You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KHOA KINH TẾ

BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LUẬT QUẢN LÝ


THUẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CHO TẶNG,
CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Anh

Sinh viên thực hiện MSSV Đánh giá


Lê Quang Đức 31201020994 100%
Nguyễn Ngọc Yến Nhi 31201020427 100%
Lê Võ Anh Thư 31201020974 100%
Lý Mỹ Trân 31201020580 100%
Huỳnh Thị Kim Yến 31201025918 100%

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 4 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Thuế trong định nghĩa của từ điển Luật học Việt Nam là "khoản thu của
ngân sách nhà nước không hoàn trả và không mang tính đối giá, do cơ quan
quyền lực nhà nước quy định”1. Còn các học giả nước ngoài đưa ra định nghĩa
thuế là "khoản thu bắt buộc, không mang tính trừng phạt, đối với cá nhân và tổ
chức, do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm thực hiện các mục tiêu chung”2
góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để đảm bảo
nguồn thu này, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong từng sắc thuế phải
được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện hành về
việc chuyển nhượng/tặng cho bất động sản vẫn chưa rõ ràng và khó thực thi.
Điều này dẫn đến tình trạng thất thu thuế, đặc biệt là thất thu thuế trong lĩnh vực
bất động sản diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Từ đó gây ra sự khó
khăn cho cơ quan quản lý thuế trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của
người nộp thuế. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm đã tiến hành
nghiên cứu về công tác quản lý thuế từ việc chuyển nhượng tài sản thừa kế, cho
tặng của pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm tìm ra các bất cập và đề xuất những
biện pháp cải cách để các quy định liên quan được hoàn thiện hơn.

1
Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp: “Từ điển Luật học”, NXB Tư pháp, NXB Từ điển bách khoa,
Hà Nội, năm 2006, tr.734.
2
Stuart P.Green: “What is Wrong with Tax Evasion?”, Rutgers School of Law-Newark Research
Papers Series Paper No: 045, tiếng Anh, tr.1.

2
NỘI DUNG
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Vấn đề pháp lý cần nghiên cứu

Lỗ hổng pháp lý trong công tác quản lý thuế từ việc chuyển nhượng tài
sản thừa kế, cho tặng của pháp luật Việt Nam

2. Mô tả vấn đề pháp lý cần nghiên cứu

Trong nhiều năm qua, Nhà nước cùng với các cơ quan thuế tại các địa
phương đang phải đấu tranh với nhiều chiêu trò trốn thuế của một số đối tượng
thông qua việc chuyển nhượng bất động sản, các đối tượng này lợi dụng những
lỗ hổng pháp lý để lách luật và thực hiện tránh thuế bằng mọi hình thức. Muôn
hình vạn trạng các thủ đoạn trốn thuế bất động sản diễn ra gây thất thoát ngân
sách Nhà nước như kê khai giá bất động sản không đúng sự thật, khai báo là tài
sản duy nhất, chuyển nhượng/cho tặng qua trung gian, giao dịch bằng hợp đồng
viết tay,... Để đảm bảo công bằng giữa các cá nhân nộp thuế và tránh thất thu
thuế, thì hiện nay Tổng cục Thuế đã và đang tích cực nghiên cứu, tham mưu với
các cơ quan chức năng để sửa đổi, bổ sung đồng bộ các văn bản quy phạm pháp
luật về thuế liên quan3. Tuy nhiên, đối với trường hợp trốn thuế bất động sản
bằng việc lợi dụng các quy định được miễn thuế đối với các đối tượng có mối
quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thì vẫn chưa có giải pháp cụ
thể. Tình trạng này hiện đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương, tuy
nhiên các cơ quan quản lý thuế vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm soát, giám sát
và ngăn chặn các hành vi trốn thuế này.

3
Diệp Diệp (2022), Thuế chuyển nhượng bất động sản: Vá khoảng trống pháp lý để tránh “lách thuế”,
Báo Điện tử đài Tiếng nói Việt Nam.

3
3. Câu hỏi nghiên cứu

- Do lỗ hổng pháp lý hay vấn đề tắc trách của cơ quan quản lý dẫn đến việc
thất thu thuế thông qua việc chuyển nhượng/cho tặng bất động sản qua
trung gian?

- Cần cải thiện những quy định này như thế nào để có thể giảm bớt hoặc
tránh việc thất thu thuế thông qua việc chuyển nhượng/cho tặng bất động
sản qua trung gian?

II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tình huống giả định và các quy định pháp luật hiện hành

1.1. Tình huống giả định

Gia đình ông A hiện tại đang sinh sống tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương. Ông A có hai người con trai là anh T và anh N. Công việc chủ yếu
của gia đình anh T là đầu tư bất động sản. Vì vậy, anh T quyết định tặng cho em
trai của mình là anh N một căn nhà trị giá 2,1 tỷ đồng mà anh T đã mua trước
đó với mong muốn anh N sớm lập gia đình. Hiện nay, căn nhà này do hai vợ
chồng anh T đứng tên, tức là anh trai và chị dâu tặng nhà cho em trai (em
chồng). Theo Luật Thuế TNCN 2007 thì trường hợp cho tặng bất động sản trên
vẫn phải nộp thuế do giao dịch cho tặng giữa chị dâu và em chồng không được
tính là miễn thuế, vì vậy căn cứ theo quy định pháp luật thì anh N phải tiến hành
nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, vì không muốn đóng thuế do đó anh N cùng với hai
vợ chồng anh T thỏa thuận tìm cách lách luật để không phải nộp khoản thuế.
Thông qua việc hai vợ chồng anh T quyết định tặng căn nhà lại cho cha ruột
(cha chồng) là ông A, sau đó ông A lại tặng cho con trai của mình là anh N.
Bằng cách này, anh N đã tránh được việc nộp thuế TNCN. Đây là tình trạng xảy
ra khá phổ biến trong các hình thức lợi dụng kẽ hở của luật để trốn thuế. Mặc dù
cơ quan quản lý thuế nghi ngờ rằng đây là chiêu thức lách thuế nhưng họ lại

4
không có căn cứ ấn định bởi khi đối chiếu so với Luật thuế TNCN thì hành vi
này quả thực không vi phạm pháp luật.4

1.2. Quy định pháp luật hiện hành

Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 về thu nhập chịu thuế,
quy định như sau:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ
thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007 về Thu nhập được miễn
thuế, quy định như sau:

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với
chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha
chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội
với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với
nhau.5

4
Vũ Thị Bích Quỳnh (2016), Chống thất thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất
động sản, Tạp chí Tài chính.
5
Luật Thuế thu nhập cá nhân (số 04/2007/QH12) ngày 21/11/2017.

5
2. Các bất cập trong quy định pháp luật hiện hành

“Do lỗ hổng pháp lý hay vấn đề tắc trách của cơ quan quản lý dẫn đến
việc thất thu thuế thông qua việc chuyển nhượng/cho tặng bất động sản qua
trung gian?”

Từ tình huống nêu trên, có thể thấy do sự thiếu minh bạch của các quy
định pháp luật và sự tắc trách của các cơ quan, ban ngành liên quan đã gây ra
tình trạng người dân tránh thuế thừa kế, cho tặng bằng chuyển nhượng bất động
sản thông qua giao dịch trung gian gây thất thoát ngân sách của nhà nước.

Các quy định về chuyển nhượng thường rất phức tạp và khó hiểu đã dẫn
đến tình trạng các cá nhân hay doanh nghiệp lợi dụng sự không rõ ràng của các
quy định này có thể tìm cách chuyển nhượng qua bên thứ ba, thông qua người
thân hoặc các công ty giả mạo để tránh thuế thừa kế. Việc không có quy định cụ
thể về việc sử dụng trung gian trong chuyển nhượng bất động sản cũng tạo ra
nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước. Điều này dẫn đến việc các bên
trung gian có thể lợi dụng sự mơ hồ của quy định để thực hiện các hoạt động
tránh thuế một cách dễ dàng. Họ có thể sử dụng các chiêu thức như chuyển
nhượng tài sản qua nhiều tay, tạo ra các hợp đồng mượn tên và các thủ đoạn
khác để tránh việc phải nộp thuế.

Việc thiếu kiểm soát và giám sát của các cơ quan, ban ngành có liên quan
cũng gây nên tình trạng người dân lợi dụng kẽ hở của các quy định để thực hiện
các hành vi trốn thuế. Cụ thể, các cơ quan, ban ngành này bị thiếu nguồn nhân
lực, kỹ năng và công cụ để theo dõi các giao dịch chuyển nhượng tài sản. Sự
thiếu hụt trong việc liên kết và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý thuế,
tài chính và các cơ quan chức năng khác. Sự thiếu hụt này gây nên sự mơ hồ
trong việc xác định chủ sở hữu thực sự của tài sản và giao dịch chuyển nhượng,
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tránh thuế.

6
“Cần cải thiện những quy định này như thế nào để có thể giảm bớt hoặc
tránh việc thất thu thuế thông qua việc chuyển nhượng/cho tặng bất động
sản qua trung gian?”

Nhà nước cần đưa ra các chính sách bổ sung nhằm cải thiện tình trạng
trốn thuế hiện nay của các đối tượng thông qua việc lợi dụng quy định về các
trường hợp miễn thuế trong Luật Thuế TNCN 2007, sau đó thực hiện hướng
dẫn các địa phương triển khai một cách rõ ràng, nghiêm ngặt. Cụ thể đối với
tình huống trên, UBND tỉnh Bình Dương cần thực hiện:

- Tổ chức các buổi tọa đàm hoặc thông qua các kênh truyền hình để tuyên
truyền nâng cao ý thức của người dân địa phương về việc chấp hành quy
định pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế đối với trường hợp chuyển
nhượng/cho tặng qua trung gian, người thân. Song song với đó, cần lồng
ghép các kiến thức về thuế vào các chương trình học nhằm xây dựng và
củng cố nhận thức cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Đề nghị các cơ quan chức năng như: Cục Thuế tỉnh Bình Dương, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương và một số cơ quan khác cần tăng
cường hợp tác liên ngành thông qua việc quản lý chặt chẽ các hồ sơ liên
quan đến chuyển nhượng/cho tặng bất động sản, nhằm tăng tính minh
bạch và chính xác đối với mỗi giao dịch chuyển nhượng/cho tặng bất
động sản, từ đó giúp các cơ quan chức năng có thể xác định được các đối
tượng thực sự tham gia giao dịch.

- Thực hiện kiểm tra thông tin các bên liên quan đến giao dịch chuyển
nhượng/cho tặng bất động sản:

+ Xác định các bên liên quan để kiểm tra tính liên kết giữa các bên.

+ Kiểm tra thông tin về chủ sở hữu bất động sản ban đầu để xác định
việc chuyển nhượng/cho tặng trung gian.

7
+ Xác định tính hợp lệ đối với thông tin của người được cho tặng,
đặc biệt là giấy tờ chứng thực thực hiện cho tặng giữa các bên.

+ Kiểm tra trường hợp người được cho tặng có liên quan đến bên thứ
ba hay không.

- Quy định hạn chế về thời gian chuyển nhượng/cho tặng bất động sản:
thời gian chuyển nhượng/cho tặng bất động sản phải tối thiểu 2 năm kể từ
thời điểm diễn ra giao dịch. Cụ thể:

+ Nếu như bên A chuyển nhượng/cho tặng cho bên B và sau đó


chuyển nhượng/cho tặng cho bên C trong vòng 2 năm kể từ thời
điểm diễn ra giao dịch, thì bên C sẽ phải chịu thuế và nộp thuế theo
quy định pháp luật.

+ Nếu như bên A chuyển nhượng/cho tặng cho bên B và sau đó


chuyển nhượng/cho tặng cho bên C sau 2 năm kể từ thời điểm diễn
ra giao dịch, thì bên C sẽ được miễn thuế.

- Thiết lập ngưỡng miễn thuế: việc thiết lập ngưỡng miễn thuế sẽ tùy thuộc
vào giá trị bất động sản đối với từng loại hình bất động sản và dựa trên
giá thị trường.

+ Áp dụng đối với trường hợp chuyển nhượng/cho tặng giữa các mối
quan hệ như vợ và chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ
nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ
vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với
cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 6 Nếu giá trị bất động sản
được chuyển nhượng/cho tặng vượt quá ngưỡng đề ra thì người
được chuyển nhượng/cho tặng phải chịu thuế và nộp thuế theo quy
định pháp luật.

6
Luật Thuế thu nhập cá nhân (số 04/2007/QH12) ngày 21/11/2007.

8
+ Trường hợp, người chịu thuế kê khai giá trị hợp đồng không giống
với giá trị thực tế thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

- Xử lý nghiêm ngặt các hành vi vi phạm pháp luật: chỉ đạo các cơ quan
chức năng trên áp dụng các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật, đặc biệt là các hành vi lợi dụng lỗ hổng pháp lý để trốn thuế bất
động sản. Cụ thể, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; tịch thu bất
động sản được chuyển nhượng/cho tặng; khởi tố hình sự về tội trốn thuế,
gây thất thoát ngân sách nhà nước…

III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1. Nhận xét vấn đề pháp lý hiện hành.

Nhìn chung, công tác quản lý thuế từ việc chuyển nhượng tài sản thừa kế,
cho tặng của pháp luật Việt Nam đang là vấn đề “cấp bách” trong thị trường bất
động sản hiện nay. Tình trạng này chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính,
đó là:

- Thứ nhất, các quy định của pháp luật thiếu sự rõ ràng trong việc chuyển
nhượng, cho tặng và thừa kế bất động sản. Điều này đã tạo ra một kẽ hở
khiến người dân lợi dụng chúng và kê khai giá không trung thực hoặc cố
ý “lách” qua hình thức ủy quyền để được miễn thuế chuyển nhượng.
- Thứ hai, sự tắc trách của các cơ quan, ban ngành liên quan khi không có
đủ nguồn lực, kỹ năng và công cụ để kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt
các vấn đề xoay quanh việc chuyển nhượng, cho tặng cũng như thừa kế
bất động sản. Sự thiếu sót của các cơ quan, ban ngành liên quan đã dẫn
đến việc các hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, “lách” thuế,... diễn
ra ngày càng nhiều và thường xuyên hơn.

Sự xuất hiện của các vấn đề liên quan đến thuế bất động sản có thể gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực cho cả nhà nước, các bên liên quan lẫn thị trường bất
động sản hiện nay. Cụ thể:

9
- Đối với nhà nước: trên thực tế, hành vi trốn thuế gây ra thiệt hại đáng kể
cho nhà nước, khiến cho nhà nước không thể thu đúng khoản ngân sách
đã được đề ra theo quy định ban đầu. 7 Dẫn đến tình trạng thất thu thuế
diễn ra và làm tác động tới mọi mặt của đất nước. Từ đó xuất hiện sự
không công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và
làm giảm khả năng phân phối thu nhập, tạo công bằng xã hội.
- Đối với các bên liên quan: dựa trên những quy định hiện hành về thuế bất
động sản thì hành vi “lách” thuế có thể xem là một trong những hành vi
vi phạm pháp luật. Nếu cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi tránh thuế
này, những người tham gia vào quá trình chuyển nhượng bất động sản sẽ
bị xử phạt hành chính hoặc có khả năng bị truy tố đối với những hành vi
có mức độ vi phạm nghiêm trọng.
- Đối với thị trường bất động sản: việc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
tránh thuế bất động sản có thể dẫn đến tình trạng giá trị thực của bất động
sản được chuyển nhượng không khớp với giá trị đã kê khai, làm giảm đi
giá trị của bất động sản trong giao dịch chuyển nhượng và khiến giá trị
thực của bất động sản không phản ánh đúng giá trị thị trường. Từ tác
động này có thể khiến cho thị trường bất động sản trở nên thiếu sự minh
bạch trong việc giao dịch bất động sản.

2. Giải pháp khắc phục.

Dựa trên tình huống giả định của nhóm cũng như những vấn đề đang diễn
ra trên thực tiễn hiện nay có thể thấy vấn đề thất thu thuế thừa kế, cho tặng qua
việc chuyển nhượng bất động sản qua trung gian đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng và đáng quan ngại. Chính vì vậy, Nhà nước cần một số biện pháp
đủ khả năng để có thể can thiệp và hạn chế tối đa vấn đề này.

7
Nguyễn Thị Phương (2022), Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế?, Luật
Minh Khuê.

10
Thông qua những nghiên cứu mà nhóm đã thực hiện, dưới đây là những
biện pháp có thể giải quyết được vấn nạn thất thu thuế thừa kế mà nhóm đề
xuất:

- Tăng cường giáo dục và tư vấn: việc tăng cường giáo dục cho các thế hệ
sinh viên kế tiếp theo học các chuyên ngành có liên quan và tư vấn cũng
như tuyên truyền cho người dân nắm rõ hơn về các quy định thuế và pháp
lý liên quan đến giao dịch bất động sản. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu
rủi ro và nâng cao nhận thức của cộng đồng.

- Tăng cường hợp tác liên ngành: các cơ quan chức năng bao gồm cơ quan
thuế, cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan tư pháp và cơ quan chứng khoán
nên tăng cường hợp tác với nhau để đưa ra những biện pháp đối phó với
các hành vi đã và đang lợi dụng lỗ hổng trong quy định pháp luật về các
vấn đề liên quan đến thuế. Khi các cơ quan hợp tác liên ngành để đối phó
với vấn nạn này sẽ cung cấp sự minh bạch và chính xác cho các giao dịch
bất động sản trong tương lai.

- Kiểm tra thông tin liên quan đến người nhận: các cơ quan địa phương
nên tiến hành xác minh tính hợp lệ của những thông tin liên quan đến
người được chuyển nhượng bất động sản cũng như xem xét, kiểm tra để
xác định rõ liệu người nhận có liên quan đến các bên đang có hành vi vi
phạm pháp luật về thuế hay không. Việc này có thể hạn chế các tình trạng
vi phạm về thuế khi các bên thực hiện quá trình cho tặng, chuyển nhượng
bất động sản.

- Kiểm tra thông tin của các bên liên quan: tương tự như biện pháp kiểm
tra thông tin của người nhận, việc kiểm tra thông tin của các bên liên
quan có thể giúp cơ quan địa phương xác định được chủ sở hữu bất động
sản có những hành động chuyển nhượng thông qua trung gian hay không,
cũng như xác minh được mối liên kết giữa các bên có liên quan trong quá
trình thực hiện việc chuyển nhượng bất động sản.

11
- Quy định rõ ràng về thời gian chuyển nhượng bất động sản giữa các bên:
việc quy định rõ ràng về các khoảng thời gian chuyển nhượng cho các
bên khác nhau sẽ hạn chế tình trạng các bên chuyển nhượng liên tục
nhằm tránh khoản thuế cần phải nộp theo quy định của pháp luật.

- Thiết lập ngưỡng miễn thuế: cơ quan chức năng cần thiết lập một ngưỡng
nhất định cho việc miễn thuế trong vấn đề chuyển nhượng bất động sản
giữa những người thân để hạn chế tình trạng lợi dụng việc được miễn
thuế để chuyển nhượng một bất động sản có giá trị quá cao. Ngoài ra, các
cơ quan cần kiểm tra lại giá trị thực của tài sản bất động sản được chuyển
nhượng nếu phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định về thuế trong quá
trình chuyển nhượng giữa các bên có liên quan.

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật: khi phát hiện được các hành
vi vi phạm pháp luật về thuế trong quá trình chuyển nhượng bất động sản,
cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý nghiêm ngặt và chặt chẽ
để hạn chế, răn đe và ngăn chặn tối đa những hành vi sai trái; đồng thời
đảm bảo được tính minh bạch trong quá trình thực hiện việc chuyển
nhượng bất động sản.

IV. KẾT LUẬN

Pháp luật Việt Nam dựa trên các nguyên tắc cơ bản bao gồm cả nguyên
tắc bình đẳng. Tuy nhiên, việc thất thu thuế thông qua các giao dịch chuyển
nhượng/ cho tặng bất động sản trung gian đã dẫn đến sự mất cân đối trong thu
nhập và làm giảm sự công bằng trong việc đóng góp thuế của người dân. Điều
này gây ra nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội. Vì vậy, cần có giải
pháp cải cách trong việc quản lý và thu thuế cho các giao dịch liên quan đến bất
động sản. Các giải pháp này có thể bao gồm cải cách chính sách thuế, tăng
cường giám sát và kiểm soát, đồng thời cải thiện quy trình và thủ tục hành chính
liên quan đến các giao dịch này. Ngoài ra, việc nâng cao ý thức của người dân
về vai trò của thuế đối với sự phát triển của đất nước cũng là một phương án

12
quan trọng. Qua đó, người dân sẽ hiểu được rằng việc đóng góp thuế là một
trách nhiệm của mỗi cá nhân, giúp đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất
nước và tạo ra sự công bằng trong xã hội. Do đó, việc tăng cường quản lý và thu
thuế cho các giao dịch liên quan đến bất động sản theo nguyên tắc bình đẳng là
cần thiết để đảm bảo tính bền vững cho pháp luật Việt Nam và pháp luật Mỹ.
Các giải pháp cải cách có thể giúp tăng cường sự công bằng và đóng góp vào sự
phát triển của đất nước.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp: “Từ điển Luật học”, NXB Tư pháp,
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, năm 2006, tr.734.

[2] Stuart P.Green: “What is Wrong with Tax Evasion?”, Rutgers School of
Law-Newark Research Papers Series Paper No: 045, tiếng Anh, tr.1.

[3] Diệp Diệp (2022), Thuế chuyển nhượng bất động sản: Vá khoảng trống pháp
lý để tránh “lách thuế”, Báo Điện tử đài Tiếng nói Việt Nam.

[4] Vũ Thị Bích Quỳnh (2016), Chống thất thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt
động chuyển nhượng bất động sản, Tạp chí Tài chính.

[5] Luật Thuế thu nhập cá nhân (số 04/2007/QH12) ngày 21/11/2017.

[6] Nguyễn Thị Phương (2022), Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm hình sự
về tội trốn thuế?, Luật Minh Khuê.

14

You might also like