You are on page 1of 27

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ

CHUYÊN ĐỀ KHÔNG GIAN NGHỈ DƯỠNG

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 8300042-03


NGUYỄN QUỐC VIỆT - 19510101242 - KT19A2

1
MỤC LỤC
I. CÔNG TRÌNH SƯU TẦM
1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
2. BẢN VẼ THIẾT KẾ
II. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
1. HÌNH THỂ KHÔNG GIAN
2. KẾT CẤU, VẬT LIỆU, HÌNH THỨC
3. NHÌN RÕ VÀ CHIẾU SÁNG
4. NGHE RÕ VÀ TRANG ÂM
5. THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
6. GIAO THÔNG, THOÁT HIỂM VÀ PCCC
7. CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT KHÁC
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
IV. SẮP XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN

2
I. CÔNG TRÌNH SƯU TẦM

3
NHÀ HÁT (KỊCH/ĐIỆN ẢNH)
REINA VICTORIA

4
1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH:
- Nhà hát (kịch/điện ảnh) nằm ở Nerva, phía bắc tỉnh Huelva, Tây Ban Nha, được khởi công vào năm
1997 và hoàn thành xây dựng vào năm 2010. Thành phố có một nền văn hóa phong phú và tòa nhà
công cộng này góp phần đổi mới không khí đô thị và xã hội của khu vực.
- Được thiết kế bởi KTS Enrique Abascal García
- Ngân sách (EUR): 3.052.925,76
- Ngân sách/m2: 850,78 euro
- Diện tích xây dựng: 3588,35 m2
- Số chỗ ngồi: 332
- Tòa nhà được thiết kế để đáp ứng nhiều hoạt động khác nhau ở mức tối đa có thể. Tầng trệt có
sảnh vào chính, sân khấu khán phòng, phòng kỹ thuật và phòng diễn tập. Sảnh vào dẫn lên tầng trên
thông qua một cầu thang nổi bật. Ngoài ra, không gian dài và hẹp bên cạnh cửa sổ trên tầng hai
được dùng làm phòng trưng bày triển lãm. Một tòa nhà đơn giản, cân đối dường như đã tồn tại trong
nhiều năm, nhưng là duy nhất.

5
2. BẢN VẼ THIẾT KẾ:

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT COTE +0.000


-
6
MẶT BẰNG COTE +3.460
7
MẶT BẰNG COTE +10.060
8
MẶT ĐỨNG HƯỚNG BẮC

MẶT ĐỨNG HƯỚNG BẮC

MẶT ĐỨNG HƯỚNG ĐÔNG


9
MẶT CẮT 1-1'
10
MẶT CẮT 7-7'
11
II. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

12
1. HÌNH THỂ KHÔNG GIAN:
- Không gian khán phòng được thiết kế theo kiểu End Stage – Đồng hướng, liền mạch
- Bố cục sắp xếp ghế ngồi một chiều, toàn bộ khán giả sẽ tiếp cận sân khấu theo cùng một hướng.
Đây thiết kế âm học cơ bản, đơn giản và hiệu quả về mặt thị giác, được áp dụng nhiều trong các Nhà
hát nhỏ, Sân khấu nhỏ, Phòng đa năng hay Rạp chiếu phim.
- Bố cục theo hình chữ nhật. View nhìn của khán giả sẽ gần như tương đương nhau. Nhưng với âm
thanh thì sẽ bị hạn chế hơn – những người ngồi xa thường âm thanh sẽ không tốt bằng so với những
người ở hàng ghế trước. Vì vậy không gian thường bố trí thêm hệ thống điện thanh, loa… ở hai bên,
trải đều toàn bộ phòng để duy trì được hiệu quả. Vì công trình có quy mô khá nhỏ (300 chỗ ngồi) nên
vẫn có áp dụng bố cục này.

13
2. KẾT CẤU, VẬT LIỆU, HÌNH THỨC
2.1 Kết cấu
- Công trình sử dụng hệ BTCT với kết cấu mái sử dụng là khung thép chịu lực giúp cho công trình
vượt nhiệp tốt hơn và không gian trở nên vuông vức, tinh tế theo ý tưởng của KTS.
Mái: kết cấu thép, vượt
nhịp lớn

Khán đài: BTCT


chịu lực cao
Khán đài: ghế di
động, giúp không gian
trở nên linh hoạt hơn

Sân khấu: di động, kết cấu thép


giúp sân khấu linh hoạt độ cao và
độ rộng khác nhau 14
2.2 Vật liệu
Hầu hết trần, tường, sàn của khán phòng được ốp gỗ tự nhiên

Gỗ đóng trần

Gỗ ốp tường
Hệ thống vách gỗ bên trong có thể lót thêm lớp cao su non
hoặc mút xốp cách âm nhằm tăng cách âm hiệu quả

Sàn lát gỗ

Sàn hội trường thường hay bị quên là phải cách âm nhất, nơi đây cũng cần phải được chú ý bởi lượng âm thanh được
tiêu tan bởi sàn là không nhỏ. Vì vậy khi sử dụng gỗ cần lưu ý gắn thêm lớp lót đàn hồi như sợi, cao su, PVC… dưới lớp
gỗ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 15
2.2 Vật liệu
Đánh giá vật liệu gỗ
- Ưu điểm:
+ Các tấm làm bằng gỗ tự nhiên có thể dễ dàng sơn, đánh bóng hoặc nhuộm màu để phù hợp với
chủ đề của căn phòng hoặc chỉ để tạo ra một cái nhìn mới.
+ Các tấm này rất dễ sửa chữa và thay thế.
+ thân thiện với môi trường.
+ Việc sửa chữa và lắp đặt các tấm gỗ rất đơn giản và dễ dàng.
+ Chúng có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt.
- Nhược điểm:
+ Không có khả năng chống cháy.
+ Chúng rất dễ bị mối mọt, nếu không được xử lý bằng hóa chất.

16
2.3 Hình thức:
Kiến trúc dạng Hộp: Hình dạng khán phòng hộp chữ nhật được sử dụng rất phổ biến với những
chiếc ghế được xếp thành từng hàng ngang đều nhau, giúp tối ưu hoá tầm nhìn của khán giả.

17
3. NHÌN RÕ VÀ CHIẾU SÁNG TRONG KHÔNG GIAN
3.1 Nhìn rõ
- Không gian sử dụng nền dốc, khan ngồi sau có thể nhìn vượt qua đầu khán giả phía trước và bao
quát được sân khấu
- Các ghế bố trí thẳng hàng với nhau, độ nâng tia nhìn C = 120 - 150, giúp khán giả quan sát tỉ mỉ, và
rõ sân khấu, không bị vướng đầu
- Tuy nhiên vì sử dụng kiến trúc dạng hộp, nên càng về xa sân khấu càng khó quan sát hơn.

Thiết kế đáp ứng góc nhìn bao quát 18


3.2 Chiếu sáng
- Vì khán phòng sử dụng cho các hoạt động đa dạng nên đèn chiếu sáng có thể tùy chỉnh mức độ
sáng.
- Ánh sáng đảm bảo phân bổ đều, tránh người nhìn bị đau mắt, chói mát do thiếu ánh sáng hay ánh
sáng quá chói.
- Có bố trí đèn hắt tường ở hai bên lối đi giúp người tham dự có thể đi vào khi cần thiết.

Đèn chiếu sáng đảm bảo không trong tầm mắt khan giả gây choi hay mất tập trung

19
4. NGHE RÕ VÀ TRANG ÂM
- Vật liệu sử dụng trong không gian khán giả chủ yếu là gỗ và có các lớp tiêu âm ở bên trong giúp
không gian nghe không bị dội âm, phản xạ âm và gây nhiễu cho khán giả.
- Thời gian âm vang M = 2156/332 = 0,65
- Vì không gian sử dụng chủ yếu cho chức năng âm nhạc, diễn kịch nên thời gian âm vang là đáp
ứng.

- Không gian đáp ứng nguyên tắc thiết kế đảm bảo người nói/hát ko bị dội lại âm của mình và người
nghe có thể nghe rõ.

20
5. THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
- Vì công trình sử dụng cho chức năng nhà hát/kịch/điện ảnh nên cần được cách âm tốt vì vậy khi
dùng không gian sẽ không được thông gió tự nhiên mà sử dụng điều hòa là chính. Điều này giúp cho
nhiệt độ, độ ẩm không khí bên trong được tối ưu mang lại cảm giác dễ chịu cho người dùng

21
6. GIAO THÔNG, THOÁT HIỂM VÀ PCCC
- Nguyên tắc thiết kế giao thông trong một khán phòng đa chức năng là đảm bảo chuyển động an
toàn, hiệu quả và thoải mái cho tất cả người dùng trên khắp không gian.
- Giao thông tiếp cận: Không gian linh hoạt, giao thông tiếp cận chủ từ 2 bên khán đài, dễ dàng tiếp
cận từ tầng 1, qua sảnh chính, dễ dàng kiểm soát vé

Giao thông tiếp cận


22
6. GIAO THÔNG, THOÁT HIỂM VÀ PCCC
Thoát hiểm và PCCC
- Khán đài khán giả khi sử dụng có ít nhất 2 lỗi thoát khán đài, số chỗ ngồi trên 1 hàng tối đa là 10
chỗ (2 lối thoát) và 5 chỗ (1 lối thoát), để nâng cao sức chứa, vùng ghế thứ 2 có thể không có lối thoát
giữa (20 chỗ tối đa trên 1 hàng).
- Lối thoát ( ra cầu thang đảm bảo 2 lối thoát, 2 lối thoát này có thể mở rộng để dễ dàng thoát người
hơn.

Giao thông thoát hiểm tầng 2 Giao thông thoát hiểm tầng 3
23
2 lối thoát người có thể mở rộng (116 người/lối)

24
7. CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT KHÁC

Tiêu chuẩn thiết kế ghế ngồi:


- Khán phòng sử dụng loại ghế có đệm, chất lượng cao, tạo cảm giác thoải mái cho khán
giả để phục vụ trong các buổi diễn có thể diễn ra khá lâu.
- Ghế ngồi được cố định trên mặt sàn tạo cảm giác chắc chắn.
- Chiều rộng khoảng cách giữa 2 hàng ghế là 40cm, số chỗ tối đa trên mỗi hàng là 21, đáp
ứng được tiêu chuẩn.

25
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tổng hợp thuyết trình của nhóm
Reina Victoria Theatre-Cinema / Enrique Abascal García | ArchDaily
Reina victoria Theatre - Cinema in Nerva, Huelva (Spain) | Enrique Abascal Arquitectos | Media -
Photos and Videos | Archello
(PDF) Acoustical Factors in Auditorium Design (researchgate.net)

26
IV. SẮP XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN
1. Hình thể không gian nghe nhìn (là tiền đề để xác định vật liệu, phong cách và kỹ thuật nghe nhìn)
2. Nhìn rõ và chiếu sáng - Nghe rõ và trang âm (2 yếu tố đi cùng nhau để khán giả thưởng thức
trọn vẹn 1 tác phẩm rõ cả phần nghe và nhìn)
3. Kết cấu, vật liệu, thiết kế hình thức (để không gian có thể nghe nhìn tốt thì phải có kết cấu vượt
nhịp tốt bên cạnh hình thức, vật liệu cách âm, tiêu âm và phản xạ âm để phần nghe thêm phần sinh
động)
4. Thông gió, điều hòa không khí (khán giả khi sử dụng không gian cần thoải mái và tiện nghi nhất)
5. Giao thông, thoát hiểm, PCCC (để khán giả tiếp cận dễ dàng, cũng như thoát hiểm nhanh chóng
khi gặp sự cố thì không chỉ nghe nhìn không, còn cần phải chú ý đến vấn đề này)
6. Các hệ thống kỹ thuật khác

27

You might also like