You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI KIỂM TA ĐIỀU KIỆN

CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

Hình thức: Bài tiểu luận nhóm kết hợp bài thu hoạch cá nhân

GVBM: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng

Sinh viên: Đỗ Bá Long

Mã sinh viên: 715602080

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Trương Thị Thu 715602158
2 Hoàng Thị Thanh 715602145
3 Mạ Thị Quỳnh 715602128
4 Vũ Minh Hoàng 715602043
5 Đỗ Bá Long 715602080

HÀ NỘI – 2023

LỜI CẢM ƠN
“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại!”
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến PGS.TS Nguyễn
Mạnh Hưởng - người đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ cho em những tri thức, kĩ năng và
tinh thần làm việc trong quá trình học tập bộ môn Tổ chức dạy học môn Lịch sử, học kì I,
năm học 2023 - 2024. Những kiến thức cũng như sự tâm huyết và phong cách làm việc
chuyên nghiệp của thầy là nhân tố quan trọng giúp chúng em hoàn thành bài kiểm tra này.
Hơn hết, thông qua học phần này, em đã tích lũy, trau dồi được những kiến thức, năng lực và
phẩm chất để có thể tổ chức bài dạy môn Lịch sử. Đây là hành trang quan trọng để em có thể
hoàn thiện kiến thức và kĩ năng của bản thân nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình công tác và
làm việc tại các trường phổ thông sau này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch
sử đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài tiểu luận và bài thu hoạch này.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã hỗ trợ cho em trong quá trình hoàn
thiện bài kiểm tra này. Đây là nguồn cổ vũ to lớn vối với em!
Em xin cam đoan bài làm nhóm của chúng em hoàn thiện trên tinh thần làm việc và
đóng góp công bằng của tất cả các thành viên. Bài thu hoạch cá nhân được hoàn thiện độc
lập và có trích nguồn tham khảo đầy đủ!
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội,….tháng…năm 2023
Sinh viên

PHẦN 1: BÀI TẬP NHÓM

Phần 1. Xây dựng kế hoạch bài dạy ( tự chọn )

Trường: Liên cấp Olympia Họ và tên giáo viên: Đỗ Bá Long

Tổ: Lịch sử

CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ
GIỚI

Tiết 10 - Bài 6: Cách mạng công nghiệp thời cận đại


(3 tiết)

I. Mục tiêu

Học xong bài này, học sinh sẽ được hình thành và phát triển:

1. Năng lực

a, Năng lực chuyên biệt

- Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác thông tin, hình ảnh để nêu những thành tựu cở
bản cuộc cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai; nêu được ý nghĩa của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với kinh tế, xã hội, văn hóa.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đại để đánh giá được thành tựu nào có ý nghĩa quan
trọng nhất; phân biệt được đặc điểm của mỗi cuộc cách mạng.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu lịch sử để tìm
hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp.

b, Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao cho.

- Giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm tìm hiểu về những thành tựu và ý nghĩa
của các cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai và trao đổi thảo luận trình
bày sản phẩm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức học tập, tinh thần tự giác để hoàn thành các nhiệm vụ.

- Trách nghiệm: tham gia vào quá trình học tập để chủ động lĩnh hội kiến thức, xây dựng
sản phẩn học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính và các thiết bị điện tử hỗ trợ để dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

- SGK, SGV, phiếu học tập, phiếu ghi bài, các sơ đồ, hình ảnh và tư liệu liên quan đến bài
Cách mạng công nghiệp thời cận đại.

III. Tiến trình dạy học

Bài học dạy trong 3 tiết:

- Tiết 1: Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

- Tiết 2: Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

- Tiết 3: Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về kinh tế,
xã hội, văn hóa
1. Hoạt động khởi động

a, Mục tiêu: Tạo không khí học tập tích cực; định hướng nội dung và nhiệm vụ học tập.

b, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “nhận diện
lịch sử” thông qua 4 bức hình trong thời gian 3 phút. Yêu cầu: Quan sát hình, lắng nghe câu
hỏi và trả lời. Trả lời đúng được tích sao tích cực, trả lời sai nhường quyền cho bạn khác.

Nội dung:

Hình 1:

Hình 2:

Hình 3:

Hình 4:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

Sản phẩm:

Hình ảnh 1: Máy hơi nước.

Hình ảnh 2: Đầu kéo xe lửa.

Hình ảnh 3: Tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Hình ảnh 4: Giem- oát

Bước 3: Báo cáo/trao đổi/thảo luận: Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi theo từng hình,
các bạn khác trao đổi và bổ sung.

Bước 4: Kết luận/nhận định

- Giáo viên trình chiếu đáp án trên slide, đối chiếu với đáp án của học sinh.

- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học:

Trong quá trình tồn tại và phát triển, con luôn phải không ngừng cố gắng lao động,
sáng tạo và cải tiến để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Chính các cuộc Cách mạng công
nghiệp đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trong đời sống và xản xuất. Để tìm hiểu Cách
mạng công nghiệp đã mang lại những thành tựu gì và có ý nghĩa như thế nào, chúng ta sẽ
tìm hiểu bài hôm nay- Bài 6: “Các cuộc Cách mạng công nghiệp thời cận đại.”

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất
a, Mục tiêu: Nêu được những thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất.

b, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu làm việc
theo cặp đôi trong thời gian 10 phút.

PHIẾU HỌC TẬP

Dựa vào SGK (trang...) hãy hoàn thành phiếu học tập sau:

1. 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất có những thành tựu tiêu biểu là:

Lĩnh vực Thành tựu

Ngành dệt

Luyện kim

Giao thông vận tải

2. 2. Thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất là? Lý do?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh dựa vào sách giáo khoa, khai thác thông tin và hình
ảnh để hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên theo dõi, tham vấn, hỗ trợ.

Sản phẩm:
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất có những thành tựu tiêu biểu là:

Lĩnh vực Thành tựu

Ngành dệt Máy kéo sợi Gien-ni, máy kéo sợi, máy dệt chạy bằng sức
nước

Luyện kim Luyện quặng theo phương pháp “pút-đinh”

Giao thông vận Động cơ hơi nước, tàu hỏa, tàu thủ chạy bằng động cơ hơi
tải nước

2. Thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất là: Phát minh ra động cơ hơi nước của
Giem-oát.

Lý do: khắc phục những hạn chế của máy móc trước đó; mở đầu cho cách mạng
công nghiệp; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành (ngành luyện kim, nông
nghiệp, giao thông vận tải,...); đưa sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất lao
động bằng máy móc
Bước 3: Báo cáo sản phẩm, thảo luận: Hết thời gian, giáo viên gọi đại diện học sinh báo cáo
sản phẩm theo kĩ thuật 5 xin. Các bạn khác theo dõi, trao đổi, bổ sung nhận xét theo kĩ thật
321.

Bước 4: Kết luận/nhận định: Giáo viên trình bày, bổ sung thông tin liên quan tới kiến thức
cơ bản thông qua... giúp học sinh hiểu rõ vấn đề. Cuối cùng, giáo viên kết luận lại vấn đề
như trên sản phẩm.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai

a, Mục tiêu: học sinh nêu được những thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ hai.

b, Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho học chuẩn bị từ
hôm trước mỗi nhóm có 5 phút để trình bày.

- Nhóm 1: Trình bày về tiểu sử, thành tựu và vai trò của Thô- mát Ê-đi-sơn

- Nhóm 2: Trình bày về kĩ thuật luyện kim bằng lò Bét-xme và lò Mác-tanh (do ai phát
minh? Cách thức hoạt động? Vài trò)

- Nhóm 3: Nêu hiểu biết của em về những phát minh trong ngành giao thông vận tải.
(Gồm những phát minh nào? Do ai phát minh? Có vai trò gì?)

- Nhóm 4: Theo em trong thành tựu nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Phiếu đánh giá thành viên nhóm cho nhóm trưởng. (Xem tại phụ lục Bảng 2)

Phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động của nhóm. (Xem phụ lục Bảng 3)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiến hành chuẩn bị trình bày bài của mình.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm, thảo luận:

- Học sinh tiến hành thuyết trình bài chuẩn bị.

- Học sinh nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi.

- Nhóm thuyết trình trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận/nhận định:

- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm, câu trả lời của học sinh

- Giáo viên chốt nội dung kiến thức:

Sản phẩm: Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

- Thời gian: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX- những
năm đầu thế kỉ XX được tiến hành ở các nước Tây Âu.
- Thành tựu tiêu biểu: trên các lĩnh vực như Các phát minh về điện và sử dụng điện năng,
các loại động cơ điện, luyện kim, công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải....

Sản phẩm - Thời gian: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu
từ cuối thế kỉ XIX- những năm đầu thế kỉ XX được tiến hành ở
các nước Tây Âu.

- Thành tựu tiêu biểu: trên các lĩnh vực như Các phát minh về
điện và sử dụng điện năng, các loại động cơ điện, luyện kim,
công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải....

Các thành tựu về - Những phát minh về điện của Đô-rô-vôn-xki, Ê-đi-xơn, Pha-
điện ra-đây, G. Pre-xcot Giun, Giô- sép Giôn Tôm-Xơn, Tết-la ...đã
mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng điện vào đời sống
và sản xuất.

- Năm 1876, A-lếch-xan-đơ Gra-ham-beo phát minh ra điện


thoại

- Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện.

- Năm 1891, kĩ sư Đô-rô-von-xki (người Nga) đã chế tạo ra


động cơ điện xoay chiều và máy phát điện.

Với sự ra đời và sử dụng rộng rãi của điện, động cơ đốt trong
không nghùng được cải tiến và sử dụng rộng rãi

Luyện kim Kĩ thuật luyện kim có những bước tiến mới với việc sử dụng lò
cao: lò Bét-xme và lò Mác-tanh làm cho thép được sản xuát
nhanh chóng với số lượng lớn và hạ giá thành sản phẩm

Giao thông vận tải - Dầu đi-ê-zen dần được sử dụng để thắp sáng và làm nhiên
liệu cho các phương tiện giao thông vận tải.

- Năm 1886, với sự cải tiến của động cơ đốt trong, các ben đã
phát minh thành công chiếc ô tô đầu tiên

- Năm 1903, tại Mĩ chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo thành
công bởi hai anh em nhà Rai là Ghiu- bơ Rai và Ooc- vin Rai

Công nghiệp hóa Các ngành nhuộm, hóa chất, phân bón, điện lực, thuốc nổ, in
chất ấn phát triển nhanh chóng

Thành tự quan - Sự xuất hiện của các ngành điện và động cơ đốt trong.
trọng nhất
Hoạt động 2.3: Phân tích ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần
thứ hai về kinh tế, xã hội, văn hóa

a, Mục tiêu: Hiểu và phân tích được ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp thời cận đại
về kinh tế, văn hóa, xã hội. Giúp học sinh nhận thức được giá trị và có thái độ đúng đắn với
thành quả mà các cuộc cách mạng công nghiệp đã đạt được

b, Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức hoạt động theo trạm, chia lớp làm 4 nhóm
tương ứng với 4 trạm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Nhóm 1: tìm hiểu về ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại về kinh
tế.

- Nhóm 2: tìm hiểu về ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại về xã hội.

- Nhóm 3: tìm hiểu về ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại về văn
hóa.

- Nhóm 4: tìm hiểu về những tác động tiêu cực các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận
đại.

Chú thích: Phiếu đánh giá thành viên nhóm cho nhóm trưởng.(Xem tại phụ lục Bảng 2).

Phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động của nhóm. (Xem phụ lục Bảng 3)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiến hành chuẩn bị thuyết trình bài của mình.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm, thảo luận:

- Học sinh tiến hành thuyết trình bài chuẩn bị.

- Học sinh nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi.

- Nhóm thuyết trình trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận/nhận định:

- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Giáo viên bổ sung các ý chính và tổng hợp lại nội dung kiến thức
Sản phẩm

Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về Kinh
tế, xã hội, văn hóa

a, Về kinh tế

- Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã làm thay đổi diện mạo các
nước tư bản. Thúc đẩy quá trình sản xuất khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã chuyển nền sản xuất bằng lao
động thủ công sang nền sản xuất bằng lao động máy móc, mở đầu cho quá trình
công nghiệp hóa

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã làm cho các nước tư bản phát
triển với tốc độ chưa từng thấy làm thay đổi cơ bản nền sản xuất chuyển sang thời kì
điện khí hóa. Cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng có sự chuyển biến đặc biệt trong
nông nghiệp và giao thông vận tải.

b, Về văn hóa, xã hội

* Về văn hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã tác động mạnh
mẽ đến văn hóa của nhân loại đắc biệt ở các nước Tây Âu:

- Văn hóa toàn cầu được thúc đẩy giao lưu, kết nối.

- Đời sống vật chất và đời sống con người được cải thiện và nâng cao.

- Hình thành văn hóa, lối sống công nghiệp.

* Về xã hội

- Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã dẫn đến sự hình thành và
phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân: Luân Đôn,
Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,… trong đó “Luân Đôn được mệnh danh là công xưởng
của thế giới sau cách mạng công nghiệp Anh”.

- Các cuộc cách mạng công nghiệp làm thứ nhất và lần thứ hai đã làm xuất
hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

+ Giai cấp tư sản bao gồm: chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, chủ đồn
điền…

+ Giai cấp vô sản là người mất ruộng đất, tư liệu sản xuất,… trở thành người
làm thuê trong công xưởng nhà máy.

=> Giai cấp vô sản bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, bị vắt kiệt sức lao động, sống
trong hoàn cảnh tồi tàn điều này đã làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản ngày càng sâu sắc dần dẫn đến các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nổi
bật là phong trào công nhân.

c, Những tác động tiêu cực


3. Hoạt động luyện tập

a, Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa những nội dung mới được lĩnh hội ở
hoạt động hình thành kiến thức

b, Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức trò chơi “Đào vàng” cho học sinh trả lời
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm: Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận/nhận định:

- Giáo viên mời các học sinh khác nhân xét.

- Giáo viên công bố đáp án, nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động vận dụng/mở rộng

a, Mục tiêu: Học sinh biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về các cuộc
cách mạng công nghiệp.

b, Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao cho học sinh về nhà làm infographic về
những thành tựu và ý nghĩa về của các cuộc Cách mạng công nghiệp thời cận đại theo hình
thức cá nhân nộp sản phẩm vào google classroom..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ, làm infographic.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm: Học sinh sản phẩm vào google classroom.

Bước 4: Kết luận/nhận định: Học sinh khác trong lớp góp ý, nhận xét. Giáo viên bổ sung
kiến thức và nhận xét tích cực.

IV. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở đâu?

A. Nhật Bản. B. Anh.

C. Ý. D. Pháp.

Câu 2: Đâu là thành tựu quan trọng nhất trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất

A. Phát minh ra động cơ hơi nước B. Chế tạo ra đầu máy xe lửa

C. Phát minh ra bóng đèn điện. D. Phát minh ra oto

Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy
hơi nước?

A. Nước Anh trở thành “công xưởng của thế giới”.

B. Mở đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Anh.

C. Tăng năng suất lao động và tốc độ sản xuất.

D. Mở ra quá trình công nghiệp hóa.

Câu 4: Đầu máy xe lửa đầu tiên do ai chế tạo?

A. Giêm Oát. B. Thô- mát Mít.

C. Xti-phen-xơn. D. Giôn Ste-ven.

Câu 5: Đâu là ý nghĩa của Cuộc Cách mạng công nghiệp thời cận đại về kinh tế

A. A. Chuyển nền kinh tế sử dụng lao động thủ công sang sử dụng lao động bằng máy
móc

B. B. Thúc đẩy giao lưu văm hóa, kết nối toàn cầu

C. Đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao.

D. D. Dẫn đến sự xuất hiện của hai giai cấp; tư sản và vô sản.

Phụ lục 2:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM
Tên nhóm được đánh giá: ……………………….
Điểm
Điểm tối
Tiêu chí đánh giá đánh gi
đa
á
Nội dung chính xác, đầy đủ theo yêu cầu 20
1. Nội dung
Kiến thức đúng 30
Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi 10
2. Bố cục trình bày Nền chữ và kích thước dễ nhìn 10
Chính tả, văn phạm 10
3. Sản phẩm Tính độc đáo, sáng tạo cao 10
4. Hoạt động Hiệu quả
10
nhóm
TỔNG ĐIỂM 100

Phụ lục 3:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
(Dành cho nhóm trưởng)
Họ và tên thành viên:…………………………………….; Nhóm:………………

Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm


tối đa đánh giá
Tham gia tích cực, chủ động trong quá trình học tập nhóm 25
Tham gia đóng góp ý kiến nhóm 25
Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng 25
Ý tưởng có giá trị và hợp tác hiệu quả với các thành viên
25
khác trong nhóm
Tổng 100

Phần 2. Phân tích kế hoạch bài dạy

2.1. Phân tích việc xác định mục tiêu bài học

2.1.1. Khái niệm

Mục tiêu của bài dạy là sự kỳ vọng về về kết quả học tập mà học sinh sẽ đạt được sau
khi học xong bài học. Mục tiêu bài học được xác định về mặt phẩm chất, năng lực chung và
năng lực đặc thù tương ứng. Mục tiêu bài học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy
học. Xác định chính xác mục tiêu bài học giúp giáo viên tổ chức hoạt động, sử dụng phương
pháp và phương tiện dạy học…một cách chính xác và hiệu quả.

2.1.2. Căn cứ để xác định


- Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường

- Căn cứ vào nội dung môn học: Chủ đề, số tiết, thời điểm, thiết bị, địa điểm dạy học

- Căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện trang thiết bị của nhà trường

- Căn cứ vào phẩm chất và năng lực hiện có của học sinh.

- Căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy
học,...

2.1.3. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu

a, Đối với Giáo viên

Mục tiêu bài học là một vấn đề quan trọng cần được xác định đầy đủ, rõ ràng và chính
xác. Giáo viên có thể căn cứ vào mục tiêu bài học nhằm lựa chọn và sắp xếp nội dung bài
giảng một cách phù hợp.

Xác định được mục tiêu bài học giúp định hướng các bước triển khai tiếp theo trong kế
hoạch bài dạy. Dựa trên mục tiêu mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học giúp bài giảng đạt được hiệu quả.

Xác định đúng mục tiêu bài học cũng là cơ sở để giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm
tra, đánh giá nhằm đo lường được phẩm chất và năng lực của học sinh sau tiết giảng hoặc
học phần môn học; là căn cứ để giáo viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên tiêu
chuẩn.

Mục tiêu bài học cũng giúp tạo niềm say mê, hứng thú nghề nghiệp và tinh thần trách
nhiệm của giáo viên viên trong quá trình dạy học.

b, Đối với học sinh

Mục tiêu bài học được đưa ra giúp học sinh tự xác định được kết quả và hướng đi trong
quá trình học bài học, môn học,... Học sinh sẽ biết lựa chọn tài liệu học tập, phương pháp
học tập và tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo định hướng rõ ràng nhằm đạt được
kết quả đã đề ra.

Xác định được mục tiêu bài học là cơ sở để học sinh tự đối chiếu, đánh giá sự tiến bộ
của bản thân trong việc học tập.

Thực hiện tốt mục tiêu bài học sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất của
bản thân cũng như xây dựng được sự say mê với môn học.

2.1.4. Triển khai mục tiêu bài dạy

Về năng lực: Giáo viên cần nêu yêu cầu HS làm được gì sau bài dạy này (biểu hiện cụ
thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để
chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.

Về phẩm chất: Giáo viên nêu biểu hiện nổi bật của các thành tố của năng lực chung và
phẩm chất là môn Lịch sử góp phần phát triển, liên quan mật thiết đến nội dung bài học.

2.1.5. Mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
Cả ba yếu tố trên đều có mối liên hệ chặt chẽ, thiếu một trong 3 yếu tố thì KHBD sẽ
không thể hoàn chỉnh. Mục tiêu là cơ sở để GV lựa chọn và định hướng nội dung, cách thức
để dạy học, giúp cho bài dạy đi đúng hướng, đúng yêu cầu và phù hợp với HS. Kiến thức
hay nội dung dạy học quyết định đến phương pháp dạy học, giúp GV quyết định sử dụng
phương pháp dạy học nào phù hợp với năng lực của học sinh và của nội dung bài dạy. Còn
phương pháp dạy học tác động trở lại nội dung, căn cứ vào đó GV sẽ xác định được bài
giảng trên lớp có hấp dẫn HS không và đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa.

Như vậy, mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng và
thống nhất. Chúng là những thành tố của quá trình dạy học, chúng vừa có thể thúc đẩy nhau
phát triển, vừa kìm hãm lẫn nhau.

2.2. Phân tích chuỗi các hoạt động trong kế hoạch bài dạy ( 4 hoạt động )

2.2.1. Mối quan hệ giữa các hoạt động trong KHBD

Kế hoạch bài dạy là sự chuẩn bị đầu tiên của GV khi bắt đầu một tiến trình dạy học,
giúp GV cân đối, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, chuẩn bị tốt về
mặt phương tiện phương pháp để đạt được các kết quả cao nhất.

Để xây dựng KHBD môn Lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS,
GV cần xây dựng chuỗi các hoạt động dạy học. Với việc xác định chuỗi các hoạt động,
GV có thể hình dung tổng thể phương án dạy học, các hoạt động sẽ thực hiện để đảm bảo
giải quyết trọn vẹn mà không bỏ sót các mục tiêu của bài học và đảm bảo chúng được
triển khai theo trình tự phù hợp. Chuỗi hoạt động dạy học bao gồm: Khởi động, hình
thành kiến thức, luyện tập và vận dụng.

a, Họat động khởi động

Đây là hoạt động mở đầu trong bài dạy, là sự khởi đầu của chuỗi các hoạt động dạy
học trên lớp theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo định hướng công
văn 5512 mà BGD ban hành ( vào tháng 12/2020).

Hoạt động này nhằm tạo không khí học tập tích cực, kích thích sự hứng thú tìm hiểu
bài học, định hướng nội dung học tập cho người học. Hoạt động này hướng vào việc hình
thành thái độ người học.

b, Hoạt động hình thành kiến thức mới

Đây là hoạt động thức hai trong chuỗi các hoạt động dạy học do BGD ban hành.

Hoạt động này giúp giải quyết nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động khởi động; giúp người học
làm chủ kiến thức, tìm hiểu kiến thức mới để làm giàu tri thức cho bản thân.

Hoạt động này hướng vào việc hình thành kiến thức cho người học. Đồng thời hoạt
động này là cơ sở nền tảng cho việc hình thành năng lực cho học sinh ( vì có kiến thức thì
mới có thể hình thành được kĩ năng cho người học).

c, Hoạt động luyện tập

Đây là hoạt động thứ 3 trong chuỗi các hoạt động dạy học theo định hướng công văn
5512 do BGD ban hành.
Hoạt động này giúp củng cố lại kiến thức vừa học từ hoạt động hình thành kiến thức
cho người học. Hoạt động này hướng vào hình thành kĩ năng cho người học ( kĩ năng luyện
tập, kĩ năng hệ thống hóa kiến thức).

d, Hoạt động vận dụng

Đây là hoạt động cuối cùng trong chuỗi hoạt động dạy học theo định hướng công văn
5512 do BGD ban hành.

Hoạt động này giúp vận dụng những kiến thức vừa học được vào giải quyết những vấn
đề của thực tế cuộc sống, liên hệ với bản thân.

Kết luận: Như vậy, Các hoạt động có mối quan hệ móc xích, kết hợp nhau để tạo thành
chuỗi hoạt động dạy học góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh.

2.2.2. Phân tích chuỗi các hoạt động trong kế hoạch bài dạy: 4 hoạt động (mục tiêu và tổ
chức hoạt động)

2.2.2.1. Khởi động “nhận diện lịch sử”

a, Mục tiêu

- Tạo không khí học tập tích cực.

- Định hướng nội dung và nhiệm vụ học tập.

b, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “nhận diện
lịch sử” thông qua 4 bức hình trong thời gian 3 phút. Yêu cầu: Quan sát hình, lắng nghe câu
hỏi và trả lời. Trả lời đúng được tích sao tích cực, trả lời sai nhường quyền cho bạn khác.

-> Thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan ( hình ảnh liên quan đến các cuộc cách mạng
công nghiệp cận đại: máy hơi nước, đầu máy xe lửa, tàu thủy chạy bằng hơi nước, Giêm
Oát) giúp khơi gợi hứng thú tò mò của học sinh rằng những hình ảnh này có mối liên hệ với
các cuộc cách mạng công nghiệp cận đại như thế nào? Ý nghĩa của nó ra sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời (do giáo viên chỉ định)

-> Giúp hình thành được kỹ năng tư duy, tưởng tượng của học sinh.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi 1 học sinh bất kì lên trả lời câu hỏi theo từng
hình, các bạn khác trao đổi và bổ sung.

-> Thông qua việc học sinh hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh và nêu lên câu trả lời của
mình, giúp học sinh hình thành được năng lực tự chủ và tự học, được bày tỏ quan điểm của
mình, kỹ năng trình bày trước đám đông. Đồng thời, với việc trao đổi, bổ sung của các bạn
khác sẽ giúp học sinh phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác, cũng như tư duy phản
biện.

Bước 4: Kết luận,nhận định

- Giáo viên trình chiếu đáp án trên slide, đối chiếu với đáp án của học sinh.

- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học.


-> Thông qua việc giáo viên đối chiếu đáp án với học sinh và dẫn dắt vào bài học,
giúp học sinh định hướng được nội dung và nhiệm vụ học tập ở bài học.

=> Tóm lại, thông qua hoạt động khởi động, giúp học sinh hình thành thái độ học tập
đúng đắn, tạo không khí sôi nổi của buổi học, đồng thời hoạt động khởi động sẽ giúp học
sinh định hướng được nội dung và nhiệm vụ học tập của mình.

2.2.2.2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động hình thành kiến thức mới giúp người học làm chủ được kiến thức, tìm
hiểu kiến thức mới để làm giàu tri thức cho bản thân. Dựa theo yêu cầu cần đạt trong bài,
giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh thông
qua các hoạt động sau đây:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất.

a, Mục tiêu: Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học tổ chức cho học sinh các hoạt
động, thông qua việc khai thác thông tin, tranh ảnh, tư liệu để học sinh có thể nêu được
những thành tựu cơ bản cuộc cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

b, Tổ chức thực hiện: trong phần này giáo viên tổ chức đầy đủ 4 bước như
sau

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Với hình thức tổ chức hoạt động theo hình thức cặp đôi,
giáo viên sử dụng phương pháp giao phiếu học tập cho học sinh làm nhiệm vụ: “nêu thành
tựu cơ bản của cuộc cách mạng lần thứ nhất và theo em thành tựu nào quan trọng nhất?vì
sao?”

→ Thông qua hình thức làm việc theo cặp đôi và phương pháp tổ chức hoạt động giao phiếu
học tập như vậy có thể hình thành cho học sinh năng tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác và
các phẩm chất tốt được đúc kết sau quá trình hoạt động.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: sau khi nhận được nhiệm vụ học tập, học sinh tìm hiểu thông
tin, tranh ảnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm: Sau quá trình trao đổi, thảo luận, tìm hiểu các cặp đôi sẽ báo
cáo và nhận xét, bổ sung cho nhau. Như vậy có thể cho học sinh rèn luyện kĩ năng cho bản
thân khả năng trình bày trước đám đông, hình thành năng năng lực và phẩm chất quý giá cho
người học

Bước 4: Kết luận nhận định: Sau khi nghe các cặp đôi báo cáo và nhận xét lẫn nhau, giáo
viên sẽ chốt lại kiến thức, nhận xét lại và nêu gương, khen ngợi những cặp đôi hoàn thành
tốt nhiệm vụ để coi đó là động lực cho các em ngày càng tiến bộ và cho các bạn chưa hoàn
thành tốt có thể học hỏi để tập thể lớp cùng nhau tiến bộ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai.

a, Mục tiêu: Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học để tổ chức các hoạt động,
thông qua việc khai thác thông tin, tranh ảnh, học sinh có thể trình bày được những thành
tựu cơ bản cuộc cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

b, Tổ chức thực hiện: trong phần này giáo viên tổ chức đầy đủ 4 bước như sau
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh thông qua hình
thức làm việc nhóm, chia cả lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ từ tiết trước cho học sinh về nhà
chuẩn bị, tiết này trình bày theo phương pháp thuyết trình. Các nhóm lần lượt lên thuyết
trình với thời gian 5 phút để giải quyết nhiệm vụ học tập đã được giao.

→ Với hình thức làm việc nhóm và phương pháp thuyết trình trong quá trình tổ chức các
hoạt động học tập như vậy, có tác dụng giúp học sinh phát triển toàn diện: bồi dưỡng được
kiến thức, phát hiện được kiến thức mới, có ý thức thái độ làm việc tập thể về ý chung, rèn
được kĩ năng trao đổi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kết nối, trong đó nổi bật là
kỹ năng giao tiếp để hình thành năng lực phẩm chất cho người học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: sau khi nhận được nhiệm vụ được giao, học sinh về nhà thảo
luận theo nhóm, tìm hiểu kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ giúp học sinh hình thành các
năng lực như tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm: các nhóm lần lượt lên thuyết trình về sản phẩm mà cả nhóm đã
chuẩn bị, nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. Như vậy có thể rèn luyện kỹ năng thuyết trình
trước đám đông, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

Bước 4: Kết luận nhận định: Sau khi các nhóm đã thuyết trình hết sản phẩm của mình và
nhận xét lẫn nhau, giáo viên sẽ chốt lại để chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, bên cạnh đó sẽ
khen ngợi những nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ để coi đó là động lực cho các em ngày càng
tiến bộ và cho các nhóm chưa hoàn thành tốt có thể học hỏi để tập thể lớp cùng nhau tiến bộ
thêm.

Hoạt động 3. Phân tích ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần
thứ hai về kinh tế, xã hội, văn hóa

a, Mục tiêu: Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt, mục tiêu chung của bài để giúp học sinh
đánh giá được ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về kinh
tế, xã hội, văn hóa.

b, Tổ chức thực hiện: trong phần này giáo viên thực hiện đầy đủ 4 bước như sau:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Với hoạt động này, giáo viên tổ chức hoạt động theo hình
thức học tập theo trạm cùng với phương pháp thuyết trình. Sau khi nhận được nhiệm vụ 4
nhóm tương ứng với 4 trạm sẽ trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.

→ Hình thức học tập theo trạm và phương pháp thuyết trình sẽ tạo cảm giác mới mẻ và sinh
động trong giờ học, học sinh sẽ hứng thú và tò mò hơn với hình thức theo trạm mà giáo viên
đã phổ biến. Có tác dụng đặc biệt giúp học sinh phát triển toàn diện giúp học sinh có ý thức
thái độ làm việc tập thể, rèn được kĩ năng trao đổi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình,
kết nối, trong đó nổi bật là kỹ năng giao tiếp và hợp tác để hình thành năng lực phẩm chất
cho người học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh sẽ vui vẻ phấn khởi để thực hiện nhiệm vụ được giao
khi tổ chức học tập với hình thức trạm, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo, trao đổi, cùng nhau
hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm: Các trạm sẽ lần lượt di chuyển, bắt đầu từ trạm thứ nhất để nghe
trạm đó thuyết trình, các trạm còn lại sẽ lắng nghe, ghi chép nhận xét và bổ sung lẫn nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: sau khi các trạm học tập hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên sẽ
nhận xét và chốt lại chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, nêu gương những cá nhân, tập để có
thành tích tốt, động viên những cá nhân tập thể chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ để tập thể lớp
cùng nhau phấn đấu phát triển.

2.2.2.3. Hoạt động luyện tập

Hoạt động luyện tập yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết
các bài tập, tình huống. Hoạt động này giúp học sinh kết hợp lí thuyết với thực hành, đồng
thời giúp giáo viên kiểm tra kết quả học sinh đã lĩnh hội.

a, Về mục tiêu của hoạt động: GV căn cứ vào mục tiêu chung của bài để cụ thể hóa mục
tiêu của từng hoạt động tương ứng. Trong kế hoạch bài dạy đã triển khai ở trên, tác giả đã
căn cứ vào mục tiêu chung của bài nhằm giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa những nội
dung mới được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

b, Tổ chức thực hiện:

Trong tổ chức hoạt động, GV cần thực hiện đầy đủ các bước gồm: (1) Chuyển giao
nhiệm vụ; (2) Thực hiện nhiệm vụ; (3) Báo cáo, thảo luận; (4) Kết luận. Căn cứ vào đó,
trong kế hoạch bài dạy, tác giả đã thực hiện tuần tự đủ 4 bước thông qua trò chơi “Đào
vàng” cho học sinh trả lời trắc nghiệm khách quan với bộ câu hỏi được GV cung cấp.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV sẽ tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đào vàng” bằng cách
thực hiện bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà GV đã chuẩn bị. Các câu hỏi trắc nghiệm
này đều liên quan đến nội dung của bài dạy đã được chuẩn hóa và sắp xếp với mức độ dễ
đến khó nhằm kiểm tra và phân loại học sinh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS sẽ suy nghĩ và áp dụng kiến thức đã học được để trả lời các
câu hỏi trong trò chơi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV sẽ mời HS đứng lên để trả lời câu hỏi. Điều này giúp GV
có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu kiến thức với bài học của HS đến đâu.

Bước 4: Kết luận: GV mời các HS khác nhận xét, sau đó công bố đáp án, nhận xét và chuẩn
hóa kiến thức. Với phần kết luận này, GV có thể tương tác và kiểm tra mức độ nhận thức
của các HS khác, đồng thời giúp chuẩn hóa và hệ thống lại kiến thức của bài dạy.

2.2.2.4. Hoạt động vận dụng “thiết kế Infographics”

Hoạt động vận dụng là hoạt động cuối cùng trong chuỗi 4 hoạt động của kế hoạch bài
dạy. Nếu như hoạt động khởi động có chức năng là mở đầu bài dạy, tạo hứng thú cho học
sinh bước vào bài học mới thì hoạt động vận dụng lại mang chức năng kép lại bài học, giao
nhiệm vụ cho học sinh. Đây là nơi thể hiện sự sáng tạo, vận dung linh hoạt từ kiến thức mà
học sinh đã đạt được vào cuộc sống vào tình huống cụ thể.

Có rất nhiều phương pháp để tổ chức hoạt động vận dung, GV có thể tổ chức cho HS
ngay tại lớp cũng có thể giao về nhà. Trong kế hoạch bài dạy này, chúng em lựa chọn
phương pháp thiết kế Infograpics để học sinh tự ý thức lại hệ thống những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp, cũng như có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Nguồn tài liệu tham khảo:

[1] Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848)


[2] Các Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.246

[3] Ph.Ăng-ghen, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, NXB Sử học, Hà Nội, 1962, tr.20

PHẦN 2: BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN


Câu 1: Anh (chị) đã thu hoạch được những gì khi kết thúc học phần “Tổ chức kế
hoạch dạy học môn Lịch sử ở trường phổng thông?”
Câu 2: Vận dụng kĩ thuật 521 để:
-Viết 5 điều tâm đắc.
-Nêu 2 điều muốn tìm hiểu thêm.
-Đưa ra một kiến nghị cho GVBM.
BÀI LÀM:
Câu 1:
Học phần “Tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông” là một trong những học phần
trong Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm Lịch sử của Bộ GD&ĐT. Dưới
sự chỉ bảo và hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng, em đã được tiếp thu những kiến
thức chuyên ngành và kiến thức về NVSP về dạy học Lịch sử để phục vụ cho nghề nghiệp.
Cụ thể:
1. Đối với kiến thức trong dạy học môn Lịch sử:
Học phần này đã giúp em có được cái nhìn tổng quát về việc dạy học môn Lịch sử tại
trường phổ thông. Tổ chức dạy học là một hoạt động hai chiều giữa GV và HS. Đây là một
quá trình sư phạm phức tạp có nhiều yếu tố tác động qua lại. Em cũng đã phân biệt được
những quan niệm đúng và quan niệm sai về tổ chức dạy học, từ đó nhận thức rõ được vai trò
và giá trị của cả Thầy và Trò và áp dụng đúng đắn vào quá trình tổ chức dạy học sau này.
Học phần này cũng đã cung cấp cho em hiểu biết về những yếu tố tác động đến việc dạy học
và các tiêu chí để dạy học theo hướng phát triển năng lực. Căn cứ vào đó, em đã có thể áp
dụng vào việc tổ chức dạy học môn Lịch sử tại trường phổ thông. Tổ chức dạy học cần áp
dụng đúng với từng đối tượng học sinh để đảm bảo những yêu cầu về mặt kiến thức, kết hợp
đa dạng các hình thức tổ chức dạy học cũng như kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.
Đồng thời, qua học phần này, em đã biết thêm cũng như phân biệt được giữa các hình thức
tổ chức dạy học và biết cách tổ chức các hình thức tổ chức dạy học này vào thực tiễn.
2. Đối với kiến thức chuyên ngành:
Qua học phần này, em đã được cung cấp những lí luận chung về tổ chức DHLS ở
trường Phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Bao gồm: phân biệt được giữa dạy học và tổ
chức dạy học; những động từ để HS hình thành và phát triển năng lực; so sánh các chương
trình GDPT 2006, 2018 và 2022. Đặc biệt, em đã được cung cấp kiến thức chi tiết và sâu sắc
về 1 số phương pháp, kĩ thuật rèn luyện cho học sinh tại trường phổ thông: kĩ năng tổ chức
thuyết trình, kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm; các hoạt
động trong kế hoạch bài dạy: hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng,
hoạt động trải nghiệm,…Những phương pháp, kĩ năng, hoạt động này đã được thầy Hưởng
hướng dẫn phân tích chỉn chu. Có những quan niệm nào liên quan đến hoạt động này, vai trò
ý nghĩa của kĩ năng; hoạt động này là như thế nào; cách lấy ví dụ minh họa cụ thể và cách
xây dựng tiêu chí đánh giá các hoạt động ấy.
3. Đối với nghiệp vụ sư phạm
Trong thời gian học tập học phần này dưới sự hướng dẫn của thầy Hưởng, em đã được
trải nghiệm và rèn luyện những kĩ năng quan trọng liên quan đến nghề nghiệp của mình sau
này. Với kĩ năng diễn đạt, trình bày; em đã có cơ hội được đứng lên giảng bài, tập làm các
thầy cô đứng lớp nhằm rèn luyện tác phong, cử chỉ, lời nói, cách giảng bài,… Đồng thời, em
cũng được áp dụng ngay những kiến thức từ học phần Rèn luyện NVSP đang cùng học trong
kì này. Với kĩ năng làm việc nhóm; thông qua những bài tập nhóm được giao về xuyên suốt,
em và các bạn đã hiểu và rõ hơn cách làm việc nhóm hiệu quả, cách phân chia công việc cho
các thành viên một cách công bằng và phù hợp, cách các thành viên trong nhóm tương tác và
hỗ trợ nhau trong quá trình học tập. Học phần này cũng đã cho em cơ hội được trải nghiệm
thực tiễn, được đi học tập trỉa nghiệm tại các di sản, được trải nghiệm một tiết dạy học Lịch
sử tại trường phổ thông để giúp em có cái nhìn rõ ràng hơn…. Học phần này đã giúp em có
thêm kiến thức và hiểu biết về những kiến thức chuyên ngành, kiến thúc về tổ chức dạy học
môn Lịch sử; cũng như cho em cơ hội được vận dụng và trau dồi những kĩ năng nghiệp vụ
sư phạm quan trọng. Đây chính là một hành trang quan trọng để sau này có thể áp dụng
những kiến thức và kĩ năng này vào quá trình làm việc và công tác tại các trường phổ thông
sau này.

Câu 2:
1. 5 điều tâm đắc:
-Phân biệt sự khác nhau giữa dạy học và tổ chức dạy học.
-Hiểu rõ về các kĩ năng và các hoạt động trong kế hoạch bài dạy.
-Xác định được các tiêu chí để dạy học theo hướng phát triển năng lực.
-Được thực hành xây dựng và chữa kế hoạch bài dạy.
-Được đi trải nghiệm thực tế tại di sản và lớp học.

2. 2 điều muốn tìm hiểu thêm:


-Em mong muốn biết và tổ chức dạy học tích cực giữa GV và HS.
-Em muốn được hướng dẫn cách xây dựng các câu hỏi, các kiểm tra, đánh giá năng lực
của HS dựa trên các tiêu chí về phân hóa năng lực.
3. 1 điều góp ý dành cho Giảng viên bộ môn:
Trong quá trình học, em gặp nhiều khó khăn trong việc xác định kiến thức và nội dung
học của học phần này. Em thường xuyên bị nhầm lẫn giữa việc đưa học sinh đi trải nghiệm
tại di sản với việc đưa kiến thức về di sản áp dụng vào bài học trên lớp. Nghĩa là em thấy các
khái niệm được đưa ra còn chung chung và rối. Em hi vọng thầy có thể cung cấp một cách rõ
ràng, trực quan hơn.

You might also like