You are on page 1of 63

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ DÒNG DỊCH CHUYỂN SINH VIÊN QUỐC
TẾ: MỘT GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN "CHẤT XÁM" CHO CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN.

(FINANCIAL DEVELOPMENT AND INTERNATIONAL STUDENT


MOBILITY: A SOLUTION TO IMPROVE THE “BRAIN-GAIN” FOR
DEVELOPING COUNTRIES)

Mã số đề tài: 674

Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ DÒNG DỊCH CHUYỂN SINH VIÊN QUỐC
TẾ: MỘT GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN "CHẤT XÁM" CHO CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN.

(FINANCIAL DEVELOPMENT AND INTERNATIONAL STUDENT


MOBILITY: A SOLUTION TO IMPROVE THE “BRAIN-GAIN” FOR
DEVELOPING COUNTRIES)

Mã số đề tài: 674

Chủ nhiệm đề tài: Ngô Thanh Trà My

Khoa: Đào Tạo Đặc Biệt

Các thành viên: Đường Khánh Hà

Tô Trần Thảo My

Trần Hoàng Thanh Mai

Tạ Anh Thư

Người hướng dẫn: Th.S Vũ Bích Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế: một giải
pháp để cải thiện "chất xám" cho các nước đang phát triển.

- Mã số đề tài: 674

- Sinh viên chủ nhiệm đề tài: Ngô Thanh Trà My

- Khoa: Đào tạo đặc biệt Mã số sinh viên: 2154043057

- Giảng viên hướng dẫn: Vũ Bích Ngọc

2. Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu tổng quát

Vào những năm thuộc giai đoạn 2012-2017 ở các nước đang phát triển, dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế luôn có nhiều biến động. Trong đó, phát triển tài chính có
mối liên hệ mật thiết đối với dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Phát triển tài chính
có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra những quyết định, hoạt động, định hướng phù hợp
với các nước đang phát triển trong việc nâng cao lợi ích mà dòng dịch chuyển sinh
viên quốc tế mang lại.

Mục tiêu của chủ đề nghiên cứu này là khám phá tác động của mối quan hệ
giữa phát triển tài chính (cụ thể là khả năng tiếp cận vốn, cơ hội đầu tư) lên dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế (International Student Mobility) ở các nước đang phát triển.
Qua đó xác định được giải pháp và các chiến lược có thể tối ưu hóa nhằm nâng cao
chất lượng cũng như tiềm năng của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế cho các nước
đang phát triển. Sau khi trải qua lược khảo và phân tích, đề tài đã lựa chọn các dữ liệu
được lấy từ 5 nước đang phát triển thuộc ASEAN là: Việt Nam, Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Philippines và 24 nước phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD). Các dữ liệu trên đều được thu thập từ nguồn cơ sở dữ liệu Ngân hàng Thế
giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Trung tâm nghiên cứu về
triển vọng kinh tế và thông tin quốc tế (CEPII), Tổ chức toàn cầu trong nghiên cứu về
giáo dục (QS), Sở giao dịch chứng khoán London (LSE) trong phạm vi từ năm 2012
đến năm 2017.

Mục tiêu chi tiết

Thứ nhất, phân tích các lợi ích mà dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế mang lại
cho các nước có nguồn lực và nhân công lao động hạn chế ở trình độ tiên tiến, cụ thể
là các nước đang phát triển. Đồng thời đánh giá vai trò quan trọng của dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế trong việc mang lại lợi ích về kiến thức, kỹ năng và trải
nghiệm chất lượng cao, từ đó giúp người đọc nhận thức tầm quan trọng của việc nâng
cao dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế thông qua phát triển tài chính.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hệ thống tài chính và giáo dục để xác định các
vấn đề khó khăn và hạn chế hiện tại, xác định mức độ ảnh hưởng của phát triển tài
chính lên dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Qua đó, đề xuất các biện pháp phù hợp
để phát triển tài chính nhằm nâng cao dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế ở các nước
đang phát triển.

Thứ ba, trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy và mở rộng dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế, bao gồm tăng cường quan hệ đối tác giữa các trường
đại học, thiết lập các chương trình học bổng và hỗ trợ sinh viên quốc tế trong học tập
và sinh hoạt ở các nước đang phát triển.

3. Tính mới và sáng tạo:

Đề tài "Phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế: Một giải pháp
để cải thiện 'chất xám' cho các nước đang phát triển" được nghiên cứu dựa trên những
số liệu mới. Từ việc nghiên cứu sẽ cho thấy được cách giải quyết vấn đề để phát triển
mạnh mẽ hơn về nền tảng kinh tế và giáo dục ở các quốc gia đang phát triển bằng cách
dựa trên hai yếu tố tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Đề tài còn kết
hợp phương trình hồi quy để hiểu một cách toàn diện và đa chiều để có thể tìm ra được
một số phương pháp nhằm cải thiện cho vấn đề “chất xám” ở các quốc gia này.
Một trong những điểm mới của đề tài nghiên cứu này là kết hợp hai lĩnh vực chưa
được triển khai sâu rộng trước đây. Việc này mang lại cái nhìn phong phú trong cách
tiếp cận vấn đề và đưa ra các giải pháp đúng đắn cho vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, việc
nghiên cứu còn tập trung đến ảnh hưởng của dòng dịch chuyển sinh viên quốc đến
phát triển kinh tế và giáo dục ở các quốc gia đang phát triển. Phân tích sâu sắc về mặt
lợi ích khi đón nhận dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa
ra các nhận định quan trọng về việc cung cấp tài chính, tăng cường hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận cho nền giáo dục nước nhà sẽ phát triển được nhiều nhân tài cho cộng
đồng.

Cuối cùng để có tính thuyết phục và sáng tạo hơn, đề tài còn đưa ra những chính
sách và chiến lược để tích cực thúc đẩy dòng dịch chuyển sinh viên đồng thời phát
triển tài chính nhằm mục đích cải thiện vấn đề “chất xám” ở các nước đang phát triển.

4. Kết quả nghiên cứu:

Kết quả của nghiên cứu về "Phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên
quốc tế: Một giải pháp để cải thiện 'chất xám' cho các nước đang phát triển" là một quá
trình nghiên cứu quan trọng trong việc hiểu rõ và chọn được những giải pháp tốt nhất
cho việc phát triển nền kinh tế cho các quốc gia đang phát triển.

Chúng tôi đã tiến hành phân tích về tác động của dòng dịch chuyển sinh viên quốc
tế và phát triển tài chính đối với vấn đề cải thiện “chất xám” ở các quốc gia đang phát
triển. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ ràng rằng việc đón nhận sinh viên quốc tế có
thể góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng giáo dục
cho các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt, dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế còn mở
ra nhiều cơ hội như việc trao đổi kiến thức, kỹ năng và làn sóng công nghệ mới giữa
các quốc gia với nhau.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn xác định được sự liên quan giữa ba yếu tố: phát triển
tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kinh tế. Việc tập trung hỗ trợ tài
chính cho giáo dục sẽ giúp tăng cường cơ sở hạ tầng cho giáo dục và nâng cao được hệ
thống giáo dục nước từ đó thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển xã hội và quốc gia.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:

Về mặt thực tiễn, bằng cách thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn dữ liệu
hiện có, đề tài đã trình bày những nội dung quan trọng về những tác động của phát
triển tài chính lên hệ thống giáo dục. Qua đó, cải thiện chất lượng đào tạo nhằm thúc
đẩy sự tăng trưởng về kinh tế ở các nước đang phát triển. Đồng thời nghiên cứu cũng
đã chỉ ra các tác nhân đáng kể đã ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của sinh viên quốc tế
trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2017. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp
góp phần hoàn thiện chính sách và cải thiện chiến lược của mỗi quốc gia.

Về mặt lý thuyết, bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu và kết hợp các yếu tố khác nhau để
đưa ra cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và dòng dịch chuyển
sinh viên quốc tế của các nước đang phát triển. Lý thuyết này đã tạo ra cầu nối giữa
hai lĩnh vực quan trọng: tài chính và giáo dục. Từ đó, giúp người đọc định rõ những
yếu tố tác động lên dòng dịch chuyển của sinh viên cũng như động lực đằng sau quyết
định của sinh viên khi chọn quốc gia để học tập và làm việc.

Về mặt khoa học, đề tài không chỉ dừng lại ở việc mô tả xu hướng mà còn phân
tích cách mà tài chính quốc gia ảnh hưởng đến sự di chuyển của sinh viên quốc tế và
ngược lại. Từ những tổng hợp về các dữ liệu, nghiên cứu đã đưa ra những lợi ích nhằm
mở ra cơ hội để thiết lập các chiến lược mới với mục đích thu hút và giữ chân sinh
viên quốc tế, góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, đề tài cung cấp thêm những thông tin hữu ích để làm nền tảng vững chắc
cho việc nghiên cứu lĩnh vực này trong tương lai.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
i
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan rằng bài nghiên cứu khoa học với đề tài “Phát triển tài
chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế: một giải pháp để cải thiện "chất xám"
cho các nước đang phát triển” là bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi, không sao chép
dưới mọi hình thức.

Ngoài trừ các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn và phụ lục, chúng
tôi xin cam đoan rằng toàn bộ phần trình bày và nội dung bài nghiên cứu này chưa
từng được công bố hoặc được sử dụng trước hội đồng.

Không có bài nghiên cứu hay luận văn của bất kì một cá nhân nào được sử dụng
trong nghiên cứu này mà không được trích dẫn theo đúng quy trình và quy định.

Bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi chưa bao giờ được nộp để bảo vệ hay nhận
bất kì bằng cấp tại các trường đại học hoặc một cơ sở đào tạo nào khác.

TP.HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2023

(Nhóm trưởng)

NGÔ THANH TRÀ MY


ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, để có thể hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học này là cả một quá trình
học hỏi và nghiên cứu, tiếp thu kiến thức từ các giảng viên trường Đại học Mở
TP.HCM, sau đó được hoàn thiện dưới sự hỗ trợ từ cô Th.S Vũ Bích Ngọc, chúng em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô trong thời gian qua đã kiên nhẫn hỗ trợ và
hướng dẫn rất tận tình cho chúng em trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù chúng
em còn nhiều thiếu sót ở nhiều khía cạnh.

Có thể kiến thức và sự tiếp thu của mỗi người có những mặt hạn chế nhất định. Do
đó, trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này chúng em còn có nhiều thiếu sót,
bản thân nhóm chúng em mong muốn nhận được lời góp ý từ các thầy cô để có thể có
một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh nhất.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô đang công tác giảng dạy tại trường
Đại học Mở TP.HCM đặc biệt là cô Th.S Vũ Bích Ngọc có thật nhiều sức khỏe và
thành công hơn nữa trên con đường giảng dạy.
iii
TÓM TẮT

Bài nghiên cứu “Phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế: một
giải pháp để cải thiện "chất xám" cho các nước đang phát triển” tìm hiểu và xem xét
mối quan hệ của phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế đối với các
nước đang phát triển. Dữ liệu sử dụng được lấy từ các nước đang phát triển, chủ yếu
tập trung xoay quanh vào các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Philippines và một số nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong
giai đoạn 2012-2017. Thông qua việc thu thập, phân tích các thông tin về tài chính và
xu hướng dịch chuyển của sinh viên, kết quả cụ thể cho thấy rằng, những quốc gia có
vấn đề tài chính ổn định, được chú trọng đầu tư vào phát triển tài chính và nền kinh tế
thì quốc gia đó sẽ có khả năng tiếp nhận dòng sinh viên đến nước đó để học tập rất
cao. Bên cạnh đó, nâng cao dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế được xem như một
việc làm để các nước đang phát triển bổ sung lực lượng lao động trình độ cao, cải thiện
vốn kiến thức và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Dựa vào kết quả nghiên
cứu, bài nghiên cứu sẽ làm rõ mức độ ảnh hưởng của việc phát triển tài chính lên dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế đối với các nước đang phát triển.
iv
ABSTRACT

The research "Financial Development and International Student Mobility: a


solution to improve the “brain-gain” for developing countries inquires and examines
the relationship between financial development and international students mobility in
developing countries. The data used is sourced from developing countries, mainly
from 5 countries in ASEAN: Vietnam, Indonesia, Malaysia, Thailand, the Philippines,
and some OECD member states during the period 2012-2017. Through the collection
and analysis of information on financial aspects and student mobility trends, specific
results indicate that countries with stable financial situations, emphasizing investment
in financial development and the economy, have a high capability to attract
international students for education. Additionally, enhancing the international student
mobility is seen as a strategy for developing countries to supply a high-skilled
workforce, improve knowledge, and promote comprehensive national development.
Based on research results, the study clarifies the extent of the influence of financial
development on the international student mobility for developing countries.
v
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
TÓM TẮT.....................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.............................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................3
4.1 Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................3
4.2 Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................5
6. Ý nghĩa và đóng góp nghiên cứu:.........................................................................5
7. Giới thiệu về kết cấu của đề tài nghiên cứu:........................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN......................................................................7
1. Tầm quan trọng của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế..................................7
1.1. Khái niệm dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế.................................................7
1.2 Lợi ích của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế đối với các quốc gia..............7
2. Các yếu tố tác động đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế:.........................11
2.1. Thuyết động lực đẩy kéo (Push và Pull factors):.............................................11
2.2. Mô hình trọng lực (Gravity Model):................................................................13
2.3 Vai trò của giáo dục đối với dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế...................18
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.........................................23
1. Nguồn dữ liệu:......................................................................................................23
2. Mô hình nghiên cứu:............................................................................................24
2.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu..................................................................25
2.1.1 Biến phụ thuộc..........................................................................................25
2.1.2 Biến độc lập................................................................................................25
vi
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................30
4.1 Tình hình sinh viên từ các nước ở khu vực Đông Nam Á di chuyển đến học
tập tại các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ năm
2012 đến năm 2017...................................................................................................30
4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu............................................................................31
4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm......................................................................32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................40
1. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh................................................................................40
2. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt................................................................................46
vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Khung nghiên cứu............................................................................................23


Bảng 2. Phương pháp tiếp cận.......................................................................................29
Bảng 03. Số lượng sinh viên từ các nước Đông Nam Á đến các nước thuộc khối
OECD học tập (2012-2017)...........................................................................................31
Bảng 04. Kết quả của mô hình POLS, FEM, PPML.....................................................32
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

Association of SouthEast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông


ASEAN
Nations Nam Á

Trung tâm nghiên cứu về triển


Center for Prospective Studies
CEPII vọng kinh tế và thông tin
and International Information
quốc tế

ENGLISH Ngôn ngữ

Nguồn vốn đầu tư từ nước


FDI Foreign Direct Investment
ngoài

FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

GM Gravity Model Mô hình trọng lực

Dòng dịch chuyển sinh viên


ISM International Student Mobility
quốc tế

LOGEDUQUA
Chất lượng giáo dục
L

LOGPRIVCRE Tín dụng tư nhân

The London School of


Sở giao dịch chứng khoán
LSE Economics and Political
London
Science

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển


OECD
Cooperation and Development Kinh tế

POLS Pooled Ordinary Least Square Mô hình phân tích hồi quy
ix

bình phương nhỏ nhất

Poisson pseudo-maximum
PPML Mô hình hồi quy nhị thức âm
likelihood

Tổ chức toàn cầu trong


QS Quacquarelli Symonds
nghiên cứu về giáo dục

R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển

United Nations Educational,


Tổ chức Giáo dục, Khoa học
UNESCO Scientific and Cultural
và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Organization

WB World Bank Ngân hàng Thế giới


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hoá và quốc tế hoá giáo dục đang ngày càng lan
rộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc trao đổi sinh viên ngày càng phổ biến và
xu hướng lựa chọn học tập ở các quốc gia phát triển của học sinh, sinh viên cũng tăng
cao. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tổng số sinh viên
tham gia vào các chương trình giáo dục đại học toàn cầu đã gia tăng đáng kể từ khoảng
2 triệu năm 1998 lên đến 5,3 triệu năm 2017. Trong phạm vi khối OECD, chỉ riêng
năm 2017 đã có 3,6 triệu lượt sinh viên học tập ở các quốc gia ngoài quê hương mình,
tăng 6% so với năm 2016, trong đó 56% đến từ các quốc gia châu Á. Các quốc gia nói
tiếng Anh gồm Anh, Mỹ, Úc và Canada vẫn là những quốc gia thu hút nhiều sinh viên
quốc tế đến học tập nhất (OECD, 2019). Điều này đặt ra một nỗi lo cho các nước đang
phát triển về vấn đề chảy máu chất xám (brain-drain). Các quốc gia này thường phải
đối mặt với thách thức trong việc giữ chân những cá nhân tài năng của họ, những
người đang tìm kiếm triển vọng tốt hơn ở nước ngoài. Họ đã đầu tư nhiều nguồn lực
vào việc đào tạo và phát triển những người tài năng, và khi họ ra đi, điều này dẫn đến
sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, và
khoa học, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao và có khả năng tiếp thu nhanh
chóng các công nghệ tiên tiến. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng cũng cần thấy rằng
lợi ích trao đổi sinh viên quốc tế đối với các quốc gia đang phát triển càng vượt trội
hơn. Việc trao đổi sinh viên là một biện pháp vô cùng hiệu quả để cải thiện “chất xám”
và nguồn nhân lực quốc gia thông qua trao đổi kiến thức, văn hóa, tiếp thu kỹ năng và
định hướng bản thân, nhằm nâng cao chất lượng việc làm của cá nhân qua đó thúc đẩy
nền kinh tế xã hội của quốc gia phát triển. Điều quan trọng là học sinh, sinh viên có
thể tìm kiếm cách tận dụng kiến thức và kỹ năng của mình để đóng góp cho sự phát
triển của đất nước mà họ yêu thương, dù ở nước ngoài hay trở về quê hương. Do đó,
việc mở rộng quy mô trao đổi sinh viên và tăng cường dòng dịch chuyển sinh viên
quốc tế nên được phát triển nâng cao hơn ở các quốc gia đang phát triển.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế, trong đó,
phát triển tài chính đóng vai trò quan trọng và tác động sâu rộng trong việc tăng
cường, phát triển dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Việc phát triển tài chính tạo
2
nguồn tài chính để đầu tư cho một nền giáo dục chất lượng hơn, mở ra càng nhiều cơ
hội trao đổi sinh viên quốc tế và những lợi ích khác cho nền giáo dục cùng kinh tế
quốc gia. Nghiên cứu “Phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế: một
giải pháp để cải thiện "chất xám" cho các nước đang phát triển” (Financial
Development and International Student Mobility: a solution to improve the “brain-
gain” for developing countries) nhằm mục đích làm rõ những tác động của phát triển
tài chính đối với dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Từ đó, các nước đang phát triển
có thể thấy được lợi ích từ dòng dịch chuyển sinh viên mang đến và tác động của việc
phát triển tài chính để có thể đưa ra các chính sách và biện pháp hiệu quả nhằm tạo
điều kiện thuận lợi trong việc tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và phát
triển bền vững ở các quốc gia này.

2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Vào những năm thuộc giai đoạn 2012-2017 ở các nước đang phát triển, dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế luôn có nhiều biến động. Trong đó, phát triển tài chính
có mối liên hệ mật thiết đối với dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Phát triển tài
chính có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra những quyết định, hoạt động, định hướng
phù hợp với các nước đang phát triển trong việc nâng cao lợi ích mà dòng dịch chuyển
sinh viên quốc tế mang lại.

Mục tiêu của chủ đề nghiên cứu này là khám phá tác động của mối quan hệ
giữa phát triển tài chính (cụ thể là khả năng tiếp cận vốn, cơ hội đầu tư) lên dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế (International Student Mobility) ở các nước đang phát triển.
Qua đó xác định được giải pháp và các chiến lược có thể tối ưu hóa nhằm nâng cao
chất lượng cũng như tiềm năng của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế cho các nước
đang phát triển. Sau khi trải qua lược khảo và phân tích, đề tài đã lựa chọn các dữ liệu
được lấy từ 5 nước đang phát triển thuộc ASEAN là: Việt Nam, Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Philippines và 24 nước phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD). Các dữ liệu trên đều được thu thập từ nguồn cơ sở dữ liệu Ngân hàng Thế
giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Trung tâm nghiên cứu về
triển vọng kinh tế và thông tin quốc tế (CEPII), Tổ chức toàn cầu trong nghiên cứu về
3
giáo dục (QS), Sở giao dịch chứng khoán London (LSE) trong phạm vi từ năm 2012
đến năm 2017.

Mục tiêu chi tiết

Thứ nhất, phân tích các lợi ích mà dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế mang lại
cho các nước có nguồn lực và nhân công lao động hạn chế ở trình độ tiên tiến, cụ thể
là các nước đang phát triển. Đồng thời đánh giá vai trò quan trọng của dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế trong việc mang lại lợi ích về kiến thức, kỹ năng và trải
nghiệm chất lượng cao, từ đó giúp người đọc nhận thức tầm quan trọng của việc nâng
cao dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế thông qua phát triển tài chính.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hệ thống tài chính và giáo dục để xác định các
vấn đề khó khăn và hạn chế hiện tại, xác định mức độ ảnh hưởng của phát triển tài
chính lên dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Qua đó, đề xuất các biện pháp phù hợp
để phát triển tài chính nhằm nâng cao dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế ở các nước
đang phát triển.

Thứ ba, trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy và mở rộng dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế, bao gồm tăng cường quan hệ đối tác giữa các trường
đại học, thiết lập các chương trình học bổng và hỗ trợ sinh viên quốc tế trong học tập
và sinh tố hoạt ở các nước đang phát triển.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về việc việc phát triển tài chính đối với
dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế ở các nước đang phát triển, cụ thể như sau:

Câu 1: Ưu điểm và khuyết điểm của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế, cụ thể là
vấn đề “thu chất xám” và “chảy máu chất xám” ở các nước đang phát triển ra sao?

Câu 2: Phát triển hệ thống tài chính có vai trò như thế nào đối với việc nâng cao
dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế?

Câu 3: Mức độ tác động của việc phát triển tài chính đến dòng dịch chuyển sinh
viên quốc tế ở các nước đang phát triển như thế nào?
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của phát triển tài chính lên dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế đối với các nước đang phát triển. Thông qua việc phân
tích các thông tin về tài chính và xu hướng dịch chuyển của sinh viên. Bằng cách kết
hợp đó, nghiên cứu sẽ xem xét những ảnh hưởng của sự phát triển tài chính bao gồm
nguồn thu nhập quốc gia, chính sách hỗ trợ sinh viên đối với sự phát triển dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế. Nó không chỉ đề cập đến khía cạnh kinh tế, mà còn nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng giáo dục và giúp nâng cao "chất
xám" trong cộng đồng giáo dục toàn cầu.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian:

Nghiên cứu này được lấy dữ liệu từ các nước đang phát triển, chủ yếu tập trung
xoay quanh vào các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Philippines và một số nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Phạm vi thời gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích trong giai đoạn 2012-
2017. Đây là khoảng thời gian có những thay đổi đáng kể trong tài chính và giáo dục,
có thể phản ánh một cách khách quan và mang lại thông tin có giá trị nhất từ dữ liệu và
nguồn thông tin.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu sử dụng trong bài viết được dựa trên bài nghiên cứu trước
cùng lĩnh vực của Jonas Gamso và Yuldashev (2018). Theo đó, dòng dịch chuyển sinh
viên quốc tế bị ảnh hưởng bởi tình hình tài chính của các quốc gia đang phát triển.

Mức độ phát triển tài chính của quốc gia đang phát triển được sử dụng trong
nghiên cứu này. Đối với các nước chủ nhà, sinh viên quốc tế là nguồn nhân tài có thể
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Docquier và Rapoport, 2012). Do đó, họ có lý do để
thu hút sinh viên tài năng, những người có khả năng ở lại và làm việc sau khi họ hoàn
5
thành chương trình học (Rosenzweig, 2008). Ở các quốc gia đang phát triển, tình trạng
sinh viên rời đi vĩnh viễn có thể dẫn đến tình trạng chảy máu “chất xám”.

Như thảo luận được nêu trên, mô hình nghiên cứu áp dụng với mục đích xem xét
mức độ phát triển tài chính tác động lên dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Mô hình
trọng lực mở rộng với hiệu ứng cố định (bổ sung thuật ngữ/tên bằng TA) được thể hiện
rõ như sau:
n1 n2
Y ijt =a0 +a1 . FD it + ∑ b i X it + ∑ b j X jt +ISM
i=1 j= 1

Trong đó:

i: chỉ các quốc gia xuất xứ- nơi có sinh viên đi du học

j: chỉ các quốc gia sở tại- nơi sinh viên đến du học

t: chỉ thời gian

Y: dòng dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng
năm

FD: Đo lường mức độ phát triển tài chính của quốc gia đang phát triển, đại diện
bởi tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân (như một phần của GDP)

Xit, Xjt : Các biến kiểm soát đối với đặc điểm các quốc gia xuất xứ và quốc gia sở
tại

-n1, n2 : Đại diện cho số lượng nước đang phát triển và nước chủ nhà

-ISM: chỉ số dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Bài nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra dòng dịch chuyển sinh quốc tế thông qua
việc phát triển tài chính ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này, mối quan
hệ giữa tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên sẽ giúp tìm ra được phương pháp cải
thiện cho các nước đang phát triển.

Bài nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu: khai thác dữ liệu, phân
tích cụm, phân tích hồi quy đồng thời kiểm định độ tin cậy của thang đo nghiên cứu
6
nhằm để đưa ra đánh giá và có cái nhìn sâu về các vấn đề từ đó đưa ra các phương
pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình phân tích dữ liệu.

6. Ý nghĩa và đóng góp nghiên cứu:

Về mặt thực tiễn, bằng cách thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn dữ liệu
hiện có, đề tài đã trình bày những nội dung quan trọng về những tác động của phát
triển tài chính lên hệ thống giáo dục. Qua đó, cải thiện chất lượng đào tạo nhằm thúc
đẩy sự tăng trưởng về kinh tế ở các nước đang phát triển. Đồng thời nghiên cứu cũng
đã chỉ ra các tác nhân đáng kể đã ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của sinh viên quốc tế
trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2017. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp
góp phần hoàn thiện chính sách và cải thiện chiến lược của mỗi quốc gia.

Về mặt lý thuyết, bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu và kết hợp các yếu tố khác nhau để
đưa ra cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và dòng dịch chuyển
sinh viên quốc tế của các nước đang phát triển. Lý thuyết này đã tạo ra cầu nối giữa
hai lĩnh vực quan trọng: tài chính và giáo dục. Từ đó, giúp người đọc định rõ những
yếu tố tác động lên dòng dịch chuyển của sinh viên cũng như động lực đằng sau quyết
định của sinh viên khi chọn quốc gia để học tập và làm việc.

Về mặt khoa học, đề tài không chỉ dừng lại ở việc mô tả xu hướng mà còn phân
tích cách mà tài chính quốc gia ảnh hưởng đến sự di chuyển của sinh viên quốc tế và
ngược lại. Từ những tổng hợp về các dữ liệu, nghiên cứu đã đưa ra những lợi ích nhằm
mở ra cơ hội để thiết lập các chiến lược mới với mục đích thu hút và giữ chân sinh
viên quốc tế, góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, đề tài cung cấp thêm những thông tin hữu ích để làm nền tảng vững chắc
cho việc nghiên cứu lĩnh vực này trong tương lai.

7. Giới thiệu về kết cấu của đề tài nghiên cứu:

Ngoại trừ phần mở đầu và phụ lục của bài nghiên cứu, bố cục của bài nghiên cứu
gồm 5 chương, cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


7
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN

1. Tầm quan trọng của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế

1.1. Khái niệm dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế

Trong xã hội ngày một đổi mới về kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng,
các nước đang phát triển nhận thấy rằng nhiệm vụ hàng đầu là cần phải tìm kiếm cũng
như xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Chính vì vậy, các vấn đề về dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Nghị viện Châu Âu (2006) đã có một giải thích chung về khái niệm
dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế, họ cho rằng dịch chuyển sinh viên quốc tế là giai
đoạn học tập ở nước ngoài (chính thức và không chính thức) hoặc sự di chuyển của
một cá nhân sinh viên, thậm chí là người lớn vì mục đích học tập (chính quy và không
chính quy) cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Theo UNESCO và Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế được định
nghĩa: là những sinh viên đã đi ra khỏi lãnh thổ và biên giới quốc gia vì mục đích giáo
dục, họ đang sinh sống và học tập bên ngoài quốc gia của họ. Tóm lại, dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế chính là sự di chuyển của sinh viên từ quốc gia này đến quốc
gia khác để học tập với những lí do khác nhau. Điều này được xem như một việc làm
để các nước đang phát triển bổ sung lực lượng lao động trình độ cao, cải thiện vốn
kiến thức và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.

1.2 Lợi ích của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế đối với các quốc gia

Cho dù đứng ở bất kì góc độ nào, nguồn vốn nhân lực và vốn chất xám đều lấy con
người làm trọng tâm. Theo Sensuse, Cahyaningsih và Wibowo (2015), vốn nhân lực
được thể hiện ở con người và chứa đựng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Dòng dịch
chuyển sinh viên quốc tế sẽ giúp việc trao đổi kiến thức và phổ biến văn hóa giữa các
quốc gia diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt, đối với các nước phát triển, dòng dịch chuyển
sinh viên quốc tế còn là một con đường thích hợp để lan tỏa quá trình nghiên cứu và
phát triển R&D (Le, 2008; Le, 2010; Le, 2012; Park, 2004).

Các nước phát triển có thể thu được một số lượng đáng kể nguồn nhân lực nhập cư
có kĩ năng và trình độ cao thông qua dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế (Suter và
Jvàl, 2006). Nguồn nhân lực nhập cư có tay nghề cao từ lâu luôn là một trong những
9
mong muốn của các nước Châu Âu (Kahanec và Zimmermann, 2011). Các học thuyết
về kinh tế cho rằng nguồn nhân lực nhập cư có tay nghề cao có ảnh hưởng tích cực đến
nền kinh tế của các nước tiếp nhận, cụ thể là các nước phát triển. Theo Kahanec và
Zimmermann (2008, 2009), nguồn nhân lực nhập cư có tay nghề cao giúp làm giảm sự
bất bình đẳng trong thu nhập của các nước phát triển bởi nhân lực nhập cư có tay nghề
cao mang đến nhiều lợi ích, họ được xem như nguồn động lực đối với lực lượng lao
động bản địa có tay nghề thấp nhưng họ vẫn không làm ảnh hưởng đến lực lượng lao
động bản địa có tay nghề cao. Những người nhập cư đến với các nước này với một
nguồn hiểu biết lớn về xã hội, đóng vai trò như một phương tiện để trao đổi giữa các
quốc gia về những ý tưởng và kiến thức mới lạ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao
thương quốc tế hoặc đầu tư nước ngoài (Bonin và cộng sự, 2008). Cho đến nay, các
nước phát triển, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản, đã ban hành các dự luật
mới ủng hộ việc nhập cư và tuyển dụng nhân tài nước ngoài có tay nghề cao, đồng thời
đặt ra nhiều hạn chế hơn đối với lao động phổ thông (Wei, 2013).

Nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng suất
và tăng trưởng kinh tế dài hạn của các quốc gia. Các nghiên cứu trước đây đã chứng
minh rằng việc tích lũy kiến thức thông qua hoạt động R&D không chỉ tốt cho tăng
trưởng năng suất dài hạn của quốc gia nguồn mà còn có thể mang lại lợi ích cho các
quốc gia khác thông qua phổ biến kiến thức. Dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế là
một trong những phương pháp hữu hiệu để phổ biến kiến thức quốc tế và có vai trò vô
cùng quan trọng đối với việc phát triển chất xám của nước đang phát triển bởi dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế được xem là một nguồn lan tỏa nghiên cứu và phát triển
(R&D) từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn. Do thiếu nguồn lực
và chất lượng đào tạo cần thiết ở trình độ tiên tiến, các nước đang phát triển có thể coi
sinh viên du học như một “ngân hàng trí tuệ” có khả năng mang lại nhiều lợi ích đáng
kể cho nước nhà. Thứ nhất, thúc đẩy thương mại song phương (Rauch và Casella,
2003; Rauch và Trindade, 2002). Sinh viên quốc tế không chỉ tiếp thu kiến thức và kỹ
năng từ nước ngoài mà còn đóng vai trò là những đại sứ văn hóa - kinh tế. Việc học
tập và sống tại nước ngoài tạo cơ hội tốt để sinh viên quốc tế xây dựng mối quan hệ và
liên kết với người dân và doanh nghiệp trong quốc gia mình đang học. Điều này có thể
dẫn đến việc thiết lập các hợp tác kinh doanh, giao dịch, và dự án chung, tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại song phương. Thứ hai, dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế
10
có tiềm năng thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (Kugler và Rapoport, 2007). Nguồn
lao động nhập cư giúp tạo ra các luồng thông tin giữa nước xuất xứ của người di cư và
các nước tiếp nhận, từ đó thúc đẩy đầu tư của các công ty nước ngoài vào quê hương
của họ. Kugler và Rapoport (2007) phân tích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1990–2000 và nhận thấy rằng lượng người di cư
không có tay nghề sống ở Hoa Kỳ tăng 1% vào năm 1990 sẽ thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng đầu tư hàng năm từ Hoa Kỳ về quê hương của họ bằng 0,2%. Thứ ba, dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế đã đóng góp trong việc tạo ra nguồn kiến thức toàn cầu
(Park, 2004; Le, 2008, 2010, 2012) thông qua việc thúc đẩy trao đổi văn hoá, kiến thức
và sự đa dạng ngôn ngữ. Sinh viên quốc tế mang theo những góc nhìn khác biệt về văn
hóa, kiến thức và hệ thống giáo dục đa dạng từ các quốc gia khác nhau. Họ không chỉ
tiếp thu kiến thức, công nghệ từ những quốc gia họ đến mà còn chia sẻ nguồn kiến
thức, những nghiên cứu từ quốc gia của họ đến cộng đồng học thuật ở quốc gia đón
tiếp. Từ đó, tạo ra một kho tàng thông tin đa dạng, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy
và nghiên cứu ở cả quốc gia gửi đi và tiếp nhận. Đồng thời, việc tham gia vào các dự
án nghiên cứu cùng với giảng viên và nghiên cứu viên trong quốc gia đón tiếp, đem
đến góc nhìn quốc tế và kiến thức chuyên sâu từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này
tạo ra môi trường nghiên cứu đa quốc gia và khuyến khích việc tìm kiếm giải pháp
toàn cầu cho các thách thức toàn cầu. Hơn hết, dòng dịch chuyển sinh viên đã đóng
góp tích cực vào tiến bộ công nghệ của các nước đang phát triển. Việc tham gia vào
nghiên cứu và phát triển, tiếp cận, học hỏi kiến thức và công nghệ tiên tiến ở các quốc
gia phát triển cung cấp cho du học sinh nguồn kiến thức mới và đầy đủ hơn để có thể
có thể đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực công nghệ nước nhà. Du học sinh là
một cầu nối giữa quốc gia đón tiếp và quê hương. Họ thường xây dựng mối quan hệ
quốc tế trong quá trình học tập và làm việc với người đồng nghiệp tại cả hai nơi. Điều
này tạo ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, thúc đẩy trao đổi thông tin và kỹ
thuật, và giúp tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ mới vào thực tế.

Như đã xác định trong các tài liệu gần đây (Docquier và Rapoport, 2011; Beine và
cộng sự, 2008), bên cạnh vấn nạn chảy máu chất xám, tức là sự cạn kiệt nguồn vốn
nhân lực hiện có ở các nước đang phát triển, tuy nhiên chúng ta cần thấy rằng lợi ích
của việc trao đổi sinh viên quốc tế đối với các quốc gia đang phát triển càng vượt trội
hơn. Điều này được thể hiện qua các lý do sau. Trước hết, sinh viên ở một số quốc gia
11
kém phát triển không thể có được một số kỹ năng, kiến thức. Nhiều quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á và Nam Á , đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, gặp khó khăn về việc
cung cấp đủ thiết bị y tế và phòng mổ. Điều này ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và
phát triển nhân lực y tế. Hơn nữa, một số quốc gia thậm chí không có trường y khoa
tiên tiến hoặc chương trình giáo dục kỹ sư. Trong trường hợp đó, việc ra nước ngoài là
lựa chọn tốt nhất của sinh viên muốn theo học những ngành này và điều đó hoàn toàn
không làm giảm hình thức vốn con người đặc biệt này. Lý do thứ hai là chất lượng
giáo dục ở cùng một mức độ không giống nhau giữa các quốc gia (Hanushek và
Hanson, 2000). Một nhóm nhỏ sinh viên quốc tế quay trở lại quê hương của họ, với
trình độ học vấn tốt hơn mức mà họ lẽ ra có được nếu học ở quê nhà, điều này có ý
nghĩa quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng của các quốc gia này. Đặc biệt, trong
tình hình đòi hỏi một nguồn nhân lực có trình độ tiên tiến của các quốc gia đang phát
triển thì du học sinh là nguồn vốn nhân lực phù hợp nhất. Takaoka, Sumiko và Etzo,
Ivan, 2019), cho rằng sự hình thành nguồn nhân lực ở một quốc gia có thể là tín hiệu
tích cực rằng các doanh nghiệp có thể tiếp cận được những lao động có tay nghề cao
đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và nhiệm vụ của học sinh viên quốc tế chính là
nguồn lực lượng lao động đó. Đối với các công ty mong muốn phát triển kinh doanh
toàn cầu, sự hiện diện của nguồn nhân lực sẽ là một câu hỏi cấp bách. Các doanh
nghiệp yêu cầu lực lượng lao động có kỹ năng cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh doanh
của họ ở quốc gia tiếp nhận và quốc gia sở tại. Sinh viên quốc tế di cư đến một quốc
gia học tập để có được những kỹ năng và bằng cấp mà họ không thể có được ở quê
nhà. Nhiều sinh viên quốc tế trở về quê hương sau khi học tập vì thời gian lưu trú của
họ ở quốc gia học tập không phải để định cư lâu dài. Do đó, lực lượng lao động với
những kỹ năng và bằng cấp như vậy sẽ đáp ứng được nguồn nhân lực mà các công ty
thâu tóm tiềm năng đang tìm kiếm ở quê nhà cũng như ở quốc gia mục tiêu. Chính
sách công nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của sinh viên có thể rất cần
thiết trong nền kinh tế toàn cầu, nơi mà sự cạnh tranh về nhân tài rất khốc liệt.
(Takaoka, Sumiko và Etzo, Ivan)

Với tầm quan trọng của sự dịch chuyển sinh viên quốc tế, tài liệu hiện có về sự di
chuyển xuyên biên giới trong giáo dục đại học khá phong phú. Hơn nữa, nghiên cứu
về sự dịch chuyển của sinh viên quốc tế là một phần đặc biệt của hiện tượng di cư. Do
đó, các nghiên cứu trước đây và gần đây về các yếu tố quyết định dòng sinh viên quốc
12
tế đều phù hợp với những nghiên cứu tương ứng với dòng di cư (Almeida và
Gonçalves, 2001; Sa, Florax, và Rietveld, 2004).

2. Các yếu tố tác động đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế:

2.1. Thuyết động lực đẩy kéo (Push and Pull factors):

Lý thuyết kinh tế cho rằng hành vi của mỗi người đều được thực hiện bằng cách
họ sẽ tối đa hóa phúc lợi và lợi ích của họ. Những người lựa chọn đi du học và các
sinh viên có ý định học tập ở nước ngoài sẽ so sánh tất cả các lựa chọn khả thi và
quyết định chọn một quốc gia mang lại những cơ hội tốt nhất. Các tài liệu gần đây đã
xác định một số động cơ đi du học đối với mỗi cá nhân. Đầu tiên, sinh viên mong
muốn đi du học để mở rộng kiến thức về xã hội và nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh (Kahanec và Kr_alikov_a, 2011). Họ nhận thấy rằng việc đi du học
sẽ giúp họ phát triển bản thân, dễ dàng tiếp cận với các công ty tầm cỡ quốc tế. Các
công ty đa quốc gia coi trải nghiệm du học là tài sản cho nơi làm việc (Crossman và
Clark, 2010; Kratz và Netz, 2016; Petzold, 2017; Potts, 2015; Wiers-Jenssen, 2008).
Một phần do những tác động tích cực về khả năng học tập và năng lực ngôn ngữ
(Hadis, 2005; Luo và Jamieson-Drake, 2015), cũng như về sự cởi mở liên văn hóa và
phát triển về tính cách (Van Hoof và Verbeeten, 2005; Zimmermann và Neyer, 2013).
Khi sinh viên được đào tạo từ giáo dục đại học ở nước ngoài, họ sẽ có cơ hội nâng cao
và chủ động đề xuất mức lương ở các thị trường lao động. Bên cạnh đó, một động cơ
quan trọng khiến sinh viên quyết định đi du học, đó chính là sự sẵn lòng của các nước
phát triển trong việc thu hút hút và chiêu mộ nhân tài (Chiswick và Miller, 2011;
Beine và cộng sự, 2014). Nhận thấy những lợi ích văn hóa và kinh tế xã hội tiềm tàng
mà sinh viên quốc tế có thể mang lại, các nước phát triển đã sử dụng các chiến lược
khác nhau để thu hút họ, bao gồm các chương trình học bổng và chương trình thường
trú hoặc thị thực làm việc (Hawthorne và To, 2014; Scott và cộng sự, 2015). Đồng
thời, dòng dịch chuyển của sinh viên cũng được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng chung của
giáo dục đại học trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nền kinh tế có thu nhập cao và giá
trị được nhận thấy của việc đăng ký học tại các tổ chức danh tiếng. Động lực này càng
trở nên quan trọng hơn khi sinh viên nhận thức được sự khác biệt về chất lượng trong
các hệ thống giáo dục đại học thông qua việc công bố bảng xếp hạng các trường
(Perkins và Neumayer, 2014). Đối với các quốc gia có ngành giáo dục đại học nhỏ
13
hơn, việc di chuyển sinh viên vào trong nước cũng mang lại cơ hội mở rộng cung cấp
và có khả năng khai thác tính kinh tế theo quy mô (OECD, 2013).

Mặc dù động cơ du học thực sự phức tạp và khó điều tra bằng thực nghiệm
(Naidoo, 2007; Wit và Knight, 1999), các yếu tố quyết định đằng sau sự di chuyển của
sinh viên quốc tế có thể tập trung vào một nhóm lý do bao gồm các lý do xã hội/văn
hóa (gần gũi về địa lý, học thuật, danh tiếng, cơ hội di cư…); lý do kinh tế (học phí,
chênh lệch chi phí sinh hoạt, v.v.) và lý do chính trị (chiến lược phát triển nguồn nhân
lực, v.v.) (Naidoo, 2007). Một mô hình được sử dụng rộng rãi để phân tích động cơ du
học của sinh viên là mô hình đẩy-kéo (Push and Pull factors) của Altbach (1998). Nói
chung, sinh viên được thúc đẩy đi du học để tránh một số điều kiện bất lợi ở nước sở
tại như tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc mức sống thấp, v.v... trong khi những sinh viên khác
bị thu hút bởi những cơ hội tốt hơn do nước sở tại cung cấp như cơ sở nghiên cứu tiên
tiến và chất lượng giáo dục, môi trường kinh tế xã hội và chính trị tự do hơn và những
khía cạnh tích cực của cuộc sống trong một xã hội đa văn hóa. Nhiều nghiên cứu đã
xem xét các yếu tố thúc đẩy sinh viên theo đuổi giáo dục ở nước ngoài (và lựa chọn
điểm đến học tập) bằng cách sử dụng khái niệm yếu tố đẩy-kéo (Eder, Smith, và Pitts,
2010; Maringe và Carter, 2007; Mazzarol và Soutar, 2002). Đây là một thuyết quan
trọng về khả năng dịch chuyển của sinh viên bao gồm khuôn khổ đẩy-kéo; trong đó
'đẩy' có thể được coi là đại diện cho nhu cầu và 'kéo' có thể được coi là đại diện cho
cung. Các yếu tố đẩy tạo ra sự thu hút chung ở nền giáo dục nước ngoài nhưng không
đưa ra những định hướng cụ thể cho các cá nhân, trong khi đó, các yếu tố kéo lại đặc
biệt dành riêng cho các quốc gia tiềm năng và cơ sở giáo dục (Davis, 1995). Theo
Mazzarol và Soutar (2002) định nghĩa rằng, yếu tố đẩy là các yếu tố hoạt động trong
nước và ảnh hưởng đến quyết định theo học quốc tế của sinh viên. Yếu tố đẩy bao gồm
các hạn chế về văn hóa hoặc xã hội, bất ổn về chính trị, yếu tố kinh tế và chất lượng
giáo dục kém phát triển tại quốc gia nguồn. Những yếu tố kéo có thể tạo ra cảm giác
thuận lợi và hấp dẫn, đóng góp vào quyết định của sinh viên khi chọn quốc gia để học
tập và làm việc. Cụ thể hơn, các yếu tố kéo bao gồm văn hóa, mức sống, triển vọng
phát triển nghề nghiệp và cơ hội tiếp cận với chất lượng giáo dục tiên tiến tại các nước
điểm đến. Cả hai yếu tố kéo và đẩy đều là những ngoại lực tác động đến hành vi và sự
lựa chọn của mỗi sinh viên, ngoài ra nó còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cá nhân của
bản thân học sinh. Những đặc điểm này bao gồm tình trạng kinh tế, khả năng học tập,
14
giới tính, tuổi tác, động lực và nguyện vọng. Trong khi một số cá nhân chọn phản ứng
với lực đẩy và lực kéo thì những người khác lại không làm như vậy. Tuy nhiên, những
sinh viên tiềm năng có khả năng di chuyển nếu giá trị hiện tại của những lợi ích dự
kiến lớn hơn chi phí di chuyển. Quy trình tuyển chọn sinh viên tại quốc gia đến là một
trong các yếu tố đẩy mà thúc đẩy sinh viên quyết định đi du học, còn yếu tố kéo sẽ
giúp sinh viên lựa chọn quốc gia cụ thể để học tập (Mazzarol và Soutar, 2002). Việc
hiểu các yếu tố đẩy và kéo tác động đến động lực du học của sinh viên quốc tế là rất
hữu ích, tuy nhiên, nó chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin về bản cáo bạch sinh viên,
nghĩa là khó có thể rút ra bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa sự dịch chuyển của sinh
viên với quốc gia nguồn và quốc gia điểm đến, và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện
tượng đó. Chính vì thế, chúng ta cần dựa vào một mô hình được chỉ định phù hợp để
có thể nắm bắt được mối quan hệ đã đề cập ở trên.

2.2. Mô hình trọng lực (Gravity Model):

Mô hình trọng lực (GM- Gravity Model) là một phương trình dạng rút gọn bắt
nguồn từ một hệ thống các mối quan hệ cung và cầu, được giới thiệu lần đầu bởi
Tinbergen (1962) và được xem là một mô hình kinh tế lượng. Mô hình này dùng để
phân tích thực nghiệm các dòng vốn quốc tế (FDI) và thương mại quốc tế. Theo đó,
dòng chảy giữa một cặp quốc gia dựa trên ý tưởng mức độ tương tác giữa hai đơn vị
đã được mô hình hóa như một hàm có mối tương quan với mô hình kinh tế và tương
quan ngược chiều với khoảng cách giữa chúng (Frankel và Rose, 2002). Mặc dù, việc
hoàn chỉnh nguồn gốc của lý thuyết cung và cầu của người di cư vẫn còn nhiều thách
thức do lý thuyết kinh tế về nhập cư chưa được phát triển đầy đủ (Borjas, 1989;
Karemera, Oguledo, và Davis, 2000), nguồn cung và cầu đối với người di cư có thể
được liên kết một cách có hệ thống với quy mô dân số của các quốc gia tương ứng,
quy mô thu nhập quốc gia hoặc thu nhập bình quân đầu người (Wadycki, 1973;
Greenwood, 1975; Schultz, 1982; Borjas, 1987, 1989).

Về bản chất, mô hình trọng lực bắt nguồn từ Định luật Vạn vật hấp dẫn của
Newton. Theo Anderson (2011) và Ramos (2016), việc kết hợp các nền tảng lý thuyết
sâu sắc, mô hình đã trở nên thành công nhất trong kinh tế học và là mô hình tiêu chuẩn
được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hiện tượng kinh tế liên quan đến sự di
chuyển của hàng hóa và dịch vụ, vốn hoặc thậm chí là con người. Trong ngữ cảnh di
15
cư, mô hình trọng lực có thể được sử dụng để dự đoán mức độ di cư giữa các quốc gia,
khu vực, hoặc thành phố dựa trên dân số và khoảng cách giữa chúng.

M i ×M j
T ij=G ×
D ij

Trong đó:

● Tij là lưu lượng di cư giữa quốc gia i và j.

● Mi và Mj là các yếu tố trọng lực của địa điểm i và j (Dân Số).

● Dij là khoảng cách giữa hai quốc gia i và j.

● G là một hằng số hấp dẫn có thể được điều chỉnh để phản ánh ảnh hưởng của
khoảng cách lên mức độ tương tác.

Trong ngữ cảnh di cư, Tij có thể hiểu là mức độ di cư giữa hai địa điểm i và j, M i
và Mj đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến di cư như kích thước dân số hoặc GDP,
và Dij là khoảng cách giữa chúng.

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng mô hình trọng lực để phân tích xu hướng dịch
chuyển và làm sáng tỏ các yếu tố ngoại sinh khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến
dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế (ISM) ở các nước đang phát triển trong giai đoạn
2012 đến 2017. Giống như lực hấp dẫn giữa các vật thể vật lý, mô hình giả định rằng
sự dịch chuyển của sinh viên tương tự như lực hấp dẫn giữa hai đối tượng, với khối
lượng là đại diện cho dân số, kích thước của quốc gia, trong đó yếu tố quyết định
chính là khoảng cách.

Furukawa và các cộng sự (2013) nhấn mạnh rằng, một mô hình dòng di cư hợp lý
phải bao gồm các biến đại diện cho các đặc điểm chính trị, kinh tế và nhân khẩu học
(demographic) của quốc gia gốc và quốc gia điểm đến. Những đặc điểm này được bao
gồm dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm. Do đó, mô hình trọng lực mở rộng của
dòng dịch chuyển sinh viên chứa ba nhóm biến sau: (i) các yếu tố chính trị, kinh tế và
nhân khẩu học ảnh hưởng đến dòng dịch chuyển sinh viên từ nước đang phát triển; (ii)
các yếu tố chính trị, kinh tế và nhân khẩu học ảnh hưởng đến dòng dịch chuyển sinh
viên tới nước phát triển; và (iii) các yếu tố tự nhiên và nhân tạo khác ảnh hưởng đến
16
dòng dịch chuyển sinh viên tới nước phát triển. Ở nước nhập cư hay còn gọi là nước
nhận đầu tư, các yếu tố nhân tạo bao gồm một hệ thống có tổ chức các quy định hạn
chế nhập cảnh. Ở nước nguồn hay còn gọi là nước chủ đầu tư, các yếu tố nhân tạo bao
gồm những hạn chế về quyền tự do chính trị và dân sự (Karemera, Oguledo, và Davis,
2000); hạn chế của chính phủ đối với quyền tự do đi lại và chính sách di cư (Zinyama,
1990). Phúc Quân (2019) cũng đồng quan điểm rằng, những hạn chế cơ bản khi di cư
có thể nhắc đến như chi phí cao, thời gian kéo dài, thủ tục phức tạp và ít được hỗ trợ
pháp lý là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Các yếu tố tự nhiên bao gồm
khoảng cách, phương tiện di chuyển, *chi phí thông tin (information costs) và *chi phí
tâm lý (psychic costs).

Để cụ thể hơn, có một tập hợp con các biến có thể xem xét trong mô hình trọng
lực:

-Nhóm biến đại diện cho các biến nhân khẩu học hấp dẫn: khoảng cách giữa nước
chủ đầu tư và nước nhận đầu tư; dân số; thu nhập của hai nước. Vì *chi phí vận
chuyển (transport costs) không sẵn có, nên một thực tế phổ biến trong các nghiên cứu
thực nghiệm là sử dụng khoảng cách ngắn nhất giữa nước nguồn và nước đến làm đại
diện cho chi phí vận chuyển (Borjas, 1987).

-Nhóm biến phản ánh các hoạt động kinh tế trong nước như tỷ lệ lạm phát của
nước nguồn và nước điểm đến; tỷ lệ thất nghiệp đối với dòng nhập cư/sinh viên. Giả
thuyết là tỷ lệ lạm phát hoặc tỷ lệ thất nghiệp tại một quốc gia nguồn càng cao có thể
là dấu hiệu của tình trạng suy thoái kinh tế, điều đó dẫn đến việc tăng tỷ lệ xuất cư.
Mặt khác, tỷ lệ lạm phát hoặc tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia điểm đến càng cao thì nền
kinh tế đó càng kém thu hút những người nhập cư và sinh viên tiềm năng.

-Nhóm các biến số giải thích mối liên hệ giữa hiệu quả tài chính hoặc *uy tín tín
dụng (creditworthiness) của một quốc gia trên các thị trường tài chính lớn và quá trình
di cư của quốc gia đó (Krayenbuehl, 1988). Người ta đưa ra giả thuyết rằng hiệu quả
tài chính tốt hoặc khả năng cạnh tranh tín dụng nước ngoài phát triển là dấu hiệu cho
thấy các cơ hội kinh tế tốt hơn trong tương lai, điều này sẽ giảm bớt sự dịch chuyển về
kinh tế. Tuy nhiên, vai trò kép của các cơ hội kinh tế là một mặt là nâng cao thu nhập
quốc gia và thu nhập cá nhân, do đó làm giảm các động lực dự kiến cho việc di cư.
17
Mặt khác, thu nhập cá nhân tăng lên sẽ nâng cao khả năng chi trả cho việc di cư. Do
đó, tác động ròng của biến này có thể không rõ ràng.

- Nhóm các biến giải thích các yếu tố liên quan đến chính trị trong nước, bao gồm
bất ổn chính trị, tự do dân sự và các biến chính sách nhập cư.

-Nhóm các biến đại diện cho các biến vị trí. Chúng bao gồm biến giả định vùng
lân cận, biến mật độ dân số và biến giả định để xác định các khu vực địa lý có nguồn
gốc và ngôn ngữ tương đồng.

Tóm lại, mô hình trọng lực có giá trị trong việc nghiên cứu dòng dịch chuyển của
sinh viên quốc tế (González, Mesanza, và Mariel, 2011). Theo đó, mô hình trọng lực
cho rằng số lượng người di cư giữa hai quốc gia tỷ lệ thuận với dân số ở mỗi vùng
hoặc quốc gia và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa quốc gia xuất xứ và
quốc gia sở tại. Do đó, khi dân số của quốc gia xuất xứ tăng lên thì khả năng sinh viên
quyết định di chuyển đến các quốc gia khác cũng tăng lên, trong khi các yếu tố khác là
không đổi. Tương tự, dân số tại các quốc gia sở tại tăng thì thị trường lao động càng
lớn, điều này sẽ thu hút được một số lượng lớn sinh viên đến quốc gia đó.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố bên ngoài tác động lên dòng dịch chuyển sinh viên
quốc tế. Chẳng hạn như khoảng cách địa lý cùng với các khác biệt về văn hóa, những
yếu tố này có thể được sử dụng làm đại diện cho chi phí đi lại, do đó, nó ảnh hưởng
đến dòng dịch chuyển sinh viên theo hướng tiêu cực. Theo Zhou và cộng sự (2008),
chuyển đến một đất nước mới và bước vào một nền văn hóa mới có thể là một thách
thức. Nhiều sinh viên có thể nhầm lẫn hoặc bị cản trở bởi những khác biệt mà họ gặp
phải, đặc biệt là trong tháng đầu tiên họ đi trao đổi tại nước ngoài. Bên cạnh đó, không
thể không đề cập đến mức thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đáng kể đến
dòng dịch chuyển. Tại các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp thì tỷ lệ sinh
viên di chuyển đến quốc gia có GDP bình quân đầu người cao sẽ cao hơn so với các
quốc gia khác (McMahon, 1992; Bertoli và Fernández-Huertas Moraga, 2013; Zheng,
2014). Thêm vào đó, chi phí sinh hoạt cao đã cản trở tiềm năng dịch chuyển của sinh
viên tuy nhiên các chi phí đó đã được giảm thiểu nhờ sự hiện diện của những người
đồng hương quen thuộc với văn hóa quốc gia xuất xứ và quốc gia sở tại (Lewer và van
den Berg, 2008).
18
Ở khía cạnh khác thì vẫn còn tồn tại các yếu tố tích cực đối với dòng dịch chuyển
của sinh viên quốc tế. Ngôn ngữ chung và sự hiện diện của mạng lưới người di cư
mạnh mẽ ở quốc gia sở tại đã có tác động tích cực. Cụ thể, có bằng chứng cho rằng khi
ngôn ngữ và văn hóa ở quốc gia sở tại là quen thuộc thì tỷ lệ nhập cư sẽ lớn hơn
(Jeffrey Grogger và Gordon H. Hanson, 2011). Ngoài ra, chất lượng giáo dục và xếp
hạng của các trường đại học cũng được cho là có tác động tích cực đến dòng dịch
chuyển, trong khi chi phí sinh hoạt cao hơn lại cản trở tiềm năng dịch chuyển của sinh
viên. Tuy nhiên, việc phát hiện thứ hạng của trường đại học được cải thiện có ảnh
hưởng tích cực đến khả năng dịch chuyển lại trái ngược với kết quả của Perkins và
Neumayer (2014), người nhận thấy ảnh hưởng tương đối nhỏ từ chất lượng trường đại
học, được đo lường thông qua thứ hạng cạnh tranh.

Một số nghiên cứu đã cố gắng xác định các yếu tố quyết định sự di chuyển của
sinh viên quốc tế. Ví dụ, Beine và cộng sự (2014) xem xét dòng vốn từ nhiều quốc gia
xuất xứ vào 13 nền kinh tế OECD từ năm 2004 đến năm 2007. Chi phí di chuyển được
tính bằng khoảng cách vật lý, được cho là có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê
đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Các biến trọng lực tiêu chuẩn được cho là có
ý nghĩa thống kê và các ước tính được nghiên cứu chính xác, trong đó chi phí di cư
được cho là yếu tố cản trở lớn hơn đối với việc di chuyển của sinh viên đến từ các
nước đang phát triển so với các nước có thu nhập cao. Agasisti và Dal Bianco (2007)
cũng chỉ ra rằng khoảng cách đóng vai trò tiêu cực đối với sự di chuyển của sinh viên
trên khắp các vùng của nước Ý. Phát hiện của họ cho thấy rằng việc tuyển sinh bị ảnh
hưởng bởi các đặc điểm của trường đại học, chẳng hạn như số lượng khoa và số tiền
hỗ trợ sinh viên, cũng như các đặc điểm kinh tế của khu vực nơi trường đại học được
xây dựng. Tập trung vào Đức, Bessey (2012) đã điều tra sự di chuyển của sinh viên
trong nước từ 147 quốc gia trong giai đoạn 1997 đến 2002. Kết quả đưa ra một bức
tranh khá ổn định rằng khoảng cách địa lý đóng vai trò là chi phí di cư, trong khi dân
số của nước chủ nhà ảnh hưởng tích cực đến dòng chuyển dịch của sinh viên tới Đức.
Jena và Reilly (2013) đã nghiên cứu nhu cầu về giáo dục đại học ở nước ngoài của
Vương quốc Anh bằng cách xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng thị
thực được cấp để học tập tại Vương quốc Anh. Họ nhận thấy tỷ giá hối đoái có vai trò
quan trọng, nhưng đáng nói là chi phí thị thực thực tế không có tác động đáng kể đến
số thị thực cũng như thu nhập bình quân đầu người ở nước chủ nhà. Một lần nữa,
19
khoảng cách có ý nghĩa thống kê và đóng vai trò như một chi phí di cư, trong khi
Vương quốc Anh đã cấp nhiều thị thực hơn cho các quốc gia có chung ngôn ngữ. Như
vậy, học sinh ngày càng lựa chọn điểm đến dựa trên chất lượng giáo dục được cung
cấp (Kahanec và Kralikova, 2011; OECD, 2013). Dự kiến sẽ có thêm nhiều sinh viên
bị thu hút đến các quốc gia có các trường được xếp hạng cao hơn, xếp hạng được đánh
giá dựa trên thứ hạng trung bình của các trường tại quốc gia nơi họ đến.

CHÚ THÍCH:

* Nhân khẩu học (demographic): Là một lĩnh vực nghiên cứu xã hội học và y học
chuyên sâu vào việc nghiên cứu và phân tích dân số bao gồm các yếu tố như kích
thước, cấu trúc, phân bố, tăng trưởng và biến động dân số trong một khu vực hoặc
quốc gia cụ thể. Lĩnh vực này tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc dân số,
sự biến động dân số theo thời gian và không gian, và tác động của dân số đối với xã
hội.

*Chi phí tâm lý (psychic costs): Ám chỉ những chi phí không dễ đo lường, thường
liên quan đến mức độ tâm lý, tinh thần, hoặc cảm xúc mà người ta phải trả khi đối mặt
với một tình huống hay quyết định nào đó.

*Chi phí thông tin (information costs): Là những chi phí mà người sử dụng thông
tin hoặc doanh nghiệp phải trả để thu thập, xử lý, hoặc hiểu thông tin. Đây có thể là chi
phí liên quan đến việc tìm kiếm, thu thập, và xử lý dữ liệu hoặc thông tin cần thiết để
đưa ra quyết định.

*Chi phí vận chuyển (transport costs): Là những chi phí phát sinh để vận chuyển
một tài sản/ vật thể/đối tượng từ vị trí hiện tại của nó đến thị trường chính yếu (hoặc
thuận lợi nhất).

*Uy tín tín dụng (creditworthiness): Là một khái niệm đánh giá khả năng của một
cá nhân hoặc tổ chức trong việc trả nợ hay thanh toán các khoản vay. Bằng cách xem
xét lịch sử tín dụng, thu nhập, nợ nần hiện tại, và các yếu tố tài chính khác để xác định
khả năng thanh toán của người vay.

2.3 Vai trò của giáo dục đối với dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế

Hiện nay, trong quá trình đối mặt với những rủi ro về nạn thất nghiệp, lạm phát
kinh tế, lương thấp so với trình độ mà ngày càng nhiều sinh viên ở các nước đang phát
20
triển tìm kiếm cơ hội học tập tại các nước phát triển ngày càng cao với những mục
đích khác nhau như: nâng cao bằng cấp, cơ hội được phát triển bản thân ở những môi
trường giáo dục hiện đại,.... Chất lượng giáo dục cao sẽ mang lại nhiều cơ hội phát
triển bản thân mở ra những cơ hội việc làm, lương bổng hấp dẫn sau đại học. Vì nhiều
lí do mà môi trường và hệ thống giáo dục trong nước đã không thể đáp ứng được nhu
cầu như mong đợi của sinh viên nước mình từ đó có thể thấy được rằng chất lượng của
giáo dục là một sức hút đối với sự dịch chuyển của sinh viên quốc tế.

Lý thuyết đầu tư vốn nhân lực của Gary Becker (1964) đã chỉ ra được các phương
thức đầu tư vào con người trong đó bao gồm giáo dục và đào tạo nhằm mục đích tích
lũy kỹ năng và kiến thức, để tạo dựng những lợi ích lâu dài về sau.

Bằng những nghiên cứu của mình, Becker đã cho thấy được việc sinh lời của giáo
dục qua đó cho thấy một tầm quan trọng của việc đầu tư vào vốn con người thông qua
giáo dục. Đầu tư vào giáo dục sẽ không có thiệt hại mà sẽ luôn nhận được lợi trong
việc nâng cao chất lượng. Ngoài ra vốn nhân lực (Lucass, 1988) cũng cho thấy sự
tương đồng với lý thuyết của Becker bởi nó cũng cho thấy được hiệu suất tăng dần
theo quy mô, và tăng trưởng phụ thuộc vào mức độ đầu tư cho từng loại vốn. Lý
thuyết này của Lucas, có thể lí giải rằng nếu mức độ đầu tư vào giáo dục ở các nước
đang phát triển ngày càng cao hơn thì thu hút được đông đảo lượng sinh viên quốc tế
tiềm năng đến với nước mình. Vì thế, giáo dục đại học được xem như một quyết định
đầu tư của các quốc gia và lý thuyết này cũng cho thấy rằng chất lượng giáo dục đại
học có mối liên kết với dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế (Van Bouwel và
Veugelers, 2009). Giáo dục đại học được thực hiện với một chi phí nhất định nhằm
tăng thu nhập và cơ hội việc làm trong tương lai (Sá et al, 2004). Giáo dục và đào tạo
được xem những khoản đầu tư cho tương lai bởi giáo dục đại học cung cấp cho sinh
viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai, đồng
thời, mở ra cơ hội nghề nghiệp và nguồn thu nhập cao. Ngày nay, sinh viên có xu
hướng mong muốn được học tại những trường có chất lượng cao, vì bằng cấp của một
trường đại học danh tiếng có nhiều khả năng nâng cao triển vọng về lương cho sinh
viên cũng như cơ hội nghề nghiệp cũng vượt trội hơn. Đặc biệt, đối với sinh viên từ
các nước đang phát triển, sự khác biệt về chất lượng giữa bằng cấp nước ngoài và bằng
cấp trong nước được coi là một trong những động lực chính khiến sinh viên du học
21
nước ngoài (Gordon và Jallade, 1996; Kemp et al., 1998; Aslanbeigui và Montecinos,
1998; Mazzarol và Soutar, 2000; Bourke, 2000, Szelényi, 2006).

Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong việc chọn lựa liên kết giữa các nhà đào tạo nước
đầu tiên là danh tiếng của cơ sở giáo dục đại học và thứ hai là sự công nhận về bằng
cấp ở nước sở tại hoặc thị trường lao động quốc tế (Bourke 1997; Park 2009). Việc lựa
chọn liên kết cũng cần được cân nhắc kỹ càng, bởi đây là yếu tố để thu hút lượng sinh
viên quốc tế không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng đến việc xây dựng chất lượng giáo dục
tại trường. Bởi khi liên kết là cho phép tiếp thu những mô hình giáo dục, các ngành
học và phương pháp giảng dạy từ những quốc gia khác. Vì vậy, việc ưu đãi thuế cho
các hoạt động liên quan tới các lĩnh vực này nên là điều cần thiết. Điều này sẽ giảm
nhẹ áp lực cho các cơ sở giáo dục từ đó dẫn đến việc giảm học phí, các khoản thu đầu
năm được giảm bớt đi. Chi phí học tập có thể quyết định việc lựa chọn quốc gia để học
tập (OECD, 2011). Việc áp dụng chi phí nhất định không tăng theo từng năm, từng kì
tạo điều kiện cho nhiều sinh viên tiềm năng trong nước có điều kiện khó khăn có cơ
hội tới trường, đối với sinh viên nước ngoài cũng dễ dàng tiếp cận hơn. Từ yếu tố liên
kết thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục trong nước nhưng vẫn không tăng các yếu tố chi phí
khi theo học tại trường sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy không chỉ trong nước
mà còn ngoài nước. Từ việc liên kết này có thể chứng minh được chất lượng giáo dục
ở các trường đại học tại nước đang phát triển với sinh viên quốc tế và trong nước.
Đồng thời, điều này giúp củng cố niềm tin của sinh viên vào môi trường giáo dục
trong nước và có sức hút lớn với lượng sinh viên quốc tế. Cạnh tranh để thu hút nhân
tài từ khắp nơi trên thế giới đang phát triển nhanh chóng khi ngày càng nhiều quốc gia
cung cấp thêm các vị trí sau đại học và sau đại học cho người nước ngoài, thường với
chi phí cao hơn so với người trong nước (Barber và cộng sự, 2013). Chính vì thế, việc
liên kết còn làm đa dạng các ngành trong môi trường đại học, các khóa học giảng dạy
tiếng Anh được đầu tư hơn trước làm nâng cao chất lượng giảng dạy. Với yếu tố này,
có thể thu hút được không chỉ sinh viên trong nước mà còn cả lượng sinh viên quốc tế
bởi chi phí cho việc được đào tạo chất lượng cũng như phí sinh hoạt ở các nước đang
phát triển vẫn dễ chịu hơn so với các nước phát triển.

Thissen và Ederveen (2006) sử dụng mô hình tương tự như mô hình của chúng
tôi, nhận thấy rằng sự khác biệt tích cực về chất lượng làm tăng đáng kể số lượng sinh
viên nước ngoài nhập học tại một quốc gia. Tỉ lệ dòng dịch chuyển sinh viên tác có tác
22
động rất lớn đến các nước tiếp nhận dòng sinh viên. Có thể dễ dàng thấy được là sự
tích cực mà việc này mang lại là thúc đẩy phát triển kinh tế. McMahon (1992) đã xem
xét sinh viên quốc tế đi du học của 18 nước đang phát triển trong những năm 1960 và
1970, và họ cũng giả định sức mạnh kinh tế có tác động tích cực. Trong quá trình phát
triển, nhiều quốc gia phát triển vẫn luôn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động
đến mức báo động bởi thực trạng dân số già hóa, ví dụ điển hình cho điều này là Nhật
Bản, một số nghiên cứu trước đây cho thấy nghề nghiệp vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kinh tế xã hội và điều kiện sống ở Nhật Bản (Cheng và Kalleberg, 1996; Fujihara,
2020). Việc tiếp nhận các dòng dịch chuyển sinh viên đến từ các nước đang phát triển
đến sinh sống học tập và làm việc, không chỉ giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề nan giải
ở nước mình, mặt khác còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh
tế. Nếu sinh viên trước đây đã từng làm công việc bán thời gian, họ có thể đã quen với
phong tục kinh doanh của Nhật Bản (Liu-Farrer,2011), đồng thời khi có khoảng thời
gian lâu năm như trên, sinh viên quốc tế đã được tiếp xúc với nền văn hóa, ngôn ngữ
tại các quốc gia phát triển đang theo học đây cũng chính là bàn đạp thuận lợi cho việc
giao lưu văn hóa trong các chiến lược quảng bá văn hóa của các nước phát triển. Bằng
cách tiếp nhận dòng dịch chuyển sinh viên tiềm năng và có chọn lọc từ chính phủ của
các nước phát triển, không chỉ tạo ra những mặt tích cực cho nền kinh tế thời điểm
hiện tại mà còn về lâu dài. Chính phủ Anh nhằm mục đích khuyến khích người sử
dụng lao động xem xét đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực để thu hút và giữ chân
người lao động ở mọi cấp độ kỹ năng (Farrer và cộng sự, 2023). Nhận thấy được sự
tiềm năng của sinh viên quốc tế, chính phủ ở các nước phát triển đã đưa ra những cơ
hội, những chính sách đãi ngộ tốt sau đại học nhằm tác động đến các quyết định ở lại
làm việc của nhóm sinh viên này. Ngày càng có sự thừa nhận về nhu cầu đầu tư nhiều
hơn của người sử dụng lao động và đào tạo suốt đời học tập tổng quát hơn, để đáp ứng
nhu cầu kỹ năng trong tương lai (Lyons và cộng sự, 2020). Yếu tố đầu tư trong các
chiến lược đối với các sinh viên quốc tế từ các nước đang phát triển đã giúp các quốc
gia này khắc phục được các vấn đề xã hội đang xảy, đáp ứng được các nhu cầu về mặt
nhân công trong tương lai và tận dụng được triệt để những lợi ích đến từ các dòng sinh
viên dịch chuyển từ các nước đang phát triển.

Các nghiên cứu khác bao gồm các đặc điểm của hệ thống giáo dục đại học của
một quốc gia có thể tương quan với chất lượng của nó, chẳng hạn như tỷ lệ giảng
23
viên-sinh viên (Lee và Tan, 1984) cơ hội giáo dục (Cummings, 1984; Agarwal và
Winkler, 1985; McMahon, 1992) và chi tiêu của chính phủ cho giáo dục đại học
(McMahon, 1992). Từ những sự thay đổi trong môi trường giáo dục ở các nước đang
phát triển, đã tạo ra được những sự tương phản tốt nhất từ chất lượng giáo dục thông
qua cơ sở hạ tầng, chất lượng và phương pháp giảng dạy đã tạo ra những lợi ích trước
mắt và lâu dài trong việc thu hút qua đông đảo sinh viên quốc tế. Ngoài ra, thứ hạng
cao của các trường đại học trên thế giới là một yếu tố thu hút đáng kể đối với sự dịch
chuyển toàn cầu của sinh viên sau đại học, điều này có thể thúc đẩy sự phân tầng do
Hoa Kỳ thống trị giữa các tổ chức giáo dục đại học (Furukawa và cộng sự, 2013). Các
bảng công bố xếp hạng các trường trên thế giới hằng năm và các tin tức về so sánh
chất lượng giảng dạy giữa các nơi, đã không chỉ nâng cao nhận thức về môi trường
giáo dục trong sinh viên mà còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn theo học ở những trường
top hay những trường trong nước. Tuy nhiên tất cả những phát triển này đã làm tăng
tiềm năng lợi nhuận; tuy vậy, nó cũng đòi hỏi số tiền khổng lồ để đầu tư vào các công
nghệ mới cũng như mọi loại cơ sở hạ tầng và tài nguyên (Kromydas, T. ,2017). Nhưng
với việc áp dụng những chính sách ưu tiên cho giáo dục, cũng thu hút được những
nguồn lực cá nhân, tổ chức đầu tư vào việc phát triển giáo dục sẽ góp phần thúc đẩy
xây dựng các cơ sở hạ tầng tiên tiến và hiện đại hơn. Ngoài ra, những điểm hạn chế
trong giáo dục của các nước đang phát triển như cơ sở vật chất các thiết bị phục vụ cho
việc học cũng được khắc phục bởi có những sự tài trợ từ các nhà đầu tư lớn nhỏ. Đồng
thời, khi có được các sự đầu tư thì những chính sách đãi ngộ, cơ hội việc làm sau khi
ra trường sẽ được cam kết chắc chắn hơn ở các nước nhỏ giúp cho giảm đi mức chênh
lệch với nước lớn trong chất lượng đào tạo.
24
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

1. Nguồn dữ liệu:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
dòng dịch chuyển sinh viên của 5 nước đang phát triển thuộc ASEAN là: Việt Nam,
Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipines và 24 nước phát triển trong Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế OECD trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017. Việc sử
dụng dữ liệu trong khoảng thời gian này vì đây là giai đoạn có số lượng du học sinh
đang tăng trưởng và việc du học cũng ngày càng được phổ biến và chú trọng hơn. Dữ
liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn đáng tin cậy như: Ngân Hàng Thế giới (WB), Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Trung tâm nghiên cứu về triển vọng kinh
tế và thông tin quốc tế (CEPII), Tổ chức toàn cầu trong nghiên cứu về giáo dục (QS),
Sở giao dịch chứng khoán London (LSE).

Bảng 1. Khung nghiên cứu


25
Dịch ra tiếng việt: origin countries là nước gửi SV đi, host countries: nước SV
đến du học, home related factors: các yếu tố liên quan đến nước SV đến du học,
v….v

2. Mô hình nghiên cứu:

Để có thể đạt được các mục tiêu của bài nghiên cứu, chúng tôi thực hiện phương
pháp tổng hợp các nghiên cứu và dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu trước. Sau
khi đã thu thập đầy đủ thông tin chúng tôi xử lý chúng thông qua phân loại thông tin,
phân tích số liệu theo phương pháp định lượng. Cụ thể, đối với các nước phát triển,
chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến bài nghiên cứu như: thu nhập, dân
số, chất lượng giáo dục, ngôn ngữ... Còn với các nước đang phát triển, thu thập các dữ
liệu như: dân số, tỉ lệ thất nghiệp, khoảng cách địa lí, mức độ phát triển tài chính,…

Mô hình trọng lực (GM- Gravity Model) là một phương trình dạng rút gọn bắt
nguồn từ một hệ thống các mối quan hệ cung và cầu. Các mô hình lực hấp dẫn đã trở
thành kỹ thuật tiêu chuẩn để phân tích thực nghiệm các dòng vốn (FDI) và hàng hóa
(thương mại) quốc tế (Frankel và Rose, 2002). Theo Karemera, D., Oguledo, V. I., và
Davis, B (2000), điểm mấu chốt của mô hình lực hấp dẫn là mối quan hệ giữa di cư và
khoảng cách cũng như giữa di cư và quy mô dân số của các quốc gia nơi đi và nơi đến.
Theo Anderson (2011) và Ramos (2016), việc kết hợp các nền tảng lý thuyết sâu sắc,
mô hình đã trở nên thành công nhất trong kinh tế học và là mô hình tiêu chuẩn được áp
dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hiện tượng kinh tế liên quan đến sự di chuyển của
hàng hóa và dịch vụ, vốn hoặc thậm chí là con người. Từ những nghiên cứu trên có thể
thấy được mô hình trọng lực là mô hình rất phù hợp khi nghiên cứu về các dòng di cư.
Do đó, trong đề tài này, chúng tôi sử dụng mô hình trọng lực để phân tích xu hướng
dịch chuyển và làm sáng tỏ các yếu tố ngoại sinh khác nhau có ảnh hưởng như thế nào
đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế (ISM) ở các nước đang phát triển trong giai
đoạn 2012 đến 2017. Giống như lực hấp dẫn giữa các vật thể vật lý, mô hình giả định
rằng sự dịch chuyển của sinh viên tương tự như lực hấp dẫn giữa hai đối tượng, với
khối lượng là đại diện cho dân số, kích thước của quốc gia và trường đại học, và
khoảng cách là một yếu tố quyết định chính. Từ đó, dựa trên mô hình trọng lực mở
rộng, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy xem xét các yếu tố tác động đến sự phát
triển của dòng dịch chuyển sinh viên. Mô hình được đề xuất như sau:
26
n1 n2
Y ijt =a0 +a1 . FD it + ∑ b i X it + ∑ b j X jt +ISM
i=1 j= 1

Trong đó:

i: chỉ các quốc gia xuất xứ- nơi có sinh viên đi du học

j: chỉ các quốc gia sở tại- nơi sinh viên đến du học

t: chỉ thời gian

Y: dòng dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng
năm

FD: Đo lường mức độ phát triển tài chính của quốc gia đang phát triển, đại diện
bởi tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân (như một phần của GDP)

Xit, Xjt : Các biến kiểm soát đối với đặc điểm các quốc gia xuất xứ và quốc gia sở
tại

-n1, n2 : Đại diện cho số lượng nước đang phát triển và nước chủ nhà

-ISM: chỉ số dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế

2.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu

Từ công thức với phương pháp ước lượng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
liên quan đến việc phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế đến “chất
xám” của các nước đang phát triển đã cho ra được ý nghĩa phù hợp với đề tài nghiên
cứu thông qua các biến số.

Trong đó, bi và bj là các hệ số hồi quy, thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập
Xit và Xjt với biến phụ thuộc Y. Xit và Xjt là các biến độc lập, thể hiện các yếu tố ảnh
hưởng đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Y là dòng dịch chuyển sinh viên từ 5
quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng năm, i và j là các chỉ số, thể hiện số
lượng các biến độc lập trong mô hình.

2.1.1 Biến phụ thuộc

*Biến Y: dòng dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia
OECD hàng năm
27
Dựa vào mục tiêu và dữ liệu của đề tài nghiên cứu, biến Y được dùng để đo lường
các số lượng sinh viên quốc tế đăng ký, tỷ lệ tăng trưởng sinh viên quốc tế, chất lượng
sinh viên, ảnh hưởng văn hoá, ngôn ngữ và doanh thu từ sinh viên quốc tế.

2.1.2 Biến độc lập

*Biến FD: Đo lường mức độ phát triển tài chính của quốc gia đang phát triển

Chúng tôi sử dụng tín dụng tư nhân (private credit) như một phần của GDP để đại
diện do mức độ phát triển tài chính do hiện nay nguồn kinh phí của du học sinh từ các
quốc gia đang phát triển đa số đến từ tín dụng tư nhân. Krayenbuehl (1988) cũng cho
rằng uy tín tín dụng (creditworthiness) của một quốc gia trên các thị trường tài chính
lớn có ảnh hưởng lớn đến quá trình di cư của quốc gia đó. Có giả thiết cho rằng khi
một quốc gia có hiệu quả tài chính tốt hoặc khả năng cạnh tranh tín dụng nước ngoài
phát triển là dấu hiệu cho thấy các cơ hội kinh tế tốt hơn trong tương lai điều này sẽ
giảm bớt sự dịch chuyển về kinh tế. Vai trò kép của các cơ hội kinh tế một mặt là nâng
cao thu nhập quốc gia và thu nhập cá nhân, do đó làm giảm các động lực dự kiến cho
việc di cư. Mặt khác, thu nhập cá nhân tăng lên sẽ nâng cao khả năng chi trả cho việc
di cư. Đồng nghĩa với việc phát triển tài chính có thể giúp tăng cơ hội du học, ảnh
hưởng tích cực đến dòng dịch chuyển sinh viên bởi lẽ một quốc gia phát triển kinh tế
mạnh mẽ có khả năng cung cấp học bổng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Đồng thời,
dòng dịch chuyển sinh viên phát triển cũng có thể mang lại tác động tích cực cho quốc
gia đang phát triển thông qua thúc đẩy thương mại song phương, đóng góp vào kho
tàng kiến thức toàn cầu. Do đó, ta có thể thấy phát triển tài chính có mối liên hệ chặt
chẽ với dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế và có tác động hai chiều. Tuy nhiên, tác
động ròng của biến này cũng chưa rõ ràng.

*Biến Xit: biến kiểm soát đối với đặc điểm các quốc gia xuất xứ

Biến này được sử dụng để loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập FD trong phương trình. Biến X it dùng để kiểm
soát các yếu tố liên quan đến chất lượng giáo dục ở các quốc gia xuất xứ. Biến X it được
chọn để kiểm soát các yếu tố liên quan đến chất lượng giáo dục vì chất lượng giáo dục
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên quốc tế về việc du học.
Việc kiểm soát chất lượng giáo dục thông qua X it giúp loại bỏ ảnh hưởng của các yếu
tố và làm rõ hơn về tác động của các biến khác đối với biến phụ thuộc Y. Bằng cách sử
28
dụng biến Xit dể kiểm soát các yếu tố liên quan đến chất lượng giáo dục, biến X it có thể
đo lường tác động trực tiếp của biến độc lập FD lên biến phụ thuộc Y mà không bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố khác. Chất lượng giáo dục có thể ảnh hưởng đến mức độ phát
triển tài chính của quốc gia đang phát triển bằng cách tạo ra nguồn nhân lực có trình
độ cao, đồng thời khuyến khích sáng tạo và đổi mới ở nguồn nhân lực, và nâng cao
năng lực cho cạnh tranh về nền kinh tế với các nước khác. Chất lượng giáo dục cũng
có thể ảnh hưởng đến tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân bằng cách tăng cường
nhu cầu và khả năng tiêu dùng của người dân. Biến Xit có thể ảnh hưởng tích cực đến
biến Y nếu các yếu tố như dân số, phát triển tài chính đều tăng lên, tạo ra một môi
trường thu hút cho sinh viên quốc tế, dẫn đến sự gia tăng của biến Y. Ngược lại, nếu
khoảng cách địa lí xa, cơ hội việc làm thấp sẽ giảm sự thu hút của sinh viên quốc tế,
dẫn đến sự gia giảm của biến Y. Một số biến trong X it có thể tác động tích cực đến
biến Y trong một phạm vi nhất định, trong khi các biến khác có tác động tiêu cực đến
biến Y. Các biến trong Xit có thể tương tác với nhau tạo ra một tác động tích cực đến
biến Y.

Xit = Xit1 + Xit2 + …+Xitn

Xit là tổng của các biến Xit1, Xit2,...,Xitn

Trong đó: Xit1, Xit2,...,Xitn là biến cụ thể đại diện các quốc gia xuất xứ. Bao gồm các
yếu tố ảnh hưởng đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế như dân số, tỉ lệ thất nghiệp,
khoảng cách địa lý, phát triển tài chính.

Dân số: là một biến định lượng, đo lường tổng số dân cư của mỗi quốc gia. Dân số lớn
sẽ thể hiện cho một thị trường lao động lớn.

Tỷ lệ thất nghiệp: được đo bằng tỷ lệ người không có việc làm so với tổng số lao động
trong mỗi quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể làm giảm thu hút của một quốc gia đối
với sinh viên quốc tế.

Khoảng cách địa lý: được đo bằng số dặm hoặc số giờ bay giữa các quốc gia. Khoảng
cách địa lý có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên quốc tế khi lựa chọn nơi du
học.
29
Phát triển tài chính: Có thể đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi quốc gia
hoặc các chỉ số tài chính khác. Các quốc gia phát triển tài chính có thể mang lại nhiều
cơ hội học tập và nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế.

*Biến Xjt: biến kiểm soát đối với đặc điểm các quốc gia sở tại

Là một biến kiểm soát đối với đặc điểm của quốc gia sở tại nơi mà sinh viên lựa
chọn cho việc du học. Đặc điểm này bao gồm các nhân tố như văn hoá, chất lượng
giáo dục, chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, cơ hội việc làm và ngôn ngữ. Ngoài ra, X jt
còn sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố đến biến (Y) trong phương trình và
chỉ tập trung ảnh hưởng vào các biến như FD it, Xit và ISM. Biến Xjt có thể ảnh hưởng
tích cực đến biến Y nếu các yếu tố như thu nhập, chất lượng giáo dục, cơ hội việc làm
đều cao sẽ tạo ra một môi trường thu hút các sinh viên quốc tế, dẫn đến sự gia tăng của
biến Y. Ngược lại, nếu tỷ lệ thất nghiệp cao, chất lượng giáo dục kém sẽ làm giảm sự
thu hút của quốc gia đó đối với các sinh viên quốc tế, dẫn đến sự gia giảm của biến Y.
Một số biến trong Xjt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến biến Y (thu nhập, chất lượng giáo
dục, tỉ lệ thất nghiệp) trong khi các biến khác (khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, phát
triển kinh tế) chỉ có thể ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố khác.

Xjt = Xjt1 + Xjt2 +…+Xjtn

Xjt là tổng của các biến Xjt1, Xjt2,...,Xjtn

Trong đó: Xjt1, Xjt2,...,Xjtn là biến cụ thể đại diện các quốc gia sở tại. Bao gồm các
yếu tố ảnh hưởng đến dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế như thu nhập, dân số, chất
lượng giáo dục, ngôn ngữ, cơ hội việc làm.

Thu nhập: đo bằng GDP per capita của mỗi quốc gia, tức là GDP chia cho dân số. Đây
là một biến liên tục, đo lường mức độ phong phú kinh tế của mỗi quốc gia.

Dân số: Đây là một biến định lượng, đo lường tổng số dân cư của mỗi quốc gia. Dân
số lớn có thể biểu thị cho một thị trường lao động lớn và đa dạng.

Chất lượng giáo dục: đo bằng các chỉ số như chỉ số phát triển giáo dục hoặc chỉ số chất
lượng giáo dục của mỗi quốc gia. Đây có thể là một biến định lượng hoặc định tính.
30
Ngôn ngữ: biểu diễn bằng biến nhị phân để chỉ ra xem một quốc gia có phổ biến một
ngôn ngữ cụ thể hay không. Ví dụ, một biến "English Speaker" có thể có giá trị 1 nếu
một quốc gia phổ biến tiếng Anh và 0 nếu không.

Cơ hội việc làm: Có thể đo bằng tỷ lệ thất nghiệp hoặc các chỉ số về môi trường kinh
doanh và cơ hội nghề nghiệp của mỗi quốc gia. Đây là một biến định lượng hoặc định
tính.

*Biến ISM: chỉ số dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế

Chỉ số dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế đo lường và đánh giá sự chuyển động
của sinh viên đến một quốc gia khác để học tập. Chỉ số này xem xét các yếu tố như số
lượng sinh viên quốc tế, quốc gia xuất xứ và quốc gia sở tại, và ảnh hưởng tổng cộng
đối với giáo dục toàn cầu. Nó giúp đánh giá sự hấp dẫn và sự tiếp nhận của hệ thống
giáo dục của một quốc gia đối với sinh viên quốc tế. Chỉ số này có thể tính đến các chỉ
số như chính sách visa, rào cản ngôn ngữ và các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên quốc tế.
Tóm lại, dòng dịch chuyển sinh viên cung cấp một đo lường số liệu về sự tham gia của
một quốc gia trong cảnh quan giáo dục toàn cầu. Chỉ số này được chúng tôi thu thập từ
cơ sở dữ liệu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).

Chỉ số dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế có ảnh hưởng đến dòng dịch chuyển
sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng năm. Nếu một quốc gia
ASEAN được đánh giá cao trên chỉ số này, có thể là dấu hiệu tích cực cho sinh viên
các quốc gia này bởi nó thể hiện khả năng du học của sinh viên phát triển, mở ra nhiều
cơ hội và sự thuận lợi hơn cho việc du học . Ngược lại, nếu quốc gia OECD nhất định
có mức độ hấp dẫn cao trong chỉ số, có thể làm tăng khả năng thu hút sinh viên từ các
quốc gia ASEAN. Chỉ số này có thể giúp phản ánh cơ hội giáo dục toàn cầu và sự hợp
tác giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên về việc theo học ở nước
ngoài.
31
Bảng 2. Phương pháp tiếp cận

Trình bày các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Chất lượng đào tạo của nước nhận SV du học tác động cùng chiều với dòng
dịch chuyển SV quốc tế

Tương tự với các giả thuyết tiếp theo với cấu trúc: “Biến độc lập Xi” có tác động
cùng chiều/hoặc ngược chiều (dựa vào chương 2) đối với biến phụ thuộc (dòng
dịch chuyển SV quốc tế)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sinh viên từ các nước ở khu vực Đông Nam Á di chuyển đến học
tập tại các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ năm
2012 đến năm 2017

Nhìn chung, số lượng sinh viên từ các nước đang phát triển - cụ thể là các quốc gia
thuộc 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á di chuyển đến học tập tại 24 nước trong Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn
từ năm 2012 đến năm 2017. Úc, Anh, Mỹ, là những quốc gia nổi trội hơn cả, chiếm
phần lớn số lượng sinh viên so với các quốc gia còn lại thuộc khối OECD, thu hút
nhiều sinh viên ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đến học tập nhất.
32
Đối với nước Úc: Nước Úc là quốc gia luôn chiếm vị thế số một với đối với các
sinh viên thuộc 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khi lựa chọn điểm đến để học tập.
Trong năm 2012, số lượng sinh viên thuộc 5 nước nói trên ở khu vực Đông Nam Á di
chuyển đến học tập ở Úc đạt 32088 sinh viên. Trong vòng 5 năm tiếp theo, nước Úc
không những không hề mất đi vị thế của mình mà số lượng này tăng lên liên tục, đạt
mức 38823 sinh viên ở năm 2017.

Tương tự như nước Úc, số lượng sinh viên Đông Nam Á di chuyển đến nước Anh
và nước Mỹ cũng không ngừng tăng lên ở giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017. Sinh
viên ở khu vực Đông Nam Á đến Mỹ học tập là 23918 sinh viên vào năm 2012 và đạt
mức 26701 sinh viên vào năm 2017. Ở Anh, số lượng sinh viên Đông Nam Á đến học
tập vào năm 2012 khoảng 21668 sinh viên, vào năm 2017, số sinh viên đạt mức 26713
sinh viên, tăng khoảng 5045 sinh viên so với năm 2012.

Qua đó có thể thấy, các nước đang phát triển và các nước phát triển đã dần nhận ra
lợi ích từ dòng dịch chuyển sinh viên mang đến và không ngừng thúc đẩy việc trao đổi
sinh viên đến các nước đang phát triển để học tập. Lý do sinh viên thuộc khu vực
Đông Nam Á di chuyển đến học tập tập trung chủ yếu ở các nước Úc, Anh, Mỹ,... so
với các nước khác được giải thích cụ thể ở phần phân tích kết quả nghiên cứu và
những bằng chứng thực nghiệm.

Bảng 03. Số lượng sinh viên từ các nước Đông Nam Á đến các nước thuộc khối
OECD học tập (2012-2017)
33

4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu

Để trình bày những kết quả phân tích định lượng thông qua việc tổng hợp, đối
chiếu, so sánh và đánh giá được lấy từ bộ dữ liệu đã được thu nhập, chúng tôi tiến
hành thực nghiệm trên chương trình phần mềm Stata 15 dựa vào những phương pháp:
thống kê mô tả, kiểm định mô hình thông phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất
(POLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy nhị thức âm (PPML).
Qua đó, có thể xem xét sự tác động ảnh hưởng đến yếu tố chất lượng giáo dục, các yếu
tố về kinh tế tác động lên quyết định của sinh viên, yếu tố quan trọng và tích cực trong
việc gia tăng xu hướng dịch chuyển sinh viên là phát triển tài chính.
34
4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

E xem lại có bảng thống kê mô tả và ma trận hệ số tương quan không thì bổ sung
thêm vào nhé

Bảng 04. Kết quả của mô hình POLS, FEM, PPML

Estimation POLS FEM PPML

DV LOGSF LOGSF LOGSF

LOGEDUQUAL 0.450*** 0.204 0.0832***

-8.39 -1.48 -6.99

LOGGDP -0.00215 2.215*** 0.00426

(-0.02) -3.81 -0.15

LOGCAPDIST -1.600*** 0 -0.286***

(-8.21) (.) (-10.7)

LOGUNEMPL 0.904*** -0.0711 0.168***

-6.51 (-0.63) -6.22

LOGIMMISTOCK 0.011 -0.205** 0.00278

-0.55 (-3.21) -0.58

LOGPOP 0.959*** 0.852 0.181***

-6.36 -0.66 -6.88

ENGLISH 2.227*** 0 0.356***

-13.96 (.) -16.5

LOGPRIVCRE 1.746*** 0.917** 0.335***

-7.12 -2.69 -7.28


35

_cons -9.198* -37.35 -1.296

(-2.20) (-1.71) (-1.79)

N 710 710 710

T statistics in
parentheses

*p<0.05, **p<0.01, ***p<0.001

Những kết quả số liệu sau khi được nhóm phân tích thông qua ba mô hình POLS,
FEM và PPML được trình bày tại bảng 4. Kết quả trên cho thấy việc sử dụng mô hình
Gravity là phù hợp với dữ liệu, giải thích được hầu hết sự thay đổi trong dòng dịch
chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng năm. Nhìn
chung, hầu như tất cả các hệ số của các biến đều tương thích với những dự đoán trước
đó của nhóm về mặt cơ sở lý luận và lý thuyết.

LOGEDUQUAL: Chất lượng giáo dục

Các biến quan trọng trong bài có thể đề cập tới đầu tiên là chất lượng giáo dục
(LOGEDUQUAL) đều mang ý nghĩa thống kê cao. Cụ thể rằng, trong mô hình POLS
hệ số của biến chất lượng giáo dục là 0.450*** và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.001
chỉ ra rằng biến này có ảnh hưởng đáng kể so với biến phụ thuộc. Điều này cho thấy,
các nước có chất lượng giáo dục cao sẽ có khả năng dẫn đến dòng dịch chuyển sinh
viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng năm cao hơn những nước có
chất lượng giáo dục thấp. Tương tự khi áp dụng mô hình FEM, kết quả hệ số của mô
hình này đưa ra là 0.204 nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy, chất lượng
giáo dục của quốc gia nguồn và quốc gia điểm đến tương đồng nhau sẽ có mức độ phát
triển của dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế ở mức nhỏ. Các quốc gia có chất lượng
giáo dục càng cao thì dòng dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc
gia OECD hàng năm cũng càng cao. Trong mô hình PPML, biến chất lượng giáo dục
có hệ số mang giá trị dương là 0.0832*** và có ý nghĩa thống kê ở mức 0.001. Trên
36
phương diện lý thuyết, đây là kết quả hoàn toàn phù hợp. Như vậy, chất lượng giáo
dục ở một quốc gia là một yếu tố quan trọng đối với mỗi sinh viên khi cân nhắc lựa
chọn điểm đến để du học. Nhu cầu về giáo dục ngày một tăng lên, đồng nghĩa với việc
phải chú trọng phát triển tài chính để có nguồn lực đầu tư cho giáo dục, giúp chất
lượng giáo dục được nâng cao toàn diện, không bị lỗi thời trước thời đại không ngừng
thay đổi và phát triển liên tục. Những nước có chất lượng giáo dục thấp, không có sự
đầu tư về chất lượng giáo dục, nguồn tài nguyên về giáo dục hạn chế thì những nước
đó có tỉ lệ cao sinh viên quyết định đi đến nơi khác học tập là điều hiển nhiên. Các
quốc gia có số lượng lớn trường học danh giá, giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng luôn
là một điểm đến hấp dẫn cho sinh viên. Khi học tập tại các nước có chất lượng giáo
dục cao, sinh viên được trải nghiệm những trang thiết bị tiên tiến, những khóa học
được soạn thảo và giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế. Ở môi trường học tập này, sinh
viên sẽ có nhiều khả năng hơn để giao lưu với các sinh viên tài năng khác, cũng như
dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn kiến thức phong phú mới.

ENGLISH: Ngôn ngữ

Biến tiếp theo chúng tôi muốn đề cập tới là ngôn ngữ (ENGLISH), hay còn được
hiểu là xu hướng chuyển dịch sinh viên tới các quốc gia nói Tiếng Anh như Mỹ, Anh,
Canada, Úc,... Các quốc gia nói Tiếng Anh luôn nằm trong sự lựa chọn ưu tiên của
sinh viên khi quyết định du học. Theo kết quả trong mô hình POLS, biến ngôn ngữ có
hệ số mang giá trị dương cụ thể là 2.227***, đây là một mức cao và có ý nghĩa thống
kê ở mức 0.001. Biến ngôn ngữ có ảnh hưởng đáng kể đối với biến phụ thuộc. Dòng
dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng năm sẽ
giảm nếu quốc gia đó sử dụng một loại ngôn ngữ khác, không phải là Tiếng Anh. Khi
áp dụng mô hình PPML, hệ số biến này cho ra kết quả là 0.356***, có mức ý nghĩa
thống kê 0.001. Hầu hết các kết quả của những mô hình trên đều hợp lý với các cơ sở
lý thuyết. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay, được sử
dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn cầu. Tiếng Anh giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận các
cơ hội nghề nghiệp và nâng cao khả năng thích ứng, hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Bên cạnh các chứng chỉ nghề nghiệp liên quan đến công việc, nhà tuyển dụng thông
thường sẽ đưa thêm yếu tố khả năng sử dụng tiếng Anh vào việc ứng tuyển. Bằng cấp
ở một quốc gia sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh thường được xem là có giá trị cao hơn
một bằng cấp thông thường trong môi trường lao động quốc tế. Khi di chuyển đến một
37
quốc gia sử dụng chủ yếu ngôn ngữ Tiếng Anh để giao tiếp, sinh viên sẽ có cơ hội
thực tế để thực hành và trau dồi kĩ năng tiếng Anh của bản thân. Việc phải tiếp xúc,
sinh hoạt cũng như học tập với người bản địa trong một thời gian dài khiến sinh viên
luyện tập được toàn diện các kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng ngôn ngữ như: nghe,
nói, đọc, viết. Từ đó, sinh viên có phong thái tự tin hơn khi giao tiếp, dễ dàng ứng biến
với tất cả những tình huống cần sử dụng tiếng Anh trong môi trường doanh nghiệp.
Bởi những lý do trên, dòng dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc
gia OECD hàng năm luôn luôn cao tại các quốc gia sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh.
Ngược lại, ở các quốc gia sử dụng loại ngôn ngữ khác, sinh viên sẽ cho rằng đất nước
đó không có nhiều lợi thế bằng, dòng dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc gia ASEAN đến
24 quốc gia OECD hàng năm sẽ thấp hơn rất nhiều.

LOGPRIVCRE: Tín dụng tư nhân

Biến quan trọng tiếp theo được chúng tôi trình bày là tín dụng tư nhân
(LOGPRIVCRE), đây cũng là một yếu tố tác động chính đến quyết định sự lựa chọn
khi dịch chuyển của sinh viên. Sau khi tiến hành phân tích qua ba mô hình, chúng tôi
đánh giá các kết quả đều cho ra các hệ số dương và ở mức ý nghĩa từ 0.01 tới 0.001.
Cụ thể trong mô hình POLS, hệ số của biến tín dụng tư nhân là 1.746***, đây là một
mức khá cao và ý nghĩa thống kê ở mức 0.001. Tương tự như trong mô hình PPML, hệ
số của biến này đưa ra là 0.335***. Và kết quả hệ số của biến trong mô hình FEM là
0.917**, có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01. Chúng tôi chỉ ra rằng biến này có ảnh hưởng
đến dòng dịch chuyển sinh viên, thậm chí ở mức ý nghĩa lớn. Những kết quả trên hầu
hết đều phù hợp khi liên hệ tới lý thuyết. Tín dụng tư nhân ở một quốc gia (như một
phần của GDP) để sử dụng như là một đại diện cho vấn đề phát triển tài chính hiện nay
bởi vì nguồn kinh phí của du học sinh từ các quốc gia đang phát triển đa số đến từ tín
dụng tư nhân. Đối với những sinh viên không có đủ khả năng tài chính hay gặp khó
khăn về nguồn lực kinh tế để trang trải cho việc sinh hoạt, đóng học phí, những chi phí
phát sinh khi đi du học, họ sẽ lựa chọn những quốc gia có tín dụng tư nhân tốt, điều
kiện khoản vay thuận lợi. Sinh viên khi đi vay sẽ giảm bớt được gánh nặng và áp lực
khi có thể tùy chỉnh được thời gian trả lãi vay, các yêu cầu về tài sản thế chấp ở mức
thấp và đơn giản hơn. Việc này có lợi ích rất lớn đối với sinh viên, mở ra nhiều cơ hội,
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc di chuyển ra nước ngoài học tập và
phát triển. Sinh viên luôn ưu tiên xem xét dịch chuyển đến các nước có đa dạng chính
38
sách học bổng hỗ trợ học tập và tài chính, có mức độ phát triển tài chính mạnh mẽ.
Các quốc gia có mức độ tín dụng tư nhân tốt có dòng dịch chuyển sinh viên từ 5 quốc
gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng năm cao, thu hút được nhiều sinh viên đến
học tập hơn bao giờ hết.

Bổ sung bảng đối chiếu kết quả kiểm định với các giả thuyết (e có thể tham khảo ở
các báo cáo mẫu)
39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Với mục đích chính của bài nghiên cứu này là tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi
nghiên cứu, tức là làm rõ vấn đề phát triển tài chính tác động như thế nào đến dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế. Do đó, để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu và kiểm định mô hình thông qua phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất
(POLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy nhị thức âm (PPML) để
xem xét: Phát triển tài chính và dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế: một giải pháp để
cải thiện "chất xám" cho các nước đang phát triển.

Nghiên cứu này được lấy dữ liệu từ các nước đang phát triển, chủ yếu tập trung
xoay quanh vào các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Philippines và một số nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để
khám phá tác động của mối quan hệ giữa phát triển tài chính lên dòng dịch chuyển
sinh viên quốc tế ở các nước đang phát triển. Mô hình hồi quy nhị thức âm (PPML –
viết rõ ra bằng TA) được sử dụng với các biến phụ thuộc là dòng dịch chuyển sinh
viên từ 5 quốc gia ASEAN đến 24 quốc gia OECD hàng năm và các biến độc lập bao
gồm chỉ số dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế, mức độ phát triển tài chính, và các yếu
tố khác như dân số, tỷ lệ thất nghiệp, khoảng cách địa lý, chất lượng giáo dục, ngôn
ngữ. Tập trung vào dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy rằng có nhiều yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến dòng dịch chuyển. Đầu
tiên phải nhắc đến chất lượng giáo dục. Theo kết quả điều tra, nhận thấy rằng tại các
quốc gia có hệ số của biến chất lượng giáo dục cao thì mức độ phát triển dòng dịch
chuyển sinh viên sẽ cao hơn so với các quốc gia có hệ số biến chất lượng giáo dục
thấp. Cụ thể, số lượng sinh viên lựa chọn đến các quốc gia có chất lượng giáo dục tốt
ngày càng nhiều. Đồng thời, bên cạnh biến số chất lượng giáo dục thì không thể không
đề cập đến biến ngôn ngữ. Dựa trên kết quả mà chúng tôi thu thập được, tiếng Anh là
ngôn ngữ phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thế giới, do đó đa số các sinh viên sẽ
lựa chọn đến các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính hơn là chọn đến các
quốc gia có ngôn ngữ riêng. Ngoài ra, vẫn còn một biến số ảnh hưởng lớn đến dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế là tín dụng tư nhân. Theo những gì mà chúng tôi nghiên
cứu được, rõ ràng là tín dụng tư nhân có những tác động đến mặt tích cực đến dòng
40
dịch chuyển sinh viên quốc tế. Đó là tín dụng tư nhân cho phép sinh viên dễ dàng lựa
chọn đi du học đến các quốc gia khác thông qua các khoản vay sinh viên với lãi suất
thấp.

Tóm lại, dựa trên những kết quả đã tìm được, chúng tôi đã xác định được động lực
để đưa ra quyết định đi du học của sinh viên hoàn toàn dựa trên các tiêu chí như chất
lượng giáo dục, ngôn ngữ, tín dụng tư nhân,... Từ đó, làm rõ được vấn đề là cần nâng
cao dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế thông qua phát triển tài chính. Tức là, chúng
tôi đã từng bước đạt được những mục tiêu được đề ra ban đầu.

5.2 Khuyến nghị

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, 24 quốc gia OECD có rất nhiều điều kiện
cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về mặt giáo dục của nhiều người, trong đó chủ
yếu là sinh viên. Do đó, điều này đồng nghĩa với việc 5 quốc gia ASEAN có nguy cơ
gặp thách thức trong việc thu hút hay giữ chân những sinh viên có tài năng, có nhu cầu
tìm kiếm tương lai đầy triển vọng ở nước ngoài. Như vậy, việc thiếu hụt nguồn nhân
lực có trình độ cao sẽ ảnh hưởng rất lớn sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, sau bài
nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được những yếu tố mà một quốc gia cần tập
trung để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho quốc gia đó.

Có thể thấy, 5 quốc gia ASEAN có nhiều cơ hội để thu hút các sinh viên quốc tế
đến học tập và làm việc tại quốc gia của mình. Tuy nhiên, vấn đề tài chính lại ngăn cản
các quốc gia này thực hiện điều đó. Do đó, chúng tôi quyết định đề xuất một số
phương án hợp lý và có hiệu quả đến 5 quốc gia ASEAN.

Chúng tôi cho rằng 5 quốc gia ASEAN nên tập trung phát triển tài chính của quốc
gia mình. Để thực hiện điều này, đầu tiên, các quốc gia cần phải tăng cường cơ sở hạ
tầng tài chính. Cụ thể hơn, các quốc gia có thể huy động nguồn lực tài chính từ khối tư
nhân tham gia vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội. Điều này có thể làm giảm gánh nặng đầu tư của ngân sách Nhà nước. Khi đó,
khoản ngân sách Nhà nước được giảm đó có thể sử dụng vào các khoản mục phát triển
đất nước khác. Tất nhiên là để phương án này có thể hiệu quả thì Nhà nước cần phải
thực hiện các quy trình một cách minh bạch để đảm bảo sự công bằng và lợi ích của
bên công và tư như nhau. Thứ hai, các quốc gia cần triệt để tăng cường quản lý rủi ro
tài chính. Các quốc gia cần phải thiết lập các quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, kiểm soát tín
41
dụng,.... Như vậy, Nhà nước sẽ dễ dàng giảm thiểu các rủi ro tài chính và duy trì được
sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Thứ ba, con người luôn là trung tâm, là chủ
thể của mọi sự vật, sự việc. Do đó, cũng cần phải đào tạo và phát triển con người. Ở
đây, cụ thể hơn đó chính là phát triển lực lượng lao động trong lĩnh vực tài chính. Việc
phát triển lực lượng lao động sẽ dẫn đến các nhu cầu về chuyên môn, kỹ thuật trong
lĩnh vực tài chính hay vấn đề cần phải làm gì để phát triển tài chính sẽ được đáp ứng
đầy đủ và kịp thời.

Chúng tôi đề xuất ra những phương án này dựa trên sự tìm hiểu về ảnh hưởng của
phát triển tài chính lên dòng dịch chuyển sinh viên quốc tế. Tài chính của một quốc gia
tốt thì thu hút được nhiều sinh viên đến quốc gia đó. Dòng dịch chuyển sinh viên mang
lại nhiều lợi ích to lớn, chủ yếu nhất vẫn là góp phần tăng cường nguồn nhân lực cho
quốc gia. Khi một trong 5 quốc gia ASEAN đang thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh
vực nào đó thì quốc gia đó có thể bù đắp nhân lực từ 24 quốc gia OECD dựa vào dòng
dịch chuyển sinh viên quốc tế và ngược lại. Như vậy, để tối đa hóa lợi ích của dòng
dịch chuyển sinh viên thì cần phải ngày càng nâng cao tài chính quốc gia.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1. Agasisti T, Dal Bianco A (2007). Determinants of college student migration in


italy: Empirical evidence from a gravity approach. SSRN

2. Anderson, J. E. (2011). The gravity model. Annu. Rev. Econ., 3(1), 133-160.

3. Beine, Michel, Romain Noël, and Lionel Ragot (2014). "Determinants of the
international mobility of students." Economics of Education review 41: 40-54.

4. Bertoli, S., & Fernandez-Huertas, J. (2013). Multilateral resistance to


migration. Journal of Development Economics, 102, 79-100

5. Bessey, D. (2012). "International student migration to Germany." Empirical


Economics 42.1: 345-361.

6. Bonin, H., W. Eichhorst, C. Florman, M. O. Hansen, L. Skiöld, J. Stuhler,


K.Tatsiramos, H. Thomasen, K. F. Zimmermann. 2008. “Geographic Mobility
in the European Union: Optimising its Economic and Social Benefits”, IZA
Research Report No. 19, Bonn: Institute for the Study of Labor.

7. Borjas, G. J. (1987). Self-selection and the earnings of immigrants (No.


w2248). National Bureau of Economic Research.

8. Borjas, G. J. (1989). Economic theory and international migration.


International migration review, 23(3), 457-485.

9. Crossman, J. E., & Clarke, M. (2010). International experience and graduate


employability: Stakeholder perceptions on the connection. Higher Education,
59(5), 599-613.

10. Davis, T. (1995). Flows of international students: Trends and issues.


International Higher Education, (1).

11. Disdier, A. C., & Head, K. (2008). The puzzling persistence of the distance
effect on bilateral trade. The Review of Economics and statistics, 90(1), 37-48.
43
12. Eder, J., Smith, W. W., & Pitts, R. E. (2010). Exploring factors influencing
student study abroad destination choice. Journal of Teaching in Travel &
Tourism, 10(3), 232–250.

13. European Parliament and Council (2006, May 23). Recommendation of the
European Parliament and of the Council of 18 December 2006 on transnational
mobility within the Community for education and training purposes: European
Quality Charter for Mobility. Official Journal of the European Union, L 394(5)

14. Farrer,G. L., Green ., A.E., Ozgen, C., & Cole, M. A. Immigration and labor
shortages: Learning from Japan and the United Kingdom. Sage Journals,355

15. Frankel, J., & Rose, A. (2002). An estimate of the effect of common currencies
on trade and income. The quarterly journal of economics, 117(2), 437-466.

16. González, C. R., Mesanza, R. B., & Mariel, P. (2011). The determinants of
international student mobility flows: an empirical study on the Erasmus
programme. Higher Education, 62(4), 413–430.

17. Greenwood, M. J. (1975). Research on internal migration in the United States:


A survey. Journal of economic literature, 397-433.

18. Grogger, J., and G. H. Hanson. “Income maximization and the selection and
sorting of international migrants.” Journal of Development Economics 95:1
(2011): 42–57.

19. Hadis, B. F. (2005). Why are they better students when they come back?
Determinants of academic focusing gains in the study abroad experience.
Frontiers: The Interdisciplinary Journal of Study Abroad, 11, 57-70.

20. Hawthorne, L., & To, A. (2014). Australian employer response to the study-
migration pathway: The quantitative evidence 2007-2011. International
Migration, 52(3), 99–115.

21. Kahanec, M. and K. F. Zimmermann. 2008. “Migration, the Quality of the


Labour Force and Economic Inequality”, IZA Discussion Paper No. 3560,
44
Bonn: Institute for the Study of Labor.

22. Kahanec, M. and K. F. Zimmermann. 2009. “International Migration, Ethnicity,


and Economic Inequality”, in W. Salverda, B. Nolan and T. M. Smeeding
(eds.), The Oxford Handbook of Economic Inequality, Oxford: Oxford
University Press, 455 – 490.

23. Kahanec, M. and K. F. Zimmermann. 2011. “High-Skilled Immigration Policy


in Europe”, in B. R. Chiswick, High-Skilled Immigration in a Globalized Labor
Market, Washington DC: American Enterprise Institute, 264 – 314.

24. Kahanec, M., & Kra´likova´, R. (2011). Pulls of international student mobility,
IZA discussion paper no. 6233.

25. Kahanec, M., & Králiková, R. (2011). Pulls of international student mobility,7

26. Kahanec, M., & Králiková, R. (2011). Pulls of international student mobility.

27. Karemera, D., Oguledo, V. I., & Davis, B. (2000). A gravity model analysis of
international migration to North America. Applied economics, 32(13), 1745-
1755.

28. Kratz, F., & Netz, N. (2016). Which mechanisms explain monetary returns to
international student mobility? Studies in Higher Education, 43(2), 375-400.

29. Krayenbuehl , T. (1988). Country Risk: Assessment and Monitoring , 2nd Edn ,
Cambridge : Woodhead-Faulkner.

30. Le,K., & Yingquan S. (November 2023). The Effect of Original Countries’
Income Per Capita on the Flow of China’s Inbound International Students
(1999-2011), 3

31. Lewer, J. J., & van den Berg, H. (2008). A gravity model of immigration.
Economics Letters, 99(1), 164–167.

32. Linda Van, B., & Reinhilde V. (September 2009).Does University Quality
Drive International Student Flows?
45
33. Luo, J., & Jamieson-Drake, D. (2015). Predictors of study abroad intent,
participation, and college outcomes. Research in Higher Education, 56(1), 29-
56.

34. Maringe, F., & Carter, S. (2007). International students’motivations for


studying in UK HE: Insights into the choice and decision making of
African students. International Journal of Educational Management, 21(6),
459–475.

35. Mazzarol, T., & Soutar, G. N. (2002). “Push-pull” factors influencing


international student destination choice. International Journal of
Educational Management, 16(2), 82–90.

36. Mazzarol, T., & Soutar, G. N. (2002). “Push‐pull” factors influencing


international student destination choice. International journal of educational
management, 16(2), 82-90.

37. McMahon, M. E. (1992). Perceptions, Information and Choice: . Higher


Education in a World Market: An historical look at the global context of
international study, 24(4), 465-482.

38. Nagayoshi, K., &Kihara,T.(2023) Economic achievement of immigrants in


Japan: Examining the role of country-of-origin and host-country-specific
human capital in an inflexible labor market. Japanese Journal Sociology, 72,74

39. Nghia, T. L. H. (2019). Motivations for studying abroad and immigration


intentions: The case of Vietnamese students. Journal of International Students,
9(3), 758-776.

40. OECD (2013). Education at a Glance 2013. OECD Indicators. Paris: OECD
Publishing.

41. Perkins, R., & Neumayer, E. (2014). Geographies of educational mobilities:


exploring the uneven flows of international students. The Geographical Journal,
180(3), 246–259.
46
42. Petzold, K. (2017). Studying abroad as a sorting criterion in the recruitment
process: A field experiment among German employers. Journal of Studies in
International Education, 21(5), 412-430.

43. Potts, D. (2015). Understanding the early career benefits of learning abroad
programs. Journal of Studies in International Education, 19(5), 441-459.

44. Ramos, R. (2016). Gravity models: A tool for migration analysis. IZA World of
Labor..

45. Sabot, R. (2019). Migration and the labor market in developing countries.
Routledge.

46. Scott, C., Safdar, S., Desai Trilokekar, R., & El Masri, A. (2015).
International students as ‘ideal immigrants’ in Canada: A disconnect between
policy makers’ assumptions and the lived experiences of international
students. Comparative and International Education, 43(3), 5.

47. Sensuse, D. I., Cahyaningsih, E., & Wibowo, W. C. (2015). Knowledge


management: organizational culture in Indonesian government human capital
management. Procedia Computer Science, 72, 485–494.

48. Sharique, U., & Md Mizanur R.( September 6, 2023). International Student
Migration to the GCC States: A Comparative Study. Sage Journals,7-8

49. Takao, F., Nobuyuki, Sh., & Kumi O.(2013) An empirical study of graduate
student mobility underpinning research universities

50. Takaoka, S., & Etzo, I. (2019). International human capital mobility and FDI:
Evidence from G20 countries.

51. Theocharis, K.,( 13 October 2017) . Rethinking higher education and its
relationship with social inequalities: past knowledge, present state and future
potential. Palgrave Communications, 3

52. Van Hoof, H. B., & Verbeeten, M. J. (2005). Wine is for drinking, water is for
washing: Student opinions about international exchange programs. Journal of
47
Studies in International Education, 9(1), 42-61.

53. Wadycki, W. J. (1975). Stouffer’s model of migration: A comparison of


interstate and metropolitan flows. Demography, 12(1), 121-128.

54. Wei, H. (2013). An empirical study on the determinants of international student


mobility: a global perspective. Higher Education, 66(1), 105–122.

55. Wiers-Jenssen, J. (2008). Does higher education attained abroad lead to


international jobs? Journal of Studies in International Education, 12(2), 101-
130.

56. Zheng, L. (2014). Antecedents to international student inflows to UK higher


education: A comparative analysis. Journal of Business Research, 67(2), 136-
143

57. Zhou, Y., Jindal-Snape, D., Topping, K., & Todman, J. (2008). Theoretical
models of culture shock and adaptation in international students in higher
education. Studies in Higher Education, 33(1), 63–75.

58. Zimmermann, J., & Neyer, F. J. (2013). Do we become a different person when
hitting the road? Personality development of sojourners. Journal of Personality
and Social Psychology, 105(3), 515-530.

59. Zinyama, L. M. (1990). International migrations to and from Zimbabwe and the
influence of political changes on population movements, 1965–1987.
International Migration Review, 24(4), 748-767.
48
2. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Nguyễn Đôn Phước. (2002). Giới thiệu tác phẩm Human Capital của Gary
Becker. Truy cập ngày 21/10/2002 tại :https://thitruongtudo.vn/chi-tiet/gioi-thieu-
tac-pham-human-capital-a-theoretical-and-empirical-anlaysis-with-special-
reference-to-education.html

2. Phúc Quân. (2019). Cải thiện về pháp lý, giảm rủi ro cho lao động di cư. Truy
cập ngày 14/10/2023 tại: https://nhandan.vn/cai-thien-ve-phap-ly-giam-rui-ro-cho-
lao-dong-di-cu-post375902.html

You might also like