You are on page 1of 8

Dương xỉ là một trong những loài thực vật thuộc nhóm thực vật không có hoa

và không có hạt. Nó sinh sản thông qua bào tử và thường được tìm thấy làm cây
cảnh.

Dương xỉ khá phong phú về giống loài, một số loại có thể ăn được và khá phổ
biến ở Châu Á.
Do khả năng sinh sản thông qua bào tử, loài cây sống trong môi trường ẩm ướt
và nhiều cây gỗ, nơi cây có thể phát triển tối ưu. Tuy nhiên, cũng có một số
giống dương xỉ có thể phát triển trong điều kiện sa mạc và thậm chí cả đá.

1. Đặc điểm cấu tạo


Cơ quan sinh dưỡng:
- Rễ thật, có nhiều lông hút.

- Thân rễ hình trụ, nằm ngang.

- Lá đã có gân, lá non đầu cuộn tròn, lá già mặt dưới có túi bào tử.

=> Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn.
Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở dưới mặt lá.
- Sinh sản bằng bào tử.
- Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình
thụ tinh.

2. Chu trình sống của dương xỉ


1. Pha thể bào tử (lưỡng bội) sinh ra các bào tử đơn bội nhờ phân bào
giảm nhiễm.
2. Bào tử phát triển nhờ phân bào có tơ thành thể giao tử, thông
thường bao gồm một nguyên tản có khả năng quang hợp.
3. Thể giao tử sinh ra các giao tử (thường bao gồm cả tinh trùng và
trứng trên cùng một nguyên tản) nhờ phân bào có tơ.
4. Tinh trùng linh động, có tiên mao (lông roi) thụ tinh cho trứng vẫn
còn gắn chặt với nguyên tản.
5. Trứng đã thụ tinh hiện giờ là hợp tử lưỡng bội và phát triển nhờ
phân bào có tơ thành thể bào tử (cây "dương xỉ" điển hình mà
chúng ta vẫn thấy).

3. Đại diện của ngành dương xỉ


Cỏ tháp bút

Dương xỉ toà sen


Quyết lá thông

Dương xỉ lưỡi rắn


Dương xỉ mộc

Dương xỉ ráng ngón


Dương xỉ bèo ong

Dương xỉ lá dứa
Nguyệt xỉ

You might also like