You are on page 1of 2

Câu hỏi ôn tập tự động điều chỉnh truyền động điện

Phần 1: Các câu hỏi vấn đáp

Câu 1: Nguyên lý cấu tạo và làm việc động cơ xoay chiều ba pha không đồng
bộ. Tại sao người ta gọi động cơ này là động cơ cảm ứng IM và có phần cảm
phần ứng không tách biệt.

Câu 2: Các phương trình cơ bản của dộng cơ không đồng bộ và sơ đồ thay thế
động cơ KĐB ở dạng T và hinhg Γ.

Câu 3: Phương trình đặc tính cơ và nhận xét tính phi tuyến của động cơ trên đặc
tính cơ.

Câu 4: Ảnh hưởng tham số đến đặc tính cơ và nêu ứng dụng của nó.

Câu 5: Khi nào động cơ không động bộ thực hiện được hãm tái sinh và nêu ví
dụ hãm trong các trường hợp nào? Dạng đặc tính cơ khi hãm tái sinh.

Câu 6: Hãm ngược động cơ KĐB lại cần nguồn một chiều. Đạc tính cơ hãm.

Câu 7: Tại sao khi hãm động năng động cơ KĐB lại cần nguồn 1 chiều. Đặc
tính cơ khi hãm.

Câu 8: Có bao nhiêu phương pháp khởi động động cơ KĐB.

Câu 12: Trình bày khái quát các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ KĐB?
Tại sao phưng pháp điều khiển tần số được đánh giá là tốt nhất.

Câu 13: Tại sao ngày nay người ta không dùng phương pháp điều áp xoay chiều
Thyristor để điều chỉnh tốc độ động cơ KĐB.

Câu 14: Tại sao người ta gọi đièu khiển điều khiển ở mạch rotỏ đọng cơ không
đồng bộ rotor dây quấn là điều khiển công suất trượt? Ưu nhược điểm của
phương pháp này? Nên sử dụng phương pháp này trong trường hợp nào?

Câu15: Bản chất các phương pháp điều khiển tần số hệ trưyền động động cơ
xoay chiều không đồngbộ ba pha theo nguyên lý điện áp – tần số là gì? Ứng
dụng vào trường hợp nào thì phù hợp?

Câu 16: Tinh thần phép biến đổi vectơ không gian, việc ứng dụng nó để mô tả
động cơ KĐB và nêu ưu điểm mô hình vectơ động cơ KĐB tựa theo từ thông
rotor.

Câu 17: Mô hình dòng điẹn động cơ KĐB trong FO, phân tích sự xen kênh giữa
hai dòng điện và .

Câu 19: Tổng hợp bộ đièu khiển dòng và .


Câu21: Phân tích sự xen kênh giữa hai mạch vòng dòng và trong cấu trúc
điều khiển động cơ KĐB theo FOC.

Câu 22: Phân tích nguyên lý sinh mômen của FOC so với động cơ một chiều.

Câu 23: Tổng hợp mạch vòng tốc độ động cơ KĐB đièu khiển FOC khi từ
thông rotor không đổi ở giá trị định mức.

Câu 24: Phân tích điều chỉnh tốc độ ở vùng giảm từ thông của động cơ KĐB khi
dùng FOC.

Câu 25: Phân tích cấu trúc điều khiển vectơ động cơ KĐB theo FOC.

Câu 26: Bản chất của phương pháp điều khiển truyền động đọng cơ xoay chiều
không đồng bộ ba pha theo nguyên lý trực tiếp mômen DTC là gì?

Câu 27: Trong hệ diều khiển DTC, các van của biến tần được đống cắt theo
bảng nhưng điẹn áp đầu ra biến tần vẫn đảm bảo dạng hình sin mà không cần
khâu biến điệu bề rộng xung PWM, tại sao?

Câu 28: Tại sao đáp ứng mômem của hệ thông theo DTC lại nhấp nhô? Nó ảnh
hưởng như thế nào tới chất lượng truyền động?

Câu 29: Phân tích sự khác nhau về bản chất giữa hai nguyên lý điều khiển FOC
và DTC? Tại sao?

Câu 30: Người tâ nói điều khiển truyền động động cơ xoay chiều không đồng
bộ ba pha theo nguyên lý trực tiếp mômen DTC lại đơn giản hơn điều khiển
theo nguyên lý FOC, Tại sao?

Câu 31: Tại sao đáp ứng mômen của hệ truyền động theo nguyên lý trực tiếp
mômen DTC lại nhanh hơn so với hệ truyền động theo nguyên lý FOC?

Câu 32: Trong thực tế trường hợp nào sử dụng hệ truyền động động cơ xoay
chiều không đồng bộ ba pha theo DTC phù hợp hơn so với FOC?

Câu 33: Các giải pháp hãm của hệ truyền dộng biến tần – động cơ xoay chiều
không đồng bộ ba pha trong thực tế công nghiệp? Khi nào hệ truyền động cần
thiết kế hãm tái sinh và hãm động năng?

Câu 2: Các câu hỏi bài tập sẽ hỏi trên nội dung báo cáo

You might also like