You are on page 1of 56

Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

6.2. Dầu khí phun, “kick” hoặc khí CO2, H2S xâm nhập
6.2.1. Dầu khí phun và “Kick”
Khi thi công các giếng khoan dầu khí thường hay gặp hiện
tượng dầu khí phun, hoặc “kick” nhất là trong trường hợp khoan
thăm dò. Ở đây điều kiện địa chất chưa nắm được chính xác dẫn
đến khó xác định được tỷ trọng dung dịch cần thiết để khống chế
các vỉa dầu khí. Khi khoan vào những vùng có dị thường áp suất
cao, có thể xảy ra hiện tượng dầu khí phun.
6.2.1.1. Biểu hiện của dầu khí phun hoặc “kick”
Trong quá trình khoan các giếng khoan dầu khí, trước khi
xảy ra dầu khí phun thường xuất hiện một số hiện tượng khác
thường, nếu phát hiện kịp thời thì sẽ giúp rất nhiều cho quá trình
phòng chống dầu khí phun. Những biểu hiện thường thấy như sau:
- Đo thấy hàm lượng khí trong dung dịch tăng đột ngột;
- Quan sát thấy lượng dung dịch chảy từ giếng ra nhiều hơn
bình thường;
- Theo dõi ở sàng rung thấy lượng mùn khoan ra nhiều, do
sập lở thành giếng khoan;
- Theo dõi thấy mực dung dịch trong bể đang tuần hoàn tăng
lên;
- Trường hợp phun mạnh, dung dịch và có khí phun ra mạnh
từ miệng giếng khoan;
- Kiểm tra thông số dung dịch thấy tỷ trọng dung dịch giảm
và độ nhớt tăng;
-Áp suất máy bơm dao động không bình thường.
6.2.1.2. Những nguyên nhân
- Cột áp suất của dung dịch trong giếng khoan nhỏ hơn áp
suất vỉa (vượt quá giới hạn nhất định, tuỳ thành hệ);
207
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

- Khi gặp dị thường áp suất cao không dự đoán trước được.


6.2.1.3. Biện pháp phòng ngừa
- Đảm bảo tỷ trọng dung dịch hợp lý, để khống chế được áp
suất của thành hệ khoan qua;
- Giữ các thông số độ nhớt, lực cắt tĩnh ở mức cho phép;
- Đảm bảo lưu lượng bơm ở mức tối thiểu cho phép.
Trong quá trình khoan, việc tính toán, xác định tỷ trọng tương
đương được thực hiện ít nhất một lần trong ngày và tính bổ sung
khi có những thay đổi đáng kể về các thông số lưu biến của dung
dịch, đồng thời tính ra được giới hạn cho phép của tốc độ kéo, thả
nhằm tránh sự biến thiên đột ngột của áp suất cột dung dịch.
- Có qui trình cụ thể để tăng tỷ trọng và tăng độ bôi trơn của
dung dịch kịp thời;
- Thường xuyên theo dõi thể tích dung dịch ở trên bề mặt và
ở dưới giếng khoan;
- Đảm bảo dự trữ hóa phẩm (đặc biệt là chất tăng trọng) đầy
đủ thường xuyên ở trên giàn, cũng như đủ thể tích dung dịch dự
trữ trên bề mặt (ít nhất bằng một lần thể tích dung dịch trong giếng
khoan) khi khoan vào những vùng vỉa dầu khí, áp suất cao.
6.2.1.4. Biện pháp khắc phục
Khi dầu khí phun hoặc “kick” xảy ra cần xử lý trong thời
gian nhanh nhất, để tránh vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Để khống
chế “kick”, cần dự báo chính xác áp suất thành hệ, từ đó tính được
tỷ trọng dung dịch cần thiết để kiểm soát, mà không gây phá vỡ
thành hệ.
- Khi thấy trong dung dịch có khí (Khi hàm lượng khí tăng
> 1%) phải cho chạy máy tách khí ngay, nhằm tách được càng
nhiều khí ra khỏi dung dịch càng tốt. Đảm bảo sao cho tỷ trọng
dung dịch giữ được ổn định và theo yêu cầu;
208
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

- Bơm rửa kết hợp tăng tỷ trọng dung dịch đến mức cho
phép. Bơm giữ áp suất qua đường chống sự cố;
- Có thể thay dung dịch trong giếng khoan bằng dung dịch
mới;
- Trường hợp cấp bách, đóng giếng, chuẩn bị đủ lượng dung
dịch với tỷ trọng cần thiết để bơm vào giếng khoan.
- Phương pháp tuần hoàn một vòng (phương pháp “đợi và
tăng trọng”): Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.
Cụ thể là:
+ Tuần hoàn dung dịch với tốc độ bơm không đổi với ECD
đủ để áp suất cột dung dịch hơi vượt hơn áp suất thành hệ một giá
trị nhất định (độ chênh áp thường không được lớn hơn 5÷7% tùy
thuộc độ sâu và thành hệ khoan qua);
+ Điều chỉnh van để luôn duy trì áp suất đáy giếng luôn hơi
lớn hơn áp suất thành hệ.
Phương pháp này có ưu điểm là giảm khoảng thời gian chịu dòng
chất lưu xâm nhập, giảm nguy cơ phá vỡ thành hệ. Tỷ trọng dung
dịch có thể được xác định ngay khi áp suất miệng giếng ổn định,
sau khi đóng giếng.
- Phương pháp tuần hoàn hai vòng (phương pháp “kíp
trưởng”): Dựa trên vòng tuần hoàn đầu tiên với dung dịch trong
giếng, trong khi duy trì áp suất trong cần khoan ở một giá trị không
đổi. Chất lưu xâm nhập bị tuần hoàn ra và giếng được đóng lại.
Khi dòng dung dịch tuần hoàn đi xuống đến choòng khoan, nó
được tuần hoàn lên bề mặt với áp suất trong cần không đổi;
- Phương pháp tuấn hoàn đa vòng (phương pháp “tuần hoàn
và tăng trọng”) là:
Tuần hoàn vài vòng, trong khi đó tăng tỷ trọng dung dịch
dần dần, cho đến khi dập được giếng. Mỗi lần dung dịch có tỷ

209
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

trọng lớn hơn xuống đến choòng thì cần điều chỉnh áp suất trong
cần cho thích hợp.
- Áp dụng chương trình khống chế “kick” thuộc chương
trình “off-line”.
Dựa trên sự tăng thể tích tại các bể dung dịch, chương trình
khống chế “kick” sẽ tính được: Áp suất thành hệ, tỷ trọng dung
dịch yêu cầu để khống chế “kick”, áp suất bơm ban đầu để tuần
hoàn dung dịch, áp suất bơm khi dung dịch xuống đến choòng
khoan. Lượng Barite yêu cầu nhằm triệt tiêu “kick”, lượng Barite
mỗi phút cần thiết để trộn vào bể hoạt động, thời gian tuần hoàn,
khoảng độ sâu xảy ra “kick”, tỷ trọng của chất lưu xâm nhập.
Đảm bảo tỷ trọng dung dịch trong toàn bộ thể tích của hệ
hoạt động “active system” đủ để ngăn ngừa sự xâm nhập của chất
lưu từ thành hệ. Nếu dòng chất lưu đã xâm nhập vào giếng do hiện
tượng pittông (khi kéo cần quá nhanh) thì không cần tăng tỷ trọng
dung dịch, mà chỉ cần đóng giếng và điều chỉnh áp suất miệng
giếng cho đến khi ổn định.
Kỹ thuật dập giếng
+ Kỹ thuật chủ yếu được sử dụng là: Duy trì áp suất đáy
giếng không đổi, ở một giá trị cân bằng hoặc hơi lớn hơn áp suất
thành hệ (thông thường không vượt quá 5÷7%, tùy thuộc từng điều
kiện thực tế), bằng những giải pháp như phương pháp: “Kíp
trưởng”; “Đợi và tăng tỷ trọng”.
+ Bơm những tampon Barite: Được thực hiện có hiệu quả
khi choòng khoan ở gần đáy giếng. Tampon Barite làm tăng áp
suất cột dung dịch, để khống chế dòng chất lưu xâm nhập từ vỉa,
nếu nó được bơm với tốc độ nhanh hơn tốc độ xâm nhập. Hiệu
quả của tampon Barite là dịch chuyển xuống rất nhanh, mặc dù
tính chất này có thể gây khó khăn khi gia công tampon, do Barite
dễ bị sa lắng. Vì vậy, nên dùng thiết bị bơm trám xi măng để khuấy
trộn tampon.
210
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Sau khi tampon Barite ra khỏi cần khoan, phải kéo ngay cần
lên phía trên tampon để tránh kẹt cần.
6.2.2. Khoan gặp khí CO2 hoặc H2S
Trong khi thi công các giếng khoan dầu khí còn gặp một số
hiện tượng khí CO2 hoặc khí H2S xâm nhập.
6.2.2.1. Sự thay đổi thông số dung dịch khi khí CO2 hoặc
H2S xâm nhập
Khi nhiễm khí CO2: Những thông số dung dịch bị biến đổi
như sau: pH giảm; Độ thải nước FL, YP, độ bền GEL tăng.
Khi nhiễm khí H2S: Tính lưu biến của dung dịch bị biến đổi
xấu đi nhanh chóng do dung dịch bị phá hủy cấu trúc: Độ pH giảm;
Độ nhớt, YP, độ bền GEL, FL tăng; Vỏ bùn xốp và dày lên. Mặt
khác các thiết bị lòng giếng bị ăn mòn mạnh.
6.2.2.2. Phát hiện mức độ xâm nhập của khí CO2 và H2S
bằng những phương pháp sau
- Sử dụng thiết bị “Garret gas train” để xác định hàm lượng
khí CO2 hoặc H2S trong dung dịch;
- Sử dụng thông tin từ thiết bị đo chuyên dụng (đặt ở sàng
rung, bể dung dịch và sàn khoan), như H2S sensor, CO2 sensor (từ
các hãng Geoservis, Baker Hughes…) của trạm Carota khí trên
giàn khoan, để xác định chính xác thành phần và hàm lượng khí
CO2, H2S.
6.2.2.3. Xử lý khí CO2 hoặc H2S xâm nhập
Khí CO2 được loại bỏ từng phần nhờ chạy máy tách khí và
duy trì độ pH, độ kiềm trong dung dịch đủ lớn. Bổ sung lượng
“Gypsum” (bột thạch cao) thích hợp nhằm phân ly trong dung dịch
ra Ca++, Ca++ sẽ kết hợp với CO3-- để tạo kết tủa CaCO3. NaOH
được bổ sung để duy trì pH theo yêu cầu (pH=99,5).

211
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

Khi dung dịch bị khí H2S xâm nhập, cần xử lý bằng hóa chất
“Zinc Carbonate”, “Zinc Ocide”, hoặc “Ironic Sponge” nhằm
loại bỏ khí H2S. Sử dụng chất amin tạo màng sẽ hình thành lớp
bảo vệ chống lại H2S. Độ pH cần duy trì lớn hơn 10.
6.3. Mất dung dịch khoan
Mất dung dịch cũng rất thường hay xảy ra trong khi khoan
các giếng khoan dầu khí. Đây là hiện tượng ngược lại với dầu khí
phun, dung dịch mất đi vào trong vỉa sản phẩm do áp suất của cột
dung dịch trong giếng khoan lớn hơn áp suất thành hệ. Ở mỏ Bạch
hổ và mỏ Rồng của XNLD Vietsovpetro, khi khoan vào đá móng
hầu hết đều bị mất dung dịch, nhiều khi mất tuần hoàn hoàn toàn
do ở tầng móng có nứt nẻ. Sự cố mất dung dịch trong khi khoan
cũng rất nguy hiểm, dễ dẫn đến những sự cố khác như kẹt bộ
khoan cụ, dầu khí phun (khi cột dung dịch trong giếng khoan tụt
đi nhiều).
6.3.1. Những nguyên nhân gây mất dung dịch vào thành hệ
Điều kiện cần và đủ để xảy ra mất dung dịch là: Áp suất cột
dung dịch lớn hơn áp suất vỉa ở những giá trị nhất định; Thành hệ
khoan qua có độ thấm cao. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất
tuần hoàn, bao gồm
6.3.1.1. Tỷ trọng dung dịch và tỷ trọng dung dịch tương
đương vượt quá giới hạn
Mất dung dịch sẽ xảy ra trong những thành hệ nhất định, khi
tỷ trọng dung dịch cao, làm cho sự chênh áp giữa áp suất của cột
dung dịch và của thành hệ vượt quá giới hạn. Nếu yêu cầu tỷ trọng
dung dịch cao để khống chế một thành hệ dị thường áp suất cao,
thì có thể gây mất dung dịch ở những đới liên kết yếu và có áp
suất nhỏ hơn trong cùng một khoảng thân trần. Tỷ trọng dung dịch
tạo nên áp suất thủy tĩnh của cột dung dịch. Tuy nhiên, trong quá
trình tuần hoàn áp suất của cột dung dịch còn được cộng thêm một
giá trị áp suất động. Tỷ trọng dung dịch tương ứng với áp suất toàn
212
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

phần của cột dung dịch được gọi là tỷ trọng tương đương (ECD)
và được xác định theo phương trình sau:
Pa ( PSI )
ECD ( ppg ) =  ( ppg ) + (6.1)
0,052 xTVD ( ft )

Trong đó:
: Trọng lượng riêng dung dịch (ppg) , 1t/m3
= 8,34 ppg
Pa: Áp suất tổn thất trong khoảng không vành
xuyến (PSI)
1psi = 0.068 at; 1 at = 14.7 psi
TVD: Chiều sâu thẳng đứng của giếng khoan (ft)
1m = 3.28ft ; 1ft = 0.31m
Trong phương trình trên, giá trị Pa thay đổi phụ thuộc tính
chất lưu biến của dung dịch, lưu lượng tuần hoàn. Như vậy ECD
phụ thuộc tỷ trọng, tính chất lưu biến của dung dịch và lưu lượng
tuần hoàn, khi ECD gia tăng vượt quá một giới hạn xác định tùy
thuộc độ sâu và thành hệ khoan qua có thể gây ra mất dung dịch,
thường xảy ra khi áp suất cột dung dịch lớn hơn áp suất thành hệ
một giá trị nhất định (thông thường > 5÷7%).
6.3.1.2. Không đảm bảo độ sạch của dung dịch trong giếng
khoan
Sự tích tụ mùn khoan trong khoảng không vành xuyến làm
tăng tỷ trọng của dung dịch, dẫn đến tăng áp suất của cột dung
dịch, có thể gây ra mất dung dịch khoan. Trong trường hợp
nghiêm trọng, quá nhiều mùn khoan làm tắc nghẽn trong khoảng
không vành xuyến, gây áp suất tăng đột ngột, có thể làm phá vỡ
thành hệ và xảy ra mất tuần hoàn hoàn toàn.
Tại những giếng khoan ngang, hoặc xiên có góc nghiêng lớn,
mùn khoan dễ sa lắng và hình thành một lớp tích tụ ở một bên của
213
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

thành giếng khoan, làm co hẹp đường kính giếng cục bộ, gây tăng
áp suất đột ngột. Do tăng tốc độ dòng chảy tại nơi thiết diện nhỏ,
vì vậy dòng chảy có thể chuyển từ chảy tầng sang chảy rối, làm
ECD tăng đột biến, dẫn đến thành hệ có thể bị phá vỡ tại những vị
trí này.
6.3.1.3. Không đảm bảo qui trình công nghệ trong quá trình
thi công khoan, dẫn đến áp suất trong giếng tăng đột ngột
Một số thao tác thực hiện không đúng khi thi công khoan có
thể gây mất dung dịch khoan vào thành hệ do tăng áp suất giếng
khoan đột ngột như:
- Thả cần hoặc ống chống quá nhanh tạo ra hiệu ứng pittông;
- Tốc độ bơm tăng đột ngột, cũng gây ra sự tăng áp suất đột
ngột trong giếng khoan;
- Tốc độ khoan quá cao, lượng mùn khoan tạo ra quá nhiều
không kịp chuyển lên bề mặt, dẫn đến tăng tỷ trọng cột dung dịch.
6.3.1.4. Thành hệ kém bền vững, bở rời, hoặc có độ thấm
cao
Đối với những thành hệ rắn chắc, chặt sít, thì dù áp suất cột
dung dịch có cao hơn áp suất thành hệ (trong một giới hạn xác
định) vẫn chưa thể xảy ra mất dung dịch. Trong khi đó, khi khoan
qua những thành hệ kém bền vững, bở rời, hoặc thành hệ có độ
thấm cao như: thành hệ rỗng xốp, thành hệ nứt nẻ, hang hốc tự
nhiên, thì chỉ cần áp suất của cột dung dịch lớn hơn áp suất thành
hệ một giá trị rất nhỏ, cũng có thể gây ra mất dung dịch trầm trọng
đến mất tuần hoàn hoàn toàn. Trong đó, đá móng nứt nẻ mỏ Bạch
Hổ có dị thường áp suất thấp là một ví dụ điển hình cho nguyên
nhân này.
6.3.2. Những biểu hiện khi mất dung dịch
- Quan sát thấy lưu lượng dung dịch chảy ra từ miệng giếng
khoan giảm, khi lưu lượng bơm không thay đổi. (Thấy dung dịch
214
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

chảy ra lan toả trên sàng rung ít hơn trong khi các thông số dung
dịch không thay đổi);
- Nhận thấy mực dung dịch chảy ở máng tuần hoàn cũng như
ở bể chứa dung dịch đang tuần hoàn giảm trong khi lưu lượng bơm
không thay đổi;
- Trường hợp mất tuần hoàn hoàn toàn sẽ thấy không có
dung dịch chảy lên miệng giếng khoan;
- Khi áp suất máy bơm giảm.
6.3.3. Xác định hoặc dự báo đới mất dung dịch
6.3.3.1. Dựa vào tổ hợp một số tài liệu thực tế tại các giếng
khoan như những số liệu về tốc độ cơ học khoan, mặt cắt nhiệt và
mất dung dịch
a- Tốc độ cơ học khoan: Khi bắt đầu khoan vào những thành
hệ kém bền vững, hoặc các đới nứt nẻ, hang hốc, thì tốc độ cơ học
khoan tăng đột biến, dù các thông số công nghệ khoan khác thay
đổi không đáng kể.
Tốc độ khoan được tính theo phương trình khoan cơ bản
của Bingham như sau:
WOB d
ROP = K ( RPM )( )
BS
(6.2)
Trong đó: K : Hằng số thạch học
BS: Đường kính choòng khoan
d : Số mũ biểu thị khả năng khoan

Năm 1966, Shirley và Jordon phát triển thêm thành:

215
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

ROP
Log ( )
18,29 RPM
d =
WOB
Log ( )
14,88 BS
(6.3)
Năm 1971, phương trình này được hiệu chỉnh thêm trên cơ
sở xét đến ảnh hưởng của tỷ trọng dung dịch tương đương và độ
mòn của choòng, từ đó xác định được hàm DEXPONENT.
Chương trình DEXPONENT dựa trên cơ sở tính toán hàm
DEXPONENT là hàm biểu thị khả năng khoan được tính toán dựa trên
các thông số của công nghệ khoan. Do vậy hàng loạt các biến đổi
tham số của công nghệ khoan là biến số của chương trình này theo
công thức:
p
a ROP
Log
DEXP = 60 RPM * H
12WOB ECD
Log 6
10 BS
(6.4)
Trong đó: a: Hệ số mòn choòng.
P: Hệ số lấy từ mục IADC.
ROP: Tốc độ khoan.
RPM: Vòng quay roto.
WOB: Tải trọng trên choòng.
BS: Đường kính giếng khoan.
H: Áp suất thủy tĩnh.
ECD: Tỷ trọng dung dịch tuần hoàn tương
đương.

216
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Từ công thức trên cho thấy, giá trị DEXP tỷ lệ thuận với tốc
độ khoan. Khi các thông số khác (như a, RPM, H, BS, ECD,
WOB) ít thay đổi, thì sự tăng đột ngột tốc độ khoan sẽ dẫn đến
tăng đột biến của DEXP . Biểu đồ biểu diễn các giá trị DEXP được
xác định tại trạm đo Carota khí (Mud logging) ở giàn khoan.
Ngày nay các trạm Carota khí (Geoservices, Halibutton)
với các tham số đo được rất phong phú, nhiều chủng loại đường
cong với độ chính xác cao. Toàn bộ các tham số công nghệ khoan
được thể hiện trên các màn hình khác nhau của trạm, rất tiện cho
việc theo dõi và tính toán xử lý. Trên thực tế ngoài khoan trường,
quan hệ giữa Carota khí và công nghệ khoan rất chặt chẽ. Người
làm công nghệ khoan phải đọc được và thấu hiểu tài liệu Carota
khí, nắm vững các chương trình tính toán xử lý, công nghệ, để
khống chế được sự cố.
Từ các số liệu về DEXP nói riêng và những dữ liệu có liên
quan được xác định bằng phương pháp Carota khí (”Mud
logging”) nói chung, góp phần quan trọng để dự báo những
khoảng độ sâu và mức độ mất dung dịch có khả năng xảy ra.
b- Mặt cắt nhiệt: Xác định những nơi xảy ra sự giảm đột
ngột nhiệt dựa trên tài liệu khảo sát mặt cắt nhiệt của giếng khoan
Ở điều kiện khoan bình thường, nhiệt độ thành giếng tăng
dần theo chiều sâu tỷ lệ với gradient địa nhiệt. Khi xảy ra mất dung
dịch vào thành hệ đã làm giảm nhiệt độ thành hệ tại những nơi
này, sự suy giảm nhiệt độ này biến đổi tùy theo mức độ mất dung
dịch.
Có thể đo nhiệt độ thành giếng bằng thiết bị MWD,
flowmeter…hoặc một số dụng cụ chuyên dụng khác.
c- Dựa vào những số liệu thực tế về mất dung dịch khoan:
Tại khoan trường luôn ghi rõ các thông tin về chiều sâu giếng
khoan tại thời điểm mất dung dịch, mức độ và lượng tổn thất. Vị
trí mất dung dịch thường được dự đoán là ở đáy giếng khoan hoặc
217
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

ở chân đế ống chống do xi măng liên kết yếu, hay ở thành hệ kém
bền vững nhất trong thân trần. Để xác định được vị trí của đới mất
dung dịch, cần căn cứ thêm vào tài liệu DEXP và tài liệu về mặt cắt
nhiệt.
Nhận xét: Nhờ nghiên cứu tổng hợp của cả ba tài liệu trên,
đã cho phép dự báo khá chính xác về vị trí của đới mất dung dịch
và mức độ tổn thất có thể xảy ra tại những đới này.
6.3.3.2. Áp dụng chương trình “off-line” để liên kết tài liệu
Masterlog của các giếng đã khoan.
Tài liệu masterlog rất hữu ích trong công nghệ khoan. Khi
có một giếng khoan có diễn biến phức tạp (tốc độ khoan quá chậm,
hoặc quá nhanh không bình thường), cần liên kết tài liệu Materlog
các giếng khoan lân cận đã khoan xong có những điều kiện địa
chất gần giống với giếng đang khoan. Việc liên kết này còn cho ta
biết được tính chất đất đá, độ cứng của thành hệ đất đá đang và sẽ
khoan qua. Từ đó, cho phép dự báo khoảng độ sâu phân bố của
các đới mất dung dịch mà giếng đang khoan có thể gặp phải và
mức độ tổn thất có khả năng xảy ra. Nhờ vậy giúp cho việc chuẩn
bị các phương án phòng, chống mất dung dịch thích hợp và kịp
thời.
6.3.3.3. Áp dụng một số phương pháp khác
Ngoài những phương pháp chủ yếu trên, để dự báo về sự
phân bố của các đới mất dung dịch, còn có thể áp dụng một số
phương pháp khác kết hợp như:

- Khảo sát sự dịch chuyển của chất phóng xạ (dùng để


đánh dấu): Xác định vị trí mất dung dịch bằng đo tia  hai lần .
Lần đo  thứ nhất được thực hiện trước khi cho chất phóng xạ vào
giếng khoan. Sau đó bơm ép một tampon (nút) dung dịch có chứa
chất phóng xạ xuống giếng khoan. Tiến hành đo  lần thứ hai, ở

218
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

vị trí đo được hàm lượng chất phóng xạ cao, chính là nơi xảy ra
mất dung dịch.

- Phương pháp đo địa vật lý trong thân trần giếng khoan


“Open hole log”: Phương pháp này có thể được sử dụng ở những
nơi mất dung dịch nghiêm trọng. Những đường ghi thông số địa
vật lý giếng khoan có thể cung cấp những thông tin về tính chất
cơ học các thành hệ khoan qua (ứng suất cực đại, cực tiểu). Chúng
không chỉ ra những thông tin chính xác về độ bền thành hệ, nhưng
cho phép so sánh giữa những thành hệ khác nhau. Nhờ vậy có thể
xác định được thành hệ kém bền vững, nơi có thể xảy ra mất dung
dịch.

- Phương pháp theo dõi sự sụt giảm áp suất miệng giếng


khoan: Bơm ép tampon dung dịch nặng ở ngoài cần khoan, trong
khi theo dõi áp suất miệng giếng. Khi áp suất sụt giảm đột ngột
cũng là lúc tampon đi vào đới nứt nẻ, nhờ đó xác định được đới
mất dung dịch.

6.3.4. Phân loại mức độ mất dung dịch


Theo tiêu chuẩn API mức độ mất dung dịch khoan được
chia thành:

+ Mất rò rỉ: < 2m³/h ;

+ Mất từng phần: 2 – 6 m³/h;

+ Mất nghiêm trọng: > 6m³/h ;

+ Mất tuần hoàn hoàn toàn.

6.3.5. Những biện pháp ngăn ngừa mất dung dịch


6.3.5.1. Giới thiệu chung.
Như đã trình bày ở phần trên, để xảy ra mất dung dịch
khoan phải hội đủ cả hai điều kiện cần và đủ. Vì vậy, muốn phòng,

219
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

chống mất dung dịch cần khống chế được một trong hai điều kiện
đó và được trình bày trong biểu đồ 6.1

Điều kiện cần và đủ để mất dung dịch xảy ra

Điều kiện cần Điều kiện đủ

Áp suất cột dung dịch lớn hơn áp Thành hệ khoan qua có


suất vỉa ở những giá trị nhất định
độ thấm cao

Những giải pháp về dung dịch nhằm

PHÒNG-CHỐNG MẤT DUNG DỊCH KHOAN

Áp dụng các Áp dụng các Bơm ép những Một số giải


hệ dung dịch hệ dung dịch tampon chống pháp khác
gốc dầu bọt mất dung dịch
(để giảm

Biểu đồ 6.1: Điều kiện mất dung dịch khoan và biện pháp phòng
chống

Nhận xét: Từ hình trên cho thấy, những giải pháp tổng quát
về dung dịch để ngăn ngừa mất dung dịch là áp dụng những hệ
dung dịch có tỷ trọng thấp (như các hệ dung dịch gốc dầu, các hệ
dung dịch bọt…), hoặc điều chỉnh các thông số lư biến của dung
dịch nhằm giảm chênh áp giữa áp suất cột dung dịch và áp suất
thành hệ, đặc biệt đối với những thành hệ có dị thường áp suất
thấp, điển hình là đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ.

Giải pháp tổng quát để chống mất dung dịch là bơm ép


những tampon chống mất dung dịch, thích hợp với từng thành hệ
cụ thể. Đặc biệt đối với những đới mất dung dịch đồng thời là tầng

220
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

sản phẩm, các tampon vừa phải đảm bảo chống mất dung dịch đạt
hiệu quả cao, vừa bảo vệ tốt tầng sản phẩm.

6.3.5.2. Một số giải pháp ngăn ngừa mất dung dịch khoan
Từ những phân tích được trình bày ở trên đã chỉ ra rằng,
những nguyên nhân gây mất dung dịch được phân thành hai loại
gồm:

- Nguyên nhân chủ quan: Do công nghệ, kỹ thuật khoan nói


chung và dung dịch khoan nói riêng;

- Nguyên nhân khách quan: Do thành hệ nứt nẻ, hang hốc,


bở rời…, có áp suất thấp.

Để ngăn ngừa mất dung dịch, cần triệt để khắc phục những
nguyên nhân chủ quan, nhằm giảm thiểu độ chênh áp giữa áp suất
cột dung dịch và áp suất thành hệ đến những giá trị nhất định cho
phép. Cụ thể là:

a. Giảm tỷ trọng tương đương (ECD) của dung dịch bằng


biện pháp giảm lưu lượng bơm, hoặc điều chỉnh thông số dung
dịch

Làm giảm độ bền gel, độ nhớt dẻo (PV), ứng lực cắt động
(YP), độ nhớt phễu (FV). Trong đó, việc lựa chọn tỷ trọng dung
dịch tối thiểu phù hợp và giữ được tỷ trọng này ổn định trong quá
trình thi công khoan, đóng vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa mất
dung dịch xảy ra. Bên cạnh việc đề phòng để mất dung dịch không
xảy ra, trong quá trình thi công khoan nếu đã xảy ra mất dung dịch
thì vẫn cần giảm tỷ trọng dung dịch đến giá trị thích hợp, nhằm
ngăn chặn hiện tượng này tại đới mất dung dịch đang khoan và
những đới tiếp theo có điều kiện địa chất tương tự. Để thực hiện
được việc đó, có thể áp dụng phương pháp đo nhiệt độ thành giếng
bằng thiết bị MWD (thiết bị đo trong khi khoan). Nhiệt độ thành
giếng tiếp tục tăng đều đặn cho đến khi khoan vào đới nứt nẻ, hang
221
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

hốc, kèm theo sự mất dung dịch. Khi đó dòng dung dịch với nhiệt
độ thấp, nhanh chóng làm giảm nhiệt độ thành giếng và vùng lân
cận; ta quan sát thấy đồ thị nhiệt có xu hướng giảm. Sau khi bơm
tampon chống mất dung dịch và tiếp tục khoan, tampon cùng với
mùn khoan bít nhét vào các khe nứt, lỗ rỗng làm giảm lượng mất
dung dịch, kèm theo là sự gia tăng từ từ biểu đồ địa chiệt. Khi
dung dịch bị mất lần thứ hai, toàn bộ quá trình giảm và tăng nhiệt
lại lặp lại như trên. Việc khảo sát nhiệt độ kịp thời kết hợp với một
số tài liệu liên quan khác cả của những giếng đã và đang khoan có
điều kiện tương tự, góp phần xác định tỷ trọng dung dịch thích
hợp. Khi sự cố mất dung dịch xảy ra, cần giảm tỷ trọng dung dịch
để giảm sự chênh áp nhằm hạn chế tốc độ mất dung dịch; mặt khác
do sự giảm nhiệt, tỷ trọng dung dịch trong giếng sẽ ít bị ảnh hưởng
nhiệt hơn. Giảm tỷ trọng dung dịch, áp suất cột thủy tĩnh nhỏ đi,
giúp ngăn chặn sự mất dung dịch xảy ra. Để giảm tỷ trọng dung
dịch, có thể áp dụng những loại dung dịch nhẹ.

Hệ dung dịch polymer phi sét có hàm lượng pha rắn thấp,
nên có tỷ trọng thấp, tuy nhiên vì đây là hệ dung dịch gốc nước,
nên tỷ trọng dung dịch luôn >1. Để giảm tỷ trọng của dung dịch
xuống <1, nhằm phù hợp với những thành hệ có dị thường áp suất
thấp (như tại móng mỏ Bạch Hổ hiện nay có gradient áp suất vỉa
vào khoảng 0,8), cần áp dụng các hệ dung dịch gốc dầu (nhũ tương
nghịch), hoặc hệ dung dịch bọt.

b. Áp dụng hệ dung dịch nhũ tương nghịch (gốc dầu)

b.1. Khái niệm

Hệ dung dịch nhũ tương nghịch là hệ nhũ tương mà trong đó


pha dầu là pha liên tục còn pha nước là pha phân tán.

Dung dịch gốc dầu cũng được cải thiện tới mức có thể chứa
được đến 20% nước. Nói chung đến nay, giữa dung dịch khoan

222
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

gốc dầu và dung dịch nhũ tương nghịch về cơ bản không còn
những khác biệt nữa.

Những năm 80, ở các nước Tây Âu khối lượng nhũ tương
nghịch được sử dụng cho công tác khoan chiếm gần 10%, còn đối
với vùng Biển Bắc chiếm là 50% khối lượng của tất cả các loại
dung dịch khoan.

Ở Cộng hòa liên bang Nga, việc sử dụng dung dịch nhũ
tương nghịch bắt đầu vào cuối những năm 60, đầu những năm 70
và được phát triển một cách đều đặn. Chúng được sử dụng rộng
rãi nhất ở các vùng mỏ Tatnhepht, Kominhepht, Belorynhepht,
Ykrnhepht, Permnhepht, Glavtrumennhepht và một loạt các vùng
khác…

Đến nay, các dung dịch gốc dầu tổng hợp đã và đang được
sử dụng ở hầu khắp các giếng khoan dầu trên thế giới với định
hướng chủ yếu là chấp nhận sự đổ mùn khoan trực tiếp xuống
biển, trong khi hoạt động này đã bị cấm đối với bùn gốc dầu và
một số bùn khoan gốc nước ở nhiều vùng. Hơn 90% việc sử dụng
dung dịch khoan gốc dầu tổng hợp là được sử dụng ở hai vùng:
Vịnh Mexico và Biển Bắc.

b.2. Tình hình sử dụng dung dịch khoan gốc dầu ở Việt
Nam

Năm 1995, công ty Mobil Oil đã khoan giếng khoan TL-


2X ở lô Thanh Long thuộc bể Nam Côn Sơn bằng dung dịch nhũ
tương nghịch trên cơ sở nền dầu khoáng ít độc hại HDF-200. Việc
này được quyết định khi giếng khoan thứ nhất (TL-1X) gặp phải
các sự cố không thể khắc phục được.

Dung dịch nhũ tương nghịch trên nền dầu khoáng cải thiện
HDF-2000 có hàm lượng hydrocacbon thơm thấp đã được sử dụng
cho khoan 7 giếng khoan với công nghệ khoan Slimhole của công

223
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

ty UNOCAL, cho 3 giếng khoan lô 15-1 thuộc bể Cửu Long của


công ty JVPC, đây là các giếng khoan với công nghệ khoan thông
thường.

Dung dịch khoan gốc dầu tổng hợp trên nền dầu Saraline,
đã được sử dụng cho 4 giếng ở lô 52/97 của công ty UNOCAL,
cho 3 giếng của lô 15-1 của công ty JVPC, 1 giếng khoan cho
Conoco lô 15, việc áp dụng dung dịch khoan dầu vẫn đang được
tiếp diễn ở thềm lục địa phía nam của Việt Nam.

Dung dịch gốc dầu chỉ chứa 520% nước, vì vậy dung dịch
có tỷ trọng thấp, độ bền cấu trúc và độ ổn định nhiệt độ cao. Hệ
dung dịch nhũ tương nghịch bảo vệ tốt tính chất thấm của tầng sản
phẩm. Những thành phần cơ bản và chức năng của chúng trong hệ
dung dịch gốc dầu tổng quát được trình bày trong bảng 6.3

Bảng 6.3: Thành phần cơ bản và chức năng của hệ dung dịch
nhũ tương nghịch

TT Thành phần Chức năng

Dầu (dầu diezel, dầu tổng


1 hợp, dầu thực vật, dầu Pha liên tục
mỏ…)

Nước (nước kỹ thuật, nước


2 Pha phân tán
muối)

Chất hoạt tính bề mặt


3 Tạo nhũ và ổn định nhũ
(PAV)

Tạo cấu trúc trong dung dịch


4 Chất tạo cấu trúc
gốc dầu

5 Chất giảm độ thải nước Giảm “filtrate” vào thành hệ

224
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Giảm độ nhớt cho dung dịch


6 Chất làm loãng
gốc dầu

7 CaCl2 Tăng độ phân cực; hoạt tính

8 Ca(OH)2 Tăng độ pH

Một ví dụ về đơn pha chế tổng quát và các thông số dung


dịch được trình bày trong bảng 6.4
Bảng 6.4: đơn pha chế tổng quát và các thông số hệ dung dịch
nhũ tương nghịch

Hàm lượng
TT Thành phần Thông số dung dịch
(kg/m3 )

Dầu (dầu diezel, - Tỷ trọng (): 0.871.04


dầu tổng hợp,
1 400600 - Độ nhớt phễu
dầu thực vật, dầu
(FV100/200): 1535”
mỏ…)
- Độ nhớt dẻo (PV):
Sét hữu cơ 2050 cPs
2 1520
- Ứng lực cắt động (YP):
1631 Lb/100ft2
Polymerr
3 1030 - Filtrate (FL): 1,52
ml/30 phút
PAV - Lượng nước trong
4 2025
filtrate: 0 ml
- Điện thế (Vol): >100
Nước Vol
5 400600
- Độ khoáng hóa: Đến
bão hòa muối.

225
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

- Độ hồi phục độ thấm:


>85%
- Độ bền nhiệt:
o
150170 C

Nhận xét: Đơn pha chế và thông số dung dịch được trình
bày ở trên là rất phù hợp và đạt hiệu quả cao khi áp dụng cho
khoan và sửa giếng. Đặc biệt là khi áp dụng hệ dung dịch trên cho
đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ, sẽ góp phần đáng kể để ngăn ngừa
sự cố mất dung dịch và bảo vệ tốt tầng sản phẩm này.
b.3. Ba hệ dung dịch gốc dầu chủ yếu được Công ty dung
dịch khoan quốc tế MI đang sử dụng hiện nay
Bảng 6.5: Hệ dung dịch khoan gốc dầu của công ty MI

Tên hệ dung dịch nhũ


TT Pha liên tục (dầu)
tương nghịch

1 Versadril Dầu diezel

2 Versaclean Dầu mỏ

Dầu mỏ có độ độc hại cực


3 Versavert
thấp

Các hệ dung dịch nhũ tương nghịch “Versa” được phân biệt
với những tên gọi khác nhau dựa vào việc sử dụng loại dầu nào
làm pha liên tục của hệ. Sau đây, chúng tôi tập trung trình bày về
hệ dung dịch “Versavert”, do hệ có độ độc hại cực thấp, nên ảnh
hưởng rất ít đến môi trường sinh thái. Hệ này đang được áp dụng
phổ biến ở Na Uy và ở Biển Bắc.
Đơn pha chế và chức năng của từng hóa phẩm trong hệ
dung dịch trên được trình bày trong bảng 6.6

226
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Bảng 6.6: Đơn pha chế và chức năng của từng hóa phẩm trong
hệ dung dịch “Versavert”

Tên thương
TT Tên khoa học Chức năng Hàm lượng
phẩm

1 2 3 4 5

Dầu mỏ có độ
Versavert 6595% (thể
1 độc hại cực Pha liên tục
B tích)
thấp

Nước kỹ Nước kỹ Pha phân 535% (thể


2
thuật thuật tán tích)

Khoáng hóa
100250
3 CaCl2 Clorua canxi và hoạt tính
kg/m3
pha nước

Dầu mỡ Tạo nhũ


4 Versavert P 1025 kg/m3
polyamid ban đầu

Tạo nhũ
thứ cấp và
5 Versavert S Polyamid 620 kg/m3
giảm
filtrate

Nhựa
polymerr Giảm
6 Versavert F 020 kg/m3
đồng trùng filtrate
hợp

Versavert Hectorit hữu


7 Tạo độ nhớt 2030 kg/m3
Vis cơ

227
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

Biến đổi
Versavert
8 Axit béo tính lưu 010 kg/m3
M
biến

Hydroxide Điều chỉnh


9 Vôi 025 kg/m3
canxi độ kiềm

Tăng tỷ Theo yêu


10 MI Bar Barite
trọng cầu

Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm của dầu (dù đã qua
xử lý) trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khi thi công và khai thác
các giếng dầu trên biển vẫn gây ô nhiễm cho môi trường. Sản xuất
và sử dụng Hydrocarbon tổng hợp có khả năng phân hủy vi sinh
(ví dụ như este của các axit cácbon dầu thực vật, như các loại dầu:
dừa, cọ, bông, ô liu, cây trẩu và các loại tương tự) là một phương
pháp có triển vọng, cho phép thu được các loại nhiên liệu, chất bôi
trơn và các sản phẩm hóa học an toàn cho môi trường sinh thái.
Hiện nay trên thế giới, người ta ngày càng áp dụng rộng
rãi các sản phẩm dầu tổng hợp (các este gốc Hydrocarbon) để thay
thế dầu mỏ trong pha liên tục của dung dịch nhũ tương nghịch,
nhằm đảm bảo an toàn hơn nữa cho môi trường sinh thái và người
sử dụng. Công ty MI có các hệ dung dịch dầu tổng hợp với những
tên gọi khác nhau, dựa trên loại dầu tổng hợp được sử dụng làm
pha liên tục. Cụ thể là:
Bảng 6.7: Các hệ dung dịch dầu tổng hợp của Công ty MI

TT Hệ dung dịch tổng hợp Pha liên tục

1 AQUAMUL I* Ête

2 AQUAMUL II* Axeton

228
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

3 ECOGREEN Este

4 NOVADRIL** Poly-alpha olefin

5 NOVAPLUS* Olefin nguyên chất

6 NOVATEC Alpha olefin mạch thẳng

7 PARADRIL* Parafin

MI đã áp dụng thành công những hệ dung dịch trên trong


các điều kiện được trình bày ở bảng 6.8
Bảng 6.8: Điều kiện áp dụng thành công các hệ dung dịch của
công ty MI

Điều kiện áp dụng


Hệ dung
T Tổng Tỷ Hàm
dịch tổng Nhiệt Nước
T quát trọng lượng
hợp độ cao sâu
(chung) cao nước cao

AQUAM
1   - - -
UL I*

AQUAM
2     
UL II*

ECOGRE
3  - - - -
EN

NOVADR
4   - - -
IL**

NOVAPL
5     
US*

229
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

NOVATE
6     
C

PARADRI
7     
L*

Ghi chú: : Điều kiện áp dụng được.


Sau đây là ví dụ cụ thể về một hệ dung dịch dầu tổng hợp
(Hệ NOVAPLUS) được trình bày trong bảng 6.9
Bảng 6.9: Hệ dung dịch dầu tổng hợp NOVAPLUS

TT Tên hóa phẩm Chức năng Hàm lượng

NOVAPLUS B
6095% thể tích,
1 (Olefin nguyên Pha liên tục
pha lỏng
chất

540% thể tích,


2 Nước kỹ thuật Pha phân tán
pha lỏng

1530% trọng
Khoáng hóa
3 CaCl2 lượng của pha
cho pha nước
nước

VG-69 (chất tạo độ


4 Tạo độ nhớt 930 kg/m3
nhớt)

NOVAMUL* Tạo nhũ tương


5 1723 kg/m3
(chất tạo nhũ) ban đầu

NOVAWET (chất
6 Gây thấm ướt 611 kg/m3
hoạt tính bề mặt)

230
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

NOVAMOD (chất
Điều chỉnh độ
7 hữu cơ tạo cấu 39 kg/m3
lưu biến
trúc)

8 Vôi Tăng độ kiềm 1123 kg/m3

Ngoài bảo vệ môi trường, việc ứng dụng các metyl (etyl)
este của axit cacbon từ dầu thực vật còn đảm bảo đạt được hiệu
quả kinh tế đáng kể.
Ví dụ: Sử dụng các dung dịch tạo nhũ gốc dầu thực vật, cho phép
rút ngắn thời gian gọi dòng các giếng dầu (2-3 ngày đêm thay vì
30 ngày đêm và lớn hơn nữa so với các dung dịch gốc nước), cho
phép tăng sản lượng giữa các kỳ sửa chữa giếng không ít hơn
300600 tấn dầu, nghĩa là lợi nhuận tăng thêm 40.00080.000
USD và lớn hơn nữa trên một giếng (theo tài liệu nghiên cứu của
công ty Exbur-CHLB Nga).
Ở đây dung dịch tạo nhũ sau khi tách pha rắn có thể không
gặp khó khăn khi thu hồi, vì nó không chứa những tạp chất nguy
hiểm về mặt sinh thái-không có các Hydrocarbon thơm, không có
các hợp chất chứa lưu huỳnh,…
c. Hệ dung dịch bọt
c.1. Áp dụng hệ dung dịch bọt
Áp dụng hệ dung dịch gốc dầu như được trình bày ở trên
sẽ rất phù hợp để ngăn ngừa mất dung dịch cho những thành hệ
có gradient áp suất gần bằng 1. Đối với những thành hệ có dị
thường áp suất cực thấp, hoặc những tầng sản phẩm có gradient
áp suất ngày càng giảm dần do quá trình khai thác lâu dài (như tại
mỏ Bạch Hổ), thì việc sử dụng dung dịch bọt sẽ giúp ngăn ngừa
triệt để mất dung dịch khoan, bảo vệ tối đa tầng sản phẩm và môi
trường sinh thái.

231
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

Liên hiệp xí nghiệp khai thác dầu Dagestan đã tiến hành


công tác mở vỉa với áp suất vỉa thấp dùng dung dịch bọt. Nhờ việc
sử dụng dung dịch bọt ở Baskiri, khi mở vỉa với các vỉa có áp suất
vỉa thấp, tất cả các giếng khoan đã khoan được đến độ sâu thiết
kế mà không gặp phải trục trặc nào.
Công ty Air Drilling Services International đã tiến hành
khoan các tầng đá vôi nứt nẻ, lỗ hổng bằng dung dịch bọt ở nhiều
nơi trên thế giới.
Công ty petroleum Development Oman ở mỏ Marmul khi
khoan qua tầng cát bở rời đã sử dụng dung dịch bọt, nhờ đó mà
ngăn ngừa hoàn toàn mất dung dịch.
Công ty POOL rất giàu kinh nghiệm trong việc sử dụng
dung dịch bọt. Công ty PERMER đã sử dụng thành công dung
dịch bọt khi sửa giếng khoan ở nam Mêxico nơi tầng chứa không
bền vững và có áp suất vỉa thấp. Rửa giếng khoan bằng dung dịch
bọt không gặp trở ngại gì cho đến độ sâu 3500m.
Các công ty UNION TEXAS, TOTAL và AGIP khi tiến
hành khoan thăm dò ở Tuynidi đã sử dụng dung dịch bọt nhằm
giảm thời gian và giá thành khoan tại những vùng bị mất dung
dịch trầm trọng.
Các công ty STANDARD OIL ở bang Califonia đã sử dụng
dung dịch bọt bền vững trong môi trường mặn và nhiễm dầu để
khoan trong thành hệ kém bền vững, hang hốc, nứt nẻ, có áp suất
vỉa thấp.
Việc sử dụng dung dịch bọt ngày càng rộng rãi, đòi hỏi
phải tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ khoan bằng dung
dịch mới này trong điều kiện ở vùng mỏ Bạch Hổ.
c.2. Bản chất của thành phần dung dịch bọt gồm
- Tác nhân tạo khí và bọt được đưa vào dung dịch khoan
thông qua các thiết bị trộn đặt trên giàn khoan. Với các hóa chất
232
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

đã sử dụng, một phần bọt khí được tạo ra ngay trong khi dung dịch
qua thiết bị trộn và được bơm vào giếng khoan. Khí tiếp tục được
tạo ra do sự phân hủy của hỗn hợp tạo khí ở nhiệt độ cao (> 90oC);
có thể sử dụng các dung dịch đệm để điều chỉnh tốc độ phân hủy
khí ở các nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của đá móng;
- Để đảm bảo hai điều kiện, một mặt là phân tán các bọt khí
vào dung dịch khoan ở trên ranh giới với không khí, mặt khác là
có thể dễ dàng khử bọt khí khi dung dịch tuần hoàn trở về, cần
thiết phải thêm các chất hoạt động bề mặt (HĐBM) thuộc loại
anion, không ion, hoặc hỗn hợp. Các chất HĐBM (PAV) này tạo
ra các màng cấu trúc cả trên bề mặt ranh giới pha, cả trong dung
dịch;
- Polymer sinh học trên cơ sở Polisaccarit, bền ở nhiệt độ
cao tới 160oC, có tác dụng điều chỉnh độ nhớt (PV), YP, nâng cao
khả năng tải mùn khoan làm sạch đáy giếng;
- Các chất làm giảm độ thoát nước như CMC, HEC
(Hydroxyl Ethyl Xenlulo) được bổ sung khi cần thiết;
- Bọt cũng như khí tạo ra phải được loại bỏ lúc thoát khỏi
giếng khoan và trước khi dung dịch khoan trở về thiết bị bơm. Do
vậy cần thiết phải sử dụng các chất khử bọt (Defoamer);
- CaCO3 khi cần thiết để bít các kẽ nứt, các lỗ hổng đất đá.
c.3. Giải pháp đồng bộ
Để thực hiện được những đề xuất nêu trên cần giải quyết
một cách đồng bộ các vấn đề sau:
Công nghệ điều chế dung dịch bọt
+ Các chất hoạt động bề mặt, tính chất hóa lý và khả năng
tạo bọt của chúng;
+ Các chất polymer cố định bọt, tính chất hóa lý và khả năng
cố định bọt;

233
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

+ Ảnh hưởng của nước biển đến các tính chất của các chất
tạo bọt và cố định bọt;
+ Thành phần tối ưu của dung dịch bọt.
Thiết bị tạo bọt
+ Ảnh hưởng của áp suất đến tính chất của dung dịch bọt;
+ Các phương pháp tạo bọt trong dung dịch, lựa chọn
phương pháp tối ưu;
+ Thiết bị tạo bọt cho các giếng khoan sâu;
+ Các phương pháp phá bọt và thiết bị phá bọt.
Công nghệ khoan với dung dịch bọt
+ Các thiết bị đi kèm (máy nén khí, đối áp xoay, đồng hồ đo
áp suất, van ngược);
+ Các tính chất của dung dịch bọt: Tỷ trọng, độ nhớt, mức
độ khí hóa, độ bôi trơn, khả năng ức chế trương nở sét…
+ Tính toán tổn thất áp lực;
+ Thông số công nghệ khoan tối ưu.
Thử nghiệm, trên cơ sở thử nghiệm xác định
+ Lưu lượng khí tối ưu;
+ Lưu lượng dung dịch tối ưu;
+ Tốc độ dòng chảy tối ưu;
+ Chế độ khoan tối ưu.
Nếu sử dụng không khí dễ gây cháy nổ, cần có biện pháp
kiểm soát phù hợp để đảm bảo an toàn. Nên áp dụng khí Nitơ kết
hợp với PAV để tạo ra bọt trơ, không gây cháy. Có một phương
pháp tạo khí Nitơ đã được áp dụng thành công trong quá trình khai
thác tại mỏ Bạch Hổ những năm gần đây, đó là sử dụng hỗn hợp

234
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

hai hóa phẩm Nitơrit Natri (NaNO2) và Clorua Amôn (NH4Cl).


Phương trình phản ứng tạo khí Nitơ như sau:
Khi to  80oC
NH4Cl+ NaNO2 = NaCl + N2 + H2O.
Ở nhiệt độ càng cao thì tốc độ khí tách ra càng nhanh, thành
phần khí thu được chiếm 99% là khí Nitơ (N2), điều này rất phù
hợp cho dung dịch bọt, nhằm ngăn ngừa mất dung dịch trong điều
kiện đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ.
Hiện nay công ty MI đang áp dụng rộng rãi hệ dung dịch
vi bọt ‘‘Aphron ICS” ở nhiều nơi trên thế giới. Đơn pha chế và
thông số dung dịch của hệ này được trình bày trong bảng 6.10
Bảng 6.10: Đơn pha chế và thông số dung dịch của hệ
Aphron ICS
Thành phần Thông số dung dịch

Hàm Gel10”/1
T Chức YP
Tên Tên lượng
năng Số đọc Số đọc PV 0’
Tỷ
T thương khoa Lb/ pH
Lb/bbl Lb/ trọng
phẩm học 6v/ph 3 v/ph cPs
2
100ft
100ft2

Hỗn hợp
Tạo
GoDev polymer
1 độ 4.0
il II r không
nhớt
ion

Chất Giảm
Acti giảm độ độ
2 5.0
Vator I thải thải
nước nước

Acti Điều
Chất
3 Vator chỉnh 0.5 32 28 9 50 30/39 <0.9 9,6
đệm
II pH

235
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

Bao
Hỗn hợp
bọc
của PAV
Blue không
4 không 0.75
Streak khí
ion &
tạo vi
anion
bọt

Hỗn hợp
chất Ức
Acti
5 PAV & chế 1.0
Guard
dầu thực sét
vật

Kết
6 Soda Na2CO3 tủa 0.25
Ca++

Hệ dung dịch vi bọt này đồng nhất mà không cần bơm nén
không khí hay những khí khác vào, nên sử dụng rất hiệu quả và
thuận tiện. Trong hệ đó, các vi bọt có tác dụng như những hạt chất
rắn bít nhét, do vậy chúng lấp kín vào những khe nứt mở của đới
nứt nẻ; nhưng không giống như pha rắn, các vi bọt có thể đàn hồi,
nên bít kín được vào nhiều kích thước của khe nứt, lỗ rỗng (xem
hình 6.2).

Hình 6.2: Cơ chế bít nhet của các vi bọt

236
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

d . Một số biện pháp khác giúp ngăn ngừa mất dung dịch
- Giữ các thông số độ nhớt, lực cắt tĩnh của dung dịch ở mức
tối thiểu cho phép để giảm áp suất cột dung dịch và áp suất bơm;
- Khi thả bộ khoan cu, phải hạn chế tốc độ ở mức cho phép
để tránh hiệu ứng pitông;
- Phải tiến hành bơm trung gian khi thả cần (khi chiều sâu
giếng khoan đã lớn), nhằm giảm áp lực bơm từ đó giảm được áp
suất của cột dung dịch ép lên thành hệ giếng khoan.
6.3.6. Những biện pháp khắc phục khi mất dung dịch
6.3.6.1. Những giải pháp đang được áp dụng
- Giảm tỷ trọng và cùng độ nhớt dung dịch và giảm lưu lượng
bơm đến mức cho phép;
- Trộn vào dung dịch các vật liệu bít nhét như: vỏ trấu, bột
đá, sơ dừa, sợi cao su, xenlulo…;
- Bơm những tampôn chống mất dung dịch thích hợp xuống
đới mất dung dịch;
Ở Vietsovpetro thường cho vào dung dịch vỏ trấu trong
trường hợp mất dung dịch liên tục khi khoan ở đá móng nứt nẻ.
Khi mất dung dịch ở mức độ rò rỉ: Cho trấu từ 5-20 kg/m³ vào
dung dịch. Khi mất dung dịch từ từng phần đến mất tuần hoàn:
Bơm ép tampôn sét trộn với trấu, bột đá vào đới mất dung dịch.
Tampôn có độ nhớt cao (100 – 120 s) với trấu từ 25 – 60 kg/m³
tuỳ theo mức độ mất dung dịch.
Chuẩn bị 10 - 20m³ dung dịch tampôn với trấu, sau đó bơm
xuống vùng thân trần giếng khoan mất dung dịch và bơm ép
tampôn vào đới mất dung dịch.
Trong trường hợp mất trầm trọng, mất tuần hoàn hoàn toàn
không khắc phục được thì có thể khoan bằng nước biển không
tuần hoàn.Trong quá trình khoan, bơm nước biển vào trong cần
237
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

kết hợp với rót nước biển ngoài cần nhằm đảm bảo làm mát, giảm
ma sát giữa cần với ống chống và thành giếng.
Trong khi khoan sau mỗi 9 - 10m khoan tới hay trước khi
tiếp cần – bơm xuống giếng khoan khoảng 10m³ dung dịch tampôn
có độ nhớt cao để làm sạch mùn khoan vùng đáy giếng.
- Dùng dung dịch hỗn hợp xi măng - sét, sét - dầu diezen…
để bịt vùng mất dung dịch nếu đới mất dung dịch không phải là
tầng sản phẩm.
- Khoan với dung dịch khí, sục khí tạo bọt khí trong dung
dịch để giảm tỷ trọng dung dịch.
6.3.6.2. Quy trình và những biện pháp tổng quát chống mất
dung dịch đang được nhiều công ty khoan quốc tế áp dụng
Quy trình và những biện pháp tổng quát chống mất dung
dịch đang được nhiều công ty khoan quốc tế áp dụng được trình
bày trong sơ đồ khối (hình 6.3).
Nhận xét: Từ sơ đồ này cho thấy, giải pháp chống mất dung
dịch chủ yếu là bơm các tampon thích hợp với từng mức độ mất
dung dịch và đặc tính của thành hệ. Trong đó có 3 loại tampon
chính như sau:
- Tampon thông thường bao gồm: Dung dịch nền có độ nhớt
và độ bền cấu trúc cao, với những chất bít nhét có thành phần và
hàm lượng thích hợp tùy mức độ mất dung dịch;
- Tampon nhớt đàn hồi “FORM-A”: Áp dụng khi mất tuần
hoàn hoàn toàn;
- Tampon “Dầu diezel-Bentonite-Polymerr” và “Dầu
diezel-Bentonite-Ximăng”: Áp dụng khi mất tuần hoàn hoàn toàn,
đặc biệt có hiệu quả trong đới hang hốc castơ.
a. Tampon thông thường chống mất dung dịch (tampon
LCM)

238
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Tùy theo mức độ mất dung dịch xảy ra mà thay đổi đơn pha
chế của tampon LCM cho phù hợp.
Phân loại mức độ mất dung dịch theo tiêu chuẩn API, gồm
4 loại: Mất rò rỉ: < 2m3/giờ; mất từng phần 26 m3/giờ; mất
nghiêm trọng > 6 m3/giờ và mất hoàn toàn.
Mất rò rỉ: Trộn ngay 2050 kg/m3 vật liệu chống mất dung
dịch (LCM) vào dung dịch, hay bơm vào giếng 310 m3 tampon
LCM, với 5065 kg/m3 các cỡ hạt từ mịn (<74 m) đến vừa
(742000 m). Thành phần tampon LCM gồm khoảng 10 kg/m3
chất bít nhét dạng sợi (sợi cao su, xenlulo, chất dẻo…), 40 kg/m3
hạt vỏ đậu cỡ từ mịn đến vừa, 15 kg/m3 mica từ mịn đến vừa.
Mất từng phần: Bơm 310 m3 tampon LCM, gồm khoảng
100150 kg/m3 các chất bít nhét cỡ hạt từ mịn đến thô vào tầng dự
đoán bị mất dung dịch. Ép dung dịch vào các khe nứt, trong đó có
20 kg/m3 chất bít nhét dạng sợi (sợi cao su, sợi xenlulo…), 100
kg/m3 hạt vỏ đậu từ mịn đến thô, 30 kg/m3 vảy mica từ mịn đến
thô.
Mất nghiêm trọng: Bơm ép 512 m3 tampon LCM vào tầng
mất dung dịch. Thành phần tampon gồm: 8090 kg/m3 các chất
bít nhét (dạng sợi như: Kwikseal, xenlulo,…; dạng hạt như:
Nutplug,…) cỡ hạt từ vừa đến thô và 8090 kg/m3 CaCO3 có cỡ
hạt từ vừa đến thô.
Người ta thường dùng hai loại tampon để chống mất dung
dịch nghiêm trọng với thành phần cụ thể như sau:
+ Các polymer (HEC hoặc Xanthangum) kết hợp với CaCO3
cỡ hạt vừa, thô; 25 kg/m3 chất bít nhét dạng sợi; 40 kg/m3 vỏ đậu
cỡ hạt từ vừa tới thô; 25 kg/m3 vảy mica cỡ từ vừa tới thô;
+ Các polymer (HEC, Xanthangum) kết hợp với 30 kg/m3
chất chống mất dung dịch “liquid casing” (sợi xenlulo nghiền mịn)
và 60 kg/m3 OMSEAL (sợi xenlulo được chế đặc biệt).
239
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

Mất hoàn toàn: Bơm ép 1215 m3 tampon LCM với thành


phần như sau:
+ Bổ sung Xanthangum vào dung dịch khoan, để thu được
độ nhớt phễu: FV=120160”;
+ 40 kg/m3 Kwikseal M (cỡ vừa);
+ 3040 kg/m3 Kwikseal C (cỡ thô, 20005000 m);
+ 40 kg/m3 CaCO3 M (cỡ hạt vừa);
+ 30 kg/m3 Nutplug M (cỡ hạt vừa);
+ 30 kg/m3 Nutplug F (cỡ hạt mịn);
+ 30 kg/m3 vảy mica (cỡ thô).
Nhìn chung, khi xảy ra mất tuần hoàn hoàn toàn, giải pháp
bơm tampon LCM thông thường như trên, ít thu được kết quả. Do
vậy, người ta phải chuyển sang bơm ép các loại tampon đặc biệt
như: Tampon DOBG (dầu diezel-Bentonite-guargum), tampon
DOBC (dầu diezel-Bentonite-xi măng); hoặc tampon nhớt đàn hồi
“FORM-A-SET”.
b. Tampon DOBG và tampon DOBC
b.1. Phân tích cơ chế hoạt động của tampon dầu Diezel-
Bentonite-Guargum (DOBG)
Trước đây, người ta đã sử dụng loại tampon dầu diezel-
Bentonite để chống mất dung dịch từ nghiêm trọng đến mất tuần
hoàn hoàn toàn cho những đới hang hốc, nứt nẻ, nhưng không phải
là tầng sản phẩm (do rất khó hòa tan trong axit). Tuy nhiên, hiện
nay người ta đã hoàn thiện loại tampon này, nhờ bổ sung một hàm
lượng thích hợp các polymerr xác định. MI đề xuất bổ sung:
Guargum (một loại polymerr) vào tampon dầu diezel-Bentonite,
để trở thành tampon mới DOBG, có tính năng hoàn thiện hơn.

240
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Hình 6.3: Sơ đồ khối Quy trình và những biện pháp tổng


quát chống mất dung dịch
Khi bơm tampon DOBG xuống giếng: Lúc đầu tampon còn
ở trong cần khoan, do chưa tiếp xúc với nước, nên sét chưa hoạt
tính. Guargum là một loại polymerr tạo cấu trúc rất tốt, giúp giữ
các hạt sét ở trạng thái lơ lửng trong dầu diezel, tạo hỗn hợp
đồng nhất. Tampon khi ra khỏi choòng khoan chảy vào khoảng
không vành xuyến và được bơm ép vào đới mất dung dịch. Do
tác dụng của phân dị tỷ trọng, nhiệt độ và sự giảm tốc độ dòng

241
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

chảy, làm dầu diezel bị phân tách ra khỏi hỗn hợp. Tuy nhiên, do
Guargum tạo độ nhớt và độ bền cấu trúc cao cho tampon (khi
chưa tiếp xúc với nước), nên quá trình tách dầu ra khỏi hỗn hợp
không diễn ra nhanh, đủ thời gian sét đi vào thành hệ, chứ không
bị trương nở ngay ở khoảng không vành xuyến. Bentonite tiếp
xúc với nước từ dung dịch ở khoảng thân trần và nước vỉa, làm
sét trương nở mạnh khi đi vào các hang hốc, làm bịt kín các
đường dẫn. Ở nhiệt độ cao của đáy giếng, Bentonite (thuộc nhóm
Montmorillonit - loại sét trương nở mạnh nhất) càng tăng độ
hoạt tính nên trương nở mạnh, bít nhét chặt trong các khe nứt,
hoặc hang hốc nhỏ, nơi dẫn đến những hang hốc lớn, tạo thành
lớp tường chắn vững chắc. Do đó, tampon không cần lấp đầy
những hang hốc lớn, nhưng vẫn ngăn chặn, hoặc hạn chế được
mất dung dịch xảy ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi bơm nhiều
tampon DOBG (hoặc DOBC) sẽ gây nhiễm bẩn dầu diezel, sét
(và xi măng) vào dung dịch, làm ảnh hưởng xấu đến tính chất
dung dịch khoan. Do đó cần phải hạn chế tối đa sự nhiễm bẩn
này và tăng cường pha loãng, kết hợp bổ sung những hóa phẩm
thích hợp, để duy trì độ ổn định của các thông số dung dịch
b.2. Phân tích cơ chế hoạt động của tampon dầu diezel-
Bentonite-xi măng (DOBC)
Tương tự như Bentonite, xi măng ở trong dầu diezel không
hoạt tính. Khi dịch chuyển trong cần khoan, hỗn hợp Bentonite-
Xi măng- dầu diezel, được trộn với nhau nhờ chế độ chảy rối.
Tampon DOBC khi ra khỏi choòng khoan, chảy vào khoảng
không vành xuyến và được bơm ép vào đới hang hốc castơ. Do
tác dụng của phân li tỷ trọng, nhiệt độ và sự giảm tốc độ dòng
chảy, làm dầu diezel bị tách ra khỏi hỗn hợp. Bentonite và xi măng
tiếp xúc với nước từ dung dịch gốc nước ở khoảng không vành
xuyến và nước vỉa ở trong thành hệ, làm Bentonite bị trương nở
mạnh, xi măng đông kết lại, làm tăng độ liên kết trong tampon,
giúp tăng khả năng bít nhét của tampon vào đới mất dung dịch.

242
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Tuy nhiên, để xi măng đông kết, cần đủ thời gian. Do đó,


nên sử dụng kết hợp hai loại tampon DOBG và DOBC để hỗ trợ
lẫn nhau. Khi hang hốc có kích thước lớn, nếu ngay từ đầu bơm
ép tampon DOBC, thì xi măng dễ bị cuốn trôi và sa lắng xuống
đáy các hang hốc, xi măng không đủ thời gian đông kết trên đường
dẫn vào các hang hốc, vì vậy làm giảm khả năng bít nhét và độ
bền của tampon. Trong trường hợp này, nên bơm tampon DOBG
trước, để tạo lớp bít nhét ban đầu, làm giảm đáng kể mức độ mất
dung dịch, sau đó mới tiến hành bơm ép tampon DOBC, nhờ vậy
xi măng rất khó bị cuốn trôi.
b.3. Một số kết quả phân tích thí nghiệm:
Tuy các tampon DOBG chống mất dung dịch cho các hang
Castơ là khá có hiệu quả tại giếng khoan 04-3-ĐB-2X. Nhưng để
tăng độ liên kết trong tampon chống mất dung dịch, XNLD VSP
đã đề nghị MI nghiên cứu đề xuất một số đơn pha chế tampon
dầu diesel-Bentonite-xi măng, với tỷ lệ giữa sét Bentonite và xi
măng khác nhau, để tiến hành đo độ quánh của các hỗn hợp
trong phòng thí nghiệm xi măng. Các kết quả thí nghiệm được
trình bày trong bảng 6.11.
Bảng 6.11: Kết quả thí nghiệm Tampon với tỷ lệ sét và xi
măng khác nhau

Hỗn Hỗn Hỗn Hỗn Hỗn Hỗn


hợp 1 hợp 2 hợp 3 hợp 4 hợp 5 hợp 6

Khuấy Khó Dễ
trộn dễ Khuấy Khuấy khuấy Dễ
Không khuấy
dàng. trộn trộn trộn. khuấy
trộn trộn
Dung dễ. dễ. Dung trộn.
thêm Dung
dịch Dung Dung dịch Dung
nước kỹ dịch
đồng dịch dịch đồng dịch
thuật đặc hơn
nhất khi đồng đồng nhất khi đồng
các hỗn
khuấy nhất nhất khuấy nhất
hợp

243
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

khi khi khác. khi


khuấy khuấy Dung khuấy
dịch
đồng
nhất khi
khuấy

Dầu
Dầu Dầu
diezel
diezel diezel Dầu Dầu Dầu
bị
bị phân bị diezel diezel diezel
phân
Trộn tách phân bị bị phân bị phân
tách
thêm một tách phân tách tách
một
nước kỹ phần một tách một một
phần
thuật khi phần một phần phần
với tỷ lệ khi
khuấy. khi phần. khi khi
sau: khuấy.
Hỗn khuấy, Tạo khuấy. khuấy.
Thể tích Hỗn
hợp rất tạo thành Tạo Tạo
nước kỹ hợp
thuật: đặc thành hỗn thành thành
đặc
thể tích được hỗn hợp hỗn hợp hỗn hợp
được
hỗn tạo hợp đặc. rất đặc. rất đặc.
tạo
hợp=1: thành. đặc. Độ Độ Độ
1 thành.
Độ Độ quánh quánh quánh
Độ
quánh quánh =15B >100B >100B
quánh
>100B =20B C C C
=15B
C C
C

Ghi chú:
- Hỗn hợp 1: DOBC; Hỗn hợp 4: DOBGC
- Hỗn hợp 2: DOB2C; Hỗn hợp 5: DOBG2C
- Hỗn hợp 3: DOB3C; Hỗn hợp 6: DOBG3C
Trong đó:
- BC: Tỷ lệ Bentonite và xi măng là 1:1

244
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

- B2C: Tỷ lệ Bentonite và xi măng là 1:2.


- B3C: Tỷ lệ Bentonite và xi măng là 1:3.
Nhận xét:
- Khi giảm tỷ lệ của Bentonite so với xi măng, dung dịch
loãng hơn, nên DOB3C là hỗn hợp loãng nhất;
- Hỗn hợp 4 rất đặc, rất khó khuấy trộn, có nhiều khả năng
tạo khó khăn khi trộn và bơm;
- Chỉ có hỗn hợp số 1,4 và 5 tạo độ quánh >100 BC, đạt độ
cố kết của vữa xi măng. Tuy nhiên, hỗn hợp 4 rất khó trộn và bơm,
nên chỉ còn hỗn hợp 1 (DOBC) và hỗn hợp 5 (DOBG2C) là có
khả năng sử dụng, nhằm tăng độ liên kết của tampon. Trong hai
hỗn hợp trên thì DOBC đã được MI nghiên cứu và áp dụng, cho
kết quả tương đối khả quan. Hỗn hợp DOBG2C cần tiếp tục
nghiên cứu, để có thể áp dụng cho một số giếng khoan sau này.
Nếu có kết quả tốt thì rất thuận tiện trong thực tế thi công, vì rất
dễ chuyển đổi từ tampon DOBG sang tampon DOBG2C khi cần
thiết.
c. Tampon xi măng và “sodium silicate”
Khi vữa xi măng đi vào đới mất dung dịch, sẽ tương tác với
dung dịch “sodium silicate” tạo ra hỗn hợp liên kết nhanh, bít nhét
vào các khe nứt, hang hốc, lỗ rỗng. Phương pháp này đã áp dụng
thành công tại một số nơi trên thế giới, khi xảy ra mất dung dịch
nghiêm trọng hoặc mất tuần hoàn hoàn toàn. Tuy nhiên, tại giếng
04-3-ĐB-1X, trong khoảng độ sâu từ 2221m đến 2485m xảy ra
nhiều lần mất dung dịch nghiêm trọng và mất tuần hoàn hoàn toàn,
đã bơm nhiều tampon “sodium silicate” và xi măng, trong đó có
45 tampon xi măng nhưng không có kết quả khả quan. Sau khi
nghiên cứu các tài liệu liên quan, chúng tôi xác định nguyên nhân
không thành công của các giải pháp trên là do đã khoan vào tầng
đá carbonate với nhiều hang hốc castơ; trong đó có cả những hang

245
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

động kích thước lớn, mà các tampon chống mất dung dịch không
thể lấp đầy được. Tampon xi măng khi được bơm vào thành hệ,
cần phải đủ thời gian đông kết để tạo thành “bức tường chắn” vững
chắc. Nhưng trên thực tế, nhiều khả năng tampon vừa đi ra khỏi
choòng khoan, không đủ thời gian đông kết đã bị tụt sâu vào trong
vỉa, đi xa khỏi vùng lân cận đáy, nên hiện tượng mất dung dịch rất
khó bị khống chế. Mặt khác, khả năng liên kết của “sodium
silicate” cũng không cao và tương tự như với tampon xi măng,
chúng bị dòng dung dịch cuốn đi vào những hang castơ, mà không
thể bít nhét và liên kết lại trong các đới mất dung dịch này. Đó
chính là lý do tại sao ở giếng khoan ĐB-1X đã có lúc đổ tới hàng
chục cầu xi măng mà vẫn không khống chế được mất dung dịch.
d. Tampon nhớt- đàn hồi “FORM-A-SET”
“FORM-A-SET” là hỗn hợp giữa những polymerr với các
tác nhân liên kết ngang và vật liệu chống mất dung dịch dạng sợi,
được gia công nhằm bít nhét vào những đới nứt nẻ, hang hốc. Dưới
tác động của thời gian và nhiệt độ đáy giếng, những liên kết ngang
được hình thành giữa các mạch polymerr làm tampon “FORM-A-
SET” có tính nhớt-đàn hồi. Tampon này được áp dụng cho những
đới mất dung dịch nghiêm trọng không phải là tầng sản phẩm (do
rất khó hòa tan trong axit).
Vật liệu chống mất dung dịch của tampon “FORM-A-
SET” là sợi xenlulô với những kích cỡ khác nhau. Hai hóa phẩm
dùng kiểm soát thời gian cố kết của tampon là: FORM-A-SET
RET và FORM-A-SET ACC. Trong đó, FORRM-A-SET RET là
chất chậm đông, dùng khi thời gian bơm kéo dài và nhiệt độ đáy
giếng cao; còn FORM-A-SET ACC được sử dụng khi thời gian
bơm rút ngắn và nhiệt độ đáy giếng thấp.
Những hóa phẩm của tampon FORM-A-SET có thể được
trộn trong nước kỹ thuật, nước biển, hoặc nước muối đến bão hòa.
Áp dụng tampon này chống mất dung dịch rất hiệu quả tại những

246
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

thành hệ cát kết, hoặc cuội sỏi kết, do mất dung dịch tại đây
thường xảy ra không đột ngột, nên có thể theo dõi được nhiệt độ
vỉa, nhờ đó khống chế khá chính xác thời gian đông kết của
tampon.
FORM-A-SET AK là một hỗn hợp đặc biệt của polymerr và vật
liệu dạng sợi được dùng để bít nhét vào đới mất dung dịch.
FORM-A-SET XL là tác nhân tạo liên kết ngang giữa các mạch
polymerr.
DUOVIS là polymerr sinh học Xanthangum nhằm tạo cấu trúc
trong tampon.
Trên đây là những thành phần và chức năng chính của các
hóa phẩm trong tampon FORM-A-SET. Tùy điều kiện nhiệt độ và
áp suất thành hệ, mà đơn pha chế của tampon có thể thay đổi cho
phù hợp, mới tạo được liên kết ngang bền vững.
Ví dụ về một đơn pha chế và trình tự (theo số thứ tự) pha
trộn của tampon FORM-A-SET, được trình bày tại bảng 6.12
Bảng 6.12: Đơn pha chế và trình tự pha trộn tampon
FORM-A-SET

Số Hàm Số Hàm
Thành phần Thành phần
TT lượng TT lượng

0,682 393,92
1 Nước 5 Barite
Lb/bbl Lb/bbl

FORM-A- 10 FORM-A- 8,56


2 6
SET RET Lb/bbl SET AK Lb/bbl

0,225 0,225
3 Duovis 7 Duovis
Lb/bbl Lb/bbl

247
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

FORM-A- 8,56 FORM-A- 3,25


4 8
SET AK Lb/bbl SET XL Lb/bbl

Tampon này có cấu trúc rất bền chắc kể cả ở nhiệt độ cao


và có tính đàn hồi, nên có thể bít kín vào những khe nứt, lỗ rỗng
có kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, tampon FORM-A-SET không nên dùng cho
tầng sản phẩm, do rất khó tự phân hủy và hòa tan rất kém trong
axit. Tại những đới hang hốc castơ, hay ở một số nơi (của đá móng
mỏ Bạch Hổ) thành hệ bị nứt nẻ mạnh, vì mức độ mất dung dịch
thay đổi rất đột ngột, do đó rất khó xác định chính xác nhiệt độ vỉa
tại thời điểm bơm tampon, nên khó điều chỉnh đơn pha chế tampon
thích hợp.
e. Phương pháp mũ dung dịch (“Floating mud caps”)
Phương pháp này được áp dụng khi xảy ra mất dung dịch
nghiêm trọng, hoặc mất tuần hoàn hoàn toàn, mà đã dùng biện
pháp bơm ép các loại tampon nhưng không thu được kết quả. Cụ
thể là: Luôn giữ đầy dung dịch với tỷ trọng thích hợp ở khoảng
không vành xuyến để khống chế áp suất thành hệ, trong khi đó
vẫn tiếp tục khoan bằng nước, dù vẫn luôn chịu tổn thất dung dịch
và nước (nước muối, nước biển, nước kỹ thuật) vào thành hệ.
Trong đó, tỷ trọng dung dịch ở khoảng không vành xuyến phải
luôn duy trì ở giá trị thích hợp nhằm kiểm soát giếng khoan vừa
ngăn ngừa phun trào vừa khống chế để chống mất dung dịch trầm
trọng hơn vào thành hệ.
Trong trường hợp áp dụng các tampon chống mất dung
dịch đạt hiệu quả thấp và thể tích các bể trộn dung dịch đủ lớn với
hệ thống bơm trộn cho phép (để đảm bảo thường xuyên duy trì áp
suất ổn định của cột dung dịch trong giếng khoan), cần nghiên cứu
khả năng khoan không tuần hoàn theo phương pháp này.
248
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

g. Phương pháp khoan không tuần hoàn bằng nước


biển (“Blind drilling”)
Có những công ty khoan dầu khí quốc tế đã áp dụng
phương pháp này tại một số giếng khoan, khi thi công trong thành
hệ hang hốc castơ, hoặc trong đá móng nứt nẻ ở thềm lục địa Việt
Nam, trong đó có XNLD Vietsovpetro (khi khoan một số giếng
khoan bị mất tuần hoàn hoàn toàn trong đá móng). Trong quá trình
khoan không tuần hoàn, sau mỗi khoảng độ sâu nhất định, phải
bơm Tampon độ nhớt cao, để tải mùn khoan lên bề mặt, hoặc ép
mùn khoan vào các đới mất dung dịch, nhằm tránh kẹt bộ khoan
cụ, do mùn khoan bị sa lắng trong giếng khoan.
Thực tế thi công tại giếng khoan 04-3-ĐB-1X (thân hai)
đã khoan không tuần hoàn “blid drilling” từ độ sâu 2418m đến
2461m.
Tại đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ, trong trường hợp bất khả
kháng khi không khống chế được mất dung dịch khoan, có thể áp
dụng phương pháp này. Tuy nhiên, điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu
nhất định cho tầng sản phẩm do sự xâm nhập sâu của nước biển
và mùn khoan đến những khoảng cách không thể kiểm soát được
trong đá móng.
6.3.7. Nhận xét chung và đề xuất
Từ phần trình bày ở trên cho thấy:
- Vấn đề mất dung dịch khoan xảy ra rất phức tạp và đa
dạng, đặc biệt là đối với thềm lục địa Việt Nam: Nơi có những
thành hệ hang hốc castơ lớn và đá móng bị nứt nẻ mạnh. Hơn nữa,
những đới mất dung dịch nghiêm trọng trong đá móng nứt nẻ tại
đây, lại thường là những vỉa sản phẩm chính được phân bố ở
những độ sâu lớn có nhiệt độ cao, áp suất thấp;
- Những giải pháp ngăn ngừa thích hợp: Đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn là các biện pháp chống mất dung dịch. Trong đó

249
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

việc dự báo chính xác, kết hợp với giảm tỷ trọng dung dịch tương
đương bằng sử dụng những hệ dung dịch nhẹ (như dung dịch gốc
dầu tổng hợp, bọt…), điều chỉnh thông số dung dịch và áp dụng
những phương pháp công nghệ khoan phù hợp, sẽ quyết định đến
thành công của công tác thi công khoan qua những đới mất dung
dịch;
- Biện pháp chống mất dung dịch có hiệu quả nhất hiện
nay: Là bơm ép những tampon thích hợp, tùy từng điều kiện cụ
thể. Khi xảy ra mất dung dịch trong những đới hang hốc castơ lớn,
thì áp dụng tampon dầu-Bentonite-polymerr (Xanthangum hoặc
Guargum) đang là giải pháp tối ưu, nhằm chống mất dung dịch tại
đây. Qua phân tích ở phần trên, cũng như thực tế thi công khá
thành công tại giếng khoan 04-3-ĐB-2X, đã khẳng định điều đó.
Đối với những đới nứt nẻ, lỗ rỗng và hang hốc có kích thước nhỏ
hơn, thì việc áp dụng các tampon có thành phần và cỡ hạt phù hợp,
sẽ quyết định đến hiệu quả của công tác chống mất dung dịch khi
thi công khoan qua các đới này;
- Tuy nhiên, các loại tampon chủ yếu đang được các nhà
thầu khoan quốc tế áp dụng, thường không, hòa tan, hoặc rất khó
hòa tan trong axit. Do đó, khi những đới mất dung dịch đồng thời
lại là những vỉa sản phẩm như trong đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ,
thì việc bơm ép các tampon này sẽ ảnh hưởng xấu đến tầng sản
phẩm. Do đó trong thành phần của tampon cần giảm thiểu những
loại vật liệu khó hoặc không tan trong axit và tăng cường các loại
vật liệu dễ hòa tan trong axit như: Carbonat canxi dạng hạt,
Carbonat canxi rỗng xốp, Carbonat dạng vảy, vỏ sò…Nên sử dụng
kết hợp những dạng vật liệu chống mất dung dịch dạng: hạt, sợi,
vảy với những kích cỡ khác nhau, trong cùng một tampon để tăng
khả năng chống mất dung dịch. Đặc biệt đối với đá móng nứt nẻ,
việc lựa chọn các kích cỡ của vật liệu chống mất dung dịch phù
hợp với độ mở của các khe nứt, sẽ quyết định đến khả năng bít
nhét của tampon. Mặt khác, từ nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra

250
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

rằng, trong các loại polymerr đang được sử dụng rộng rãi, thì
Xanthangum là loại có khả năng tạo cấu trúc tốt và ít gây hư hại
tầng sản phẩm, nhờ kích thước phân tử nhỏ và hàm lượng sử dụng
tương đối thấp. Do đó nên dùng Xanthangum để pha chế tampon
chống mất dung dịch cho tầng sản phẩm;
- Để chuẩn bị dung dịch cho khoan tầng carbonat hang hốc
castơ (như tại giếng khoan 04-3-ĐB-2X) lúc đầu đã chuẩn bị đầy
dung dịch trong các bể với đủ thành phần và đơn pha chế theo
chương trình đặt ra. Nhưng thực tế mất dung dịch trầm trọng tại
tầng này và theo tài liệu thi công giếng khoan cho thấy, thành phần
đầy đủ theo đơn pha chế trên là không cần thiết, vừa tốn hóa phẩm,
vừa tốn thời gian gia công dung dịch. Trong thực tiễn thi công
khoan sau đó, thành phần dung dịch ở khoảng độ sâu này đã được
rút bớt chỉ còn hai thành phần chủ yếu là Barite và Duovis, rất phù
hợp với tình hình thực tế. Điều này nên tiếp tục áp dụng ở những
trường hợp tương tự. Thành phần và đơn pha chế dung dịch, cùng
yêu cầu kỹ thuật về các thông số dung dịch khi thi công khoan qua
tầng đá carbonat hang hốc castơ, cần điều chỉnh lại cho thích hợp
nhằm đem lại hiệu quả cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể thời
gian và hóa phẩm, nên đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn;
- Khi chuẩn bị khoan tầng carbonat hang hốc castơ, nên
dùng hai bể nhỏ (thể tích 812 m3/bể) dùng trộn hai tampon chống
mất dung dịch. Sau khi bơm ép tampon trong bể thứ nhất xong, dù
có chuyển sang bơm ép tiếp tampon ở bể thứ hai hay không, cũng
phải trộn lại ngay tampon trong bể đầu. Như vậy lúc nào cũng có
ít nhất 1 bể chứa tampon dự phòng. Do đó, sau thời gian đợi
tampon bít nhét xong đới mất dung dịch, có thể tuần hoàn dung
dịch ngay, nếu lại xảy ra mất dung dịch mới thì đã có tampon dự
phòng, để bơm xuống nhằm giảm thiểu mất dung dịch.

251
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

6.4. Kẹt cần khoan


6.4.1. Những nguyên nhân chủ yếu gây kẹt bộ khoan cụ bao
gồm
- Sự kẹt dính vi sai: Khi cần khoan tiếp xúc với thành hệ có
độ thấm cao. Bộ khoan cụ bị ép vào thành, do áp suất của cột dung
dịch lớn hơn áp suất thành hệ.
- Kẹt cơ học: Do những vật lạ rơi vào giếng.
- Kẹt dính do sự trương nở sét thành hệ, khi dung dịch ức
chế sét không tốt.
- Kẹt cần do hiện tượng tạo “lỗ khóa”.
- Kẹt cần do mùn khoan sa lắng nhiều ở xung quanh choòng
và cần nặng, sập lở thành giếng khoan.
6.4.1.1. Kẹt cần do chênh áp (kẹt dính vi sai)
Kẹt cần do chênh áp là hiện tượng kẹt cần vào thành hệ do
áp suất của dung dịch khoan gây ra trong lỗ khoan lớn hơn áp suất
lỗ rỗng trong thành hệ. Điều này làm tăng độ thấm lọc và tạo ra
lớp vỏ bùn dày. Khi ngưng tuần hoàn (để tiếp cần hay vì một lý
do nào đó), cần khoan sẽ bị dính vào lớp vỏ bùn dày này và không
di chuyển được.
Kẹt cần do chênh áp có thể xảy ra ở bất kỳ độ sâu nào trong
quá trình khoan, nhưng thường xảy ra nhất trong trường hợp
khoan sâu và dung dịch có khối lượng riêng lớn.
Để tránh hiện tượng này:
- Nên bổ sung thêm chất kiểm soát độ thải nước của dung
dịch CMC…,chất bôi trơn, chất hoạt tính bề mặt và một số chất
bột mịn như Carbonat Canxi, graphit, mix-II F….
- Dùng dung dịch gốc dầu;

252
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

- Luôn di chuyển bộ khoan cụ khi khoan bằng dung dịch


nặng;
- Dùng cần nặng hình vuông hay xoắn ốc để giảm diện tích
tiếp xúc giữa cần nặng và vỏ bùn.

Hình 6.4: Kẹt cần do chênh áp


Hiện tượng kẹt do chênh áp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Sự chênh lệch giữa áp suất vỉa và áp suất cột dung dịch
trong lỗ khoan. Sự chênh áp này ép cần nặng vào lớp vỏ bùn;
- Diện tích tiếp xúc của cần nặng và lớp vỏ bùn (là diện tích
cần nặng ép vào lớp vỏ bùn). Diện tích này phụ thuộc vào đường
kính giếng khoan, đường kính cần nặng và độ dày lớp vỏ bùn;
- Ma sát giữa cần nặng và lớp vỏ bùn;
- Độ bền của lớp vỏ bùn: Độ bền và độ dày của vỏ bùn có
ảnh hưởng nhiều tới mức độ kẹt dính. Nếu vỏ bùn mỏng và chắc,
lực dính kết với cần khoan sẽ nhỏ hơn, ngược lại nếu vỏ bùn dày
và xốp khi đó lực dính kết với cần khoan sẽ lớn hơn nhiều, dẫn
đến dễ bị kẹt cần khoan.

253
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

6.4.1.2. Kẹt cần do vật lạ rơi vào giếng khoan


Trong khi khoan, kéo thả cần, khi có vật lạ cứng rơi vào
giếng khoan dễ dẫn đến bị kẹt bộ khoan cụ, do vật lạ nằm chèn
giữa bộ khoan cụ và thành giếng khoan. Khoảng không vành
xuyến giữa một số phần của bộ khoan cụ (đặc biệt là các định tâm)
với thành giếng khoan rất hẹp, nên vật cứng rơi xuống rất dễ bị
dắt, chèn, dẫn đến bộ khoan cụ bị vướng, kẹt.
6.4.1.3. Kẹt dính do sự trương nở sét thành hệ
Thành giếng khoan (khoảng thân trần) do tiếp xúc lâu ngày
với dung dịch, pha lỏng từ dung dịch ngấm vào làm trương nở sét
thành hệ, tính ức chế của dung dịch khoan càng thấp thì sự trương
nở sét càng nhiều, từ đây dẫn đến đường kính giếng khoan bị thu
hẹp lại nên khi thi công hay bị vướng, mút, hoặc nặng thì bị kẹt
bộ khoan cụ.
6.4.1.4. Hiện tượng kẹt lỗ khoá
Trong thi công các giếng khoan xiên, thân giếng khoan
thường nghiêng một góc với phương thẳng đứng, do đó cần khoan
luôn có xu hướng ép vào thành giếng khoan ở những vị trí cong.
Vì tải trọng trên choòng chủ yếu do cần nặng tạo nên, cần khoan
chỉ chịu lực kéo. Nếu góc nghiêng càng lớn thì cần khoan sẽ ép
càng mạnh và khi quá trình khoan lâu cần khoan sẽ càng mài mòn
thành giếng khoan do lực căng gây ra để hướng bộ cần khoan về
lại phương thẳng đứng, do đó sẽ hình thành một đoạn trong giếng
khoan (phần bị lệch) có đường kính bằng đường kính cần khoan
(hình 6.5). Khi kéo bộ khoan cụ lên để tiếp cần hay để thay choòng
thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng kẹt, không nâng lên được do đường
kính của bộ khoan cụ bên dưới đoạn kẹt lớn hơn đường kính lỗ
khóa và bị mắc ở đó không qua được.
Nếu giữ quỹ đạo của giếng khoan luôn thẳng đứng (trong
trường hợp khoan thẳng đứng) sẽ tránh được hiện tượng tạo lỗ
khoá trong giếng khoan.
254
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Hình 6.5: Kẹt cần do lỗ khoan tạo lỗ khoá


6.4.1.5. Kẹt cần do sập lở thành giếng khoan, do mùn khoan
sa lắng nhiều ở xung quanh choòng và cần nặng
Nguyên nhân gây kẹt cần
a. Tỷ trọng tương đương của dung dịch không đủ lớn để tạo
cột áp trong giếng khoan cân bằng với áp suất thành hệ. Trong quá
trình khoan, đất đá ở thành giếng khoan luôn có khuynh hướng rơi
vào giếng khoan do sự mất cân bằng tự nhiên. Nếu áp suất cột
dung dịch không đủ lớn, để tạo cân bằng với áp suất thành hệ, thì
dễ dẫn đến sập lở thành giếng khoan, đặc biệt là tại những thành
hệ đất đá bở rời, kém bền vững;
b. Đá phiến sét có áp suất dị thường cao nằm liền kề với
những lớp đất đá có độ thấm cao và áp suất bình thường: Khi cả
hai địa tầng này được khoan qua, dù khi dung dịch có khối lượng
riêng thấp, không có dấu hiệu của chất lưu xâm nhập vào giếng
khoan, chỉ quan sát thấy ở sàn rung có một lượng vụn sét lớn.
Những lớp đá phiến sét thường có độ dốc lớn, nứt nẻ nhiều, gồm
những phân lớp sét trương nở xen kẹp với những lớp sét giòn,
255
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

không trương nở. Sập lở xảy ra do nguyên nhân hấp thụ nước của
sét. Nước được hấp thụ vào những khe nứt làm trương nở sét. Sự
trương nở không cân bằng giữa những lớp sét dễ trương nở và
không trương nở làm cho khối sét giòn, không trương nở bị vỡ và
rơi vào giếng khoan;
c. Sự tạo thành các mấu đá (ledges) ở thành giếng trong quá
trình khoan: Mẫu đá được tạo thành là do sự khác nhau về thành
phần hoá học và độ cứng của đất đá thành hệ. Khi khoan qua
những địa tầng xen kẹp giữa đất đá cứng, khó phá hủy hay hoà tan
và đá mềm, dễ hoà tan sẽ tạo thành những mấu đá. Trong quá trình
kéo thả bộ khoan cụ, do sự va chạm giữa bộ khoan cụ và các mấu
đá sẽ làm các mấu đá bị phá hủy và rơi vào giếng khoan.

Hình 6.6 : Kẹt dính cần khoan do sét Hình 6.7: Sập lở do thành hệ nứt vỡ

6.4.1.6. Kẹt do bó choòng khoan qua địa tầng chứa sét hoạt
tính.
Bó choòng là hiện tượng phức tạp khi khoan qua địa tầng
chứa sét hoạt tính với dung dịch ức chế sét không tốt và thiếu chất
chống bó choòng phù hợp. Tuy không quá nghiêm trọng, nhưng
bó choòng làm giảm tốc độ cơ học, tăng thời gian, tăng chi phí
khoan và có thể dẫn tới kẹt bộ khoan cụ, hoặc các phức tạp khác.

256
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

Bó choòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ khoan, kinh
nghiệm của kíp trưởng, độ bôi trơn và khả năng ức chế của dung
dịch khoan.
6.4.2. Một số biện pháp ngăn ngừa hiện tượng kẹt.
Lập phương án thi công khoan cần cẩn trọng, tiến hành thi
công đúng quy trình công nghệ, luôn có những dự báo và thông
tin chuẩn xác, để điều chỉnh thông số dung dịch và công nghệ phù
hợp kịp thời, nhằm giảm đáng kể khả năng gây kẹt cần.
a. Lập phương án thi công khoan
Trước khi tiến hành khoan giếng, phải tổng hợp và liên kết
các tài liệu liên quan ở những giếng khoan lân cận có điều kiện
tương tự, nhằm dự báo những đới có thể xảy ra kẹt cần. Lựa chọn
loại dung dịch với thông số dung dịch và công nghệ thích hợp, sẽ
giảm đáng kể ảnh hưởng xấu lên thành giếng và bộ khoan cụ.
b. Thực hiện đúng quy trình công nghệ trong quá trình
thi công khoan
- Kéo, thả bộ khoan cụ khi bó thành, dễ gây kẹt cần. Lúc
đó phải đưa cần xuống từ từ và tuần hoàn dung dịch với chế độ
phù hợp.
- Kỹ sư dung dịch cần nắm rõ những thông tin liên quan
như: Dung dịch trong giếng không sạch (có nhiều mùn khoan),
hoặc những khó khăn để duy trì thông số dung dịch theo thiết kế,
để kịp thời xử lý.
- Nên áp dụng các xử lý dung dịch như sau, để giảm khả
năng kẹt cần:
+ Giảm độ thải nước (FL): FL thấp thường kéo theo vỏ bùn
mỏng và bền chắc, nên làm giảm diện tích tiếp xúc với bộ khoan
cụ và làm giảm sự trương nở sét thành hệ;

257
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

+ Dùng dung dịch gốc dầu: Loại dung dịch này có vỏ bùn
rất mỏng. Mặt khác, độ bôi trơn của dung dịch cao, nên giảm đáng
kể ma sát giữa bộ khoan cụ và thành hệ. Nếu gặp thành hệ sét,
cũng không làm sét bị trương nở. Hơn nữa tỷ trọng dung dịch
thường không cao, nên khó gân kẹt dính vi sai;
+ Giảm hệ số ma sát: Bổ sung chất bôi trơn thích hợp
thường xuyên (theo định kỳ) hoặc khi cần thiết, để giảm mômen;
+ Đối với những giếng khoan có góc nghiêng lớn: Cần bơm
rửa thật kỹ, đảm bảo giếng sạch trước khi thông giếng. Đảm bảo
dung dịch có số đọc 6 vòng/phút (đo trên máy Fann) thường từ 8-
14 để không làm lắng mùn khoan trên thành giếng khoan;
+ Nên định kỳ bơm rửa với tampon độ nhớt cao để làm sạch
giếng;
+ Dùng dung dịch ức chế sét tốt giúp giảm thiểu sự trương
nở, hoặc sập lở thành hệ (đã trình bày kỹ ở phần trước) nên ngăn
ngừa đáng kể khả năng gây kẹt bộ khoan cụ.
c. Những chất phụ gia để giảm ma sát
Trong quá trình thi công và hoàn thiện giếng khoan, các
công ty dầu khí thường sử dụng ba nhóm phụ gia khác nhau để
giảm mô men giữa bộ khoan cụ và thành giếng. Trên thực tế, nếu
yêu cầu nhiều hơn một nhóm phụ gia bôi trơn trong cùng một dung
dịch, thì có thể sử dụng kết hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp
này thường không mang lại hiệu quả cao so với dùng riêng từng
nhóm, mà còn có thể gây tác hại (ví dụ: dùng dầu bôi trơn cùng
với graphit, dễ gây kết vón, làm bít nhét và dính bết sàng rung).
Ba nhóm phụ gia đó bao gồm:
- Nhóm chất bôi trơn tạo màng loại lỏng
Đây là nhóm được dùng phổ biến nhất. Chúng có đặc tính
dầu, làm giảm hệ số ma sát nhờ tạo ra một màng bảo vệ giữa các
bề mặt khác nhau. Những chất phụ gia thuộc nhóm này được điều
258
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

chế trên cơ sở dầu tự nhiên (như dầu lạc, dầu điều, dầu hạt cải…),
hoặc các este biến tính và những dạng chất lỏng hữu cơ khác, với
hàm lượng nhìn chung nằm trong khoảng 0,53% thể tích. Một số
chất bôi trơn đang được nhiều nhà thầu quốc tế áp dụng là: EMT-
544, Radiagreen, D-D, DRIL-KLEEN, E.P.Lube, Lube-100,
Lube-167, SALINEX,…
- Nhóm chất bôi trơn loại rắn dạng vảy
Những phụ gia thuộc dạng này chủ yếu là graphit hoặc
graphit biến tính. Chúng thường được dùng khi bắt đầu khoan một
cấp đường kính giếng mới và được dùng để kết hợp với những
chất khác trong dung dịch, tạo thành vỏ bùn trên thành giếng.
Nhóm bôi trơn này giúp giảm ma sát trượt và ma sát xoay giữa bộ
khoan cụ và thành giếng. Chúng còn được bổ sung vào dung dịch
nhằm tăng cường độ ổn định thành giếng, khi khoan vào các thành
hệ kém bền vững, nhờ tăng cường một lớp bôi trơn bảo vệ, làm
giảm tác hại tới thành giếng khi bộ khoan cụ va chạm vào thành.
Nhóm phụ gia này được sử dụng trong dung dịch nhũ tương
nghịch và dung dịch nền nước, với hàm lượng phổ biến là 1030
kg/m3. Hiện nay, nhiều nhà thầu quốc tế đang sử dụng một số chất
phụ gia thuộc nhóm này là: RGC (carbo graphit đàn hồi), graphit,
Asphasol (hỗn hợp sulfonat hữu cơ), …
- Nhóm phụ gia bôi trơn loại rắn dạng cầu
Các chất thuộc nhóm này được sản xuất từ những vật liệu
khác nhau nên có sự biến đổi về tỷ trọng, mức độ tròn cạnh và độ
cứng. Những vật liệu này giống những viên bi nhỏ bao quanh cần
khoan ở khoảng không vành xuyến. Dạng phổ biến nhất thường
được sử dụng là hạt thủy tinh, bọt thủy tinh 3M và hạt polymer.
Các hạt có kích thước khác nhau từ 5 tới 500 m. Việc lựa chọn
kích cỡ hạt phù hợp trong từng điều kiện cụ thể, sẽ quyết định đến
hiệu quả giảm ma sát của việc áp dụng nhóm phụ gia này trong
quá trình thi công. Chúng được bổ sung vào dung dịch với hàm

259
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

lượng 1535 kg/m3 trước khi thả ống chống, ống lửng để giảm ma
sát trượt đối với những giếng khoan có góc nghiêng lớn. Những
hạt vật liệu thuộc nhóm này có cỡ hạt mịn (74 m), được sử dụng
như một phụ gia thường xuyên ở trong dung dịch, đặc biệt khi phải
khoan giếng định hướng trong một khoảng thân trần dài. Hiện nay,
tại một số giếng khoan trên thế giới, đang áp dụng bọt thuỷ tinh
3M, nhằm giảm tỷ trọng dung dịch và giảm ma sát giữa bộ khoan
cụ và thành giếng .
6.4.3. Một số giải pháp chống kẹt bộ khoan cụ
Nếu các biện pháp ngăn ngừa trên không thu được kết quả,
cần khoan vẫn bị kẹt, thì sau khi phân tích, tìm ra nguyên nhân
gây ra sự cố, tùy theo từng trường hợp, mà có những phương pháp
cứu kẹt phù hợp. Trong đó, có một số giải pháp liên quan đến dung
dịch như sau:
- Cố gắng thiết lập ngay tuần hoàn dung dịch khoan;
- Giảm tỷ trọng dung dịch (nếu do kẹt chênh áp), bằng biện
pháp bơm dung dịch có tỷ trọng thấp hơn vào giếng khoan, trong
khi vẫn liên tục tuần hoàn và tác động ngoại lực lên bộ khoan cụ
(nếu do kẹt chênh áp).
- Giảm áp suất cột dung dịch, có thể bằng phương pháp
tuần hoàn ngược: Bơm nước hoặc dầu vào khoảng không vành
xuyến trong khi đóng chặt “Đối áp”. Tuy nhiên, phương pháp này
đòi hỏi tính toán rất cẩn thận, đảm bảo tốt quy trình khống chế
giếng khoan và giữ cho thành giếng ổn định. Khi bộ khoan cụ đã
được giải phóng, thì nước và dầu trong khoảng không vành xuyến
phải được thay thế bằng dung dịch khoan, dầu được lưu giữ trong
bể dự trữ. Các thông số dung dịch phải được kiểm soát tốt;
- Kỹ sư dung dịch cần tham gia chuẩn bị tampon cứu kẹt
theo yêu cầu và xử lý càng nhanh càng tốt, tránh để hiện tượng kẹt

260
Chương 6: Những phức tạp thường xảy ra trong quá trình thi công khoan

kéo dài, làm vấn đề thêm trầm trọng. Những giải pháp cụ thể như
sau:
+ Trong dung dịch nền nước, các hóa chất của tampon cứu
kẹt sẽ làm cho vỏ bùn trở nên khô và co lại, do đó làm giảm diện
tích tiếp xúc và lực dính kết giữa cần khoan và vỏ bùn;
+ Các nhà thầu quốc tế thường dùng một số chất cứu kẹt
như: Free Pipe W, Pipe-lax W, Pipe-Lax ENV, Pipe-Lax, CMAD-
1M…
Đơn pha chế tampon cứu kẹt: Một số đơn pha chế tampon
cứu kẹt được trình bày trong bảng 6.13
Bảng 6.13: Đơn pha chế tampon cứu kẹt

Tỷ trọng

Thành phần 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 2,15


tampon cứu kẹt

Dầu diezel, hoặc dầu


có độ độc hại thấp 5000 5000 4500 4500 4500 4500 4000
(lít)

Pipe, Lax W, Free


600 600 600 600 600 600 600
Pipe W (lít)

Nước kỹ thuật (lít) 4000 3500 3000 2500 2000 1000 1000

Barite (tấn) 0,8 3,5 5,5 8,5 11,0 14,5 17,5

Quy trình bơm ép tampon cứu kẹt như sau:


- Bơm ép tampon để tampon đi vào khoảng không vành
xuyến, chiếm toàn bộ phần xung quanh cần nặng, vùng bị kẹt;
- Bơm ép tampon trong cần để thay thế dung dịch cho đến
khi tampon lấp đầy khoảng không vành xuyến giữa thành giếng

261
Công nghệ dung dịch khoan -nghiên cứu và áp dụng tại Vietsovpetro

và cần nặng, vùng bị kẹt. Duy trì khoảng 10% thể tích tampon ở
trong cần khoan;
- Dùng các giải pháp công nghệ phù hợp tác động lên bộ
khoan cụ (đập, giật…) do nhà thầu khoan thực hiện;
- Bơm ép định kỳ 0,2-0,5 m3/30 phút để tampon đi từ cần
khoan vào khoảng không vành xuyến;
Ghi chú: Thường bơm ép 30 m3 tampon cứu kẹt nhằm giải
phóng cần.
Tampon khi tuần hoàn trở về, nên dẫn vào bể dự trữ, ngăn
cách với hệ thống hoạt động. Vì tampon có chứa những hóa chất
gây ảnh hưởng xấu đến thông số dung dịch và môi trường sinh
thái.

262

You might also like