You are on page 1of 3

Thương vợ (Trần Tễ Xương)

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!

C1: Xác định thể thơ, đề tài, bố cục và nội dung bài thơ

-Thất ngôn bát cú


-Tình vợ chồng
-6 câu thơ đầu: Hình ảnh bà Tú
2 câu cuối: Nỗi lòng của tác giả
-Hình ảnh của bà Tú/người vợ của TTX và những đức tính cao đẹp của bà. Những tình cảm yêu thương,
quý trọng của chồng dành cho vợ.

C2: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây? Tác dụng của biện pháp tu từ đó là
gì?

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

*Gợi ý trả lời

-biện pháp tu từ đảo ngữ :

+“Lặn lội thân cò”:

+“Eo sèo mặt nước”:

- Nêu tác dụng: Nhấn mạnh cảnh làm ăn gian nan, vất vả của bà Tú khi buôn bán ở nơi đông đúc…

-Thành ngữ:

+ Một duyên hai nợ: Bà Tú lấy ông Tú duyên ít mà nợ nhiều

+ Năm nắng mười mưa:chỉ sự vất vả nắng mưa của bà Tú đề nuôi chồng con

C3: Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú?:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”

→ Bà Tú là người gánh vác gia đình. Ông Tú tự ví mình như một "người con" của bà Tú, một người
chồng "ăn lương vợ".

- “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

→ Chăm chỉ kiếm sống làm ăn dù có khó khăn và gian khổ cách mấy.

- “Một duyên hai nợ âu đành phận”

→ Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ
cực vì chồng con.

C4: Lời chửi trong hai câu thơ cuối trong bài Thương vợ là lời của ai và có ý nghĩa gì?

- Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương

- Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của
bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú
Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy
ông là một người có nhân cách đẹp

C5: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

- Ông tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một
chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ
của mình

C6: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) trình bày cảm nhận của anh/chị về tiếng chửi của Tú
Xương trong hai câu thơ cuối :

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”.

Gợi ý:

- Hai câu thơ là tiếng chửi:

+ Chửi thói đời đen bạc (nếp chung của xã hội, của người đời).

+ Tự chửi mình (tự nhận lỗi về mình).

- Tiếng chửi làm nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương.

Văn mấu trên mạng: Hai câu cuối trong bài Thương vợ của Tú Xương, đích xác nghe giống một câu
"chửi", "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng hờ hững cũng như không". "Cha mẹ" ở đây không phải có ý
trách móc gì phụ mẫu, chẳng qua là Tú Xương thương vợ khổ cực quá, ông tức cho cái thói đời nhiễu
nhương rối loạn, không cho nổi ông một con đường công danh sáng lạn, không để ông vung hết cái tài
của mình, mà bấy nhiêu lâu thi thố cũng chẳng ăn ai, vẫn chỉ một kiếp tú tài bé con. Giá như thời buổi
Nho học còn thịnh, cỡ tú tài cũng khấm khá, cũng có thể gõ đầu vài lớp trẻ, thế nhưng đời bạc, phận
cũng bạc theo ông lại sinh ra đúng cái buổi Tây, Tàu trà trộn làm bát nháo đi cái nề nếp văn hóa lâu đời
của đất nước. Xã hội phong kiến suy tàn, Nho học suy tàn, những bậc trí thức đương thời cũng chán
chường lui về chốn thôn quê, không màng thế sự, bởi khi ấy đạo đức xã hội xuống cấp, đồi bại, nhân
cách con người biến dạng, họ sẵn sàng vứt bỏ liêm sỉ, đạo đức chà đạp lên nhau mà chuộc lợi, ăn sung
mặc sướng. Còn những người có tâm, có tài như Tú Xương lại phải chịu cái kiếp để bọn ô hợp đè đầu
cưỡi cổ, phải chịu cảnh lực bất tòng tâm. Thử hỏi có thể không uất ức, không buông một tiếng chửi cái
"thói đời ăn ở bạc" được hay không? Bài thơ Thương vợ đã thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình
cảm chân thành của người chồng dành cho vợ mình, dẫu rằng ông không cho bà được một cuộc sống ấm
no, êm đềm thế nhưng cách mà ông tôn trọng, yêu thương bà Tú khiến bà có một chỗ dựa tinh thần
vững chắc, là động lực để bà Tú tiếp tục cố gắng vì gia đình, điều ấy khiến người ta thật ngưỡng mộ. Hai
câu thơ cuối là những lời tâm huyết tận đáy lòng, cũng là tiếng phản kháng của Tú Xương trước cuộc đời
đen bạc, là lời tự trách đầy chua xót, cay đắng của ông với chính bản thân, với cả những đức ông chồng
tệ hại, vô dụng, để vợ phải vất vả cực nhọc cả cuộc đời.

You might also like