You are on page 1of 10

BÁO CÁO TÌM HIỂU ZALO OA: Zalo OA, Zalo Zns, Zalo Zcc

1. Zalo OA
Tổng quan: Zalo Official Account (Zalo OA) là một trang mà Zalo tạo ra để dành
cho các tổ chức, doanh nghiệp hay nhãn hàng nhằm phục vụ cho mục đích kinh
doanh của họ.

Phân loại: 3 hình thức Zalo OA với mục đích và ưu đã khác nhau

 Bản dành cho Doanh nghiệp


 Bản dành cho Nội dung
 Bản dành cho Cơ quan nhà nước
Với phiên bản Zalo OA cho Doanh nghiệp:
 Mục tiêu:
- Chăm sóc khách hàng
- Xây dựng thương hiệu
- Kinh doanh bán hàng
 Điểm mạnh so với các nền tảng hỗ trợ tiếp thị và CSKH khác:
- Vì Zalo là ứng dụng sở hữu lượng người dùng rất lớn, đứng đầu trong các nền
tảng MXH ở Việt Nam, nến nếu doanh nghiệp dùng zalo để tiếp thị và chăm sóc
khách hàng thì sẽ tiếp cận được đối tượng người dụng khổng lồ trên zalo.
- Do đặc thù trên zalo, mỗi số điện thoại chỉ đăng kí được 1 tài khoản duy nhất,
nên doanh nghiệp tận dụng điều đó để hạn chế được tài khoản rác, tiếp cận trực
tiếp với khách hàng, tránh mất nhiều chi phí trong việc không tiếp cận được
khách hàng mục tiêu.
- Tạo sự tin cậy hơn cho khách hàng so với các nền tảng tiếp thị khác. Bởi việc
tham gia Zalo OA là không dễ, đòi hỏi doanh nghiệp, tổ chức phải cung cấp rất
nhiều thông tin, và có những quy chuẩn thông qua rất khắt khe.
Bên cạnh đấy, nếu doanh nghiệp tham gia tiếp thị, CSKH qua SMS thì khả năng
nhận diện thương hiệu kém, không có hình ảnh, tên Brand không có dấu. Do
đó, dễ gây nghi ngờ, không tin tưởng từ phía khách hàng do có nhiều trường
hợp giả mạo số SMS. Và ngược lại, doanh nghiệp sẽ không gặp phải TH đấy nếu
tham gia Zalo OA.
- Thân thiện với khách hàng hơn: do zalo là nền tảng trò chuyện có nhiều người
thường xuyên tương tác, dễ truyền tải cảm xúc nhờ có các icon cảm xúc, có thể
xây dựng giao diện nhằm gây ấn tượng thương hiệu đối với KH, kích thích sự
tương tác qua lại giữa KH và DN -> tạo mối quan hệ -> kích thích sự gắn bó lâu
dài.
- Zalo OA cung cấp dịch vụ cho việc truyền tải thông điệp phức tạp, phong phú,
cung cấp chèn ảnh.
 Chức năng:
- Cung cấp tính năng “Quản lý nhãn” để phân loại khách hàng cùng trạng thái đơn
hàng hiệu quả, hỗ trợ quy trình xử lý đơn và quản lý hội thoại với khách hàng dễ
dàng và chính xác hơn các nền tảng khác. (nhãn quy trình, nhãn thường, chuyển
nhãn, thay đổi thứ tự nhãn,…)
- Cung cấp tính năng Broadcard: Là tính năng gửi tin nhắn hàng loạt đến những
khách hàng quan tâm tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp.

 Gửi tin nhắn miễn phí đến khách hàng miễn phí với số lượng tin nhắn lên
đến 1000 tin/ tháng. Từ tin nhắn thứ 1000 trở đi thì phí gửi chỉ là 55 đồng/
tin
 Nội dung tin nhắn rất đa dạng: bài viết, video quảng cáo, thông tin khuyến
mãi, giới thiệu sản phẩm, tin tức…
 có thể cung cấp tự do lựa chọn và xây dựng đối tượng gửi tin nhắn. Đó có
thể là cá nhân, tệp khách hàng… hay những đặc điểm như: giới tính, độ
tuổi, địa điểm, platform, nhà mạng….
- Cho phép doanh nghiệp có thể soạn thảo các bài viết, video quảng cáo,
landing page để giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình. Các
nội dung được cập nhật dưới dạng danh sách với đầy đủ thông tin ngày tháng,
tiêu đề, nội dung giúp khách hàng dễ đọc và tiếp cận thông tin về doanh
nghiệp một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.
- Zalo Store: cho phép doanh nghiệp đăng tải các sản phẩm, quản lý cửa hàng và
quảng cáo sản phẩm (Thêm/sửa sản phẩm; quản lý danh mục sản phẩm, thiết lập
chương trình khuyến mãi; thiết lập phản hồi nhanh; thiết lập vận chuyển; phương
thức thanh toán,…)
- Chat bot
- Gọi thoại, nhắn tin mà không bị ràng buộc bởi các cài đặt của khách hàng
- Quản lý nhóm (GMF): Quản lý nhóm (GMF – Group Management Function) là
nhóm chat do OA doanh nghiệp tạo và vận hành, với mục tiêu truyền đạt thông
tin chính thức của doanh nghiệp tới các khách hàng mục tiêu là thành viên trong
nhóm chat (nhóm khách vip, nhóm khách sỉ, nhóm ctv,…)
- 1 doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều Zalo OA cho mỗi mục tiêu của doanh
nghiệp (cho tuyển dụng, cskh, nhận diện thương hiệu, bán hàng,…)
- Thanh menu (thông tin về sản phẩm, thông tin liên hệ, gọi ngay, Fanpage, Zalo
shop, link dẫn Website,...)
- Zalo zns, zalo zcc, zalo ads
 Hạn chế:
- Việc đăng kí tài khoản zalo OA là tương đối phức tạp và khó khăn
- Hạn chế về tích hợp: Zalo OA có thể gặp khó khăn trong việc tích hợp với các
công cụ và hệ thống khác. Điều này có thể làm giảm hiệu quả và tiện ích của việc
sử dụng Zalo OA

Bổ sung

 Cách tạo tài khoản Zalo OA

Bước 1: Vào link oa.zalo.me, sau đó đăng nhập bằng tài khoản Zalo cá nhân

Bước 2: xác thực tài khoản zalo cá nhân (nếu chưa xác minh trước đó)

Bước 3: click “tạo official account mới”-> chọn “loại tài khoản” -> click “Đăng
ký”

Bước 4: cung cấp đầy đủ thông tin -> click “Hoàn tất”

Bước 5: Xác thực những giấy tờ liên quan

Bước 6: Hệ thống tự động duyệt tài khoản zalo OA trong vòng 5 phút.
Bước 7: BQT sẽ duyệt lại thông tin và từ chối đối với các trường hợp đăng ký
không hợp lệ.
 Mini App của Zalo là gì? Cách thức đăng kí sử dụng như thế nào?

Mini app là những chương trình nhỏ trên zalo, là kết quả của việc tích hợp
ứng dụng web của doanh nghiệp vào nền tảng mạng xã hội Zalo. Các mini app
mang đến trải nghiệm mượt mà tương tự như app riêng biệt mà không cần
download về điện thoại hay thoát khỏi ứng dụng Zalo.

Lợi ích:

+ Cho người dùng: không cần tốn dung lượng tải thêm ứng dụng, thuận lợi
trong việc sử dụng khi không cần thoát app zalo

+ Cho doanh nghiệp:


o Tận dụng được tệp khách hàng khổng lồ trên zalo
o Tiết kiệm chi phí: tiết kiệm lên đến 50% so với chi phí phát triển ứng
dụng/dịch vụ thông thường. Các khoản chi phí được kể đến như: chi phí
thiết kế app, chi phí marketing cho một ứng dụng mới, chi phí quản lý và
chăm sóc khách hàng, chi phí đẩy ứng dụng lên sàn thương mại.
o Rút Ngắn Thời Gian: Mini app trên Zalo tất nhiên có thời gian khởi tạo
ngắn hơn, thủ tục và kiểm duyệt đỡ phức tạp hơn.
 Cách thức bắt đầu chạy mini app trên zalo
o Bước 1: tạo Zalo App
- B1: Tạo Zalo App: Truy cập Zalo for Developer và đăng nhập tài khoản
Zalo của bạn. Sau đó tạo ứng dụng trên nền tảng Zalo Platform hoặc sử
dụng 1 ứng dụng có sẵn.
- B2: Trong phần Cài đặt chọn Kích hoạt ứng dụng để người dùng bên
ngoài có thể sử dụng ứng dụng của bạn.
o Bước 2: Khởi tạo Mini App

Để tạo Zalo Mini App mới, bạn vào trang quản lý ứng dụng Zalo Mini
App, chọn Zalo App vừa tạo ở bước trên, nhấn Tạo Zalo Mini App và nhập
các thông tin cần thiết.

o Bước 3: Tạo, phát triển Mini app


- 2 con đường:
 Sử dụng zalo mini app studio
 Sử dụng Command line
o Bước 4: Xin cấp quyền trong Zalo Mini App
 Cấp quyền từ Zalo Mini App
 Cấp quyền từ Người Dùng
o Bước 5: Chaỵ thử nghiệm Zalo Mini App trên Zalo
o Bước 6: Phát hành Zalo Mini App
2. Zalo Zns
- Là công cụ được phát triển vởi Zalo và tích hợp trong hệ thống của Zalo OA
- Nhiệm vụ: Chăm sóc khách hàng, tập trung trực tiếp vào những khách hàng đã và
đang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, đòi hỏi khách hàng đã có ít nhất 1 giao
dịch liên quan đến doanh nghiệp.
- 3 loại thông tin ZNS:
1) Zns về quan hệ tài chính: tập trug thông báo và cập nhật các quan hệ tài chính
của khách hàng và doanh nghiệp (nhắc nợ, thông tin sao kê,…)
2) Zns liên quan đến giao dịch mua bán: cập nhật cho khách hàng về các giao
dịch mua bán từ phía doanh nghiệp (xác nhận chuyển hàng thành công, cập
nhật tình trạng đơn hàng,…)
3) Zns về biến động tài khoản: thông báo quá trình tạo hoặc thay đổi trạng thái
tài khoản của người dùng (thông báo chuyển khoản thành công, thông báo mã
OTP,…)
- Chức năng:
1. Một tin nhắn ZNS có thể chứa tối đa 400 ký tự, trong khi SMS Marketing tiêu
chuẩn chỉ chứa tối đa 160 ký tự.
2. Tin nhắn ZNS được chứa cả hình ảnh, nên doanh nghiệp có thể chèn logo của
mình vào tin ZNS cho chuyên nghiệp, nổi bật hơn, khiến người nhận nhớ đến
brand hơn.
3. Tin nhắn ZNS có thể được trình bày bằng văn bản hoặc bảng biểu, đây là điều
mà SMS Marketing không thể làm được.
4. Đặc biệt, tin nhắn Zalo ZNS còn có thể chứa nút kêu gọi hành động (CTA -
Call to Action) giúp doanh nghiệp điều hướng hành động của người dùng.
5. Hỗ trợ tương tác 2 chiều giữa OA và người dung
Bổ sung

- Các bước để sử dụng Zalo ZNS

Bước 1. Tạo tài khoản Zalo OA


Bước 2. Kết nối Zalo OA với Nhanh.vn để có thể gửi tin ZNS
Bước 3. Nạp tiền để gửi ZNS
Bước 4. Tạo danh sách khách hàng để gửi ZNS
- Đồng bộ danh sách khách hàng về Nhanh.vn

Bước 5. Cài đặt hành động gửi tin nhắn Zalo ZNS chăm sóc khách hàng
- Cài đặt gửi tin ZNS chăm sóc khách hàng khi có các hành động liên quan
(vd: khi khách mua hàng, khi doanh nghiệp tạo đơn hàng, khi doanh
nghiệp gửi hàng cho đvvc), và các kịch bản trả lời/thông báo tự động.

Bước 6. Chờ duyệt mẫu Zalo ZNS chăm sóc khách hàng
Bước 7. Gửi tin chăm sóc khách hàng Zalo ZNS
- Các chi phí gửi tin

 Phí gửi tin là 350đ – 450đ tùy vào ngành nghề kinh doanh mà công ty đăng
ký với Zalo.(???)

 Tin thông thường: Tính phí trên một lượt nhận thành công trong 2h với mức
giá 220đ/tin nhắn.

 Tin ưu tiên: Tính phí trên một lượt giao dịch thành công trong 15s với mức
giá 330đ/tin nhắn.

- Có thể gửi tin nhắn ZNS để quảng cáo không?

Theo em không được, vì Zns hướng đến hình thức gửi tin nhắn với mục đích
thông báo nên nội dung kịch bản trả lời các tương tác của khách hàng được kiểm
soát rất là khắt khe, hệ thống sẽ từ chối mọi nội dung tin nhắn chứa thông tin
quảng cáo. Bên cạnh đấy, kịch bản tin nhắn Zns chỉ được gọi đến khi có sự thay
đổi trạng thái của khách hàng trên hệ thống, và không thể chủ động tương tác
với khách hàng nếu trạng thái khách hàng không có gì thay đổi.

3. Zalo Zcc
- Zalo Cloud Connect (ZCC) là dịch vụ điện toán đám mây độc quyền của VNG,
cho phép đơn vị sử dụng dịch vụ thực hiện cuộc gọi audio/ video đến hơn 60 triệu
người dùng Zalo thông qua Zalo Official Account (Zalo OA).
- Lợi ích:
1. Tiết kiệm chi phí: tiết kiệm 40% chi phí cước gọi số với cuộc gọi thông
thường
2. Tạo dấu ấn thương hiệu: Hiển thị tên của Brand trên máy của KH, hiện thị đầy
đủ tên có dấu, có cách khiến khách hàng nhận diện được thương hiệu, gia tăng
tỷ lệ bắt máy.
3. Gia tăng doanh thu: việc gửi ZNS cho khách hàng đã có ít nhất 1 giao dịch đối
với doanh nghiệp sẽ giúp tạo được dấu ấn cho khách hàng, sẽ dễ dàng gia tăng
tỉ lệ chốt deal thành công, kèm theo việc gửi Zns sau mỗi cuộc gọi, gia tăng
dòng đời khách hàng.
4. Tạo sự linh hoạt: nếu doanh nghiệp sử dụng ZCC nhưng khách hàng lại
offline, thì hệ thống sẽ tự động chuyển qua sử dụng cuộc gọi viễn thông bình
thường, qua tổng đài ảo OMICall
- Chức năng:
1. Ghi âm đầy đủ các cuộc gọi, giúp ghi nhận và quản lý thông tin từng cuộc trò
chuyện một cách chi tiết.
2. Ghi chú chi tiết thông tin cuộc gọi, giúp nhân viên tổng đài nắm bắt tình hình
và tương tác hiệu quả với khách hàng.
3. Phân bổ thông minh cuộc gọi cho nhân viên tổng đài, tối ưu hóa hiệu suất làm
việc của nhân viên và tăng cường trải nghiệm khách hàng.
4. Hiển thị Popup thông tin khách hàng trên màn hình khi gọi đến hoặc gọi đi,
giúp nâng cao hiệu quả tương tác và cung cấp thông tin chính xác.
5. Tích hợp sẵn với hệ thống CRM để lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng, giúp
quản lý và phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp.
6. Gọi tự động bằng công nghệ AI
Bổ sung

- Làm sao để có thể thực hiện cuộc gọi ZCC?

Bước 1: Cài đặt Caller ID

 Bước 1: Vào Setting -> Thiết lập cuộc gọi -> Cài đặt ZCC
 Bước 2: Chọn Zalo caller id
 Bước 3: đặt DID cho từng user

Bước 2: Xin cấp quyền gọi thông qua CRM

 Bước 1: Vào contact chọn nút ZCC xin phép gọi


 Bước 2: Tại popup "Gửi thông báo yêu cầu quyền thực hiện cuộc gọi
đến người dùng"

o Chọn loại cuộc gọi muốn thực hiện


o Chọn lý do muốn thực hiện cuộc gọi
o Bấm Gửi

 Bước 3: Sau khi bấm Gửi, tại màn hình contact sẽ hiển thị thông
báo ZCC: Đã gửi yêu cầu
Bước 3: Sau khi khách hàng cho phép thực hiện cuộc gọi, tại màn hình contact sẽ
nút Gọi bằng Zalo. Từ bây giờ có thể sử dụng CRM để thực hiện cuộc gọi qua
Zalo.

- Yêu cầu cần chuẩn bị gì để có thể sử dụng dịch vụ zalo ZCC

+ được khách hàng cho phép thực hiện gọi

+ có danh sách data khách hàng

+ doanh nghiệp có số chủ gọi

- Bảng giá

You might also like