You are on page 1of 232

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT




TUYỂN TẬP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI


CẤP TRƯỜNG

HÓA HỌC 10

NĂM 2019
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Áp dụng quy tắc gần đúng Slater, hãy tính năng lượng ion hóa I1, I2, I3, I4 của nguyên tử 4Be?
2. Cho biết bán kính nguyên tử (A0) của 6 nguyên tố kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có các giá trị
tương ứng là: 1,57; 1,36; 1,25; 0,66; 0,64; 0,62. Biết rằng một trong số các nguyên tố đó là Na.
Lập luận để xác định các giá trị bán kính tương ứng với nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
Cho số thứ tự của các nguyên tố: C=6; N=7; O=8; F=9; Ne=10; Na=11; Mg=12; Al=13; Si=14;
P=15; S=16.
3. Khi phóng tia lửa điện qua các nguyên tử hiđro ở áp suất thấp, các electron bị kích thích lên trạng
thái năng lượng cao hơn. Sau đó, electron nhanh chóng chuyển về mức năng lượng cơ bản (n=1) và
bức xạ ra photon với các bước sóng khác nhau tạo thành dãy phổ. Tính bước sóng (λ) nhỏ nhất và
bước sóng lớn nhất theo nm của dãy phổ nếu electron chuyển từ n > 1 về n = 1.
Biết trong hệ một electron, một hạt nhân, năng lượng của electron được tính theo công thức:
Z2
En = – 13,6. 2
(eV). Cho: h = 6,626.10–34 J.s ; c = 3.108 m/s.
n
Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học

BP (bo photphua) được điều chế bằng cách cho bo tribromua phản ứng với photpho tribromua trong
khí quyển hiđro ở nhiệt độ cao (>750oC).Tốc độ hình thành BP phụ thuộc vào nồng độ của các chất
phản ứng ở 800oC cho ở bảng sau:
–1 –1 –1 –1
Thí nghiệm [BBr ] (mol.L ) [PBr ] (mol.L ) [H ] (mol.L ) v (mol.s )
3 3 2
–6 –6 –8
1 2,25.10 9,00.10 0,070 4,60.10
–6 –6 –8
2 4,50.10 9,00.10 0,070 9,20.10
–6 –6 –8
3 9,00.10 9,00.10 0,070 18,4.10
–6 –6 –8
4 2,25.10 2.25.10 0,070 1,15.10
–6 –6 –8
5 2,25.10 4,50.10 0,070 2,30.10
–6 –6 –8
6 2,25.10 9,00.10 0,035 4,60.10
1) Xác định bậc phản ứng hình thành BP và viết biểu thức tốc độ phản ứng.
o o
2) Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 186kJ.mol–1 . Tính hằng số tốc độ ở 800 C , 880 C. và tốc
độ phản ứng ở 8800C với [BBr3]= 2,25.10–6 mol.L–1 ; [PBr3]= 9,00.10–6 mol.L–1 ; [H2]=0,0070 mol.L–
1
.
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
1. Khí N2O4 kém bền, bị phân ly một phần theo phương trình:
N2O4  2NO2 (1)
Thực nghiệm cho biết các số liệu sau khi (1) đạt tới trạng thái cân bằng ở áp suất chung 1 atm:
Nhiệt độ (oC) 35 45
Mh 72,45 66,80
( M h là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí ở trạng thái cân bằng)
a. Tính độ phân ly  của N2O4 ở các nhiệt độ đã cho.
b. Tính hằng số cân bằng Kp của (1) ở mỗi nhiệt độ trên.

1
2. Cho các số liệu nhiệt động học sau:

Chất CO2(k) H2O(k) CH4(k) N2(k) H2O(l)


∆H0f (kJ.mol–1) –393,5 –241,8 –74,9 0 –285,9
Cp (J.K–1. mol–1) 37 33 35 29 75
a. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H1) cho quá trình sau trong điều kiện đẳng nhiệt ở 298K và 1 bar:
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 298K)
b. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H2), cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 bar (coi
nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ).
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 498K) + 2H2O(k, 498K)

Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Cho các phân tử: xenon điflorua (1), xenon tetraflorua (2), xenon trioxit (3), xenon tetraoxit (4), bo
triflorua (5), trimetylamin ((CH3)3N) (6), axetamit (CH3–CONH2) (7).
a. Vẽ cấu trúc hình học phân tử (cả các cặp electron tự do (nếu có) của nguyên tử trung tâm) của các
chất từ (1) đến (6).
b. Dự đoán góc liên kết ở mỗi phân tử nói trên.
c. Trong phân tử axetamit, 3 liên kết với nguyên tử nitơ đều nằm trong cùng một mặt phẳng. Vì sao?
2. Muối florua của kim loại R có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a = 0,62 nm, trong đó các ion
kim loại (Rn+) nằm tại các vị trí nút mạng của hình lập phương tâm diện, còn các ion florua (F–) chiếm
tất cả các hốc tứ diện. Khối lượng riêng của muối florua là 4,89 g/cm3.
a. Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể florua?
b. Xác định công thức phân tử tổng quát của muối?
c. Xác định kim loại R? Cho NA = 6,023.1023; MF = 19 g/mol.
Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)

Dung dịch A là dung dịch H3PO4 0,02M; dung dịch B là dung dịch Na3PO4 0,01M
1. Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch A.
2. Cho từ từ 100ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B thu được 200ml dung dịch C. Tính pH của
dung dịch C.
3. Cho từ từ dung dịch Na3PO4 0,01M vào dung dịch chứa CdCl2 0,01M và ZnCl2 0,01M( thừa nhận
thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình thí nghiệm)
a. Kết tủa nào xuất hiện trước?
b. Khi kết tủa thứ hai xuất hiện thì nồng độ của ion thứ nhất còn lại là bao nhiêu? Từ đó có nhận xét
gì?
Biết H3PO4 có pK1 = 2,15; pK2 = 7,21; pK3 = 12,32. Cd3(PO4)2 có pKs = 32,6. Zn3(PO4)2 có pKs =
35,42.
Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân

2
Một pin điện tạo bởi : một điện cực gồm tấm Cu nhúng trong dung dịch CuSO4 0,5 M, điện cực thứ

hai là một dây Pt nhúng trong dung dịch Fe2+, Fe3+ với lượng [Fe3+] = 2[Fe2+] và một dây dẫn nối
Cu với Pt.
1) Viết sơ đồ pin, phản ứng điện cực và tính sức điện động ban đầu của pin.

2) Cho rằng thể tích dung dịch CuSO4 khá lớn, xác định tỷ số  Fe  khi pin ngừng hoạt động.
3

 Fe 2 

3) Trộn ba dung dịch: 25 ml Fe(NO3)2 0,1 M ; 25 ml Fe(NO3)3 1,0 M ; 50 ml AgNO3 0,6 M và thêm

một số mảnh Ag vụn. Xác định chiều phản ứng và tính giá trị tối thiểu của tỷ số  Fe  để phản ứng
3

 Fe 2 

đổi chiều?

Cho : E0(Cu2+/Cu) = 0,34 V ; E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V ; E0(Ag+/Ag) = 0,8 V.


Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh

1.Ở phòng thí nghiệm sinh viên tìm thấy một chai nhỏ đựng chất A khá ẩm ướt được dán nhãn “nhạy
sáng”. Tuy nhiên sinh viên không chú ý đến nhãn chai mà để trên bàn làm việc của mình trong suốt kỳ
nghỉ hè. Kết quả là chai hóa chất được chiếu sáng mỗi ngày vài giờ. Sau kỳ nghỉ hè sinh viên bỗng
thấy có sự tạo thành ba chất B, C và D ở trong chai.
Hợp chất A có khả năng làm tăng tính tan trong nước của C. Trong quá trình này tạo thành anion E
vốn là một phần của D. Nếu dung dịch đậm đặc của chất A được trộn lẫn với dung dịch đậm đặc chất
B rồi cho dung dịch thu được phản ứng với khí F màu vàng lục sẽ tạo thành 2 hợp chất mới. Trong hỗn
hợp này G phản ứng với A trong môi trường axit tạo thành hỗn hợp sản phẩm trong đó có C. Trong G
thì oxy chiếm 22.4% về khối lượng. Nếu G phản ứng với dẫn xuất axit của F, vốn chỉ gồm 2 nguyên
tố thì phản ứng tạo thành C, F và hai sản phẩm phụ khác. Xác định các chất từ A – G và viết các phản
ứng xảy ra.
2. Khi cho lưu huỳnh nguyên tố tác dụng với khí clo khô ở 130oC thu được một chất lỏng màu vàng A
chứa 52.5% Cl và 47.5% S. Tiếp tục cho A tác dụng với khí clo trong sự có mặt của FeCl3 thu được
một chất lỏng màu đỏ B dễ hút ẩm. B tác dụng với oxy thu được chất lỏng không màu C (59.6% Cl,
26.95% S và 13.45% O) và một chất D (M = 135 g/mol) có thể nhận được trực tiếp bằng phản ứng
giữa C và oxy. Xác định cấu trúc các chất và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ


Hợp chất A là một chất lỏng không màu. Khi đun nóng nó chuyển thành một khí B có màu nâu nặng
hơn không khí 1,59 lần. Phản ứng của B với kim loại C sinh ra muối D. Khi đun nóng thì muối D phân
hủy tạo oxit E. Xử lý E với HCl đặc sinh ra muối F và một khí G gây khó thở.
a) Xác định các hợp chất từ A đến G. Biết rằng % kim loại trong D là 32,22% về khối lượng và muối
màu hồng F sẽ chuyển sang xanh da trời khi đun nóng.
b) Viết các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.

3
c) Khi đun nóng hỗn hợp muối F, NH4Cl và NH3.H2O trong không khí thì tạo thành một hợp chất X có
màu nâu đỏ. Nếu tăng nhiệt độ thì có thể tạo lại muối F ban đầu. Viết các phản ứng xảy ra.
……………………………………………Hết……………………………………………….

4
ĐÁP ÁN

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Áp dụng quy tắc gần đúng Slater, hãy tính năng lượng ion hóa I1, I2, I3, I4 của nguyên tử 4Be?
2. Cho biết bán kính nguyên tử (A0) của 6 nguyên tố kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có các giá
trị tương ứng là: 1,57; 1,36; 1,25; 0,66; 0,64; 0,62. Biết rằng một trong số các nguyên tố đó là Na.
Lập luận để xác định các giá trị bán kính tương ứng với nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
Cho số thứ tự của các nguyên tố: C=6; N=7; O=8; F=9; Ne=10; Na=11; Mg=12; Al=13; Si=14;
P=15; S=16.
3. Khi phóng tia lửa điện qua các nguyên tử hiđro ở áp suất thấp, các electron bị kích thích lên trạng
thái năng lượng cao hơn. Sau đó, electron nhanh chóng chuyển về mức năng lượng cơ bản (n=1) và
bức xạ ra photon với các bước sóng khác nhau tạo thành dãy phổ. Tính bước sóng (λ) nhỏ nhất và
bước sóng lớn nhất theo nm của dãy phổ nếu electron chuyển từ n > 1 về n = 1.
Biết trong hệ một electron, một hạt nhân, năng lượng của electron được tính theo công thức:
Z2
En = – 13,6. (eV). Cho: h = 6,626.10–34 J.s ; c = 3.108 m/s.
n2

Câu 1 Hướng dẫn giải


Điểm
1. Be  Be+ + 1e I1 (1) 0,5
Be+  Be2+ + 1e I2 (2)
Be  Be + 1e
2+ 3+
I3 (3)
Be  Be + 1e
3+ 4+
I4 (4)
Trước tiên ta tính tổng năng lượng các electron theo từng cấu hình e:
42
E1  E(1s )  13, 6.  217, 6(eV )   I 4
12
(4  0,3)2
E2  E(1s2 )  13, 6. .2  372,368(eV )  ( I 3  I 4 )
12
 (4  2.0,85)2  0,5
E3  E(1s2 2 s1 )  E1s2  E2 s1  372,368   13, 6. 2   390,354(eV )  ( I 4  I 3  I 2 )
 2 

 (4  2.0,85  0,35)2 
E4  E(1s2 2 s2 )  E1s2  E2 s2  372,368   13, 6. .2   398, 225(eV )  ( I 4  I 3  I 2  I1 )
 22 
Theo kết quả trên, dựa vào mối quan hệ giữa I và E ta có: In–k=Ek–Ek+1
I1 = E3–E4= –390,354 – (–398,225) = 7,871 eV
I2 = E2–E3= –372,368 – (–390,354) = 17,986 eV
I3 = E1–E2= –217,6 – (–372,368) = 154,768 eV
I4 = –E1= 217,6 eV

2. Cấu hình electron của Na: 1s22s22p63s1.


Nhận xét, Na là nguyên tố đầu chu kỳ 3 ⇒ nó có bán kính nguyên tử lớn nhất vì:
5
– So với các nguyên tố cùng chu kỳ, Na có điện tích hạt nhân nhỏ nhất.
– So với các nguyên tố liền trước, Na có số lớp electron nhiều hơn. 0,5
Vậy bán kính của Na là 1,57A0.
Với các giá trị bán kính nguyên tử còn lại ⇒ có 2 khả năng:
– Với các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ 2 sẽ có bán kính nhỏ hơn các nguyên tố
ở chu kỳ 3.
– Các nguyên tố cùng chu kỳ thì nguyên tố có điện tích hạt nhân lớn hơn sẽ có
bán kính nhỏ hơn. 0,5
Vậy khả năng sau đây là hợp lý nhất:
Nguyên tố O F Ne Na Mg Al
Bán kính 0,66 0,64 0,62 1,57 1,36 1,25
Các nguyên tố O, F, Ne thuộc cùng chu kỳ có bán kính gần bằng nhau.
Các nguyên tố Na, Mg, Al thuộc cùng chu kỳ 3 có bán kính gần nhau và bán
kính lớn hơn các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 (O, F, Ne).

3 – Năng lượng tối thiểu của dãy phổ:


hc 6,626.1034.3.108
Emin  E2  E1  1,63.1218 ( J )  max   18
 1, 22.107 (m)=122 (nm)
Emin 1,63.10
– Năng lượng tối đa của dãy phổ:

hc 6, 626.1034.3.108
Emax  E  E1  2,18.1218 ( J )  min   18
 91, 2.109 (m)=91,2 (nm)
Emax 2,18.10
Vậy: 91,2 nm <λ< 122nm. 0,5

Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học


BP (bo photphua) được điều chế bằng cách cho bo tribromua phản ứng với photpho tribromua trong
khí quyển hiđro ở nhiệt độ cao (>750oC).Tốc độ hình thành BP phụ thuộc vào nồng độ của các chất
phản ứng ở 800oC cho ở bảng sau:
–1 –1 –1 –1
Thí nghiệm [BBr ] (mol.L ) [PBr ] (mol.L ) [H ] (mol.L ) v (mol.s )
3 3 2
–6 –6 –8
1 2,25.10 9,00.10 0,070 4,60.10
–6 –6 –8
2 4,50.10 9,00.10 0,070 9,20.10
–6 –6 –8
3 9,00.10 9,00.10 0,070 18,4.10
–6 –6 –8
4 2,25.10 2.25.10 0,070 1,15.10
–6 –6 –8
5 2,25.10 4,50.10 0,070 2,30.10
–6 –6 –8
6 2,25.10 9,00.10 0,035 4,60.10
1) Xác định bậc phản ứng hình thành BP và viết biểu thức tốc độ phản ứng.

6
o
2) Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 186kJ.mol–1 . Tính hằng số tốc độ ở 800 C ,
o
880 C. và tốc độ phản ứng ở 8800C với [BBr3]= 2,25.10–6 mol.L–1 ; [PBr3]= 9,00.10–6 mol.L–1 ;
[H2]=0,0070 mol.L–1.

Câu 2 Hướng dẫn giải Điểm

BBr3 + PBr3 +3H2 


 BP + 6HBr
1. t0

v=k.[BBr3]x[PBr3]y[H2]z

Từ TN1 và TN2 ta có : (4,50/2,25)x=(9,20/4,60) x=1


Từ TN4 và TN5 ta có : (4,50/2,25)y=(2,30/1,15) y=1
Từ TN1 và TN6 ta có : (0,070/0,035)z=(4,60/4,60)z=0
Vậy phản ứng có bậc đối với BBr3 là 1, bậc đối với PBr3 la 1, bậc đối với H2 là 0
Bậc tổng cộng của phản ứng là 2 0,75
Biểu thức tốc độ phản ứng: v = k[BBr3][PBr3]
–8 –6 –6 2 –1 –1
2 k800 = 4,60.10 /2,25.10 .9,00.10 = 2272L .s .mol

Ea  1 1  186.103  1 1 
ln kT2  ln kT1  .     ln k1153  ln2272  
8,314  1073 1153 
.
R  T1 T2 
k1153 = 9653,42 (L2.s–1.mol–1)
Ở 8800C :
Với :[BBr3]= 2,25.10–6 mol.L–1 ;[PBr3]= 9,00.10–6 mol.L–1 ;
[H2]=0,0070 mol.L–1
–1 0,5
v = 9653,42 2,25.10–6 9,00.10–6= 19,55.10–7 mol.s

Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
2. Khí N2O4 kém bền, bị phân ly một phần theo phương trình:

N2O4   2NO2
 (1)
Thực nghiệm cho biết các số liệu sau khi (1) đạt tới trạng thái cân bằng ở áp suất chung 1 atm:
Nhiệt độ (oC) 35 45
Mh 72,45 66,80
( M h là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí ở trạng thái cân bằng)
c. Tính độ phân ly  của N2O4 ở các nhiệt độ đã cho.
d. Tính hằng số cân bằng Kp của (1) ở mỗi nhiệt độ trên.

7
2. Cho các số liệu nhiệt động học sau:

Chất CO2(k) H2O(k) CH4(k) N2(k) H2O(l)


∆H0f (kJ.mol–1) –393,5 –241,8 –74,9 0 –285,9
Cp (J.K–1. mol–1) 37 33 35 29 75
c. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H1) cho quá trình sau trong điều kiện đẳng nhiệt ở 298K và 1 bar:
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 298K)
d. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H2), cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 bar (coi
nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ).
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 498K) + 2H2O(k, 498K)
Câu 3 Hướng dẫn giải Điểm

a) Đặt a là số mol N2O4 có ban đầu,  là độ phân li của N2O4 ở toC

xét cân bằng: 


 2NO2
N2O4 

số mol ban đầu a 0
số mol chuyển hóa a 2a
số mol lúc cân bằng a(1 – ) 2a
1. Tổng số mol khí tại thời điểm cân bằng là a(1 + )
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí:

92a 92
Mh  
a(1  ) 1  
0,5
92
ở 35oC thì M h = 72,45  = 72,45   = 0,270 hay 27%
1

ở 45oC thì M h = 66,8   = 0,337 hay 33,7%

b.
2
 2a 
Ta có Kc =
 2    V   4a2
NO
2

 N 2 O4  a(1  ) (1  )V
V

V là thể tích (lít) bình chứa khí


PV PV
Và PV = nS. RT  RT = 
nS a(1  )
0,25
Thay RT, Kc vào biểu thức KP = Kc . (RT)n ở đây

4a2 PV P.4.2
n = 1  KP = . 
(1  )V a(1  ) 1  2
ở 35oC thì  = 0,27  KP = 0,315

8
,
ở 45oC thì  = 0,337  K p = 0,513

a. Xét phản ứng CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 0,25
298K)
∆H1 = – 393,5 + ( – 241,8.2) – (–74,9) = –802,2 (kJ/mol)
3.
b. Lượng nhiệt để nâng hỗn hợp sản phẩm từ 298K → 498K được 0,25
tính theo biểu thức: q = Csp . ∆T = (37 + 2.33) . (498 – 298) =
20,6.103 J/mol
→ ∆H2 = – 802,2 + 20,6 = –781,6 (kJ/mol)

9
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Cho các phân tử: xenon điflorua (1), xenon tetraflorua (2), xenon trioxit (3), xenon tetraoxit (4), bo
triflorua (5), trimetylamin ((CH3)3N) (6), axetamit (CH3–CONH2) (7).
a. Vẽ cấu trúc hình học phân tử (cả các cặp electron tự do (nếu có) của nguyên tử trung tâm) của các
chất từ (1) đến (6).
b. Dự đoán góc liên kết ở mỗi phân tử nói trên.
c. Trong phân tử axetamit, 3 liên kết với nguyên tử nitơ đều nằm trong cùng một mặt phẳng. Vì sao?
2. Muối florua của kim loại R có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a = 0,62 nm, trong đó các ion
kim loại (Rn+) nằm tại các vị trí nút mạng của hình lập phương tâm diện, còn các ion florua (F–) chiếm
tất cả các hốc tứ diện. Khối lượng riêng của muối florua là 4,89 g/cm3.
a. Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể florua?
b. Xác định công thức phân tử tổng quát của muối?
c. Xác định kim loại R? Cho NA = 6,023.1023; MF = 19 g/mol.

Câu 4 Hướng dẫn giải Điểm


1 a,b. XeF2: thẳng, 1800 XeF4, vuông phẳng, 900 0,75

F F
F F
F F

XeO3, chóp tam giác, < 109028’ XeO4, tứ diện, 109028’


O

O O
O O
O O
BF3, tam giác đều, 1200 (CH3)3N: Chóp tam giác, <109028’

F CH3
F
F CH3 CH3
c. Ba liên kết với nguyên tử nitơ đều nằm trong cùng một mặt phẳng, vì liên kết giữa 0,5
nitơ với cacbon mang một phần đặc điểm của liên kết đôi.
H sp3 H H sp2 H
H C C N H C C N
H H H H
O O
2. Ô mạng cơ sở:

10
Trong một ô mạng:
1 1
– Số ion Rn+: 8   6   4
8 2
– Số ion F–: 8 1  8
 Để đảm bảo về mặt trung hòa điện tích thì: 4×n = 8×1  n = 2 0,5
 ion kim loại là R2+
Vậy trong 1 ô mạng cơ sở có 4 phân tử oxit có dạng RF2.
Khối lượng riêng florua tính theo công thức:
M RF2
4
6, 023.1023
D=
a3
D×a 3  6,023.1023 4,89  (0,620.107 )  6,023.1023
 M RF2    175, 48
4 4
 MR  175, 48  19  2  137, 48 (g/mol) 0,75
Vậy kim loại R là bari.
Muối florua là BaF2.

Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Dung dịch A là dung dịch H3PO4 0,02M; dung dịch B là dung dịch Na3PO4 0,01M
4. Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch A.
5. Cho từ từ 100ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B thu được 200ml dung dịch C. Tính pH của
dung dịch C.
6. Cho từ từ dung dịch Na3PO4 0,01M vào dung dịch chứa CdCl2 0,01M và ZnCl2 0,01M( thừa nhận
thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình thí nghiệm)
c. Kết tủa nào xuất hiện trước?
d. Khi kết tủa thứ hai xuất hiện thì nồng độ của ion thứ nhất còn lại là bao nhiêu? Từ đó có nhận xét
gì?
Biết H3PO4 có pK1 = 2,15; pK2 = 7,21; pK3 = 12,32. Cd3(PO4)2 có pKs = 32,6. Zn3(PO4)2 có pKs =
35,42.

11
Câu 5 Hướng dẫn giải Điểm
1. – Trong dung dịch A có các cân bằng: 1.0
H3PO4 H+ + H2PO 4 (1) Ka1 = 10–2,15

H2PO 4 H+ + HPO 24  (2) Ka2 = 10–7,21

HPO 24  H+ + PO 34 (3) Ka3 = 10–12,32


H2O H+ + OH– (4) Kw = 10–14
Do C.Ka1 >> C.Ka2 >> C.Ka3 Kw nên tính pH của dung dịch theo cân bằng (1)
H3PO4 H+ + H2PO 4 (1) Ka1 = 10–2,15
[] 0,02 – x x x
x2
  102,15  x  8,875.103  pH = 2,05
0,02  x
– Vậy, trong dung dịch A: [ H+] = h = 10–2,05M; [ OH–] = 10–11,95M;
[ H3PO4] = 1,1125.10–2M: [H2PO 4 ] = x = 8,875.10–3M;

[HPO 24  ]=C.  HPO2 =


4

K a1.K a 2 .h K a1.K a 2
0, 02  0, 02  = 6,125.10–8M
h  K a1.h  K a1.K a 2 .h  K a1.K a 2 .K a 3
3 2
h  K a1.h
2

[PO 34 ]=C.  PO3 =


4

K a1.K a 2 .K a 3 K a1.K a 2 .K a 3
0, 02  0, 02  =3,2895.10–18M
h  K a1.h  K a1.K a 2 .h  K a1.K a 2 .K a 3
3 2
h  K a1.h
3 2

2 Tính lại nồng độ của các chất: CH3PO4  0,01M ; CNa3PO4  0,005M . 0.75

Thứ tự phản ứng:


H3PO4 + PO 34  H2PO 4 + HPO 24  K =Ka1.K a 13 =1010,17 >> K W
C: 0,01 0,005
[ ]: 0,005 0 0,005 0,005
H3PO4 + HPO 24   2 H2PO 4 K = Ka1.K 1a2 = 105,06 >> K W
C: 0,005 0,005 0,005
[ ]: 0 0 0,015
– Thành phần giới hạn của dung dịch C gồm H2PO 4 : 0,015M; H2O; Na+
– Trong dung dịch C có các cân bằng:
H2PO 4 H+ + HPO 24  (2) Ka2 = 10–7,21

HPO 24  H+ + PO 34 (3) Ka3 = 10–12,32

12
H2O H+ + OH– (4) Kw = 10–14
H2PO 4 + H2O H3PO4 + OH– (5) Kb3 = 10–11,85
– Ta có, Ka2 >> Kb3 Ka3 > Kw nên tính pH của dung dịch C theo cân bằng (2)
H2PO 4 H+ + HPO 24  (2) Ka2 = 10–7,21
C: 0,015
[ ]: 0,015 – x x x
x2
  107,21  x  3, 038.105  pH ddC   lg x  4,52
0, 015  x
3. a) Phương trình phản ứng: 0.75
3Zn2+ + 2PO 34  Zn3(PO4)2  (6)

3Cd2+ + 2PO 34  Cd3(PO4)2  (7)


Để bắt đầu xuất hiện kết tủa Zn3(PO4)2 thì
[Zn2+]3.[ PO 34 ]2 = K s ( Zn3 ( PO4 )2 )  [ PO 34 ](1) = 1,95.10–15M
Để bắt đầu xuất hiện kết tủa Cd3(PO4)2 thì
[Cd2+]3.[ PO 34 ]2 = K s (Cd3 ( PO4 )2 )  [ PO 34 ](2) = 5,012.10–14M

– Vì [ PO 34 ](1) < [ PO 34 ](2) nên kết tủa Zn3(PO4)2 xuất hiện trước
b) Khi kết tủa Cd3(PO4)2 xuất hiện, [Zn2+] = 1,148.10–3M
– Nhận xét: Không thể tách riêng từng ion Zn2+ và Cd2+ bằng kết tủa phân đoạn với
ion PO 34 .

Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân

Một pin điện tạo bởi : một điện cực gồm tấm Cu nhúng trong dung dịch CuSO4 0,5 M, điện cực thứ

hai là một dây Pt nhúng trong dung dịch Fe2+, Fe3+ với lượng [Fe3+] = 2[Fe2+] và một dây dẫn nối
Cu với Pt.
1) Viết sơ đồ pin, phản ứng điện cực và tính sức điện động ban đầu của pin.

2) Cho rằng thể tích dung dịch CuSO4 khá lớn, xác định tỷ số  Fe  khi pin ngừng hoạt động.
3

 Fe 2 

3) Trộn ba dung dịch: 25 ml Fe(NO3)2 0,1 M ; 25 ml Fe(NO3)3 1,0 M ; 50 ml AgNO3 0,6 M và thêm

một số mảnh Ag vụn. Xác định chiều phản ứng và tính giá trị tối thiểu của tỷ số  Fe  để phản ứng
3

 Fe 2 

đổi chiều?

Cho : E0(Cu2+/Cu) = 0,34 V ; E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V ; E0(Ag+/Ag) = 0,8 V.

13
Câu 6 Hướng dẫn giải Điểm
1 Theo phương trình Nernst: 1,0
0,059
E(Cu2+/Cu) = 0,34 + lg [Cu2+] = 0,331 V
2
0,059  Fe 
3

E(Fe3+/Fe2+) = 0,77 + lg = 0,788 V


2 2
 Fe 

So sánh thấy E(Fe3+/Fe2+) > E(Cu2+/Cu)  Cực Pt là cực dương, cực Cu


là cực âm.

Sơ đồ pin : () Cu  Cu2+ (0,5 M)  Fe2+ ; Fe3+  Pt (+)

Phản ứng điện cực : – ở cực Cu xảy ra sự oxihóa : Cu  Cu2++ 2e

– ở cực Pt xảy ra sự khử : Fe3+ + e  Fe2+.

Phản ứng chung : Cu + 2Fe3+  Cu2+ + 2Fe2+.


Sức điện động của pin = 0,788  0,331 = 0,457 V
2 Khi pin ngừng hoạt động thì sức điện động E = E(Fe3+/Fe2+)  0,75

E(Cu2+/Cu) = 0
Do thể tích dung dịch CuSO4 khá lớn nên coi nồng độ Cu2+ không đổi và
= 0,5.

 Fe3  2+  Fe  3

Khi đó 0,77 + 0,059lg = E(Cu /Cu) = 0,331 V  =


 Fe 2   Fe 2 

4,8. 108.

3 c) Tổng thể tích = 100 mL 0,75


 [Fe2+] = 0,025 M ; [Fe3+] = 0,25M; [Ag+] = 0,3 M
0,25
E(Fe3+/Fe2+) = 0,77 + 0,059 lg = 0,829 V
0,025
E(Ag+/Ag) = 0,8 + 0,059 lg 0,3 = 0,769 V. So sánh thấy E(Fe3+/Fe2+) >
+
E(Ag /Ag) .
nên phản ứng xảy ra theo chiều Fe3+ + Ag  Fe2+ + Ag+ .

Để đổi chiều phản ứng phải có E(Fe3+/Fe2+) < E(Ag+/Ag)


 Fe3   Fe3 
 0,77 + 0,059 lg < 0,769  > 0,9617
 Fe 2   Fe 2 
14
Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi – lưu huỳnh

1.Ở phòng thí nghiệm sinh viên tìm thấy một chai nhỏ đựng chất A khá ẩm ướt được dán nhãn “nhạy
sáng”. Tuy nhiên sinh viên không chú ý đến nhãn chai mà để trên bàn làm việc của mình trong suốt kỳ
nghỉ hè. Kết quả là chai hóa chất được chiếu sáng mỗi ngày vài giờ. Sau kỳ nghỉ hè sinh viên bỗng
thấy có sự tạo thành ba chất B, C và D ở trong chai.
Hợp chất A có khả năng làm tăng tính tan trong nước của C. Trong quá trình này tạo thành anion E
vốn là một phần của D. Nếu dung dịch đậm đặc của chất A được trộn lẫn với dung dịch đậm đặc chất
B rồi cho dung dịch thu được phản ứng với khí F màu vàng lục sẽ tạo thành 2 hợp chất mới. Trong hỗn
hợp này G phản ứng với A trong môi trường axit tạo thành hỗn hợp sản phẩm trong đó có C. Trong G
thì oxy chiếm 22.4% về khối lượng. Nếu G phản ứng với dẫn xuất axit của F, vốn chỉ gồm 2 nguyên
tố thì phản ứng tạo thành C, F và hai sản phẩm phụ khác. Xác định các chất từ A – G và viết các phản
ứng xảy ra.
2. Khi cho lưu huỳnh nguyên tố tác dụng với khí clo khô ở 130oC thu được một chất lỏng màu vàng A
chứa 52.5% Cl và 47.5% S. Tiếp tục cho A tác dụng với khí clo trong sự có mặt của FeCl3 thu được
một chất lỏng màu đỏ B dễ hút ẩm. B tác dụng với oxy thu được chất lỏng không màu C (59.6% Cl,
26.95% S và 13.45% O) và một chất D (M = 135 g/mol) có thể nhận được trực tiếp bằng phản ứng
giữa C và oxy. Xác định cấu trúc các chất và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 7 Hướng dẫn giải Điểm


1. A: KI, B: KOH, C: I2 D: KI3 F: Cl2 G: KIO3 E: I3– 0.5

Phản ứng 1: 5KI + 2H2O + O2  4KOH + I2 + KI3

Phản ứng 2: KI + I2  KI3

Phản ứng 3: 6KOH + KI + 3Cl2  KIO3 + 6KCl + 3H2O

Phản ứng 4: KIO3 + 5KI + 6H+  3I2 + 6K+ + 3H2O

Phản ứng 5: 2KIO3 + 12HCl  I2 + 5Cl2 + 2KCl + 6H2O


1,0

2. – Lập luận để ra A,B,C,D 0,5

– Viết phương trình hóa học


2S + Cl2  S2Cl2

S2Cl2 + Cl2  2SCl2

2SCl2 + 2O2  2SOCl2 + SO2Cl2

2SOCl2 + O2  SO2Cl2
0,5

15
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ
Hợp chất A là một chất lỏng không màu. Khi đun nóng nó chuyển thành một khí B có màu nâu nặng
hơn không khí 1,59 lần. Phản ứng của B với kim loại C sinh ra muối D. Khi đun nóng thì muối D phân
hủy tạo oxit E. Xử lý E với HCl đặc sinh ra muối F và một khí G gây khó thở.
a) Xác định các hợp chất từ A đến G. Biết rằng % kim loại trong D là 32,22% về khối lượng và muối
màu hồng F sẽ chuyển sang xanh da trời khi đun nóng.
b) Viết các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.
c) Khi đun nóng hỗn hợp muối F, NH4Cl và NH3.H2O trong không khí thì tạo thành một hợp chất X có
màu nâu đỏ. Nếu tăng nhiệt độ thì có thể tạo lại muối F ban đầu. Viết các phản ứng xảy ra.
Câu 8 Hướng dẫn giải Điểm
a. Khối lượng phân tử của khí B là M(B) = 1,59.29,0 = 46,1 g/mol.
Từ giả thiết B có màu nâu cho phép ta khẳng định rằng khí đó là NO2.
Như vậy chất lỏng không màu A là N2O4.
Hợp chất D chính là muối nitrat của kim loại C do nhiệt phân D sinh ra một oxit.
MD = 62 n+ MC = 62n.100(100–32,22)= 91,49n (g/mol) (với n là số oxy hóa của
kim loại C trong nitrat). Vậy MC = 29,48 n
Lậy bảng: n= 2 và MC = 59, vậy C là Co. Như vậy D là Co(NO3)2.
Do phản ứng của oxit E với HCl cho khí G là Cl2 nên oxit E phải là Co3O4 còn F là
CoCl2.6H2O (muối hexahydrat này có màu hồng, màu này bị mất đi khi đun nóng). 1,25
Kết luận: A = N2O4; B = NO2; C = Co; D = Co(NO3)2; E = Co3O4; F =
CoCl2.6H2O; G = Cl2
b. b) Các phản ứng xảy ra: 0,75
N2O4 ⇌ 2NO2
Co + 2 N2O4 = Co(NO3)2 + 2NO
3Co(NO3)2 = Co3O4 + 6NO2 + O2
Co3O4 + 8HCl = 3CoCl2 + Cl2 + 4H2O
CoCl2.6H2O = CoCl2 + 6H2O

c. Phức Co2+ dễ bị oxy hóa bởi oxy không khí để tạo phức Co3+. Điều này cho phép 0,5
ta kết luận X chính là [Co(NH3)6]Cl3.
Các phản ứng xảy ra là:
4CoCl2 + 4NH4Cl + 20NH3.H2O + O2 = 4[Co(NH3)6]Cl3 + 22H2O
6[Co(NH3)6]Cl3 = 6CoCl2 + 6NH4Cl + N2 + 28NH3

16
ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,5 điểm). Cấu tạo nguyên tử – hạt nhân.


1. X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện lần lượt là 14 và 14. Hợp chất A (của X và Y) có công thức XYa với đặc
điểm: X chiếm 21,831% về khối lượng. Tổng số proton là 66, tổng số nơtron là 76.
a) Viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản (dạng chữ và dạng obitan) của X, Y. Xác định
bộ 4 số lượng tử của elctron cuối cùng của X, Y.
b) Viết cấu hình elctron ở trạng thái kích thích (dạng chữ và obitan) của hai nguyên tử X,
Y. Xác định số electron độc thân.
c) Cho hợp chất A vào dung dịch NaOH dư thì thu được dung dịch B có những chất tan
nào ?
2. Để xác định lượng máu trong bệnh nhân người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ
dung dịch chứa đồng vị phóng xạ 24Na ( chu kỳ bán rã 15 giờ) có độ phóng xạ 2Ci. Sau 7,5 giờ
người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502 phân rã/phút.
Thể tích máu của người đó bằng bao nhiêu?
Câu 2 (2,5 điểm). Động hoá học.
Trong dung dịch nước, chất A bị phân hủy phương trình:
A + 2H2O → 2X+ + Y2– (1)
Trong dung dịch loãng, hằng số tốc độ của phản ứng tại 350 K là k1 = 4,00.10–5 s–1.
a) Cho biết bậc của phản ứng (1).
b)Tính thời gian cần thiết, t1, để 80% lượng A bị phân hủy ở 350K.
c) Tính hằng số tốc độ của phản ứng, k2, tại 300K và thời gian cần thiết, t2, để 80% lượng A
bị phân hủy ở nhiệt độ này. Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 166,00 kJ.mol–1 và không
phụ thuộc vào nhiệt độ.
d) Khi có mặt chất xúc tác, hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy tại 300 K là
k2’ = 3,00.104 s–1. Giả sử thừa số tần số không thay đổi, tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng
khi có mặt xúc tác.
Câu 3 (2,5 điểm). Nhiệt hoá học, cân bằng hoá học
Entanpi hình thành tiêu chuẩn và entropi tiêu chuẩn đo ở 298oK của một số chất như sau:

CO2 (dd) H2O (l) NH3 (dd) (H2N)2C=O (dd)


 Hht (KJ/mol) –412,9 –285,8 –80,8 –317,7
o –1 –1
S ( J. K . mol ) 121,0 69,9 110,0 176,0
Trong dung dịch nước ure bị phân huỷ theo phương trình sau:
(H2N)2C=O (dd) + H2O (l) 2 NH3 (dd) + CO2 (dd)
a) Hãy tính  Go và hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 298oK
b) Phản ứng thuỷ phân ure có xảy ra hay không ở 298oK trong các điều kiện sau đây:
[(H2N)2C=O] = 1,0M; [H2O] = 55,5M; [CO2] =0,1; [NH3]= 0,01M?
Câu 4 (2,5 điểm). Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể.
1. Vàng (Au) kết tinh ở dạng lập phýõng tâm mặt có cạnh của ô mạng cõ sở a = 407 pm (1pm
= 10–12 m).
a) Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hạt nhân của 2 nguyên tử Au?
b) Xác định số phối trí của nguyên tử Au?
c) Tính khối lýợng riêng của tinh thể Au?
d) Tính độ khít của tinh thể Au?
Biết Au = 196,97 ; N = 6,022.1023.
2. So sánh và giải thích:
a) Bán kính của các ion sau: Mg2+, O2–, Na+, F–.
b) Năng lượng ion hoá thứ nhất của: P, S, N, O.
c) Nhiệt độ nóng chảy của: KCl, NaCl, FeCl3.

1
Câu 5 (2,5 điểm). Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan).
1.Tính pH của dung dịch gồm HCl 0,01M; H2SO4 0,012M; NH4Cl 0,01M.
Cho biết: HSO4–có pKa = 1,99; NH4+ có pKa = 9,24
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1M cần dùng để cho vào 200ml dung dịch H 3PO4 0,1M và
sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 7,21 ; pH = 9,765.
Cho biết pKa (H3PO4) : pKa1 = 2,15 ; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
Câu 6 (2,5 điểm). Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân.
1. Khi ðiện phân dung dịch muối NaCl ðể sản xuất Clo ở anot có thể có các quá trình : oxi hoá
Cl – thành Cl2 ; oxi hoá H2O thành O2 ; oxihoá anot cacbon thành CO2.
a) Hãy viết các quá trình ðó (tại anot cacbon) .
b) Cần thiết lập pH của dung dịch bằng bao nhiêu ðể cho khi ðiện phân không có oxi thoát ra ở
anot nếu thế anot bằng 1,21V. Cho E oO2 H2O = l,23V.
(coi P Cl2 =P O2 =1 và CO2 sinh ra không ðáng kể).
2. Hoàn thành và cân bằng các phýõng trình hóa học sau bằng phýõng pháp thãng bằng ion–
electron:
a) MnO4 + SO 32 + H+  Mn2+ + ...
b) CrO 2 + Br2 + OH–  CrO 24 + ...
c) CuxSy + H+ + NO3  Cu2+ + SO 24 + NO + H2O
Câu 7 (2,5 điểm). Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh.
1. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hiđro các hợp chất
MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm
35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung dịch Y
1M. Xác định các nguyên tố M và R.
2. Để hoà tan hoàn toàn a mol một kim loại cần một lượng vừa đủ a mol H2SO4, sau phản
ứng thu được 31,2 gam muối sunfat và khí X. Toàn bộ lượng khí X này làm mất màu vừa đủ 500
ml dung dịch Br2 0,2M. Xác định tên kim loại.
Câu 8 (2,5 điểm). Bài tậpvô cơ tổng hợp.
Hoà tan hoàn toàn 0,8120 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất trơ trong
dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y.
Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO4 0,10 M. Mặt khác, hoà tan hết
1,2180 gam mẫu quặng trên trong dung dịch HCl (dư) rồi thêm ngay dung dịch KMnO4 0,10 M
vào dung dịch thu được cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4
0,10 M.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) đã dùng và thành phần phần trăm theo khối lượng
của FeO, Fe2O3 có trong mẫu quặng.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

2
ĐÁP ÁN

Câu 1 (2,5 điểm). Cấu tạo nguyên tử – hạt nhân.


1. X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện lần lượt là 14 và 14. Hợp chất A (của X và Y) có công thức XYa với đặc điểm: X
chiếm 21,831% về khối lượng. Tổng số proton là 66, tổng số nơtron là 76.
a) Viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản (dạng chữ và dạng obitan) của X, Y. Xác
định bộ 4 số lượng tử của elctron cuối cùng của X, Y.
b) Viết cấu hình elctron ở trạng thái kích thích (dạng chữ và obitan) của hai nguyên tử
X, Y. Xác định số electron độc thân.
c) Cho hợp chất A vào dd NaOH dư thì thu được dd B có những chất tan nào ?
2. Để xác định lượng máu trong bệnh nhân người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ
dung dịch chứa đồng vị phóng xạ Na24( chu kỳ bán rã 15 giờ) có độ phóng xạ 2Ci. Sau 7,5 giờ
người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502 phân rã/phút.
Thể tích máu của người đó bằng bao nhiêu?
HDC :
1. – Gọi Z , N lần lượt là số proton , nơtron của nguyên tử X (số p = số e=Z).
– Gọi Z’ , N’ lần lượt là số proton , nơtron của nguyên tử Y (số p = số e = Z’).
– Ta có :
2 Z  N  14 (1)
2Z ' N'  14 (2)

 proton( XY )  Z  Z '.a  66 (3)
 a
0,25
 noton( XY )  N  N '.a  76 (4)
 a

(Z  N )  Z  15 (P)
 % X (trong XYa )  .100%  21,831%  Z N  31 (5) 
(1)

66  76  N  16
Từ (3,4) ta có :
N ' a 76  N N ' 60  Z '  17 (Cl)
    60Z' 51N '  0 (6) 
(2)

Z ' a 66  Z Z ' 51  N '  20
31
% P(trong PCla )  .100%  21,831%  a  3 0,25
31  37a
Vậy hợp chất A là PCl3.
a. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản :

025
P có bộ 4 số lượng tử của e cuối cùng là : n=3, l = 1, ml = +1 , ms = +1/2

0,25
Cl có bộ 4 số lượng tử của e cuối cùng là : n=3, l = 1, ml = 0 , ms = –1/2

1
b. Cấu hình electron ở trạng thái kích thích :
0,25

P: [Ne]
(n=3) ( 5e độc thân)

0,25

7e độc
thân

c. A(PCl3) + dung dịch NaOH (dư) 0,5


PCl3 + 3H2O 
 H3PO3 + 3HCl
HCl + NaOH 
 NaCl + H2O
H3PO3 + 2NaOH 
 Na2HPO3 + 2H2O
Dung dich B thu được chứa: NaCl, Na2HPO3, NaOH dư.
2. H0 = 2,10–6.3,7.1010 = 7,4.104Bq; 0,5
H = 502V phân rã/phút = 8,37V Bq (V thể tích của máu: cm3 )
H 8,37V
H = H0 2–t/T = H0 2–0,5 => 2–0,5 = = 4
=> 8,37 V = 7,4.104.2–0,5
H0 7,4.10
7,4.10 4 2 0,5
=> V = = 6251,6 cm3 = 6,25 dm3 = 6,25 lit.
8,37
Hoặc:
 
H0 ln 2  2.106.3, 7.1010 
kt  ln  .7,5  ln    V  6254,55 cm  6, 25455( L)
3

H 15  502 
.V
 60 

Câu 2 (2,5 điểm). Động hoá học.


Trong dung dịch nước, chất A bị phân hủy phương trình:
A + 2H2O → 2X+ + Y2– (1)
Trong dung dịch loãng, hằng số tốc độ của phản ứng tại 350 K là k1 = 4,00.10–5 s–1.
a) Cho biết bậc của phản ứng (1).
b)Tính thời gian cần thiết, t1, để 80% lượng A bị phân hủy ở 350K.
c) Tính hằng số tốc độ của phản ứng, k2, tại 300K và thời gian cần thiết, t2, để 80% lượng A bị
phân hủy ở nhiệt độ này. Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 166,00 kJ.mol–1 và không
phụ thuộc vào nhiệt độ.

2
d) Khi có mặt chất xúc tác, hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy tại 300 K là k2’ = 3,00.104 s–1.
Giả sử thừa số tần số không thay đổi, tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi có mặt xúc tác.
Câu 2 a)Vì k1 = 4,00.10–5 s–1 nên phản ứng là bậc 1.
0,5
b) Vì phản ứng là bậc 1, nên:
1 a 1 a
t1  ln  5
ln  40235,95s  11,18h.
k1 0,2a 4,00.10 0,2a
k 2 Ea  1 1 
c) Ta có: ln     , thay số vào ta được: 0,5
k1 R  T1 T2 
k2 166.103  1 1 
  suy ra: k2 = 2,971.10–9 s–1.

8,314  350 300 
ln 5 0,5
4.10
d) Ở 300K:
 Ea

– Khi không có xúc tác: k 2  A.e RT


(1)
 E'a
0,5
– Khi có xúc tác, vì thừa số tần số không thay đổi nên: k  A.e
' RT
2 (2)
E'a  Ea
k2
Từ (1) và (2) ta được: e RT
, thay số vào ta được:
k '2
E' 166
2,971.109 a
8,314.103.300
e 0,5
3.104
Suy ra: Ea’ = 91,32 kJ.mol–1.
Câu 3 (2,5 điểm). Nhiệt hoá học, cân bằng hoá học
Entanpi hình thành tiêu chuẩn và entropi tiêu chuẩn đo ở 298oK của một số chất như sau:
CO2 (dd) H2O (l) NH3 (dd) (H2N)2C=O (dd)
 Hht (KJ/mol) –412,9 –285,8 –80,8 –317,7
So ( J. K–1. mol–1) 121,0 69,9 110,0 176,0
Trong dung dịch nước ure bị phân huỷ theo phương trình sau:
(H2N)2C=O (dd) + H2O (l) 2 NH3 (dd) + CO2 (dd)
a) Hãy tính  Go và hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 298oK
b) Phản ứng thuỷ phân ure có xảy ra hay không ở 298oK trong các điều kiện sau đây:
[(H2N)2C=O] = 1,0M; [H2O] = 55,5M; [CO2] =0,1; [NH3]= 0,01M?

a. Ta có
 H phản ứng =  H ht ( sản phẩm) –  H ht ( chất phản ứng)
= H ht ( NH3) + H ht ( CO2) – H ht ( ure) – H ht ( H2O)
= 2. (–80,8) + (–412,9) – (–317,7) – (–285,8) 0,5
= 29,0 KJ
S phản ứng =  S o ( sản phẩm) –  S o ( chất phản ứng)
Câu 3
= 2.110 + 121 – 176 – 69,9
= 95,1 J.K–1 0,5
Suy ra  G phản ứng = H o phản ứng – T. S ophản ứng
o

= 29000 – 298.95,1 = 660,2 J 0,5


660,2

Mà  Go = – RT ln K Suy ra K = e 8,314.298 = 0,766

3
[ NH 3 ] 2 [CO2 ] 0,1.(0,01)
2 0,5
b) Xét tỷ số Q = = =1,8. 10–7
[Ure][ H 2 O] 1.55,5
Xét biểu thức tính  G: Có  G =  Go + RT ln Q 0,5
= 660,2 – 8,314.298.15,53
= –37,82 KJ
Vì  G < 0 phản ứng tự diễn biến.
Câu 4 (2,5 điểm). Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể.
1. Vàng (Au) kết tinh ở dạng lập phýõng tâm mặt có cạnh của ô mạng cõ sở a = 407 pm (1pm =
10–12 m).
a) Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hạt nhân của 2 nguyên tử Au?
b) Xác định số phối trí của nguyên tử Au?
c) Tính khối lýợng riêng của tinh thể Au?
d) Tính độ khít của tinh thể Au?
Biết Au = 196,97 ; N = 6,022.1023.
2. So sánh và giải thích:
a) Bán kính của các ion sau: Mg2+, O2–, Na+, F–.
b) Năng lượng ion hoá thứ nhất của: P, S, N, O.
c) Nhiệt độ nóng chảy của: KCl, NaCl, FeCl3.
1. Cấu trúc tinh thể 1 ô mạng cơ sở của Au:
Câu 4 a) Tính khoảng cách ngắn nhất giữa 2 hạt nhân Au:
Mặt ô mạng: AO = 2R = d

A a B

a 0,25
O

D C

a
 2d 2  a 2  d 
2
b) Số phối thể của nguyên tử Au là 12 0,25

c) Trong 1 ô mạng cõ sở có số nguyên tử Au:


1 1
8.  6.  4 nguyên tử
8 2
m 4.196,97
D   19, 4 (g/cm3)
V 6, 022.10 .  4, 07.10 
23 8 3 0,25

4
d) d  2R  2,8779.108 (cm)

 R  1, 43895.108 (cm)
0,25
 Độ đặc khít của tinh thể
4

4. .3,14. 1,43895.10 8 
3

Au  3

4,07.10 8
3

 Au = 74%

2. a/ Bán kính ion tăng dần theo thứ tự là Mg2+ < Na+ < F– < O2– do cả 4 ion đều
có cùng cấu hình 1s2 2s2 2p6, vậy cùng số lớp electron do đó bán kính ion chỉ phụ
0,5
thuộc vào điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính càng nhỏ.

b/ Năng lượng ion hoá giảm theo trình tự: N>O>P>S


+ N > O vì N có cấu hình nửa bão hoà, còn O liền ngay cấu hình nửa bão hoà do
vậy electron dễ tách ra hơn.
+ O > P vì bán kính của O < bán kính của P
0,5
+ P > S vì P có cấu hình nửa bão hòa bền còn S liền sau cấu hình nửa bão hoà
c/ Nhiệt độ nóng chảy giảm dần theo thứ tự là : NaCl > KCl > FeCl3
KCl, NaCl có cấu trúc mạng tinh thể ion còn FeCl3 phân tử hợp chất cộng hoá trị
do vậy t0 (n/c) của FeCl3 nhỏ nhất
KCl, NaCl đều là hợp chất ion, cùng cấu trúc mạng tinh thể nhưng bán kính của K+
0,5
> bán kính của Na+ do vậy năng lượng mạng lưới của NaCl > KCl
Câu 5 (2,5 điểm). Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan).
1.Tính pH của dung dịch gồm HCl 0,01M; H2SO4 0,012M; NH4Cl 0,01M.
Cho biết: HSO4–có pKa = 1,99; NH4+ có pKa = 9,24
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1M cần dùng để cho vào 200ml dung dịch H3PO4 0,1M và
sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 7,21 ; pH = 9,765.
Cho biết pKa (H3PO4) : pKa1 = 2,15 ; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
Câu 5 1. Cân bằng chính: HSO4– (dd) H+(dd) + SO42–(dd) 1,0
C 0,012 0,022
C x x x
[C] 0,012 – x 0,022 + x x
[H  ].[SO24 ] x(0, 022  x)
Ka  
  101,99  x = 3,44.10–3
[HSO4 ] 0, 012  x
 pH = –lg (0,022 + 3,44.10–3) = 1,59
2 pH = 7,21 = pKa2  Tạo 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4 với số mol bằng nhau  0,75
NaOH phản ứng hết nấc 1 và 1/2 nấc 2 của axit H3PO4.
5
NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O
2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O
Suy ra: V.0,1= 200.0,1+ 100.0,1 Vậy V = 300ml
 pH = 9,765 = 1/2(pKa2 + pKa3)  Tạo Na2HPO4
2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O
0,04 0,02 0,02 0,75
 nNaOH = 0,04 mol  V = 400 ml
Câu 6 (2,5 điểm). Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân.
1. Khi ðiện phân dung dịch muối NaCl ðể sản xuất Clo ở anot có thể có các quá trình: oxi hoá
Cl– thành Cl2 ; oxi hoá H2O thành O2 ; oxihoá anot cacbon thành CO2.
a) Hãy viết các quá trình ðó (tại anot cacbon) .
b) Cần thiết lập pH của dung dịch bằng bao nhiêu ðể cho khi ðiện phân không có oxi thoát ra ở anot
nếu thế anot bằng 1,21V. Cho E oO2 H2O = l,23V. (coi P Cl2 =P O2 =1 và CO2 sinh ra không ðáng kể).
2. Hoàn thành và cân bằng các phýõng trình hóa học sau bằng phýõng pháp thãng bằng ion–
electron:
a) MnO4 + SO 32 + H+  Mn2+ + ...
b) CrO 2 + Br2 + OH–  CrO 24 + ...
c) CuxSy + H+ + NO3  Cu2+ + SO 24 + NO + H2O
6.1. 0,25
a)  Cl2 + 2e ;2H2O  O2 + 4H + 4e ;
2Cl +

C + 2H2O  CO2 + 4H+ + 4e


0,059 0,25
b) E = E oO2 H2O + lg[H+]4 = 1,23 + 0,059lg[H+] = 1,23  0,059pH
4
1,21  1, 23
Với Eanot = 1,21V thì pH =  = 0,339 0,25
0,059
Muốn không có O2 thoát ra cần thiết lập pH sao cho E oO2 H 2O > Eanot 
0,25
pH < 0,339
6.2. a)
5  SO 32  H 2 O  SO 24  2H   2e 0,5
2  MnO4  8H   5e  2Mn2  4H 2 O
2MnO24  5SO 32  6H   2Mn2  5SO 24  3H 2 O
b)
2  CrO 2  4OH   CrO 24  2H 2 O  3e 0,5
3  Br2  2e  2Br 
2CrO 2  3Br2  8OH   2CrO 24  6Br   4H 2 O
c)
2 2 
3  Cu x S y  4 yH2 O  xCu  ySO4  8yH  (2x  6 y)e 0,5
(2x  6 y)  NO  4H  3e  NO  2H 2 O

3

3Cu x S y  8xH   (2x  6 y) NO3  3xCu 2  3ySO24  (2x  6 y) NO  4xH 2 O

6
Câu 7 (2,5 điểm). Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh.
1. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hiđro các hợp chất MH
và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm
35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung dịch Y
1M. Xác định các nguyên tố M và R.
2. Để hoà tan hoàn toàn a mol một kim loại cần một lượng vừa đủ a mol H2SO4, sau phản ứng
thu được 31,2 gam muối sunfat và khí X. Toàn bộ lượng khí X này làm mất màu vừa đủ 500 ml
dung dịch Br2 0,2M. Xác định tên kim loại.
7 1. Hợp chất với hiđro có dạng RH nên R có thể thuộc nhóm IA hoặc VIIA.
Trường hợp 1 : Nếu R thuộc nhóm IA thì Y có dạng ROH
R 35,323 0,25
Ta có :   R  9,284 (loại do không có nghiệm thích hợp)
17 64,677
Trường hợp 2 : R thuộc nhóm VIIA thì Y có dạng HRO4
R 35,323 0,25
Ta có :   R  35,5 , vậy R là nguyên tố clo (Cl).
65 64,677
Do hiđroxit của R (HClO4) là một axit, nên hiđroxit của M phải là một bazơ dạng
MOH
16,8
mX   50 gam  8,4 gam
100
MOH + HClO4  XClO4 + H2O
 nMOH  nHClO4  0,15 L  1mol / L  0,15 mol

8,4 gam 0,5


 M  17   56
0,15 mol

 M = 39 , vậy M là nguyên tố kali (K).

2. Khí X có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom nên X phải là H2S hoặc 0,5
SO2.
Giả sử X là H2S, ta có phương trình phản ứng:
8R + 5nH2SO4 → 4R2(SO4)n + nH2S + 4nH2O
5n 8 0,25
Theo ptpu: n H 2 SO4 = nR. Theo bài ra: n H 2 SO4 = nR → 5n = 8 → n = .
8 5
Vậy khí X đã cho là khí SO2. Và ta có phương trình phản ứng:
2R + 2nH2SO4 → R2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
Ta có: 2 =2n  n =1 0,25
Phương trình (1) được viết lại:

7
2R + 2H2SO4 → R2SO4 + SO2 + 2H2O *
Cho khí X phản ứng với dung dịch Br2 xảy ra phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (2)
Theo (2): n SO2 = n Br2 = 0,5.0,2 = 0,1(mol); theo (*): nR2SO4 = n SO2 = 0,1(mol)

31, 2
Theo bài ra khối lượng của R2SO4 = 31,2g → M R2 SO4 = = 312
0,1 0,5
→ MR = 108 (R là Ag).
Câu 8 (2,5 điểm). Bài tậpvô cơ tổng hợp.
Hoà tan hoàn toàn 0,8120 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất trơ trong dung
dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Dung
dịch Y phản ứng vừa đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO4 0,10 M. Mặt khác, hoà tan hết 1,2180
gam mẫu quặng trên trong dung dịch HCl (dư) rồi thêm ngay dung dịch KMnO4 0,10 M vào dung
dịch thu được cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4 0,10 M.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) đã dùng và thành phần phần trăm theo khối lượng
của FeO, Fe2O3 có trong mẫu quặng.
8 a) FeO + 2 HCl  FeCl2 + H2O (1)
Fe2O3 + 6 HCl  2 FeCl3 + 3 H2O (2)
2 FeCl3 + 2 H2O + SO2  2FeCl2 + H2SO4 + 2 HCl (3)
5 FeCl2 + KMnO4 + 8 HCl  5 FeCl3 + MnCl2 + KCl + 4 H2O (4)
5 SO2 + 2 KMnO4 + 2 H2O  2 H2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4 (5) 0,75
(Lượng HCl dùng để hòa tan quặng không được cho quá dư, chỉ đủ để làm môi
trường cho phản ứng (4))
b) Từ (1) và (4) ta có:
nFeO (trong 1,2180 gam mẫu) = n Fe2 = 5. n MnO = 5 . 0,10 . 15,26.10–3 = 7,63.10–3 (mol)
4

7,63.10-3 . 0,8120
 nFeO (trong 0,8120 gam mẫu) = = 5,087.10–3 (mol)
1,2180
 mFeO (trong 0,8120 gam mẫu) = 72 . 5,087.10–3 = 0,3663 (g)
và mFe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu) = 0,8120 . 0,65 – 0,3663 = 0,1615 (g)
0,1615
 n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu) =  1,01.10–3 (mol) 0,5
160
Tương tự, từ (3) và (5) ta có:  nSO2  nSO2 (3)  nSO2 (5)

Trong đó:
1
n SO2 (3) = . n FeCl3 (trong 0,8120 gam mẫu) = n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu) = 1,01.10–3 (mol) 0,5
2
5 5 1
n SO2 (5)  n MnO- (5) = ( n MnO-   n Fe2 )
2 4
2 4
5
với:  Fe2 = nFeO (trong 0,8120 gam mẫu) + 2.n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu)
n

8
5 1
 n SO2 (5) = ( n MnO-  (n FeO (trong 0,8120 gam mẫu) + 2.n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu))
2 4
5 0,25
5 1 -3 
 nSO2 (5) =  0,10 . 22,21.10 - (5,087.10 + 2 . 1,01.10 )   2.10
-3 -3 –3
2 5 
(mol).
Vậy: n SO2  3,01.10–3 (mol)  VSO2 = 22,4 . 3,01.10–3 = 0,0674
(lit) 0,5
0,3663
% FeO = .100 = 45,11 %
0,8120
% Fe2O3 = 65 % – 45,11 % = 19,89 %

Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

9
ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1.1. Có thể viết cấu hình electron của Ni2+là:
Cách 1: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d8]; Cách 2: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d64s2].
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater (Xlâytơ) tính năng lượng electron của Ni2+ với mỗi cách
viết trên (theo đơn vị eV). Cách viết nào phù hợp với thực tế ? Tại sao?
1.2. 238U là đồng vị đầu tiên trong họ phóng xạ urani–rađi, các đồng vị của các nguyên tố khác
thuộc họ này đều là sản phẩm của chuỗi phân rã phóng xạ bắt đầu từ 238U. Khi phân tích quặng
urani người ta tìm thấy 3 đồng vị của urani là 238U, 235U và 234U đều có tính phóng xạ.
Hai đồng vị 235U và 234U có thuộc họ phóng xạ urani–rađi không? Tại sao? Viết phương
trình biểu diễn các biến đổi hạt nhân để giải thích.
Cho điện tích hạt nhân Z của thori (Th), protactini (Pa) và urani (U) lần lượt là 90, 91, 92. Các nguyên
tố phóng xạ tự nhiên có tính phóng xạ  và .
Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học
Trong một ống thủy tinh hàn kín có gắn hai sợi vonfram cách nhau 5 mm, chứa đầy không
khí sạch và khô tại nhiệt độ và áp suất chuẩn. Phóng điện giữa hai sợi vonfram này, sau vài
phút, khí trong ống nhuốm màu nâu đặc trưng.
1. Tiểu phân nào gây nên sự đổi màu quan sát được nêu trên? Ước lượng giới hạn nồng độ lớn
nhất của nó trong ống thủy tinh. Biết không khí chứa 78% N2 và 21% O2 (theo thể tích).
2. Màu nâu tương tự cũng thấy xuất hiện khí oxi và nitơ (II) oxit gặp nhau trong ống thủy tinh
chân không. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong ống thủy tinh.
3. Tiến hành các thí nghiệm ở phần 2 tại 25ºC, ta thu được các số liệu ghi ở bảng dưới đây:
Số TT [NO] mol.l–1 [O2] mol.l–1 Tốc độ lúc đầu (mol.l–1.s–1)
1 1,16.10–4 1,21.10–4 1,15.10–8
2 1,15.10–4 2,41.10–4 2,28.10–8
3 1,18.10–4 6,26.10–5 6,24.10–9
4 2,31.10–4 2,42.10–4 9,19.10–8
5 5,75.10–5 2,44.10–4 5,78.10–9
Hãy xác định bậc phản ứng theo O2, theo NO, bậc của phản ứng chung và hằng số tốc độ phản
ứng ở 298K.

1
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
1. Trộn 400 mL dung dịch một axit yếu đơn nấc 0,200 M với 100 mL dung dịch NaOH 0,800 M
trong một bình cách nhiệt. Nhiệt độ dung dịch hỗn hợp tăng lên từ 25,08oC đến 26,25oC khi kết
thúc phản ứng. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trung hòa trên. Giả thiết khối lượng riêng của
tất cả các dung dịch là 1,00 g/cm3 và nhiệt dung của chúng đều là 4,2 J/g∙K.
2. Xét quá trình hóa hơi 1 mol nước lỏng ở 50 oC và 1 atm. Cho biết nhiệt dung đẳng áp của hơi
nước, của nước lỏng và nhiệt hóa hơi của nước lần lượt là:
Cp,H2O(l) = 75,31 J/mol.K; Cp,H2O(k) = 33,47 J/mol.K; Hhh (100oC, 1 atm) = 40,668 kJ/mol.
Các dữ kiện trên được chấp nhận coi như không đổi trong khoảng nhiệt độ khảo sát. Biết với
quá trình đẳng áp, biến thiên entropy được tính theo hệ thức: S = Cp.ln(T2/T1) (với T2 > T1).
a) Tính H, S, G của hệ trong quá trình hóa hơi nói trên.
b) Dựa vào kết quả thu được, hãy rút ra kết luận quá trình hóa hơi của nước trong điều kiện trên
là thuận nghịch hay không thuận nghịch, có thể tự diễn ra hay không? Giải thích?
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Thực nghiệm cho biết cả ba hợp chất CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện. Có
ba trị số góc liên kết tại tâm là 1100; 1110; 1120 (không kể tới H khi xét các góc này). Độ âm
điện của H là 2,20; CH3 là 2,27; Csp3 là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,50. Dựa vào mô hình sự đẩy
giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của mỗi hợp chất và giải
thích.
2. Tinh thể kim cương có cấu trúc lập phương tâm diện, ngoài ra các nguyên tử cacbon còn
chiếm một nửa số lỗ trống tứ diện, ở 293K kim cương có khối lượng riêng D = 3,514 g/cm3, C
=12; NA = 6,022.1023. Hãy tính bán kính của nguyên tử cacbon kim cương và độ đặc khít của
tinh thể.
Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Một dung dịch có ba chất HCl, BaCl2, FeCl3 cùng nồng độ 0,0150M. Sục khí CO2 vào
dung dịch này cho đến bão hoà. Sau đó thêm từ từ NaOH vào dung dịch đến nồng độ 0,120M.
Cho biết: nồng độ CO2 trong dung dịch bão hoà là 3.10–2M; thể tích của dung dịch không thay
đổi khi cho CO2 và NaOH vào; các hằng số: pKa của H2CO3 là 6,35 và 10,33; pKs của Fe(OH)3 là
37,5 và của BaCO3 là 8,30; pKa của Fe3+ là 2,17.
Tính pH của dung dịch thu được.
Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
Có dung dịch X gồm Fe2(SO4)3 0,100M; FeSO4 0,010M và NaCl 2,000M.
1. Cần đặt điện thế tối thiểu là bao nhiêu để có quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đầu
tiên ở mỗi điện cực khi điện phân dung dịch X ở pH = 0.
2. Điện phân 100 ml dung dịch X với cường độ dòng điện một chiều không đổi có

2
I = 9,650A và trong thời gian 100 giây, thu được dung dịch Y.
a. Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân.
b. Tính pH của dung dịch Y.
c. Lắp một pin điện gồm một điện cực hiđro tiêu chuẩn với một điện Pt nhúng vào dung
dịch Y. Viết sơ đồ pin và tính sức điện động của pin khi pin bắt đầu phóng điện.
(Giả thiết rằng H2O bay hơi không đáng kể và thể tích của dung dịch không thay đổi trong
quá trình điện phân)
Cho: Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,771 V; Eo(2H+/H2) = 0,00 V; *β[Fe(OH)]2+ = 10–2,17;
*
β[Fe(OH)]+ = 10–5,92; Eo(Cl2/2Cl–) = 1,36 V.
Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
1. a. Cho m gam hỗn hợp gồm NaBr và NaI phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được
hỗn hợp khí A ở điều kiện chuẩn. Ở điều kiện thích hợp, A phản ứng vừa đủ với nhau tạo chất
rắn có màu vàng và một chất lỏng không làm chuyển màu quỳ tím. Cho Na dư vào phần chất
lỏng được dung dịch B. Dung dịch B hấp thụ vừa đủ với 2,24 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn
được 9,5 gam muối. Tìm m.
b. Đề nghị một phương pháp để tinh chế NaCl khan có lẫn các muối khan NaBr, NaI, Na2CO3.
2. a. Một axit mạnh có thể đẩy được axit yếu ra khỏi muối, nhưng một axit yếu cũng có thể đẩy
được axit mạnh ra khỏi muối. Lấy ví dụ minh họa và giải thích.
b. Tại sao H2SO4 không phải là axit mạnh hơn HCl và HNO3 nhưng lại đẩy được những axit đó
ra khỏi muối?
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ
Hoà tan 24 gam Fe2O3 bằng dung dịch HCl dư sau phản ứng được dung dịch B. Cho vào
dung dịch B một lượng m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe, thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đktc) sau
phản ứng thu được dung dịch C và chất rắn D có khối lượng bằng 10% so với khối lượng m.
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí
đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Biết rằng hiệu suất các phản ứng đều là
100%.
1. Viết các phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng.
2. Tính khối lượng mỗi kim loại trong m gam hỗn hợp.
–––––––––––––––– Hết ––––––––––––––

3
ĐÁP ÁN
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

Câu Nội dung Điểm


Câu 1.1. Năng lượng của một electron ở phân lớp l có số lượng tử chính hiệu
1 dụng n* được tính theo biểu thức Slater:
(2,5  1 = –13,6 x (Z – b)2 /n* (theo eV) 0,25 đ
điểm) Hằng số chắn b và số lượng tử n* được tính theo quy tắc Slater. Áp dụng
cho Ni (Z=28, có 26e) ta có:
2+

Với cách viết 1 [Ar]3d8:


 1s = –13,6 x (28 – 0,3)2/12 = – 10435,1 eV
 2s,2p = –13,6 x (28 – 0,85x2 – 0,35x7) / 2 2 2
= – 1934,0 eV
 3s,3p = –13,6 x (28 – 1x2 – 0,85x8 – 0,35x7)2/32 = – 424,0 eV
 3d = – 13,6 x (28 – 1x18 – 0,35x – 0,35x7)2/32 = – 86,1 eV
E1 = 2  1s + 8  2s,2p + 8  3s,3p + 8  3d = – 40423,2 eV
Với cách viết 2 [Ar]sd64s2: 0,5 đ
 1s,  2s,2p,  3s,3p có kết quả như trên . Ngoài ra:
 3d = –13,6 x (28 – 1x18 – 0,35x5)2/32 = – 102,9 eV
 4s = – 13,6 x (28 – 1x10 – 0,85x14 – 0,35) /3,7 = – 32,8 eV
2 2

Do đó E2 = – 40417,2 eV. 0,5 đ


E1 thấp (âm) hơn E2, do đó cách viết 1 ứng với trạng thái bền hơn. Kết
quả thu được phù hợp với thực tế là ở trạng thái cơ bản ion Ni2+ có cấu 0,25đ
hình electron [Ar]3d8.

1.2. Khi xảy ra phân rã , nguyên tử khối không thay đổi. Khi xảy ra 1 0,25 đ
phân rã , nguyên tử khối thay đổi 4u. Như thế, số khối của các đồng vị
con cháu phải khác số khối của đồng vị mẹ 4nu, với n là số nguyên.
Chỉ 234U thoả mãn điều kiện này với n = 1. Trong 2 đồng vị 234U, 235U, 0,25 đ
chỉ 234U là đồng vị “con, cháu” của 238U.
Sự chuyển hoá từ 238U thành 234U được biểu diễn bằng các phản ứng hạt
nhân sau:
238
92 U 90Th + α ; 90Th
234 234
91 Pa + β ;
234
91 Pa
234
92 U + β
234 0,5 đ

Câu 2 2.1. Tiểu phân gây ra màu là khí NO2 (khí màu nâu đỏ).
(2,5 Vì không khí có 78% N2 và 21% O2 (theo thể tích). Theo phản ứng:
điểm) N2  O2 
tia löa ®iÖn
 2NO
2NO  O2 
 2NO2
hay:
N2  2O2 
 2NO2
0,5
Trong đó O2 là chất thiếu. Giả sử có 1 mol không khí, ta có:
21 1
[NO2 ]=[O2 ]=1mol. .  9,375.103 mol / L
100 22, 4 0,25

4
2.2. Phản ứng:
2NO  O2 
 2NO2 0,25
2.3. Bậc phản ứng theo O2, NO và bậc phản ứng chung:
– Từ các thí nghiệm (1), (2) và (3) ta thấy khi giữa nguyên nồng độ của
NO và thay đổi nồng độ của O2, ta có kết quả: tốc độ phản ứng tỉ lệ bậc
1 với [O2]. Vậy phản ứng là bậc 1 theo O2. 0,25
– Xét các thí nghiệm (2), (4) và (5) có nồng độ của O2 hầu như không
thay đổi, còn nồng độ NO lại thay đổi:
Thí nghiệm Tỉ lệ [NO] Tỉ lệ tốc độ ban đầu
4:2 2,01 4,03
4:5 4,02 15,90
2:5 2,03 3,95
Tốc độ thay đổi theo [NO] : Phản ứng bậc 2 theo NO
2
0,25
Vậy biểu thức tính tốc độ phản ứng:
v  k. O2  NO
2

0,5
Bậc phản ứng chung là 3.
– Hằng số tốc độ phản ứng: k  v / [O2 ][NO]2
0,25
Từ các thí nghiệm 15
Thí nghiệm 1 2 3 4 5
–3 2 –2 –1
k×10 (l .mol .s ) 7,064 7,154 7,159 7,117 7,165 0,25
 k trung bình: k  7,132.10  l .mol .s 
3 2 2 1

Câu 3 3.1. Q = mc.∆t = 500.4,2.(26,25–25,08) = 2,5.103 (J) = 2,5 (kJ)


2,5 điểm
Suy ra, lượng nhiệt tỏa ra trong phản ứng trung hòa 1 mol axit là:
2,5/0,0800 = 31 (kJ/mol).
0,5
∆H = – 31 kJ/mol
3.2. Ta hình dung quá trình hóa hơi của nước lỏng ở 50oC, 1 atm thành hơi
nước ở 100oC, 1 atm thành 3 quá trình nhỏ thuận nghịch như sau:
H , S , G  ?
H2O (l) (323K, 1 atm) H2O (k) (323K, 1 atm)

(I) (III)

(II)
H2O (l) (373K, 1 atm) H2O (k) (373K, 1 atm) 0,25

– Đối với quá trình (I):


H1  C p, H2O (l ) (373  323) = 3765,5 J/mol
0,25
5
S1  C p, H2O(l ) ln T2 / T1  10,839 J / mol.K

– Đối với quá trình (II):


H 2  40,668kJ / mol

H hh 0,25
S2   109, 03J / mol.K
T
– Đối với quá trình (III):
H3  C p, H2O (k) (323  373)  1673,5J/ mol
0,25
S3  C p, H2O (k) ln T2 / T1  4,817 J / mol.K

* Đối với cả quá trình:


S  S1  S2  S3 = 115,053 J/mol.K

H  H1  H 2  H3 = 42,760 J/mol

G  H  T S = 42760 – 323.115,107= 5597,881 J/mol = 5,597881


kJ/mol. 0,5
b) Quá trình đang xét là một quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp
(T, P không đổi) cho nên thế nhiệt động GT,P được sử dụng làm
một tiêu chuẩn để đánh giá chiều của quá trình và cân bằng của hệ. Ở đây
kết quả cho thấy:
GT , P  5,597881kJ / mol > 0

nên quá trình hóa hơi này là một quá trình không thuận nghịch, 0,5
không tự diễn ra mà phải có tác động từ bên ngoài.
Câu 4. 4.1. Cấu tạo không gian của các phân tử được biểu diễn như sau:
(2,5 đ)
H H
H
Si C
Br C
Br Br Br
Br H3C CH3
Br
CH3
SiHBr3 (1) CHBr3 (2) CH(CH3)3 (3)
– Khi so sánh 2 góc Br – A – Br ở (1) và (2), độ âm điện C lớn hơn Si, 0,5
bán kính Si lớn hơn C, cặp e liên kết ở gần C hơn nên đẩy mạnh hơn
góc Br – C – Br có trị số lớn hơn góc Br – Si – Br.
– Khi so sánh 2 góc Br – C – Br và H3C – C – CH3 ở (2) và (3), độ âm
điện của Br lớn hơn của CH3, cặp e liên kết của (2) ở xa C hơn của (3)

6
do đó góc ở (3) lớn hơn ở (2). 0,25
– Từ hai so sánh trên thấy rằng trị số các góc tăng dần theo thứ tự sau:
Góc ở (1) < Góc ở (2) < Góc ở (3)
1100 1110 1120
0,25

0,25
2. Mô tả tinh thể

a = 3,55 A
0.25
Liªn kÕt C-C dµi 1,54 A

Một ô mạng cơ sở có mặt 8 nguyên tử ở 8 đỉnh, 6 nguyên tử ở 6


mặt, 4 nguyên tử ở 4 hốc tứ diện. Số nguyên tử nguyên vẹn có trong
1 ô mạng là 8.
Vng.tu = 4  R3/3
8.12 0.5
D= 3
=3,516g/cm3; a = 0,357nm.
N .a
a 3
Mặt khác 2R = từ đó R = 0,0772 nm.
4
8.VNgtö
Độ đặc khít = .100%  33, 75%.
a3
0.5

Câu 5 Khi cho khí CO2 vào hỗn hợp gồm H+ 0,0150M; Ba2+ 0,0150 M; Fe3+
(2,5
0,0150 M có các quá trình:
điểm )
CO2 + H2O HCO3– + H+ Ka1 = 10–6,35
HCO3– CO32– + H+ Ka2 = 10–10,33
HCl 
 H+ + Cl –
Fe3+ + H2O FeOH2+ + H+ Ka = 10–2,17
Dung dịch có môi trường axit mạnh (vì có HCl và Fe3+), sự
điện ly CO2 là không đáng kể (vì nồng độ CO32– vô cùng bé)
0,5 đ
nên không có kết tủa BaCO3 tạo thành.

7
Khi thêm NaOH xảy ra các phản ứng:
– Trung hoà HCl: H+ + OH–  H2O
0,015M 0,120M
– 0,105M
– Kết tủa Fe(OH)3 : Fe3+ + 3OH–  Fe(OH)3
0,015 0,105
– 0,06 0,015
– Phản ứng với CO2:
CO2 + 2OH–  CO32– + H2O
3.10–2 0,06 M
– – 0,030
– Kết tủa BaCO3: 0,5 đ

Ba2+ + CO3 2–  BaCO3 


0,015 0,030
– 0,015 0,015
Thành phần hỗn hợp kết tủa có:
Fe(OH)3 BaCO3
0,0150 mol 0,0150 mol
Trong dung dịch có:
CO32– 0,015M; Cl– ; Na+ ; H2O 0,5

Các cân bằng xảy ra:


H2 O H+ + OH– 10–14 (1)
Fe(OH)3 Fe3+ + 3OH– Ks1 = 10–37,5 (2)
BaCO3 Ba2+ + CO2–3 Ks2 = 10–8,30 (3)
CO32– + H2O HCO3– + OH– Kb1 = 10–14/10–10,33 = 10–3,67 (4)
So sánh cho thấy cân bằng (4) là cân bằng quyết định pH của dung
dịch ( vì OH– do H2O điện ly và do Fe(OH)3 tan ra là rất bé), nồng độ
0,5 đ
CO32– do BaCO3 tan ra không đáng kể (vì có dư CO32– từ dung dịch).
Tính pH theo (4)
CO32– + H2O HCO3– + OH– 10–3,67

8
C : 0,015
[ ]: (0,015 –x) x x
x2/(0,015–x) = 10–3,67  x = [OH– ] = 1,69.10–3M 0,5 đ
 pH = 11,23
Câu 6 6.1. Bán phản ứng đầu xảy ra ở mỗi điện cực là
2,5 điểm + Điện cực (+): 2Cl– ⇌ Cl2 + 2e
+ Điện cực (–): Fe3+ + 1e ⇌ Fe2+
Trong dung dịch X có C(Fe3+) = 0,2M; C(Fe2+) = 0,01M; C(H+) =
1M; C(Cl–) = 2M; Na+; SO42–.
0, 0592 p
Ea = E(Cl2/2Cl–) = E0 (Cl2/2Cl–) + lg Cl22
2 [Cl ]
0, 0592 1 0,5 đ
= 1,36 + lg 2 = 1,342 (V)
2 2
Ở pH = 0 không có quá trình proton hóa của ion kim loại, do đó:
0, 2
Ec = E(Fe3+/Fe2+) = 0,771 + 0,0592lg = 0,848 (V)
0, 01
Vậy thế cần đặt vào để có quá trình oxi hóa ion Cl– và quá trình
khử ion Fe3+ là:
U = 1,342 – 0,848 = 0,494 (V)
0,5 đ
6.2. a. Số mol e phóng ra hay thu vào trong quá trình điện phân là
ne = It/F = 9,65.100/96500 = 0,01 (mol)
Có các bán phản ứng:
Ở cực (+): 2Cl–  Cl2 + 2e (1)
no 0,2
Ở cực (–): Fe3+ + 1e  Fe2+ (2)
no 0,02 0,001
Theo (1), (2) và giả thiết cho thấy ion Cl– và Fe3+ đều dư.
Vậy khối lượng dung dịch giảm là: m = mCl2 = 71.0,01/2 = 0,355(gam)
0,5 đ
b. Theo phần (a), cho thấy trong dung dịch Y có:
C(Fe3+) = (0,02–0,01)/0,1=0,1 (M)
C(Fe2+) = (0,001+0,01)/0,1=0,11 (M)
C(Cl–) = (0,2–0,01)/0,1=1,95 (M);
Na+; SO42–.
Có các cân bằng:
Fe3+ + H2O ⇌ Fe(OH)2+ + H+ *β[Fe(OH)]2+ = 10–2,17 (3)
Fe2+ + H2O ⇌ Fe(OH)+ + H+ β[Fe(OH)]+ = 10–5,92
*
(4)
H2O ⇌ H+ + OH– Kw = 10–14 (5)
Do [Fe(OH)]2+.[H+] ≃ 0,1.10–2,17 >> [Fe(OH)]+.[H+] ≃ 0,11.10–
5,92
>> Kw
Vì vậy pH là do cân bằng (3) quyết định.
9
Xét cân bằng:
Fe3+ + H2O ⇌ Fe(OH)2+ + H+ *β[Fe(OH)]2+ = 10–2,17
Co 0,1
[ ] (0,1–x) x x
=> *β[Fe(OH)]2+ = x2/(0,1–x) = 10–2,17
Với 0<x<0,1 => x = 0,023
Vậy pH = – lg0,023 = 1,638
0,75 đ
c. Viết sơ đồ pin, tính E(pin)
(–) Pt, H2(1atm) ‫ ׀‬H+(1M) ‖ Fe2+(0,11M); Fe3+(0,077M) Pt (+)
Theo kết quả tính ở phần (b) và cho thấy ion Fe2+ tạo phức hiđroxo
không đáng kể, nên ta có:
E(Fe3+/Fe2+) = 0,771 + 0,0592lg(0,1–0,023)/0,11 = 0,762 (V)
Vậy E(pin) = E(cao) – E(thấp) = 0,762–0,00 = 0,762 (V) 0,25 đ

Câu 7 7.1. a. A phản ứng vừa đủ với nhau tạo chất rắn màu vàng → A là hỗn
( 2,5 hợp SO2 và H2S.
Mặt khác, NaBr có tính khử yếu hơn NaI.
điểm)
2NaBr + 2H2SO4 → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O 0,25 đ
0,15mol 0,075mol

8NaI + 5H2SO4 → 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O


(0,15.8)mol 0,15mol
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O 0,25 đ
0,15mol 0,075mol 0,15mol
Chất lỏng là H2O:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
0,15mol 0,15mol
B là NaOH
CO2 + NaOH → NaHCO3 0,25 đ
x(mol) x x (mol)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
y 2y y
2, 24
nCO2   0,1(mol )
22, 4
 x  y  0,1
  x  y  0, 05 0,25 đ
84 x  106 y  9,5
mhỗn hợp = (0,15.103) + (0,15.8.150) = 195,45(g)
b. Cho hỗn hợp trên vào dung dịch HCl, chỉ Na2CO3 phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
Sục khí clo vào dung dịch thu được: 0,25 đ
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Cô cạn dung dịch, Br2 và I2 hóa hơi thoát ra, NaCl kết tinh lại. 0,25 đ

10
7. 2. a. Một axit mạnh có thể đẩy được một axit yếu ra khỏi muối vì axit
yếu là chất điện li yếu hoặc chất không bền.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3– (1) 0,25 đ
– + 2–
HCO3 H + CO3 (2)
HCl → H+ + Cl–
Khi cho HCl vào dung dịch Na2CO3 làm tăng nồng độ H+ làm cho các 0,25 đ
cân bằng (1) (2) chuyển sang trái tạo ra H2CO3 rồi sau đó là CO2 và
H2 O
Ngược lại, 1 axit yếu có thể đẩy được 1 axit mạnh ra khỏi muối
Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3
Axit yếu axit mạnh 0,25 đ
Vì PbS không tan.
b. H2SO4 không phải là axit mạnh hơn HCl và HNO3 nhưng đẩy được 2
axit đó ra khỏi muối vì H2SO4 là axit không bay hơi còn HCl và HNO3
là axit dễ bay hơi.
2NaCl + H2SO4 
o
t
 Na2SO4 + 2HCl 0,25 đ
2NaNO3 + H2SO4   Na2SO4 + 2HNO3
o
t

Câu 8 1) Các phương trình phản ứng:


2,5 điểm Fe2O3 + 6HCl = 2FeCl3 + 3H2O (1)
Mg + 2FeCl3 = 2FeCl2 + MgCl2 (2)
Mg + 2HCl = MgCl2 + H2 (3)
Fe + 2FeCl3 = 3FeCl2 (4)
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 (5)
Mg2+ + 2OH– = Mg(OH)2 (6)
Fe2+ + 2OH– = Fe(OH)2 (7)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 (8)
Mg(OH)2 = MgO + H2O (9)
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O (10) 0,75

2)Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp:


Dung dịch B: FeCl3 , HCl dư, khi cho hỗn hợp 2 kim loại vào B:
Số mol Fe3+ trong B = 0,3 mol ; số mol H2 = 0,1 mol
a) Nếu chỉ có Mg phản ứng => có pư (1), (2), (3) => số mol Mg =
0,15 + 0,1 = 0,25 mol
Khối lượng chất rắn sau khi nung: 24 + 0,25.40 = 34 gam < 40 trái giả 0,5
thiết.
b) Cả Mg và Fe tham gia:
– Gọi số mol Mg = x; Fe tham gia phản ứng = y:
Số mol e nhường = 2x + 2y ;
Số mol e nhận = 0,3 + 0,1.2 = 0,5.
2(x+y) = 0,5 (*)
Khối lượng chất rắn = 24 + 40x + 80y = 40
(**) kết hợp với (*) giải được: x = 0,1 ; y = 0,15
Khối lượng kim loại tham gia phản ứng: 24.0,1 + 0,15.56 = 10,8 gam
11
Khối lượng Fe dư: 1,2 gam vậy:
Khối lượng Mg = 2,4 gam
Khối lượng Fe = 9,6 gam. 1,25

12
ĐỀ SỐ 4
CÂU I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, HTTH, HẠT NHÂN (2,5 điểm)
1.Từ thực nghiệm,biết năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của Li = 5,390 eV.
Quá trình Li – 2e Li2+ cần cung cấp năng lượng E = 81,009 eV.
Li – 1e  Li+ có I1 Li+ – 1e  Li2+ (I2)
Li2+–1e  Li3+ (I3) Li – 3e  Li ( I)
Tính: Năng lượng ion hóa I2 và I
–5
2. Một mẫu quặng urani tự nhiên có chứa 99,275 gam 238 92 U; 0,720 gam 92 U và 3,372.10
235
gam
88 Ra. Cho các giá trị chu kì bán hủy: t1/2( 92 U) = 7,04.10 năm, t1/2( 92 U) = 4,47.10 năm,
226 235 8 238 9

88 Ra) = 1600 năm. Chấp nhận tuổi của Trái Đất là 4,55.10 năm.
9
t1/2( 226
a) Tính tỉ lệ khối lượng của các đồng vị 235 92 U / 92 U khi Trái Đất mới hình thành.
238

b) Nếu chưa biết chu kì bán huỷ của 238 92 U thì giá trị này có thể tính như thế nào từ các dữ
kiện đã cho?
92 U có chu kì bán hủy rất lớn. Vì thế, chu kì bán hủy của nó không thể xác định bằng cách đo
( 238
trực tiếp sự thay đổi hoạt độ phóng xạ mà dựa vào cân bằng phóng xạ, được thiết lập khi chu
kì bán hủy của mẹ rất lớn so với chu kì bán hủy của các con cháu. Ở cân bằng phóng xạ thế kỉ,
hoạt độ phóng xạ của mẹ và các con cháu trở thành bằng nhau. Hoạt độ phóng xạ là tích số
của hằng số tốc độ phân rã với số hạt nhân phóng xạ).
CÂU II: ĐỘNG HÓA HỌC (2,5 điểm)
Ở 3100C sự phân hủy AsH3 (khí) xảy ra theo phản ứng :
2AsH3 (khí)   2As (rắn) + 3H2 (khí) (1)
Theo thời gian phản ứng, áp suất chung của hệ đo được là:
t (giờ) 0 5,5 6,5 8
P (mmHg) 733,32 805,78 818,11 835,34
1. Hãy chứng minh phản ứng trên là bậc 1 và tính hằng số tốc độ.
2. Tính thời gian nửa phản ứng của phản ứng (1) .
CÂU III: NHIỆT HÓA HỌC , CÂN BẰNG HÓA HỌC (2,5 điểm)
Cho các số liệu nhiệt động của một số phản ứng sau ở 298K:
Số phản Phản ứng H0298 (kJ)
ứng
(1) 2NH3+ 3N2O  4N2 + 3H2O  1011
(2) N2O + 3H2  N2H4 + H2O  317
(3) 2NH3 + 0,5O2  N2H4 + H2O  143
(4) H2 + 0,5O2  H2O  286
S 298 (N2H4) = 240 J/K.mol ; S0298 (H2O) = 66,6 J/K.mol
0

S0298 (N2) = 191 J/K.mol ; S0298 (O2) = 205 J/K.mol


1. Tính nhiệt tạo thành Ho298 của N2H4; N2O và NH3.
2. Viết phương trình của phản ứng cháy N2H4 và tính H0298, G0298 và hằng số cân bằng K
của phản ứng này.
3. Nếu hỗn hợp ban đầu gồm 2mol NH3 và 0,5mol O2 thì nhiệt của phản ứng (3) ở thể tích
không đổi là bao nhiêu?
CÂU IV: LIÊN KẾT, CẤU TẠO PHÂN TỬ, TINH THỂ (2,5 điểm)
1. NO có thể tạo được một số hợp chất với flo, chẳng hạn ONF và ONF3.

1
a) Biểu diễn cấu trúc của ONF và ONF3. So sánh độ dài liên kết nitơ–oxi trong hai phân
tử đó.
b) NOF3 có thể phản ứng với BF3 cho ra hai sản phẩm có công thức phân tử lần lượt là
NOBF6 và NOB2F9. Vẽ cấu trúc của hai phân tử này nếu biết rằng hai chất đều được tạo thành
từ cùng một cation có nguyên tử trung tâm lai hóa phẳng và nguyên tử trung tâm trong anion
lai hóa tứ diện
2. Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương tâm diện.
a) Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
b) Tính số ion Cu+ và Cl  rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
c) Xác định bán kính ion của Cu+.
Cho dCuCl = 4,136 g/cm3; r Cl–= 1,84Ao; MCu = 63,5gam/mol, MCl = 35,5 gam/mol,
NA = 6,02.1023.
CÂU V: DUNG DỊCH ĐIỆN LI (CÂN BẰNG AXIT BAZƠ, CÂN BẰNG TẠO HỢP
CHẤT ÍT TAN (2,5 điểm)
1. Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M được 100 ml
dung dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không?
Biết: TMg(OH)2 =10–10,95 và K b(NH ) = 10–4,75.
3

2. Cho dung dịch A gồm KCN 0,12M; NH3 0,15M; KOH 5.10–3M
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Tính pH của dd HCl 0,21M cần cho vào 100ml dd A để pH của dd thu được là 9,24.
Biết pKa của HCN, NH4+ lần lượt là 9,35; 9,24.
CÂU VI: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ, ĐIỆN HÓA, ĐIỆN PHÂN (2,5 điểm)
1. Cho giản đồ thế khử chuẩn của Mn trong môi trường axit:
MnO-4  ?
 MnO2-4 
+2,27V
 MnO2 
+0,95V
 Mn3+  ?
 Mn 2+

+1,7V +1,23V

a) Tính thế khử chuẩn của cặp: MnO-4 /MnO2-


4 và Mn /Mn
3 2

b) Hãy cho biết các tiểu phân nào không bền với sự dị phân. Hãy tính hằng số cân bằng của
các phản ứng dị phân đó.

CÂU VII: NHÓM HALOGEN, OXI – LƯU HUỲNH (2,5 điểm)


Cho m gam muối halogenua kim loại kiềm phản ứng với 50 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng,
dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B.
Trung hòa B bằng 200ml dung dịch NaOH 2M rồi làm bay hơi cẩn thận sản phẩm thu được
199,6g hỗn hợp D (khối lượng khô). Nung D đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp
muối E khô có khối lượng 98g. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào B thì thu được kết tủa F có
khối lượng gấp 1,4265 lần khối lượng muối E. Dẫn khí A qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được
23,9 gam kết tủa.
1. Tính nồng độ % dung dịch H2SO4 (d = 1,715 g/ml)
2. Tính m.
3. Xác định tên kim loại và halogen trên?

2
CÂU VIII: BÀI TẬP TỔNG HỢP VÔ CƠ (2,5 điểm)
Một dung dịch A chứa 2 muối Na2SO3 và Na2S2O3. Cho Cl2 dư đi qua 100 ml dung dịch
A rồi thêm vào hỗn hợp sản phẩm một lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tách ra 6,524 gam kết
tủa. Thêm vào 100ml dung dịch A một ít hồ tinh bột, sau đó chuẩn độ dung dịch A đến khi
màu xanh bắt đầu xuất hiện thì dùng hết 29 ml dung dịch iôt 0,5 M.
a) Viết phương trình hoá học và tính nồng độ mol mỗi chất trong dung dịch A.
b) Nếu trong thí nghiệm trên thay Cl2 bằng HCl thì lượng kết tủa tách ra bằng bao nhiêu?

3
ĐÁP ÁN

Câu Nội dung Điểm


Do Li – 1e  Li có I1 = 5,390 eV nên +

Li+ + 1e  Li E01 = – I1 = – 5,390eV


Li – 2e  Li2+ E2 = 81,009 eV
Ta có:
Li+ – e  Li2+ I2= E1 + E2 = 81,009 – 5,390 = 75,619 eV
Hay : E2 = I1 +I2  I2 = 81,009 – 5,390 = 75,619 eV 0.5
Muốn tính năng lượng kèm theo quá trình Li – 3e  Li3+ ta
cần tổ hợp 2 quá trình:
1
Li – 2e  Li2+ (đã cho) và Li 2+ – 1e  Li3+ (I3)
Li2+ là hệ 1e một hạt nhân, nên năng lượng của electron được
tính theo công thức
Z2 Z 3
E3 (Li ) = – 13,6. 2 ở đây
3+

n n 1
32
E3 (Li3+ ) =–13,6. 2 = –122,4 (eV)
1
Li 2+ – 1e  Li3+ I3 = – E3 = 122,4 eV
Li – 2e  Li2+ E2 = 81,009 eV
Li – 3e  Li3+ I = I3 + E2 = 203,41 eV 0,5s
Phân rã phóng xạ tuân theo quy luật động học bậc 1: m = m0.e–t 
ln 2
t
Câu I m0 = m. et = m. e t 1/ 2

trong đó  là hằng số tốc độ phân rã phóng xạ, t1/2 là chu kì bán hủy,
m và m0 lần lượt là khối lượng chất phóng xạ tại thời điểm t và tại t =
0.
a. Khối lượng đồng vị 238
92 U trong mẫu quặng ở cách đây 4,55.10 năm
9

được tính như sau:


ln 2
t.
238 238 4,47.109
m(0 92 U) = m( 92 U). e (1)
ln 2
t.
7,04.108
Tương tự, đối với đồng vị 235
92 U:m ( 235
0 92 U) = m( 235
92 U). e (2)
2
Chia (2) cho (1):
1 1
9

m( 235
92 U)
4,55.10 .ln 2.(
7,04.108 4,47.109
)
m( 235
0 92 U)/ m ( 238
0 92 U) = 238
 e
m( 92 U)
=
9 1 1
4,55.10 .ln2.( - )
0,720 7,04.108 4,47.109
 e = 0,31 0,75
99,275
(Hoặc: thay m = 99,275 (g), t = 4,55.109 năm vào (1), ta có:
ln 2
4,55.109.
238 4,47.109
m(0 92 U) = 99,275 . e = 202,38 g
Khối lượng đồng vị 235
92 U trong mẫu quặng ở cách đây 4,55.109 năm
1
cũng tính tương tự:
Thay m = 0,72 (g), t = 4,55.109 năm, ta có:
1
4,55.109.ln 2. 
235 7,04.108
m(0 92 U) = 0,72 . e = 63,46 g
Như vậy tỉ lệ đồng vị U/ U khi Trái Đất mới hình thành là:
235
92
238
92
63,46 : 202,38 = 0,31).
b. 88 Ra có số khối nhỏ hơn một số nguyên lần 4 u so với 238
226
92 U, vì thế
226
88 Ra là chất phóng xạ hình thành trong chuỗi phóng xạ khởi đầu từ
92 U có chu kì bán huỷ rất lớn so với 88 Ra, trong hệ có cân
238
U. 238
92
226

bằng phóng xạ thế kỉ.


Ở cân bằng phóng xạ thế kỉ, ta có: 1.N1 = n.Nn (3)
Trong đó: 1, n lần lượt là hằng số tốc độ phân rã của mẹ ( 238
92 U) và

cháu đời thứ n ( 226


88 Ra),

N1, Nn lần lượt là số hạt nhân của mẹ ( 238


92 U) và cháu đời thứ n ( 88 Ra).
226

Từ (3) rút ra: N1.(ln2)/t1/2(1) = Nn.(ln2)/t1/2(n).


N1 m1 226 99,275 . 226
t1/2(1)= t1/2 (n) = . t1/2 (n) = . 1600 = 4,47.109
Nn mn 238 3,372.10-5 . 238 0,75
năm.

Để chứng minh phản ứng (1) là phản ứng bậc 1, ta thế các dữ kiện bài
Câu II cho vào phương trình (1) để tính k của phản ứng (2), nếu các hằng số
thu được là hằng định thì phản ứng là bậc 1. Vì áp suất tỉ lệ với nồng
độ chất nên phương trình động học có thể biểu diễn theo áp suất riêng
phần.
Gọi p0 là áp suất đầu của AsH3 và y là áp suất riêng phần của H2 ở
thời điểm t, ta có tại thời điểm t:
2AsH3 (khí) 
 2As (rắn) + 3H2 (khí) (1)
1 Ban đầu P0 0 0
Cân bằng P0 – 2x 2x 3x

p H 2 = 3x và PAsH3 = P0 – 2x.
P tổng = P0+ x  x= P–P0
1 P0 1 P0
Áp dụng hệ thức (1): k = ln = ln , ta có:
t P0 - 2x t 3P0 - 2P

1 P0 0,75
Thiết lập được phương trình: k  ln
t 3P0  2 P

2
Thay số: k1 = 0,04 giờ–1 ; k2 = 0,04045 giờ–1; k3 = 0,04076 giờ–1;
k1  k2  k3. Vậy phản ứng (1) là phản ứng bậc nhất.
Hằng số tốc độ trung bình của phản ứng là:
1
k (0,04 + 0,04045 + 0,04076) =0,0404 giờ–1 . 0,75
3
2.Thời gian nửa phản ứng của phản ứng (1) là:
0,693 0,693
t1/2 = = = 17, 153 (giờ).
k 0,0404 0,5

1. Ta sắp xếp lại 4 phương trình lúc đầu để khi cộng triệt tiêu các chất
và được N2 + H2  N2H4. Đó là:
4N2 + 3H2O  2NH3 + 3N2O –H1
3N2O + 9H2  3N2H4 + 3H2O 3H2
2NH3 + 0,5O2  N2 H 4 + H 2 O H3
H2 O  H2 + 0,5O2 –H4
Sau khi cộng ta được: 4N2 + 8H2  4N2H4 có 4H5
Suy ra H5 = (–H1 + 3H2 + H3 – H4) : 4
0,25
= (1011 – 3.317 – 143 + 286) : 4 = 50,75 kJ/mol
Từ H5 và H4 và H2 tính được
0,25
H N O = H5 + H4 – H2 = 50,75 – 286 + 317 = 81,75 kJ/mol
2

Câu III Từ H5 và H4 và H3 tính được


H NH = H5 + H4 – H3 = ( 50,75 – 286 + 143 ) : 2 = –46,125
3 0,25
kJ/mol
2. N2H4 + O2  N2 + 2H2O
0,25
H 0
298 = 2  (286)  50,75 =  622,75 kJ/mol
0,25
S 0298 = 191 + (2 66,6)  205  240 =  120,8 J/K
G 0298 =  622,75  ( 120,8. 10–3  298) =  586,75 kJ/mol 0,25

G 586, 75.103 0,25


ln K =  = = 236,8 ; K = 10103.
RT 8,314  298
3. H = U + PV = U + nRT 
 U = H  nRT
Với n = 1  2,5 =  1,5 0,75
cho U =  143.103  (1,5)  8,314  298 =  139 kJ
a) Cấu trúc của ONF3 và ONF tương ứng là.
Câu IV 1

3
Bậc liên kết của NO trong NOF lớn hơn trong NOF3, do đó độ dài liên 0,5
kết NO trong NOF < NOF3
b) Cấu trúc của hai phân tử

0,5

Ô mạng lập phương tâm diện của CuCl

Cu

Cl

0,5
Vì lập phương mặt tâm nên
1
Cl– ở 8 đỉnh: 8   1 ion Cl–
8
1  4 ion Cl-
6 mặt: 6   3 ion Cl–
2
2 1
Cu+ ở giữa 12 cạnh : 12   3 ion Cu+
4
ở tâm : 1x1=1 ion Cu+  4 ion Cu+

Vậy số phân tử trong mạng cơ sở là 4Cu+ + 4Cl– = 4CuCl 0,5


N.M CuCl
d= với V=a3 ( N : số phân tử, a là cạnh hình lập phương)
N A .V
N.M CuCl 4.(63,5+35,5)
 a3 = = 23
=159,044.10-24cm3
d.N A 4,136.6,02.10
 a=5,418.10-8cm = 5,418 A0
Mặt khác theo hình vẽ ta có a= 2r+ + 2r–
a-2r- 5,418-2.1,84 0,5
 r+ = = =0,869A o
2 2
1. Khi thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch đệm thì
Câu V C Mg2 ban đầu = 10–2 (M).

4
Ta có: TMg(OH)2 = [Mg2+][OH]2 = 10–10,95
Để kết tủa Mg(OH)2 thì [Mg2+][OH]2  10–10,95
 2 10 10,95 10 10,95
 [OH ]  = 10–8,95. Hay [OH]  10–4,475
Mg   0, 5
2 2
10
* Dung dịch: NH4Cl 1M + NH3 1M.
cân bằng chủ yếu là:
NH3 + H2O NH 4 + OH K NH3 = Kb = 10–4,75
1 1
1–x 1+x x
Kb = x  1x = 10–4,75  x = 10–4,75
1 x
 –4,75
Hay [OH ] = 10 < 10–4,475.
Vậy khi thêm 1 ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch NH3 0,5
1M và NH4Cl 1M thì không xuất hiện kết tủa Mg(OH)2.
2.a) Tính pH của dung dịch A.
KOH  K+ + OH–
CN– + H2O HCN + OH– Kb1 = 10–14/10–9,35 = 10–4,65
NH3 + H2O NH4+ + OH– Kb2 = 10–14/10–9,24 = 10–4,76
C1.Kb1 = 0,12.10–4,65 = C2.Kb2 = 0,15.10–4,76 >> Kw
 Cân bằng H2O bỏ qua.
Ta có: OH    CKOH   HCN    NH 4 
Đặt [OH–] = x
3
x  5.10  Kb1.
CN  
 Kb2 .
 NH 3 
x x
x  5.10 .x  Kb1. CN   Kb2 . NH 3   0
2 3 

Vì có phản ứng KOH  K+ + OH– nên các cân bằng phân li của
NH3 và NH4+ chuyển dịch sang trái.
* Tính gần đúng: Coi CN    CCN ,  NH3   CNH
3

3 4,65 4,76
x  5.10 .x  10
2
.0,12  0,15.10 0
x  5,9.103 0,75
 pOH = 2,23  pH = 11,77
Kiểm tra lại kết quả:
Kb1. CN  
CCN   CN    HCN   CN  
 

OH  
CCN  0,12
 CN      0,1195  0,12
1  Kb1 OH 

104,65
1
5,9.103
CNH3 0,15
Tương tự:  NH 3     0,14956  0,15
1  Kb2 OH 

104,76
1
5,9.103
Kết quả giải gần đúng chấp nhận được.
b) Thêm HCl vào:
5
Thứ tự phản ứng.
H+ + OH–  H2 O
CN– + H+ HCN Ka1–1
NH3 + H+  NH4+
Dd sau phản ứng có pH = 9,24  [H+] = 10–9,24  [OH–] = 10–4,76
1
Ka 
 HCN  
 H    HCN  109,24
  9,35  100,11  1
CN  .  H 
 
CN  10

1
Ka1
Phản ứng không hoàn toàn. CN– bị trung hòa chưa hết.
CN   CN   109,24
Ta có: pu
 pu
  0,563
CCN  CN     HCN  109,24  109,35
cb

Vậy có 56,3% CN– bị trung hòa.


 NH 4   H   109,24
   1   NH 4    NH 3 
 NH3  Ka2 109,24
Vậy có 50% NH3 đã bị trung hòa.
nHCl  nOH   0,563nCN   0,5.nNH3
nHCl  5.104  0,563.0,18.0,1  0,5.0,15.0,1  1, 4756.102
VHCl  0, 0703l  70,3(ml )
0,75
1. Thế khử chuẩn của cặp: MnO /MnO và Mn /Mn -
4
2-
4
3 2

MnO2-4 +4H+ +2e  MnO2 +2H2O (1)

MnO-4 +4H+ +3e  MnO2 +2H2O (2)

Lấy (2) trừ (1) ta có: MnO-4 +e  MnO24 (3)

ΔG 30 =ΔG 02 -ΔG10
-FE 30 =-3FE 02 -(-2FE10 )
E30 =+0,56V 0,5
MnO2 +e+4H+  Mn3+ +2H2O (4)
Câu VI
MnO2 +2e+4H+  Mn 2+ +2H2O (5)

Lấy (5) trừ (4) ta có: Mn3+ +e  Mn 2+ (6)


ΔG 06 =ΔG 50 -ΔG 04
-FE 06 =-2FE 50 -(-FE 04 )
E 06 =+1,5V
0,5
2
b) MnO và Mn không bền với sự dị phân.
4
3+

MnO2-4 +4H+ +2e  MnO2 +2H2O E10 =+2,27V

2MnO24  2MnO-4 +2e -E30 =-0,56V

6
3MnO24 +4H+  2MnO4 +MnO2 +2H2O (7)

ΔG07 =ΔG10 -ΔG30 =-2FΔE07 =-3,42F<0 nên phản ứng (7) tự diễn biến.

2ΔE 07
lgK 7 =  57,966 K7 = 9,25.1057
0,059 0,75
Mn3+ +e  Mn 2+ E06 =+1,51V

Mn 3+ +2H2O  MnO2 +e+4H+ -E04 =+0,95V

2Mn3+ +2H2O  MnO2 +Mn 2 +4H+ (8)

ΔG80 =ΔG60 -ΔG04 =-FΔE80 =-0,56F<0 nên phản ứng (8) tự diễn biến.

ΔE80
lgK8 =  9, 492 K8 = 3,1.109 0,75
0,059

1. Gọi công thức muối là MX


– A là sản phẩm phản ứng giữa MX và H2SO4 đặc, A có mùi đặc biệt
và tạo kết tủa đen với dung dịch Pb(NO3)2  A là H2S.
nPbS = 23,9/239 = 0,1 mol
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 (1)
mol 0,1 0,1
– Phản ứng giữa MX và H2SO4 đặc nóng tạo ra H2S  đây là phản
ứng oxi hóa khử:
2MX + H2SO4 (đ) → M2SO4 + H2S + X’ + H2O (2)
– Phản ứng trung hòa H2SO4 dư:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (3)
– Cho dung dịch BaCl2 vào kết tủa:
Ba2+ + SO42– → BaSO4 (4) 0,5
1 0, 2.2
nNa2 SO4  nNaOH   0, 2mol
2 2
Câu VII 98.1, 4265
(3)  nNa2 SO4  nM 2 SO4  nSO42  nBaSO4   0, 6mol
233
nM 2 SO4  0, 6  0, 2  0, 4mol
Theo định luật bảo toàn nguyên tố:
nH2 SO4 (bd)  nBaSO4  nH2 S  0,6  0,1  0,7mol
0,7.98.100%
C % H 2 SO4   80% 0,5
50.1,715

2.
nH 2 SO4 (2)  nM 2 SO4  nH2 S  0, 4  0,1  0,5mol
 nH 2O (2)  nH 2 SO4 (2)  nH 2 S  0, 4mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng  mD giảm khi đun nóng là khối
lượng X’.

7
mX '  199, 6  98  101, 6( g )
mNa2 SO4  mM 2 SO4  98( g )

Ta có:  mM 2 SO4  98  0, 2.142  69, 6 gam


m  0,5.98  101, 6  0,1.34  0, 4.18  69, 6
 m  132,8 gam 1,0
3.
mM 2 SO4  69, 6 gam
69, 6
 2M =  96  78
0, 4
 M = 39, vậy M là K
– Mặt khác ta có: MMX = 132,8/0,8 = 166
 M + X = 166  X = 166 – 39 = 127  X là Iot
0,5
a. Phương trình hóa học:
5H2O + S2O 32  + 4Cl2  2SO 24  + 8Cl  + 10H+
H2O + SO 32  + Cl2  SO 24  + 2Cl  + 2H+
Ba2+ + SO 24   BaSO4 
2S2O 32  + I2  S4O 26  + 2I 
H2O + SO 32  + I2  SO 24  + 2I  + 2H+ 0,5
6,524
Ta có hệ phương trình: 2x + y = = 0,028 (1)
Câu VIII 233
x
+ y = 0,0145 (2)
2
Giải hệ phương trình trên: x = 0,009 và y = 0,01. 1,0
Nồng độ mol của Na2S2O3 = 0,09 M và Na2SO3 = 0,1 M
b. Nếu thay bằng HCl
S2O 32  + 2H+  SO2 + S  + H2O
9. 10–3 9. 10–3 (mol)
3
Khối lượng kết tủa = 32.9.10 = 0,288 gam 1,0

8
ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10–19 C; nguyên tử của
nguyên tố Y có khối lượng bằng 1,8.10–22 gam. Xác định X, Y và dựa trên cấu hình electron,
hãy cho biết (có giải thích) mức oxi hóa bền nhất của X và Y trong hợp chất
2. Cho 2 nguyên tố X và Y. X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 4. Trong bảng dưới đây có ghi các
năng lượng ion hóa liên tiếp In (n= 1,….,6) của chúng (theo kJ.mol–1)
I1 I2 I3 I4 I5 I6
X 1086 2352 4619 6221 37820 47260
Y 590 1146 4944 6485 8142 10519
a.Xác định X và Y?
b.Tính  của bức xạ phải dùng để có thể tách được electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử Y?
c.Tính năng lượng của ion X+ và nguyên tử X?
Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học
Etyl axetat thực hiện phản ứng xà phòng hóa:
CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa + C2H5OH
Nồng độ ban đầu của CH3COOC2H5 và NaOH đều là 0,05M. Phản ứng được theo dõi bằng cách
lấy 10ml dung dịch hỗn hợp phản ứng ở từng thời điểm t và chuẩn độ bằng X ml dung dịch HCl
0,01M. Kết quả:
t (phút) 4 9 15 24 37
X (ml) 44,1 38,6 33,7 27,9 22,9
a. Tính bậc phản ứng và k
b. Tính T1/2
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Ở 1020K, hai phản ứng sau có thể diễn ra đồng thời:
C(r) + CO2(k) 2CO(k) (1) KP1 = 4
Fe(r) + CO2(k) CO(k) + FeO(r) (2) KP2 = 1,25
Xét hệ gồm hai phản ứng trên.
1. Chứng minh rằng áp suất riêng phần của CO và CO2 (và do đó áp suất toàn phần của hệ) ở
trạng thái cân bằng có giá trị xác định không phụ thuộc vào trạng thái đầu của hệ.
2. Cho vào bình kín dung tích V = 20 lít (không đổi) ở 1020K, 1 mol Fe, 1 mol C và 1,2 mol
CO2. Tính số mol mỗi chất trong hệ tại thời điểm cân bằng?

Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương.
a. Tính bán kính nguyên tử silic. Cho khối lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33g.cm–3; khối
lượng mol nguyên tử của Si bằng 28,1g.mol–1.
b. So sánh bán kính nguyên tử của silic với cacbon (rC = 0,077 nm) và giải thích.
2. Hãy so sánh và giải thích
a. Nhiệt hình thành của COF2 và COCl2.
b. Góc liên kết XSX trong các phân tử SO2X2 với X là các nguyên tử halogen.
3. Thực nghịêm xác định được momen lưỡng cực của phân tử H2O là 1,85D, góc liên kết HOH
là 104,5o, độ dài liên kết O – H là 0,0957 nm. Tính độ ion của liên kết O – H trong phân tử nước
(bỏ qua momen tạo ra do các cặp electron hóa trị không tham gia liên kết của oxy)
Cho biết: 1D = 3,33.10–30 C.m; Điện tích của electron là –1,6.10–19C; 1nm = 10–9m.

1
Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Dung dịch A gồm Na2S và CH3COONa có pHA = 12,50. Thêm một lượng Na3PO4 vào dung
dịch A sao cho độ điện li của ion S2– giảm 20% (coi thể tích dung dịch không đổi). Tính nồng độ
của Na3PO4 trong dung dịch A.
Cho: pK a1(H2S)  7,02; pK a2(H2S)  12,9; pKa1(H3PO4 )  2,15; pKa2(H PO )  7,21; pKa3(H3PO4 )  12,32;
3 4

RT
pK a(CH3COOH)  4,76; ES/H
0
2S
= 0,14 V; ở 25oC: 2,303 l n = 0,0592lg.
F
Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
1. Thiết lập khu vực pH sao cho K2Cr2O7 có thể oxi hóa được hơn 80% Br– và ít hơn 2% Cl–
từ hỗn hợp KBr 0,010M và KCl 1,0M.
0
Cho: ECl2
0
2Cl  = 1,36V; E Br 2 Br 
= 1,065V ; E 0Cr O 2 2 Cr 3
= 1,33V.
2 2 7

Độ tan của Br2 trong nước là 0,22M.


2. Hoà tan 7,82 gam XNO3 vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện
cực trơ:
– Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại
anot.
– Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc).
Xác định X và tính thời gian t biết: I = 1,93 A.
Câu 7 (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
Nung hỗn hợp X gồm 4 muối natri A, B, C và D (cùng có a mol mỗi muối) đến 200 oC thoát ra
khí (hơi) E không duy trì sự cháy, khối lượng hỗn hợp giảm 12,5% và tạo thành hỗn hợp Y có
chứa 1,33a mol A; 1,67a mol C; a mol D.
Nếu tăng nhiệt độ lên 400oC thu được hỗn hợp Z chỉ chứa A và D, còn nếu tăng nhiệt độ lên đến
600oC thì chỉ còn duy nhất chất A.
Biết rằng A chỉ gồm hai nguyên tố với phần trăm khối lượng của natri bé hơn phần trăm khối
lượng của nguyên tố còn lại là 21,4%.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng và xác định A, B, C, D.
2. Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu.
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ
Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B.
Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có
nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước
X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn màu vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó
thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.

.....................HẾT.....................

2
ĐÁP ÁN

Câu 1 (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10–19 C; nguyên tử của
nguyên tố Y có khối lượng bằng 1,8.10–22 gam. Xác định X, Y và dựa trên cấu hình electron,
hãy cho biết (có giải thích) mức oxi hóa bền nhất của X và Y trong hợp chất
2. Cho 2 nguyên tố X và Y. X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 4. Trong bảng dưới đây có ghi các
năng lượng ion hóa liên tiếp In (n= 1,….,6) của chúng (theo kJ.mol–1)
I1 I2 I3 I4 I5 I6
X 1086 2352 4619 6221 37820 47260
Y 590 1146 4944 6485 8142 10519
a.Xác định X và Y?
b.Tính  của bức xạ phải dùng để có thể tách được electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử Y?
c.Tính năng lượng của ion X+ và nguyên tử X?

41,652.10 19 1,793.10 22


1. Z X   26 , X là sắt (Fe); m Y   108u , Y là bạc (Ag)
1,602.10 19 1,6605.10 24
Mức oxi hóa bền nhất của Fe là +3, ứng với cấu hình bền là cấu hình bán bão hòa
phân lớp d (d5): Fe  3e  Fe3 0,5
6 2 5
( Ar)3d 4s (A r)3d
Mức oxi hóa bền nhất của Ag là +1, ứng với cấu hình bền là cấu hình bão hòa phân
lớp d (d10): Ag  e  Ag  0,5
( Kr) 4d10 5s1 (A r)4d10

2. a. I5 (X) và I3(Y) tăng nhiều và đột ngột  X thuộc nhóm IV A , Y thuộc nhóm
IIA X là C; Y là Ca 0,5

hc 6, 6256.10 34 J.s.3, 0.108 ms1 .6, 0223.1023 mol 1


b.  max   3 1
= 2,03.10–7 m 0,5
E 590.10 J.mol

c. EX = –(I1 + I2 + I3+ I4 + I5 + I6) = –99358 kJ và


E X+ = – (I2 + I3+ I4 + I5 + I6) = –98272 kJ 0,5

Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học


Etyl axetat thực hiện phản ứng xà phòng hóa:
CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa + C2H5OH
Nồng độ ban đầu của CH3COOC2H5 và NaOH đều là 0,05M. Phản ứng được theo dõi bằng cách
lấy 10ml dung dịch hỗn hợp phản ứng ở từng thời điểm t và chuẩn độ bằng X ml dung dịch HCl
0,01M. Kết quả:

1
t (phút) 4 9 15 24 37
X (ml) 44,1 38,6 33,7 27,9 22,9
a. Tính bậc phản ứng và k
b. Tính T1/2
CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa + C2H5OH
t=0 C0 C0
t (C0 – a) (C0 – a)
Giả sử phản ứng là bậc 2 với nồng độ 2 chất bằng nhau nên
1 1 1 1 1
k.t = (  )k  (  )
C0  a C0 t C0  a C0 0,5
Với C0 = 0,05M còn (C0–a) là nồng độ este còn lại ở từng thời điểm. Áp dụng công
thức chuẩn độ: (C0–a).10 = 0,01X
0,01. X
 (C0–a) = = 10–3X. 0,5
10
Lập bảng
t (phút) 4 9 15 24 37
X (ml) 44,1 38,6 33,7 27,9 22,9
0,5
(C0 - X) 44,1.10-3 38,6.10-3 33,7.10-3 27,9.10-3 22,9.10-3

1 1 1
k1 = ( 3
 )  0,669 (l/mol.phút) 0,5
4 44,1.10 0,05
Tương tự k2 = 0,656; k3 = 0,65; k4 = 0,66; k5 = 0,64 0,5
Vậy điều giả sử là đúng, phản ứng bậc 2 với k = 0,6558 (l/mol.phút)
1 1
T1/2 = =  30,5 (phút)
k.C0 0,6558.0,05

Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Ở 1020K, hai phản ứng sau có thể diễn ra đồng thời:
C(r) + CO2(k) 2CO(k) (1) KP1 = 4
Fe(r) + CO2(k) CO(k) + FeO(r) (2) KP2 = 1,25
Xét hệ gồm hai phản ứng trên.
1. Chứng minh rằng áp suất riêng phần của CO và CO2 (và do đó áp suất toàn phần của hệ) ở
trạng thái cân bằng có giá trị xác định không phụ thuộc vào trạng thái đầu của hệ.
2. Cho vào bình kín dung tích V = 20 lít (không đổi) ở 1020K, 1 mol Fe, 1 mol C và 1,2 mol
CO2. Tính số mol mỗi chất trong hệ tại thời điểm cân bằng?
a. C(r) + CO2(k) 2CO(k) (1) KP1 = 4
Fe(r) + CO2(k) CO(k) + FeO(r) (2) KP2 = 1,25
2
PCO P
K P1   4 , K P 2  CO  1,25  PCO  3,20; PCO2  2,56, Pt  5,76 1,0
PCO2 PCO2
 P không phụ thuộc vào trạng thái đầu của hệ.
b. Gọi x, y là lần lượt là lượng C và Fe đã phản ứng ở thời điểm cân bằng (cho tới lúc
đạt cân bằng).
(1) C CO2 2CO
2
[] 1–x 1,2 – x – y 2x + y
(2) Fe CO2 CO FeO 0,5
[ ] 1– y 1,2 – x – y 2x + y y
Tại thời điểm cân bằng: nkhí = 2x + y + 1,2 – x – y = 1,2 + x
Pt V PCOV 0,5
 PtV = (1,2 + x)RT  1,2  x  ; PCO.V = (2x + y)RT  2x  y 
RT RT
Pt = 5,76, PCO = 3,20  x =0,176 = 0,18; y = 0,405
Thành phần của hệ ở trạng thái cân bằng:
nC = 0,82 mol; nFe = 0,595 mol; nFeO = 0,405 mol; nCO = 0,765 mol; nCO2 = 0,615 0,5
mol

Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương.
a. Tính bán kính nguyên tử silic. Cho khối lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33g.cm–3; khối
lượng mol nguyên tử của Si bằng 28,1g.mol–1.
b. So sánh bán kính nguyên tử của silic với cacbon (rC = 0,077 nm) và giải thích.
2. Hãy so sánh và giải thích
a. Nhiệt hình thành của COF2 và COCl2.
b. Góc liên kết XSX trong các phân tử SO2X2 với X là các nguyên tử halogen.
3. Thực nghịêm xác định được momen lưỡng cực của phân tử H2O là 1,85D, góc liên kết HOH
là 104,5o, độ dài liên kết O – H là 0,0957 nm. Tính độ ion của liên kết O – H trong phân tử nước
(bỏ qua momen tạo ra do các cặp electron hóa trị không tham gia liên kết của oxy)
Cho biết: 1D = 3,33.10–30 C.m; Điện tích của electron là –1,6.10–19C; 1nm = 10–9m.
1.
a. Từ công thức tính khối lượng riêng
D = n.M  V1 ô = ( 8.28,1)/(2,33.6,02.1023) = 16,027 cm3.
N .V A

a= 5,43.10–8 cm; d = a. 3 = 5,43.10–8 .1,71 = 9.39.10–8 cm;


0,5
Bán kính của nguyên tử silic là: r = d/8 = 1,17 .10–8cm;
b. Có rSi (0,117 nm) > rC( 0,077 nm). Điều này phù hợp với quy luật biến đổi bán 0,5
kính nguyên tử trong một phân nhóm chính.
2.
a. Ta có sơ đồ tạo thành COX2 có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

C(graphit) + 1/2O2 + X2 ht
COX2
th 1/2Elk E X2
-2ElkC-X
C(khí) + O(khí) + 2X(khí) -ElkC=O
 H ht (COF2 )  H ht (COCl2 )  ( Elk ( F2 )  Elk (Cl2 ) )  2( Elk (C Cl )  Elk ( C  F ) )
+ Nguyên tử F không có phân lớp d nên phân tử F2 chỉ có đơn thuần 1 liên kết đơn. 0,5
Còn nguyên tử Cl có phân lớp d nên ngoài 1 liên kết đơn, giữa 2 nguyên tử Cl có một
phần liên kết  kiểu p  d , do đó, Elk ( F )  Elk (Cl ) (1) 2 2

+ So với nguyên tử F, nguyên tử Cl có bán kính lớn hơn, độ âm điện nhỏ hơn, do đó
Elk (C Cl )  Elk (C  F ) (2)

3
Từ (1) và (2) suy ra, H ht (COF )  H ht (COCl )
2 2

b. + Phân tử SO2X2 có cấu tạo tứ diện, nguyên tử S lai hóa sp3


+ S tạo liên kết đôi S = O với 2 nguyên tử O, tạo liên kết đơn S – X với 2 nguyên tử
X, mật độ electron ở liên kết đôi S = O lớn hơn ở liên kết đơn S – X.
+ Từ F đến I, độ âm điện giảm dần nên mật độ electron càng ở xa nguyên tử phối trí 0,5
X, càng gần trung tâm S
Do đó, góc liên kết OSO tăng dần từ F đến I, ngược lại, góc liên kết SXS (giảm) dần
từ F đến I, có nghĩa là góc liên kết FSF < ClSCl < BrSBr < ISI (phối tử có độ âm
điện lớn, góc liên kết nhỏ)
3.
 H
O 

H
0,5
 của phân tử bằng tổng các momen của hai liên kết (O – H):
Từ đó sử dụng các hệ thức lượng trong tam giác ta tính được momen của liên kết O –
H là: 1,51D
Tính  OH (t.tế)  1,5109 D
0,0957.109.1,6.1019
Tính  OH (l.thuyết) = l.e =  4,5982 D
3,33.10 30
1,5109
%=  100% 32,8585%
4,5982

Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Dung dịch A gồm Na2S và CH3COONa có pHA = 12,50. Thêm một lượng Na3PO4 vào dung
dịch A sao cho độ điện li của ion S2– giảm 20% (coi thể tích dung dịch không đổi). Tính nồng độ
của Na3PO4 trong dung dịch A.
Cho: pK a1(H2S)  7,02; pK a2(H2S)  12,9; pKa1(H3PO4 )  2,15; pKa2(H PO )  7,21; pKa3(H3PO4 )  12,32;
3 4

RT
pK a(CH3COOH)  4,76; E 0
S/H 2S = 0,14 V; ở 25oC: 2,303 l n = 0,0592lg.
F

Gọi nồng độ của Na2S và CH3COONa trong dung dịch A là C1 (M) và C2 (M). Khi 0,5
chưa thêm Na3PO4, trong dung dịch xảy ra các quá trình:
S2– + H2 O HS– + OH– 10–1,1 (1)
– – –6,98
HS + H2 O H2S + OH 10 (2)
– – –9,24
CH3COO + H2O CH3COOH + OH 10 (3)
+ – –14
H2 O H + OH 10 (4)
So sánh 4 cân bằng trên  tính theo (1):

S2– + H2 O HS– + OH– 10–1,1 0,5


C C1
[ ] C1– 10–1,5 10–1,5 10–1,5
[HS- ] 101,5
 CS = C1 = 0,0442 (M) và độ điện li αS  α1 
2- 2-   0, 7153
CS2- 0, 0442

4
Khi thêm Na3PO4 vào dung dịch A, ngoài 4 cân bằng trên, trong hệ còn có thêm 3 cân 0,5
bằng sau:
PO3-4 + H2O HPO2-4 + OH– 10–1,68 (5)
HPO2-4 + H2O H 2 PO-4 + OH– 10–6,79 (6)
-
H 2 PO4 + H2O H3PO4 + OH– 10–11,85 (7)
[HS- ]
Khi đó αS,  α2 = 0,7153.0,80 = 0,57224 =
2-
CS2-
 [HS–] = 0,0442. 0,57224 = 0,0253 (M).

Vì môi trường bazơ nên CS = [S2–] + [HS–] + [H2S]  [S2–] + [HS–]


2- 0,5
 [S ] = 0,0442 – 0,0253 = 0,0189 (M)
2–
1,1
10 .0, 0189
Từ (1)  [OH–] = = 0,0593 (M).
0, 0253

So sánh các cân bằng (1)  (7), ta thấy (1) và (5) quyết định pH của hệ: 0,25
– – – –
[OH ] = [HS ] + [ HPO4 ][ HPO4 ] = [OH ] – [HS ] = 0,0593 – 0,0253 =
2- 2-

0,0340 (M)

[HPO2-4 ][OH- ] 0, 0340.0, 0593 0,25


Từ (5)  [ PO ] = 3-
4  = 0,0965 (M).
10-1,68 10-1,68
 CPO3-  [ PO3-4 ] + [ HPO2-4 ] + [ H 2 PO-4 ] + [ H3PO4 ]  [ PO3-4 ] + [ HPO2-4 ]
4

CPO3-  0,0965 + 0,0340 = 0,1305 (M).


4

Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
1. Thiết lập khu vực pH sao cho K2Cr2O7 có thể oxi hóa được hơn 80% Br– và ít hơn 2% Cl–
từ hỗn hợp KBr 0,010M và KCl 1,0M.
0
Cho: ECl2
0
2Cl  = 1,36V; E Br 2 Br 
= 1,065V ; E 0Cr O 2 2 Cr 3
= 1,33V.
2 2 7

Độ tan của Br2 trong nước là 0,22M.


2. Hoà tan 7,82 gam XNO3 vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện
cực trơ:
– Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại
anot.
– Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc).
Xác định X và tính thời gian t biết: I = 1,93 A.

1. Cr2O72– + 14H+ + 6e → 2Cr3+ + 7H2O 0,5


ECr O2 / Cr3 = E 0Cr2O72 / Cr3 + 0,0592 Cr2 O H
lg
  
2
7
 14
= 1,33 – 0,138pH
2 7
6 Cr 3
2
 
1 .2
[Cl–]pư = = 0,02M → [Cl2] = 0,01M
100

5
[Cl–]/dd = 0,98M
2Cl– → Cl2 + 2e
ECl E 0 Cl2 / 2Cl + 0,0592 Cl 2 
= lg = 1,30 (V)
 

2 / 2 Cl 2
2 Cl 
0,5
Để Cr2O7 có thể oxi hóa được ít hơn 2% Cl– thì:
2–

1,33 – 0,138pH < 1,30  pH > 0,217


0,01.80
[Br–]pư = = 8.10–3 M → [Br2] = 4.10–3 M
100
[Br–]/dd = 2.10–3 M
2 E0
Br2 / 2 Br 
0 , 0592
Br2 (l) + 2e → 2Br– K1 = 10 = 1035,98
Br2 (H2O) → Br2 (l) S–1
Br2 (H2O) + 2e → 2Br– K
2 E0
Br2 ( H 2O ) / 2 Br 
0, 0592
K = K1.S–1 = 1035,98.(0,22)–1 = 1036,64  10 = 1036,64
0
 EBr ( H O ) / 2 Br  = 1,085 (V)
2 2 0,5
EBr ( H O ) / 2 Br  = EBr0 ( H O) / 2 Br + 0,0592
lg
Br2  = 1,174 (V)
 

2
Br 
2 2 2 2
2
Để Cr2O72– có thể oxi hóa được hơn 80% Br– thì:
1,33 – 0,138pH > 1,174  pH > 1,130
Vậy để Cr2O72– có thể oxi hóa được hơn 80% Br– và ít hơn 2% Cl– thì:
0,217 < pH < 1,130

2. Phương trình điện phân:


2XNO3 + H2O → X + 1/2O2 + 2HNO3 (1) 0,5
0,1792
+ Sau t (s): nkhí anốt (1) = nO2 = = 8.10–3 (mol)
22, 4
+ Sau 2t (s): nkhí anốt (2) = 2.nkhí anốt (1) = 1,6.10–2 (mol)
0,56
Mà: nhh khí = = 2,5.10–2 (mol) > nkhí anốt (2) , nên có xảy ra phương trình điện
22, 4
phân:
H2O → H2 + 1/2O2 (2)
 nH2 = 2,5.10–2 – 1,6.10–2 = 9.10–3 (mol) → nO2/(2) = 4,5.10–3 (mol)
0,5
 nO2(1) = 1,6.10–2 – 4,5.10–3 = 1,15.10–2 (mol)
Từ (2): nXNO3 = 4nO2 = 4,6.10–2 (mol)
7,82
MXNO3 = = 170  MX = 108  M là Ag
4, 6.102
I .t 4.96500.8.103
Ta có: nO2(1) = t = = 1600 (s)
n.F 1,93

6
Câu 7 (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
Nung hỗn hợp X gồm 4 muối natri A, B, C và D (cùng có a mol mỗi muối) đến 200 oC thoát ra
khí E không duy trì sự cháy, khối lượng hỗn hợp giảm 12,5% và tạo thành hỗn hợp Y có chứa
1,33a mol A; 1,67a mol C; a mol D.
Nếu tăng nhiệt độ lên 400oC thu được hỗn hợp Z chỉ chứa A và D, còn nếu tăng nhiệt độ lên đến
600oC thì chỉ còn duy nhất chất A.
Biết rằng A chỉ gồm hai nguyên tố với phần trăm khối lượng của natri bé hơn phần trăm khối
lượng của nguyên tố còn lại là 21,4%.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng và xác định A, B, C, D.
2. Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu.

1. Đặt công thức của A là: NanR


R  23n 21, 24 1,0
Ta có %R –%Na = 21,4%    R  35,5n
R  23n 100
nghiệm thích hợp là: n=1, R=35,5 . Vậy A là NaCl.Sau khi nhiệt phân hoàn toàn, chỉ
còn NaCl nên B, C, D là các muối NaClOx (x=1,2,3,4).
Ở 200oC, a mol B nhiệt phân tạo thành a/3 mol NaCl và 2a/3 mol C, thoát ra khí E
không duy trì sự cháy chỉ có thể là hơi nước, do đó B là muối ngậm nước.
a 2a
aNaClOm  
o
t
NaCl + NaClOm'
3 3
Hay 3NaClOm 
to
 NaCl + 2 NaClOm'
Bảo toàn khối lượng (O): 3m=2m'  m : m'  2 : 3  m  2; m'  3
Do đó B là NaClO2. zH2O và C là NaClO3, suy ra D là NaClO4.

3NaClO2   NaCl + 2NaClO3


o
t
(1)
4NaClO3  t
 NaCl + 3NaClO4
o
(2) 1,0
NaClO4   NaCl + 2O2 
o
t
(3)
3NaClO2.zH2O   NaCl + 2NaClO3 + 3zH2O
o
t
(4)
18az 12,5

58,5a  (90,5a  18az )  106,5a  122,5a 100
18 z
  0,125  z  3
378  18 z
Vậy B là NaClO2.3H2O
 3NaClO2.3H2O   NaCl + 2NaClO3 + 9H2O
o
t

2. % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X: mhh  378a  54a  432a ( gam)
58,5a 0,5
%mNaCl  .100%  13,54%
432a
90,5a  54a
%mNaClO2 .3 H2O  .100%  33, 45%
432a
106,5a
%mNaClO3  .100%  24, 65%
432a
122,5a
%mNaClO4  .100%  28,36%
432a

7
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ
Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B.
Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có
nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước
X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn màu vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó
thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.
1. 2MS + 3O2   2MO + 2SO2 0,5
MO + H2SO4   MSO4 + H2O
Cứ 1 mol H2SO4 hay (98/24,5).100 = 400g dung dịch H2SO4 hòa tan được (M + 96)g
muối MSO4. Ta có:
Khối lượng dung dịch thu được = (M+16)+400, khối lượng chất tan = (M+96)g
Theo bài cho, ứng với 100 g dung dịch có 33,33g chất tan 0,5
Tính được M= 64, M là Cu.
Ta có : mdd bão hoà = m CuO + mdd H SO – m muối tách ra
2 4

= 0,125 . 50 + 0,125 . 400 – 15,625 = 44,375g. 0,5


Khối lượng CuSO4 còn lại trong dung dịch bão hòa = (44,375 . 22,54)/100% = 10g
Số mol CuSO4 còn laị trong dung dịch = 10 /160 = 0,0625 mol
Số mol CuSO4 ban đầu = số mol CuO = số mol CuS = 12/96 = 0,125 mol
Số mol CuSO4 đã tách ra = 0,125 – 0,0625 = 0,0625 mol
Nếu công thức muối ngậm nước là CuSO4.nH2O ta có (160+18n) . 0,0625 = 15,625 
0,5
n=5

3SO2 + 2H2O   2H2SO4 + S (màu vàng)


o
2. 150 C 0,5
SO2 +Br2 + 2H2O   H2SO4 + 2HBr
H2SO4 + BaCl2   BaSO4  + 2HCl

Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

.....................HẾT.....................

8
ĐỀ SỐ 6

Câu 1 (2,5 ðiểm)


1. (prob1 – IChO 12 – Áo – 1980)
Sự phân li của phân tử clo là một quá trình thu nhiệt, ΔH = 243,6 kJ.mol–1. Sự
phân li có thể cũng xảy ra bởi ánh sáng.
a. Ở bước sóng bao nhiêu thì sự phân li xảy ra?
Ánh sáng có thể làm xảy ra quá trình phân li khi chiếu vào một hỗn hợp gồm
khí clo và hiđro, hiđro clorua được hình thành. Hỗn hợp được chiếu với đèn thủy ngân
UV (λ = 253,6 nm).
Đèn có công suất tiêu thụ là 10W. Một lượng 2% năng lượng cung cấp được
hấp thụ bởi hỗn hợp khí (trong một bình 10 L). Trong 2,5 giây chiếu xạ, 65 mmol của
HCl được sinh ra.
b. Hiệu suất lượng tử bằng bao nhiêu?
2. (20.117 –page 862– General Chemistry – EBBING)
Một mẫu natri photphat Na3PO4 nặng 54,5 mg chứa đồng vị phóng xạ P–32 (có
khối lượng 32,0 u). Nếu 15,6% số nguyên tử photpho trong hợp chất là P–32 (còn lại
là photpho có trong tự nhiên), có bao nhiêu hạt nhân P–32 phân rã trong một giây đối
với mẫu này? P–32 có thời gian bán phản ứng là 14,3 ngày. Cho biết P tự nhiên có
khối lượng nguyên tử trung bình là 30,97 u;

Câu 2 (2,5 điểm)


1. (Question 4 – 2016 U.S national chemistry olympiad)
Ion axetylsalixilat (dẫn xuất từ aspirin và ðýợc biểu diễn là X trong phýõng
trình dýới ðây bị thủy phân khi có mặt của ion OH–:

Phản ứng ðýợc nghiên cứu ở 60oC và ðýợc xác ðịnh là bậc 1 theo X trong mọi
ðiều kiện. Lýợng X ðýợc nghiên cứu theo thời gian trong hai dung dịch ðệm khác
nhau và thu ðýợc các dữ kiện sau ðây:
t (s) [X] (M) pH = 10,10 (ðệm) [X] (M) pH = 10,60 (ðệm)
0 3,61.10–4 3,59.10–4
600 1,78.10–4
740 2,75.10–4
a. Vì phản ứng là bậc 1 theo X và nồng ðộ của ion OH– ðýợc giữ cố ðịnh bởi
dung dịch ðệm, tốc ðộ phản ứng có thể viết nhý sau: v = k’[X]. Xác ðịnh giá trị của k’
cho mỗi thí nghiệm.
b. Bậc của phản ứng là bao nhiêu theo ion OH–? Giải thích.
c. Cho biết ðịnh luật tốc ðộ ðầy ðủ cho phản ứng và tính hằng số tốc ðộ k

1
2. (prob1 – IchO 41 – Anh – 2009)
Tuổi của đá thu thập được từ mặt trăng trên tàu vũ trụ Apollo 16 được xác định
bằng tỉ lệ 87Rb / 86Sr và 87Sr / 86Sr của các mẫu khoáng vật khác nhau.
Khoáng 87
Rb / 86Sr 87
Sr / 86Sr
A (Plagioclaze) 0.004 0.699
B (Tinh chất) 0.180 0.709
a. Rb phóng xạ  , hãy viết phương trình phản ứng hạt nhân. Thời gian bán
87 –

hủy là 4.8 × 1010 năm.


b. Tính tuổi của loại đá này. Giả thiết ban đầu tỉ lệ 87Sr / 86Sr trong mẫu A và B
bằng nhau và 87Sr và 86Sr bền.

Câu 3 (2,5 điểm)


1. (P2.9– page73– Physical Chemistry – Peter Atkins)
Entanpi hình thành chuẩn của metallocene bis(benzen) crom được đo trong
nhiệt lượng kế. Phản ứng : Cr(C6 H 6 )2(r) 
 Cr(r)  2C6 H6(k) có ∆U° (583K) = 8,0
kJ.mol–1.
Tìm entanpi tương ứng của phản ứng này và tính entanpi hình thành chuẩn của
hợp chất metallocene tại 583K.
Nhiệt dung mol đẳng áp của benzen là 136,1 J.K–1.mol–1 ở pha lỏng và 81,67
J.K–1.mol–1 ở pha khí.
Cho : C°p (H2,k) = 28,824 J.K–1.mol–1; C°p (graphit, r) = 8,527 J.K–1.mol–1.
Tsôi,C6H6 =358K;ΔH0C6H6 ,298K =49,0kJ.mol-1;ΔH0hh,C6H6 =30,8kJ.mol-1
2. (trích từ prob 5 – IChO 24 – 1992)
Nitơ đioxit là một trong số các oxit của nitơ được tìm thấy ở trong khí quyển.
Nó có thể đime hóa cho N2O4 (k) : 2NO2(k) N2O4(k)
a. Tại 298K, ∆G° tạo thành của N2O4(k) là 98,28 kJ, còn của NO2(k) là 51,84
kJ. Bắt đầu với 1,0 mol N2O4 (k) tại 1,0 atm và 298K, tính % N2O4 bị phân hủy nếu áp
suất tổng không đổi tại 1,0 atm và nhiệt độ được giữ nguyên 298K.
b. Nếu ∆H° của phản ứng N2O4(k) 2NO2 (k) là 58,03 kJ, tại nhiệt độ nào %
N2O4 phân hủy sẽ gấp đôi ở phần 1.

Câu 4 (2,5 điểm)


1. (Ex 10.71–73 – General Chemistry – Zumdahl)
Hợp chất Na2O, CdS và ZrI4 tất cả đều có anion kết tinh dạng lập phương tâm
diện còn cation chiếm hốc tứ diện. Tỉ lệ hốc tứ diện bị chiếm trong mỗi trường hợp là
bao nhiêu?
2. (Question 7 – 2017 U.S national chemistry olympiad)
Oxi và lưu huỳnh hình thành một số các florua.
a. Sunfua điflorua SF2 là rất không bền, chuyển thành đisunfua tetraflorua S2F4
trong đó tất cả 4 nguyên tử flo có môi trường khác nhau. Biểu diễn rõ ràng cấu trúc
hai, ba chiều phù hợp hóa học của đisunfua tetraflorua S2F4 và giải thích cấu trúc này
không tương đương cho tất cả 4 nguyên tử flo như thế nào.

2
b. Sunfua tetraflorua SF4 (tos = –38oC) có nhiệt độ sôi cao hơn sunfua hexaflorua
SF6 (tos = –64oC). Giải thích tại sao sunfua tetraflorua SF4 ít bay hơi hơn sunfua
hexaflorua SF6.
3. (Ex 9.96 – General Chemistry – Zumdahl) Sắp xếp năng lượng ion hóa của
các tiểu phân sau đây theo thứ tự từ thấp đến cao O, O2, O2–, O2+. Giải thích.

Câu 5 (2,5 ðiểm) (Nguồn chýa xác ðịnh rõ)


1. Trộn các thể tích bằng nhau của 4 dung dịch sau: C6H5COOH 0,04M;
HCOOH 0,08M; NH3 0,22M; H2S 0,1M ðýợc dung dịch A
a. Cho biết thành phần giới hạn của dung dịch A?
b. Không tính pH, hãy cho biết dung dịch A có phản ứng axit hay bazõ?
Vì sao?
c. Tính thể tích của dung dịch HCl( hoặc NaOH) 0,05M cần ðể trung hòa 20ml
dung dịch A ðến pH = 10.
Cho pKa của C6H5COOH: 4,20; HCOOH: 3,75; NH 4 : 9,24; H2S: 7,02; 12,90.
2. Tính ðộ tan của BaF2 ở pH = 3,00
Cho Ks = 10–5,82; * Ba (OH ) = 10–13,36; Ka(HF) = 10–3,17.

Câu 6 (2,5 điểm) trích bài 13 – chuẩn bị IChO 38 – Hàn Quốc – 2006
Các phản ứng oxihoá – khử cho phép đo được các số liệu nhiệt động quan
trọng.
Cho sẵn các thông tin sau:
Ag+(dd) + e– → Ag(r) E° = 0,7996 V
AgBr(r) + e– → Ag(r) + Br –(dd) E° = 0,0713 V
–1
ΔGf°(NH3(dd)) = – 26.50 kJ.mol
ΔGf°(Ag(NH3)2+(dd)) = – 17.12 kJ.mol–1
+1.441 V

+1.491 V +1.584 V ?
BrO3–(dd)   HOBr   Br2(dd)  Br –(dd)
1. Tính ΔGf°(Ag+(dd)).
2. Tính trị số Ksp của AgBr (r) tại 25oC.
3. Một nguyên tố ganvani dùng điện cực hidro chuẩn làm anot được xây
dựng sao cho trong pin xảy ra phản ứng sau:
Br2(l) + H2(k) + 2 H2O(l) → 2 Br –(dd) + 2 H3O+(dd).
Ion bạc được thêm cho đến khi AgBr kết tủa tại catot và [Ag+] đạt tới
0,060 M. Điện áp đo được là 1,721 V. Tính ΔE° cho nguyên tố ganvani.
4. Tính độ tan của brom trong nước để tạo thành nước brom tại 25oC.
Câu 7 (2,5 điểm)
1. (Question 1 – 2016 U.S national chemistry olympiad)
Một hợp chất chưa biết A chỉ chứa C, O và Cl.
a. Một mẫu A 3,00 g được làm bay hơi hoàn toàn trong một bình 1,00 L ở
70,0 C và gây ra áp suất 0,854 atm. Khối lượng mol của A bằng bao nhiêu?
o

3
b. Một mẫu A được cho vào 100 mL nước, chuyển hóa toàn bộ Cl trong A
thành HCl. Sau khi cho khí N2 qua dung dịch một thời gian, axit HCl được chuẩn độ
với dung dịch NaOH 0,200M. Sự chuẩn độ cần 30,33 mL NaOH thêm vào để làm cho
phenolphtalein đổi màu. Phần trăm khối lượng của Cl trong A bằng bao nhiêu?
c. Đề nghị công thức phân tử cho A và vẽ cấu trúc Lewis hợp lí cho nó.
d. Viết phương trình (có cân bằng) cho phản ứng A với nước (như mô tả ở
phần b).
2. (Question 7.e – 2017 U.S national chemistry olympiad)
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho hơi của nitrosyl florua và boron
triflorua được ngưng tụ đồng thời. Dự đoán sản phẩm thu được ở trạng thái nào (rắn,
lỏng, khí) ở điều kiện thường.

Câu 8 (HSGQG Úc 2008)


Nguyên tố A ðốt trong khí O2 sinh ra B, có thể oxi hóa lên mức cao hõn khi có
xúc tác (V2O5/K2O) thành C. B phản ứng với nýớc sinh ra axit yếu D, trong khi C
phản ứng với nýớc sinh ra axit mạnh E. Nãm 2001, 165 tấn E ðýợc sản xuất trên toàn
thế giới (nhiều hõn bất kì hóa chất nào).
Nguyên tố A phản ứng với khí clo hình thành chất lỏng F màu vàng, ðộc. F có
hai ðồng phân cấu trúc. F có thể bị clo hóa hõn nữa ðể tạo ra chất lỏng G có màu ðỏ
anh ðào, có nhiệt ðộ sôi ở 59oC với công thức phân tử là ACl2. Cả F và G phản ứng
với nýớc sinh ra một hỗn hợp sản phẩm có chứa B, D, E. Thông tin trên ðýợc tổng kết
lại trong sõ ðồ dýới ðây:

a. Một mẫu 0,29 gam nguyên tố A ðýợc oxi hóa hoàn toàn và sản phẩm (hợp
chất C) ðýợc hấp thụ trong nýớc và chuẩn ðộ bằng dung dịch natri hiðroxit 1,00
mol.L–1. Thể tích của hiðroxit cần dùng là 18,0 mL.
Sử dụng thông tin này ðể xác ðịnh A.
b. Xác ðịnh tất cả các hợp chất B, C, D, E, F, G và viết phýõng trình hóa học
cho tất cả các phản ứng ở giản ðồ cho ở trên.
c. C phản ứng với G sinh ra H và B. H phản ứng với nýớc sinh ra D và axit
mạnh I. Xác ðịnh H và I và viết phýõng trình phản ứng cho mỗi phản ứng.
d. Vẽ công thức Lewis của B và C và vẽ hai ðồng phân có thể có của F. Từ ðó
dự ðoán hình dạng của các phân tử B, C và F (thẳng, gấp khúc, phẳng,…).
***********************************HẾT******************************

4
ĐÁP ÁN

Câu 1 (2,5 ðiểm)


1. (prob1 – IChO 12 – Áo – 1980)
Sự phân li của phân tử clo là một quá trình thu nhiệt, ΔH = 243,6 kJ.mol–1. Sự
phân li có thể cũng xảy ra bởi ánh sáng.
a. Ở bước sóng bao nhiêu thì sự phân li xảy ra?
Ánh sáng có thể làm xảy ra quá trình phân li khi chiếu vào một hỗn hợp gồm
khí clo và hiđro, hiđro clorua được hình thành. Hỗn hợp được chiếu với đèn thủy ngân
UV (λ = 253,6 nm).
Đèn có công suất tiêu thụ là 10W. Một lượng 2% năng lượng cung cấp được
hấp thụ bởi hỗn hợp khí (trong một bình 10 L). Trong 2,5 giây chiếu xạ, 65 mmol của
HCl được sinh ra.
b. Hiệu suất lượng tử bằng bao nhiêu?
2. (20.117 –page 862– General Chemistry – EBBING)
Một mẫu natri photphat Na3PO4 nặng 54,5 mg chứa đồng vị phóng xạ P–32 (có
khối lượng 32,0 u). Nếu 15,6% số nguyên tử photpho trong hợp chất là P–32 (còn lại
là photpho có trong tự nhiên), có bao nhiêu hạt nhân P–32 phân rã trong một giây đối
với mẫu này? P–32 có thời gian bán phản ứng là 14,3 ngày. Cho biết P tự nhiên có
khối lượng nguyên tử trung bình là 30,97 u;
Đáp án:
1 a. ΔE = hc/λ suy ra λ = hc/ΔE = 6,626.10–34.3.108.6,022.1023 /243,6.103 = 0,5
–7
(1,0) 4,914.10 m = 491,40 nm.
b. Công suất của đèn là 10W = 10J.s–1. Lượng năng lượng hấp thụ = 0,2 J.s–1
tương ứng với số photon N = 0,2.253,6.10–9/6,626.10–34.3.108 = 2,552.1017 0,25
–4 –1
photon tương ứng với 4,2378.10 mmol.s
Số mol HCl sinh ra trong 1s là: 65/2,5 = 26 mmol.s–1 vậy hiệu suất lượng tử 0,5
= 26/4,2378.10–4 =6,135.104
2 Trong mẫu Na3PO4 này có chứa 15,6% Na332PO4 (M = 165u) và (100–
(1,0) 15,6)% Na3PO4 (M = 163,97u) gồm các đồng vị P tự nhiên. Vậy ta có khối 0,25
lượng phân tử trung bình của mẫu photpho đang xét là: 15,6%.165+
84,4%.163,97 = 164,13u
54,5.103
Vậy tổng số mol P các loại trong mẫu là:  3,321.104 (mol )
164,13
Vậy số nguyên tử 32P là : 3,321.10–4. 0,156.6,022.1023 = 3,12.1019 (nguyên 0,5
tử)
ln 2
Hằng số phân rã của 32P : k   5,61.107 ( s 1 )
14,3.24.60.60
Vậy số hạt nhân 32P phân rã trong một giây là : 5,61.10–7.3,12.1019 = 0,5
1,75.1013(phân rã.s–1)

1
Câu 2 (2,5 điểm)
1. (Question 4 – 2016 U.S national chemistry olympiad)
Ion axetylsalixilat (dẫn xuất từ aspirin và ðýợc biểu diễn là X trong phýõng
trình dýới ðây bị thủy phân khi có mặt của ion OH–:

Phản ứng ðýợc nghiên cứu ở 60oC và ðýợc xác ðịnh là bậc 1 theo X trong mọi
ðiều kiện. Lýợng X ðýợc nghiên cứu theo thời gian trong hai dung dịch ðệm khác
nhau và thu ðýợc các dữ kiện sau ðây:
t (s) [X] (M) pH = 10,10 (ðệm) [X] (M) pH = 10,60 (ðệm)
0 3,61.10–4 3,59.10–4
600 1,78.10–4
740 2,75.10–4
a. Vì phản ứng là bậc 1 theo X và nồng ðộ của ion OH– ðýợc giữ cố ðịnh bởi
dung dịch ðệm, tốc ðộ phản ứng có thể viết nhý sau: v = k’[X]. Xác ðịnh giá trị của k’
cho mỗi thí nghiệm.
b. Bậc của phản ứng là bao nhiêu theo ion OH–? Giải thích.
c. Cho biết ðịnh luật tốc ðộ ðầy ðủ cho phản ứng và tính hằng số tốc ðộ k
2. (prob1 – IchO 41 – Anh – 2009)
Tuổi của đá thu thập được từ mặt trăng trên tàu vũ trụ Apollo 16 được xác định
bằng tỉ lệ 87Rb / 86Sr và 87Sr / 86Sr của các mẫu khoáng vật khác nhau.
Khoáng 87
Rb / 86Sr 87
Sr / 86Sr
A (Plagioclaze) 0.004 0.699
B (Tinh chất) 0.180 0.709
a. Rb phóng xạ  , hãy viết phương trình phản ứng hạt nhân. Thời gian bán
87 –

hủy là 4.8 × 1010 năm.


b. Tính tuổi của loại đá này. Giả thiết ban đầu tỉ lệ 87Sr / 86Sr trong mẫu A và B
bằng nhau và 87Sr và 86Sr bền.
Đáp án:
a. Dýới ðiều kiện giả bậc 1 ta có: ln([X]/[X]0 = –k’t
1 Tại pH = 10,10 ta có: ln([2,75.10–4]/[3,61.10–4] = –k’.740 0,25
suy ra k’ = 3,68.10–4 s–1
1,5 0,25
Tại pH = 10,60 ta có: ln([1,78.10–4]/[3,59.10–4] = –k’.600
suy ra k’ = 1,17.10–3 s–1
b. Tại pH = 10,10, [OH–] = 1,26.10–4 M và pH = 10,60, [OH–] =
3,98.10–4 M 0,25
Giữa hai giá trị, [OH–] tãng 3,16 và hằng số tốc ðộ k’ của phản ứng giả
0,25
bậc 1 tãng 3,18. Do ðó, k’ tỉ lệ thuận với [OH–]: v = k’[X] = k[OH–]m[X]
trong ðó m là bậc phản ứng của ion OH–, m = 1

2
c. Tốc ðộ v = k[OH–][X]
Do k[OH–] = k’; ta có: k = (3,68.10–4)/(1,26.10–4) = 2,92M–1s–1 0,25
Nếu sử dụng dữ kiện thí nghiệm thứ hai ta có k = 2,94 M–1s–1
0,25
2 a)
87
37 Rb  38
87
Sr  10
1,0 0,25
b) Ta có: 87Srhiện tại = 87Sr(t=0) + (87Rb(t=0) – 87Rbhiện tại)
Mà ta có: 87Rbhiện tại = 87Rb(t=0).exp(–kt) suy ra : 87Srhiện tại = 87Sr(t=0) +
87
Rbhiện tại(ekt – 1) 0,25
Suy ra: ( 87Srhiện tại / 86Sr)=( 87Sr(t=0)/86Sr) + (87Rbhiện tại/86Sr) (ekt – 1)
y= c+ x(m) 0,25
Ta có: mẫu A 0,699 = c + 0,004m
Mẫu B: 0,709 = c + 0,180 m suy ra m = (0,709 –
0,699)/(0,18 – 0,004) = 0,01/0,176 = 0,05682
Suy ra ekt – 1 = 0,05682 suy ra t = 3,827.109 năm. 0,25

Câu 3 (2,5 điểm)


1. (P2.9– page73– Physical Chemistry – Peter Atkins)
Entanpi hình thành chuẩn của metallocene bis(benzen) crom được đo trong
nhiệt lượng kế. Phản ứng : Cr(C6 H 6 )2(r) 
 Cr(r)  2C6 H6(k) có ∆U° (583K) = 8,0
kJ.mol–1.
Tìm entanpi tương ứng của phản ứng này và tính entanpi hình thành chuẩn của
hợp chất metallocene tại 583K.
Nhiệt dung mol đẳng áp của benzen là 136,1 J.K–1.mol–1 ở pha lỏng và 81,67
J.K–1.mol–1 ở pha khí.
Cho : C°p (H2,k) = 28,824 J.K–1.mol–1; C°p (graphit, r) = 8,527 J.K–1.mol–1.
Tsôi,C6H6 =358K;ΔH0C6H6 ,298K =49,0kJ.mol-1;ΔH0hh,C6H6 =30,8kJ.mol-1
2. (trích từ prob 5 – IChO 24 – 1992)
Nitơ đioxit là một trong số các oxit của nitơ được tìm thấy ở trong khí quyển.
Nó có thể đime hóa cho N2O4 (k) : 2NO2(k) N2O4(k)
a. Tại 298K, ∆G° tạo thành của N2O4(k) là 98,28 kJ, còn của NO2(k) là 51,84
kJ. Bắt đầu với 1,0 mol N2O4 (k) tại 1,0 atm và 298K, tính % N2O4 bị phân hủy nếu áp
suất tổng không đổi tại 1,0 atm và nhiệt độ được giữ nguyên 298K.
b. Nếu ∆H° của phản ứng N2O4(k) 2NO2 (k) là 58,03 kJ, tại nhiệt độ nào %
N2O4 phân hủy sẽ gấp đôi ở phần 1.

3
Đáp án:
1 Từ dữ kiện đầu bài, lập chu trình như sau:
1,25

0,5

Theo chu trình ta có:


49000 = 6.8,527(583 – 298) + 3.28,824.(583 – 298) + ∆H°f(C6H6,
583K) + 81,67.(358 – 583) + (–30800) + 136,1.(298 – 358)
Suy ra: ∆H°f(C6H6, 583K) = 49000 – 14581,17 – 24644,52 + 18375,75 0,25
+ 30800 + 8166 = 67116,06 J.mol–1 = 67,116 (kJ.mol–1).
Cr(C6 H 6 )2(r) 
 Cr(r)  2C6 H6(k) ∆U° (583K) = 8,0 kJ.mol–1.
Ta có: ∆H°pư (583K) = ∆U° (583K) + ∆nRT = 8,0.103 + 2.8,314.583 =
0,25
17694,124 (J.mol–1).
Vậy ta có: ∆H°pư (583K) = 2. ∆H°f(C6H6, 583K) –
∆H°f(Metallocene, 583K)
Suy ra: ∆H°f(Metallocene, 583K) = 2. ∆H°f(C6H6, 583K) –
0,25
∆H°pư (583K) = 2.67,116 – 17,694 = 116,538 kJ.mol–1.
2 2NO2(k) N2O4(k)
1,25 Ta có :
N 2 (k)  2O2 (k)  N 2O4 (k) G  98, 28kJ
N 2 (k )  2O2 (k )  2 NO2 (k ) G  2.51,84  103, 68kJ
suy ra : N2O4 (k )  2 NO2 (k ) G  5, 4kJ 0,25
5,4.103

Ta có : G   RT ln K 298  K 298  e 8,314.298
 0,113
Gọi x số mol N2O4 phân hủy. Ta có :
0,25
2NO2(k) N2O4(k)
Ban đầu : 1 0
Cân bằng 1–x 2x
Ở trạng thái cân bằng, tổng số mol khí 1 – x + 2x = 1 + x (mol)
1 x 1 x 2x 2x
PN2O4  .PT  (atm) ; PNO2  .PT  (atm)
1 x 1 x 1 x 1 x
PNO
( 2 )2 ( 2 x )2
4x2
 1 x 
P
Vậy : K 298  0  0,113
PN2O4 1 x 1  x 2
( ) ( )
P0 1 x
0,25
Giải ra ta có x = 0,166. Vậy % N2O4 phân hủy là : 16,6%

4
Khi độ phân hủy N2O4 gấp đôi = 2. 0,166 = 0,332 mol ; cân bằng có : 0,25
N2O4 : 1 – 0,332 = 0,668 mol ; và NO2: 2.0,332 = 0,664 mol; tổng số
mol khí = 0,668+0,664=1,332 mol
0, 664 2
( )
1,332 0, 6642
KT2    0, 496
0, 668 1,332.0, 668
1,332
K2 H 1 1
Áp dụng: ln( ) (  )
K1 R T2 T1
0, 496 58, 03 1 1 0,25
ln( ) (  )  T2  318, 09 K
0,113 8,314 T2 298

Câu 4 (2,5 điểm)


1. (Ex 10.71–73 – General Chemistry – Zumdahl)
Hợp chất Na2O, CdS và ZrI4 tất cả đều có anion kết tinh dạng lập phương tâm
diện còn cation chiếm hốc tứ diện. Tỉ lệ hốc tứ diện bị chiếm trong mỗi trường hợp là
bao nhiêu?
2. (Question 7 – 2017 U.S national chemistry olympiad)
Oxi và lưu huỳnh hình thành một số các florua.
a. Sunfua điflorua SF2 là rất không bền, chuyển thành đisunfua tetraflorua S2F4
trong đó tất cả 4 nguyên tử flo có môi trường khác nhau. Biểu diễn rõ ràng cấu trúc
hai, ba chiều phù hợp hóa học của đisunfua tetraflorua S2F4 và giải thích cấu trúc này
không tương đương cho tất cả 4 nguyên tử flo như thế nào.
b. Sunfua tetraflorua SF4 (tos = –38oC) có nhiệt độ sôi cao hơn sunfua
hexaflorua SF6 (tos = –64oC). Giải thích tại sao sunfua tetraflorua SF4 ít bay hơi hơn
sunfua hexaflorua SF6.
3. (Ex 9.96 – General Chemistry – Zumdahl) Sắp xếp năng lượng ion hóa của
các tiểu phân sau đây theo thứ tự từ thấp đến cao O, O2, O2–, O2+. Giải thích.
Đáp án:
1 Na2O : anion O2– kết tinh dạng lập phương tâm diện suy ra có 1/8.8
0,75 + 6.1/2 = 4. Suy ra số Na+ trong một ô mạng là 4.2 = 8.
Mà có 8 hốc tứ diện trong một ô mạng suy ra tỉ lệ hốc tứ diện bị
chiếm bởi ion Na+ = 8 : 8 = 1 0,25
Tương tự có CdS : có 4 ion Cd trong ô mạng suy ra tỉ lệ
2+
0,25
4:8=1:2
ZrI4 : có 1 ion Zr4+ trong ô mạng suy ra tỉ lệ 1 : 8 0,25
2. a. Cấu trúc của S2F4: Phân tử có cấu trúc gần giống bập bênh. Ở
1,0 nguyên tử S có hóa trị 4, nguyên tử F liên kết biên khác với hai F
liên kết trục và khác với nguyên tử F ở S hóa trị 2. Hai nguyên tử F
liên kết trục không tương đương vì liên kết S – F ở S hóa trị 2 0,25
hướng về một nguyên tử và hướng ra xa nguyên tử còn lại.

0,25
5
0,5
b. SF4 vì nó có cấu trúc lưỡi cưa (hay bập bênh) do đó có momen
lưỡng cực khác 0. Trong khi đó SF6 có cấu trúc bát diện có momen
lưỡng cực bằng 0. Tương tác lưỡng cực là tương tác chủ yếu giữa
các phân tử này và làm tăng nhiệt độ sôi của SF4 so với SF6.
3 0,25
0,75 π*2p

Thứ tự O2– < O2 < O2+ < O


Electron của O2–, O2 và O2+ nằm ở trên mức nãng lýợng cao nhất
ð*2p. Nhýng ðối với O2– electron tách ra từ cặp e ghép ðôi và từ ion
âm. Do ðó O2– có nãng lýợng ion hóa thấp nhất. Ion O2+ có ðiện tích
dýõng, làm cho việc tách e khó hõn so với phân tử O2 (cả hai cùng 0,5
tách e ðộc thân từ ð*2p). Electron có nãng lýợng cao nhất của O ( ở
AO 2p) thấp hõn so với nãng lýợng của electron trên MO ð*2p của
những tiểu phân còn lại. O có nãng lýợng ion hóa cao nhất.

Câu 5 (2,5 ðiểm) (Nguồn chýa xác ðịnh rõ)


1. Trộn các thể tích bằng nhau của 4 dung dịch sau: C6H5COOH 0,04M;
HCOOH 0,08M; NH3 0,22M; H2S 0,1M ðýợc dung dịch A
a. Cho biết thành phần giới hạn của dung dịch A?
b. Không tính pH, hãy cho biết dung dịch A có phản ứng axit hay bazõ?
Vì sao?
c. Tính thể tích của dung dịch HCl( hoặc NaOH) 0,05M cần ðể trung hòa 20ml
dung dịch A ðến pH = 10.
Cho pKa của C6H5COOH: 4,20; HCOOH: 3,75; NH 4 : 9,24; H2S: 7,02; 12,90.
2. Tính ðộ tan của BaF2 ở pH = 3,00
Cho Ks = 10–5,82; * Ba (OH ) = 10–13,36; Ka(HF) = 10–3,17.

Tính lại nồng ðộ của các chất sau khi trộn:


1 C6H5COOH: 0,01M; NH3: 0,055M; HCOOH: 0,02M; H2S: 0,025M
Sau khi trộn, xảy ra các phản ứng sau:
1,75
6
NH3 + HCOOH  NH 4 + HCOO– K = 105,49
0,055 0,02
0,035 – 0,02 0,02 0,25
NH3 + C6H5COOH  NH 4 + C6H5COO–

K = 10 5,04

0,035 0,01
0,025 – 0,01 0,01 0,25
NH3 + H2S  NH 4 + HS– K = 102,23
0,025 0,025
- – 0,025 0,025
Vậy thành phần giới hạn của dung dịch A là:
NH 4 : 0,055M; HCOO–: 0,02M; C6H5COO–: 0,01M; HS–: 0,025M
b. Trong dung dịch A có các cân bằng sau:
0,25
NH 4 NH 3  H  K a  109,24 (1)
HS  S 2  H  K a 2  1012,90 (2)
H 2O OH   H  K w  1014 (3)
HS   H 2O H 2 S  OH  K b 2  106,98 (4)
C6 H 5COO   H 2O C6 H 5COOH  OH  K b  109,8 (5)
HCOO  HCOOH  OH  K b  1010,25 (6)
So sánh (1), (2) và (3), bỏ qua cân bằng (2) và (3)
So sánh (4), (5) và (6), bỏ qua cân bằng (5) và (6) 0,25
Do ðó, cân bằng (1) và (4) quyết ðịnh pH của dung dịch.
Mặt khác, ta có: K a (1) .CNH   Kb (4) .CHS 
4

Vì vậy, dung dịch A có phản ứng bazõ, pH > 7


c. Căn cứ vào pH của dung dịch sau phản ứng( pH = 10) để xác định
chất đã tham gia phản ứng
Trong dung dịch A, NH 4 và HS– có thể phản ứng với dung dịch NaOH;
HS–, HCOO– và C6H5COO– có thể phản ứng với dung dịch HCl. Tính
bazơ của HS– lớn hơn của C6H5COO– và lớn hơn của HCOO–. Tính axit 0,25
của NH 4 lớn hơn của HS–.
[NH 3 ] K a 109,24
Tại pH = 10, ta có:   1 nên NH 4 đã tham gia
[NH 4 ] [H  ] 1010
phản ứng. Vì vậy, phải dùng dung dịch NaOH để trung hòa dung dịch A
đến pH=10
[NH 3 ] 109,24 0,25
Ta có, tại pH = 10:   0,8519
[NH 4 ]+[NH 3 ] 109,24  1010
nên 85,19% NH 4 đã tham gia phản ứng
7
[S 2 ] K a 2 1012,9
  1
[HS  ] [H  ] 1010
nên HS– chưa tham gia phản ứng
Phương trình phản ứng trung hòa dd A: OH– + NH 4  NH3 + H2O
0,25
0,055.0,8519.20
nNaOH  nNH  pu  VddNaOH   18,74(ml )
4
0,05
Các cân bằng có thể xảy ra:
2 BaF2 Ba2+ + 2F– Ks = 10–5,82 (1) 0,25
Ba2+ + H2O BaOH+ + H+ * Ba (OH ) = 10–13,36
 (2)
0,75
F– + H+ HF Ka(HF)–1 = 103,17. (3)
Tại pH = 3:
[BaOH  ] * 1013,36
  = 10–10,36 <<
[Ba 2 ] [H  ] 103
 Quá trình tạo phức hiđroxo của ion Ba2+ không đáng kể, có thể bỏ
qua (2)
[F ] K 103,17
 a  = 10–0,17 = 0,676
[HF] [H ] 103
 Quá trình nhận proton của F– là đáng kể.
Từ (1) ta có: [Ba2+].[F–]2 = Ks 0,25
Do bỏ qua (2) nên [Ba2+] = S
Xét ion F–: 2S = [F–] + [HF]
[F  ].[H  ] [H  ]
= [F–] + = [F–].(1 + )
Ka Ka
2S
 [F–] =
[H  ]
1
Ka
4 S 2 .S
Vậy Ks = [Ba2+].[F–]2 = 2
 S = 0,01325 (M)
 [H ]  

1   0,25
 Ka 

Câu 6 (2,5 điểm) trích bài 13 – chuẩn bị IChO 38 – Hàn Quốc – 2006
Các phản ứng oxihoá – khử cho phép đo được các số liệu nhiệt động quan
trọng.
Cho sẵn các thông tin sau:
Ag+(dd) + e– → Ag(r) E° = 0,7996 V
– –
AgBr(r) + e → Ag(r) + Br (dd) E° = 0,0713 V
–1
ΔGf°(NH3(dd)) = – 26.50 kJ.mol
ΔGf°(Ag(NH3)2+(dd)) = – 17.12 kJ.mol–1
8
+1.441 V

+1.491 V +1.584 V ?
BrO3–(dd)   HOBr   Br2(dd)   Br –(dd)
1. Tính ΔGf°(Ag+(dd)).
2. Tính trị số Ksp của AgBr (r) tại 25oC.
3. Một nguyên tố ganvani dùng điện cực hidro chuẩn làm anot được xây
dựng sao cho trong pin xảy ra phản ứng sau:
Br2(l) + H2(k) + 2 H2O(l) → 2 Br –(dd) + 2 H3O+(dd).
Ion bạc được thêm cho đến khi AgBr kết tủa tại catot và [Ag+] đạt tới
0,060 M. Điện áp đo được là 1,721 V. Tính ΔE° cho nguyên tố ganvani.
4. Tính độ tan của brom trong nước để tạo thành nước brom tại 25oC.
Đáp án:
1 Ag(r) → Ag+(dd) + 1e ΔGof = –1. (–0,7996).96485 = 77149,406 J/mol 0,25
0,25 hay 77,149 kJ/mol
2 AgBr(r) → Ag+(dd) + Br–(dd) Ksp 0,25
0,5 Ta có: Eophản ứng = –0,7996+0,0713 = –0,7283 V suy ra ΔGo = –1.(–
0,7283).96485 = –8,314.298lnKsp
0, 7283.96485 0,25
Suy ra: ln K sp   28,362  K sp  4,814.1013
8,314.298
3 Ta có: [Br–] = 4,814.10–13/0,06 = 8,023.10–12 M. 0,25
0,5 Suy ra:
0,0592 2 0,25
1,721  Egan
o
 lg  Br    Egan
o
 1,721  0,0592lg8,023.1012  1,0641V
2

4 Ta xét: Br2(l) →Br2(dd)


1,25 Từ 4 ta có: Eo(Br2l/Br–) =1,0641V
Xét giản đồ Latime: BrO3–(dd) + 6H+(dd) +6e → Br–(dd) + 3H2O (1)
1,441V
BrO3–(dd) + 5H+(dd) + 4e → HOBr(dd) + 2H2O (2) 1,491 V 0,5
2HOBr + 2H (dd) + 2e
+
→ Br2(dd) + 2H2O (3) 1,584 V

Br2(dd) + 2e → 2Br (dd) (4) Eo
(1) = (2) +1/2(3) + 1/2.(4) suy ra : –6.1,441 = –(4.1,491 + 0,5.2.1,584 +
0,5.2.Eo); Suy ra Eo = 1,098 V
Br2(dd) + 2e → 2Br–(dd) (4)
1,098 V 0,5
Br2(l) + 2e → 2Br–(dd) (5)
1,0641 V
Br2(l) → Br2(dd) (6)
ΔG 6 = –2.96485.(–1,098) + (–2.96485.1,0641) = 6541,683 J/mol suy ra
o

lnK = 6541,683/(–8,314.298) = –2,640


suy ra K = 0,0713. Vậy K = [Br2]dd = 0,0713 M. 0,25

9
Câu 7 (2,5 điểm)
1. (Question 1 – 2016 U.S national chemistry olympiad)
Một hợp chất chưa biết A chỉ chứa C, O và Cl.
a. Một mẫu A 3,00 g được làm bay hơi hoàn toàn trong một bình 1,00 L ở
70,0 C và gây ra áp suất 0,854 atm. Khối lượng mol của A bằng bao nhiêu?
o

b. Một mẫu A được cho vào 100 mL nước, chuyển hóa toàn bộ Cl trong A
thành HCl. Sau khi cho khí N2 qua dung dịch một thời gian, axit HCl được chuẩn độ
với dung dịch NaOH 0,200M. Sự chuẩn độ cần 30,33 mL NaOH thêm vào để làm cho
phenolphtalein đổi màu. Phần trăm khối lượng của Cl trong A bằng bao nhiêu?
c. Đề nghị công thức phân tử cho A và vẽ cấu trúc Lewis hợp lí cho nó.
d. Viết phương trình (có cân bằng) cho phản ứng A với nước (như mô tả ở
phần b).
2. (Question 7.e – 2017 U.S national chemistry olympiad)
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho hơi của nitrosyl florua và boron
triflorua được ngưng tụ đồng thời. Dự đoán sản phẩm thu được ở trạng thái nào (rắn,
lỏng, khí) ở điều kiện thường.
Đáp án:
1 a. n = PV/RT = 0,854.1/0,0821.343,2 = 0,0303 mol 0,25
2,0 3,00/0,0303 = 99,0 g/mol
b. 0,03033. 0,200 = 0,06066 mol NaOH
Suy ra có 0,06066.35,45 = 0,2150 g Cl trong mẫu 0,25
% khối lýợng Cl = 0,2150/0,3 .100% = 71,7% 0,25
c. Trong 99,0 g (1 mol A) có: 0,717.99/35,45 = 2 mol Cl 0,5
Khối lýợng còn lại trong 1 mol A là 99 – 2.35,45 = 28,1 g/mol
Suy ra các nguyên tố còn là là C và O và công thức phân tử là COCl2

0,25

d. COCl2(k) + H2O(l) → CO2(k) + 2HCl(dd) 0,5


2 NOF + BF3 → [NO][BF4] 0,25
0,5 Sản phẩm ở trạng thái rắn do hợp chất ion có nhiệt ðộ nóng chảy cao 0,25

Câu 8 (2,5 ðiểm) (HSGQG Úc 2008)


Nguyên tố A ðốt trong khí O2 sinh ra B, có thể oxi hóa lên mức cao hõn khi có
xúc tác (V2O5/K2O) thành C. B phản ứng với nýớc sinh ra axit yếu D, trong khi C
phản ứng với nýớc sinh ra axit mạnh E. Nãm 2001, 165 tấn E ðýợc sản xuất trên toàn
thế giới (nhiều hõn bất kì hóa chất nào).
Nguyên tố A phản ứng với khí clo hình thành chất lỏng F màu vàng, ðộc. F có
hai ðồng phân cấu trúc. F có thể bị clo hóa hõn nữa ðể tạo ra chất lỏng G có màu ðỏ
anh ðào, có nhiệt ðộ sôi ở 59oC với công thức phân tử là ACl2. Cả F và G phản ứng
với nýớc sinh ra một hỗn hợp sản phẩm có chứa B, D, E. Thông tin trên ðýợc tổng kết
lại trong sõ ðồ dýới ðây:

10
a. Một mẫu 0,29 gam nguyên tố A ðýợc oxi hóa hoàn toàn và sản phẩm (hợp
chất C) ðýợc hấp thụ trong nýớc và chuẩn ðộ bằng dung dịch natri hiðroxit 1,00
mol.L–1. Thể tích của hiðroxit cần dùng là 18,0 mL.
Sử dụng thông tin này ðể xác ðịnh A.
b. Xác ðịnh tất cả các hợp chất B, C, D, E, F, G và viết phýõng trình hóa học
cho tất cả các phản ứng ở giản ðồ cho ở trên.
c. C phản ứng với G sinh ra H và B. H phản ứng với nýớc sinh ra D và axit
mạnh I. Xác ðịnh H và I và viết phýõng trình phản ứng cho mỗi phản ứng.
d. Vẽ công thức Lewis của B và C và vẽ hai ðồng phân có thể có của F. Từ ðó
dự ðoán hình dạng của các phân tử B, C và F (thẳng, gấp khúc, phẳng,…).
Đáp án:
a. Ta có : 0,5
2,5 n(NaOH) = cV = 1.0,018 = 0,018 mol.
Ta có : nA = nC = 0,018/n (n là số nguyên tử H trong phân tử axit tạo thành từ
C). Vậy ta có :
MA = 0,29/0,018/n = 16n. Vậy n = 2 và MA = 32 (A là S).
b. A : là S hoặc S8 ; S + O2   SO2 (B)
o
t
0,25
o
2SO2 + O2 
V O / K O ,t
2 5 2

 2SO3 (C)
SO2 + H2O → H2SO3 (D) 0,25
SO3 + H2O → H2SO4 (E)
S + Cl2 → S2Cl2 (F)
0,25
S2Cl2 + Cl2 → 2SCl2 (G)
SO3 + SCl2 → SO2 + SOCl2 (H) 0,25
SOCl2 + 2H2O → H2SO3 + 2HCl
Công thức Lewis và hình dạng của B, C và hai ðồng phân của F 0,5

B (gấp khúc) C (tam giác phẳng) F (gấp khúc kiểu sách mở) (Tháp tam giác) 0,5

11
ĐỀ SỐ 7

Câu 1:(2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử, hạt nhân


1. Tính năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản trong các nguyên tử và ion sau: H, He+. (Cho
ZH = 1; ZHe = 2; ZLi = 3).
2. Tính năng lượng ion hóa của H và năng lượng ion hóa thứ 2 của He.
3. Bước sóng ngắn nhất trên phổ phát xạ mà nguyên tử hidro có thể phát ra là gì?
4. Tính bước sóng dài nhất trong dãy Banme (vùng khả kiến).
5. Triti là dồng vị của nguyên tố Hidro phân rã theo quy luật bậc nhất với chu kì bán rã là 12,5 năm.
Mất bao nhiêu năm để hoạt độ của mẫu triti giảm đi còn lại 15% so với ban đầu?

Câu 2:(2,5 điểm)Động hóa học


Cho phản ứng: SO2Cl2 SO2 + Cl2
Người ta tiến hành nung nóng 0,1 mol SO2Cl2 ở 600K trong bình phản ứng có dung tích 1 lít và đo
áp suất của hỗn hợp các chất trong bình thì thu được các số liệu thực nghiệm sau:
Thời gian (giờ) 0 1 2 4 8
P (atm) 4,92 5,67 6,31 7,31 8,54
1. Xác định bậc của phản ứng.
2. Tính hằng số tốc độ và thời gian bán phản ứng ở 600K.
3. Tính áp suất trong bình sau khi tiến hành phản ứng 24 giờ.
4. Nếu tiến hành phản ứng với cùng lượng SO2Cl2 trong bình trên ở 620K thì sau 2 giờ, áp
suất trong bình là 9,12. Tính hệ số nhiệt của phản ứng.

Câu 3:(2,5 điểm) Nhiệt hóa học– Cân bằng hóa học
1. Khi đốt cháy 3,9 gam hơi benzen ở 250C, 1atm với một lượng oxi dư toả ra 163400 J sản phẩm là
CO2 (k) và H2O (l). Hãy tính nhiệt toả ra khi đốt cháy 7,8 gam hơi benzen và oxi dư trong bom nhiệt
lượng kế ở 250C sản phẩm là CO2(k) và H2O(l).
Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy Benzen trong bom nhiệt lượng kế

2. Cho giá trị của biến thiên entanpi và biến thiên entropi chuẩn ở 3000K và 12000K của phản ứng:
CH4 (khí) + H2O (khí) CO ( khí) + 3H2 ( khí)
Biết là
H0(KJ/mol) S0J/K.mol
3000K – 41,16 – 42,4
0
1200 K –32,93 –29,6
a) Hỏi phản ứng tự diễn biến sẽ theo chiều nào ở 3000K và 12000K?
b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 3000K

Câu 4:(2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên
tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5.
a) Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của nguyên tử.
b) Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá
của nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hidroxit bậc cao nhất của X.
2. Với nguyên tố X ở (1), so sánh độ lớn góc liên kết trong các phân tử PX3 (X: F, Cl, Br, I). Giải
thích?
3. Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng (Au) có khối lượng riêng là 19,4g/cm3 và có mạng lưới lập
phương tâm diện. Độ dài cạnh của ô mạng đơn vị là 4,070.10–10m. Khối lượng mol nguyên tử của
Au là 196,97g/mol. Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể của Au.

Câu 5: (2,5 điểm) Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Trộn 10,00 ml dung dịch CH3COOH 0,20 M với 10,00 ml dung dịch H3PO4 có nồng độ C (mol/lít),
thu được dung dịch A có pH = 1,50.
1. Tính C(Ghi kết quả với 3 chữ số sau dấu phẩy).
2. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.
3. Thêm từ từ Na2CO3 rắn vào dung dịch A cho đến pH = 4,0 thu được dung dịch B. Tính số gam
Na2CO3 đã dùng.
4. Có kết tủa tách ra không khi trộn 1,00 ml dung dịch A với 1,00 ml dung dịch CaCl 2 0,33M. Giải
thích bằng tính toán?
Cho biết: H3PO4: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
CH3COOH: pKa = 4,76; CO2 + H2O có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
pKs(Ca3(PO4)2)= 28,92; pKs(CaHPO4) = 6,58
Câu 6: (2,5 điểm) Phản ứng oxi hóa– khử. Điện hóa
Trộn 50ml dung dịch H2SO4 2M, 50ml dung dịch FeBr2 0,2M và 100ml dung dịch KMnO4 0,04M
được dung dịch A.
a. Xác định giá trị pH của dung dịch A.
b. Xác định thế của điện cực Pt được nhúng trong dung dịch A.
c. Điện cực hiđro (𝑝𝐻2 = 1 atm) đươc nhúng trong dung dịch CH3COOH 0,010 M được ghép
(qua cầu muối) với điện cực Pt được nhúng trong dung dịch A. Hãy biểu diễn sơ đồ pin và viết
phương trình phản ứng xảy ra trong pin.
Cho: pKa (HSO4–) 2,00 ; pKa (CH3 COOH) 4,76; (RT/F) ln = 0,0592lg ;

0 3+ 2+
E (Fe /Fe ) = 0,77V; 0 2+
E (MnO4 /Mn ) = 1,51V; E0 (Br2/Br–) = 1,085V;

Câu 7:(2,5 điểm)Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh


1) Tại sao các dung dịch axit Bromhiđric và axit Iothiđric không thể để trong không khí ? Hãy viết
các phương trình phản ứng khi cho Oxi tác dụng với dung dịch axit halogenhiđric.
2) Cho 7,9 gam KMnO4 vào dung dịch chứa 0,15 mol KCl và 0,2 mol H2SO4 (phản ứng hoàn toàn)
thu được khí clo. Dẫn toàn bộ khí clo thu được đi từ từ qua ống đựng 12,675 gam kim loại R (hóa
trị không đổi), nung nóng. Kết thúc phản ứng, chia chất rắn thu được thành 2 phần:
Phần I: có khối lượng 6 gam được cho vào dung dịch HCl (dư), thu được 0,896 lít H2
(đktc).
Phần II: cho vào dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa.
a) Xác định kim loại R.
b) Tính m.
Câu 8: (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp vô cơ
X là muối có công thức NaIOx. Hoà tan X vào nước thu được dung dịch A. Cho khí SO2 đi từ từ
qua dung dịch A, thấy dung dịch xuất hiện màu nâu, tiếp tục sục SO2 vào thì mất màu nâu và thu
được dung dịch B.Thêm một ít dung dịch HNO3 vào dung dịch B và sau đó thêm lượng dư dung
dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Thêm dung dịch H2SO4 loãng và KI vào dung dịch
A, thấy xuất hiện dung dịch màu nâu và màu nâu mất đi khi thêm dung dịch Na2S2O3 vào.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
b. Để xác định chính xác công thức của muối X người ta hoà tan 0,100g X vào nước, thêm lượng
dư KI và vài ml dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch có màu nâu. Chuẩn độ I2 sinh ra bằng dung dịch
Na2S2O3 0,1M với chất chỉ thị màu là hồ tinh bột cho tới khi mất màu, thấy tiêu tốn hết 37,4 ml dd
Na2S2O3. Tìm công thức X.
ĐÁP ÁN

Câu 1:(2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử, hạt nhân


1. Tính năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản trong các nguyên tử và ion sau: H, He+. (Cho
ZH = 1; ZHe = 2; ZLi = 3).
2. Tính năng lượng ion hóa của H và năng lượng ion hóa thứ 2 của He.
3. Bước sóng ngắn nhất trên phổ phát xạ mà nguyên tử hidro có thể phát ra là gì?
4. Tính bước sóng dài nhất trong dãy Banme (vùng khả kiến).
5. Triti là dồng vị của nguyên tố Hidro phân rã theo quy luật bậc nhất với chu kì bán rã là 12,5 năm.
Mất bao nhiêu năm để hoạt độ của mẫu triti giảm đi còn lại 15% so với ban đầu?
Hướng dẫn

Nội dung Điểm


1.Năng lượng của electron trong hệ một hạt nhân và một electron:
0,25
En = (eV)
Ở trạng thái cơ bản: n = 1.
* Với H: E1(H) = –13,6eV; 0,25
* Với He+: E1(He+ ) = – 54,4 eV; 0,25

2. Năng lượng ion hóa của hidro là năng lượng tối thiểu để bứt e ra khỏi nguyên tử hoặc 0,5
ion, tức là đưa e từ trạng thái cơ bản ra xa vô cùng (không truyền thêm động năng cho
e). Dễ thấy: I1(H) =13,6eV; I2(He) = 54,4 eV.

3. Bước sóng được tính theo công thức: 0,5


–19 –34
∆E = hc/λ = –13,6.1,6.10 ( 1/nc – 1/ nt ) với h= 6,63.10 J.s; c= 3.10 m/s.
2 2 8

Bước sóng ngắn nhất trong phổ phát xạ của Hidro ứng với sự chuyển từ mức n= về
lớp n= 1. Vạch này nằm trong dãy Laiman. Thay vào biểu thức ta tính được bước sóng λ
= 9,14.10–8 m = 914 A0

4. Bước sóng dài nhất (năng lượng thấp nhất) trong dãy Banme ứng với sự chuyển mức 0,5
từ n = 3 về n=2
λ= 6,58.10–7 m = 6580A0

5. Từ phương trình động học của sự phân rã phóng xạ: 0,5


A = A0. et
1 A t A 12,5 100
rút ra t = ln 0 = 1/2 .ln 0 = .ln = 34, 2 năm
 A ln 2 A ln 2 15

Câu 2:(2,5 điểm)Động hóa học


Cho phản ứng: SO2Cl2 SO2 + Cl2

1
Người ta tiến hành nung nóng 0,1 mol SO2Cl2 ở 600K trong bình phản ứng có dung tích 1 lít và đo
áp suất của hỗn hợp các chất trong bình thì thu được các số liệu thực nghiệm sau:
Thời gian (giờ) 0 1 2 4 8
P (atm) 4,92 5,67 6,31 7,31 8,54
1. Xác định bậc của phản ứng.
2. Tính hằng số tốc độ và thời gian bán phản ứng ở 600K.
3. Tính áp suất trong bình sau khi tiến hành phản ứng 24 giờ.
4. Nếu tiến hành phản ứng với cùng lượng SO2Cl2 trong bình trên ở 620K thì sau 2 giờ, áp
suất trong bình là 9,12. Tính hệ số nhiệt của phản ứng.
Hướng dẫn.

Nội dung Điểm


1 P
1. Giả sử phản ứng là bậc 1  Phương trình động học k = ln 0 0,25
t P
(P0 là áp suất của SO2Cl2ở thời điểm ban đầu, t là áp suất của SO2Cl2 tại thời điểm t)

SO2Cl2 SO2 + Cl2


t=0 Po 0 0
0,25
phản ứng x x x (atm)
t Po – x x x
 Phỗn hợp = Po + x ; P = Po – x = 2Po – Phh. Ta có bảng số liệu sau :
t(h) 0 1 2 4 8
0.25
Phh (atm) 4,92 5,67 6,31 7,31 8,54
P (atm) 4,92 4,17 3,53 2,53 1,30
Thế các giá trị vào phương trình động học, ta có :
1 4,92 1 4,92
k1  ln  0,1654h 1 k2  ln  0,1660h 1
1 4,17 2 3,53 0,25
1 4,92 1 4,92
k3  ln  0,1663h1 k4  ln  0,1664h 1
4 2,53 8 1,3
Vì k1 ≈ k2 ≈ k3 ≈ k4 Phản ứng trên là bậc 1

k1  k2  k3  k4
2. k   0,1660h 1
4
ln 0,6931 0,5
t1  2   4,1753h
2
k 0,1660

3. t = 24h
P = Po.e–kt = 4,92.e–0,166.24 = 0,093 atm = Po – x  x = 4,827 atm
Vậy áp suất trong bình: Phh = Po + x = 9,747 atm
0,5

4. Ở 620k:
nRT 0,1.0,082.620
Po    5,084atm; P  1,048atm
V 1
1 5,084
k  ln  0,7895h 1
2 1,048
k620 620  600 K 620 0,5
Ta có :     2,181
k600 10 K 600

Câu 3:(2,5 điểm) Nhiệt hóa học– Cân bằng hóa học
1. Khi đốt cháy 3,9 gam hơi benzen ở 250C, 1atm với một lượng oxi dư toả ra 163400 J sản phẩm là
CO2 (k) và H2O (l). Hãy tính nhiệt toả ra khi đốt cháy 7,8 gam hơi benzen và oxi dư trong bom nhiệt
lượng kế ở 250C sản phẩm là CO2(k) và H2O(l).
Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy Benzen trong bom nhiệt lượng kế

2. Cho giá trị của biến thiên entanpi và biến thiên entropi chuẩn ở 3000K và 12000K của phản ứng:
CH4 (khí) + H2O (khí) CO ( khí) + 3H2 ( khí)
Biết là
H0(KJ/mol) S0J/K.mol
3000K – 41,16 – 42,4
0
1200 K –32,93 –29,6
a) Hỏi phản ứng tự diễn biến sẽ theo chiều nào ở 3000K và 12000K?
b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 3000K

Hướng dẫn
Nội dung Điểm
1.
Ở 298K: C6H6 (h) + 15/2 O2  6CO2 (k) + 3H2O(l)
 Nếu phản ứng này xảy ra ngoài không khí thì nhiệt toả ra là
QP = H = 163400 J. 78/3,9= 3268000J /mol = 3268 kJ/mol. 0,5
 Nếu phản ứng xảy ra trong bom nhiệt lượng kế:
Nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 mol hơi benzen trong bom nhiệt lượng kế là nhiệt cháy đẳng
tích:
U = H –nRT = –3268.103 – (–2,5).8,314.298
= –3261,806.103 J/mol = –3261,806 kJ/mol.
Vậy khi đốt cháy hơi benzen trong bom nhiệt lượng kế ở 250C bởi Oxi dư sẽ toả ra một 0, 5
lượng nhiệt là 3261,806kJ/mol.

2.
a) Dựa vào biểu thức: G0 = H0 – TS0
0.25
Ở 3000K ; G0300 = (– 41160) – [ 300.(– 42,4)] = –28440J = –28,44 kJ
0,25
Ở 12000K ; G01200 = (– 32930) – [ 1200.(– 29,6)] = 2590 = 2,59 kJ
0.25
G0300 0, phản ứng đã cho tự xảy ra ở 3000K theo chiều từ trái sang phải.
0,25
G01200 > 0, phản ứng tự diễn biến theo chiều ngược lại ở 12000K
b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 3000K
G0 = –2,303RT lgK 0,5
(–28440) = (–2,303).8,314. 300.lgK
lgK = 28440/ 2,303.8,314.300 = 4,95
 K = 10 4,95

Câu 4:(2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên
tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5.
a) Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của nguyên tử.
b) Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá
của nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hidroxit bậc cao nhất của X.
2. Với nguyên tố X ở (1), so sánh độ lớn góc liên kết trong các phân tử PX3 (X: F, Cl, Br, I). Giải
thích?
3. Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng (Au) có khối lượng riêng là 19,4g/cm3 và có mạng lưới lập
phương tâm diện. Độ dài cạnh của ô mạng đơn vị là 4,070.10–10m. Khối lượng mol nguyên tử của
Au là 196,97g/mol. Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể của Au.

Hướng dẫn

Nội dung Điểm


1. a) Với hợp chất hidro có dạng XH3 nên X thuộc nhóm IIIA hoặc nhóm VA.
TH1: X thuộc nhóm IIIA, ta có sự phân bố e theo obitan:
0,25

Vậy e cuối cùng có: l=1, m=–1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5 → n = 4.


Cấu hình e nguyên tử: 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s24p1 (Ga)
0,25
TH2: X thuộc nhóm VA, ta có sự phân bố e theo obitan:

.
Vậy e cuối cùng có: l=1, m= 1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5 → n = 2. Cấu hình
e nguyên tử: 1s2 2s22p3 (N).
b) Ở đk thường XH3 là chất khí nên nguyên tố phù hợp là Nitơ. Công thức cấu tạo các 0,25
hợp chất:
N
H
H
H

Nguyên tử N có trạng thái lai hóa sp3


0,25
Oxit cao nhất:
O O
N O N
O
O Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2.
Hidroxit với hóa trị cao nhất:
0,25
O
H O N
O Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2. 0,25
2. Độ lớn góc liên kết XPX trong các phân tử PX3 biến đổi như sau: PF3> PCl3>
PBr3> PI3 . 0,25
Giải thích: do bán kính nguyên tử tăng dần từ F → I đồng thời độ âm điện giảm dần
nên tương tác đẩy giữa các nguyên tử halogen trong phân tử PX3 giảm dần từ PF3 →
PI3. Nên PF3 có góc liên kết lớn nhất, PI3 có liên kết bé nhất.
Cạnh hình lập phương = a, khoảng cách hai đỉnh kề nhau:
a = 4,070.10–10m
Khoảng cách từ đỉnh đến tâm mặt lập phương là nửa đường chéo 0,25
của mỗi mặt vuông: ½ (a¯2) = a/ ¯2
đó là khoảng cách gần nhất giữa hai nguyên tử bằng hai lần bán
kính nguyên tử Au.
4,070 X10–10m : ¯2 = 2,878.10–10m = 2r
r : bán kính nguyên tử Au = 1,439.10–10m
Mỗi ô mạng đơn vị có thể tích = a3 = (4,070 . 10–10 m)3 = 67,
419143.10–30 m3 và có chứa 4 nguyên tử Au .
Thể tích 4 nguyên tử Au là : 4 nguyên tử x 4/3  r3 0,25
4
= 4. (3,1416) (1,439. 10–10)3 = 49, 927.10–30m3
3
- Độ đặc khít = (49,927.10–30m3) : (67,419.10–30 m3) = 0,74054
0,25=
74,054%
- Độ trống = 100% –74,054% = 25,946%

Câu 5: (2,5 điểm) Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Trộn 10,00 ml dung dịch CH3COOH 0,20 M với 10,00 ml dung dịch H3PO4 có nồng độ C (mol/lít),
thu được dung dịch A có pH = 1,50.
1. Tính C(Ghi kết quả với 3 chữ số sau dấu phẩy).
2. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.
3. Thêm từ từ Na2CO3 rắn vào dung dịch A cho đến pH = 4,0 thu được dung dịch B. Tính số gam
Na2CO3 đã dùng.
4. Có kết tủa tách ra không khi trộn 1,00 ml dung dịch A với 1,00 ml dung dịch CaCl 2 0,33M. Giải
thích bằng tính toán?
Cho biết: H3PO4: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
CH3COOH: pKa = 4,76; CO2 + H2O có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
pKs(Ca3(PO4)2)= 28,92; pKs(CaHPO4) = 6,58
Hướng dẫn

Nội dung Điểm


1. Nồng độ sau trộn: CCH3COOH = 0,1(M); CH3PO4= 0,5C (M)
pHA = 1,50 → không cần tính đến sự phân li của nước
Các quá trình xảy ra trong dung dịch A:
H3PO4 H+ + H 2 PO-4 Ka1 = 10–2,15 (1)
CH3COOH H+ + CH3COO– Ka = 10–4,76 (2)
H 2 PO-4 H+ + HPO2-
4 Ka2 = 10–7,21 (3)
HPO2-
4 H+ + PO3-
4 Ka3 = 10–12,32 (4)

[CH 3COOH]
Vì pH = 1,5 => = => 0,25
[CH 3COO- ]
[CH3COOH]>>[CH3COO–]
Và vì Ka1 >> Ka2 >> Ka3 nên cân bằng (1) quyết định pHA:
H3PO4 H+ + H 2 PO-4 Ka1 = 10–2,15 0,25
[] 0,5C – 101,5 101,5 101,5
=> C = 0,346 M
2. CH3COOH H+ + CH3COO– , Ka = 104,76
0,5
=> α 0,055%

3. Gọi khối lượng Na2CO3 cho vào dung dịch A là x (gam) => CNa2CO3= M
Tại pH = 4,00 < 7=> môi trường axit nên Na2CO3 phản ứng hết
[H 2 PO4 ] K a1 10 2,15
=  = 4
>>1=>[H3PO4] << [H2 PO4 ]
[H3PO4 ] [H ] 10
[HPO24  ] K a2 10 7 , 21 

= 
=  4, 0
= 103,21 <<1=> [ HPO2-
4 ] << [H 2 PO4 ]
[H 2 PO4 ] [H ] 10
=> Na2CO3 phản ứng nấc 1 theo
[CH3COO ] Ka 10 4,76
= =
[CH3COOH] [H  ] 10  4,0
=> Na2CO3 phản ứng theo
[CO32  ] 1010,33
Tương tự: 
= 4
<< 1 → [ CO32 ] << [ HCO3 ];
[HCO3 ] 10
[HCO3 ] 106,35
= << 1 → [ HCO3 ] << [CO2].
[CO 2 ] 10 4
=> Sau phản ứng: CO32– + 2H+ → CO2 0,25
Như vậy khi trung hòa đến pH = 4,00 thì chỉ có CH3COOH bị trung hòa
theo và H3PO4 bị trung hòa nấc 1 theo , còn bản thân Na2CO3
phản ứng với H của 2 axit tạo thành CO2:
+

2 H3PO4 + CO32 → 2 H 2 PO4 + CO2 + H2O


2 CH3COOH + CO32 → 2 CH3COO + CO2 + H2O
0,25
Vậy 2 +

=> +
=> x= m Na 2CO3 = 0,196(gam)
4. Hệ thu được sau trộn: H3PO4 0,173M; CH3COOH 0,1M; Ca2+ 0,165M
Vì (1) quyết định pH của dung dịch nên [H+] được tính theo (1):
H3PO4 H+ + H 2 PO-4 Ka1 = 10–2,15
[] 0,173 – y y y
=> y = 0,0316 M = [H ] = [H2PO4–]=> [HPO42–] và [PO43–] tính theo (3) và (4) như
+

sau
0,25
H 2 PO-4 H+ + HPO42– , Ka2 = 10–7,21 (3)

=> [HPO42–] = Ka2. = Ka2 = 10–7,21 M


HPO2-
4 H+ + PO3-
4 , Ka3 = 10–12,32 (4)

=> [PO43–] = Ka3. = = 9,339.10–19 M 0,25


Kiểm tra điều kiện xuất hiện kết tủa:
(C'Ca2+ )3. (C'PO43– )2 =(0,165)3.( 9,339.10–19)2 = 3,918.10–39 < Ks(Ca3(PO4)2) = 10–28,92
0,25
=> Không xuất hiện kết tủa Ca3(PO4)2
C'Ca2+ . C'HPO42– = 0,165.10–7,21 = 1,017.10–8 < Ks(CaHPO4) = 10–6,58
0,25
=> Không xuất hiện kết tủa CaHPO4

Câu 6: (2,5 điểm) Phản ứng oxi hóa– khử. Điện hóa
Trộn 50ml dung dịch H2SO4 2M, 50ml dung dịch FeBr2 0,2M và 100ml dung dịch KMnO4 0,04M
được dung dịch A.
a. Xác định giá trị pH của dung dịch A.
b. Xác định thế của điện cực Pt được nhúng trong dung dịch A.
c. Điện cực hiđro ( = 1 atm) đươc nhúng trong dung dịch CH3COOH 0,010 M được ghép
(qua cầu muối) với điện cực Pt được nhúng trong dung dịch A. Hãy biểu diễn sơ đồ pin và viết
phương trình phản ứng xảy ra trong pin.
Cho: pKa (HSO4–) 2,00 ; pKa (CH3 COOH) 4,76; (RT/F) ln = 0,0592lg ;

0 3+ 2+
E (Fe /Fe ) = 0,77V; 0 2+
E (MnO4 /Mn ) = 1,51V; E0 (Br2/Br–) = 1,085V;
Hướng dẫn

Nội dung Điểm


a. Nồng độ ban đầu các chất sau khi trộn:
C (KMnO4) =0,02M; C (FeBr2) =0,05M; C (H2SO4) =0,5M;
H2SO4 → H+ + HSO4–
0,5
– 0,5 0,5
KMnO4 → K +
+ MnO4–
0,02
– 0,02 0,02
FeBr2 → Fe 2+
+ 2Br–
0,05
– 0,05 0,05
Do E (Fe /Fe ) = 0,77V < E0 (Br2/Br–) = 1,085V< E0 (MnO4– /Mn2+) = 1,51V
0 3+ 2+
Nên các phản ứng xảy ra theo thứ tự:
5Fe2+ + MnO4– + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O K1 = 1062,5 >> 0,25
Bđ 0,05 0,02 0,5
Sau – 0,01 0,42 0,05 0,01
– –
10Br + 2MnO4 + 16H → 5Br2 + Mn2+ + 8H2O K2 = 1071,8 >>
+

Bđ 0,1 0,01 0,42 0,25


Sau 0,05 – 0,34 0,025 0,02
Vì K1, K2 rất lớn nên phản ứng xảy ra hoàn toàn và nồng độ MnO4–, Fe2+ là rất không
đáng kể.
TPGH : Fe3+ = 0,05M; Mn2+ = 0,02M; H+ = 0,34M; K+ = 0,02M; Br2 = 0,025M; 0,25
HSO4– = 0,5M; Br– = 0,05M.
Xét cân bằng:
HSO4– H+ + SO42– Ka = 10–2
0,5 0,34
[] 0,5 – x 0,34 + x x
 Ka = x.(0,34+x)/(0,5 – x) => x = 0,0137M => [H+] = 0,3537M
 pHA = 0,4514 0,25
b. Thế của điện cực Pt nhúng vào dung dịch A được tính theo cặp Br2/Br–:
Br2 + 2e 2Br–
Có E (Br2/Br–) = E0 (Br2/Br–) + (0,0592/2). lg([Br2]/[Br–]2)
=> E (Br2/Br–) = 1,085 + (0,0592/2). Lg(0,025/[0,05]2) = 1,115V 0,5
c. Xác định thể của điện cực hiđro:
Cực hiđro: 2 H+ + 2e H2
CH3COOH H + CH3COO– ; K a = 10–4,76
+

C 0,01
[ ] 0,01 – x x x
–4,76
2
x /(0,01–x) = 10 x = [H ] = 4,08.10–4 M
+
pH = 3,39
E (H2/CH3COOH) = – 0,0592 pH = – 0,0592  3,39 = – 0,2006 (V)
0,5
*Ta có E (Br2/Br–) > E (H2/1=2H+) => điện cực Pt nhúng trong dung dịch A là cực
dương; điện cực hiđro là cực âm.
*Sơ đồ pin: (anot) (–) (Pt) H2(PH2 = 1 atm)/CH3COOH // dd A / Pt (+) (catot) 0,25
* Phản ứng xảy ra trong pin:
Catot: Br2 + 2e 2Br–
Anot: H2 + 2CH3COO– 2CH3COOH + 2e
Phản ứng xảy ra trong pin: H2 + Br2 + 2CH3COO– 2CH3COOH + 2Br–. 0,25

Câu 7:(2,5 điểm)Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh


1) Tại sao các dung dịch axit Bromhiđric và axit Iothiđric không thể để trong không khí ? Hãy viết
các phương trình phản ứng khi cho Oxi tác dụng với dung dịch axit halogenhiđric.
2) Cho 7,9 gam KMnO4 vào dung dịch chứa 0,15 mol KCl và 0,2 mol H2SO4 (phản ứng hoàn toàn)
thu được khí clo. Dẫn toàn bộ khí clo thu được đi từ từ qua ống đựng 12,675 gam kim loại R (hóa
trị không đổi), nung nóng. Kết thúc phản ứng, chia chất rắn thu được thành 2 phần:
Phần I: có khối lượng 6 gam được cho vào dung dịch HCl (dư), thu được 0,896 lít H2
(đktc).
Phần II: cho vào dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa.
a) Xác định kim loại R.
b) Tính m.
Hướng dẫn

Nội dung Điểm


1) Khi tác dụng với Oxi:
- HF + O2: không có phản ứng; HF hoàn toàn không thể 0,25
hiện tính khử.
- HCl + O2: trong dung dịch không xảy ra phản ứng,
nhưng ở trạng thái khí thì xảy ra phản ứng thuận nghịch và ở nhiệt độ cao:
4HCl (khí) + O2 2H2O + 2Cl2
HCl chỉ thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
- HBr và HI đều là những chất khử mạnh, dung dịch
của chúng vốn là trong suốt và không màu, nhưng để lâu trong không khí dung
dịch sẽ vàng dần do tạo ra các halogen tự do: 0,25
4HBr + O2 (KK) → 2H2O + 2Br2
4HI + O2 (KK) → 2H2O + 2I2
Trường hợp HI dung dịch nhuốm màu vàng nhanh hơn so với dung dịch HBr.
0,25
2)
a. Số mol KMnO4 = 0,05; KCl = 0,15; H2SO4 = 0,2 và H2 = 0,04

10KCl + 8H2SO4 + 2KMnO4 5Cl2+ 2MnSO4+ 6K2SO4 + 8H2O


0,15 0,12 0,03 0,075
 H2SO4 và KMnO4 đều dư
0,25
2R + nCl2   2RCln
 khối lượng chất rắn = 12,675 + (710,075) = 18 gam
 Nếu hòa tan cả chất rắn bằng HCl thu được 0,043 = 0,12 mol H2
0,5
R  ne  R+n ; Cl2 + 2e  2Cl và 2H+ + 2e  H2
a an 0,075 0,15 0,15 0,24 0,12.
Theo quy tắc thăng bằng số mol e:
0,39 12,675n
an = 0,15 + 0,24 = 0,39  a = R= = 32,5n  n = 2
n 0,39 0,5
thoả mãn R = 65 Zn
2 2
b. Phần II có 0,12 = 0,08 mol Zn dư và 0,15 = 0,1 mol Cl.
3 3
Zn + Ag+ Zn2+ + 2Ag và Cl + Ag+ AgCl 0,5
0,08 0,16 0,1 0,1
 m = (0,16108) + (0,1143,5) = 31,63 gam
Câu 8: (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp vô cơ
X là muối có công thức NaIOx. Hoà tan X vào nước thu được dung dịch A. Cho khí SO2 đi từ từ
qua dung dịch A, thấy dung dịch xuất hiện màu nâu, tiếp tục sục SO2 vào thì mất màu nâu và thu
được dung dịch B.Thêm một ít dung dịch HNO3 vào dung dịch B và sau đó thêm lượng dư dung
dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Thêm dung dịch H2SO4 loãng và KI vào dung dịch
A, thấy xuất hiện dung dịch màu nâu và màu nâu mất đi khi thêm dung dịch Na2S2O3 vào.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
b. Để xác định chính xác công thức của muối X người ta hoà tan 0,100g X vào nước, thêm lượng
dư KI và vài ml dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch có màu nâu. Chuẩn độ I2 sinh ra bằng dung dịch
Na2S2O3 0,1M với chất chỉ thị màu là hồ tinh bột cho tới khi mất màu, thấy tiêu tốn hết 37,4 ml dd
Na2S2O3. Tìm công thức X.
Hướng dẫn

Nội dung Điểm


0,25
2IOx– + (2x–1)SO2 + (2x–2)H2O → I2 +(2x–1)SO42– + (4x–4)H+ (1)
0,25
SO2 + I2 + 2H2O → 2I– + SO42– + 4H+ (2)
0,25
Ag+ + I– → AgI↓ (3)
(2x – 1)I– + IOx– + 2xH+ → xI2 + xH2O (4) 0,25
I2 + 2S2O32– → S4O62– + 2I– (5) 0,25
nNa2S2O3 = 0,1.0,0374 = 3,74.10–3 (mol) 0,25
Từ (5): nI2 = 1/2.nNa2S2O3 = 1,87.10–3 (mol) 0,25

1,87.10 3
Từ (4): nIox– = 1/x. nI2 = (mol) 0,25
x
0,100.x
 MNaIOx = = 53,5x  23 + 127 + 16x = 53,5x  x = 4 0,25
1,87.10 3
Vậy: X là NaIO4 0,25
ĐỀ SỐ 8

Câu 1: (2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử, hạt nhân


1. Viết cấu hình electron của Na (Z = 11) và Mg (Z = 12) ở trạng thái cơ bản? Xác định năng lượng orbital
của các electron hoá trị và từ đó suy ra năng lượng ion hoá thứ nhất và thứ hai của hai nguyên tử trên, so
sánh những giá trị thu được và giải thích sự khác nhau.
2. Cấu hình electron của nguyên tố X có electron ngoài cùng ứng với 4 số lượng tử sau:
1
n = 6; l = 0; m = 0; s = +
2
Năng lượng ion hóa (I) của nguyên tử X có các giá trị như sau (tính theo kJ/mol):
I1 I2 I3 I4 I5 I6
890 1980 2900 4200 5600 7000
Viết cấu hình electron của X. Cho biết X có thể có những số oxi hóa nào?
Câu 2: (2,5 điểm) Hình học phân tử – Liên kết hóa học – Tinh thể – ĐLTH.
Cho phản ứng: SO2Cl2  SO2 + Cl2
Người ta tiến hành nung nóng 0,1 mol SO2Cl2 ở 600K trong bình phản ứng có dung tích 1 lít và đo áp
suất của hỗn hợp các chất trong bình thì thu được các số liệu thực nghiệm sau:
T (giờ) 0 1 2 4 8
P (atm) 4,92 5,67 6,31 7,31 8,54
a) Xác định bậc của phản ứng.
b) Tính hằng số tốc độ và thời gian bán phản ứng ở 600K.
c) Tính áp suất trong bình sau khi tiến hành phản ứng 24 giờ.
d) Nếu tiến hành phản ứng với cùng lượng SO2Cl2 trong bình trên ở 620K thì sau 2 giờ, áp suất trong
bình là 9,12. Tính hệ số nhiệt của phản ứng.
Câu 3: (2,5 điểm) Nhiệt – Cân bằng hóa học
1. Cho 0,25 mol NH4I(r) vào trong bình chân không dung dích 3 lít, ở 600K, xảy ra 2 phản ứng sau:
NH 4 I(r) NH3 (k) + HI( k ) (1) K1  1, 69.
2HI(k) H 2 (k) + I2 ( k ) (2) K1  1/ 64.
a) Tính áp suất riêng phần của 4 khí và áp suất tổng cộng khi cân bằng được thiết lập.
b) Tính khối lượng NH4Cl(r) còn lại khi cân bằng.
2. Ngọn lửa olympic Bắc Kinh năm 2008 trên nóc sân vận động Tổ Chim được thắp sáng liên tục trong suốt
16 ngày Đại hội nhờ phản ứng cháy của khí metan. Công suất tỏa nhiệt của ngọn đuốc Olympic vào khoảng
56 MW. Tính thể tích khí metan đã sử dụng, biết trong điều kiện trên thì 1 mol khí có thể tích là 24L.
Cho: ∆H tạo thành (kJ/mol) của CH4 (k) là –74,8; CO2 (k): –393,5; H2O (k): –241,8; 1MW=106J/s.
Câu 4: (2,5 điểm) Động hóa
1. Tinh thể CsI có kiểu cấu trúc cesi clorua với a= 0,445 nm, trong đó: rCs+=0,169 nm; MCsI=259,8 g/mol.
Hãy tính:
a. Bán kính của ion I–.
b. Độ đặc khít của tinh thể.
c. Khối lượng riêng của tinh thể (biết số Avogadro NA=6,022.1023)
2. Cho các phân tử: NH3, NF3, CS2, AlCl3, PF5, CO2
a. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử trên.
b. Giải thích tại sao phân tử NH3 và NF3 đều có cùng kiểu cấu trúc nhưng µ(NH3)=1,46 D lớn hơn
nhiều so với µ(NF3)=0,24D.
Câu 5: (2,5 điểm) Dung dịch ( axit– bazơ, kết tủa)

1
Cho dung dịch X có chứa H3PO4 0,10M.
1. Tính pH của dung dịch X.
2. Tính thể tích NaOH 0,10M cần thêm vào 100 ml dung dịch X để pH của dung dịch sau phản ứng bằng
7,21.
3. Trộn 100 ml dung dịch X với 100 ml CaCl2 0,01M được hỗn hợp Y. Phản ứng có xuất hiện kết tủa không?
Giải thích bằng định lượng.
Cho: H3PO4: pKa = 2,15; 7,21; 12,32; pKs (CaHPO4) = 6,58; pKs (Ca3(PO4)2) = 28,92.
Câu 6: (2,5 điểm) Phản ứng oxi hóa – khử.
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây bằng phương pháp ion electron:
a. [Fe(CN)6]4– + H+ + MnO4–  Fe3+ + CO2 + NO3– + Mn2+
b. Cu3P + Cr2O72– + H+  Cu2+ + H3PO4 + Cr3+
c. HAsO2 + Ce4+ + H2O  H2AsO4– + Ce3+ + H+
2. Dựa vào bảng số liệu:
Oxh / Kh I2 / 2I– Br2 / 2Br – Cl2 /2Cl– IO3– /I2 BrO3– /Br2
E0 (V) +0,54 +1,07 +1,36 +1,20 +1,52
Hãy giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm sau: Cho luồng khí clo từ từ đi vào dung dịch chứa
KI và KBr có hoà tan vài giọt hồ tinh bột đến dư.
Câu 7: (2,5 điểm) Halogen – oxi – lưu huỳnh.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch FeCl3 tác dụng với: dung dịch Na2CO3,
dung dịch Na2S2O3, dung dịch KI, dung dịch H2S.
2. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z. Nung đơn chất X và Y ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất A. A bị thuỷ phân tạo
ra B và một chất khí nặng hơn không khí. X và Z tạo thành hợp chất C có độ cứng rất lớn. C cũng được
tạo ra khi nung B ở nhiệt độ cao. 3 nguyên tố X, Y, Z tạo ra một hợp chất D. Dung dịch D làm quỳ tím
hoá đỏ. Xác định X, Y, Z, A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng nêu trong bài.

Câu 8: (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp.


Hòa tan 0,835 gam hỗn hợp X gồm NaHSO3 và Na2SO3 trong H2SO4 dư và đun nóng. Cho toàn bộ khí
thóat ra hấp thụ hết trong 500 ml dung dịch Br2 có nồng độ xM được dung dịch A. Thêm KI dư vào 50 ml
dung dịch A. Để phản ứng hết với lượng iôt (I3–) phải dùng 12,5 ml dung dịch Na2S2O3 0,05M. Sục khí N2
qua 100 ml dung dịch A để đuổi hết Br2 dư thu được dung dịch B. Trung hòa 25 ml dung dịch B cần dùng
hết 15 ml NaOH 0,1M.
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính x.
c) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

–––––––Hết––––––

2
ĐÁP ÁN
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

Câu 1 (2,5 điểm). Cấu tạo nguyên tử, hạt nhân


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐIỂM
1.
* Ở trạng thái cơ bản, 0,25 đ
cấu hình e của 11Na là: 1s22s22p63s1 hay [10Ne]3s1 và của 12Mg là: 1s22s22p63s2 hay [10Ne]3s2
* Năng lượng orbital của electron hoá trị đối với Na:
3s = 2 + (80,85) = 8,8  Z *3s = 11  8,8 = 2,2
2
 2,2 
 E3s =  13,6   =  7,3 eV
 3 
0,25 đ
Năng lượng ion hoá thứ nhất: Na  Na+ + e
I1 = E(Na+)  E(Na) = 0E3s  1E3s =  ( 7,3) = 7,3 eV.
Năng lượng ion hoá thứ hai: Na+  Na2+ + e
Trong Na+: 1s22s22p6
2s = 2p = (20,85) + (70,35) = 4,15  Z *2s = Z *2p = 11  4,15 = 6,85
2
 6,85 
 E2s =E2p =  13,6   =  159,5 eV
 2 
Trong Na2+: 1s22s22p5
2s = 2p = (20,85) + (60,35) = 3,8  Z *2s = Z *2p = 11  3,8 = 7,2
2
 7,2 
 E2p =  13,6   =  176,2 eV
 2 
0,25 đ
I2 = 7E(Na2+)  8E(Na+) = 7( 176,2)  8( 159,5) = 42,6 eV

* Năng lượng orbital của electron hoá trị đối với Mg:
3s = 2 + (80,85) + 0,35 = 9,15  Z *3s = 12  9,15 = 2,85
2
 2,85 
 E3s(Mg) =  13,6   =  12,3 eV
 3  0,25 đ
Năng lượng ion hoá thứ nhất: Mg  Mg+ + e
Trong Mg+: 1s22s22p63s1
3s = 2 + (80,85) = 8,8  Z *3s = 12  8,8 = 3,2
2
 3,2 
 E3s(Mg ) =  13,6 
+
 =  15,5 eV
 3 
I1 = 1E3s(Mg+)  2E3s(Mg) = ( 15,5)  2(12,3) = 9,1 eV.
Năng lượng ion hoá thứ hai: Mg+  Mg2+ + e
Trong Mg2+: 1s22s22p6
I2 = E(Mg2+)  E(Mg+) = 0E3s  1E3s =  ( 15,5) = 15,5 eV.
0,25 đ
* So sánh: Với Na (I2  6I1) còn với Mg (I2  1,5I1)
* Giải thích: Cấu hình Na+ bão hoà, bền nên sự tách e  Na2+ cần tiêu tốn năng lượng lớn 0,25 đ
Cấu hình Mg2+ bão hoà, bền nên sự tách e để Mg+  Mg2+ thuận lợi hơn.

2. Từ 4 số lượng tử của X suy ra cấu hình e cuối cùng của X là: 6s 1. X có thể thuộc nhóm IA
hoặc IB. 0,5 đ
Vì năng lượng ion hóa của X biến đổi đều đặn nên các electron trong X có năng lượng chênh
lệch nhau không nhiều. Từ dữ kiện trên suy ra X thuộc nhóm IB
Vậy cấu hình electron của X là [Xe] 4f14 5d10 6s1.
3
Số oxi hóa có thể có của X là +1; +2; +3.
0,5 đ
Câu 2 (2,5 điểm). Hình học phân tử – Liên kết hóa học – Tinh thể – ĐLTH.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐIỂM
a)
1 P
1. Giả sử phản ứng là bậc 1. Phương trình động học k = ln 0
t P
(P0 là áp suất của SO2Cl2ở thời điểm ban đầu, t là áp suất của SO2Cl2 tại thời điểm t)
SO2Cl2  SO2 + Cl2
t=0 Po 0 0 0,5đ
phản ứng x x x (atm)
t Po – x x x
 Phỗn hợp = Po + x ; P = Po – x = 2Po – Phh. Ta có bảng số liệu sau :
t(h) 0 1 2 4 8
Phh (atm) 4,92 5,67 6,31 7,31 8,54
P (atm) 4,92 4,17 3,53 2,53 1,30
Thế các giá trị vào phương trình động học, ta có :
1 4,92 1 4,92
k1  ln  0,1654h 1 k2  ln  0,1660h 1
1 4,17 2 3,53
0,5đ
1 4,92 1 4,92
k3  ln  0,1663h1 k4  ln  0,1664h 1
4 2,53 8 1,3
Vì k1 ≈ k2 ≈ k3 ≈ k4  Phản ứng trên là bậc 1

k1  k2  k3  k4
b) k   0,1660h 1
4 0,5đ
ln 0,6931
t1  2   4,1753h
2
k 0,1660

c) t = 24h
P = Po.e–kt = 4,92.e–0,166.24 = 0,093 atm = Po – x  x = 4,827 atm
Vậy áp suất trong bình: Phh = Po + x = 9,747 atm
d) Ở 620k:
nRT 0,1.0,082.620
Po    5,084atm; P  1,048atm
V 1 0,5đ
1 5,084
k  ln  0,7895h 1
2 1,048
0,5đ
k 620  600 K 620
Ta có : 620      2,181
k600 10 K 600
a)
1 P
1. Giả sử phản ứng là bậc 1. Phương trình động học k = ln 0
t P
(P0 là áp suất của SO2Cl2ở thời điểm ban đầu, t là áp suất của SO2Cl2 tại thời điểm t)
SO2Cl2  SO2 + Cl2
t=0 Po 0 0 0,5đ
phản ứng x x x (atm)
t Po – x x x
 Phỗn hợp = Po + x ; P = Po – x = 2Po – Phh. Ta có bảng số liệu sau :
t(h) 0 1 2 4 8
Phh (atm) 4,92 5,67 6,31 7,31 8,54

4
P (atm) 4,92 4,17 3,53 2,53 1,30
Thế các giá trị vào phương trình động học, ta có :
1 4,92 1 4,92
k1  ln  0,1654h 1 k2  ln  0,1660h 1
1 4,17 2 3,53
0,5đ
1 4,92 1 4,92
k3  ln  0,1663h1 k4  ln  0,1664h 1
4 2,53 8 1,3
Vì k1 ≈ k2 ≈ k3 ≈ k4  Phản ứng trên là bậc 1

Câu 3 (2,5 điểm). Nhiệt – Cân bằng hóa học


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐIỂM
1. 1,5đ
a) Tính áp suất riêng phần của 4 khí
Theo (1): K1 = PNH3 .PHI = 1,69
PH 2 .PI2 PH22 1 PH
Theo (2) K 2     2  0,125  PH 2  0,125PHI 0,25đ
PHI2 PHI2 64 PHI
PNH3  PHI  PH2  PN2  PHI  2 PH2  PHI  2(0,125PHI )
 PNH3  1, 25PHI 0,25đ

K1  PHI .1, 250 PHI  1.250 PHI2  1, 69


 PHI  1,16 (atm); PNH3  1, 45 (atm); PH 2  PI2  0,14 (atm) 0,25đ
 P  1,16  1, 45  0,14  0,14  2,89 (atm). 0,25đ
b) Tính khối lượng NH4I(r) còn lại khi cân bằng.
PV 1, 45.3
nNH3    0, 0884 (mol) 0,25đ
RT 0, 082.600
Số mol NH4I còn lại = 0,25 – 0,0884 = 0,1616 (mol).
mNH4 I  0,1616.145  23, 4 (gam) 0,25đ
2. 1,0
– Đốt cháy 1 mol CH4 tạo ra: 802,3 kJ 0,25đ
Trong 1 giây: 56.103 kJ => 16,8 mol 0,25đ
=> 16 ngày: 2,3.109 lít. 0,5đ

Câu 4 (2,5 điểm). Động hóa


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐIỂM
1. Tinh thể CsI thuộc kiểu lập phương đơn giản 0,5 đ
Mỗi mạng cơ sở của hình lập phương đơn giản chứa 8 ion ở 8 đỉnh và và 1 ion khác dấu ở tâm
của hình lập phương. Xét một mạng cơ sở có tâm là ion Cs+
o: I–
: Cs+

a. Từ hình trên, theo hình học ta có: PQ= 2(r++r–) =a 3 (Vì PR=a 2 và QR=a)
a 3 0, 445 3
 r–=  r   0,169  0, 216nm
2 2
b. Trong mỗi mạng cơ sở của CsI chứa: 1 nguyên tử Cs+ và 1 nguyên tử I– 0,5 đ

5
4
V ion  Vion 
 (r3  r3 )
 Độ đặc khít bằng: .100%  3 .100%  70,8%
Vtb a3

c. Khối lượng riêng của tinh thể 0,5 đ


N .M 259,8
D=  23 7 3
 4,9 g / cm3
N A .Vtb 6, 022.10 .(0, 445.10 )
Trong đó:
Vtb: Thể tích tế bào cơ sở,
N: số quả cầu ion+ hoặc – trong một tế bào cơ sở
M: Khối lượng mol phân tử CsI
2. 0,75 đ
a. NH3, NF3: N lai hóa sp3, có dạng chóp tam giác (Hình c) (Mỗi ý
CS2, CO2: C lai hóa sp, có dạng đường thẳng (hình a) đúng
AlCl3: Al lai hóa sp2, có dạng tam giác đều và 4 nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng (hình B) 0,125
PF5: P lai hóa sp3d, có dạng lưỡng đáy tam giác (hình d) điểm)

a b c d
b. Vì mô men lưỡng cực của liên kết N–H cùng chiều với cặp electron hóa trị chưa tham gia liên 0,25 đ
kết còn ở NF3 là ngược chiều
Câu 5 (2,5 điểm). Dung dịch ( axit– bazơ, kết tủa)
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐIỂM
1. pH của dung dịch X
Do Ka1 Ka2 Ka3 > Kw nên quá trình phân li nấc 1 là chủ yếu
H3PO4 H+ + H2PO4– Ka1 = 10–2,15 0,25 đ
0,1
0,1–x1 x1 x1
x 2 0,25 đ
  102,15 → x2 + 10–2,15x – 10–3,15 = 0
0,1  x
→ x = [H+] = [H2PO4–] = 0,0233 M → pH = 1,63 0,25 đ

2. Thể tích NaOH 0,10M


pH của dung dịch sau phản ứng bằng 7,21 = pKa2 → dung dịch NaOH trung hòa hết nấc 1 và 0,25 đ
½ nấc 2.
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O 0,25 đ

NaH2PO4 + NaOH → Na2HPO4 + H2O

V. 0,1 = 100. (1+ 0,5). 0,1 → V dung dịch NaOH = 150 ml.
0,25 đ

3.
H3PO4 H+ + H2PO4– Ka2 = 10–2,15
0,050M 0,25 đ
0,050–x1 x1 x1
 x1 = [H ] = [H2PO4 ] = 0,0156 M
+ –

6
H2PO4– H+ + HPO42– Ka1 = 10–7,21
0,25 đ
PO H 2
 .10–7,21 = 10–7,21
[HPO42–] =
 
2 4

H
Điều kiện kết tủa:
102
.107,21  109,51 < Ks (CaHPO4) = 10–6,58
CCa2 .CHPO2 
4
2
 Không có kết tủa CaHPO4 0,25 đ
H2PO4– 2H+ + PO43– Ka = 10–12,32.10–7,21 = 10–19,53

2
 H   .  PO43  1019,53
Ka3   19,53
→  1017,72 0,25 đ
10 C 3 
 H 2 PO4  PO4
0, 0156
3
 102 
 
2
17,72
C 3
.C H PO  
Ca 2
2
 . 10  1042,34 < Ks (Ca3(PO4)2) = 10–28,92
2 4
 2 
 Không có kết tủa Ca3(PO4)2

Câu 6 (2,5 điểm). Phản ứng oxi hóa – khử.


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐIỂM
1. a. [Fe(CN)6]4– + H+ + MnO4–  Fe3+ + CO2 + NO3– + Mn2+ 0,5 đ

5 [Fe(CN)6 ]4- 30H2O Fe3 6NO3 6CO2 60H  61e


61 MnO4 8H 5eMn2  4H2O

5[Fe(CN)6]4– + 188 H+ + 61MnO4–  5 Fe3+ + 30CO2 + 30NO3– + 61Mn2+

b. Cu3P + Cr2O72– + H+  Cu2+ + H3PO4 + Cr3+


0,5 đ
6 Cu3 P  4H2 O3Cu2  H3 PO4 5H  11e
11 Cr2 O72 14H  6e 2Cr 3  7H2 O

6Cu3P + 11Cr2O72– + 124 H+  18 Cu2+ + 6H3PO4 + 22Cr3+ + 53H2O


c. HAsO2 + Ce4+ + H2O  H2AsO4– + Ce3+ + H+

2 Ce4 1eCe3
0,5 đ
1 HAsO2  2H2 OH2 AsO4 3H   2e



HAsO2 + 2Ce4+ + 2H2O 
 H2AsO4– + 2Ce3+ + 3H+
0
2. Do ECl0 / 2Cl 
0
> EIO 
/I
> EBr / 2 Br 
> EI0 / 2 I 
2 3 2 2 2

và clo lấy dư nên các phản ứng lần lượt xảy ra:
1) Cl2 + 2I–  2Cl– + I2 làm dung dịch chuyển dần màu xanh.
2) Cl2 + 2Br–  2Cl– + Br2 làm dung dịch có màu đậm dần do Br2 có màu vàng.
3) 5Cl2 + I2 + 6H2O  10Cl– + 2IO3– + 12H+ làm màu dung dịch nhạt dần
0,25 đ
chuyển sang màu vàng.
0,25 đ

7
4) Do clo dư nhiều và EBrO
0
 – ECl0 = 0,16 V (nhỏ) nên có phản ứng: 0,25 đ
/ Br
3 2 2 / 2Cl 

5Cl2 + Br2 + 6H2O  10Cl– + 2BrO3– + 12H+ làm màu vàng của dung dịch
0,25 đ
nhạt dần và mất đi.
Nếu tiếp tục sục clo thì dung dịch có màu vàng nhạt của 1 lượng nhỏ clo hoà tan.

Câu 7 (2,5 điểm). Halogen – oxi – lưu huỳnh.

1.2 FeCl3 + 3 Na2CO3 + 3H2O = 2 Fe(OH)3 + 3 CO2 + 6 NaCl 1,0


2 FeCl3 + 2 Na2S2O3 = 2 FeCl2 + Na2S2O4 + 2 NaCl
2 FeCl3 + 2 KI = 2 FeCl2 + I2 + 2 KCl
2 FeCl3 + H2S = 2 FeCl2 + S + 2 HCl
2.X: Al; Y: S; Z: O; A: Al2S3 ; B: Al(OH)3; C: Al2O3; D: Al2(SO4)3 0,5
Các phương trình phản ứng:
2Al + 3S  to Al2S3
Al2S3 + 6 H2O  2 Al(OH)3 + 3 H2S 1,0
2 Al(OH)3 to Al2O3 + 3 H2O
Al2(SO4)3 + 6 H2O  2 Al(OH)3 + 3 H2SO4

Câu 8 (2,5 điểm). Bài tập tổng hợp.


a) a. Gọi a, b lần lượt là số mol của NaHSO3 và Na2SO3 trong hỗn hợp X 0,75
Các phương trình hóa học:
HSO3– + H+ → SO2 + H2O (1)
SO3 2–
+ 2H → SO2 + H2O
+
(2)
SO2 + Br2 + H2O → 4H+ + SO42– + 2Br– (3)
H+ + OH– → H2O (4)
Br2 + 3I– → 2Br– + I3– (5)
I3– + 2S2O32– → S4O62– + 3I– (6)

b) b. nNa2S2O3 = 6,25.10–4 mol; nOH– = 1,5.10–3 mol


nSO2 = nBr2(pư) 1,0
nBr2 = nBr2(pư) + nBr2(dư) = nSO2(pư) + nBr2(dư) = ¼ nOH– + ½ nS2O32– = 0,010625 mol
→ x = 0,010625/5 = 0,02125M
c. Ta có: → 0,75
mNaHSO3 = 0,52g → % mNaHSO3 = 62,28% → %mNa2SO3 = 37,72%

.....................HẾT.....................

8
ĐỀ SỐ 9

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng XH3. Electron cuối
cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. Ở điều kiện thường XH3 là
một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử
trung tâm trong phân tử XH3, trong oxit và hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X.
2. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn
(HTTH) có tổng số điện tích là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B. Gọi tên các nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng
và giải thích.
c) Trong phản ứng oxi hoá–khử, X2−, Y− thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao?
Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học
1. Một trong các phản ứng gây ra sự phá hủy tầng ozon của khí quyển là :
NO + O3 → NO2 + O2
Trong 3 thí nghiệm, tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản
ứng như sau:
Thí nghiệm [NO], mol/l [O3], mol/l Tốc độ v, mol/l.s–
1

N01 0,02 0,02 7,1.10–5


N20
0,04 0,02 2,8.10–4
N03 0,02 0,04 1,4.10–4
Xác định các bậc phản ứng riêng a, b và hằng số tốc độ trung bình k trong
phương trình động học:
v = k[NO]a . [O3]b
2. Cho phản ứng : CCl3COOH → CHCl3 + CO2
Ở 440C: k1 = 2,19.10–7 s–1. Ở 1000C: k2 = 1,32.10–3 s–1
a. Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.
b. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Cho biết phản ứng và các số liệu sau:

1
3
CH3OH(k) + O2(k)  CO2(k) + 2H2O(k)
2
CO2 (k) H2O(k) O2(k) CH3OH(k)
H0s, 298 (kJ mol–1) –393,51 –241,83 0 –201,17
C0p ,298 (JK–1mol–1) 37,129 33,572 29,372 49,371
1. Tính H0298 và U0298 của phản ứng
2. Tính H0 ở 2270C cho phản ứng. Thừa nhận rằng C0p là hằng số trong
khoảng nhiệt độ khảo sát.
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. 2 nguyên tố X và Y cùng thuộc chu kì 2, tạo được với Clo 2 hợp chất sau đây:
XCl3 (phân tử phẳng, tam giác); YCl4 (phân tử tứ diện). XCl3 có thể tác dụng với
Cl– cho XCl4– và dễ bị thủy phân. YCl4 không có những tính chất này.
a. Xác định vị trí của X và Y trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học?
b. So sánh góc liên kết, độ dài liên kết và momen lưỡng cực của cặp XCl3 (I) và
XCl4– (II).
2. Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm
a. Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
b. Tính số ion Cu+, Cl– rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
c. Xác định bán kính ion của Cu+ cho:
dCuCl = 4,316g/cm3 ; rCl– = 1,84A0 ; Cu = 63,5; Cl=35,5; N=6,023.1023
Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Cho 4,0 gam chì sunfat tinh khiết vào 150 ml nước và khuấy cho đến cân
bằng dung dịch trên phần lắng được thiết lập thì nhúng một điện cực chì và một
điện cực đối chiếu (E0 = 0,327V) vào dung dịch. người ta đo được ở 298K một hiệu
điện thế E = 0,478 V.
a. Hãy cho biết điện cực nào có thế thấp hơn. Xác định catot và anot. Tính tích số
tan của PbSO4.
b. Nếu mẫu chì sunfat không cho vào nước mà cho vào 150 ml dung dịch H2SO4
có pH = 3 thì hiệu điện thế nào có thể có giữa chì và điện cực đối chiếu? (Giả thiết
H2SO4 đã proton hóa hết)

2
c. Tại một nhiệt độ nhất định thì tích số tan của PbSO4 = 1,1.10–8 (mol/l)2. Hãy tính
tích số tan của PbS.
Cho: E0 2 =  0,126 V
(Pb / Pb )

PbSO4 (rắn) + 2I  

 PbI2 (rắn) + SO42–
 K1 = 4,6. 10–1

 PbCrO4(rắn) + 2I–
PbI2 (rắn) + CrO42– 
 K2 = 4,3. 1012

 PbCrO4 (rắn) + S2–.
PbS (rắn) + CrO42– 
 K3 = 7,5. 10–8
Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
Pin chì–axit hay còn gọi là ắc quy chì gồm anot là tấm lưới chì phủ kín bởi chì xốp,
catot là tấm lưới chì phủ kín bởi PbO2 xốp. Cả 2 điện cực được nhúng trong dung
dịch điện li H2SO4.
a. Hãy viết các quá trình xảy ra trên từng điện cực, phản ứng trong pin khi pin chì–
axit phóng điện và biểu diễn sơ đồ của pin.
Cho biết: E0 của Pb2+/Pb là –0,126V; của PbO2/Pb2+ = 1,455V; HSO4– có pKa =
2,00; PbSO4 có pKS = 7,66; ở 250C.
b. Tính E0 của PbSO4/Pb; PbO2/PbSO4 và tính điện áp V của ắc quy chì, nếu
CH2SO4 ≈ 1,8M.
Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml
dung dịch vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, tạo ra dung dịch chỉ chứa một chất
tan. Cô cạn dung dịch, thu được 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng
không đổi, thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.
(a) Tìm nồng độ CM của dung dịch X, nồng độ C% của dung dịch Y và công
thức của Z.
(b) Cho 16,4 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 840 ml dung dịch
X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản
ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không
đổi, thu được 13,1 gam chất rắn Y1. Tìm thành phần % theo khối lượng của mỗi
kim loại trong hỗn hợp X1.
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ
Để xác định hàm lượng oxi tan trong nước người ta lấy 100,00 ml nước rồi cho
ngay MnSO4(dư) và NaOH vào nước. Sau khi lắc kỹ (không cho tiếp xúc với

3
không khí) Mn(OH)2 bị oxi hóa thành MnO(OH)2. Thêm axit (dư) ,khi ấy
MnO(OH)2 bị Mn2+ khử thành Mn3+. Cho KI (dư) vào hỗn hợp, Mn3+ oxi hóa I–
thành I3–. Chuẩn độ I3– hết 10,50 ml Na2S2O3 9,800.10–3 M.
a) Viết các phương trình ion của các phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm?
b) Tính hàm lượng (Mol/l) của oxi tan trong nước?

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24,3; Al = 27; P = 31; S =


32; Cl = 35,5; K = 39,1; Ca = 40,1; Ti = 47,9; Cr = 52; Mn = 54,9; Fe = 55,8;
Co = 58,9; Ni = 58,7; Cu = 63,5; Zn = 65,4; Ag = 107,9; Ba = 137,3.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

4
ĐÁP ÁN

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng XH3. Electron cuối
cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. Ở điều kiện thường XH3 là
một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử
trung tâm trong phân tử XH3, trong oxit và hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X.
2. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn
(HTTH) có tổng số điện tích là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B. Gọi tên các nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng
và giải thích.
c) Trong phản ứng oxi hoá–khử, X2−, Y− thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao?

Câu 1 Hướng dẫn chấm Điểm


1 Vì X thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3 nên là 0,25
nhóm VA (ns2np3).
Vậy: ms = +1/2; l = 1 ; m = +1  n = 4,5 – 2,5 = 2. Vậy X
là Nitơ
( 1s22s22p3)
Công thức cấu tạo các hợp chất và dự đoán trạng thái lai hóa
của nguyên tử trung tâm:
NH3 : N có trạng thái lai hoá sp3. 0,25
N
H H
H
N2O5: N có trạng thái lai hoá sp2.
O O 0,25
N O N
O
O
HNO3 : N có trạng thái lai hoá sp2 0,25

5
O
O N

H O

2 a) Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X 0,5


=> Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B lần lượt
(Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4)
Theo giả thiết
Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4) = 90
=> Z = 16
 16X; 17Y; 18R; 19A; 20B
(S) (Cl) (Ar) (K) (Ca)

b) S , Cl , Ar, K+, Ca2+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
2– 0,5

Số lớp e giống nhau => r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích
hạt nhân càng lớn thì bán kính r càng nhỏ.
rS2- > rCl- > rAr > rK+ > rCa 2+

c) Trong phản ứng oxi hóa – khử, ion S2–, Cl– luôn luôn thể hiện
0,5
tính khử vì các ion này có số oxi hóa thấp nhất.

Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học


1. Một trong các phản ứng gây ra sự phá hủy tầng ozon của khí quyển là :
NO + O3 → NO2 + O2
Trong 3 thí nghiệm, tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản
ứng như sau:
Thí nghiệm [NO], mol/l [O3], mol/l Tốc độ v, mol/l.s–
1

N01 0,02 0,02 7,1.10–5


N02 0,04 0,02 2,8.10–4
N03 0,02 0,04 1,4.10–4

6
Xác định các bậc phản ứng riêng a, b và hằng số tốc độ trung bình k trong
phương trình động học:
v = k[NO]a . [O3]b
2. Cho phản ứng : CCl3COOH → CHCl3 + CO2
Ở 440C: k1 = 2,19.10–7 s–1. Ở 1000C: k2 = 1,32.10–3 s–1
a. Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.
b. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
1 1. ln v = ln k + a ln [NO] + b ln [O3]
Chọn N01 và N02 ta có: ln v2– ln v1 = a( ln [NO]2 – ln [NO]1)
ln (2,8.10–4/7,1.10–5) = ln 4 = a ln 2 → 4 = 2a → a = 2. 0,25
Tương tự với N01 và N03, ta có ln 2 = b ln 2 → 2 = 2b → b = 1 0,25
Tính: k( trung bình) = v / [NO]2[O3] = 8,9 2.mol–2.s–1. 0,5

T2  T1
2.a. k T2 0,75
Áp dụng công thức: = 10
k T1
100-44
1,32.10-3
 7
=  10
  = 4,73
2,19.10

2.b. 1,32.103 Ea  1 1  0,75


 Ea = 153 kJ/mol

8,314  317 373 
ln 7
= -
2,19.10

Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Cho biết phản ứng và các số liệu sau:
3
CH3OH(k) + O2(k)  CO2(k) + 2H2O(k)
2
CO2 (k) H2O(k) O2(k) CH3OH(k)
H0s, 298 (kJ mol–1) –393,51 –241,83 0 –201,17
C0p ,298 (JK–1mol–1) 37,129 33,572 29,372 49,371
1. Tính H0298 và U0298 của phản ứng

7
2. Tính H0 ở 2270C cho phản ứng. Thừa nhận rằng C0p là hằng số trong
khoảng nhiệt độ khảo sát.
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
1 Xét phản ứng:
3
CH3OH(K) + O2 (K) –> CO2(K) + 2H2O(K)
2
H 0298 = –393,51 – 241,83 x 2 – (– 201,17) = – 0,75
676,00kJ
U 0298 = H 0298 – nRT = –676,00.103 – 0,5 x 8,314 x 0,75
298
U 0298 = –677,24kJ. 0,5

C 0p = 37,129 + 33,572 x 2 – 49,371 – 29,372 x 1,5= 10,844J.K–1

2. H T0
T
2 = – 676,00.103 + 
298
10,844dT = –673,81kJ. 0,5

T = 500 K
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. 2 nguyên tố X và Y cùng thuộc chu kì 2, tạo được với Clo 2 hợp chất sau đây:
XCl3 (phân tử phẳng, tam giác); YCl4 (phân tử tứ diện). XCl3 có thể tác dụng với
Cl– cho XCl4– và dễ bị thủy phân. YCl4 không có những tính chất này.
a. Xác định vị trí của X và Y trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học?
b. So sánh góc liên kết, độ dài liên kết và momen lưỡng cực của cặp XCl3 (I) và
XCl4– (II).
2. Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm
a. Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
b. Tính số ion Cu+, Cl– rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
c. Xác định bán kính ion của Cu+ cho:
dCuCl = 4,316g/cm3 ; rCl– = 1,84A0 ; Cu = 63,5; Cl=35,5; N=6,023.1023
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
1 a. Từ cấu trúc Lewis của 2 hợp chất 0,5
Suy ra cấu hình electron của lớp ngoài cùng của các nguyên tử

8
X và Y ở trạng thái cơ bản là :
X: s2p1  X ở ô số 5 là B
Y: s2p2  Y ở ô số 6 là C
(Từ các tính chất hóa học đã cho ta suy ra:
– Lớp vỏ electron hóa trị của X trong XCl3 còn obital
trống nhưng lớp vỏ electron hóa trị của Y ( trong YCl4) thì
không , mà X và Y ở chu kì II.)
b. 0,5
 (I) = 1200;  ( II ) = 109,28’
d (I ) < d(II) vì liên kết trong X– Cl (I) ngòai liên kết  còn
có 1 phần liên kết  (p–p). Mặt khác trong obitan lai hóa
%s càng lớn thì độ dài liên kết càng nhỏ
 I   II = 0

2 a.Mạng cơ sở của CuCl kết tinh theo mạng lập phương tâm 0,5
diện ( Hình sinh vẽ hình)
b. Tính số ion Cu+; Cl– 0,5
8 đỉnh của lập phương
6 mặt của lập phương
→ Có 4Cl– giữa các cạnh của lập phương
→ Có 4Cu+
→ Số phân tử CuCl trong ô cơ sở là 4
4Cu+ + 4Cl– → 4CuCl
c. Xác định bán kính của Cu+ 0,5
N .M CuCl
có d  Với V = a3 ( a là cạn của hình lập phương, N là
N A .V
số phân tử)
N .M CuCl 4(63,5  35,5)
suy ra a 3   23
 158,965.1024 cm3
N A .d 4,136.6, 023.10
Suy ra a  5, 418.108 cm  5, 418 A0
a  2r 
Mặt khác ta có a  2r  2r  r 
  
 0,86855 A0
2

9
Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
Cho 4,0 gam chì sunfat tinh khiết vào 150 ml nước và khuấy cho đến cân
bằng dung dịch trên phần lắng được thiết lập thì nhúng một điện cực chì và một
điện cực đối chiếu (E0 = 0,327V) vào dung dịch. người ta đo được ở 298K một hiệu
điện thế E = 0,478 V.
a. Hãy cho biết điện cực nào có thế thấp hơn. Xác định catot và anot. Tính tích số
tan của PbSO4.
b. Nếu mẫu chì sunfat không cho vào nước mà cho vào 150 ml dung dịch H 2SO4
có pH = 3 thì hiệu điện thế nào có thể có giữa chì và điện cực đối chiếu? (Giả thiết
H2SO4 đã proton hóa hết)
c. Tại một nhiệt độ nhất định thì tích số tan của PbSO4 = 1,1.10–8 (mol/l)2. Hãy tính
tích số tan của PbS.
Cho: E0 2 =  0,126 V
(Pb / Pb )

PbSO4 (rắn) + 2I  

 PbI2 (rắn) + SO42–
 K1 = 4,6. 10–1

 PbCrO4(rắn) + 2I–
PbI2 (rắn) + CrO42– 
 K2 = 4,3. 1012

 PbCrO4 (rắn) + S2–.
PbS (rắn) + CrO42– 
 K3 = 7,5. 10–8
Câu 5 Hướng dẫn chấm Điểm
a Pb/Pb2+ có thế chuẩn âm. Vì chắc chắn là C (Pb ) < 1 mol/lít nên
2

theo phương trình Nernst thì thế này giảm tiếp, cho nên điện
cực chì có điện thế nhỏ hơn điện cực đối chiếu. Vì các electron
chuyển từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao nên
các ion Pb2+ từ điện cực Pb sẽ đi vào dung dịch và phản ứng
oxihóa–khử xảy ra, do đó điện cực chì là anot còn điện cực đối
chiếu là catot.
E = Eđối chiếu  E (Pb / Pb2 )  0,478 = 0,237  E (Pb / Pb2 )

 E (Pb / Pb2 ) =  0,241 V 0,5


RT C(Pb
Mặt khác: E (Pb / Pb2 ) = E0 (Pb / Pb2 ) +
2
)
ln
nF 1mol / l
Với n = 2 và các giá trị khác đã cho ta có: C (Pb2 ) = 1,288.

10
10–4 mol/ l (= C (SO24 ) )

Ks (PbSO4) = (1,288. 10–4 mol/ l )2 = 1,66. 10–8 (mol/l)2.


0,5
b pH = 3  C (H3O ) = 1,00. 10 3mol/l 0,75

. 10 3 mol/l
1
C (SO24 ) =
2
1, 66.108
= 3,318. 10 5 mol/ l
Ks
 C (Pb2 ) = =
C(SO2 ) 0,5.103
4

0, 059
Theo phương trình Nernst: E (Pb / Pb2 ) =  0,126 + lg
2

3,318. 10 5 =  0,258 V
Vậy E = Eđ/ch  E (Pb / Pb2 ) = 0,237  ( 0,258) = 0,495 V

c C(SO2 ) 0,75
Theo giả thiết: K1  4

C(I2  )

C(I2  ) C(S2 )
K2  K3 
C(CrO2 ) C(CrO2 )
4 4

1 1
Phải tìm là Ks (PbS) = C (Pb2 ) . C (S2 ) = K3 ( ). ( ) .
K1 K2

Ks (PbSO4 ) = 4,2. 10–28 (mol/ l)2.

Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
Pin chì–axit hay còn gọi là ắc quy chì gồm anot là tấm lưới chì phủ kín bởi chì xốp,
catot là tấm lưới chì phủ kín bởi PbO2 xốp. Cả 2 điện cực được nhúng trong dung
dịch điện li H2SO4.
a. Hãy viết các quá trình xảy ra trên từng điện cực, phản ứng trong pin khi pin chì–
axit phóng điện và biểu diễn sơ đồ của pin.

11
Cho biết: E0 của Pb2+/Pb là –0,126V; của PbO2/Pb2+ = 1,455V; HSO4– có pKa =
2,00; PbSO4 có pKS = 7,66; ở 250C.
b. Tính E0 của PbSO4/Pb; PbO2/PbSO4 và tính điện áp V của ắc quy chì, nếu
CH2SO4 ≈ 1,8M.
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
a Catot:
2.1,455
PbO2 + 4 H+ + 2e ⇌ Pb2+ + 2 H2O 10 0,0592
HSO4– ⇌ SO42– + H+ 10–2
Pb2+ + SO42– ⇌ PbSO4 107,66 0,25
Phản ứng trên catot:
PbO2 + HSO4– + 3H+ + 2e ⇌ PbSO4 + 2 H2O K1 (*)
2.( 0,126)
Anot: Pb ⇌ Pb2+ + 2e 10 0,0592
HSO4– ⇌ SO42– + H+ 10–2
0,25
Pb2+ + SO42– ⇌ PbSO4 107,66
Phản ứng trên anot:
Pb + HSO4– ⇌ PbSO4 + H+ + 2e K2 (**)
Phản ứng xảy ra trong pin khi pin hoạt động:
0,25
PbO2 + Pb + 2 HSO4– + 2 H+ ⇌ 2 PbSO4 + 2 H2O (***)
0,25
Sơ đồ pin: (a) Pb│PbSO4, H+, HSO4–│PbO2 (Pb) (c)

b 2.E 0PbO2 /PbSO4 2.1,455

Từ (*):10
0,0592
= K1 = 10 0,0592 .10–2. 107,66
 E0PbO /PbSO = 1,62 (V) 0,25
2 4

2.E0PbSO4 /Pb 2.( 0,126)


Từ (**):10 0,0592 = K2 = 10 0,0592 .10–2. 107,66
 E0PbSO4 /Pb = – 0,29 (V) 0,25
Ta có: V = E(c) – E(a) = EPbO2 /PbSO4 - EPbSO4 /Pb

12
0,0592 0,0592 [H + ]
V= E0PbO2 /PbSO4 + .log([HSO-4 ].[H + ]3 ) - E 0PbSO /Pb  .log
2 4 2 [HSO-4 ]
0,0592 0,5
V = E0PbO2 /PbSO4 - E0PbSO4 /Pb + .log([HSO-4 ]2.[H + ]2 )
2
Trong đó [HSO-4 ], [H + ] được tính theo cân bằng:
HSO 4
-
⇌ H+ + SO 4
2-
Ka = 10–2
[ ] 1,8 – x 1,8 + x x
[ SO 2-
4 ] = x = 9,89.10
–3
(M)  [H+] = 1,81 (M); [ HSO-4 ] = 1,79
(M)
0,0592 2 2 0,5
V = 1,62 + 0,29 + log {(1,79) .(1,81) } = 1,94 (V)
2

Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh


Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml
dung dịch vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, tạo ra dung dịch chỉ chứa một chất
tan. Cô cạn dung dịch, thu được 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng
không đổi, thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.
(a) Tìm nồng độ CM của dung dịch X, nồng độ C% của dung dịch Y và công
thức của Z.
(b) Cho 16,4 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 840 ml dung dịch
X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản
ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không
đổi, thu được 13,1 gam chất rắn Y1. Tìm thành phần % theo khối lượng của mỗi
kim loại trong hỗn hợp X1.

13
Câu 7 Hướng dẫn chấm Điểm
(a) HCl + NaOH  NaCl + H2O
NaCl + n H2O  NaCl.nH2O
Z
NaCl.nH2O  NaCl + n H2O
Do dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan nên HCl và
NaOH phản ứng vừa đủ với nhau. Có:
nHCl = nNaOH = nNaCl = 8,775: 58,5 = 0,15 mol.
0,15
CM ( HCl )   2,5M
0,06
0,15  40
C %( NaOH )   100%  6% 0,5
100
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
nH2O = 14,175 – 8,775 = 5,4 gam;
nH2O = 0,3 mol
=> n = 0,3: 0,15 = 2;
0,5
Vậy công thức của Z là NaCl.2H2O.

(b) Số mol HCl có trong 840 ml dung dịch X: n HCl = 0,84.2,5 0,5
= 2,1 mol
Số mol NaOH có trong 1600 gam dung dịch Y:
1600  6
n NaOH   2,4 mol
100  40
Al + 3 HCl  AlCl3 + 3/2 H2
(1)
a 3a a
Fe + 2 HCl  FeCl2 + H2
(2)
b 2b b
Giả sử X1 chỉ có Al. Vậy số mol HCl cần dùng để hòa tan hết
lượng Al là:

14
16,4
nHCl   3  1,82  2,1
27
Giả sử X1 chỉ có Fe. Vậy số mol HCl cần dùng để hòa tan hết
lượng Fe là:
16,4
nHCl   2  0,59  2,1
56
Vậy với thành phần bất kì của Al và Fe trong X1 thì HCl luôn
dư. Khi thêm dung dịch Y:
HCl + NaOH  NaCl + H2O
(3)
2,1 – (3a + 2b) 2,1 – (3a + 2b)
FeCl2 + 2 NaOH  Fe(OH)2 + 2 NaCl
(4)
b 2b b
AlCl3 + 3 NaOH  Al(OH)3 + 3 NaCl
(5)
a 3a a
Đặt số mol của Al và Fe trong 16,4 gam hỗn hợp X1 lần lượt là
a và b. Có:
27a + 56b = 16,4 (*)
Tổng số mol NaOH tham gia các phản ứng (3), (4) và (5) là
2,1 mol
=> số mol NaOH dư là: 2,4– 2,1 = 0,3 mol.
Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2 H2O
a 0,3
0,5
Trường hợp 1: a ≤ 0,3, Al(OH)3 bị hòa tan hoàn toàn, kết tủa
chỉ có Fe(OH)2.
4 Fe(OH)2 + O2  2 Fe2O3 + 4 H2O
b b/2
Chất rắn Y1 là Fe2O3.
b/2 = nFe2O3 = 13,1: 160 = 0,081875; => b =
0,16375 mol

15
(*) => a = 0,2678 mol (≤ 0,3)
=> %Al = 27. 0,2678 .100: 16,4 = 44,09%;
%Fe = 55,91%. 0,5
Trường hợp 2: a > 0,3, Al(OH)3 bị hòa tan một phần, kết tủa
có Fe(OH)2 và Al(OH)3 dư.
2 Al(OH)3  Al2O3 + 3 H2O
a – 0,3 (a – 0,3)/2
4 Fe(OH)2 + O2  2 Fe2O3 + 4 H2O
b b/2
Chất rắn Y1 có Al2O3 và Fe2O3.
51 (a – 0,3) + 80 b = 13,1 (**)
Từ (*) và (**) suy ra: a = 0,4; b = 0,1
=> %Al = 27. 0,4 .100: 16,4 = 65,85%; %Fe
= 34,15%.

Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ


1. Để xác định hàm lượng oxi tan trong nước người ta lấy 100,00 ml nước rồi cho
ngay MnSO4(dư) và NaOH vào nước. Sau khi lắc kỹ (không cho tiếp xúc với
không khí) Mn(OH)2 bị oxi hóa thành MnO(OH)2. Thêm axit (dư) ,khi ấy
MnO(OH)2 bị Mn2+ khử thành Mn3+. Cho KI (dư) vào hỗn hợp, Mn3+ oxi hóa I–
thành I3–. Chuẩn độ I3– hết 10,50 ml Na2S2O3 9,800.10–3 M.
a) Viết các phương trình ion của các phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm?
b) Tính hàm lượng (Mol/l) của oxi tan trong nước?
2. Khi cho lưu huỳnh nguyên tố tác dụng với khí clo khô ở 130oC thu được một
chất lỏng màu vàng A chứa 52.5% Cl và 47.5% S. Tiếp tục cho A tác dụng với khí
clo trong sự có mặt của FeCl3 thu được một chất lỏng màu đỏ B dễ hút ẩm. B tác
dụng với oxy thu được chất lỏng không màu C (59.6% Cl, 26.95% S và 13.45% O)
và một chất D (M = 135 g/mol) có thể nhận được trực tiếp bằng phản ứng giữa C
và oxy. Xác định cấu trúc các chất và viết phương trình phản ứng xảy ra.

16
Câu 9 Hướng dẫn chấm Điểm
1 a) Các phương trình phản ứng: 0,75
Mn2+ + 2OH– → Mn(OH)2↓ (1)
2MnO(OH)2 + O2 → 2MnO(OH)2 (2)
MnO(OH)2↓ + 4H+ + Mn2+ → 2Mn3+ +3H2O (3)
2Mn3+ + 3I– → 2Mn2+ + I3– (4)
I3– + 2S2O32– → S4O62– + I–
(5)

b) Tính hàm lượng (mol/lit) của oxi tan trong nước : 0,75

Hàm lượng O2 :

2 2S + Cl2  S2Cl2 1
S2Cl2 + Cl2  2SCl2
2SCl2 + 2O2  2SOCl2 + SO2Cl2
2SOCl2 + O2  SO2Cl2

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24,3; Al = 27; P = 31; S =


32; Cl = 35,5; K = 39,1; Ca = 40,1; Ti = 47,9; Cr = 52; Mn = 54,9; Fe = 55,8;
Co = 58,9; Ni = 58,7; Cu = 63,5; Zn = 65,4; Ag = 107,9; Ba = 137,3.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

17
18
ĐỀ SỐ 10

Câu 1 (2,5 điểm). Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân.
1. Hỗn hợp giữa hai loại bột A và B có ứng dụng rộng rãi trong tàu lặn. Phân tử chất bột A được tạo
thành từ các ion X+ và Z22  . Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một phân tử A bằng 116, trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của Z
là 7 đơn vị. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X+ ít hơn trong Z22  là 17 hạt. Phân tử chất bột B
được tạo thành từ các ion Y+ và Z 2 . Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong Y+ nhiều hơn trong
Z 2 là 8 hạt và số hạt mang điện trong Y+ lớn hơn số hạt mang điện trong Z 2 là 4 hạt (X, Y, Z là kí hiệu
các nguyên tố chưa biết). Xác định công thức phân tử của A, B và viết phương trình hoá học biểu diễn
ứng dụng nói trên.
2. Một trong các chuỗi phân hủy phóng xạ tự nhiên bắt đầu với 232 90 Th và kết thúc bằng đồng vị bền
208
82 Pb bao gồm một số phân rã  và  trong một loạt các bước kế tiếp.
a) Trong toàn chuỗi có bao nhiêu năng lượng theo MeV được giải phóng?
90 Th là một phần tử trong chuỗi thori, thể tích của heli theo cm3 tại 0oC và 1 atm thu được bằng
228
b)
bao nhiêu khi 1,00 gam 228
90 Th (t1/2 = 1,91 năm) được chứa trong bình trong 20,0 năm? Chu kỳ bán
hủy của tất cả các hạt nhân trung gian là rất ngắn so với chu kỳ bán hủy của 228
90 Th.

Khối lượng nguyên tử: 232


90 Th = 232,03805 u ; 208
82 Pb = 207,97664 u ; 24 He = 4,00260 u
Câu 2 (2,5 điểm). Động hóa học.
Phản ứng (CH2)2O + H2O → HO – CH2 – CH2 – OH (1) được khảo sát bằng thực
nghiệm tại điều kiện xác định. Nồng độ etilen oxit được xác định qua trị số đilatomet tỉ lệ với nồng độ
đó như sau:
T(phút) 0 30 60 135 300 ∞
Trị số đilatomet 18,48 18,05 17,62 16,71 15,22 12,29

1. Bằng cách tính, hãy xác nhận (1) là phản ứng một chiều bậc nhất và tính giá trị của hằng số tốc độ k?
2. Giả thiết ở các điều kiện đang xét, cứ tăng thêm 10oC tốc độ phản ứng (1) tăng lên 3 lần; giả thiết
nhiệt độ trước của (1) là 25oC. Hãy xác định năng lượng hoạt hóa Ea của (1).
Câu 3 (2,5 điểm). Nhiệt – Cân bằng hóa học
1. Nhiệt hoà tan (Hht) 0,672 gam phenol trong 135,9 gam clorofom là –88J và của 1,56 gam phenol
trong 148,69 gam clorofom là –172J. Tính nhiệt pha loãng đối với dung dịch có nồng độ như dung dịch
thứ hai chứa 1 mol phenol khi pha loãng đến nồng độ của dung dịch thứ nhất bằng clorofom.
2. Cho phản ứng: CH4 (khí) C (rắn) + 2H2 (khí) (1) H = + 74,9kJ.
Ở 5000C hằng số cân bằng của phản ứng (1) là Kp = 0,41
a) Tính hằng số cân bằng K’p của phản ứng (1) ở 8500C (Giả thiết rằng H không đổi trong khoảng
nhiệt độ trên).

1
b) Cho 1 mol CH4 vào một bình chân không dung tích 50 lít giữ ở 8500C. Xác định độ phân li  của
CH4 cũng như áp suất của hỗn hợp khí ở thời điểm cân bằng. (Giả thiết các khí là lí tưởng).

Câu 4. (2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. a) Ở điều kiện thường, hợp chất BCl3 tồn tại ở dạng đơn phân tử còn BH3 không bền, nó bị đime hóa
tạo thành B2H6. Giải thích tại sao?
b) Nguyên tố phi kim X phản ứng với Cl2 cho chất lỏng không màu A (tonóng chảy = –94 oC). Chất A tác
dụng với Cl2 dư trong dung môi CCl4 khan cho B (chất rắn màu trắng, tothăng hoa = 160 oC). Cho biết
khối lượng phân tử của B bằng 1,516 lần khối lượng phân tử của A. Hãy xác định A, B và vẽ cấu trúc
phân tử của chúng.
2. Vàng có cấu trúc tinh thể lập phương tâm mặt. Một đơn tinh thể vàng hình lập phương với độ dài
mỗi cạnh a = 1,000 cm. Khi chiếu xạ bằng tia XCuK1 ( = 154,05 pm) dưới một góc  = 10,89o,
nó tạo ra một mô hình nhiễu xạ bậc 1 rõ rệt. Khối lượng nguyên tử của vàng là 196,97 gam.mol1.
a) Có bao nhiêu nguyên tử vàng trong đơn tinh thể vàng nói trên?
b) Khối lượng của một ô (mạng) đơn vị của vàng?
c) Tỉ trọng của vàng là bao nhiêu?
Câu 5 (2,5 điểm). Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
1. a) Tính độ điện li của dung dịch CH3NH2 0,010M.
b) Độ điện li thay đổi ra sao khi
– Pha loãng dung dịch ra 50 lần.
– Khi có mặt NaOH 0,0010M.
– Khi có mặt CH3COOH 0,0010M.
– Khi có mặt HCOONa 1,00M.
Biết: CH3 NH 2  H  CH3 NH 3 ; K = 1010,64

CH3COOH CH3COO– + H+ ; K = 10–4,76


2. Tính độ tan của CuI trong dung dịch KI 10–4 M. Biết Ks (CuI)= 10–12 và
CuI (r) + I– CuI2– K= 7,9.10–4
Câu 6 (2,5 điểm). Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
Dung dịch A gồm AgNO3 0,050 M và Pb(NO3)2 0,100 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Thêm 10,00 ml KI 0,250 M và HNO3 0,200 M vào 10,00 ml dung dịch A. Sau phản ứng người ta
nhúng một điện cực Ag vào dung dịch B vừa thu được và ghép thành pin (có cầu muối tiếp xúc hai
dung dịch) với một điện cực có Ag nhúng vào dung dịch X gồm AgNO3 0,010 M và KSCN 0,040 M.
a) Viết sơ đồ pin.
b) Tính sức điện động Epin tại 250C .
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
d) Tính hằng số cân bằng của phản ứng .
Cho biết : Ag+ + H2O AgOH + H+ (1) ; K1= 10 –11,70

2
Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ (2) ; K2= 10 –7,80

Chỉ số tích số tan pKs : AgI là 16,0 ; PbI2 là 7,86 ; AgSCN là 12,0 .

0 RT
EAg = 0 ,799 V ; ln = 0,0592 lg
+
/Ag F
3. Epin sẽ thay đổi ra sao nếu:
a) thêm một lượng nhỏ NaOH vào dung dịch B.
b) thêm một lượng nhỏ Fe(NO3)3 vào dung dịch X.
Câu 7: (2,5 điểm) Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
1. Hỗn hợp A gồm bột S và Mg. Đun nóng A trong điều kiện không có không khí, sau đó làm nguội và
cho sản phẩm tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,987 lít khí B có tỉ khối so với không khí
bằng 0,8966. Đốt cháy hết khí B, sau đó cho toàn bộ sản phẩm vào 100ml H2O2 5% (D = 1g/ml) thu
được dung dịch D. Xác định % khối lượng các chất trong A và nồng độ % các chất tạo ra trong dung
dịch D. Cho thể tích các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
2. Dẫn từ từ 2,24 lít hỗn hợp khí CO và CO2 qua I2O5 dư đun nóng. Chất rắn sau phản ứng hòa tan vào
dung dịch chứa NaI và Na2CO3 dư được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 20,00 mL
dung dịch Na2S2O3 0,10 M.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định phần trăm thể tích khí CO trong hỗn hợp khí ban
đầu.
Câu 8 (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp.
Hoà tan hoàn toàn 0,8120 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất trơ trong dung
dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Dung dịch
Y phản ứng vừa đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO4 0,10 M. Mặt khác, hoà tan hết 1,2180 gam mẫu
quặng trên trong dung dịch HCl (dư) rồi thêm ngay dung dịch KMnO4 0,10 M vào dung dịch thu được
cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4 0,10 M.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích SO2 (đktc) đã dùng và thành phần phần trăm theo khối lượng của FeO, Fe2O3 có trong
mẫu quặng. Biết lượng HCl dùng để hòa tan quặng không được cho quá dư, chỉ đủ để làm môi trường
cho phản ứng của các chất với KMnO4.
…………………...HẾT………………

3
ĐÁP ÁN

Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

Câu 1 (2,5 điểm). Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân.
1. Hỗn hợp giữa hai loại bột A và B có ứng dụng rộng rãi trong tàu lặn. Phân tử chất bột A được tạo thành từ
các ion X+ và Z 22  . Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một phân tử A bằng 116, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của Z là 7 đơn vị. Tổng số hạt
proton, nơtron, electron trong X+ ít hơn trong Z 22  là 17 hạt. Phân tử chất bột B được tạo thành từ các ion Y+ và
Z 2 . Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong Y+ nhiều hơn trong Z 2 là 8 hạt và số hạt mang điện trong Y+ lớn
hơn số hạt mang điện trong Z 2 là 4 hạt (X, Y, Z là kí hiệu các nguyên tố chưa biết). Xác định công thức phân tử
của A, B và viết phương trình hoá học biểu diễn ứng dụng nói trên.
232 208
2. Một trong các chuỗi phân hủy phóng xạ tự nhiên bắt đầu với 90 Th và kết thúc bằng đồng vị bền 82 Pb bao
gồm một số phân rã  và  trong một loạt các bước kế tiếp.
a) Trong toàn chuỗi có bao nhiêu năng lượng theo MeV được giải phóng?
228
b) 90 Th là một phần tử trong chuỗi thori, thể tích của heli theo cm3 tại 0oC và 1 atm thu được bằng bao
228
nhiêu khi 1,00 gam 90 Th (t1/2 = 1,91 năm) được chứa trong bình trong 20,0 năm? Chu kỳ bán hủy của tất
228
cả các hạt nhân trung gian là rất ngắn so với chu kỳ bán hủy của 90 Th.
232 208 4
Khối lượng nguyên tử: 90 Th = 232,03805 u ; 82 Pb = 207,97664 u ; 2 He = 4,00260 u

CÂU 1 ĐÁP ÁN ĐIỂM

Công thức A có dạng X2Z2. Do số proton = số electron nên


4p +2n + 4p’ + 2n’ = 116 (I) ;
Số hạt mang điện = 4p + 4p’ và số hạt không mang điện = 2n + 2n’
(4p + 4p’)  (2n + 2n’) = 36 (II)
Số khối của X = p + n và số khối của Y = p’ + n’
(p + n)  (p’+ n’) = 7 (III)
0,125x4pt
Tổng số hạt trong X = 2p +n  1 và tổng số hạt trong Y 22  = (2p’ + n’)2 +
+
= 0,5
1 2
2p + n  1 + 17 = (2p’ + n’)2 + 2 (IV)
(1,5 điểm) Giải hệ (I), (II), (III), (IV) cho p = 11 ứng với Na (natri); p’ = 8 ứng với O
(oxi)  n’ = 8 0,25
 Công thức A là Na2O2 (Natri peroxit)

Công thức M có dạng YO2.


Tổng số hạt trong Y+ = (2p’’ + n’’  1) và tổng số hạt trong O 2 = (8 + 8 +
8)2 + 1 = 49
(2p’’ + n’’  1)  8 = 49  2p’’ + n’’ = 58 (V) ;

1
Số hạt mang điện trong Y+ = (2p’’ 1) và trong O 2 = (8 + 8)2 + 1 = 33
(2p’’ 1)  4 = 33  p’’ = 19 ứng với K (kali) 0,5
 Công thức B là KO2 (kali superoxit)

Ứng dụng trong bình lặn và tàu ngầm làm nguồn cung cấp oxi

Na2O2 + 2KO2 + 2CO2  2KNaCO3 + 2O2 0,25

(theo PTHH, số mol O2 tạo ra = số mol CO2 mất đi  thể tích khí
không đổi )

a) Số khối A = 232  208 = 24  24 : 4 = 6 hạt  ( 24 He)


Số Z giảm = 62 = 12 đơn vị, tuy nhiên điện tích hạt nhân chỉ khác nhau 90
 82 = 8 đơn vị nên sẽ giải phóng 12  8 = 4 ( o1 e)
232
90 Th  208
82 Pb + 6( 24 He) + 4
0,25
2 E = mc2 = [m( 232
90 Th)  m( 82 Pb)  6m( 2 He)]c
208 4 2

Khối lượng 4 được tính trong khối lượng nguyên tử của sản phẩm.
(1,0 điểm)
= [232,03805 u  207,97664 u  64,00260 u] 931,5 MeV.u1.
= 42,6720 MeV
0,25

b) 228
90 Th  208
82 Pb + 5( 24 He) + 2

1 gam  6,022  1023 h¹t.mol1


No(Th) = 1
= 2,64121021 hạt
228 gam.mol )

ln 2 0, 693
k= = = 0,3628 năm1
t1 2 1, 91 n¨m

Nt (Th) = Noekt = (2,64121021e0,362820 = 1,86451018 hạt

Số phân rã 228
90 Th = 2,64121021  1,86451018 = 2,64121021 0,25

Số hạt  = 5  2,64121021 = 1,32061022 hạt

1, 3206  1022 h¹t


Số mol He = = 0,0219 mol
6, 022  1023 h¹t.mol 1

Thể tích He = (0,0219 mol)(22,4 L.mol1) = 0,491 L hay 491 cm3. 0,25

2
Câu 2 (2,5 điểm). Động hóa học.

Phản ứng (CH2)2O + H2O → HO – CH2 – CH2 – OH (1) được khảo sát bằng thực nghiệm tại
điều kiện xác định. Nồng độ etilen oxit được xác định qua trị số đilatomet tỉ lệ với nồng độ đó như sau:

T(phút) 0 30 60 135 300 ∞


Trị số đilatomet 18,48 18,05 17,62 16,71 15,22 12,29
1. Bằng cách tính, hãy xác nhận (1) là phản ứng một chiều bậc nhất và tính giá trị của hằng số tốc độ k?
2. Giả thiết ở các điều kiện đang xét, cứ tăng thêm 10oC tốc độ phản ứng (1) tăng lên 3 lần; giả thiết nhiệt độ
trước của (1) là 25oC. Hãy xác định năng lượng hoạt hóa Ea của (1).

CÂU 2 ĐÁP ÁN ĐIỂM

(CH2)2O + H2 O  HO–CH2–CH2–OH (1)


1
a C 
(1,5 Giả sử phản ứng bậc 1: kt  ln  ln 0 0,5
điểm) ax C 
Thay các giá trị tính được
k1 = 2,40.10–3 ; k2 = 2,493.10–3 ; 0,5
–3 –3
k3 = 2,495.10 ; k4 = 2,493.10
Vì K1≈ K2≈ K3≈ K4≈ const nên điều giả sử là đúng
0,5
Phản ứng là bậc 1 và  k  2,453.10 3 ( phut 1 )
2
(1,0 R.TT 1,0
điểm) E 1 2
.ln 3  83,834(kJ / mol )
T2  T1

Câu 3 (2,5 điểm). Nhiệt – Cân bằng hóa học

1. Nhiệt hoà tan (Hht) 0,672 gam phenol trong 135,9 gam clorofom là –88J và của 1,56 gam phenol trong
148,69 gam clorofom là –172J. Tính nhiệt pha loãng đối với dung dịch có nồng độ như dung dịch thứ hai chứa
1 mol phenol khi pha loãng đến nồng độ của dung dịch thứ nhất bằng clorofom.
2. Cho phản ứng: CH4 (khí) C (rắn) + 2H2 (khí) (1) H = + 74,9kJ.
Ở 5000C hằng số cân bằng của phản ứng (1) là Kp = 0,41
a) Tính hằng số cân bằng K’p của phản ứng (1) ở 8500C (Giả thiết rằng H không đổi trong khoảng nhiệt độ
trên).
b) Cho 1 mol CH4 vào một bình chân không dung tích 50 lít giữ ở 8500C. Xác định độ phân li  của CH4
cũng như áp suất của hỗn hợp khí ở thời điểm cân bằng. (Giả thiết các khí là lí tưởng).

CÂU 3 ĐÁP ÁN ĐIỂM

3
Hht (2) + CHCl3
94g phenol + CHCl3 dd 2 dd 1
H pha lo·ng
1.  Hht(1) 1,0

(1,0 H pha lo·ng = Hht(1) - Hht(2)


điểm) = - 94 .(-172) + 94 (-88) = - 2004,87(J)
1,569 0,672

2) a) Ta có:

2. T1 = 500 + 273 = 773K

(1,5 T2 = 850 + 273 = 1123K


điểm)
K 'P H 1 1 K 'P 74900  1 1  0,5
ln   .     ln    
KP R  T2 T1  0, 41 8,314  1123 773 

 K’P = 15,498.

b) Với  là độ phân li ta có:

CH4 (k) C (r) + 2H2 (k) tổng số mol khí


Ban đầu 1 0 (mol)

Chuyển hóa  2 (mol)

Cân bằng 1– 2 1+ (mol)


.

1 2 0,25
Ta có PCH4  .P PH2  .P
1  1 

Với giả thiết các khí là lí tưởng, ta có

nRT (1   ).0,082.1123
P   1,842.(1   )
V 50

PH22 4 2
K 'p   .P
PCH4 1 2

PH22 4 2
 K 'P   .1,84(1   ) = 15,498   = 0,74 0,5
PCH4 1 2

P  1,842.(1   )  3, 205 (atm) 0,25

Câu 4. (2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể

4
1. a) Ở điều kiện thường, hợp chất BCl3 tồn tại ở dạng đơn phân tử còn BH3 không bền, nó bị đime hóa tạo
thành B2H6. Giải thích tại sao?
b) Nguyên tố phi kim X phản ứng với Cl2 cho chất lỏng không màu A (tonóng chảy = –94 oC). Chất A tác dụng với
Cl2 dư trong dung môi CCl4 khan cho B (chất rắn màu trắng, tothăng hoa = 160 oC). Cho biết khối lượng phân tử
của B bằng 1,516 lần khối lượng phân tử của A. Hãy xác định A, B và vẽ cấu trúc phân tử của chúng.
2. Vàng có cấu trúc tinh thể lập phương tâm mặt. Một đơn tinh thể vàng hình lập phương với độ dài mỗi cạnh a
= 1,000 cm. Khi chiếu xạ bằng tia XCuK1 ( = 154,05 pm) dưới một góc  = 10,89o, nó tạo ra một mô
hình nhiễu xạ bậc 1 rõ rệt. Khối lượng nguyên tử của vàng là 196,97 gam.mol1.
a) Có bao nhiêu nguyên tử vàng trong đơn tinh thể vàng nói trên?
b) Khối lượng của một ô (mạng) đơn vị của vàng?
c) Tỉ trọng của vàng là bao nhiêu?

CÂU 4 ĐÁP ÁN ĐIỂM

1. a) BX3 – hợp chất thiếu electron nên có tính chất đặc trưng là nhận thêm đôi electron (axit
Lewis). Để bão hòa electron, BH3 và BCl3 có hai cách khác nhau:
– BCl3 nhận thêm e bằng cách tạo thêm liên kết pi (không định chỗ) với ba nguyên tử Cl bên
1 cạnh. Phân tử có cấu trúc tam giác phẳng. 0,5
– H không thể tạo liên kết pi nên, BH3 nhận thêm e bằng cách tạo liên kết ba tâm 2 electron
(1,5
B–H–B tạo thành đime B2H6. Phân tử có cấu trúc đime gồm hai tứ diện BH4 nối với nhau
điểm)
qua hai nguyên tử H cầu nối (H/s phải vẽ hình minh họa)

b) Đặt công thức đơn giản nhất của A, B là XCln và XClm ta có

M X  m.35, 45
 1,516  M X  68, 70.(m  1,516n)
M X  n.35, 45
thay các giá trị nguyên m, n sẽ có 0,25

m 2 3 4 4 5 5 5 6 6 6
n 1 1 1 2 1 2 3 1 2 3

MX 101.9
33.25 5 170.65 66.50 239.35 135.20 31.05 308.05 203.90 99.75
X (loại) (loại) (loại) (loại) (loại) (loại) P (loại) (loại) (loại) 0,25

đáp số phù hợp m =5, n = 3, Mx = 31,05 tương ứng với X là P

5
Cl Cl
Cl 0,5
A là PCl3 B là PCl5 P Cl
P
Cl Cl
Cl Cl

2. a) Định luật Bragg, n = 2asin, cho phép xác định hằng số mạng của Au theo công thức:
n 1  154, 05  1012
a= = = 4,0771010 m = 4,077108 cm
2sin o
2sin(10, 89 )
2

(1,0 Dung tích đơn vị tinh thể (ô mạng đơn vị) của Au bằng:
điểm)
V = a3 = (4,0771010)3 = 6,7771029 m3 = 6,7771023 cm3.

Số đơn vị tinh thể Au trong 1,000 cm3 bằng:

1
N= 23
= 1,4761022 .
6, 777  10
0,25
Số nguyên tử Au trong một ô mạng đơn vị lập phương tâm mặt = 4

Số nguyên tử Au trong khối lập phương 1000 cm3 bằng


0,25
NAu = Nn = 1,4761022  4 = 5,9041022.

b) Trọng lượng của một nguyên tử Au bằng:

M Au 196, 97
mAu = = = 3,2711022 gam
N Au 6, 022  1023
0,25
Khối lượng của ô mạng đơn vị bằng: Mu = nu  mAu = 4  3,2711022 = 1,3081021
gam.

c) Như vậy tỉ trọng của Au là trọng lượng của khối lập phương 1cm3 và bằng:

dAu = N  mAu = 1,4761022  1,3081021 = 19,31 g.cm3. 0,25

6
Câu 5 (2,5 điểm). Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
1. a) Tính độ điện li của dung dịch CH3NH2 0,010M.
b) Độ điện li thay đổi ra sao khi
– Pha loãng dung dịch ra 50 lần.
– Khi có mặt NaOH 0,0010M.
– Khi có mặt CH3COOH 0,0010M.
– Khi có mặt HCOONa 1,00M.
Biết: CH3 NH 2  H  CH3 NH3 ; K = 1010,64

CH3COOH CH3COO– + H+ ; K = 10–4,76


2. Tính độ tan của CuI trong dung dịch KI 10–4 M. Biết Ks (CuI)= 10–12 và
CuI (r) + I– CuI2– K= 7,9.10–4

CÂU 5 ĐÁP ÁN ĐIỂM

a) Tính độ điện li của dung dịch CH3NH2 0,010M:

Vì Kb .CCH3 NH2 K w nên bỏ qua sự phân li của nước.

CH3NH2 + H2O 


 CH3NH3+ + OH– Kb = 10–3,36

c
 c–x x x
0,25
x2 1,88.103.100
Kb   103,36 → x  1,88.103 (M) →   18,8%
0, 01  x 0, 01

b) Độ điện li thay đổi khi


– Pha loãng dung dịch ra 50 lần:
1
0, 01
(1,5 điểm) CCH3 NH 2   2.104 (M) 0.25
50

x2 1, 49.104.100
Kb  4
 103,36 → x  1, 49.104 (M) →   74,5%
2.10  x 2.104

→ Độ điện li tăng 3,96 lần

– Khi có mặt NaOH 0,0010M:


NaOH → Na+ + OH–
CH3NH2 + H2O 
 CH3NH3+ +
 OH– Kb = 10–3,36 (1)

C 0,01 1. 10–3
 0,01 – x x 1. 10–3 + x 0,25

7
x.(103  x) 1, 49.103.100
Kb   103,36 → → x  1, 49.103 (M) →    14,9%
0, 01  x 0, 01

 giảm vì OH– của NaOH làm chuyển dịch cân bằng (1) sang trái.

– Khi có mặt CH3COOH 0,0010M:


CH3COOH  CH3COO–


 + H+ ; Ka = 10–4,76
CH3NH2 + H+ 


 CH3NH3+ ; Ka–1 = 1010,64

CH3COOH + CH3NH2    CH3NH + +


 3 CH3COO– ; 0,25
K = Ka.Ka–1 = 105,88
K rất lớn, phản ứng xảy ra hoàn toàn
→ CCH NH   CCH COO  1.103 (M) ; CCH NH  9.103 (M)
3 3 3 3 2

CH3NH2 + H2O 

 CH3NH3+ + OH– ; Kb= 10–3,36 (1)

 CH3COOH +
CH3COO– + H2O 
 OH– ; Kb = 10–9,24 (2)
H2O 
 OH– +
 H+ ; Kw = 10–14 (3)

→ Cân bằng (1) là chủ yếu.


CH3NH2 + H2O  

 CH3NH3+ + OH– ; Kb= 10–3
C 9.10–3 1.10–3
  9.10–3 – x 10–3 + x x
0,25
x.(103  x)
Kb   103,36 → → x  1,39.103 (M) →
0, 009  x
(1,39.103  1.103 ).100
  23,9%
0, 01

 tăng vì CH3NH2 tương tác với CH3COOH.

– Khi có mặt HCOONa 1,00M:



HCOONa → HCOO + Na+
HCOO– + H2O 

 HCOOH + OH– (1)
Ka HCOOH > Ka CH3COOH ( = 10–4,76 ) nên K,b < 10–14 / 10–4,76 = 10–9,24 << 0,25

Kb(10–3,36). Vậy cân bằng (2) không ảnh hưởng gì đến cân bằng (1)

CH3NH2 + H2O 


 CH3NH3+ + OH– Kb= 10–3,36

8
và do đó độ điện li  của CH3NH2 không thay đổi khi có mặt HCOONa.

Các cân bằng xảy ra:

CuI (r) Cu+ + I–

CuI (r) + I– CuI2–

Có: Ks = [Cu+][I–] = 10–12 (1) 0,25

2 [CuI 2 ]
K  7,9.10 4 (2)
[I  ]
(1,0 điểm)
S= [Cu+] + [CuI2–] (3)

[I–]= 10–4 + [Cu+] – [CuI2–] (4)

Giả sử [Cu+], [CuI2–] << 10–4

(4) => [I–] = 10–4 M

=> [Cu+]= 10–8 M

[CuI2–]= 7,9.10–8 M; KTGT: t/m 0,25

=> S = 10–8 + 7,9.10–8 = 8,9.10–8 M 0,5

Câu 6 (2,5 điểm). Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
Dung dịch A gồm AgNO3 0,050 M và Pb(NO3)2 0,100 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Thêm 10,00 ml KI 0,250 M và HNO3 0,200 M vào 10,00 ml dung dịch A. Sau phản ứng người ta nhúng một
điện cực Ag vào dung dịch B vừa thu được và ghép thành pin (có cầu muối tiếp xúc hai dung dịch) với một điện
cực có Ag nhúng vào dung dịch X gồm AgNO3 0,010 M và KSCN 0,040 M.
a) Viết sơ đồ pin.
b) Tính sức điện động Epin tại 250C .
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
d) Tính hằng số cân bằng của phản ứng .
Cho biết : Ag+ + H2O AgOH + H+ (1) ; K1= 10 –11,70
Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ (2) ; K2= 10 –7,80

Chỉ số tích số tan pKs : AgI là 16,0 ; PbI2 là 7,86 ; AgSCN là 12,0 .

0 RT
EAg = 0 ,799 V ; ln = 0,0592 lg
+
/Ag F
3. Epin sẽ thay đổi ra sao nếu:
a) thêm một lượng nhỏ NaOH vào dung dịch B.
b) thêm một lượng nhỏ Fe(NO3)3 vào dung dịch X.
9
CÂU 6 ĐÁP ÁN ĐIỂM

1. Ag+ + H2O ⇌ AgOH + H+ ; K1 = 10–11,7 (1)

Pb2+ + H2O ⇌ PbOH+ + H+ ; K2 = 10–7,8 (2)

Do K2 >> K1 nên cân bằng 2 quyết định pH của dung dịch

Pb2+ + H2O ⇌ PbOH + H+ ; K2 = 10–7,8 (2)

C 0,10
1 0,5
 0,10  x x x
(0,5 điểm)
x2
 10 7,8 x = 10–4,4 = H+ ; pH = 4,40
0,1  x

2.a) Dung dịch B: Thêm KI : CAg+ = 0,025 M; CPb2+ = 0,050

CI– = 0,125M ; CH+ = 0,10M

Ag+ + I AgI 

0,025 0,125

– 0,10

Pb2+ + 2 I PbI2 

0,05 0,10

– –
2
Trong dung dịch có đồng thời hai kết tủa AgI  và PbI2 
(1,5 điểm)
AgI  ⇌ Ag+ + I ; Ks1 = 1.10–16 (3)

PbI2  ⇌ Pb2+ + 2 I ; Ks2 = 1.10–7,86 (4)

Ks1 << Ks2, vậy trong dung dịch cân bằng (4) là chủ yếu. Sự tạo phức hiđroxo của
Pb2+ là không đáng kể vì có H+ dư:

Pb2+ + H2O ⇌ PbOH + H+ ; K2 = 10–7,8

PbOH   10
 7 ,8
 10 6,8  PbOH  Pb 2    
Pb  10
2 1

Trong dung dịch PbI2 ⇌ Pb2+ + 2 I Ks2 = 1.10–7,86

10
x 2x

(2x)2x = 10–7,86 x = 1,51.10–3M 2x = [I] = 3,02 . 10–3 M

Ag   KI   31,02.10.10


16
 s1
 3
 3,31.10 14 M

E của cực Ag trong dung dịch A: Ag+ + e ⇌ Ag

E1  E 0Ag   
 0,0592 lg Ag   0,799  0,0592 lg 3,31.10 14 0,25
Ag

E1  0,001V

Dung dịch X: Ag+ + SCN ⇌ AgSCN ; 1012,0

0,010 0,040

– 0,030 0,010

AgSCN ⇌ Ag+ + SCN ; 10–12,0

0,030

x (0,030 + x)

x(0,030 + x) = 10–12


Ag  x 
 10 12
3x10 2
 3,33.10 11
0,25
 
E 2  0,799  0,0592 lg Ag   0,799  0,0592 lg 3,33.10 11
E 2  0,179V

Vì E2 > E1 , ta có pin gồm cực Ag trong X là cực + , cực Ag trong B là cực –

Sơ đồ pin:
0,25
Ag AgI,PbI2  AgSCN; SCN 0,03 Ag

b) Epin = 0,179 – 0,001 = 0,178V


0,25

c) Phương trình phản ứng: Ag + I ⇌ AgI + e

AgSCN + e ⇌ Ag + SCN–


0,25
– –
AgSCN + I ⇌ Ag + SCN

K s ( AgSCN ) 1012
d) K  16
 104 0,25
K s (AgI) 10

11
3. a) Khi thêm lượng nhỏ NaOH vào dung dịch B , có thể xảy ra 3 trường hợp:

– Lượng NaOH quá ít không đủ để trung hoà HNO3: Sự tạo phức hiđroxo của Pb2+
vẫn không đáng kể, do đó Epin không thay đổi.

– Lượng NaOH đủ để trung hoà HNO3: Có sự tạo phức hiđroxo của Pb2+ do đó
Pb2+ giảm, Nồng độ I – sẽ tăng lên, do đó nồng độ Ag+ giảm xuống, E1 giảm ; vậy
3 Epin tăng.

(0,5 điểm) – Lượng NaOH đủ dư để trung hoà hết HNO3 và hoà tan PbI2 tạo thành PbO2 , do
đó Pb2+ giảm và Epin tăng.
0,25
PbI2 + 4 OH– → PbO2– + 2 H2O + 2 I–

b) Thêm ít Fe3+ vào dung dịch X: Fe3+ + SCN– → FeSCN2+


0,25
Nồng độ ion SCN– giảm, do đó nồng độ ion Ag+ tăng, E2 tăng → Epin tăng

Câu 7: (2,5 điểm) Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh


1. Hỗn hợp A gồm bột S và Mg. Đun nóng A trong điều kiện không có không khí, sau đó làm nguội và cho sản
phẩm tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,987 lít khí B có tỉ khối so với không khí bằng 0,8966. Đốt
cháy hết khí B, sau đó cho toàn bộ sản phẩm vào 100ml H2O2 5% (D = 1g/ml) thu được dung dịch D. Xác định
% khối lượng các chất trong A và nồng độ % các chất tạo ra trong dung dịch D. Cho thể tích các chất khí đo ở
điều kiện tiêu chuẩn.
2. Dẫn từ từ 2,24 lít hỗn hợp khí CO và CO2 qua I2O5 dư đun nóng. Chất rắn sau phản ứng hòa tan vào dung
dịch chứa NaI và Na2CO3 dư được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 20,00 mL dung dịch
Na2S2O3 0,10 M.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định phần trăm thể tích khí CO trong hỗn hợp khí ban đầu.

CÂU 7 ĐÁP ÁN ĐIỂM


Phương trình phản ứng:
S + Mg  MgS (1)
MgS + 2HCl  MgCl2 + H2S (2)
1 Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 (3)
(1,5 điểm) M B  0,8966  29  26  B chứa H2S và H2
[Mg có dư sau phản ứng (1)]
 2,987
 x  y  0,25
22,4
Gọi x và y lần lượt là số mol khí H2S và H2, ta có 
34x  2 y
  26
 x  y
0,1
Giải ra ta có x = 0,1 ; y = . Từ (1), (2), (3) ta có:
3
12
0,1  32 0,25
%m(S)   100%  50%, %m(Mg)  50%
 0,1 
 0,1    24  0,1  32
 3 

3
H2S + O2 SO2 + H2O
2
0,1 0,1 0,1
1
H2 + O2 H2O 0,5
2
0,033 0,033
SO2 + H2O2 H2SO4
0,1 0,147
0 0,047 0,1
m(dung dịch) = 100  0,1 64  0,133 18  108,8 gam
0,1.98 0,047.34
C%(H2SO4) =  100%  9%; C%(H2O2) =  1,47% 0,25x2
108,8 108,8

Các phản ứng diễn ra : 5CO + I2O5 → 5CO2 + I2


I2 + NaI → NaI3 0,5
I2O5 + H2O → 2HIO3
2 HIO3 + Na2CO3 → NaHCO3 + NaI
(1,0 điểm) NaI3 + 2Na2S2O3 → 3NaI + Na2S4O6
5
Từ các phản ứng trên suy ra nCO =5. nI 2 = . nNa2 S2O3 = 5.10−3 mol.
2 0,5
→ khí CO chiếm 5,0% về thể tích hỗn hợp đầu.

Câu 8 (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp.


Hoà tan hoàn toàn 0,8120 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất trơ trong dung dịch HCl
(dư), thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa
đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO4 0,10 M. Mặt khác, hoà tan hết 1,2180 gam mẫu quặng trên trong dung dịch
HCl (dư) rồi thêm ngay dung dịch KMnO4 0,10 M vào dung dịch thu được cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4 0,10 M.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích SO2 (đktc) đã dùng và thành phần phần trăm theo khối lượng của FeO, Fe2O3 có trong mẫu
quặng. Biết lượng HCl dùng để hòa tan quặng không được cho quá dư, chỉ đủ để làm môi trường cho phản ứng
của các chất với KMnO4.

CÂU 8 ĐÁP ÁN ĐIỂM

a) FeO + 2 HCl  FeCl2 + H2O (1) 1,25

13
Fe2O3 + 6 HCl  2 FeCl3 + 3 H2O (2)

2 FeCl3 + 2 H2O + SO2  2 FeCl2 + H2SO4 + 2 HCl (3)

5 FeCl2 + KMnO4 + 8 HCl  5 FeCl3 + MnCl2 + KCl + 4 H2O (4)

5 SO2 + 2 KMnO4 + 2 H2O  2 H2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4 (5)

b) Từ (1) và (4) ta có: 0,5

nFeO (trong 1,2180 gam mẫu) = n Fe2 = 5. n MnO = 5. 0,10. 15,26.10–3 = 7,63.10–3 (mol)
4

7,63.10-3 . 0,8120
 nFeO (trong 0,8120 gam mẫu) = = 5,087.10–3 (mol)
1,2180

 mFeO (trong 0,8120 gam mẫu) = 72. 5,087.10–3 = 0,3663 (g)

và mFe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu) = 0,8120. 0,65 – 0,3663 = 0,1615 (g)

0,1615
 n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu) =  1,01.10–3 (mol)
160

Tương tự, từ (3) và (5) ta có:  nSO2  nSO2 (3)  nSO2 (5) 0,5

1
Trong đó: n SO2 (3) = . n FeCl3 (trong 0,8120 gam mẫu)
2

= n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu) = 1,01.10–3 (mol)

5 5 1
n SO2 (5)  n MnO- (5) = ( n MnO-   n Fe2 )
2 4
2 4
5

với: n Fe2
= nFeO (trong 0,8120 gam mẫu) + 2.n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu)

5 1
 n SO2 (5) = ( n MnO-  (n FeO (trong 0,8120 gam mẫu) + 2.n Fe2O3 (trong 0,8120 gam mẫu))
2 4
5

5 1 -3 
 n SO2 (5) = -3 -3
 0,10 . 22,21.10 - (5,087.10 + 2 . 1,01.10 )   2.10–3
2 5 
(mol).

Vậy: n SO2  3,01.10–3 (mol)  VSO2 = 22,4. 3,01.10–3 = 0,0674 (lit)

14
0,3663 0,25
% FeO = .100 = 45,11 % % Fe2O3 = 65 % – 45,11 % = 19,89 %
0,8120

(Nếu thí sinh không xét đến phản ứng của SO2 (phản ứng (3), phản ứng
(5)) mà vẫn tính đúng % FeO và % Fe2O3 thì tối đa chỉ được một nửa số
điểm của câu này)

…………………...HẾT………………

15
ĐỀ SỐ 11

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Kết quả tính Hóa học lượng tử cho biết ion Li2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số lượng tử
chính) như sau: E1 = –122,400 eV; E2 = –30,600 eV; E3 = –13,600 eV; E4 = –7,650 eV.
a) Tính giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c) Tính năng lượng ion hóa của ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
d) Tính bước sóng ánh sáng (nm) bức xạ ra khi electron từ quỹ đạo ứng với n = 4 chuyển về n = 1? Cho
biết: h = 6,625.10–34 J.s; C = 3.108 m/s; NA = 6,023.1023
2. Quá trình phân huỷ phóng xạ của nguyên tố chì xảy ra như sau:
 
214
82 Pb 1  214
83 Bi + – 2  P + –
214
84 0

Thời gian bán huỷ của mỗi giai đoạn tương ứng bằng 26,8 phút và 19,7 phút. Giả sử lúc đầu có 100
nguyên tử 214
82 Pb , tính số nguyên tử 82 Pb , 83 Bi và 84 P0 tại thời điểm t = 10 phút.
214 214 214

Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học


Cho phản ứng sau diễn ra tại 250C: S2O82– + 3I– → 2SO42– + I3–. Để xác định phương trình động
học của phản ứng, người ta tiến hành đo tốc độ đầu của phản ứng ở các nồng độ đầu khác nhau :
Thí Nồng độ ban đầu của Nồng độ ban đầu của Tốc độ ban đầu của phản ứng vo
nghiệm I– (mol/l ) S2O82– ( mol/l ) x103 (mol/l.s)
1 0,1 0,1 0,6
2 0,2 0,2 2,4
3 0,3 0,2 3,6
1. Xác định bậc riêng phần của các chất phản ứng, bậc toàn phần và hằng số tốc độ của phản ứng. Chỉ rõ
đơn vị của hằng số tốc độ của phản ứng.
2. Xác định tốc độ biến đi của I–, S2O82– và tốc độ hình thành SO42–, I3– trong thí nghiệm 1 sau 100 giây.
3. Nếu ban đầu người ta cho vào hỗn hợp đầu ở thí nghiệm 3 một hỗn hợp chứa S2O32– và hồ tinh bột sao
cho nồng độ ban đầu của S2O32– bằng 0,2 M. Tính thời gian để dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.
Biết phản ứng: 2S2O32– + I3– → S4O62– + 3I– có tốc độ xảy ra rất nhanh và để có màu xanh xuất hiện thì
nồng độ I3– phải vượt quá 10–3 mol/l.
4. Lập cơ chế phản ứng dựa vào các gợi ý dưới đây. Chứng minh rằng cơ chế này phù hợp với phương
trình động học thực nghiệm của phản ứng.

Bước 1: I– + S2O82– 
k1
A Bước 2: A 
k2
 B + 2SO42–

Bước 3: I– + B 
k3
C Bước 4: I– + C 
k4
 D
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Những biến động hàng ngày trong việc sử dụng và sản sinh năng lượng từ những nguồn có thể tái sinh,
dẫn tới việc cần những phương pháp lưu trữ năng lượng. Năng lượng có thể được lưu trữ theo phương
pháp hoá học bởi các chu trình sulfur–iodine. Chu trình này cũng được đề xuất như một phương pháp sản
xuất nhiên liệu hydrogen có hiệu quả hơn việc điện phân.
(1) I2 (g) + SO2 (g) + 2H2O ⇌ H2SO4 (g) + 2HI (g)

1
(2) 2H2SO4 (g) ⇌ 2SO2 (g) + 2H2O (g) + O2 (g)
(3) 2HI (g) ⇌ H2 (g) + I2 (g)
a) Sử dụng dữ kiện và các phương trình cho ở cuối bài để trả lời các câu hỏi sau về phản ứng (3):
• Tính biến thiên enthalpy chuẩn ở 298 K, ΔrHo (298 K).
• Tính biến thiên entropy chuẩn ở 298 K, ΔrSo (298 K).
• Tính biến thiên năng lượng Gibbs chuẩn ở 298 K, ΔrGo (298 K).
• Tính hằng số cân bằng ở 298 K (K298).
• Tính hằng số cân bằng ở 723 K (K723). Giả sử ΔrH, ΔrS không phụ thuộc vào nhiệt độ.
b) Giả sử rằng sản phẩm của phản ứng (1) tham gia hết vào các phản ứng (2), (3). Viết phương trình phản
ứng tổng của chu trình sulfur–iodine.
c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng ở 298 K đối với phản ứng (2) là +439 kJ.mol–1. Sử dụng giá
trị ΔfH (298 K) với H2O(g) trong bảng dưới để tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) ở 298 K.
d) Có bao nhiêu năng lượng, trên mỗi mol sulfur nguyên tử ở 298 K, được lưu trữ với trong một vòng chu
trình sulfur–iodine?
Dữ kiện nhiệt động:
HI(g) H2(g) I2(g) H2O(g)
ΔfHo (298 K) / kJ mol–1 26.5 62.4 –242
So (298 K) / J K–1 mol–1 207 131 261 189

Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Muối florua của kim loại R có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a = 0,62 nm, trong đó các ion kim
loại (Rn+) nằm tại các vị trí nút mạng của hình lập phương tâm diện, còn các ion florua (F–) chiếm tất cả
các hốc tứ diện. Khối lượng riêng của muối florua là 4,89 g/cm3.
a. Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể florua?
b. Xác định công thức phân tử tổng quát của muối?
c. Xác định kim loại R? Cho NA = 6,023.1023; MF = 19 g/mol.
2. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X
có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5.
a. Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của nguyên tử.
b. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của
nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hidroxit bậc cao nhất của X.
Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
1. Cho dung dịch X gồm HA 3% (d = 1,005 g/ml); NH4+ 0,1M; HCN 0,2M. Biết pHX =1,97.

a. Tính số lần pha loãng dung dịch X để HA thay đổi 5 lần.
b. Thêm dần NaOH vào dung dịch X đến CNaOH = 0,15M (giả sử thể tích dung dịch X không thay
đổi). Tính độ phân li HA
c. Tính V dung dịch NaOH 0,5M cần để trung hòa 10ml dung dịch X đến pH=9,00.
Cho MHA= 46 g/mol; pKa(NH4+) = 9,24; pKa(HCN) = 9,35.
2. Thêm 0,1mol OH– vào 1,0 lít dung dịch chứa 5.10–2 mol Cu2+. Tính pH của dung dịch thu được.

Cho: KS(Cu(OH)2) = 2.10–19; lg*(CuOH+) = – 8,0;

Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
2
0
Cho ECrO 2
/ Cr ( OH ) 3
 0,18V ; EMnO
0

, H  / MnO ( OH ) 2
 1, 695V ;
4 4

Cr(OH)3 CrO2– + H+ + H2O K = 1,0.10–14

a) Hãy thiết lập sơ đồ pin được hình thành bởi hai cặp oxi hóa – khử CrO42–/ CrO2– và MnO4–/ MnO(OH)2.

b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin.

c) Tính Epin biết nồng độ của ion CrO42– là 0,010M; CrO2– là 0,030M; MnO4– là 0,2M

d) Mô tả chiều chuyển động của các electron, cation, anion trong quá trình pin hoạt động.

Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh


1. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Na2S4O6
(3)
(8)
(1) (2) (6) (7)
HIO3 I2O5 I2 Cl2 KClO3 ClO2 NaClO2
(9) (10)
(4)

(5)
KI Cu2I2
2. Các nguyên tố X và Y tạo thành 5 hợp chất nhị nguyên tố: A, B, C, D, E. Hợp chất E không phản ứng
với H2, O2, H2O ngay cả khi đun nóng. Khi đun nóng D chuyển thành C và E, nếu cho D phản ứng với Cl2
thì tạo thành F. Hợp chất A có hai dạng đồng phân A1 và A2. Hợp chất B có thể đime hóa thành B2. Cho
biết các dữ kiện sau.

Chất A B C D E F

Hàm lượng % Y 37,3 54,3 70,4 74,8 78,1 58,5

Trạng thái tập hợp, đk thường khí khí khí lỏng khí khí

Xác định cấu tạo các hợp chất: A1; A2 ; B ; B2 ; C ; D ; E ; F

Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ


Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung
dịch HCl dư, thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỉ khối của C so với hiđro bằng 10,6. Nếu đốt cháy hoàn
toàn B thành Fe2O3 và SO2 cần V2 lít khí oxi.

a) Xác định tỉ lệ V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện).

b) Tính hàm lượng phần trăm các chất trong B theo V1 và V2.

c) Tính hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung ở trên.

d) Nếu hiệu suất của phản ứng nung trên là 75%, tính hàm lượng phần trăm các chất trong hỗn hợp B.
Cho biết: S = 32; Fe = 56; O = 16.

3
ĐÁP ÁN

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Kết quả tính Hóa học lượng tử cho biết ion Li2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số lượng tử
chính) như sau: E1 = –122,400 eV; E2 = –30,600 eV; E3 = –13,600 eV; E4 = –7,650 eV.
a) Tính giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c) Tính năng lượng ion hóa của ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
d) Tính bước sóng ánh sáng (nm) bức xạ ra khi electron từ quỹ đạo ứng với n = 4 chuyển về n = 1? Cho
biết: h = 6,625.10–34 J.s; C = 3.108 m/s; NA = 6,023.1023
2. Quá trình phân huỷ phóng xạ của nguyên tố chì xảy ra như sau:
 
214
82 Pb 1  214
83 Bi + – 2  P + –
214
84 0

Thời gian bán huỷ của mỗi giai đoạn tương ứng bằng 26,8 phút và 19,7 phút. Giả sử lúc đầu có 100
nguyên tử 214
82 Pb , tính số nguyên tử 82 Pb , 83 Bi và 84 P0 tại thời điểm t = 10 phút.
214 214 214

Hướng dẫn chấm


0,25

0,5

0,25

d) E = h.C/λ = E4 – E1  λ = 1,08.10–8 (m) = 10,8 (nm) 0,25


2. Quá trình phân huỷ phóng xạ đã cho là một phản ứng nối tiếp hai giai đoạn bậc nhất. Khi t
ln2
= t1/2 thì hằng số phóng xạ:  = . Với mỗi giai đoạn ta có:
t 1/ 2

ln2
1 = = 2,59.10 – 2 ph – 1. 0,25
26,8ph

ln2
2 = = 3,52.10 – 2 ph – 1.
19,7ph 0,25

Số nguyên tử mỗi loại tại t = 10 phút:


2 ,59..10 2 0,5
N 214
82 Pb = 100. e
.10
= 77 nguyên tử
2,59.102 .100
N 214
83 Bi =
(3,52  2,59).10 2 e 
 2 ,59 .10  2 .10
 2
 e 3,52..10 .10 = 19 nguyên tử.
0,25

84 P0 = 100 – 77 – 19 = 44 nguyên tử.


N 214

Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học


Cho phản ứng sau diễn ra tại 250C: S2O82– + 3I– → 2SO42– + I3–. Để xác định phương trình động học của
phản ứng, người ta tiến hành đo tốc độ đầu của phản ứng ở các nồng độ đầu khác nhau :
Thí Nồng độ ban đầu của Nồng độ ban đầu của Tốc độ ban đầu của phản ứng vo
nghiệm I– (mol/l ) S2O82– ( mol/l ) x103 (mol/l.s)
1 0,1 0,1 0,6
2 0,2 0,2 2,4
3 0,3 0,2 3,6
1. Xác định bậc riêng phần của các chất phản ứng, bậc toàn phần và hằng số tốc độ của phản ứng. Chỉ rõ
đơn vị của hằng số tốc độ của phản ứng.
2. Xác định tốc độ biến đi của I–, S2O82– và tốc độ hình thành SO42–, I3– trong thí nghiệm 1 sau 100 giây.
3. Nếu ban đầu người ta cho vào hỗn hợp đầu ở thí nghiệm 3 một hỗn hợp chứa S2O32– và hồ tinh bột sao
cho nồng độ ban đầu của S2O32– bằng 0,2 M. Tính thời gian để dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.
Biết phản ứng: 2S2O32– + I3– → S4O62– + 3I– có tốc độ xảy ra rất nhanh và để có màu xanh xuất hiện thì
nồng độ I3– phải vượt quá 10–3 mol/l.
4. Lập cơ chế phản ứng dựa vào các gợi ý dưới đây. Chứng minh rằng cơ chế này phù hợp với phương
trình động học thực nghiệm của phản ứng.

Bước 1: I– + S2O82– 
k1
A Bước 2: A 
k2
 B + 2SO42–

Bước 3: I– + B 
k3
C Bước 4: I– + C 
k4
 D
Hướng dẫn chấm
1. Phương trình tốc độ của phản ứng có dạng: vpư = kpư.[S2O82–]n[I–]m
=> lgvpư = lgkpư + mlg[S2O82–] + mlg[I–]
Thí nghiệm 1: lg (0,6.10–3) = lgkpư + mlg(0,1) + mlg(0,1) 0,25
Thí nghiệm 2: lg (2,4.10–3) = lgkpư + mlg(0,2) + mlg(0,2)
Thí nghiệm 3: lg (3,6.10–3) = lgkpư + mlg(0,2) + mlg(0,3)
Giải hệ ta có: n = m = 1; lgkpư = –1,222
Bậc riêng phần của các chất đều bằng 1; Bậc phản ứng = 2. 0,5
kpư = 6.10–2 (mol–1.l.s–1)
2.
S2O82– + 3I– → 2SO42– + I3–
t=0 0,1 0,1
t = 100 giây 0,1 – x 0,1 – 3x 2x x
dx 0,1
Ta có: v pu   k pu (0,1  x)(0,1  3x)  3k pu (0,1  x)(  x)
dt 3
 0,1  0,25
1   0,1  x  
Do đó: 3k pu t  ln  3 
0,1 
0,1   0,1  
 0,1 3  x  
3   

 0,1   0,1 
  0,1  x     0,1  x   0,5
Với t = 100 giây => 3.6.10–2.100 = 15 ln  3  =>  3  = 3,32
 0,1  0,1  x    0,1 0,1  x  
  3    3 
     
=> x = 0,026
Tốc độ phản ứng tại thời điểm 100 giây, vpư (100s) = 9,768.10–5 (mol.l–1.s–1)
d[S 2 O82 ] d[I  ] d[SO24 ] d[I3 ]
Ta có: v pu       9,768.105 (mol / l.s)
dt 3dt 2dt dt
Tốc độ biến đi của S2O82– = – 9,768.10–5 (mol.l–1.s–1)
Tốc độ biến đi của I– = – 2,9304.10–4 (mol.l–1.s–1)
Tốc độ tạo thành SO42– = +1,9536.10–4 (mol.l–1.s–1)
Tốc độ tạo thành I3– = +9,768.10–5 (mol.l–1.s–1)
3.
Khi cho S2O32– vào và xảy ra phản ứng rất nhanh với I3–
2S2O32– + I3– → S4O62– + 3I– (2)
Khi đó nồng độ I– không đổi trong giai đoạn phản ứng (2) diễn ra, do đó bậc của phản
ứng (1) sẽ bị suy biến thành bậc 1.
vpư = 0,06 .[S2O82–]0,3 = 1,8.10–2 [S2O82–]
Khi đó có thể coi như xảy ra phản ứng:
S2O82– + 2S2O32– → 2SO42– + S4O62–
Thời gian để lượng S2O32– vừa hết là t1. Điều này đồng nghĩa với lượng S2O82– đã phản ứng =
0,1M. 0,25
0,2
Khi đó: t1. 1,8.10–2 = ln => t = 38,5 giây
0,2  0,1
Để có lượng I3– đạt đến 10–3M thì thời gian thêm là t2
dy 1 1
vpư = = kpư(0,1– y)(0,3–3y) => 3kpưt2 = 
dt 0,1  y 0,1
Với y = 10–3M => t2 = 0,56 giây. 0,25
Thời gian tối thiểu để xuất hiện màu xanh là 38,5 + 0,56 = 39,06 giây.
4. A: IS2O8–; B: I+; C: I2; D: I3–

0,5
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Những biến động hàng ngày trong việc sử dụng và sản sinh năng lượng từ những nguồn có thể tái
sinh, dẫn tới việc cần những phương pháp lưu trữ năng lượng. Năng lượng có thể được lưu trữ theo
phương pháp hoá học bởi các chu trình sulfur–iodine. Chu trình này cũng được đề xuất như một phương
pháp sản xuất nhiên liệu hydrogen có hiệu quả hơn việc điện phân.
(1) I2 (g) + SO2 (g) + 2H2O ⇌ H2SO4 (g) + 2HI (g)
(2) 2H2SO4 (g) ⇌ 2SO2 (g) + 2H2O (g) + O2 (g)
(3) 2HI (g) ⇌ H2 (g) + I2 (g)
a) Sử dụng dữ kiện và các phương trình cho ở cuối bài để trả lời các câu hỏi sau về phản ứng (3):
• Tính biến thiên enthalpy chuẩn ở 298 K, ΔrHo (298 K).
• Tính biến thiên entropy chuẩn ở 298 K, ΔrSo (298 K).
• Tính biến thiên năng lượng Gibbs chuẩn ở 298 K, ΔrGo (298 K).
• Tính hằng số cân bằng ở 298 K (K298).
• Tính hằng số cân bằng ở 723 K (K723). Giả sử ΔrH, ΔrS không phụ thuộc vào nhiệt độ.
b) Giả sử rằng sản phẩm của phản ứng (1) tham gia hết vào các phản ứng (2), (3). Viết phương trình phản
ứng tổng của chu trình sulfur–iodine.
c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng ở 298 K đối với phản ứng (2) là +439 kJ.mol–1. Sử dụng giá
trị ΔfH (298 K) với H2O(g) trong bảng dưới để tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) ở 298 K.
d) Có bao nhiêu năng lượng, trên mỗi mol sulfur nguyên tử ở 298 K, được lưu trữ với trong một vòng chu
trình sulfur–iodine?
Dữ kiện nhiệt động:
HI(g) H2(g) I2(g) H2O(g)
ΔfHo (298 K) / kJ mol–1 26.5 62.4 –242
So (298 K) / J K–1 mol–1 207 131 261 189

Hướng dẫn chấm


a) Sử dụng dữ kiện và các phương trình cho ở cuối bài để trả lời các câu hỏi sau về phản
ứng (3):
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Phương trình phản ứng tổng của chu trình sulfur–iodine.


0,25
c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng ở 298 K đối với phản ứng (2) là +439 kJ.mol–1.
Sử dụng giá trị ΔfH (298 K) với H2O(g) trong bảng dưới để tính biến thiên enthalpy chuẩn
của phản ứng (1) ở 298 K.
0,5

d) Có bao nhiêu năng lượng, trên mỗi mol sulfur nguyên tử ở 298 K, được lưu trữ với
trongmột vòng chu trình sulfur–iodine?
Năng lượng lưu trữ = 242 kJ/mol. 0,5
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Muối florua của kim loại R có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a = 0,62 nm, trong đó các ion kim
loại (Rn+) nằm tại các vị trí nút mạng của hình lập phương tâm diện, còn các ion florua (F–) chiếm tất cả
các hốc tứ diện. Khối lượng riêng của muối florua là 4,89 g/cm3.
a. Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể florua?
b. Xác định công thức phân tử tổng quát của muối?
c. Xác định kim loại R? Cho NA = 6,023.1023; MF = 19 g/mol.
2. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X
có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5.
a. Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của nguyên tử.
b. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của
nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hidroxit bậc cao nhất của X.
Hướng dẫn chấm
1.a. Ô mạng cơ sở: 0.5

b. Trong một ô mạng:


1 1
– Số ion Rn+: 8   6   4
8 2

– Số ion F‒: 8 1  8

 Để đảm bảo về mặt trung hòa điện tích thì: 4×n = 8×1  n = 2

 ion kim loại là R2+

Vậy trong 1 ô mạng cơ sở có 4 phân tử oxit có dạng RF2.


c. Khối lượng riêng florua tính theo công thức:

M RF2
4 0.5
6, 023.1023
D=
a3

D×a 3  6,023.1023 4,89  (0,620.107 )  6,023.1023


 M RF2    175, 48
4 4

 MR  175, 48  19  2  137, 48 (g/mol)

Vậy kim loại R là bari.


Muối florua là BaF2.
0.5
2.a.
Với hợp chất hidro có dạng XH3 nên X thuộc nhóm IIIA hoặc nhóm VA.
TH1: X thuộc nhóm IIIA, ta có sự phân bố e theo obitan:

Vậy e cuối cùng có: l=1, m=–1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5


0,25
→ n = 4.
Cấu hình e nguyên tử: 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s24p1 (Ga)
TH2: X thuộc nhóm VA, ta có sự phân bố e theo obitan:

.
Vậy e cuối cùng có: l=1, m= 1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5 0,25
→ n = 2. Cấu hình e nguyên tử: 1s 2s 2p (N). 2 2 3

b. Ở đk thường XH3 là chất khí nên nguyên tố phù hợp là Nitơ. Công thức cấu tạo các hợp
chất:
N
H
H
H

Nguyên tử N có trạng thái lai hóa sp3


0,25
Oxit cao nhất:
O O
N O N
O
O Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2.
Hidroxit với hóa trị cao nhất:
O
H O N
0,25
O Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2.

Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
1. Cho dung dịch X gồm HA 3% (d = 1,005 g/ml); NH4+ 0,1M; HCN 0,2M. Biết pHX =1,97.

a. Tính số lần pha loãng dung dịch X để HA thay đổi 5 lần.
b. Thêm dần NaOH vào dung dịch X đến CNaOH = 0,15M (giả sử thể tích dung dịch X không thay
đổi). Tính độ phân li HA
c. Tính V dung dịch NaOH 0,5M cần để trung hòa 10ml dung dịch X đến pH=9,00.
Cho MHA= 46 g/mol; pKa(NH4+) = 9,24; pKa(HCN) = 9,35.
2. Thêm 0,1mol OH– vào 1,0 lít dung dịch chứa 5.10–2 mol Cu2+. Tính pH của dung dịch thu được.

Cho: KS(Cu(OH)2) = 2.10–19; lg*(CuOH+) = – 8,0;

Hướng dẫn chấm


1.a. Tại pH = 1,97: [H+] >> [OH–]
[NH 4 ] [H  ]
  107,27 >>1  [NH 4 ] >> [NH 3 ]
[NH 3 ] Ka

[HCN ] [H  ]

  107,38 >>1  [HCN ] >> [CN  ]
[CN ] K a '

Như vậy tại pH=1,97, NH4+ và HCN chưa bị phân ly; cân bằng phân ly của HA quyết định pH
của hệ; pHX = pHHA.

[H  ] 3 1, 005 3 101,97
 HA  trong đó CHA  . .10  0, 6554( M )   HA   0, 01635
CHA 100 46 0, 6554

Lại có: HA H+ + A– Ka(HA)

[ ] CHA(1–HA) CHA. HA CHA. HA


0,25
 .CHA 0, 01635 .0, 6554
2 2
 K a ( HA)  HA
  103,75
1   HA 1  0, 01635

Sau khi pha loãng dung dịch X, độ điện ly của HA tăng 5 lần:  HA
'
 5. HA  0,08175

Giả sử cân bằng phân ly của HA là cân bằng chính:

 HA
' 2 '
.CHA 0, 081752.CHA
'
K a ( HA)    103,75  CHA
'
= 0,0244(M)
1   HA
'
1  0, 08175

Tính lại pHhệ: [H+]= CHA


'
. HA
'
=1,9947.10–3(M)  pHhệ = 2,7.

Đánh giá tương tự như tại phần xét pHX = 1,97 cho thấy tại pH = 2,7 thì NH4+ và HCN chưa bị
phân ly. Như vậy giả sử đúng
0,25
C 0, 6554
Số lần pha loãng = HA
'
  26,86 (lần).
CHA 0, 0244

b. Khi có mặt NaOH 0,15M có phản ứng sau:

HA + OH–  A– + H2O
0,6554M 0,15M
0,5054M _ 0,15M
TPGH của hệ: HA (0,5054M); A– (0,15M); NH4+ (0,1M); HCN (0,2M) 0,25

So sánh: Ka(HA).CHA>>Ka(NH4).CNH4; Ka(HA).CHA>>Ka(HCN).CHCN nên HA phân ly là chủ yếu


trong dung dịch.
0,25
Cách 1: tính theo cân bằng

HA H+ + A– Ka(HA)

[ ] 0,5054 – x x 0,15+x

 x = 5,96.10–4 M = [H+]  pH = 3,22

0,25

[A ] [H ]  COH  103,22  0,15
 HA     22,98%
CHA CHA 0, 6554

Cách 2: tính theo hệ đệm HA, A–

Cb 0,15
pH  pK a  lg  3, 75  lg  3, 22 <<7
Ca 0,5054

Kiểm tra điều kiện hệ đệm: [H+] << Ca, Cb  thỏa mãn điều kiện hệ đệm.

[A ] [H ]  COH  103,22  0,15
 HA     22,98%
CHA CHA 0, 6554

c. Tại pH = 9,00

[A ] 103,75
 3,75  1  100% HA đã bị trung hòa.
CHA 10  109

[NH 3 ] 109,24
 9,24 9
 36,53%  36,53% NH4+ đã bị trung hòa.
CNH  10  10
4 0,5

[CN  ] 109,35
 9,35  30,88%  30,88% HCN đã bị trung hòa.
CHCN 10  109

10(0, 6554.100%  0,1.36,53%  0, 2.30,88%) 0,25


VOH    15, 07(ml )
0,5

2. Phản ứng xảy ra:

Cu2+ + 2OH–  Cu(OH)2

0,05M 0,1M
_ _
TPGH: kết tủa Cu(OH)2

Cu(OH)2 Cu2+ + 2OH– Ks=2.10–19 (1)

Cu2+ + H2O CuOH+ + H+ *=10–8 (2)

H+ + OH– H2O Kw–1 = 10–14 (3)

Tổ hợp (1), (2), (3) ta được:


0,25
Cu(OH)2 CuOH+ + OH– K = 2.10–13 (4)

Ngoài ra còn có cân bằng:

H2O H+ + OH– Kw = 10–14 (5)

Ta chỉ xét 3 cân bằng (1), (4), (5):


[OH–] = 2[Cu2+] + [CuOH+] + [H+]

Ks K Kw
 [OH  ]  2    [OH–] = 8,314.10–7 (M)  pH = 7,92
[OH ] [OH ] [OH  ]
 2  0,25
Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
0
Cho ECrO 2
/ Cr ( OH )
 0,18V ; EMnO
0

, H  / MnO ( OH ) 2
 1, 695V ;
4 3 4

Cr(OH)3 CrO2– + H+ + H2O K = 1,0.10–14

a) Hãy thiết lập sơ đồ pin được hình thành bởi hai cặp oxi hóa – khử CrO42–/ CrO2– và MnO4–/ MnO(OH)2.

b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin.

c) Tính Epin biết nồng độ của ion CrO42– là 0,010M; CrO2– là 0,030M; MnO4– là 0,2M

d) Mô tả chiều chuyển động của các electron, cation, anion trong quá trình pin hoạt động.

Hướng dẫn chấm


a) Xét cặp CrO42–/ Cr(OH)3
CrO42– + 4H2O + 3e Cr(OH)3 + 5OH– K1  103E1 /0,0592

Cr(OH)3 CrO2– + H+ + H2O K = 10–14


H+ + OH– H2O Kw–1 = 1014 0,5

CrO42– + 2H2O + 3e CrO2– + 4OH– K 2  K1.K.K w1  103E1 /0,0592

Eo CrO42–/ CrO2– = Eo CrO42–/ Cr(OH)3 = – 0,18V < Eo MnO4–/ MnO(OH)2


sơ đồ pin: Pt | CrO42–, CrO2–, OH– || MnO4–, H+, MnO(OH)2 | Pt (+)
(–)
0,5
b) Tính K của phản ứng:
MnO4– + 4H+ + 3e MnO(OH)2 + H2O K1 = 103.1,695/0,0592
CrO2– + 4OH– CrO42– + 2H2O + 3e K2–1 = (103.(–0,18)/0,0592)–1
4| H2O H+ + OH– Kw = 10–14 0,5
MnO4– + CrO2– + H2O MnO(OH)2 + CrO42– K = K1.K2–1.(Kw)4 =
1039

0,0592 [MnO4 ].[CrO2 ]


c) Epin = Eopin + lg
3 [CrO24 ]
39.0,0592
Tính Eopin dựa vào K phản ứng ta có Eopin = = 0,77V 0,5
3
0,0592 0,2.0,03
Epin = 0,77 + lg = 0,7656V
3 0,01
d) Ở mạch ngoài: Các eletron chuyển động từ anôt (–) sang catot (+)
Ở mạch trong :
0,25
– Dung dịch bên anot có CrO2–, OH– đi đến bề mặt anot tham gia phản ứng làm dung dịch
giảm lượng ion âm so với lượng ion dương  các ion âm của cầu muối sẽ đi vào dung dịch ở
anot để dung dịch luôn trung hòa điện.
– Dung dịch bên catot có ion MnO4–, H+ đi đến bề mặt catot tham gia phản ứng làm dung
0,25
dịch giảm lượng ion dương so với lượng ion âm  các ion dương của cầu muối sẽ đi vào
dung dịch ở catot để dung dịch luôn trung hòa điện
Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
1. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Na2S4O6
(3)
(8)
(1) (2) (6) (7)
HIO3 I2O5 I2 Cl2 KClO3 ClO2 NaClO2
(9) (10)
(4)

(5)
KI Cu2I2
2. Các nguyên tố X và Y tạo thành 5 hợp chất nhị nguyên tố: A, B, C, D, E. Hợp chất E không phản ứng
với H2, O2, H2O ngay cả khi đun nóng. Khi đun nóng D chuyển thành C và E, nếu cho D phản ứng với Cl2
thì tạo thành F. Hợp chất A có hai dạng đồng phân A1 và A2. Hợp chất B có thể đime hóa thành B2. Cho
biết các dữ kiện sau.

Chất A B C D E F

Hàm lượng % Y 37,3 54,3 70,4 74,8 78,1 58,5

Trạng thái tập hợp, đk thường khí khí khí lỏng khí khí

Xác định cấu tạo các hợp chất: A1; A2 ; B ; B2 ; C ; D ; E ; F

Hướng dẫn chấm


1. Các phương trình phản ứng: 1,0
2HIO3   I2O5 + H2O
o
240 C
1.
I2O5 + 5CO 
o
t C
2. I2 + 5CO2
3. I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6
4. I2 + 2K → 2KI
5. 4KI + 2CuSO4 → Cu2I2 + I2 + 2K2SO4
6. I2 + 2KClO3 → Cl2 + 2KIO3
3Cl2 + 6KOH 
o
t C
7. KClO3 + 5KCl + 3H2O
8. 2KClO3 + SO2 + H2SO4 → 2KHSO4 + 2ClO2
(hoặc: 2KClO3 + H2C2O4 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2ClO2 + 2CO2 + 2H2O)
9. 2ClO2 + 2KOH → KClO3 + KClO2 + H2O
10. 2ClO2 + Na2O2 → 2NaClO2 + O2
2. Do hàm lượng nguyên tố Y tăng dần từ A đến E có thể kết luận tỷ lệ số nguyên tử Y/X
trong A nhỏ nhất. Kí hiệu công thức của các chất tử A đến E là XYn. Tỉ lệ khối lượng nguyên 0,125
tố X trong các chất này là: A = 0,59; B = 1,19 ; C = 2,38; D = 2,97; E = 3,56
Tỉ lệ số nguyên tử Y trong các hợp chất B đến E so với số nguyên tử Y trong A là. Với B là
1,19/0,59 = 2, với C = 4; D = 5; E = 6. Do đó có thể kết luận rằng công thức của các chất là: A 0,125
– XY ; B – XY2 ; C – XY4 ; D – XY5 ; E – XY6
Dễ thấy X phải là nguyên tố nhóm VIA còn Y là halogen. Trường hợp khả thi nhất là: X là lưu
huỳnh; Y là flo. Các hợp chất của S với F không chứa số nguyên tử halogen lẻ, nên A phải là 0,25
S2F2, D là S2F10. Phản ứng của S2F10 với Cl2 thành SF5Cl (F) ( tính lại hàm lượng của flo hợp
lí)
– Cấu tạo các chất là:

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ


Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung
dịch HCl dư, thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỉ khối của C so với hiđro bằng 10,6. Nếu đốt cháy hoàn
toàn B thành Fe2O3 và SO2 cần V2 lít khí oxi.

a) Xác định tỉ lệ V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện).

b) Tính hàm lượng phần trăm các chất trong B theo V1 và V2.

c) Tính hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung ở trên.

d) Nếu hiệu suất của phản ứng nung trên là 75%, tính hàm lượng phần trăm các chất trong hỗn hợp B.
Cho biết S = 32; Fe = 56; O = 16.

Hướng dẫn chấm


Fe + S → FeS.

Thành phần B gồm có FeS, Fe và có thể có S.

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S 0,5


Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Vậy trong C có H2S và H2 . Gọi x là % của H2 trong hỗn hợp C .

(2x+34(100–x))/100 = 10,6.2 = 21,2 –> x = 40% 0,5

Vậy trong C: H2 = 40% theo số mol ; H2S = 60%.

a) Đốt cháy B :

4FeS + 7O2 →2Fe2O3 + 4SO24Fe + 3O2 →2Fe2O3

S + O2 → SO2 .

Thể tích O2 đốt cháy FeS là: (3V1/5) . (7/4) = 21V1/20. 0,5

Thể tích O2 đốt cháy Fe là: (2V1/5) . (3/4) = 6V1/20.

Tổng thể tích O2 đốt cháy FeS và Fe là: 21V1/20 + 6V1/20 = 27V1/20.

Thể tích O2 đốt cháy S là: V2– (27V1/20) = V2 – 1,35 V1. Vậy V2 ≥ 1,35 V1

3V1
x88 x100
5 5280V1 165V1
b) % FeS    %
3V1 2V1 75,2V1  32(V2  1,35V1 ) V2  V1
x88  x56  32(V2  1,35V1 )
5 5

2V1
x56 x100
5 70V1
% Fe   %
32(V2  V1 ) V2  V1
0,25

32(V2  1,35V1 ) x100 100V2  135V1 )


%S   %
32(V2  V1 ) V2  V1

c) Nếu dư S so với Fe thì tính hiệu suất phản ứng theo Fe. Trường hợp này H = 60%. Nếu dư 0,25
Fe so với S tính hiệu suất phản ứng theo S. Trường hợp này H > 60% Vậy hiệu suất thấp nhất
của phản ứng nung trên là 60%.

d) Nếu H = 75% có nghĩa là nFeS = 3ns dư. nFeS tỷ lệ 3V1/5 Vậy nS tỷ lệ với V1/5.

5280V1 5280V1
% FeS    64,7%
32V1 81,6V1
75,2V1 
5
0,5
2240V1
% Fe   27,45%
81,6V1
%S = 100 – (64,7+27,45) = 7,85%
ĐỀ SỐ 12

Câu 1: (Cấu tạo nguyên tử–Hóa học hạt nhân)


1. Nguyên tử nguyên tố X được bắn phá bằng chùm tia  , tạo nên nguyên tố Y
có electron cuối cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử n=2; l=1; m=–1;
1
s=  2 và đồng thời tách ra 1 proton. Biết tỉ lệ giữa hạt không mang điện và mang
điện trong hạt nhân nguyên tử Y là 1,125.
a) Xác định nguyên tố X, Y và hoàn thành phương trình phản ứng hạt nhân.
b) Trong điều kiện thích hợp đơn chất X phản ứng với đơn chất Y tạo thành hợp chất
Z. Xây dựng giản đồ năng lượng MO – LCAO và viết cấu hình electron cho anion Z–
2. Sự phân hủy phóng xạ của 232 Th tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu về
sự phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của 232 Th là 1,39.1010 năm.
Hãy tính số hạt α bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori đioxit tinh khiết. NA =
6,022.1023 mol–1.

Câu 2: ( Hình học phân tử–Liên kết hoá học–Tinh thể–Định luật tuần hoàn)
1. Xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dạng hình học trong không
   
gian của các ion ClO ;ClO 2;ClO 3;ClO4. từ đó so sánh độ bền liên kết của các ion.
2. Cu ở trạng thái rắn kết tinh theo kiểu lập phương chặt khít nhất. Tính bán kính
nguyên tử của Cu (theo Å). Biết khối lượng riêng của Cu bằng 8,96 g/cm3. M= 63,55.

Câu 3: ( Nhiệt hóa học )


Cho:
Chất H 298
0
, kJ.mol 1 0
S 298 , Jmol 1 K 1
Na 2 SO4 –1384,6 149,5
–4324,7 591,9
Na2 SO4 .10H 2 O
H 2 Ol  –285,8 70,1
H 2 Ok  –241,8 188,7
P = 1,013.10 Pa. Các tính chất nhiệt động này không phụ thuộc nhiệt độ
o 5

1. Có hiện tượng gì xẩy ra khi để 2 khoáng vật trên ra ngoài không khí có độ
ẩm tương đối bằng 67% và nhiệt độ bằng 25oC .
2. Các kết quả thu được ở trên có thay đổi không khi hạ nhiệt độ xuống 0 oC.
3. Ở độ ẩm tương đối nào của không khí cả hai chất song song tồn tại ở 25oC.

Câu 4 : ( Động hoá học )


Phản ứng phân huỷ nhiệt Metan xảy ra như sau:
CH4   CH3 + H
k1

CH4 + CH3   C2H6 + H


2 k

CH4 + H   CH3 + H2
3k

H + CH3 + M 
k4
 CH4 + M
1
a. Áp dụng nguyên lý dừng với CH3 và H, chứng minh:
d C2 H 6  3
k1.k 2 .k 3
 k[CH 4 ]2 víi k 
dt k 4 M

b. Nếu nồng độ có thứ nguyên phân tử / cm3 với thời gian tính bằng giây, hãy
tìm thứ nguyên của k.

Câu 5. ( Cân bằng trong dung dịch điện li)


1. Người ta điều chế một dung dịch X bằng cách hoà tan 0,05 mol axit axetic và 0,05
mol Natri axetat trong nước rồi thêm nước đến thể tích 1 lít .
a) Tính pH của dung dịch X?
b) Tính giá trị pH của dung dịch thu được nếu thêm 10–3 mol HCl hoặc thêm 10–
3
mol NaOH vào dung dịch X?
Cho Ka(CH3COOH) = 1,8.10–5.
2. Ion Fe(SCN)2+ có màu đỏ ở nồng độ bằng hoặc lớn hơn 10–5M. Hằng số phân
li của ion đó là 10–2.
a) Một dung dịch chứa vết Fe3+. Thêm vào dung dịch này một dung dịch KSCN
10–2M (coi thể tích không đổi). Xác định nồng độ tối thiểu của Fe3+ để dung dịch xuất
hiện màu đỏ.
b) Một dung dịch chứa Ag+ 10–2M và Fe3+ 10–4M. Thêm dung dịch SCN– vào tạo
kết tủa AgSCN (coi thể tích không đổi). Xác định nồng độ Ag+ còn lại trong dung
dịch khi xuất hiện màu đỏ.
Biết TAgSCN = 10–12

Câu 6. (Phản ứng oxi hoá khử – Pin điện –điện phân)
1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa–khử sau đây theo phương pháp ion– electron:
a) Cl2  I   OH   IO4 +… b) NaClO + KI + H2O →...
2. Cho sơ đồ pin điện hoá tại 25oC: Ag, AgBr|KBr 1M||Fe3+ 0,05M, Fe2+ 0,1M|Pt.
a) Viết phương sơ đồ phản ứng xảy ra trong pin và chiều chuyển dịch điện tích
khi pin hoạt động.
b) Tính E pin.
c) Tính nồng độ các ion trong mỗi điện cực khi pin phóng điện hoàn toàn.
Cho: EFe0 / Fe  0,771V ; EAg
3 2
0
/ Ag
 0,799V ; Ks( AgBr )  1013 ; thể tích mỗi điện cực là

100ml.
Câu 7:
1. Xác định các chất A,B,C,D,E và viết các phương trình hoá học thực hiện sự
chuyển hoá sau đây
(A)+ KNO3 + H2SO4 → I2 +...
I2+ dd KOH t
0
C
(D)+ (A)+...
I2 + N2H4 →(E) +...
I2 + HNO3 →(B)+....
(B)+ dd KOH → (D)+...
(B) 200
 (C) +....
0
C

(C)+ CO → I2 +....
2
(E) + dd KOH →.....
2. Một loại khoáng chất có chứa 13,77%Na; 7,18%Mg; 57,48%O; 2,39%H và còn
lại là nguyên tố X (về khối lượng). Hãy xác định công thức phân tử của khoáng chất
đó?
3. Để xác định hàm lượng oxi tan trong nước người ta lấy 100,00 ml nước rồi cho
ngay MnSO4 (dư) và NaOH vào nước. Sau khi lắc kĩ (không cho tiếp xúc với không
khí) Mn(OH)2 bị oxi oxi hoá thành MnO(OH)2 . Thêm axit (dư), khi ấy MnO(OH)2 bị
Mn2+ khử thành Mn3+. Cho KI (dư) vào hỗn hợp, Mn3+ oxi hoá I– thành I3–. Chuẩn độ
I3– hết 10,50 ml Na2S2O3 9,80.10–3 M.
a) Viết các phương trình ion của các phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm .
b) Tính hàm lượng (mmol/l) của oxi tan trong nước .
Câu 8: (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp

Một hỗn hợp X gồm (Al và Cu). Cho 18,2 (g) hỗn hợp X vào 100 ml dung dịch
chứa hỗn hợp hai axit ( H2SO4 12M và HNO3 2M), đun nóng thu được dung dịch Z và
8,96 lit hỗn hợp khí J gồm NO và một khí D không màu. Biết tỷ khối hơi của J so với
H2 bằng 23,5.
1. Tính số mol của khí D và khí NO trong hỗn hợp J.
2. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hh X, tính khối lượng muối thu được
trong dung dịch Z.
3. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần thêm vào dung dịch Z để.
a. Bắt đầu có kết tủa.
b. Thu được kết tủa cực đại.
c. Lượng kết tủa không thay đổi.( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

3
ĐÁP ÁN

Câu 1: (Cấu tạo nguyên tử–Hóa học hạt nhân)


1. Nguyên tử nguyên tố X được bắn phá bằng chùm tia  , tạo nên nguyên tố Y
có electron cuối cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử n=2; l=1; m=–1;
1
s=  2 và đồng thời tách ra 1 proton. Biết tỉ lệ giữa hạt không mang điện và mang
điện trong hạt nhân nguyên tử Y là 1,125.
a) Xác định nguyên tố X, Y và hoàn thành phương trình phản ứng hạt nhân.
b) Trong điều kiện thích hợp đơn chất X phản ứng với đơn chất Y tạo thành hợp chất
Z. Xây dựng giản đồ năng lượng MO – LCAO và viết cấu hình electron cho anion Z–
2. Sự phân hủy phóng xạ của 232 Th tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu về
sự phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của 232 Th là 1,39.1010 năm.
Hãy tính số hạt α bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori đioxit tinh khiết. NA =
6,022.1023 mol–1.
Hướng dẫn giải
ĐÁP ÁN ĐIỂM
1 a, Nguyên tố Y được đặc trưng bởi 4 số lượng tử suy ra Y có
cấu hình electron là 1s22s22p4 Z=8. Y là oxi
- Mặt khác N/Z = 1,125 nên N = 9 vậy Y là 817O 0,25
-
b
Ta có aX 4
2He  8O
17 1
H
1 Suy ra a=7; b=14 X là Nitơ 0,25
Phản ứng hạt nhân 7N 
14 4
He 
17 1
O H 0,25
- 2 8 1

b) N2 + O2 →2NO
– Giản đồ năng lượng của anion NO– 0,5

– Cấu hình electron anion NO–



2*
1
s1
22 *
s 2
s2
2 2 2 2*
1*
sxyz x y
1 0,25
2 Vì thori phân hủy phóng xạ theo phản ứng bậc 1 nên chu kỳ bán
hủy được tính theo biểu thức:
0,693 0,693
t1/2 = hay k=
k t1/2
0 ,69
3 -1
8 -1
Vậy hằng số tốc độ k = 1
1,
39.
1 0 0
.365 .24 .3600
= 1 ,
58.
1 0 (
s ) . 0,25
Trong 264 gam ThO2 tinh khiết chứa 6,022.1023 hạt 232 Th .
6,022.1023 . 1
Vậy trong 1 gam ThO2 tinh khiết chứa: = 2,28.1021 0,25
264
232
hạt Th .
Tốc độ phân hủy của Th (trong ThO2) được biểu diễn
bằng biểu thức: A= kN
Do vậy số hạt α bị bức xạ trong 1 giây bởi 1 gam thori
đioxit tinh khiết sẽ là:
A= 1,58.10–18. 2,28.1021 = 3,60.103 hạt /s
Nghĩa là có 3,60.103 hạt α bị bức xạ trong 1 giây. 0,5

4
Câu 2: ( Hình học phân tử–Liên kết hoá học–Tinh thể–Định luật tuần hoàn)
1. Xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dạng hình học trong không
   
gian của các ion ClO ;ClO 2;ClO 3;ClO4. từ đó so sánh độ bền liên kết của các ion.
2. Cu ở trạng thái rắn kết tinh theo kiểu lập phương chặt khít nhất. Tính bán kính
nguyên tử của Cu (theo Å). Biết khối lượng riêng của Cu bằng 8,96 g/cm3. M= 63,55.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM
1 Ion CT Trạng thái lai Dạng hình học trong
VSEPR hóa nguyên tử không gian
trung tâm
ClO  AX1E3 sp3
Thẳng
ClO2 AX2E2 sp3 Hình chữ V
0,75
ClO3 AX3E1 sp3 Chóp tam giác
ClO4 AX4E0 sp3 Tứ diện
0,25
   

So sánh độ bền: ClO 
ClO
2ClO
3 4. Độ bền các ion tăng dần
ClO
 
từ ClO đến ClO4
2. 2. Tinh thể lập phương chặt khít nhất có ô mạng kiểu lập phương
tâm mặt. 0,25
Số mắt của ô mạng: 4
0,25
Thể tích ô mạng: (4 × 63,55) / (8,96 × 6,022 × 1023) = 4,71× 10–
23
cm3 0,5
–8
Độ dài cạnh ô mạng: 3,61 × 10 cm
Bán kính của M: = 1,28 Å
0,5

Câu 3: ( Nhiệt hóa học )


Cho:
Chất H 298
0
, kJ.mol 1 0
S 298 , Jmol 1 K 1
Na 2 SO4 –1384,6 149,5
–4324,7 591,9
Na2 SO4 .10H 2 O
H 2 Ol  –285,8 70,1
H 2 Ok  –241,8 188,7
Po = 1,013.105 Pa. Các tính chất nhiệt động này không phụ thuộc nhiệt độ
1. Có hiện tượng gì xẩy ra khi để 2 khoáng vật trên ra ngoài không khí có độ
ẩm tương đối bằng 67% và nhiệt độ bằng 25oC .
2. Các kết quả thu được ở trên có thay đổi không khi hạ nhiệt độ xuống 0 oC.
3. Ở độ ẩm tương đối nào của không khí cả hai chất song song tồn tại ở 25oC.

5
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Độ ẩm tuyệt đối của không khí bằng lượng hơi nước có trong 1đơn vị
thể tích không khí ( tính ra g/m3).
Độ ẩm tương đối của không khí là tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối với độ
ẩm cực đại ( độ ẩm tuyệt đối khi hơi nước bão hòa) ở nhiệt độ đang xét
(tính ra %).
– Không khí ẩm do nước bốc hơi. Độ ẩm cực đại khi có cân bằng:
0,25
1 H 2 Ol   H 2 Oh  (*)
Kp 0,25
G298K *   RTLnK  K   3,04.10 2  K p  3080Pa  Pcb , 298K *  Pbh, 298K H 2 O 
0

P0nk
 Pkk , 298K H 2 O  0,67 Pbh, 298 H 2 O  2064Pa 0,25
bh: bão hòa; cb: cân bằng; kk: không khí.
- Tính Pcb' , 298K H 2 O khicó cân bằng:
Na2 SO4 .10H 2 Or   Na2 SO4r   10H 2 Ok  (**)
ở 25oC. 0,5
P '
cb , 298K H 2O  2523Pa  Pkk ,298K H 2O
Như vậy phản ứng (**) chuyển dịch theo chiều thuận và
Na2 SO4 .10H 2 O mất nước . 0,25

2 1 1
K 2 H 0 0,5
Dùng Ln    tính lại các hằng số cân bằng của (*) và

K1 T1 T2 
R
(**) ở 0 C và suy ra: Pcb' , 298K H 2 O  366Pa  Pkk ,298K H 2O  404Pa .
o

Phản ứng (**) chuyển theo chiều nghịch và Na2SO4 chảy rữa.

3 Có điều này khi: Pkk ,298K H 2 O  Pcb' ,298K H 2 O  2523Pa nghĩa là độ ẩm 0,5
tương đối của không khí bằng 81,9%.

Câu 4 : ( Động hoá học )


Phản ứng phân huỷ nhiệt Metan xảy ra như sau:
CH4   CH3 + H
k1

CH4 + CH3   C2H6 + H


2 k

CH4 + H   CH3 + H2
3 k

H + CH3 + M   CH4 + M k4

a. Áp dụng nguyên lý dừng với CH3 và H, chứng minh:


d C2 H 6  3
k1.k 2 .k 3
 k[CH 4 ]2 víi k 
dt k 4 M

b. Nếu nồng độ có thứ nguyên phân tử / cm3 với thời gian tính bằng giây, hãy
tìm thứ nguyên của k.
6
Đáp án Điểm

d  C2 H 6 
a. = k2[CH4][CH3]
dt
d H 
= k1[CH4] + k2[CH4][CH3] – k3[CH4][H] – k4[H][CH3][M]
dt 0,5
=0
d CH 3 
= k1[CH4] – k2[CH4][CH3] + k3[CH4][H] – 0,5
dt
k4[H][CH3][M] = 0
Cộng 2 pt cho:
k1[CH4] = k4[H][CH3][M] nên k2[CH4][CH3] = k3[CH4][H]
hay k2 [CH3] = k3[H]  [H] =
k2 CH 3 
k3
k2 CH 3 
k1[CH4] = k4[H][CH3][M] = k4 [CH3][M] =
k3
k4 .k2 0,75
[CH3]2[M]
k3
k1.k3 CH 4  d  C2 H 6 
Suy ra: [CH3] = . và = k2[CH4][CH3]
k2 .k4  M  dt
k1.k2 .k3
CH 4  2 = k[CH4]3/2.
3
=
k4  M 

b. [k] =
C  = [C]1– n[t] –1=
t C  0,75
n

1 1

 phantu  2 1  cm  3 1
3 1 3

C   t   C  t 
1 1  1
2 2  3 
s =   .s
 cm   phantu 

Câu 5. ( Cân bằng trong dung dịch điện li)


1. Người ta điều chế một dung dịch X bằng cách hoà tan 0,05 mol axit axetic và 0,05
mol Natri axetat trong nước rồi thêm nước đến thể tích 1 lít .
a) Tính pH của dung dịch X?
b) Tính giá trị pH của dung dịch thu được nếu thêm 10–3 mol HCl hoặc thêm 10–
3
mol NaOH vào dung dịch X?
Cho Ka(CH3COOH) = 1,8.10–5.
2. Ion Fe(SCN)2+ có màu đỏ ở nồng độ bằng hoặc lớn hơn 10–5M. Hằng số phân
li của ion đó là 10–2.
a) Một dung dịch chứa vết Fe3+. Thêm vào dung dịch này một dung dịch KSCN
10–2M (coi thể tích không đổi). Xác định nồng độ tối thiểu của Fe3+ để dung dịch xuất
hiện màu đỏ.

7
b) Một dung dịch chứa Ag+ 10–2M và Fe3+ 10–4M. Thêm dung dịch SCN– vào tạo
kết tủa AgSCN (coi thể tích không đổi). Xác định nồng độ Ag+ còn lại trong dung
dịch khi xuất hiện màu đỏ.
Biết TAgSCN = 10–12
5 a. Dung dịch X là dung dịch đệm axit.
 CH3 COO  
pH = pK + lg = 4,745 + 0 = 4,745
 CH3COOH  0,5
b. – Khi thêm 0,001 mol HCl thì có phản ứng:
CH3COO– + HCl  CH3COOH + Cl–
0,001 0,001 0,001
Do HCl là axit mạnh nên phản ứng coi như hoàn toàn, khi đó:
[CH3COO–] = 0,05 – 0,001 = 0,049 M
và [CH3COOH] = 0,05 + 0,001 = 0,051 M
0 , 049
pH = 4,745 + lg = 4,728 0,5
0 , 051
– Khi thêm 0,001mol NaOH thì có phản ứng:
CH3COOH + OH–  CH3COO– + H2O
0,001 0,001 0,001
Do NaOH là bazơ mạnh nên phản ứng coi như hoàn toàn, khi đó:
0,5
[CH3COO–] = 0,05 + 0,001 = 0,051 M và [CH3COOH] = 0,05– 0,001
= 0,049 M
0 , 051
pH = 4,745 + lg = 4,76.
0 , 049
2.
a. Fe3+ + SCN–  Fe(SCN)2+
Nồng độ cân bằng: Co – x 10–2 – x x = 10–5
10 5 0,5
Ta có:  10  2  [Fe3+] = 10–5M  Co = 2.10–5M
Fe 
3 2 5
(10  10 )
b. Khi xuất hiện màu đỏ thì: [Fe(SCN)2+] = 10–5M.
Vậy nồng độ Fe3+ còn lại là: 9.10–5M
105
Ta có:  102   SCN    1,1.103 M   Ag    9,1.1010 M
 SCN   9.105 0,5

Câu 6. (Phản ứng oxi hoá khử – Pin điện –điện phân)
1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa–khử sau đây theo phương pháp ion– electron:
a) Cl2  I   OH   IO4 +… b) NaClO + KI + H2O →...
2. Cho sơ đồ pin điện hoá tại 25oC: Ag, AgBr|KBr 1M||Fe3+ 0,05M, Fe2+ 0,1M|Pt.
a) Viết phương sơ đồ phản ứng xảy ra trong pin và chiều chuyển dịch điện tích
khi pin hoạt động.
b) Tính E pin.
c) Tính nồng độ các ion trong mỗi điện cực khi pin phóng điện hoàn toàn.
8
Cho: EFe0 3
/ Fe2
 0,771V ; EAg
0

/ Ag
 0,799V ; Ks( AgBr )  1013 ; thể tích mỗi điện cực là
100ml.
6 1.
a. Cl 2  I   OH   IO4  Cl   H 2 O
4 Cl2  2e  2Cl  0,5
1 I   8OH   IO4  4 H 2O  8e
4Cl2  I   8OH   8Cl   IO4  4H 2O
b. NaClO + KI + H2O → NaCl + I2 + KOH
ClO   H 2O  2e  Cl   2OH 
2 I   I 2  2e
NaCl + 2KI + H2O  NaCl + I2 + 2 KOH 0,5
2.
a. Phản ứng điện cực:
Anot (–) : Ag + Br–  AgBr + 1e
Catot (+): Fe3+ + 1e  Fe2+
Phản ứng trong pin: Fe3+ + Ag + Br–  Fe2+ + AgBr
b. Tính Epin: 0,25
Áp dụng phương trình Nec ta có:
[Fe3 ]
EFe3 / Fe2  E 0
Fe3 / Fe2
 0, 059.lg =0,753V
[Fe2 ]
Tai anot: KBr  K+ + Br–
AgBr  Ag+ + Br–  [Ag+]=Ks/[Br–]=10–13M 0,25
EAg / Ag  EAg
0

/ Ag
 0,0592.lg[Ag  ] =0,0294V

Epin=0,753–0,0294=0,7236V
c. Ta có cân bằng: Fe3+ + 1e  Fe2+ (1) K1
Ag  Ag+ + 1e (2) K2
Ag+ + 1e  Ag (3) K3
Tổ hợp 3 cân bằng trên ta được:
Fe3+ + Ag + Br–  Fe2+ + AgBr (4) K4=K1.K2.K3=
0,7710,799

10 0,0592
.1013 =3,4.1012 1
Vì K4 rất lớn Coi như (4) xảy ra hoàn toàn.
Vì thể tích 2 điện cực bằng nhau nên TPGH: Fe2+: 0,15M; Br– : 0,95M.
Xét cân bằng:
Fe2+ + AgBr  Fe3+ + Ag + Br– K=1/K4=2,97.10–13
Ban đầu: 0,15 0,95 (M)
Phản ứng: x x x
Cân bằng: 0,15–x x 0,95+x
x(0,95  x)
K  2,97.1013
0,15  x

9
Giả sử x << 0,15 < 0,95  x = 4,69.10–14
[Fe3+]=4,69.10–14M; [Fe2+]=0,15M; [Br–]=0,95M; [Ag+]=Ks/[Br–
]=1,05.10–13M

Câu 7:
1. Xác định các chất A,B,C,D,E và viết các phương trình hoá học thực hiện sự
chuyển hoá sau đây
(A)+ KNO3 + H2SO4 → I2 +...
I2+ dd KOH t
0
C
(D)+ (A)+...
I2 + N2H4 →(E) +...
I2 + HNO3 →(B)+....
(B)+ dd KOH → (D)+...
(B) 200 (C) +....
0
C

(C)+ CO → I2 +....
(E) + dd KOH →.....
2. Một loại khoáng chất có chứa 13,77%Na; 7,18%Mg; 57,48%O; 2,39%H và còn
lại là nguyên tố X (về khối lượng). Hãy xác định công thức phân tử của khoáng chất
đó?

.
Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM
1. Công thức các chất
A B C D E F+G H
KI HIO3 I2O5 KIO3 HI CuI+I2 AgI 0.25
Phương trình phản ứng
2KI+KNO3 + H2SO4 →I2 +KNO2 +K2SO4+ H2O
3I2 +10HNO3→6HIO3+10NO+ 2H2O 0.25
3I2 + 6KOH →5KI +KIO3 + 3H2
HIO3+KOH→KIO3 + H2O 0.25
2HIO3 200
 I2O5 + H2O
0
C

I2O5 + 5CO 200


C
I2 + 5CO2
0
0.25
2I2 +N2H4 → 4HI + N2
HI +KOH →KI + H2O
2
2. Hàm lượng %X = 100 – 13,77 – 7,18 – 57,48 – 2,39 = 0.25
19,18%
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
13,77 7,18 57, 48 2,39 19,18
1  2  2  1  n
23 24 16 1 X =0  0.25
X = 5,33n
Lập bảng:
n 1 2 3 4 5 6 7 8 0.5
X 5,33 10,66 ... ... ... 32
Chỉ có y = 6 là thỏa mãn X = 32  S (lưu huỳnh)
10
13,77 7,18 57, 48 2,39 19,18
: : : :
Na : Mg : O : H : S = 23 24 16 1 32 = 2 : 1 : 0.25
12 : 8 : 2
Công thức khoáng:
Na2MgO12H8S2 Na2SO4.MgSO4.4H2O
0.25

Câu 8: (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp

Một hỗn hợp X gồm (Al và Cu). Cho 18,2 (g) hỗn hợp X vào 100 ml dung dịch
chứa hỗn hợp hai axit ( H2SO4 12M và HNO3 2M), đun nóng thu được dung dịch Z và
8,96 lit hỗn hợp khí J gồm NO và một khí D không màu. Biết tỷ khối hơi của J so với
H2 bằng 23,5.
1. Tính số mol của khí D và khí NO trong hỗn hợp J.
2. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hh X, tính khối lượng muối thu được
trong dung dịch Z.
3. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần thêm vào dung dịch Z để.
a. Bắt đầu có kết tủa.
b. Thu được kết tủa cực đại.
c. Lượng kết tủa không thay đổi.( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
–Ta có. M J = 23,5 . 2 = 47. Vậy M NO < 47 < M D , khí D là
SO2. M D = 64. mJ = 47.0,4 = 18,8
–Gọi a, b ( > 0) lần lượt là số mol của SO2 và NO ta có.
1 a + b = 0,4.(1)
(0,25 đ) 64a + 30b = 18,8(2). 0,25
–Giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,2; b = 0,2. đ
Vậy số mol của SO2 = NO2 = 0,2 mol
–Gọi x, y là số mol của Al và Cu trong hỗn hợp.
27x + 64y = 18,2 (3).
Số mol H2SO4 = 1,2 mol, số mol HNO3 = 0,2 mol 0,25
 nH  2, 6 mol.
 đ
–Xét các nửa phản ứng. Al – 3e = Al3+(I)
x 3x
Cu – 2e = Cu2+(II)
y 2y 0,25
– +
NO3 + 4H + 3e = NO + 2H2O( III) đ
0,2 0,8 0,6 0,2
2– +
SO4 + 4 H + 2e = SO2 + 2H2O (IV)
2 0,2 0,8 0,4 0,2
(1 đ) –Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có.
3x + 2y = 0,6 + 0,4 = 1.
27x + 64y = 18,2. 0,25
–Giải hệ phương trình trên ta có. x = 0,2, y = 0,2. đ
11
Khối lượng Al = 27. 0,2 = 5,4 (g).
Khối lượng của Cu = 0,2.64 = 12,8 (g). 0,25
đ
–Theo (III) trên ta thấy số mol khí NO = số mol NO3– ban
đầu. Vậy trong dung dịch sau phản ứng không còn NO 3– nên
muối thu được là Al2(SO4)3 và CuSO4. Theo định luật bảo
toàn nguyên tố ta có.
1
nAl2 ( SO4 )3 nAl  0,1 mol. mAl2 ( SO4 )3  342.0,1  34, 2( g ).
0,25
2 đ
nCuSO4  nCu  0, 2 mol. mCuSO4  0, 2.160  32( g )
–Trong dung dịch Z có 0,2 mol Al3+, 0,2 mol Cu2+,
1 mol H+.
– Gọi thể tích NaOH cần cho là V lít. Số mol NaOH = 2V.
NaOH  Na+ + OH–.
–Khi cho NaOH vào dung dịch Z có phản ứng sau. 0,25
H+ + OH– = H2O ( V). đ
Cu2+ + 2 OH– = Cu(OH)2(VI).
Al3+ + 3 OH– = Al(OH)3 (VII).
3 Nếu OH– còn dư thì có phản ứng sau.
(1,25 đ) A(OH)3 + OH– = AlO2– + H2O (VIII).
–Để bắt đầu kết tủa tức là vừa xảy ra hết phản ứng (V). Số 0,25
mol OH– = 1 mol. Vậy số mol NaOH = 1 mol. đ
V = 1/2 = 0,5 lít.
–Để kết tủa cực đại tức là vừa xảy ra hết (V), (VI), (VII).
Tổng số mol OH– = 2. Vậy số mol NaOH = 2. 0,25
V = 2/2 = 1 lít. đ
–Để kết tủa không thay đổi tức là sảy ra hết các phản ứng.
(V), (VI), (VII), (VIII). Tổng số mol OH– = 2,2 mol. 0,25
Vậy số mol NaOH = 2,2 mol. V = 2,2 / 2 =1,1 lít. đ

Lưu ý: HS làm cách khác đúng vẫn tính điểm tối đa

12
ĐỀ SỐ 13
Câu 1 (2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử – Hạt nhân.
1. Một mẫu đá uranynit có tỉ lệ khối lượng 206
Pb : 238U = 0,0453. Cho chu kì bán hủy của
238
U là 4,55921.109 năm. Hãy tính tuổi của mẫu đá đó.
2. Cho A, B là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn trong
đó B có tổng số lượng tử ( n + l ) lớn hơn tổng số lượng tử ( n + l ) của A là 1. Tổng số đại
số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng của cation A2+ là 3,5.
a. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B.
b. Viết cấu hình electron và xác định tên của A, B.
Câu 2 (2,5 điểm) Động học.
1. Cho phản ứng : (CH3)2O(k) 
 CH4(k) + CO(k) + H2(k)

Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp
suất tổng của hệ, người ta được các kết quả sau
t (giây) 0 1550 3100 4650
Phệ (mm Hg) 400 800 1000 1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
1. Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
2. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC. Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần
trăm lượng (CH3)2O đã bị phân hủy sau 460 giây.
Câu 3 (2,5 điểm) Nhiệt hóa học.
Cho các số liệu nhiệt động học sau:
Chất CO2(k) H2O(k) CH4(k) N2(k) H2O(l)
∆H0f (kJ.mol–1) –393,5 –241,8 –74,9 0 –285,9
Cp (J.K–1. mol–1) 37 33 35 29 75

1. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H1) cho quá trình sau trong điều kiện đẳng nhiệt ở 298K và 1 bar:
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 298K)
2. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H2), cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 bar
(coi nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ).
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 498K) + 2H2O(k, 498K)

1
3. Trong một máy hơi nước, ngọn lửa của metan sẽ đốt nóng hơi nước trong bình chứa.
Trong bom phản ứng chứa 1 mol metan và 10 mol không khí (2 mol oxi và 8 mol nitơ).
Giả sử tất cả các khí đưa vào (metan và không khí) đều có nhiệt độ 298K, các sản phảm
đều có nhiệt dộ 498K và phản ứng là hoàn toàn. Toàn bộ lượng nhiệt này được truyền cho
một lượng nước lỏng là 200 gam. Hãy tính nhiệt độ cuối cùng của lượng nước này (biết
nước ban đầu ở thể lỏng, nhiệt độ 250C).
Câu 4 (2,5 điểm) Liên kết, cấu trúc phân tử, tinh thể.
1. Hãy chứng minh rằng phần thể tích bị chiếm bởi các đơn vị cấu trúc (các nguyên tử)
trong mạng tinh thể kim loại thuộc các hệ lập phương đơn giản, lập phương tâm khối, lập
phương tâm diện tăng theo tỉ lệ 1 : 1,31 : 1,42.
2. Thực nghiệm cho biết cả ba hợp chất CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện.
Có ba trị số góc liên kết tại tâm là 110o; 111o; 112o(không kể tới H khi xét các góc này).
Độ âm điện của H là 2,20; CH3 là 2,27; Csp3 là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,50. Dựa vào mô
hình sự đẩy giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của mỗi
hợp chất và giải thích.
Câu 5 (2,5 điểm) Dung dịch, phản ứng trong dung dịch.
Trộn 10,00 mL dung dịch CH3COOH 0,20 M với 10,00 mL dung dịch H3PO4, thu được
dung dịch A có pH = 1,50.
1. Tính CH3PO4 trong dung dịch H3PO4 trước khi trộn.

2. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.


3. Thêm từ từ Na2CO3 rắn vào dung dịch A cho đến pH = 4,0, thu được dung dịch B. Tính
số gam Na2CO3 đã dùng.
Cho biết: H3PO4: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
CH3COOH: pKa = 4,76; CO2 + H2O có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33;
Câu 6 (2,5 điểm) Phản ứng oxi hóa – khử.
1. Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl2 0,100M và FeCl3 0,100M. Xác
định nồng độ các ion thiếc và sắt khi cân bằng ở 25oC. Tính thế của các cặp oxy hóa – khử
khi cân bằng.
2. Nhúng một sợi Ag vào dung dịch Fe2(SO4)3 2,5.10–2M. Xác định nồng độ của Fe3+; Fe2+
và Ag+ khi cân bằng ở 25oC. Tính thế của các cặp oxy hóa – khử khi cân bằng.
Cho biết Eo(Sn4+/Sn2+) = 0,15V; Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,77V; Eo(Ag+/Ag) = 0,80V
2
3. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản
ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. Tính độ tan (s) tại 25oC của AgI trong nước.
Cho: E0Ag Ag = 0,80V; E0AgI/Ag,I = -0,15V; E0Au
+ - 3+
/Ag
= 1,26V; E0Fe3+ /Fe = -0,037V; E0Fe2+/Fe = -0,440V

Câu 7 (2,5 điểm) Halogen, lưu huỳnh.


1. Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF, HCl, HBr, HI ? Nếu có chất
không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích tại sao? Viết các phương trình
phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) để minh hoạ.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau
a. Ion I– trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3 ; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3.
b. Ion Br– bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc, BrO3– /H+; còn Br2 oxi hoá được P thành axit tương ứng.
c. H2O2 bị NaCrO2 khử (trong môi OH–) và bị oxi hoá bởi dd KMnO4 (trong môi trường H+).
d. Sục Clo đến dư vào dung dịch FeI2
Câu 8 (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp vô cơ.
Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và
khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 24,5% thu được dung dịch
muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể
muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn màu vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó
thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.

3
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử – Hạt nhân.
1. Một mẫu đá uranynit có tỉ lệ khối lượng 206Pb : 238U = 0,0453. Cho chu kì bán hủy của
238
U là 4,55921.109 năm. Hãy tính tuổi của mẫu đá đó.
2. Cho A, B là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn trong
đó B có tổng số lượng tử ( n + l ) lớn hơn tổng số lượng tử ( n + l ) của A là 1. Tổng số đại
số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng của cation A2+ là 3,5.
a. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B.
b. Viết cấu hình electron và xác định tên của A, B.
Hướng dẫn.
Câu 1 Đáp án tham khảo Điểm

0,0453
Số mol 238U phóng xạ = số mol 206Pb = (mol)
206
0,25 đ
0,0453
m U ban đầu = 1 + . 298 = 1,0523 (g)
206 0,25 đ
1. ln 2 1 N
(1 đ) k= ; k= ln 0
4,55921.10 3 t N 0,25 đ
4,55921.10 3 1.0523
t= ln = 3,35.108 năm
0,693 1 0,25 đ
a. Vì 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ nên 2 nguyên
tố có cùng số lớp electron (cùng n ). Mà tổng ( n + l ) của B lớn hơn 0,25 đ
tổng ( n + l ) của A là 1 nên: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của
A, B là:
A: ns2; B: np1
Mặt khác A có 2e ở lớp ngoài cùng  cation A có dạng A2+. Vậy
tổng đại số của 4 số lượng tử của A2+ là: (n – 1 ) + 1 + 1 – 1/2= 3,5 0,25 đ
2 Vậy 4 số lượng tử của :
(1,5 đ) 1 0,25 đ
A:n=3 l=0 m=0 s=–
2
1
B: n = 3 l=1 m=–1 s=+
2 0,25 đ
b. A: 1s22s22p63s2 ( Mg ). 0,25 đ
B: 1s22s22p63s23p1 ( Al ). 0,25 đ
Câu 2 (2,5 điểm) Động học.
1. Cho phản ứng : (CH3)2O(k) 
 CH4(k) + CO(k) + H2(k)

1
Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp
suất tổng của hệ, người ta được các kết quả sau
t (giây) 0 1550 3100 4650
Phệ (mm Hg) 400 800 1000 1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
1. Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
2. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC. Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần
trăm lượng (CH3)2O đã bị phân hủy sau 460 giây.
Hướng dẫn.

Câu 2 Đáp án tham khảo Điểm

(CH3)2O(k) CH4 (k) + CO(k) + H2(k)


to = 0 Po
t Po – P P P P 0,5 đ
 Ở thời điểm t thì áp suất của cả hệ là: Ph =Po +2P P = (Ph – Po)/2.
1. 3.Po - Ph
(1,25 đ)  Ở thời điểm t, P(CH3 )2O = Po – P = 2
.

Suy ra, ở thời điểm


* t = 0 s thì P(CH ) O = 400 mm Hg
3 2
0,5 đ
* t = 1550 s thì P(CH ) O = 200 mm Hg
3 2

* t = 3100 s thì P(CH ) O = 100 mm Hg


3 2

* t = 4650 s thì P(CH ) O = 50 mm Hg


3 2

Vì nhiệt độ và thể tích bình không đổi nên áp suất tỉ lệ với số mol khí.
Ta nhận thấy, cứ sau 1550 giây thì lượng (CH3)2O giảm đi một nửa. 0,25 đ
Do đó, phản ứng phân hủy (CH3)2O là phản ứng bậc 1 với t1/2 = 1550 s.
Hằng số tốc độ của phản ứng là:
k = ln2 / t1/2 = 0,693 / 1550 = 4,47.10–4 s–1. 0,5 đ
Ta có:
4
Pt = Po.e–kt = 400. e4,47.10 .460
= 325,7 (mm Hg)
0,25 đ
 P = Po – Pt = 400 – 325,7 = 74,3 (mm Hg)
2
(1,25 đ)  Áp suất của hệ sau 460 giây là: Ph = Po + 2P = 400 + 2.74,3 =
548,6 (mm Hg) 0,25 đ

2
74,3
Phần trăm (CH3)2O bị phân huỷ = .100% = 18,58 %
400 0,25 đ

Câu 3 (2,5 điểm) Nhiệt hóa học.


Cho các số liệu nhiệt động học sau:
Chất CO2(k) H2O(k) CH4(k) N2(k) H2O(l)
∆H0f (kJ.mol–1) –393,5 –241,8 –74,9 0 –285,9
Cp (J.K–1. mol–1) 37 33 35 29 75

1. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H1) cho quá trình sau trong điều kiện đẳng nhiệt ở 298K và 1 bar:
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 298K)
2. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H2), cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 bar
(coi nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ).
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 498K) + 2H2O(k, 498K)
3. Trong một máy hơi nước, ngọn lửa của metan sẽ đốt nóng hơi nước trong bình chứa.
Trong bom phản ứng chứa 1 mol metan và 10 mol không khí (2 mol oxi và 8 mol nitơ).
Giả sử tất cả các khí đưa vào (metan và không khí) đều có nhiệt độ 298K, các sản phảm
đều có nhiệt dộ 498K và phản ứng là hoàn toàn. Toàn bộ lượng nhiệt này được truyền cho
một lượng nước lỏng là 200 gam. Hãy tính nhiệt độ cuối cùng của lượng nước này (biết
nước ban đầu ở thể lỏng, nhiệt độ 250C).
Hướng dẫn.
Câu Ý Nội dung Điểm
3
Xét phản ứng CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 298K)
1 0,5
∆H1 = – 393,5 + ( – 241,8.2) – (–74,9) = –802,2 (kJ/mol)
Lượng nhiệt để nâng hỗn hợp sản phẩm từ 298K → 498K được tính
0,5
theo biểu thức: q =Csp .∆T = (37 +2.33).(498–298) = 20,6.103 J/mol
2
→ ∆H2 = – 802,2 + 20,6 = –781,6 (kJ/mol)
Hỗn hợp sản phẩm cháy gồm: N2: 8mol; CO2: 1mol; H2O: 2mol
Tính được: ∑ Cp (sản phẩm) = 37 + 2.33 + 8.29 = 335 (J/mol.K)
0,5
→ ∆H3 = – 802,2 + 335. (498 –298).10–3 = –735,2 (kJ/mol)
→ Qv = ∆U = ∆H3 – ∆nRT = –735,2 – 0.R.T = –735,2 (kJ/mol)
→ Lượng nhiệt mà nước nhận được là Q = 735,2 kJ

3
Gọi nhiệt độ sau của nước là T2 (K)
Lượng nhiệt cần để nâng 200gam H2O từ 250C (298K) đến 1000C
3 0,25
(373K) là: Q1 = 75.(200/18) . ( 373 – 298).10–3 = 62,5 (kJ) < Q
→ T2 > 1000C → H2O bị hóa hơi.
Xét quá trình: H2O(l) H2O(k) có
∆H298K = – (–285,9)+(–241,8) = 44,1 (kJ/mol);
∆Cp=33 –75 = – 42 (J/mol.K)
→ ∆H373K = 44,1 + ( – 42 . (373 – 298).10–3 = 40,95 (kJ/mol) 0,5

→ Lượng nhiệt để hóa hơi 200gam H2O tại 373K là:


Q2 = 200/18 . 40,95 = 455 (kJ)
→ Q1 + Q2 = 62,5 + 455 = 517,5 (kJ) < Q → H2O bị hóa hơi hoàn
0,25
toàn. Hơi nước bị nâng đến nhiệt độ:
Q – (Q1 + Q2) = (200/18).CH2O(k) . (T2 – 373).10–3 → T2 = 966,7K

Câu 4 (2,5 điểm) Liên kết, cấu trúc phân tử, tinh thể.
1. Hãy chứng minh rằng phần thể tích bị chiếm bởi các đơn vị cấu trúc (các nguyên tử)
trong mạng tinh thể kim loại thuộc các hệ lập phương đơn giản, lập phương tâm khối, lập
phương tâm diện tăng theo tỉ lệ 1 : 1,31 : 1,42.
2. Thực nghiệm cho biết cả ba hợp chất CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện.
Có ba trị số góc liên kết tại tâm là 110o; 111o; 112o(không kể tới H khi xét các góc này).
Độ âm điện của H là 2,20; CH3 là 2,27; Csp3 là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,50. Dựa vào mô
hình sự đẩy giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của mỗi
hợp chất và giải thích.
Hướng dẫn.
Câu Ý Nội dung Điểm
4
Đối với mạng tâm khối:

+ Số nguyên tử trong 1 tế bào: n = 8 x 1/8 + 1 = 2.


Do đó V1 = 2x(4/3)  r3 .
+ Trong tế bào mạng tâm khối quan hệ giữa r và a được thể hiện
0,25 đ
trên hình sau:

1
(1 đ)

Do đó: d = a 3 = 4r. Suy ra a = 4r/ 3

4
Thể tích của tế bào: V2 = a3 = 64r3/ 3 3
Do đó phần thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử trong tế bào là: 0,25 đ
V1 : V2 = 8/3  r3 : 64r3/3 3 = 0,68
Đối với mạng tâm diện:
+ Số nguyên tử trong 1 tế bào: n = 8 x 1/8 + 6 x 1/2 = 4. Do đó
thể tích của các nguyên tử trong tế bào là: V1 = 4 x 4/3  r3
+ Trong tế bào mạng tâm diện quan hệ giữa bán kính nguyên tử r
và cạnh a của tế bào được biểu diễn trên hình sau:
0,25 đ

d a

Từ dó ta có: d = a 2 = 4r, do đó a = 4r/ 2


Thể tích của tế bào: V2 = a3 = 64r3/2 2
Phần thể tích bị các nguyên tử chiếm trong tế bào là:
V1/V2 = 16/3  r3: 64r3/ 2 2 = 0,74 0,25 đ
Như vậy tỉ lệ phần thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử trong 1
tế bào của các mạng tâm khối và tâm diện tỉ lệ với nhau như
0,68 : 0,74 = 1,31 : 1,42.
CÊu t¹o kh«ng gian cña c¸c ph©n tö ®-îc biÓu diÔn nh- sau:

H H H

C 0,5 đ
Si C
Br Br Br CH3 CH3
Br
Br Br CH3
SiHBr3 (1) CHBr3 (2) CH(CH3)3 (3)
+ Góc liên kết được tạo thành bởi trục của đám mây electron của
2
(1,5 đ)
2 obitan tạo thành liên kết . Sự phân bố mật độ electron của các
đám mây này phụ thuộc vào độ âm điện của nguyên tử trung tâm
A và phối tử X. Ở cả 3 hợp chất nguyên tử trung tâm A đều có lai 0,25 đ
hoá sp3 vì lớp vỏ hoá trị có 4 cặp electron. Sự khác nhau về trị số
của các góc chỉ phụ thuộc vào độ âm điện tương đối giữa các
nguyên tử liên kết.
+ Khi so sánh 2 góc Br – A – Br ở (1) và (2), liên kết Si–Br phân

5
cực hơn liên kết C–Br nên góc Br – C – Br có trị số lớn hơn góc
0,25 đ
Br – Si – Br.
+ Khi so sánh 2 góc Br – C – Br và H3C – C – CH3 ở (2) và (3),
0,25 đ
liên kết C – Br phân cực hơn liên kết C – CH3 nên góc ở (3) lớn
hơn ở (2).
+ Từ hai so sánh trên thấy rằng trị số các góc tăng dần theo
0,25 đ
thứ tự sau: Góc ở (1) < Góc ở (2) < Góc ở (3)

Câu 5 (2,5 điểm) Dung dịch, phản ứng trong dung dịch.
Trộn 10,00 mL dung dịch CH3COOH 0,20 M với 10,00 mL dung dịch H3PO4, thu được
dung dịch A có pH = 1,50.
1. Tính CH3PO4 trong dung dịch H3PO4 trước khi trộn.
2. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.
3. Thêm từ từ Na2CO3 rắn vào dung dịch A cho đến pH = 4,0, thu được dung dịch B. Tính
số gam Na2CO3 đã dùng.
Cho biết: H3PO4: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
CH3COOH: pKa = 4,76; CO2 + H2O có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33;
Hướng dẫn.
Câu Ý Nội dung Điểm
5
– pHA = 1,50 → không cần tính đến sự phân li của nước
1
Các quá trình xảy ra trong dung dịch A:
H3PO4 H+ + H2 PO-4 Ka1 = 10–2,15 (1)
0,5
CH3COOH H+ + CH3COO– Ka = 10–4,76 (2)
H 2 PO-4 H+ + HPO2-4 Ka2 = 10–7,21 (3)
HPO2-
4 H+ + PO3-4 Ka3 = 10–12,32 (4)
Vì Ka1 >> Ka >> Ka2 >> Ka3 nên pHA được tính theo (1):
H3PO4 H+ + H 2 PO-4 Ka1 = 10–2,15
0,25
[ ] 0,5C – 10–1,5 10–1,5 10–1,5
→ CH PO = C = 0,346 M
3 4

Xét cân bằng: CH3COOH H+ + CH3COO– Ka = 10–


4,76 0,25

[ ] 0,1–x 10–1,5 x
2 → x = 5,49.10–5 M

6
5, 49.105
αCH3COOH  .100 = 0,055% 0,25
0,1

Tại pH = 4,00 ta có:


[H 2 PO4 ] K 10 2,15 [H 2 PO4 ]
= a1 = → = 0,986
3 [H3PO4 ] [H ] 10  4 [H 2 PO4 ] + [H3PO4 ] 0,5

[HPO24  ] K a2 10 7 , 21

=  =  4,0 = 10–3,21 → [ HPO2-4 ] << [H2 PO4 ]
[H 2 PO4 ] [H ] 10

[CH3COO ] K 10 4,76 [CH3COO ]


= a =  4,0 → = 0,148
[CH3COOH] [H ] 10 [CH3COO ] + [CH3COOH]

[CO32  ] 1010,33
Tương tự : 
= 4
<< 1 → [ CO32 ] << [ HCO3 ]; 0,25
[HCO3 ] 10

[HCO3 ] 106,35
= << 1 → [ HCO3 ] << [CO2].
[CO 2 ] 10 4
Như vậy khi trung hòa đến pH = 4,00 thì chỉ có 14,8% CH3COOH
và 98,6% nấc 1 của H3PO4 bị trung hòa, còn bản thân Na2CO3 phản
ứng với H+ của 2 axit tạo thành CO2 0,25
2H3PO4 + CO32 → 2 H2 PO4 + CO2 + H2O
2CH3COOH + CO32 → 2 CH3COO– + CO2 + H2O
Vậy: n CO2- = 0,5.(14,8%. n CH3COOH +98,6%. n H3PO4 )
3
0,25
= 0,5.20.10–3(14,8%.0,1+ 98,6%.0,173)
→ n CO2- = 1,85.10–3 (mol) → m Na 2CO3 = 0,1961 (gam)
3

Câu 6 (2,5 Điểm) Phản ứng oxi hóa – khử.


1. Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl2 0,100M và FeCl3 0,100M. Xác
định nồng độ các ion thiếc và sắt khi cân bằng ở 25oC. Tính thế của các cặp oxy hóa – khử
khi cân bằng.
2. Nhúng một sợi Ag vào dung dịch Fe2(SO4)3 2,5.10–2M. Xác định nồng độ của Fe3+; Fe2+
và Ag+ khi cân bằng ở 25oC. Tính thế của các cặp oxy hóa – khử khi cân bằng.
Cho biết Eo(Sn4+/Sn2+) = 0,15V; Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,77V; Eo(Ag+/Ag) = 0,80V
3. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản
ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. Tính độ tan (s) tại 25oC của AgI trong nước.
Cho: E0Ag Ag = 0,80V; E0AgI/Ag,I = -0,15V; E0Au
+ - 3+
/Ag
= 1,26V; E0Fe3+ /Fe = -0,037V; E0Fe2+/Fe = -0,440V

Hướng dẫn.

7
Câu Ý Nội dung Điểm
6
Sn2+ + 2Fe3+  Sn4+ + 2Fe2+
cb: 0,05– x 0,05 – 2x x 2x
lgK = 2(0,77 – 015)/0,059 = 21  K = 1021. 0,25 đ

K rất lớn và nồng độ Fe3+ cho phản ứng nhỏ hơn nhiều so với Sn2+
 phản ứng gần như hoàn toàn: 2x  0,05
1
(1 đ) [Fe2+] = 0,05M; [Sn4+] = 0,025M; [Sn2+] = 0,025M; [Fe3+] = M 0,25 đ

K=
0,025.(0,05) 2
0,025. 2
 1.10 21 
0,0025
2
   Fe 3  1,58.10 12 M  0,25 đ

Khi cân bằng


1,58.10 12 0,059 0,025
Ecb = 0,77 + 0,059lg  0,15  lg  0,15M
(2,5 0,05 2 0,025 0,25 đ
đ)
Ag + Fe3+ ⇌ Ag+ + Fe2+ 0,25 đ
cb: 0,05 – x x x
lgK = (0,77 – 0,80)/0,059 = –0,51  K = 0,31
Ta có:
2
(0,75 đ) x2
0,05  x
  
 0,31  x  Ag   Fe 2  4,38.10 2 M  0,25 đ

Fe   6.10
3 3
M
6.10 3
Ecb = 0,77  0,059 lg  0,80  0,059 lg 4,38.10 2  0,72V 0,25 đ
4,38.10 2
Để xác định tích số tan KS của AgI, cần thiết lập sơ đồ pin có các
điện cực Ag làm việc thuận nghịch với Ag +. Điện cực Ag nhúng
trong dung dịch nào có [Ag+] lớn hơn sẽ đóng vai trò catot. Vậy
0,25 đ
sơ đồ pin như sau:
(–) Ag │ I–(aq), AgI(r) ║ Ag+(aq) │ Ag(r) (+)
Hoặc: (–) Ag, AgI(r) │ I–(aq) ║ Ag+(aq) │ Ag(r) (+)

3 Phản ứng ở cực âm: Ag(r) + I−(aq) AgI(r) + e K 11


(0,75 đ)
Phản ứng ở cực dương: Ag+(aq) + e Ag(r) K2
Phản ứng xảy ra trong pin: Ag+(aq) + I–(aq) AgI(r) K S-1
0,25 đ
(1)
( E0 -E 0 ) / 0,059
Trong đó K S-1 = K 11 .K2 ≈ 1,0.1016
Ag + /Ag -
= 10 AgI/Ag,I

 KS = 1,0.10−16.
Gọi S là độ tan của AgI trong nước nguyên chất, ta có:
AgI↓ Ag+ + I– KS = 10–16
8
S S 0,25 đ
Vì quá trình tạo phức hidroxo của Ag+ không đáng kể, I– là anion
của axit mạnh HI, nên : S = KS =1,0.10–8 M

Câu 7 (2,5 điểm) Halogen, lưu huỳnh.


1. Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF, HCl, HBr, HI ? Nếu có chất
không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích tại sao? Viết các phương trình
phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) để minh hoạ.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau
a. Ion I– trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3 ; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3.
b. Ion Br– bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc, BrO3– /H+; còn Br2 oxi hoá được P thành axit tương ứng.
c. H2O2 bị NaCrO2 khử (trong môi OH–) và bị oxi hoá bởi dd KMnO4 (trong môi trường H+).
d. Sục Clo đến dư vào dung dịch FeI2
Hướng dẫn.
Câu Ý Nội dung Điểm
7
Phương pháp sunfat là cho muối halogenua kim loại tác dụng với
axit sunfuric đặc, nóng để điều chế hiđrohalogenua dựa vào tính dễ
bay hơi của hiđrohalogenua. 0,5

Phương pháp này chỉ áp dụng để điều chế HF , HCl, không điều
1
chế được HBr và HI vì axit H2SO4 là chất oxi hoá mạnh còn HBr và
HI trong dung dịch là những chất khử mạnh, do đó áp dụng phương
pháp sunfat sẽ không thu được HBr và HI mà thu được Br2, I2.
CaF2 + H2SO4 đ, nóng  2HF  + CaSO4
NaCl + H2SO4 đ, nóng  HCl  + NaHSO4 0,25
2NaCl + H2SO4 đ, nóng  2HCl  + Na2SO4
NaBr + H2SO4 đ, nóng  NaHSO4 + HBr
0,25
2HBr + H2SO4 đ, nóng  SO2 + 2H2O + Br2
NaI + H2SO4 đ, nóng  NaHSO4 + HI 0,25

6HI + H2SO4 đ, nóng  H2S + 4 H2O + 4 I2

9
2KI + 2FeCl3  2FeCl2 + 2KCl + I2
0,25
2KI + O3 + H2O  2KOH + O2 + I2
I2 + 2Na2S2O3  2NaI + Na2S4O6
2 2Br– + 4H+ + SO42–( đặc)  Br2 + SO2 + 2H2O
0,5
5Br– + BrO3– + 6H+  3Br2 + 3H2O
5Br2 + 2P + 8H2O  10 HBr + 2H3PO4
3H2O2 + 2NaCrO2 + 2NaOH  2Na2CrO4 + 4H2O 0,25

5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4  2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O


2FeI2 + 3Cl2  2FeCl3 + 2I2
0,25
5Cl2 + I2 + 6H2O  2HIO3 + 10HCl

Câu 8 (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp vô cơ.


Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và
khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 24,5% thu được dung dịch
muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể
muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn màu vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó
thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.
Hướng dẫn.

Câu Ý Nội dung Điểm


2MS + 3O2   2MO + 2SO2
8
MO + H2SO4   MSO4 + H2O 0,5 đ
Cứ 1 mol H2SO4 hay (98/24,5).100 = 400g dung dịch H2SO4 hòa
tan được (M + 96)g muối MSO4.
Ta có:
Khối lượng dung dịch thu được = (M+16) + 400, khối lượng chất
tan = (M+96)g 0,25 đ
Theo bài cho, ứng với 100 g dung dịch có 33,33g chất tan. Tính
được M= 64, M là Cu.
1. Ta có : mdd bão hoà = m CuO + mdd H SO – m muối tách ra
2 4
(1 đ)
= 0,125 . 50 + 0,125 . 400 – 15,625 = 44,375g.
10
Khối lượng CuSO4 còn lại trong dung dịch bão hòa 0,5 đ
= (44,375 . 22,54)/100% = 10g
Số mol CuSO4 còn laị trong dung dịch = 10 /160 = 0,0625 mol
Số mol CuSO4 ban đầu = số mol CuO = số mol CuS
= 12/96 = 0,125 mol
0,5 đ
Số mol CuSO4 đã tách ra = 0,125 – 0,0625 = 0,0625 mol
Nếu công thức muối ngậm nước là CuSO4.nH2O ta có (160+18n) .
0,0625 = 15,625  n = 5
3SO2 + 2H2O   2H2SO4 + S (màu vàng)
o
150 C
2 0,75
(0,75) SO2 +Br2 + 2H2O 
 H2SO4 + 2HBr
 BaSO4  + 2HCl
H2SO4 + BaCl2 

11
ĐỀ SỐ 14

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Ở trạng thái cơ bản, năng lượng ion hóa của ion một electron Xm+ là 4,72.104 kJ/mol.
Xác định nguyên tố X và giá trị của m.
2. Poloni–210 là một nguyên tố phóng xạ có thời gian bán hủy là 138 ngày và phân rã
phát ra tia α. Do có thời gian bán hủy ngắn và phát ra tia α nên kim loại poloni và các hợp
chất của nó tự nóng lên theo thời gian; 1g kim loại có công suất phát năng lượng là 141 W.
Hiện tượng này được sử dụng trong các thiết bị đun nóng bằng phóng xạ để giữ nhiệt cho các
vệ tinh hoạt động trong vũ trụ, hoặc trong các thiết bị phát nhiệt bằng phóng xạ để sản xuất
điện. Gần đây plutoni–238 đã được sử dụng để thay thế poloni. 238Pu có thời gian bán hủy dài
hơn nhiều và do đó có công suất phát năng lượng thấp hơn (0,56 W.g–1).
a) Hãy viết cấu hình electron đầy đủ của poloni và viết phương trình phân rã của
poloni–210?
b) Hãy cho biết công suất phát năng lượng của 1 gam 210Po sau 1 năm?
c) Sau 5 năm, công suất phát năng lượng của 238Pu bằng 96% công suất của nó tại thời
điểm ban đầu. Hãy tính thời gian bán hủy của plutoni–238.
Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học
1. Phản ứng trong pha khí giữa NH3 và NO2 ở giai đoạn đầu là phản ứng bậc 2. Tính
năng lượng hoạt hóa và trị số A của phương trình Areniut, biết rằng ở hai nhiệt độ 600K và
716K hằng số tốc độ có giá trị tương ứng bằng 0,385 và 16 (mol–1.l.s–1)
2. Nitơmonoxit NO và nitơđioxit NO2 là những chất gây ô nhiễm trong không khí
thường gặp. Nitơmonoxit có trong khí quyển thường được tạo thành khi có sấm chớp và trong
các động cơ đốt trong. Ở nhiệt độ cao, NO phản ứng với H2 tạo thành đinitơmonoxit N2O là
một khí nhà kính
2NO(k) + H2(k) → N2O(k) + H2O(k)
Để nghiên cứu động học của phản ứng trên ở 820oC, người ta đo tốc độ ban đầu của
phản ứng ở những áp suất ban đầu khác nhau của NO và H2.
Thí Áp suất đầu, torr Tốc độ đầu của sự tạo thành
nghiệm PNO PH
2
N2O, torr.s–1
1 120.0 60.0 8,66.10–2
2 60.0 60.0 2,17.10–2
3 60.0 180.0 6,62.10–2
Hãy xác định biểu thức tốc độ phản ứng bằng thực nghiệm và xác định hằng số tốc độ
phản ứng ?
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học Hidro xianua (HCN) được tổng
hợp từ hidrocacbon và amoniac theo hai quá trình chính
Quá trình 1: CH4 (k) + NH3 (k) → HCN (k) + 3H2 (k) (1)
Quá trình 2: CH4 (k) + NH3 (k) +3/2O2 (k) → HCN (k) + 3H2O (k) (2)
Cả hai quá trình đều diễn ra ở nhiệt độ trên 1000oC, gần áp suất tiêu chuẩn và đều đòi
hỏi phải sử dụng xúc tác Pt đặc biệt.
1. Tính biến thiên entalpi ở 1500K với các phản ứng diễn ra trong các quá trình. Sử
dụng các dữ kiện về entanpi tạo thành trong bảng sau:

1
Hợp chất CH4 (k) NH3 (k) HCN (k) H2O (k) H2 (k) O2 (k)
∆Htt –90,3 –56,3 129,0 –250,1 0 0
2. Quá trình (1) hay (2) đòi hỏi phải cấp nhiệt từ bên ngoài để giữ nhiệt độ của phản ứng
ở 1500K? Giải thích?
3. Tính hằng số cân bằng K của phản ứng diễn ra trong quá trình (1) ở các nhiệt độ
1500K và 1600K. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn với phản ứng ở 1500K là –112,3
kJ.mol–1. Giả sử rằng entalpi phản ứng ở 1500K là hằng số trong khoảng nhiệt độ 1500K đến
1600K. Kết quả này có phù hợp nguyên lí Le Chatelier không?
4. Dựa vào nguyên lí Le Chatelier hãy ước tính xem hằng số cân bằng K của phản ứng
trong quá trình (2) tăng hay giảm khi nhiệt độ thay đổi từ 1500K đến 1600K.
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Giải thích các quan sát sau đây về tính chất của nhóm halogen
a) Photpho pentaclorua trong pha khí có hai loại liên kết P – Cl khác nhau: ba liên kết P
– Cl tương đối ngắn (202pm) và hai liên kết tương đối dài (214 pm).
b) Ở trạng thái rắn, PCl5 là một hợp chất ion.
c) AsF3 là một chất lỏng dễ bay hơi (tnc = –8,5oC ; ts = 60,4oC), trong khi SbF3 là một
chất rắn (tnc = 292 ºC, ts = 376 ºC).
d) SbCl3 phản ứng với Cl2 để tạo thành SbCl5, trong khi BiCl3 không phản ứng với clo.
2. Hợp chất A được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật như kính lọc, pin
mặt trời,… Cấu trúc của A bao gồm một kim loại chuyển tiếp X và một nguyên tố Y. A có cấu
trúc hệ bốn phương (hình hộp đứng đáy vuông)

-X

-Y

a = b = 4,59 Å
Biết khối lượng riêng của chất A là 4,32 g/cm3, tỉ số bán kính ion trong tinh thể rY : rX =
1,772 và độ đặc khít của mạng tinh thể là 68,72%.
a) Mỗi ô cơ sở có bao nhiêu ion X và Y? Xác định công thức hóa học chung của chất A.
b) Xác định bán kính ion X, Y trong A.
c) Xác định X, Y và công thức phân tử chất A.

Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
5.1. a) Tính pH của dung dịch axit H3PO4 0,05M.
b) Tính pH của dung dịch hỗn hợp thu được khi trộn 10 ml dung dịch H2SO4 0,06M với
20 ml dung dịch H3PO4 0,045M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32. HSO4–
có pKa= 2).
5.2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 25,00 ml dung dịch H3PO4 0,080M với
15,00 ml dung dịch AgNO3 0,040M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,23, pKa2 = 7,21, pKa3 = 12,32 và
Tích số tan của Ag3PO4 là 10–19,9.

2
Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
Xem xét các tế bào điện hóa sau đây:
Pt(s)MnO4– (0.00100 mol dm–3), Mn2+(0.00200 mol dm–3), pH=3.00 Ce4+(0.0100 mol
dm–3), Ce3+(0.0100 mol dm–3)Pt(s)
Các bán phản ứng có liên quan là:
Ce4+ + e–  Ce3+ Eo = 1.70 V
MnO4– + 8H+ + 5e–  Mn2+ + 4H2O Eo = 1.507 V
a) Viết phản ứng xảy ra khi pin hoạt động và xác định E 0pin và K đối với phản ứng.
b) Tính điện tích (Coulombs) được truyền khi 5,0 mg Ce4+ được tiêu thụ trong phản ứng
trong câu hỏi a).
c) Xác định Epin theo sơ đồ pin ở trên.
Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
7.1. X là chất khí không màu, tan trong nước tạo dung dịch axit yếu. Để điều chế X,
phương pháp duy nhất là cho muối A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Dung dịch X loãng tác dụng với dung dịch NaOH loãng thu được muối B, nếu cho dung
dịch X đặc tác dụng với NaOH nguội lại thu được muối C.
Dung dịch X có tính chất đặc biệt. Khi cho dung dịch X loãng tiếp xúc với thủy tinh thì
thủy tinh tan tạo thành chất D1, nếu cho dung dịch X đặc tiếp xúc với thủy tinh thì thủy tinh tan
tạo thành chất D2.
Xác định các chất A, B, C, D1, D2, X và viết các phương trình hóa học xảy ra.
7.2. Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan hoàn toàn 0,1 g X vào nước
thêm dư KI và vài ml H2SO4 loãng, lúc đó đã có màu nâu, chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1 M tới
mất màu tốn hết 37,4 ml dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử của X.
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ
X là hỗn hợp sắt và một kim loại M có hoá trị hai, lấy theo tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 12.
– Nếu cho m gam X phản ứng vừa đủ với a gam dung dịch H2SO4 80% đun nóng, có
khí SO2 duy nhất thoát ra. Cô cạn dung dịch được 88 gam muối khan.
– Nếu đổ thêm 3a gam nước vào a gam dung dịch H2SO4 ở trên rồi cho tiếp m gam X
vào khuấy kỹ cho phản ứng hoàn toàn, thì sau khi tách kim loại M không tan, còn lại dung dịch
B. Cho từ từ bột Na2CO3 vào dung dịch B và khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì
được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D tăng so với khối lượng dung dịch B là 62 gam.
a) Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại M.
b) Tính giá trị m.
c) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch D.
– Hết –

3
ĐÁP ÁN

Câu 1: (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Ở trạng thái cơ bản, năng lượng ion hóa của ion một electron Xm+ là 4,72.104 kJ/mol. Xác
định nguyên tố X và giá trị của m.
2. Poloni–210 là một nguyên tố phóng xạ có thời gian bán hủy là 138 ngày và phân rã phát
ra tia α. Do có thời gian bán hủy ngắn và phát ra tia α nên kim loại poloni và các hợp chất của
nó tự nóng lên theo thời gian; 1g kim loại có công suất phát năng lượng là 141 W. Hiện tượng
này được sử dụng trong các thiết bị đun nóng bằng phóng xạ để giữ nhiệt cho các vệ tinh hoạt
động trong vũ trụ, hoặc trong các thiết bị phát nhiệt bằng phóng xạ để sản xuất điện. Gần đây
plutoni–238 đã được sử dụng để thay thế poloni. 238Pu có thời gian bán hủy dài hơn nhiều và
do đó có công suất phát năng lượng thấp hơn (0,56 W.g–1).
a) Hãy viết cấu hình electron đầy đủ của poloni và viết phương trình phân rã của poloni–
210?
b) Hãy cho biết công suất phát năng lượng của 1 gam 210Po sau 1 năm?
c) Sau 5 năm, công suất phát năng lượng của 238Pu bằng 96% công suất của nó tại thời
điểm ban đầu. Hãy tính thời gian bán hủy của plutoni–238.
Câu 1 Hướng dẫn giải Điểm
Z2
– Với hệ một electron: E n  R H 2 , năng lượng ion hóa ở trạng thái 0,25
n
cơ bản ứng với sự chuyển electron từ n = 1 đến n = +∞. Năng lượng ion
hóa = E∞ – E1 = –E1 = RH.Z2/n2 = RH.Z
1. 0,25
4, 72.104.103
 2,178.1018.Z2  Z  6 0,5
6, 023.1023
Nguyên tố Z = 6 là cacbon (X = cacbon) và điện tích của ion một electron
là 5+ (m = 5). Vậy Xm+ = C5+.
a) 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s24p64d104f10 5s25p65d10 6s26p4.
210
84 Po  206
82 Pb + 24 He 0,25
b)
ln 2 ln 2
– Hằng số phân hủy của 210Po : k   = 5,023.103 (ngµy1 ) 0,25
t1/2 138
– Công suất phát năng lượng sau 1 năm = 365 ngày.
2. 3 0,25
P  P0 .e kt  141.e5,023.10 .365
 22,542 W
c)
P0 = 0,56 W/g => Sau 5 năm P = 0,54.0,96 = 0,5376 w/g 0,25
1 P 1 0,56
Ta có : k  ln 0 = ln  8,16.103 (n¨m 1 ) 0,25
t P 5 0,5376
ln 2 ln 2
t1/2    84,94 (n ¨ m) 0,25
k 8,16.103
Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học
1. Phản ứng trong pha khí giữa NH3 và NO2 ở giai đoạn đầu là phản ứng bậc 2. Tính năng
lượng hoạt hóa và trị số A của phương trình Areniut, biết rằng ở hai nhiệt độ 600K và 716K
hằng số tốc độ có giá trị tương ứng bằng 0,385 và 16 (mol–1.l.s–1)

4
2. Nitơmonoxit NO và nitơđioxit NO2 là những chất gây ô nhiễm trong không khí thường
gặp. Nitơmonoxit có trong khí quyển thường được tạo thành khi có sấm chớp và trong các
động cơ đốt trong. Ở nhiệt độ cao, NO phản ứng với H2 tạo thành đinitơmonoxit N2O là một
khí nhà kính
2NO(k) + H2(k) → N2O(k) + H2O(k)
Để nghiên cứu động học của phản ứng trên ở 820oC, người ta đo tốc độ ban đầu của phản
ứng ở những áp suất ban đầu khác nhau của NO và H2.
Thí Áp suất đầu, torr Tốc độ đầu của sự tạo thành
nghiệm PNO PH 2
N2O, torr.s–1
1 120.0 60.0 8,66.10–2
2 60.0 60.0 2,17.10–2
3 60.0 180.0 6,62.10–2
Hãy xác định biểu thức tốc độ phản ứng bằng thực nghiệm và xác định hằng số tốc độ
phản ứng ?
Câu 2 Hướng dẫn giải Điểm
1. k E 1 1 
Áp dụng công thức : lg T = . -
2

k T1 2,303.R  T1 T2 
16 E  1 1 
Ta có :
2,303.8,314  600 716 
lg = . - 0,25
0,385
0,25
E = 114,8 kJ/mol
Thừa số A được xác định bằng phương trình :
0,25
k = A.e–E/RT
16 = A.e–114800/8,314.716
0,25
A = 3,8.109 (mol–1.l.s–1)
2. Biểu thức định luật tốc độ phản ứng có dạng:
v  k.  PNO  . PH 2 
a b

vo2 2,17.102 0,25


lg o lg
v1 8, 66.102
a o
  2;
PNO 60
lg o ,2 lg
PNO ,1 120

v3o 6, 62.102
lg lg
vo2 2,17.102
b  1
PHo2 ,3 lg
180 0,25
lg o 60
P H 2 ,2

Vậy biểu thức tốc độ của phản ứng có dạng


0,5
 
v  k.  PNO  . PH2
2 1

8, 66.102 0,5
Hằng số tốc độ phản ứng: k   1, 00.107 torr 2 .s 1
120 
2
.60

Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
Hidro xianua (HCN) được tổng hợp từ hidrocacbon và amoniac theo hai quá trình chính
5
Quá trình 1: CH4 (k) + NH3 (k) → HCN (k) + 3H2 (k) (1)
Quá trình 2: CH4 (k) + NH3 (k) +3/2O2 (k) → HCN (k) + 3H2O (k) (2)
Cả hai quá trình đều diễn ra ở nhiệt độ trên 1000oC, gần áp suất tiêu chuẩn và đều đòi hỏi
phải sử dụng xúc tác Pt đặc biệt.
1. Tính biến thiên entalpi ở 1500K với các phản ứng diễn ra trong các quá trình. Sử dụng
các dữ kiện về entanpi tạo thành trong bảng sau
Hợp chất CH4 (k) NH3 (k) HCN (k) H2O (k) H2 (k) O2 (k)
∆Htt –90,3 –56,3 129,0 –250,1 0 0
2. Quá trình (1) hay (2) đòi hỏi phải cấp nhiệt từ bên ngoài để giữ nhiệt độ của phản ứng ở
1500K? Giải thích?
3. Tính hằng số cân bằng K của phản ứng diễn ra trong quá trình (1) ở các nhiệt độ 1500K
và 1600K. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn với phản ứng ở 1500K là –112,3 kJ.mol–1.
Giả sử rằng entalpi phản ứng ở 1500K là hằng số trong khoảng nhiệt độ 1500K đến 1600K.
Kết quả này có phù hợp nguyên lí Le Chatelier không?
4. Dựa vào nguyên lí Le Chatelier hãy ước tính xem hằng số cân bằng K của phản ứng trong
quá trình (2) tăng hay giảm khi nhiệt độ thay đổi từ 1500K đến 1600K.
Câu 3 Hướng dẫn giải Điểm
1. Quá trình 1:
H(1)  H tt (HCN)  3H tt (H 2 )  H tt (CH 4 )  H tt (NH 3 ) 0,25

H(1)  129, 0  3.0  (90,3)  (56,3)  275, 6 kJ.mol 1


Quá trình 2:
3
H (1)  H tt (HCN)  3H tt (H 2 )  H tt (CH 4 )  H tt (NH 3 )  H tt (O 2 )
2 0,25
3
H (1)  129, 0  3.(250,1)  (90,3)  (56,3)  .0  474, 7 kJ.mol1
2
2. Qúa trình (1) phải cung cấp nhiệt độ từ bên ngoài để giữ nhiệt độ phản 0,5
ứng ở 1500K vì quá trình (1) là quá trình tỏa nhiệt.
3.  G(1500K)   112,3.103 
    
K(1500K) e  RT 
e  8,314.1500 
 8142,8 0,25
H  1 1
 K(T2 )    1 1     
    
R  T2 T1 
ln     K(T2 ) K(T1 ).e
 K(T1 )  R  T2 T1 

275,6.103  1

1  0,25
 
K(1600) = K(1600)  8142,8.e  32405,8
8,314  1600 1500 

Kết quả phù hợp với nguyên lí Le Chatelier vì quá trình (1) là thu nhiệt
nên khi nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng thu 0,5
nhiệt làm nồng độ sản phẩm tăng, nồng độ chất tham gia giảm => hằng số
cân bằng tăng.
4. Hằng số cân bằng giảm vì quá trình (2) là quá trình tỏa nhiệt nên khi tăng
nhiệt độ cân bằng chuyển dịch sang trái làm nồng độ sản phẩm giảm, 0,5
nồng độ chất tham gia phản ứng tăng.
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
1. Giải thích các quan sát sau đây về tính chất của nhóm halogen

6
a) Photpho pentaclorua trong pha khí có hai loại liên kết P – Cl khác nhau: ba liên kết P – Cl
tương đối ngắn (202pm) và hai liên kết tương đối dài (214 pm).
b) Ở trạng thái rắn, PCl5 là một hợp chất ion.
c) AsF3 là một chất lỏng dễ bay hơi (tnc = –8,5oC ; ts = 60,4oC), trong khi SbF3 là một chất
rắn (tnc = 292 ºC, ts = 376 ºC).
d) SbCl3 phản ứng với Cl2 để tạo thành SbCl5, trong khi BiCl3 không phản ứng với clo.
2. Hợp chất A được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật như kính lọc, pin mặt
trời,… Cấu trúc của A bao gồm một kim loại chuyển tiếp X và một nguyên tố Y. A có cấu trúc
hệ bốn phương (hình hộp đứng đáy vuông)

-X

-Y

a = b = 4,59 Å
Biết khối lượng riêng của chất A là 4,32 g/cm3, tỉ số bán kính ion trong tinh thể rY : rX = 1,772
và độ đặc khít của mạng tinh thể là 68,72%.
a) Mỗi ô cơ sở có bao nhiêu ion X và Y? Xác định công thức hóa học chung của chất A.
b) Xác định bán kính ion X, Y trong A.
c) Xác định X, Y và công thức phân tử chất A.
Câu 4 Hướng dẫn giải Điểm
1. a) PCl5 có cấu trúc lưỡng tháp tam giác, với hai liên kết trục và ba liên kết
xích đạo. Hai liên kết trục dài hơn do chịu tương tác đẩy của 3 đôi electron
ngang với góc tương tác 90o → lực đẩy lớn → độ dài liên kết lớn. Trong khi 0,25
liên kết xích đạo chịu tương tác đẩy của 2 cặp electron trục và 2 cặp xích
đạo còn lại với góc tương tác lớn → tương tác yếu hơn mùi độ dài liên kết
nhỏ hơn.
b) Ở trạng thái rắn PCl5 tồn tại dạng hợp chất ion bởi ion PCl4+ và PCl6–.
Năng lượng giải phóng ra khi hình thành mạng lưới tinh thể ion lớn cung 0,25
cấp động lực chuyển một nguyên tử P từ phân tử PCl5 này sang PCl5 khác.
Ngoài ra, có thể có yếu tố khác là sự sắp xếp các ion PCl4+ và PCl6– hiệu quả
hơn các phân tử PCl5.
c) Sb có bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn As. Điều này dẫn đến
đặc tính ion trong liên kết Sb – F lớn hơn As – F và khả năng tạo thành các 0,25
liên kết Sb – F – Sb ngắn hơn, tăng lực hút giữa các phân tử SbF3 trong chất
rắn.
d) Các obitan 6s trong Bi có năng lượng thấp. Do đó, Bi(V) có tính oxi
hóa mạnh hơn nhiều Sb(V), và Cl2 là một chất oxi hóa không đủ mạnh để
oxy hóa BiCl3 thành BiCl5. 0,25
2. a)
1
– Số ion X = 1  8   2
8 0,25
1
– Số ion Y = 2  4   4
2
=> Trong một ô cơ sở có 2 ion X và 4 ion Y. Vậy chất A có công thức hóa 0,25
học chung là XY2.
7
b)
Xét ion X ở tâm và 4 ion X nằm trên 2 mặt trên và dưới ta có

Ta có: d = 2rX + 2rY


1
d2 = c2 + c2 => d2 = 2c2 => c = d = 0.707(2rx + 2rY)
2
Thể tích ô cơ sở:
1 2 0,25
V = a.b.c = a 2 . .(2rX  2rY )  4,59. (rX  1, 772rX )  82,59rX
2 2
Vì rY : rX = 1,772 nên rY = 1,772rX nên
1 2 0,25
V = a2. .(2rX  2rY )  4,59. (rX  1, 772rX )  82,59rX (*)
2 2
Mặt khác, mỗi ô cơ sở có 2 ion X và 4 ion Y nên thể tích ô cơ sở tính theo
bán kính các ion là
2VX  4VY 1 4
V   .(2rX3  4rY3 )
0, 6827 0, 6827 3
1 4
  .(24, 256.rX3 )  148, 75rX3 (**)
0, 6827 3
Từ (*) và (**) ta có: 0,25
0 0
V = 82,59rX = 148,75 rX3 => rX = 0,745 A => rY = 1,32 A
0,25
c)
– Khối lượng mol phân tử chất A
m Z.M A .N A .abc 4,32.6, 02.1023.61,52.1024
   M A    80 g/mol
V Na .abc Z 2 0,25
Vì X là một kim loại chuyển tiếp nên khối lượng mol của X phải ≥ 45 (Khối
lượng mol của Sc nguyên tố kim loại chuyển tiếp đầu tiên).
80  45
=> Khối lượng mol của Y ≤  17,5 g/mol. Vậy Y chỉ có thể là một
2
trong các nguyên tố O, N, C, B, Be, Li, H.
Y O N C B Li H
MY 16 14 12 11 7 1
MX 48 52 56 58 66 78
Ứng với Y là O ta có X là Ti. Vậy công thức của hợp chất A là TiO2. 0,25

Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
5.1. a) Tính pH của dung dịch axit H3PO4 0,05M.

8
b) Tính pH của dung dịch hỗn hợp thu được khi trộn 10 ml dung dịch H2SO4 0,06M với 20
ml dung dịch H3PO4 0,045M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32. HSO4– có
pKa= 2).
5.2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 25,00 ml dung dịch H3PO4 0,080M với 15,00
ml dung dịch AgNO3 0,040M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,23, pKa2 = 7,21, pKa3 = 12,32 và Tích
số tan của Ag3PO4 là 10–19,9.

Câu Hướng dẫn chấm Điểm


5.1 a)
H3PO4 H2PO4– + H+
H2PO4– HPO42– + H+
HPO42– PO43– + H+ 0,25
Giả sử nấc thứ hai và thứ ba của axit photphoric phân li không đáng kể. Có:
[ H  ]2
K a1  
 10 2,12
0,05  [ H ]
=> [H+] =1,60 10–2 M
  2 0,25
Có: [ H 2 PO24 ]  [ H ]  1,60 710
, 21
 2,6  105 lan (=> thỏa mãn giả thiết)
[ HPO4 ] Ka2 10
=> pH = 1,80 0,25
b)
Nồng độ đầu của các axit sau khi trộn:
10  0,06
C H 2 SO4   0,02M
10  20
20  0,045
C H 3 PO4   0,03M
10  20
H2SO4  H+ + HSO4–
0,02 0,02 0,02 mol/l
HSO4– H+ + SO42–
0,25
H3PO4 H+ + H2PO4–
H2PO4– H+ + HPO42–
HPO42– H+ + PO43–
Giả sử bỏ qua được sự phân ly của nấc thứ hai và thứ ba của H3PO4. Phương
trình bảo toàn proton:
[H+] = 0,02 + [SO42–] + [H2PO4–]
Ka K a1
=> [ H  ]  0,02  
 0,02  
 0,03 0,25
[H ]  K a [ H ]  K a1
=> [H+] = 0,0306 M
KTGT: t/m
0,25
=> pH = 1,51
5.2 Nồng độ các chất vừa mới trộn:
15,00
C AgNO3  .0,040  0,015( M )
40,00
Trong dung dịch có các cân bằng sau:
(1) H3PO4 ⇄ H+ + H2PO4– Ka1 = 10–2,23

9
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
(2) H2PO4– ⇄ H+ + HPO42– Ka2 = 10–7,21
(3) HPO42– ⇄ H+ + PO43– Ka3 = 10–12,32
(4) H2O ⇄ H+ + OH– Kw = 10–14,00 0,25
Do Ka1 >> Ka2 >> Ka3 > Kw nên bỏ qua các cân bằng (2), (3), (4), chỉ xét cân 0,25
bằng (1) 0,25 đ
H3PO4 ⇄ H+ + H2PO4– Ka1 = 10–2,23
C (mol/l): 0,050
[ ] (mol/l): 0,050 – x x x
[ H  ].[ H 2 POÕ ] x2  x  0,0145
 K a1    10 2, 23   (loại x < 0)
[ H 3 PO4 ] 0,050  x  x  0,0204
 [H+] = 0,0145 (mol/l), [H3PO4] = 0,050–0,0145 = 0,0355 (mol/l)
Tổ hợp 3 cân bằng ta có: H3PO4 ⇄ 3H+ + PO43– 0,25 K = Ka1
 3 3
[ H ] .[ PO ]
 K  [ PO43 ]  2,03.10 18 (mol / l )
4

[ H 3 PO4 ]
Khi đó: [Ag+]3.[PO43–] = (0,015)3.(2,03.10–18) = 6,85.10–24 < 10–19,9. 0,25
Do đó PO43– tự do, không tạo kết tủa  [H+] không thay đổi so với tính
toán ở trên.
Vậy pH = –log(0,0145) = 1,84.

Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
Cho tế bào điện hóa sau đây:
Pt(s)MnO4– (0.00100 mol dm–3), Mn2+(0.00200 mol dm–3), pH=3.00 Ce4+(0.0100 mol dm–3),
Ce3+(0.0100 mol dm–3)Pt(s)
Các bán phản ứng có liên quan là:
Ce4+ + e–  Ce3+ Eo = 1.70 V
MnO4– + 8H+ + 5e–  Mn2+ + 4H2O Eo = 1.507 V
a) Viết phản ứng xảy ra khi pin hoạt động và xác định E 0pin và K đối với phản ứng.
b) Tính điện tích (Coulombs) được truyền khi 5,0 mg Ce4+ được tiêu thụ trong phản ứng trong
câu hỏi a).
c) Xác định Epin theo sơ đồ pin ở trên.
Câu 6 Hướng dẫn giải Điểm
2+ – + –
a) Anot: Mn + 4H2O MnO4 + 8H + 5e 0,5
4+ – 3+
Catot: : 5Ce + 5e 5Ce
Net : Mn + 4H2O + 5Ce4+
2+
MnO4– + 8H+ + 5Ce3+ 0,25
E pinl = E catot– E anot
o o o

Eopin = 1.70–1.507 = 0.193V 0,25


o
E pin = log K
0.193= log K
K = 2.051016 0,25

10
b) 5 mg Ce4+ = 3.44 C 0,5

c) Epin = Eopin – logQ 0,25


Trong đó Q là tỉ số phản ứng
Epin = Eopin – log ] 0,25
Epin = 0.193 – log
Epin = 0.481V 0,25

Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh


7.1. X là chất khí không màu, tan trong nước tạo dung dịch axit yếu. Để điều chế X, phương
pháp duy nhất là cho muối A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Dung dịch X loãng tác dụng với dung dịch NaOH loãng thu được muối B, nếu cho dung
dịch X đặc tác dụng với NaOH nguội lại thu được muối C.
Dung dịch X có tính chất đặc biệt. Khi cho dung dịch X loãng tiếp xúc với thủy tinh thì thủy
tinh tan tạo thành chất D1, nếu cho dung dịch X đặc tiếp xúc với thủy tinh thì thủy tinh tan tạo
thành chất D2.
Xác định các chất A, B, C, D1, D2, X và viết các phương trình hóa học xảy ra.
7.2. Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan hoàn toàn 0,1 g X vào nước thêm
dư KI và vài ml H2SO4 loãng, lúc đó đã có màu nâu, chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1 M tới mất
màu tốn hết 37,4 ml dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử của X.
Câu 7 Hướng dẫn giải Điểm
7.1. X là HF 5.0,25
CaF2 (A) + H2SO4 (đặc) 
o
t
 CaSO4 + 2HF =
1,25
HF (loãng) + NaOH (loãng) → NaF + H2O
2HF (đặc) + NaOH (nguội) → Na(HF2) + H2O
4HF (loãng) + SiO2 → SiF4 + 2H2O
6HF (đặc) + SiO2 → H2[SiF6] + 2H2O
7.2. I2 + 2Na2S2O3  2NaI + Na2S4O6 (5) 0,25
1,87.10  3,74.10
–3 –3

Số mol Na2S2O3 = 0,1.0,0374 = 3,74.10–3


Theo (5)  Số mol I2 = ½(Số mol Na2S2O3) = 1,87.10–3 0,25
0,25
Theo (4)  Số mol IO x = (số mol I2) = .1,87.10–3
1 1
x x
0,1 1
 = .1,87.10–3
23  127  16x x
0,1. x
 = 1,87.10–3
150  16x
0,1x = 0,2805 + 0,02992x
 x=4 0,25
Công thức phân tử của X: NaIO4 0,25

Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ

11
X là hỗn hợp sắt và một kim loại M có hoá trị hai, lấy theo tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 12.
– Nếu cho m gam X phản ứng vừa đủ với a gam dung dịch H2SO4 80% đun nóng, có khí
SO2 duy nhất thoát ra. Cô cạn dung dịch được 88 gam muối khan.
– Nếu đổ thêm 3a gam nước vào a gam dung dịch H2SO4 ở trên rồi cho tiếp m gam X vào
khuấy kỹ cho phản ứng hoàn toàn, thì sau khi tách kim loại M không tan, còn lại dung dịch B.
Cho từ từ bột Na2CO3 vào dung dịch B và khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì được
dung dịch D. Khối lượng dung dịch D tăng so với khối lượng dung dịch B là 62 gam.
a) Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại M.
b) Tính giá trị m.
c) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch D.
Câu 8 Hướng dẫn giải Điểm
a) 2Fe + 6H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1)
x 3x 0,5x
M + 2H2SO4  MSO4 + SO2 + 2H2O (2)
y 2y y 0,5
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 (3)
x x x x
Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O (4)
1 1 1 1
* Trong m gam hỗn hợp X: đặt nFe = x mol; nM = y mol
56x 7 0,25
   96x – yM = 0 (I)
My 12
Theo (1), (2) có: n H SO  3n Fe  2n M  3x  2y
2 4

1
n Fe2 (SO4 )3  n Fe  0,5x mol; n MSO4  n M  y mol
2
0,25
 200x + (M + 96)y = 88 (II)
Theo (3) : n H SO (3)  n Fe  x mol
2 4

Theo (4) cứ 1 mol H2SO4 phản ứng làm khối lượng dung dịch tăng :
M  M Na CO  MCO  62 gam  n H SO ( 4)  1 mol
2 3 2 2 4

 n H SO  n H SO (3)  n H SO ( 4)  x  1
2 4 2 4 2 4
0,25
 3x + 2y = x + 1  2x + 2y = 1 (III)
x  0,2

Từ (I), (II), (III)   y  0,3
M  64
0,25

b) m = 56x + 64y = 56.0,2 + 64.0,3 = 30,4 g 0,25
c) Dung dịch D chứa FeSO4 và Na2SO4.
Ta có: n H SO  3x  2y  1,2 mol
2 4

100
 a = 1,2.98.  147 g 0,25
80
Theo (3): n H2  n Fe  x  0,2 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mFe + mddH SO  mH O  mdd B  mH
2 4 2 2

12
Câu 8 Hướng dẫn giải Điểm
 mdd B  mddH SO  mH O  mH  4a  mH
2 4 2 2 2

 mdd B  4.147  0,2.2  587,6 (g)  mdd D = mdd B + 62 = 649,6 (g) 0,25

Theo (3): n FeSO  n Fe  0,2 mol;


4
Theo (4): n Na SO  n H SO ( 4)  1
2 4 2 4

0,2.152
 C%(FeSO4) = .100%  4,68% ;
649,6
1.142 0,25
C%(Na2SO4) = .100%  21,86%
649,6

13
ĐỀ SỐ 15

Câu 1 (2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. Một mẫu đá chứa 17,4 mg 238
92 U và 1,45 mg 206
82 Pb. Biết chu kỳ bán hủy của 238
92 U là

4,51.109 năm. Hỏi mẫu đá đó đã tồn tại được bao nhiêu năm?
2. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y–. Phân tử A chứa 9 nguyên tử
gồm ba nguyên tố phi kim với tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số
proton trong A là 42. Trong ion Y– chứa 2 nguyên tố thuộc cùng một chu kì và thuộc
hai phân nhóm chính liên tiếp.
Xác định công thức phân tử của A, viết công thức cấu tạo của Avà cho biết trong
A có những loại liên kết nào.
Câu 2 (2,5 điểm) Động hóa học
Cho phản ứng : (CH3)2O(k)   CH4(k) + CO(k) + H2(k). Khi tiến hành
phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp suất tổng
của hệ, người ta được các kết quả sau:
t / giây 0 1550 3100 4650
Phệ / mm Hg 400 800 1000 1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
1. Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
2. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
3. Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH3)2O đã bị phân hủy sau
460 giây.
Câu 3 (2,5 điểm) Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
1. Xét xem phản ứng sau bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ nào ?
PCl5 ⇌ PCl3 + Cl2
Cho: PCl5 PCl3 Cl2
ΔH0298 (cal/mol) – 88300 –66700 0
S0298 (cal/mol.K) 84,3 74,6 53,3
2. Cho 1,0 mol PCl5 vào bình chân không, thể tích V. Đưa nhiệt độ bình lên 525 K,
cân bằng sau được thiết lập: PCl5 (k) ⇌ PCl3 (k) + Cl2 (k) Kp = 1,85
Áp suất trong bình tại trạng thái cân bằng là 2,0 atm.
a. Tính số mol từng chất ở trạng thái cân bằng.
b. Cho tiếp 1,0 mol khí He vào bình ở câu (1) và giữ cho thể tích, nhiệt độ bình
không đổi. Hỏi cân bằng có dịch chuyển không? Nếu có thì dịch chuyển theo chiều
nào? Giải thích.
1
Câu 4 (2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
Bạc kim loại rắn có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện.
a. Vẽ cấu trúc mạng tế bào cơ sở và cho biết số nguyên tử Ag chứa trong một tế bào
cơ sở.
b. Khối lượng riêng của Ag được xác định bằng 10,5g/cm3. Chiều dài mỗi cạnh của
ô mạng cơ sở bằng bao nhiêu ?
c. Tính bán kính của nguyên tử Ag ?
Cho biết : MAg=107,8682 g/mol và số Avogadro NA= 6,022142.1023.
Câu 5 (2,5 điểm) Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
1. Dung dịch A gồm NH3 0,2M; Na2C2O4 0,1M; Na2SO4 0,08M.
Tính pH của dung dịch A. Cho pK a : NH4+ = 9,24; H2C2O4 = 1,25 và 4,27; HSO4– = 2.
2. Trộn 1ml MgCl2 0,01 M với 1 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 2M. Có kết tủa
Mg(OH)2 không? Cho: TMg (OH )  1010,95 ; K NH  109,24 .
2

4

Câu 6 (2,5 điểm) Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
1. Người ta lập một pin gồm hai nửa pin sau: Zn/Zn(NO3)2 0,1M và Ag/AgNO3 0,1M
có thế khử chuẩn tương ứng là E oZn 2 / Zn  0,76V và E oAg / Ag  0,80V .
a. Thiết lập sơ đồ pin.
b. Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc.
c. Tính suất điện động của pin.
2. Hoàn thành các phương trình oxi hóa – khử sau theo phương pháp ion electron:
a. FexOy + H+ + SO42– Fe3+ + SO2 + S + H2O (với tỉ lệ mol SO2 và S là 1:1)
b. Fe2+ + Br– + Cr2O72–+ H+  Cr3+ + Fe3+ + Br2 + H2O
Câu 7 (2,5 điểm) Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
Điều chế clo bằng cách cho 100g MnO2 (chứa 13% tạp chất trơ) tác dụng với lượng
dư dung dịch HCl đậm đặc. Cho toàn bộ khí clo thu được vào m500ml dung dịch có
chứa NaBr và NaI. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn A (muối khan)
có khối lượng m gam.
a. Xác định thành phần chất rắn A nếu m = 117gam
b. Xác định thành phần chất rắn A trong trường hợp m = 137,6 gam. Biết rằng trong
trường hợp này, A gồm hai muối khan. Tỉ lệ số mol NaI và NaBr phản ứng với Cl 2 là
3: 2. Tính nồng độ mol của NaBr và NaI trong dung dịch đầu. Biết các phản ứng đều
hoàn toàn.

2
Câu 8 (2,5 điểm) Bài tập tổng hợp vô cơ
Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn
A và khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được
dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra
15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ
22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn màu
vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch.
Sau đó thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.

................... Hết ..................

3
ĐÁP ÁN
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Một mẫu đá chứa 17,4 mg 92 U và 1,45 mg 206
238
82 Pb. Biết chu kỳ bán hủy của
238
92 U là
4,51.109 năm. Hỏi mẫu đá đó đã tồn tại được bao nhiêu năm?

1 mU A 238
Ta có tỷ số = U  mU = 1,45. = 1,68 mg  tổng mU ban đầu
mPb APb 206 0,5
=17,4+1,68 = 19,08
4,51.109 19, 08
Áp dụng phương trình cho: t = ln = 6. 108 (năm) 0,5
0, 693 17, 4
2 Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y–. Phân tử A chứa 9
nguyên tử gồm ba nguyên tố phi kim với tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là
2:3:4. Tổng số proton trong A là 42. Trong ion Y– chứa 2 nguyên tố thuộc cùng
một chu kì và thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp.
Xác định công thức phân tử của A, viết công thức cấu tạo của Avà cho biết
trong A có những loại liên kết nào.
Hợp chất A tạo thành từ X+ và Y– .
pTB = 42/9 = 4,67 . Vậy A có chứa H . Y– chứa 2 phi kim có p1 + 1 = p2 . 0,25
+ TH1: A có 2 ng tử H : 2 + 3p1 + 4(p1+1) = 42  p1 = 36/7(loại). 0,25
Hoặc : 2 + 3(p1+1) + 4p1 = 42  p1 = 37/7 (loại) .
+ TH2: A có 3 ng tử H : 3 + 2p1 + 4(p1+1) = 42  p1 = 35/ 6(loại).
0,25
Hoặc 3 + 2(p1+1) + 4p1 = 42  p1 = 37/6 (loại) .
TH3: A có 4 ngtử H 4 + 3p1 + 2(p1+1) = 42  p1 = 36/5 (loại) .
Hoặc 4 + 3(p1+1) + 2p1 = 42  p1 = 35/5 = 7 Nguyên tố là N 0,25
Vậy p2 = 8 Nguyên tố là O .
Hợp chất là : NH4NO3. Có liên kết ion, CHT, CHT cho nhận.
0,5
2 Cho phản ứng : (CH3)2O(k)   CH4(k) + CO(k) + H2(k).
Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ
504oC và đo áp suất tổng của hệ, người ta được các kết quả sau:
t / giây 0 1550 3100 4650
Phệ / mm Hg 400 800 1000 1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
1. Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc
một.
2. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
3. Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH3)2O
đã bị phân hủy sau 460 giây.

4
1 (CH3)2O(k) CH4 (k) + CO(k) + H2(k)
to = 0 Po
t Po – P P P P 0,25
Ở thời điểm t thì áp suất của cả hệ là: Ph = Po + 2P  P = (Ph – Po)/2. 0,25
3.Po - Ph
 Ở thời điểm t, P(CH ) O = Po – P = . 0,25
3 2
2
Suy ra, ở thời điểm:
* t = 0 s thì P(CH ) O = 400 mm Hg
3 2
0,25
* t = 1550 s thì P(CH ) O = 200 mm Hg
3 2 0,25
* t = 3100 s thì P(CH ) O = 100 mm Hg
3 2 0,25
* t = 4650 s thì P(CH ) O = 50 mm Hg
3 2

Vì nhiệt độ và thể tích bình không đổi nên áp suất tỉ lệ với số mol khí.
Ta nhận thấy, cứ sau 1550 giây thì lượng (CH3)2O giảm đi một nửa. Do 0,25
đó, phản ứng phân hủy (CH3)2O là phản ứng bậc 1 với t1/2 = 1550 s.
2 Hằng số tốc độ của phản ứng là: k = ln2 / t1/2 = 0,693 / 1550 = 4,47.10–4 s– 0,25
1
.
4
Pt = Po.e–kt = 400. e4,47.10 .460 = 325,7 (mm Hg)
3 0,25
 P = Po – Pt = 400 – 325,7 = 74,3 (mm Hg)
 Áp suất của hệ sau 460 giây là: Ph = Po + 2P = 400 + 2.74,3 = 548,6 0,25
(mm Hg)
74,3
Phần trăm (CH3)2O bị phân huỷ = .100% = 18,58 %
400
3 1 Xét xem phản ứng sau bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ nào ?
PCl5 ⇌ PCl3 + Cl2
Cho: PCl5 PCl3 Cl2
ΔH 298 (cal/mol)
0
– 88300 –66700 0
0
S 298 (cal/mol.K) 84,3 74,6 53,3
∆Hpu = – 66700 – (– 88300) = 21600 cal 0,25
∆Spu = (53,3 + 74,6) – 84,3 = 43,6 cal 0,25
∆Gpu = ∆Hpu – T∆Spu 0,25
Để phản ứng xảy ra:
∆Gpu < 0 => ∆Hpu – T∆Spu < 0 => 21600 – T.43,6 < 0
=> T > 495,4 K hay 222,4 0C vậy để phản ứng bắt đầu xảy ra nhiệt độ 0,25
phải lớn hơn 222,40C.
2 a.Cho 1,0 mol PCl5 vào bình chân không, thể tích V. Đưa nhiệt độ bình lên 525 K,
cân bằng sau được thiết lập:
PCl5 (k) ⇌ PCl3 (k) + Cl2 (k) Kp = 1,85
Áp suất trong bình tại trạng thái cân bằng là 2,0 atm. Tính số mol từng chất ở
trạng thái cân bằng.
b.Cho tiếp 1,0 mol khí He vào bình ở câu (1) và giữ cho thể tích, nhiệt độ bình
không đổi. Hỏi cân bằng có dịch chuyển không? Nếu có thì dịch chuyển theo
chiều nào? Giải thích.
a. Xét quá trình:

5
PCl5 (k) ⇌ PCl3 (k) + Cl2 (k) Kp = 1,85.
C 1 mol 0,25
[] (1–x) mol x mol x mol
Ở trạng thái cân bằng số mol hỗn hợp là (1 + x) mol
PPCl = PCl = x  P/(1 + x)
3 2
0,25
PPCl = (1 – x)  P/(1 + x)
5

Ta có: Kp = PPCl  PCl / PPCl = x2  P/(1 – x2) = 1,85


3 2 5
0,25
Với P = 2 atm;  x = 0,693
Vậy: Số mol PCl3 = Số mol Cl2 = 0,693 mol; 0,25
Số mol PCl5 = 1 – 0,693 = 0,307 mol
b. Nếu cho thêm khí He vào bình mà thể tích bình không đổi thì áp suất 0,5
riêng phần của các khí PCl3, Cl2 và PCl5 không đổi. Mặt khác, nhiệt độ
không thay đổi nên hằng số cân bằng không thay đổi. Do đó, cân bằng
không chuyển dịch.

4 Bạc kim loại rắn có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện.
a/ Vẽ cấu trúc mạng tế bào cơ sở và cho biết số nguyên tử Ag chứa trong một tế
bào cơ sở.
b/ Khối lượng riêng của Ag được xác định bằng 10,5g/cm3. Chiều dài mỗi cạnh
của ô mạng cơ sở bằng bao nhiêu ?
c/ Tính bán kính của nguyên tử Ag ?
Cho biết : MAg=107,8682 g/mol và số Avogadro NA= 6,022142.1023.

– Số nguyên tử Ag ở đỉnh là: 0,25


1
8.  1 ( nguyên tử) 0,25
8
– Số nguyên Ag ở mặt là:
1
6.  3 ( nguyên tử)
2 0,25
 nAg  4 ( nguyên tử)
0,25

4.M 4.M 4.107,8682


D=  a3   a= 3  408 pm (4,08.108cm)
b. V.N A D.N A 10,5.6, 022.1023
1,0

4.rAg
Có: a   rAg = 144 pm (1,44.10–8 cm)
2 0,5
5 1. Dung dịch A gồm NH3 0,2M; Na2C2O4 0,1M; Na2SO4 0,08M.
Tính pH của dung dịch A. Cho pK a : NH4+ = 9,24; H2C2O4 = 1,25 và 4,27; HSO4–
= 2.
2. Trộn 1ml MgCl2 0,01 M với 1 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 2M. Có kết tủa
Mg(OH)2 không? Cho: TMg (OH )  1010,95 ; K NH  109,24 .
2

4

1 Các quá trình xảy ra:


NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH– Kb = 10–4,76 (1)
6
C2O42– + H2O ⇌HC2O4– + OH– K b = 10–9,73 (2) 1

HC2O4 + H2O ⇌H2C2O4 + OH Kb = 10–12,75 (3)


– –
2

SO42– + H2O ⇌HSO4– + OH– Kb = 10–12 (4)


H2O ⇌H+ + OH– Kw (5)
0,75
pHA được tính theo (1)
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH– Kb = 10–4,76 0,25
Bđ: 0,2
[ ]: 0,2 – x x x
x2
Kb   104,76  x = [OH–] = 1,86.10–3  pH = 11,27
0, 2  x 0,25
2 Khi V dung dịch tăng gấp đôi thì nồng độ giảm đi một nửa
1 2 0,25
CNH3   0,5M ; CNH    1M ; CMg 2  5.103 M
2 4
2
1014 0,25
NH3 + H2O ⇌NH4 + OH , Kb = 9,24 =10–4,76
+ –
10
Bđ : 0,5 1
[ ] : 0,5 – x 1+x x
(1  x).x 0,25
Kb   104,76  [OH–] = x = 5.10–5,76
(0,5  x)
Xét phản ứng: Mg2+ + 2OH– ⇌Mg(OH)2 0,25
[Mg2+].[OH–]2 = 5.10–3.(5.10–5,76)2 = 125.10–14,52 < Ks = 10–10,95 nên không 0,25
xuất hiện kết tủa Mg(OH)2.
6 1 Người ta lập một pin gồm hai nửa pin sau: Zn/Zn(NO3)2 0,1M và Ag/AgNO3
0,1M có thế khử chuẩn tương ứng là E oZn 2 / Zn  0,76V và E oAg / Ag  0,80V .
a. Thiết lập sơ đồ pin.
b. Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc.
c. Tính suất điện động của pin.

a. Zn2+ + 2e  Zn 0,25
0, 059
E1 = E Zn 2  E0 Zn 2  / Zn  lg  Zn 2 
/ Zn
2 0,25
= – 0,76 + (0,059/2).lg0,1 = – 0,7895 V
Ag+ + e  Ag 0,25
0, 059
E2 = E Ag   E0Ag / Ag  lg  Ag   = + 0,8 + 0,059.lg0,1 = 0,741 V
/ Ag
1 0,25
E1 < E2 nên điện cực kẽm là cực âm và điện cực bạc là cực dương. Sơ đồ
pin điện như sau: (–) Zn  Zn(NO3)2 0,1M  AgNO3 0,1M  Ag (+)
b. Tại (–) có sự oxi hóa Zn – 2e → Zn2+
Tại (+) có sự khử Ag+ : Ag+ + e → Ag 0,25
Phản ứng tổng quát khi pin làm việc:
Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag
c. Epin = E2 – E1 = 0,741 – (– 0,7895) = 1,5305 V 0,25
2 Hoàn thành các phương trình oxi hóa – khử sau theo phương pháp ion electron:
a) FexOy + H+ + SO42– Fe3+ + SO2 + S + H2O (với tỉ lệ mol SO2 và S là 1:1)

7
b) Fe2+ + Br– + Cr2O72–+ H+  Cr3+ + Fe3+ + Br2 + H2O
a) 8FexOy + (36x – 8y) H+ + (6x – 4y)SO42–8x Fe3+ + (3x – 2y) SO2 0,5
+
(3x – 2y) S + (18x – 4y) H2O 0,5

b) 2Fe + 4Br + Cr2O7 + 14H  2Cr + 2Fe + 2Br2 + 7H2O
2+ 2– + 3+ 3+

7 Điều chế clo bằng cách cho 100g MnO2 (chứa 13% tạp chất trơ) tác dụng với
lượng dư dung dịch HCl đậm đặc. Cho toàn bộ khí clo thu được vào m500ml dung
dịch có chứa NaBr và NaI. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn A
(muối khan) có khối lượng m gam.
a, Xác định thành phần chất rắn A nếu m = 117gam
b, Xác định thành phần chất rắn A trong trường hợp m = 137,6 gam. Biết rằng
trong trường hợp này, A gồm hai muối khan. Tỉ lệ số mol NaI và NaBr phản ứng
với Cl2 là 3: 2. Tính nồng độ mol của NaBr và NaI trong dung dịch đầu.
Các phản ứng đều hoàn toàn.

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O 0,25


1 mol 1 mol 1 mol
100 13
nMnO2   1(mol )
87
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
1,5a mol 3a mol 3a mol 0,25
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
a mol 2a mol 2a mol 0,25
a) Giả sử Cl2 phản ứng hết → mNaCl = 2.58,5 = 117(g)
Cl2 phản ứng hết, NaI và NaBr phản ứng hết mA = mNaCl = 117g (thỏa)
→ A chỉ chứa NaCl 0,25
Cl2 phản ứng hết, NaI và NaBr dư → mA > 117 (g) (loại)
Cl2 dư, NaI và NaBr hết → mA < 117(g) (loại) 0,25
Vậy A chỉ chứa NaCl
b) m = 137,6g > 117g → Cl2 phản ứng hết 0,25
NaI, NaBr dư, nNaI : nNaBr = 3 : 2 → NaI phản ứng hết, NaBr còn dư.
nNaI : nNaBr = 3 : 2 → gọi 3a và 2a lần lượt là số mol NaI và NaBr phản ứng 0,25
Cl2 ta có nCl  1,5a  a  2,5a  1  a  0,4
2
0,25
mA = mNaCl + mNaBr = 5a. 58,5 + mNaBr = 137,6
20,6
→ mNaBr = 20,6(g) → nNaBr   0, 2(mol )
103 0,25
2.0, 4  0, 2 3.0, 4
CNaBr   2M ; CNaI   2, 4M
0,5 0,5 0,25

Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất
8 rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu
được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách
ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng
độ 22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:

8
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn
màu vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung
dịch. Sau đó thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.

1 2MS + 3O2   2MO + 2SO2 0,25


MO + H2SO4   MSO4 + H2O
Cứ 1 mol H2SO4 hay (98/24,5).100 = 400g dung dịch H2SO4 hòa tan
được (M + 96)g muối MSO4. Ta có:
Khối lượng dung dịch thu được = (M+16)+400, khối lượng chất tan =
(M+96)g 0,25
Theo bài cho, ứng với 100 g dung dịch có 33,33g chất tan
Tính được M= 64, M là Cu. 0,25
Ta có : mdd bão hoà = m CuO + mdd H SO – m muối tách ra
2 4

= 0,125 . 50 + 0,125 . 400 – 15,625 = 44,375g. 0,25


Khối lượng CuSO4 còn lại trong dung dịch bão hòa = (44,375 .
22,54)/100% = 10g 0,25
Số mol CuSO4 còn laị trong dung dịch = 10 /160 = 0,0625 mol
Số mol CuSO4 ban đầu = số mol CuO = số mol CuS = 12/96 = 0,125 0,25
mol 0,25
Số mol CuSO4 đã tách ra = 0,125 – 0,0625 = 0,0625 mol
Nếu công thức muối ngậm nước là CuSO4.nH2O ta có (160+18n) . 0,25
0,0625 = 15,625  n = 5
3SO2 + 2H2O   2H2SO4 + S (màu vàng)
o
2 150 C

SO2 +Br2 + 2H2O   H2SO4 + 2HBr


H2SO4 + BaCl2   BaSO4  + 2HCl 0,5

9
ĐỀ SỐ 16

Câu 1. (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X
có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự
đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, trong oxit và hiđroxit ứng với hóa
trị cao nhất của X.
2. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn (HTTH) có tổng số điện
tích là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B. Gọi tên các nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và
giải thích.
c) Trong phản ứng oxi hoá–khử, X2−, Y− thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao?

Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học


Cho phản ứng hóa học sau: C2H5I + NaOH → C2H5OH + NaI
Nồng độ ban đầu của hai chất phản ứng bằng nhau. Để một nửa lượng ban đầu các chất phản ứng
chuyển thành sản phẩm ở 32oC cần 906 phút.
1. Tính thời gian để một nửa lượng ban đầu các chất phản ứng chuyển thành sản phẩm ở 60 oC, biết
rằng hệ số nhiệt độ của phản ứng là 2,83.
2. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
3. Tính hằng số tốc độ k ở hai nhiệt độ trên, biết rằng phản ứng là bậc hai (bậc một đối với mỗi chất) và
nồng độ ban đầu mỗi chất đều là 0,05M.
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
O2(k) Cl2(k) HCl(k) H2O(k)
1
H tt (kJ.mol )
0
0 0 –92,31 –241,83
S0 (J.K 1 .mol1 ) 205,03 222,9 186,7 188,7
0 1 1
Cp (J.K .mol ) 29,36 33,84 29,12 33,56
Coi C0p (J.K 1 .mol1 ) của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ
Với phản ứng: 4HCl(k)  O2(k) 2Cl2(k)  2H2O(k)
a. Tính hiệu ứng nhiệt cho phản ứng trên ở nhiệt độ 298K và 1350K.
b. Tính hằng số cân bằng Kp tại 25oC cho phản ứng trên.
c. Xác định nhiệt độ mà tại đó phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
d. Tính hiệu ứng nhiệt cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 atm:
4HCl(k,298K)  O2(k,298K) 2Cl2(k,298K)  2H2O(k,298K)
Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
Vanadi (V) có khối lượng riêng là 5,96 g/cm3, kết tinh theo cấu trúc mạng lập phương với cạnh của ô
mạng cơ sở là 307 pm. Biết khối lượng mol nguyên tử của Vanadi là 50,94.
1. Vanadi kết tinh theo kiểu mạng lập phương nào?

1
2. Số phối trí của Vanadi trong cấu trúc này là bao nhiêu? Giải thích.
3. Tính phần trăm thể tích không gian trống trong ô mạng cơ sở của Vanadi.

Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
1. Dung dịch X gồm H2C2O4 0,1M và axit yếu HA. Để trung hòa 10 ml dung dịch X cần 25 ml dung
dịch NaOH 0,12M.
a. Tính nồng độ mol HA trong dung dịch X.
b. Tính pKa của HA biết độ điện li của HA trong dung dịch X là 3,34.10–2%.
c. Thêm 90 ml dung dịch NH3 0,04M vào 10 ml dung dịch X thì thu được dung dịch Y. Tính pH của Y.
Cho H2C2O4 có pKa1 = 1,25; pKa2 = 4,27; pK a(NH )  9, 24

4

2. Dung dịch A chứa hỗn hợp hai muối MgCl2 10–3M và FeCl3 10–3M. Cho từ từ dung dịch NaOH vào
dung dịch A (giả sử thể tích dung dịch A không đổi).
a. Kết tủa nào tạo ra trước? Giải thích.
b. Tính pH thích hợp để tách một trong 2 ion Mg2+ hoặc Fe3+ ra khỏi dung dịch. Biết rằng, một ion
được coi là kết tủa hoàn toàn nếu nồng độ cân bằng của ion đó nhỏ hơn 10–6M.
c. Tính khoảng pH sao cho ion thứ nhất kết tủa được 90% nhưng chưa kết tủa ion thứ hai.
Cho: Ks(Mg(OH) )  1011;Ks(Fe(OH) )  1039
2 3

Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
1. Cho các thế khử chuẩn sau
EoNO3–/NH3, OH–= – 0,0973V, EoN2/NH4+= 0,306 V, EoNO,H+/N2= 1,715V
pKa(NH4+)=9,24, pK(H2O) = 10–14 ở 25oC
Xác định thế khử chuẩn EoNO3– ,H+/NO
2. Thiết lập sơ đồ pin để
a. xảy ra phản ứng 3Cu + HNO3 3Cu (NO3)2 + NO + H2O,
và phản ứng Cu2+ + 4NH3 → Cu(NH3)4 2+
b. Khi nối hai điện cực
Điện cực 1 : Cu  Cu(NH3)4 2+ 0,1M; NH3 1,5M Biết
Điện cực 2: Ag Ag2SO4(bão hoà)
Hãy tính suất điện động của pin
Cho biết: ECu2+ =0,34 V ;ECu(NH3 )2+4 = - 6,625.10 V , KsAg2SO4 = 1,100.10–5
0 0 -3

Cu Cu
Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh
1 Axit closunfonic là một hợp chất thường dùng chủ yếu để làm chất closunfonat hoá trong hoá hữu cơ.
Khi phản ứng với nước tạo ra axit sufuric và axit clohiđric. Khi điều chế axit này thường thu được hỗn
hợp gồm axit closunfonic,axit sunfuric và lưu huỳnh trioxit (hỗn hợp A). Người ta thực hiện những thí
nghiệm sau:
– Lấy 2,9426 gam hỗn hợp trên cho hoà tan trong 50,0 ml dung dịch natri hiđroxit 1,9820M.
Dung dịch sau đó được định mức đến 100,0 ml (gọi là dung dịch B).
– Lấy 20,0 ml dung dịch B, axit hoá bằng dung dịch axit nitric sau đó chuẩn độ với 35,7 ml
dung dịch AgNO3 0,1120M .
– Lấy 20 ml dung dịch B chuẩn độ với 33,6 ml dung dịch axit clohiđric 0,1554M.
a. Viết các phương trình hoá học của các quá trình trên?
b. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp A?

2
2. Thành phần của thuốc súng đen có thể rất khác nhau nhưng luôn chứa những thành phần cơ bản:
diêm tiêu (kali nitrat), lưu huỳnh và than. Tiến hành phân tích hóa học thuốc súng đen cho kết quả là
75% diêm tiêu, 13% cacbon và 12% lưu huỳnh về khối lượng.
a. Viết phương trình phản ứng thể hiện sự cháy của thuốc súng đen với các thành phần này. Cho
biết vai trò của từng loại nguyên liệu.
b. Nếu như thành phần các nguyên liệu trong thuốc súng đen có thay đổi thì có thể thu được các
loại sản phẩm cháy nào? Minh họa bằng phương trình hóa học.
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ

Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 bằng dung dịch chứa H2SO4
và 0,054 mol NaNO3, thu ðýợc dung dịch B chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có ion Fe 3+) và thấy
thoát ra 7,296 gam hỗn hợp khí X gồm N2, N2O, NO, H2, CO2 (trong X có chứa 0,024 mol H2). Cho
dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B ðến khi thu ðýợc lýợng kết tủa lớn nhất là 38,064 gam thì dùng
hết 1038 ml dung dịch NaOH. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung dịch B vừa ðủ ðể kết tủa hết SO2-4 ,sau ðó
cho tiếp dung dịch AgNO3 dý vào thì thu ðýợc 307,248 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Tính % khối lýợng của FeCO3 có trong hỗn hợp A.

3
ĐÁP ÁN

Câu 1. (2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X
có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự
đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, trong oxit và hiđroxit ứng với hóa
trị cao nhất của X.
2. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn (HTTH) có tổng số điện
tích là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B. Gọi tên các nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và
giải thích.
c) Trong phản ứng oxi hoá–khử, X2−, Y− thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao?
Hướng dẫn
1.Vì X thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3 nên là nhóm VA (ns2np3).
Vậy: ms = +1/2; l = 1 ; m = +1  n = 4,5 – 2,5 = 2. Vậy X là Nitơ 0,25
( 1s22s22p3)
Công thức cấu tạo các hợp chất và dự đoán trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm:
NH3 : N có trạng thái lai hoá sp3.
N
H H 0,25
H
N2O5: N có trạng thái lai hoá sp2.
O O
N O N
0,25
O
O
HNO3 : N có trạng thái lai hoá sp2
O
O N
0,25
H O

2.
a) Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X
=> Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B lần lượt
(Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4)
Theo giả thiết
Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4) = 90
=> Z = 16 0,25
16X; 17Y; 18R; 19A; 20B
(S) (Cl) (Ar) (K) (Ca)

1
b) S2–, Cl–, Ar, K+, Ca2+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 0,25
Số lớp e giống nhau => r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính
r càng nhỏ.
r 2- > r - > r > r + > r 2+ 0,25
S Cl Ar K Ca
c) Trong phản ứng oxi hóa – khử, ion S2–, Cl– luôn luôn thể hiện tính khử vì các ion này có số
oxi hóa thấp nhất.
0,25

Câu 2: (2,5 điểm): Động hóa học


Cho phản ứng hóa học sau: C2H5I + NaOH → C2H5OH + NaI
Nồng độ ban đầu của hai chất phản ứng bằng nhau. Để một nửa lượng ban đầu các chất phản ứng
chuyển thành sản phẩm ở 32oC cần 906 phút.
1. Tính thời gian để một nửa lượng ban đầu các chất phản ứng chuyển thành sản phẩm ở 60 oC, biết
rằng hệ số nhiệt độ của phản ứng là 2,83.
2. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
3. Tính hằng số tốc độ k ở hai nhiệt độ trên, biết rằng phản ứng là bậc hai (bậc một đối với mỗi chất) và
nồng độ ban đầu mỗi chất đều là 0,05M.
Hướng dẫn

1. 0,5
T2 T1
vT2 t t 906 906
 1 = 10
 t2  1
T2 T1
 60 32
  49, 2 phút
vT1 t2 2,832,8
 10
 10

0,5
2. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng
k2 t E 1 1 906 Ea  1 1 
ln  ln 1  a     ln    
k1 t2 R  T1 T2  49 8,314  305 333 

 Ea = 87976,179 J.mol–1
3. Vì nồng độ ban đầu của hai chất bằng nhau nên :
1 1 0,5
t1/2 = k=
k[ A]o t1/ 2 [ A]o
1 0,5
Ở 32oC, k = = 0,022 (mol–1.L.phút–1)
906.0, 05
1
Ở 60oC, k =  0, 4065 (mol–1.L.phút–1) 0,5
49, 2.0, 05

2
Câu 3: (2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học
O2(k) Cl2(k) HCl(k) H2O(k)
H (kJ.mol )
0
tt
1
0 0 –92,31 –241,83
S0 (J.K 1 .mol1 ) 205,03 222,9 186,7 188,7
C0p (J.K 1 .mol1 ) 29,36 33,84 29,12 33,56
Coi C0p (J.K 1 .mol1 ) của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ
Với phản ứng: 4HCl(k)  O2(k) 2Cl2(k)  2H2O(k)
a. Tính hiệu ứng nhiệt cho phản ứng trên ở nhiệt độ 298K và 1350K.
b. Tính hằng số cân bằng Kp tại 25oC cho phản ứng trên.
c. Xác định nhiệt độ mà tại đó phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
d. Tính hiệu ứng nhiệt cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 atm:
4HCl(k,298K)  O2(k,298K) 2Cl2(k,298K)  2H2O(k,298K)
Hướng dẫn

4HCl(k)  O2(k) 2Cl2(k)  2H2O(k) 0,5


H 0298  2H 0tt,Cl2( k )  2H 0tt,H2O( k )  4H 0tt,HCl( k )  H 0tt,O2( k )
 2.0  2.(241,83)  4.(92,31)  0
 114, 42 (kJ)
C  2C0p,Cl2( k )  2C0p,H2O( k )  4C0p,HCl( k )  C0p,O2( k )
0
p
0,2
 2.33,84  2.33,56  4.29,12  29,36
 11, 04 (J / mol) 5
S0298  2SCl
0
2( k )
 2S0H2O( k )  4S0HCl( k )  S0O2( k )
0,2
 2.222,9  2.188, 7  4.186, 7  205, 03
 128, 63J.K 1.mol1 5
H1350  114, 42  (11,04).103.(1350  298)  126,03(kJ) 0,2
5
G0  H0  TS0  114, 42  298.(128,63).103  76,088kJ 0,5
G 0 76, 088
G 0  RT ln K p  ln Kp     13,34  K p  1013,34
RT 8.314.103.298
Phản ứng đạt trạng thái cân bằng khi G 0  0 0,2
H0 114, 42 5
 H0  TS0  0  T    890K
S 0
(128, 63).103
Lượng nhiệt cần để nâng sản phẩm từ 298K đến 498K 0,5
q  (2.33,84  2.33,56).(498  298)  26960 J  26,96 kJ
 H  114, 42  26,96  87, 46 kJ

Câu 4: (2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể
Vanadi (V) có khối lượng riêng là 5,96 g/cm3, kết tinh theo cấu trúc mạng lập phương với cạnh của ô
mạng cơ sở là 307 pm. Biết khối lượng mol nguyên tử của Vanadi là 50,94.

3
1. Vanadi kết tinh theo kiểu mạng lập phương nào?
2. Số phối trí của Vanadi trong cấu trúc này là bao nhiêu? Giải thích.
3. Tính phần trăm thể tích không gian trống trong ô mạng cơ sở của Vanadi.
Hướng dẫn
1. Thể tích của ô cơ sở của Vanadi là :
v = (307 pm)3 = (3,07108 cm) 3 = 28,9344 1024 cm3
Khối lượng của ô cơ sở là :
m = 28,9344 1024 cm3 5,96 g/cm3 = 172,4493  1024 gam.
Vì chưa biết Vanadi kết tinh theo kiểu mạng lập phương nào nên gọi n là số nguyên tử
Vanadi trong một ô cơ sở thì khối lượng một nguyên tử Vanadi là : 0,25
172, 4493  1024
mV  (gam)
n
Biết rằng khối lượng mol nguyên tử của Vanadi (AV) là 50,94 gam
Theo: AV = mV  N o ( N o là số Avogađro)
172, 4493
50,94 =  1024  6,022  1023
n 0,25
50,94 = 103,8489 n = 2,0386  n  2.
n
Trong mỗi ô cơ sở của mạng tinh thể Vanadi chứa 2 nguyên tử.

1
Mỗi ô cơ sở của mạng lập phương tâm khối có : 8 đỉnh, mỗi đỉnh chứa nguyên tử, 1 tâm
8 0,25
của khối lập phương chứa 1 nguyên tử.
1
Tổng số : 8 đỉnh  nguyên tử mỗi đỉnh + 1 nguyên tử ở tâm = 2 nguyên tử
8
Vậy, Vanadi kết tinh theo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. 0,25

2. Số phối trí của 1 nguyên tử trong cấu trúc tinh thể đơn chất là số nguyên tử gần nhất vây 0,5
quanh nó. Trong cấu trúc này, Vanadi kết tinh theo kiểu mạng lập phương tâm khối, số
phối trí của nguyên tử V là 8. B

A B A

E E
a
C
D C
a D

3. Mặt chéo mạng tế bào cơ sở của V (hình vẽ)


0,25
4
V2 nguyªn tö
Độ đặc khít =
V« m¹ng c¬ së
Từ hình vẽ, ta có: AD2 = a2 + a2= 2a2
xét mặt ABCD: AC2 = a2 + AD2 = 3a2 0,25
mặt khác, ta thấy AC = 4r = a 3
8
r= a 3 = 3,07  10  1,732 = 1,329310 8 cm
4 4
4 4
V2 nguyên tử = 2 r3 = 2 (3,1416)( 1,329310 8)3 = 19,67831024 cm3. 0,25
3 3
24
 Độ đặc khít = 19,6783  10 cm3 = 0,68 hay 68%
28,9344  10 24 cm3 0,25
 Phần trăm thể tích không gian trống trong ô mạng cơ sở của Vanadi là 32%.

Câu 5 (2,5 điểm): Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan)
1. Dung dịch X gồm H2C2O4 0,1M và axit yếu HA. Để trung hòa 10 ml dung dịch X cần 25 ml dung
dịch NaOH 0,12M.
a. Tính nồng độ mol HA trong dung dịch X.
b. Tính pKa của HA biết độ điện li của HA trong dung dịch X là 3,34.10–2%.
c. Thêm 90 ml dung dịch NH3 0,04M vào 10 ml dung dịch X thì thu được dung dịch Y. Tính pH của Y.
Cho H2C2O4 có pKa1 = 1,25; pKa2 = 4,27; pK a(NH )  9, 24 
4

2. Dung dịch A chứa hỗn hợp hai muối MgCl2 10–3M và FeCl3 10–3M. Cho từ từ dung dịch NaOH vào
dung dịch A (giả sử thể tích dung dịch A không đổi).
a. Kết tủa nào tạo ra trước? Giải thích.
b. Tính pH thích hợp để tách một trong 2 ion Mg2+ hoặc Fe3+ ra khỏi dung dịch. Biết rằng, một ion
được coi là kết tủa hoàn toàn nếu nồng độ cân bằng của ion đó nhỏ hơn 10–6M.
c. Tính khoảng pH sao cho ion thứ nhất kết tủa được 90% nhưng chưa kết tủa ion thứ hai.
Cho: Ks(Mg(OH) )  1011;Ks(Fe(OH) )  1039
2 3

Hướng dẫn

1a.
0,1.10 1
C C2 H 2 O 4   M
10  25 35 0,25
0
C .10 10C0HA 1, 2.25 6
CHA  HA  M;COH   M
10  25 35 10  25 7
PTPƯ:
H 2C2O4  2OH   C2O42  2H 2O
1 2
35 35
HA  OH   A   H 2O
10C0HA 10C0HA
35 35

5
2 10C0HA 6
Ta có:    C0HA  2,8M
35 35 7 0,25
1b. Ta có các cân bằng:
H 2 C2 O 4 HC2O 4  H  K a1  101,25 (1)
HC2O 4 C2O 42  H  K a 2  104,27 (2)
0,25

HA A  H Ka (3)
H 2O H   OH  K w  1014 (4)
Ta thấy: C .Ka1  C
0
H2C2O4 .Ka 2  K w
0
H2C2O4
0,25
Giả sử có thể bỏ qua các cân bằng (2), (3), (4)
H 2 C2 O 4 HC2O4  H  K a1  101,25 (1)
0,1  x x x
2
x
 101,25  x  0, 05197M
0,1  x
0,25
0, 05197.2,8.3,34.105
Ka   104,7605 (thỏa mãn cách giải gần đúng)
2,8
1c.
0,1.10 2,8.10 0, 04.90 0,25
C H 2 C2 O 4   0, 01M , CHA   0, 28M;C NH3   0, 036M
10  90 10  90 10  90
2NH3  H 2C2O4  C2O42  2NH 4
NH3  HA  A   NH 4
TPGH của Y:
NH4 (0,036 M);C2 O42 (0,01M);HA(0, 264 M);A (0,016M)
pH của dung dịch Y do hệ đêm quyết định
CHA 0, 264
pH Y  pK a  log  0, 7605  log  3,5425
CA 0, 016 0,25
2a. 0,25
Mg 2  2OH   Mg(OH) 2 (1)
Fe3  3OH   Fe(OH)3 (2)
1039 
Để tạo kết tủa Fe(OH)3 thì: [OH ]> 3
 1012 M (1)3
10
1011 
Để tạo kết tủa Mg(OH)2 thì: [OH ]> 3
 104 M (2)
10
Vậy, Fe(OH)3 kết tủa trước.
0,25
2b. Để tạo kết tủa Mg(OH2) thì [OH] > 10  [H ]<10  pH > 10.
– –4 + –10
0,5
Để tạo kết tủa Fe(OH)3 hoàn toàn: [Fe3+] < 10–6  [OH–]3 >10–33  [H+] < 10–3  pH > 3.
Vậy để tách hoàn toàn Fe3+ ra khỏi dung dịch cần : 3< pH< 10.
2c. Khi Fe3+ kết tủa được 30% thì [Fe3+]còn lại = 10–4 0,5
39
10
nên [OH  ]  3 4
 1011,6  pH  2, 4
10
Vậy khoảng pH để ion thứ nhất kết tủa nhưng chưa kết tủa ion thứ hai là 2,4< pH< 10.
6
Câu 6 (2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa khử, điện hóa, điện phân
1. Cho các thế khử chuẩn sau
EoNO3–/NH3, OH–= – 0,0973V, EoN2/NH4+= 0,306 V, EoNO,H+/N2= 1,715V
pKa(NH4+)=9,24, pK(H2O) = 10–14 ở 25oC
Xác định thế khử chuẩn EoNO3– ,H+/NO
2. Thiết lập sơ đồ pin để
a. xảy ra phản ứng 3Cu + HNO3 3Cu (NO3)2 + NO + H2O,
và phản ứng Cu2+ + 4NH3 → Cu(NH3)4 2+
b. Khi nối hai điện cực
Điện cực 1 : Cu  Cu(NH3)4 2+ 0,1M; NH3 1,5M Biết
Điện cực 2: Ag Ag2SO4(bão hoà)
Hãy tính suất điện động của pin
Cho biết: ECu2+ =0,34 V ;ECu(NH3 )2+4 = - 6,625.10 V , KsAg2SO4 = 1,100.10–5
0 0 -3

Cu Cu
Hướng dẫn
1 2x NO3– + 6H2O +8 e  NH3 + 9OH–
2x NH3 + H+  NH4+
2NH4+  N2 + 8H+ +6e
N2 + 2H2O 2NO +4H+ +4e 0,25
18x H+ + OH–  H2O
6. E 0
NO3 ,H 
NO

2NO3– + 8H++6e2NO + 4H2O K  10 0,059

6. E 0 8. E 0 6.(  EN0 2 , ) 4.(  E 0 )


NO3 , H  NO3 , NO , H 
NO NH3 NH 4 N2

K  10 0,059
 (10 0,059
)2 .( Ka 1 )2 .(10 0,059
)(10 0,059
).( Kw -1 )18
6. E 0
NO3 , H 
NO 8.( 0,0973) 6.( 0,306) 4.( 1,715)

K  10 0,059
 (10 0,059 2
) .(109,24 ) 2 . (10 0,059
)(10 0,059
).(1014 )18
0,25
 ENO
0

,H 
 0,95V
3
NO

2.a Sơ đồ pin điện có phản ứng : 3Cu + HNO3 3Cu (NO3)2 + NO + H2O 0,25
(–) Cu  Cu2+(C2)   HNO3  NO, Pt (+)
Nửa phản ứng ở anot: Cu → Cu2+ + 2e
Nửa phản ứng ở catot: NO3– + 4H+ +3e → NO + 2H2O
Sơ đồ pin điện có phản ứng: Cu2+ + 4NH3 → Cu(NH3)4 2+
(–) Cu  Cu(NH3)4 2+, NH3(C1)  Cu2+(C2) Cu (+)
Nửa phản ứng ở anot: Cu + 4NH3 → Cu(NH3)4 2+ + 2e 0,25
Nửa phản ứng ở catot: Cu2+ + 2e → Cu
2.b Điện cực 1: 0,25
Cu 2
 4 NH 3  Cu ( NH ) 2
3 4 
n. E 0
Cu ( NH3 )24
Cu
2
Cu ( NH ) 3 4  2e  Cu  4 NH 3 10 0,059

7
n. E 0 n. E 0 
Cu 2 Cu ( NH3 )2
4
Cu Cu

Cu 2
 2e  Cu 10 0,059
 10 0,059

n . E 0 2
Cu
Cu n 0,25
( E 0 2  E 0 ) 2
10 0,059 2
0,059 Cu Cu Cu ( NH3 )4 (0,34  6,625.103 )
  n. E 0
 10 Cu
 10 0,059
 1011,75
Cu ( NH3 )2 
4
Cu

10 0,059
Thế của điện cực 1 là thế ECu 2 hoặc thế ECu ( NH ) 2
3 4 / Cu
Cu

0, 059 [Cu ( NH 3 )24 ]


E1  ECu ( NH 2 E 0
Cu ( NH3 )42 / Cu
 lg
3 )4 / Cu
n [NH 3 ]4
0, 059 0, 059 [Cu ( NH 3 )24 ] 0,25
 ECu
0
2  lg   lg
/ Cu
n n [NH 3 ]4
0, 059 [Cu ( NH 3 )42 ] 0, 059 0,1
E 0
Cu 2 / Cu
 lg  0,34  lg 11,75  0, 057 V
n  .[NH 3 ]4
2 10 .1,54

Điện cực 2 0,25


Theo cân bằng: Ag2SO4 ⇌ 2Ag+ + SO42– Ks = 1,10.10–5
2S S
 [Ag ] .[SO4 ] = (2S) .S = Ks
+ 2 2– 2

 [Ag+] = 2S = 2.(Ks/4)1/3
 E2 = EoAg+/Ag + 0,0592lg[Ag+]
= EoAg+/Ag + 0,0592lg2.(Ks/4)1/3 = 0,8 + 0,0592lg2.(1,1.10–5/4)1/3 = 0,708(V). 0,25
E1>E2 nên điện cực 2 là catot (+) điện 1 là anot (–) 0,25
Sơ đồ pin điện
Catot (+) Cu  Cu(NH3)4 2+ ; NH3  Ag2SO4(bão hoà)  Ag Anot (–)
Suất điện động của pin Epin = E(+) – E(–) = 0,708+0,057=0,651 V

Câu 7: (2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh


1 Axit closunfonic là một hợp chất thường dùng chủ yếu để làm chất closunfonat hoá trong hoá hữu cơ.
Khi phản ứng với nước tạo ra axit sufuric và axit clohiđric. Khi điều chế axit này thường thu được hỗn
hợp gồm axit closunfonic,axit sunfuric và lưu huỳnh trioxit (hỗn hợp A). Người ta thực hiện những thí
nghiệm sau:
– Lấy 2,9426 gam hỗn hợp trên cho hoà tan trong 50,0 ml dung dịch natri hiđroxit 1,9820M.
Dung dịch sau đó được định mức đến 100,0 ml (gọi là dung dịch B).
– Lấy 20,0 ml dung dịch B, axit hoá bằng dung dịch axit nitric sau đó chuẩn độ với 35,7 ml
dung dịch AgNO3 0,1120M .
– Lấy 20 ml dung dịch B chuẩn độ với 33,6 ml dung dịch axit clohiđric 0,1554M.
a. Viết các phương trình hoá học của các quá trình trên?
b. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp A?

8
2. Thành phần của thuốc súng đen có thể rất khác nhau nhưng luôn chứa những thành phần cơ bản:
diêm tiêu (kali nitrat), lưu huỳnh và than. Tiến hành phân tích hóa học thuốc súng đen cho kết quả là
75% diêm tiêu, 13% cacbon và 12% lưu huỳnh về khối lượng.
a. Viết phương trình phản ứng thể hiện sự cháy của thuốc súng đen với các thành phần này. Cho
biết vai trò của từng loại nguyên liệu.
b. Nếu như thành phần các nguyên liệu trong thuốc súng đen có thay đổi thì có thể thu được các
loại sản phẩm cháy nào? Minh họa bằng phương trình hóa học.
Hướng dẫn
1 a. HSO3Cl+3OH  SO4 +Cl +2H2O
– 2– –
(1) 0,5
H2SO4+2OH  SO4 +2H2O
– 2–
(2)
SO3+2OH  SO4 +H2O
– 2–
(3)
Ag +Cl  AgCl
+ –
(4)
H +OH H2O
+ –
(5)

b. Ta có: số mol Cl = số mol HSO3H = 0,02 mol 0,25
 khối lượng HSO3Cl = 0,02mol.116,53gam/mol = 2,3306 gam
 % m của HSO3Cl=79,2%
Từ (1) suy ra số mol NaOH =0,06 mol 0,25
Vậy số mol NaOH tham gia phản ứng (2) và (3) = 0,013 mol;
khối lượng H2SO4 và SO3=0,612 gam
Gọi số mol H2SO4 là x mol;số mol SO3 là y mol.Ta có:
2x + 2y=0,013
80,07x + 98,09y = 0,612 0,25
 x = 1,42.10 mol  khối lượng SO3 = 0,114 g
–3

 %SO3 = 3,9%
 y = 5,08.10 mol  khối lượng H2SO4 = 0,489 g
–3

%H2SO4 = 16,9%
2 a. Tỉ lệ thành phần các nguyên liệu là
KNO3 : C : S = 0,743 : 1,08 : 0,375 = 2 : 3 : 1
Điều này phù hợp với phản ứng: 0,25
2KNO3 + 3C + S → K2S + N2 + 3CO2
KNO3 là chất oxy hóa, S là chất buộc (binder) còn C là nguyên liệu (chất khử)
b. Các sản phẩm khác có thể có là: KNO2, SO2, K2CO3, K2SO3 và K2SO4 1,0
4KNO3 + C + S → 4KNO2 + CO2 + SO2
4KNO3 + 2C + 3S → 2K2CO3 + CO2 + N2
2KNO3 + C + S → K2SO4 + CO2 + N2
4KNO3 + 3C + 2S → 2K2SO3 + 3CO2 + 2N2
Câu 8: (2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ

Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 bằng dung dịch chứa
H2SO4 và 0,054 mol NaNO3, thu ðýợc dung dịch B chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có
ion Fe3+) và thấy thoát ra 7,296 gam hỗn hợp khí X gồm N2, N2O, NO, H2, CO2 (trong X có
chứa 0,024 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B ðến khi thu ðýợc lýợng kết tủa
lớn nhất là 38,064 gam thì dùng hết 1038 ml dung dịch NaOH. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung
dịch B vừa ðủ ðể kết tủa hết SO2-4 ,sau ðó cho tiếp dung dịch AgNO3 dý vào thì thu ðýợc 307,248
9
gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lýợng của FeCO 3 có trong hỗn
hợp A.
Hýớng dẫn
Mg 2+
 2+
Mg Cu
  2+
Cu  NO3 2 H 2SO 4 : 0,546 mol Fe H : 0, 024mol
 + 
 +  2  H 2 O (1)
Fe  NaNO3 : 0, 054mol  Na : 0,054 mol  NO, N 2 O, CO 2 ..
FeCO SO 2- : 0,546 mol
 3
 4
7,296 gam 0,25
m (gam)  NH 4 : 0,03 mol
75,126 gam

AgCl : 1, 092 mol Mg(OH) 2


 
BaSO4 : 0,546mol (3) Cu(OH) 2  Na 2SO 4 + NH 3 + H 2O (2)
Ag : 0, 216 mol Fe(OH)
  2
0,546 mol

307,248 gam 38,064 gam


0,25
Bảo toàn Na cho sõ ðồ (2) {Dung dịch B+NaOH} nNa2SO4 = 0,546 mol.

Bảo toàn S nH2SO4 = 0,546 mol………………………………………………….. 0,25

Bảo toàn khối lýợng cho sõ ðồ (2) tính ðýợc nNH3=0,03 moln NH 4 =0,03 mol.. 0,25

0,25
Bảo toàn H cho sõ ðồ (1){A+H2SO4+NaNO3}tính ðýợc số mol H2O = 0,462 mol.

Bảo toàn khối lýợng cho sõ ðồ (1) tính ðýợc m=32,64 gam.
0,25

Bảo toàn e cho sõ ðồ (3) {Dung dịch B+BaCl2+AgNO3}: 0,25


Có số mol Fe2+ trong B: 0,216 mol………………….............................................

Trong A ðặt số mol Mg = a; Cu(NO3)2 = b; Fe = c; FeCO3 = 0,216–c. 0,25


+) m = 32,6424a+188b–60c= 7,584 (I)

+) Dung dịch B+ NaOH  2a+2b=0,576 (II). 0,25


+) Khối lýợng kết tủa hidroxit = 38,052  58a+98b=18,624 (III).
0,25
Giải hệ a=0,24; b=0,048; c=0,12 mol  % khối lýợng của FeCO3 = 34,12%

10
ĐỀ SỐ 17

Câu 1.(2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân.
1.Từ thực nghiệm, biết năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của Li = 5,390 eV.
Quá trình Li Li2+ + 2e cần cung cấp năng lượng E = 81,009 eV.
Li  Li+ + 1e ( I1 ) Li+  Li2+ + 1e (I2)
Li2+ Li3+ +1e (I3) Li  Li3+ + 3e (I)
Tính năng lượng ion hóa I2 và I.
2. Poloni Po là chất phóng xạ α tạo thành hạt nhân
210
84 Pb . Chu kì bán rã của
206
82 Po là
210
84

140 ngày. Sau thời gian t = 420 ngày (kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát) người ta thu
được 10,3gam chì.
a. Tính khối lượng của poloni tại thời điểm t = 0.
b. Tại thời điểm t bằng bao nhiêu thì tỉ lệ giữa khối lượng giữa chì và poloni là 0,8.
Câu 2.(2,5 điểm): Động hóa học
Một ống thủy tinh hàn kín, có gắn hai sợi tungsten (vonfram) cách nhau 5mm,
chứa đầy không khí sạch và khô tại nhiệt độ và áp suất chuẩn. Phóng điện giữa hai sợi
này. Vài phút sau khí trong ống nghiệm nhuốm màu nâu đặc trưng.
1.Tiểu phân nào gây nên sự biến đổi màu quan sát được nêu trên?. Ước lượng giới hạn
nồng độ lớn nhất trong ống thủy tinh.
2. Màu nâu tương tự cũng thấy xuất hiện khi oxi và nitơ (II) oxit gặp nhau trong bầu
thủy tinh chân không. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong bầu thủy tinh.
3. Từ các thí nghiệm ở 25oC có các số đo sau:

Thí
[NO] (mol.L–1) [O2] (mol.L–1) Tốc độ đầu (mol.L–1.s–1)
nghiệm
1 1,16.10–4 1,21.10–4 1,15.10–8
2 1,15.10–4 2,41.10–4 2,28.10–8
3 1,15.10–4 6,36.10–5 6,02.10–9

1
4 2,31.10–4 2,42.10–4 9,19.10–8
5 5,75.10–5 2,44.10–4 5,68.10–9
Hãy: – xác định bậc phản ứng theo O2, theo NO và bậc phản ứng chung.
– xác định hằng số phản ứng tại 298oK.
Câu 3.(2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học.
1. Ngày nay, để sản xuất clo từ hiđro clorua, người ta sử dụng cân bằng:
O2 (k) + 4 HCl (k)  2 Cl2 (k) + 2 H2O (k)
a. Cho vào bình phản ứng 2,2 mol oxi và 2,5 mol hiđroclorua ở áp suất cố định là 0,5
atm và nhiệt độ T. Khi hệ đạt cân bằng thì bình phản ứng chứa lượng oxi gấp đôi hiđro
clorua, tìm giá trị T (oC).
b. Ở 520oC, nạp vào bình phản ứng một lượng hỗn hợp khí oxi và hiđro clorua. Ở trạng
thái cân bằng thì hiệu suất chuyển hóa của hiđro clorua bằng 80%. Tìm áp suất riêng
phần của oxi tại trạng thái cân bằng?
Cho: Bảng số liệu nhiệt động (coi không phụ thuộc vào nhiệt độ)
Chất O2 (k) HCl(k) Cl2 (k) H2O (k)
ΔHos (kJ/mol) –92,3 –241,8
So (J/molK) 205 186,8 223 188,7
2. Tính biến thiên entropi của quá trình trộn 10 gam nước đá ở 0oC với 50 gam nước
lỏng ở 40oC trong hệ cô lập. Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá bằng 334,4 J.g1;
nhiệt dung riêng của nước lỏng bằng 4,18 J.K1.g1.
Câu 4.(2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể.
1. Phân tử HF và phân tử H2O có momen lưỡng cực, phân tử khối gần bằng nhau (HF
1,91 Debye; H2O 1,84 Debye; MHF = 20; MH O  18 ) nhưng nhiệt độ nóng chảy của hiđro
2

florua là –83 oC, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0 oC. Hãy giải
thích tại sao.
2. a. Ô mạng cơ sở (tế bào cơ bản) của tinh thể NiSO4 có 3 cạnh vuông góc với nhau,
cạnh a = 6,338 Å; b = 7,842 Å; c = 5,155 Å. Khối lượng riêng gần đúng của NiSO4 là

2
3,9 g/cm3. Tìm số phân tử NiSO4 trong một ô mạng cơ sở và tính khối lượng riêng chính
xác của NiSO4.
b. Niken(II) oxit có cấu trúc mạng tinh thể giống mạng tinh thể của natri clorua. Các ion
O2–tạo thành mạng lập phương tâm mặt, các hốc bát diện có các ion Ni2+. Khối lượng
riêng của niken(II) oxit là 6,67 g/cm3. Nếu cho niken(II) oxit tác dụng với liti oxit và oxi
thì được các tinh thể trắng có thành phần LixNi1–xO:
x x
Li2O + (1–x)NiO + O2 → LixNi1–xO
2 4
Cấu trúc mạng tinh thể của LixNi1–xO giống cấu trúc mạng tinh thể của NiO, nhưng một
số ion Ni2+ được thế bằng các ion liti và một số ion Ni2+ bị oxi hóa để bảo đảm tính trung
hòa điện của phân tử. Khối lượng riêng của tinh thể LixNi1–xO là 6,21 g/cm3.
– Vẽ một ô mạng cơ sở của niken(II) oxit.
–Tính x(chấp nhận thể tích của ô mạng cơ sở không thay đổi khi chuyển từ NiO thành
LixNi1–xO).
– Tính phần trăm số ion Ni2+ đã chuyển thành ion Ni3+ và viết công thức thực nghiệm
đơn giản nhất của hợp chất LixNi1–xO bằng cách dùng Ni(II), Ni(III) và các chỉ số
nguyên.
Cho: Ni =58,69; O =16; S =32,07; NA = 6,022.1023.
Câu 5.(2,5 điểm): Dung dịch điện ly.
Dung dịch A là hỗn hợp của H3PO4 và NaHSO4 0,010 M, có pHA = 2,03.
1. Tính C H PO trong dung dịch A.
3 4

2. Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của H3PO4
giảm 25%.
3. Thêm dần ZnCl2 vào dung dịch A đến nồng độ 0,010 M. Có Zn3(PO4)2 tách ra
không?
Coi thể tích dung dịch không thay đổi.
Cho pKa (HSO 4 ) = 2 pK(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32
pK (HCOOH) = 3,75 pKS (Zn3(PO4)2) = 35,42.

3
Câu 6.(2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa –khử, điện hóa, điện phân.
1. Điện cực loại II được cấu tạo từ kim loại được bao phủ bởi hợp chất khó tan (thường
là muối ít tan) của kim loại đó và được nhúng vào dung dịch chứa anion của hợp chất
khó tan này. Điện cực Ag, AgCl/ Cl– và điện cực calomen Hg, Hg2Cl2/ Cl– là những ví
dụ điển hình của điện cực loại này. Giá trị thế tiêu chuẩn của pin điện hóa
()Ag, AgCl Cl Hg 2Cl2 / Hg() là E0 = 0,0455V ở T = 298K.

a. Viết các nửa phương trình xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình tổng quát khi
pin hoạt động.
b. Tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn G 0 của phản ứng xảy ra trong pin ở
298K. Từ đó nhận xét chiều tự diễn biến của phản ứng.

c. Cho E Ag /Ag  0,799V và tích số tan của AgCl là Ks = 1,73.10–10. Tính giá trị thế
0

khử chuẩn của cặp Ag, AgCl/Cl– . Viết phương trình biểu diễn sự phụ thuộc giữa
E 0Ag /Ag và E 0Ag,AgCl/Cl .
0
d. Xác định tích số tan của Hg2Cl2 biết rằng E Hg2 /Hg = 0,798V

2. Điện phân dung dịch X chứa: CuSO4 0,1M ; Ag2SO4 0,05M; HClO4 1M ở 25 C.Cho
0

biết thứ tự xảy ra sự điện phân ở catot? Có thể dùng phương pháp điện phân để tách
riêng Cu, Ag ra khỏi dung dịch được không?
 0,34V ; E Ag /Ag  0,8V ; E 0O  1, 23V
0
Cho E 0Cu 2 
/Cu 2 ,H /H 2O

Câu 7.(2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi – lưu huỳnh.


1. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Na2S4O6
(3)
(8)
(1) (2) (6) (7)
HIO3 I2O5 I2 Cl2 KClO3 ClO2 NaClO2
(9) (10)
(4)

(5)
KI Cu2I2

2. Giải thích nguyên nhân, hình thành những tinh thể hiđrat Cl2.8H2O. Hiđrat đó có phải
là hợp chất bọc không?

4
3. Hợp chất A chứa S, O và halogen. Trong mỗi phân tử A chỉ có 1 nguyên tử S. Thuỷ
phân hoàn toàn A được dung dịch B. Người ta sử dụng những thuốc thử cho dưới đây để
nhận biết những ion nào có trong B?
Thuốc AgNO3 Ba(NO3)2 NH3+Ca(NO3)2 KMnO4+Ba(NO3)2 Cu(NO3)2
thử +HNO3
Hiện kết tủa vàng Không có Không hiện Mất màu, kết tủa Không có
tượng nhạt kết tủa tượng trắng kết tủa
Qua đó có thể đưa ra công thức phù hợp của A là gì?
Câu 8.(2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ.
Trong công nghiệp người ta thường sản xuất SO2 từ các khoáng vật chứa nhiều S,
sẵn có nhất ở Việt Nam là quặng FeS2. Một mẫu khoáng vật đã được loại bỏ hết tạp chất
trơ X chứa hỗn hợp FeS2 và Cu2S được đốt cháy hoàn toàn bằng không khí vừa đủ thu
được hỗn hợp khí Y chỉ chứa SO2 và N2. Lấy một thể tích Y thực hiện một loạt các thí
nghiệm liên tiếp. Đầu tiên cho hỗn hợp đi qua bình chứa 23,9 gam chì đioxit thu được
30,3 gam muối A. Khí đi ra lại cho tiếp qua bình đựng 8,7 gam mangan đioxit, trong
bình chứa 86 ml nước được đun liên tục trào lên để hòa tan hết muối B sinh ra ta thu
được dung dịch B chứa duy nhất một chất tan có nồng độ phần trăm là 20%. Khí đi ra
cho qua bình chứa đựng Na2O dư thấy khối lượng bình tăng 26,24 gam, khí đi ra có thể
tích 96,1 lit (đktc).
1. Xác định hợp chất A, B và viết các phương trình phản ứng.
2. Xác định hàm lượng phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp Y.
3. Nếu hỗn hợp Y cho đi qua bình chứa bột Zn đun nóng, viết phương trình phản ứng và
biểu diễn cấu trúc anion của muối tạo ra trong phản ứng.
Cho: Pb = 207; Mn =55; O =16; S= 32; Na =23; N =14.
–––––––––––––––Hết –––––––––––––

5
ĐÁP ÁN
Câu 1.(2,5 điểm): Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân.
1.Từ thực nghiệm, biết năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của Li = 5,390 eV.
Quá trình Li Li2+ + 2e cần cung cấp năng lượng E = 81,009 eV.
Li  Li+ + 1e ( I1 ) Li+  Li2+ + 1e (I2)
Li2+ Li3+ +1e (I3) Li  Li3+ + 3e (I)
Tính năng lượng ion hóa I2 và I.
2. Poloni Po là chất phóng xạ α tạo thành hạt nhân
210
84 Pb . Chu kì bán rã của
206
82 Po là
210
84

140 ngày. Sau thời gian t = 420 ngày (kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát) người ta thu
được 10,3gam chì.
a. Tính khối lượng của poloni tại thời điểm t = 0.
b. Tại thời điểm t bằng bao nhiêu thì tỉ lệ giữa khối lượng giữa chì và poloni là 0,8.
ý ĐÁP ÁN Điểm
Do Li  Li+ + 1e có I1 = 5,390 eV nên
1. Li+ + 1e  Li E01 = – I1 = – 5,390eV
Li  Li2+ + 2e E2 = 81,009 eV
Tổ hợp 2 quá trình này ta được năng lượng ion hóa I2
Li+  Li2+ +1e I2= E1 + E2 = 81,009 – 5,390 = 75,619 eV 0,5

Muốn tính năng lượng kèm theo quá trình Li  Li3+ + 3e ta cần tổ
hợp 2 quá trình:
Li  Li2+ + 2e (đã cho) và Li 2+  Li3+ + 1e (I3)
Li2+ là hệ 1e một hạt nhân, nên năng lượng của electron được tính theo
Z2 Z 3
công thức E3 (Li3+ ) = – 13,6. ở đây 
n2 n 1

32
E3 (Li ) =–13,6. 2 = –122,4 (eV)
3+
1

Li 2+  Li3+ +1e I3 = – E3 = 122,4 eV 1,0


Li  Li2+ + 2e E2 = 81,009 eV
Li  Li3+ + 3e I = I3 + E2 = 203,41 eV
1
a. Gọi khối lượng Po ban đầu là m0.
2 mPb Apb A A mPb . APo
Ta có:   mPb  mPo . Pb  m0 .(1   kt ). Pb  m0 
mPo APo APo APo APb .(1   kt )

Thay: mPb=10,3; APb=206; APo=210; k = ln2/T với T = 140 → m0 = 12


gam. 0.5
b. Số hạt Po tại thời điểm t là : N  N0 . kt  N0 .2t / T
Số hạt Pb tạo thành bằng số hạt Po phân rã : N1  N0 .(1  2t / T )
N1.M Pb mPb N1 210.0,8 84 1  2 t / T
Theo bài ra :   0,8     t / T
N .M Po mPo N 206 103 2

84
ln(  1)
t  103 .T  t=120,45 ngày
ln 2 0,5

Câu 2.(2,5 điểm): Động hóa học


Một ống thủy tinh hàn kín, có gắn hai sợi tungsten (vonfram) cách nhau 5mm,
chứa đầy không khí sạch và khô tại nhiệt độ và áp suất chuẩn. Phóng điện giữa hai sợi
này. Vài phút sau khí trong ống nghiệm nhuốm màu nâu đặc trưng.
1.Tiểu phân nào gây nên sự biến đổi màu quan sát được nêu trên?. Ước lượng giới hạn
nồng độ lớn nhất trong ống thủy tinh.
2. Màu nâu tương tự cũng thấy xuất hiện khi oxi và nitơ (II) oxit gặp nhau trong bầu
thủy tinh chân không. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong bầu thủy tinh.
3. Từ các thí nghiệm ở 25oC có các số đo sau:
Thí nghiệm [NO] (mol.L–1) [O2] (mol.L–1) Tốc độ đầu (mol.L–1.s–1)
1 1,16.10–4 1,21.10–4 1,15.10–8
2 1,15.10–4 2,41.10–4 2,28.10–8
3 1,15.10–4 6,36.10–5 6,02.10–9
4 2,31.10–4 2,42.10–4 9,19.10–8
5 5,75.10–5 2,44.10–4 5,68.10–9
Hãy: – xác định bậc phản ứng theo O2, theo NO và bậc phản ứng chung.
2
– xác định hằng số phản ứng tại 298oK.
ý ĐÁP ÁN Điểm
Màu là do nitơ đioxit NO2. Vì không khí có 80% N2 và 20% O2. oxi là
1. tác nhân bị giới hạn (thiếu): Nếu O2 chuyển hết thành NO2 (hầu như
không thể) nồng độ của nitơ đioxit sẽ bằng:
[NO2] = 0,20/22,4 = 8,9286.10–3 mol.L–1. 0,5
2. 2NO + O2 → 2NO2 0,5
* Bậc của NO và O2 được tính nhờ các trị số thí nghiệm trong đó nồng
3. độ của một trong các chất được giữ không đổi (như [NO] được coi như
không đổi trong các thí nghiệm 1, 2 & 3. trong khi [O2] lại khộng đổi
trong các thí nghiệm 2, 4, 5)
Ta có: v = k CNOa. CO2b
Bậc đối với NO:
Thí nghiệm Tỉ lệ [NO] Tỉ lệ tốc độ đầu
TN4 : TN2 2,01 4,03 0,5
TN4:TN5 4,02 16,18
TN2:TN5 2,00 4,014
Thấy tốc độ thay đổi theo [NO]2
 Vậy phản ứng là bậc 2 theo NO
Bậc đối với O2:
Thí nghiệm Tỉ lệ [O2 ] Tỉ lệ tốc độ đầu
TN2:TN1 1,99 1,98
TN2:TN3 3,79 3,65
TN1 : TN3 1,903 1,91
=> phản ứng là bậc 1 theo O2
Vậy: bậc chung của phản ứng là 3 0,5

* Biểu thức tính tốc độ phản ứng:


v = k[NO]2[O2] nên k = v/[NO]2[O2]
Từ các thí nghiệm khác nhau ta tính được
3
k1 = 7,063.103 L2mol–2s–1
k2 = 7,154.103 L2mol–2s–1
k3 = 7,157.103 L2mol–2s–1
k4 = 7,117.103 L2mol–2s–1
k5 = 7,041.103 L2mol–2s–1
Vậy:
ktb= (k1 + k2 + k3 + k4 + k5)/5 =7,1064.103L2mol–2s–1 0,5

Câu 3.(2,5 điểm): Nhiệt hóa học, cân bằng hóa học.
1. Ngày nay, để sản xuất clo từ hiđro clorua, người ta sử dụng cân bằng:
O2 (k) + 4 HCl (k)  2 Cl2 (k) + 2 H2O (k)
a. Cho vào bình phản ứng 2,2 mol oxi và 2,5 mol hiđroclorua ở áp suất cố định là 0,5
atm và nhiệt độ T. Khi hệ đạt cân bằng thì bình phản ứng chứa lượng oxi gấp đôi hiđro
clorua, tìm giá trị T (oC).
b. Ở 520oC, nạp vào bình phản ứng một lượng hỗn hợp khí oxi và hiđro clorua. Ở trạng
thái cân bằng thì hiệu suất chuyển hóa của hiđro clorua bằng 80%. Tìm áp suất riêng
phần của oxi tại trạng thái cân bằng?
Cho: Bảng số liệu nhiệt động (coi không phụ thuộc vào nhiệt độ)
Chất O2 (k) HCl(k) Cl2 (k) H2O (k)
ΔHos (kJ/mol) –92,3 –241,8
So (J/molK) 205 186,8 223 188,7
2. Tính biến thiên entropi của quá trình trộn 10 gam nước đá ở 0oC với 50 gam nước
lỏng ở 40oC trong hệ cô lập. Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá bằng 334,4 J.g1;
nhiệt dung riêng của nước lỏng bằng 4,18 J.K1.g1.
ý ĐÁP ÁN Điểm
O2 (k) + 4 HCl (k)  2 Cl2 (k) + 2 H2O (k)
1. Ban đầu (mol) 2,2 2,5
Cân bằng (mol) 2,2–x 2,5–4x 2x 2x

4
Theo đề: 2,2 – x = 2(2,5 – 4x)
x = 0,4 mol

ΔHo = –114,4 kJ/mol và ΔSo = –128,8 J/mol.K


ΔGo = –RTlnK = ΔHo – TΔSo → –9,0866T = –114400 + 128,8T → T 0,5
o
= 829,7 K = 556,7 C
b. Ở 520oC thì lnK = –ΔHo/RT + ΔSo/R = 1,86 → K = 6,422
O2 (k) + 4 HCl (k)  2 Cl2 (k) + 2 H2O (k)
Ban đầu (mol) a b
Cân bằng (mol) a–0,2b 0,2b 0,4b 0,4b
Dễ thấy: PCl2/PHCl = 2 và PCl2 = PH2O
Mặt khác:

Từ đó: PO2 = 2,49 atm


0,5
Gọi tcb là nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp nước đá và nước, ta có lúc
2 cân bằng nhiệt:
Nhiệt toả ra = Nhiệt thu vào
=>10334,4 + 104,18 tcb = 504,18(40  tcb)  tcb = 20oC
Biến thiên entropi của hệ bằng tổng biến thiên entropi của sự
chuyển 10 gam nước đá từ 0oC lên 20oC và biến thiên entropi của 50 0,5
gam nước lỏng ở 40oC xuống 20oC.
Biến thiên entropi của nước đá tăng từ 0oC đến 20oC gồm 2
thành phần:
S1 S2
H2O (r)   H2O (l)  H2O (l)

0oC 0oC 20 oC

5
293
H nc dT
Vậy ΔS nước đá = ΔS1 + ΔS2 =
T
+
273
 nC p (l)
T

H nc T
= + nCpln 2
T T1

10  334, 4 293
ΔS nước đá = + 104,18ln = 15,20 J.K1 0,5
273 273
Biến thiên entropi của 50 gam nước lỏng ở 40oC xuống 20oC:
293
0,5
dT
 nC
293
S nước lỏng = p (l) = 504,18ln = 13,80 J.K1
313
T 313

S (hệ) = 15,20  13,80 = 1,40 J.K1

Câu 4.(2,5 điểm): Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể.
1. Phân tử HF và phân tử H2O có momen lưỡng cực, phân tử khối gần bằng nhau (HF
1,91 Debye; H2O 1,84 Debye; MHF = 20; MH O  18 ) nhưng nhiệt độ nóng chảy của hiđro
2

florua là –83 oC, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0 oC. Hãy giải
thích tại sao.
2. a. Ô mạng cơ sở (tế bào cơ bản) của tinh thể NiSO4 có 3 cạnh vuông góc với nhau,
cạnh a = 6,338 Å; b = 7,842 Å; c = 5,155 Å. Khối lượng riêng gần đúng của NiSO4 là
3,9 g/cm3. Tìm số phân tử NiSO4 trong một ô mạng cơ sở và tính khối lượng riêng chính
xác của NiSO4.
b. Niken(II) oxit có cấu trúc mạng tinh thể giống mạng tinh thể của natri clorua. Các ion
O2–tạo thành mạng lập phương tâm mặt, các hốc bát diện có các ion Ni2+. Khối lượng
riêng của niken(II) oxit là 6,67 g/cm3. Nếu cho niken(II) oxit tác dụng với liti oxit và oxi
thì được các tinh thể trắng có thành phần LixNi1–xO:
x x
Li2O + (1–x)NiO + O2 → LixNi1–xO
2 4
Cấu trúc mạng tinh thể của LixNi1–xO giống cấu trúc mạng tinh thể của NiO, nhưng một
số ion Ni2+ được thế bằng các ion liti và một số ion Ni2+ bị oxi hóa để bảo đảm tính trung
hòa điện của phân tử. Khối lượng riêng của tinh thể LixNi1–xO là 6,21 g/cm3.

6
– Vẽ một ô mạng cơ sở của niken(II) oxit.
–Tính x(chấp nhận thể tích của ô mạng cơ sở không thay đổi khi chuyển từ NiO thành
LixNi1–xO).
– Tính phần trăm số ion Ni2+ đã chuyển thành ion Ni3+ và viết công thức thực nghiệm
đơn giản nhất của hợp chất LixNi1–xO bằng cách dùng Ni(II), Ni(III) và các chỉ số
nguyên.
Cho: Ni =58,69; O =16; S =32,07; NA = 6,022.1023.
ý ĐÁP ÁN Điểm
1 Mỗi phân tử H–F chỉ tạo được 2 liên kết hiđro với 2 phân tử HF
khác ở hai bên H–F…H–F…H–F. Trong HF rắn các phân tử H–F liên kết
với nhau nhờ liên kết hiđro tạo thành chuỗi một chiều, giữa các chuỗi đó
liên kết với nhau bằng lực Van der Waals yếu. Vì vậy khi đun nóng đến
nhiệt độ không cao lắm thì lực Van der Waals giữa các chuỗi đã bị phá
vỡ, đồng thời mỗi phần liên kết hiđro cũng bị phá vỡ nên xảy ra hiện
tượng nóng chảy.

Mỗi phân tử H–O–H có thể tạo được 4 liên kết hiđro với 4
phân tử H2O khác nằm ở 4 đỉnh của tứ diện. Trong nước đá mỗi
phân tử H2O liên kết với 4 phân tử H2O khác tạo thành mạng lưới
không gian 3 chiều. Muốn làm nóng chảy nước đá cần phải phá vỡ
mạng lưới không gian 3 chiều với số lượng liên kết hiđro nhiều hơn so 0,5
với ở HF rắn do đó đòi hỏi nhiệt độ cao hơn
2 a.
a = 6,338.10–8 cm; b = 7,842.10–8 cm; c = 5,155.10–8 cm

7
n.M NiSO4
Từ ρ NiSO4  m = m = (1)
V a.b.c N A .a.b.c

ρ NiSO .N A .a.b.c
→ n= 4
(2)
M NiSO4

3,9 . 6,022.1023 . 6,338.10–8 . 7,842.10–8 . 5,155.10–8


n= = 3,888
154,76

Số phân tử NiSO4 trong một ô mạng cơ sở phải là số nguyên → n = 4


4 . 154,76
ρ NiSO (chính xác) = 23
= 4,012 (g/cm3)
4
6,022.10 . 6,338.10–8 . 7,842.10–8 . 5,155.10–8 0,5

Ion oxi (O2-)


Ion niken (Ni2+)

0,5

b.
– Tính cạnh a của ô mạng cơ sở của NiO
n.M NiO
ρ NiO = 3
→ a3 = n.M NiO
N A .a N A .ρ NiO

4 . 74,69
n = 4 (vì mạng là lập phương tâm mặt) → a 3 = → a=
6,022.1023 . 6,67

4,206.10–8 cm 0,25
Theo đầu bài, ô mạng cơ sở của NiO và ô mạng cơ sở của LixNi1–xO
giống nhau, do đó:
n.M Li x Ni1 x O 4 .  x.6,94 + (1-x).58,69 + 16
ρ Li x Ni1 x O = → 6,21 =
N A .a 3
6,022.1023 . (4,206.108 )3

→ x = 0,099  0,10
0,25
– Thay x vào công thức LixNi1–xO, ta có Li0,1Ni0,9O hay công thức là
LiNi9O10. Vì phân tử trung hòa điện nên trong LiNi9O10 có 8 ion Ni2+ và
1 ion Ni3+. Vậy cứ 9 ion Ni2+ thì có 1 ion chuyển thành Ni3+.

8
Phần trăm số ion Ni2+ đã chuyển thành ion Ni3+ là 1 .100 % = 11,1%
9
0,5
Công thức thực nghiệm đơn giản nhất: LiNi(III)(Ni(II))8O10.
Câu 5.(2,5 điểm): Dung dịch điện ly.
Dung dịch A là hỗn hợp của H3PO4 và NaHSO4 0,010 M, có pHA = 2,03.
1. Tính C H PO trong dung dịch A.
3 4

2. Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của H3PO4
giảm 25%.
3. Thêm dần ZnCl2 vào dung dịch A đến nồng độ 0,010 M. Có Zn3(PO4)2 tách ra
không?
Coi thể tích dung dịch không thay đổi.
Cho pKa (HSO 4 ) = 2 pK(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32
pK (HCOOH) = 3,75 pKS (Zn3(PO4)2) = 35,42

ý ĐÁP ÁN Điểm
1 Các cân bằng trong dung dịch gồm
HSO4– H+ + SO42– Ka =10–2 (1)
+ – –2,15
H3PO4 H + H2PO4 Ka1 =10 (2)
– + 2– –7,21
H2PO4 H + HPO4 Ka2 =10 (3)
2– + 3– –12,32
HPO4 H + PO4 Ka3 =10 (4)
+ – –14
H2O H + OH Kw = 10 (5)
Vì pH = 2,03 → bỏ qua sự phân li của nước.
Ka1 >> Ka2 >> Ka3 → quá trình (1) và (2) quyết định pH của hệ
Ka K
Ta có: [H+ ] = [SO 2- ] + [H PO - ] = CHSO .  + CH3PO4 . a1
4 2 4 4 K + [H+] K + [H+]
a a1
K Ka

 CH PO . a1  [H+] - CHSO .

4 3 K + [H+] 4 K + [H+]
a
a1
Ka K + [H+]

 CH  ([H+] - CHSO .
 ). a1
3PO4 4 K + [H+] K
a a1 0,5
10 -2
10 + 102,03
-2,15

 CH PO4  (102,03 - 0,010. -2 ). = 9,64.10–3(M)
3 10 + 102,03 10-2,15
[H PO - ]
Ta có: α = α H PO = 2 4 .100 ;
1 3 4 CH3PO4
2
10-2,15
trong đó [H2PO4- ] = 9,64.10-3 . -2,15 = 4,16. 10–3
10  10-2,03

9
4,16.10-3 0,5

 α H SO = -3
.100  43,15%
3 4 9,64.10
Khi có mặt HCOOH trong dung dịch A   độ điện li của H3PO4 giảm
25%
α2 = α,H3PO4 = 43,15%  0,75  32,36% và trong dung dịch thu được sẽ có 3
quá trình quyết định pH của hệ:
HSO4– H+ + SO42– Ka =10–2 (1)
–2,15
H3PO4 H+ + H2PO42– Ka1 =10 (2)
HCOOH H+ + HCOO– Ka’ =10–3,75
(6)
Ta có: [H+] = [SO 2- ] + [H PO - ] + [HCOO- ]
4 2 4
vì PO43– << HPO42– << H2PO4–
Ka K a, 0,25
+
[H ] = CHSO  . + [H PO - ] + CHCOOH .
4 Ka + [H+] 2 4 Ka, + [H+]
Ka K , + [H+]
 CHCOOH = (H+ – H2PO4– – CHSO  .
 ). a (7)
4 K + [H+] K a,
a
, [H PO - ]
Từ biểu thức α2 = α H3PO4 = 32,36%  2 4 .100 %
CH PO4 3


 H2PO4–= 3,12.10 M –3 0,25
H3PO4 = 9,64.10–3 – 3,12.10–3 = 6,52.10–3 (M).
K .[H PO ] 102,15  6,52.103
 H+ =
Từ (2)  a1 3 4   0, 0148 M
[H PO - ] 3,12.103
2 4 0,25
Thay giá trị H2PO4– và H+ vào (7), ta được:
10-2 10-3,75  0, 0148
CHCOOH = (0,0148 – 3,12.10–3 – 0,01 ). = 0,644
10-2  0, 0148 10-3,75
M.
Zn2+ + H2O ZnOH+ + H+  =10–8,96
3 C’ 0,1 – x x x x  10–4,98 << 0,10
'
Vậy C Zn2+ = CZn2+ = 0,10 M
0,25
K .K .K
pHA = 2,03 C'PO = CH PO
3- . 3 a1 a2 a3
4 3 4
h +K .h 2 +K .K .h+K .K .K
a1 a1 a2 a1 a2 a3
K .K .K 21,68
C'PO  CH PO . a1 a2 a3  9, 64.103. 10  1,41.10–18 M.
6,09 6,21
 10
3-
4 3 4 3
h +K .h 2
10 0,25
a1
Xét điều kiện để Zn3(PO4)2 tách ra theo phản ứng:

3Zn2+ + 2PO43– Zn3(PO4)2 Ks–1 =1035,42


(C'Zn )3 . (C'PO )2 = (0,1)3 . (1,41.10–18)2 =1,99.10–39 < 10–35,42
2+ 3-
4

0,25
10
 Không có Zn3(PO4)2

Câu 6.(2,5 điểm): Phản ứng oxi hóa –khử, điện hóa, điện phân.
1. Điện cực loại II được cấu tạo từ kim loại được bao phủ bởi hợp chất khó tan (thường
là muối ít tan) của kim loại đó và được nhúng vào dung dịch chứa anion của hợp chất
khó tan này. Điện cực Ag, AgCl/ Cl– và điện cực calomen Hg, Hg2Cl2/ Cl– là những ví
dụ điển hình của điện cực loại này. Giá trị thế tiêu chuẩn của pin điện hóa
()Ag, AgCl Cl Hg 2Cl2 / Hg() là E0 = 0,0455V ở T = 298K.

a. Viết các nửa phương trình xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình tổng quát khi
pin hoạt động.
b. Tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn G 0 của phản ứng xảy ra trong pin ở
298K. Từ đó nhận xét chiều tự diễn biến của phản ứng.

c. Cho E Ag /Ag  0,799V và tích số tan của AgCl là Ks = 1,73.10–10. Tính giá trị thế
0

khử chuẩn của cặp Ag, AgCl/Cl– . Viết phương trình biểu diễn sự phụ thuộc giữa
E 0Ag /Ag và E 0Ag,AgCl/Cl .
0
d. Xác định tích số tan của Hg2Cl2 biết rằng E Hg2 /Hg = 0,798V

2. Điện phân dung dịch X chứa: CuSO4 0,1M ; Ag2SO4 0,05M; HClO4 1M ở 25 C.Cho
0

biết thứ tự xảy ra sự điện phân ở catot? Có thể dùng phương pháp điện phân để tách
riêng Cu, Ag ra khỏi dung dịch được không?
 0,34V ; E Ag /Ag  0,8V ; E 0O  1, 23V
0
Cho E 0Cu 2 
/Cu 2 ,H /H 2O

ý ĐÁP ÁN Điểm
a.Các nửa phản ứng xảy ra ở các điện cực:
1 – Tại catot(xảy ra quá trình khử): ½ Hg2Cl2 + e Hg + Cl–
– Tại anot (xảy ra quá trình oxi hóa): Ag + Cl– AgCl + e
Phản ứng tổng quát: Ag + ½ Hg2Cl2 Hg + AgCl 0,25
b. Biến thiên năng lượng tự do Gip của phản ứng ở 298K
G 0 = – n F E0 = – 1. 96500C mol–1 . 0,0455V = – 43975J.mol–1 < 0
Có G 0 < 0 nên quá trình xảy ra trong pin là tự diễn biến. 0,25

11
0 0 0 K sAgCl
c. Ta có: E Ag,AgCl/Cl = E Ag /Ag + 0,0592lg [Ag+]= E Ag /Ag + 0,0592 lg
[Cl ]
0
= E Ag /Ag + 0,0592 lg KsAgCl (vì [Cl– ] = 1M)
0 0,5
Từ đó tính được E Ag,AgCl/Cl = 0,799 + 0,0592lg (1,73. 10–10) = 0,221V
0 0
d. Ta có E0pin = E Hg,Hg Cl /Cl – E Ag,AgCl/Cl nên
2 2

0
E 0Hg,Hg Cl  = E0pin + E Ag,AgCl/Cl = 0,0455+ 0,221 = 0,2665 V.
2 2 /Cl

Tương tự như điện cực AgCl, Cl–/ Ag lại có:


E 0Hg,Hg Cl 
0
= EHg 2 + 0,0592/2 lg K s(Hg Cl )
2 2 /Cl / Hg 2 2

Lg K s(Hg Cl ) =2.(0,2665–0,798)/0,0592
2 2
 K s(Hg2Cl2 ) = 1,106.10–18
0,5
a.– Ở anot: ClO 4 , SO 24 , H2O
2 H2O  ½ O2 + 2H+ + 2e
–Ở catot: Ag+ 0,1M; Cu2+ 0,1M ; H+ 1M . Ở đây, nồng độ H+ lớn
bỏ qua sự thủy phân của các ion Ag+ , Cu2+ . Xét các quá trình:
Ag+ + e Ag.
E Ag /Ag  E0Ag /Ag  0,0592log[Ag  ] = 0,8 + 0,0592log(0,1) = 0,7408 V.

Cu2+ + 2e Cu
0,0592 0, 0592
E Cu 2 /Cu  E Cu
0
2
/Cu
 log[Cu 2 ] = 0,34 + log (0,1) = 0,3104 V
2 2

2H+ + 2e H2
0,0592
E 2H /H  E 0 2H  /H  log[H  ]2 = 0,0592log1 = 0
2 2
2

Ta có: E Ag /Ag = 0,7408 V > E Cu 2


/Cu
= 0,3104 V > E 2H 
/H 2
= 0 nên thứ tự 0,5

điện phân các cation ở catot là: Ag+ , Cu2+ , H+ .


b. Khi Cu2+ bắt đầu bị điện phân, thì Ecatot = E Cu 2
/Cu
= 0,3104 V. Lúc này

ta có: E Ag /Ag = Ecatot  E 0Ag /Ag  0,0592log[Ag  ] = 0,3104 V

 [Ag+ ] = 5,37 . 10–9 M << 10–6 M ⇒ Coi như Ag+ bị điện phân hoàn

12
toàn.
Khi H+ bắt đầu bị điện phân, thì Ecatot = E 2H 
/H 2
= 0. Lúc này ta có:

0,0592
E Cu 2 /Cu = Ecatot  E 0Cu 2  /Cu  log[Cu 2 ] = 0
2
 [Cu
2+
] = 3,26 . 10–12 M<< 10–6 M⇒ Coi như Cu2+ bị điện phân hoàn
toàn. 0,5
Như vậy có thể tách riêng Cu, Ag ra khỏi dd bằng phương pháp điện phân

Câu 7.(2,5 điểm): Nhóm halogen, oxi – lưu huỳnh.


1. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Na2S4O6
(3)
(8)
(1) (2) (6) (7)
HIO3 I2O5 I2 Cl2 KClO3 ClO2 NaClO2
(9) (10)
(4)

(5)
KI Cu2I2

2. Giải thích nguyên nhân, hình thành những tinh thể hiđrat Cl2.8H2O. Hiđrat đó có phải
là hợp chất bọc không?
3. Hợp chất A chứa S, O và halogen. Trong mỗi phân tử A chỉ có 1 nguyên tử S. Thuỷ
phân hoàn toàn A được dung dịch B. Người ta sử dụng những thuốc thử cho dưới đây để
nhận biết những ion nào có trong B?
Thuốc AgNO3 Ba(NO3)2 NH3+Ca(NO3)2 KMnO4+Ba(NO3)2 Cu(NO3)2
thử +HNO3
Hiện kết tủa vàng Không có Không hiện Mất màu, kết tủa Không có
tượng nhạt kết tủa tượng trắng kết tủa
Qua đó có thể đưa ra công thức phù hợp của A là gì?
ý ĐÁP ÁN Điểm
 
o
1. 2HIO3 240 C
I2O5 + H2O

o
1 2. I2O5 + 5CO t C
I2 + 5CO2
3. I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6

13
4. I2 + 2K → 2KI
5. 4KI + 2CuSO4 → Cu2I2 + I2 + 2K2SO4
6. I2 + 2KClO3 → Cl2 + 2KIO3

o
7. 3Cl2 + 6KOH t C
KClO3 + 5KCl + 3H2O
8. 2KClO3 + SO2 + H2SO4 → 2KHSO4 + 2ClO2
(hoặc: 2KClO3 + H2C2O4 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2ClO2 + 2CO2 +
2H2O)
9. 2ClO2 + 2KOH → KClO3 + KClO2 + H2O
10. 2ClO2 + Na2O2 → 2NaClO2 + O2 1,5
Phân tử Cl2 không phân cực nên tan ít trong nước, tạo thành dung dịch
2 nước clo. Khi làm lạnh dung dịch nước clo, clo tách ra dạng tinh thể
Cl2.8H2O. Đây là hợp chất bọc được tạo nên nhờ sự xâm nhập của phân
tử clo vào trong khoảng trống của những tập hợp gồm những phân tử
nước liên kết với nhau bằng liên kết hiđro. 0,5
AgNO3 : thuốc thử ion Cl–( kt trắng) ; Br– ( kt vàng nhạt) ; I– ( kt vàng)
3 → Có Br hoặc I
Ba(NO3)2 : thuốc thử ion SO42– ( kt trắng) → không có SO42–
NH3 + Ca(NO3)2 : thuốc thử ion F– (kt CaF2 trắng) → không có F
KMnO4 + Ba(NO3)2 : thuốc thử ion SO32– ( kt BaSO4)
Cu(NO3)2 : thuốc thử ion I– ( I2 + CuI kt trắng) → không có I
+ Từ htg trên kết luận A có S+4, có Br– . Vậy A là: SOBr2 hoặc SOBrCl.
SOBr2 + 2H2O –––> H2SO3 + 2HBr
và SOBrCl + 2H2O –––> H2SO3 + HCl + HBr 1,0

Câu 8.(2,5 điểm): Bài tập tổng hợp vô cơ.


Trong công nghiệp người ta thường sản xuất SO2 từ các khoáng vật chứa nhiều S,
sẵn có nhất ở Việt Nam là quặng FeS2. Một mẫu khoáng vật đã được loại bỏ hết tạp chất
trơ X chứa hỗn hợp FeS2 và Cu2S được đốt cháy hoàn toàn bằng không khí vừa đủ thu
được hỗn hợp khí Y chỉ chứa SO2 và N2. Lấy một thể tích Y thực hiện một loạt các thí
14
nghiệm liên tiếp. Đầu tiên cho hỗn hợp đi qua bình chứa 23,9 gam chì đioxit thu được
30,3 gam muối A. Khí đi ra lại cho tiếp qua bình đựng 8,7 gam mangan đioxit, trong
bình chứa 86 ml nước được đun liên tục trào lên để hòa tan hết muối B sinh ra ta thu
được dung dịch B chứa duy nhất một chất tan có nồng độ phần trăm là 20%. Khí đi ra
cho qua bình chứa đựng Na2O dư thấy khối lượng bình tăng 26,24 gam, khí đi ra có thể
tích 96,1 lit (đktc).
1. Xác định hợp chất A, B và viết các phương trình phản ứng.
2. Xác định hàm lượng phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp Y.
3. Nếu hỗn hợp Y cho đi qua bình chứa bột Zn đun nóng, viết phương trình phản ứng và
biểu diễn cấu trúc anion của muối tạo ra trong phản ứng.
Cho: Pb = 207; Mn =55; O =16; S= 32; Na =23; N =14.
ý ĐÁP ÁN Điểm

1. nSO (1)  30,3  26,9  0,1mol , nPbO  0,1mol


2
64 2

1
 muối thu được là PbSO4 (muối A).
0,25
Có: n MnO =0,1mol
2

8, 7  mSO2 (2)
 0, 2  mSO2 (2)  12,8 gam
8, 7  mSO2 (2)  86

nMnO2 : nSO2  1: 2  B : Mn S2O6


0,25
Viết các phương trình phản ứng
4 FeS 2  11O2   2 Fe2O3  8SO2
o
t

Cu2 S  2O2   2CuO  SO2


o
t

SO2  PbO 2 
 PbSO4
2 SO2  MnO 2 
 MnS2O6
SO2  Na2O 
 Na 2SO3 1,25

15
V của N2 là 96,1lit
2 26, 24
n SO2  0,1  0, 2 
64
 0,71

96,1
nO2   1, 0759
22, 4.4

Đặt x là số mol FeS2, y là số mol Cu2S ta có hệ:


2x + y = 0,71
11/4. x+ 2y = 1,0759
=> x = 0,27528 mol; y = 0,15944 mol
0,5
%FeS2: 56,425% và %Cu2S : 43,575%
2 SO2  Zn   ZnS2O4
o
3 t

Cấu trúc ion S2O42 :

0,25

–––––––––––––––Hết –––––––––––––

16

You might also like