You are on page 1of 3

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

1. Khái Niệm
 Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (4IR) hay Công nghiệp 4.0 là một phương
thức mô tả sự kết nối giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số hiện đại. Cụm từ ‘công
nghệ 4.0’ lần đầu tiên được đề cập bởi nhóm khoa học người Đức trong buổi trình
bày chiến lược kỹ thuật cao cho chính phủ vào năm 2011.Tuy nhiên, tên gọi của
thuật ngữ này được gọi chính xác vào năm 2016 do Klaus Schwab – CEO điều
hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
 Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ
hiện đại, bao gồm: công nghệ sinh học, IoT (Internet vạn vật), công nghệ nano,
công nghệ kỹ thuật số (ADP), in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI),… Công nghiệp 4.0 đã
và đang trở thành xu hướng biến đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu. Nhiều người
cho rằng, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 chính là kết quả của cơn bão công
nghệ số. Chúng mở ra một chặng đường mới mang tính chuyển đổi về lối sống,
cách làm việc và các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày.

2. Một số phát minh và ứng dụng của thời đại công nghiệp lần 4

Trong tất cả các đổi mới, công nghệ là lĩnh vực phản ánh chân thật và nổi bật nhất sự
bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Với các phát minh vĩ đại của thời đại
số:

 Internet of Thing – Internet vạn vật: sự đấu nối giữa Internet – thiết bị –
sự vật – con người giúp thu thập, kết nối, trao đổi thông tin real time dễ
dàng.
 AI – Trí tuệ nhân tạo: những máy móc hoạt động, làm việc thay thế một
phần hoặc toàn bộ cho con người.
 Blockchain – Chuỗi khối: phương thức ghi và chia sẻ dữ liệu minh bạch,
độc lập, an toàn.
 Cloud – Điện toán đám mây: nền tảng lưu trữ, sắp xếp dữ liệu trên cùng
một hệ thống.
 Big Data – Dữ liệu lớn: tập dữ liệu khổng lồ về khách hàng giúp doanh
nghiệp thấu hiểu đối tượng, thiết lập các chiến lược phù hợp.
 Công nghệ sinh học: phương pháp phân tích, khai thác tế bào và phân tử
sinh học làm cơ sở tạo dược liệu, nguồn năng lượng mới sạch hơn.
 In 3D: phương thức in tốn ít công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng in ra sản
phẩm thể hiện sinh động đặc trưng riêng của mình.
 Robot: ứng dụng đa lĩnh vực từ sản xuất đến phục vụ đời sống, từ thương
mại đến chăm sóc sức khỏe hằng ngày.
 RPA – Tự động hóa quy trình robot: công nghệ điều khiển robot thông
qua AI, tự động hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ tiếp thị, xử lý giao dịch…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ không ngừng sáng tạo ra những
phát minh tối tân, hỗ trợ tối đa cho kinh tế và xã hội. Trong đó, Top 4 công nghệ
quyền năng trong chuyển đổi số doanh nghiệp hiện tại vẫn đang là AI, Internet
of Things, Big Data và Cloud.

3. Cơ hội và thách thức mà cách mạng công nghiệp lần 4 mang lại
Với những phát minh vĩ đại của nhân loại, cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 chứa đựng
nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, ở mọi lĩnh vực. Trong đó, một số ngành
nghề thừa hưởng lợi ích lớn nhất là:

 Công nghệ phần mềm: ngày càng nhiều phần mềm, ứng dụng được con
người ưu tiên lựa chọn để thuận tiện hơn đời sống, làm việc, sinh hoạt hằng
ngày (app đặt đồ ăn, ví điện tử…)
 Công nghiệp: tối ưu quy trình, tối đã hiệu suất, tự động hóa để tiết kiệm
nguồn lực là những cơ hội nổi bật của các nhà máy tham gia chặng đua
chuyển đổi số.
 Nông nghiệp: dự đoán chất lượng cây trồng, kiểm soát mùa vụ, nâng cao
năng suất với ít công sức nhất có thể là những kết quả tích cực mà cuộc
cách mạng 4.0 mang đến cho lĩnh vực này.
 Y tế: tạo lợi thế cạnh tranh nhờ vào các thiết bị tối tân, robot giúp thực hiện
ca mổ thành công, quản lý hồ sơ dự án…

Đi cùng những cơ hội là các thách thức không nhỏ cho xã hội. Lợi ích robot hỗ trợ con
người phần nào đang bị lạm dụng, tạo ra nguy cơ thay thế hoàn toàn con người
trong một số công việc. Từ đó, hạn chế cơ hội góp sức của nhân sự, góp phần tăng
cao tỷ lệ thất nghiệp.
Không chỉ phá vỡ thị trường lao động, sự thay thế này còn có thể gây ra bất mãn cho
nhân sự khi họ không cảm thấy được công nhận. Tình trạng này kéo dài và lan rộng,
đặc biệt là ở các nước có văn hóa cạnh tranh cao, sẽ hình thành hiệu ứng đám đông,
gây tác động xấu và ảnh hưởng tiêu cực toàn cầu. Chẳng hạn như tình trạng ‘ngừng
cố gắng’ ở các vị trí ‘dễ bị thay thế’ bởi công nghệ.

Tài liệu tham khảo

https://tino.org/vi/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi/
https://tttt.ninhbinh.gov.vn/cach-mang-40/hieu-the-nao-ve-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-
lan-thu-tu-1305.html

http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-
la-gi-4319

https://sitde.neu.edu.vn/vi/tin-tuc-chung/cong-nghiep-4-0-la-gi-su-tac-dong-cua-cach-
mang-cong-nghiep-4-0

You might also like