You are on page 1of 30

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Môn học: Kỹ thuật nhiệt


Phần I - Lý thuyết
1. Trình bày về môi chất, khí thực và khí lý tưởng, hệ nhiệt động? Vì sao trong
kỹ thuật môi chất thường được sử dụng là chất khí?
 Môi chất:
- Định nghĩa: Môi chất là chất trung gian sử dụng trong các máy nhiệt để
thực hiện các quá trình trao đổi nhiệt và công.
- Các dạng môi chất: Chất rắn, chất lỏng và chất khí
- Chất khí thường được sử dụng làm môi chất vì chúng có khả năng thay
đổi thể tích rất lớn nên có khả năng trao đổi công lớn.

 Khí thực:
- Trong tự nhiên, mọi chất khí đều là khí thực
- Đặc điểm:
 Tạo nên từ các nguyên tử, phân tử
 Có kích thước bản thân (thể tích riêng)
 Có lực tác dụng tương hỗ lẫn nhau.

 Khí lý tưởng:
- Khí lý tưởng là khí không tồn tại trong thực tế, được đưa ra để tiện cho
việc nghiêm cứu.
- Đặc điểm:
 Các khí lý tưởng là các chất điểm chuyển động
 Không có kích thước bản thân (thể tích riêng).
 Không có lực tương tác giữa các khí.
- Trong thực tế, các khí như: không khí, O2, H2, N2…ở điều kiện áp suất
thấp và nhiệt độ bình thường có thể coi là khí lý tưởng.

 Hệ nhiệt động:
- Hệ nhiệt động là một vật hoặc nhiều vật được tách riêng ra khỏi các vật
khác để nghiên cứu những tính chất nhiệt động của chúng.
- Tất cả những vật ngoài hệ gọi là môi trường.
- Có 4 loại hệ nhiệt động: Hệ kín, hệ hở, hệ đoạn nhiệt, hệ cô lập.
 Trong kỹ thuật môi chất thường sử dụng là chất khí bởi vì chúng có khả
năng thay đổi thể tích rất lớn nên có khả năng trao đổi công lớn.

2. Trình bày cách tính nhiệt theo nhiệt dung riêng và theo entrôpi?
 Cách tính nhiệt theo nhiệt dung riêng:
Q = m. C. ∆T (J)
Q = Vtc.C. ∆T (J)
Q = M.Cμ. ∆T(J)
- Trong đó:
 m: Khối lượng chất khí, (kg).
 Vtc: Thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn, (mtc).
3

 T = T2 - T1: Là hiệu số nhiệt độ, (K).


 M: Số kilômol, (kmol).
 C: Là nhiệt dung riêng khối lượng, (J/kg.K).
 C’: Là nhiệt dung riêng thể tích, (J/m3.K).
 C: Là nhiệt dung riêng kilômol, (J/kmol.K).

 Cách tính nhiệt theo nhiệt dung riêng:


- Chúng ta nhận thấy rằng không thể tính nhiệt theo nhiệt dung riêng
trong quá trình đẳng nhiệt (T1 = T2), vì ở đây T = 0 và nhiệt dung
riêng là:
dq
C T =( ) =∞
dT T
- Từ biểu thức định nghĩa entropi (ds = dq/T) ta dễ dàng suy ra biểu
thức tính nhiệt:
s2
q=∫ Tds
s1

- Ví dụ: Nếu T = const, ta có: q = T(s2 – s1).

3. Trình bày định nghĩa và biểu thức tính toán các loại công trong hệ nhiệt
động?
 Công thay đổi thể tích
- Là công do môi chất trong hệ sinh ra (khi giãn nở) hoặc nhận được (khi bị
nén) khi thể tích của môi chất thay đổi.
- Ký hiệu: W (J) hoặc w (J/kg)
- Xây dựng biểu thức tính công
 Công mà chất khí thực hiện được là:
dw = Fdx = pSdx
 Vì Sdx = dv nên công thay đổi thể tích sẽ có dạng:
dw = pdv
v2

w 12=∫ pdv =p ( v 2−v 1 )=R(T 2−T 1)


v1

 Công kỹ thuật:
- Công kỹ thuật là công của dòng khí chuyển động (hệ hở) thực hiện được
khi áp suất của chất khí thay đổi.
- Ký hiệu: Wkt (J) hoặc wkt (J/kg).
- Công kỹ thuật được xác định như sau:
 Vì vòng khí chuyển động nên tiêu hao công lưu động:
dwlđ = d(pv) = pdv + vdp
 Công kỹ thuật = công giãn nở - công lưu động
dwkt = dw – dwlđ = pdv – d(pv) = -vdp
p2

w kt 12=∫ −vdp
p1

 Công ngoài:
- Ký hiệu: Wn (J) hoặc wn (J/kg).
- Công ngoài là công mà hệ trao đổi với môi trường. Đây chính là công
hữu ích mà ta nhận được từ hệ hoặc công tiêu hao từ môi trường tác
dụng tới hệ.

( )
2 2
ω2 −ω1
w n 12=w12−( d 2−d 1 )− −g( h2−h1 )
2

( )
2
ω
dw n=dw−d ( pv )−d −gdh
2
- Đối với hệ kín:
 Do không có năng lượng đẩy, không có ngoại động năng và biến
thiên thế năng bằng 0, do đó công ngoài chính là công thay đổi thể
tích:
w n 12=w12

dw n=dw= pdv
- Đối với hệ hở:
 Công ngoài trong hệ hở chính là công kỹ thuật và công do sự giảm
động năng và thế năng của môi chất:
( )
2
ω
dw n= pdv−( pdv+ vdp )−d −gdh
2

( )
2
ω
¿ vdp−d −gdh
2

¿ dw −d ( )−gdh
2
ω
kt
2

( )
2 2
ω2 −ω 1
w n 12=w kt 12− −g ( h2−h1 )
2

- Ngoài ra, ta có thể suy ra biểu thức công kỹ thuật như sau:

2
∆ω
w kt 12=wn 12 + +g ∆ h
2
4. Trình bày về năng lượng toàn phần của một hệ nhiệt động, năng lượng toàn
phần của hệ kín và hệ hở?
 Năng lượng toàn phần của một hệ nhiệt động:
- Một vật có thể có nhiều dạng năng lượng nhưng trong hệ nhiệt động
các quá trình xảy ra chỉ liên quan tới các dạng năng lượng sau:
- Ngoại động năng:
 Là năng lượng của chuyển động vĩ mô (chuyển động vật thể), được
xác định bằng biểu thức:
2
ω
Eđ =m (J )
2

 Trong đó:
o m: Khối lượng của hệ nhiệt động, kg
o : Tốc độ của trọng tâm của hệ nhiệt động, m/s
- Ngoại thế năng:
 Là năng lượng của lực trọng trường, nó phụ thuộc vào chiều cao so
với mặt đất của vật, được xác định bằng biểu thức:
Et =mgh(J )

 Trong đó:
o m: Khối lượng của vật, kg
o h: Độ cao của vật so với mặt đất, m
o g: Gia tốc trọng trường, m/ s2
 Ngoại thế năng thường có giá trị rất nhỏ so với các dạng năng
lượng khác vì thế cho nên thông thường ta hoàn toàn có thể bỏ qua
ngoại thế năng ( Et  0).
- Nội năng: là toàn bộ các dạng năng lượng bên trong của vật
 Ký hiệu: U (J); u (J/kg)
 Đối với khí lý tưởng thì: u = u2  u1 = Cv (T2  T1) (J/kg)
- Năng lượng đẩy:
 Chỉ có trong hệ hở
 Ký hiệu: D (J) và được xác định bằng biểu thức:
D = pV = mpv (J)
 Cả 4 dạng năng lượng trên đều là các hàm trạng thái. Khi hệ thay đổi,
chúng chỉ phụ thuộc vào trạng thái ban đầu và cuối mà không phụ thuộc
vào quá trình biến đổi.

 Năng lượng toàn phần của hệ kín và hệ hở:


- Khi ký hiệu năng lượng toàn phần của hệ nhiệt động là: E (J); e (J/kg),
ta có biểu thức sau:
E=U + D+ Eđ + Et
2
w
e=u+ d+ + gh
2

- Với hệ kín:
 Ta biết rằng hệ kín không có năng lượng đẩy (D = 0, d = 0), không
có ngoại động năng (Wđ = 0). Do đó, biểu thức năng lượng toàn
phần của hệ kín là:
Ek = U + E t
ek = u + gh
 Vì thế năng trong hệ kín không biến đổi khi trạng thái của hệ thay
đổi, do đó biến thiên thế năng sẽ bằng không ( Δ E t=0 ¿ và biến
thiên năng lượng toàn phần trong hệ kín có dạng:
Ek = U = U2 – U1
Ek = u = u2 – u1
- Với hệ hở:
 Vì trong hệ hở U + D = I, do dó năng lượng toàn phần trong hệ
hở:
Eh = I + E đ + E t
 Và biến thiên năng lượng toàn phần trong hệ hở là:
Eh = I + Eđ + Et
 Thông thường trong hệ hở ngoại thế năng và biến đổi ngoại thế
năng là rất nhỏ có thể bỏ qua (Et ≈ 0, Δ E t ≈ 0) và ta có các biểu thức
sau:
Eh = I + E đ
Eh = I + Eđ
2
Δω
Δ wh= Δ i+
2

5. Hãy viết phương trình tổng quát của định luật nhiệt động thứ nhất và áp
dụng phương trình này cho: (a) hệ kín, hệ hở, (b) dòng khí chuyển động?
 Phương trình tổng quát của định luật nhiệt động thứ nhất:
Q  E  Wn12
q  e  wn12
 Áp dụng phương trình này cho hệ kín và hệ hở:
- Với hệ kín: vì e = u và w12 = wn12
 Ta có:
q = u + w12
dq = du + pdv
dq = di – vdp
- Với hệ hở:
 Ta có:
q  i  wkt12
dq = di + dwkt
dq = du + pdv (đúng cho cả hệ kín lẫn hệ hở)
 Áp dụng phương trình này cho dòng khí chuyển động:
- Dòng khí lưu động trong ống là hệ hở khi không thực hiện công ngoài
(Wn12 = 0) đối với môi trường.
2
ω
q=i
2
2
ω
dq=di d ( )
2

6. Trình bày phương trình trạng thái của khí lý tưởng và khí thực?
 Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
- Đối với 1 kg khí: pv = RT
- Đối mới m kg khí: pvm = mRT nên pV = mRT.
 Trong đó:
o p: Áp suất tuyết đối, N/m2
o v: Thể tích riêng, m3/kg.K
o R: Hăng số chất khí, J/kg.K
o T: Nhiệt độ tuyệt đối, K
o V: Thể tích, m3
- Nhân 2 vế với kilomol μ: pv μ = μRT (vì v. μ =V μ và μR=R μ)
- Vậy PTTT đối với 1 kmol: pV μ = R μ T
- Định luật Avôgađrô ta có: Rμ = 8314 (J/kmol.K) hoặc R = Rμ /μ =
8314/μ (J/kg.K)
- Đối với M kmol chất khí: pV μ M = MR μ T (vì MV μ = V) nên pV =
MR μ T
 Phương trình trạng thái khí thực:
- Để biểu diễn sự sai khác của khí thực so với khí lý tưởng người ta
đưa ra hệ số Z:
 Z = pv/RT hay pv = ZRT
 Z = 1 khí lý tưởng
 Z ≠ 1 khí thực
- Khi Z ≠ 1 quá nhiều => sử dụng phương trình Van Der Wall
a
(p + 2 ).(v - b) = RT
v
 Trong đó:
o a/v2: là hệ số hiệu chỉnh áp suất (do tương tác giữa các phần
tử dẫn đến áp suất tăng)
o b: hiệu số hiệu chỉnh thể tích ( b thể tích của các phần tử
khí)
 Phương trình này chỉ áp dụng trong điều kiện áp suất nhỏ, thể tích
lớn (khí loãng)

7. Hãy viết phương trình của quá trình đoạn nhiệt, công thức tính công và
nhiệt, và cách biểu diễn công và nhiệt trên đồ thị p-v và T-s?
 Phương trình của quá trình đoạn nhiệt có dạng:
pvk = const
- Quan hệ giữa các thông số:

( )
k
p2 v1
=
p1 v2

( )
1
v2 p
= 1 k
v1 p2

( ) ( )
k−1 k−1
T2 v1 p2 k
= =
T1 v2 p1

- Quan hệ năng lượng:


 Công thay đổi thể tích n = k sẽ là
RT1 T2
w 12= (1− )
k−1 T1

[ () ]
k−1
p1 v 1 p
w 12= 1− 2 k
k−1 p1
k−1
p1 v 1 v2
w 12= [1−( ) ]
k−1 v1
 Công kỹ thuật sẽ là:

wkt12= k w12

 Biến thiên entropi khi thế Cn = Ck = 0 là:

dq C n dT
ds= =
T T
T2
¿> ∆ s=C k ln =0
T1
¿> ¿s1= s2 = const

 Biểu diễn công và nhiệt trên đồ thị p-v và T-s:


8. Hãy viết phương trình của quá trình đẳng nhiệt, công thức tính công và
nhiệt, và cách biểu diễn công và nhiệt trên đồ thị p-v và T-s?
 Quá trình đẳng nhiệt là quá trình xảy ra khi (T = const)
 Nhiệt dung riêng của quá trình:
dq
C T= =± ∞
dT
 Phương trình của quá trình đẳng nhiệt có dạng:
pv = const
- Quan hệ giữa các thông số:
p2 v2
=
p1 v1

- Quan hệ năng lượng:


 Công thay đổi thể tích
v2 v2 v2
RT v v p
w 12=∫ pdv =∫ dv=RT ∫ =RT ln 2 =RT ln 1
v1 v 1
v v
dv 1
v1 p2
 Công kỹ thuật
wkt12= w12
 Nhiệt trao đổi của quá trình
o Vì T = const do đó du = 0
- Nhiệt xác định theo entrôpi:
 Biến thiên entropi
p1
dq = du +pdv = pdv => q = w12 = wkt12 = RT ln p
2

dq pdv R
ds= = = dv
T T v
v2 p1
Δs=s 2−s1=Rln =Rln
v1 p2
 Đồ thị của quá trình:
o Trên đồ thị p-v quá trình đẳng nhiệt được biểu thị bằng đường
cong hypecbol cân còn trên đồ thị T-s là đường thẳng nằm
ngang.
 Trên đồ thị p – v đường cong của quá trình đoạn nhiệt dốc hơn
đường cong của quá trình đẳng nhiệt (vì k > 1)

9. Hãy viết phương trình của quá trình đẳng tích, công thức tính công và nhiệt,
và cách biểu diễn công và nhiệt trên đồ thị p-v và T-s?
 Phương trình của quá trình đẳng tích sẽ có dạng:
pv = const, v =const
- Quan hệ giữa các thông số:
T2 p2
=
T1 p1

- Quan hệ năng lượng:


 Công thay đổi thể tích:
dw = dpv => w12 = 0
 Công kỹ thuật với n =± ∞
p2

d w kt =−vdp=¿ wkt 12=∫ −vdp=v ( p 1− p2)


p1

 Nhiệt trao đổi: với Cn = Cv


Q = mCv(T2 – T1)
 Biến thiên entropi: với Cn = Cv
T2 p1
Δs=s 2−s1=C v ln =C v ln
T1 p2
 Đồ thị quá trình:
10. Hãy viết phương trình của quá trình đẳng áp, công thức tính công và nhiệt,
và cách biểu diễn công và nhiệt trên đồ thị p-v và T-s?
 Phương trình của quá trình đẳng áp sẽ có dạng:
p = const
- Quan hệ giữa các thông số:
T2 v2
=
T1 v1

- Quan hệ năng lượng:


 Công thay đổi thể tích:
v2

w 12=∫ pdv =p ¿
v1

 Công kỹ thuật
dw kt =−vdp=¿ wkt 12=0
 Nhiệt trao đổi
Q = mCp(T2 – T1)
 Biến thiên entropi: với Cn = Cp
T2 v2
Δs=s 2−s1=C p ln =C p ln
T1 v1
 Đồ thị của quá trình:

11. Hãy cho biết các giả thiết khi nghiên cứu quá trình lưu động? Viết phương
trình liên tục đối với quá trình lưu động liên tục và ổn định, giải thích các
đại lượng trong công thức?
 Những giả thiết khi nghiên cứu quá trình lưu động là:
- Lưu động một chiều: Là lưu động trong đó các thông số trạng thái không
đổi theo tiết diện ngang, chỉ thay đổi theo chiều chuyển động.
- Lưu động ổn định: Là lưu động khi các thông số trạng thái không thay
đổi theo thời gian.
- Lưu động đẳng entrôpi: Là lưu động đoạn nhiệt thuận nghịch (bỏ qua
nhiệt ma sát) trong đó entrôpi không đổi, s = const.
- Lưu động không trao đổi công với môi trường: Là lưu động của khí hoặc
hơi khi chúng không trao đổi công với môi trường: w n = 0.
- Lưu động liên tục: Là lưu động trong đó các thông số trạng thái thay đổi
một cách liên tục không bị ngắt quãng hay đột biến.

 Phương trình liên tục đối với quá trình lưu động liên tục và ổn định:
G1 = G2 = const
f111 = f222 =f= const
- Giải thích các đại lượng trong công thức
f
 =const
v
 f: Tiết diện của ống, m2
 : Khối lượng riêng của chất khí, kg/m3
 : Tốc độ dòng khí, m/s
 v: Thể tích riêng của khí, m3/kg

12. Viết biểu thức về mối quan hệ giữa tốc độ và hình dạng của ống và nêu đặc
điểm của ống tăng tốc nhỏ dần và ống tăng tốc lớn dần, ống Laval trong quá
trình lưu động?
 Biểu thức về mối quan hệ giữa tốc độ và hình dạng của ống:
df d 2
= ( M −1)
f ❑
 Vì f, , M > 0 và đối với ống tăng tốc d > 0 nên df cùng dấu với (M2 – 1),
ta có các trường hợp sau:
 Nếu M2 – 1 < 0 tức là M < 1 suy ra df < 0 (tiết diện giảm, tức f2 < f1).
 Ống tăng tốc ở đây được gọi là ống tăng tốc nhỏ dần (có tiết diện nhỏ dần).
 Nếu M2 – 1 > 0 tức là M > 1 suy ra df > 0 (tiết diện tăng, tức f2 > f1).
 Ống tăng tốc ở đây được gọi là ống tăng tốc lớn dần (có tiết diện lớn dần).
 Nếu M2 – 1 = 0 tức là M = 1 suy ra df = 0 (tiết diện không đổi, tức f =
const)
 Ống tăng tốc hỗn hợp laval:
- Vì ống tăng tốc nhỏ dần không thể đạt được tốc độ lớn hơn tốc độ âm
thanh nên người ta ghép ống tăng tốc nhỏ dần và lớn dần vào nhau gọi là
ống tăng tốc hỗn hợp hay ống laval
- Với ống laval dòng khí khi vào ống có tốc độ nhỏ hơn tốc độ âm thanh
nhưng khi ra có tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh.

(a) ống tăng tốc nhỏ dần


(b) ống tăng tốc lớn dần
(c) ống tăng tốc hỗn hợp
 Ống tăng áp:
- Vì d < 0 nên df ngược dấu với (M2 – 1), ta được:
 Khi M >1 ống tăng áp có dạng nhỏ dần.
 Khi M <1 ống tăng áp có dạng lớn dần.
 Khi kết hợp 2 dạng này với nhau, ta có ống tăng áp hỗn hợp hay
ống tăng áp Laval.

(a) ống tăng tốc nhỏ dần


(b) ống tăng tốc lớn dần
(c) ống tăng tốc hỗn hợp
13. Trình bày khái niệm về chu trình nhiệt động, phân loại chu trình nhiệt động
và ứng dụng?
 Khái niệm về chu trình nhiệt động: Chu trình nhiệt động là quá trình trong
đó chất môi giới thay đổi trạng thái một cách liên tục rồi lại trở về trạng thái
ban đầu.
 Phân loại chu trình nhiệt động và ứng dụng:
- Chu trình thuận chiều:
 Chu trình tiến hành theo chiều kim đồng hồ.
 Chu trình này biến nhiệt thành công, đường cong giãn nở nằm trên
đường cong nén
 Máy nhiệt làm việc theo chu trình này gọi là động cơ nhiệt
- Chu trình ngược chiều:
 Chu trình làm việc theo chiều ngược kim đồng hồ.
 Là chu trình tiêu hao công
 Đường cong nén nằm trên đường cong giãn nở
Máy nhiệt làm việc theo chu trình này gọi là máy lạnh và bơm nhiệt
- Chu trình thuận nghịch: Là chu trình gồm những quá trình thuận nghịch.
- Chu trình không thuận nghịch: Nếu trong chu trình chỉ cần có một quá
trình không thuận nghịch.
14. Định nghĩa và nguyên lý làm việc của động cơ nhiệt và máy lạnh? Các
thông số đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ nhiệt và máy lạnh?
 Định nghĩa làm việc của động cơ nhiệt và máy lạnh: Động cơ nhiệt là máy
nhiệt làm việc theo chu trình thuận chiều trong đó thực hiện việc biến đổi
nhiệt thành công
 Nguyên lý làm việc của động cơ nhiệt:
- Chất môi giới nhận nhiệt Q1 từ nguồn nóng có nhiệt độ T1 → giãn nở để
biến một phần nhiệt này thành công Wo
- Sau đó chất môi giới nhả phần nhiệt còn lại Q2 cho nguồn lạnh ở nhiệt độ
T2 (nước làm mát, khí quyển)
- Ta có: Q1- |Q2| = Wo, Wo < Q1

 Nguyên lý làm việc của máy lạnh và bơm nhiệt:


- Máy lạnh và bơm nhiệt là máy nhiệt làm việc theo chu trình ngược chiều
kim đồng hồ trong đó tiêu hao công Wo để môi giới nhận nhiệt Q2 từ
nguồn lạnh có nhiệt độ T2 rồi truyền lượng Q2 cùng với công Wo cho
nguồn nóng có nhiệt độ T1
- Ta có:
|Q1|=Q2+|W o|

 Máy lạnh sử dụng Q2 để làm lạnh các vật.


 Bơm nhiệt sử dụng Q1 để sưởi, sấy các vật.

 Các thông số đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ nhiệt và máy
lạnh?
15. Động cơ đốt trong là gì? Phân loại động cơ đốt trong?
 Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt có pit tông trong đó nhiên liệu cháy trực
tiếp trong xy lanh của động cơ và thực hiện quá trình biến đổi nhiệt năng
thành cơ năng.
❖ Phân loại theo nhiên liệu sử dụng:
- Động cơ dùng nhiên liệu lỏng loại nhẹ – động cơ xăng.
- Động cơ dùng nhiên liệu lỏng loại nặng – động cơ điêzen.
- Động cơ dùng nhiên liệu khí – động cơ ga.
❖ Phân loại theo quá trình cấp nhiệt
- Chu trình cấp nhiệt đẳng tích.
- Chu trình cấp nhiệt đẳng áp.
- Chu trình cấp nhiệt hỗn hợp.
❖ Phân loại theo số kỳ để thực hiện một chu trình:
- Động cơ 4 kỳ.
-Động cơ 2 kỳ.
 Chu trình làm việc gồm 4 quá trình:
 Quá trình nạp
Quá trình nén
Quá trình cháy và giãn nở
Quá trình thải
❖ Phân loại theo cách đốt cháy nhiên liệu :
- Động cơ cháy cưỡng bức:
 Việc hỗn hợp giữa nhiên liệu (xăng) và không khí được thực hiện bên
ngoài xy lanh. Sự cháy nhiên liệu nhờ tia lửa điện.
 Đây chính là động cơ xăng và quá trình cháy là đẳng tích.
- Động cơ tự cháy:
 Việc hỗn hợp giữa nhiên liệu (dầu điêzen) với không khí thực hiện
bên trong xy lanh. Nhiên liệu tự bốc cháy ở cuối quá trình nén.
 Đây là động cơ điêzen và quá trình cháy hoặc đẳng áp hoặc hỗn hợp.
 Tuỳ theo việc đưa nhiên liệu vào xy lanh mà ta phân ra:
 Động cơ điêzen cháy đẳng áp (đưa nhiên liệu vào bằng không khí nén
từ máy nén khí);
 Động cơ điêzen cháy hỗn hợp (đưa nhiên liệu vào dùng bơm cao áp và
vòi phun, động cơ điêzen ngày nay chế tạo theo loại này).
16. Trình bày sơ đồ cấu tạo, chu trình và nguyên lý làm việc của máy lạnh dùng
hơi có máy nén hơi?
 Sơ đồ cấu tạo:
- Môi chất của máy lạnh dùng hơi là hơi của các chất lỏng dễ bay hơi như:
NH3, CO2, Frêon…

I - Máy nén hơi


II - Dàn ngưng hơi
III - Van tiết lưu
IV - Buồng lạnh trong đó có dàn bay hơi.
 Chu trình làm việc của máy lạnh gồm:
- 1-2: Là quá trình nén đoạn nhiệt hơi trong máy nén I.
- 2-3-4: Là quá trình ngưng hơi đẳng áp trong dàn ngưng II.
- 4-5: Là quá trình tiết lưu ở van tiết lưu III.
-5-1: Là quá trình bay hơi xảy ra ở dàn bay hơi trong buồng lạnh IV.
 Nguyên lý hoạt động của máy lạnh:
- Hơi bão hoà khô từ buồng lạnh IV được hút vào máy nén I
- Trong máy nén, hơi bão hoà khô được nén từ p0 tới pk và trở thành hơi
quá nhiệt (điểm 2).
- Hơi quá nhiệt có pk đi vào dàn ngưng II tại đó được làm lạnh đẳng áp pk =
const nhờ không khí hoặc nước làm mát.
- Sau dàn ngưng là chất lỏng sôi có áp suất pk biểu diễn bằng điểm 4.
- Chất lỏng sôi được tiết lưu qua van tiết lưu III → Áp suất giảm từ pk đến p0
và nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của buồng làm lạnh.
- Sau van tiết lưu là hơi bão hoà ẩm có độ khô x nào đó, hơi này vào dàn
bay hơi đặt trong buồng lạnh IV, tại đây hơi nhận nhiệt từ vật cần làm
lạnh → Hơi bão hoà ẩm trở thành hơi bão hoà khô đi vào máy nén tiếp
tục chu trình tiếp theo.
17. Trình bày sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy lạnh hấp thụ?
Sơ đồ cấu tạo:

 Nguyên lý làm việc: Giả sử máy lạnh sử dụng cặp môi chất H 2O  N H 3
- Cung cấp nhiệt q 1 cho bình sinh hơi chứa H 2ON H 3 có áp suất p1, N H 3 sẽ
bay hơi trước, ta nhận được hơi N H 3 ở áp suất p1.
 Hơi N H 3 này đi vào bình ngưng II và bị ngưng tụ thành N H 3 lỏng có
p1 .
 NH3 lỏng qua van tiết lưu III áp suất giảm từ p1 tới p2 và nhiệt độ
giảm từ t s 1 tới nhiệt độ t s 2 thấp hơn nhiệt độ buồng làm lạnh → hơi
bão hòa ẩm N H 3
 Hơi bão hoà ẩm N H 3 đi vào giàn bay hơi ở trong buồng lạnh, nhận
nhiệt q 2 từ các vật cần làm lạnh → trở thành hơi bão hoà khô N H 3 ở áp
suất p2.
 Hơi bão hoà khô N H 3đi vào bình hấp thụ V sau khi ra khỏi buồng làm
lạnh.
- Mặt khác, sau khi thực hiện quá trình bay hơi, dung dịch H 2O - N H 3 nồng
độ thấp (dung dịch nghèo N H 3) từ bình bay hơi qua van VII đi vào bình
hấp thụ để tăng khả năng hấp thụ.
 Dung dịch nghèo N H 3 hấp thụ hơi N H 3 trở thành dung dịch có nồng
độ cao (dung dịch giàu N H 3) được bơm VI đưa trở lại bình sinh hơi
 Tại bình hơi hấp thụ, do có quá trình hấp thụ xảy ra, một lượng nhiệt
hấp thụ qht được sinh ra, lượng nhiệt này cần được lấy đi nhờ nước
làm mát.

18. Trình bày về bơm nhiệt và so sánh bơm nhiệt với máy lạnh?
 Khái niệm về bơm nhiệt: Bơm nhiệt là thiết bị dùng để lấy nhiệt thế thấp
(môi trường xung quanh) cấp cho hộ tiêu thụ nhiệt có nhiệt độ cao nhờ tiêu
tốn công từ ngoài.
 Sơ đồ bơm nhiệt: Chu trình làm việc của bơm nhiệt giống với thiết bị lạnh

 Các thông số của bơm nhiệt:


- Hệ số bơm nhiệt  là tỷ số giữa lượng nhiệt cấp cho nguồn nóng và công
tiêu tốn trong chu trình.
|q1| q2 +|w 0|
φ= =
|w 0| |w 0|
- Quan hệ giữa hệ số bơm nhiệt  và hệ số làm lạnh .

q2
φ= +1=+1
|w 0|
- Nhận thấy:
 Nếu hệ số làm lạnh càng cao thì hệ số sưởi ấm càng cao.
 Bơm nhiệt sử dụng tốt trong trường hợp khi có nguồn nhiệt nhiệt độ
thấp và nguồn công rẻ.
 Cần chú ý rằng có thể sử dụng thiết bị lạnh đồng thời với hai mục đích
làm lạnh và cấp nhiệt.

 So sánh bơm nhiệt với máy lạnh:


- Giống nhau
 Đều làm việc theo chu trình ngược - thực hiện quá trình truyền nhiệt
từ vật có nhiệt độ thấp tới vật có nhiệt độ cao nhờ tiêu tốn công từ
ngoài.
- Khác nhau
 Thiết bị lạnh nhiệm vụ chủ yếu của nó là làm lạnh nguồn nhả nhiệt,
nhiệt hữu ích là q 2 còn bơm nhiệt nhiệm vụ chủ yếu là cấp nhiệt cho
nguồn thu nhiệt, nhiệt hữu ích là q 1.
 Khoảng nhiệt độ của thiết bị lạnh và bơm nhiệt cũng khác nhau.
o Trong chu trình của thiết bị lạnh thì nguồn nóng là môi trường
xung quanh, nguồn lạnh có nhiệt độ thấp hơn.
o Đối với chu trình bơm nhiệt thì nguồn lạnh là môi trường xung
quanh còn nguồn nóng có nhiệt độ cao hơn.
19. Trình bày khái niệm dẫn nhiệt, trường nhiệt độ, mặt đẳng nhiệt,
gradient nhiệt độ?
 Khái niệm dẫn nhiệt:
- Dẫn nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt giữa các phần của vật hay giữa các
vật có nhiệt độ khác nhau khi chúng tiếp xúc với nhau.
- Quá trình dẫn nhiệt có thể xảy ra trong vật rắn (dẫn nhiệt thuần túy), chất
lỏng hoặc chất khí (có cả trao đổi nhiệt bằng bức xạ và đối lưu)
 Khái niệm trường nhiệt độ: là tập hợp các giá trị nhiệt độ của các điểm khác
nhau trong không gian khảo sát tại một thời điểm nào đó.
 Khái niệm mặt đẳng nhiệt: là mặt chứa tất cả các điểm có cùng giá trị nhiệt
độ tại một thời điểm.
- Đặc điểm:
 Các mặt đẳng nhiệt không cắt nhau.
 Là các mặt cong khép kín hay kết thúc trên biên của vật.
 Khái niệm gradient nhiệt độ: gradien nhiệt độ là sự thay đổi nhiệt độ trên
một đơn vị chiều dài theo phương pháp tuyến với bề mặt đẳng nhiệt lớn nhất,
grandt
∆t ∂t
Gradt = lim = , K /m
∆n→0 ∆n ∂n
- Đặc điểm:
 Là một vectơ có phương trùng với phương pháp tuyến bề mặt đẳng
nhiệt
 Có chiều là chiều tăng nhiệt độ, ngược với chiều của dòng nhiệt
 Có độ lớn bằng đạo hàm của nhiệt độ theo phương pháp tuyến.

20. Trình bày về dòng nhiệt, mật độ dòng nhiệt, hệ số dẫn nhiệt?
 Dòng nhiệt:
- Khái niệm: là lượng nhiệt truyền qua toàn bộ diện tích bề mặt đẳng nhiệt
trong một đơn vị thời gian.
-Mối quan hệ giữa Q và q:
 Dòng nhiệt ứng với một đơn vị diện tích dA ta có: dQ = qdA
 Dòng nhiệt ứng với toàn bộ diện tích dA ta có: Q = ∫ qdA
 Khi q = const ta có: Q = qA
 Mật độ dòng nhiệt:
- Khái niệm: là lượng nhiệt truyền theo phương pháp tuyến mặt đẳng nhiệt
trong một đơn vị thời gian qua một đơn vi diện tích.
q⃗ =−k . gradt
 Ký hiệu: q (W/m2)
 Trong đó: k (W/mK): hệ số dẫn nhiệt là đại lượng đặc trưng cho khả
năng dẫn nhiệt của vật liệu (phụ thuộc vào bản chất vật lý, nhiệt độ, độ
ẩm, áp suất…)
-Đặc điểm: mật độ dòng nhiệt cũng là một đại lượng vecto có hướng trùng
với hướng của gradient nhiệt độ, chiều dương là chiều giảm nhiệt độ.
 Hệ số dẫn nhiệt:
- Khái niệm: Là đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật hoặc
chất
- phụ thuộc vào vật liệu, độ ẩm, áp suất và đặc biệt là nhiệt độ:
❑rắn > ❑lỏng > ❑khí
- Thông thường  phụ thuộc vào nhiệt độ theo biểu thức sau:
❑t = ❑0 (1 + ❑t )
- Trong đó:
 ❑0: Hệ số dẫn nhiệt ở 0C
 : Là hằng số xác định bằng thực nghiệm cho từng vật cụ thể
o  > 0 thì  tăng (chất khí, vật liệu xây dựng, cách nhiệt) và  =
0,05  0,5 W/mK
o  < 0 thì  giảm (hầu hết các kim loại, trừ Al) và  = 20  400
W/mK (Thép có  = 45)

21. Phát biểu và viết biểu thức định luật Fourier về dẫn nhiệt? Áp dụng viết
biểu thức của định luật này cho vách phẳng và vách trụ một lớp?
 Phát biểu định luật Fourier về dẫn nhiệt:
- Khi một gradient nhiệt độ tồn tại trong một vật thể, sẽ có một năng lượng
truyền từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp.
- Năng lượng được truyền bằng dẫn nhiệt và mật độ dòng nhiệt cho mỗi
đơn vị diện tích là tương đương với gradient nhiệt độ.
- Biểu thức:
∂T
q=−kA
∂x
Trong đó:
o q: mật độ dòng nhiệt, W/m2
o ∂T/∂x : gradien nhiệt độ theo hướng của dòng nhiệt
o A: diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2
o k: hệ số dẫn nhiệt của vật, W/m2.C
 Định luật Fourier cho vách phẳng một lớp:

1 Δt 2
q=
R
( t w 1−t w 2 )= , W /m
R

Δx 2
R= (m K /W )
k

 Định luật Fourier cho vách trụ một lớp:


1
q= ( t −t ) ,W /m
R w1 w2

1 r2
R= ln , mK /W
2 πk r 1

22. Trao đổi nhiệt đối lưu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới trao đổi nhiệt đối
lưu?
 Khái niệm: Trao đổi nhiệt đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện
nhờ sự chuyển động của chất lỏng hay chất khí giữa các vùng có nhiệt độ
khác nhau.
 Đặc điểm:
 Trong khối chất lỏng hoặc chất khí những phần tử có nhiệt độ khác nhau
luôn tiếp xúc trực tiếp với nhau  có sự dẫn nhiệt trong chất lỏng hoặc
chất khí → Do đó luôn có hiện tượng dẫn nhiệt khi trao đổi nhiệt đối lưu.
 Tuy nhiên, quá trình truyền nhiệt bằng đối lưu là chủ yếu  gọi là trao
đổi nhiệt đối lưu
 Trong thực tế ta thường gặp quá trình trao đổi nhiệt giữa bề mặt vật rắn
với chất lỏng hay chất khí chuyển động, quá trình này gọi là toả nhiệt đối
lưu.
 Các yếu tố ảnh hưởng tới trao đổi nhiệt đối lưu
a) Nguyên nhân gây ra chuyển động: có 2 dạng
- Chuyển động tự nhiên: gây ra trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên.
 Là chuyển động gây ra bởi độ chênh mật độ ( khối lượng riêng)
giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau.
 Chuyển động tự nhiên phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ, độ
nhớt và không gian.
- Chuyển động cưỡng bức:
 Là chuyển động gây ra bởi ngoại lực, như dùng quạt để đẩy khí
chuyển động hay dùng bơm để đẩy chất lỏng chuyển động
 Trong chuyển động cưỡng bức luôn có chuyển động tự nhiên,
nếu cường độ chuyển dộng cưỡng bức lớn có thế bỏ qua ảnh
hưởng của chuyển động tự nhiên.
 Trao đổi nhiệt đối lưu tương ứng với chuyển động cưỡng bức
gọi là trao đôi nhiệt đôi lưu cưỡng bức
b) Chế độ chuyển động: gồm 2 chế độ
- Chế độ chảy tầng: là chế độ chảy mà các phần tử chất lỏng, chất khí
có quỹ đạo song song với nhau và chuyển động cùng với hướng của
dòng.
- Chế độ chảy rối: là chế độ chảy mà quỹ đạo các phần tử chất lỏng hay
chất khí không tuân theo quy luật xác định
 Đặc trưng của chế độ chảy là tiêu chuẩn Reynold:
ux
Re = υ
 Trong đó: u: tốc độ chuyển động, m/s
x: kích thước xác định, m
υ : độ nhớt động học, m2/s
- Trị số Re tương ứng với chế độ chuyển đồng từ chảy tầng sang rối gọi
là Re tới hạn
Chế độ chảy tầng: Re ≤ 2300
Chế độ chảy rối: Re ≥ 2300
c) Tính chất vật lý của chất lỏng hay chất khí
-Quá trình TĐNĐL phụ thuộc vào nhiều tính chất vật lý của chất lỏng
hay khí:
1) Khối lượng riêng (mật độ) ρ
2) Nhiệt dung riêng Cp
3) Hệ số dẫn nhiệt k
4) Hệ số đẫn nhiệt độ a (m2/s)
5) Dộ nhớt động học υ (m2/s)
6) Độ nhớt động lực μ
7) Hệ số giãn nở thể tích β (1/oK
d) Hình dạng, kích thước, vị trí bề mặt trao đổi nhiệt
- Hình dạng, kích thước, vị trí của vách rắn khác nhau dẫn tới cường
độ trao đổi nhiệt cũng khác nhau.

23. Trao đổi nhiệt đối lưu là gì? Viết công thức Newton về hệ số tỏa nhiệt đối
lưu và phân tích các phương pháp xác định hệ số toả nhiệt đối lưu?
 Khái niệm: Trao đổi nhiệt đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện
nhờ sự chuyển động của chất lỏng hay chất khí giữa các vùng có nhiệt độ
khác nhau.
-Đặc điểm:
 Trong khối chất lỏng hoặc chất khí những phần tử có nhiệt độ khác
nhau luôn tiếp xúc trực tiếp với nhau  có sự dẫn nhiệt trong chất
lỏng hoặc chất khí → Do đó luôn có hiện tượng dẫn nhiệt khi trao đổi
nhiệt đối lưu.
 Tuy nhiên, quá trình truyền nhiệt bằng đối lưu là chủ yếu  gọi là
trao đổi nhiệt đối lưu
 Trong thực tế ta thường gặp quá trình trao đổi nhiệt giữa bề mặt vật
rắn với chất lỏng hay chất khí chuyển động, quá trình này gọi là toả
nhiệt đối lưu.
 Công thức Newton về hệ số tỏa nhiệt đối lưu:
q=h (T w −T ∞ )
Q=q . A=hA (T w −T ∞ )

- Trong đó:
 q: Là mật độ dòng nhiệt, W/m2
 Q: Dòng nhiệt, W
 A: Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2
 Tw: Nhiệt độ của bề mặt vách
 T: Nhiệt độ của chất lỏng ở xa bề mặt vách
 h: Hệ số toả nhiệt, W/m2K (hoặc W/m2oC)  h = q/(Tw  T)
 h Là lượng nhiệt truyền qua một đơn vị diện tích bề mặt trong
một đơn vị với thời gian khi độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt
vách và chất lỏng (khí) là 1 độ.
 Hệ số toả nhiệt phụ thuộc vào nhiều nhân tố: h = f(k, c, , , a,
, , tw, tf, kích thước).
 Phân tích các phương pháp xác định hệ số tỏa nhiệt đối lưu:
- Phương pháp giải tích hay còn gọi là phương trình pháp vật lý – toán :
 Tìm h dựa trên việc thiệt lập và giải các hệ phương trình vi phân
mô tả quá trình.
 Việc làm này khó và hiện nay chỉ mới giải quyết được đối với một
vài trường hợp đơn giản
- Phương pháp thực nghiệm:
 Bằng thực nghiệm có thể gián tiếp xác định được h qua đo mật độ
dòng nhiệt q và hiệu nhiệt độ (Tw T).
q
h=
(T w T ∞ )
 Nhưng bằng phương pháp thực nghiệm thì trị số h lại chỉ đúng cho
trường hợp ta làm thí nghiệm.
 Để khái quát hóa kết quả thực nghiệm cho các trường hợp khác, cần
phải dựa vào lý thuyết đồng dạng.

24. Trình bày về trao đổi nhiệt bức xạ, tia nhiệt, bức xạ nhiệt, hấp thụ bức xạ?
 Trao đổi nhiệt bằng bức xạ
- Khái niệm: Trao đổi nhiệt bằng bức xạ là quá trình trao đổi nhiệt được
thực hiên bằng sóng điện từ
- Đặc điểm:
 Mọi vật T > 0oK nên có khả năng bức xạ năng lượng, biến đổi nội
năng do dao động điện từ.
 Các sóng điện từ có cùng bản chất và chỉ khác nhau về chiều dài
bước sóng
 Tia nhiệt:
- Các tia hồng ngoại và ánh sáng trắng có bước sóng ( λ=0 , 4 400 μm ¿ có
hiệu ứng nhiệt cao còn được gọi là các tia nhiệt
 Bức xạ nhiệt:
- Là các bức xạ điện từ được phát ra bởi một vật do nhiệt độ của nó, bức
xạ điện từ được truyền ở tốc độ ánh sáng 3.108 m/s.
-Là quá trình truyền các tia nhiệt trong không gian
 Hấp thụ bức xạ:
- Là quá trình hấp thụ một phần hay toàn bộ tia nhiệt để biến thành
nhiệt năng.
- Nhiệt năng => năng lượng bức xạ => nhiệt năng
- Vậy ở trạng thái cần bằng thì năng lượng bức xạ bằng năng lượng hấp
thụ.

25. Trình bày định nghĩa vật đen tuyệt đối, vật trắng tuyệt đối, vật trong suốt
tuyệt đối, vật đục?

- Dòng bức xạ Q đập tới vật đang xét thì sinh ra 3 phần:
 Phần bị phản xạ Q,
 Phần được vật hấp thụ Q
 Phần xuyên qua vật Q.
- Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta có: Q  Q  Q Q
 Hay
−Q α Q ρ Q τ Qα
1= + + =α : Gọi là hệ số hấp thụ
Q Q Q Q

=ρ : Gọi là hệ số phản xạ
Q

Ta có:  +  +  = 1 =τ : Gọi là hệ số xuyên qua
Q

- Giá trị của , ,  (0  1), nó phụ thuộc vào bản chất các vật, chiều dài
bước sóng, nhiệt độ và trạng thái bề mặt.
 Nếu  = 1 ( và  = 0): Vật được gọi là đen tuyệt đối, nghĩa là
vật có khả năng hấp thụ toàn bộ năng lượng đập tới nó.
 Nếu  = 1 ( và  = 0): Vật được gọi là trắng tuyệt đối, nghĩa là
vật có khả năng phản xạ lại toàn bộ năng lượng đập tới nó.
 Nếu  = 1 ( và  = 0): Vật được gọi là trong suốt tuyệt đối,
nghĩa là vật có khả năng cho toàn bộ năng lượng đập tới nó đi
qua.
 Các khí có số nguyên tử trong phân tử ≤ 2 có thể xem là vật
trong suốt tuyệt đối với tia nhiệt,  = 1.
 Vật đục: Các vật rắn và chất lỏng có thể coi  = 0 (không xuyên
qua)  khi đó thì  +  = 1 nghĩa là vật hấp thụ tốt thì phản xạ
tồi và ngược lại.
 Vật xám: Là vật mà có đường cong năng suất bức xạ đơn sắc E
(phụ thuộc vào nhiệt độ và bước sóng) có dạng giống như của
vật đen tuyệt đối (vật có  +  = 1 với  >> )
26. Trình bày dòng bức xạ, năng suất bức xạ, năng suất bức xạ riêng, năng suất
bức xạ hiệu dụng?
 Dòng bức xạ
- Khái niệm: Dòng bức xạ là tổng năng lượng bức xạ từ bề mặt A của
vật theo mọi phương của không gian bán cầu và ở mọi bước xóng (
λ=0 ÷ ∞ ¿ trong 1 đợn vị thời gian.
- Ký hiệu: Q (W)
-Nếu bức xạ tính trong khoảng hép λ đến ( λ+ dλ ¿ thì gọi là bức xạ đơn
sắc => dòng đơn sắc Q λ.
 Năng suất bức xạ
- Khái niệm: Năng suất bức xạ là dòng bức xạ toàn phần ứng với một
đơn vị diện tích của bề mặt bức xạ
- Ký hiệu E (W/m2)
dQ
E=
dA

- Năng suất bức xạ đơn sắc (cường độ bức xạ) là năng suất bức xạ ứng
với một khoảng hẹp của chiều dài bước sóng.
dE 3
E λ= (W /m )

- Nếu tại mọi điểm trên bề mặt, năng suất bức xạ có giá trị không đổi
Q
E= hay Q=EA
A
 Năng suất bức xạ riêng
- Khái niệm: Năng suất bức xạ riêng là năng suất bức xạ của bản thân
vật

 Năng suất bức xạ hiệu dụng


- Giả sử:
 Vật đục ( +  = 1) có nhiệt độ T,
 Hệ số hấp thụ , năng suất bức xạ đập tới nó là G.
 Năng suất bức xạ riêng của bản thân vật là E.
 Khi đó vật sẽ hấp thụ một phần là: .G
 Phần còn lại vật sẽ phản xạ trở lại là: .G = (1).G
Vậy thực tế vật sẽ phát đi năng suất bức xạ hiệu dụng J như sau:
J  E 1G  Eb 1G
- Năng suất bức xạ hiệu dụng là tổng của năng suất bức xạ riêng và
năng suất bức xạ phản xạ
Qhd  Q  QR  Q 1 Qt

27. Phát biểu và viết biểu thức của định luật Stefan-Boltzmann về bức xạ nhiệt
cho vật đen tuyệt đối và vật xám?
 Định luật Stefan-Boltzmann
- Năng suất bức xạ của vật đen tuyệt đối tỷ lệ bậc 4 với nhiệt độ tuyệt
đối
4
Eb =σ b T b
4
Tb
Eb =C b ( )
100
 Trong đó:
o σb: Hằng số bức xạ của vật đen tuyệt đối σb = 5,67.10-8
(W/m2.K4)
o Cb: Hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối Cb = 108.σb= 5,67
(W/m2.K4)
 Định luật Stefan-Boltzmann cũng đúng cho vật xám, vậy ta có:
4
T
E=C( )
100
 C: Hệ số bức xạ của vật xám
 T: Là nhiệt độ của vật xám
- Độ đen: là tỷ số giữa năng suất bức xạ của vật xám và vật đen tuyệt
đối ở cùng nhiệt độ (T =Tb)
C=εC b
- Giá trị  được xác định bằng thực nghiệm, nó phụ thuộc vào nhiệt độ và
trạng thái bề mặt,  = 0  1
- Vậy định luật Stefan-Boltmann đối với vật xám có dạng:

( )
4
T 2
E=εC b (W /m )
100

28. Phát biểu và chứng minh biểu thức của định luật Kirchhoff?
 Chứng minh biểu thức Định luật Kirchhoff

- Giả sử có 2 vật đặt song song với nhau:


- Vật thứ nhất là vật đục có: T1, E1, 1
- Vật thứ hai là vật đen tuyệt đối có: Tb, Eb, b = 1
- Vì vật đen tuyệt đối hấp thụ toàn bộ năng lượng tới (b = 1) nên: Jb =
Eb
- Đối với vật đục (1 + 1 = 1), ta có:
J1 = E1 + (1 –1)Eb
- Giả sử nhiệt độ 2 vật là như nhau Tb = T1 nên ta có: J1 = Jb
Biến đổi và rút gọn ta có:
E1
=Eb
α1
- Nếu thay vật đục 1 bằng vật đục 2 có E2, 2, T2 và khi T2 = Tb, ta cũng
có:
E2
=Eb
α2
- Biểu thức tổng quát là:
E1 E 2
= =...=Eb
α1 α 2
(T 1=T b=...=T b)
 Phát biểu định luật Kirchhoff:
- Tỷ số giữa năng suất bức xạ và hệ số hấp thụ của các vật đục ở nhiệt
độ như nhau và bằng nhiệt độ của vật đen tuyệt đối là như nhau và
bằng năng suất bức xạ của vật đen tuyệt đối.
- Ta có:
E E
=Eb => α =¿
α Eb
- Mặt khác:
E
ε =¿
Eb
- Từ (1) và (2) thấy  =  tức độ đen của vật xám đục = hệ số hấp thụ
của nó.

29. Trao đổi nhiệt hỗn hợp là gì? Cho ví dụ minh họa?
 Khái niệm về trao đổi nhiệt hỗn hợp
- Chúng ta đã nghiêm cứu ba hiện tượng trao đổi nhiệt cơ bản là: dẫn nhiệt,
đối lưu và bức xạ. để thuận tiện cho việc nghiên cứu nến mới tách riêng
như vậy.
- Trong thực tế, ba dạng trao đổi nhiệt này thường xảy ra đồng thời và có
ảnh hưởng lẫn nhau. Khi xảy ra đồng thời các dạng trao đổi nhiệt cơ bản
trên ta có trao đổi nhiệt hỗn hợp (hay phức tạp)
 Ví dụ minh họa:
- Quá trình dẫn nhiệt của vật liệu xốp không thể tách rời quá trình trao đổi
nhiệt đối lưu và bức xạ trong các lỗ rỗng
- Trong trường hợp này, ta có thể chọn một dạng trao đổi nhiệt cơ bản để
tính toán còn ảnh hưởng của dạng trao đổi nhiệt khác có thể xem xét bằng
các hệ số hiệu chỉnh.
30. Phân biệt các hình thức trao đổi nhiệt bằng: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ
nhiệt, hỗn hợp? Cho ví dụ thực tế về mỗi hình thức trao đổi nhiệt trên?

 Dẫn nhiệt
- Dẫn nhiệt (hay tán xạ nhiệt) là sự truyền động năng giữa các nguyên
tử hay phân tử lân cận mà không kèm theo sự trao đổi phần tử vật chất.
Hình thức trao đổi nhiệt luôn diễn ra từ vùng có mức năng lượng cao hơn
(với nhiệt độ cao hơn) đến vùng có mức năng lượng thấp hơn (với nhiệt
độ thấp hơn). Sự truyền nhiệt trong kim loại thông qua sự chuyển động
của các electron cũng là sự dẫn nhiệt.
- VD: cầm 1 thanh sắt một đầu được đốt nóng, sau một thời gian đầu thanh
sắt của ta cầm cũn thấy nóng, đó là quá trình dẫn nhiệt
 Đối lưu nhiệt
- Đối lưu nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện nhờ sự chuyển
động của chất lỏng hay chất khí giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau
hoặc sự truyền nhiệt từ một hệ rắn sang một hệ lỏng (hoặc khí) và ngược
lại. Người ta phân biệt giữa đối lưu tự nhiên (dòng vật chất chuyển động
nhờ nội năng trong chất lỏng, khí) và đối lưu cưỡng bức (dòng chuyển
động do ngoại lực tác dụng, ví dụ như quạt, bơm v.v...)
- VD:
 Bức xạ nhiệt
- Bức xạ nhiệt là sự trao đổi nhiệt thông qua sóng điện từ. Bức xạ nhiệt có
thể truyền qua mọi loại vật chất cũng như qua chân không. Tất cả các vật
thể có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối (0 Kelvin) đều bức xạ nhiệt.
Trong bức xạ nhiệt, dòng nhiệt không chỉ truyền từ nơi nóng sang nơi
lạnh mà còn theo chiều ngược lại. Tuy nhiên, vì dòng nhiệt từ nóng sang
lạnh luôn luôn lớn hơn dòng từ lạnh sang nóng nên dòng nhiệt tổng hợp
luôn theo chiều từ nóng sang lạnh. Hiểu theo một cách khác, sự chênh
lệch nhiệt độ luôn nhỏ đi. Trong bức xạ nhiệt, dòng nhiệt được tính thông
qua định luật Stefan-Boltzmann.
- VD:

You might also like