You are on page 1of 11

CHƯƠNG 1:

Nhận định:
1. Hội thẩm nhân dân tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết
VAHC

Nhận định sai.

CSPL: Khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 249 TTHC 2015.


(mở rộng: khoản 2 Điều 103 HP 2013, Điều 8 Luật TCTAND 2014)
Trong việc tham gia giải quyết VAHC, HTND chỉ có thẩm quyền tham gia vào việc
xét xử sơ thẩm VAHC theo Điều 12 Luật TTHC 2015, mà không có quyền tham gia
vào các giai đoạn khác như phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm. (có tất cả 6 giai
đoạn)
Hơn nữa, trong trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì HTND cũng không có
quyền tham gia xét xử VAHC đối với bất kỳ giai đoạn nào.
4. Cơ quan nhà nước có thể khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp
luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 5 LTTHC 2015 sửa đổi, bổ sung 2019.
(mở rộng Khoản 8 điều 3 + khoản 11 Điều 3)
Căn cứ theo Điều 5 LTTHC 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.
Người khởi kiện là người bị xâm phạm trực tiếp bởi các khiếu kiện, nếu cơ quan nhà
nước bị xâm phạm thì vẫn có thể khởi kiện vụ án hành chính.
Như vậy, khi cơ quan nhà nước có quyền, lợi ích bị xâm phạm thì có thể khởi kiện vụ
án hành chính theo quy định của pháp luật. (nhưng thực tiễn thì hầu như không xảy
ra)
Khởi kiện về danh sách cử tri (phải là công dân Việt Nam) và quyết định kỷ luật buộc
thôi việc (phải là công chức): chỉ là cá nhân.
Vụ việc cạnh tranh: chỉ tổ chức.
5. Đối với QĐHC xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì Viện kiểm sát kiến nghị UBND cấp
xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện VAHC để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 25 Luật TTHC 2015.
Trong trường hợp QĐHC có liên quan đến quyền, lợi ích của người chưa thành niên,
người bị mất năng lực hành vi dân sự thì Viện kiểm sát chỉ kiến nghị UBND cấp xã
nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện VAHC để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho người đó khi xác định họ không có người khởi kiện.
Nếu họ có người khởi kiện thì vẫn tiến hành theo thủ tục thông thường mà không cần
Viện kiểm sát kiến nghị.
Viện kiểm sát: kiểm soát việc tuân theo pháp luật.
6. Người bị kiện được quyền đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong VAHC.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 7 Luật TTHC 2015.


Theo đó, quy định tại Điều 7 Luật TTHC cho phép người khởi kiện, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan (có yêu cầu độc lập) trong vụ án hành chính có thể đồng thời
yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh
sách cử tri gây ra.
Người bị kiện trong trường hợp này không được quyền đưa ra yêu cầu đòi bồi thường
thiệt hại.
Người được đưa ra yêu cầu: người khởi kiện; ngưởi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập. Các yêu cầu bao gồm: xem xét tính hợp pháp, bồi thường thiệt
hai, kiến nghị cách thức xử lí.
Người bị kiện không có thiệt hại, không bị tác động bởi các quyết định hành chính
nên không có quyền đưa ra yêu cầu.
10. Tòa án phải tổ chức đối thoại giữa các đương sự trong quá trình giải quyết
VAHC.
Nhận định sai.
Không phải trong mọi trường hợp Tòa án phải tổ chức đối thoại giữa các đương sự
trong quá trình giải quyết VAHC.
Khoản 1 Điều 134 LTTHC 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án
tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ
những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ
án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật
này.
CSPL: Điều 20, Điều 135 Luật TTHC năm 2015.
Theo quy định tại Điều 20 Luật TTHC 2015 thì Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối
thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về giải quyết vụ án
hành chính. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp Tòa án đều có thể tổ chức đối
thoại được được, cụ thể tại Điều 135 quy định các trường hợp không tổ chức đối thoại
được bao gồm:
+ Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa
án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
+ Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.
+ Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.

13. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm đối với mọi VAHC
Nhận định sai.
CSPL: Điều 11, khoản 1 Điều 202 Luật TTHC 2015 sửa đổi, bổ sung 2019.
Điều 11 Luật TTHC 2015 quy định Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm,
trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri.
Theo khoản 1 Điều 202 Luật TTHC 2015 quy định “Bản án, quyết định đình chỉ vụ
án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri có hiệu lực thi hành ngay. Đương sự
không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị”.
Khiếu kiện về danh sách cử tri, Tòa án không thể ta quyết định tạm đình chỉ theo
khoản 1 điều 202.
20. Tòa án có thể áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong quá
trình giải quyết VAHC.
Nhận định đúng.
CSPL: Khoản 1 Điều 7, Điều 8 Luật TTHC 2015
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật TTHC 2015 quy định người khởi kiện, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong VAHC có thể đồng thời yêu cầu bồi thường
thiệt hại trong vụ án hành chính.
Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trườn hợp này thì Tòa án có thể áp
dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật tố
tụng dân sự.
Bên cạnh đó, Điều 8 Luật TTHC 2015 cũng quy định quyền quyết định và tự định
đoạt của người khởi kiện VAHC, đây là một quy định trong pháp luật tố tụng dân sự,
theo đó Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người
khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay
đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo
quy định của Luật này.
Tòa án hành chính chỉ xem xét tính hợp pháp, vai trò của hội thẩm nhân dân có như
không có.

CHƯƠNG 2
Nhận định:
1. Mọi QĐHC cá biệt do cơ quan hành chính nhà nước ban hành đều là đối tượng
khởi kiện VAHC.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015.
Tại khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015 quy định ngoại lệ một số QĐHC không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, nếu QĐHC cá biệt mà rơi vào các trường
hợp ngoại lệ theo khoản 1 Điều 30 này thì sẽ không được coi là đối tượng khởi kiện
VAHC.
Có 4 biện pháp xử lí hành chính:
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.;
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
- Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
2. Mọi hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện đều là HVHC thuộc thẩm quyền XXHC của TAND.

Nhận định sai.

CSPL: Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015.

Những hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 thì sẽ không thuộc thẩm
quyền xét xử của TAND.

Ví dụ:

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong
các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
- Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý
hành vi cản trở hoạt động tố tụng (Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, …).

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức
(điều động, luân chuyển, biệt phái, giáng chức, …).

4. Khi bị xử lý kỉ luật, công chức thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở xuống có thể
khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 30 LTTHC 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 (+ khoản 5 Điều 3).
Không phải trong mọi trường hợp, khi bị xử lý kỉ luật, công chức thuộc cơ quan nhà
nước cấp tỉnh trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.
Bởi vì căn cứ theo khoản 2 Điều 30 LTTHC 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 thì khiếu
kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và
tương đương trở xuống thì mới là khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Như vậy, nếu bị xử lý kỉ luật với hình thức khác thì công chức thuộc cơ quan nhà
nước cấp tỉnh trở xuống không thể khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nhận đính đúng.


Khoản 2 điều 30, hình thức xử lí là kỷ luật buộc thôi việc thì có thể khởi kiện yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
5. Trong trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh có thể có thẩm quyền giải quyết
khiếu kiện về danh sách cử tri.

Nhận định đúng.

CSPL: Điều 30, Khoản 3 Điều 31, Khoản 8 Điều 32 Luật TTHC 2015.

Theo khoản 4 Điều 30 Luật TTHC 2015 thì khiếu kiện về danh sách cử tri là khiếu
kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục TTHC. Xét khoản 3 Điều
31 Luật TTHC thì khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri sẽ
thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ
quan đó
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể lấy lên giải quyết vụ án hành
chính, bao gồm cả khiếu kiện về danh sách cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án cấp huyện đã xác định như trên, căn cứ khoản 8 Điều 32 Luật TTHC 2015.

7. TAND cấp huyện có thể không có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện QĐHC do cơ
quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống ban hành.

Nhận định đúng.

CSPL: Khoản 1 Điều 31 Luật TTHC 2015.


Theo đó, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện QĐHC từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án, trừ các QĐHC của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo khoản 8 Điều
32 Luật TTHC thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh chứ không phải
của TAND cấp huyện.
12. QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì không thuộc thẩm quyền xét xử
hành chính của TAND.

Nhận định sai.

CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015

Những QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải do pháp luật quy định theo khoản
1 điều 30 thì mới không thuộc thẩm quyền của xét xử hành chính của TAND.

VD: Nghị định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012 của Chính phủ quy định về danh
mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước
trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao.

Câu 19. Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có
căn cứ xác định việc giải quyết VAHC thuộc thẩm quyền của TA khác thì thẩm
phán được phân công giải quyết VAHC ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho TA
có thẩm quyền.

Nhận định sai.

CSPL: Khoản 3 Điều 34 Luật TTHC.

Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ xác
định việc giải quyết VAHC thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì thẩm phán được
phân công giải quyết VAHC không tự mình ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án. Trong
trường hợp này, Tòa án phải mở phiên tòa để Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ
việc xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.
Bài tập:
Bài tập 1. Xác định các loại khiếu kiện nào sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND theo thủ tục TTHC:
1. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Trọng K là giáo viên
trường tiểu học H.

Việc khiếu kiện Quyết định trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND theo
thủ tục TTHC.

Bởi lẽ, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì quyết định kỷ
luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý
của mình. Trong trường hợp này thì quyết định không thể hiện rõ được người áp dụng
hình thức kỷ luật đối với ông K là ai.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 30 Luật TTHC 2015 thì khiếu kiện quyết định buộc thôi
việc thuộc thẩm quyền của Tòa án phải là khiếu kiện quyết định buộc thôi việc công
chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

Tổng cục trưởng và tương đương trở lên: thứ trưởng, bộ trưởng.

Ông K là viên chức theo Điều 2 Luật viên chức 2010 và khoản 1 Điều 1 Luật cán bộ
công chức và viên chức sửa đổi 2019.
Viên chức: khiếu nại hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty N của Cục trưởng Cục
thuế tỉnh B.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này là quyết định hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của TAND theo thủ tục TTHC vì các lý do sau:

- Quyết định được ban hành dưới hình thức văn bản.
- Do người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước ban hành (Cục
trưởng là người đứng đầu trong Cục thuế).
- Là QĐHC cá biệt vì quyết định này được áp dụng một lần và cụ thể đối với một
đối tượng nhất định (công ty N).
- Không phải là quyết định hành chính thuộc khoản 1 Điều 30.
5. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Chủ tịch UBND phường E, thành
phố K, tỉnh Q đối với bà B.

Đây không phải là hành vi hành chính thuộc các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải
quyết của TAND theo thủ tục TTHC.

Theo quy định tại Điều 31 Luật TTHC thì khiếu kiện hành vi hành chính để thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND theo thủ tục TTHC thì phải đáp ứng Khoản 3 Điều
3 Luật này. Trong đó, Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà
nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ
quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với bà B dù do người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước - Chủ tịch UBND phường E, thành phố K thực hiện
nhưng đó không phải là thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, nên
không thể là hành vi hành chính thuộc các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của
TAND theo thủ tục TTHC.

Bài tập 2. Xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết VAHC trong các trường hợp
sau:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hương Sơn có trụ sở đặt tại quận LC, thành phố
DN khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Bộ T
(Thanh tra Bộ T có trụ sở đặt tại quận X, thành phố HN).

Thẩm quyền theo vụ việc: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra
Bộ T là quyết định hành chính theo khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 và khiếu kiện
này không rơi vào các trường hợp tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015
nên khiếu kiện này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.

Thẩm quyền theo cấp: quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Bộ
T là quyết định hành chính của người có thẩm quyền trong Bộ nên theo khoản 1 Điều
32 Luật TTHC 2015 sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: theo khoản 1 Điều 32 Luật TTHC 2015 thì Công ty
TNHH Hương Sơn khởi kiện quyết định hành chính do Chánh thanh tra Bộ T ban
hành thì TAND nơi mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới hành chính sẽ giải quyết. (chỉ tập trung vào khoản 1 điều 32,
không nên quan tâm khoảng 2)

Như vậy, thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND thành phố DN.
2. Bà A cư trú tại huyện N, tỉnh B khởi kiện quyết định thu hồi đất của UBND
quận K, thành phố H.

Thẩm quyền theo vụ việc: Quyết định thu hồi đất của UBND quận K, thành phố H là
quyết định hành chính theo khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 và khiếu kiện này
không rơi vào các trường hợp tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015 nên
khiếu kiện này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.

Thẩm quyền theo cấp: Bà A khởi kiện quyết định thu hồi đất là quyết định hành chính
của UBND quận K, thành phố H nên theo khoản 4 Điều 32 Luật TTHC 2015 thì
thẩm quyền thuộc về TAND cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: Bà A khởi kiện quyết định thu hồi đất là quyết định hành
chính của UBND quận K, thành phố H nên theo khoản 4 Điều 32 Luật TTHC 2015
thì thẩm quyền thuộc về TAND cấp tỉnh cùng phạm vi địa giới hành chính với UBND
quận K, thành phố H, cụ thể là TAND thành phố H.

3. Bà Huỳnh Thị D (cư trú tại huyện Y tỉnh S) khởi kiện quyết định XPVPHC của
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh BT (có trụ sở đặt tại thành phố P, tỉnh
BT). Xác định TA có thẩm quyền giải quyết VAHC

Thẩm quyền theo vụ việc: Quyết định xử phạt VPHC của Chánh Thanh tra Sở GTVT
trong trường hợp này là quyết định hành chính theo khoản 1 Điều 3 Luật TTHC.
Theo khoản 1 Điều 30 LTTHC, khiếu kiện QĐHC trên thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND.

Thẩm quyền theo cấp: quyết định hành chính bị khởi kiện của Chánh Thanh tra Sở
GTVT tỉnh BT (đây là người làm việc tại CQNN cấp tỉnh), nên Tòa án có thẩm quyền
giải quyết VAHC này là TAND cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 32.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: theo khoản 3 Điều 32 Luật TTHC, Tòa án cấp tỉnh trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Chánh Thanh tra Sở GTVT sẽ có thẩm quyền
giải quyết VAHC.

Vậy TAND tỉnh BT có thẩm quyền giải quyết VAHC trên.

4. Ông Đỗ Ngọc H cư trú tại thành phố B, tỉnh Y là công chức thuộc UBND huyện
T, tỉnh N khởi kiện QĐKLBTV của Chủ tịch UBND huyện T.
CSPL: khoản 2 Điều 31 Luật TTHC 2015.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật TTHC 2015 thì công chức thuộc phạm vi
quản lý của cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống khởi kiện QĐKLBTV do người
đứng đầu cơ quan tổ chức ra quyết định sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án huyện trên
cùng phạm vi địa giới hành chính đối với cơ quan, tổ chức nơi công chức làm việc.
Trong trường hợp này, ông H là công chức thuộc UBND huyện T vậy Tòa án có thẩm
quyền giải quyết là Tòa án Nhân dân huyện T.

5. Ông Lê Đình S cư trú tại huyện X, tỉnh N khởi kiện hành vi từ chối cấp giấy
chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh N.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết: TAND tỉnh N.

Thẩm quyền theo vụ việc: là hành vi hành chính theo khoản 3 Điều 3 Luật TTHC
2015, đồng thời không rơi vào các trường hợp tại khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015
nên khiếu kiện này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thẩm quyền theo cấp: Ông S khởi kiện hành vi từ chối cấp GCN đăng ký thành lập
doanh nghiệp của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh N, là cơ
quan nhà nước cấp tỉnh, nên khiếu kiện này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 32 Luật TTHC 2015.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: vì đây là khiếu kiện hành vi hành chính của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 32 Luật TTHC 2015 nên thẩm quyền sẽ thuộc về
TAND cấp tỉnh cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan nhà nước cấp tỉnh đó là
TAND tỉnh N.

6. Bà Nguyễn Thị M cư trú tại thành phố C, tỉnh T khởi kiện quyết định thu hồi,
hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn của UBND thành phố B, tỉnh K.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết VAHC trong trường hợp này là TAND tỉnh K

Đây là quyết định của UBND thành phố B trực thuộc tỉnh K (tương đương với quyết
định của UBND cấp huyện) nên thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh theo
quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật TTHC 2015.

TAND tỉnh K có thẩm quyền vì đây là Tòa án có cùng phạm vi địa giới hành chính
với cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi, hủy bỏ (UBND thành phố B).
7. Ông Nguyễn Thành T cư trú tại thành phố NY, Hoa Kỳ khởi kiện quyết định của
Chủ tịch UBND tỉnh BR về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với căn nhà số
53/27 đường E, phường 7, thành phố VT, tỉnh BR.

Thẩm quyền theo vụ việc: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh BR về việc xác lập
quyền sở hữu toàn dân đối với căn nhà số 53/27 đường E, phường 7, thành phố VT,
tỉnh BR là quyết định hành chính thuộc thẩm quyền của TAND theo khoản 1 Điều 30
Luật TTHC 2015.

Thẩm quyền theo cấp: QĐHC này của Chủ tịch UBND tỉnh BR thuộc khoản 3 Điều
32 Luật TTHC 2015 cho nên thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: theo khoản 3 Điều 32 Luật TTHC 2015 thì Khiếu kiện
quyết định hành chính do Chủ tịch UBND Tỉnh BR ban hành thì thẩm quyền giải
quyết sẽ thuộc về TAND có cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi có trụ sở của
chủ tịch UBND tỉnh BR.

Vậy TAND Tỉnh BR sẽ có thẩm quyền giải quyết VAHC trên.

Xác định tòa án có thẩm quyền không liên quan đến người khởi kiện, chỉ cần xác định
người bị kiện và đối tượng bị khởi kiện.

You might also like