You are on page 1of 10

KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Chương 5: Phần 1 – Động cơ điện một chiều

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Cấu tạo và nguyên lý làm việc:

Đầu tiên, cấp nguồn áp một chiều Uk vào dây quấn phần cảm (stato) để tạo ra từ trường kích thích kt

Đồng thời cấp nguồn áp một chiều vào hai đầu phần ứng (roto) để tạo dòng điện Iư qua các thanh dẫn
trên phần ứng.

Các thanh dẫn phần ứng mang dòng điện Iư và đặt trong từ trường kích thích sẽ chịu tác động của lực
điện từ F (hình) tạo thành momen làm quay phần ứng.

Khi phần ứng quay, các thanh dẫn trên phần ứng cùng di chuyển cắt đường sức từ trường

phần cảm nên trên các thanh dẫn hình thành các sức phản điện e

II. Động cơ điện một chiều kích từ độc lập

Mạch tương đương của động cơ kích từ độc lập

Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 1 / 10


Nguồn Ud cấp cho phần ứng (roto) để cung cấp dòng Iư qua các chổi than AB. Động cơ quay với tốc
độ n và có mô-men M.

Phương trình điện áp trong mạch ứng (roto) là

Ud = Iư .Rư + E = Iư .Rư + KE.n.


𝑈𝑑 − 𝑅ư 𝐼ư
𝑛=
𝐾𝐸 Φ

E = KE.n. = KE../2 = K’E.

Với K’E là hằng số khi Ik cố định ( bằng hằng số): i = Ei/K’E

Mô-men của động cơ điện một chiều:

Công suất điện UdIư do động cơ nhận từ nguồn bị mất một phần I2ư.Rư (nhiệt), phần còn lại thành cơ
năng kéo phần ứng:

UdIư – I2ưRư = E.Iư = M. = M x 2n

Hay KE.n..Iư = 2Mn


𝐾𝐸
Vậy 𝑀= 𝜙𝐼ư = 𝐾𝑀 𝜙𝐼ư = 𝐾𝐸′ 𝐼ư
2𝜋

𝐾𝐸 1 𝑝
Với 𝐾𝑀 = = × ×𝑁
2𝜋 2𝜋 𝑎

PO = Pmq + Pt là tổn hao không tải (Pmq là tổn hao cơ do ma sát và quạt gió; Pt là tổn hao lõi thép). Mô-
men tổn hao là:
𝑃𝑂 𝑃𝑂
𝑀𝑂 = =
𝜔 2𝜋𝑛

Mô-men có ích (mô-men ra) chỉ còn: M2 = M - MO

Ví dụ (9.7 trang 263): Động cơ một chiều kích từ độc lập lấy 20A từ nguồn 240V khi quay 1240v/p.
Cho điện trở phần ứng 0.2 Ω

a. Tính vận tốc không tải no của động cơ biết rằng nó phải lấy 2A để bù vào tổn hao quay (cơ +
từ)
b. Tính vận tốc không tải lý tưởng (tổn hao quay bằng không)

Giải:

Vì không điều chỉnh Ik nên K’E cố định. Ta có K’E

E = Ud – Rư.Iư = 240 – 0.2 x 20 = K’E x 2 x 1240/60

Suy ra: K’E = 1.818; E = 1.818


𝐸
Lúc không tải: EO = 240 – 0.2 x 2 = 239.6 V | 𝜔𝑂 = 𝐾𝑂′ = 131.8 rad/s | nO = 1258 v/p
𝐸

𝐸
Lúc không tải lý tưởng: Iư = 0 và E = Ud = 240V | 𝜔1 = 𝐾′ = 132.6 rad/s | n1 = 1265 v/p
𝐸

Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 2 / 10


Ví dụ (9.8 trang 264): Một động cơ kích từ độc lập có điện trở phần ứng Rư = 0.25Ω được đấu vào
nguồn 120V.

a. Tính dòng ứng Iư khi sức phản điện động của động cơ là 110V.
b. Giả sử động cơ kéo nặng hơn (tải lớn hơn), vận tốc động cơ sụt xuống khiến sức phản điện
động của động cơ là 105V. Tính dòng điện ứng mới.
c. Tính các phần trăm thay đổi của n và của Iư

Giải:
𝑈𝑑 −𝐸1 120−110
Từ phương trình cân bằng điện trong động cơ: 𝐼ư1 = = = 40𝐴
𝑅ư 0.25

𝑈𝑑 −𝐸2 120−105
𝐼ư2 = = = 60𝐴
𝑅ư 0.25

110−105
Và: ∆𝑛% = ∆𝐸% = × 100 = 4.5%
110

𝐼ư1 − 𝐼ư2 40 − 60
∆𝐼ư % = × 100 = × 100 = −50%
𝐼ư1 40

Khi tải thay đổi, mặc dù vận tốc thay đổi ít nhưng dòng ứng thay đổi nhiều. Ta có thể đo dòng điện để
ước lượng sự thay đổi vận tốc động cơ.

III. Động cơ điện một chiều kích từ song song (động cơ SHUNT)

Mạch tương đương của động cơ kích từ song song

Các phương trình tính toán:

Id = IƯ + IK
𝑈𝑑 𝑈𝑑
𝐼𝐾 = =
𝑅𝑘 + 𝑅𝑠 𝑅𝑓

E = Ud – RƯ.IƯ = KE.n.

= K’E. (nếu  = hằng số)


𝑈𝑑 −𝑅ư .𝐼ư
Vận tốc quay tổng quát: 𝜔=
𝐾𝐸′

𝑈𝑑
Vận tốc không tải lý tưởng: 𝜔1 =
𝐾𝐸′

Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 3 / 10


𝑈𝑑 −𝑅ư .𝐼𝑂 𝑈𝑑 −𝑅ư .𝐼đ𝑚
Vận tốc không tải: 𝜔𝑜 = , Vận tốc định mức (đầy tải) : 𝜔đ𝑚 =
𝐾𝐸′ 𝐾𝐸′

Phần trăm thay đổi vậnt tốc:

𝜔𝑜 − 𝜔đ𝑚 𝜔1 − 𝜔đ𝑚 𝑅Ư . 𝐼đ𝑚


∆𝜔% = × 100% ≈ × 100% = × 100%
𝜔đ𝑚 𝜔1 𝑈𝑑
𝐾𝐸
Từ công thức tính Mô-men 𝑀 = 𝜙𝐼ư = 𝐾𝑀 𝜙𝐼ư = 𝐾𝐸′ 𝐼ư , rút gọn IƯ ta có:
2𝜋

𝑈𝑑 𝑅Ư 𝑅Ư
𝜔= − 𝑀 = 𝜔1 − 𝑀
𝐾𝐸′ 𝐾𝐸′2 𝐾𝐸′
Công suất điện P1 = Ud.Id nhận từ nguồn gồm hai phần: tổn hao kích từ Pk = UdIK và công suất truyền
cho phần ứng PƯ = Ud.IƯ

P1 = UdId = Ud(Ik + Iư) = Pk + PƯ

Công suất phần ứng PƯ gồm tổn hao đồng Pđư và công suất điện từ Pđt

Pđt = PƯ – RưI2ư = UdIư – RưIư = E.Iư

Công suất điện từ sau khi trừ tổn hao không tải PO = Pmq + Pt , còn lại công suất có ích (công suất ra)
P2: P2 = Pđt – PO = Pđt – Pmq – Pt = M2.

Ví dụ 9.10: Một động cơ kích từ song song có điện trở phần ứng 0.02Ω; điện trở mạch cảm 62.5Ω;
tiêu thụ 200A từ nguồn 250V và quay với vận tốc 1500v/p

a. Tính sức phản điện động của động cơ


b. Tính vận tốc mới khi động cơ tiêu thụ 100A (IK không đổi)

Giải:
250
a. 𝐼𝐾 = 62.5 = 4𝐴; Iư = Id - IK = 200 – 4 = 196A

E = Ud – Rư.Iư = 243.6 V
𝐸 243.6
b. 𝐾𝐸′ = 𝜔 = 2𝜋×1500/60 = 1.551 V/rad/s

Iư = 100 – 4 = 96 A; E = 250 – 0.02 x 96 = 248.08 V


𝐸 248.08
𝜔= = = 159.9 rad/s => n = 1527 v/p
𝐾𝐸′ 1.551

Ví dụ 9.11: Một động cơ một chiều kích từ song song có điện trở mạch ứng Rư = 0.5Ω; điện trở mạch
cảm Rf = 125 Ω; tiêu thụ dòng tổng Id = 21A từ nguồn 125V. Tổn hao không tải là PO = 200W. Động
cơ quay 1800 v/p. Tính:

a. Công suất điện từ;


b. Công suất ra;
c. Mô-men ra;

Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 4 / 10


d. Công suất điện từ và mô-men khi n = 1650 v/p do tải tăng lên (dòng kích từ không đổi)

Giải:
𝑈𝑑 125
a. 𝐼𝑘 = = 125 = 1𝐴; Iư = Id – Ik = 20A
𝑅𝑓

E = Ud – Rư.Iư = 125 – 0.5 x 20 = 115V


Pđt = E.Iư = 115 x 20 = 2300 W
b. P2 = Pđt – PO = 2300 – 200 = 2100 W
c.  = 2n/60 = 2
𝑃2 2100
𝑀2 = = = 11.1 𝑁𝑚
𝜔 188.4
d. Công suất điện từ Pđt = E.Iư = 105.3 x 39.4 = 4149 W
𝐸 115
Với E = K’E. = 0.61 x 172.7 =105.3 V (𝐾𝐸′ = 𝜔 = 188.4 = 0.61 ;  = 2n/60 = 172.8 rad/s)

𝑈𝑑 − 𝐸 125 − 105.3
𝐼ư = = = 39.4 𝐴
𝑅ư 0.5
𝑃đ𝑡 4149
Mô-men mới 𝑀 = = 172.7 = 24 𝑁𝑚
𝜔

IV. Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp


Id = In = Iư

E = Ud – (Rn – Rư)Iư = KE.n.

𝑈𝑑 −(𝑅ư +𝑅𝑛 ).𝐼ư 𝐾 1 𝑝


Vận tốc động cơ: 𝜔= (𝑣ớ𝑖 𝐾𝑀 = 2𝜋𝐸 = 2𝜋 × 𝑎 × 𝑁)
𝐾𝑀 .Φ(𝐼ư )

𝑈𝑑 𝑅ư +𝑅𝑛
Lúc Iư nhỏ, mạch từ chưa bão hòa, (Iư) = K.Iư và 𝜔 = −
𝐾𝑀 .𝐾 .𝐼ư 𝐾𝑀 .𝐾

Mô-men động cơ: M = KM.(Iư).Iư ; khi Iư nhỏ, mạch từ chưa bão hòa, (Iư) = K.Iư , ta có:

M = KM.K.I2ư = K’M.I2ư

Ta có mô-men có ích (mô-men ra) M2 = M – MO (giống động cơ kích từ song song)


𝑈𝑑 1 𝑅ư +𝑅𝑛 𝐴
Đặc tuyến mô-men – vận tốc: 𝜔 = . − = −𝐵
√𝐾𝑀 .𝐾Φ √𝑀 𝐾𝑀 .𝐾Φ √𝑀

Công suất trong động cơ: P1 = Ud.Iư = E.Iư + Rn.I2ư + RưI2ư = Pđt + Pk + Pđư

Pđt = P2 + Pmq + Pt = P2 + PO = M.

P2 = Pđt – PO = M2.

Ví dụ 9.12: Một động cơ một chiều kích từ nối tiếp đang quay 900 v/p và lấy 30A từ nguồn 250V. Tải
cơ bị giảm, dòng tụt xuống còn 20A. Tính vận tốc mới, biết điện trở phẩn ứng là 0.15Ω, điện trở cuộn
kích từ nối tiếp là 0.12Ω. Xét hai trường hợp:

a. Mạch từ của động cơ chưa bão hòa


Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 5 / 10
b. Do bão từ, từ thông giảm 1.2 lần khi dòng qua cuộn kích từ nối tiếp giảm từ 30A xuống 20A

Giải:
𝐸(𝐼 ) 𝑛 Φ 𝑈 −(𝑅 +𝑅 )𝐼 𝐸
a. Ta có: 𝐸(𝐼ư2 ) = 𝑛 2.Φ2 = 𝑈𝑑 −(𝑅𝑛+𝑅ư)𝐼ư2 = 𝐸2
ư1 1 1 𝑑 𝑛 ư ư1 1

Φ I
Mạch từ chưa bão hòa nên: Φ2 = Iư2
1 ư1

n2 Iư1 E2
Suy ra: = ×
n1 Iư2 E1

E1 = 250 – (0.15 + 0.12) x 30 = 241.9 V

E2 = 250 – (0.15 + 0.12) x 20 = 244.6 V


30 244.6
 𝑛2 = 900 × 20 × 241.9 = 1365 𝑣/𝑝
Φ 𝐸 244.6
b. Ta có : 𝑛2 = 𝑛1 × Φ1 × 𝐸2 = 900 × 1.2 × 241.9 = 1092 𝑣/𝑝
2 1

Ví dụ 9.13: Trong ví dụ trước, cho biết tổn hao không tải PO ở các vận tốc 900v/p và 1365v/p lần lượt
là 172W và 400W. Hãy tính công suất điện từ, công suất ra và mô-men ra ở các vận tốc (1) 900v/p và
(2) 1365 v/p.

Với: n = 900 v/p , Iư = 30A , Pđt = E.Iư = 241.9 x 30 = 7257 W

P2 = Pđt – PO = 7257 – 172 = 7085W

 = 2.n/60 = 94 rad/s ; M2 = P2/ = 7085/94 = 75.4 Nm

Với: n = 1365 v/p , Iư = 20A , Pđt = E.Iư = 4892 W; P2 = 4492W;  = 143rad/s; M2 = 31.4Nm

V. Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp

Ud

Rẽ ngắn Rẽ dài
Động cơ kích từ hỗn hợp rẽ ngắn Động cơ kích từ hỗn hợp rẽ dài
Id = Iư + Ik ; In = Id Id = Iư + Ik ; In = Id
E = Ud – Rn.In – Rư.Iư E = Ud – Rn.In – Rư.Iư
Uk = Ud – Rn.In = Rf.Ik Uk = Ud = Rf.Ik

Sức phản điện động E = KE.n. = KE.n.(s ± n) (dấu cộng ứng với động cơ hỗn hợp cộng, dấu trừ
ứng với động cơ hỗn hợp trừ. Động cơ hỗ hợp trừ ít được dùng vì không ổn định)

Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 6 / 10


𝑈𝑑 −(𝑅𝑛 +𝑅ư ).𝐼ư
Đặc tuyến vận tốc: 𝜔= trong đó s = hằng số
𝐾𝑀 .(Φ𝑠 ±Φ𝑛 )

Đặc tuyến mô-men M = KM(s ± n).Iư

Ví dụ 9.14: Một động cơ hỗn hợp rẽ dài có điện trở cuộn dây ứng Rư = 0.5Ω; điện trở cuộn kích từ nối
tiếp Rn = 0.15Ω và điện trở mạch cảm Rf = 225Ω. Điện áp nguồn Ud = 225V

Trước tiên, cho động cơ làm việc như một động cơ song song (ngắn mạch Rn) thì lúc không tải,
động cơ có dòng tiêu thụ Ido = 4A và quay 1800 v/p; còn lúc tải định mức, động cơ tiêu thụ dòng
Id1=55A. Hãy tính:

a. Vận tốc định mức


b. Công suất điện từ định mức
c. Mô-men định mức

Sau đó, cho động cơ làm việc như một động cơ hỗn hợp. Lúc tải định mức, cuộn nối tiếp tăng từ
thông lên 25%. Hãy tính:

d. Vận tốc không tải mới


e. Vận tốc định mức mới (Id1 vẫn bằng 55A)
f. Mô-men định mức mới

Giải:

a. Với Rn = 0 (tức n = 0)
𝑈𝑑 225
𝐼𝑘 = = 225 = 1𝐴; Iưo = Ido – Ik = 3A
𝑅𝑓

Eo = Ud – Rư.Iưo = 225 – 0.5 x 3 = 223.5V; no = 1810 v/p; o = 189.5 rad/s;


𝐸
𝐾𝐸′ = 𝜔𝑜 = 1.179; E1 = Ud – Rư.Iư1 = 225 – 0.5 x 54 = 198V
𝑜

𝐸
𝜔1 = 𝐾𝑜′ = 166.4 rad/s ; n1 = 1589 v/p
𝐸

b. Pđt1 = E1.Iư1 = 198 x 54 = 10700 W = 14.35 hp


𝑃đ𝑡1 10700
c. 𝑀 = = = 64.3 𝑁𝑚
𝜔1 166.4

d. Khi có Rn :
Eoh = Ud – Rư.Iưo – Rn.Iưo = 255 – 0.5 x 3 – 0.15 x 3 = 223.05 V
𝐸𝑜ℎ
𝜔𝑜ℎ = = 189,18 rad/s ; noh = 1806 v/p
𝐾𝐸′

e. E1h = Ud – Rư.Iư1 – Rn.Iư1 = 230 – 0.5 x 54 – 0.15 x 54 = 190 V

Từ thông theo đề bài là s - n = 1.25 x s . Lúc không tải, vì Iưo nhỏ nên n không đáng kể.
𝐸𝑜ℎ 𝐸1ℎ 𝐸1ℎ
Vậy: 𝑛𝑜ℎ = 𝐾 ; : 𝑛1ℎ = 𝐾 =𝐾
𝐸 .Φ𝑠 𝐸 .(Φ𝑠 +Φ𝑛 ) 𝐸 ×1.25×Φ𝑠

𝑛 𝐸 1 190
Suy ra: 𝑛1ℎ = 𝐸2 × 1.25 = 223.05 => n1h = 1231 v/p
𝑜ℎ 1
Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 7 / 10
f. Pđt = E1h.Iư1 = 190 x 54 = 10260 W; 1h = 128.9 rad/s
𝑃đ𝑡ℎ 10260
𝑀ℎ = = = 79.6 Nm
𝜔1ℎ 128.9

VI. Công suất, tổn hao và hiệu suất của động cơ điện một chiều
𝑃2 𝑃1 − 𝑃𝑡ℎ
𝜂= × 100 = × 100
𝑃1 𝑃1

Ví dụ 9.15: Một động cơ hỗn hợp rẽ dài 75 hp, 220V quay 1200 v/p lúc đầy tải. Điện trở mạch cảm Rf
= 73.3Ω; điện trở mạch ứng = 0.08Ω. Hiệu suất lúc đầy tải bằng 86%. Hãy tính tổn hao không tải.

Giải: Công suất ra: P2 = 75 x 746 = 55950 W

Công suất vào: P1 = P2/ = 55950/086 = 65100W


𝑃 65100 𝑈𝑑 220
𝐼𝑑 = 𝑈1 = = 296 𝐴; 𝐼𝑘 = = 73.3 = 3 𝐴; Iư = Id – Ik = 293 A
𝑑 220 𝑅𝑓

Tổn hao kích từ song song: Pđf = Rf.I2k = 73.3 x 32 = 660 W

Tổn hao kích từ nối tiếp và tổn hao phần ứng: Pđn + Pđư = 0.08 x 2932 = 6867 W

Tổng tổn hao: Pth = P1 – P2 = 65100 – 55950 = 9150 W

Po = Pmq + Pt = Pth – (Pđư + Pđn + Pđf) = 9150 – 6867 – 660 = 1623 W

VII. Mở máy động cơ điện một chiều

Biến trở mở máy của động cơ song song Biến trở mở máy của động cơ nối tiếp

Ví dụ 9.16: Một động cơ song song 75 Hp, 250V có điện trở phần ứng Rư = 0.04 Ω; hiệu suất 90%.
Hãy tính giá trị Rm của biến trở mở máy sao cho dòng ứng ban đầu (gọi là dòng mở máy Im) không
vượt quá 150% dòng định mức. Bỏ qua tổn hao trong mạch kích từ.

Giải: Công suất vào lúc tải định mức: P1 = 75 x 746/0.9 = 62.167 W

Dòng ứng định mức: Iđm = P1/Uđm = 62167/250 = 249 A

Dòng mở máy lớn nhất không được vượt qua: Imax = 1.5 x 249 = 373 A
𝑈𝑑
Điện trở mở máy Rm = để hạn chế Im được cho bởi 𝐼𝑚 = 𝑅 ≤ 𝐼𝑚𝑎𝑥
ư −𝑅𝑚

𝑈𝑑 250
Suy ra: 𝑅𝑚 ≥ − 𝑅ư = 373 − 0.04 = 0.63Ω
𝐼𝑚

Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 8 / 10


Ví dụ 9.17: Một động cơ nối tiếp có công suất định mức 20kW, 550V và 2000 v/p. Để hạn chế dòng
mở máy không vượt quá 150% dòng định mức, người ta đấu thêm biến trở mở máy Rm nối tiếp với
phần ứng. Điện trở phần ứng Rư = 0.5Ω và điện trở cuộn dây nối tiếp Rn = 0.5Ω. Hãy tính điện trở mở
máy và mô-men mở máy, giả sử mạch từ chưa bão hòa và bỏ qua các tổn hao trong máy.

Giải:

Dòng định mức: Iđm = 20000/550 = 36.4 A

Dòng mở máy tối đa cho phép: Imax = 1.5 x 36.4 = 54.6 A

Điện trở mạch ứng lúc mở máy: Rm + Rn + Rư = 550/54.6 = 10.07Ω

Điện trở mở máy: Rm = 10.08 – 0.5 – 0.5 = 9.08Ω

Vận tốc định mức: đm = 2n/60 = 2000/60 = 209.4 rad/s

Mô-men định mức: Mđm = Pđm/đm = 20000/209.4 = 95.5 Nm

Hằng số K’M = Mđm/I2đm = 7.22x10-2

Mô-men mở máy: Mm = K’M.I2m = 7.22x10-2 x 54.62 = 214.7 Nm

BÀI TẬP

1. Một động cơ Shunt 250V có Rư = 0.32 Ω; Rf = 125 Ω. Lúc không tải, động cơ lấy 12A từ
nguồn 250V và quay 2500 v/p. Tính vận tốc đầy tải nếu dòng dây bằng 82A
2. Động cơ trong bài tập 1 có tổn hao quay bằng 2kW lúc đầy tải. Tính (a) công suất ra; (b) Mô-
men ra; (c) Hiệu suất.
3. Một động cơ Shunt 100hp, 500V, 1200 v/p có điện trở phần cảm 60Ω, điện trở phần ứng 0.1Ω;
hiệu suất đầy tải 90%. Lú đầy tải, hãy tính: (a) Dòng vào. (b) Công suất điện từ. (c) Tổn hao
quay. (d) Mô-men ra.
4. Một động cơ Shunt có Rư = 0.44Ω và quay 2510 v/p khi lấy 45A từ nguồn 500V. Tính vận tốc
của nó khi lấy 20A từ nguồn 250V; biết rằng từ thông cảm ở 250V bằng 80% ở 500V. Một kết
quả khác
5. Một động cơ Shunt 75hp, 500V, 1150 v/p có điện trở phần cảm bằng 75Ω, điện trở phần ứng
0.32Ω và hiệu suất 85%. (a) Tìm tổn hao quay. (b) Tính phần trăm thay đổi vận tốc Một kết
quả khác
6. Một động cơ Shunt có điệnt trở cuộn cảm Rs = 192 Ω; điện trở phần ứng 0.38Ω; lấy đi 34.4A
từ nguồn 240V và quay 250 v/p. Biết rằng mạch từ chưa bảo hòa, hãy tính biến trở kích từ Rk
sao cho vận tốc tăng lên thành 2750 v/p khi dòng ứng không đổi.
7. Một động cơ Shunt 3Hp, 120V, 1800 v/p có Rf = 62.5 Ω; Rư = 0.5 Ω; dòng ứng đầy tải là 22A.
Tính: (a) Tổn hao quay đầy tải; (b) Hiệu suất đầy tải
8. Một động cơ Shunt lấy 60A từ nguồn 250V và quay 1200 v/p. Cho Rư = 0.45Ω; Rf=100Ω.
Tính: (a) S.p.đ; (b) Công suất ra, mô-men ra và hiệu suất nếu tổn hao quay là 600W; (c) Vận
tốc không tải, biết tổn hao quay vẫn như câu (b)
Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 9 / 10
9. Một động cơ nối tiếp có điện trở dây quấn phần ứng Rưd = 0.215Ω; điện trở cực phụ Rp =
0.05Ω; điện trở cuộn kích từ nối tiếp Rn = 0.08Ω. Dòng đầy tải 82A, vận tốc đầy tải 600 v/p.
Tính (a) Vận tốc và mô-men khi dòng là (i) 95A và (ii) 40A. (b) Biến trở mở máy sao cho mô-
men mở máy bằng 200% mô-men định mức.
10. Một động cơ hỗn hợp rẽ dài lấy 27A từ nguồn 240V. Cho Rư = 0.4Ω; Rn = 0.05Ω; tổn hao kích
từ song song là 460W; tổn hao quay 540W; vận tốc 1750 v/p. Tính hiệu suất và phần trăm thay
đổi vận tốc.
11. Một động cơ Shunt 50hp, 500V có Rư = 0.36Ω. Lúc làm việc với vận tốc định mức, dòng ứng
là 75A. Tính điện trở cần ghép nối tiếp với phần ứng sao cho vận tốc giảm 20% khi động cơ
phát ra 70% mô-men định mức. Giả sử từ thông cảm không đổi.
12. Một động cơ hỗn hợp lấy 125A từ nguồn 240V và quay 1850 v/p. Cho Rf = 60Ω; Rn=0.03Ω;
tổn hao quay bằng 1200W. Giả sử máy làm việc với  không đổi và E=1.11. Tính (a) Công
suất ra. (b) Hiệu suất. (c) Mô-men cản của tải. (d) Điện trở phần ứng.
13. Ở chế độ định mức, một động cơ nối tiếp 25hp lấy 100A từ nguồn 230V và quay 600 v/p. Cho
Rư = 0.12Ω; Rn = 0.03Ω. Tính vận tốc và mô-men mới khi dòng dây là 50A, biết rằng mạch từ
chưa bão hòa.
14. Một động cơ Shunt 10hp, 240V, 2500 v/p đang phát tải định mức. Cho Rư = 0.38Ω; Rf=192Ω;
tổn hao quay bằng 300W. Tính: (a) Dòng dây; (b) Hiệu suất; (c) Vận tốc không tải. (d) Phần
trăm thay đổi vận tốc.
15. Một động cơ Shunt có 20hp, 220V, 540 v/p có Rf = 157Ω; Rư = 0.24Ω. Dòng dây định mức
85A.
(a) Nếu biến trở mở máy là 1.7Ω thì dòng dây lúc mở máy là bao nhiêu?
(b) Tính biến trở mở máy Rm sao cho dòng ứng ban đầu không vượt quá 150% dòng định mức.

Biên soạn: GV. Nguyễn Minh Triết Trang 10 / 10

You might also like