You are on page 1of 3

1.

Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế


- Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn thậm chí là phá sản do áp lực
của cạnh tranh trong hội nhập
+ Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn cả trên ba
cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh nghiệp của
ta sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ
trên thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường nội địa.
+ Thách thức đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người lao động trong
nước là sức ép về trình độ, tri thức và tay nghề. Trong khi lực lượng lao động
nước ta chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên
môn và tay nghề cao còn thiếu. Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta thiếu và hạn
chế năng lực hội nhập.
+ Chuyển biến trong tư duy trong nước chưa kịp với tình hình quốc tế và tốc độ
hội nhập quốc tế của nước ta. Khu vực tư nhân còn manh mún, quy mô nhỏ,
thiếu nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị…
VD: Tính chung 10 tháng năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh có thời hạn là 81 ngàn doanh nghiệp, tăng 22.1% so với cùng kỳ
năm 2022; 50.7 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục
giải thể, tăng 25.9%.Bình quân một tháng có 14.7 ngàn doanh nghiệp rút lui
khỏi thị trường.

(Tổng cục thống kê)


- Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào bên ngoài, dễ
bị tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế quốc tế.
+ Tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền
kinh tế ở Đông-Bắc ở cả đầu ra lẫn đầu vào của nhiều ngành kinh tế đã làm
cho thị trường Việt Nam dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
- Các nước đang phát triển (Việt Nam) gặp bất lợi trong chuỗi giá trị toàn
cầu, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn
tài nguyên và huỷ hoại môi trường.
Vậy chuỗi giá trị toàn cầu là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản đó là một dây chuyền sản xuất king doanh theo phươn
thức toàn cầu hoá trong đó có nhiều nước tham gia chủ yếu là các doanh
nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến
phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng.
VD: Một chiếc áo hàng hiệu chấu Âu, rất có thể, nó được thiết kế ở trung
tâm thời trang thế giới Paris, vải sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu làm tại
Ấn Độ và may đo ở Việt Nam.
+ Nguồn TNTN bị khai thác cạn kiệt, vấn đề về môi trường vệ sinh, an toàn
thực phẩm trở nên trầm trọng hơn.
+Thực tế chúng ta thấy có những doanh nghiệp bị gài mua những công nghệ
lạc hậu, lỗi thời, thiếu đồng bộ. Các đối tác nước ngoài có tâm lí muốn
chuyển giao công nghệ lạc hậu sang nước khác để tránh tình trạng nước họ
thành một bãi rác công nghệ tràn lan.
+Việc nhập khẩu các thiết bị lạc hậu, nhập khảu các công nghệ lạc hậu vừa
gây ô nhiễm môi trường vừa biến đất nước ta trở thành bãi thải công nghệ
lạc hậu, thiết bị cũ nát của thế giới.
VD: FORMOSA chưa đi vào hoạt động mà đã có những vấn đề rất nghiêm
trọng về môi trường. Trên thực tế có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ở
trong tình trạng như vậy.
+Dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, các công ty, tổ chức lấy danh nghĩa nhập
một loại hàng hoá gì đó rồi xin cấp phép, nhưng thực chất trong đó là rác
thải. Các nước họ phải bỏ tiền ra để xử lí, vậy mà ta “ôm” về đây.
VD: Như những bãi xử lí tàu cũ để lấy nguyên liệu sản xuất thé đều trở
thành những vùng đất chết. Bởi chất thải, dẫu mỡ két lại của một số con tàu
đã hoạt động sau ít nhất 40-50 năm, rất nhiều chất độc hại, nếu là tàu chở
nguyên liệu hạt nhân, quặng chứa nguyên tố hạt nhân thì càng nguy hiểm.
 Qua đó cho thấy vấn đề quản lí chưa thật sự chặt chẽ, tạo kẽ hở cho nhiều
đơn vị, doanh nghiệp “lách luật” và có những hành vi gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
- Phân phối không công bẳng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác
trong xã hội, có nguy cơ làm tăn bất bình đẳng xã hội
+ Gia tăng khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền, một số
bộ phận dân cư
+ Gia tăng phân hoá giàu nghoèo.
- Thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và nhiều vấn đề
phức tạp xảy ra đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
VD: Lợi dụng việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế thu hút đầu tư trực tiế
nước ngoài của Việt Nam để làm giảm tính tự chủ, gia tăng sự lệ thuộc của
nền kinh tế nước ta vào các yếu tố nước ngoài, thông qua kinh tế để âm mưu
tác động, chi phối chính trị.
- Có thể làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hoá truyền
thống. Gia tăng tình trạng buôn lậu, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc
gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
VD: Xuất hiện sự áp đặt vô hình một số giá trị văn hoá ngoại lai vào đời
sống văn hoá Việt Nam, Tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng kinh tế, lỗi sống
tiêu thụ, hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, sự sùng ngoại và đua đòi
những lối sống , thị hiếu kém, không phù hợp với dân tộc.

You might also like