You are on page 1of 14

BÀI 7: SỬ DỤNG MÀU SẮC TRONG

ADOBE PHOTOSHOP
* Chọn màu trong Photoshop
* Tô màu
* Fill/Stroke
* Tô dải chuyển sắc (Gradient)
* Tạo mẫu tô Pattern
Các mô hình màu trong PDS :
Màu trong PDS có thể được mô tả bằng nhiều cách qua việc sử dụng một mô hình màu như RGB hoặc CMYK. Khi bạn
làm việc trong ảnh, bạn xác định các màu bằng cách sử dụng 01 trong các mô hình màu. Trong Photoshop , bạn chọn
cách tiếp cận màu thích hợp cho ảnh và cách nó được sử dụng.
* RGB: Mô hình màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và
xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu
khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lá cây (green) và xanh lam
(blue), là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung.
* CMYK: Từ CMYK (hay đôi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn
màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau:
* C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ
* M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu hồng sẫm
* Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng
* K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ
yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B
đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB, để tạo
các màu khác.
Hỗn hợp của các màu CMYK lý tưởng là loại trừ (các màu này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen).
Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng
không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, hồng sẫm cộng với xanh lơ cho màu xanh lam,
xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, hồng sẫm và vàng tạo ra màu đen, màu
đen này sẽ đen hơn màu Black 100% và không dùng màu đen này cho text khi in ấn 4 màu.
* INDEXED COLOR: Là chế độ màu chỉ có từ 256 màu trở xuống, thường được dùng cho các hình ảnh trước khi xuất
cho Web hoặc Multimedia.
* LAB: Là chế độ màu có cung bậc màu lớn, bao gồm cả 2 cung bậc màu RGB và CMYK, thường được dùng cho các
thiết bị chuyên dụng
* HSB: Dựa trên sự nhận thức của con người về màu sắc, mô hình HSB mô tả 3 tính chất cơ bản của màu.
* Hue: Màu được phản chiếu hay truyền đi thông qua một đối tượng và được định lượng nhờ vào vị trí của nó trên
vòng thuần sắc chuẩn. Vị trí này được xác định bởi giá trị từ 0° đến 360°. Thông thường, người ta xác định một màu
bằng tên gọi của nó (như: đỏ, cam hay lục).
* Saturation: Cường độ hay độ tinh khiết của màu. Cường độ màu diễn tả tỉ lệ lượng màu xám có trong một màu được
xác định bởi tỉ lệ phần trăm từ 0% (xám) đến 100% (hoàn toàn bão hòa). Trên vòng thuần sắc chuẩn, cường độ màu
tăng dần từ tâm trở ra đến rìa.
* Brightness: Liên quan đến độ sáng hay tối của màu, thường được xác định bởi tỉ lệ phần trăm từ 0% (đen) đến 100%
(trắng)
* GRAYSCALE: Grayscale là mô hình màu đơn giản nhất với 256 cấp độ xám biến thiên từ màu đen đến màu trắng. Sản
phẩm được xuất ra sẽ có màu trắng đen. Lợi điểm của loại mô hình này là có thể sử dụng cả trong công nghiệp in lẫn
dùng trong việc thể hiện ảnh lên các thiết bị kết xuất. Grayscale còn là chế độ trung gian để chuyển qua chế độ
bitmap (trắng đen) hay duo-tone (chế độ Grayscale được thêm từ 1 đến 4 màu).
* BITMAP: Mô hình màu Bitmap sử dụng 1 trong 2 giá trị màu (trắng hoặc đen) để biểu thị các pixel trên 1 ảnh.
* MULTI CHANNEL: Chế độ màu đa kênh bao gồm 256 cấp độ xám trong mỗi kênh rất tiện dụng trong in ấn
* DOUTONE: Mô hình này tạo ra các ảnh grayscale sử dụng 1 đến 4 màu mực in từ monotone, doutone, tritone và
quadtone
Để chuyển đổi giữa các chế độ màu: Chọn Image > Mode và chế độ mà bạn muốn từ menu con. Các ảnh được làm
phẳng khi được chuyển đổi sang chế độ Multichannel, Bitmap hoặc Index Color vì chế độ này không hỗ trợ lớp
Chọn màu trong Photoshop:

Chuyển đổi 2 màu (X)


Foreground color
Mặc định (D) Background color

Chọn màu bằng công cụ Eyedropper:

* Chọn để trích lấy mẫu màu để ấn định một màu foreground hoặc nhấn Alt để chọn một màu background mới.
Chọn màu với Adobe Color Picker:

Thêm màu vào Swatch panel


Mở hộp màu đặc biệt

Trường màu

Thông số màu

Tuỳ chọn dùng màu Web

Palette Color: Window/ Color


* Color Palette cũng tương tự như Color Picker dùng để chọn hay xác định thông số cho màu Foreground hay
Background. Ta có thể điều chỉnh màu bằng cách nhập thông số màu trực tiếp hay kéo thanh trượt để xác định màu.
Click chuột chọn màu Foreground hay Background trên hộp công cụ. Chọn hệ màu tương ứng với nhu cầu thiết kế
như CMYK, Pantone, Only web color
* Chọn màu tương ứng bằng cách Click chuột vào Color Picker hoặc nhập thông số màu trực tiếp trên bảng thông số
màu.

Click

Màu foreground
Màu Background
Thanh trượt
Dãy màu
Swatches Palette: Window > Swatches
* Swatches Palette dùng để lưu trữ màu sắc thường hay sử dụng. Ta có thể thêm vào hay xoá khỏi Swatches palette.
* Mặc định khi ta chọn màu thì màu Foreground sẽ được chọn, muốn chọn màu Background ta ấn giữ Ctrl rồi Click
chuột chọn màu cho Background Color.

Tô bằng lệnh Fill: Edit > Fill (Shift + F5)


> Menu Edit chọn lệnh Fill (Shift+F5) rồi chọn Foreground Color trong tuỳ chọn Use.

Tùy chọn cách tô màu hoặc tô pattern

Chế độ hòa trộn


Độ mờ đục

Tùy chọn bảo toàn điểm ảnh trong suốt


* Lưu ý:
+ Nhấn Alt - Delete( BackSpace): (Use: Foreground color, Mode: Normal, Opacity: 100%)
+ Nhấn Ctrl - Delete (BackSpace): (Use:Background color, Mode: Normal, Opacity: 100%)

Tô bằng công cụ Paint Bucket:

Tô theo đường ranh giới vùng chọn ( tô viền):

Độ dày nét
Màu nét
Tạo mẫu tô pattern:
* Định nghĩa: Pattern là một mẫu dạng chất liệu hoặc kiểu mẫu được lấy mẫu hoặc có sẵn trong Photoshop. Tô Pattern
còn gọi là tô dạng vải hoa hay tô dạng lát gạch nền. Dùng Rectangular Marquee Tool (với Feather: 0 px) chọn 1 phần
hình ảnh muốn làm mẫu Pattern.
* Chọn Edit > Define Pattern.
* Khai báo tên cho mẫu Pattern trong mục Name. Click OK.

Tô pattern với Layer Style:

Thư viện pattern Dịch pattern về góc trên


Thay đổi kích cỡ bên trái layer
cho pattern Liên kết với layer khi
Lập mặc định di chuyển layer

Trở về mặc định

Tô dải chuyển sắc:


Tô Gradient:
Công dụng: Công cụ Gradient Tool dùng để tô màu chuyển cho đối tượng,

chế độ hòa trộn màu độ mờ đục nghịch đảo tô chuyển trong suốt

Tô Gradient với Layer Style:

Mở thư viện gradient Đảo nghịch chiều gradient


Chọn kiểu tô gradient Liên kết gradient với layer
Góc xoay gradient Thay đổi kích cỡ gradient
BÀI 8: BRUSH TOOL
* Brush tool
* Pencil tool
* History panel
Brush tool được sử dụng để vẽ những nét cọ mềm mại và đầy tính nghệ thuật. Ngoài ra nó còn được sử dụng để biên
tập mặt nạ trong chế độ Quick mask mode và đôi khi chúng ta còn phối hợp công cụ này với một số công cụ khác
trong kỹ thuật chỉnh sửa cũng như phục hồi ảnh.
* Khi sử dụng công cụ Brush Tool (cọ vẽ) để vẽ đối tượng, cũng giống như cọ của các hoạ sĩ có nhiều loại cọ như cọ
tròn, cọ dẹp, cọ tỉa nét... công cụ Brush trong Photoshop cũng có nhiều loại cọ, các cọ này được quản lý bởi Brush
Preset Picker hoặc Brush Palette. Ngoài các dạng Brush mặc định của Adobe Photoshop ta có thể tạo ra các dạng cọ
cho riêng mình hoặc ta cũng có thể tìm thấy vô số mẫu cọ dành cho Photoshop được chia sẻ trên Internet. Một số hoạ
sĩ vẽ tranh kỹ thuật số (Digital Art) có thể tạo ra các tuyệt tác từ phần mềm Adobe Photoshop.

Brush tool:
Chọn cọ:

Tool Preset Brush Preset Chế độ hòa trộn Độ mờ đục Độ chảy màu

Click để mở bảng cọ

Khu vực xác định đường kính của cọ Click mũi tên tròn để mở pup-up menu

Khu vực xác định độ cứng của cọ

Nút tạo cọ vẽ mới

Khu vực hiển thị danh sách cọ vẽ Đưa một bộ cọ khác vào thư viện

*Thao tác thực hiện:


1. Chọn công cụ Brush Tool.
2. Chọn các dạng đầu cọ trong bảng Brush Preset Picker hoặc Brush Palette.
3. Chọn Layer hoặc tạo layer cần vẽ.
4. Chọn màu cần vẽ cho bảng màu Foreground Color.
5. Kéo chuột để vẽ đối tượng cần vẽ.
* Lưu ý: Ta có thể tăng giảm kích thước cọ bằng cách tăng giảm giá trị Master Diameter trong bảng Brush Preset Picker
hoặc nhấn phím [ hoặc phím ] trên bàn phím. Ta có thể tăng, giảm độ nhoè đường biên nét cọ (độ mềm, cứng của nét
cọ) bằng cách thay đổi giá trị trong tuỳ chọn Hardness trên bảng Brush Preset Picker hoặc nhấn tổ hợp phím Shift +[
hoặc Shift+]
Tạo cọ mới:
* Tạo một mẫu cọ mới:
Muốn tạo một mẫu cọ mới ta chọn vùng chọn bao quanh hình dáng khu vực cần tạo mẫu sau đó vào Menu Edit chọn
lệnh Define Brush Preset, hoặc Click chọn tuỳ chọn New Brush Preset trong Pup-up menu của tuỳ chọn Brush Preset
Picker hay Click chọn tuỳ chọn Create a new Preset from this brush.

* Lưu ý: Khu vực chọn làm mẫu có phải có màu đen, và nền của cọ nên là nền trong suốt (Transparent).

B1: Tạo cọ B2: Chọn cọ vừa tạo, vào menu Edit>Define Brush Preset

Pencil tool:

chế độ hòa trộn màu Foreground và background

Eraser tool:

(1) (2)

Công cụ eraser cho phép ta xóa những vùng điểm ảnh không mong muốn
(1) Mode: Chọn xóa theo Brush, pencil hay Block
(2) Erase to History: Xóa ngược trở lại trạng thái hình trước đó
Làm việc với History:
Tạo Snap Shot trong History Panel

Xác lập nguồn cho History Brush

Thumnail của Snap Shot

Trạng thái History

Thanh trượt History State

Tạo thư mục mới với trạng thái hiện tại của ảnh

Tạo SnapShot Xóa SnapShot

Phục hồi ảnh với công cụ History Brush Tool:


* Công cụ History Brush dùng để phục hồi lại trạng thái ban đầu của vùng mà trỏ chuột lướt qua, tỷ lệ phục hồi phụ
thuộc vào tuỳ chọn Opacity trên thanh Option. Công cụ này rất hữu hiệu trong việc chỉnh sửa hình ảnh. Nếu ta dùng
các bộ lọc chỉnh da thì một phần hình ảnh khác như tóc trang phục...vẫn bị ảnh hưởng. Công cụ History Brush Tool
sẽ giúp ta khôi phục lại một phần hay khôi phục lại hoàn toàn độ nét hoặc màu sắc...
* Lưu ý: Công cụ History Brush Tool sẽ không có tác dụng khi hình ảnh có sự biến đổi về kích thước (Size) cũng như
độ phân giải (Resolution)

Chọn cọ Chế độ hòa trộn Độ mờ đục Độ chảy Tùy chọn Airbrush

Tạo hiệu ứng đặc biệt trên ảnh với công cụ Art History Brush Tool:
* Công cụ Art History Brush Tool dùng để vẽ đối tượng với những nét vẽ dạng hiệu ứng được lấy mẫu từ trạng thái
hình ảnh.
* Thao tác thực hiện:
1. Chọn công cụ Art History Brush Tool trên hộp công cụ
2. Chọn các thiết lập tương ứng từ thanh Option.
3. Kéo chuột để vẽ đối tượng

Chọn cọ Chế độ hòa trộn Độ mờ đục Tạo kiểu Khu vực chọn
BÀI 9: CHANNEL PANEL
MASK PANEL
* Pixel mask
* Channel panel
Mặt nạ lớp:
Bạn có thể thêm 01 mặt nạ lớp (layer mask) và sử dụng một mặt nạ để làm ẩn 1 phần của lớp và làm lộ ra các lớp bên
dưới. Trong layer palette, mặt nạ lớp xuất hiện dưới dạng một thumnail bổ sung bên phải thumnail của lớp. Thumnail
này thường xuất hiện dưới dạng một ảnh grayscale.

Mặt nạ layer

Khu vực bị che 100%

Khu vực không bị che

Khu vực bị che 50%

Khu vực bị che 30%

* Tạo mặt nạ lớp: Chọn vùng chọn cần tạo mặt nạ trên lớp muốn áp dụng mặt nạ. Click hoặc chọn Layer>Layer
mask>Reveal All. Để tạo mặt nạ làm ẩn toàn bộ lớp, nhấp Alt/ Option+ hoặc chọn Layer>Layer Mask>Reveal All
* Áp dụng mặt nạ lớp từ lớp khác:
>Di chuyển mặt nạ đến lớp khác: rê mặt nạ đến lớp muốn sử dụng.
>Để nhân đôi mặt nạ: Nhấn Alt/ Option rê mặt nạ đến lớp khác.
* Biên tập mặt nạ: Có thể dùng các công cụ biên tập hoặc tô vẽ. Trong quá trình biên tập, các màu đen sẽ làm ẩn các
khu vực chứa điểm ảnh trên lớp, màu trắng sẽ nhìn thấy được và các màu xám sẽ biểu thị một mức độ mờ đục trong suốt.
* Biến vùng chọn thành mặt nạ lớp: Sau khi có vùng chọn trong ảnh, có 03 cách thực hiện:
>Nhấn nút
>Alt/Option kết hợp nhấn nút
>Chọn Layer>Layer Mask> Reveal Selection hoặc Hide Selection
* Áp dụng mặt nạ cho lớp: Layer>Layer Mask>Apply.
* Tắt chế độ mặt nạ: Layer>Layer Mask>Disable.
* Gỡ liên kết mặt nạ: Layer>Layer Mask>Unlink.
* Xóa mặt nạ lớp: Layer>Layer Mask>Delete.
Channels Palette:
Channel (Kênh) dùng để quản lý các kênh màu và vùng chọn. Mỗi một hình ảnh trong Photoshop có ít nhất từ một
kênh trở lên, các kênh này chứa các thông tin màu cấu tạo nên hình ảnh hay các vùng chọn. Trong đó Hình ảnh
Grayscale, Bitmap và Indexd color chỉ có 1 kênh duy nhất. Hệ màu CMYK sẽ có 4 kênh màu tương ứng là Cyan=Xanh,
Magenta=Màu cánh sen, Yellow=Vàng, Black=Đen hoặc RGB sẽ có ba kênh màu là Red=Đỏ, Green=Xanh lá, Blue=
Xanh da trời... Bên cạnh các kênh màu xuất phát từ hệ màu của hình ảnh như trên thì Channel còn là nơi dùng để lưu
và quản lý vùng chọn (Anpha) hay lưu bảng màu Spot (màu pha hay còn gọi là màu Pantone). Ngoài ra kênh cũng
dùng để thực hiện hiệu ứng chất liệu đá và chữ nổi khi kết hợp với bộ lọc (Filter) Lighting Effects trong nhóm bộ lọc
Render.
Như vậy nếu ta có hệ màu CMYK và trong bảng Channel Palette lại có thêm các bảng màu Spot thì khi in ấn Offset
ngoài in 4 màu thông thường sẽ in thêm các màu pha là các màu Pantone.
* Lưu ý: Ngoài các kênh cá thể và kênh tổ hợp chúng ta còn có các kênh khác (được tạo ra thêm trong quá trình xử lý
ảnh) được gọi là các kênh Alpha. Kênh Alpha (bạn có thể đặt tên cho loại kênh này) là kênh được dùng để lưu giữ lại
vùng chọn của đối tượng.

A. Kênh tổ hợp và các kênh riêng lẻ


B. Các kênh màu Spot
C. Các kênh Alpha

Khi làm việc với kênh trong palette channel, ta có thể làm ẩn từng kênh bằng cách click chọn vào con mắt . Ngoài
ra, ta còn có thể biên tập các kênh, tạo một kênh mới , xóa kênh hiện hành , lưu vùng chọn thành 01 kênh
và tải vùng chọn
Tách các kênh (Split Channels):
Vào menu con của Channels palette> chọn mục Split channels.
Lệnh tách kênh sẽ tách tập tin ảnh có nhiều kênh màu thành các tập tin tương ứng với số kênh màu ban đầu.
* Ví dụ: tập tin hệ màu RGB sẽ có 3 bản tách màu (3 tập tin), CMYK là 4 bản tách màu (4 tập tin). Mỗi tập tin sẽ chứa
một kênh riêng lẻ (thang độ xám).
Bạn sử dụng lệnh Split channels để xuất phim (in tách màu).
* Ghi chú: Lệnh Split channels chỉ thực hiện được khi hình ảnh đã được trộn tất cả các lớp thành 1 lớp duy nhất
(Flatten image).
Trộn kênh (Merge Channels):
Lệnh trộn kênh được sử dụng để tái kết hợp các kênh riêng lẻ (thang độ xám) từ các tập tin tương ứng thành 1 tập tin
nhờ đó bạn có thể phục hồi lại hình ảnh (màu) với đầy đủ các kênh như lúc ban đầu.
* Ghi chú: Lệnh Merge channels chỉ thực hiện được sau khi bạn đã sử dụng lệnh Split channels.

- Mở tất cả các tập tin chứa các kênh riêng rẽ kích hoạt 1 trong những kênh hình ảnh đó.
- Vào menu con (pop-up menu) của Channels palette> chọn mục Merge channels.
- Trong cửa sổ Merge channels: chọn hệ thống màu thích hợp rồi nhấp OK.
- Trong hộp Merge -hệ màu- channels: xác nhận các kênh màu tương ứng rồi nhấp OK.

* New Spot Channel: Spot Channel là một kênh màu pha (Pantone). Thông thường một số thương hiệu thường dùng
màu pha để in vì sự chính xác của nó.
* Ví dụ: Để in màu Cam theo phương pháp in thông thường theo dạng CMYK với thông số C=0, M=60, Y=100, K=0, ta
phải in hai màu là màu Megenta (còn gọi là Màu hồng thẫm hay Hồng cánh sen) và màu Yellow=Vàng. Như vậy để in
màu Cam ta phải xuất hai bản phim, ghi hai bảng kẽm và trong quá trình in sẽ in lần lượt hai màu theo tỷ lệ 60% màu
Magenta và 100% màu vàng, sự pha trộn của các điểm màu vàng và hồng cánh sen sẽ tạo cảm giác màu Cam. Ngược
lại cũng in màu Cam theo dạng in màu pha (Spot Color) hay Monotone thì ta chỉ xuất một bảng phim ghi một bảng
kẽm cho quy trình in. Như vậy màu in sẽ đồng nhất, chi phí in sẽ thấp hơn in dạng CMYK.
* Thao tác tạo màu Spot Channel: Muốn in màu pha dạng Spot Channel trước hết ta phải chuyển Mode màu sang
dạng thang độ xám Grayscale.
1. Tạo vùng chọn cho khu vực cần in màu Spot (ta có thể tạo nhiều vùng chọn cho nhiều màu pha khác nhau).
2. Vào Palette Channel Click chuột vào biểu tượng hình tam giác trên góc phải của Channel Palette để mở bảng
Pop-Up của Channel Palette.
3. Chọn tuỳ chọn New Spot Channel.
4. Chọn màu Pantone trong tuỳ chọn Color.
Mặt nạ kênh:

Áp dụng mask cho khu vực nền để biên tập con bướm

Áp dụng mask cho khu vực con bướm để biên tập nền

Áp dụng mask gradient để biên tập một phần nền và bướm


Lưu vùng chọn và biên tập mặt nạ:
Tạo một quick mask tạm thời

Một Quickmask xuất hiện


trong panel Channel

Tạo và biên tập một kênh alpha:

Ngoài các kênh dữ liệu ảnh, ta có thể tạo thêm các


kênh alpha biên tập mặt nạ. Bạn có thể tạo một kênh
alpha mới sau đó sử dụng các công cụ tô vẽ, biên tập
mặt nạ từ kênh alpha. Để tạo một kênh alpha mới
nhấp nút trong palette channel.

Lưu vùng chọn, tải vùng chọn:


- Lưu vùng chọn: Sau khi biên tập vùng chọn ta có thể lưu vùng chọn thành kênh để tiện việc sử dụng lại. Chọn
Select> Save selection.

Tải vùng chọn: Chọn Select> Load selection

Tên tập tin


Kênh lưu trữ
Đảo ngược mặt nạ

Tải thành kênh mới


Thêm vào vùng chọn sẵn có
Trừ vùng chọn
Lấy phần giao giữa vùng chọn và kênh

You might also like