You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ


----------------------

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP


1. Học phần: Đạo đức kinh doanh (IBS3001)
2. Bài tập nhóm thực hiện ngoài giờ và thuyết trình (15%):
a. Chủ đề: Trình bày, phân tích và xử lý một vấn đề đạo đức (vô đạo đức) trong kinh doanh
b. Nội dung trình bày:
1/ Tóm tắt chủ đề/sự việc/tình huống.
2/ Xác định các đối tượng có liên quan (bên hữu quan).
3/ Nhận diện, trình bày bản chất của (các) vấn đề đạo đức (vô đạo đức) /trách nhiệm xã hội
dựa trên đánh giá các tác động của hành vi hoặc của sự việc đến các đối tượng có liên quan.
4/ Xác định những nguyên nhân (bên trong, bên ngoài).
5/ Nhận xét những phản ứng và cách xử lý (nếu có) của các đối tượng có liên quan.
6/ Đề xuất cách giải quyết cho các bên và/hoặc rút ra bài học kinh nghiệm (kết luận)
Ghi chú:
- Nội dung số 2 và 3 có thể ghép lại tùy theo sắp xếp của nhóm
- Tùy thuộc vào chủ đề lựa chọn, các nhóm có thể thay đổi, bổ sung nội dung hoặc sắp
xếp lại các nội dung trình bày cho phù hợp.
c. Đăng ký:
- Mỗi nhóm tùy chọn đăng ký một tình huống kinh doanh có chứa đựng yếu tố đạo đức (vô
đạo đức) tại một doanh nghiệp, xảy ra trong hoặc ngoài nước từ 2022 đến nay.
d. Đánh giá:
d1. Đánh giá nội dung bài thuyết trình (8%):
- Nội dung thuyết trình tóm tắt, tập trung vào các vấn đề chính; không giới hạn số trang (số
slides)
- Trình bày nội dung rõ ràng; chú ý từ ngữ, văn phạm, hình ảnh sử dụng.
- Thời gian cho mỗi bài thuyết trình không quá 15’ (Trừ 5% trong 100% điểm bài thuyết
trình cho mỗi 03 phút vượt quá thời gian cho phép nhưng tối đa không quá 20%).
- Các nhóm phải nộp bản in các trang thuyết trình (slides) cho GV vào buổi thuyết trình và gởi
file thuyết trình cho GV qua email.
- Việc thuyết trình dự kiến từ tuần học thứ 13 đến tuần 15 của học phần.
- Thứ tự thuyết trình được xác định theo thứ tự đăng ký chủ đề trên E-learning. (Trừ 10%
trong 100% điểm bài thuyết trình nếu không tuân thủ thứ tự thuyết trình)
- Các thành viên của nhóm phải tham gia thuyết trình. Điểm nhận được của mỗi nhóm sẽ ghi
như nhau cho các thành viên tham gia. SV không tham gia (hoặc không có tên trong bài) sẽ
không có điểm đánh giá.
d2. Đánh giá bài báo cáo (12%):
- Bài báo cáo phải được trình bày trên giấy A4; cỡ chữ 12; kiểu chữ Arial; khoảng cách dòng
1,3; văn phong trong sáng; văn phạm chuẩn mực; trình bày đẹp, có tính chuyên nghiệp; giới
hạn tối đa 20 trang. (Trừ tối đa 10% trong 100% điểm bài báo cáo nếu không tuân thủ)
- Trừ tối đa 20% trong 100% điểm bài báo cáo nếu trong bài không chỉ rõ, đầy đủ các
nguồn hoặc tài liệu tham khảo đáng tin cậy hoặc không phù hợp về giới hạn thời gian liên
quan đến tình huống nêu ở trên.
- Các nhóm nộp bản in bài báo cáo cho GV vào buổi thuyết trình và gởi bài báo cáo (bản
mềm - file word) đến địa chỉ email của GV trước giờ thuyết trình 48 tiếng. (Trừ 10% trong
100% điểm bài báo cáo cho mỗi ngày nộp chậm bản in)
- Điểm đánh giá bài báo cáo được tính chung cho cả nhóm và ghi điểm cho SV có tham gia
làm bài. Trên bài nộp cho GV cần ghi đủ họ tên của các SV có tham gia. SV không tham gia
(hoặc không có tên trong bài) sẽ không có điểm đánh giá.
d3. Trọng số đánh giá (80%):
1/ Tóm tắt chủ đề/sự việc/tình huống: 5%.
2/ Xác định các đối tượng có liên quan (bên hữu quan): 15%
3/ Nhận diện, trình bày bản chất của (các) vấn đề đạo đức (vô đạo đức) /trách nhiệm xã hội
dựa trên đánh giá các tác động của hành vi hoặc của sự việc đến các đối tượng có liên quan:
25%
4/ Xác định những nguyên nhân (bên trong, bên ngoài): 25%
5/ Nhận xét những phản ứng và cách xử lý (nếu có) của các đối tượng có liên quan: 15%
6/ Đề xuất cách giải quyết cho các bên và/hoặc rút ra bài học kinh nghiệm (kết luận): 15%
Ghi chú: Tùy theo diễn biến tình huống thực tế và kết cấu trình bày của từng bài báo cáo của
các nhóm, GV có thể sẽ điều chỉnh cơ cấu điểm đánh giá.

You might also like