You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ

Sinh viên thực hiện: LƯƠNG KHÁNH TOÀN


Lớp: QH-2020-E QTKD CLC4
Mã sinh viên: 20050365
Mã học phần: BSA3070 01
Giảng viên: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG MINH
TS NGUYỄN ĐĂNG TOẢN
TS HOÀNG XUÂN VINH

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC

PHẦN 1: TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG TÂM ĐẮC ĐÃ HỌC............................................4


1.1. Các nội dung tâm đắc đã học...........................................................................................4
1.1.1. Chúng em hiểu được công nghệ là gì?.......................................................................4
1.1.2. Thầy đã cho sinh viên bọn em hiểu rõ về bộ môn Quản trị Công nghệ là Quản trị
cái gì?.....................................................................................................................................5
1.1.3. Khi chúng ta muốn làm được điều trên thì trước tiên, chúng ta cần phải có quản
trị và có công nghệ................................................................................................................5
1.1.4. Chúng em hiểu được tầm quan trọng của Quản trị công nghệ................................5
1.1.5. Thầy đã giúp chúng em xây dựng được công nghệ làm việc nhóm..........................6
1.1.6. Sinh viên chúng em đã hiểu rõ được những vấn đề sâu bên trong một doanh
nghiệp.....................................................................................................................................6
1.1.7. Tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của việc sử dụng quản trị công nghệ mềm....................7
1.1.8. Ngoài kỹ năng làm việc nhóm như trên, thầy đã giúp chúng em học được rất
nhiều các kỹ năng khác để vận dụng vào việc học tập cũng như các vấn đề trong cuộc
sống như kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp tài liệu, chi tiết về một bài tổng hợp,…. .8
1.1.9. Chúng em đã được học và hiểu biết thêm về Sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ.8
1.1.10. Cần đặc biệt chú trọng đến công nghệ mềm............................................................9
1.2. Những điểm tâm đắc mà em đã áp dụng được vào cuộc sống và công việc của chính
mình.......................................................................................................................................... 9
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ TẠI
MỘT TỔ CHỨC, MỘT DOANH NGHIỆP HAY TRONG THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
CỦA SINH VIÊN ĐÃ TRẢI NGHIỆM. SINH VIÊN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỘT
VẤN ĐỀ NỔI CỘM CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ (CÔNG NGHỆ
CỨNG, CÔNG NGHỆ MỀM), TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT HỆ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ CÓ LIÊN QUAN........................................13
A. Các khái niệm về Quản trị công nghệ.............................................................................13
B. Thực trạng của quản trị Công nghệ AI của Việt Nam. (Cơ quan phụ trách là Bộ
Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng với Các cơ quan chức năng và Các Tập đoàn
hàng đầu Việt Nam)...............................................................................................................14
C. Phân tích vấn đề nổi cộm của công tác quản trị công nghệ (Công nghệ cứng và
mềm): Vấn nạn hack game online tại thị trường Việt Nam...............................................20

2
PHẦN 3: EM HÃY NHẬN DIỆN NHỮNG LÃNG PHÍ TRONG CUỘC SỐNG CŨNG
NHƯ CÔNG VIỆC, TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP ĐỂ CẮT GIẢM NHỮNG LÃNG PHÍ
VỪA NHẬN DIỆN ĐƯỢC.......................................................................................................23
PHẦN 4: TRÌNH BÀY CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN VỀ GIÁ TRỊ CỦA MÔN HỌC
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI BẢN THÂN, DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI........25
Đối với bản thân em...............................................................................................................25
Đối với doanh nghiệp.............................................................................................................25
Đối với xã hội..........................................................................................................................26

3
PHẦN 1: TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG TÂM ĐẮC ĐÃ HỌC

1.1. Các nội dung tâm đắc đã học

1.1.1. Chúng em hiểu được công nghệ là gì?


Công nghệ là việc sử dụng hợp lý giữa máy móc hay công cụ với tri thức và kỹ năng cần
thiết để sản xuất ra một sản phẩm hay cung ứng một dịch vụ trên thị trường.
Công nghệ = Máy, công cụ + Tri thức + Kỹ năng
Một là, bản chất của công nghệ:
- Sản phẩm do con người tạo ra
- Được dùng làm công cụ nhằm tạo ra cơ sở vật chất
Hai là, thành phần của công nghệ:
- Công nghệ cứng
- Công nghệ mềm
Ba là, công nghệ là đầu vào quan trọng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ, gồm 4 thành
phần:
- Con người
- Tổ chức
- Thông tin
- Kỹ thuật
Bốn là, Công nghệ cứng gồm:
- Trang thiết bị
- Máy móc
- Vật liệu
- Dây chuyền sản xuất
- Nhà xưởng, kết cấu, hạ tầng Ví dụ về công nghệ cứng:
- Các thông số về đặc tính của thiết bị
- Số liệu về vận hành thiết bị
Năm là, công nghệ mềm gồm:

4
- Con người: Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm việc
trong môi trường công nghệ gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng được rèn luyện qua quá trình
học hỏi, tích lũy được trong quá trình lao động.
- Thông tin: Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hóa và được sử dụng
trong công nghệ.
- Tổ chức sản xuất: Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế để tạo nên hệ khung
tổ chức của công nghệ.
Ví dụ về công nghệ mềm: Những quy định về trách nhiệm và quyền hạn, mối quan hệ,
sự phối hợp của các cá nhân trong hoạt động công nghệ, quy trình đào tạo nhân công, việc bố
trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con người.
1.1.2. Thầy đã cho sinh viên bọn em hiểu rõ về bộ môn Quản trị Công nghệ là Quản trị cái
gì?
Thứ hai, chúng em phải khảo sát xem thế giới đang có những Công nghệ gì? Công nghệ
gì là thành công, nhận được nhiều lượt yêu thích của người tiêu dùng, của cư dân mạng và công
nghệ nào không được ai biết đến, là thất bại của nhà sản xuất,… Và thứ ba là chúng em phải
học được cách để quản trị thật tốt những công nghệ mà mình có. Có thể thấy, Công nghệ xuất
phát từ con người, tất cả do con người làm ra hết. Qua đó, chúng em đã đúc kết được rằng:
Công nghệ làm ra con người và con người làm ra công nghệ. Có thể lấy một ví dụ như trong
công nghệ giáo dục sẽ bao gồm công nghệ người học và công nghệ người dạy.
1.1.3. Khi chúng ta muốn làm được điều trên thì trước tiên, chúng ta cần phải có quản trị và
có công nghệ.
Công nghệ là thứ có thể mua được nhưng quản trị thì không. Công nghệ là thứ đi sau
quản trị nên được gọi là Quản trị Công nghệ.
Vì thế, chúng ta có thể thấy môn Quản trị Công nghệ này là môn xử lý não con người
trước rồi mới xử lý đến công nghệ sau. Khi chúng ta làm được mọi công việc bằng tư duy của
con người thật tốt thì khi cài đặt vào các phần mềm công nghệ khi ấy mới có hiệu quả.
1.1.4. Chúng em hiểu được tầm quan trọng của Quản trị công nghệ.
Nói một cách chung nhất, công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí
quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành các sản phẩm. Như vậy, có thể
hiểu công nghệ như là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu
và xử lý thông tin, bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng
trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Một công nghệ có bốn thành phần liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau.

5
Thứ nhất là kỹ thuật, tức mọi phương tiện vật chất như các công cụ, thiết bị máy móc,
phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác, thường làm thành dây chuyền ứng với một quy trình
công nghệ nhất định.
Thứ hai là con người, bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích lũy
được trong quá trình hoạt động, đồng thời cũng bao gồm các tố chất như tính sáng tạo, sự khôn
ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức trong lao động...
Thứ ba là thông tin, tức các dữ liệu được tổng hợp và hệ thống hóa, sử dụng trong công
nghệ. Thành phần cuối cùng là tổ chức, thể hiện qua những quy định về trách nhiệm, quyền
hạn, mối quan hệ và sự phối hợp giữa các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy
trình đào tạo công nhân, bố trí sắp xếp nhằm sử dụng tốt nhất thiết bị.
Thứ tư, năng lực công nghệ là khả năng doanh nghiệp triển khai các công nghệ hiện có
một cách hiệu quả và ứng phó được với những thay đổi công nghệ. Một doanh nghiệp có năng
lực công nghệ cao khi có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công
nghệ mới, đồng thời có thể cải tiến công nghệ cũ hay công nghệ nhập từ bên ngoài sao cho phù
hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Quản trị công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ về năng lực công nghệ của
mình nhằm khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh sẵn có, bảo đảm các quyết
định đưa ra hiệu quả và chính xác. Quản trị công nghệ tốt cũng giúp cho doanh nghiệp giành
chiến thắng khi tung ra một sản phẩm hay một phương thức marketing mới, nhờ hiểu rõ năng
lực của đối thủ cạnh tranh và đi trước đối thủ một bước trong việc đổi mới công nghệ.
1.1.5. Thầy đã giúp chúng em xây dựng được công nghệ làm việc nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng, không thể thiếu của
sinh viên chúng em. Hơn thế nữa, nó còn giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và
hoàn thiện bản thân. Kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ mang lại hiệu quả làm việc cao trong quá
trình học tập.
Khi làm việc nhóm, điều đầu tiên, bản thân sinh viên bọn em cần phải biết lắng nghe
người khác để thấy điểm tốt và chưa tốt, cùng nhau thảo luận và đóng góp ý kiến để có kết quả
làm việc hiệu quả. Thứ hai, chúng em được học cách cùng nhau trao đổi để phân công công
việc và giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong nhóm, cách để phân chia khối lượng công
việc đồng đều giữa các thành viên trong nhóm và đảm bảo được công việc được hoàn thành
đúng tiến độ. Hơn thế nữa, khi làm việc một mình hay làm việc nhóm, mỗi bản thân đều cần có
trách nhiệm với công việc của mình. Nhờ vào kiến thức từ hai thầy, sinh viên bọn em đã có thể
hiểu rõ hơn vấn đề làm việc nhóm quan trọng như thế nào và có thể hạn chế được những áp lực
hay bất đồng trong quá trình làm việc nhóm, giúp cho các cá nhân đề cao tinh thần tập thể hơn.

6
1.1.6. Sinh viên chúng em đã hiểu rõ được những vấn đề sâu bên trong một doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều có tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Tầm nhìn
chính là những kỳ vọng, những gì mà doanh nghiệp đó hướng đến trong tương lai. Sứ mệnh là
những gì mà hiện tại doanh nghiệp làm, cống hiến để mang lại những giá trị cho khách hàng.
Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc, những giá trị cam kết mà doanh nghiệp đó đề ra và thực
hiện. Chiến lược của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị
cốt lõi của chính doanh nghiệp đó.
Có thể lấy ví dụ như tập đoàn VINAMILK
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người”. Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng
đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng. tình yêu và trách
nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.
Giá trị cốt lõi: 5 giá trị cốt lõi Vinamilk cam kết với cộng đồng:
- Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tát cả các giao dịch.
- Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng hợp
tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
- Công bằng: Công bằng với nhân viên,khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan.
- Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy
định của công ty.
- Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách có đạo
đức.
1.1.7. Tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của việc sử dụng quản trị công nghệ mềm.
Vai trò của công nghệ mềm đó chính là:
- Tăng tính an toàn, hiệu quả, năng suất khi sử dụng các công nghệ cứng
- Cắt giảm lãng phí chi phí (chi phí tồn kho, vận chuyển, sản xuất thừa, …)
- Giảm thời gian sản xuất
- Sản phẩm thân thiện với môi trường
-…
Từ các vai trò trên ta có thể hiểu tại sao công nghệ cứng và công nghệ mềm luôn phải đi
đôi với nhau, nếu chúng ta sở hữu nhiều công nghệ cứng rất tốt như máy móc triệu đô, hiện đại,
… nhưng công nghệ mềm chúng ta bị yếu kém, không biết sử dụng, tối ưu, chuẩn hóa các công
nghệ cứng thì rất là khó để sản xuất được sản phẩm chất lượng với sự tối ưu về chi phí như vậy

7
thì các máy móc đó sẽ trở thành sắt vụn, với vai trò của nhà quản trị chúng ta nên phải có cái
nhìn tổng quan luôn phát triển 2 yếu tố công nghệ song song.
1.1.8. Ngoài kỹ năng làm việc nhóm như trên, thầy đã giúp chúng em học được rất nhiều
các kỹ năng khác để vận dụng vào việc học tập cũng như các vấn đề trong cuộc sống như kỹ
năng phân tích, kỹ năng tổng hợp tài liệu, chi tiết về một bài tổng hợp,…
Kỹ năng phân tích có thể được coi là một trong những kỹ năng sống quan trọng, và rất ít
thầy cô nào cũng dạy nó trong trường học. Kỹ năng phân tích bao gồm khả năng hình dung, tư
duy phản biện, khả năng thu thập và xử lý thông tin. Nó gắn liền với năng lực sáng tạo của sinh
viên chúng em, giúp cho em có thể tư duy một cách logic hơn dựa vào các thông tin sẵn có.
Nhờ vào kỹ năng phân tích, em có thể dự đoán được kết quả của sự việc xảy ra theo tư duy của
mình một cách chuyên nghiệp và khoa học nhất bằng cách vẽ ra các hình minh họa, hay biểu
đồ, đồ thị,… Kỹ năng phân tích được sử dụng không chỉ để hiểu vấn đề mà còn để phát triển kế
hoạch hành động phù hợp nhất.
Bởi hiện nay, với công nghệ hiện đại, các thiết bị điện tử kết nối với Internet sẽ giúp con
người ta tìm được vô số tài liệu chỉ với một lần click chuột.Vì thế nên kỹ năng tổng hợp thông
tin sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong việc học, hay khi đi làm hiện nay. Để phân biệt được
đâu là nguồn thông tin chất lượng hiệu quả, đòi hỏi sinh viên chúng em phải nắm thật vững kỹ
năng này.
Tìm lí do, nguyên nhân cho mọi việc: Mọi thứ xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng
ta đều có nguyên nhân, lí do của nó hết. Chính vì thế khi công việc không diễn biến theo chúng
ta kì vọng, không đạt được kết quả như mong muốn thì chúng ta phải đi tìm nguyên nhân sâu
xa tại sao lại như thế, mình như thế nào, công việc như thế nào, lí do nào mà vấn đề này lại xảy
ra để từ đó, có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề, sau đó sẽ tìm cách khắc phục, sửa chữa để đạt
được kết quả tốt hơn.
1.1.9. Chúng em đã được học và hiểu biết thêm về Sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ.
Sở hữu trí tuệ hay còn được gọi với một cái tên khác là tài sản trí tuệ. Chúng là những
sản phẩm được tạo ra từ sự sáng tạo của con người. Các sản phẩm có thể kể đến như: tác phẩm
văn học, phần mềm, phát minh âm nhạc, sáng chế,… Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với
những sản phẩm sáng tạo nói trên. Các quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền
nhân thân. Sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
- Kiểu dáng công nghiệp.
- Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ củ

8
- Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền
hình.
- Con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.
- Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương
hiệu, biểu trưng.
- Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng
sáng chế.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực
vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí
tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
1.1.10. Cần đặc biệt chú trọng đến công nghệ mềm.
Nhắc đến hai chữ “công nghệ”, nó không chỉ được biết đến là công nghệ đơn thuần, mà
thực chất, nó được cấu thành từ hai thành phần là công nghệ cứng và công nghệ mềm. Trong
đó, công nghệ cứng là các máy móc, thiết bị, …; công nghệ mềm là phương pháp, cách thức, là
tất cả những gì liên quan đến tương tác của con người lên công nghệ cứng một cách có hiệu
quả. Ví dụ: Để triển khai thành công một chương trình giáo dục, bên cạnh công nghệ cứng như
các thiết bị giảng dạy (máy chiếu, laptop, dụng cụ, ...), cần có công nghệ mềm tốt, đó là
phương pháp dạy, truyền đạt của người giảng viên và phương pháp học tập của người sinh
viên. Trong công thức này, thầy đã tách riêng công nghệ cứng và công nghệ mềm để có thể dễ
dàng nhận diện tầm quan trọng của từng loại công nghệ, cần chú trọng đầu tư vào cái nào hơn.
Các nước giàu gần như chỉ chuyển giao cho các nước nghèo công nghệ cứng mà không có công
nghệ mềm cao.
Vì vậy, để làm ra công nghệ, sáng tạo và phát triển công nghệ, phải kiểm soát được công
nghệ, mà quan trọng hơn cả là công nghệ mềm. Việc tạo ra mặt tích cực hay tiêu cực cũng là do
công nghệ mềm. Do đó, phát triển giáo dục là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu để có một
nền công nghệ tốt bởi công nghệ mềm có được từ con người và con người ấy từ giáo dục mà ra.

1.2. Những điểm tâm đắc mà em đã áp dụng được vào cuộc sống và công việc của
chính mình

Em đã áp dụng được cách sử dụng công nghệ mềm một cách hiệu quả vào học tập, làm
việc cũng như là kỷ luật bản thân.
- Trong việc học tập tiếng Anh, em thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc học và
nhớ từ mới. Thông thường, sau khi học trên lớp, em chỉ ghi lại từ mới vào 1 quyển sổ, mang về
nhà và lấy ra đọc. Phương pháp đó có thể giúp em ghi nhớ trong ngày 1 ngày 2, nhưng về lâu

9
dài, nếu em không sử dụng chúng thường xuyên thì rất có khả năng đến tuần tới em sẽ lại quên
luôn từ đó. Thời gian đó việc học từ vựng luôn luôn là trăn trở lớn nhất đối với em trên con
đường học tiếng Anh. Chính vì vậy em đã lên Youtube tìm hiểu và phát hiện ra 1 phương pháp
học từ mới tiếng Anh vô cùng hiệu quả. Phương pháp này rất dễ, ai cũng có thể làm được, hơn
nữa nó lại được thiết kế dành cho những bạn lười học như em và nó sử dụng công cụ chính là
công nghệ mềm. Em đã phát hiện được 1 ứng dụng tên là Anki. Ứng dụng này cho phép em có
thể ghi nhớ từ mới 1 cách lâu dài bằng việc sử dụng 1 phương pháp có tên là “Space
repetition”. Trên ứng dụng này, em sẽ ghi lại các từ mới mà em đã học được trong ngày, sau đó
em sẽ che tạm thời phần từ hoặc phần nghĩa, rồi sau đó mỗi khi 1 từ mới hiện ra, em sẽ phải
đoán phần bị che ấy ghi cái gì. Nếu như chưa nhớ ra được, em sẽ ấn vào Lại hoặc Khó, sau đó
từ mới đó sẽ lại được xuất hiện trong vòng 2-3 phút sau để em có thể nhớ từ đó liên tục. Còn
nếu em đã nhớ được chỗ trống đó ghi cái gì, em sẽ ấn Dễ để 4 ngày sau khi em sử dụng ứng
dụng thì từ mới đó sẽ lại xuất hiện và em lại được ôn lại từ đó. Cứ như vậy cho đến 2 tuần, 3
tuần, 1 tháng, cứ như vậy các từ mới sẽ được lưu vào bộ nhớ dài hạn trong não bộ. Hơn nữa
phương pháp này còn giúp em học được số lượng lớn từ mới mà lại khiến cho việc học trở nên
dễ dàng hơn rất nhiều.

10
Ngoài ra, em còn có thể cải thiện các kỹ năng khác của việc học tiếng Anh thông qua
việc học tiếng Anh qua phim ảnh, chơi game, tiếp xúc với người nói tiếng Anh, học trực tuyến
với gia sư online là những phương pháp còn khá mới nhưng khi áp dụng nó vào bản thân mình,
em cũng đã nhanh chóng cải thiện được khả năng nói tiếng Anh của mình. Bên cạnh đó, em
còn hay sử dụng những ứng dụng sau để cải thiện kỹ năng nói như ELSA, Speaky, Bingo…;
hay các bộ phim Âu – Mỹ em xem trên ứng dụng Netflix; ngoài ra còn có các website giúp em
thuận tiện hơn trong việc rèn luyện khả năng viết của mình như Grammarly, Writeandimprove,
Testbig,…
- Trong việc kỷ luật bản thân, em có sử dụng 1 ứng dụng trên điện thoại có tên là
Trello. Trello cho phép em tạo các bảng và danh sách công việc, giúp em tổ chức công việc
một cách rõ ràng và dễ dàng theo dõi tiến độ của từng công việc. Ngoài ra, Trello cung cấp tính
năng kéo và thả thẻ, giúp em có thể di chuyển công việc từ danh sách này sang danh sách khác
để thể hiện tiến độ và hoàn thành công việc. Ứng dụng này cung cấp tính năng thông báo và
nhắc nhở, giúp cho em không bỏ sót bất kỳ công việc quan trọng nào và luôn được thông báo
về các thay đổi hoặc cập nhật mới nhất.

11
12
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG
NGHỆ TẠI MỘT TỔ CHỨC, MỘT DOANH NGHIỆP HAY TRONG THỰC
TIỄN CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐÃ TRẢI NGHIỆM. SINH VIÊN PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG MỘT VẤN ĐỀ NỔI CỘM CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
CÔNG NGHỆ (CÔNG NGHỆ CỨNG, CÔNG NGHỆ MỀM), TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT
HỆ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
CÓ LIÊN QUAN.

A. Các khái niệm về Quản trị công nghệ

- Khái niệm Quản trị công nghệ


Quản trị công nghệ là lĩnh vực quản trị liên quan đến nhiều ngành khoa học (khoa học kĩ
thuật và khoa học xã hội) và có mục tiêu là nghiên cứu và phát triển hệ tri thức khoa học để làm
nền tảng vững chắc giúp các tổ chức và các nhà quản trị, sáng tạo công nghệ (công nghệ cứng
và công nghệ mềm) và ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra giá trị và sự thịnh vượng chung của xã
hội.
- Công tác quản trị công nghệ
Thuật ngữ “Công tác Quản trị công nghệ” được sử dụng để miêu tả các nhiệm vụ, công
việc hay các hoạt động (Duty, Job, Activities) được các tổ chức hay doanh nghiệp thực hiện
trong quá trình quản trị để phát triển các công nghệ và các năng lực công nghệ. Về cơ bản, các
hoạt động này được thiết kế và thực hiện dựa trên các cơ sở lý luận mà khoa học về quản trị
công nghệ đã cung cấp. Như vậy, nếu coi quản trị công nghệ là các tác nghiệp trên thực tế. Đây
là điểm khác biệt cơ bản khi sử dụng hai khái niệm cùng liên quan tới một mục tiêu là phát
triển công nghệ và năng lực công nghệ để tạo ra của cải và sự thịnh vượng cho con người.
Ở cấp độ quốc gia, Công tác quản trị công nghệ hay quản trị khoa học và công nghệ là
một chức năng quản trị cấp nhà nước do các cơ quan và bộ ngành liên quan thực hiện với các
nhiệm vụ chính là nghiên cứu, ban hành và đảm bảo rằng các chiến lược và chính sách phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia được thực hiện có hiệu lực và hiệu quả, góp phần quan
trọng vào quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
Ở cấp độ doanh nghiệp, Công tác quản trị công nghệ là một công tác quản trị chức năng
nằm trong khuôn khổ các công tác quản trị kinh doanh hay quản trị doanh nghiệp, từ công tác
quản trị công ty, quản trị chiến lược, quản trị công nghệ,....tới quản trị nguồn nhân lực, quản trị
sản xuất, quản trị marketing,...Công tác quản trị công nghệ tại Doanh nghiệp là một quy trình
liên tục trong đó chủ doanh nghiệp hay các cấp thẩm quyền (cổ đông, hội đồng quản trị, ban
giám đốc) thực hiện tất cả các công việc kể cả việc hoạch định và thực thi các chiến lược và các
kế hoạch liên quan nhằm phát triển công nghệ và các năng lực công nghệ cần thiết phục vụ cho
mục tiêu xây dựng và duy trì khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.
13
Công tác quản trị công nghệ nói chung có một mục tiêu cơ bản và xuyên suốt là quản để
phát triển các công nghệ và năng lực công nghệ phục vụ cho nhu cầu cạnh tranh và phát triển
bền vững của một quốc gia, hay một doanh nghiệp.

B. Thực trạng của quản trị Công nghệ AI của Việt Nam. (Cơ quan phụ trách là Bộ
Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng với Các cơ quan chức năng và Các Tập
đoàn hàng đầu Việt Nam)

- Khái niệm Trí tuệ nhân tạo AI


Công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence - Trí Thông Minh Nhân Tạo) là công
nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các
hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc
sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định),
và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng
nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).
Khái niệm về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy (một nhà khoa học
máy tính Mỹ) vào năm 1956 tại hội nghị The Dartmouth. Ngày nay, công nghệ AI là một thuật
ngữ bao gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế.
Công nghệ AI dần trở nên nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của nhiều người là nhờ Big
Data. Mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ
phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao
giờ hết.
- Phân loại công nghệ AI
Công nghệ AI được chia làm 4 loại chính:
Loại 1: Công nghệ AI phản ứng
Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính
mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.
Một ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue. Đây là một chương trình
chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự
đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích
hợp nhất.
Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Các hệ thống AI này có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các
quyết định trong tương lai. Một số chức năng ra quyết định này có mặt trong các loại thiết bị
không người lái như xe, máy bay drone hoặc tàu ngầm.

14
Kết hợp các cảm biến môi trường xung quanh công nghệ AI này có thể dự đoán được
tình huống và đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiết bị. Sau đó chúng sẽ được sử dụng
để đưa ra hành động trong bước tiếp theo.
Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Đây là một thuật ngữ tâm lý. Công nghệ AI này có thể tự mình suy nghĩ và học hỏi
những thứ xung quanh để áp dụng cho chính bản thân nó lên một việc cụ thể. Loại công nghệ
AI này chưa khả thi trong thời gian hiện tại.
Loại 4: Tự nhận thức
Lúc này cả hệ thống AI có ý thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người.
Chúng thậm chí còn có cảm xúc và hiểu được cảm xúc của những người khác. Tất nhiên, loại
công nghệ AI này vẫn chưa khả thi.
Một trong các ứng dụng rõ rệt và có hiệu quả nhất của AI là nhà thông minh. Bằng việc
kết nối nhiều loại sản phẩm có khả năng học hỏi thói quen của chủ sở hữu nhờ vào trợ lí ảo như
Google Assistant, lúc này AI sẽ tận dụng mọi thông tin mà nó ghi nhớ được từ chủ nhân để
phục vụ các nhu cầu được đưa ra một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
- Thực trạng nghiên cứu công nghệ AI tại Việt Nam
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh
tế hội nhập, năng động, hấp dẫn đầu tư trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập
quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác
định tập trung phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) - một mũi nhọn, được dự báo trở thành
ngành công nghệ đột phá nhất trong vài năm tới.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công
việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát
triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế. Tại Việt Nam,
Chính phủ xác định công nghệ AI là sự đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu. Bộ
Khoa học và Công nghệ tập trung tham mưu, định hướng để thúc đẩy phát triển công nghệ,
trong đó tập trung nguồn lực cho phát triển trí tuệ nhân tạo (AI); đồng thời tiếp tục phê duyệt
chương trình khoa học trọng điểm, hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, liên
kết các nhà nghiên cứu, đầu tư, doanh nghiệp, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân
tạo.
Thực tế phát triển AI
Tại Việt Nam, AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như y tế,
giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử... Công nghệ AI cũng đã mang lại cho
Việt Nam sự phát triển vượt bậc thời gian qua. Đặc biệt, vấn đề dữ liệu lớn, Việt Nam cần chia

15
sẻ nhiều hơn cho cộng đồng, thậm chí là các quốc gia khác, bởi dữ liệu không nên chỉ nói trong
phòng kín mà cần ở một mặt phẳng chung để lan tỏa và các quốc gia cùng chia sẻ.
Nói về thực tế phát triển và ứng dụng AI tại Việt Nam, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn
FPT cho rằng: Quá trình nghiên cứu và ứng dụng nền tảng AI đã được thực hiện và tại FPT, AI
đã ứng dụng cho các doanh nghiệp, tích hợp sản phẩm và xây dựng nguồn nhân lực… Các ứng
dụng AI tại FPT đang triển khai gồm: Hệ thống giao thông thông minh tại Thành phố Hồ Chí
Minh, xe tự hành cấp độ 3 tự di chuyển tránh vật cản và tháng 10/2019, mọi người có thể trải
nghiệm một phần của chiếc xe tự hành của FPT. FPT cung cấp nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn
diện FPT.AI xây sẵn các “giác quan” để máy hiểu và tương tác với con người thông qua 4
modules: Thị giác máy tính, tổng hợp và nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hệ tri
thức số hóa. Hiện nền tảng FPT.AI đã được hơn 27.000 lập trình viên sử dụng, nhận được hơn
5 triệu yêu cầu, 500.000 người dùng cuối hàng tháng.
Giám đốc Trung tâm công nghệ lõi của Viettel cho biết: AI đã được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực như trong lĩnh vực y tế. Viettel là đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng AI trong
chẩn đoán nội soi qua hình ảnh, giúp tự động xác định, khoanh vùng và đánh giá mức độ tổn
thương của hệ tiêu hóa vốn có nhiều căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Sử dụng AI giúp thời
gian chẩn đoán nhanh gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống, độ chính xác lên đến 90%.
Trong quản lý rừng, nông nghiệp, Viettel tiên phong ứng dụng giải pháp thống kê diện tích
rừng, tình trạng rừng hoàn toàn tự động với độ chính xác 80%, phản ứng kịp thời gấp 5 lần.
Giải pháp giúp giải bài toán xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, bản đồ quản lý rừng đang được
triển khai.
Tại Việt Nam, dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 50 tỉ thiết bị IoT (Mạng lưới vạn vật
kết nối internet hay còn gọi là mạng lưới thiết bị kết nối internet) và thực trạng hệ thống này
phần lớn bảo mật kém, 80% là lỗ hổng bảo mật, dễ lây lan và các doanh nghiệp thường không
có khả năng tự vệ trước tấn công mạng, nên Viettel đã xây dựng giải pháp chống tấn công từ
chối dịch vụ. Giải pháp chống tấn công từ chối dịch vụ của Viettel có thể giám sát 24/7, phát
hiện 100% cuộc tấn công, với chi phí tiết kiệm khoảng 90%, thấp hơn 0,1% so với chi phí trả
chuyên gia.
Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ
cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, AI được kỳ vọng sẽ thúc đẩy và lan tỏa sự
phát triển của công nghệ, đồng thời thông qua kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học,
doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, start-up… Việt Nam sẽ xây dựng được cộng đồng AI mạnh.
Chiến lược quốc gia phát triển công nghệ AI ở Việt Nam
Theo báo cáo Chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo toàn cầu năm 2021 của Oxford Insights
phối hợp với Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc tế (IDRC), Việt Nam xếp thứ 62/172 toàn
cầu và xếp thứ 10/15 khu vực.

16
Xếp hạng của Việt Nam về chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo toàn cầu trong khu vực
năm 2021
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ AI, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có đề
xuất với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Chiến lược được Chính phủ phê duyệt
tháng 1/2021 nhằm tạo ra “cú hích” cho sự phát triển AI của Việt Nam, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành những điểm sáng về AI trong khu vực và
trên thế giới.
Sáng 31/3/2021, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu
quốc tế về Trí tuệ nhân tạo (AI). Trung tâm này được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên
cứu quốc tế hỗn hợp với sự chung tay của Đại học Bách khoa Hà Nội và Tập đoàn NAVER
(Hàn Quốc). Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo là một phần của
Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Theo đó, Việt
Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng
AI trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới.
Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Kế hoạch triển khai “Chiến lược
quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”. Một trong các
nhiệm vụ đặt ra tại Kế hoạch là mở rộng các dự án xây dựng dữ liệu cộng đồng theo hình thức
của đề án Hệ tri thức Việt số hóa; kết nối các cộng đồng AI, cộng đồng khoa học mở ở Việt

17
Nam; thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối các cộng đồng học thuật, nghiên cứu, cộng
đồng nghề nghiệp phát triển và ứng dụng AI và khoa học dữ liệu (KHDL) trong và ngoài nước.
Theo kế hoạch, Bộ sẽ xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về quyền
sở hữu trí tuệ liên quan tới AI; triển khai mạnh mẽ hình thức hợp tác công-tư, đồng tài trợ cho
các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển và trung tâm ứng dụng AI; đầu tư hình
thành một số nhóm nghiên cứu trọng điểm về AI và khoa học dữ liệu trong một số trường đại
học, viện nghiên cứu công lập; đầu tư cơ sở vật chất cho một số phòng thí nghiệm trọng điểm
về AI và KHDL trong các trường đại học, viện nghiên cứu công lập; thúc đẩy xây dựng một số
trung tâm đổi mới sáng tạo về AI, hình thành một số thương hiệu của Việt Nam về AI trên thế
giới.
Tuy nhiên, tính đến đầu năm 2022, số lượng nhân lực thực hiện các nghiên cứu cơ bản
và phát triển công nghệ AI ở Việt Nam còn thấp, chỉ có khoảng 300 chuyên gia hoạt động trong
lĩnh vực này. Vì vậy để nâng cao năng lực nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp
cần phối hợp để xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển, các nhóm nghiên cứu trọng
điểm về AI và khoa học dữ liệu trong một số trường đại học, Viện nghiên cứu và các công ty
công nghệ lớn để nghiên cứu các công nghệ lõi và xây dựng các nền tảng dùng chung.
Đào tạo và kết nối các nguồn nhân lực AI trong và ngoài nước
Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức trong và ngoài nước như trường đại học, viện
nghiên cứu, công ty công nghệ để xây dựng các chương trình đào tạo và thực hành chuyên sâu
về lĩnh vực AI, hình thành cộng đồng, mạng lưới các chuyên gia để cập nhật các công nghệ và
thu hút các nhân tài trong lĩnh vực AI về làm việc.
Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng
AI đến năm 2030, nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành
lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và
Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ
nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Việt Nam sẽ xây dựng 5 thương hiệu về AI và phát triển trung tâm quốc gia về dữ liệu
lớn và điện toán hiệu suất cao. Các mục tiêu khác là thành lập hai trung tâm đổi mới sáng tạo
AI quốc gia, tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tổng vốn đầu tư vào
AI, nâng cấp và thành lập 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm mới về AI, giúp đẩy
nhanh tiến độ ứng dụng rộng rãi trong hành chính công và các dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam.
Một số xu hướng về công nghệ AI năm 2022 tại Việt Nam
Cá nhân hóa việc chăm sóc khách hàng bằng trợ lý ảo
Năm 2022, AI sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc chăm sóc khách hàng. Sử dụng
công nghệ AI sẽ giúp cho các nhà bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng sự tương tác với người tiêu
dùng.
18
Khi các công ty và chính phủ tiếp tục đầu tư vào an ninh mạng, AI đóng một vai trò
quan trọng trong việc giúp xác định và phản ứng với các mối đe dọa hiệu quả hơn.
Lý do cho sự bùng nổ này đến từ việc các công ty và chính phủ hiện có thể truy cập toàn
diện hơn vào dữ liệu và khai thác dữ liệu tốt hơn bao giờ hết.
Tạo tương lai bền vững
AI sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn về tính bền vững thông qua đo
lường, thu thập dữ liệu và tính toán phát thải các-bon tốt hơn và cải thiện khả năng dự đoán và
khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.
Cụ thể, AI giúp đưa ra các dự báo về bảo trì, từ đó giúp giảm nhu cầu thay thế các bộ
phận và thiết bị. Đồng thời, AI cũng phân tích hình ảnh vệ tinh về bão và cháy rừng… Điều
này đóng một vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị đối phó với sự gia tăng của các hiện
tượng thời tiết cực đoan.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng hơn nữa
bằng cách đầu tư vào tự động hóa do AI điều khiển. Nhờ dữ liệu tạo ra từ các cảm biến, đồng
hồ đo, thiết bị truyền động, GPS và hơn thế nữa, hàng tồn kho sẽ được tự kiểm đếm, các thùng
chứa sẽ biết chúng đang chứa gì bên trong và các kệ kê hàng có thể tự phát ra thông báo nếu
không được đặt đúng vị trí.
Đem đến tiềm năng cho mạng 5G
Để thúc đẩy việc triển khai kết nối 5G trên toàn thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ
truyền thông đang chuyển sang các chu trình điều phối mạng tự động hóa hỗ trợ bởi AI. Điều
này giúp cải thiện việc kiểm soát và quản lý mạng nhằm mang lại trải nghiệm khách hàng
nhanh và hiệu quả hơn.
Những cải tiến như phân chia mạng tự động cho phép các tổ chức thiết lập các mức dịch
vụ cho từng thiết bị phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí
Sự bùng nổ của nhu cầu số hóa của doanh nghiệp đã thúc đẩy tích hợp AI để dự đoán tốt
hơn các vấn đề về công nghệ thông tin. AIOps (phân tích hoạt động công nghệ thông tin) trở
thành một lĩnh vực phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Năm 2022, AIOps sẽ cho phép các đội ngũ công nghệ thông tin trong tổ chức và doanh
nghiệp chẩn đoán các vấn đề phát sinh nhanh chóng hơn nhiều so với cách thức thủ công, giúp
tiết kiệm hàng trăm nghìn đô la. AIOps giúp các nhóm này xác định được các nguy cơ về công
nghệ thông tin tiềm ẩn, từ đó giúp xử lý vấn đề từ trong “trứng nước”.
Tập trung vào đảm bảo tính bảo mật

19
Các công ty và tổ chức cần đạt được tiến bộ trong việc giành được sự tin tưởng lớn hơn
của người tiêu dùng. Cuộc chiến giành lòng tin của người tiêu dùng sẽ diễn ra trên nhiều mặt,
từ khả năng ra quyết định của AI đến việc cung cấp cho người dùng niềm tin rằng dữ liệu cá
nhân của họ đang được bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng.
Khi các công ty và chính phủ tiếp tục đầu tư vào an ninh mạng, AI sẽ đóng một vai trò
quan trọng hơn nữa trong việc giúp xác định và phản ứng với các mối đe dọa hiệu quả hơn.
TỔNG KẾT:
Hiện nay, việt nam cho ra đời rất nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, trong đó có
các sản phẩm được ứng dụng công nghệ AI (công nghệ cứng). Những sản phẩm này ra đời
giúp cho cuộc sống của người dân trở lên dễ dàng hơn, thoải mái hơn; giúp cho các doanh
nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng kinh tế hơn. Để làm được điều đó, phải kể đến là sự có
mặt của Bộ Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, cùng với các nhà lãnh đạo, các chuyên gia,
các kĩ sư trong lĩnh vực công nghệ AI này. Nhờ vào các nguồn kiến thức uyên sâu, nhờ vào kĩ
năng thiết kế (công nghệ mềm) của các chuyên gia; nhờ vào kĩ năng đàm phán, ra quyết định
và lên kế hoạch (công nghệ mềm) của các nhà lãnh đạo mà cuộc sống của chúng ta ngày nay
mới có thể ấm no, tốt hơn.

C. Phân tích vấn đề nổi cộm của công tác quản trị công nghệ (Công nghệ cứng và
mềm): Vấn nạn hack game online tại thị trường Việt Nam

Game online là một sản phẩm của công nghệ cao, của tri thức, cũng là trò chơi giải trí
hiện đại và thông dụng nhất của giới trẻ ngày nay.
Hiện nay, các nhà phát hành game online cho ra mắt rất nhiều các phiên bản game với
các mức độ khác nhau nhằm mục đích giúp cho người tham gia giải tỏa được áp lực sau những
giờ học, làm việc căng thẳng. Phải kể đến một các tựa game được nhiều người biết đến như
Flappy Bird, Free Fire, Caravan War, Metal Squad,...Đây toàn là những tựa game thuần “Made
In Vietnam” do các công ty game hàng đầu Việt Nam sản xuất. Trong những tựa game này, có
game đã là cái tên nằm trong top 10 Game Moblie có doanh thu cao nhất thế giới, hay top 10
Game được tải nhiều nhất tại thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó là những dấu hiệu rất
đáng mừng và đáng khen ngợi cho các nhà lập trình viên và các nhà sản xuất Game của Việt
Nam.
Các tựa game ra đời như một luồng gió mới thu hút người chơi tham gia. Có những loại
game thì miễn phí cho người chơi, còn một số game thì phải mất phí khi tham gia. Điều đó
cũng không còn quá quan trọng đối với những người yêu thích game. Một bộ phận người Việt
chúng ta chơi game những lúc rảnh rỗi để giải tỏa áp lực công việc, cuộc sống. Nhưng bên cạnh
đó lại có một bộ phận vì quá hăng say, chú tâm vào việc thắng, thua trong Game mà làm những
điều tác động tiêu cực đến Game Việt Nam. Điều này khiến cho các nước bạn cũng phải e dè
khi tham gia vào thị trường Game nước ta.
20
Một trong những vấn đề mà Game Việt Nam gặp phải đó là nạn “Hack Game”. Bất cứ
thị trường nào cũng rất xảy ra hiện tượng này, chứ không riêng gì thị trường Game Việt. Game
online ở Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi vấn nạn hack. Dù có trốn tránh thế nào, chống chọi
thế nào, thì hầu như tất cả các game đã và đang phát hành đều phải cực kì vất vả phòng chống
hack.
Vậy nguyên nhân đến từ đâu mà vấn nạn này thường xuyên xảy ra như vậy?
➢ Hack để thắng, tìm niềm vui (người hack)
Một thực tế cho thấy là các chương trình hack luôn khiến cho việc trải nghiệm game
online trở nên dễ dàng hơn gấp rất rất nhiều lần. Thế nên ngay cả những tay “mới vào nghề”
cũng có thể trở nên bá đạo một cách khủng khiếp trong thế giới ảo nhờ các phần mềm bên
ngoài.
Chẳng cần phải luyện tập chơi nhiều, những game thủ mới có trình độ kém vẫn có thể
“ngẩng cao đầu, lên mặt” với đời, chẳng cần phải cố gắng gì vẫn dễ dàng chiến thắng cả các
bậc “đàn anh” nhiều kinh nghiệm đã bỏ nhiều thời gian luyện tập chăm chỉ.
Như vậy, có thể thấy rằng các phần mềm hack là công cụ vô cùng thích hợp cho những
kẻ “trình kém nhưng thích thể hiện”. Thay vì luyện tập trong thế giới ảo và tìm cách nâng cao
trình độ chơi game của bản thân thì họ chỉ biết dựa dẫm vào các cách chơi xấu, chiếm lợi thế so
với những người khác.
➢ Game thủ việt đa phần còn "trẻ trâu"; suy nghĩ nông cạn, thiếu nhận thức
Nhiều game thủ việt không coi việc hack là xấu mà chỉ xem như đây là một trò chơi.
Điều này dẫn đến việc họ thường chỉ cố ý hack để giành chiến thắng, nhằm thỏa mãn thú vui
của bản thân mà không để ý rằng nhiều người chơi khác đang bị ảnh hưởng bởi việc này.
Điều này nhìn chung đến từ ý thức “còn kém” của game thủ việt, những người thường
chưa có ý thức rõ ràng về việc chơi game, khi họ không nhận ra rằng chính việc mình hack
đang khiến cho sân chơi của mình ngày càng suy tàn.
Tất nhiên, cũng có một số game thủ chân chính, tâm huyết với game nhưng số lượng
này là không nhiều. Thậm chí, nhiều người chơi sau khi bị “hack”, thua trận quá nhiều đã quay
sang sử dụng hack để “trả thù”, tạo cảm giác thỏa mãn cho bản thân.
➢ Nhà phát hành game không dám ngăn chặn mạnh tay (người chống hack)
Điều đáng tiếc là đa phần các nhà phát hành việt đều không dám thực hiện các biện pháp
mạnh tay để ngăn chặn hack trong game, và nguyên nhân chính là việc các nhà phát hành
không muốn làm mất lòng các thượng đế. Thực vậy, việc ngăn chặn hack trong game diễn ra
phức tạp hơn khi đa phần game thủ đều sử dụng hack, và sau khi cấm hack xong khiến cho
lượng người chơi bị giảm sút. Đã có nhiều hợp game online tại Việt Nam phải đóng cửa do nhà

21
phát hành mạnh tay thực hiện hành động chống hack, trong đó đáng kể nhất phải kể đến tựa
game Cabal online.
➢ Game thủ việt cùng nhau chia sẻ hack
Game thủ Việt thực sự rất khác biệt so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, khi nhìn
thấy người khác sử dụng hack thì thay vì report cho game thì phần đông mọi người sẽ... xin đi
cùng và hỏi chỗ download phần mềm này. Sau khi nhận được link tải và cách sử dụng thì quá
trình này lại được tiếp tục lặp đi lặp lại cho tới khi nó lan tràn khắp mọi nơi.
Một phần cũng phải kể tới phong cách quản lý khó hiểu của các nhà phát hành làng
game việt khi những người sử dụng hack bị báo cáo vẫn thản nhiên tung hoành trong thế giới
ảo trong thời gian dài. Khi việc report trở nên vô dụng thì rõ ràng hack sẽ tràn lan và ngày một
phổ biến.
Các giải pháp nâng cao nhằm khắc phục vấn nạn này
➢ Áp dụng hình thức thu phí khi kích hoạt tài khoản, mỗi người khi chơi lập 1 account
trên ebank. Sau đó, để chơi một game nào đó của NPH sẽ phải tốn một khoản phí nho nhỏ
(khoảng 200 Vcoin hay 20.000 đồng). Khi phát hiện hacker nhà phát hành game lập tức khóa
tài khoản này nhưng không phải vĩnh viễn mà cho phép người chơi “nộp phạt” để lấy lại. sau
lần phạt đầu tiên thì mức phạt sẽ nhân đôi và các lần sau cũng làm tương tự.
➢ Nhà phát hành cần áp dụng việc phân chia server theo kiểu tân binh và cao cấp
(server tân binh sẽ bị hạn chế một số quyền lợi nhất định). Khi đó tất cả sẽ không phải lo lắng
về vấn đề hacker sau khi bị block tài khoản sẽ lập một tài khoản mới để tiếp tục “hành nghề”.
➢ Đăng ký tài khoản game cần phải có chứng minh thư (CMT)/Căn cước công dân
(CCCD), mỗi CMT/CCCD sẽ chỉ được phép đăng ký một tài khoản duy nhất.
Trên thực tế, Trung Quốc đã áp dụng chính sách này và thu về khá nhiều thành công.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công các biện pháp này ở nước ta, là cả một quá trình điều chỉnh
và triển khai để phù hợp với thực trạng nước ta hiện tại.
➢ Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động tuyền truyền nhằm thay đổi, nâng cao nhân thức
và quan điểm chơi game của người tham gia để tình trạng bị hack giảm so với thời điểm hiện
nay.
➢ Nhà phát hành game cần theo dõi, nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến bảo mật
để có thể nâng cấp hệ thống bảo mật game kịp thời, tránh trường hợp sập “hệ thống”.
Tổng kết vấn đề:
Trong công tác quản trị thị trường game Việt Nam, các nhà phát hành và các nhà quản
lý chức năng còn thiếu kĩ năng quản lý (công nghệ mềm), các kĩ năng xử lý tình huống xảy ra
chưa thực sự linh hoạt, uyển chuyển,... khiến cho hệ thống game (công nghệ cứng) chưa được
22
vận hành đồng bộ và hiệu quả, chưa đảm bảo được công bằng cho người tham gia. Chính vì
vậy, các nhà quản lý game và nhà phát hành cần nâng cao được những cái kĩ năng nghiệp vụ
của mình để không gian, môi trường game được lành mạnh, công bằng và khách quan.

PHẦN 3: EM HÃY NHẬN DIỆN NHỮNG LÃNG PHÍ TRONG CUỘC SỐNG
CŨNG NHƯ CÔNG VIỆC, TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP ĐỂ CẮT GIẢM NHỮNG
LÃNG PHÍ VỪA NHẬN DIỆN ĐƯỢC.

Những lãng phí mà em nhận diện được trong cuộc sống cũng như trong công việc hàng
ngày:

Loại lãng phí Nhận diện Giải pháp

Lãng phí thời Em thường dễ dàng bị cuốn - Thiết lập mục tiêu sử dụng điện thoại:
gian trên điện vào việc sử dụng điện thoại và Xác định thời gian cụ thể mỗi ngày để sử
thoại và mạng mạng xã hội mà không nhận dụng điện thoại và giới hạn nó. Sử dụng
xã hội ra rằng thời gian đang trôi qua các ứng dụng hỗ trợ như "Screen Time"
một cách nhanh chóng. Việc trên iPhone để theo dõi và hạn chế thời
lướt web, xem video ngắn, gian sử dụng các ứng dụng không cần
chơi game hoặc trò chuyện thiết.
trên mạng xã hội có thể làm - Xóa các ứng dụng không cần thiết: Loại
mất đi rất nhiều thời gian bỏ các ứng dụng không quan trọng,
trong ngày. không hỗ trợ công việc học tập hay
không mang lại giá trị thực tế trong cuộc
sống. Giảm sự cám dỗ bằng cách giữ lại
chỉ những ứng dụng thực sự cần thiết.

Lãng phí thời Em thường có xu hướng - Lên kế hoạch hàng ngày: Tạo lịch biểu
gian không quản không lên kế hoạch cho công hoặc thời gian biểu hàng ngày với các
lý được việc, học tập hoặc giải trí hoạt động cụ thể và mục tiêu. Đặt ưu tiên
trong ngày. Điều này dẫn đến cho các công việc quan trọng và cố gắng
việc lãng phí thời gian không hoàn thành chúng trước.
cần thiết trong việc hoàn - Sử dụng các công cụ quản lý thời gian:
thành các nhiệm vụ. Sử dụng ứng dụng, nhắc nhở, hoặc bảng
23
ghi chép để ghi lại các công việc và hoạt
động cần làm trong ngày. Theo dõi tiến
độ và điều chỉnh kế hoạch nếu cần.

Lãng phí tiền Em thường tiêu tiền cho các - Thiết lập ngân sách: Xác định một ngân
bạc món đồ hoặc dịch vụ không sách tài chính hàng tháng và tuân thủ nó.
cần thiết, mua hàng bừa bãi Để lại một phần dành riêng cho chi tiêu
hoặc không có kế hoạch, và giải trí nhưng không vượt quá giới hạn đã
không so sánh giá cả khi mua đặt ra.
sắm. Bản thân em hay dành - So sánh giá và nghiên cứu trước khi
nhiều thời gian đi chơi bida mua sắm: Không mua sản phẩm ngay lập
hoặc đi chơi điện tử với bạn tức mà nên so sánh giá và nghiên cứu
cũng gây nên lãng phí tiền trước. Cân nhắc giữa việc mua mới và
bạc. mua hàng cũ để tiết kiệm chi phí.

Lãng phí tài Em có thể dành nhiều thời - Xác định mục tiêu học tập cụ thể: Xác
nguyên học tập gian học tập và nghiên cứu định mục tiêu học tập cụ thể cho mỗi
nhưng không có mục tiêu cụ buổi học, buổi ôn tập hoặc đề thi. Điều
thể hoặc không định hướng này sẽ giúp cho em tập trung vào những
trong việc học tập. khái niệm quan trọng và cần thiết.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ học tập: Sử
dụng các ứng dụng quản lý ghi chú, quản
lý công việc, hoặc các ứng dụng ôn tập
để tối ưu hóa việc học tập và ghi nhớ
kiến thức một cách hiệu quả.

Lãng phí thời Trong công việc, em thường - Xác định công việc quan trọng và ưu
gian trong công bị phân tán bởi mạng xã hội tiên: Trước khi bắt đầu công việc, em sẽ
việc hay bị chìm đắm vào các cuộc xác định công việc quan trọng và ưu tiên
nói chuyện phiếm với đồng chúng. Điều này giúp em có thể tập trung
nghiệp. Đôi khi em lại làm 2 vào công việc cần làm và tránh phân tán.
việc cùng 1 lúc. Tất cả những - Trong quá trình làm việc, em có thể tắt
điều đó đều dẫn đến làm việc nguồn điện thoại, đăng xuất facebook
không hiệu quả. trên máy tính và tìm 1 chỗ làm việc yên
tĩnh để có thể tăng sự tập trung trong
công việc.

24
PHẦN 4: TRÌNH BÀY CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN VỀ GIÁ TRỊ CỦA MÔN
HỌC QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI BẢN THÂN, DOANH NGHIỆP VÀ XÃ
HỘI.

Đối với bản thân em


Học phần trang bị cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh chúng em nắm được những
nội dung cơ bản và có hệ thống về công nghệ và quản trị công nghệ trong xu thế hội nhập kinh
tế toàn cầu. Khi học xong học phần này, chúng em có thể tổng hợp các hoạt động nghiên cứu
và vận dụng các quy luật khoa học vào việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu và giải
pháp kĩ thuật nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ của chính bản thân mình, áp dụng
công nghệ kĩ thuật mới vào việc học, cũng như các hoạt động thường ngày trong cuộc sống,
bảo đảm quá trình học và làm diễn ra đạt hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở các thiết bị công nghệ
hiện có của bản thân em như: máy tính, ipad, smartphone…, em có thể sử dụng các phần mềm
hỗ trợ hoạt động tự học, học trực tuyến trên online, hoặc khai thác sử dụng các thông tin trên
Internet, các trang mạng xã hội như facebook, zalo…
Có thể lấy ví dụ như vấn đề học tiếng Anh của em. Cuộc sống hiện đại cùng với sự phát
triển của Công nghệ thông tin và Internet, em có thể tiếp cận các phương pháp mới hoàn toàn
với cách học tiếng Anh trước đây của mình. Học tiếng Anh qua phim ảnh, chơi game, tiếp xúc
với người nói tiếng Anh, học trực tuyến với gia sư online là những phương pháp còn khá mới
nhưng khi áp dụng nó vào bản thân mình, em cũng đã nhanh chóng cải thiện được khả năng nói
tiếng Anh của mình. Các công nghệ mềm khác em sử dụng ở đây là các ứng dụng luyện kỹ
năng nói như ELSA, Speaky, Bingo…; hay các bộ phim Âu – Mỹ em xem trên ứng dụng
Netflix; ngoài ra còn có các website giúp em thuận tiện hơn trong việc rèn luyện khả năng viết
của mình như Grammarly, Writeandimprove, Testbig… Thêm vào đó, công nghệ mềm em đã
áp dụng được là các kỹ năng để sử dụng những ứng dụng đó. Em đã phải mất khá nhiều thời
gian để có thể thích nghi và rèn luyện trên những ứng dụng em đã kể trên.
Đối với doanh nghiệp
Nâng cao năng lực quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ đối với chính bản thân em,
doanh nghiệp, hay đối với xã hội đều có vai trò rất quan trọng. Cụ thể, đối với doanh nghiệp,
quản trị công nghệ sẽ đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là trước
xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Quản trị công nghệ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ
năng lực của đối thủ và đi trước đối thủ một bước trong đổi mới công nghệ, có các quyết định
chính xác mang tính chiến lược về tài chính và phân phối vốn nhằm tăng cường hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, nhờ vào việc đổi mới công nghệ trong quản trị công nghệ, doanh nghiệp có
thể đánh giá được một số vấn đề trong tương lai để hoạt động có hiệu quả hơn nữa. Bởi đổi mới
công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu
25
quả, khả năng cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng và kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đổi mới
công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường sản phẩm, đồng thời góp phần
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới,
công nghệ mới. Nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp sẽ tạo được vị thế bền vững trên thị trường. Đổi mới công nghệ giúp giảm
chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đang ngày càng mang tính sống còn hơn với các
doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao trở thành “kim chỉ nam” cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trước xu thế hội nhập sâu rộng cùng khu
vực và thế giới của Việt Nam hiện nay, vai trò của quản trị công nghệ trong sản xuất kinh
doanh rất lớn như: Bảo vệ được các hoạt động kinh doanh sẵn có sẽ đảm bảo được vị trí cạnh
tranh đang có của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; tạo ra cơ hội kinh
doanh mới. Sự thay đổi này trong tương lai gắn với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội và
giúp cho doanh nghiệp thấy được ai sẽ là đối thủ cạnh tranh trong trung và dài hạn. Quản trị
công nghệ cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi đưa ra quyết định bởi các dự án, nhất
là các dự án đổi mới sáng tạo đều có thể gặp rủi ro và chứa đựng nhiều yếu tố không chắc chắn.
Từ đó, quản trị công nghệ tốt có thể bảo đảm rằng các quyết định đưa ra đã qua một quá
trình phân tích sáng suốt. Doanh nghiệp cần thấy rõ được vai trò của quản trị công nghệ là tiến
trình liên kết các lĩnh vực khác nhau nhằm hoạch định, phát triển, thực hiện, giám sát và kiểm
soát năng lực của mình. Từ đó, hình thành và thực thi các mục tiêu chiến lược phát triển cụ thể
trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải hoạch định rõ mục tiêu quản trị
công nghệ. Hơn thế nữa, quản trị công nghệ còn giúp cho doanh nghiệp giành chiến thắng khi
tung ra một sản phẩm mới hay một chiêu thức marketing mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
hiện có và giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ năng lực của đối thủ và đi trước đối thủ một bước
trong việc đổi mới công nghệ. Ngoài ra, quản trị công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận
rõ năng lực thực sự của mình nhằm khắc phục các điểm yếu, nhằm phát huy các điểm mạnh.
Qua đó, doanh nghiệp sẽ có các quyết định chính xác mang tính chiến lược về tài chính và phân
phối vốn cũng như có những quyết định khôn khéo và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tạo lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp và đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình...
Đối với xã hội
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, quản trị công nghệ là một thành tố đóng
vai trò rất quan trọng, xét về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy quản trị công nghệ có thể
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu. Quản trị công nghệ
góp phần mở rộng khả năng phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm khoa
học - công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn
và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu. Quản trị công
nghệ phát triển với sự ra đời hàng loạt công nghệ mới, hiện đại như: vật liệu mới, công nghệ
26
nano, công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông… làm tăng các yếu tố của sản xuất – kinh doanh,
tăng thu nhập, điều đó dẫn đến sự gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng dân cư và tăng đầu tư cho cả
nền kinh tế. Quản trị công nghệ phát triển làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ qua các phương tiện thông tin và dịch vụ vận chuyển. Do vậy, trong
thời đại ngày nay, phần đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước từ việc
quản trị công nghệ thật tốt là rất cao.
Quản trị công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền
kinh tế, một quốc gia có tiềm lực quản trị công nghệ tốt sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc
tế cao. Năng lực sáng tạo công nghệ là một trong những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực
cạnh tranh của quốc gia đó. Việc ứng dụng tiến bộ việc quản trị công nghệ làm cho các yếu tố
đầu vào nhất là các nhân tố tổng hợp được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và
tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.
Trong hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo kết nối liên thông
giữa các cấp, các ngành và giữa địa phương với Trung ương, có cơ chế kết hợp chặt chẽ, đảm
bảo cung cấp, chia sẻ và khai thác thông tin. Hoạt động trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở được thực
hiện đồng bộ, kịp thời, nhất là việc triển khai quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên. Đến nay, việc quản trị công nghệ đã
phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế - kỹ thuật và nâng
cao được sức cạnh tranh trong xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội quan trọng như y tế, giáo dục, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị.
Ví dụ như: GS. Takakuwa của Nhật Bản có nói về các giai đoạn của quá trình chuyển
giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và nhấn mạnh cơ hội đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam và phải biết tận dụng sức mạnh của chuyển giao
công nghệ. Giáo sư cũng trình bày quan điểm tiếp cận mới trong sử dụng công nghệ đó là
chuyển từ mô hình sản xuất công nghiệp cũ sang mô hình sản xuất xanh. Thực tế cho thấy vào
những năm 1960, 1970, Nhật Bản cũng đã từng gặp phải các vấn đề ô nhiễm môi trường do
phát triển công nghiệp như Việt Nam hiện nay, sau đó Nhật Bản đã có những giải pháp rất
mạnh mẽ thay đổi nhận thức, tâm thế của doanh nghiệp và thực thi luật trong vấn đề bảo vệ
môi trường.

27

You might also like