You are on page 1of 4

NHẬN ĐỊNH

Giai đoạn xét xử sơ thẩm không bắt buộc, chỉ phát sinh khi Tòa án ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử.
1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm thì HĐXX
sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 143, khoản 2 Điều 165 Luật TTHC 2015
Chỉ đình chỉ giải quyết vụ án khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đồng thời không có yêu cầu độc lập hoặc rút đơn yêu cầu độc
lập.
Trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án chỉ ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút, chứ không đình
chỉ toàn bộ vụ án.
Nhớ phân biệt đình chỉ vụ án và đình chỉ yêu cầu. Đình chỉ giải quyết vụ án rộng hơn,
bao gồm luôn cả đình chỉ yêu cầu.

Hướng khác: Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án khi họ tự nguyện rút yêu cầu theo
khoản 2 điều 173.
2. HĐXX sơ thẩm có thể buộc người bị kiện phải BTTH cho người khởi kiện nếu
xét thấy QĐHC bị khởi kiện là trái pháp luật.
Nhận định đúng.
CSPL: điểm g khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015
HĐXX sơ thẩm quyền buộc cơ quan, tổ chức có QĐHC trái pháp luật phải BTTH cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi QĐHC trái
pháp luật gây ra. Nhưng phải có yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thẩm quyền bắt buộc phải có là: xem xét tính hợp pháp.
Những thẩm quyền khác phải kèm theo yêu cầu.
4. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người bị kiện.
Nhận định đúng.
CSPL: điểm h khoản 2 Điều 193 LTTHC 2015.
Theo điểm h khoản 2 Điều 193 LTTHC 2015 quy định Hội đồng xét xử sơ thẩm có
quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền của cơ quan nhà nước.
5. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà
mà không có Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên toà từ đầu để thay thế thì
Toà án phải hoãn phiên toà.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 156 Luật TTHC 2015
Theo đó, khi Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà dù
không có Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên toà từ đầu để thay thế thì Hội đồng
xét xử vẫn tiến hành xét xử mà không phải hoãn phiên toà.
Các trường hợp phải hoãn phiên toà tại Điều 162 Luật TTHC 2015 cũng không quy
định trường hợp này Toà án phải hoãn phiên toà.
8. Khi tất cả những người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà xét xử sơ thẩm
thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.
Nhận định sai.
CSPL: điều 157 Luật TTHC 2015.
Trong trường hợp có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt thì không hoãn phiên tòa.
12. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC, đương sự có quyền đề nghị thay đổi người
đại diện của người bị kiện.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 55, Điều 14 Luật TTHC 2015.
Theo quy định, đương sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng.
Quyền đưa ra yêu cầu thay đổi khi Tòa án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ án, lúc
này tư cách tham gia tố tụng mới phát sinh. Kết thúc khi vụ án hành chính kết thúc.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện là những người có quyền khởi kiện
trước khi Tòa án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ án.

17. Nếu đương sự không đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử
không được quyền buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại do QĐHC trái pháp
luật gây ra.

Nhận định đúng.


CSPL: điều 7, Điều 8 Luật TTHC 2015.

Tòa án chỉ giải quyết những yêu cầu do đương sự đưa ra phù hợp với trình tự, thủ tục
nên khi đương sự không đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Tòa án không có cơ sở
để giải quyết về vấn đề bồi thường thiệt hại, và không được quyền buộc cơ quan, tổ
chức bồi thường thiệt hại do QĐHC gây ra.

19. Kiểm sát viên được quyền phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa
sơ thẩm.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 4 Điều 43, Điều 190 LTTHC 2015
Theo đó, sau khi những người tham gia tố tụng tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát
viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm.
Mở rộng vấn đề:
Tại điều 190: phát biểu về việc tuân theo pháp luật & đưa ra ý kiến.
Tại điều 240: phát biểu về việc tuân theo pháp luật. Lúc này, tại giai đoạn phúc thẩm,
VKS đưa ra ý kiến sẽ vi phạm khoản 1 điều 13.

BÀI TẬP
Bài tập 1:
Ngày 06/07/2019, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh CT (có trụ sở
đặt tại thành phố CT, tỉnh CT) đã bán hành Quyết định số 342/QĐ-VPVP về việc xử
phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn M với số tiền là 10 triệu đồng do có
hành vì gây ô nhiệm môi trường. Cho rằng Quyết định trên là sai, ngày 08/07/2019
ông khiếu nại và Chánh tranh tra tỉnh CT đã ban hành Quyết định số 112/QĐ-GQKN
giải quyết khiếu nại lần đầu với nội dung bác khiếu nại của ông. Ngày 26/08/2019,
ông M đã khởi kiện vụ án hành chính và vụ việc đã được Tòa án thụ lý giải quyết.
a. Anh/chị hãy xác định đối tượng mà ông M có thể khởi kiện trong vụ án trên.
Đối tượng mà ông M có thể khởi kiện trong vụ án này là: Quyết định số 342/QĐ-
XPVP về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông M; Quyết định số 112/QĐ-
GQKN giải quyết khiếu nại lần đầu với nội dung bác khiếu nại của ông M (khoản 1, 2
điều 3, điều 30).
b. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội thẩm nhân dân vắng mặt, Hội đồng xét xử sẽ xử lý
như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 155 LTTHC 2015 quy định Hội thẩm nhân dân vắng mặt nhưng
có Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa phiên tòa từ đầu thì những người
này được thay thế Hội thẩm nhân dân vắng mặt để tham gia xét xử vụ án.
Theo khoản 3 Điều 155 LTTHC 2015 quy định nếu không có Hội thẩm nhân dân dự
khuyết để thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
c. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông M phát hiện Thư ký phiên tòa là em ruột của Kiểm
sát viên nên đã yêu cầu thay đổi Thư ký phiên tòa. Theo anh/chị thì Hội đồng xét
xử có chấp nhận yêu cầu này không?
Hội đồng xét xử có thể chấp nhận yêu cầu này của ông M vì các căn cứ sau:
Ông M có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, cụ thể là thay đổi Thư ký
phiên tòa theo khoản 14 Điều 55 Luật TTHC 2015.
Theo khoản 3 Điều 47 Luật TTHC 2015 quy định Thư ký bị thay đổi khi là người
thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó, mà theo
đó trong tình huống này thì Thư ký là người thân thích với Kiểm sát viên - là một
trong những người tiến hành tố tụng theo điểm b khoản 2 Điều 36 Luật TTHC 2015.
Như vậy, Thư ký có thể bị thay đổi trong trường hợp này.
Theo khoản 2 Điều 49 Luật TTHC 2015 quy định tại phiên tòa, việc thay đổi Thư ký
Tòa án là do HĐXX quyết định.
Vậy HĐXX có thể chấp nhận yêu cầu và thay đổi Thư ký Tòa án trong trường hợp
này.
d. Bản án hành chính sơ thẩm tuyên bác yêu cầu của người khởi kiện và giữ
nguyên QĐHC bị kiện. Anh/ chị có nhận xét gì về phán quyết trên của Tòa án?
Điểm a khoản 2 điều 193 Luật TTHC, phán quyết trên là trái pháp luật vì tòa án chỉ
được tuyên bác yêu cầu khởi kiện nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật, không có
quyền tuyên giữ nguyên QĐHC đó.

You might also like