You are on page 1of 19

ÔN VĂN & LUYỆN VIẾT

 Phân tích theo hướng Lí luận và bình sâu.


 Tư duy sáng tạo, mới mẻ & khác biệt trong Nghị luận xã hội.
 Nâng cao kỹ năng, cải thiện và định hướng văn phong.

Cô Trần Thùy Dương gửi lời chào thân thương đến các bạn!

Cô xin gửi các bạn TÀI LIỆU “BUỔI 2, PHẦN KỸ NĂNG – KẾT CẤU BÀI VIẾT ĐẠT ĐIỂM
CAO”, các bạn in ra để học cùng Livestream với cô nhé!

Kết cầu tài liệu: Các bạn chú ý nghe giảng để hiểu kỹ hơn nữa nhé!

1. Kết cấu chung của bài viết.


2. Bài viết tham khảo (Gồm 2 bài, một bài phân tích thơ, một bài phân tích truyện)

Nhắc nhở!

Ebook này là tài liệu riêng của khóa “Phân tích chuyên sâu tác phẩm Văn 12” – khóa học
mà các bạn đã bỏ tiền ra để đăng kí học. Nên cô rất mong, bằng một chút “đạo đức”, lương
tri của một con người có tự trọng, các bạn vui lòng không chia sẻ ra ngoài, hay kiếm lời
hoặc có mục đích thương mại nào đó.

Chúng ta đến và cùng nhau học để hướng tới mục đích cao cả: “Đỗ Đại học và đặt nền
tương lai”, nên hãy nuôi dưỡng nó, chăm sóc nó, tưới tiêu cho nó bằng sự “tử tế” trong mình
các bạn nhé! Cảm ơn, yêu thương và trân trọng! al
ci
ffi
42 O
06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________

BUỔI 2. KẾT CẤU BÀI VIẾT ĐẠT ĐIỂM CAO.

Phần mở - Đoạn văn mở bài: Nêu yêu cầu của đề.


- Đoạn văn Giới thiệu sâu hơn về tác giả, tác phẩm.

Phần thân - Khái quát nội dung, dẫn dắt vào vấn đề phân tích.
- Xử lý yêu cầu chính:
+ Luận điểm 1.
+ Luận điểm 2.
+ Luận điểm 3.
+ Luận điểm 4.
- Đánh giá thành công nghệ thuật
- Xử lý yêu cầu phụ:
+ Nội dung.
+ Mở rộng, liên hệ.

Phần kết. - Đánh giá thành công nghệ thuật.


- Kết bài.

al
ci
ffi
42 O
06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 2 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
Câu 2. (5,0 điểm):
Trong bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh viết:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu


Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ
Xuân Quỳnh.
BÀI VIẾT
Phần mở
Nhà thơ nữ Phan Thị Thanh Nhàn, từng có lần chia sẻ về Xuân Quỳnh với những lời
chan chứa thế này:
“Quỳnh cứ mãi dạt dào, thắm thiết
Khao khát và mê say
Lam lũ chắt chiu từng tháng, từng ngày
al
ci

Và khao khát một tình yêu trọn vẹn”


ffi
42 O

Vâng! Có bao giờ say đắm trong thơ, ta tự hỏi: Từ bao giờ điệu tình lại ngân vang trong
06 T
80 LO
33 T

lời thơ Xuân Quỳnh đến như thế! Có lẽ Xuân Quỳnh sinh ra để làm thơ tình, thơ tình của
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 3 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
nàng thi sĩ ấy không triết lí như Tago, không nồng nàn, đằm thắm như trong thơ Puskin
cũng không phải là tình yêu rạo rực, cháy bỏng tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu,
“Sóng” của Xuân Quỳnh là nỗi trăn trở băn khoăn, là khát vọng hạnh phúc đời thường.
Xuân Quỳnh đã bày tỏ những tiếng lòng ấy qua ba khổ thơ (khổ 3, 4 và 5) lấp đầy trái tim
chúng ta chỉ bằng một chữ “tình”.

Đoạn viết giới thiệu về tác giả, tác phẩm:


“Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện
Thơ đã sinh ra tình yêu cũng đến cùng”
Ý của nhà thơ vĩ đại Raxun Gamzatop giống như viết ra để dành cho Xuân Quỳnh - nhà
thơ xem thi ca như là gan ruột, xem tình yêu như nhịp thở của trái tim. Ở thi sĩ Xuân
Quỳnh ta bắt gặp tiếng thơ chân thành, mãnh liệt với những khao khát hạnh phúc đời
thường. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện tiếng lòng của một người phụ nữ vừa hồn nhiên, yêu
đời, vừa tươi tắn, chân thành, đằm thắm luôn da diết khát vọng tình yêu bình dị sâu sắc.
Tiến sĩ Chu Văn Sơn từng nhận xét về thơ Xuân Quỳnh: “Thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn
chuồn bay đi tìm chốn nương thân trong nắng nôi và giông bão cuộc đời”. Nữ thi sĩ Xuân
Quỳnh là người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, có sức mạnh phi thường như “cây xương
rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc vắt kiệt mình để nở những chùm hoa tuyệt quý cho
đời” (Nguyễn Thị Minh Khai). “Sóng” là bông “Hoa dọc chiến hào” xinh xắn, đáng yêu bậc
nhất mà Xuân Quỳnh hái được nhân chuyến đi tới vùng biển Diêm Điền, Thái Bình năm
1967, bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thông qua hình tượng sóng và em thi sĩ đã
giãi bày những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Thi nhân
đã huy động tất cả các giác quan, thu thập cảm giác mới bắt trọn làn sóng tín hiệu chuyển
giao trong tâm hồn mình rồi hòa điệu chúng thành những vần thơ có khả năng “Thiêu
cháy cả rừng cây, khô cạn dòng suối, làm nhũn đi từng ý nghĩ và mê hoặc cả gỗ đá vô tri”
(Tạ Tỵ).
Phần thân
al

1. Yêu cầu chính: Cảm nhận khổ 3.4.5 bài thơ “Sóng”
ci
ffi
42 O

Đoạn khái quát và dẫn dắt vào phân tích: Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học dùng hình
06 T
80 LO

tượng để phản ánh cuộc sống và tâm hồn con người”. Sắc điệu trữ tình của “Sóng” được
33 T
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 4 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
dệt nên từ hình tượng sóng và em. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong
lòng người con gái đang yêu trước biển cả ngắm nhìn những con sóng bất tận, vô hồi. Sóng
là hình ảnh ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ lúc thì hòa nhập, lúc lại
phân thân của cái tôi “em”. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ hồn nhiên, tươi mới, sôi nổi khát
vọng tình yêu. Với hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay, rất mới về
tâm trạng tình yêu nồng nhiệt của người con gái đánh thức bao ấn tượng vốn đã ngủ quên
trong lòng người đọc.
Luận điểm 1. Phân tích những băn khoăn, trăn trở về tình yêu, về cội nguồn tình yêu
trong thổn thức của người con gái khi yêu.
Gioóc-giơ Xăng từng nói về mối quan hệ giữa cuộc sống và tình cảm trong con người thế
này: “Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu
nhiều đau khổ, đồng thời không ngừng kiên trì làm việc”. Chính nỗi đau vì nhớ, đau vì yêu
đã thôi thúc cho những vần thơ Xuân Quỳnh xé nát tim ta trên trang giấy. Xuân Quỳnh
đã lấy chính hình tượng “Sóng” để nói hộ những băn khoăn, trăn trở về tình yêu, cội nguồn
của tình yêu và muôn vàn những câu hỏi trong vô thức người con gái khi yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Anh nghĩ về anh, em
Anh nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên”.
Câu thơ đầu, Xuân Quỳnh nhìn về biển khơi: “Trước muôn trùng sóng bể”, nhìn những
con sóng vô hồi, vô hạn đang hướng vào bờ, chị chợt bâng khuâng suy nghĩ về anh và em
“Em nghĩ về anh, em” rồi lại hướng suy nghĩ ra biển lớn. Những câu hỏi ấy cứ vang lên,
thả vào không gian chạm sâu vào trong trái tim người đọc. Những nghĩ suy ấy dồn nén,
tích tụ để đặt ra một câu hỏi lớn: “Từ khi nào sóng lên”. Thật khó để tách bạch được đâu là
nhịp chảy mạnh mẽ của sóng đâu là nhịp đập mạnh mẽ của trái tim khao khát yêu thương.
Bởi có lẽ sóng chính là tình yêu, tình yêu đã hòa vào sóng. Em đã tự tách ra khỏi sóng để
thể hiện những trăn trở, suy tư về tình yêu. Khi tình yêu đến có một tâm lý rất tự nhiên
al
ci

và thường tình là người mà ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu. Con người đã từng khám phá
ffi
42 O

nhiều điều kì diệu về tự nhiên nhưng tự hiểu về chính mình lại rất khó. Hiểu mình trong
06 T
80 LO
33 T

tình yêu lại càng khó hơn bởi tình yêu là trạng thái tâm lý khác thường mà lí trí không thể
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 5 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
giải thích được. Điệp ngữ “em nghĩ” đã diễn tả những thao thức suy tư của người con gái
trước câu hỏi cội nguồn của sóng cũng như câu hỏi về cội nguồn của tình yêu. Những câu
hỏi ấy cứ thế dội lên thành những đợt sóng đung đưa, trực trào trong lồng ngực. Hàn Mặc
Tử cũng đã từng loay hoay, tìm kiếm cắt nghĩa tình yêu:
“Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu”.
Luận điểm 2. Khởi nguồn đầy bí ẩn của sóng cũng như khởi nguồn bí ẩn của tình yêu,
không thể lí giải được.
Ta cảm nhận được tình yêu trong sóng không đơn thuần là thứ tình cảm non tơ, lỡ thì
mới chớm tình duyên. Không phải là thứ tình thơ dại buổi đầu mà là tình ý sâu nặng, cảm
động và sâu sắc. Nhìn những con sóng khơi xa, thi sĩ nghĩ về cuộc đời, chiêm nghiệm lại
những xúc cảm chính mình. Những tiếng nói cất lên, gợi xa thăm thẳm như gọi về bao
nhiêu tình cảm yêu thương, ngây ngất. Chính vì yêu không hiểu vì sao nên mới yêu:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.
Giữa đại dương mênh mông, giữa trái tim nhỏ bé nơi đâu mới là suối nguồn khơi bùng
những ngọn sóng lên. Những câu hỏi buông ra nhưng tìm đâu một câu trả lời chính xác.
Nó khiến ta khó mà trả lời cho chính xác, em chỉ biết “Sóng bắt đầu từ gió” nghĩa là sóng
bắt đầu từ gió, nhờ có gió mà có sóng lên. Sang đến câu thơ số hai nhà thơ lại không lí giải
được nguồn gốc của gió “Gió bắt đầu từ đâu”. Thế là đã rõ, dẫu ra đến tận cùng bể rồi
nhưng rốt cuộc sóng vẫn chưa hiểu nổi mình. Em đã hòa nhập vào trong biển lớn của tình
yêu muôn thuở rồi mà vẫn chưa thể lí giải được tình yêu. Để rồi tìm sâu vào trong cội
nguồn em cũng lắc đầu bất lực “Em cũng không biết nữa”. Quả thật: “Trái tim cũng có
al
ci

những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu nổi” (Pascal). Và nếu như tìm được lí do thì
ffi
42 O

tình yêu đã chẳng kì diệu đến thế, sẽ chẳng da diết, cháy bỏng đến thế. Nỗi băn khoăn rạo
06 T
80 LO
33 T

rực được thể hiện qua cái lắc đầu thật yêu:
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 6 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Câu thơ kết thúc như cái lắc đầu nhè nhẹ rất ư nữ tính. Kì lạ quá không biết anh và em
đã yêu nhau tự bao giờ? Nó giống như một huyền thoại cổ tích xa xăm vừa rõ rệt vừa mơ
hồ nhưng nó mang lại sự đẹp đẽ mơ màng, vừa đắm say vừa xao xuyến. Và chỉ có tình yêu
chân thành mới tạo nên thứ duyên thầm của tình yêu ấy. Nhà thơ Xuân Diệu ông hoàng
của thơ tình yêu cũng từng băn khoăn:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”.
Có thể nói, Xuân Quỳnh đã mang đến một trái tim yêu chân thành, nồng ấm và hồn hậu
cho thơ ca. Những tiếng lòng thầm kín đã được trao gửi qua những vần thơ có sức lay
động đến bến tâm hồn người thưởng thức. Đó chính là thứ “vân chữ không trộn lẫn” mà
Xuân Quỳnh đã tạo nên cho thơ mình.
Luận điểm 3. Nỗi nhớ da diết trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
Marcel Proust từng nói: “Thế giới không chỉ được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ
sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập”. Cùng viết về đề tài tình yêu, nếu như
Xuân Diệu yêu đến cuồng si, đắm say ngây ngất muốn “tắt nắng, buộc gió”, thì Xuân
Quỳnh lại say sưa đi tìm kiếm cội nguồn, gốc rễ của tình yêu. Hơn thế là những trạng
thái đầy day dứt, nhớ thương, quyến luyến của nhân vật trữ tình “em” trong biển tình.
Vũ Cao từng nhận xét về “Sóng”: “Xuân Quỳnh viết bài thơ này “bợm” thật”. Có lẽ cái
“bợm” ấy biểu hiện trong cá tính và cách thể hiện tình cảm của nhà thơ như lấn át như
bao trùm như muốn ôm trọn tất cả. Song trong cái hiện đại ấy, Xuân Quỳnh – một tâm
hồn đầy nữ tính vẫn giữ cho mình những nét truyền thống của tình yêu - nỗi nhớ. Nhà
thơ hiểu rằng nỗi nhớ chính là biểu hiện sâu sắc nhất của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
al
ci

Con sóng trên mặt nước


ffi
42 O

Ôi con sóng nhớ bờ


06 T
80 LO
33 T

Ngày đêm không ngủ được


03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 7 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.
Phép nhân hóa và ẩn dụ đã tạo nên những câu thơ mang tâm hồn của sóng. Đây là một
khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ chỉ có duy nhất nó có sáu câu. Sáu câu trải dài
như nỗi thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm. Nỗi nhớ bao trùm cả không
gian “lòng sâu”-“mặt nước”, bao trùm cả thời gian “ngày” - “đêm”:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước”
Với việc lặp cấu trúc quyện hòa cùng nghệ thuật đối lập tạo nên sự trùng điệp của
những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau. Có con sóng dữ dội tung bọt trắng xóa
trên mặt biển ngày đêm gào thét cùng đại dương cũng có những con sóng âm thầm đi
ngầm dưới lòng sâu, không ai thấy nó, khó ai cảm nhận được về nó, chỉ riêng nó mới hiểu
mình đang cồn cào. Để rồi:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Vậy là nỗi nhớ ấy đã thôi thúc trái tim tìm đến bến bờ xa xăm bất chấp không gian rộng
lớn, bất chấp thời gian “ngày đêm”. Sóng cồn cào nhớ nhung và khao khát gặp bờ đến độ
không ngủ được. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để
diễn tả nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế có bao giờ thôi vỗ bờ,
có bao giờ thôi thao thức.
Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên say đắm nhưng dường như vẫn chưa đủ mà còn được
thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình em:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.
Nỗi nhớ đã thật sự tràn đầy, nồng nàn và đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì
nó không chỉ tồn tại trong ý thức mà dường như còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập
cả vào trong giấc mơ. Con sóng kia dường như đã xuyên qua hai cõi thực và mộng, phá
al
ci

tuông ranh giới mỏng manh ấy và chìm đắm vào trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ anh như con sóng
ffi
42 O

đi qua con sóng thực rồi đột biến vụt sáng cả tâm linh chói lòa, rực rỡ cả một thế giới diệu
06 T
80 LO
33 T

kì. Lời thơ phi lí về logic nhưng lại biểu đạt một tình yêu chân thành cảm động. Cả đoạn
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 8 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
thơ dường như được phủ lên bởi nỗi nhớ cồn cào, da diết, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh
lẫn khi mơ, không thể nào yên, không thể nào nguôi, nó cuồn cuộn dạt dào như những con
sóng biển triền miên, vô hạn. Phải chăng, những rung cảm mãnh liệt của một trái tim yêu
đã buộc lời thơ phải dài thêm ra để diễn tả cái ngút ngàn của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ “bổi
hổi bồi hồi”, như đứng đống lửa như ngồi đống than. Đó là nỗi nhớ như Chế Lan Viên đã
từng làm say đắm một thế hệ rét đầu mùa nhớ người đi phía bể:
“Cái rét đầu mùa, anh rét xa em,
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa
Một đắp cho em ở vùng sóng bể
Một đắp cho mình ở phía không em”
Hay đó là nỗi nhớ thường trực in đậm trong những câu ca dao:
“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh”
Hay trong văn học trung đại ta cũng bắt gặp nỗi nhớ ấy, nỗi nhớ của người chinh phụ
trong thơ của Đoàn Thị Điểm:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”.
Có thể nói, nỗi nhớ như một phương tiện để thể hiện tình yêu. Cũng như sóng là sự sống
của biển cả rộng lớn bao la thì nỗi nhớ là sự sống của tình yêu tuyệt đích.
Thơ Xuân Quỳnh tình, tình quá! Nó đã bủa vây, khỏa lấp tâm hồn ta trong âm sắc, giai
điệu và cảm xúc của tình yêu. Huy Trực từng khẳng định: “Thơ là rượu của thế gian” và
“Sóng” chính là rượu đượm nồng hương vị của tình yêu của Xuân Quỳnh. Nàng thi sĩ ấy
đã đưa ta vào trong không gian của tình yêu và nỗi nhớ, say trong chất tình mơ màng
không tỉnh mộng. Thơ Xuân Quỳnh nữ tính chính là ở đó, vừa đưa ru vừa thức tỉnh, ta vô
tình chạm khẽ và lạc vào thế giới của tình yêu mà không hề biết lối ra.
2. Yêu cầu phụ: Nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
Nhà thơ Ta-go từng thổn thức trong tình yêu mà bộc bạch rằng: “Khi tình cảm tự tìm
al
ci

cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ”. Và tình cảm là những cung bậc
ffi
42 O

cảm xúc trong tầm hồn con người, và khi nó cao trào thì đó là tình yêu, và tình yêu chính
06 T
80 LO
33 T

là thứ cảm xúc mãnh liệt để có những vần thơ “xuất thần”. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đã hát
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 9 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
lên nỗi nhớ tha thiết của lòng mình, dùng thơ ca để thể hiện “những gì không thể nói”.
Mang hồn thả vào thơ, và “Sóng” chính là khúc ca mang vẻ đẹp nữ tính của thơ Xuân
Quỳnh. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp tiếng lòng, tiếng nói tâm hồn của người phụ nữ
khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, mà sâu lắng… Tâm hồn
Xuân Quỳnh chở theo những phức điệu của người phụ nữ đan với những cung bậc cảm
xúc, những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm
hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh kí thác trái tim của một nữ
sĩ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm, dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với
nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu. Sẽ chẳng có gì đúng hơn những dòng nhận xét của Phan
Thị Thanh Nhàn về Xuân Quỳnh: “Bồng bột, cả tin, đã yêu là yêu hết mình, sống rất bản
năng và quả quyết, đó là Xuân Quỳnh”. “Yêu hết mình” - chính là điều tạo nên sự riêng
biệt, khắc lên vẻ nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Đó cũng là vẻ hiện đại, chất riêng trong
thơ của Xuân Quỳnh.
Phần kết
Đoạn đánh giá chung về nghệ thuật: Mỗi tứ thơ phải như một con dấu, không chỉ để tô
điểm mà còn khắc ghi sâu, tạc sâu vào trong trái tim con người những hình ảnh, những
dấu ấn không bị phủ mờ trên lớp bụi của thời gian. Đọc “Sóng”, cảm thức về tình yêu dường
như đã xâm chiếm hoàn toàn trái tim người đọc. Sức hấp dẫn của bài thơ không chỉ nằm
ở nội dung tư tưởng mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với “Sóng”, Xuân Quỳnh xây
dựng hình ảnh trung tâm là sóng hiện diện suốt chiều dài bài thơ với nhiều biểu hiện độc
đáo. Những nét đối lập trong bản thể sóng khi thì dữ dội, dịu êm khi thì ồn ào lặng lẽ. Cùng
với đó là phát hiện những điểm tương đồng giữa hình tượng sóng và em, tình yêu của
người con gái đang yêu, tha thiết cháy bỏng thuần khiết đến vô ngần. Ngoài ra, bài thơ
kết cấu theo lối phát triển song song và đan cài vào nhau giữa sóng và em. Về âm điệu,
nhà thơ đã tạo nên một âm thanh sóng vỗ suốt từ dòng đầu đến cuối dòng cuối và mãi
vang vọng như vậy nhờ vào việc lựa chọn thể thơ 5 chữ với nhiều biến tấu, biến đổi khôn
lường. Các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ làm cho hình ảnh sóng trở nên sống động hơn qua
al
ci

đôi mắt xanh non rờn biếc, tràn ngập xuân sắc của thi nhân thế giới, của tình yêu ùa về
ffi
42 O

sống động trong một hồn thơ. Nếu ví nội dung của một tác phẩm như một cánh diều, thì
06 T
80 LO
33 T

nghệ thuật chính là làn gió mát lành đưa cánh diều ấy bay cao, bay xa.
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 10 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
Đoạn khẳng định vấn đề: Làm sao có thể đến với thơ ca khi trái tim chai cứng không
hồn, khi đôi mắt đóng và đôi tai không mở ra đón lấy thanh âm của cuộc sống dội vào. Có
thể nói bằng đôi mắt tinh tế, bằng trái tim nhạy cảm Xuân Quỳnh đã dựng lên cả bể tình
ngập tràn những rung động cực điểm. Sóng không chỉ là hình tượng trung tâm, mà còn
là linh hồn nơi mà Xuân Quỳnh kí thác tâm hồn mình, kí thác phần người vào chữ. Trước
nhà thơ nữ Xuân Quỳnh đã có rất nhiều nhà thơ nói về tình yêu, nhưng chưa nhà thơ nữ
nào nói về tình yêu bằng những lời thơ tha thiết, nồng nàn, cháy bỏng như thế. Khát vọng
yêu của người con gái đã được nhà thơ gói trọn trong từng ý thơ, bung tỏa nở hoa trên
trang giấy. Đó là những nỗi lo lắng, trăn trở những nghĩ suy của người con gái khi yêu.
Xuân Quỳnh đã mượn câu chữ để họa thành lời của trái tim, nói thay tiếng nói của tình
yêu đó là khát vọng yêu thiết tha vô bờ. Trong bài thơ “Tự hát” Xuân Quỳnh viết:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường không còn nữa
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.
Kết bài: Raxun Gamzatop từng nói: “Văn học nghệ thuật giống như một cây đàn pandur
mỗi nghệ sĩ giống như một dây đàn trong đó có thể hòa điệu thành một chuỗi âm thanh
những âm thanh ấy có lúc hòa vào nhau, có lúc lại ngân lên những cung bậc khác biệt”.
“Sóng” chính là một nhạc điệu độc đáo mà Xuân Quỳnh đã góp vào bản đàn của thi ca
hiện đại. Vẻ đẹp nữ tính của thi sĩ Xuân Quỳnh và thơ chị đã đẩy những cảm xúc, làm
trọn vẹn thêm ý thơ.

al
ci
ffi
42 O
06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 11 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:
Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên
bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy
một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy
đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như
vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một
nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh
mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc
mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt
lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con
dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn
giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp
thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong
giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện,
khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm
“liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca* cái khoảnh khắc
hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.
*Chiếc máy ảnh hiệu Pra-ti-ca.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 70-71)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong
đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu
tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
BÀI VIẾT
Mở bài: Khi nói về tác phẩm nghệ thuật chân chính, đó phải là những tác phẩm ngoài
al
ci

việc phản ánh hiện thực cuộc sống còn phải đào sâu vào hiện thực ấy để thể hiện được những
ffi
42 O

gì người nghệ sĩ muốn gửi gắm. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn
06 T
80 LO
33 T

Minh Châu là một tác phẩm nghệ thuật như thế. Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 12 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh đó, tác phẩm đã đem đến cho chúng ta một bài học
đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều,
phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Có thể nói, điểm nhấn của
tác phẩm nằm ở bức tranh thuyền và biển tuyệt đẹp trong nắng sớm ban mai, đó vừa là
một thành công của nghệ thuật nhưng cũng vừa là tấm gương phản chiếu những giá trị
cuộc sống vô cùng sâu xa, những góc khuất hiện thực chưa từng được phơi bày.
Đoạn giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được xem
là tác phẩm tiêu biểu không chỉ của nhà văn Nguyễn Minh Châu mà của cả nền văn học
Việt Nam sau 1975. Tác phẩm được sáng tác năm 1983, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đã
kết thúc, cuộc sống muôn mặt đời thường trở lại sau chiến tranh, nhiều vấn đề của đời sống
văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chưa được quan tâm đúng mức nay được
đặt ra để chúng ta phải trăn trở, phải tìm kiếm câu trả lời. Tác phẩm in đậm phong cách tự
sự, triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một nhà văn được Nguyên Ngọc đánh giá là
“người mở đường tinh anh và tài năng nhất của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới”. Sau
1975, văn học có tính hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người. Đi cùng xu
hướng vận động ấy, từ ngòi bút sử thi mang khuynh hướng trữ tình lãng mạn, Nguyễn Minh
Châu đã dần chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh
sâu sắc.
Phần thân
Xác định vấn đề nội dung và nghệ thuật của đoạn trích để làm rõ thông điệp rút ra
về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Có thể nói, Nguyễn Minh Châu đã tự bước ra
khỏi ánh hào quang của chính mình trong quá khứ, tự tạo một bước chuyển mình đầy ý
nghĩa mang đến nhiều giá trị cho nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vừa khắc họa bức tranh chân thực về số
phận những con người lao động nghèo khổ, túng quẫn sau cách mạng vừa thể hiện được
những suy tư, trăn trở về nỗi đau họ phải gánh chịu đồng thời ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp
tâm hồn họ. “Chiếc thuyền ngoài xa” được hun đúc từ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
al
ci

của ngòi bút Nguyễn Minh Châu, từ đó đem đến cho bạn đọc một cái nhìn sâu sắc về con
ffi
42 O

người, về cuộc đời và những bài học có giá trị mãi về sau. Cái nhìn của nhà văn trong tác
06 T
80 LO
33 T

phẩm là cái nhìn của một người nghệ sĩ chân chính, của một nhà nhân đạo luôn đau đáu về
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 13 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
con người, về cuộc đời và về những vấn đề nóng bỏng của thế giới sống xung quanh. Cái
nhìn ấy được cất giấu đằng sau bức ảnh nghệ thuật là một ẩn ý vô cùng sâu sắc đòi hỏi bạn
đọc phải tự mình dấn thân khám phá, tự mình trải nghiệm trên từng con chữ mới có thể
nhận ra. Đến với “Chiếc thuyền ngoài xa”, cái điều đầu tiên chạm đến giác quan thẩm mĩ
của bạn đọc chính là vẻ đẹp tuyệt mĩ của bức tranh thuyền và biển mà người nghệ sĩ Phùng
đã phải phục kích từ rất lâu mới có thể thu vào được.
1. Xử lý yêu cầu chính: Phân tích đoạn trích (cụ thể bức ảnh Phùng thu được)
Luận điểm 1: Khung cảnh buổi sớm mờ sương yên bình, thơ mộng.
Phùng là một nhiếp ảnh gia nhận lệnh của vị trưởng phòng khó tính đi đến miền biển
xa xôi để chụp những bức ảnh cho bộ lịch sắp ra mắt tháng sau. Có thể nói, bộ lịch chính là
một tác phẩm nghệ thuật của nghề nhiếp ảnh, mà đã là tác phẩm nghệ thuật thì phải luôn
gắn liền với hiện thực cuộc sống. Bởi vậy mà người nghệ sĩ Phùng mới phải đi thực tế để
hoàn thiện giá trị và sự chỉn chu của nghệ thuật mình theo đuổi. Sau cả một tuần lễ chăm
chỉ phục kích, tìm kiếm và chọn lọc, cái đẹp tuyệt mĩ cuối cùng cũng đã xuất hiện trước đôi
mắt chờ đợi của Phùng: “Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy
hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay
phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong
nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi”. Đó là một hoàn cảnh gặp gỡ
cực kì tình cờ, ngẫu nhiên giữa trái tim người nghệ sĩ với sự tuyệt bích của thiên nhiên,
không hề có sự sắp đặt, dàn xếp, cũng không phải là Phùng cố tình đi săn lùng những bức
ảnh đẹp như trước kia, mà nay vẻ đẹp ấy bỗng tự tìm đến với người nghệ sĩ. Chiếc thuyền
lưới vó xuất hiện ngoài khơi xa như một câu chuyện cổ tích, vừa mờ ảo, huyền bí với sự đan
xen của sương mù và mấy hạt mưa, vừa mang chất “nghệ” chen lẫn vào giữa khung cảnh
rất đời thường, giản dị xung quanh. Cảnh đẹp ấy hiện lên khi người nghệ sĩ quyết định nghỉ
ngơi, tìm chỗ trú mưa sau những lần tìm kiếm, phục kích không thành. Phùng không thể
ngờ rằng chính trong giây phút ấy anh lại có thể tìm thấy một kiệt tác nghệ thuật, một cái
đẹp lần đầu tiên khiến anh không thể chỉ ngồi yên nhìn ngắm.
al
ci

Luận điểm 2: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa nổi bật trong khung cảnh tĩnh lặng và
ffi
42 O

huyền ảo (hài hòa giữa đường nét, khung cảnh thiên nhiên và con người; đẹp đơn giản và
06 T
80 LO
33 T

toàn bích).
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 14 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
Chiếc thuyền lưới vó vô cùng bình thường có lẽ là của nhóm đánh cá nào đó đang
chèo thẳng vào trước mắt người nghệ sĩ nhưng lại khiến anh phải thốt lên: “Có lẽ suốt một
đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy”. Chẳng
phải tự nhiên mà hình ảnh chiếc thuyền quanh năm gắn với biển cả lại được một nhiếp ảnh
gia ngợi ca là cảnh “đắt” trời cho. Chiếc thuyền đan vào màn sương huyền ảo sáng sớm đã
tạo nên “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu
vào”. Có thể nói, cách miêu tả vô cùng sinh động, độc đáo của nhà văn đã kéo bức tranh
thuyền và biển ngoài khơi xa lại gần với giác quan thẩm mĩ của bạn đọc. Ban đầu, đó là
một hình ảnh ước lệ tượng trưng, mượn “bức tranh mực tàu” với cận cảnh là những mắt
lưới và viễn cảnh là con thuyền để lột tả sự thơ mộng, huyền ảo của những gì đang hiện lên
trước mắt người nghệ sĩ trong giây phút ngẫu nhiên, tình cờ. Tiếp theo lại là hình ảnh miêu
tả cụ thể mũi thuyền trôi trong bầu sương mù “trắng như sữa” và nét tinh khôi xen lẫn vào
ánh mặt trời như đem lại một cảm giác vô cùng thư thái, nhẹ nhàng cho những ai đã và
đang đắm chìm vào nó. Không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên mà những gì người nghệ sĩ
Phùng thu vào bức ảnh còn có cả hình ảnh thân thuộc của đời sống con người: “Vài bóng
người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang
hướng mặt vào bờ”. Con người và thiên nhiên được đặt vào trong một thực thể vừa khít như
chỉ cần thiếu đi một thứ thì sẽ không bao giờ chạm được đến được sự toàn thiện, toàn bích
của nghệ thuật. Quả là một khung cảnh “xưa nay chưa từng có” khi mọi thứ đều vừa vặn để
thu vào một tấm hình, cảnh huyền ảo bởi màn sương mù trắng xóa, tinh khiết bởi ánh nắng
hồng hồng ban mai, tĩnh lại với bóng người im phăng phắc nhưng đôi khi cũng thật sống
động với mũi thuyền đang hướng vào bờ. “Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt
lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con
dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực
đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì
bóp thắt vào”. Biện pháp nghệ thuật so sánh được khéo léo sử dụng từ màn sương “trắng
al
ci

như sữa”, bóng người “im phăng phắc như tượng” đến cảnh con thuyền như cánh dơi đã tô
ffi
42 O

đậm nét tạo hình của cảnh vật và con người, từ đó vẽ nên một bức tranh hài hòa, sinh động
06 T
80 LO
33 T

với sự kết hợp màu sắc, ánh sáng đầy tinh tế, sắc sảo. Các từ láy “lòe nhòe”, “hồng hồng”,
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 15 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
“phăng phắc”, “khum khum” khiến cho khung cảnh thêm huyền ảo như hư như thực, chẳng
khác nào “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” như lời nghệ sĩ Phùng đã ngợi ca ở
những giây phút đầu tiên được chiêm ngưỡng.
Luận điểm 3: Cảm xúc hạnh phúc khi phát hiện vẻ đẹp của chiếc thuyền (bối rối, trong
trẻo, nhạy cảm với cái đẹp, đam mê sáng tạo)
Khi đứng trước cảnh “đắt” trời cho ấy, cảm xúc của người nghệ sĩ Phùng được lột tả
qua sự “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Phải là một cái đẹp tuyệt đỉnh,
một tác phẩm nghệ thuật chạm tới cảm nhận của tất cả các giác quan mới có thể khiến cho
người nghệ sĩ thấy lòng mình rung động mãnh liệt như thế. Vẻ đẹp của hình ảnh chiếc
thuyền lưới vó trong buổi sớm ban mai thực cũng chỉ đơn giản nhưng lại vô cùng toàn bích,
vẻ đẹp ấy xuất hiện một cách tình cờ và bất chợt trở thành kiệt tác sau bao nhiêu kiếm tìm,
mong đợi của người nghệ sĩ. Phùng như nghiệm ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”,
cái đẹp giúp ta “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh
khắc trong ngần của tâm hồn”. Cái đẹp thực sự không chỉ có thể nhìn thấy bằng thị giác
mà còn cảm nhận được bằng trái tim. Cái đẹp thực sự không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thẩm
mĩ của con người mà hơn thế nó phải chạm được vào tâm hồn, gột rửa tâm hồn và đem lại
cho tâm hồn thứ cảm giác đầy giá trị mà xưa nay chưa từng có. Những gì mà hình ảnh
chiếc thuyền ngoài xa giữa nắng sớm ban mai đã tác động vào cõi lòng nhân vật Phùng
cũng giống như vẻ đẹp của từng nét chữ mà Huấn Cao đã tỉ mỉ dặm tô trên trang giấy trắng
và gửi tặng cho Viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn
Tuân. Chỉ vài con chữ ấy thôi mà một tác phẩm nghệ thuật chân chính đã ra đời, đã có thể
đánh thức “thanh âm trong trẻo” giữa cảnh ngục tù tăm tối, lạnh lẽo. Từ đó, ta mới thấy
được chân lí về sự toàn thiện, về vẻ đẹp tuyệt bích có sức mạnh to lớn như thế nào đến con
người và cuộc sống. “Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của
chiếc xe tăng hỏng bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-
ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của tâm
hồn vừa mang lại”, chính kiệt tác nghệ thuật đang hiện hữu ngay trước mắt, chính con
al
ci

thuyền lưới vó hòa quyện vào ánh nắng ban mai đã tạo nên một luồng sức mạnh to lớn thôi
ffi
42 O

thúc người nghệ sĩ hành động như thể không bao giờ gặp lại cảnh đẹp ấy lần thứ hai. Hạnh
06 T
80 LO
33 T

phúc của nghệ sĩ Phùng là hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 16 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
đẹp tuyệt đỉnh từ thiên nhiên. Và để có được niềm hạnh phúc ấy, người nghệ sĩ phải rèn
luyện sự kiên trì, bền bỉ, phải chấp nhận vượt khó, phải có đam mê và hết mình vì nghệ
thuật. Có như vậy, ta mới có thể được chiêm ngưỡng những cái đẹp tự nhiên, là sự hòa hợp
đến độc đáo giữa cảnh vật và con người, vô cùng đơn giản nhưng lại cực kì hoàn mĩ.
Đánh giá nghệ thuật: Nhà lí luận văn học, Phương Lựu nói rằng: “Nghệ thuật là lĩnh
vực của sự độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút
người đọc”. Giữa bao tác phẩm thể hiện “con mắt mới” cho một nền văn học mới, Nguyễn
Minh Châu vẫn có cho mình sức hút riêng. Điều ấy có được, trước tiên nhờ việc xây dựng
một tình huống truyện sáng tạo đẩy lên cao trào các tình tiết và ngày càng xoáy sâu hơn
nữa cho những phát hiện về con người, về sự thật cuộc đời. Ngôn ngữ người kể chuyện và
ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này cũng rất đáng chú ý. Người kể chuyện ở đây là
nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc
chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả
năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân
thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ linh hoạt, giàu tính biểu cảm cho các nhân vật phù
hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với
những từ ngữ đầy vẻ tục tĩu, hung bạo; những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa
khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình; những lời
của Đẩu ở toà án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành… Việc sử dụng
ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của
truyện ngắn. Bằng biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại hình và tâm
hồn, đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người, qua nhân vật
người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Ông
đã khai thác số phận cá nhân và thân phận con người đời thường, để phát hiện những nét
đẹp trong những con người tầm thường, lam lũ.
2. Xử lý yêu cầu phụ: Liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc
thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông
al
ci

điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.


ffi
42 O

Bức ảnh thuyền và biển mà cuối cùng người nghệ sĩ Phùng cũng có được sau bao
06 T
80 LO
33 T

nhiêu ngày bám biển tìm kiếm, phục kích quả là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có. Thế
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 17 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
nhưng, những gì mà chúng ta nhìn thấy, tất cả mọi vẻ đẹp tuyệt bích như cảnh đắt trời cho
lại chỉ là mặt trước của bức ảnh, lật về phía sau đó mới chính là những câu chuyện, những
góc khuất đáng bận tâm. Sự xuất hiện trong buổi sớm sương mù dày đặc, trắng như sữa với
ánh nắng hồng hồng phả vào nét tinh khôi chỉ là một khoảng lặng giữa bao nhiêu sóng gió,
là một khoảnh khắc bình yên hiếm có của con người lao động quanh năm bám biển nơi đây.
Đối lập với nó là hình ảnh những con thuyền đang chống chọi với gió giữa phá, những con
người đang phải gồng mình chiến đấu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên vì miếng cơm
manh áo. Họ nhỏ bé, yếu đuối còn thiên nhiên thì lại vô cùng hung bạo, sẵn sàng loại bỏ con
người ra khỏi thế giới nếu không có đủ ý chí và bản lĩnh. Hiện thực đằng sau bức ảnh nghệ
thuật chính là cuộc sống con người thời hậu chiến, họ gặp phải rất nhiều vấn đề và đôi khi
chỉ muốn giải thoát cho bản thân bằng cách từ bỏ tất cả. Đói nghèo, thất học vẫn còn len
lỏi và làm cho nhận thức của con người bị ăn mòn, khiến cho con người không thể vượt qua
được sự tha hóa. Bởi vậy mà cảnh bạo lực gia đình mới thường xuyên xuất hiện và làm trái
tim người nghệ sĩ quặn thắt. Người nghệ sĩ không thể ngờ rằng, đằng sau cái đẹp tuyệt bích
lại ẩn chưa một hiện thực cay đắng, nghiệt ngã đến như vậy. Cảnh con thuyền chống chọi
với gió giữa phá cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho bao thế hệ người lao động nghèo vẫn
đang ngày đêm chịu đựng cuộc sống tăm tối, khốn khổ nơi đây. Nếu chỉ nhìn vào một
khoảnh khắc, khi chiếc thuyền hòa lẫn vào màn sương mù sáng sớm với ánh nắng tinh khôi,
ta sẽ thấy nó đẹp, không phải chỉ là vẻ đẹp tầm thường mà hơn thế nó chiếm lấy cả cảm xúc,
cả tâm hồn con người. Nhưng nếu đào sâu vào hiện thực đằng sau bức ảnh, ta mới thấy nghệ
thuật thực ra đôi khi không hoàn toàn như những gì mà nó phản ánh, nghệ thuật đôi khi
không thể chỉ cảm nhận bằng mắt mà còn phải dùng đến cả trái tim, cả những cái nhìn sâu
hơn thị giác thuần túy.
Vùng biển mà Phùng đặt chân tới thực ra chính là chiến trường cũ năm xưa anh từng
gắn bó, và đến bây giờ anh mới có thể nhận ra những nỗi đau trên chính mảnh đất đã quá
thân thuộc với mình như vậy. Là do người nghệ sĩ đã quá thờ ơ với hiện thực hay là cuộc
sống và con người nơi đây đã thay đổi quá nhiều? Trước năm 1975, Phùng cũng như bao con
al
ci

người khác, cũng mang một mối quan tâm lớn nhất là làm thế nào để đấu tranh giành lại
ffi
42 O

độc lập, tự do cho dân tộc. Sau năm 1975, khi chiến tranh không còn là trở ngại, người ta
06 T
80 LO
33 T

mới nghĩ đến việc phát triển cuộc sống, con người từ đó được đặt trong khối vuông rubic
03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 18 | 19



H
lo
Za
 Tài liệu khóa học 2K6 – PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM 12 (Cô Trần Thùy Dương)
_________________________________________________________________________________________
nhiều mặt, nhiều các mối quan hệ phức tạp hơn. Và trách nhiệm của người nghệ sĩ cũng
như trách nhiệm của tác phẩm nghệ thuật là phải phản ánh được tất cả những điều ấy,
phải bộc bạch được những gì trước nay chưa ai bộc bạch. Để hiểu được sự thật đời sống thì
không thể nhìn một cách đơn giản mà người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc
hơn, bởi nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời, phải phản ánh được cuộc đời
từ những biến chuyển nhỏ bé, tinh vi nhất, mà cuộc đời thì không bao giờ đơn giản. Hóa ra,
đằng sau vẻ đẹp toàn bích, đầy nghệ thuật mà người nghệ sĩ khám phá được trên mặt biển
lại chẳng phải “đạo đức” hay “chân lý của sự toàn thiện” mà là sự tồn tại của cái ác, cái xấu,
của nỗi đau khổ, tủi hờn. Quả thực, cuộc đời là nơi sản sinh ra cái đẹp nghệ thuật nhưng
không phải lúc nào cuộc đời cũng là nghệ thuật. Bởi vậy mà người nghệ sĩ cần phải đi sâu
vào cuộc đời để khám phá, chiêm nghiệm, để làm sao rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời
và nghệ thuật, làm sao cho lúc nào cái đẹp nghệ thuật cũng phải mang hơi thở của cuộc
đời. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị nhân sinh, và người nghệ sĩ chân chính ngoài
việc thỏa mãn niềm say mê cái đẹp còn phải biết trăn trở không nguôi về số phận con người,
phải luôn tự vấn rằng phải làm thế nào để cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Nếu
người nghệ sĩ chỉ theo đuổi những hoa lệ của ngôn ngữ, chỉ chăm chăm vào mỹ từ mà đứng
ngoài hiện thực, chấp nhận cái nhìn hời hợt, qua loa thì tác phẩm không bao giờ có thể chạm
đến được trái tim bạn đọc, tác phẩm chỉ vị nghệ thuật đơn thuần chứ không bao giờ đủ tiêu
chuẩn của sự chân chính, vị nhân sinh. Những tác phẩm như thế chỉ có thể làm bạn đọc
hứng thú trong một khoảnh khắc nhất thời, chỉ có thể thuyết phục được đôi mắt thẩm mỹ
của bạn đọc và sẽ sớm bị sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian đào thải.
Kết bài: Qua đoạn trích, ta vừa được khám phá, chiêm nghiệm vẻ đẹp tuyệt bích của
hình ảnh thuyền và biển trong buổi sớm ban mai vừa thấm nhuần được những triết lý sâu
xa đằng sau bức ảnh nghệ thuật. Vì nghệ thuật không đơn thuần chỉ là ngôn ngữ, hình ảnh
hay vẻ đẹp thẩm mĩ tầm thường mà nghệ thuật phải gắn liền với hiện thực cuộc sống, lấy
hiện thực làm gốc rễ cho mọi sự phát triển nên đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn toàn
diện, chính xác khi quyết định đặt bút sáng tác nên tác phẩm. Chính những chiêm nghiệm
al
ci

sâu xa về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống đã nâng tầm giá trị của truyện ngắn
ffi
42 O

“Chiếc thuyền ngoài xa” và chấp bút cho Nguyễn Minh Châu trên con đường khám phá
06 T
80 LO
33 T

cuộc sống, khám phá con người.


03 Trợ

⮞ Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 19 | 19



H
lo
Za

You might also like