You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM 2023 - LẦN II

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BÀI THI MÔN 1: Môn Văn chung


(Dành cho tất cả các thí sinh)
(Đề thi gồm có: 01 trang)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh: ………………………………………..


Số báo danh: ………………………………………..........

Câu 1 (4.0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Với một người biết hưởng thụ nhân gian thì không có sự phân biệt sống chậm và sống
nhanh. Sống chậm để được sống nhanh, và sống nhanh để có cơ hội sống chậm. Tôi quan sát xung
quanh và thú vị rút ra bài học đơn giản, người càng thành đạt thì ranh giới giữa sống chậm và sống
nhanh càng mong manh. Sống nhanh để chiến thắng thời gian nhọc nhằn và bóng tối âm u, rồi lại
sống chậm để chiêm ngưỡng khoảnh khắc vụt hiện và ánh sáng lung linh. Thật ngượng ngùng, nếu
hai chữ “sống chậm” được mang ra làm mĩ từ che chắn cho sự lười nhác, sự ù lì, sự thụ động.
Trong nhịp điệu ồn ào, người sống chậm đồng nghĩa với người biết thưởng thức cuộc sống.
Bỏ ra 5 phút ngắm một màu hoa tình cờ bên ô cửa, bỏ ra 10 phút nghe một bài hát yêu
thích gợi nhớ miền đất ghi dấu kỷ niệm, bỏ ra 15 phút nhìn một đám mây trắng bềnh bồng trên
bầu trời xanh thẳm… có vẻ như chỉ dành cho những người lãng mạn, nhưng thực chất đó là sự
thong dong của một người bận rộn. Chúng ta hối hả một giây để hoàn tất công việc nhiều áp lực,
thì cũng cần trả lại một giờ cho cơ thể được thư thái. Thế kỷ 21 chuộng tốc độ, nhưng thế kỷ 21
cũng tôn vinh giá trị cá nhân.”
(Lê Thiếu Nhơn,
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/song_cham_giua_doi_nhanh.html)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
b. Nêu quan điểm của tác giả bài viết về “sống chậm” đích thực.
c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in nghiêng.
d. Ngày nay, nhiều học sinh thường quay cuồng trong lịch trình học hành dày đặc và gấp gáp. Hãy
viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về tác hại của việc không thể “sống chậm” đối với học
sinh.

Câu 2 (6.0 điểm)


“Từ thơ tạo vật, Sang thu đã lẳng lặng thành thơ cuộc đời!” (Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và
cấu trúc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.254). Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để
làm sáng tỏ nhận định trên.

----------HẾT----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

You might also like