,
mỏ cận biên
3.5.1 Giải pháp nghiên cứu thiết kế & xây dựng giàn mini BK
với chi phí thấp
Như đã trình bày ở các phần trên, từ năm 2004, sản lượng khai
thác dầu tại mỏ Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro bắt đầu giảm
mạnh. Các phát hiện dầu khí mới tại lô 09-1 và lân cận, đều có trữ
lượng thu hồi dầu khí nhỏ. Vì vậy, phần lớn các phát hiện tiềm
năng này, chưa thể đưa vào khai thác/thậm chí không thể đưa vào
khai thác, do hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt ở những giai đoạn giá
dầu thấp, nếu áp dụng các giải pháp hiện hành và chi phí hiện hữu,
thì khả năng đưa các phát hiện này vào phát triển là điều không
thể. Để có thể đưa vào khai thác hiệu quả các khu vực tiềm năng
lân cận biên Lô 09-1 có trữ lượng dầu khí nhỏ, Vietsovpetro đã áp
dụng giải pháp kết nối với các mỏ dầu hiện hữu cận biên có dư
công suất xử lý và tàng chứa sản phẩm. Bên cạnh đó, đã tiến hành
tự nghiên cứu giải pháp thiết kế giàn nhẹ mini BK (BKM), là loại
giàn khai thác cỡ nhỏ, nhằm giảm tối đa chi phí xây dựng và vận
hành công trình.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết kế và kinh
nghiệm quản lý, vận hành các công trình khai thác dầu khí ngoài
khơi ở thềm lục địa ở nhiều năm qua, Vietsovpetro đã đưa ra giải
pháp thiết kế xây dựng giàn BKM với nhiều ưu điểm hơn so với
các giàn BK truyền thống trước đây thông qua việc tối ưu thiết kế
kết cấu thép của giàn, các hệ thống công nghệ, tự động hóa và
thông tin liên lạc trên giàn.
155
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Giàn BKM là giàn không có người ở thường xuyên, được cấu


tạo bởi 2 phần chính: khối chân đế (jacket) và khối thượng tầng
(topside). Khối chân đế được thiết kế từ kết cấu thép, có dạng hình
học là khối chóp cụt. Khối chân đế có thể là 4 chân hoặc 3 chân.
Số lượng chân và kích thước khối chân đế phụ thuộc vào số lượng,
trọng lượng, kích thước các thiết bị đặt trên khối thượng tầng; số
lượng giếng khoan, số lượng ống đứng, bến cập tàu; độ sâu nước
biển, điều kiện môi trường và địa chất công trình nơi lắp đặt giàn
BKM. Kích thước các ống thép được tính toán thiết kế sao cho
thỏa mãn khả năng chịu lực trong điều kiện cực hãn và điều kiện
vận hành công trình. Bên cạnh thỏa mãn khả năng chịu lực của hệ
kết cấu, các phần tử cấu tạo lên khối chân đế cũng được thiết kế
nhằm giảm tối đa khối lượng vật liệu sử dụng, từ đó giảm chi phí
cho công trình mà vẫn phải đảm bảo thuận tiện cho thi công bằng
các phương tiện hiện có của Vietsovpetro. Khối chân đế liên kết
với nền đất thông qua hệ móng cọc lồng trong ống chính. Cấu tạo
cọc và độ sâu đóng cọc được tính toán nhằm đảm bảo khả năng
truyền tải, đủ chịu lực, thuận tiện cho công tác thi công đóng cọc
bằng các búa đóng cọc hiện có tại Vietsovpetro. Ngoài ra, khối
chân đế còn được thiết kế có gắn bến cập tàu để phục vụ việc di
chuyển người vận hành và hàng hóa từ tàu dịch vụ lên giàn BKM
và ngược lại.
Khối thượng tầng giàn BKM được thiết kết gồm 3 sàn chính:
sàn dưới (submain deck), sàn chính (main deck) và sàn trên (upper
deck). Ngoài ra, còn có một sàn lửng (platform deck) với diện tích
nhỏ hơn, nằm giữa sàn main deck và upper deck. Tất cả các hệ
thống, thiết bị phục vụ khai thác dầu khí được bố trí lắp đặt trên
các sàn này một cách hợp lý, bảo đảm an toàn cho công tác vận
hành giàn. Trong đó, hầu hết các thiết bị chính như các cụm thiết
bị công nghệ, tủ điều khiển đầu giếng, phòng điện, phòng điều
khiển, phòng ở tạm thời cho người vận hành … đều được bố trí
tập trung trên sàn main deck. Sàn submain deck là nơi bố trí cụm
bình chứa và bơm dầu thải. Sàn upper deck được thiết kế kết hợp
156
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

với sân đậu trực thăng. Đây cũng là nơi tập kết hàng hóa, khi cần
thiết, từ tàu dịch vụ bằng cách sử dụng cần cẩu được trang bị trên
giàn BKM. Khối thượng tầng được thiết kế tối ưu kích thước và
khối lượng, tích hợp thành 1 mã cẩu để có thể dễ dàng vận chuyển
từ bờ ra biển và lắp đặt vào vị trí chân đế.
Hệ thống công nghệ trên giàn BKM được thiết kế theo hướng
tối ưu nhất có thể, phù hợp với quy mô trữ lượng dầu khí nhỏ, cận
biên, nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định,
tính khả thi trong thi công và thuận tiện trong vận hành. Các cụm
thiết bị công nghệ chính gồm các cây thông đầu giếng, cụm thu
gom dầu khí, cụm thiết bị đo 3 pha dầu – khí – nước, cụm chứa và
bơm dầu thải, hệ thống xả khí, ống đứng xuất dầu khí đi giàn xử
lý trung tâm. Trên giàn BKM còn thiết kế hệ thống dẫn khí nâng
(gaslift gas) và nước ép vỉa (water injection) phục vụ cho công
nghệ khai thác dầu từ các vỉa. Khí nâng và nước ép vỉa được cung
cấp từ các giàn nén khí cao áp và giàn bơm nước ép vỉa tại mỏ
Bạch Hổ và mỏ Rồng. Đối với những nơi mà tính chất dầu kém,
khó khăn trong vận chuyển, trên giàn BKM cũng cần thiết kế lắp
đặt hệ thống thiết bị phục vụ chứa và bơm hóa phẩm vào đường
ống dẫn dầu khí.
Hệ thống tự động hóa và thông tin liên lạc được thiết kế tăng
cường mức độ tự động hóa và mức độ tin cậy của hệ thống giám
sát, điều khiển và an toàn công nghệ, bảo đảm người vận hành có
thể giám sát và điều khiển các quá trình công nghệ trên giàn BKM
từ xa, từ giàn mẹ (host platform). Việc giám sát và điều khiển giàn
BKM từ xa được thực hiện chủ yếu thông qua cáp quang ngầm
dưới biển. Ngoài ra, cũng có thể điều khiển thông qua hệ thống
truyền tín hiệu không dây (microwave), được thiết kế dự phòng
trong trường hợp cáp quang bị sự cố. Trên giàn BKM cũng thiết
kế lắp đặt hệ thống camera giám sát để người vận hành có thể giám
sát các khu vực trọng yếu trên giàn từ phòng điều khiển hoặc từ
giàn mẹ.

157
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Năng lượng điện trên giàn BKM được cung cấp từ hệ thống
điện hợp nhất tại mỏ Bạch Hổ và Rồng, thông qua cáp điện ngầm
(kết hợp với cáp quang) cùng với máy biến thế. Ngoài ra, trên giàn
BKM cũng được trang bị một máy phát điện chạy bằng dầu diesel
để dự phòng trường hợp cáp điện ngầm bị sự cố.
Hình 3.34, 3.35 và 3.35 là sơ đồ nguyên lý hệ thống công
nghệ, hệ thống điều khiển giàn và kết cấu của giàn BKM.

Hình 3.34 – Sơ đồ nguyên lý hệ thống công nghệ giàn BKM

Hình 3.35 – Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển giàn BKM

Hình 3.36 – Hình chiếu đứng kết cấu giàn BKM


158
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Vietsovpetro đã nghiên cứu thiết kế thành công 03 mẫu


giàn BKM để có thể lựa chọn xây dựng phù hợp với điều kiện
và nhu cầu cụ thể của từng khu vực mỏ nhỏ, cận biên, gồm:
• Giàn BKM loại chân đế 4 chân, có số lượng giếng khoan
từ 7-9 giếng, đứng độc lập, có sân bay trực thăng ;
• Giàn BKM loại chân đế 3 chân, có số lượng giếng khoan
đến 6 giếng, đứng độc lập, có sân bay trực thăng ;
• Giàn BKM loại chân đế 3 chân hoặc 4 chân, có số lượng
giếng khoan đến 12 giếng, đứng bên cạnh giàn hiện hữu,
nối với nhau qua cầu dẫn, không có sân bay trực thăng.
Hình 3.37 là mô hình thiết kế 3D của 3 loại giàn BKM, mà
Vietsovpetro thiết kế để phát triển các phát hiện dầu & khí có trữ
lượng dầu & khí thu hồi nhỏ, cận biên Lô 09-1 của Vietsovpetro.

Hình 3.37 – Mô hình thiết kế 3D các loại giàn BKM


So với giàn BK truyền thống đã được thiết kế và xây dựng
tại các mỏ Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro trước đây, các giàn
BKM có khối lượng xây dựng giảm hơn khoảng 28 - 53%, tương
ứng với chi phí xây dựng giảm hơn 23-40%. Các bộ tài liệu thiết
kế các giàn BKM đều đã được các cơ quan đăng kiểm Quốc tế và
Việt Nam chấp thuận.
Vietsovpetro đã áp dụng thành công thiết kế các giàn BKM
để xây dựng và đưa vào khai thác nhiều khu vực có trữ lượng nhỏ,
cận biên tại mỏ Bạch Hổ và Rồng, như tại các khu vực giàn BK-
159
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

20 (xây dựng năm 2019), BK-21 (năm 2020), BK-19 (năm 2021),
BK-18A (năm 2021), giàn RC-10 (năm 2022) và giàn RC-8 (năm
2023). Giải pháp này sẽ được Vietsovpetro tiếp tục áp dụng tại các
mỏ và khu vực mới phát hiện, lân cận Lô 09-1 để đưa các phát
hiện dầu khí này vào khai thác trong tương lai.

Hình 3.38. Khối lượng xây dựng giàn BKM so với BK truyền
thống của Vietsovpetro

Hình 3.39. Chi phí xây dựng các giàn BKM so với BK truyền
thống của Vietsovpetro
Hình 3.40, 3.41 và 3.42 là một số hình ảnh thực tế các loại
giàn BKM, đã được xây dựng và lắp đặt tại các cấu tạo nhỏ ở Lô
09-1 của Vietsovpetro, những năm qua.

160
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hình 3.40 – Hình ảnh thực tế BKM loại 4 chân, đứng độc lập
sau khi xây dựng

Hình 3.141 Hình ảnh thực tế BKM loại 3 chân, đứng độc lập sau
khi xây dựng

Hình 3.42 Hình ảnh thực tế BKM loại 3 chân, cạnh giàn host
platform sau khi xây dựng

161
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

3.5.2 Giải pháp thiết kế, chế tạo các cụm thiết bị công nghệ tự
động hóa trên BKM
Trước đây, khi thực hiện xây dựng các giàn khai thác dầu &
khí ngoài khơi Lô 09-1 của Vietsovpetro, các cụm thiết bị công
nghệ - tự động hóa đều được Vietsovpetro mua trọn gói, từ các
Công ty cung cấp thiết bị nước ngoài. Với mục đích giảm tối đa
chi phí thực hiện dự án, bao gồm tự nghiên cứu thiết kế, tự xây
dựng và chế tạo các cụm thiết bị công nghệ - tự động hóa, lắp đặt
trên các BKM, nhằm:
• Phát huy tối đa nội lực, tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm tỷ lệ
thuê mua thiết bị công nghệ từ nước ngoài;
• Giảm chi phí đầu tư và vận hành thiết bị;
• Tiết giảm chi phí xử lý khắc phục lỗi phát sinh trong quá
trình vận hành, chi phí thực hiện sửa đổi bổ sung chương
trình điều khiển, chi phí đào tạo hướng dẫn khi có thay đổi
nhân sự vận hành… do các công việc này đều do các
chuyên gia của Vietsovpetro thực hiện thay vì phải thuê
chuyên gia bên ngoài;
• Chủ động trong tiến độ thi công, giảm thiểu rủi ro cho dự
án;
• Gia tăng thêm hiệu quả kinh tế của các dự án phát triển
mỏ/đặc biệt ở các khu vực cận biên Lô 09-1 có trữ lượng
nhỏ dầu khí thu hồi nhỏ.
A) Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển công
nghệ tích hợp an toàn (ICSS) cho các giàn vận hành
không người của Vietsovpetro
Hệ thống ICSS là hệ thống điều khiển công nghệ tích hợp
quản lý và kiểm soát an toàn cho toàn bộ giàn khai thác dầu & khí
ngoài khơi Lô 09-1 của Vietsovpetro. Trên cơ sở thiết kế tổng thể
hệ thống ICSS của giàn BKM, Vietsovpetro đã đề xuất, tự nghiên
cứu và thực hiện toàn bộ phần thiết kế chi tiết, chế tạo, lắp đặt hệ
thống này. Điều đó, sẽ cho phép tiết giảm được gần 20% chi phí
162
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

đầu tư so với phương án mua toàn bộ hệ thống thiết bị của nước


ngoài như trước đây. Giải pháp này đã được Vietsovpetro áp dụng
thành công đối với nhiều công trình ở mỏ Bạch Hổ và Rồng, như:
BK20, BK21, BK19, RC10, RC8, ...
Hệ thống tích hợp điều khiển công nghệ - an toàn tích hợp
(ICSS) đảm bảo việc giám sát, điều khiển toàn bộ hệ thống công
nghệ và an toàn tại BKM và điều khiển từ giàn CTP, (Hình 3.43).

Hình 3.43 Cấu hình tổng thể hệ thống điều khiển ICSS giàn
không người BKM và hệ thống điều khiển giám sát từ xa RTU tại
giàn CTP
Hệ thống điều khiển an toàn và giám sát công nghệ giàn không
người BKM bao gồm các thành phần chính:
• Hệ thống điều khiển công nghệ (PCS) và hệ thống tích hợp
an toàn (SIS) đặt trên giàn không người BKM;
• Hệ thống điều khiển giám sát từ xa (RTU) tại giàn CTP kết
nối đến PCS và SIS trên giàn BKM thông qua hệ thống
mạng vi song (microwave) và cáp quang nối giữa 2 giàn.
Từ giàn CTP, người vận hành có thể giám sát và điều khiển
từ xa toàn bộ hệ thống công nghệ trên giàn không người
BKM thông qua hệ thống RTU.

163
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 3.44. Hệ thống điều khiển ICSS trên giàn BKM


không người
Toàn bộ hệ thống được thiết kế và lắp đặt trên 5 tủ (1 tủ
SCADA servers, 1 tủ cho hệ thống PCS và 2 tủ cho hệ thống SIS,
1 tủ RTU) (xem Hình 3.44). Hệ thống ICSS sử dụng các giải pháp
mới nhất của các hãng cung cấp giải pháp điều khiển lớn trên thế
giới như Rockwell Automation/ Yokogawa/ Honeywell/ Siemens.
Hệ thống điều khiển công nghệ PCS:
• Thiết kế với cấu hình song song (redundancy) bao gồm 2
CPU, các module điều khiển (IO module), hệ thống mạng,
máy tính, v, v…Các module điều khiển sẽ được kết nối đến
thiết bị đo lường và điều khiển (các thiết bị đo áp suất, nhiệt
độ, van điều khiển lưu lượng/áp suất, v, v…). Chương trình
điều khiển ở CPU sẽ thực hiện việc tính toán/so sánh và ra
các lệnh điều khiển theo yêu cầu công nghệ;
• Các trang màn hình trên máy tính điều khiển hiển thị toàn bộ
các thông số cần điều khiển và giám sát/cảnh báo của hệ
thống công nghệ. Thông qua các trang màn hình này, người
vận hành có thể thực hiện các chức năng giám sát hệ thống,
điều khiển bằng tay/tự động cũng như chẩn đoán lỗi và các
cảnh báo trên hệ thống;

164
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

• Hệ thống điều khiển công nghệ PCS có thể kết nối đến các
hệ thống điều khiển khác và hiển thị toàn bộ thông tin của
các hệ thống này (hệ thống đo đa pha MPFM, hệ thống điện,
hệ thống máy nén khí, v, v…) thông qua chuẩn truyền thông
Modbus.
Hệ thống tích hợp an toàn SIS (gồm ESD và FGS)
• Hệ thống dừng khẩn cấp (ESD) bao gồm CPU và các
module điều khiển sẽ được kết nối đến thiết bị đo lường và
điều khiển (thiết bị đo áp suất bảo vệ, nhiệt độ bảo vệ, các
van dừng khẩn cấp, hệ thống đèn báo/còi, v, v…). Khi có
sự cố xảy ra với hệ thống công nghệ trên giàn, như nhiệt
độ, áp suất, v, v…vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ tự
động dừng khẩn cấp hệ thống công nghệ về trạng thái an
toàn đồng thời cảnh báo qua đèn/ còi/ hệ thống truyền thanh
thông báo (PAGA) cho người vận hành biết để xử lý sự cố;
• Hệ thống báo cháy, báo khí (FGS) có chức năng thu thập
các thông tin từ các thiết bị cảm biến khí, cảm biến ngọn
lửa, cảm biến khói/ nhiệt, v, v…Khi tín hiệu từ hệ thống
cảm biến vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ cảnh báo
(đèn/còi) đến người vận hành và sẽ gửi tín hiệu đến hệ
thống ESD để thực hiện các chức năng dừng khẩn cấp khi
có tín hiệu xác nhận có cháy (Fire Confirmed) trên giàn.
Hệ thống điều khiển giám sát BKM từ xa RTU (Remote
Control Unit) tại CTP
• Bao gồm 1 tủ điều khiển từ xa RTU (Remote Terminal
Unit) và các máy tính điều khiển giám sát. Toàn bộ thông
số của hệ thống công nghệ trên giàn BKM sẽ được hiển
thị/cài đặt và điều khiển từ xa thông quá các máy tính điều
khiển này;
• Các module điều khiển sẽ được kết nối đến các nút bấm, hệ
thống còi/đèn tín hiệu (Mimic) để thực hiện các chức năng

165
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

điều khiển cảnh báo và dừng khẩn cấp từ xa (remote ESD)


từ giàn công nghệ trung tâm khi có sự cố

Hình 3.45. Hệ thống điều khiển giám sát từ xa RTU trên giàn
công nghệ trung tâm CTP

Hình 3.46. Kiểm tra chạy thử hệ thống ICSS sau chế tạo
Hình 3.45 là mô hình hệ thống điều khiển giám sát từ xa RTU
trên CTP và Hình 3.46 thực hiện kiểm tra chạy thử hệ thống ICSS
sau khi chế tạo.
Tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo cụm thiết bị đo dầu &
khí đa pha
Cụm thiết bị đo dầu & khí đa pha (Multiphase Flow Metering
Skid – (MPFM) dùng để đo lưu lượng của dòng sản phẩm 3 pha
(dầu, khí và nước) trên giàn khai thác dầu khí. MPFM được

166
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Vietsovpetro thiết kế chỉ dùng ống công nghệ, không dùng bình
áp lực nên có khối lượng và kích thước nhỏ, vận hành đơn giản,
phù hợp với các giàn BKM có yêu cầu tối giản về khối lượng xây
dựng và kích thước tổng thể của giàn.
Lần đầu tiên Vietsovpetro đã tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo
cụm MPFM và lắp đặt thành công trên giàn nhẹ BK-21 vào năm
2020. Sơ đồ nguyên lý công nghệ cụm thiết bị MPFM thể hiện ở
Hình 3.47. Sau đó, đã được Vietsovpetro tiếp tục áp dụng cho các
giàn BKM ở những năm tiếp theo, trên BK-19, RC-10, RC-8 và
còn tiếp tục áp dụng cho các công trình khai thác dầu & khí khác
trong tương lai.

Hình 3.47 – Sơ đồ nguyên lý công nghệ cụm thiết bị MPFM


Bộ đo được sử dụng để đo lưu lượng dầu tổng trên giàn khai
thác, được thiết kế để đo cả 3 pha dầu, khí và nước. Công suất
thiết kế pha lỏng 500 – 850 tấn/ngày, pha khí là 250.000
Sm3/ngày. Bộ đo được thiết kế/chế tạo theo các tiêu chuẩn trong
nước và quốc tế, đã được cơ quan đăng kiểm thứ ba cấp giấy
chứng nhận phù hợp và đưa vào sử dụng.
Cấu tạo chung: Bộ đo được thiết kế để tách hoàn toàn các pha
lỏng và khí từ nguồn dầu đầu vào. Sau đó, sẽ đo từng pha dầu/ khí
đơn lẻ nhờ sự kết hợp của 02 khối ống đứng và nằm ngang hình
chữ U ngược. Phần trăm nước trong dầu sẽ được đo bằng thiết bị
đo lắp đặt trên đường lỏng sau khi tách pha.
167
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Thiết bị đo/điều khiển:


Thiết bị đo/điều khiển trong hệ thống bao gồm các thiết bị đo
áp suất, nhiệt độ, mức, lưu lượng (khí/lỏng), van điều khiển lưu
lượng, v, v…
Hệ thống điều khiển:
Hệ thống điều khiển của cụm đo đa pha MPFM, gồm:
• 01 bộ điều khiển lập trình được (PLC-Programable Logic
Controller) có chức năng kết nối đến các thiết bị đo qua các
module vào ra (I/O module) để thập dữ liệu và thực hiện
các chức năng tính toán lưu lượng cho từng đường
(khí/lỏng) và gửi các lệnh tới các valve điều khiển trên các
đường (khí/lỏng) phù hợp;
• 01 máy tính giám sát (SCADA) có các trang màn hình giám
sát/cài đặt toàn bộ thông số hệ thống, các trang màn hình
cảnh báo (Alarm/Notification).
Hình 3.48 và Hình 3.49 Hệ thống điều khiển của cụm đo đa
pha MPFM v Trang màn hình điều khiển giám sát.
Việc tự thiết kế và chế tạo cụm MPFM lắp đặt trên BKM đã
giúp Vietsovpetro tiết giảm chi phí gần 25% so với phương án
mua toàn bộ thiết bị như trước đây.

Hình 3.48. Hệ thống điều khiển của cụm đo đa pha MPFM

168
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hình 3.49. Màn hình giám sát hệ thống điều khiển của cụm đo
đa pha MPFM
Hình 3.50. dưới đây là mô thiết kế 3D và hình ảnh thực tế của
cụm thiết bị MPFM sau khi chế tạo tại xưởng cơ khí của
Vietsovpetro.

Hình 3.50. Mô hình thiết kế 3D và hình ảnh thực tế của cụm thiết
bị MPFM sau khi chế tạo tại Vietsovpetro
B) Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị bình áp lực trên giàn
khai thác dầu khí
Trên các giàn BK, có nhiều bình áp lực được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau, như: cụm bình tách dầu & khí
(Production Separator Skid), cụm bình xả lỏng (Vent/Drain
Scrubber Skid), cụm bình đo sản phẩm (Test Separator Skid).

169
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 3.51. Sơ đồ nguyên lý công nghệ cụm thiết bị đo sản phẩm


trên BKM
Trong quá trình triển khai các dự án xây dựng giàn BK, với
mục đích tăng tỷ lệ tự thực hiện và tiết giảm chi phí, Vietsovpetro
cũng đã tự nghiên cứu và thực hiện thiết kế, chế tạo toàn bộ các
cụm bình áp lực trên giàn BK. Việc này cũng đã giúp giảm khoảng
20%-25% chi phí đầu tư so với mua toàn bộ cụm thiết bị từ bên
ngoài như trước đây. Hình 3.51 3.52, 3.53, 3.54, 3.55 và 3.56 là
một số mô hình thiết kế 3D và hình ảnh thực tế của cụm thiết bị
đo sản phẩm sau khi chế tạo.

Hình 3.52. Mô hình thiết kế 3D cụm thiết bị đo sản phẩm trên


BKM.

170
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hình 3.53 Sơ đồ nguyên lý công nghệ cụm thiết bị Drain/Vent


Scrubber Skid.

Hình 3.54. Mô hình 3D và hình ảnh thực cụm thiết bị Drain/Vent


Scrubber Skid.

Hình 3.55 Sơ đồ nguyên lý công nghệ cụm thiết bị đo sản phẩm


giếng trên BKM.
171
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 3.56 Mô hình thiết kế 3D và hình ảnh thực tế cụm thiết bị


đo sản phẩm trên BKM.
3.6. Phân chia sản phẩm khai thác các mỏ kết nối với cơ
sở hạ tầng sẵn có của Vietsovpetro ở Lô 09-1
Việc đưa các phát hiện dầu khí nhỏ vào khai thác bằng cách
kết nối với mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng ở Lô 09-1 để sử dụng cơ sở
hạ tầng tại đây lại phát sinh một trở ngại rất lớn về vấn đề phân
chia sản phẩm khai thác giữa các mỏ kết nối với nhau và được các
Bên liên quan đặc biệt quan tâm. Yêu cầu bắt buộc đối với phân
chia sản phẩm khai thác là phải thực hiện trên cơ sở khoa học,
khách quan, công bằng, minh bạch để đảm bảo quyền lợi của các
chủ mỏ. Các vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình phân chia
sản phẩm sẽ rất khó để giải quyết khi thiếu những cơ sở và dữ liệu
cần thiết.
Năm 2008, lần đầu tiên tại Vietsovpetro nói riêng và Việt
Nam nói chung đã thực hiện kết nối mỏ Cá Ngừ Vàng Lô 09-2
của Công ty điều hành khai thác Hoàn Vũ JOC với cơ sở hạ tầng
sẵn có mỏ Bạch Hổ tại Lô 09-1. Việc thống nhất về cách phân chia
sản phẩm khai thác giữa mỏ Bạch Hổ và mỏ CNV là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng và là điều kiện tiên quyết để thực hiện kết
nối thành công mỏ CNV với mỏ Bạch Hổ.
Ban đầu, để thực hiện điều này khi các Bên đều chưa có kinh
nghiệm gì trong vấn đề phân chia sản phẩm các mỏ kết nối và để
172
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

khách quan nên Hoàn Vũ JOC và Vietsovpetro đã thuê bên thứ 3


- Công Ty SMITH REE ENERGY LTD, có trụ sở tại 25 Savile
Road, W1S2ES, London, Liên Hiệp Anh bằng Hợp đồng số SO-
HV-DEV-0801-007, ngày 11 tháng 1 năm 2008 có giá trị gần 1,0
triệu USD với nhiệm vụ chính là tư vấn và đề xuất phương pháp
phân chia sản phẩm. Đây là Công ty có uy tín trên trường Quốc tế
về vấn đề phân chia sản phẩm dầu khí (xem phụ lục đính kèm).
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của mô hình đề xuất với điều
kiện đặc thù của các mỏ của Vietsovpetro và mỏ kết nối CNV,
cộng với tính chất dầu khí rất khác nhau giữa các mỏ, mô hình
phân chia sản phẩm của Công ty tư vấn đã không thể áp dụng được
do kết quả tính toán theo mô hình phân chia sản phẩm không đáp
ứng được yêu cầu của các Bên tham gia.
Trước thực trạng đó, các chuyên gia kỹ thuật của
Vietsovpetro đã tổ chức tự tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề phân chia
sản phẩm khai thác ở các mỏ kết nối trên thế giới và tiến tới thống
nhất với các Bên liên quan phương pháp và mô hình phân chia sản
phẩm để đảm bảo quyền lợi và tránh các tranh chấp phân chia sản
phẩm trong suốt quá trình vận hành khai thác các mỏ dầu khí.
Theo kết quả nghiên cứu, các quy trình và mô hình phân chia
sản phẩm các mỏ kết nối cụ thể trên thế giới đều là những tài liệu
nội bộ của các công ty dầu khí và không được phép phổ biến ra
bên ngoài. Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nguyên lý phân chia
sản phẩm khác nhau đã được sử dụng trên thế giới, thấy rằng:
- Phân chia ngược theo tỷ lệ (Back allocation);
- Sản phẩm được chia từ nơi mà sản phẩm đã được tách khí,
nước triệt để và được đo đếm lần cuối cùng bằng bộ đo
thương mại chính xác;
- Phân chia bằng phương pháp khấu trừ;
- Phân chia dựa trên độ không đảm bảo đo;
- Dưa trên mô hình cân bằng pha;
- Hiệu chỉnh giá trị.

173
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Mỗi nguyên lý phân chia sản phẩm nói trên đều có những ưu
nhược điểm của nó, nhưng phổ biến và thường dùng nhất là phân
chia ngược theo tỷ lệ. Lưu ý rằng, tất cả các lý thuyết và tài liệu
được phổ biến về nguyên lý phân chia sản phẩm khai thác đều rất
tổng quát và không thể áp dụng cho các trường hợp cụ thể nếu
thiếu các nghiên cứu chuyên sâu, bao gồm cả phương pháp phân
chia ngược theo tỷ lệ.
Phân chia sản phẩm khai thác dầu khí được hiểu là phân bổ
sản phẩm khai thác cho các đối tượng: giếng, giàn, các vỉa sản
phẩm hay các mỏ cùng đi vào một hệ thống chung, dựa trên các
số liệu đo đạc thực tế ngoài hiện trường và sự hỗ trợ của mô hình
toán học. Phân chia sản phẩm là hoạt động thường xuyên ở các
mỏ dầu khí kết nối có sử dụng chung một hệ thống công nghệ thu
gom, xử lý, vận chuyển và tàng chứa. Trên cơ sở đặc thù của hệ
thống công nghệ các mỏ kết nối, tính chất lý hóa của sản phẩm
giếng, người ta có thể đưa ra mô hình phân chia một cách hợp lý,
được các bên tham gia chấp nhận. Dựa trên nguyên tắc này,
Vietsovpetro đã tự tiến hành nghiên cứu, xây dựng và đưa ra mô
hình toán học phân chia sản phẩm theo nguyên lý chia ngược
(Back allocation), tức là thực hiện chia từ tổng sản phẩm thu được
ở nơi tàng trữ cuối cùng của quá trình khai thác dầu khí.
3.6.1. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình phân chia
sản phẩm khai thác các mỏ kết nối
Trong quá trình tự nghiên cứu và xây dựng mô hình phân chia
sản phẩm theo thương pháp phân chia ngược theo tỷ lệ, các chuyên
gia kỹ thuật của Vietsovpetro cũng nhận định phân chia sản phẩm
khai thác theo phương pháp này cũng rất phức tạp về mặt kỹ thuật,
trong đó hệ thống đo lường sản phẩm khai thác ở các mỏ kết nối
thường thực hiện với dòng dầu và khí ở điều kiện vận hành mỏ,
tức là ở nhiệt độ và áp suất cao, hàm lượng nước thay đổi. Trong
khi đó, sản phẩm cuối cùng là sản phẩm dầu khí xuất bán cho
khách hàng ở dạng thương phẩm lại được quy về điều kiện chuẩn

174
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Quốc tế (thông lệ Quốc tế), trong đó, còn chưa tính đến sai số của
thiết bị đo lường. Do đó, cần phải thực hiện nghiên cứu một cách
tỷ mỉ, cận trọng để đưa ra mô hình phân chia sản phẩm có đủ cơ
sở khoa học và được các Bên xem xét chấp thuận. Mô hình phân
chia sản phẩm các mỏ kết nối đưa ra phải tính được các yếu tố đặc
thù vận hành của các công trình tham gia vào chuỗi phân chia và
tính chất dầu khí của các mỏ trong chuỗi kết nối.
Trong mô hình phân chia sản phẩm theo nguyên lý phân chia
ngược, chúng ta xét có n nguồn hydrocarbon được thu gom và vận
chuyển đến điểm B là điểm cuối để xử lý và tàng trữ. Tại B, thể
tích dầu đo được quy về cùng một điều kiện (nhiệt độ, áp suất) là
QB. Theo đó, lưu lượng hydrocarbon phân chia cho từng nguồn (i
= 1...n) sẽ là:
Qi_allocated = kback allocation* Qi_measured
Trong đó :
Qi_allocated: là lượng hydrocarbon quy về điều kiện chuẩn
chia cho nguồn i;
Qi_measured : là lượng dầu đo được của nguồn i quy về điều
kiện chuẩn;
Kback allocation : là hệ số phân chia ngược.
Như vậy, với i nguồn dầu các mỏ kết nối vận chuyển đến
đểm B, thì :
𝑸𝑩
kback allocation = 𝒊=𝟏…𝒏
⅀𝑸𝒊_𝒎𝒆𝒂𝒔𝒖𝒓𝒆𝒅

Lượng dầu đo được tại các các nguồn i quy về điều kiện chuẩn
được xác định dựa trên các thông số sau:
Hàm lượng nước Wi trong sản phẩm;
Lưu lượng (thể tích) chất lỏng V, ở điều kiện vận hành;
Hệ số co ngót dầu Si của công trình i.
Như vậy, để giải quyết thành công bài toán phân chia sản
phẩm dầu khí các mỏ kết nối chúng ta cần phải xác định chính xác
số lượng sản phẩm tại điểm B (trên tàu chứa dầu FSO) và số lượng,
175
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

tính chất sản phẩm của từng nguồn được vận chuyển tới điểm B.
Để đưa về cùng một mặt bằng và thực hiện tính toán phân chia
ngược, các thông số tính chất dầu khí ở các điều kiện vận hành
khác nhau cần phải quy về cùng một điều kiện (thường là điều
kiện chuẩn).
Xác định lượng dầu tại tàu chứa dầu (FSO)
Tàu chứa dầu FSO là điểm cuối cùng nhận dầu từ các nguồn
i. Vì vậy, để thực hiện phân chia dầu cho các mỏ kết nối, cần phải
tiến hành xác định chính xác lượng dầu có trên FSO. Lượng dầu
hàng ngày nhận được trên FSO sẽ quy về thể tích ở điều kiện
chuẩn QFSOs (trên cơ sở kết quả thống kê hàng ngày trên FSO).
Theo đó, lượng dầu thô thực tế mà FSO nhận được hàng ngày sẽ
được xác định theo công thức:
QFSO = Vd - Vd-1 + Vb
Trong đó:
• QFSO: lượng dầu thực tế FSO nhận được hàng ngày theo
thể tích chuẩn (Sm3);
• Vd: lượng dầu thô quy về thể tích chuẩn có trên FSO tại
ngày kiểm kê (Sm3);
• Vd-1: lượng dầu quy về thể tích chuẩn có trên tàu của ngày
trước đó tại cùng thời điểm kiểm kê (Sm3);
• Vb: lượng dầu quy về thể tích chuẩn, sử dụng làm nhiên
liệu cho nồi hơi trên FSO.
Lượng dầu thô có trên FSO là tổng lượng dầu có trong toàn
bộ các hầm chứa (các hầm công nghệ, hầm hàng và hầm
thải), được xác định:
𝐧
𝟏𝟓
𝐕𝐝 = ∑ 𝐕𝐧𝐞𝐭
𝐢=𝟏
Trong đó: Vnet15 - Lượng dầu (Sm3) trong bể No 1, 2, …, n (không
có tạp chất cơ học và nước tự do) theo thể tích chuẩn ở 15oC được
xác định theo công thức:

176
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Vnet15 = Vnetob *VCF


Trong đó:
- VCF là hệ số hiệu chỉnh thể tích (xem bảng 54A-ASTM D
1250-80);
-Vnetob: Thể tích của dầu thô trong bể trên FSO ở nhiệt độ
thực tế (không bao gồm nước và tạp chất cơ học - m3), được
xác định theo công thức:
Vnetob = Vgrossob * [1- 0,01*(BS&W)]
Trong đó:
• Vtotal: Tổng thể tích chất lỏng có trong bể (bao gồm cả nước
tự do dưới đáy bể) ở nhiệt độ thực tế, (m3);
• Vfw: Thể tích (ở nhiệt độ thực tế) của nước tự do dưới đáy
bể, (m3).
Trong quá trình xuất dầu cho khách hàng, bể được chỉ định
xuất bán phải được cách ly hoàn toàn với các bể khác. Lượng hàng
trong các bể xuất sẽ được xác định ngay trước và sau khi bơm
hàng để tính được lượng dầu sẽ xuất bán sang tàu nhận. Các bể
không tham gia xuất dầu sẽ được đo và tính toán bình thường để
xác định lượng dầu nhận được từ giàn và các mỏ kết nối. Trường
hợp xác định theo đơn vị khối lượng, thì lượng lượng dầu thô nhận
hằng ngày tại FSO sẽ được xác định:
𝐧
𝐐𝐦
𝐅𝐒𝐎𝐜 = ∑ (𝐐𝐯𝐬𝐭𝐚𝐧𝐤𝐢 . 𝛒𝐬𝐭𝐚𝐧𝐤𝐢 ) + 𝐌𝐛
𝐢=𝟏
Trong đó:
- QmS/FSOc: khối lượng dầu trên FSO hàng ngày;
-𝑸𝑣𝑠𝑡𝑎𝑛𝑘𝑖 : thể tích dầu các hầm trên FSO;
-𝑠𝑡𝑎𝑛𝑘𝑖 : khối lượng riêng của dầu tại các hầm;
-Mb: lượng dầu làm nhiên liệu cho nồi hơi (boiler).
Nguyên tắc xác định số lượng, tính chất sản phẩm của
từng nguồn được vận chuyển tới FSO (điểm B):
Để xác định số lượng sản phẩm của từng nguồn được vận
chuyển tới FSO (điểm B) thì trên đường vận chuyển của từng
177
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

nguồn cần lắp đặt bộ đo có độ không đảm bảo thấp (độ không đảm
bảo được thỏa thuận với các Bên liên quan, thông thường đối với
dầu là ±0.25%, đối với khí là ±1.0%). Ngoài ra, đối với công nghệ
đo cho tới nay thì kết quả đo sản phẩm chỉ có độ tin cậy cao khi
mà sản phẩm đó là đơn pha (chất lỏng đã được tách triệt để khí).
Các bộ đo đa pha chỉ có tính chất tham khảo và thường không
được sử dụng cho mục đích thương mại giữa các đối tác với nhau.
Do đó, các chuyên gia kỹ thuật của Vietsovpetro đã thảo luận
và thống nhất rằng, để đảm bảo tính chính xác trong đo đếm sản
phẩm của từng nguồn vận chuyển tới FSO thì các sản phẩm này
cần phải được tách khí tối đa trước khi qua các bộ đo phục vụ phân
chia sản phẩm.
Để xác định tính chất sản phẩm và hàm lượng nước trong sản
phẩm của từng nguồn được vận chuyển tới FSO cần thiết phải lấy
mẫu và thực hiện phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định
hàm lượng nước định kỳ cũng như phân tích các tính chất của sản
phẩm dầu tại các phòng thí nghiệm chuyên sâu ở trên bờ.
3.6.2. Nghiên cứu chuyên sâu xây dựng mô hình phân chia sản
phẩm mỏ kết nối Cá Ngừ Vàng với mỏ Bạch Hổ
Áp dụng các nguyên lý về phân chia sản phẩm ngược từ tàu
chưa dầu (FSO) cũng như các nguyên tắc đã thống nhất về đo đếm
sản phẩm tại FSO, đo đếm sản phẩm và xác định tính chất, hàm
lượng nước trong sản phẩm của từng nguồn vận chuyển tới FSO,
các chuyên gia kỹ thuật của Vietsovpetro và Công ty điều hành
khai dầu & khí có mỏ kết nối đã đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối
với bộ phận thiết kế xây dựng mỏ.
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về phương
pháp luận và cách phân chia sản phẩm khai thác ở mỏ Cá Ngừ
Vàng khi kết nối với mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro. Hình 3.57 là
sơ đồ nguyên tắc thu gom và vận chuyển sản phẩm khai thác mỏ
CNV đến mỏ kết nối Bạch Hổ.

178
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Hình 3.57 Sơ đồ nguyên tắc vận chuyển sản phẩm mỏ Cá Ngừ


Vàng đến mỏ Bạch Hổ
Theo đó, để đảm bảo tính chính xác trong phân chia sản
phẩm khai thác của CNV và mỏ Bạch Hổ trong trường hợp mỏ
CNV kết nối với giàn công nghệ trung tâm CTP-3 mỏ Bạch Hổ,
thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Sản phẩm dầu CNV và sản phẩm từ các nguồn vận chuyển
đến FSO (giàn CTP-2 và CTP-3) phải được tách khí triệt
để (đo đếm sản phẩm sau khi tách khí tại bình tách cấp 2);
• Sản phẩm của NV được xử lý theo một đường công nghệ
riêng, chỉ hòa trộn với dầu mỏ Bạch Hổ đến từ các giàn
BK khác trong trường hợp bắt buộc ;
• Trên mỗi nguồn dầu bơm đến FSO phải được trang bị bộ
đo sản phẩm và bộ lấy mẫu tự động với đặc tính kỹ thuật
được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Các mẫu dầu phải được lấy định kỳ và thực hiện phân tích tại
phòng thí nghiệm PVT để xác định thành phần, đặc tính (hệ số co
ngót, tỷ trọng, hệ số thể tích,…) đối với từng nguồn sản phẩm vận
chuyển tới FSO. Trong nhiều trường hợp cần bên thứ 3 thực hiện
nghiên cứu PVT chéo.
Theo những yêu cầu ở trên và thực tế ở mỏ, sơ đồ nguyên tắc
thu gom, vận chuyển và xử lý sản phẩm khai thác trên CNV và
dòng sản phẩm mỏ Bạch Hổ được thể hiện như Hình 3.58.
179
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 3.58 – Sơ đồ nguyên tắc thu gom và xử lý dòng sản


phẩm mỏ CNV
Nghiên cứu, xây dựng mô hình phân chia sản phẩm mỏ CNV
với mỏ Bạch Hổ
Trong quá trình thu gom, xử lý, vận chuyển và tàng trữ sản
phẩm dầu trên FSO thì điều kiện về nhiệt độ và áp suất của lưu
chất vận chuyển luôn thay đổi. Do đó, để có kết quả tính toán
chính xác, cần phải đưa về cùng một điều kiện, theo đó điều kiện
chuẩn được lựa chọn để tính toán và đưa về cùng một mặt bằng.
Ngoài ra, dầu xuất bán từ FSO được tính theo thể tích (tiêu
chuẩn quốc tế là bán theo thùng dầu), trong khi với cùng một lưu
chất thì thể tích sẽ thay đổi khi điều kiện nhiệt độ và áp suất thay
đổi (liên quan tới điều kiện tách khí khỏi dầu). Vì vậy, các chuyên
gia kỹ thuật của Vietsovpetro nhận định rằng khi tính toán thể tích
của sản phẩm dầu ở những điều kiện khác nhau thì cần phải tính
toán đến hệ số co ngót của dầu đối với từng nguồn vận chuyển sản
phẩm đến FSO. Đây là nguyên lý cơ bản trong quá trình xây dựng
mô hình phân chia sản phẩm các mỏ kết nối, vì các hệ số co ngót
của dầu có thể xác định được trong phòng thí nghiệm nghiên cứu
dầu vỉa/hoặc dầu bình tách (PVT), phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ
và đặc tính riêng của từng chất lỏng. Trong phòng thí nhiệm
nghiên cứu dầu vỉa, hệ số co ngót của dầu sau bơm được xác định

180
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

bằng cách kiểm tra tách bậc nhằm tính tỉ lệ thể tích dầu ở điều kiện
tiêu chuẩn so với thể tích dầu ở các điều kiện làm việc (áp suất và
nhiệt độ) của các bộ đo lưu lượng bơm đến FSO.

Hình 3.59. Sơ đồ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu trong trường


hợp dầu CNV được thu gom và xử lý theo 1 đường công nghệ
riêng trên giàn CTP-3.
Xác định tổng thể tích dầu được bơm từ giàn cố định (MSP)
hoặc giàn trung tâm (CTP) điều kiện tiêu chuẩn
Thể tích dầu khai thác hàng ngày của CNV, BH-CTP-3,
BH-CTP-2 quy về điều kiện chuẩn sau khi xử lý tại FSO được tính
toán dựa trên thể tích của dầu bơm đi FSO, được đo trên các giàn,
cũng như hàm lượng nước và hệ số co ngót:
QS/CNV = Vf/CNV*(1-0.01*WCNV) * SCNV
QS/BH-CPP3 = Vf/BH-CPP3*(1-0.01*WBH-CPP3)* SBH-CPP3
QS/BH-CPP2 = Vf/BH-CPP2*(1-0.01*WBH-CPP2)*SBH-CPP2
Trong đó:
• QS/CNV: lưu lượng theo thể tích của dầu CNV bơm từ
CTP-3 đi FSO quy về điều kiện chuẩn;
• QS/BH-CPP3: lưu lượng theo thể tích của dầu Bạch Hổ
bơm từ CTP-3 đi FSO quy về điều kiện chuẩn;
• QS/BH-CPP2: lưu lượng theo thể tích của dầu BH bơm từ
CTP-2 đi FSO quy về điều kiện chuẩn;

181
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Vf/CNV: lưu lượng theo thể tích của dầu CNV bơm từ
CTP-3 đi FSO theo điều kiện vận hành;
• Vf/BH-CPP3: lưu lượng theo thể tích của dầu BH bơm từ
CPP-3 đi FSO theo điều kiện vận hành;
• WCNV: hàm lượng nước của dầu CNV sau bơm xác
định tại phòng thí nghiệm trên CTP-3 (% thể tích);
• WBH-CPP3: hàm lượng nước của dầu BH sau bơm, xác
định tại phòng thí nghiệm trên CTP-3 (% thể tích);
• WBH-CPP2: hàm lượng nước của dầu sau bơm BH được
xác định tại phòng thí nghiệm trên CTP-2 (% thể tích);
• SCNV: hệ số co ngót của dầu CNV sau bơm, xác định
tại phòng thí nghiệm PVT;
• SBH-CTP3: hệ số co ngót của dầu Bạch Hổ sau bơm tại
CTP-3, xác định tại phòng thí nghiệm PVT;
• SBH-CTP2: hệ số co ngót của dầu Bạch Hổ sau bơm tại
CTP-2, xác định tại phòng thí nghiệm PVT.
Xác định tỷ trọng và hệ số co ngót của dầu trong phòng thí
nghiệm PVT
Xác định tỷ trọng và hệ số co ngót của dầu CNV bình tách:
Phương trình thực nghiệm xác định tỷ trọng và hệ số co ngót của
dầu CNV có các dạng sau:
𝒄 𝒆 𝑷𝑺𝒆𝒑 𝒉 𝑷𝑺𝒆𝒑 𝑷𝑺𝒆𝒑𝟐
𝑺(𝑷𝑺𝒆𝒑,𝑻𝑺𝒆𝒑) = 𝒂 + 𝒃 ∗ 𝑷𝑺𝒆𝒑 + + 𝒅 ∗ 𝑷𝑺𝒆𝒑𝟐 + 𝟐+𝒇∗ + 𝒈 ∗ 𝑷𝑺𝒆𝒑𝟑 + 𝟑 + 𝒊 ∗ 𝟐 + 𝒋 ∗
𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑

𝒄 𝒆 𝑷𝑺𝒆𝒑 𝒉 𝑷𝑺𝒆𝒑 𝑷𝑺𝒆𝒑𝟐


𝑫(𝑷𝑺𝒆𝒑,𝑻𝑺𝒆𝒑) = 𝒂 + 𝒃 ∗ 𝑷𝑺𝒆𝒑 + + 𝒅 ∗ 𝑷𝑺𝒆𝒑𝟐 + 𝟐+𝒇∗ + 𝒈 ∗ 𝑷𝑺𝒆𝒑𝟑 + 𝟑 + 𝒊 ∗ 𝟐 + 𝒋 ∗
𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑 𝑻𝑺𝒆𝒑

Trong đó:
• PSep, TSep: Áp suất, nhiệt độ của dầu CNV sau bình tách;
• a, b, c, d, e, g, i, j: là các hằng số, xác định bằng phương
pháp thực nghiệm nghiên cứu PVT các mẫu dầu CNV

182
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Xác định tỷ trọng và hệ số co ngót của dầu sau bơm mỏ


Bạch Hổ: Phương trình thực nghiện xác định tỷ trọng và hệ số co
ngót của dầu CNV có các dạng sau:
𝑫&𝑺(𝑷𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓,𝑻𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓,𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑,𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑) = 𝒂 ∗ 𝑷𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓 + 𝒃 ∗ 𝑻𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓 + 𝒄 ∗ 𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒅 ∗ 𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒅

• Tỷ trọng, hệ số co ngót của dầu Bạch Hổ, CTP-2 sau bơm:


𝑫&𝑺(𝑷𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓,𝑻𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓,𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑,𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑) = 𝒂 ∗ 𝑷𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓 + 𝒃 ∗ 𝑻𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓 + 𝒄 ∗ 𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒅 ∗ 𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒅

• Tỷ trọng và hệ số co ngót của dầu sau bơm CNV-CTP3:


𝑫&𝑺(𝑷𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓, 𝑻𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓, 𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑, 𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑 ) = 𝒂 ∗ 𝑷𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓 + 𝒃 ∗ 𝑻𝑩𝒖𝒇𝒇𝒆𝒓 + 𝒄 ∗ 𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒅 ∗ 𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒅

• Tỷ trọng và hệ số co ngót của hỗn hợp dầu sau bơm BH-


CTP3 và CNV-CTP3:

𝑺(𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑,𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑,𝑴𝒊𝒙 𝒓𝒂𝒕𝒊𝒐 ) = 𝒂 ∗ 𝑷𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒃 ∗ 𝑻𝑷𝒖𝒎𝒑 + 𝒄 ∗ 𝑴𝒊𝒙 𝒓𝒂𝒕𝒊𝒐 + 𝒅

Trong đó, a, b, c, d các hằng số thực nghiệm.


Xác định hệ số bất cân bằng KCNV trong trường hợp bình tách
CNV hoạt động
Do điều kiện vận hành ở bình tách CNV và bình tách bậc 2
cho dầu CNV khác nhau nên thực tế lượng dầu từ bình tách CNV
bơm đến FSO (QS/Sep_CNV) sẽ không cân bằng với lượng dầu CNV
bơm từ CTP-3 (QS/CNV), điều này có thể được thể hiện bởi hệ số
K(CNV)i. Hệ số này được xác định theo công thức sau:
K(CNV)i = QS/CNV / QS/sep_CNV
Lượng dầu từ bình tách CNV bơm đến FSO (QS/Sep_CNV)
quy về điều kiện chuẩn cũng được tính theo công thức:
QS/sep_CNV = Vf_sep/CNV * (1-0.01*Wsep_CNV) * Ssep_CNV

Trong đó:
• QS/Sep_CNV: lưu lượng dầu CNV theo thể tích từ bình tách
CNV bơm đến FSO;

183
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Vf_sep/CNV: lưu lượng dầu CNV theo thể tích sau bình tách
CNV trên giàn CTP-3;
• Wsep_CNV: hàm lượng nước của dầu sau bình tách CNV,
xác định tại phòng thí nghiệm trên CTP-3 (% thể tích);
• Ssep_CNV: hệ số co ngót của dầu sau bình tách CNV trên
giàn CTP-3, xác định tại phòng thí nghiệm PVT;
Hệ số K(CNV)i phụ thuộc vào điều kiện vận hành. KCNV được
xác định dựa trên thống kê (trung bình khối lượng) của bộ đo dầu
Coriolis và máy đo turbine CNV khi dầu CNV được xử lý trong
dây truyền xử lý dầu CNV trên CTP-3.
Trường hợp trộn dầu CNV và Bạch Hổ theo 1 đường công
nghệ trên CTP-3:
Trong trường hợp bắt buộc phải trộn lẫn dòng dầu CNV và
dòng dầu Bạch Hổ theo 1 đường dẫn trên CTP-3, thì thể tích dầu
sau bơm CNV trong đường trộn lẫn có thể được tính toán bằng
cách áp dụng hệ số KCNV. Hệ số này được thống kê từ K(CNV)i,
thông thường KCNV sẽ được lấy trung bình từ các giá trị K(CNV)i.
Lưu lượng dầu CNV theo thể tích trong hỗn hợp dầu CNV và
Bạch Hổ bơm từ giàn CTP-3 đi FSO (Vf_mix/CNV) được tính theo
công thức sau:
Vf_mix/CNV SCNV=KCNV*Vf_sep/CNV*(1-0.01*Wsep_CNV) * Ssep_CNV
Vf_mix/CNV KCNV*Vf_sep/CNV*(1-0.01*Wsep_CNV)*(Ssep_CNV/SCNV)
Trong trường hợp trộn lẫn dầu CNV và một phần dầu Bạch
Hổ trên CTP-3 theo 1 đường công nghệ, hỗn hợp thể tích dầu sau
bơm từ giàn CTP-3 đi FSO bằng tổng lượng dầu sau bơm của dầu
CNV và dầu Bạch Hổ theo đường công nghệ thực hiện trộn lẫn.
Do đó, thể tích dầu Bạch Hổ trong hỗn hợp này (Vf_mix/BH) được
tính theo công thức:
Vf_mix/BH = Vf_mix * (1-0.01*W_mix) - Vf_mix/CNV
Dựa trên giá trị Vf_mix/CNV và Vf_mix/BH, phần trăm khối lượng
của dầu Bạch Hổ trong hỗn hợp sẽ được xác định bằng cách sử

184
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

dụng tỷ trọng riêng tại điều kiện sau bơm của đường xử lý dầu
CNV. Tổng lượng hỗn hợp dầu ở đường công nghệ trộn lẫn được
tính theo công thức sau:
QS/mix = Vf_mix * (1-0.01*W_mix) * Smi
Trong đó:
• QS/mix: lưu lượng hỗn hợp dầu CNV và Bạch Hổ theo thể
tích quy về điều kiện chuẩn từ CTP-3 bơm đi FSO trong
trường hợp trộn;
• Vf_mix: lưu lượng hỗn hợp dầu CNV và Bạch Hổ theo thể
tích sau bơm từ giàn trung tâm CTP-3 đi FSO;
• Wmix: hàm lượng nước của hỗn hợp dầu CNV và Bạch Hổ,
được xác định tại phòng thí nghiệm trên CTP-3 (% thể
tích);
• Smix: hệ số co ngót của hỗn hợp dầu CNV và Bạch Hổ sau
bơm từ CTP-3 đi FSO, xác định tại phòng thí nghiệm;

Hình 3.60 Sơ đồ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu trong trường


hợp trộn dầu CNV và Bạch Hổ theo 1 đường công nghệ trên
giàn CTP-3
Theo đó, thể tích dầu CNV và dầu Bạch Hổ ở đường công
nghệ trộn lẫn sau bơm từ CTP-3 đi FSO sẽ được tính theo công
thức sau:
QS/mix_CNV = Vf_mix/CNV * SCNV * Kadj
QS/mix_BH = Vf_mix/BH *Smix/BH * Kadj

185
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Khi đó, hệ số điều chỉnh Kadj có thể được tính theo công thức:
Kadj = [QS/mix /( Vf_mix/CNV * SCNV + Vf_mix/BH *Smix/BH)]
Trong trường hợp, hệ số K(BH)i (tỉ số giữ thể tích dầu Bạch Hổ
sau bơm quy về điều kiện chuẩn và tổng thể tích dầu Bạch Hổ từ
các giàn đầu giếng BK đi CTP-3 quy về điều kiện chuẩn) có thể
xác định theo thống kê. Tương tự như Vf_mix/BH; Vf_mix/CNV sẽ được
tính theo tỉ lệ với Vf_mix.
Thể tích dầu Bạch Hổ quy về điều kiện chuẩn trong đường
công nghệ riêng được tính toán theo công thức với hệ số co ngót
trong điều kiện làm việc của nó.
Phân chia các nguồn dầu ngược từ FSO
Tổng thể tích dầu mỏ CNV và dầu mỏ Bạch Hổ quy về điều
kiện chuẩn đến FSO sẽ tính theo công thức:
QS/Total = (QS/CNV + QS/BH-CPP3 + QS/BH-CPP2)

Hình 3.61. Sơ đồ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu CNV và Bạch


Hổ đến FSO.
Do kết quả đo đếm, phân tích mẫu có những sai số nhất định
nên thực tế QS/Total vẫn có sự khác biệt so với giá trị thực của lượng
dầu FSO được kiểm kê hàng ngày (QS/FSO). Vì vậy, để chia sẻ rủi
ro cho các Bên, các chuyên gia kỹ thuật của Vietsovpetro đã đề
xuất áp dụng hệ số bất cân bằng (Kimbalance) cho việc phân chia
ngược lại cho cả thể tích dầu CNV và Bạch Hổ. Hệ số này được
xác định theo công thức:

186
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

Kimbalance = QS/FSO / QS/Total


Cuối cùng, thể tích dầu được phân chia của dầu CNV và Bạch
Hổ được quy về điều kiện chuẩn tính theo công thức sau:
VCNVAllocated = QS/CNV * Kimbalance
VBHAllocated = QS/BH * Kimbalance
Trên cơ sở phương pháp luận và các công thức tính toán như
trên, các chuyên gia của Vietsovpetro đã xây dựng mô hình phân
chia sản phẩm trên nền tảng phần mềm Excel của Microsoft
Office, tiến hành chạy thử nhiều lần và kết quả tính toán theo mô
hình phân chia sản phẩm đã được các Bên liên quan chấp nhận,
đồng ý phê duyệt và áp dụng chính thức. Mô hình phân chia sản
phẩm cho phép đưa ra được các báo cáo hàng ngày về sản lượng
khai thác của các mỏ.
3.6.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình
phân chia sản phẩm các mỏ kết nối
Việc xây dựng thành công Quy trình và mô hình phân chia
sản phẩm khai thác giữa mỏ Bạch Hổ và mỏ CNV có ý nghĩa vô
cùng to lớn, mở ra triển vọng tiếp tục phát triển các mỏ dầu khí
nhỏ, mỏ cận biên theo định hướng kết nối với cơ sở hạ tầng sẵn
có của các mỏ dầu khí đang vận hành khai thác tại thềm lục địa
Việt Nam. Chính nhờ thành công từ mô hình kết nối mỏ Cá Ngừ
Vàng mà sau này có rất nhiều các mỏ kết nối đã xuất hiện như mỏ
hợp nhất Nam Rồng-Đồi Mồi, mỏ Cá Tầm, mỏ Kình Ngư Trắng-
Kình Trắng Nam kết nối với mỏ Bạch Hổ. Trên cơ sở nền tảng
phương pháp luận xây dựng Quy trình và mô hình phân chia sản
phẩm mỏ CNV, các chuyên gia Vietsovpetro tiếp tục hoàn thiện
và xây dựng thành công Quy trình và mô hình phân chia sản phẩm
đối với mỏ hợp nhất Nam Rồng-Đồi Mồi (thỏa thuận với Công ty
VRJ) và mỏ Cá Tầm (thỏa thuận với Công ty liên danh BITEXCO
và Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí PVEP), mỏ Kình
Ngư Trắng-Kình Trắng Nam (thỏa thuận với Công ty Cổ phần

187
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Zarubezhneft – LB Nga và Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu


khí PVEP).
Việc phân chia sản phẩm mỏ kết nối CNV với mỏ Bạch Hổ
được áp dụng từ năm 2008, mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi từ năm
2009, mỏ Cá Tầm từ 2019 đến nay mà không có tranh chấp giữa
các bên liên quan là cơ sở biện chứng cho tính đúng đắn của mô
hình phân chia sản phẩm được các chuyên gia của Vietsovpetro
nghiên cứu xây dựng. Kết quả nghiên cứu xây dựng Quy trình và
mô hình phân chia sản phẩm các mỏ kết nối có nhiều giá trị cao
về khoa học và công nghệ, trong đó:
• Vận dụng linh hoạt lý thuyết khoa học cơ bản về toán học,
vật lý, hóa học, v, v…bao gồm các nghiên cứu về tính chất
chất lưu trong các điều kiện nhiệt độ, áp suất khác nhau; vận
dụng lý thuyết và thực tiễn trong đo lường sản phẩm để đảm
bảo độ chính xác của kết quả đo lường theo yêu cầu.
• Xây dựng được các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình lập mô
hình phân chia sản phẩm các mỏ kết nối theo phương pháp
phân chia ngược, nghĩa là bắt đầu từ điểm cuối (xuất bán cho
khách hàng), nghĩa là điểm xác định sản lượng sản phẩm cần
phải phân chia;
• Lần đầu đã đánh giá và tính toán được mức độ ảnh hưởng
của hệ số co ngót của dầu đến kết quả phân chia sản phẩm
khi hòa trộn các nguồn sản phẩm khác nhau trước khi xuất
bán cho khách hàng. Kết qảu này, có thể làm tiền để để thực
hiện hòa trộ nhiều loại dầu từ các mỏ kết nối đến trung tâm
xử lý và tàng chứa
• Đưa ra và áp dụng biện chứng các hệ số điều chỉnh trong quá
trình tính toán để giảm tối đa các rủi ro sai số trong thực tiễn
đo lường, phân tích mẫu với mục đích phân chia sản phẩm
công bằng nhất cho các bên liên quan, trong đó:

188
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật công nghệ để phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên

✓ Hệ số điều chỉnh Kadj để chia sẻ rủi ro trong quá trình


xác định lượng dầu của từng nguồn khi trộn lẫn dầu
từ các nguồn khác nhau ;
✓ Hệ số bất cân bằng Kimbalance cho việc phân chia ngược
sản phẩm khai thác do thực tế vẫn có sự khác biệt giữa
lượng dầu bơm đi từ các giàn so với giá trị thực của
lượng dầu FSO được kiểm kê hàng ngày.
• Các kết quả nghiên cứu trình bày ở các nội dung này, đã bổ
sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm các phương pháp
tính toán và mô hình phân chia sản phẩm các mỏ kết nối ở
Việt Nam, trong khu vực;
Giải pháp phân chia sản phẩm này, có thể áp dụng cho tất cả
các mỏ dầu khí hiện đang kết nối tại thềm lục địa Việt Nam của
tập đoàn dầu khí Việt Nam.

189
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

190
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

Chương 4
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ,
XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH MỎ ĐỂ
PHÁT TRIỂN CÁC TIỀM NĂNG DẦU
KHÍ NHỎ, CẬN BIÊN LÔ 09-1

4.1. Thực trạng phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên kết nối với
mỏ Bạch Hổ và Rồng
Từ năm 2008 đến cuối năm 2023, Vietsovpetro đã đưa 05
mỏ dầu có trữ lượng nhỏ và cận biên kinh tế nằm kế cận Lô 09-1
vào khai thác, bằng cách kết nối các mỏ này vào cơ sở hạ tầng
của mỏ Bạch Hổ và Rồng, như trong Hình 4.1.

Hình 4.1. Sơ đồ nguyên tắc phát triển Lô 09-1 kết nối với các mỏ
dầu khí nhỏ và cận biên
191
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Các mỏ dầu nhỏ, cận biên kết nối này đã và đang vận hành rất
hiệu quả, như:
• Mỏ Cá Ngừ Vàng (CNV) thuộc Lô 09-2 do Công ty Hoàn
Vũ JOC khai thác, nằm cách giàn CTP-3 mỏ Bạch Hổ Lô
09-1 của Vietsovpetro khoảng 25 km. Đây là mỏ có trữ
lượng nhỏ; xét về khía cạnh kinh tế có rất nhiều khó khăn
nếu triển khai vận hành mỏ này bằng mô hình phát triển
độc lập. Năm 2008, mỏ CNV đã được đưa vào khai thác
bằng giải pháp kết nối với mỏ Bạch Hổ để sử dụng công
xuất xử lý dầu & khí của mỏ này;
• Mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi nằm ở khu vực ranh giới Lô 09-
1 và Lô 09-3, cách trung tâm mỏ Rồng của Vietsovpetro
khoảng 20 km, thuộc diện tích điều hành của Vietsovpetro
và Công ty Dầu khí Việt - Nga - Nhật (VRJ). Kết quả thăm
dò - thẩm lượng hai mỏ này đã khẳng định tiềm năng dầu
khí trong đá móng và đá trầm tích lục nguyên Oligocen và
Miocen dưới, nhưng với trữ lượng nhỏ. Năm 2009, mỏ
Nam Rồng - Đồi Mồi được hợp nhất và đưa vào khai thác
bằng cách kết nối với mỏ Rồng bởi đường ống nối từ giàn
nhẹ RC-DM -> RC-4 -> RC-5 -> RP-1 mỏ Rồng với tổng
chiều dài 17 km;
• Mỏ Gấu Trắng là mỏ cận biên ở Lô 09-1, nằm cách mỏ
Bạch Hổ khoảng 8 km về phía nam và cách mỏ Rồng 9 km
về phía đông. Các thân dầu của mỏ nằm trong đá cát kết
Miocen dưới và Oligocen trên, có trữ lượng khá nhỏ. Năm
2012, mỏ này đã được đưa vào khai thác bằng giải pháp kết
nối với mỏ Bạch Hổ bởi đường ống dài 14 km từ giàn nhẹ
GTC-1 -> BK-14 đến CTP-3 mỏ Bạch Hổ;
• Mỏ Thỏ Trắng là mỏ nhỏ trong Lô 09-1, nằm cách giàn
MSP-6 mỏ Bạch Hổ khoảng 8 km. Kết quả thử vỉa các
giếng khoan thăm dò - thẩm lượng đã phát hiện ra các dòng
dầu khí công nghiệp trong lát cắt trầm tích Miocen dưới và
192
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

Oligocen trên với trữ lượng nhỏ. Năm 2013, mỏ được đưa
vào khai thác bằng việc kết nối với mỏ Bạch Hổ qua đường
ống từ giàn nhẹ mỏ Thỏ Trắng ThTC-1 –> MSP-6 mỏ Bạch
Hổ;
• Mỏ Cá Tầm thuộc Lô 09-3/12, nằm ở phía đông mỏ Bạch
Hổ và mỏ Rồng, cách công trình biển gần nhất BK-14 của
mỏ Bạch Hổ khoảng 15 km về phía đông nam. Mỏ được
phát hiện bởi giếng khoan CT-2X vào năm 2014 với dòng
dầu công nghiệp trong lát cắt trầm tích Oligocen D. Mỏ có
trữ lượng thuộc loại trung bình. Sau khi xem xét các
phương án tận dụndg công suất dư thừa của các trạm xử lý
tại các mỏ Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro và khía cạnh
kinh tế, mỏ này đã được đề xuất kết nối với mỏ Rồng bằng
việc xây dựng đường ống từ giàn nhẹ Cá Tầm 1 (CTC-1)
đến RP-2 mỏ Rồng, dài 17,5 km. Năm 2019, mỏ đã được
đưa vào khai thác cho đến nay;
• Năm 2024, Vietsovpetro dự kiến sẽ đưa mỏ Kình Ngư
Trắng (KNT) và Kình Ngư Trắng Nam (KTN) thuộc Lô
09-2/09 vào phát triển. Các mỏ này dự kiến sẽ được kết nối
với mỏ Bạch Hổ Lô 09-1 bằng tuyến đường ống từ KNT
đến giàn cố định MSP-10, dài khoảng 35 - 39 km;
Trong tương lai gần, khi sản lượng khai thác dầu khí của cụm
các mỏ TGT của Công ty Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC và HST,
HSD của Công ty Thăng Long JOC suy giảm. Hiệu quả phát
triển độc lập của các mỏ này sẽ không còn duy trì. Khi đó, có thể
xem xét khả năng kết nối cụm các mỏ dầu khí này với mỏ Bạch
Hổ, bằng cách xây dựng các tuyến đường ống kết nối từ giàn
TGT-H1 đến giàn MSP-6 dài khoảng 20 km. Khi đó, sản phẩm
khai thác của cụm các mỏ TGT, HST & HSD sẽ được vận
chuyển đến mỏ Bạch Hổ và được xử lý chung cùng sản phẩm
khai thác của mỏ này và các mỏ lân cận kết nối khác. Bên cạnh
đó, trong những năm tiếp theo, khi hoàn thành công tác thăm dò
193
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

- thẩm lượng và đánh giá chi tiết tiềm năng dầu khí ở các phát
hiện mới trong số các cấu tạo triển vọng ở Lô 16-1/15 và Lô 17,
v.v…, Vietsovpetro sẽ đưa vào phát triển các phát hiện mới này
bằng giải pháp kết nối với các mỏ Bạch Hổ và Rồng ở Lô 09-1
4.2. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế
xây dựng và vận hành mỏ để phát triển các tiềm năng dầu khí
nhỏ, cận biên kế cận Lô 09-1
Vấn đề tận dụng công suất xử lý chất lỏng còn dư trên các
công trình biển ở mỏ Bạch Hổ & Rồng tại Lô 09-1 sau khi sản
lượng khai thác dầu & khí ở các mỏ này suy giảm đã và đang yêu
cầu Vietsovpetro tiếp tục nghiên cứu, tìm hướng xử lý. Chẳng hạn
như, đưa các phát hiện dầu khí mới, có trữ lượng nhỏ, tiềm năng
và lân cận vào phát triển, bằng cách kết nối với các mỏ hiện hữu
tại Lô 09-1. Hay như, nghiên cứu khả năng kết nối các mỏ bên
cạnh hiện đang vận hành, nhưng hiệu quả kinh tế kém và suy giảm
nhanh (do sản lượng hàng năm giảm, trong khi chi phí duy trì và
bảo dưỡng hệ thống thiết bị ở mỏ quá cao). Đồng thời tập trung
nghiên cứu, phát triển các giải pháp kỹ thuật - công nghệ về thiết
kế, xây dựng, khai thác và vận hành mỏ phù hợp để có thể kết nối
với những mỏ dầu khí ở các khu vực lân cận và xa hơn.
Việc nghiên cứu tăng cường và mở rộng khả năng kết nối
các mỏ dầu & khí lân cận mỏ Bạch Hổ và Rồng, hạn chế về trữ
lượng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đưa vào khai thác đã và
đang mở ra triển vọng phát triển cho các mỏ dầu & khí nhỏ, cận
biên nằm kế cận Lô 09-1. Hiện nay, bên cạnh các mỏ dầu Bạch
Hổ và Rồng của Vietsovpetro đã phát hiện nhiều lô, cụm cấu tạo
mới có trữ lượng nhỏ, thậm chí rất nhỏ, cận biên về kinh tế, nhưng
có thể đưa vào khai thác thương mại, bằng giải pháp kết nối với
mỏ Bạch Hổ hoặc Rồng, tiết giảm chi phí phát triển mỏ mới, tận
thu được tài nguyên lòng đất như:
• Mỏ dầu Kình Ngư Trắng và Kình Ngư Trắng Nam nằm
tại Lô 09-2/09, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 136 km về
194
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

phía đông - đông nam, độ sâu mực nước trung bình khoảng
50 - 70m. Tại lô này đã có hai phát hiện Kình Ngư Trắng
(KNT) và Kình Ngư Trắng Nam (KTN), đồng thời xác định
được hai cấu tạo triển vọng khác là Kình Ngư Đen (KND),
Cá Ông Đôi (COD). Mỏ dầu KNT theo quy mô trữ lượng
thuộc loại mỏ trung bình, nếu được phát triển độc lập sẽ khó
khăn do hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, hiệu quả hơn cả là
phát triển mỏ này theo giải pháp kết nối mỏ. Theo số liệu đo
đạc, mỏ KNT nằm cách giàn cố định MSP-10 mỏ Bạch Hổ
của Vietsovpetro khoảng 39 km về phía đông bắc. Những
năm gần đây, Vietsovpetro đã nghiên cứu và đang xem xét
đề xuất đưa mỏ này vào phát triển bằng cách kết nối với mỏ
Bạch Hổ với các tuyến đường ống ngầm nối từ CCP KNT
(xây dựng tại Kình Ngư Trắng) đến MSP-10. Đến nay,
Vietsovpetro và các nhà thầu dự kiến, mỏ KNT sẽ được đưa
vào phát triển trong những năm 2024 - 2025;
• Cụm cấu tạo triển vọng Lô 16-1/15 nằm ở phía Tây Trung
tâm bể Cửu Long, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 70 km về
phía đông nam, độ sâu mực nước biển trung bình khoảng 50
m. Lô 16-1/15 gần với cụm các mỏ dầu & khí TGT và HST-
HSD của Công ty Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC và Thăng
Long JOC. Tại Lô 16-1/15 đã khoanh định được 11 cụm cấu
tạo triển vọng, bao gồm: Ba Vì - Ngựa Ô, Voi Trắng. Voi
Vàng, Cọp Vàng, Sói Vàng, Sói Xám, Sói Đỏ, Tê Giác
Vàng, Tê Giác Hồng, Tê Giác Đen và Voi Xám, ... trong đó
đã có các phát hiện dầu khí: Voi Trắng, Ba Vì - Ngựa Ô, Voi
Vàng và Sói Vàng. Dựa trên kết quả đánh giá phân bố trữ
lượng và diện tích thân dầu của các cấu tạo triển vọng Lô
16-1/15, có thể xem xét khả năng khai thác đồng thời Miocen
dưới, Oligocen C và Oligocen D. Phát hiện Sói Vàng do
Vietsovpetro thực hiện năm 2020, nằm cách giàn nhẹ ThTC-
2 mỏ Thỏ Trắng 13 km và cách MSP-1 mỏ Bạch Hổ khoảng

195
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

14 - 15 km. Dầu ở đây có tính chất tương tự dầu mỏ TGT,


có khả năng vận chuyển đi xa được bằng cách sử dụng một
trong các giải pháp thu gom, xử lý và vận chuyển dầu mỏ
kết nối, như đã trình bày ở Chương 3 trên đây. Vì vậy, phát
hiện Sói Vàng đang được dự kiến phát triển bằng cách xây
dựng các đường ống kết nối với giàn cố định MSP-1 ở mỏ
Bạch Hổ. Theo phương án này, sản phẩm khai thác ở SV sẽ
được vận chuyển đến MSP-1 và tách khí cùng sản phẩm của
MSP-1, sau đó bơm đến các Giàn xử lý Trung tâm CTP của
mỏ Bạch Hổ và đến FSO;
• Các cấu tạo triển vọng Lô 17
Lô 17 là một lô mở tiềm năng để thăm dò và phát triển với
hai khu vực triển vọng dầu khí phân bố kề cận với mỏ Rồng
của Vietsovpetro, trong đó:
✓ Khu vực Móng cách giàn nhẹ RC-6 mỏ Rồng
khoảng 17 km;
✓ Khu vực Quạt ngầm cách khu vực Móng khoảng 19
km và cách RC-6 mỏ Rồng khoảng 28 km.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đưa Lô 17 vào
thăm dò và phát triển bằng cách kết nối với mỏ Rồng;
• Cụm mỏ Hải Sư Trắng & Hải Sư Đen và Tê Giác Trắng
✓ Mỏ Hải Sư Trắng (HST) và Hải Sư Đen (HSD) là hai mỏ
dầu có trữ lượng nhỏ, nằm trong Lô 15-2/01 do Công ty
Thăng Long JOC vận hành và đã được phát triển bằng cách
kết nối với mỏ TGT của HL-HV JOC.
✓ Mỏ Tê Giác Trắng (TGT) nằm ở phần Nam Lô 16-1,
cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 100 km về phía đông
nam. Cho đến thời điểm hiện nay, tại khu vực mỏ TGT
đã thẩm lượng được 5 khu vực trầm tích chứa dầu & khí
và đã xây dựng được 03 giàn đầu giếng H1, H4 và H5.
Mỏ đã được đưa vào khai thác tấn dầu đầu tiên ngày

196
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

22.08.2021 từ giàn TGT-H1 và sau đó lần lượt từ giàn


TGT-H4 và TGT-H5.
Mỏ TGT, HST và HSD nằm kế cận mỏ Bạch Hổ Lô 09-1
của Vietsovpetro, đang được các Công ty Hoàng Long - Hoàn
Vũ JOC và Thăng Long JOC vận hành. Trong đó, giàn đầu
giếng H1 của mỏ TGT cách giàn nhẹ Thỏ Trắng số 1 (ThTC-
1) khoảng 10 km và giàn MSP-6 khoảng 18 - 20 km. Giống
như các mỏ hiện hành của Vietsovpetro, cụm các mỏ TGT-
HST-HSD cũng sẽ có xu hướng sản lượng khai thác giảm
mạnh. Việc duy trì vận hành độc lập cụm các mỏ này sẽ khó
khăn về khía cạnh kinh tế do việc duy trì bảo dưỡng các giàn
đầu giếng và đặc biệt là tổ hợp xử lý dầu FSO Armada (hiện
đang thuê) sẽ không hiệu quả. Vì vậy, khả năng kết nối cụm
mỏ này với mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro cần được xem xét
và nghiên cứu chi tiết để thực hiện.
Kết quả nghiên cứu & báo cáo tài nguyên, trữ lượng cho
thấy, hầu hết các lô/cụm, cấu tạo triển vọng dầu khí kể trên
đều có trữ lượng ở mức nhỏ hoặc rất nhỏ. Như đã đề cập tại
các công trình khoa học trước đây [], việc phát triển độc lập
các mỏ/phát hiện này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, xét về hiệu
quả kinh tế cũng như kỹ thuật & cơ sở hạ tầng. Cho nên, vấn
đề xem xét kết nối các mỏ/khu vực triển vọng nói trên với các
mỏ hiện hữu tại Lô 09-1 của Vietsovpetro sẽ cho phép mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho các dự án. Sau đây sẽ trình bày
triển vọng đưa các tiềm năng dầu khí mới phát hiện vào khai
thác và đề xuất các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và
vận hành mỏ để có thể đưa chúng vào phát triển, bằng cách
kết nối với các mỏ Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro.

197
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Hình 4.2 là sơ đồ tổng thể dự kiến sẽ vận hành các mỏ dầu khí
hiện hành và phát triển ở các khu vực mới lân cận Lô 09-1 bằng
giải pháp kết nối với mỏ Bạch Hổ và Rồng của Vietsovpetro.

Hình 4.2. Sơ đồ tổng thể các mỏ đã kết nối hiện hành và các mỏ
triển vọng dự kiến kết nối với các mỏ ở Lô 09-1
4.2.1. Phát triển và khai thác mỏ Kình Ngư Trắng (KNT) bằng
cách kết nối với mỏ Bạch Hổ
Mỏ KNT thuộc Lô 09-2/9, nằm kế cận mỏ Bạch Hổ: cách BK-
15 khoảng 34 km và cách MSP-10 khoảng 39 km. Để phát triển

198
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

mỏ KNT, dự kiến sẽ xây dựng 01 giàn trung tâm thu nhỏ CPP
KNT tại Kình Ngư Trắng và một giàn nhẹ (BK) WHP KTN ở
Kình Ngư Trắng Nam cùng tuyến đường ống kết nối từ KNT đến
MSP-10 khoảng 39 km. Hình 4.3 là biểu đồ dự kiến sản lượng chất
lỏng khai thác ở mỏ KNT.

Hình 4.3. Sản lượng khai thác dự kiến của mỏ Kình Ngư Trắng
Lô 09-2/09
Theo kết quả phân tích tính chất lý hóa của các giếng thăm dò
KNT, dầu ở đây là dầu nhiều paraffin có độ nhớt, nhiệt độ đông
đặc cao và được đặc trưng bởi một số tính chất sau:
- Độ nhớt ở 50 оС: 5,6 - 47,3 mm2/s;
- Hàm lượng paraffin ở mức: 22,1 - 25,8 % KL;
- Tổng hàm lượng nhựa và asphalten: 1,4 - 11,07 % KL;
- Nhiệt độ đông đặc: 30 - 39 оС.
Hàm lượng paraffin lớn, nhựa và asphalten khá cao sẽ là
nguyên nhân thể hiện tính lưu biến phức tạp của dầu này. Tại nhiệt
độ gần với nhiệt độ đông đặc, trong dầu sẽ hình thành mạnh mẽ
lắng đọng paraffin & asphatent trong ống khai thác và trên bề mặt
các đường ống vận chuyển. Điều này sẽ hạn chế khả năng vận
199
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

chuyển sản phẩm khai thác bằng đường ống đi xa, như: gia tăng mất
mát thủy lực và gây tắc nghẽn đường ống do lắng đọng paraffin. Vì
vậy, Vietsovpetro đã xem xét đề xuất xây dựng Giàn CPP KNT để
thực hiện xử lý sơ bộ tách khí ngay tại mỏ KNT, và vận chuyển
bằng máy bơm. Như vậy, từ KNT đến mỏ Bạch Hổ sẽ xây dựng 01
đường ống vận chuyển dầu đã tách khí và 01 đường ống vận chuyển
khí tách ra. Bên cạnh đó, trên Giàn CPP KNT sẽ còn thực hiện xử
lý sản phẩm bằng hóa chất PPD ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh
paraffin. Nghĩa là sẽ dự kiến lắp đặt trên giàn trung tâm thu nhỏ
CPP KNT bộ thiết bị gia nhiệt cho dầu đến nhiệt độ khoảng 80 oC
và xử lý dầu bằng hóa phẩm PPD.
Như vậy, phương án thu gom sản phẩm mỏ KNT & KTN,
dự kiến sẽ như sau:
• Sản phẩm giếng từ KTN vận chuyển ở dạng hỗn hợp dầu &
khí đến Giàn CPP KNT;
• Trên CPP KNT sẽ tách khí của sản phẩm KNT và WHP KTN
và thực hiện gia nhiệt đến nhiệt độ không thấp hơn 80 oC để
xử lý hóa phẩm PPD.
Ngoài ra, trên Giàn trung tâm CPP KNT còn đề xuất lắp đặt hệ
thống phóng thoi định kỳ, làm sạch lắng đọng bên trong đường ống
vận chuyển dầu đã tách khí.
Công nghệ dự kiến thu gom và vận chuyển sản phẩm khai thác
của KNT & KTN
Sản phẩm khai thác trên BK WHP KTN được vận chuyển đến
CPP KNT ở dạng hỗn hợp dầu & khí, sau đó cùng sản phẩm của
KNT đến bình tách khí cấp 1 (NGS) trên Giàn trung tâm CPP KNT.
Sau khi ra khỏi bình tách NGS, chất lỏng được chuyển đến thiết bị
gia nhiệt để gia nhiệt cho dầu đến nhiệt độ không nhỏ hơn 80 oC và
được xử lý bằng hóa phẩm PPD. Dầu đã tách khí được vận chuyển
đến MSP-10, qua tuyến ống CPP KNT-> MSP-10.
Trên MSP-10, dầu đến từ KTN sẽ được tiếp tục xử lý cùng với
sản phẩm của MSP-10 và BK-15 của mỏ Bạch Hổ. Sản phẩm tách
200
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

khí được bơm đến Giàn công nghệ trung tâm CTP-2/hoặc CTP-3
để xử lý tách nước cùng các sản phẩm đến từ các khu vực khác của
mỏ Bạch Hổ đến dầu thương phẩm, sau đó vận chuyển đến FSO.
Hình 4.4 là sơ đồ nguyên tắc dự kiến thu gom, xử lý và vận chuyển
sản phẩm khai thác ở mỏ Kình Ngư Trắng và Kình Ngư Trắng Nam.

Hình 4.4. Sơ đồ dự kiến nguyên tắc thu gom, xử lý và vận chuyển


sản phẩm mỏ KNT & KTN Lô 09-2/09
Do sản lượng dầu và khí khai thác ở Kình Ngư Trắng không
cao, vận tốc dòng chất lưu trong đường ống kết nối mỏ sẽ thấp và
như vậy, vấn đề lắng đọng paraffin-asphantel bên trong ống là
không tránh khỏi. Để tẩy rửa lớp lắng đọng này, tăng khả năng lưu
thông của đường ống, cần xem xét và nghiên cứu chi tiết vấn đề
phóng thoi định kỳ làm sạch đường ống vận chuyển dầu của mỏ kết
nối này.
Khí tách ra đi qua trạm tăng áp trên CPP KNT và dự kiến vận
sẽ chuyển đến MSP-9/MSP-11, sau đó đến Giàn nén khí Trung tâm
mỏ Bạch Hổ. Như vậy, trên giàn CPP KNT cần lắp đặt máy tăng áp
và xây dựng tuyến đường ống dẫn khí từ CPP KNT đến MSP-11
với khoảng cách 36 km.
Thiết kế & xây dựng giàn CPP KNT và WHP KTN

201
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

• Giàn CPP KNT


Giàn công nghệ thu nhỏ CPP KNT là một kết cấu bằng kim
loại, bao gồm chân đế và khối thượng tầng, được cố định với đáy
biển bằng các móng cọc. Trên khối thượng tầng được trang bị mô-
đun nhà ở, cung cấp nơi lưu trú cho nhân sự vận hành mỏ. Ngoài
các hệ thống công nghệ và phụ trợ, trên giàn công nghệ này còn
trang bị sân bay trực thăng, bến cập tàu và cần cẩu để thực hiện
công việc vận chuyển nhân sự, vật tư thiết bị và bốc dỡ hàng hóa.
Mô hình giàn CPP KNT dự kiến sẽ xây dựng tại Lô 09-2/9 thể
hiện ở Hình 4.5.

Hình 4.5. Mô hình 3D dự kiến Giàn trung tâm CPP KNT


Các thông số kỹ thuật chính của giàn CPP KNT dự kiến:
✓ Cụm nhà ở, khoảng 37 người;
✓ Tuổi thọ của công trình, 25 năm;
✓ Độ sâu mực nước biển, 65 m;
✓ Số lượng lỗ giếng khoan giếng (01 dự phòng): 12;
✓ Số lượng giếng khai thác dầu & khí: 11;
✓ Số lượng giếng ép vỉa: không có;
202
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

✓ Công suất thiết kế hệ thống khai thác của giàn CPP


KNT, khoảng 3250 m3/ngày (theo lỏng);
✓ Khí, triệu mét khối/ ngày: 1,2;
✓ Công suất phát điện: 9 MW;
✓ Công suất gia nhiệt: 5,7 MW;
✓ Khối lượng ước tính của chân đế, khoảng: 2300 tấn;
✓ Khối lượng ước tính của khối thượng tầng, 4100 tấn;
✓ Hệ thống công nghệ và phụ trợ
Hệ thống công nghệ và phụ trợ trên CPP KNT bao gồm:
✓ Cụm phân dòng đầu vào của giàn CPP KNT;
✓ Cụm đo sản phẩm giếng của giàn CPP KNT;
✓ Bình tách 2 pha lỏng khí;
✓ Cụm máy nén khí cao áp và các hệ thống phụ trợ đi
kèm;
✓ Hệ thống làm mát khí;
✓ Cụm bơm dầu và bộ đo lưu lượng chất lỏng;
✓ Cụm thu nhiệt từ khí xả turbine và gia nhiệt dầu thô;
✓ Hệ thống đo và phân phối khí gaslift đến các giếng khai
thác;
✓ Hệ thống xử lý khí nhiên liệu;
✓ Hệ thống đuốc; Hệ thống xả kín; Hệ thống xả hở;
✓ Hệ thống hoá phẩm (bể chứa + bơm);
✓ Hệ thống cung cấp khí điều khiển, khí phụ trợ; hệ thống
sản xuất khí ni tơ;
✓ Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải;
✓ Hệ thống máy phát điện chạy bằng tua-bin khí, với cấu
hình, gồm máy phát chính và máy phát dự phòng;
✓ Hệ thống phát điện sự cố chạy bằng diesel;

203
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

✓ Hệ thống phân phối điện, phục vụ vận hành trên giàn


CPP KNT và truyền tải điện sang giàn WHP KTN;
✓ Hệ thống điều khiển tự động và an toàn khẩn cấp để
vận hành giàn CPP KNT và giàn WHP KTN từ xa;
✓ Hệ thống thông tin liên lạc kết nối mỏ KNT/KTN với
mỏ Bạch Hổ và về bờ;
✓ Thiết bị nhận thoi từ WHP KTN và thiết bị phóng thoi
đi MSP-10;
✓ Và các hệ thống phụ trợ khác.
• Giàn BK WHP KTN
Giàn WHP KTN dự kiến sẽ xây dựng tại mỏ Kình Ngư Trắng
Nam Lô 09-2/09, cách giàn CPP KNT khoảng 3,5 km, là giàn đầu
giếng không người vận hành, được điều khiển và giám sát từ giàn
trung tâm CPP KNT, có chức năng khai thác, thu gom tại mỏ Kình
Ngư Trắng Nam và vận chuyển đến giàn CPP KNT. Giàn WHP
KTN là một giàn có kết cấu bằng kim loại, bao gồm chân đế và
khối thượng tầng, được cố định với đáy biển bằng các móng cọc.
Giàn được trang bị cẩu, sàn cập tàu và sân bay trực thăng. Mô hình
giàn WHP KTN dự kiến sẽ xây dựng tại Lô 09-2/9 được thể hiện
như Hình 4.6.

Hình 4.6. Mô hình 3D dự kiến giàn nhẹ BK WHP KTN


204
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

Các thông số kỹ thuật của giàn WHP KTN dự kiến như sau:
✓ Tuổi thọ công trình, 25 năm;
✓ Độ sâu mực nước biển, 66 m;
✓ Số lượng lỗ giếng khoan giếng (01 dự phòng): 12;
✓ Số lượng giếng khai thác dầu: 11;
✓ Số lượng giếng ép vỉa: 0;
✓ Công suất thiết kế hệ thống khai thác của KTN, 2000
m3/ngày (theo lỏng);
✓ Khí, triệu mét khối/ ngày: 0,6;
✓ Khí gaslift, triệu mét khối/ ngày: 0,3;
✓ Hệ thống nước bơm ép vỉa: không trang bị;
✓ Khối lượng ước tính của chân đế: 1100 tấn;
✓ Khối lượng ước tính của khối thượng tầng, 1100 tấn
Hệ thống công nghệ và phụ trợ chính trên giàn KTN, gồm:
✓ Cụm phân dòng đầu vào giàn WHP KTN;
✓ Cụm đo sản phẩm giếng WHP KTN;
✓ Cụm đo sản phẩm toàn giàn WHP KTN;
✓ Hệ thống xử lý và phân phối khí gaslift;
✓ Hệ thống xả khí; Hệ thống xả kín; Hệ thống xả hở;
✓ Hệ thống hoá phẩm (bể chứa & bơm);
✓ Hệ thống cung cấp khí điều khiển, khí phụ trợ;
✓ Hệ thống cung cấp và phân phối điện;
✓ Hệ thống điều khiển tự động và an toàn khẩn cấp;
✓ Thiết bị phóng thoi đi giàn CPP KNT;
✓ Và các hệ thống phụ trợ khác.
4.2.2. Phát triển và khai thác các cấu tạo triển vọng Lô 16-1/15
theo phương án kết nối với mỏ Bạch Hổ

205
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Lô 16-1/15 nằm ở phần Tây Trung tâm bể Cửu Long và cách


bờ biển Vũng Tàu khoảng 70 km về phía đông nam (Hình 1.12)
với độ sâu mực nước biển trung bình khoảng 50m. Trong diện tích
Lô 16-1/15 đã khoanh định được 11 cụm cấu tạo triển vọng gồm:
Ba Vì - Ngựa Ô, Voi Trắng. Voi Vàng, Cọp Vàng, Sói Vàng, Sói
Xám, Sói Đỏ, Tê Giác Vàng, v.v...
Năm 2020 trên cơ sở kết quả khoan thăm dò giếng SV-1X,
Vietsovpetro đã phát hiện dầu tại cấu tạo Sói Vàng với các thân
dầu chủ yếu trong lát cắt trầm tích Miocen dưới, Oligocen C và
Oligocen D. Tài nguyên dầu khí tiềm năng và tài nguyên dầu khí
chưa đưa vào tính toán để phát triển phát hiện Sói Vàng là 17 triệu
tấn dầu, chiếm khoảng 74 % tổng tài nguyên dầu khí tiềm năng tại
khu mỏ. Ngoài ra, tài nguyên dầu khí tiềm năng của các cấu tạo
triển vọng trên toàn bộ diện tích Lô 16-1/15 ước đạt 135 triệu tấn
dầu; cơ hội thăm dò phát hiện dầu khí ở các khu vực khác ngoài
Sói Vàng có xác suất thành công cao. Các kết quả nghiên cứu địa
chất đã nêu cụ thể ở Chương 1 trên đây sẽ làm cơ sở để triển khai
công tác khoan thăm dò - thẩm lượng trong thời gian tới nhằm đưa
thêm các phát hiện mới vào phát triển. Bảng 4.1 là sản lượng dầu
khí dự kiến sẽ khai thác tại phát hiện Sói Vàng.
Bảng 4.1. Sản lượng khai thác dự kiến của Lô 16-1/15
BKWHP SV-1
Tổng
Qlỏng, Khí, Gaslift,
Năm Qdầu, 3 Nước, khí,
m/ nghìn nghìn
m3/ngày % TT nghìn
ngày m3/ngày m3/ngày
m3/ngày
2025 2555 2571 0,6 379 109 487
2026 1616 1721 6,1 182 144 325
2027 1303 1453 10,3 145 168 313
2028 1134 1322 14,2 122 180 302

206
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

2029 993 1208 17,8 104 188 292


2030 871 1104 21,0 89 192 281
2031 766 1009 24,1 76 196 272
2032 674 923 26,9 65 196 261
2033 595 845 29,6 56 196 252
2034 525 773 32,1 48 196 244
2035 464 708 34,5 42 200 242
2036 410 649 36,8 36 200 236
2037 364 596 39,0 31 200 231
2038 324 549 41,0 27 196 223
2039 288 504 43,0 24 194 218
2040 256 464 44,8 21 192 213
2041 228 426 46,6 18 190 208
2042 203 391 48,3 16 188 204
2043 180 360 49,8 14 186 200
Kết quả khoan thăm dò và thử vỉa giếng SV-1X cho thấy, dầu
ở đây có tính chất tương tự như dầu TGT (là loại dầu paraffin có
độ nhớt và nhiệt độ đông đặc cao). Dầu ở các mỏ bên cạnh Sói
Vàng là cụm các mỏ TGT, HST & HSD, có tỷ trọng khoảng 36
o
API và hàm lượng khí trong dầu trung bình dao động ở mức 60 -
140 m3/m3, thuộc loại dầu có hàm lượng paraffin cao (19 % KL,
nhiệt độ đông đặc ở mức 24 - 27 oC).
Sau khi có kết quả nghiên cứu chi tiết các giếng khoan thăm
dò - thẩm lượng ở phát hiện Sói Vàng sẽ có kế hoạch đưa phát
hiện này vào khai thác. Ban đầu, tại đây dự kiến sẽ thiết kế & xây
dựng 01 giàn nhẹ BK WHP SV-1, đặt cách giàn cố định MSP-1

207
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

mỏ Bạch Hổ khoảng 15 km và kết nối giàn nhẹ này với giàn cố


định MSP-1 bằng các tuyến đường ống dài 15 km.
Giải pháp thu gom, vận chuyển sản phẩm từ phát hiện Sói
Vàng đến mỏ Bạch Hổ dự kiến là dầu bão hòa khí với việc xử lụng
hóa phẩm PPD để xử lý. Như vậy, để đảm bảo các giải pháp thu
gom và vận chuyển sản phẩm khai thác tại phát hiện Sói Vàng về
mỏ Bạch Hổ, trên WHP SV-1 cần lắp đặt bộ thiết bị tách khí sơ
bộ (UPOG). Trong các giếng sẽ lắp đặt đường ống xung lượng
dẫn hoá phẩm PPD xuống giếng ở độ sâu khoảng 3000 m để tận
dụng địa nhiệt của giếng dầu.
• Giải pháp công nghệ dự kiến thu gom & vận chuyển sản
phẩm Lô 16-1/15
Sản phẩm khai thác tại Sói Vàng, sau khi lên khỏi miệng giếng
vào hệ thống thu gom ở dạng hỗn hợp dầu & khí sẽ được chuyển
vào bình tách khí sơ bộ UPOG trên WHP SV-1 để tách khí. Sau
đó, dầu bão hòa khí ra khỏ UPOG được vận chuyển đến giàn MSP-
1 (mỏ Bạch Hổ). Sơ đồ dự kiến kết nối Lô 16-1/15 đến mỏ Bạch
Hổ được thể hiện ở Hình 4.7.

Hình 4.7. Sơ đồ dự kiến vận chuyển sản phẩm của phát hiện Sói
Vàng tại Lô 16-1/15 đến mỏ Bạch Hổ
208
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

Để tăng cường khả năng vận chuyển bằng đường ống, dầu ở
đây dự kiến được xử lý bằng cách gia nhiệt đến không nhỏ hơn 70
o
C và sử dụng hóa phẩm PPD. Trên MSP-1 sẽ thực hiện tách khí
triệt để sản phẩm của mỏ Sói Vàng và sản phẩm của các giàn khác
ở mỏ Bạch Hổ đến MSP-1. Toàn bộ sản phẩm, đã tách khí được
bơm đến Giàn công nghệ Trung tâm CTP-2, CTP-3 để xử lý tiếp,
rồi chuyển đến tàu chứa dầu FSO-01.
Kết quả tính toán nhiệt thủy lực đường ống vận chuyển sản
phẩm từ WHP SV-1 ở điều kiện lưu lượng trung bình cao nhất đến
giàn MSP-1 mỏ Bạch Hổ dự kiến như ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả tính toán dự kiến vận chuyển sản phẩm khai
thác từ Lô 16-1/15 đến MSP-1 mỏ Bạch Hổ
Vận chuyển sản Vận chuyển dầu bão hòa khí Lô 16-1/15
phẩm từ SV-1 đến đến MSP-1 bằng đường ống 12 inch,
MSP-1 chiều dài 14,5 km
Thông số P, barg T, oC
Công trình SV-1 MSP-1 SV-1 MSP-1
Kết quả tính 15,0 11,5 55 44
Khí tách ra từ UPOG trên WHP SV-1 được vận chuyển đến
giàn MSP-1 bằng đường ống 12 inch, chiều dài 14,5 km và được
thu gom cùng với khí tách ra trên MSP-1 & BK-7, vận chuyển đến
Giàn nén khí Trung tâm mỏ Bạch Hổ để xử lý tiếp theo, cho mục
đích gaslift của Lô 09-1 và vận chuyển vào bờ.
Bảng 4.3. Kết quả tính toán vận chuyển thu gom khí khai
thác tại Lô 16-1/15
Đường ống dẫn khí Vận chuyển khí Lô 16-1/15 -> CCP
Thông số P, barg
Công trình WHP SV-1 MSP-1 CCP
Kết quả tính 13,0 11,5 10,0

209
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Thiết kế & xây dựng giàn khai thác WHP SV-1 tại Lô 16-1/15
Để đưa khu vực Sói Vàng Lô 16-1/15 vào khai thác, dự kiến
sẽ thiết kế và xây dựng 01 giàn nhẹ SV-1 (WHP SV-1) có người
ở thường xuyên tại khu vực giếng SV-3X. Giàn WHP SV-1 thiết
kế có kết cấu chân đế 4 chân, khối thượng tầng được chia thành
các sàn để bố trí thiết bị, khu vực nhà ở, sân bay trực thăng, v.v…
Giàn WHP SV-1 được thiết kế và sẽ dự kiến xây dựng với
những thông số chính như sau:
• Công suất thiết kế giàn WHP SV-1, dự kiến:
✓ Xử lý chất lỏng khai thác, khoảng 3000 m3/ngày;
✓ Xử lý khí, khoảng 600000 m3/ngày;
✓ Sản lượng tối đa 01 giếng, ở mức 500 m3 lỏng/ngày;
✓ Tiếp nhận tối đa của 1 giếng bơm nước ép vỉa: ở mức
500 m3/ngày;
• Số lượng giếng:
✓ Giếng khai thác dự kiến: 8;
✓ Giếng chuyển sang bơm ép vỉa dự kiến: 2;
✓ Số lượng lỗ giếng khoan:12,
• Thời hạn vận hành: 20 năm.
• Chiều sâu đáy biển tại khu vực lắp đặt WHP SV-1: 44;8 m;
• Công tác khoan, sửa chữa giếng trên WHP SV-1 dự kiến
thực hiện bằng giàn khoan tự nâng;
• Nguồn điện chính cho giàn WHP SV-1 sẽ được cung cấp
từ hệ thống cung cấp điện hợp nhất mỏ Bạch Hổ và mỏ
Rồng bằng tuyến cáp ngầm 22 kV kết nối từ Giàn PPD-
40.000-CPP-2 thông qua giàn MSP-1/BK-7. Nguồn điện
dự phòng cho WHP SV-1 sẽ là máy phát điện diesel dự
phòng được lắp trên giàn WHP SV-1 với công suất đảm
bảo cung cấp điện cho tất cả các tải tiêu thụ của giàn khi
nguồn điện chính không hoạt động do bảo trì hoặc sửa
210
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

chữa. Ngoài ra, để cung cấp điện sự cố cho giàn WHP SV-
1, 01 máy phát diện diesel sự cố sẽ được trang bị cho WHP
SV-1 để cung cấp điện cho các tải sự cố trong các trường
hợp sự cố.
Các thiết bị chính trên giàn WHP SV-1, bao gồm:
• Đầu giếng và cây thông khai thác;
• Cụm phân dòng đầu vào (đường làm việc, đo, xả khí,
đường xả lỏng);
• Cụm đo lưu lượng khai thác từng giếng;
• Bình tách khí sơ bộ V-400 và các bộ đo lưu lượng dầu,
khí toàn giàn;
• Thiết bị gia nhiệt dầu thô;
• Hệ thống gaslift: Gaslif Heater, Scrubber và cụm đo,
phân phối khí gaslift;
• Hệ thống tiếp nhận, đo và phân phối nước ép vỉa;
• Thiết bị phóng thoi đường ống vận chuyển dầu và dự
phòng không gian để lắp đặt hệ thống phóng thoi đường
vận chuyển khí;
• Hệ thống bơm hóa phẩm;
• Bình xả kín, bình xả hở, Vent;
• Hệ thống máy nén không khí phục vụ cung cấp khí điều
khiển;
• Hệ thống điểu khiển tự động & thông tin liên lạc;
• Hệ thống phân phối và cung cấp điện và các hệ thống
phụ trợ khác.
4.2.3. Phát triển và khai thác các cấu tạo triển vọng Lô 17 theo
phương án kết nối với mỏ Rồng
Các cấu tạo triển vọng ở Lô 17 nằm cách giàn nhẹ RC-6 mỏ
Rồng khoảng 17 km. Dầu dự kiến khai thác ở đây có tính chất lý
hóa tượng tự như dầu khai thác tại khu vực RC-5 & RC-6 mỏ

211
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

Rồng, có hàm lượng paraffin, asphaten, keo nhựa, độ nhớt và nhiệt


độ đông đặc cao với một số đặc đặc trưng lý hóa như sau:
• Khối lượng riêng tại 20 oС: 0,860 - 0,910 g/сm3;
• Độ nhớt tại 50 oС: 10,42 - 70,4 mm2/s;
• Hàm lượng paraffin: 18,5 - 36,3 % KL;
• Hàm lượng asphaten keo nhựa: 6,7-18,5 % KL;
• Nhiệt độ đông đặc: 30 - 36 oС.
Sản lượng khai thác chất lỏng dự kiến ở các khu vực này
được thể hiện ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Sản lượng khai thác dầu khí dự kiến tại Lô 17
Sản lượng
Năm Qdầu, Qlỏng, Tổng khí,
m3/ngày m3/ngày nghìn m3/ngày
2026 1897 1897 193
2027 3407 3433 436
2028 3877 3971 606
2029 3544 3693 666
2030 3255 3449 711
2031 2995 3267 735
2032 2756 3065 759
2033 2536 2891 771
2034 2334 2742 796
2035 2147 2621 792
2036 1976 2519 805
2037 1818 2432 815
2038 1673 2355 812
2039 1540 2288 810
2040 1416 2227 823
2041 1322 2175 834
2042 1256 2143 833
212
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

2043 1194 2116 832


2044 1134 2102 831
2045 1078 2084 843
Hàm lượng paraffin cao trong dầu khai thác tại khu vực này
là một trong các tác nhân gây nên phức tạp trong tính chất lưu biến
của dầu khi vận chuyển bằng đường ống. Hơn nữa, đường ống vận
chuyển dầu từ lô này đến mỏ Rồng khá xa, đặc biệt từ khu vực
Quạt ngầm đến RC-6 mỏ Rồng có chiều dài khoảng 36 km.
Do dầu có hàm lượng paraffin cao, gần giống dầu RC-5,
nhưng quãng đường vận chuyển từ Lô 17 đến mỏ Rồng khá xa,
cho nên cần phải xử lý bằng hóa phẩm PPD trước khi khi vận
chuyển bằng đường ống. Để đảm bảo xử lý dầu bằng hóa phẩm
đạt hiệu quả cao, cần xem xét đặt hệ thống gia nhiệt cho dầu đến
nhiệt độ không thấp hơn 70 oC.
Ngoài ra, cần lắp đặt hệ thống phóng và nhận thoi tại hai đầu
các đường ống vận chuyển sản phẩm Lô 17 để thực hiện phóng
thoi định kỳ làm sạch đường ống. Bên cạnh đó, khi sản phẩm khai
thác có độ ngậm nước cao với phương pháp khai thác bằng khí
gaslift cần xem xét quá trình xử lý nhũ tương trong điều kiện vận
chuyển sản phẩm khai thác trong đường ống bằng hóa phẩm phá
nhũ.
Lô 17 dự kiến sẽ khai thác tại 2 đối tượng: Móng và Quạt
ngầm. Hai đối tượng này nằm ở khoảng cách khá xa nhau, có thể
xem xét khai thác đồng thời đối tượng Móng và Quạt ngầm. Do
khoảng cách từ khu vực Quạt ngầm đến RC-6 khoảng 36 km và
đến RP-1 khoảng 40 - 42 km, tại khu vực Móng nên xem xét đề
xuất xây dựng giàn công nghệ thu nhỏ trung tâm (tương tự như ở
mỏ KNT). Như vậy, tại đối tượng Móng sẽ xây dựng một giàn
CPP BK-A cách RC-6 khoảng 17 km và tại khu vực Quạt ngầm
xây dựng giàn nhẹ BK-B cách CPP BK-A khoảng 19 km. Trên

213
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

BK-B cần lắp đặt UPOG để tách khí sơ bộ và vận chuyển sản
phẩm đến CPP BK-A ở dạng bão hòa khí.
Công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển sản phẩm Lô 17 dự
kiến
Hỗn hợp lỏng khí khai thác trên BK-B được đưa vào bình
UPOG để tách khí sơ bộ, sau đó vận chuyển qua đường ống ngầm
vào bình tách trên giàn CPP BK-A để tách khí cùng sản phẩm khai
thác tại BK-A. Dầu sau khi tách khí được gia nhiệt lên đến nhiệt
độ không thấp hơn 70 oC và được xử lý bằng hóa phẩm PPD rồi
được vận chuyển theo đường ống riêng biệt đến giàn RC-6, sau đó
đến RP-1 mỏ Rồng. Trên RP-1, sản phẩm của BK-B, CPP BK-A
và RC-6 được chuyển đến bình C-2 qua đường ống ngầm hiện hữu
để xử lý tách khí triệt để, trước khi bơm đến FSO-6. Khí tách ra
trên BK-B, CPP BK-A vận chuyển theo đường ống riêng biệt đến
RC-6, nhập chung với khí tại đây, rồi vận chuyển RP-1 và đến RP-
3/KPD theo đường ống khí RP1->RP3 hiện hữu. Sơ đồ thu gom
vận chuyển sản phẩm khai thác Lô 17 được thể hiện ở Hình 4.8.
Thiết kế & xây dựng giàn BK-A và BK-B tại Lô 17
• Thông số thiết kế giàn CPP BK-A (có người vận hành -
manned):
✓ Công suất xử lý chất lỏng khai thác: 6.000,0 tấn/ngày;
✓ Công suất xử lý khí: 1.000.000,0 m3/ngày;
✓ Công suất khai thác tối đa của một giếng khai thác:
500 tấn lỏng/ngày;
✓ Công suất tiếp nhận tối đa của 1 giếng bơm nước ép vỉa:
600 m3/ngày;
✓ Công suất bơm ép nước của toàn giàn: 1500 m3/ngày;
✓ Số lượng giếng: 16 giếng;
✓ Giếng khai thác dự kiến: 16 giếng;
✓ Giếng chuyển sang bơm ép vỉa dự kiến: 03 giếng;

214
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

✓ Thời hạn vận hành: 25 năm.

Hình 4.8. Sơ đồ dự kiến thu gom & vận chuyển sản phẩm khai
thác ở Lô 17
• Thông số thiết kế giàn BK-B (không có người vận hành
- unmanned), được điều khiển từ xa tại giàn CPP BK-A
có các thông số sau:
✓ Công suất xử lý chất lỏng khai thác: 2.000 tấn/ngày;
✓ Công suất xử lý khí: 500.000 m3/ngày;
✓ Công suất khai thác tối đa của một giếng khai thác:
500 tấn lỏng/ngày;
✓ Công suất tiếp nhận tối đa của 1 giếng bơm nước ép vỉa:
600 m3/ngày;
✓ Công suất bơm ép nước của toàn giàn: 1900 m3/ngày;
✓ Số lượng giếng: 16 giếng;
✓ Giếng khai thác dự kiến: 20 giếng;
215
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

✓ Giếng chuyển sang bơm ép vỉa dự kiến: 4 giếng;


✓ Thời hạn vận hành: 25 năm;
✓ Chiều sâu đáy biển tại khu vực lắp đặt BK-B: 50 - 60
m;
✓ Nguồn điện cấp từ RC-6 qua tuyến cáp ngầm 22 KV
4.2.4. Kết nối cụm mỏ TGT-HST-HSD với mỏ Bạch Hổ
Hiện nay, cụm các mỏ TGT-HST-HSD của Công ty Hoàng
Long - Hoàn Vũ JOC và Công ty Thăng Long JOC đang được
phát triển độc lập, trong đó mỏ HSD và HST thuộc loại mỏ nhỏ,
phát triển theo phương án kết nối với mỏ TGT. Cụm các mỏ này
bao gồm các công trình khai thác giàn đầu giếng, hệ thống đường
ống dẫn dầu - khí. Hệ thống nén khí, đường ống phân phối khí
gaslift, nước ép vỉa, xử lý dầu đến thương phẩm và xuất bán cho
khách hàng được thực hiện trên tổ hợp FPSO, thuê của Công ty
Armada. Sơ đồ hệ thống đường ống vận chuyển sản phẩm khai
thác cụm mỏ TGT-HST-HSD hiện tại được thể hiện ở Hình 4.9.

Hình 4.9. Sơ đồ nguyên tắc phát triển cụm các mỏ TGT-HST-


HSD hiện hữu.

216
Chương 4: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành mỏ

Quá trình khai thác, sản lượng dầu khí ở các cụm mỏ này sẽ
ngày một suy giảm. Theo thời gian, chi phí thuê và duy trì hệ thống
xử lý dầu FPSO Armada để vận hành độc lập các mỏ này sẽ không
còn ưu thế về mặt kinh tế. Vì vậy, để tiết giảm chi phí vận hảnh
mỏ, nâng cao hiệu quả khai thác, nên xem xét khả năng kết nối
khu vực cụm các mỏ này với mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro. Trong
trường hợp chấp nhận kết nối với mỏ Bạch Hổ, cần phải nghiên
cứu chi tiết khả năng vận chuyển sản phẩm các mỏ này ở dạng bão
hòa khí đến mỏ Bạch Hổ. Trong trường hợp cần thiết có thể hoán
cải giàn H-1 thành giàn trung tâm thu nhỏ để tách khí triệt để và
vận chuyển dầu tách khí đến mỏ Bạch Hổ bằng máy bơm. Như
vậy, sẽ cần phải xây dựng tuyến đường ống bọc cách nhiệt kết nối
từ H-1 đến MSP-6 mỏ Bạch Hổ, qua giàn nhẹ Thỏ Trắng ThTC-1
để vận chuyển chất lỏng và đường ống vận chuyển khí đến Giàn
nén khí trung tâm mỏ Bạch Hổ. Để đảm bảo an toàn khả năng vận
chuyển sản phẩm từ cụm mỏ TGT đến mỏ Bạch Hổ, cần thiết kế
và lắp đặt trên H-1 thiết bị gia nhiệt cho dầu đến nhiệt độ khoảng
70 - 80 oC. Công tác xử lý tách khí triệt để sẽ thực hiện trên giàn
MSP-6, sau đó vận chuyển đến CTP-2/CTP-3 để xử lý tách nước.
Như vậy, nếu kết nối cụm mỏ TGT-HST-HSD với mỏ Bạch Hổ
thành công sẽ cho phép loại bỏ được tổ hợp xử lý và tàng chứa
dầu FPSO Armada, tiết kiệm được công tác bảo trì bảo dưỡng và
chi phí vận hành mỏ. Sơ đồ nguyên tắc đề xuất kết nối cụm mỏ
TGT- HST-HSD với mỏ Bạch Hổ được dự kiến như ở Hình 4.10.
Theo sơ đồ này, sản phẩm khai thác trên HSD vận chuyển ở
dạng hỗn hợp khí dầu đến HST, sau đó vận chuyển tiếp đến TGT
H-1. Trên H-1 sẽ thu gom sản phẩm của H-4, H-5 và sản phẩm
đến từ HSD & HST và thực hiện tách khí sơ bộ, gia nhiệt đến 70
- 80 oC và xử lý hóa phẩm PPD. Từ TGT-H-1 sẽ vận chuyển sản
phẩm khai thác tại cụm các mỏ này ở dạng dầu bão hòa khí đến
giàn BK Thỏ Trắng 1 và đến MSP-6 mỏ Bạch Hổ. Trên MSP-6 sẽ
thực hiện tách khí triệt để và bơm sản phẩm đến Giàn công nghệ

217
Kỹ thuật và công nghệ phát triển các mỏ dầu khí nhỏ và cận biên ở thềm lục địa Việt Nam

trung tâm CTP-2/CTP-3, rồi tiếp đến FSO. Quá trình vận chuyển
sản phẩm các mỏ này, có thể sẽ xuất hiện lắng đọng paraffin bên
trong thành đường ống. Để hạn chế tối đa sự hình thành lớp lắng
đọng paraffin cũng như hạn chế những rủi ro trong vận hành
đường ống, cần xem xét lắp đặt hệ thống phóng thoi định kỳ từ H-
1 (TGT) đến MSP-6 mỏ Bạch Hổ.

Hình 4.10. Sơ đồ nguyên tắc kết nối cụm các mỏ TGT-HST-HSD


với mỏ Bạch Hổ.

218
Danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2. .
3. .
4. .

219

You might also like