You are on page 1of 9

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG NGA

I- ĐẶC ĐIỂM:
 Đại từ là từ loại dùng để thay thế các từ chỉ đồ vật, đặc điểm, số lượng.
Dựa vào các đặc điểm chung của các đại từ mà được chia ra thành 3 nhóm lớn:
1. Đại từ mang đặc điểm của danh từ.
2. Đại từ mang đặc điểm của tính từ.
3. Đại từ mang đặc điểm của số từ.

 Tất cả các đại từ đều biến đổi theo các cách.


 1 số đại từ biến đổi theo giống và số.
 Dạng đầu tiên của đại từ tương ứng với cách 1 số ít.
II- PHÂN LOẠI:
BÀI 2: ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (личное местоимение)
 Đại từ nhân xưng là những đại từ dùng để thay thế các danh từ chỉ người và vật khi người nói không
muốn nhắc lại các danh từ ấy.
 Gồm các từ: я, ты, он, она, оно, мы, вы, они. Chúng được chia theo ngôi và số:

 Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ 2 số ít (я, ты) được sử dụng khi thay thế cả danh từ giống đực
và giống cái.
 Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 số ít có thể là он hoặc она hoặc оно tùy thuộc vào giống của danh từ
mà nó thay thế.
 Đại từ nhân xưng số nhiều (мы, вы, они) không xác định giống.
 Câu hỏi cho các đại từ:
– Я, ты, мы, вы: кто?
– Он, она, они: кто? (nếu chỉ người), что? (nếu chỉ vật)
– Оно: что?
 Đại từ nhân xưng được sử dụng ở các cách khác nhau tùy thuộc vào vai trò của chúng trong câu.
– Я (кто?) написал домашнее задание.
– У него (у кого?) есть словарь.
– Учитель даёт нам (кому?) тетради.
– Вчера я встретила её (кого?) около университета.
– Это мои старые друзья. Я познакомилась с ними (с кем?) в институте.
– Я много слышал о вас (о ком?) от моего друга.
Cách biến đổi:

1. Đuôi từ của đại từ nhân xưng я và ты ở các cách giống nhau.


2. Đuôi từ của đại từ nhân xưng мы và вы ở các cách giống nhau.
3. Tất cả các đại từ nhân xưng đều có cách 2 và cách 4 giống nhau
* CHÚ Ý:
 Nếu các giới từ к кому? перед кем? с кем? о ком? đứng trước đại từ nhân xưng я theo các cách thì
đều thêm о ngay sau các giới từ đó.
₋ Вы идёте ко мне?
₋ Передо мной стоит очень большое здание.
₋ Ты не погуляешь со мной?
₋ Мои родители хорошо заботятся обо мне.
 Nếu trước đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (он, она, оно, они) có giới từ, thì khi biến đổi các đại từ sang
các cách ta thêm н ngay trước các đại từ này: с ним, от неё, к ним, …
– Это мой друг. Я сижу рядом с ним в классе.
– Это моя подруга. Неделю назад я получила письмо от неё.
– Это мои друзья. На прошлой неделе я ездила к ним в гости.
 Sau các giới từ sau thì đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (он, она, оно, они) khi biến đổi các đại từ sang
các cách ta giữ nguyên và không thêm н ngay trước chúng: благодаря кому? (чему?), вне чего?,
вопреки чему?, вследствие чего?, согласно чему?, подобно чему?, …
–Это мой брат. Благодаря ему я хорошо сдала экзамен.
BÀI 3: ĐẠI TỪ SỞ HỮU (притяжательное местоимение)
I- ĐẶC ĐIỂM:
 Các đại từ sở hữu bao gồm: мой (của tôi), твой (của bạn), свой (của mình), наш (của chúng
mình), ваш (của các bạn), её (của cô ấy), его (của anh ấy), их (của họ)
 Trả lời câu hỏi: чей? чья? чьё? чьи?
 Các đại từ sở hữu мой, твой, наш, ваш, свой biến đổi theo giống, số và cách tùy thuộc vào danh từ
mà nó làm rõ nghĩa.
– Это мой (чей?) портфель. Это твоя (чья?) шляпа. Это наше (чьё?) окно. Это ваши (чьи?) книги.
 Các đại từ sở hữu его, её, их không biến đổi theo giống, số và ở các cách.
– Это его (чей?) портфель. Это его (чья?) шляпа. Это его (чьё?) окно. Это его (чьи?) книги.
– Мы фотографиуем его (её/их) детей.
– Я играю с его (её/их) братом.
II- CÁCH BIẾN ĐỔI
1. GIỐNG ĐỰC VÀ GIỐNG TRUNG

A. Ghi nhớ:
– Nếu danh từ ở cách 4 là giống đực bất động vật thì các đại từ sở hữu мой, твой, наш, ваш được biến đổi
giống cách 1.
– Nếu danh từ ở cách 4 là giống đực động vật thì các đại từ sở hữu мой, твой, наш, ваш được biến đổi giống
cách 2.
B. Ví dụ:
– У моего брата нет велосипеда.
– Нашему сыну 5 лет.
– Эти студенты ждут твоего отца.
– Мы с моим другом гуляем в парке.
– Я вспоминаю о моём детстве.
2. GIỐNG CÁI
A. Ghi nhớ:
– Các đại từ sở hữu giống cái có đuôi từ:
 Cách 4 là –ю, -у: мою, твою, нашу, вашу
 Các cách còn lại là –ей: моей, твоей, нашей, вашей
B. Ví dụ:
– У моей сестры нет велосипеда.
– Нашей дочери 5 лет.
– Эти студенты ждут твою мать.
– Мы с моей подругой гуляем в парке.
– Я вспоминаю о моём молодости.
3. SỐ NHIỀU

A. Ghi nhớ:
– Nếu danh từ ở cách 4 là bất động vật thì các đại từ sở hữu мои, твои, наши, ваши được biến đổi giống cách
1.
– Nếu danh từ ở cách 4 là động vật thì các đại từ sở hữu мои, твои, наши, ваши được biến đổi giống cách 2.
B. Ví dụ:
– У моих родителей есть новый мотоцикл.
– Мы подарили нашим учителям цветы.
– Эти студенты поздравляют наших родителей с днём учителей.
– Они долго разговаривали с моими родителями.
– Я часто вспоминаю о моих друзьях.
III- CÁCH SỬ DỤNG ĐẠI TỪ SỞ HỮU СВОЙ
 Đại từ sở hữu свой chỉ sự sở hữu của bất kỳ người nào, nhưng bắt buộc người đó phải là chủ thể
thực hiện hành động.
– Я люблю свою работу. = я люблю мою работу.
– Он ведёт своего брата в школу. = он ведёт именно его брата в школу, а не другого.
– Ты сделал много ошибок. Тебе необходимо исправить свои ошибки. = … Исправить твои ошибки.
 Đại từ sở hữu свой có thể thay thế các đại từ sở hữu: мой, твой, наш, ваш.
– Мы проверили свои/наши задания.
 Nếu chủ ngữ là các danh từ tương ứng với các đại từ nhân xưng он, она, они thì các đồ vật, người
thuộc sự sở hữu của những danh từ trên, bắt buộc dùng свой mà không phải là его, её, их (bởi khi
sử dụng những đại từ này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về mặt thông tin được truyền đạt).
– Она назвала своего ребенка Вова.
 Đại từ свой không được sử dụng trong cấu trúc câu bị động.
– Мы полгода строили свой дом. => наш дом строился полгода. ( не «свой дом»)
 Thông thường đại từ свой không được sử dụng ở cách 1, trừ cấu trúc “у кого есть что?». Tuy nhiên,
trong những câu không nói tới chủ thể thực hiện hành động, có thể sử dụng đại từ свой ở cách 1
mang ý nghĩa khái quát.
– Свой опыт всегода полезнее.
– Своя ноша не тянет (мне, тебе, ему,…)
 Đại từ свой có thể kết hợp với tính từ собственный để nhấn mạnh sự sở hữu đồ vật hoặc người của
đối tượng thực hiện hành động. Ví dụ:
– У меня есть своя собственная собака.
 Chú ý: với ý nghĩa “gần gũi, thân thiết” thì đại từ свой không kết hợp với tính từ собственный. Ví
dụ:
– Он в нашем доме свой человек, почти родственник.
BÀI 4: ĐẠI TỪ PHẢN THÂN СЕБЯ
(возвратное местоимение)
 Đại từ phản thân chỉ liên quan tới chủ thể thực hiện lời nói, hành động. Hành dộng hướng tới chính
bản thân người thực hiện nó. Dịch là: mình, bản thân
– Мама купила себе новое платье. – mẹ mua cho mình chiếc váy mới.
– Моя подруга всегда думает о себе. – bạn tôi lúc nào cũng chỉ nghĩ tới bản thân mình.
 Đại từ phản thân không đóng vai trò chủ ngữ trong câu, không có dạng cách 1.
 Ở tất cả các cách còn lại đại từ себя biến đổi tương tự như đại từ nhân xưng ты: тебя – себя (С2),
тебе – себе (С3), тебя – себя (С4), тобой – собой (С5), о тебе – о себе (С6).
 Đại từ phản thân себя không có dạng giống và số. Nó có thể liên quan tới ngôi thứ 1, 2 và 3 ở cả số
ít và số nhiều.
– Он занимается математикой у себя дома. – cậu ấy học toán ở nhà mình (nhà của cậu ấy).
– Ты купил себе костюм? – bạn mua cho mình bộ cánh này á?
– Как Вы себя чувствуете? – я чувствую себя уже хорошо. – anh cảm thấy trong người sao rồi? – tôi thấy đã
khỏe hơn rồi.
– Сегодня она не довольна собой. – hôm nay cô ấy không hài lòng với chính mình.
– Мы рассказываем о себе. – chúng mình đang kể về bản thân.
 Đại từ phản thân đóng vai trò bổ ngữ trong câu.
– Мы уверены в себе. – Chúng tôi tin vào chính mình.
– Я видела себя в зеркале. – tôi nhìn thấy mình trong gương.
– Ей нравится говорить самой с собой. – cô ấy thích nói chuyện với bản thân mình.
BÀI 5: ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH
(указательное местоимение)
I – ĐẶC ĐIỂM:
 Đại từ chỉ định là những từ chỉ quan hệ không gian, thời gian và trạng thái của người nói đối với đối
tượng được nhắc tới.
 Có các đại từ chỉ định sau: тот (kia, đó), этот (đây, này), такой (như này, như vậy), таков (như
này, như vậy), столько (bấy nhiêu).
 Một số nhà ngôn ngữ cho rằng оба, обе (= тот и другой, та и дугая – cả 2) cũng thuộc nhóm đại từ
chỉ định. Ví dụ:
– Оба студента успешно сдали экзамены = и тот и другой успешно сдали экзамены.
– Обе девочки получили подарки. = и та и другая получили подарки.
 Các đại từ тот, этот, такой:
– Có dạng số ít và số nhiều (ngọai trừ столько): тот – те, такой – такие,…;
– Có biến đổi theo giống (ngoại trừ столько): тот – та – то, этот – эта – это,…;
– Biến đổi theo các cách giống tính từ.
 Trong các câu hỏi và câu trả lời cho câu hỏi кто это? что это? chỉ sử dụng đại từ это. Đại từ это
trong những câu này đóng vai trò chủ ngữ trong câu và nó không biến đổi theo giống và số.
– Кто это? – это наш новый студент. Это наша новая соседка.
– Что это? – это мои посылки. Это журнал.
 Đại từ таков được biến đổi theo giống và số: он таков – она такова – оно таково – они таковы
 Đại từ столько:
– Biến đổi theo các cách;
– Ở các cách (trừ cách 1 và cách 4) đại từ và danh từ biến đổi tương hợp với nhau;
– Ở cách 1 và cách 4 danh từ đi sau đại từ столько được biến đổi ở cách 2 số nhiều. Ví dụ: Столько гостей к
нам никогда не приходило; Столько задач я никогда не решал.
* Vai trò trong câu:
 Chủ ngữ: тот, кто хорошо учится в течение семетре, видимо хорошо сдает сессию.
 Vị ngữ: особенность дома такова, что светло без окна.
 Bổ ngữ: я надеюсь на то, что вы поженитесь в ближайщее время.
 Định ngữ: Я хочу заходить на этот сайт каждый день.
II – CÁCH BIẾN ĐỔI:
2.1. Bảng biến đổi ТОТ/ЭТОТ

2.2. Bảng biến đổi ТАКОЙ

2.3. Bảng biến đổi СТОЛЬКО

III – PHÂN BIỆT 1 SỐ HIỆN TƯỢNG CẤU TRÚC CỦA ĐẠI TỪ SỞ HỮU
3.1. PHÂN BIỆT ТОТ VÀ ЭТОТ
3.2. PHÂN BIỆT ТОТ ЖЕ VÀ ТАКОЙ ЖЕ
BÀI 6: ĐẠI TỪ ĐỂ HỎI – ĐẠI TỪ TƯƠNG ĐỐI
I – ĐẶC ĐIỂM:

II – BẢNG BIẾN ĐỔI:


2.1. КТО, ЧТО, СКОЛЬКО

2.2. КАКОЙ
2.3. КОТОРЫЙ

2.4. ЧЕЙ

You might also like