You are on page 1of 3

Họ và tên: Dương Hồng Anh BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I

Lớp: 11TA Môn: NGỮ VĂN

BÀI LÀM
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Đặc điểm của nền giáo dục hiện đại được nêu trong đoạn trích là: tập cho
con người có thói quen tò mò, quan sát, nhận định đúng sai với đầu óc phê phán.
Câu 2: Theo đoạn trích, những kỹ năng tích cực của người có học (kỹ năng sàng
lọc, phán đoán với tư duy độc lập) bị mai một là do tình hình bầy đàn trên mạng
xã hội
Câu 3: Những câu văn đó giúp tôi hiểu về hậu quả đáng lo ngại của hiện tượng
bầy đàn trên mạng là con người ta dần dần ít biết suy nghĩ hơn, ít linh hoạt hơn
và ít đặt câu hỏi cũng như lật lại tình huống hơn. Qua đó, chúng ta thường bị dắt
mũi bởi những câu chuyện không có thật, tệ hơn, chúng ta sẽ là người làm tổn
thương đến người khác khi chưa rõ ngọn ngành câu chuyện. Vô tình, khả năng
suy nghĩ phán đoán của con người bị mai một dần đi và trở nên thụ động. Ngoài
ra, chạy theo bầy đàn còn khiến cho người khác dần tự ti với suy nghĩ khác biệt
của mình,..
Câu 4: Qua đoạn trích, em rút ra được những bài học khi tham gia hoạt động
giao tiếp trên mạng xã hội là nâng cao ý thức, luôn cần có thái độ tôn trọng
người khác, biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, thông cảm. Mọi lời nhận xét, bình
luận phải khách quan và tế nhị, tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp, không nói xấu, kéo
bè cánh nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác.Suy nghĩ kỹ về
những gì nói và đăng trên mạng, có trách nhiệm với lời nói, hành vi của mình.
Tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin để kiểm chứng, không nên “tay nhanh hơn não”
đưa ra những nhận xét, bình luận vội vàng, không đúng hoặc ác ý.

II. LÀM VĂN


Puskin đã từng quan niệm rằng: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây
sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác
phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Phải chăng cũng vì lẽ
đó, thi phẩm “Thương vợ” mang theo tiếng lòng ngợi ca người vợ của Tú Xương
cứ vang vọng mãi qua biết bao thế hệ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Tú Xương là một trong những nhà thơ có cảm quan nhạy cảm trước sự đổi thay
của nhân tình thế thái. Xã hội thời Tú Xương sống là xã hội đang bị đảo lộn về
tất cả ngay cả giá trị thiêng liêng nhất là tình thương cũng bị mai một, tình người
với người chỉ còn là thứ tình cảm hời hợt bán mua, đổi chác quá ư dễ dàng. Giữa
xã hội nhố nhăng ấy, nhà thơ tự giữ lại cho mình tình cảm cao quý nhất là tình
yêu đối với người vợ. Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu về đề tài trữ tình của
Tú Xương, thơ xưa dưới quan niệm phong kiến cổ hủ, trọng nam khinh nữ
thường hiếm có các tác phẩm viết về người vợ, người phụ nữ. Phái nam nhân
thường thường giam mình trong một lối mòn suy nghĩ rằng người vợ phải tam
tòng tứ đức, đã theo chồng thì việc chịu gian khó, cực nhọc hầu hạ, nâng túi sửa
khăn cho người chồng đã là điều đương nhiên, có mệt có khổ âu cũng là thường
tình, không việc gì phải trăn trở, thay vào đó cái họ trăn trở thường cao xa, vượt
khỏi cuộc sống tầm thường. Nhưng đến Tú Xương thì lại khác, không phải vì
ông vô công rỗi nghề, vì ăn lương vợ mà ông phải viết thơ, viết văn để ca ngợi
vợ, mà chính xuất phát từ tình yêu thương và lòng trân trọng vô hạn của một
người chồng dành cho người vợ tào khang của mình. Xuất phát từ ý thức về cuộc
đời, ý thức về những nỗi vất vả gian lao của vợ, mà cái cuộc đời khốn nạn đã
không cho ông có thể san sẻ với bà Tú, để cả gia đình với bảy miệng ăn đè nặng
lên đôi vai một mình bà Tú. Dẫu áp lực cơm áo đang trĩu nặng trên vai nhưng bà
Tú cũng không muốn chồng mình rời khỏi nghiệp bút nghiên để lao vào cuộc
sống lao động vất vả, bà vẫn muốn ông là một tú tài được thỏa sức với nghiệp
văn chương, không phải chịu nhiều gian khó. Tấm lòng ấy của vợ, Tú Xương
nhìn thấy một cách rõ ràng, ông không vô tình gạt sang một bên hay giấu giếm ở
trong lòng để giữ tự tôn của một người đàn ông phong kiến, mà trái lại ông đưa
hết những tình cảm ấy vào thơ văn của mình, bằng ngôn từ giản dị, chân thực,
đôi lúc có chỗ đanh đá, chua ngoa, nhưng đó lại mới đúng là đặc sắc thơ văn Tú
Xương, trữ tình, hiện thực và trào phúng luôn đan xen với nhau.
Và ở hai câu thơ cuối, dường như tình cảm tỏng Tú Xương được bùng phát
mãnh liệt, cùng những vần thơ tự trào chính mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Hai câu thơ cuối là những dòng kết lại những tâm tư trăn trở của ông về bà. Ông
tự trào chính mình về những hờ hững bất tài của bản thân, phải để vợ lặn lội sớm
hôm lo cho mình thi cử. Đọc đến đây, tôi thực sự rất ngạc nhiên khi lần đầu
được tiếp nhận một thi phẩm có tiếng chửi, cùng lời tự trào độc đáo đến vậy. Bài
thơ ông viết ra cốt để bày tỏ tình thương yêu, quý trọng người vợ đảm đang và tự
trách mình là đồ tầm thường, vô tích sự. Thế nhưng nếu nhìn nhận lại sự việc
một cách lạc quan thì Tú Xương không hề đáng trách mà lại rất đáng thương bởi
suy cho cùng, chính xã hội lem luốc kia đã đẩy ông, một tài năng xuất chúng vào
bước đường cùng khiến cho người vợ vốn thuộc dòng dõi cao quý phải chịu khổ.
Thật đau đớn !
“Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ”
(Văn tế sống vợ – Trần Tế Xương)
Hai câu thơ khép lại tác phẩm là lời tự rủa mát mình của Tú Xương nhưng lại
mang đậm ý nghĩa lên án xã hội sâu sắc góp phần khẳng định tình cảm của ông
đối với bà Tú là vô bờ bến. Người chồng ấy tuy “ăn lương vợ” nhưng không hề
“ở bạc”, “hờ hững” mà rất chu đáo, luôn dõi theo từng bước đi của bà trên
đường đời và đặc biệt là luôn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với vợ. Thi phẩm
kết thúc thật bất ngờ: vừa thấm đượm cái bi, cái bất hạnh trong niềm riêng của
tác giả, lại vừa dí dỏm, hài hước. Và cũng vì thế chăng mà Nguyễn Khuyến khi
nhắc về Tú Xương đã từng quan niệm rằng:
“Kìa ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn.”
Những suy tư tình cảm đậm sâu ông gửi vào thi phẩm“Thương vợ” đà đưa tác
phẩm vượt xa nghìn dặm của biên giới thời gian, được bao thế hệ tiếp nhận, và
đồng sáng tác cùng ông. 
Thương vợ một lần nữa cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật trong
thơ Tú Xương, bên cạnh những vần thơ sắc nhọn, đay nghiến xã hội kim tiền ô
trọc, vẫn còn đó những câu thơ đằm thắm tình thương và sự trân trọng biết ơn
mà ông dành cho người vợ của mình. Tác phẩm ấy có lẽ là nét vẽ đẹp nhất mà
tác giả Tú Xương đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình.Dù cho quá khứ,
hiện tại hay tương lai tác phẩm “Thương vợ” vẫn sống mãi với thời gian.Thật
đúng với lời nhận định văn học: “Văn học nằm ngoài những quy luật của băng
hoại.Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.

You might also like