You are on page 1of 12

TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE

Tập 19, Số 12 (2022): 1964-1975 Vol. 19, No. 12 (2022): 1964-1975

ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.12.3252(2022)


2734-9918

Bài báo nghiên cứu 1


THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH
TRONG CÁC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Nguyễn Minh Giang*, Phạm Tường Yến Vũ
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
*
Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Giang – Email: giangnm@hcmue.edu.vn
Ngày nhận bài: 13-6-2022; ngày nhận bài sửa: 05-8-2022; ngày duyệt đăng: 28-11-2022

TÓM TẮT
Giáo dục giới tính (GDGT) cho học sinh (HS) từ giai đoạn tiểu học đang là một vấn đề đang
được xã hội và ngành giáo dục rất quan tâm. Căn cứ thực trạng GDGT tại 104 trường tiểu học tại
18 quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đã xây dựng 5 bước tích hợp GDGT
trong các môn Tự nhiên – Xã hội (TN–XH). Các bước thiết kế hoạt động GDGT này cũng đáp ứng
được các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy trong môn Tự nhiên – Xã hội (2018). Trong đó, ở
bước 1 cần chú ý kết hợp giữa yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đặc thù được hình thành trong
các môn TN–XH với đặc trưng của dạy học nội dung GDGT phù hợp với HS tiểu học. Ở bước 2, các
nội dung GDGT tích hợp cần được tổ chức theo chủ đề phù hợp với các môn TN–XH và đặc điểm
tâm sinh lí HS ở từng khối lớp. Đồng thời, dựa trên các bước thiết kế kế hoạch bài dạy, bài viết đã
thiết kế 3 kế hoạch bài dạy GDGT cho HS tiểu học theo định hướng phát triển năng lực. Các kết quả
thực nghiệm thu được bước đầu cho thấy các hoạt động dạy học đã trang bị cho HS những kiến thức
cơ bản về GDGT, phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực khoa học đặc thù cho HS.
Từ khóa: năng lực; tiểu học; khoa học; giáo dục giới tính; học sinh; giáo viên

1. Mở đầu
Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 được xây dựng theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực, kế thừa chương trình cũ và cập nhật các định hướng mới
về nội dung, phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của người học. Nội dung
GDGT ở tiểu học thay đổi, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, do đó, phương pháp
dạy học cần chú trọng đến việc học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực
tiễn. GDGT tích hợp vào trong các môn học và hoạt động giáo dục không chỉ hình thành ở
HS tiểu học năng lực khoa học đặc thù mà góp phần hình thành được năng lực chung như
năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt,

Cite this article as: Nguyen Minh Giang, & Pham Tuong Yen Vu (2022). Design SEX education activities for
primary students: The competence-based approach. Ho Chi Minh City University of Education Journal of
Science, 19(12), 1964-1975.

1964
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Giang và tgk

GDGT cho HS tiểu học song song với trang bị kiến thức cần nhấn mạnh vào việc hình thành
và phát triển các kĩ năng giúp phòng chống xâm hại. Trong thực tế, GV tiểu học thường sẽ
gặp khó khăn khi dạy học các nội dung GDGT theo định hướng phát triển năng lực, đáp ứng
yêu cầu của chương trình môn học/hoạt động giáo dục 2018. Do đó, nghiên cứu “Thiết kế
hoạt động GDGT cho HS trong các môn TN – XH theo định hướng phát triển năng lực” sẽ
hỗ trợ hiệu quả cho GV khi triển khai GDGT theo yêu cầu của đổi mới Chương trình giáo
dục 2018.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu
GDGT là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung
GDGT được đưa vào chương trình học ở mỗi quốc gia có sự khác biệt rõ ràng: châu Phi chủ
yếu tập trung vào việc ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh AIDS; Trung Quốc, Ấn Độ không
bắt buộc GDGT trong trường học; Indonesia coi GDGT là hoạt động “ngoại khóa”, trong
khi Malaysia, Hà Lan, New Zealand, Vương quốc Anh, Mĩ đều xem việc GDGT có mặt
trong chương trình học là rất cần thiết (Bilton, 2017).
Tại Việt Nam, tình trạng số trẻ em bị bắt cóc và xâm hại tình dục ngày càng tăng cao.
Trung bình trong cả nước có 7 trẻ em/ngày bị xâm hại. Do đó, GDGT là vấn đề đang được
cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm đặc biệt (Vu, 2018).
Theo Nguyễn Tùng Lâm, các chuyên đề về giới tính đã thực hiện trong trường học
nhưng chưa hiệu quả vì vẫn nặng về lí thuyết (Quynh Vinh, 2020). Tại các thành phố, sự
tăng tốc về sinh lí và tâm lí của HS tiểu học đang diễn ra rất nhanh dẫn đến giai đoạn tiền
dậy thì bắt đầu sớm hơn (Nguyen, 2016, pp.161-168). Vì vậy, việc trang bị cho học sinh tiểu
học kiến thức và kĩ năng về giới tính là nhiệm vụ cấp bách và rất cần thiết của giáo dục.
Nội dung về GDGT được tích hợp vào chương trình học tập của HS, đồng thời đáp
ứng được các nội dung và tiêu chuẩn của giáo dục. Nội dung GDGT được tích hợp trong các
môn học và hoạt động giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 như: môn TN – XH, Khoa
học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm… (Ministry of Education and Training, 2018). Đây
chính là cơ sở để việc đổi mới dạy học các nội dung GDGT theo định hướng phát triển năng
lực cho HS đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn. Nghiên cứu này lựa chọn tích hợp
GDGT vào các môn TN – XH (gồm môn TN – XH 1, 2, 3 và môn Khoa học 4, 5).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Một số khái niệm liên quan
Giới tính và giới: Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nữ và nam. Giới chỉ vị trí,
đặc điểm, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội (Điều 5, Luật Bình đẳng
giới) (The National Assembly, 2006).
Giáo dục giới tính cho trẻ em: Quá trình trang bị cho học sinh hiểu biết đúng đắn,
lành mạnh về tính dục, giới tính, giới giúp hình thành, phát triển và hoàn thiện các phẩm
chất riêng của bản thân; biết hành động để bảo vệ và chăm sóc bản thân an toàn trong các

1965
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 12 (2022): 1964-1975

mối quan hệ, phòng tránh lạm dụng tình dục; trong quan hệ với người khác hình thành kĩ
năng giao tiếp ứng xử lịch sự và văn minh (Nguyen, 2019, p.73).
Năng lực: Năng lực là khả năng thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định,
đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể dựa vào tố chất có sẵn và quá trình học
tập, rèn luyện để huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và thuộc tính khác của mỗi cá nhân”
(Ministry of Education and Training, 2018, p.37).
2.2.2. Cách tiếp cận GDGT
Tiếp cận hệ thống: Vận dụng tiếp cận hệ thống, nghiên cứu, đặt hoạt động GDGT
trong chỉnh thể các hoạt động giáo dục nói chung. Tìm mối liên hệ giữa các phương pháp,
hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm của hoạt động GDGT nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất.
Tiếp cận hoạt động: Theo cách tiếp cận này, hoạt động học được hiểu là các hoạt động
dành cho HS, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. HS luôn là trung
tâm của hoạt động, tự lực nghiên cứu để tìm ra kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng của bài học,
từ đó hình thành các phẩm chất và năng lực. Do vậy, khi thiết kế các hoạt động học tập phải
thể hiện rõ các công việc mà HS phải tham gia vào quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức,
hình thành kĩ năng và giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Để giúp HS hình thành và
phát triển năng lực tự chủ, tự bảo vệ bản thân trong cuộc sống trong nghiên cứu này tiến
hành thiết kế các hoạt động dạy học cho từng nội dung GDGT, nhấn mạnh vào các hoạt động
thực hành, xử lí tình huống thực tế (Nguyen, et al. (2019).
Tiếp cận từ thực tiễn: Từ các nội dung GDGT được đề xuất, các hoạt động GDGT
được thiết kế và tổ chức cần xuất phát từ những vấn đề trong cuộc sống; quá trình tổ chức
hoạt động GDGT ở trường tiểu học; đặc điểm phát triển tâm sinh lí của HS tiểu học; hứng
thú và nhu cầu của HS đối với các vấn đề liên quan đến GDGT… Do vậy, nhằm đem lại
hiệu quả thiết thực nhất, bài viết khảo sát đánh giá thực trạng GDGT tại 104 trường tiểu học
ở 18 quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để làm căn cứ đề xuất nội dung GDGT
tích hợp trong hoạt động dạy học các môn TN – XH.
2.3. Tích hợp GDGT vào môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học theo hướng phát triển
năng lực cho HS tiểu học
GDGT được tích hợp trong dạy học môn TN – XH, Khoa học cho HS tiểu học. Do đó,
khi thực hiện nội dung này cần bám sát vào yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đặc thù
được hình thành trong chương trình môn học. Trên cơ sở đó, xác định các nội dung GDGT
có thể tích hợp và các năng lực khoa học được hình thành cho HS. Giới hạn của nghiên cứu
này đã lựa chọn chủ đề “Con người và sức khỏe” trong môn TN – XH (TN – XH, Khoa học)
để tích hợp GDGT trong Bảng 1.

1966
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Giang và tgk

Bảng 1. Nội dung GDGT tích hợp vào các chủ đề “Con người và sức khỏe”
theo yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Yêu cầu cần đạt Chủ đề
Nội dung Nội dung GDGT tích hợp
về năng lực đặc thù GDGT
Các bộ phận − Xác định và nêu được tên, hoạt động - Nội dung 1: Nam và nữ
bên ngoài và các bộ phận bên ngoài của cơ thể - Nội dung 2: Sử dụng nhà
giác quan − Trình bày được các điểm khác nhau vệ sinh đúng cách
Con trai
của cơ thể giữa con trai và con gái - Nội dung 3: Lịch sự trong
và con gái
ăn uống
- Nội dung 4: Tôn trọng bạn
cùng giới và khác giới
Giữ cho cơ − Nói được các việc cần làm và lợi ích - Nội dung 1: Em biết tự bảo
thể khỏe của việc giữ vệ sinh đối với cơ thể vệ
mạnh và an − Chỉ ra được các vùng riêng tư trên - Nội dung 2: Cách vệ sinh
toàn cơ thể cần được bảo vệ Cơ thể cơ thể của em
− Thực hiện được việc nói với người của em là - Nội dung 3: Quy tắc 5 ngón
lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần của em tay
− Thực hiện được nói không và tránh - Nội dung 4: Vệ sinh cơ
xa với người đe dọa hoặc động chạm quan sinh dục
an toàn của bản thân
Sự sinh sản − Nêu sự khác biệt giữa nam và nữ về - Nội dung 1: Cơ thể chúng
và phát triển đặc điểm sinh học và xã hội ta được hình thành như thế
ở người − Thực hiện được sự tôn trọng của bản nào?
thân với các bạn khác giới và cùng giới - Nội dung 2: Sự phát triển
− Trình bày được quá trình hình thành Con được của thai nhi
cơ thể của con người thông việc sử sinh ra từ - Nội dung 3: Các giai đoạn
dụng một số thuật ngữ (trứng, tinh đâu? chính của con người
trùng, sự thụ tinh...) và sơ đồ - Nội dung 4: Hành trang
− Phân biệt và mô tả được một số đặc tuổi dậy thì
điểm trong giai đoạn chính của con
người trong quá trình phát triển
Chăm sóc − Chăm sóc và bảo vệ được sức khỏe - Nội dung 1: Tuổi dậy thì
sức khỏe ở tuổi dậy thì về thể chất và tinh thần - Nội dung 2: Kinh nguyệt
tuổi dậy thì − Giải thích được sự cần thiết phải giữ Khám phá - Nội dung 3: Vệ sinh kinh
vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì bí ẩn tuổi nguyệt
− Thực hiện được vệ sinh cơ thể nói dậy thì
chung và cơ quan sinh dục ngoài nói
riêng
An toàn − Chia sẻ cá nhân được về cảm giác và An toàn - Nội dung 1: An toàn khi ở
trong cuộc quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn bản thân nhà một mình
sống: Phòng và phòng

1967
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 12 (2022): 1964-1975

tránh bị xâm − Trình bày được các nguy cơ dẫn đến chống - Nội dung 2: Bảo vệ bản
hại bị xâm hại tình dục xâm hại thân
- Thực hiện được cách phòng tránh, - Nội dung 3: Giao tiếp với
ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại, người lạ
phản đối với mọi sự xâm hại - Nội dung 4: Phòng tránh
− Tìm kiếm và nêu được danh sách xâm hại
những người tin cậy khi cần sự giúp đỡ
− Thực hiện được việc giúp đỡ bạn bè
hoặc bản thân có nguy cơ bị xâm hại
(Ministry of Education and Training, 2018)
2.4. Thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa tích hợp các hoạt động GDGT cho HS tiểu học
theo định hướng phát triển năng lực
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, bài viết đề xuất các bước thiết kế kế hoạch
bài dạy có tích hợp GDGT theo định hướng phát triển năng lực gồm 5 bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu của các hoạt động GDGT cho HS tiểu học. GV nghiên cứu
yêu cầu cần đạt theo chương trình GDPT năm 2018 kết hợp với thực trạng, tình hình thực tế
của HS, ý kiến của phụ huynh về nhu cầu GDGT cần thiết cho đối tượng HS của lớp mình,
từ đó, xác định mục tiêu về năng lực chung và năng lực đặc thù có thể hình thành cho HS
thông qua những hoạt động GDGT phù hợp với đặc điểm HS của từng khối lớp.
Bước 2. Xây dựng nội dung GDGT phù hợp cho HS. GV sẽ phác họa trình tự logic nội
dung, cụ thể hóa các mạch kiến thức trong chương trình các môn học TN–XH (2018) làm
cơ sở để thiết kế các hoạt động khởi động, hoạt động tìm hiểu, hoạt động thực hành, hoạt
động vận dụng một cách thích hợp.
Bước 3. Lựa chọn, xây dựng tư liệu cho việc thiết kế các hoạt động GDGT. GV cần
thu thập tư liệu từ sách, báo, tạp chí giáo dục, các trang web khoa học, giáo dục có liên quan
để xây dựng kho tư liệu nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả với từng nội dung. Tư liệu
có thể là tranh ảnh, đoạn phim hoạt hình, phim khoa học, bài hát, sách truyện, tình huống
giả định, sơ đồ, bảng biểu, bài báo… liên quan đến các chủ đề GDGT.
Bước 4. Thiết kế các hoạt động GDGT theo định hướng phát triển năng lực. GV xây
dựng kế hoạch bài dạy phù hợp tích hợp GDGT ở các mức độ phù hợp với yêu cầu của môn
học/hoạt động giáo dục ở các khối lớp khác nhau. Trong kế hoạch bài dạy, GV xác định mục
tiêu về năng lực chung, năng lực khoa học và phẩm chất có thể hình thành cho HS thông qua
bài dạy dựa trên những mục tiêu đã xác định ở bước 1. Căn cứ vào mục tiêu đã xác định, từ
nguồn tư liệu ở bước 3, GV cần sàng lọc, cấu trúc lại để những tư liệu đó được mã hóa thành
những hoạt động trong kế hoạch bài dạy theo trình tự: hoạt động khởi động, hoạt động tìm
hiểu, hoạt động thực hành – vận dụng, hoạt động mở rộng hoặc hoạt động nối tiếp. Ở mỗi
hoạt động GV cần lựa chọn những phương pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp để phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS.

1968
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Giang và tgk

Bước 5. Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu. Ở mỗi hoạt động
GV cần xác định được thông qua hoạt động này HS sẽ làm được gì. Từ đó, xây dựng những
tiêu chí đánh giá phù hợp. Trong GDGT, ưu tiên sử dụng các công cụ để HS có thể tự đánh
giá bản thân, đánh giá đồng đẳng như đánh giá bằng mặt khóc, cười, tặng sao, tặng hoa khen,
bảng tự nhận xét…
Theo quy trình 5 bước này cũng hoàn toàn tương thích với các bước tổ chức hoạt động
dạy học trong kế hoạch bài dạy theo chương trình 2018 của môn TN–XH. Trong đó, ở bước
1 cần chú ý kết hợp giữa yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đặc thù được hình thành trong
môn TN–XH với đặc trưng của dạy học nội dung GDGT phù hợp với HS tiểu học. Ở bước
2, các nội dung GDGT cần được tổ chức theo chủ đề phù hợp với môn TN–XH và đặc điểm
tâm sinh lí HS ở từng khối lớp.
Các hoạt động GDGT được thiết nhằm cung cấp kiến thức cho HS một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên, đảm bảo HS phải được tham gia vào các hoạt động thực hành và xử lí tình huống
thực tiễn dựa trên các nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học trong kế hoạch bài dạy
(Nguyen et al., 2019). Trong nghiên cứu này đã thiết kế và thực nghiệm 2 kế hoạch bài dạy
với các hoạt động GDGT tích hợp trong môn TN–XH 1 và Khoa học 5 như trong Bảng 2.
Bảng 2. Các hoạt động dạy học trong kế hoạch bài dạy thực nghiệm
Tên kế hoạch bài Đối
STT Hoạt động
dạy tượng
- Hoạt dộng 1: Khởi động, HS hát bài “Cả nhà thương
Nội dung “Nam và nhau”
nữ” - Hoạt động 2: Tìm hiểu “Sự khác nhau giữa nam và
1 HS lớp 1
(Trong chủ đề “Con nữ”
trai và con gái”) - Hoạt động 3: Trò chơi “Tôn trọng sự khác biệt”
- Hoạt động 4: Tô màu
- Hoạt động 1: Khởi động: bài hát “Nhật kí của mẹ”
- Hoạt động 2: Xem phim và chơi trò chơi “Ô chữ bí
Nội dung “Cơ thể
mật”
chúng ta được hình
- Hoạt động 3: Tìm hiểu về “Sự thụ tinh”
2 thành như thế nào” HS lớp 5
- Hoạt động 4: Tìm hiểu về quá trình hình thành và
(Trong chủ đề “Em
phát triển của bào thai
được sinh ra từ đâu”)
- Hoạt động 5: Trình bày “Cơ thể chúng ta được hình
thành như thế nào?”
2.5. Kết quả thực nghiệm (xem Bảng 3, 4, 5, 6, 7, 8)
Nghiên cứu tiến hành thực nghiệm kế hoạch bài dạy “Nam và nữ” với 38 HS của lớp
1/1 và “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào” với 40 HS của lớp 5/4, Trường Tiểu
học Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình từ 26/02/2021 và ngày 31/3/2021. Nghiên cứu
sử dụng phiếu khảo sát HS trước và sau khi thực nghiệm và sử dụng phần mềm SPSS xử lí
số liệu thống kê để so sánh. Các số liệu thu được sẽ được phân tích bằng kiểm định Paired-

1969
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 12 (2022): 1964-1975

Samples T-Test để phân tích sự khác nhau về trị trung bình giữa trước và sau thực nghiệm.
Các bước khi thực hiện phân tích Paired-Samples T-Test bao gồm:
Bước 1. Đặt giả thuyết Ho: “Không có sự khác nhau về trị hai giá trị trung bình trước
và sau thực nghiệm”, tức là khác biệt giữa 2 giá trị trung bình bằng 0.
Bước 2. Thực hiện kiểm định Paired-Samples T-Test.
Bước 3. So sánh giá trị sig của kiểm định t được xác định ở bước 2 với giá trị 0,05
(mức ý nghĩa 5% = 0,05 | độ tin cậy 95%).
+ Nếu sig > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết Ho. Nghĩa là trung bình giữa hai giá trị là
bằng nhau, không có sự khác biệt trước và sau thực nghiệm.
+ Nếu sig < 0,05 thì bác bỏ giả thuyết Ho. Nghĩa là có khác biệt trung bình trước và
sau thực nghiệm.
Nội dung phiếu khảo sát về một số biểu hiện thành phần năng lực khoa học đặc thù
trong môn TN–XH (2018) được phát triển ở HS thông qua nội dung dạy học. Kết quả khảo
sát HS về mức độ yêu thích nội dung GDGT đã thiết kế cho thấy có 38/38 HS lớp 1 và 38/39
HS lớp 5 đều thích các hoạt động dạy học đã thiết kế.
Khi thiết kế các câu hỏi trước và sau khi thực nghiệm kế hoạch bài dạy, nghiên cứu sẽ
căn cứ vào biểu hiện của từng thành phần năng lực khoa học đặc thù của môn học/hoạt động
giáo dục sẽ tích hợp nội dung GDGT. Cụ thể với hai kế hoạch dạy học thực nghiệm, các câu
hỏi sẽ căn cứ vào thành phần năng lực khoa học trong môn TN–XH (lớp 1) và môn Khoa
học (lớp 5) theo chương trình 2018. Đối với kế hoạch bài dạy “Nam và nữ” lớp 1, các câu
hỏi tập trung vào năng lực khoa học trong môn TN–XH là: nhận thức khoa học (câu 1), tìm
hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh (câu 2) và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học (câu 3) (xem Phụ lục 1). Kết quả phân tích chi tiết trong Bảng 3, 4, 5.
Bảng 3. Kết quả khảo sát HS lớp 1 về tên gọi của bộ phận sinh dục
Mean N Std. Deviation Std. Error Mean
Trước 1,37 38 ,589 ,096
Sau ,97 38 ,162 ,026
Paired Differences
Mean Std. Deviation Std. Error Mean t df Sig. (2-tailed)
,395 ,595 ,096 4,093 37 ,000
Bảng 4. Kết quả khảo sát HS lớp 1 về những điểm khác nhau ở nam và nữ
Mean N Std. Deviation Std. Error Mean
Trước 3,39 38 1,809 ,293
Sau 5,13 38 1,474 ,239
Paired Differences
Mean Std. Deviation Std. Error Mean T Df Sig. (2-tailed)
-1,737 1,655 ,269 -6,468 37 ,000

1970
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Giang và tgk

Bảng 5. Kết quả khảo sát HS lớp 1 về các hành động cần làm
để vệ sinh bộ phận sinh dục của bản thân
Mean N Std. Deviation Std. Error Mean
Trước 1,37 38 ,714 ,116
Sau 1,92 38 ,359 ,058
Paired Differences
Mean Std. Deviation Std. Error Mean t df Sig. (2-tailed)
-,553 ,795 ,129 -4,284 37 ,000
Kết quả trong các Bảng 3, 4, 5 sau khi xử lí thống kê và kiểm định Paired-Samples T-
Test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trước và sau khi thực nghiệm (Sig = 0,000 <
0,05) đối với kế hoạch bài dạy “Nam và nữ” cho HS lớp 1.
Đối với kế hoạch bài dạy “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?” lớp 5, các
câu hỏi khi thiết kế hướng đến các thành phần năng lực khoa học đặc thù trong môn Khoa
học lớp 5 (2018) của HS gồm: Năng lực nhận thức khoa học (câu 1), năng lực tìm hiểu môi
trường tự nhiên và xã hội xung quanh (câu 2, 3) (xem Phụ lục 2). Kết quả phân tích chi tiết
câu 1 trong Bảng 6, câu 2, 3 trong Bảng 7, 8.
Bảng 6. Kết quả khảo sát HS lớp 5 về sự hình thành của cơ thể người
Mean N Std. Deviation Std. Error Mean
Trước 2,27 40 ,962 ,158
Sau 2,89 40 ,458 ,075
Paired Differences
Mean Std. Deviation Std. Error t Df Sig. (2-tailed)
Mean
-,622 ,924 -,152 -4,094 39 ,000
Bảng 7. Kết quả khảo sát HS lớp 5 về các giai đoạn hình thành và phát triển của bào thai
Mean N Std. Deviation Std. Error Mean
Trước 1,23 40 1,050 ,166
Sau 2,33 40 1,141 ,180
Paired Differences
Mean 1,23 40 1,050 ,166 1,23
-1,100 1,374 ,217 -5,064 39 ,000
Bảng 8. Kết quả khảo sát HS lớp 5 về đặc điểm của thai nhi
trong từng giai đoạn phát triển
Mean N Std. Deviation Std. Error Mean
Trước 1,85 40 1,075 ,170
Sau 2,90 40 ,441 ,070
Paired Differences
Mean 1,23 40 1,050 ,166 1,23
-1,050 1,085 ,172 -6,121 39 ,000
(Ghi chú: Mean: điểm trung bình; N: số HS thực nghiệm; Std. Deviation: độ lệch chuẩn; Std.
Error Mean: sai số chuẩn; t: giá trị).

1971
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 12 (2022): 1964-1975

Kết quả trong các Bảng 6, 7, 8 sau khi xử lí thống kê và kiểm định Paired-Samples T-
Test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trước và sau khi thực nghiệm (Sig = 0,003 <
0,05) đối với kế hoạch bài dạy “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?”.
Kết quả thực nghiệm hai kế hoạch bài dạy cho thấy: Các hoạt động dạy học trong kế
hoạch bài dạy đã được thiết kế phù hợp với định hướng phát triển năng lực HS. So sánh với
kết quả nghiên cứu “thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp GDGT cho HS
tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực” (Nguyen et al.,
2019), kết quả của nghiên cứu này đã khái quát hóa được các bước thiết kế kế hoạch bài dạy
tích hợp GDGT và chứng minh tính khả thi thông qua kết quả thực nghiệm. Các hoạt động
dạy học này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng thiết kế kế hoạch bài dạy trong môn
TN – XH (2018) theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
3. Kết luận
Nghiên cứu đã xây dựng được các nội dung tích hợp GDGT trong các môn TN–XH
theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018. Cần
chú ý kết hợp giữa yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đặc thù được hình thành trong các
môn TN–XH với đặc trưng của dạy học nội dung GDGT phù hợp với HS tiểu học. Các nội
dung GDGT cần được tổ chức theo chủ đề thích hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS ở từng
khối lớp. Từ kết quả phân tích số liệu thực nghiệm của hai kế hoạch bài dạy GDGT tích hợp
trong môn TN–XH 1, môn Khoa học 5 cho thấy các hoạt động dạy học trong kế hoạch bài
dạy đã thiết kế phù hợp với định hướng phát triển năng lực cho HS.

 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bui, N. O. (2008). Psychology of sex and sex education. Education Publisher.
Bilton, I. (2017). Sex education around the world: how were you taught?. Retrieved from:
https://www.studyinternational.com/news/sex-education/
Ministry of Education and Training (2018). Chuong trinh giao duc pho thong mon Tu nhien va Xa
hoi [General education program in Nature and Society]. Circulars No.32/2018/TT-BGDDT
dated December 26, 2018.
Nguyen, M. G., & Pham, T. Y. V (2015). Giai phap ho tro giao vien trong day hoc noi dung Giao
duc gioi tinh cho hoc sinh lop 4 va 5 [Solutions to support teachers in teaching sex education
content for students in grades 4 and 5]. Ho Chi Minh City University of Education Journal of
Science, 6(71), 134-146.
Nguyen, M. G. (2016). Thuc trang giao duc gioi tinh o truong tieu hoc o Thanh pho Ho Chi Minh
[The reality of sex education in primary schools in Ho Chi Minh City]. Ho Chi Minh City
University of Education Journal of Science, 10(88), 161-168.

1972
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Giang và tgk

Nguyen, M. G., Pham, T. Y. V, & Nguyen, T. M. H. (2019). Thiet ke mot so noi dung, phuong tien
va phuong phap day hoc giao duc gioi tinh cho hoc sinh tieu hoc o Thanh pho Ho Chi Minh
theo đinh huong phat trien nang luc [Designing some contents, means and methods of teaching
traffic education for primary school students in Ho Chi Minh City in the direction of
competence development]. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science,
6(71), 27-36.
Nguyen, M. G. (2019). Giao duc gioi tinh cho hoc sinh tieu hoc [Sex education for primary school
students]. Ho Chi Minh City: Pedagogical University Publishing House.
Quynh Vinh (2020). The number of abused children increased dramatically, 1 day the whole country
had 7 children being abused. Retrieved from: http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-
su/Moi-ngay-ca-nuoc-co-7-tre-em-bi-xam-hai-596605/
The National Assembly. (2006). Luat Binh dang gioi [Law on Gender Equality].
Vu. N. (2018). Schools in Vietnam are still “afraid to teach” sex education. Retrieved from:
https://vov.vn/tin-24h/truong-hoc-o-viet-nam-con-ngai-day-giao-duc-gioi-tinh-754226.vov

DESIGN SEX EDUCATION ACTIVITIES FOR PRIMARY STUDENTS:


THE COMPETENCE-BASED APPROACH
Nguyen Minh Giang*, Pham Tuong Yen Vu
Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam
*
Corresponding author: Nguyen Minh Giang – Email: giangnm@hcmue.edu.vn
Received: June 13, 2022; Revised: August 05, 2022; Accepted: November 28, 2022

ABSTRACT
Sex education for primary students is a topic of great interest to society and the education
sector. Based on the reality of sex education in 104 primary schools in 18 Ho Chi Minh City districts,
the research has built five steps to integrate sex education in Nature – Social subjects. This teaching
process also meets the requirements of lesson plans in Natural - Social subjects (2018). Step 1 should
be paid to the combination of the requirements for specific scientific competence formed in Natural
– Social subjects with the characteristics of teaching the content of sex education that is suitable for
primary students. The contents of education in step 2 should be organized according to topics
suitable to the integrated educational Natural – Social subjects and the psychophysiological
characteristics of students in each grade level. At the same time, the research designed three sex
education lesson plans based on the proposed teaching process to develop the student's competences.
The experimental results obtained initially show that the teaching activities have equipped basic
knowledge about sex education, in accordance with the orientation of teaching to develop scientific
competencies for students.
Keywords: competence; primary; science; sex education; student; teacher

1973
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 12 (2022): 1964-1975

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra HS sau thực nghiệm nội dung: Nam và Nữ
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
VỀ KẾT QUẢ SAU KHI THAM GIA
CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH: NAM VÀ NỮ
Khảo sát về kết quả sau khi tham gia các nội dung giáo dục giới tính của chúng tôi
Tên học sinh:…………………………………………………………………………
Trường:……………………………………………….Lớp:…………………………
Đánh dấu X vào ô vuông ( ) mà theo em là phù hợp hoặc điền tiếp vào chỗ trống.
1. Phần ở giữa 2 chân của chúng ta được gọi là:
A. Bộ phận sinh dục
B. Bộ phận bí mật
C. Bộ phận bất thường
2. Em cần làm gì để bảo vệ bộ phận sinh dục của mình:
A. Chà xát xà phòng để rửa sạch khi tắm
B. Thay đồ lót thường xuyên
C. Không cần thay quần áo thường xuyên
3. Em hãy nêu một số điểm khác nhau ở nam và nữ mà em biết:

PHỤ LỤC 2. Phiếu điều tra HS sau thực nghiệm nội dung: Cơ thể chúng ta được hình thành
như thế nào?
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
VỀ KẾT QUẢ SAU KHI THAM GIA NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH:
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Khảo sát về kết quả sau khi tham gia các nội dung GDGT của chúng tôi
Tên học sinh:…………………………………………………………………………
Trường:……………………………………………….Lớp:…………………………
Đánh dấu X vào ô vuông () mà theo em là phù hợp hoặc điền tiếp vào chỗ trống.
1. Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu?
A. Từ con cò mang tới cho bố mẹ

1974
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Giang và tgk

B. Từ mẹ sinh ra
C. Từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố
2. Sắp xếp các cụm từ sau theo thứ tự thời gian: (bào thai, hợp tử, phôi)

3. Nối ý ở cột A với câu trả lời thích hợp ở cột B:


A B

1975

You might also like