You are on page 1of 15

BÀI 8

PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT


TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ
TỔ QUỐC
• KẾT CẤU CỦA BÀI:
• I. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
• 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• 2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• II. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• 1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc
• 2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• I. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
• 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thảo luận:
1. Khái niệm dân tộc?
2. Đoàn kết dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
Dân tộc: chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững, hợp thành nhân dân của
một quốc gia và có: lãnh thổ chung; có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung;
có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng và
giữ nước.
“ Dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia – dân tộc”
- Đoàn kết dân tộc mang ý nghĩa chiến lược đối với mọi dân tộc….
 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân
chính ra lịch sử, quyết định sự phát triển lịch sử. Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng nhân dân.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ rõ cơ sở, mục tiêu, những lực lượng và nguyên
tắc đoàn kết dân tộc.
• 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• + Cơ sở xây dựng đoàn kết dân tộc đó là sự thống nhất về lợi ích.
• + Về mục đích của đoàn kết dân tộc là nhằm giải phóng lao động, tiêu diệt chế
độ nô lệ, làm thuê thiết lập một chế độ xã hội bình đẳng không phân biệt nam,
nữ và dân tộc.
• + Lực lượng đoàn kết dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là
mọi thành viên trong xã hội trên nguyên tắc của đoàn kết dân tộc là khối đoàn
kết dựa trên liên minh công - nông vững chắc và do giai cấp công nhân lãnh
đạo.
1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - cơ sở lý luận quan trọng của
đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có sự bao quát rộng lớn và sâu
sắc, phong phú trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
• Nêu những phát biểu của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc?
2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc

• Tổng kết những kinh nghiệm thành công & thất bại của các phong trào yêu
nước, phong trào CM Việt Nam & TG.
• Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đứng
trước những thách thức to lớn. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta phải phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nội lực của cộng đồng
dân tộc Việt Nam
II. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
- Đảng ta luôn luôn xác định phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là
nguồn lực chủ yếu để đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Chủ trương này thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng? Qua đó rút ra quan điểm của
Đảng về đại đoàn kết dân tộc?
1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
• Một số quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc được thể hiện qua các nội dung sau:
- Về vị trí: Đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là chiến lược cơ bản lâu dài, vừa là vấn
đề cấp bách của cách mạng Việt Nam
- Về vai trò: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
• Về cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đảm bảo hài hòa các lợi ích chính
đáng, hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc.
• Về lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: sức mạnh của cả cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, bao gồm đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, tầng lớp
xã hội, các thành phần kinh tế, các lứa tuổi ở mọi vùng miền của đất nước và
đồng bào ta cư trú ở nước ngoài
1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
• Về nguyên tắc đoàn kết dân tộc: trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

• Về ứng xử trong xây dựng khối ĐĐKDT: Đảng chỉ rõ: “xóa bỏ mặc cảm, định
kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không
trái với lợi ích chung của dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân
nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng
cường đồng thuận xã hội”.

• Về chủ thể xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: xây dựng và phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc là “sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà
hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng”
2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• Sinh viên thảo luận nêu phương hướng và đề xuất giải pháp phát huy sức
mạnh đại đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• a. Những phương hướng cơ bản
Một là, quán triệt sâu sắc thực hiện đồng bộ các quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Hai là, thực hiện và phát huy dân chủ XHCN trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội,
quan hệ xã hội.
Ba là, tổ chức và động viên các tầng lớp nhân dân các dân tộc tham gia các phong
trào thi đua yêu nước để tập hợp, động viên nhân dân, tích cực xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc
Bốn là, thực hiện hệ thống các chính sách đúng đắn, kịp thời đối với các giai cấp,
tầng lớp xã hội, tạo nên một cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu thành phần kinh tế
2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
• b. Những giải pháp chủ yếu
• Thứ nhất, thường xuyên nâng cao giác ngộ về đại đoàn kết toàn dân tộc cho cả
hệ thống chính trị và toàn dân
• Thứ hai, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, thực tiễn của đất
nước, tình hình khu vực và thế giới
• Thứ ba, nắm vững tư tưởng chỉ đạo về chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy nội lực dân tộc, đề cao vai trò các chủ thể trong xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc
• Thứ tư, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, kiên quyết đấu
tranh với mọi biểu hiện chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực
thù địch

You might also like