You are on page 1of 6

AN NINH, PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG

TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI

Bài viết của Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, tháng 12/ 1993

Từ cổ chí kim, từ khi xuất hiện các quốc gia với tư cách là các thực
thể chính trị - xã hội, hoạt động đối ngoại của mọi quốc gia đều nhằm phục
vụ ba mục đích chủ yếu: bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như
toàn vẹn lãnh thổ (gọi là “mục tiêu an ninh”), tranh thủ điều kiện quốc tế để
xây dựng, phát triển đất nước – “Mục tiêu phát triển” và phát huy ảnh hưởng
của mình trên trường quốc tế - “mục tiêu ảnh hưởng”. Ba mục tiêu đó liên
quan mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Không thể nói đến sự
phát triển và phát huy ảnh hưởng nếu không giữ được chủ quyền, an ninh
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; ngược lại khó mà giữ được chủ quyền và an
ninh quốc gia cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ nếu không có sức mạnh dựa
trên sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, có trường hợp như nước ta, tuy
là nước yếu song đã huy động được sức mạnh tổng hợp bên trong và sự hỗ
trợ quốc tế nên vẫn giành được chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; tuy
nhiên, khó phát huy ảnh hưởng quốc tế nếu kém phát triển và không có thực
lực.
Những mục tiêu đó vừa phản ánh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc vừa
mang nặng tính giai cấp. Dù giai cấp nào cầm quyền đi nữa thì cũng đều
phải chăm lo tới những mục tiêu đó; đương nhiên, không kể trường hợp giới
cầm quyền bán nước, phục vụ lợi ích ngoại bang chứ không phải cho dân
tộc. Mặt khác, những mục tiêu đó phục vụ trước hết cho ai, được tiến hành
bằng cách nào thì lại tuỳ thuộc đáng kể vào vấn đề: giới cầm quyền phản ánh
lợi ích của giai cấp nào. Trong lịch sử xảy ra rất nhiều trường hợp: các giới
cầm quyền đại biểu cho lợi ích của các giai cấp bóc lột đã núp dưới chiêu bài
những mục tiêu trên để xâm lấn, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác,
phục vụ cho các giai cấp mà họ đại diện. Không ít các cuộc chiến tranh thế
giới đã nổ ra chính dưới chiêu bài thực hiện mục tiêu an ninh và phát triển
hay ảnh hưởng. Cũng cần nói ngay rằng cuộc sống không đơn giản như vậy.
Nhiều khi khó phân biệt rạch ròi: trường hợp nào phản ánh lợi ích quốc gia,

1
trường hợp nào phản ánh lợi ích giai cấp. Thường thường những mục tiêu
đích thực được giấu kín, có khi việc thực hiện những mục tiêu ấy bị bóp méo
dưới lăng kính của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay tham vọng của một nhóm
người cầm quyền, hoặc những tính toán sai lầm của giới lãnh đạo, chứ
không liên quan gì tới lợi ích của dân tộc hay giai cấp. Những mục tiêu trên
có thể nói là “bất biến”, song nội dung cụ thể của nó, và nhất là phương
pháp tiến hành để đạt được những mục tiêu ấy không phải lúc nào cũng tĩnh
mà chúng chuyển hoá theo thời gian, tuỳ thuộc vào diễn biến của lịch sử.
Việc đi sâu phân tích những nét mới trong nội dung mỗi mục tiêu ấy,
cũng như những phương pháp đạt được chúng và mối quan hệ qua lại giữa
chúng với nhau trong bối cảnh hiện nay của tình hình quốc tế là cần thiết.
Trước hết nói về mục tiêu bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia và sự
toàn vẹn lãnh thổ - “mục tiêu an ninh”. Mọi người đều hiểu đây là quyền tối
thượng của mọi quốc gia, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế, kể cả
Hiến chương Liên hợp quốc. Để giành được những quyền cơ bản này, nhiều
dân tộc, kể cả dân tộc ta, đã phải đổ biết bao xương máu. Các quốc gia, nhất
là các quốc gia nhỏ đã phải đoàn kết đấu tranh hàng thập kỷ. Trong lịch sử
và ngay hiện nay cũng không ít thế lực tìm cách này hay cách khác để hạn
chế, bóp méo khái niệm về các quyền cơ bản này dưới đủ loại chiêu bài. Đó
là một thực tế. Mặt khác, sự phát triển của cuộc sống cũng tác động một
cách khách quan tới nhận thức về mục tiêu an ninh và nhất là cách bảo vệ
chúng.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật – công nghệ
và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, nền sản xuất không còn khép kín
trong biên giới mỗi quốc gia nữa; nguồn vốn đầu tư, hệ thống thông tin và
mạng lưới giao thông nay cũng mang tính quốc tế; sự giao lưu của con
người phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.
Trong hoàn cảnh ấy nhiều khi nhìn bề ngoài thì chủ quyền quốc gia và
toàn vẹn lãnh thổ dường như vẫn nguyên vẹn song “ta đã không phải hoàn
toàn là ta nữa”; Vốn đầu tư nước ngoài, thông tin, con người đã “vượt biên”
thâm nhập sâu vào nội địa, thậm chí vào mạch máu của nền kinh tế và vào
tâm tư, lối sống của người dân trong nước, nhiều tài sản và thậm chí cả đất
đai đã thuộc quyền sở hữu của người nước ngoài. Tình hình này xảy ra ở cả
các cường quốc hùng mạnh bậc nhất trên thế giới chứ không phải chỉ ở các

2
nước nhược tiểu. Ngay nền kinh tế Mỹ cũng không phải chỉ là của Mỹ nữa,
mà một phần đáng kể là tài sản của các nước ngoài, nhất là của Nhật Bản.
Đó là chưa kể xu thế liên kết theo khu vực, sự ra đời của các không gian
kinh tế chung như Thị trường chung châu Âu (EC), Khu vực kinh tế tự do
Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á (AFTA), khu
vực hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)… Ở đó, ví dụ như
Tây Âu, về nhiều phương diện, hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia không
còn, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, nguồn hàng hoá, dịch vụ, lao động, tiền
tệ…thống thoáng, công dân qua lại không cần giấy tờ… Điều này làm cho
khái niệm về chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ theo cách hiểu cũ
không còn đứng vững, mặc dầu về hình thức, mỗi nước thành viên vẫn có
chủ quyền và lãnh thổ riêng.
Vấn đề đặt ra là: vậy phải xử thế ra sao trước tình hình trên? Chỉ có
thể có hai cách chọn lựa: hoặc là khép kín lại, hoặc thích nghi với xu thế,
thực tiễn khách quan. Lịch sử của toàn thế giới cho thấy mọi mưu toan khép
kín đều chỉ làm cho đất nước lạc hậu, thậm chí tàn lụi; vả lại ngày nay cũng
không còn khả năng khép kín được, vì chỉ riêng các phương tiện kỹ thuật
cũng đã cho phép người ta vượt qua biên giới quốc gia, kể cả không phận.
Do đó, cách lựa chọn tốt nhất là nhận thức đầy đủ xu hướng, thực tế khách
quan và tìm cách thích nghi với chúng. Một mặt cần hiểu rõ tính chất của xu
thế quốc tế hoá để tận dụng nó, phục vụ cho lợi ích của bản thân, mặt khác,
cần nhận biết hệ quả của nó, kể cả việc những người khác lợi dụng nó để
thực hiện những ý đồ của mình, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tác
động xấu. Nói thì đơn giản, song thực tế phức tạp hơn nhiều đòi hỏi sự
nghiên cứu sâu sắc và rộng lớn để làm sao vẫn đảm bảo được chủ quyền và
an ninh quốc gia cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ, vừa lợi dụng được xu thế
quốc tế hoá để phát triển.
Trước kia, khi nói tới độc lập, chủ quyền thì nhiều khi người ta nghĩ
tới một chính sách khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự cấp tự túc về
kinh tế. Ngày nay, khi trật tự thế giới hai cực, trong đó có hệ thống chính trị
- quân sự đối lập do Liên xô và Mỹ đứng đầu không còn và trên thế giới
đang diễn ra quá trình hình thành một trật tự mới, đa dạng hơn, thì khái niệm
độc lập về chính trị và kinh tế cũng đang biến đổi. Hiện nay, xu thế đa dạng
hoá, đa phương hoá quốc tế gia tăng, nước nào càng tạo dựng được cho

3
mình một tư thế quốc tế năng động, linh hoạt hơn, càng đa dạng hoá được
quan hệ đối ngoại hơn, thì càng có khả năng thực hiện chính sách độc lập tự
chủ hơn; về kinh tế, nước nào càng tận dụng được những lợi thế tương đối
của mình và từ đó tranh thủ được vị trí tối ưu trong quan hệ quốc tế, thì càng
giữ được ưu thế tự chủ hơn.
Xưa kia, khi nói tới yêu cầu bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia,
sự toàn vẹn lãnh thổ người ta thường nghĩ nhiều tới mối nguy cơ từ bên
ngoài. Ngày nay điều đó vẫn đúng, song không chỉ có vậy.Thực tiễn tình
hình nhiều nước cho thấy nguy cơ đe doạ chủ quyền và an ninh quốc gia, sự
toàn vẹn lãnh thổ nằm ngay ở bên trong; nhiều khi không bị nước ngoài xâm
lăng, song chủ quyền và an ninh vẫn bị rối loạn, lãnh thổ bị chia cắt. Những
nguy cơ nảy sinh không những chỉ do các nhân tố chính trị - xã hội mà trong
nhiều trường hợp còn bắt nguồn từ chính những sai lầm trong chính sách về
kinh tế, văn hoá, tôn giáo, sắc tộc. Có thể nói mối đe doạ nằm cả bên ngoài
lẫn bên trong, hoặc là sự kết hợp cả hai nhân tố đó.
Trước đây, khi nói về phương tiện bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia
và sự toàn vẹn lãnh thổ, thậm chí cả vị trí và ảnh hưởng quốc tế, nhiều khi
người ta nhấn mạnh tới sức mạnh quân sự, biện pháp bạo lực. Ngày nay, sức
mạnh quân sự vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, song không còn giữ vị trí độc
tôn. Trước những đổi thay trên trường quốc tế không phải ngẫu nhiên mà xu
thế chung của các nước là điều chỉnh chiến lược quốc phòng sang hướng “đủ
mạnh”. Mỹ và Liên xô trước đây thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
sau đó thực hiện cuộc chạy đua vũ trang với quy mô lớn đã bị suy yếu trong
cuộc chạy đua vũ trang với quy mô lớn đã bị suy yếu trong cuộc cạnh tranh
kinh tế với Nhật và Đức là những nước thua trận. Liên xô là cường quốc hạt
nhân hàng đầu, song đã tan rã, sự toàn vẹn lãnh thổ không còn.
Rõ ràng là trong hoàn cảnh hiện nay chỉ có sức mạnh quân sự không
thôi thì chưa đủ để bảo đảm vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, cũng
như sự toàn vẹn lãnh thổ, mà cần có một sức mạnh tổng hợp hay là sức
mạnh tổng lực bao gồm cả sức mạnh về chính trị, sự phát triển về kinh tế, sự
ổn định về xã hội, thậm chí cả bản sắc văn hoá vì trên mặt trận này sự xâm
nhập từ bên ngoài nhờ những phương tiện thông tin hiện đại không kém
phần quyết liệt.

4
Tiếp đến là mục tiêu tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển –
“mục tiêu phát triển”. Một trong những đặc điểm của tình hình thế giới ngày
nay là xu thế các nước dành mối quan tâm lớn cho yêu cầu phát triển.
Xu thế đó bắt nguồn từ tác động của làn sóng cách mạng khoa học -
kỹ thuật và công nghệ mới đang phát triển nhanh chóng làm cho quy luật
phát triển không đồng đều càng tăng tốc, khoảng cách giữa các nước phát
triển và lạc hậu ngày càng lớn, tính ràng buộc lẫn nhau ngày càng đậm, từ đó
đưa đến những cơ hội mới và thách thức mới. Cơ hội thể hiện ở khả năng tận
dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ,
tham gia vào sự phân công lao động quốc tế để rút ngắn thời gian phát triển.
Thách thức bị tụt hậu lớn hơn bao giờ hết, trong khi đó do sự bùng nổ thông
tin và giao lưu, sự tiến bộ của các nước khác dễ dàng tác động vào các tầng
lớp dân cư. Trình độ phát triển lạc hậu có thể làm xói mòn lòng tin của dân,
làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội gay gắt, và cuối cùng có thể đe doạ an
ninh, trật tự và an toàn xã hội, thậm chí cả sự tồn tại của chế độ. Hơn nữa
với trình độ phát triển kinh tế thấp thì cũng không có khả năng để xây dựng
quốc phòng mạnh, không có “thế” phát huy ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Như vậy, trong hoàn cảnh hiện nay mục tiêu phát triển có tầm quan
trọng hơn bao giờ hết. Nội dung của mục tiêu này không chỉ thể hiện ở chỗ
xây dựng mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi cả về mặt chính trị lẫn kinh
tế và an ninh mà còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác và mở rộng thị
trường. Yêu cầu này nay đã trở thành một nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động
ngoại giao, thậm chí một số nước quyết định việc thành lập cơ quan đại diện
ngoại giao tuỳ thuộc vào việc nước tiếp nhận có phải là “đối tác sáng giá”
hay không. Yêu cầu này càng trở nên cấp bách khi thấy rằng cuộc chạy đua
về kinh tế, cuộc cạnh tranh về đối tác và thị trường đang diễn ra dữ dội hơn
bao giờ hết. Có người cho rằng, trong chiến tranh có thể kẻ thù chỉ có một,
còn trong cạnh tranh kinh tế thì mọi người đều là đối thủ, do đó cuộc vận lộn
không kém phần gay go phức tạp.
Cuối cùng là mục tiêu nâng cao vai trò, uy tín và ảnh hưởng trên
trường quốc tế - “mục tiêu ảnh hưởng”. Nước nào cũng theo đuổi mục tiêu
này, song cách đặt vấn đề của các nước có sự khác biệt. Các nước lớn nhiều
khi theo đuổi mục tiêu bành trướng ảnh hưởng, đưa các nước khác vào vùng
ảnh hưởng của mình, thậm chí thao túng họ.

5
Ảnh hưởng quốc tế tuỳ thuộc vào sức mạnh mọi mặt của mỗi quốc
gia, cả sức mạnh kinh tế lẫn quân sự, đồng thời tuỳ thuộc vào “sức nặng”
chính trị, thậm chí cả ảnh hưởng văn hoá. Như trên đã nói, trong hoàn cảnh
hiện nay sức mạnh kinh tế có ý nghĩa nổi trội đối với yêu cầu phát huy vai
trò quốc tế. Có ý nghĩa nổi trội đối với yêu cầu phát huy vai trò quốc tế. Có
nước đất không rộng, người không đông nhưng do trình độ phát triển cao và
giầu có nên tư thế đối ngoại khá cao. Tất nhiên, ảnh hưởng quốc tế sẽ lớn
nếu mỗi quốc gia hội tụ được tất cả các yếu tố đó. Nhưng trên thực tế, không
một quốc gia nào, cho dù là siêu cường có thể hội tụ nổi chúng, còn các
nước vừa và nhỏ lại càng khó có nổi các nhân tố đó. Do vậy vấn đề đặt ra là
làm sao phát huy được ảnh hưởng nếu không có đủ những yếu tố tạo nên sức
nặng trên trường quốc tế.
Đương nhiên điều cốt yếu vẫn là ra sức vươn lên để xây dựng thực
lực. Mặt khác, nếu như có được một chính sách đối ngoại khôn khéo, nắm
bắt trúng xu thế của tình hình, từ đó bố trí được sự tập hợp lực lượng phù
hợp thì vẫn nâng cao được vị trí và ảnh hưởng quốc tế, cho dù thực lực chưa
mạnh.
Những vấn đề nêu trên rất phức tạp, trong khi nhiều vấn đề lại đang
nảy sinh do tác động của những chuyển biến sâu rộng về chính trị và kinh tế
trên thế giới, cho nên chưa thể nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc
được. Ở đây muốn nhấn mạnh rằng tình hình đã thay đổi, có nhiều nét mới
cần được quan tâm nghiên cứu trao đổi để xác định chính sách và biện pháp
tiến hành các hoạt động đối ngoại sao cho có hiệu quả nhất.

You might also like