You are on page 1of 14

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN


CỦA GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2022 - 2023

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Trường tiểu học: Trần Tế Xương
Thành phố: Nam Định
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN


CỦA GIÁO VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Năm sinh: 1979


Trình độ: Cao Đẳng Chuyên ngành: SP Mĩ thuật
Tổ/Khối: Tổ 3
Trường tiểu học: Trần Tế Xương
Thành phố: Nam Định

Công tác được giao:


- Giảng dạy môn Mĩ thuật khối 1, 2, 3, 4, 5
- …………………………………….
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1. Mục đích
Kế hoạch chuyên môn và đăng ký giảng dạy dùng để thiết lập kế hoạch tổng
hợp về các hoạt động chuyên môn của các giáo viên trong năm học và đăng ký cụ
thể từng tiết dạy cho từng tuần học. Thông qua đó, giáo viên lập kế hoạch tự học, tự
bồi dưỡng và đảm bảo nề nếp chuyên môn nhà trường.
2. Đối tượng sử dụng
Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường tiểu học.
3. Yêu cầu, quy định
Kế hoạch chuyên môn và đăng ký giảng dạy do từng cá nhân giáo viên xây
dựng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo và điều kiện thực tiễn của trường, lớp; được
phê duyệt của các cấp quản lý từ đầu năm học.
4. Hướng dẫn ghi sổ
Phần thứ nhất: CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Mục 1: Ghi đầy đủ số công văn, ngày, tháng, ban hành của Sở hoặc Phòng
GDĐT; Số, ngày, tháng, ban hành kế hoạch của trường.
Mục 2, 3: Ghi theo hướng dẫn, yêu cầu từng mục.
Mục 4: Ghi cụ thể đặc điểm tình hình nhà trường, tổ/ khối; thuận lợi khó
khăn của cá nhân và các công việc được giao trong năm học.
Phần thứ hai: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN
I. Những nhiệm vụ trọng tâm: Ghi những nhiệm vụ trọng tâm mà cá nhân giáo
viên càn thực hiện trong năm học.
II. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học: Chỉ ghi những chỉ tiêu của các nhiệm vụ và
công việc được giao có liên quan đến cá nhân giáo viên.
III. Cách hoạt động trong năm học: Mỗi hoạt động hoặc nội dung công việc cần chỉ rõ:
- Mục tiêu/chỉ tiêu/yêu cầu cần đạt
- Biện pháp
(Riêng mục 3.5 ghi theo yêu cầu BDTX)
IV. Kế hoạch hàng tháng: Ghi những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong
tháng, thời gian thực hiện, kết quả hoặc những vấn đề cần điều chỉnh.
Phần thứ ba: KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN
- Thiết lập theo từng tuần công tác và ghi nhận đầy đủ các thông tin. Lưu ý
đảm bảo số tiết học bắt buộc của các môn học khi kết thúc học kỳ I; kết thúc năm
học.
- Cột Môn/ Lớp: Đối với giáo viên chủ nhiệm ghi trên môn học, HĐGD
tương ứng các tiết trong ngày; Giáo viên dạy các môn chuyên ghi lớp dạy tương
ứng các tiết trong ngày.
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN
Năm học 2022 – 2023
Phần thứ nhất
CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Các văn bản chỉ đạo
- Căn cứ Công văn số 1408/SGD và CV số 608/PGDĐT ngày 07/9/2022: Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 cấp tiểu học
- Căn cứ công văn số 609/PGDĐT ngày 07/9/2022: Một số quy định về hồ sơ sổ
sách và nề nếp chuyên môn
- Căn cứ kế hoạch số 67/KH-THTTX ngày 15/9/2022: Kế hoạch năm học 2022-
2023 của trường Tiểu học Trần Tế Xương – TP. Nam Định.
- Căn cứ kế hoạch số 60/KH-TTX của nhà trường .
- Căn cứ kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động Giáo dục của khối 1, 2, 3, 4,
5
2. Kết quả các mặt hoạt động năm học 2021 – 2022
- Chất lượng dạy học: 100% đạt Hoàn thành trở lên.
- Công tác chuyên môn: Hoàn thành tốt
- Công tác kiêm nhiệm: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
- Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp: Tốt
- Xếp loại viên chức: Hoàn thành tốt
- Danh hiệu thi đua, khen thưởng: Lao động tiên tiến
3. Công việc được giao năm 2022 – 2023
- Giảng dạy:
+ Môn: Mĩ thuật Lớp: 1,2, 3, 4, 5
- Công tác kiêm nhiệm: Thư viện trường học
4. Đặc điểm tình hình
4.1. Nhà trường, tổ, khối
a. Thuận lợi:
- Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, có tinh thần
trách nhiệm trong công việc.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện
cho giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Các thành viên trong tổ khối chuyên môn cũng như trong hội đồng
sư phạm nhà trường đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các công
việc được giao.
b. Khó khăn:
- Nhiều học sinh còn hạn chế về ý thức tự giác trong học tập và rèn
luyện.
4.2. Năng lực cá nhân
a. Thuận lợi:
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc được giao.
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật cái mới, tích cực học hỏi
đồng nghiệp để nâng cao trình độ tay nghề.
b. Khó khăn:
- Còn hạn chế về sử dụng ngoại ngữ.
4.3. Đánh giá các công việc được giao trong năm học 2022 – 2023
a. Hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh (chất lượng học sinh được bàn
giao, các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa học sinh đã được tham gia, kết
quả các hoạt động giáo dục của học sinh năm học trước, …):
- Chất lượng học sinh được bàn giao: Học sinh hoàn thành các nội dung học
tập và rèn luyện.
- Học sinh được tham gia đầy đủ các hoạt động phát triển năng lực toàn diện
cho học sinh.
- Học sinh tích cực phòng chống dịch bệnh.
b. Công việc được phân công phụ trách:
- Giảng dạy môn Mĩ thuật khối 1,2, 3, 4, 5.
- Các công việc được phân công phù hợp với năng lực bản thân.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2022 – 2023
I. Những nhiệm vụ trọng tâm
- Thực hiện nghiêm túc chương trình thời khóa biểu. Bám sát chuẩn kiến
thức kĩ năng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập rèn nền nếp cho HS ngay từ những buổi
học đầu tiên.
- Thực hiện và phát huy hiệu quả nội dung các cuộc vận động.
- Đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục. Thực hiện tốt
việc kiểm tra, đánh giá theo thông tư 22 và thông tư 27.
- Tăng cường các hoạt động thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh cách tham gia các cuộc thi: “ Ý tưởng trẻ
thơ”; “ Chiếc ô tô mơ ước”…
- Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.
- Thực hiện SHCM theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tăng cường bồi dưỡng HS có năng khiếu và phụ đạo HS yếu kém.
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời ứng phó với dịch
bệnh Covid-19 trong giảng dạy theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
II. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học
1. Học sinh:
- 100% số học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt nội dung kiến thức, kỹ
năng môn học.
- Khối 1: đạt 77,1% học sinh Hoàn thành tốt.
22,9% học sinh đạt Hoàn thành.
- Khối 2: đạt 85,6% học sinh Hoàn thành tốt.
14,4% học sinh đạt Hoàn thành.
- Khối 3: đạt 93,5% học sinh Hoàn thành tốt.
6,5% học sinh đạt Hoàn thành.
- Khối 4: đạt 97% học sinh Hoàn thành tốt.
3% học sinh đạt Hoàn thành.
- Khối 5: đạt 72,7% học sinh Hoàn thành tốt.
27,3% học sinh đạt Hoàn thành.
2. Giáo viên:
- Tham gia đầy đủ, có hiệu quả các buổi SHCM.
- Tham gia tích cực các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
III. Các hoạt động trong năm học
3.1. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, HĐTN cho học sinh
- Thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài tiết học giúp học sinh có
hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi, với bản thân,
gia đình, nhà trường và xã hội.
- Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học: kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tự quản, tự phục vụ, kĩ năng tự chăm sóc bản thân, kĩ năng giải quyết
vấn đề và xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống, thích nghi với sự thay
đổi của môi trường và biết tự bảo vệ bản thân.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống.
3.2. Công tác giảng dạy
a. Xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết môn Mĩ thuật ở các khối lớp đảm bảo
đúng chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Tổ chức tốt các hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh.
b. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng thiết bị, phương tiện
dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Xây dựng kế hoạch dạy học chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Vận dụng tốt các kĩ thuật dạy học vào tiết học.
- Vận dụng các thành tố tích cực của các mô hình dạy học và quản lý lớp học.
- Tích cực sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học có hiệu quả.
c. Đổi mới kiểm tra, đánh giá, theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo thông tư 22 của Bộ
GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các
quy định của nhà trường.
- Nghiên cứu và thực hiện thông tư 27/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ
GD&ĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học.
- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.
- Chú trọng hoạt động đánh giá thường xuyên, đảm bảo thực chất hiệu quả
kết quả học tập của học sinh.
- Động viên, khích lệ sự cố gắng của học sinh trong học tập và rèn luyện.
d. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu; phụ
đạo học sinh yếu:
- Thông qua các giờ dạy trên lớp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu, học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu đạt kết quả cao.
- Đặc biệt lưu ý phụ đạo học sinh còn yếu kém về kĩ năng thực hành.
e. Dạy học ngoài không gian lớp học:
3.3. Tự làm đồ dùng, thiết bị giáo dục
- Tích cực làm các mô hình cho dạy và học.
- Trao đổi, hợp tác với đồng nghiệp để làm các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho
giảng dạy hiệu quả.
3.4. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi bưỡng, tập huấn chuyên môn do các cấp tổ chức.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn Mĩ thuật do Phòng GD&ĐT
tổ chức, học hỏi đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn.
- Tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật sự đổi mới để nâng cao trình độ.
3.5. Bồi dưỡng thường xuyên:

Nội dung Mục tiêu đạt được Hình thức dạy


A. MÔ - ĐUN 5: TƯ VẤN
VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH
TRONG HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC. - Hiểu khái niệm, yêu 1. Tìm hiểu trước các
*Nội dung 1: Những vấn đề cầu về đạo đức, tài liệu đọc đặc biệt các
chung về tư vấn, hỗ trợ học những khó khăn của phần lí thuyết.
sinh trong hoạt động giáo dục học sinh và các kĩ
và dạy học. năng tư vấn, hỗ trợ
HS trong hoạt động
giáo dục và dạy học

*Nội dung 2: Xây dựng, lựa - Nhận diện được đặc 2. Sinh hoạt chuyên
chọn, thực hiện chuyên đề tư điểm tâm sinh lí của môn theo chủ đề:
vấn tâm lí cho học sinh tiểu học sinh; các đặc 1- Đặc điểm tâm sinh
học và phân tích trường hợp điểm của học sinh lí của học sinh tiểu học
thực tiễn trong hoạt động giáo theo từng đối tượng và khó khăn của học
dục và dạy học. (đặc biệt là học sinh sinh trong cuộc sống
nữ, dân tộc thiểu số, học đường;
khuyết tật). 2- Tìm hiểu các khó
- Nắm được các bước khăn liên quan đến học
xây dựng chuyên đề và tập, giao tiếp và phát
Nội dung các bước triển bản thân;
phân tích trường hợp 3 Thiết lập kênh thông
thực tiễn về tư vấn, hỗ tin phối hợp với gia
trợ học sinh. đình trong tư vấn, hỗ
trợ học sinh tiểu học.
4. Tham khảo các ý
kiến tư vấn, tham vấn
của các chuyên gia để
đưa ra các biện pháp
phù hợp trong hỗ trợ
*Nội dung 3: Thiết lập kênh học sinh.
thông tin phối hợp với gia - Thiết lập được kênh - Tổ chức các buổi đào
đình trong tư vấn, hỗ trợ học thông tin, cung cấp tài tạo chuyên môn về tư
sinh tiểu học. liệu, thường xuyên vấn, hỗ trợ học sinh.
trao đổi với cha mẹ
học sinh về diễn biến
tâm lí và các vấn đề
cần tư vấn, hỗ trợ cho
học sinh tiểu học
trong hoạt động giáo
*Nội dung 4: Xây dựng kế dục và dạy học.
hoạch tự học và hỗ trợ đồng - Xây dựng được kế
nghiệp triển khai các hoạt động hoạch tự học và hỗ trợ
tư vấn, hỗ trợ học sinh trong đồng nghiệp .
giáo dục và dạy học.
B. Modun 9: Thông tin, học
liệu số và thiết bị công nghệ
trong dạy học môn Mĩ thuật
ở cấp tiểu học.
1. Ứng dụng các phần mềm
và thiết bị công nghệ để tìm
kiếm, thiết kế, biên tập học
liệu
- Tìm kiếm và biên tập hình
ảnh - Lựa chọn và thực - Tự học qua modul 9
- Tìm kiếm và biên tập video hành một số ứng dụng bồi dưỡng GV đáp ứng
- Thiết kế bài trình chiếu đa CNTT trong hoạt CT GDPT 2018.
phương tiện nội dung dạy học động dạy học môn - Lựa chọn nội dung
có chèn hình ảnh, video và sơ Toán ở trường tiểu phù hợp để học tập, áp
đồ học theo chương trình dụng CNTT, bài giảng
- Thiết kế bài trình chiếu đa GDPT 2018; điện tử, thiết bị số vào
phương tiện MS PowerPoint giảng dạy.
2. Ứng dụng các phần mềm
và thiết bị công nghệ trong
tổ chức hoạt động học có
ứng dụng công nghệ thông
tin.
- Thiết kế bài trình chiếu đa - Vận dụng các phần - Học tập, nghiên cứu
phương tiện MS PowerPoint mềm, học liệu số và một số trang, phần
- Tổ chức dạy học trực tiếp thiết bị công nghệ như mềm tạo trò chơi, giao
theo mô hình lớp học đảo Internet; các hệ thống bài tập cho HS.
ngược quản lí học tập trực - Học hỏi, trao đổi với
tuyến, ... để thiết kế GV trong trường.
KHBD, hoạt động
giáo dục, kiểm tra
đánh giá kết quả học
tập, giáo dục, quản lí
HS, ... ở trường tiểu
học);
Điều chỉnh:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
3.6. Các hoạt động khác được giao
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ Thư viện trường học.
- Cùng các thành viên trong Ban HĐNG tham gia tốt các phong trào của nhà
trường.
IV. KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG

Kết quả/
Tháng/ Năm Nội dung Thời gian
Điều chỉnh

- Lập kế hoạch dạy học.

- Kiểm tra đồ dùng học tập đảm bảo cho


hs thực hành.
Từ tuần 1 đến
09/2022 - Dạy theo phân phối chương trình học
tuần 4
kì I.

- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm.

- Dạy theo phân phối chương trình học


kì I.

- Hoàn thiện hồ sơ cá nhân, kế hoạch Từ tuần 5 đến


10/2022
chuyên môn môn Mĩ thuật. tuần 8
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm

11/2022 - Dạy theo phân phối chương trình học Từ tuần 9 đến
kì I. tuần 12
Kết quả/
Tháng/ Năm Nội dung Thời gian
Điều chỉnh

- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm

- Dạy theo phân phối chương trình học


kì I.

- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm


Từ tuần 13
12/2022 - Ôn tập, đánh giá HS qua bài thực hành
đến tuần 17
đề phương hướng giảng dạy cho học kì
II

- Tiếp tục dạy theo phân phối chương


trình học kì II Từ tuần 18
01/2023
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm đến tuần 21

- Tiếp tục dạy theo phân phối chương


Từ tuần 19
02/2023 trình học kì II
đến tuần 24
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm

- Tiếp tục dạy theo phân phối chương


Từ tuần 25
03/2023 trình học kì II
đến tuần 28
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm

- Tiếp tục dạy theo phân phối chương


Từ tuần 29
04/2023 trình học kì II
đến tuần 32
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm

05/2023 - Hoàn thành kiểm tra đánh giá học sinh Từ tuần 33
Kết quả/
Tháng/ Năm Nội dung Thời gian
Điều chỉnh

theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và


các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở
đến tuần 35
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và nhà
trường.

TP Nam Định, ngày 15 tháng 09 năm 2022


Phê duyệt của Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn Người lập kế hoạch

Bùi Thị Ngọc Dung Trần Thị Ngọc Thủy Nguyễn Thị Hồng Hạnh

You might also like