You are on page 1of 5

NHẬN ĐỊNH

Giải quyết sơ thẩm: giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm + xét xử sơ thẩm.
2. Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật TTHC năm 2015 là cơ sở duy
nhất để chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 187 Luật TTHC 2015 (làm quá đúng luôn á)
Trong trường hợp tạm ngừng phiên tòa quá 30 ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết
định tạm ngừng phiên tòa mà lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục, Hội
đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và thông báo bằng văn bản
cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục
phiên tòa.
Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thì đây là câu nhận định đúng.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử kết thúc khi thuộc các trường hợp: quyết định tạm đình chỉ
141, quyết định đình chỉ 143 và đưa vụ án ra xét xử quyết định đưa vụ án ra xét xử.
5. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ việc đã thụ lý là vụ
án dân sự thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án.

Nhận định sai.

CSPL: Khoản 1 Điều 34 LTTHC 2015.

Trong quá trình giải quyết VAHC theo thủ tục sơ thẩm, Toà án khi xác định vụ án đó
là vụ án dân sự, không phải vụ án hành chính nhưng xác định vụ án đó thuộc thẩm
quyền của mình thì Tòa án sẽ giải quyết vụ án đó theo thủ tục chung do pháp luật tố
tụng dân sự quy định mà không phải đình chỉ giải quyết vụ án.

(Ê câu này cô không có kêu làm, cô kêu đứng lên làm câu 3 mà làm nhầm nên nói cô
mình trả lời câu này luôn á hihi)

8. Nếu người khởi kiện là cá nhân đã chết thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 142 Luật TTHC 2015.

Theo khoản 1 Điều 142 Luật TTHC 2015 trong trường hợp người khởi kiện là cá
nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án mới đình chỉ
giải quyết vụ án.
9. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu phát hiện người khởi kiện không có năng
lực hành vi TTHC đầy đủ thì TA sẽ trả lại đơn khởi kiện.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 123, Điểm h khoản 1 Điều 143 Luật TTHC.

Theo điểm h khoản 1 Điều 143 dẫn chiếu đến điểm b khoản 1 Điều 123 LTTHC,
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu người khởi kiện không có năng lực hành vi
TTHC đầy đủ thì TA sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trả lại đơn khởi kiện chỉ ở giải đoạn khởi kiện và thụ lý: khoản 1 điều 123.
Sau đó, nếu đương sự có yêu cầu, TA sẽ trả lại đơn khởi kiện (khoản 2 Điều 143 Luật
TTHC).
10. Quyền bổ sung yêu cầu là quyền dành riêng cho người khởi kiện.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 55, khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 58, Điều 173 Luật TTHC
2015.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập thì có quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện trong đó có quyền bổ sung
yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật này, và khi họ dùng quyền này tại
phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét chấp nhận việc bổ sung yêu cầu của đương
sự nếu việc bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu độc lập ban đầu.
Muốn bổ sung yêu cầu phải là chủ thể có quyền đưa ra yêu cầu: người khởi kiện;
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Vậy đây không phải là quyền chỉ dành riêng cho người khởi kiện.
11. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án chỉ được ban hành trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 165 Luật TTHC 2015

Không chỉ có giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, mà khi tại phiên tòa thì Hội đồng xét
xử vẫn có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án nếu có một trong các trường
hợp tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 141 Luật TTHC 2015 như: đương sự là cá
nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân,
cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Ngày 01/03/2019, Cục trưởng Cục thuế thành phố H ban hành Quyết định số
112/QĐ-CT xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với công ty TNHH Hoài Thương
(có trụ sở đặt tại huyện NT, tỉnh ĐN) với số tiền 550 triệu đồng. Không đồng ý với
QĐHC trên, ngày 06/05/2019 ông M là Giám đốc của Công ty TNHH Hoài Thương
đã khởi kiện với yêu cầu Tòa án hủy bỏ Quyết định và buộc người bị kiện bồi thường
thiệt hại 10 triệu đồng do QĐHC trái pháp luật gây ra. Ngày 14/052019, Tòa án đã
tiến hành thụ lý.

Tư cách người tham gia tố tụng: đương sự & những người tham gia khác (nếu có).
Đương sự:
- Người khởi kiện: Công ty TNHH Hoài Thương.
- Người bị kiện: Cục trưởng Cục thuế
Những người tham tố tụng khác: ông M, người đại diện của công ty.

1. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử trong vụ án trên? Thời hạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm sẽ được xác định lại như thế nào nếu ngày 10/09/2019, Tòa án ban hành
quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và có quyết định giải quyết tiếp tục vụ án
vào ngày 15/12/2019?

Theo khoản 1 Điều 130 Luật TTHC 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử trong vụ án
này là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án - ngày 14/05/2019, thời hạn là ngày
14/09/2019. Phải tính thêm trường hợp gia hạn thêm, không thì chỉ được 1 nửa số
điểm thôi.

Trường hợp 2: gia hạn 2 tháng thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ là 14/11/2019.

Theo khoản 4 Điều 130 Luật TTHC 2015, trường hợp nếu có quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày quyết định
tiếp tục giải quyết vụ án. Cụ thể trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vẫn là
04 tháng tính từ ngày 15/12/2019, là ngày 15/04/2020.

Trường hợp có gia hạn thêm thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ là ngày 15/06/2020.
2. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, người bị kiện cho rằng người khởi kiện chậm
thi hành quyết định số 112/QĐ-CT dẫn đến thiệt hại cho Nhà nước nên yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền buộc người khởi kiện bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng.
Theo anh/chị, yêu cầu của người bị kiện có được đồng ý hay không và tại sao?

CSPL: Điều 172, Điều 173 Luật TTHC 2015.

Theo đó, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa hỏi người khởi kiện về yêu
cầu khởi kiện của họ, hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về yêu cầu độc lập để
xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu.

Như vậy, có thể thấy chỉ xem xét yêu cầu đối với người khởi kiện, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan chứ không xem xét đến yêu cầu của người bị kiện.

Do đó, yêu cầu của người bị kiện trong trường hợp này không được đồng ý.

3. Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC ông M chết. Hỏi tư cách
đương sự trong vụ án trên có thay đổi không? Vì sao?
Người khởi kiện là công ty Hoài Thương, người bị kiện là Cục trưởng, ông M chết thì
công ty Hoài Thương vẫn là người khởi kiện.
Do đó, tư cách đương sự không có sự thay đổi, theo khoản 8, khoản 8 điều 3.
Điều 59 chỉ áp dụng cho đương sự.

Bài tập 2:
Ngày 15/05/2018, bà N bị Chủ tịch UBND huyện T ra quyết định xử phạt hành chính
về hành vi xây dựng nhà trái phép. Không đồng ý với quyết định trên, bà N đã khởi
kiện VAHC và được Tòa án thụ lý. 03 tháng kể từ ngày thụ lý, theo yêu cầu của người
bị kiện, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để người bị kiện thu thập
thêm tài liệu, chứng cứ.
a. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của TA có đúng với quy định của pháp
luật hay không? Vì sao? Nếu không đồng ý với quyết định trên, bà N có thể làm gì
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án là không đúng với quy định của
pháp luật.
CSPL: khoản 1 Điều 141 LTTHC 2015.
Việc Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của người bị
kiện, để người bi kiện thu thập thêm tài liệu, chứng cứ không là căn cứ tạm đình chỉ
giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141.
Không đồng ý với quyết định trên, bà N có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình bà N có thể làm đơn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ
tục phúc thẩm, theo khoản 2 Điều 141 Luật TTHC 2015. (đây chỉ là một hướng thôi,
khi quyết định chưa có hiệu lực pháp luật)
Khi quyết định có hiệu lực pháp luật, theo điều 256, kháng cáo theo giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm.
b. Khi vụ án được tiếp tục giải quyết, trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử,
Chủ tịch UBND huyện T đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC. TA sẽ
xử lý như thế nào trong trường hợp trên?
Người ta hỏi hướng giải quyết của Tòa án, nên không viết cả điều luật vào, phân tích
rõ các hướng.

CSPL: điểm e khoản 1 Điều 143 Luật TTHC. (ê làm quá đúng luôn á)

Trong trường hợp Chủ tịch UBND huyện T hủy bỏ quyết định hành chính bị khởi kiện
và bà N đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)
đồng ý rút yêu cầu thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.

Trường hợp quyết định được hủy bỏ nhưng người khởi kiện không đồng ý rút đơn
hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý rút yêu cầu hoặc cả hai
cùng không đồng ý thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ
án.

You might also like