You are on page 1of 5

.

Khung phân tích của khóa luận

Vấn đề nghiên cứu


Thúc đẩy logistics ngược trong nền kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu phát triển bền vững -
Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Tổng quan tình hình nghiên cứu


Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài gồm các công trình
nghiên cứu liên quan đến

Xác định đóng góp mới của khóa luận và khoảng trống nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn


- Cơ sở lý luận
+ Khái niệm logistic ngược và nền kinh tế tuần
+ Logistics ngược và tính bền vững của logistics ngược
+ Vai trò của logistic ngược trong nền kinh tế tuần hoàn
- Cơ sở thực tiễn
+ Quá trình hình thành logistic ngược trên thế giới
+ Xu hướng phát triển của logistic ngược trong nền KTTH vì mục tiêu phát triển bền
vững trên thế giới

Kinh nghiệm phát triển hoạt động logistics ngược trong nền KTTH trên thế giới
(Thuỵ Điển, Trung Quốc, Thái Lan)
- Giới thiệu khái quát về 3 quốc gia
- Chính sách của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến thúc đẩy logistics ngược
trong nền kinh tế tuần hoàn
- Thực trạng triển khai logistics ngược trong nền kinh tế tuần hoàn tại Thuỵ Điển,
Trung Quốc và Thái Lan hiện nay
- Đánh giá về quá trình phát triển logistics ngược trong nền kinh tế tuần hoàn ở từng
quốc gia

Tình hình phát triển chuỗi cung ứng lạnh và các đề xuất giải pháp phát triển
chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam
- Thực trạng phát triển logistics ngược tại Việt Nam
- Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển logistics ngược
- Đánh giá về quá trình phát triển logistics ngược trong nền kinh tế tuần hoàn tại Việt
Nam
- Hàm ý chính sách thúc đẩy logistics ngược trong nền kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu
phát triển bền vững tại Việt Nam.

Khung phân tích của khóa luận gồm các bước:

Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Nhóm tác giả đề tài xác định vấn đề cần nghiên cứu là: Thúc đẩy logistics ngược trong
nền kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu phát triển bền vững - Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý
cho Việt Nam
Bước 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhóm tác giả đề tài tìm kiếm các bài viết liên quan đến logistic ngược và nền kinh
tế tuần, logistic ngược ở Thụy Điển, Trung Quốc, Thái Lan, logistic ngược ở Việt Nam,
các bài học kinh nghiệm đến từ logistics ngược trong nền kinh tế tuần hoàn của Thụy
Điển, Trung Quốc, Thái Lan trên Research Gate, Google Scholar, Science Direct, cổng
truy cập nguồn tin điện tử của Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, các tài liệu từ sách, báo,
tạp chí, hội thảo quốc tế. Các tài liệu chi tiết được đề cập trong phần tài liệu tham khảo.

Bước 3: Xác định đóng góp mới của khóa luận và khoảng trống nghiên cứu

Tác giả khóa luận xác định được khoảng trống nghiên cứu về kinh nghiệm thúc
đẩy phát triển logistics ngược trong nền kinh tế tuần hoàn ở v logistics ngược trong nền
kinh tế tuần hoàn và bài học cho Việt Nam

Bước 4: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn

Dựa trên các nghiên cứu đã được tổng hợp, khóa luận đưa ra cơ sở lý luận bao gồm khái
niệm Khái niệm logistic ngược và nền kinh tế tuần, logistics ngược và tính bền vững của
logistics ngược, vai trò của logistic ngược trong nền kinh tế tuần hoàn và cơ sở thực tiễn
bao gồm quá trình hình thành logistic ngược trên thế giới và xu hướng phát triển của
logistic ngược trong nền KTTH vì mục tiêu phát triển bền vững trên thế giới.
Bước 5: Phân tích kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng lạnh Ấn Độ

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đi vào phân tích thực trạng hoạt động logistic
ngược ở Thụy Điển, Trung Quốc và Thái Lan bao gồm giới thiệu khái quát về ba quốc
gia, các chính sách của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến logistic ngược và nền
KTTH, thực trạng triển khai hoạt động logistic ngược trong nền kinh tế tuần hoàn tại ba
quốc gia hiện nay và đồng thời tác giả cũng đánh giá về quá trình phát triển hoạt động
logistic ngược trong nền KTTH tại ba quốc gia để từ đó đúc rút các kinh nghiệm trong
việc thúc đẩy,phát triển hoạt đồn logistic ngược của các nước này.

Bước 6: Phân tích tình hình phát triển chuỗi cung ứng lạnh và các đề xuất giải
pháp phát triển chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam

Tác giả phân tích tình hình phát triển chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam bao gồm
thực trạng phát triển logistics ngược tại Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam
đối với phát triển logistics ngược trong nền KTTH, đồng thời cũng đánh giá về quá trình
phát triển logistics ngược tại Việt Nam để từ đó kết hợp với các kinh nghiệm phát của
Thụy Điển, Trung Quốc và Thái Lan đã đúc rút ra được từ bước 5, xây dựng các giải
pháp nhằm phát triển Việt Nam một cách hiệu quả và hợp lý với tình hình thực tế của
hoạt động logistics ngược tại Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững
Sự cần thiết thúc đẩy logistic ngược Xu hướng thúc đẩy logistic ngược trên
trong nền KTTH vì mục tiêu bền vững thế giới
+ Logistics ngược và tính bền vững của + Bối cảnh và xu hướng
logistics ngược + Xu hướng phát triển logistcs ngược
+ KTTH và sự bền vững của KTTH trong nền KTTH trên thế giới
+ Sự cần thiết thúc đẩy logistic ngược
trong nền KTTH vì mục tiêu bền vững
(2)

(1)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy Các chính sách thúc đẩy logistic ngược
logistic ngược trong nền KTTH trong nền KTTH tại Thụy Điển, Trung
Quốc và Thái Lan
+ Nhân tố vi mô
+ Nhân tố vĩ mô + Bối cảnh và xu hướng thúc đẩy tại từng
quốc gia
+ Một số chính sách hỗ trợ quá trình thúc
đẩy
(4)
(3)

Bối cảnh và xu hướng, cơ hội và thách Hàm ý chính sách hỗ trợ quá trình thúc
thức của thúc đẩy logistic ngược trong đẩy logistic ngược trong nền KTTH vì
nền KTTH tại Việt Nam mục tiêu bền vững tại Việt Nam
+ Bối cảnh và xu hướng
+ Điểm mạnh và điểm yếu
+ Cơ hội và thách thức
(5) (6)

Khung phân tích của đề tài


(1) Để nghiên cứu cơ sở lý luận về thúc đẩy logistic ngược trong nền KTTH vì
mục tiêu bền vững, nhóm tác giả đã phân tích logistics ngược và tính bền vững của
logistics ngược cũng như KTTH và sự bền vững của KTTH.
(2) Tuy nhiên, việc thúc đẩy logistic ngược trong nền KTTH sẽ chịu nhiều sự tác
động của các nhân tố bên trong thuộc về môi trường vi mô và nhân tố bên ngoài thuộc về
môi trường vĩ mô.
(3) Trên cơ sở lý luận được phân tích tại (1) & (2) nêu trên, tác giả nghiên cứu bối
cảnh và xu hướng thúc đẩy logistic ngược trong nền KTTH.
(4) Dựa trên các tiêu chí lựa chọn quốc gia tham chiếu, nhóm tác giả đã lựa chọn
ba quốc gia (Thụy Điển, Trung Quốc, Thái Lan) để đánh giá xu hướng thúc đẩy này cũng
như các chính sách trực tiếp và gián tiếp nhằm hỗ trợ quá trình thúc đẩy logistic ngược
trong nền KTTH.
(5) Cũng trên cơ sở lý luận được phân tích tại (1) & (2) nêu trên, nhóm tác giả
nghiên cứu về bối cảnh và xu hướng, điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức thúc
đẩy logistic ngược trong nền KTTH vì mục tiêu bền vững tại Việt Nam.
(6) Phân tích bối cảnh Việt Nam tại (5) và những bài học kinh nghiệm thúc đẩy
logistic ngược trong nền KTTH vì mục tiêu bền vững tại (4), nhóm tác giả đã đề xuất,
khuyến nghị một số chích sách, biện pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quá trình này tại Việt
Nam.

You might also like