You are on page 1of 2

HAI CÂU KẾT BÀI “THƯƠNG VỢ”

 Hai câu kết bài thương vợ như là hai câu “chửi” của Trần Tế Xương với chính bản thân
cũng như xã hội phong kiến khắt khe lúc bấy giờ :
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.”
 Trách số phận, xã hội phong kiến lúc bấy giờ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”
+ “Cha mẹ” : Là tiếng chửi  Từ ngữ bình dân  Thể hiện sự tức giận vì xã
hội thối nát lúc bấy giờ.
+ Chửi “thói đời” :
 Những định kiến khắt khe “ trọng nam khinh nữ” xã hội đương thời đã
khiến ông không thể cùng san sẻ gánh nặng gia đình cùng vợ.
 Muốn theo đuổi con đường công danh nhưng sống trong xã hội nửa tây
nửa ta (nước nửa thuộc địa nửa phong kiến) công danh cũng chỉ có thể
mua được bằng tiền khiến cho con người vốn tài năng như Trần Tế
Xương lại trở nên vô cùng lận đận trong việc thi cử.
 Liên hệ : Trần Tế Xương đã nhiều lần thể hiện sự phẫn uất trước
nghiệp thi cử của mình như trong bài “Hễ Mai Tớ Hỏng”qua câu
thơ”Thi không ăn ớt thế mà cay”.
 Bằng ngôn ngữ đời thường, tác giả đã lên án một xã hội phong kiến
đầy bạc bẽo mang đến bao thử thách khắc nghiệt của con người.
 Tú Xương thương vợ nhưng cũng tự trách , tự giễu cho sự hờ hững của mình đối với
vợ con , là kẻ vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con và đồng thời lên án phê phán xã
hội phong kiến.
 Câu thơ cuối thể hiện sư tự ý thức của nhà thơ :
“ Có chồng hờ hững cũng như không.”
+ ”Hờ hững” : là trạng thái thờ ơ, lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút
để ý đến.
+ “Chồng hờ hững” : Chỉ những kẻ bạc bẽo, tinh ăn lười làm, sống ăn bám vợ,
coi vợ là người ăn kẻ ở, phải phục dịch gồng gánh cho những thói ăn chơi,
thích hưởng thụ và không quan tâm đến người phụ nữ.
 Người chồng vô trách nhiệm, thiếu bản lĩnh
+ “ Cũng như không”  Giọng điệu mỉa mai, thái độ tự lên án , tự phán xét
mình của tác giả
 Dưới chế độ phong kiến, đạo lí vẫn là người chồng gồng gánh việc mưu
sinh, là trụ cột của cả gia đình, còn người vợ có trách nhiệm về nội trợ, nuôi
dạy con cái. Thế nhưng trong gia đình của Tú Xương thì lại khác, một mình
bà Tú gánh cả hai gánh nặng ấy trên vai, bà không nỡ để chồng đi làm thuê
cho bè lũ tay sai, cho quân xâm lược mà ông vốn ghét cay ghét đắng, bà
cũng chẳng yên tâm để ông bếp núc, con cái, thế là bà ôm tất
 Từ đó , Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời,
thừa nhận khuyết điểm của mình phải ăn bám vợ, để vợ nuôi con và chồng .
 Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả cái xã hội
đẩy đưa, đốn mạt lúc bấy giờ. Đồng thời, ông tự trách mình bất tài, vô dụng không thể
san sẻ bớt gánh nặng cho vợ.
 Thể hiện nhân cách cao đẹp, sự ăn năn hối lỗi rất chân thành.

 Qua đó cho ta thấy được:


 Hình ảnh bà Tú: - Gian truân, vất vả.
- Chu đáo , đảm đang , giàu đức hi sinh.
- Gồng gánh trên vai những nặng nhọc trong xã hội.
- Biết thông cảm cho người chồng, không muốn chồng đi làm tay
sai cho quân xâm lược mà ông vốn ghét cay ghét đắng.
=> Hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh, vẻ đẹp người phụ nữ truyền thống điển
hình, cảm thông cho người chồng, người phụ nữ công dung ngôn hạnh
 Hình ảnh ông Tú : - Thương vợ bằng tình cảm chân thành, sâu sắc.
- Trân trọng, tri ân trước những vất vả hi sinh của vợ.
- Tự trách mình vô dụng, lên án phê phán xã hội phong kiến ,
những người chồng vô tích sự.
- Một chỗ dựa tinh thần vững chắc, là động lực để bà Tú tiếp
tục cố gắng vì gia đình.
 Nhân cách cao đẹp và con người giàu tình cảm, quý trọng , yêu thương vợ.

Tổng kết 2 câu cuối:


1. Nghệ thuật :
- Ngôn ngữ giản dị,giàu sức biểu cảm,
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh.
- Ngôn ngữ văn học nhân gian, ngôn ngữ đời sống.

2. Nội dung :
Hai câu thơ khép lại tác phẩm là lời tự trách , trách đời của Tú Xương nhưng lại mang
đậm ý nghĩa lên án xã hội sâu sắc. Góp phần khẳng định tình cảm của ông với vợ
mình và cũng là những lời tâm huyết tận đáy lòng, tiếng phản kháng của Tú Xương
trước cuộc đời đen bạc. Đó cũng là lời tự trách đầy chua xót, cay đắng của ông với
chính bản thân, với cả những đức ông chồng tệ hại, vô dụng, để vợ phải vất vả cực
nhọc cả cuộc đời.

You might also like