You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÀI TẬP LỚN


Môn: Kĩ Thuật Xử Lí Âm Thanh Và Hình Ảnh

ĐỀ TÀI:

KHÔNG GIAN MÀU VÀ ỨNG DỤNG XỬ


LÍ ẢNH MÀU

Giảng viên: Nguyễn Tiến Hưng


Lớp: Kĩ Thuật Thông Tin và Truyền Thông K61
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và Tên: Nguyễn Anh Đức MSSV: 201413921
Họ và Tên: Nguyễn Đức Kiên MSSV: 201403990
Họ và Tên: Đào Quang Thành MSSV: 201405575

Hà Nội, tháng ..04../..2023..


Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT KHÔNG GIAN MÀU....................................................3


CHƯƠNG II: CÁC KHÔNG GIAN MÀU PHỔ BIẾN.............................................4
A. KHÔNG GIAN MÀU CIE.................................................................................4
1. TỔNG QUAN VỀ CIE LAB...........................................................................4
2. BIỂU ĐỒ CIE..................................................................................................5
3. QUAN NIỆM VỀ MÀU TRỰC GIÁC............................................................6
B. KHÔNG GIAN MÀU RGB...............................................................................7
C. KHÔNG GIAN MÀU CMYK..........................................................................10
1. KHÔNG GIAN MÀU CMY..........................................................................10
2. PHƯƠNG PHÁP PHỐI MÀU.......................................................................11
3. KHÔNG GIAN MÀU CMYK.......................................................................12
D. KHÔNG GIAN MÀU HSV.............................................................................13
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG XỬ LÍ ẢNH MÀU.....................................................16
A. CHỈNH SỬA ẢNH...........................................................................................16
B. THIẾT KẾ........................................................................................................17
C. IN ẤN...............................................................................................................18
D. CHỌN MÀU TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA..................................................20

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
1
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

Lời mở đầu

"Không gian màu và ứng dụng trong xử lý ảnh màu" là một chủ đề thú vị và
quan trọng trong lĩnh vực xử lý ảnh.

Trong thế giới số hiện nay, ảnh màu là một phần không thể thiếu của cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, để xử lý và hiển thị ảnh màu chính xác và đẹp
mắt, chúng ta cần hiểu về không gian màu - một khái niệm quan trọng trong khoa
học và công nghệ ảnh.Không gian màu được xác định bởi các giá trị màu đỏ, xanh
lá cây và xanh dương, còn gọi là RGB, hoặc giá trị ánh sáng, bóng đổ và độ bão hòa
màu, còn gọi là HSV. Không chỉ là một khái niệm cơ bản trong xử lý ảnh, không
gian màu còn ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn thế giới xung quanh.

Trong báo cáo này, chúng ta sẽ khám phá các khái niệm cơ bản về không gian
màu và cách chúng được sử dụng trong xử lý ảnh màu. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách
chuyển đổi giữa các không gian màu khác nhau, cũng như cách sử dụng không gian
màu để chỉnh sửa và tối ưu hóa ảnh màu.

Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ứng dụng của không gian màu trong
xử lý ảnh màu, ví dụ như mô phỏng màu, phân tích màu và tái tạo màu. Hy vọng
rằng báo cáo này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về không gian màu và cách nó được sử
dụng trong xử lý ảnh màu.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
2
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT KHÔNG GIAN MÀU

Không gian màu (color space) là những phương pháp định lượng màu sắc được
thiết lập công thức một cách khoa học. Hệ thống không gian màu cho phép mỗi
màu được xác định theo số học, bằng cách đó ta có thể chọn và lặp lại những màu
nào đó thật chính xác.

Không gian màu do đó được đưa ra để định các màu hiển thị trên máy tính bởi
vì chúng làm đơn giản hóa các thao tác tính toán cần thiết cho việc chuyển đổi màu
sắc (color transformation). Với một ứng dụng, việc chọn không gian màu nào để sử
dụng tùy thuộc vào một số nhân tố sau: độ chính xác mà các nhà thiết kế cần kiểm
soát màu sắc (color control); yêu cầu về sự tương tác giữa các màu sắc và tốc độ các
tính toán cho ứng dụng đó.

Một số không gian màu chủ yếu và thường sử dụng:
 Không gian màu CIE
 Không gian màu RGB
 Không gian màu CMY - CMYK

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
3
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

 Không gian màu HSV

CHƯƠNG II: CÁC KHÔNG GIAN MÀU PHỔ BIẾN

A. KHÔNG GIAN MÀU CIE

1. TỔNG QUAN VỀ CIE LAB

- Không gian màu CIE Lab là không gian màu có sự đồng đều trong dải màu sắc, do
vậy phù hợp để so sánh sự khác biệt giữa màu sắc này với màu sắc khác. Các giá trị
Lab mô tả tất cả những màu mà mắt một người bình thường có thể nhìn thấy được.

- Lab được xem là một mô hình màu độc lập đối với thiết bị và thường được sử
dụng như một cơ sở tham chiếu khi chuyển đổi một màu từ một không gian màu
này sang một không gian màu khác.

- Theo mô hình Lab, tất cả các màu có cùng một độ sáng sẽ nằm trên cùng một mặt
phẳng có dạng hình tròn theo 2 trục a* và b*. Màu có giá trị a* dương thì ngả đỏ,

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
4
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

màu có giá trị a* âm thì ngả lục. Tương tự b* dương thì ngả vàng và b* âm thì ngả
lam. Còn độ sáng của màu thì thay đổi theo trục dọc.

2. BIỂU ĐỒ CIE

- Khi vẽ các giá trị x, y của màu trong phổ nhìn thấy => Biểu đồ CIE là đường cong
hình lưỡi (còn gọi là biểu đồ kết tủa - CIE Chromaticivy Diagram)
 Các điểm màu gán nhãn trên đường cong từ violet (400 nm) đến red (700 nm)
 Điểm C tương ứng màu trắng (ánh sáng ban ngày)
 Biểu đồ CIE là phương tiện lượng hóa độ tinh khiết và bước sóng trội:
 Độ tinh khiết của điểm màu C1: được xác định bằng khoảng cách tương đối
của đoạn thẳng nối C với đường cong qua C1.
 Màu bù: biểu diễn bởi 2 điểm cuối C3, C4 của đoạn thẳng đi qua C.
 Gam màu xác định bởi 2 điểm: biểu diễn bởi đoạn thẳng nối hai điểm màu C5,
C6.
 Gam màu xác định bởi 3 điểm: ba điểm C7, C8, C9 chỉ xác định màu trong
tam giác.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
5
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

- Ứng dụng biểu đồ CIE để so sánh gam màu các thiết bị ngoại vi. Máy in không
thể in mọi màu hiển thị trên màn hình.

3. QUAN NIỆM VỀ MÀU TRỰC GIÁC

- Họa sĩ vẽ tranh bằng cách trộn các chất màu với chất màu trắng và chất màu đen
để có shade (đổ bóng), tint (sắc thái màu) và tone (tông màu) khác nhau, bắt đầu từ
màu tinh khiết:
 Bổ sung màu đen để có shade.
 Bổ sung màu trắng sẽ có tint khác nhau.
 Bổ sung cả màu đen và trắng sẽ có tone khác nhau.

- Cách biểu diễn này trực giác hơn mô tả bằng ba màu cơ sở. Các bộ chương trình
đồ họa có cả hai mô hình màu: cho người sử dụng dễ tương tác với màu, các thành
phần màu ứng dụng trên các thiết bị.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
6
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

B. KHÔNG GIAN MÀU RGB

- RGB là không gian màu phổ biến dùng trong máy tính, máy ảnh, điện thoại và
nhiều thiết bị kĩ thuật số khác. Không gian màu này khá gần với cách mắt người
tổng hợp màu sắc.

- Các thiết bị đầu vào RGB điển hình là TV màu và máy quay video, máy quét ảnh
và máy ảnh kỹ thuật số. Các thiết bị đầu ra tiêu biểu RGB là các bộ TV công nghệ
khác nhau (CRT, LCD, plasma, OLED, Quantum-Dots vv), màn hình máy tính và
điện thoại di động, máy chiếu video, màn hình LED đa sắc màu và màn hình lớn
như JumboTron.

- Mọi màu được biểu diễn bởi không gian màu RGB đều là sự pha trộn của 3 thành
phần màu cơ bản (Red, Green, Blue).

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
7
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

- Mô hình màu RGB được biểu diễn bởi khối lập phương với các trục R, G, B.

- Trong hình lập phương mỗi màu gốc (Red, Green, Blue) được đặt vào góc đối
diện với các màu bù nó. (Hai màu bù nhau là hai màu mà khi kết hợp tạo thành màu
trắng hay xám (grey)). Như vậy Red đối diện với Cyan, Green đối diện với
Magenta, Blue đối diện với Yellow. Giá trị xám nằm trên đường chéo nối các đỉnh
của hình lập phương. Thường thường các trục R, G, B được chuẩn hóa. Khi kết hợp
hai màu lại với nhau thì màu sinh ra có vector bằng tổng các vector thành phần.

Nhận xét:
 Mô hình này không biểu diễn mọi màu trong phổ nhìn thấy.
 Đủ cho các ứng dụng máy tính.
 Màn hình máy tính và TV sử dụng mô hình này.
 Được sử dụng rộng rãi nhất.

- Thông thường, trong mô hình 24 bit, mỗi kênh màu sẽ sử dụng 8 bit để biểu diễn,
tức là giá trị R, G, B nằm trong khoảng 0 - 255. Bộ 3 số này biểu diễn cho từng
điểm ảnh, mỗi số biểu diễn cho cường độ của một màu.
Với mô hình biểu diễn 24bit, số lượng màu tối đa sẽ là:
255 × 255 × 255 = 16581375
Xám hóa ảnh màu RGB:
Mức xám = 0.299R + 0.587G + 0.114B
Hoặc Mức xám = 0.333R + 0.333G + 0.333B

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
8
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

- Một số thuận lợi khi dùng không gian RGB :


 Không gian RGB là chuẩn công nghiệp cho các thao tác đồ họa máy tính. Các
thao tác màu sắc có thể được tính toán trên các không gian màu khác nhưng
cuối cùng cần phải chuyển về không gian RGB để có thể hiển thị trên màn
hình (do thiết kế của phần cứng dựa trên mô hình RGB).
 Có thể chuyển đổi qua lại giữa không gian RGB với các không gian màu khác
như CIE, CMY, HSL, HSV, …
 Các thao tác tính toán trên không gian RGB thường đơn giản hơn.

- Một số bất lợi:


 Các giá trị RGB của một màu là khác nhau đối với các màn hình khác nhau:
Nghĩa là các giá trị RGB của màu tím trên màn hình màu này sẽ không sinh ra
đúng màu đó trên một màn hình khác.
 Sự mô tả các màu trong thế giới thực đối với không gian RGB còn nhiều hạn
chế bởi vì không gian RGB không hoàn toàn phù hợp với sự cảm nhận màu
sắc của con người. Hai điểm phân biệt trong không gian RGB, với mắt người
có thể hoặc không thể là thể hiện của hai màu khác nhau. Chính vì điều này
mà không gian RGB không thể ánh xạ trực tiếp đến bất cứ chiều cảm nhận nào
khác (như hue, saturation, lightness) ngoài hue (sắc độ).

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
9
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

C. KHÔNG GIAN MÀU CMYK

1. KHÔNG GIAN MÀU CMY

- Gồm 3 thành phần màu cơ bản:


 C: Cyan trong tiếng Anh có
nghĩa là màu xanh lơ hay cánh
chả
 M: Magenta trong tiếng Anh có
nghĩa là màu cánh sen hay hồng
sẫm
 Y: Yellow trong tiếng Anh có
nghĩa là màu vàng
==> Là bù màu của không gian RGB

- Mối quan hệ giữa 2 không gian:


C = 1.0 - R
M = 1.0 - G
Y = 1.0 - B

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
10
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

2. PHƯƠNG PHÁP PHỐI MÀU

 PHỐI MÀU CỘNG


- Phối màu cộng là việc tạo nên các màu
sắc bằng cách chồng vào nhau ánh sáng
phát ra từ vài nguồn sáng. Hai tia sáng cùng
cường độ thuộc hai trong ba màu gốc nói
trên chồng lên nhau sẽ tạp nên màu thứ cấp:
 Đỏ + Lục = Vàng
 Đỏ + Lam = Hồng sẫm ( Cánh sen)
 Lam + Lục = Xanh lơ

- Ba tia sáng thuộc ba màu gốc cùng cường


độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng.
Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ
tạo ra đủ gam màu của ba màu gốc.

 PHỐI MÀU TRỪ


- Phối màu trừ là việc tạo nên các màu
sắc bằng cách trộn các màu như các loại
sơn, thuốc nhuộm, mực, các chất màu tự
nhiên,…

- Pha ba màu gốc theo phương pháp này,


gồm đỏ, vàng, lam cho kết quả như sau:
 Đỏ + Vàng = Cam
 Đỏ + Lam = Tím
 Lam + Vàng = Lục
 Đỏ + Lam + Lục = Đen

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
11
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

- Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau có thể
làm mất đi các sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay còn
gọi là bị “chết màu”.

3. KHÔNG GIAN MÀU CMYK

- Là sự mở rộng mô hình màu CMY bằng cách thêm vào thành phần màu Black (K)
với K = Key: ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B
đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (Blue) trong mô hình màu RGB. Bởi vì với
thành phần màu Black sẽ cho ta độ tương phản cao hơn.

- Không gian màu CMYK dùng quy tắc trừ màu, thường dùng trong in ấn (các màu
này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen).

- Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta
nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ.

- Trong CMYK:
 Hồng sẫm + vàng = đỏ.
 Hồng sẫm + xanh lơ = xanh lam.
 Xanh lơ + vàng = xanh lá cây.
 Xanh lơ + hồng sẫm + vàng = đen.

- Mối quan hệ CMY và CMYK:

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
12
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

K = min(C, M, Y)
C=C-K
M=M-K
Y=Y-K

D. KHÔNG GIAN MÀU HSV

- Không gian màu HSV muốn sắp xếp lại hệ màu RGB hay CMY theo 1 cách dễ
hình hơn. Thay vì chọn các phần tử RGB để có màu mong muốn, người ta chọn các
tham số màu: Hue, Saturation, Value.

- Không gian màu HSV (còn gọi là HSB) là một cách tự nhiên hơn để mô tả màu
sắc, dựa trên 3 số liệu:
 H: (Hue) Vùng màu.
 S: (Saturation) Độ bão hòa màu.
 V (hay B): (Value hay Bright) Độ sáng.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
13
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

- Hue:

Được xác định bằng số đo góc tạo bởi màu chúng ta đang xem xét và màu đỏ
nguyên gốc, đây là vị trí của màu trên bánh xe màu. Dải màu vàng sẽ xuất hiện giữa
50 và 70 độ, với màu vàng gốc được đặt ở 60 độ. Trong khí đó màu xanh lá cây xảy
ra ở 120 độ và màu xanh da trời có mặt ở vị trí 240.

- Saturation:

Độ bão hòa màu (Saturation/Chroma) là đại lượng đặc trưng cho sắc màu tương
đối của vật thế so với màu gốc. Hiểu một cách dễ hiểu là cũng một màu tuy nhiên
với cấp độ đậm nhạt không giống nhau hay nói khác đi là chúng ta đang pha màu
với màu trắng.

- Value hay Bright:

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
14
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

Đây chính là đại lượng thể hiện cách ánh sáng tương tác thực tế với một sắc
màu, thường được thể hiện bằng phần trăm tỷ lệ từ 0 đến 100%, một cách đơn giản,
đây chính là đại lượng thể hiện việc chúng ta đang pha màu với bao nhiêu tỷ lệ màu
đen.
Một màu vàng ở 0% độ sáng sẽ có màu đen, trong khi cũng màu vàng đấy với
100% độ sáng và độ bão hòa, ta sẽ có màu vàng hoàn chỉnh.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
15
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

- Mô hình HSV suy diễn từ mô hình RGB: khi quan sát hình hộp RGB theo đường
chéo từ While đến Black (gốc), ta có hình lục giác, sử dụng làm đỉnh hình nón
HSV.

- Không gian HSV thực chất cũng chỉ là một sự biến đổi khác của không gian RGB.
Không gian HSV được mô hình bằng hình lập phương RGB quay trên đỉnh Black
của nó. H (Hue) là góc quay quanh trục Values, S (Saturation) đi từ 0 đến 1, trục V
(Values) do vậy tương ứng với đường chéo nối đỉnh White và Black.
⇒ Theo cách này, các màu đạt bão hòa khi S=1 và V=1. Trong không gian HSV các
màu được chuẩn hóa về số các gam (gamut) màu của thiết bị hiển thị.

- Một số thuận lợi của không gian HSV:


 Không gian HSV dễ dàng đáp ứng các màu sắc của các chương trình đồ họa
do được xây dựng dựa trên sự bắt chước luật trộn màu của người họa sĩ. Ví dụ
: Khi cần thêm màu trắng vào, phải đặt V=S=1 sau đó giảm S từ từ cho tới khi
đạt được màu vừa ý; hay khi cần thêm màu đen vào, điều đó có nghĩa là giảm
V (cường độ sáng) và cố định S,...
 Do không cần sử dụng các phép biến đổi lượng giác khi muốn chuyển sang
không gian RGB nên không gian HSV có nhiều thuận lợi về mặt tính toán hơn
so với không gian HSL.

- Bất lợi: Cần có các phép hiệu chỉnh gamma.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
16
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG XỬ LÍ ẢNH MÀU

A. CHỈNH SỬA ẢNH

Một ứng dụng cơ bản của không gian màu RGB hay HSV là trình chỉnh sửa
ảnh. Trong trình chỉnh sửa ảnh, không gian màu RGB được sử dụng để biểu diễn
màu sắc của một ảnh số. Ảnh số được tạo ra bằng cách ghi lại các giá trị màu của
từng pixel trên bức ảnh.
Khi mở một ảnh trong một trình chỉnh sửa ảnh, ảnh sẽ được hiển thị trên một
không gian màu RGB. Trình chỉnh sửa ảnh cung cấp các công cụ để thay đổi màu
sắc của ảnh bằng cách điều chỉnh các giá trị màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương của
từng pixel. Bằng cách sử dụng các công cụ này, người dùng có thể tăng độ sáng, độ
tương phản và sắc độ của ảnh, cũng như điều chỉnh màu sắc để tạo ra một bức ảnh
tốt hơn.

Để tăng độ sáng của ảnh, giá trị của các kênh màu đỏ, xanh lá, xanh dương sẽ
được tăng lên cùng một lượng. Tương tự, để giảm độ sáng của ảnh, giá trị của các
kênh màu sẽ được giảm xuống cùng một lượng.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
17
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
18
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

Tương phản của ảnh có thể được điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm khoảng
cách giữa giá trị màu tối nhất và giá trị màu sáng nhất trong ảnh. Việc tăng tương
phản có thể làm cho hình ảnh trông sắc nét hơn và giúp các chi tiết nổi bật hơn.

Hệ màu RGB cũng được ứng dụng để quan sát hình ảnh, video hiển thị trên
màn hình tivi, máy tính bàn, laptop, tab và các thiết bị điện tử, công nghệ khá. Hệ
màu hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực sắc nét.

B. THIẾT KẾ

Ngành thiết kế đồ họa mê dùng hệ màu này để tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho
hình ảnh, tạo ấn tượng sâu sắc cho người xem. Đồng thời cũng giảm bớt các sai sót
không đáng có trong thiết kế.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
19
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

C. IN ẤN

RGB và CMYK khác biệt rõ ràng nhất ở mục đích sử dụng. Đây cũng là điều
tối thiểu cần biết với bất kì ai đang làm trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa. Với các thiết
kế Digital được trình bày trên màn hình, máy chiếu, trên Web thì bạn cần lựa màu
RGB, sẽ làm tốt với các thiết bị phát quang sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở.

Để phục vụ cho mục đích in ấn thì CMYK là một lựa chọn tối ưu hơn hẳn. Màu
CMYK sẽ không bao gồm màu trắng bởi vì nó giả định rằng bạn sẽ in ấn sản phẩm
của mình lên một tờ giấy nào đó. Sự khác biệt này thể hiện khá rõ ở những tấm
Poster.

Ngoài ra cũng cần lưu ý là gam màu RGB rộng hơn nhiều so với CMYK. Điều
này có nghĩa là với RGB, bạn có thể tạo ra nhiều màu sắc sáng hơn, bão hòa hơn so
với CMYK

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
20
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

Có thể thấy rõ sự khác biệt ở những thiết kế, bức ảnh có màu sắc sặc sỡ, RGB
diễn đạt tốt hơn CMYK. Vì vậy khi in, nên chắc chắn rằng đã điều chỉnh màu sắc
để tránh sự thất vọng sau khi in.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
21
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

D. CHỌN MÀU TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Không gian màu HSV được sử dụng khi chọn màu cho sơn hoặc mực vì HSV
thể hiện rõ hơn cách mọi người liên quan đến màu sắc hơn không gian màu RGB.
Mặc dù ít được biết đến hơn so với RGB và CMYK, phương pháp HSV có sẵn
trong nhiều chương trình phần mềm chỉnh sửa hình ảnh cao cấp.

Chọn màu HSV bắt đầu bằng cách chọn một trong các màu có sẵn, sau đó điều
chỉnh giá trị độ sáng và độ bóng.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
22
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

TỔNG KẾT

Trong báo cáo này, chúng ta đã tìm hiểu về không gian màu và cách nó được sử
dụng trong xử lý ảnh màu. Chúng ta đã khám phá các khái niệm cơ bản về không
gian màu, cách chuyển đổi giữa các không gian màu và cách sử dụng không gian
màu để chỉnh sửa và tối ưu hóa ảnh màu.

Chúng ta cũng đã tìm hiểu về một số ứng dụng của không gian màu trong xử lí
ảnh màu, bao gồm mô phỏng màu, phân tích màu và tái tạo màu. Những ứng dụng
này có thể được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ nhiếp ảnh đến đồ họa và
cả trong khoa học và kỹ thuật.

Chúng ta có thể thấy rằng kiến thức về không gian màu rất quan trọng và cần
thiết trong việc xử lý ảnh màu và có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Với sự phát triển của công nghệ số, việc hiểu rõ về không gian màu và cách áp dụng
nó trong xử lý ảnh màu sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn.

Cuối cùng, chúng ta hy vọng rằng báo cáo này đã cung cấp cho bạn những kiến
thức cơ bản về không gian màu và ứng dụng của nó trong xử lý ảnh màu. Chúng ta
cũng hy vọng rằng báo cáo này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc
nghiên cứu và áp dụng kiến thức về không gian màu trong công việc và đời sống
hàng ngày.

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
23
Ki Thuât X Li Âm Thanh va Hinh Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bài giảng Tổng quan về hệ thống xử lý ảnh và các vấn đề trong xử lý ảnh (GV.
Mai Cường Thọ - Doc.edu.vn)

- Bài giảng môn: Xử lí ảnh (GV. Trần Thúy Hà - PTIT)

- Bài giảng Xử lí ảnh 61 (GV. Nguyễn Tiến Hưng)

Đề Tài: Không Gian Màu và Ứng Dụng Xử Lí Ảnh Màu
24

You might also like