You are on page 1of 3

2.

2 Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong
Điều 2 Hiến pháp 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Bản chất của Nhà nước ta hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội
chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:
a) Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tính tiên phong của giai cấp công nhân được thể hiện trong quá trình đấu tranh
cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư
tưởng đổi mới, phát triển.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai
cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và
của toàn xã hội.
b) Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là
biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng
trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện,
hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể
hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai
thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy
nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.
c) Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức".
Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà
nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật,
xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi
mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước
cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho
từng cá nhân con người.
d) Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
phương tiện để đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh". Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm
đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…
Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối
ngoại với phương châm: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế
giới". Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ
của nhau

2.3 Chức năng nhà nước xã hội chủ nghĩa:


Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia
thành các chức năng khác nhau.

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước:
-Chức nắng đối nội: Về vấn đề nội bộ quốc gia.
-Chức năng đối ngoại: Về quan hệ của quốc gia đó, của nhà nước đó với các quốc
gia dân tộc khác, nhà nước khác.

Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước:
-Chức năng chính trị
-Chức năng kinh tế
-Chức năng văn hóa, xã hội

Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước:


-Chức năng giai cấp (trấn cấp)
-Chức năng xã hội (Tổ chức và xây dựng)

Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc thực hiện các chức
năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước đó. Đối với các
nhà nước bóc lột, nhà nước của thiểu số thống trị đối với đa số nhân dân lao động,
nên việc thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trò quyết định trong việc duy trì địa
vị của giai cấp nắm quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Còn
trong nhà nước xã hội xã hội chủ nghĩa, mặc dù vẫn còn chức năng trấn áp, nhưng
đó là bộ máy do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp giai
cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối để bảo vệ thành quả cách
mạng, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế -
xã hội. Mặc dù trong thời kỳ quá độ sự trấn áp vẫn còn tồn tại như một tất yếu,
nhưng đó là sự thật trấn áp của đa số nhân dân lao động đối với thiếu số bóc lột.
V.I.Lênin khẳng định, “bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo
lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc
lột hay đối với kẻ đi bóc lột”.
TheoV.I.Lênin, mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, “cơ quan đặc
biệt, bộ máy trận áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà
nước quá độ,mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”.
Nhưng cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ yếu và
mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp vĩ đại
nhưng đồng thời cũng là một công việc cực kì khó khăn và phúc tạp. Nó đòi hỏi
nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ
thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước đó phải là một tổ
chức có đủ năng lực để quản lí và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó việc
tổ chức quản lí kinh tế là quan trọng, khó khăn và phúc tạp nhất.

Tài liệu tham khảo:


https://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/files/CS_TLBD_Chuyende1.pd
f

You might also like