You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


___™&˜___

TIỂU LUẬN

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Môn học: Hệ thống cây trồng vật nuôi an toàn


Giảng viên : Lê Quỳnh Hương
Lớp: K66 KHVCNTP
Nhóm 2

Huỳnh Hà Chi 21002358


Nguyễn Huy Hoàng 21002373
Nguyễn Thị Thanh Huyền 21002380
Đặng Thùy Linh 21002387
Nguyễn Thùy Linh 21002392
Vũ Diệu Linh 21002397
Võ Nguyễn Minh Quốc 21002414
Hà Nội, tháng 10 năm 2022
MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề.........................................................................................................................3


1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.............................3
2. Phương thức chăn nuôi....................................................................................................3
3. Các khu vực chăn nuôi bò sữa.........................................................................................3
4. Quy mô chăn nuôi............................................................................................................4
5. Cơ cấu giống....................................................................................................................4
II. Các giống bò sữa chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.............................................................4
1. Giống bò sữa Holstein Friesian (HF)...............................................................................4
2. Giống bò sữa Jersey thuần chủng....................................................................................5
3. Giống bò sữa lai HF.........................................................................................................6
III. Giới thiệu mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap................................................6
1. VietGAP là gì?.................................................................................................................6
2. Lợi ích của mô hình chăn nuôi VietGap..........................................................................7
IV. Triển khai mô hình chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGap....................................7
1. Địa điểm chăn nuôi..........................................................................................................7
2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi...............................................................9
2.1. Thiết kế chuồng trại......................................................................................................9
2.2. Thiết kế kho................................................................................................................10
2.3. Thiết bị chăn nuôi.......................................................................................................11
3. Giống và quản lý con giống...........................................................................................11
4. Vệ sinh chăn nuôi..........................................................................................................12
4.1. Các biện pháp vệ sinh chăn nuôi................................................................................12
4.2. Vệ sinh sát trùng bên ngoài chuồng trại.....................................................................12
4.3. Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại......................................................................13
5. Quản lí thức ăn, nước uống và hệ thống cấp thoát nước...............................................14
5.1. Quản lí thức ăn............................................................................................................14
5.2. Quản lý nước uống......................................................................................................16
5.3. Hệ thống cấp thoát nước.............................................................................................17
6. Quản lý vận chuyển.......................................................................................................17
6.1. Nhập bò.......................................................................................................................17
6.2. Xuất, bán bò................................................................................................................18
6.3. Vận chuyển bò............................................................................................................18
7. Quản lý vệ sinh vắt sữa..................................................................................................18
8. Quản lý dịch bệnh..........................................................................................................20
9. Quản lý và xử lý chất thải..............................................................................................20
Chú thích............................................................................................................................21
10. Kiểm soát côn trùng và côn trùng gây hại...................................................................23
11. Quản lí nhân sự............................................................................................................24
12. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm........................24
V. Kết luận.........................................................................................................................26
VI. Tài liệu tham khảo.......................................................................................................26
Mô hình chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VIETGAHP

I. Đặt vấn đề

Hiện nay, chăn nuôi bò sữa là một trong những ngành nông nghiệp đang phát triển
mãnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nước ta. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở chăn
nuôi đều ở quy mô nhỏ, thực hiện theo phương pháp chăn nuôi truyền thống và không có
quy trình chuyên nghiệp. Chính điều này đã khiến năng suất không cao, chất lượng sản
phẩm không đạt chuẩn, dễ bị nhiễm bệnh, chưa vệ sinh tốt dễ gây ô nhiễm môi trường,
đồng thời khi dịch bệnh xảy ra sẽ xảy ra thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy, việc
ứng dụng mô hình chăn nuôi bò sữa hiện đại không những hạn chế tối đa tổn thất về kinh
tế, mà còn giúp tăng năng suất chăn nuôi lên đến 10-20%.

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam

Ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta tiến rất nhanh trong những năm qua và đang dần
tiệm cận với các nước chăn nuôi bò sữa phát triển trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp đầu
tư chăn nuôi bò sữa với số lượng rất lớn, như: TH Milk hiện có 63.000 con bò, Vinamilk
(bao gồm cả cơ sở Mộc Châu) có 60.000 con, Nutifood có 7.000 con, Cô gái Hà Lan có
35.000 con.
Theo Cục Chăn nuôi, vào thời điểm 31/12/2020, cả nước có 331.368 con bò sữa, tăng
4,29% so với năm 2019.

2. Phương thức chăn nuôi

Nhỏ, phân tán. Hơn 95% số bò sữa hiện nay được nuôi phân tán trong các nông hộ.
Chính điều này đang hạn chế việc đầu tư trang thiết bị cho hoạt động chăn nuôi bò sữa.
VD: Máy vắt sūa còn sử dụng hạn chế, chủ yếu ở các trang trại quy mô lớn. Đối với các
trang trại quy mô nhỏ tỷ lệ sử dụng máy vắt sữa khoảng 10%. Đây là nguyên nhân dẫn
đến tỷ lệ viêm vú bò sữa cao ở các hộ kinh doanh nhỏ.

3. Các khu vực chăn nuôi bò sữa

Tập trung chủ yếu ở miền Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 83% tổng số đàn bò trong cả nước.
Đến thời điểm này ở nước ta, nơi có đàn bò sữa lớn nhất vẫn là khu vực Đông Nam
Bộ: 106,283 ngàn con chiếm 32,07% nhưng có xu hướng giảm do giảm đàn ở Tp.HCM
vì đô thị hóa.

4
Hiện khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 26,23%; Đồng bằng
sông Hồng là 11,50%; Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 11,38%; trung du và miền núi
phía Bắc chiếm 9,36%; thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 9,47% đàn bò cả nước.
10 tỉnh có số lượng bò sữa cao nhất là Tp.HCM (87.420 con), Nghệ An (69.062 con),
Sơn La (26.156 con), Lâm Đồng (24.410 con), Long An (19.142 con). Vĩnh Phúc (15.548
con), Hà Nội (15.443 con), Tây Ninh (13.591 con), Thanh Hóa (11.765 con) và Sóc
Trăng 8.746 con.

4. Quy mô chăn nuôi

Hiện nay còn nhỏ khi chỉ có 384 hộ gia đình và công ty chǎn nuôi có quy mô đàn từ 20
con trở lên (chiếm 1.95%). Tuy nhiên, hiện đang có sự dịch chuyển về quy mô theo đó
quy mô đàn dưới 5 con đang giảm dần và quy mô từ 5-10 con trở lên đang tāng.

5. Cơ cấu giống

Bò sữa Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò lai HF (Holstein Friesian-tỷ lệ máu lai HF từ
50%;75% và 87.5%) chiếm gần 85% tổng số đàn sữa bò. Số Lượng bò HF thuần chủng
chiếm khoảng 14% tổng số đàn bỏ và 1% còn lại thuộc các giống khác như bò Ayshire;
bò Brown Swiss;Bò Jersey.

II. Các giống bò sữa chủ yếu ở Việt Nam hiện nay

1. Giống bò sữa Holstein Friesian (HF)

- Giống bò này có nguồn gốc từ Hà Lan, ở Việt Nam gọi đây là bò Hà Lan.
- Giống bò sữa HF thuần chủng được nuôi cách đây hơn 40 năm, thích nghi tốt với
điều kiện khí hậu mát mẻ, là giống bò năng suất nhất cho sản lượng sữa cao, trở thành
một trong những biểu tượng của giống bò sữa.
- Do tính chịu nóng kém nên chủ yếu được chăn nuôi ở những vùng có điều kiện nhiệt
độ dưới 21oC như ở Mộc Châu, Lâm Đồng, …
Đặc điểm: Có 3 màu lông chủ yếu: toàn thân đen riêng trên đỉnh trán và phần chóp
đuôi trắng; lang đen trắng (chiếm phần lớn), lang trắng đỏ. Đặc biệt ở phần vai có một
vệt trắng kéo xuống bụng, chót đuôi và 4 chân đều màu trắng.
+ Bò sơ sinh đạt tử 35 – 45kg/con

5
+ Bò cái trưởng thành đạt từ 450 – 750kg/con
+ Bò đực trưởng thành đạt từ 750 – 1100kg/con
- Tuổi phối giống đầu tiên cho bò là từ 15 – 20 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ cách nhau từ 12
– 13 tháng.
- Một con bò cái trưởng thành có thể cho sản lượng sữa từ 5000 – 8000 lít trong chu kỳ
10 tháng.
- Hàm lượng chất béo trong giống bò này là thấp nhất với tỉ lệ mỡ trong sữa khoảng
3,3 – 3,6%.
Thực tế: + Sữa Dutch Lady bán trên thế giới được lấy từ bò sữa Hà Lan.
+ Tập đoàn TH nhập khẩu đàn bò từ công nghệ cấy truyền phôi giống bò sữa
cao sản thuần chủng Holstein Friesian, được các chuyên gia chọn lọc rất cẩn thận từ lý
lịch, phả hệ, tiềm năng di truyền đến ngoại hình, tiềm năng suất sữa, …( người thuyết
trình nói) không cho vào slide

2. Giống bò sữa Jersey thuần chủng

Được nhập khẩu từ Anh cách đây 20 năm, đến nay giống bò này vẫn đang được thử
nghiệm và theo dõi khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Đặc điểm: Có màu lông vàng sáng/sậm, lạng tráng ở vùng bụng, chân hoặc đầu. Phần
vai cao và dài, lưng rộng, đuôi nhỏ, mông dài và phăng, bụng to, 4 chân mảnh, bầu vú
phát triển tốt ở cả phía trước và phía sau.
+ Bò sơ sinh đạt từ 25 – 30kg/con
+ Bò đực trưởng thành đạt khoảng 500kg/con
+ Bò cái trưởng thành đạt khoảng 350kg/con
- Bò cái có tuổi phối giống sớm chỉ từ 16 – 18 tháng tuổi, chu kỳ đẻ khoảng 1 năm.
- Có khả năng chịu nóng tốt hơn giống bò HF nên thường được dùng để lai tạo với bò
địa phương nhằm tăng tỉ lệ sữa, giúp bò thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Sản lượng sữa của một bò cái trưởng thành là khoảng 4000kg trong một chu kỳ từ
300 – 310 ngày.
- Tỉ lệ mỡ trong sữa bò cao khoảng 6 – 7% nên thường được dùng để làm bơ, các thực
phẩm béo.

6
3. Giống bò sữa lai HF

Hiện nay ở nước ta do sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi bò sữa trong khi giá cả
của việc nhập giống bò lại cao, các giống bò không thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở
các vùng miền nước ta. Do vậy các trung tâm nghiên cứu đã tiến hành lai tạo giống bò
sữa cái HF với giống bò vàng địa phương và bò lai Sind.( Nói)
Một số kết quả của lai tạo giống bò HF với bò lai Sind và sản lượng sữa của nó:
- Đời F1 gen bò HF chiếm 50%: sản lượng sữa trung bình khoảng 3500 lít trong 1 chu
kỳ.
- Đời F2 gen bò HF chiếm 75%: sản lượng sữa trung bình khoảng 4000 lít trong 1 chu
kỳ.
- Đời F3 gen bò HF chiếm 90%: sản lượng sữa trung bình có thể đạt đến khoảng 4200
lít trong 1 chu kỳ nếu như được chăm sóc tốt.
-> Qua kết quả trên cho thấy khi lai tạo gen giống bò HF càng cao thì cho năng suất
càng tốt.

III. Giới thiệu mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap

1. VietGAP là gì?

- Là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân về thiết kế chuồng
trại, kho và thiết bị chăn nuôi; về quản lý con giống, thức ăn, vệ sinh môi trường, dịch
bệnh, công tác thú y nhằm:
+ Đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (không tồn dư kháng
sinh, vi trùng gây bệnh…).
+ Đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường.
+ Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

2. Lợi ích của mô hình chăn nuôi VietGap

- Kiểm soát được yếu tố đầu vào (giống, thức ăn, nước uống, chuồng trại, thuốc thú y,
vệ sinh phòng bệnh…).
- Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng, môi
trường, sức khỏe, an toàn lao động, phúc lợi xã hội cho người lao động.

7
- Đảm bảo sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người
tiêu dùng.

(Chuồng trại đặt cách nơi ở dân cư)

- Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu của nhà sản xuất; khẳng định chất lượng đối với người tiêu
dùng.

IV. Triển khai mô hình chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGap

1. Địa điểm chăn nuôi.

Nên lựa chọn địa điểm dựa vào các đặc điểm:
 Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi phải phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất của địa phương và điều kiện thực tế của từng hộ.
 Cách xa đường giao thông, khu dân cư, công nghiệp, công sở, trường học, khu chế
biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác, xa hệ thống kênh mương thoát
nước thải của khu vực tối thiểu 100m.
 Ở cuối và cách xa nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của con người, có đủ nước sạch
cung cấp cho chăn nuôi.
 Khu xử lý phân và nước thải, rác thải cần cách xa chuồng nuôi và nguồn nước sinh
hoạt.
Bố trí khu chăn nuôi
- Khu nuôi bò khai thác sữa, khu vắt sữa, bò cạn sữa, bò đực, bò và bê theo mẹ ở
đầu hướng gió; Khu nuôi cách ly, khu xử lý chất thải ở cuối hướng gió.
- Bố trí hố sát trùng ở cổng ra vào và đầu mỗi dãy chuồng. Người và phương tiện
vận chuyển trước khi vào trại đều phải đi qua các hố sát trùng.

8
- Khu vực xuất bán sữa và bò ở vành đai của trại, có lối đi riêng để xe chuyên chở
sữa và bò không gây ô nhiễm.
- Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển phân.
- Trong trại cần trồng cây xanh để tăng cường khả năng chống nóng, góp phần cải
thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.
- Khu nuôi cách ly bò bệnh, khu nuôi bò mới mua về phải bố trí cách biệt, có hàng
rào ngăn cách với khu chăn nuôi.
- Rãnh thoát nước thải, bể lắng, hố ủ phân và khu vực xử lý nước thải ở cuối trại,
cuối hướng gió chính, phía ngoài hàng rào, cách xa khu chăn nuôi.
- Có tường hoặc hàng rào ngăn cách với nhà ở và nơi nuôi heo, gà, vịt, chó, mèo, ...

Thay trang phục trước khi vào chuồng


Qua hố sát trùng

9
2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi

2.1. Thiết kế chuồng trại

- Tùy theo điều kiện đất đai, có thể chọn hướng chuồng quay về hướng nam hoặc
hướng đông nam để đảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt. Chuồng xây cao ráo, thoát
nước tốt, không ẩm ướt, đảm bảo dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung
quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà (hơn 4 m).
- Nên để nền chuồng cao 40 - 50 cm so với mặt đất, không trơn trượt dễ làm vệ
sinh, độ dốc khoảng 2 - 3% nghiêng về phía rãnh thoát nước để thuận tiện cho việc thoát
nước.
- Mái chuồng cao, không có các bức tường ngăn để làm tăng thông thoáng và nền
chuồng mau khô ráo. Mái chuồng nên được lợp bằng một lớp lá dừa dày hoặc tranh với
độ cao vừa đủ sẽ tạo một môi trường lý tưởng cho bò sữa
- Diện tích chuồng nuôi cho mỗi bò sữa: 4 – 6 m2/ con, cho bê: 2 – 4 m2/ con
- Cần có sân vận động cho bò nhất là cho bò cái vắt sữa, cho bò đi lại, giúp cơ bắp
khỏe, tiếp xúc với không khí trong lành, tắm nắng phòng bệnh về xương, da, hô hấp…

2.2.
Thiết
kế kho

-
- Kho
chứa
thức ăn

10
và nguyên liệu, thuốc thú y và thuốc sát trùng phải khô ráo, thông thoáng, có hệ thống
thông gió tốt, không bị dột, tạt nước mưa, tránh sự xâm nhập của chim, chuột phá hoại.
Phải có bệ kê thức ăn và nguyên liệu, cách mặt đất tối thiểu 20cm để tránh hút ẩm khi
tiếp đất. Các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, sát trùng... không được để lẫn
trong kho chứa thức ăn.
- Kho chứa vật dụng khác như: xẻng, xô,… chưa sử dụng cần bảo quản trong kho
sạch sẽ.

2.3. Thiết bị chăn nuôi

- Máng ăn, uống được làm bằng xi măng, inox; silo chứa thức ăn bằng nhựa, inox;
dụng cụ hốt phân bằng sắt, nhựa,…. ; thùng hoặc hầm chứa phân bằng nhựa, xi măng có
nắp đậy và không bị rò rỉ. Dụng cụ được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.
- Trang bị bảo hộ lao động riêng cho công nhân trại và khách tham quan ra vào khu
vực chăn nuôi. Nên hạn chế khách tham quan và những người không phận sự ra vào khu
vực chăn nuôi.
- Thiết bị chiếu sáng, lồng sưởi ấm bê và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên có che
chắn bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ và an toàn cho người lao động.

3. Giống và quản lý con giống

- Mua bò giống phải biết rõ nguồn gốc và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ
quan thú y có thẩm quyền cấp. Nên mua giống tại những nơi gần để biết rõ về chất lượng
giống và lý lịch giống. Không mua giống từ nơi vừa xảy ra dịch bệnh. Đối với giống tự
sản xuất phải ghi chép rõ nguồn gốc.
- Con giống phải đảm bảo tiêu chuẩn giống, khỏe mạnh, được tiêm phòng đầy đủ
các loại vaccin theo quy định của ngành thú y. Phải đeo thẻ tai để phục vụ truy xuất
nguồn gốc.
- Phải chuẩn bị chuồng nuôi, vệ sinh, khử trùng sạch sẽ trước khi mua giống về. Bò
mới nhập về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi.
- Trường hợp bò bệnh phải đưa sang chỗ nuôi cách ly, điều trị và giữ tại đó cho đến
khi khỏi mới nhập đàn. Phân và nước tiểu từ chuồng cách ly phải được thu gom và xử lý
riêng, không được cho vào hệ thống xử lý chất thải chung. Cần ghi chép đầy đủ các biểu
hiện bệnh lý trong quá trình nuôi cách ly.

11
Biểu 1: Lý lịch giống
Số hiệu:………………………………………………………………….
Phẩm giống:……………………………………………………………..
Giới tính:………………………………………………………………...
Ngày tháng năm sinh:…………………………………………………...
Nơi sinh:…………………………………………………………………
Biểu 2: Theo dõi mua bò giống
Ngày Cơ sở Loại Số Thời gian điều Thuốc Đã tiêm Ngày
mua bán giống lượng trị bệnh trước điều trị phòng tiêm
khi bán vacxin

12
4. Vệ sinh chăn nuôi

4.1. Các biện pháp vệ sinh chăn nuôi

- Hệ thống thoát nước, chuồng trại, mật độ nuôi, hệ thống thông gió phải đảm bảo
yêu cầu nhằm hạn chế vi sinh vật có hại tồn tại và phát triển.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân, hệ thống
cung cấp nước uống.
- Quét rác, dọn phân, làm vệ sinh hệ thống thông gió, quạt máy; vệ sinh, sát trùng
chuồng bò khi trống chuồng.

4.2. Vệ sinh sát trùng bên ngoài chuồng trại

- Phải có hố sát trùng hoặc khay sát trùng ở cửa ra vào mỗi chuồng. Tất cả người và
phương tiện đi lại khi vào khu vực chăn nuôi đều phải qua hố sát trùng. Thường xuyên
thay thuốc sát trùng của hố khử trùng ở cổng ra vào ít nhất 1 ngày/lần.Việc thay mới bao
gồm loại bỏ thuốc sát trùng cũ, làm sạch hố sát trùng rồi mới cho chất sát trùng mới vào.
Có thể sử dụng 2 nhóm thuốc sát trùng như sau: Nhóm thuốc phun trực tiếp vào vật nuôi,
vào kho thức ăn và dụng cụ chăn nuôi như: Virkon S, Iodine, TH4 có phổ diệt khuẩn
rộng, độ an toàn cao. Nhóm thuốc phun gián tiếp, sát trùng lối đi nơi xử lý xác heo chết,
nơi chứa phân, rác như: Longlife, Farm Fluids, Formol.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi ít nhất
2 tuần/lần.
- Phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, không để nước đọng lâu ngày trong khu
vực trại; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 tháng/lần bằng thuốc sát trùng để hạn chế
ruồi, muỗi, côn trùng và ký chủ trung gian gây truyền bệnh khác.
- Nhân viên và khách tham quan phải thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu độc
bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng

4.3. Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại

- Thay nước sát trùng hoặc vôi sát trùng của hố sát trùng mỗi ngày vào mỗi buổi
sáng trước khi thực hiện các công việc khác.
- Phun thuốc sát trùng ở các lối đi và khu vực xung quanh chuồng 1 tuần/lần (nếu
không có dịch bệnh) và mỗi ngày (nếu có dịch bệnh).

13
- Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái che bảo đảm
không rò rỉ, không lưu giữ chất thải trên 24 giờ mà không có biện pháp xử lý.
(BIODINE,BIOSEPT, BIOXIDE hay BIO-GUARD
là tên các loài virus, nấm mốc, vi trùng)

5.

Quản lí thức ăn, nước uống và hệ thống cấp thoát


nước

5.1. Quản lí thức ăn

- Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, ẩm mốc, mối mọt. Phải thường
xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng
nguyên liệu, thức ăn. Thường xuyên khơi thông cống rãnh
- Thức ăn công nghiệp phải có nhãn mác rõ ràng, còn hạn sử dụng. Trước khi sử
dụng phải kiểm tra chất lượng thức ăn bằng cảm quan về màu sắc, mùi vị và nấm mốc.
Chú ý đảm bảo nguyên tắc “vào trước ra trước, vào sau ra sau”.
- Nguyên liệu dự trữ phải đạt yêu cầu về độ ẩm và để trong kho có đủ các tiêu chuẩn
về diện tích, độ thông thoáng, nhiệt độ và định kỳ xông hơi kho để ngăn ngừa sự phá hoại
của sâu mọt, nấm mốc.
- Nếu tự trộn thức ăn, cơ sở phải có hệ thống trộn thức ăn theo quy trình đảm bảo kỹ
thuật, phải có công thức trộn thức ăn rõ ràng, vệ sinh sạch sẽ hệ thống trộn thức ăn để
tránh tạp nhiễm từ mẻ trộn này sang mẻ khác. Ghi vào sổ nhật ký sản xuất và lưu trữ hồ
sơ tất cả các khẩu phần trộn, trình tự trộn và nhân viên phụ trách trộn.
- Trong trường hợp phải trộn thuốc vào thức ăn phải làm theo hướng dẫn sử dụng
của nhà sản xuất thuốc. Cần phải ghi chép và lưu giữ hồ sơ việc sử dụng thức ăn, loại

14
thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc, thời gian ngừng cho ăn
thức ăn có trộn thuốc. Không được sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm của
Bộ Nông nghiệp và PTNT, phải tuân thủ thời gian ngưng thuốc theo khuyến cáo của nhà
sản xuất.
- Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo. Cần có các giá kê thức ăn và ng/liệu,
không đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà. Ng/liệu và thức ăn phải được lưu mẫu sau
mỗi đợt nhập về hay sau mỗi lần phối trộn để dễ dàng truy suất nguồn gốc.
Biểu 4: Theo dõi nhập nguyên liệu, thức ăn
Tên Số Đơn Cơ sở
Ngày Tên Ngày Hạn
người lượng giá sản
nhập hàng sản xuất dùng
nhập (kg) (đ/kg) xuất

Biểu 5: Theo dõi ghi chép trộn thức ăn


Số
Trộn kháng
Ngày Số lượng lượng Tỷ lệ Người
sinh hoặc chất
trộn bò thức ăn trộn trộn
bổ sung
trộn

Biểu 6: Theo dõi sử dụng thức ăn


Ngày sử Loại Số hiệu Người phụ
Số lượng (kg)
dụng thức ăn bò trách cho ăn

- Một số loại kháng sinh khuyến cáo sử dụng cho chăn nuôi bò sữa:

( Chữa bệnh viêm tử cung15bò sữa) (Điều trị các bệnh về đường hô hấp và
tiêu hóa)
5.2. Quản lý nước uống

- Nguồn nước và nước uống (kể cả nước dùng để pha thuốc cho bò sữa uống khi bị
bệnh) phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam.
- Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống dẫn, máng
uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, rò rỉ, ô nhiễm do bụi bặm, chất bẩn…
Bồn chứa nước nên có mái che để tránh nước bị nóng do nhiệt từ mặt trời.
- Nên lấy mẫu nước kiểm tra 2 lần/năm để đảm bảo nước không bị nhiễm khuẩn,
nhiễm tạp chất khác

Bảng tiêu chuẩn nước uống


STT Chỉ tiêu ĐV tính Giới hạn tối đa
1 pH nước - 6,0 – 8,5
2 Độ cứng mg/l 350
3 Nitrat (NO3-) mg/l 50
4 Nitrit ( NO2-) mg/l 3
5 Clorua (Cl) mg/l 300
6 Asen (As) mg/l 0,05
7 Sắt (Fe) mg/l 0,5
Nhu cầu oxy hóa
8 mg/l 10
học (COD)
Nhu cầu oxy
9 mg/l 6
sinh hóa (BOD)
Tổng số chất rắn
10 mg/l 3.000
(TS)
11 Đồng (Cu) mg/l 2
12 Xyanua (CN) mg/l 0,07
13 Florua (F) mg/l 1,5
14 Chì (Pb) mg/l 0,1

16
15 Mangan (Mn) mg/l 0,5
16 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,1
17 Kẽm (Zn) mg/l 5
Vi khuẩn hiếu
18 CFU/ml 10.000
khí
Coliforms tổng
19 MPN/100ml 30
số
20 Coliforms phân MPN/100ml 0

(Nguồn: QCVN 01 – 39:2001/BNN)

5.3. Hệ thống cấp thoát nước

- Nên có hệ thống cấp nước làm mát mái chuồng khi thời tiết quá nóng, nước rửa
chuồng và rửa dụng cụ chăn nuôi có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước
giếng khơi; không được sử dụng nước ao bị nhiễm khuẩn (ô nhiễm) hoặc nước thải.
- Cần có hệ thống thoát nước thải, nước rửa chuồng riêng, không cho chảy qua các
khu vực chăn nuôi và không thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Tốt nhất nên sử dụng
hệ thống biogas để xử lý nước thải chăn nuôi.
- Cần có 2 hệ thống thoát nước riêng biệt như: nước tắm, nước rửa chuồng hàng
ngày cho chảy vào hệ thống biogas; nước rửa chuồng sau khi khử trùng chuồng trại, dụng
cụ phải chảy vào hầm chứa nước thải phụ.

6. Quản lý vận chuyển

6.1. Nhập bò

- Trước khi nhập phải vệ sinh chuồng trại, quét dung dịch vôi và phun thuốc sát
trùng để tiêu diệt mầm bệnh
- Căn cứ vào lý lịch và giấy chứng nhận kiểm dịch, hồ sơ sức khỏe, lịch sử
dụng thuốc, vaccin,…. để lên kế hoạch tiêm phòng một số bệnh như: tụ huyết
trùng, lở mồm long móng, sẩy thai truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu,….
- Bò, bê mới mua về phải đưa vào nơi nuôi cách ly để bò quen với hệ thống chuồng
trại, khẩu phần thức ăn.

17
6.2. X
u

t ,

bán bò

- Bê đực và bê cái sinh đôi cùng bê đực có thể xuất bán thịt sau khi sinh 1 tuần.

- Trường hợp bán bê, bò giống cần chuẩn bị hồ sơ lý lịch kèm theo (sổ ghi chép
nguồn gốc giống, sổ theo dõi sức khỏe và tiêm phòng vaccin theo quy định,…).
6.3. Vận chuyển bò

- Vận chuyển phải đảm bảo đúng cách, đúng quy trình để tránh gây stress cho bò,
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sữa và ảnh hưởng đến môi trường.
- Phương tiện vận chuyển phải an toàn về mặt kỹ thuật, tốt nhất nên sử dụng xe
chuyên dụng.
- Mùa nắng nóng nên vận chuyển bò vào sáng sớm hoặc chiều mát.

7. Quản lý vệ sinh vắt sữa

- Sau mỗi lần vắt sữa cần nhúng núm vú bò vào dung dịch DERMASEPT FILM để
phòng bệnh viêm vú
- Cần có khu vắt sữa riêng, nguồn nước sạch, diện tích phù hợp.
- Người vắt phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, phải mang đầy đủ
thiết bị bảo bộ, dụng cụ vắt sữa phải được vệ sinh sạch sẽ.

18
- Ghi chép lại lịch sử vắt sữa ( chu kỳ vắt, thời gian vắt), tình trạng sức khỏe, sản
lượng sữa của bò.
- Khuyến kích sử dụng dụng cụ vắt sữa chuyên dụng, thực hiện đúng quy trình.
- Dụng cụ vắt sữa phải sử dụng thùng hợp kim nhôm, trơn nhẵn, không nếp gấp, có
nắp kín và được vệ sinh thường xuyên.

8. Quản
lý dịch
bệnh

- Khi điều trị


lý do dùng,
thời gian
dùng, người
điều trị, thời
điểm ngưng thuốc. Không bán bò trong thời gian cách ly thuốc.
- Khi phát hiện bò chết phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền để có biện
pháp xử lý. Đưa xác bò bệnh ra khỏi đàn càng nhanh càng tốt nhằm tránh lây nhiễm sang
bò khỏe mạnh. Khử trùng khu vực có bò bệnh chết. Nơi xử lý bò chết phải cách xa tối
thiểu 20m đối với giếng nước, nguồn nước mặt và chuồng nuôi. Tất cả bò chết do bệnh
hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường.
- Phải rửa và khử trùng chân tay, giày dép sau khi tiếp xúc với bò bệnh hoặc chết.

19
9. Quản lý và xử lý chất thải

- Phân bò được thu gom hàng ngày đưa vào hố ủ phân hoặc hệ thống xử lý
biogas. Trường hợp hộ có quy mô đàn nhỏ nên lắp đặt túi biogas. Tốt nhất nên xây dựng
hệ thống hầm biogas vừa tận dụng nguồn khí đốt vừa xử lý hiệu quả nguồn chất thải chăn
nuôi
- Nước thải chăn nuôi gồm: nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng bò được
đưa vào hệ thống xử lý (biogas, bể lắng,…) bằng đường thoát riêng, không được
cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trường. Nước thải sau
khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò sữa
(theo Công ty Hòa Bình xanh)

Nước thải chăn nuôi bò sữa sẽ được chảy vào hầm biogas, tại hầm biogas xử lý được
phần lớn chất hữu cơ và làm giảm đáng kể lượng khí độc sinh ra, tiêu diệt các mầm bệnh
trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Sau khi nước thải chứa đầy
hầm biogas sẽ tràn theo đường ống qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải chăn
nuôi bò sữa.

20
Bể điều hòa: tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Khí sẽ được xáo trộn
với nồng độ thích hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể.
Ngoài ra, bể còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải.

Bể UASB (Upflow Anaeronbic Sludge Blanket): đây là bể sinh học kỵ khí dòng nước
chuyển động thẳng từ dưới lên trên đi qua lớp đệm bùn trong đó bao gồm các sinh khối
được hình thành dưới dạng hạt nhỏ hoặc hạt lớn.

Cấu tạo của bể thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép, ở dạng hình chữ nhật, có
hệ thống máng thu nước sau xử lý và hệ thống thu khí mêtan.

Chú thích

 Hầm biogas: Nước thải chăn nuôi bò sữa được chảy vào hầm biogas để xử lý các
chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh. Hầm biogas còn giúp giảm lượng khí độc sinh ra và
cung cấp khí đốt để sử dụng.
 Hố thu: Nước thải sau khi được xử lý qua biogas sẽ đi qua song chắn rác để lọc rác
kích thước lớn trước khi đến hố thu gom tập trung nước thải.
 Bể điều hòa: Bể điều hòa có hệ thống sục khí giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ
chất thải trước khi đi vào quy trình xử lý sinh học.
 Bể UASB (hoặc bể Anoxic): Bể sinh học kỵ khí có các vi sinh vật hiếu khí giúp
xử lý N có trong nước thải bằng cách biến đổi N trong hợp chất về dạng khí.
 Aerotank: Bể aerotank chứa các vi sinh vật hiếu khí, được thêm định kỳ từ bùn
tuần hoàn tại bể lắng. Vi sinh vật hiếu khí giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước
thải.
 Bể lắng: Nước trong bể Aerotank sẽ tràn qua bể lắng để lắng bùn, phần bùn lắng
xuống đáy được tuần hoàn tại bể sinh học hiếu khí và thiếu khí, phần bùn thải được bơm
vào bể chứa bùn.
 Bể khử trùng: Bể khử trùng được bơm chất khử trùng là Javen có tác dụng tiêu
diệt các vi sinh vật nguy hại trong nước thải.
 Hồ sinh học: Hồ sinh học là phương pháp tự nhiên giúp phân hủy chất hữu cơ và
vô cơ còn sót lại trong nước thải.

21
Tận dụng khí thải từ hệ thống biogas cho Tận dụng khí thải từ hệ thống biogas cho máy
phát điện
đun nấu

10. Kiểm soát côn trùng và côn trùng gây hại

- Chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng


thường có vài côn trùng như: ruồi, muỗi,…có khả năng
làm lây truyền bệnh. Do đó, để hạn chế cần định kỳ phun
thuốc IMPERATOR 50EC để bảo vệ sức khỏe cho người
chăm sóc và vật nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra phát hiện và có các biện pháp diệt chuột trong khu chăn
nuôi. Diệt chuột bằng cách đặt bẫy hoặc bã chuột. Phải có sơ đồ chi tiết vị trí đặt bã, bẫy
chuột để kiểm soát các rủi ro. Ghi chép lại số lượng chuột bị diệt.

22
- Không để chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác vào trong khu vực chăn
nuôi, tiếp xúc với bò hoặc thức ăn, nước uống. Kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn động
vật hoang dã có thể tiếp xúc với nguồn nước, thức ăn và vật nuôi.

11. Quản lí nhân sự

- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức, kỹ năng
về hóa chất và kỹ năng ghi chép.
- Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.
- Các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phải thường xuyên được kiểm tra,
bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.
- Người lao động phải hiểu rõ và tuân thủ nội quy của trại và được tập huấn về các
kỹ năng chăn nuôi, các quy định về vệ sinh an toàn, những hướng dẫn mới cần triển khai
áp dụng. Phải có tài liệu và ghi chép các chương trình tập huấn.

12. G
h
i

chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
(Trang bị bảo hộ cho người lao động)

- Tổ chức và cá nhân chăn nuôi bò sữa phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, tiếp
nhận và sử dụng hóa chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm.
- Hệ thống sổ sách ghi chép của trại phải thể hiện được: sản lượng sữa bán ra hàng
ngày, năng suất sữa của từng con, năng suất sữa/chu kỳ/con; số bò sữa bán ra, nhập vào;
kiểm tra hàng ngày về tình hình sức khỏe đàn bò sữa, bệnh tật, nguyên nhân; tất cả các
kết quả kiểm tra, xét nghiệm của phòng thí nghiệm; giấy chứng nhận nguồn gốc của bò
sữa nhập vào trại; nơi mua bò sữa; tình hình sử dụng vaccin và sử dụng thuốc điều trị
bệnh.

23
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo GAHP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên
kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu
chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ
- Sản phẩm sản xuất theo GAHP phải được ghi rõ số tai từng con và mã số từng
chuồng. Số tai từng con và mã số của chuồng phải được lập hồ sơ và lưu trữ để giúp việc
truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.
13. Kiểm tra nội bộ
- Tiến hành kiểm tra nội bộ theo bảng kiểm tra, đánh giá ít nhất một năm một lần.
14. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi bò sữa có quyền khiếu nại đến cơ quan thẩm quyền về
những nội dung trên.
- Chủ trang trại VietGAP có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền
về giải quyết các vẫn đề khiếu nại.
Mô hình chung trại chăn nuôi bò sữa phổ biến nhất ở nước ta hiện nay:

24
Chú thích:
1. Kho để cám và dụng cụ;
2. Nhốt bò;
3. Hệ thống chất thải và Biogas;
4. Nơi xích bò;
5. Hành lang
6. Lối đi giữa sân chơi và chuồng bò
7. Sân chơi bò và bê tông cột và ngăn gióng có thể làm bằng tre hoặc gỗ;
8. Bể nước nhỏ để bò uống

V. Kết luận

Mô hình nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGap là mô hình hiện đại, tiên tiến. Lợi ích
lớn nhất từ việc áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi bò sữa là tạo ra sản phẩm an toàn,
đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ mối nguy cơ
gây ô nhiễm, đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm khi có
khiếu nại, thắc mắc, đồng thời tạo cho người lao động có ý thức làm việc theo các quy
chuẩn để tạo ra sản phẩm an toàn.

Trong đó, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Thực
hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của VietGap từ quy trình chăn nuôi, chế biến thức ăn
đến khâu vắt sữa, vận chuyển sữa đến điểm thu mua được người nuôi bò sữa chú trọng
rất nhiều. Từ đó, góp phần tăng năng suất sản phẩm.

Với xu hướng nhu cầu của người tiêu dùng là cần những sản phẩm sạch, đảm bảo vệ
sinh, an toàn, trong đó, sữa bò sạch và an toàn đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng
sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… thì
mô hình chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGap là mô hình phù hợp và đáp ứng được
mọi nhu cầu trên của người tiêu dùng.

VI. Tài liệu tham khảo

https://eclim.vn/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-chan-nuoi-bo-sua

25
https://kinhtedothi.vn/vinamilk-green-farm-mo-hinh-trang-trai-bo-sua-phat-trien-ben-vung.html
https://kiemsat.vn/phat-trien-nong-nghiep-theo-huong-ben-vung-nhin-tu-he-thong-trang-trai-bo-sua-vinamilk-
58157.html
https://caytrongvatnuoi.com/vat-nuoi/chan-nuoi-trau-bo/thiet-ke-chuong-trai-bo-sua-phu-hop-voi-nong-thon-
viet-nam
https://khuyennongtphcm.vn/wp-content/uploads/2020/07/CN-Nuoi-Bo-Sua-VietGap.pdf
http://khuyennong.lamdong.gov.vn/thong-tin-nong-nghiep/chan-nuoi/28-qu-n-ly-chu-ng-tr-i-nuoi-bo-s-a-theo-
vietgahp

26

You might also like