You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ

Lại Gia Huy - 10G

KHẢO SÁT CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ VẬT

Thành phố Hà Nội - 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm câu đố
2. Lịch sử ra đời
3. Lưu truyền
4. Nội dung câu đố
5. Phương thức nghệ thuật
CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ VẬT
1. Khái niệm
2. Độ phổ biến
3. Tính hóc búa
4. Ý nghĩa
MỞ ĐẦU

1. Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những câu đố
được sưu tầm trên những nền tảng mạng

2. Mục đích nghiên cứu


- Nghiên cứu câu đố về chủ đề đồ vật, người viết
mong muốn làm rõ các khái niệm về câu đố nói
chung và câu đố về đồ vật nói riêng. Từ đó giúp
độc giả hiểu rõ hơn về một loại hình văn học dân
gian Việt Nam.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Khảo sát, phân loại câu đố nói chung
- Khai thác sâu hơn các phương diện của câu đố
về đồ vật
- Tổng kết kết quả nghiên cứu bằng ngôn ngữ viết.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp khảo sát: phỏng vấn một số cá
nhân có hiểu biết về vấn đề văn học dân gian,
sau đó, từ những thông tin thu thập được, tiến
hành khảo sát bằng phiếu trên một mẫu rộng hơn
để tìm hiểu thêm thông tin.
- Phương pháp sưu tầm: sưu tầm thông tin và tài
liệu trên không gian mạng

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.Khái niệm câu đố


- Câu đó là một thể loại văn học dân gian mà chức
năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật
hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ
thuật chuyển hoá gây nhiễu (chuyển vật nọ thành
vật kia), được nhân dân dùng trong sinh hoạt tập
thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và
vui chơi giải trí.

2.Lịch sử
- Câu đố ra đời từ rất sớm. Khó có thể ấn định một
thời gian cụ thể để đánh dấu sự ra đời của câu
đố. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, khi
con người lấy lao động làm lẽ sống, khi ngôn
ngữ phát triển, khi nhu cầu hiểu biết thế giới
xung quanh trở thành một đòi hỏi thường ngày
thì khi đó câu đố ra đời.

3.Lưu truyền
- Một quan niệm phổ quát cho rằng văn học dân
gian là văn học được đặc trưng bởi sự truyền
miệng và không có bất kỳ hình thức cố định nào.
- Có 2 phương thức truyền miệng chính:
+ Truyền miệng theo không gian (từ vùng này
qua vùng khác)
+ Truyền miệng theo thời gian (từ đời trước
đến đời sau).
- Quá trình truyền miệng của văn học dân gian chủ
yếu thông qua diễn xướng dân gian.

4.Nội dung câu đố


- Chứa đựng tri thức thực tiễn: Đối tượng phản
ánh của câu đố là các sự vật hiện tượng trong thế
giới khách quan, phần lớn có liên quan đến
những hoạt động sinh hoạt của người dân.
- Chứa đựng nội dung và ý nghĩa xã hội: Khi miêu
tả thế giới hiện thực xung quanh con người,
nhiều câu đố mang thêm ý nghĩa xã hội, mặc dù
đó không phải là mục đích của câu đố.

5.Phương thức nghệ thuật


- Hình thức ẩn dụ: Câu đố thường đưa ra những
nét tương đồng về hình dạng bên ngoài của các
sự vật khác so với vật đố, những dấu hiệu của
đối tượng được dấu tên, như những chức năng,
công dụng của các đối tượng trong cuộc sống
sinh hoạt, những đặc điểm của đối tượng về hình
dáng, trạng thái hoạt động, sự chuyển động, bất
động, sự xuất hiện, điều kiện sống... để gợi sự
liên tưởng.
- Hình thức chữ bị chơi: Câu đố thường sử dụng từ
đồng âm dị nghĩa, đồng nghĩa dị âm, nói lái,
chiết tự...
- Câu đố sử dụng các thể thơ truyền thống, có vần,
nhịp điệu, cô đúc, cân đối nhịp nhàng. Câu đố
cũng có xu hướng đưa vào yếu tố tục, song yếu
tố này ở câu đố không mang nội dung xã hội,
thường chỉ có tác dụng tạo sự dí dỏm, gây cười.
CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ VẬT

1.Đối tượng của câu đố về đồ vật


- Vật dụng dân giã, quen thuộc trong đời sống nhân
dân đương thời
+ Cái phản: “Ngả lưng cho thế gian ngồi.
Rồi ra mang tiếng là người bất trung. Là
gì?’
+ Cây diêm: “Vuông vuông cửa đóng 2
đầu. 100 thằng chệt lần hồi chui ra.
Thằng nào không mũ thì tha. Thằng nào
có mũ đem ra đốt đầu. Là gì? “
+ Cây bút: “Đầu đỏ, mỏ đen
Xuống tắm ao sen
Lên cày ruộng cạn”

2. Phổ biến
- Vận dụng phương pháp khảo sát, cụ thể qua hình
thức tạo bảng và phỏng vấn, tôi nhận thấy mức
độ phổ biến, quen thuộc của những câu đố này
không cao. Tôi tin rằng đây là một điều dễ hiểu
bởi lẽ đó là bản chất của câu đố nói chung, tức
mang tính đánh đố, yêu cầu người trả lời vận
dụng tư duy, quan sát, trải nghiệm từ cuộc sống
hơn là được phổ cập quá nhiều đến mức đại trà,
thuộc lòng như ca dao tục ngữ

3. Tính hóc búa


- Cùng vận dụng phương pháp khảo sát và phỏng
vấn, tôi nhận thấy tính hóc búa của những câu
hỏi về đồ vật khá cao. Bởi lẽ những câu đố được
kết hợp vận dụng nhiều thủ pháp chơi chữ, ẩn
dụ; do đó mang nặng tính hình tượng, yêu cầu
người đọc cần có khả năng liên tưởng cao. Hơn
nữa, một số đồ vật không còn quen thuộc với đời
sống hiện đại ( kiềng ba chân, bếp lửa, nón lá…)
gây cản trở cho người trả lời.

4.Ý nghĩa câu đố về đồ vật


- Những tưởng câu đố là một thể loại mà chức
năng chính của nó chỉ là giải trí, mua vui. Thật
sự thì không hẳn như vậy. Câu đố tập hợp ở đó
rất nhiều ý nghĩa. Trước hết là ý nghĩa khoa học
thường thức. Câu đố thể hiện những tri thức thực
tiễn của nhân dân rút ra trong quá trình tiếp xúc
và quan sát các sự vật hiện tượng trong thế giới
khách quan. Nội dung các câu đố hầu hết đều
xoay quanh đời sống nông thôn. Qua câu đố, ta
thấy hiện lên môi trường sống của người nông
dân, đó là một cuộc sống giản dị mộc mạc của
những con người gắn bó với ruộng đồng.

You might also like