You are on page 1of 38

27

ĐạtA

1
27

2
27

Content

s
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................3
B. NỘI DUNG BÁO CÁO................................................................................................................................2
I. KHẢO SÁT VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI.............................................................................................2
II. KHẢO SÁT CÔNG TÁC GIỐNG..................................................................................................3
2.1 Thông tin chung.............................................................................................................................3
2.2 Khảo sát trực tiếp...........................................................................................................................3
III. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG..................................................................................5
3.1. Thông tin chung..........................................................................................................................5
3.2 Khảo sát trực tiếp...........................................................................................................................6
3.3. Khảo sát khẩu phần ăn cho từng loại vật nuôi..............................................................................8
3.3.1Quy trình nuôi dưỡng - chăm sóc.................................................................................................8
IV. KHẢO SÁT CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI.............................................................................16
4.1. Phỏng vấn thông tin chung.........................................................................................................16
4.2. Khảo sát trực tiếp........................................................................................................................16
4.2.1. Xác định hướng chuồng, sơ đồ mặt bằng tổng thể:..................................................................16
.................................................................................................................................................................. 17
4.2.2 Xác định các chỉ tiêu kĩ thuật của 1 dãy chuồng.......................................................................18
4.2.3 Kết cấu chuồng trại...................................................................................................................21
4.2.4 Nhận xét....................................................................................................................................22
V. QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y....................................................................................................22
5.1. Tổng quát cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chăn nuôi....................................................................22
5.2 Khảo sát quy trình vệ sinh thú y của trang trại.............................................................................24
5.3 Xử lí chất thải..............................................................................................................................25
...........................................................................................................................................................27
5.4 Nhận xét......................................................................................................................................27
VI. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM.........................................................................................27
VII. HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................................................................28
VIII- THUẬN LỢI KHÓ KHĂN – PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN.........................................29
8.1Điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội, thách thức của chăn nuôi.............................................................29

3
27

8.2 Kinh nghiệm thu được.................................................................................................................30


8.3:Kiến nghị của sinh viên................................................................................................................30
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................................................31
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................32

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt thực tập giáo trình chăn nuôi 1 này chúng em đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều cá nhân, tập thể.
Đến nay, kì thực tập giáo trình đã hoàn thành xong.
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn bộ môn chăn nuôi chuyên khoa-
Khoa Chăn nuôi, đã trang bị cho chúng em những kiến thức chuyên sâu về chuyên
môn nghề nghiệp và tư cách đạo đức cho chúng em trong cuộc sống.
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Phương– người đã tận tình quan tâm, giúp đỡ chúng
em trong suốt quá trình thực tập.
Qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể anh, chị em kĩ thuật, công
nhân tại trại chăn nuôi lợn Đông Xuân 2 đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ chúng em
trong thời gian thực tập giáo trình chăn nuôi 1.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn chân thành tới bạn bè, người thân đã
động viên giúp đỡ chúng em hoàn thành kì thực tập này.
Hà nội, ngày 13 tháng 06 năm 2022

4
27

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông
nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,
tình hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác,
chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật và tình hình thị trường liên quan tại
Việt Nam. Chăn nuôi Việt Nam có lịch sử từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu
kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống từ bao năm qua. Hiện nay, theo xu
thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chăn nuôi Việt Nam cũng có những bước
đi mới và đạt được một số kết quả nhất định.

Chăn nuôi lợn  có đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển nông
nghiệp. Hai thành phần chủ yếu của ngành nông nghiệp nước ta đem lại giá trị lớn
là chăn nuôi lợn và trồng lúa nước. Ngành chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp thực phẩm chế biến. Tạo nguyên liệu cho ngành công nghệ sinh học phát
triển. Ứng dụng nhân bản gen vào loài này nhằm mục đích nâng cao sức khỏe con
người. Ngoài là nguồn thức ăn trong nước, thịt lợn còn là sản phẩm xuất khẩu đem
lại giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi lợn tại nhiều vùng còn tạo ra nguồn phân bón hữu
cơ phát triển ngành trồng trọt.

Được nhà trường nói chung cũng như Thầy, Cô tạo điều kiện cho chúng em
được tiếp cận với cơ sở chăn nuôi có quy trình, kĩ thuật tốt, trang thiết bị hiện
đại,... Trong môn học Thực Tập Giáo Trình 1 để chúng em có thể hiểu sâu hơn về
chuồng trại, con giống, quy trình chăn nuôi, vệ sinh thú y. Sau đây là kết quả mà

5
27

chúng em thu thập được qua chuyến thực tập tại trang trại XUÂN ĐÔNG 2 địa chỉ
La Sơn- Bình Lục – Hà Nam

6
27

B. NỘI DUNG BÁO CÁO

I. KHẢO SÁT VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI


- Họ và tên chủ hộ: Nguyễn Thị Huệ
- Địa chỉ:Làng Quán-La Sơn – Bình Lục – Hà Nam
- Diện tích quản lý: 2HA
- Diện tích dành cho chăn nuôi: 1HA
- Hình thức sở hữu: thuê-công ty thuê:CP
- Tổng số lao động phục vụ chăn nuôi: 26
 Kĩ sư: 2
 Công nhân không được đào tạo:23
 Kế toán :1
- Các hoạt động sản xuất chính của trại: Chăn nuôi và trồng trọt
- Loại vật nuôi chính :lợn nái sinh sản
- Tổng thu nhập trọng chăn nuôi :nội bộ
- Thời gian bắt đầu nuôi :2012
- Thống kê từng loại vật nuôi cụ thể (cơ cấu đàn) trong 3 năm gần đây:

Loại Lợn Năm 2020 Năm 2021 Năm: 2022


n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)

Cái hậu bị 260 7,87 255 7,73 275 8,02


Nái sinh sản 1007 30,49 1010 30,65 1018 29,69
Đực 25 0,75 25 0,75 23 0,67
Lợn con theo mẹ 2010 60,87 2005 60,84 2112 61,61

Nhận xét: Qua thu nhập số liệu em thấy xu hướng phát triển của cơ sở sản xuất
khá đồng đều, ổn định. Chăn nuôi lợn đã giúp cơ sở có thêm thu nhập, tạo cơ hội
công ăn việc làm cho nhiều công nhân.
27

II. KHẢO SÁT CÔNG TÁC GIỐNG

2.1 Thông tin chung


- Phẩm giống đang nuôi: nái, hậu bị , đực, lợn con
- Nguồn gốc (nơi mua, bố, mẹ):
 Lợn đực từ công ty CP cung cấp
 Lợn nái từ công ty CP cung cấp
- Độ tin cậy: Cao
- Tư nhân : trại giống trại di truyền của Cp
- Độ tin cậy : cao
- Sơ đồ lai tại giống : không
- Đặc điểm ngoại hình:
• Lợn Landrace x Yorkshire: Thân trắng dài, tai cụp hoặc vểnh, mõm thẳng,
mông vai nở tương đối, bụng thon, chân thẳng chắc khỏe.
• Lợn Duroc: Lông màu đỏ nâu, mõm dài, tai dài, mình dài, lưng còng, bụng
thon, chân thấp
• Ảnh hưởng từ những đặc điểm ngoại hình được di truyền từ bố mẹ, đàn con
ở trang trại có thân hình thon dài,hoạt động nhanh nhẹn; rất đa dạng về màu
lông như trắng tuyền,trắng lang nâu, nâu đen, thân nâu

2.2 Khảo sát trực tiếp


Một số chỉ tiêu sinh lí sinh dục của lợn nái
Chỉ tiêu Nái
Tuổi động dục lần đầu (ngày) 200
Tuổi phối lứa đầu (ngày) 240
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 354
Thời gian mang thai (ngày) 114
Khoảng cách giữa 2 lứa (ngày) 142
27

TG phối trở lại sau CS (ngày) 5-7

Năng suất sinh sản của lợn nái


Chỉ tiêu Nái
Số con đẻ ra/lứa (con) 13
Số con đẻ ra còn sống/lứa (con) 12,5
Số con để nuôi/lứa (con) 12
Số con cai sữa/lứa (con) 12
Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,6
Khối lượng sơ sinh/lứa (kg) 19,2
Khối lượng cai sữa/con (kg) 6
Khối lượng cai sữa/lứa (kg) 72
Thời gian cai sữa (ngày) 21
Số lứa / nái / năm ( con ) 2,43
Số con cai sữa / nái / năm ( con ) 29,16

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg lợn con cai sữa


Chỉ tiêu Nái
TĂ chờ phối ( kg/lứa) 18
TĂ cho nái chửa ( kg/lứa) 285,5
TĂ cho nái nuôi con ( kg/lứa) 108
TĂ cho lợn con tập ăn ( kg/lứa) 5
TổngTĂ cho một lứa đẻ ( kg/lứa) 411,5
Kl cai sữa ( kg /lứa ) 72
TTTĂ/ 1kg lợn cai sữa ( kg / kg) 5,71
27

 Nhận xét Nhìn chung, trang trại làm khá tốt vấn đề công tác giống. Tất cả
con giống nhập từ nguồn uy tín, rõ ràng và đảm bảo. Tại trang trại, từng con
cũng được theo dõi và ghi chép đầy đủ thông tin qua từng lứa đẻ vào phiếu
đẻ, đồng thời phát hiện và có kế hoạch điều trị hay loại thải những con có
vấn đề.

III. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG

3.1. Thông tin chung


Để đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, khâu chăm sóc nuôi dưỡng đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Nếu cho ăn thức ăn không hợp lý, không đúng loại, thừa hay
thiếu đều có thể làm giảm năng suất sinh sản của đàn, từ đó làm giảm hiệu quả
chăn nuôi.
Hiện nay trang trại đang dùng loại thức ăn hỗn hợp là cám viên của công ty cổ
phần chăn nuôi CP cung cấp. Thức ăn được đóng bao theo quy cách 40 kg/1 bao.
Tổng đàn lợn đang sinh sản của trại ở thời điểm này là 1316 con. Toàn bộ lợn con
của trang trại được chuyển về các trang trại của công ty CP không xuất bán lợn cai
sữa ra ngoài.
Việc sử dụng thức ăn dạng viên khô rất dễ bảo quản, cám có mùi thơm ngon kích
thích lợn thèm ăn, hơn nữa cám có chất lượng cao, thành phần phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của đàn lợn, lại được sử dụng trực tiếp không cần chế biến nên
rất tiện lợi cho trang trại quy mô lớn
- Tổng lượng thức ăn thiêu thụ / năm :1325 tấn/năm
- TĂ tổng hợp :100%
- Số hãng cung cấp : công ty CP
- Giá : 400.000
- Phương thức thanh toán: không
 Nhận xét cảm quan về thức ăn: thức ăn có màu vàng ngà, mùi thơm hấp dẫn,
ép dạng viên không bị vỡ vụn nhiều. Chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo
về chất lượng cân bằng về thành phần dinh dưỡng, kích thích tăng tính thèm
ăn, cho ăn đơn giản không cần trộn thêm nguyên liệu khác thuận tiện cho quá
trình chăn nuôi.
27

3.2 Khảo sát trực tiếp


- Nguồn thức ăn cho vật nuôi mà trại đã và đang sử dụng:
Loại thức ăn Thức ăn từng Thức ăn đang sử Lý do thay đổi
sử dụng dụng
Tổng hợp 567SF
Tổng hợp 566F
Tổng hợp 550SF
Một số hình ảnh về các loại cám được sử dụng
27

- Kỹ thuật bảo quản thức ăn :


 Việc bảo quản nguồn thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng, vì nếu bảo
quản không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, từ đó
giảm năng suất đàn lợn. Nguồn thức ăn sử dụng tại trang trại chủ yếu
là thức ăn tinh, khô nên dễ bảo quản. Tất cả các loại cám đều được
đóng bao 2 lớp cẩn thận, có lớp bao nilon bên trong nâng cao hiệu quả
bảo quản, chống ẩm mốc tốt và giữ được độ thơm ngon cho thức ăn
 Trang trại có kho bảo quản cám tách biệt , kho được xây dưng ở nơi
cao ráo , an toàn, thoáng , xung quanh có hệ thống cống rãnh thoát
nước để đảm ảnh hưởng của mưa bão
 Mái , tường thiết kế xây dựng sao chắc chắn chống lại sự ảnh hưởng
thời tiết như nắng, mưa, bão. Mặt sàn phả đảm bảo phẳng , nhắn đủ
chắc , cứng
 Bao thức ăn được kê trên gỗ để cacg mặt sàn khoảng 20-25cm
 Nguyên liệu nhập vào kho phải khô, sạch độ ẩm phù hợp với quy
định, loại những loại kém chất lượng , không đạt tiêu chuẩn
 Định kỳ khoảng 1 tuần /1 lần thực hiệ dọn dẹp , vệ sinh kho cám ,
diệt côn trùng và bẫy chuột hàng ngày

 Đặc điểm của các loại thức ăn sử dụng tại cơ sở


TĂ lợn nái Đực giống TĂ lợn con
Hậu Kỳ 1 Kỳ 2 Nuôi Hậu bị Tập Tập
bị con ăn ăn
Tên thức ăn 550F
567SF 566F 567SF
27

Protein thô(tối
17 12 17 20
thiểu) (%)
NLTĐ (
3100 3100 3100 3300
kcal/kg)
Xơ thô tối đa
7 10 7 3.5
(%)
Ca (%) 0.6- 1,2 0.6- 1,2% 0.6- 1,2 0.6- 1.2
P (%) 0.5- 1.0 0.5- 1.0 0.5- 1.0 0.4- 0.8
Lysine tổng số
0.8 0.6 0.8 1.3
(tối thiểu )
Methionine +
Cystine tổng số 0.5 0.4 0.5 0,7
(tối thiểu )
3.3. Khảo sát khẩu phần ăn cho từng loại vật nuôi
3.3.1Quy trình nuôi dưỡng - chăm sóc
a. Chuẩn bị chuồng trại
- Xịt , sửa sạch trên bền mặt nền chuồng, máng ăn sạch sẽ, chuồng trại phải được
quét vôi, phun thuốc sát trùng
- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải
nhanh.
- Chuồng có máng ăn , vòi nước tự động ( bán tự động ) cho lợn
b. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn hậu bị

- Nhập hậu bị lợn kế hoạch thích hợp và nên nhập trước thời điểm phối giống để
lợn thích nghi và Tiêm phòng đủ 7 mũi vacxin (LMLM, giả dại, thai gỗ, đóng dấu,
xoắn khuẩn, dịch tả, suyễn) phải nuôi ở chuồng cách ly khoảng 9 tuần
- Nuôi chuồng cách ly đúng quy trình theo dõi thường xuyên
- Nhiệt độ thích hợp: 25-27°C
- Cung cấp nước : tự động
- Thức ăn cho lợn hậu bị: Khi mới nhập hậu bị về để hạn chế stress và tăng sức đề
kháng thì:
+ Cho lợn nghỉ 2-3h sau đó mới cho ăn
27

+ Ngày đầu cho ăn 30-50% so với khẩu phần tiêu chuẩn


+ Ngày hôm sau cho ăn tự do(nhiều lần trên ngày), tra thêm cám
+Trộn kháng sinh vào cám cho heo ăn để phòng bệnh
- Hết thời gian nuôi cách ly, đưa lợn hậu bị lên chuồng bầu , bố trí lợn vào các ô ở
dãy phối , cuối hướng gió để lợn ngửi được mùi lợn đực , hoặc có thể xếp xen kẽ ô
hậu bị với ô của con đực để kích thích lợn lên giống nhanh hơn và kiểm tra lên
giống lần đầu
Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc lợn chờ phối
- Khi về chuồng bầu tiêm mỗi con 5ml ADE
- Hai ngày đầu tiên không nên cho lợn ăn nhiều nhằm mục đích ức chế lợn tiết sữa
nên cho ăn ở mức 2kg/ngày. Sau đó cho lợn ăn tăng dần để lợn nhanh hồi phục thể
trạng và sớm lên giống.Nên cho lợn chờ phối ở gần con đực để kích thích và ép để
nhanh lên giống, hàng ngày tiến hành thử đực đối với những con đã lên giống.
- Nái động dục trở lại sau 5-7 ngày, phối giống 3 lần , mỗi lần 1 liều 100ml tinh
dịch, sử dụng quy tắc sáng - chiều – sáng.
- Mỗi ngày cho ăn 1 bữa lúc 2h chiều, cho ăn theo thể trọng của từng con
- Cung cấp nước : tự động
- Vệ sinh hằng ngày : xịt sạch chuồng trại hằng ngày, thu chất thải rắn vào bao tải
đưa đến nơi xử lí, chất lỏng theo đường dẫn ra ngoài
-Xả vôi gầm chuồng và phun sát trùng định kì cách 2 ngày phun 1 lần.
27

Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái mang thai
- Nái mang thai chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ chửa I (3 tháng chửa đầu) và thời kỳ
chửa II là khoảng thời gian còn lại.
+ thời kỳ chửa I: thời kỳ này cho nái ăn với khẩu phần 2 kg/ ngày. Tuy
nhiên tùy theo thể trạng của nái mà ta tăng hoặc giảm khẩu phần ăn: cho ăn nhiều
hơn với những con nái gầy và giảm đi với những con nái béo.
+ thời kỳ chửa II: cho lợn ăn tăng lên 3kg-4kg/ ngày. Cũng tương tự như
trên tùy vào thể trạng của lợn mà cho ăn tăng hoặc giảm. 4-5 ngày chửa cuối
cùng ta giảm khẩu phần ăn vì lúc này lợn chửa rất to, ăn no sẽ gây ra khó thở,
bội thực. Cho ăn 1,5-2 kg/ngày cho ăn làm nhiều bữa.
- Vệ sinh hằng ngày , thu chất thải rắn vào bao tải đưa đến nơi xử lí, chất lỏng theo
đường dẫn cống và thải ra ngoài
- Tuần quét vôi nền chuồng 2-3 , xịt sát trùng định kì
Quy trình chăm sóc lợn đực
27

- Khẩu phần ăn được điều chỉnh để thể trạng đực tốt nhất, con nào béo giảm cám
2.0 – 2.2 – 2.5kg/ngày, con nào gầy tăng cám 2.8 – 3.0 – 3.5 kg/ngày, ngày ăn 2
bữa lúc 7h30 sáng và 3h chiều.
- Sử dụng lợn đực giống khai thác tinh dịch bằng cách cho lợn nhảy giá. Lấy tinh
theo nhu cầu phối, có 4 lợn đực đang trong thời gian khai thác, mỗi lần lấy được từ
400 -450 ml. Sau khi khai thác tiêm 1 mũi 1 ADE 5cc sau khi lấy tinh cho lợn đực
giống, cho ăn trứng sau khi khai thác.
- Hàng này trộn 100g đạm 350 để tăng độ đạm trong thức ăn. Trước khi phối một
tuần phải khai thác vắt bỏ tinh một lượt.
- Xếp đực ở đầu giàn mát thoáng khí mát mẻ, hạn chế để đực nhìn thấy heo cái.
- Công nhân cọ rửa sạch dương vật heo đực để hạn chế nấm hỏng, tắm khi thời tiết
nóng.
- Tinh sau khi khai thác được đưa về phòng tinh, đo nhiệt độ tinh, kiểm tra hoạt lực
và chất lượng tinh qua kính hiển vi (vật kính 10+40). Sau đó pha loãng với nước
môi trường tỉ lệ 1:1, kiểm tra hoạt lực lần 2, pha tiếp với tỉ lệ 1:3, kiểm tra hoạt lực
lần 3, sau đó đóng vào túi tinh, bảo quản nhiệt độ 27 độ C. Tinh thừa thì bảo quản
trong tủ lạnh với nhiệt độ 17 độ C, trong 1 ngày không sử dụng thì loại bỏ. Tinh
mang đi phối được đựng trong thùng bảo quản với nhiệt độ là 27 độ . Trước khi lấy
ra sử dụng, ngâm tinh vào thùng bảo quản 37 độ C 3-5 phút để tinh thích nghi với
nhiệt độ môi trường
27

Quy trình nuôi dưỡng - chăm sóc nái đẻ và nuôi con


-Thông thường nếu có chuồng đẻ trống thì nên cho nái chửa lên chuồng đẻ trước
5-7 ngày. Ưu tiên cho những con có ngày đẻ gần nhất. Mục đích cho lợn lên sớm
là:
+ Phòng ngừa trường hợp lợn đẻ sớm
+ Dễ dàng chăm sóc quản lý, dễ dàng phát hiện lợn sắp đẻ
+ Giúp lợn yên tĩnh hơn
-Những biểu hiện của lợn sắp đẻ:Lợn có những biểu hiện không yên tĩnh, đứng
nằm không yên. Phá máng, phá chuồng, lấy chân cào nền chuồng. Iả và đái nhiều
lần, mỗi lần chỉ một ít. Âm hộ sưng mọng, sa thấp xuống. Có sữa đầu tiết ra, lấy
tay vắt sữa đầu bắn thành tia. Khi lợn gần đẻ thì thấy nước ối tràn ra ngoài âm hộ.
-Đỡ đẻ cho lợn
27

+ Chuẩn bị đỡ đẻ: chuẩn bị lồng úm lợn con, lồng úm cần bật đèn sưởi trước nhất
là vào mùa đông, lồng úm cần lót vài mềm và khô, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như
khăn lau....

+ Thao tác đỡ đẻ: khi lợn con đẻ ra dùng khăn lau sạch nhớt trong mũi và miệng
lợn con, sau đó ta lau toàn thân lợn bằng bột lăn, rồi cho vào lồng úm và thắp đèn;
sau khi đẻ được 3-4 con thì tiêm cho lợn mẹ 3ml Oxytocin, khi lợn con cứng cáp
khô lông thì ta đem lợn ra bú. Duy trì cho lợn 3 ngày liên tục mỗi ngày 3 ml
Oxytocin nhằm mục đích cho lợn đẩy hết các chất bẩn trong tử cung ra.

-Xử lí các sự cố khi đẻ


+ Lợn đẻ khó: ta có thể trợ giúp lợn mẹ bằng cách móc lợn con, trước khi móc
phải rửa sạch tay, dùng gel bôi trơn lên tay và tránh làm xây xát đường sinh dục
lợn nái khi móc. Lợn có thể nằm lâu mà không đẻ thì ta có thể xoa vú và bụng kích
thích lợn đẻ.

+ Lợn con bị ngạt: lấy hết nhớt trong miệng và mũi lợn con, sau đó đè và kéo lưỡi
lợn ra đồng thời cầm chỗ hông lợn cho lợn dốc ngược xuống và lắc
- Lợn con sau khi đỡ đẻ xong, lau khô cắt rốn sát trùng, cho vào lồng úm 5 –10p
sau đó thả ra cho bú sữa mẹ .
-Sau 24 tiếng ghép lợn con để tạo sự đồng đều cho đàn lợn con, giảm tỷ lệ chết của
lợn con theo mẹ do còi yếu, góp phần làm tăng trọng lượng lợn con cai sữa, đảm
bảo thể trạng và sức khỏe tốt cho lợn mẹ lúc cai sữa.
-Lợn con sinh sau 1 ngày tiến hành bấm đuôi, mài răng nanh, sát trùng rốn và bấm
đuôi và tiêm sắt
- Ngày thứ 3 nhỏ uống cầu trùng 3 lần, tiêm kháng sinh và thiến
-Cho lợn con tập ăn theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 3-7 ngày tuổi, giai đoạn 7-14 ngày
tuổi và giai đoạn trên 14 ngày tuổi ăn cám 550SF
- Nước uống úm liên tục bằng núm uống tự động
27

-Vệ sinh chuồng liên tục tránh đêt chuồng và nái bị bẩn . Chuồng nuôi phải luôn
đảm bảo sạch sẻ, thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mua đông
- quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ, người đứng chuồng luôn phải
tập trung , tỉnh táo để canh không cho lợn mẹ đè chết lợn con , đồng thời nhanh
chóng phát hiện vấn đề , dịch bệnh trên chuồng nuôi , đưa ra biện pháp xử lí hiệu
quả
27

Quy trình chăm sóc lợn cai sữa


- Lợn con vừa tách mẹ cần nhiệt đọ từ 28-32o C, vì vậy phải điều chỉnh nhiệt độ tổ
chức úm lợn cho phù hợp
- Phải theo dõi sức khỏe lợn mỗi ngày, tổ chức đánh dấu những lợn bị bệnh: ho,
tiêu chảy, ăn kém, đau chân… để theo dõi và điều trị nhanh nhất
- Không nên dồn và lùa lợn để hạn chế stress.
- Tách lọc ra theo từng ô, phân chia các ô thuận tiện chăm sóc và điều trị.
- Lợn con vừa mới cai sữa không được tiêm vaccsine ,phải tiêm theo lịch đã quy
định
- Cha cám tăng dần theo tuổi của lợn , lợn ăn hết cha thêm
- Cung cấp nước : tự động
- Máng : rung lắc
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh máng ăn cho lợn con hàng ngày.
- Định kì vệ sinh cào và xịt rửa gầm chuồng 1 ngày/lần
27

 Nhận xét: Qua quá trình được thực tập tại trại và quá trình trao đổi học tập
cùng chủ trại thì nhóm sinh viên chúng em nhận thấy rằng trại sử dụng nguồn thức
ăn có thương hiệu và uy tín (thức ăn của công ty thức ăn chăn nuôi CP, thức ăn
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho lợn, kho được sát trùng trước khi nhập
thức ăn vào và được bảo quản cẩn thận, thuốc thú y và vaccine được bảo quản
trong kho, quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc của trang trại khá tốt. Quy trình chăm
sóc nuôi dưỡng tốt, giúp cho lợn phát triển khỏe mạnh

IV. KHẢO SÁT CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI

4.1. Phỏng vấn thông tin chung


- Tổng diện tích chuồng nuôi :47603,8 m2
- Tổng số chuồng :5
+ 1 chuồng cách li hậu bị
+ 1 chuồng bầu: 2 bầu
+ 3 chuồng đẻ
- Diện tích phục vụ: nhà ở công nhân , nhà kho , nhà ăn ca,…:1000m2
- Khoảng cách khu dân cư, khu công cộng : 1km
4.2. Khảo sát trực tiếp
4.2.1. Xác định hướng chuồng, sơ đồ mặt bằng tổng thể:
- Hướng chuồng : đông tây
- Tổng diện tích trang trại :2ha
- Tổng sống chuồng nuôi :5
- Khoảng cách giữa cách chuồng :5m
- Sơ đồ tổng thể:

Cổng
Sát
Bảo vệ trùng AO
27

Lối
đi
Khu Cổng
nhà ở

Kho
phân

Nhà
ăn
Xuất/Nhập heo

Cổng

Khu
AO cách ly
người

Khu
sát
trùng

LốI
xuấ
Nhà ăn t
Lố ca he
i o
Bể vôi đi

Kho
thuốc

Cơ khí Kho cám

Bể nước

Lối đi

Phòng
tinh Chuồng bầu Chuồng đẻ 1 Chuồng đẻ 2 Chuồng đẻ 3
27
Hố
nướ

Chuồng
cách ly lợn Ao

4.2.2 Xác định các chỉ tiêu kĩ thuật của 1 dãy chuồng
- Diện tích 1 dãy chuồng:248m2
- Tổng số ô chuồng trong các dãy:
+Chuồng bầu: 1136 ô , 1 dãy có 71 ô,16 dãy: 30 ô lợn đực, 7 ô khai thác tinh
+Chuồng đẻ: 168 ô
+ Cách li hậu bị : 23 ô
- Sơ đồ chuồng lợn nái chửa và chờ phối:
27

Kích thước ô khai thác tinh:dài3m , rộng 2,5m


Lối đi đầu chuồng :1m
Lối đi cuối chuồng:1.1m
Độ rộng giữa 2 dãy 1,2m
- Sơ đồ chuồng đẻ:
27

Lối đi đầu chuồng :1m


Lối đi cuối chuồng:1.1m
Độ rộng giữa 2 dãy 1,2m

-Sơ đồ cách li hậu bị:


27

Lối đi đầu chuồng là: 1m


Lối đi cuối chuồng: 1.1m
Độ rộng giữa 2 dãy: 1.2m
4.2.3 Kết cấu chuồng trại
- Tường xây bằng gạch dày 20cm
- Chuồng 2 bậc, bậc cao làm bằng các tấm đan xi măng, bậc thấp là nền bê tông.
- Mái: tôn sóng, dùng tôn cách nhiệt làm trần
- Hệ thống máng ăn: máng inox bán nguyệt
- Hệ thống cung cấp nước uống tự động
- Hệ thống cấp nước: giếng khoan có bể lọc, máy bơm
- Hệ thống xử lý phân và nước thải: Chất thải rắn được thu gom mang đi vào khu
chứa, chất thải lỏng được chảy thải ra máng
- Hệ thống ánh sáng: đèn điện, cửa sổ.
- Hệ thống chống nóng: quạt hút, dàn mát
- Hệ thống chống rét: hệ thống bạt, bóng úm, thảm lót.
27

+ Mô tả phương thức và hệ thống chống nóng: nước chảy qua tấm làm mát ở đầu
chuồng, ở cuối chuồng có các quạt hút hút không khí mang hơi ẩm đi qua dàn mát
vào chuồng nuôi.
+Mô tả phương thức và hệ thống chống rét: che bạt phần dưới của dàn làm mát
chừa lại 10cm ở phía trên để tạo thông thoáng, bật ít quạt làm mát dùng tấm ván
dựng che 1 phần quạt để giảm sức hút của quạt
4.2.4 Nhận xét
- Các ô chuồng được phân chia riêng biệt phù hợp với từng loại lợn, hạn chế sự
lây lan của mầm bệnh từ chuồng này sang chuồng khác. Chuồng đảm bảo lưu
thông không khí, điều chỉnh nhiệt độ chuồng phù hợp cho từng loại, áp dụng các
biện pháp chống nóng chống rét tốt
- Chất thải lỏng: có hệ thống biogas, thả trực tiếp ra ngoài môi trường
- Chất thải rắn : gom vào bao , cuối buổi trở ra kho phân
- Có ủng đi riêng cho bên ngoài và bên trong chuồng, có hố sát trùng ở đầu chuồng
V. QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y

5.1. Tổng quát cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chăn nuôi


Chỉ tiêu Có/Không Yêu cầu điều chỉnh
a. Địa điểm xây dựng
Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với Có
quy hoạch sử dụng đất của địa phương
hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền
cho phép không?
Khoản cách từ trang trại đến khu dân cư, Có
các công trình xây dựng khác, đến nguồn
nước có đúng với các quy định hiện hành
không?
Trang trại có được thiết kế gồm các khu Có
vực khác nhau không?
Giữa các khu có tường rào ngăn cách
không?
b. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị
chăn nuôi
Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, Có
nền chuồng, mái chuồng, vách chuồng
27

… của chuồng trại có hợp lý không?


Chuồng trại cho các loại lợn khác nhau Có
có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không?
Khu hành chính (văn phòng, nhà làm Có
việc, khu vệ sinh …) có đặt ngoài hàng
rào khu chăn nuôi không?
Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, Có
kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho
chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ
khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất
thải …) có bố trí riêng biệt không?
Hệ thống vệ sinh sát trùng ở cổng ra vào Có
chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu
tối đa sự lây lan của mầm bệnh không?
Kho chứa nguyên liệu và thức ăn có Có
được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh
không? Các nguyên liệu và thức ăn khi
nhập kho bảo quản có đúng theo tiêu
chuẩn quy định chưa?
Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng có Có
được xây dựng thông thoáng, không bị
dột, tạt nước khi mưa gió không?
Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin Có
và một số loại kháng sinh yêu cầu được
bảo quản lạnh không?
Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức Có
ăn, nước uống … có đầy đủ và hợp vệ
sinh không?
Trang bị bảo hộ có được khử trùng và cất Có
giữ đúng nơi quy định không?
Có quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử Có
trùng, thay quần áo cho công nhân và
khách tham quan không?
c. Vệ sinh chăn nuôi
Dụng cụ có đầy đủ để vệ sinh và thu Có
gom chất thải của chuồng trại không?
Hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi Có
chuồng có thường xuyên thay theo quy
định không?
27

Có hệ thống phun thuốc sát trùng Có


phương tiện vận chuyển ra vào trại
không?
Có thực hiện định kỳ việc phát quang bụi Có
rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát
trùng xung quanh các dãy chuồng và khu
chăn nuôi không?
Có thực hiện việc sát trùng chuồng trại Có
trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi
chuyển đàn không?
Có định kỳ sát trùng bên trong chuồng Có
trại, các dụng cụ chăn nuôi, làm vệ sinh
các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và
trên gia súc bằng thuốc sát trùng thích
hợp không?
Có dùng riêng phương tiện vận chuyển Có
lợn, thức ăn, dụng cụ … trong trang trại
không?
Có thực hiện sát trùng phương tiện vận Có
chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ trước và
sau khi vận chuyển trong trại không?
Có thực hiện ghi chép chi tiết về hóa Có
chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin
… xuất nhập kho không?
Có sử dụng kháng sinh hoặc chất Không
cấm/chất đặc biệt vào trong thức ăn của
lợn không?
Có bán lợn chết ra thị trường hoặc sử Không
dụng trong bếp ăn tập thể không?
Có nơi xử lý lợn chết (lò thiêu, đất chôn) Có
đủ tiêu chuẩn không?
Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát Có
hiện lợn chết không?
5.2 Khảo sát quy trình vệ sinh thú y của trang trại.
A . Quy định phòng bệnh bằng thuốc và vacince
Chương trình vaccine cho lợn

Loại heo Tuổi Tên thuốc


27

Sau nhập về 4 tuần PED1 + AD+ thuốc


Hậu bị thay thế đàn ghẻ
(đực và cái) Sau nhập về 5 tuần Parvol + PRRS1
Sau nhập về 6 tuần CSF + Circo
Sau nhập về 7 tuần PED2 +FMD
Sau nhập về 8 tuần Parvo2 + PRRS2
Mang thai 10 tuần CSF + PED1
Mang thai 12 tuần FMD + PED2
Heo nái Tổng đàn tháng 3,7,11
Tổng đàn tháng 4, 8, 12
Tổng đàn tháng 3,6,9,12 Ghẻ
Sau sinh 2 tuần AD
Sau sinh 3 tuần PRRS
Heo đực Mỗi 6 tháng CSF
Mỗi 4 tháng SMD
Heo con 3 tuần tuổi

B. Các bệnh thường gặp ở tại trại

Loại heo Tên bệnh Thuốc


Heo con Phổi tylossin
Tiêu chảy Ceftocil
Hecli rốn Mổ +hitamox + dexa
Heo nái Ghẻ Idectin
Đau chân Amox
Heo hậu bị Phổi tylossin
Heo đực Phổi tylosin

5.3 Xử lí chất thải


a. Quản lí chất thải rắn
27

- Hằng ngày có thu gom phân vào mỗi buổi sáng và buổi chiều bằng cách dùng cào
sắt cào, gầu hót hót phân cho lợn vào bao tải.

- Phân lợn sau khi được công nhân hót vào bao sẽ được đẩy ra khu chứa phân để
bán cho khách hàng nào có nhu cầu mua phân về bón cho cây trồng.

b. Quản lí chất thải lỏng


-Nước thải từ các chuồng chảy ra hố chứa nước thải rồi theo đường rãnh ra ngoài
27

5.4 Nhận xét


- Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy mức độ an toàn sinh học của hệ thống chuồng
trại vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Tuy đã có các khu riêng biệt nhưng sự ngăn cách còn
chưa thật hiệu quả. Quy trình vệ sinh phòng bệnh mặc dù đã được quan tâm nhưng
thực hiện chưa bài bản, chưa triệt để.

- Hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi chưa đảm bảo vì nước thải đổ trực tiếp ra môi
trường tạo thành ao nước đen tạo điều kiện cho ruồi muỗi,chuột,... sinh sống tiềm
ẩn rất nhiều mầm bệnh dễ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

- Để chăn nuôi hiệu quả, ít bệnh hơn, trước hết trang trại cần thắt chặt và làm
nghiêm ngặt hơn quy trình vệ sinh thú y, có phun thuốc khử trùng trước và sau khi
vào chuồng, có đồ lao động cho công nhân và khách tham quan, đặc biệt việc đi lại
ra ngoài của công nhân cần hết sức hạn chế. Hệ thống xử lý chất thải cần được đầu
tư hơn nữa, nên sử dụng bể biogas hoặc các chế phẩm sinh học xử lý nước trước
khi đưa về môi trường.

VI. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM


- Loại hình sản phẩm bán ra: xuất lợn con đi nơi khác nuôi dưỡng và chăm sóc
- Lợn con cai sữa
- Nơi tiêu thị sản phẩm: trại hậu bị do công ty phân phối
27

+ Hợp đồng tiêu thụ: có


+ Giá cả từng loại sản phẩm: không
+ phương thức thanh toán: không
+ Thời gian thanh toán: không
Ý kiến quản lý về tiêu thụ sản phẩm:Mức độ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng vì công ty
đã có nơi tiêu thụ sản phẩm , giúp trang trại chăn nuôi an tâm hơn trong quá trình
chăn nuôi
VII. HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ
Chăn nuôi lợn nái :
- Chi phí con giống một lứa: 8 lứa 1 nái
- Chi phí giống ban đầu :62000/1kg x 100kg + 2,5tr =8.700.000/nái
- Tiền bán lợn thải : 30.000đ/1kg x 220kg = 6.600.000đ
 Chi phí giống/lứa :262.500đ/lứa

- Chi phí thức ăn/lứa :


+ Thức ăn cho lợn chờ phối : 18kg x 6 x 10.000đ = 1.080.000đ
+ Thức ăn cho lợn nái chửa : 285,5kg x 10.000đ = 2.855.000đ
+ Thức ăn cho lợn nuôi con :108 x 10.000đ = 1.080.000đ
+ Thức ăn cho lợn con tập ăn : 5kg x 30.000 = 150.000đ
- Chi phí thú y : 150.000/con x 12 = 1.800.000đ
- Chi phí khố hao chuồng trại :300.000đ/lứa
- Chi phí điện nước : 350.000đ/lứa
- Chi phí lao động : 600.000đ/lứa
 Tổng chi :8.477.500đ/lứa/nái
Tổng thu :12 x 1.500.000đ = 18.000.000đ/lứa
 Lợi nhuận/lứa : 18.000.000 – 8.477.500= 9.522.500đ/lứa/nái
Lợi nhuận/năm: 9522500 x 2,43 = 23139675đ/lứa/nái
27

VIII- THUẬN LỢI KHÓ KHĂN – PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

8.1Điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội, thách thức của chăn nuôi
a.Điểm mạnh
- Con giống được nhập từ nơi uy tín ( công ty CP), con giống được tiên ngừa đầy
đủ, đúng lịch. Thuốc thú y luôn được đảm bảo chất lượng tốt, do các công ty uy
tín, được liểm định chất lượng trước khi cung cấp cho trại.
- Sản phẩm đầu ra ổn định, chất lượng tốt, được công ty bao tiêu đầu ra.
- Chuồng trại khép kín, luôn được vệ sinh sạch sẽ, luôn tuân thủ các quy trình vệ
sinh trong chuồng, khử trùng sát trùng định kỳ.
- Thức ăn đảm bảo chất lượng, phù hợp nhu cầu khẩu phần với từng loài lợn, từng
độ tuổi, giai đoạn. Có khẩu phần ăn chi tiết cho từng loài từng giai đoạn.
- Có kỹ sư luôn túc trực theo dõi, kiểm soát tình hình chăn nuôi.
b. Điểm yếu
- Môi trường cần được quan tâm hơn
-Chuồng trại: Nhiều ô chuồng có các thiết bị đã xuống cấp, bị rỉ sét.
- Chưa có bể biogas, hồ sinh học
c.Cơ hội
- Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về vốn cho các cá nhân tập thể tham gia
lĩnh vực phát triển nông nghiệp bền vững.
- Có nhiều loại thuốc, vacxin mới giúp giảm thiểu một cách tối đa các bệnh, thời
gian chữa bệnh cho lợn được rút ngắn, sức khoẻ của lợn lấy lại nhanh chóng.
- Giá lợn hiện tại cũng là cơ hội rất lớn để trại phát triển, đem lại lợi nhuận cho
người chăn nuôi.
- Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn dẫn đến sự
cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng. Chủ đầu tư và nhà chăn nuôi cần giải quyết
vấn đề làm thế nào đẻ giá thành trong chăn nuôi giảm nhưng chất lượng thịt đến
tay người tiêu dùng phải tăng. Đây cũng vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với
ngành chăn nuôi lợn
d. Thách thức
27

- Dịch tả lợn châu phi đang diễn ra rất mạnh tại địa phương nên công tác phòng
chống dịch cũng đang là thách thức lớn đối với trại
-Chuồng nuôi chưa được nâng cấp trong khi đó các mô hình trang trại mới được sử
dụng hiệu quả ngày càng nhiều , trang trại cần phải thay đổi những mô hình
chuồng nuôi không hiệu quả
-Kháng sinh đang được nhà nước cấm trong việc sử dụng bổ sung vào thức ăn đây
là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn dẫn đến khó khăn cho các
trang trại chăn nuôi vì vấn đề dịch bệnh, đòi hỏi kĩ thuât chăm sóc phải có hướng
đi mới tốt hơn
-Việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong chăn nuôi gây đến hậu quả rất nghiêm
trọng, sinh ra các gen kháng lại thuốc và biến đổi rất phức tạp mà các nhà khoa học
vẫn chưa tìm được phương pháp khác, đòi hỏi trang trại phải sử dụng kháng sinh
trong việc phòng chữa bệnh một cách hợp lý và hiệu quả
- Môi trường ngày càng bị đe dọa do các chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường
8.2 Kinh nghiệm thu được
- Trong quá trình tham gia thực tập giáo trình, nhóm sinh viên đã thu được rất
nhiều kiến thức thực tế mà trên lý thuyết chưa được học hoặc đã học nhưng chưa
có cơ hội áp dụng.
- Nắm bắt được tình hình khó khăn của nghành chăn nuôi hiện nay cũng như hiểu
rõ được những vấn đề mà người chăn nuôi đang gặp phải.

- Biết được tình hình thực tế từ đó có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt kiến thức cũng
như tâm lí sẵn sàng đón nhận những khó khăn sau khi ra trường.

8.3:Kiến nghị của sinh viên

Trong quá trình thực tập, nhóm sinh viên có một số kiến nghị như sau:

- Trang trại nên chú ý tới chất thải sau chăn nuôi, sử dụng bể biogas và an toàn
sinh học một cách hiệu quả hơn.

-Cần kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề ra vào của công nhân trong trại
27

C. KẾT LUẬN
Chăn nuôi lợn quy mô trang trại đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển
chung của nền kinh tế đất nước. Trải qua những trận dịch lớn, ngành chăn nuôi gặp
rất nhiều khó khăn, thậm chí là phải tiêu hủy hết lợn để tránh lây lan dịch bệnh. Vì
vậy muốn trang trại hoạt động tốt, mang lại lợi nhuận cao cần có các biện pháp an
toàn sinh học cao, phòng và điều trị bệnh tốt. Qua đợt thực tập này sinh viên được
học hỏi, tiếp thu được những kiến thức thực tế giúp hiểu rõ hơn về các quy trình
nuôi dưỡng chăm sóc, quy trình thú y, chuồng trại,... Tích lũy thêm nhiều vốn
sống, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ứng xử ngoài xã hội. Do giới hạn kiến
thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong
sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để báo cáo thực tập giáo trình của
chúng em được hoàn thiện hơn .
27

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ NN&PTNT (2018). Quyết định: 1506/QĐ-BNN-KHCN. Quy trình thực hành


chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam.

Đặng Vũ Bình (2000). Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi. NXB Nông
nghiệp.

Đỗ Văn Biền (2012). Hướng dẫn quy hoạch, thiết kế, xây dựng chuồng trại chăn
nuôi theo hướng an toàn sinh học. ARECA PROJECT.

Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, NXB Nông
nghiệp Hà Nội, 2000.

Nguyễn Văn Thiện: Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB Nông
nghiệp Hà Nội, 2004.

Nguyễn Xuân Nguyên, Hoàng Đại Tuấn, 2004. Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng
phương pháp vi sinh và sản xuất phân bón.

QCVN 01-79:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn quốc gia: Cơ sở chăn nuôi gia súc gia
cầm - Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y.

Trương Thanh Cảnh, 2010. Kiểm soát ô nhiễm môi trường và sử dụng kinh tế chất
thải chăn nuôi. NXB KHKT

Trương Thanh Cảnh, 2010. Kiểm soát ô nhiễm môi trường và sử dụng kinh tế chất
thải chăn nuôi. NXB KHKT

Vũ Đình Tôn (2009). Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1999). Giáo trình thức ăn
và dinh dưỡng. NXB Nông nghiệp.
27

You might also like