You are on page 1of 3

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KỲ I

Phần Nội dung Điểm


I ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 6 điểm
Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự ( 1đ) 1đ
- HS trả lời đúng được 1đ. Trả lời sai không có điểm

Câu 2: Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: 1đ


Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ
tôi chẳng đang rất khỏe là gì
- HS trả lời đúng được 1đ
- HS trả lời sai, hoặc xác định chưa đúng: 0 điểm
Câu 3 - Trước quyết định của hai mẹ con bà Thảo, gia đình của 1đ
bà có thái độ:
Rất vui vẻ, hạnh phúc
- HS trả lời được trọn vẹn ý (1đ)
- HS trả lời được 1 ý ( 0,5đ)
- HS trả lời sai, hoặc xác định chưa đúng: 0 điểm

Câu 4 - Phép tu từ được sử dụng trong câu là: 1,5đ


So sánh: Hai vết sẹo dài trên bụng hai mẹ con (bà Thảo và
Hòa) được so sánh như chứng nhân về quyết định rất đỗi
lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một
phần thân thể của mình.
- Tác dụng của biện pháp so sánh:
+ Khẳng định giá trị của những vết thương mà hai mẹ con
phải chịu đựng.
+ Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần
làm việc thiện, sẵn sàng cho đi một phần thân thể của
mình mà không cần đáp lại.
+ Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác
của hai mẹ con.
* HS xác định được đúng BPPT và nêu được tác dụng
( 1,5đ)
- HS chỉ ra đc BPTT nhưng không nêu được tác dụng (
1đ)
- Không chỉ ra được ( 0đ)
Câu 5 - “thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào 1,5đ
định danh được” là:

Niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia,
biết sống vì người khác, biết yêu thương với những số
phận bất hạnh trong cuộc đời.
- HS trả lời được trọn vẹn ý (1,5đ)

- HS trả lời được 1 ý ( 1đ)


- HS trả lời sai, hoặc xác định chưa đúng: 0 điểm

II VIẾT 4 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc của một văn bản với đủ 3 phần:
Mở bài, thân bài, kết bài
Xác định đúng yêu cầu của đề bài: thuyết phục người khác 0,5đ
từ bỏ quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn

b. Triển khai vấn đề thành các luận điểm


HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu
được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của
bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết
phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục
* Dưới đây là một số hướng dẫn
1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận:
( 0,25đ)
2. Thân bài
a. Giải thích, nêu ra biểu hiện: (0.25đ)
 Thiếu tôn trọng, nhìn người nghèo khổ bằng đôi mắt
khinh thường.
 Đối xử phân biệt.

b.Nguyên nhân: (0.5đ)

 Nhận thức sai lệch và bản chất hẹp hòi, ích kỉ.
 Cho rằng việc giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
không phải là nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân
mình.
c. Tác hại của quan niệm coi thường những người có hoàn
cảnh khó khăn: (0.5đ)

 Khiến họ tự ti, mất niềm tin vào cuộc sống.


 Tạo khoảng cách trong xã hội.
d.Nêu lên lợi ích khi từ tỏ quan niệm này:(0.25đ)
 Sống bao dung hơn, biết chia sẻ với người khác.
 Đem đến cho chúng ta nhiều bài học và suy ngẫm về
cuộc sống.
e.Dự đoán lập luận và phản biện (0.25đ)
f.Giải pháp để từ bỏ quan niệm coi thường những người
có hoàn cảnh khó khăn.(0.25đ)

3. Kết bài: Kết thúc vấn đề ( 0,25đ)


Lưu ý: Học sinh có dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề
Hướng dẫn chấm:
-Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục:
2,0 -2,5 điểm.
- Lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ và dẫn chứng hợp lý:
1,5 – 2,0 điểm
-Luận điểm chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, dẫn chứng chưa
phù hợp: 1,0 – 1,5 điểm.
- Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,5 – 1,0 điểm
- Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm

c. Chính tả, ngữ pháp 0,25đ


- Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
d. Sáng tạo 0,25đ
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn
phong trôi chảy

You might also like