You are on page 1of 3

Thông cáo báo chí (Có thể sử dụng được ngay) Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2023

Thông cáo báo chí

Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659)

Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng
đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có
thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban
đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách Quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng
tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.
L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên
cứu giai đoạn hình thành của chữ Quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài
liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại
một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ Quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ
XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư
viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều
người góp sức vào việc sáng tác chữ Quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt
nữa.
Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659) chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành Ngữ học
Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo
ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.

HAI CUỐN SÁCH CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN CỦA LINH MỤC ALEXANDRE DE
RHODES (CHA ĐẮC LỘ)
Đắc Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải là người đầu
tiên sáng tác chữ Quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636, Đắc Lộ cũng không phải là người ghi chữ
Quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật
ra, trong giai đoạn thành hình chữ Quốc ngữ, Đắc Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan
trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ Quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên.
1. Cuốn Dictionarivm
Cuốn từ điển được soạn thảo bằng chữ Việt - Bồ - La (riêng tên sách lại chỉ đề bằng La ngữ),
với hai mục đích đã được tác giả ghi rõ: thứ nhất, giúp các nhà truyền giáo học tiếng Việt, để có
thể truyền giáo 193, thứ hai, Đắc Lộ đã làm theo ý muốn của một số vị Hồng y ở La Mã, thêm
chữ La tinh vào, để người Việt Nam có thể học thêm La ngữ.
2. Cuốn Cathechismvs
Đây là một cuốn giáo lý mà tác giả muốn viết cho những người dạy giáo lý dùng. Cuốn sách
được viết bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một
gạch phân đôi từ trên xuống dưới: bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh (chữ xiên),
bên tay phải là chữ Việt (chữ đứng). Để độc giả dễ dàng đối chiếu hai thứ chữ, Đắc Lộ đặt ở
đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La Việt, rồi chính giữa trang cũng đặt mẫu tự
abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách có 319 trang, không đề Lời tựa.

BA TÀI LIỆU QUAN TRỌNG VỀ CHỮ QUỐC NGỮ DO NGƯỜI VIỆT SÁNG TÁC
1. Tài liệu viết tay năm 1659 của Igesico Văn Tín
Tài liệu là một bức thư của Thầy giảng Igesico Văn Tín viết ngày 12-9-1659, hiện lưu trữ tại
Văn khố Dòng Tên La Mã. Bức thư gồm hai trang giấy: trang nhất viết trong khổ 17x25 cm có
34 dòng chữ cỡ trung bình, trang hai trong khổ 16x9 cm, có 11 dòng chữ, kể cả dòng chữ ký
tên.

2. Tài liệu viết tay năm 1659 của Bento Thiện


Đây là bức thư của Thầy giảng Bento Thiện viết ngày 25-10-1659, gửi L.m. G. F. de Marini,
hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Bento Thiện biên thư này tại Thăng Long, vì lúc
đó ông đang ở chung với L.m. Onuphre Borgès.

Bức thư gồm hai trang giấy viết chữ cỡ nhỏ, trong khổ 21x31cm. Khác với thư của Văn Tín, vì
Thầy Thiện ghi rõ là thư gửi cho L.m. Marini. Dòng thứ nhất của bức thư, Thầy Thiện viết
bằng chữ Bồ Đào Nha; dòng thứ hai, ông lại viết bằng chữ La tin; từ dòng thứ ba trở đi là bắt
đầu lời thư và hoàn toàn viết bằng Quốc ngữ.

3. Tập lịch sử nước AnNam viết tay 1659 của Bento Thiện
Lịch sử nước Annam là tên tạm đặt cho tập tài liệu.
Tập Lịch sử nước Annam gồm 6 tờ giấy, tức là 12 trang, viết chữ nhỏ, phần nhiều các trang
viết trong khổ 20x29cm. Tài liệu không ghi tên tác giả, nhưng nhờ chữ viết hoàn toàn giống nét
chữ Bento Thiện, ngoài ra cũng chính Bento Thiện đã nhắc đến nó trong thư gửi cho Marini
năm 1659, nên chúng tôi dám quả quyết do Bento Thiện soạn thảo.

THÔNG TIN ẤN BẢN ĐẶC BIỆT


Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659) là một cuốn sách nhỏ bé nhưng sẽ giúp độc giả, những
người đọc hiểu biết sâu rộng hơn về ngôn ngữ mà mình đang sử dụng. Hướng tới ngày TÔN
VINH TIẾNG VIỆT (08.09) cuốn sách được xuất bản dưới hình thức đặc biệt:
 Bìa sách được làm trên chất liệu gỗ và thiết kế như một chiếc hộp đựng trang trọng để
tôn vinh những giá trị mà cuốn sách mang lại cũng như tôn vinh tiếng Việt
 Tên sách được khắc laze trực tiếp trên bề mặt gỗ
 Ruột được in trên chất liệu giấy mỹ thuật
 Số lượng giới hạn: 100 cuốn dành cho 100 bạn đọc đặt trước
 Giá bán: 1.200.000 VNĐ

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Phạm Thuỷ - 0902 242 422 Hà Nga - 036 7574 074

Mail: thuypt@thaihabooks.com Mail: ngaht@thaihabooks.com

Tel: 024 3792 0480 (ext: 107) Tel: 028 6276 1719 (ext: 102)

Add: Lô B2, Khu Đấu giá 3ha, Tổ dân phố Add: 88/28 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú
01, P.Phúc Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, HN. Nhuận, HCM

You might also like