You are on page 1of 25

PHẦN 1: TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM

Phần này chúng ta tìm hiểu các tiêu chí chấm điểm riêng trong IELTS Writing
task 1. Với nội dung cụ thể nhắm tới band 7. Bao gồm:
I. TA – task achievement: Thực hiện yêu cầu đề bài

Chú ý:
- Có những yêu cầu riêng dành cho
(A): academic và (GT): general training
=> Cuốn sách chỉ tập trung riêng vào
(A) và sẽ giải đáp những câu hỏi sau:
- Yêu cầu về Requirements of the task?
- Yêu cầu về Overview?
- Yêu cầu về Key features?

Requirements of the task là khai báo số liệu của các đối tượng trong biểu đồ
và so sánh chúng; là chức năng List & Compare trong phần Body – thân bài.
Overview là phần tóm tắt chung những đặc điểm chính của biểu đồ. Và trong
phần này chúng ta cần chỉ ra 2 key features. Nếu thí sinh không có phần này,
dù có viết tốt đến mấy thì điểm TA cũng chỉ tối đa là 5. Ngược lại, một Overview
tốt cho chúng ta tới điểm 7 về TA. Và điều này không khó.
(!) Chú ý: Một luật bất thành văn trong phần Overview đó là KHÔNG ĐƯỢC
ĐƯA RA CON SỐ.
Key features là những đặc điểm chính của biểu đồ, cụ thể theo dạng dữ liệu số
sẽ có thể là những đặc điểm về: Xu hướng; Thứ tự; Điểm chung; Sự khác biệt.
Sẽ được miêu tả rõ ràng, đầy đủ con số ở phần Body.
II. CC – Coherence & Cohesion: Độ mạch lạc và tính liên kết

Band 7
Chú ý:
- Chọn lọc và sắp xếp thông
Band 6 tin hợp lý, có một tiến trình
phù hợp trong bài viết.
Ngoài ra, từ nối hay liên từ
phải được sử dụng một cách
Band 5 hiệu quả.
- Chia đoạn một cách logic.

Chọn lọc và sắp xếp thông tin hợp lý: Biểu đồ có thể có rất nhiều con số, việc
của thí sinh không phải liệt kê toàn bộ, mà phải kéo léo gộp những đối tượng có
chung đặc điểm hoặc trái ngược nhau về xu hướng số liệu để so sánh.
VD: Đối tượng có xu hướng TĂNG có thể được so sánh với TĂNG (cùng tăng)
hoặc GIẢM (trái ngược nhau), chứ không nên được so sánh với một kiểu xu
hướng khác.
Tiến trình phù hợp cho bài viết là việc khéo léo thể hiện được kỹ năng
Referencing – còn gọi là việc ám chỉ hoặc nhắc đối tượng trước đó. Ngoài ra, khi
chuyển hướng miêu tả một đối tượng mới thì đối tượng mới này phải có sự liên
quan tới đối tượng trước đó. Nếu không liên quan thì phải có Liên từ - sign posts
rõ ràng (VD: regarding sth)
Chia đoạn một cách logic: Tuỳ theo lượng thông tin và đối tượng miêu tả mà
thí sinh có thể chia thành 3 hoặc 4 đoạn viết; không được viết liền một đoạn cho
bài viết. Thông thường, chúng ta nên chia thành 4 đoạn với thứ tự:
Opening (mở bài) – Overview (tóm tắt chung) – Body 1 & Body 2 (thân bài).
III. LR – Lexical resource: Từ vựng

Band 7
Chú ý:

- Thể hiện độ rộng về từ


vựng và khả năng dùng từ
Band 6 chính xác ngữ cảnh.
- Có sử dụng less common
vocabulary, đi kèm với
collocations của từ vựng.
Band 5 - Lỗi chính tả, sử dụng đúng
dạng từ.

Độ rộng của từ (RANGE): Thể hiện qua cách thí sinh khéo léo paraphrase – là
việc diễn đạt một ý nghĩa với nhiều cách dùng từ khác nhau. Giám khảo nhìn
nhận việc này qua cách chúng ta paraphrase đối tượng của biểu đồ & ngôn
ngữ miêu tả số liệu.
Độ chính xác của từ vựng (ACCURACY): Từ vựng không được dùng sai ngữ
cảnh. Ví dụ: một xu hướng TĂNG nhẹ không thể sử dụng trạng từ chỉ mức độ
mạnh – dramatically đi với động từ increase được.
Sử dụng less common vocabulary: Có những thí sinh dùng từ uncommon –
tức những từ người bản xứ cực kỳ hiếm sử dụng. Thực tế việc này khiến cho bài
viết trở nên kỳ cục và khó hiểu. Less common vocabulary tức là những từ C1 &
C2, được công nhận theo khung chuẩn Châu Âu, vẫn là từ phổ thông trong ngôn
ngữ Anh, và có chức năng miêu tả rõ một sắc thái của trường từ vựng. Ví dụ: từ
surge (C1) là tăng mạnh, trong khi đó increase (B1) chỉ mang nghĩa là tăng.
Collocations – style là việc thí sinh dùng được những cụm từ được mặc định
ghép với nhau theo tính chất tự nhiên của tiếng Anh.
IV. GRA – Grammatical range and accuracy: Ngữ pháp.

Band 7 Chú ý:

- Thể hiện độ rộng và sự


chính xác về ngữ pháp.
- Số lượng câu không có lỗi
Band 6
ngữ pháp.
- Kiểm soát ngữ pháp và sử
dụng dấu câu thành thạo.

Band 5

Độ rộng (RANGE) về ngữ pháp được thể hiện qua việc thí sinh dùng câu phức
tạp với nhiều mệnh đề gắn kết. Những ngữ pháp phức tạp trong Writing Task 1
có thể kể đến: Mệnh đề quan hệ (cả dạng thường và rút gọn), Mệnh đề trạng
ngữ, Mệnh đề danh từ, Mệnh đề tương phản.
Độ chính xác (ACCURACY) đơn giản là khả năng chia động từ và dùng đúng
chức năng cũng như cấu trúc của các ngữ pháp sử dụng.
Số lượng câu error-free: Thí sinh vẫn được phép mắc lỗi ngữ pháp, nhưng
nhìn chung band 7 yêu cầu ít nhất 70% số câu phải sạch lỗi.
Kiểm soát ngữ pháp: Một bài viết tốt không có nghĩa là toàn những câu phức
tạp mà phải có một sự hài hoà giữa câu đơn và câu phức. Vì nếu bài viết toàn là
những câu phức dài với nhiều mệnh đề sẽ rất khó follow thông tin và đọc rất
mệt. Trong khi đó, đại đa số người học IELTS lại chỉ thích viết câu dài, lý do tại
sao điểm số không được cải thiện. Một tỷ lệ câu đơn và câu phức tốt cho band 7
trở lên là 30% là câu đơn và 70% là câu phức.
PHẦN 2: BẢN CHẤT NUMERIC DATA
Với Writing task 1, chúng ta được khuyến cáo là nên dành ra 20p để giải quyết
bài viết. Đây là một gợi ý không thực tế, bởi vì thời gian còn lại 40p để làm bài
task 2 là không đủ (với phần lớn nhiều bạn), với phần task 2 thì bao nhiêu thời
gian cũng vẫn là còn ít. Vì vậy, với việc task 2 chiếm phần lớn điểm Writing
Overall, hợp lý nhất là chúng ta nên dành ra tầm 13-15p cho phần này, và dành
toàn bộ thời gian còn lại cho task 2.

Vậy làm thế nào thực hiện được bài viết trong một khoảng thời gian ngắn như
vậy? Câu trả lời là bạn phải nắm được bản chất dữ liệu và có được một cách
miêu tả chung cho tất cả các dạng biểu đồ thuộc dạng dữ liệu đó.

Có một sự thật là rất nhiều bạn ôn luyện Writing task 1 – phần số liệu đã phân
chia theo dạng biểu đồ, bao gồm:
Biểu đồ đường (line graph)
Biểu đồ cột (bar chart)
Biểu đồ tròn (pie chart)
Biểu đồ bảng (table)
Biểu đồ dạng hỗn hợp (mixed charts)
Thực tế thì các lớp học IELTS đại trà cũng sẽ phân chia ra như thế này. NHƯNG
học như vậy sẽ rất mất thời gian và lòng vòng. Bởi vì giả sử mỗi một dạng trên
bạn phải nhớ một cách riêng cho nó, hoặc bị lẫn lộn giữa chúng, thì sẽ mất rất
nhiều thời gian để xử lý bài làm. Và hơn nữa, các lớp học đại trà trên luôn phải
kéo dài lộ trình học ra để có nhiều khoá, mà thành ra kiến thức học được thì lại
chẳng được bao nhiêu.

Vậy đây mới là sự trọng tâm và hợp lý khi ôn luyện IELTS Writing task 1 – phần
dữ liệu biểu đồ: Đó là bạn phải học theo DẠNG DỮ LIỆU CON SỐ.
Các loại biểu đồ, dù có là line graph hay bar chart hay table cũng đều có tính
chất số liệu chung. Thực tế, chỉ có 2 tính chất số liệu:
Số liệu ĐỘNG (dynamic data): là dạng dữ liệu có xuất hiện thời gian
trong biểu đồ, dữ liệu được ghi nhận cho từ 2 năm trở lên.
Số liệu TĨNH (static data): là dạng dữ liệu không có xuất hiện thời gian;
hoặc dữ liệu chỉ được ghi nhận cho duy nhất 1 năm.

Gọi nó là ĐỘNG bởi vì nó có sự thay đổi, hay còn gọi là xu hướng – chuyển
động giữa các năm. Còn gọi nó là TĨNH khi mà nó đứng yên, tức là không có
thời gian hoặc là chỉ có 1 năm duy nhất. Chúng ta cùng quan sát và phân loại
dạng số liệu dựa theo bộ đề thi IELTS Writing đầy đủ năm 2020:

Đề thi IELTS chính thức


ngày 30/4/2020:
Biểu đồ bar chart; có thời
gian, có > 2 năm => dạng
dữ liệu số ĐỘNG

Đề thi IELTS chính thức


ngày 27/6/2020:
Biểu đồ line graph; có thời
gian; có > 2 năm => dạng
dữ liệu số ĐỘNG
Đề thi IELTS chính thức
ngày 2/7/2020:
Biểu đồ table; có thời gian;
có > 2 năm => dạng dữ liệu
số ĐỘNG

Thế còn đâu là dạng TĨNH?

Đề thi IELTS chính thức ngày 22/8/2020:


Biểu đồ table; có thời gian; nhưng là 1 năm => dạng dữ liệu số TĨNH

Đề thi IELTS chính thức ngày


1/8/2020:
Biểu đồ bar chart; không có thời
gian => dạng dữ liệu số TĨNH
Đề thi IELTS chính thức ngày
28/5/2020:
Biểu đồ pie chart; không có thời
gian => dạng dữ liệu số TĨNH

Bạn hãy thử tập nhìn dạng dữ liệu số của biểu đồ với bất cứ bài biểu đồ nào tìm
được xem nó là dạng ĐỘNG hay là TĨNH nhé, thậm chí với bộ đề thi IELTS
Writing mới nhất 2021 thì cũng vẫn sẽ là quy luật như vậy. Từ đó, chúng ta việc
gì phải học theo kiểu mỗi loại biểu đồ một cách làm riêng làm gì cho mất thời giờ
và công sức, thay vì đó chỉ cần học trọng tâm cách miêu tả hai loại dữ liệu này là
đủ dùng cho tất cả các biểu đồ trong đề IELTS rồi.

Vậy còn biểu đồ hỗn hợp (mixed charts)?


Vẫn là dạng dữ liệu số TĨNH hay số ĐỘNG mà thôi, bởi vì dạng này là ghép từ 2
biểu đồ khác nhau, hoặc khác đối tượng với nhau. Khi ấy nếu nhìn về từng biểu
đồ thì nó vẫn là dạng dynamic charts – ĐỘNG hay là static charts – TĨNH mà
thôi. Cùng kiểm chứng nhé:
Cả 2 loại biểu đồ dù khác nhau, nhưng đều mô tả dữ liệu cho 2 năm => cùng là
biểu đồ ĐỘNG

Hai biểu đồ khác loại, đều không có thời gian cụ thể hiển thị trên biểu đồ => cùng
là biểu đồ TĨNH
(!): ngoài ra, trường hợp biểu đồ hỗn hợp vừa là ĐỘNG vừa là TĨNH cũng có,
thường chúng sẽ miêu tả 2 đối tượng hoàn toàn khác nhau.
PHẦN 3: DYNAMIC CHARTS
(Phần này chỉ áp dụng cho dạng số liệu ĐỘNG)
I. Đoạn Mở bài – Opening:
Nhiệm vụ thí sinh cần làm: Paraphrase the question prompt – tức là phải
paraphrase lại đề bài.
Paraphrase không có nghĩa là chỉ dùng từ đồng nghĩa để thay thế từ vựng, định
nghĩa chính xác của nó là diễn đạt cùng một ý theo nhiều cách sử dụng ngôn
ngữ khác nhau. Trên thực tế, thí sinh được tính là paraphrase khi sử dụng:
Cụ thể hoá đối tượng (specifying the subject)
Sử dụng từ đồng nghĩa (using synonyms)
Thay đổi ngữ pháp (changing grammars)
Trong đó, thay đổi ngữ pháp là rộng nhất vì kéo theo nó là một loạt cách
paraphrase tương ứng, ví dụ:
- Chuyển từ chủ động sang bị động (using passive voice)
- Thay đổi thứ tự từ trong câu (changing word order)
- Thay đổi dạng từ - từ cùng họ hàng (using word family)
- Sử dụng chủ ngữ giả “it” (using dummy-subject)
Ngoài ra còn nhiều cách khác, nhưng bạn đọc thấy đó, dùng ngữ pháp để
paraphrase là một hướng vô cùng linh hoạt. Và với mở bài của bài viết Writing
task 1, chúng ta sẽ áp dụng nó.

a. Cấu trúc how much, how many và how


Đầu tiên, chúng ta hãy thử đặt một câu hỏi ví dụ theo các ý nghĩa sau:
1. Có bao nhiêu cái bút trong hộp bút (pencase) này?

2. Có bao nhiêu gạo đã được sản xuất ở Việt Nam?


3. Người Việt Nam tiêu bao nhiêu tiền vào việc du lịch?

4. Bao nhiêu tiền đã được tiêu vào du lịch tới từ người Việt Nam?

5. Giá nhà đất (property prices) thay đổi như thế nào từ năm 1990 – 2000?

Kiến thức đặt câu hỏi là một điều vô cùng căn bản chúng ta được học trong tiếng
Anh phổ thông, và hầu hết chúng ta đều dễ dàng đặt ra những câu hỏi ở trên với
những kiến thức sau:
How much là dành cho đối tượng không đếm được (uncountable); How
many là dành cho đối tượng đếm được (countable); còn How đơn giản đặt
cho câu hỏi “như thế nào?”
Công thức câu hỏi cho chủ động:
Từ để hỏi + Đối tượng (subject) + Động từ (verb) + Tân ngữ/ Vật (object)
(!) Động từ ở đây có thể là động từ thường hoặc động từ tobe, trường hợp tobe
thường kèm theo từ there; Tất nhiên động từ phải chia theo thì thời của câu hỏi.
Công thức câu hỏi cho bị động:
Từ để hỏi + Tân ngữ/ Vật (object) + tobe + Động từ (v-ed) + Đối tượng (subject)

Dù sao đây cũng không phải là một cuốn sách dạy ngữ pháp. Và đây là đáp án
cho phần câu hỏi trên:
1. How many pens are there in this pencase?
2. How much rice was produced in Vietnam?
3. How much money Vietnamese people spent on travelling?
4. How much money was spent by Vietnamese people on travelling?
5. How property prices changed from 1990 to 2000?
Giả định Object là đối tượng biểu đồ nghiên cứu, còn Subject là người, hoặc là
phạm vi nghiên cứu đối tượng đó. Chúng ta sẽ luôn có một câu hỏi tương ứng
cho các biểu đồ trong Writing Task 1. Quy ước được đưa ra ở đây là: nếu biểu
đồ nghiên cứu đối tượng là Vật thì dùng câu bị động, nếu nghiên cứu người và
hành động của người thì dùng câu chủ động.

Không có nghĩa là chúng ta đặt câu hỏi cho phần Mở bài, nhưng câu hỏi trên là
phần gần như quan trọng nhất giúp bạn paraphrase đề bài. Ví dụ thử một đề thi
IELTS thực tế sau đây:

Đề thi IELTS chính thức ngày 27/6/2020:

Phần chính của đề đó là “The line graph … from 1980 to 2000” và đó là câu cần
được paraphrase. Trình tự làm như sau:

B1: Cụ thể hoá biểu đồ => The line graph

Trong một số biểu đồ, có thể đề bài đã cụ thể sẵn loại biểu đồ cho chúng ta (ví dụ
như đề bài này) thì cứ thế viết lại nó. Còn nếu không thì bạn phải chỉ rõ loại biểu
đồ là loại gì. Và nên tuân thủ theo đúng tên loại biểu đồ đã đề cập ở trang 14.

B2: Thay thế từ below => given

Từ given ở đây là mệnh đề quan hệ rút gọn theo dạng bị động, mang nghĩa là
“được cho”. Kể cả đề bài không có từ below cũng vẫn có thể chèn từ given vào.

B3: Thay thế động từ chính => show ~ illustrate/ demonstrate

Có nhiều bạn chuẩn bị rất nhiều từ khủng để thay thế từ này, điều này không cần
thiết vì điểm số cũng không lên. Trong khi đó, tốc độ lại là điều nên được ưu tiên,
và từ illustrate hay demonstrate có thể được dùng cho tất cả các dạng bài Writing
Task 1, vậy nên chỉ cần một từ đi thi thôi là hoàn thành nhiệm vụ.

B4: Đưa câu hỏi vào, bổ sung thông tin thời gian và nơi chốn đầy đủ
Đây là lúc dùng tới câu hỏi ở trên chúng ta đã đặt ra, tất nhiên sẽ không có dấu
“?” ở đây, và đồng thời thông tin còn lại trong đề bài về thời gian và địa điểm khảo
sát dữ liệu phải được đề cập đầy đủ. Một câu được tính là paraphrase khi mà 70%
thành phần của nó đã được thay thế. Ở đây paraphrase bằng ngữ pháp tức là
mặc định bản chất câu văn đã thay đổi, vì vậy luôn thoả mãn 70% này. Đồng thời,
gánh nặng phải sử dụng từ đồng nghĩa cao cấp cũng sẽ được giảm thiểu.

Vậy nên, về thời gian và nơi chốn chúng ta có thể bỏ qua việc paraphrase cũng
được. Nhưng vì thời gian là thứ dễ dàng paraphrase nên có thể áp dụng cụm này:

from (năm này) to (năm kia), between (năm này) and (năm kia), etc.

= within a timespan of (tổng số năm), commencing from (năm đầu tiên).

=> Cả câu paraphrase cho đề bài:

The line graph given illustrates how much paper, wood pulp and sawn-wood was
produced in the UK within a timespan of 20 years, commencing from 1980.

(!) đối tượng biểu đồ nghiên cứu là các loại sản phẩm gỗ, là Vật không đếm được
=> câu hỏi dạng bị động là how much + Vật + tobe + hành động cho vật + người
thực hiện hành động (nếu có) + nơi chốn + thời gian.

(!) mặc dù có 3 loại sản phẩm, nhưng cả 3 loại đều không đếm được => động từ
tobe dùng cho câu là was – chia trong quá khứ vì thời gian nghiên cứu trong quá
khứ. Từ illustrate ban đầu chia động từ ở hiện tại do biểu đồ này phản ánh kết quả
nghiên cứu – là một sự thật hiển nhiên.

Chúng ta thử luyện tập cho một đề bài nữa nhé.

Đề thi IELTS chính thức ngày 9/7/2020:

The table given illustrates how many cars were produced in three countries in
2003, 2006 and 2009.
(!) trường hợp này thời gian là 3 năm cụ thể, không nên áp dụng cụm paraphrase
về thời gian đã được cung cấp ở phía trên.

Đề thi IELTS chính thức ngày 11/7/2020:

The line graph given illustrates how much renewable energy was generated in six
countries within a timespan of 3 years, commencing from 2010.

Bạn đọc tiếp tục luyện tập dựa trên trực tiếp đề thi thật qua các năm với dạng dữ
liệu số ĐỘNG.

II. Đoạn Tóm tắt chung – Overview:


Đây là đoạn gần như quan trọng nhất của bài viết Writing Task 1, khi mà giám
khảo chấm bài thường tìm kiếm và nhìn vào đoạn này đầu tiên để phân loại thí
sinh. Một overview tốt cho tới tối đa điểm 7 trong tiêu chí Task achievement (TA).

Nhiệm vụ phải làm trong phần này: đưa ra 2 key features. Đối với dạng dữ liệu
ĐỘNG thì 2 key features đó là:
TREND: các xu hướng
ORDER: thứ tự các đối tượng
Dễ hiểu thì không có Overview tối đa 5 điểm TA, có Overview nhưng chỉ có một
đặc điểm tối đa 6 điểm TA và Overview đầy đủ 2 đặc điểm trên là 7 điểm TA.

a. TREND:

Các kiểu xu hướng có thể dễ dàng nhận thấy bao gồm: Tăng, Giảm, Dao động,
Cân bằng. Thực tế chỉ cần so sánh số liệu giữa các năm trong biểu đồ là bật ra
được kiểu xu hướng của đối tượng. Ví dụ vẫn với bài đề bài đầu tiên đã phân tích
trong đoạn Mở bài như sau:
Đề thi IELTS chính thức ngày 27/6/2020:

Màu xanh (Paper): Tăng

Màu xám (Sawn): Giảm

Màu cam (Wood): Xuống


rồi lên => Dao động

Trường hợp duy trì thì rất đễ hiểu là hầu như không có sự thay đổi nào trong số
liệu của đối tượng qua các năm (hoặc thay đổi vô cùng nhỏ).

Cách miêu tả xu hướng (3 cách):


Dùng động từ thông thường (VERB):
Cấu trúc VERB: đối tượng + verb (xu hướng) + tân ngữ
- Tăng: increase, rise, climb
- Giảm: decrease, decline, reduce
- Dao động: fluctuate
- Cân bằng: remain stable (trường hợp thay vừa phải) hoặc remain
unchanged (trường hợp gần như không thay đổi số liệu)
(!) những từ này trung tính, có thể dùng mà không sợ sai. Chúng ta chỉ sử dụng
từ cao cấp C1 & C2 khi thực sự hiểu sắc thái chúng biểu đạt. Nhưng để đạt
được điểm 6.5 hay kể cả 7.0 cho Writing Task 1 thì từ vựng không phải là yêu
cầu cần thiết.
(!) những từ trung tính có thể được thêm trạng từ, thường là đuôi -ly (adv-ly) để
bổ sung sắc thái. Chú ý không dùng adv-ly với động từ đã mang sắc thái mạnh.
Có 3 mức độ adv-ly:
+ Mạnh: significantly, dramatically
+ Yếu: slightly, moderately
+ Trung bình: gradually, steadily
Một lần nữa, mấu chốt không ở từ vựng nên không có quá nhiều từ vựng
“khủng” được đưa ra trong cuốn sách này.
Dùng dạng danh từ (NOUN):
Cấu trúc VERB: đối tượng + verb (thường) + NOUN (xu hướng)
Noun cho xu hướng:
- Tăng: an increase, a rise, a climb – an upward trend
- Giảm: a decrease, a decline, a reduction – a downward trend
- Dao động: a fluctuation – a fluctuant trend
- Cân bằng: stability, a period of stability
Verb thường: see, experience, witness, display, record
Dùng bị động (PASSIVE VOICE):
Về căn bản, cách này là đảo ngược của cách thứ 2 ở trên. Với cấu trúc sử dụng:
NOUN (xu hướng) + tobe + verb (thường) + in + đối tượng

Trở lại với ví dụ ở phía trên, chúng ta hãy cùng viết 3 câu miêu tả xu hướng theo
3 cách khác nhau vừa học được nhé. Chú ý paraphrase danh từ “lượng sản
xuất”, KHÔNG đề cập tới số liệu của đối tượng và viết ở thì quá khứ đơn.
Câu 1: Lượng sản xuất Paper & packaging tăng

Câu 2: Lượng sản xuất Sawn-wood giảm

Câu 3: Lượng sản xuất Wood pulp dao động


Giải:
The amount of Paper & packaging produced increased.
Sawn-wood production saw a reduction.
A fluctuant trend was recorded in the output of Wood pulp.

Tiếp đến, chúng ta hãy kết nối các đối tượng trên bằng mệnh đề tương phản, có
cấu trúc: While mệnh đề 1, mệnh đề 2
Bởi vì có tăng và giảm, nên hai đối tượng này nên được ghép với nhau. Còn đối
tượng dao động thì đơn giản là chúng ta cho riêng nó một câu đằng sau, kết nối
với câu trước bằng từ meanwhile.
While the amount of Paper & packaging produced increased, Sawn-wood
production saw a reduction. Meanwhile, a fluctuant trend was recorded in the
output of Wood pulp.

b. ORDER:
Thứ tự không phải đơn thuần là con số lớn nhất, nhỏ nhất của biểu đồ mà phải
là ĐỐI TƯỢNG lớn nhất, nhỏ nhất.
Phân tích: Order đi
theo đối tượng. Tức
là phải nói tới toàn
bộ đường màu
Xanh (Paper) là lớn
nhất, thay vì chỉ nói
số liệu của màu
Xám (Sawn) là nhỏ
nhất vào năm 2000.

(!) Trong trường hợp có cả đối tượng lớn nhất và nhỏ nhất thì nên chỉ ra cả hai.
Cấu trúc dùng cho Order thì chúng ta cứ có gì dùng đó. Vì ngữ pháp của câu
miêu tả Trend phía trước đã “khủng” rồi nên câu này không có yêu cầu cao về
câu vân, chỉ cần rõ nghĩa là được. Đơn giản như sau:
Paper & packaging was produced the most.

c. Kết nối:
Phần còn lại của Overview là kết nối các câu văn chúng ta đã có vào với nhau,
được gọi là kỹ năng sign-posting. Cụ thể:
Overall, while the amount of Paper & packaging produced increased, Sawn-wood
production saw a reduction. Meanwhile, a fluctuant trend was recorded in the
output of Wood pulp. Another key feature is that Paper & packaging was
produced the most.
Overview trên mặc định ít nhất điểm 7 cho tiêu chí TA.

III. Đoạn Thân bài – Body:


Thân bài là đoạn mà chúng ta bắt đầu phải đưa ra số liệu, và phải đảm bảo
được yêu cầu của đề bài với hai chức năng: REPORT & COMPARE
Và tất nhiên, các tiêu chí khác như GRA hay CC cũng phải được quản lý chặt
chẽ. Vì vậy, cấu trúc viết bài sau là một chỉ dẫn dễ dàng giúp bạn đạt yêu cầu.
Chúng ta sẽ sử dung 3 loại câu văn cho cả 2 đoạn thân bài:
- Câu 1: Khai báo dữ liệu ban đầu của đối tượng, đề cập vị trí của nó
- Câu 2: Miêu tả hành động số liệu của đối tượng (hay xu hướng của nó)
- Câu 3: So sánh với đối tượng khác tương đồng hoặc tương phản
Trình tự ngữ pháp cho 3 câu này là: Phức – Đơn – Phức. Bạn đọc chú ý đừng
cố gắng thay đổi trình tự ngữ pháp này, nếu không sẽ ảnh hưởng tới độ mạch
lạc (và từ đó là điểm tiêu chí CC). Đây là một định hướng đã được kiểm chứng
thực tế cho kỳ thi IELTS Writing. Nếu có thay đổi, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ mình
đang làm gì với ngữ pháp sử dụng.
Phân tích: bài 3 đối
tượng, có tăng; giảm
=> chắc chắn 2 đối
tượng này được
ghép với nhau. Còn
thừa một đối tượng
đẩy xuống body 2.
Nếu chỉ còn 1 đối
tượng chỉ body 2 chỉ
cần hai câu 1 & 2.

Body 1:
Câu 1: In 1980, about 230 million tonnes of paper and packaging were produced,
ranking first in terms production of forest industry in the UK that year.
(!) đẩy số liệu lên đầu làm chủ ngữ, thêm about để miêu tả xấp xỉ; dùng bị động
“were produced” và cuối cùng là mệnh đề quan hệ rút gọn “ranking first …”

Câu 2: This figure increased dramatically to exactly 350 million tonnes by 2000.
(!) “this figure” là referencing – kỹ năng cao tăng điểm CC.
(!) trường hợp này do đường xu hướng là góc tù, nên được đi từ điểm đầu tới
điểm cuối luôn mà không cần miêu tả điểm ở giữa. Trường hợp có biến động đột
ngột ở giữa đường xu hướng thì bạn sẽ phải đề cập tới nó.

Câu 3: Conversely, a downward trend was displayed in sawn-wood production,


which declined from 200 million tonnes to approximately 130 million throughout
the survey.
(!) hai đối tượng được so sánh qua từ “conversely”, sau đó sử dụng MĐQH
which để khai báo số liệu của đối tượng sau đó.
Body 2:
Câu 1: Regarding Wood pulp output, the amount produced in 1980 registered the
lowest compared to other types of wood product, with nearly 170 million tonnes.
(!) có sign-post cho một đối tượng mới không liên quan về xu hướng với hai đối
tượng được miêu tả trước đó; đề cập tới giá trị ban đầu và so sánh nó với các
đối tượng khác.

Câu 2: This figure then declined to 150 million tonnes in 1990 before nearly
returning to its original level at the end of the period.
(!) miêu tả đường xu hướng với hai đoạn gấp khúc bằng cấu trúc before + Ving,
hoặc một cấu trúc tương tự khác VD: as followed by sth, prior to + Ving, etc.

Toàn bài:

The line graph given illustrates how much renewable energy was generated in six
countries within a timespan of 3 years, commencing from 2010.

Overall, while the amount of Paper & packaging produced increased, Sawn-wood
production saw a reduction. Meanwhile, a fluctuant trend was recorded in the
output of Wood pulp. Another key feature is that Paper & packaging was produced
the most.

In 1980, about 230 million tonnes of paper and packaging were produced, ranking
first in terms production of forest industry in the UK that year. This figure increased
dramatically to exactly 350 million tonnes by 2000. Conversely, a downward trend
was displayed in sawn-wood production, which declined from 200 million tonnes
to approximately 130 million throughout the survey.

Regarding Wood pulp output, the amount produced in 1980 registered the lowest
compared to other types of wood product, with nearly 170 million tonnes. This
figure then declined to 150 million tonnes in 1990 before nearly returning to its
original level at the end of the period.

Các bạn hãy áp dụng cách viết này cho bất cứ dạng đề số liệu ĐỘNG nào nhé.
(*) DỮ LIỆU ĐỘNG VỚI THỜI GIAN TRONG TƯƠNG LAI
Chúng ta cùng nhìn vào sự khác nhau về thì thời sử dụng cho các loại thời gian:
• Nếu 2 mốc thời gian đều cùng là QK => Quá khứ đơn
• Nếu mốc 1 trong QK, mốc 2 trong HT => Hiện tại hoàn thành
• Nếu mốc 1 trong QK, mốc 2 trong TL => Hiện tại đơn hoặc hoàn thành
• Nếu mốc 1 trong HT, mốc 2 trong TL => Tương lai đơn
Tuy nhiên về dữ liệu thì các con số thống kê theo các chỉ báo, dự báo. Vậy nên,
để miêu tả dữ liệu chính xác nhất trong tương lai thường người viết sẽ phải dùng
cấu trúc dự báo.
đối tượng + tobe + V-ed (dự báo) + to V + dữ liệu tương lai
=> đối tượng + tobe + predicted/ projected/ forecasted + to V + dữ liệu tương lai
Ví dụ: Đề thi IELTS chính thức ngày 2/7/2020:

Một số cách diễn đạt về tuổi tác:

- people aged/ at the age of/ in the age group (range/ bracket) 65+
- 65-and-above year-olds

Một số cách diễn đạt về phần trăm (chiếm %): account for, record, register,
comprise, constitute, etc. ~ again, cuốn sách không phải để học từ vựng ~
- Mở bài (Opening):

Chúng ta vẫn áp dụng cách viết mở bài với việc dùng ngữ pháp để paraphrase,
có điều về thì thời sẽ khác. Do việc dùng how much/ how many và how yêu cầu
có động từ nên động từ ở bài biểu đồ có số liệu trong tương lai tốt nhất nên đi theo
hiện tại đơn. Sự khác biệt tiếp theo trong mở bài đó là cách diễn đạt về thời gian.
Chúng ta sẽ buộc phải có tín hiệu đề cập tới dự báo tương lai cho số liệu.

The table given illustrates how the population aged 65 and above of three countries
changes in three years 1988, 2000 and predictions for 2030.

(!) Kể cả với kiểu thời gian “from … to …” cũng cần có tín hiệu đề cập tới dự báo
tương lai. Ví dụ: from 1980 and predictions until 2030, hay within a timespan of 50
years, commencing in 1980 and predictions until 2030.

- Tóm tắt chung (Overview):

Vẫn là đưa ra 2 key features bao gồm Trend & Order, có điều thì thời sử dụng sẽ
là hiện tại đơn, do dữ liệu quá trình kéo dài tới tương lai.

Hãy cùng phân tích:

Cả 3 quốc gia
đều tăng, trong
đó Germany là
nhiều nhất trong
3 năm, ngược lại
UK là nhỏ nhất.

Overall, the population in the age bracket 65+ of all countries examined registers
an upward trend. Another key feature is that while Germany records the highest
proportion of 65-and-over year-olds, the reverse is true in the UK.
- Thân bài (Body 1 & 2):

Do tiền thân là dạng số liệu ĐỘNG nên cách viết cho biểu đồ có thời gian trong
tương lai vẫn tương tự những gì trước đó. Cụ thể vẫn là 3 loại câu:

- Câu 1: Khai báo dữ liệu ban đầu của đối tượng, đề cập vị trí của nó
- Câu 2: Miêu tả hành động số liệu của đối tượng (hay xu hướng của nó)
- Câu 3: So sánh với đối tượng khác tương đồng hoặc tương phản
Cả 3 quốc gia đều tăng, vậy nên cả 3 có thể được gộp với nhau và chỉ cần viết
một đoạn Body. Tuy nhiên, như thế có thể sẽ hơi ngắn. Vì vậy, chúng ta vẫn đi
theo hướng thông thường là 1 Body với 2 đối tượng và Body còn lại với duy nhất
đối tượng thứ 3.

Lưu ý: Với những bài ví dụ có nhiều đối tượng nhưng các đối tượng chung xu
hướng thì chúng ta đều phải gộp lại với nhau. Nếu không bài văn sẽ bị dài quá
mức. Không có giới hạn tối đa được viết bao nhiêu từ. Nhưng nên dừng ở ~180.

Body 1:
Câu 1: In 1988, those aged 65+ in Germany accounted for 20%, ranking first
compared to the other two countries’ figures.
(!) câu này khai báo duy nhất dữ liệu ban đầu ở một năm trong quá khứ của đối
tượng, vì vậy dùng trong thì quá khứ đơn.

Câu 2: This figure is predicted to rise to 30% by 2030 and still remain as the
country with the highest 65+ year-old population.
(!) với table bạn cũng có thể đi luôn tới năm cuối nếu mạch tăng của nó không bị
đứt (tăng đều). Ngoài ra, nếu thích đưa ra con số ở năm nghiên cứu thứ 2 cũng
được, không có vấn đề gì. Nhưng bài viết sẽ bị hơi nhiều số.
(!) vẫn có thể đề cập tới thứ tự của con số vào thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Câu 3: A similar upward trend is seen in the Canadian population aged 65+,
which is also projected to increase by 10% throughout the survey.
(!) cấu trúc tương tự, khác duy nhất ở việc khai báo con số, thay vì khai báo tăng
từ A tới B thì chúng ta có thể chỉ cần đề cập lượng % tăng của đối tượng là
được. Và khi đó: nếu bạn dùng danh từ thì giới từ là of => an increase of (số %);
còn nếu dùng động từ thì giới từ là by => increase by (số %).

Body 2:
Câu 1: Although sharing the same uptrend, certain distinctions are seen in the
increase of the UK population aged 65+ relative to that in Germany and Canada.
(!) do đối tượng UK cũng tăng giống 2 đối tượng trước, nên buộc phải so sánh.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần so sánh là cùng tăng thì không chi tiết, vậy nên vế
sau của câu văn có mục đích làm rõ ý so sánh.

Câu 2: From 1988 to 2000, only a marginal rise of 1% was recorded in the UK
citizens 65 years old and more, compared to the 5% rise witnessed in Canada
and Germany.
(!) thay vì khai báo dữ liệu ban đầu và sau đó miêu tả xu hướng của nó tới năm
nghiên cứu thứ 2, câu văn đã chỉ ra sự khác biệt đề cập tới ở câu 1.

Câu 3: Figures related to the people aged 65+ in Britain are then predicted to
surge by 6% until 2030, albeit the country still ranking last in this regard.
(!) đi đến dữ liệu trong tương lai, vẫn tiếp tục so sánh vị trí của UK do nó vẫn
đứng cuối cùng.

(!!!) từ vựng của bài này đã được đẩy lên một mức cao hơn nhằm mục đích
nâng cao (band 8.0+); nhưng với ý tưởng tương tự và từ vựng đơn giản, điểm
sẽ vẫn không dưới 7.5
Toàn bài:
The table given illustrates how the population aged 65 and above of three countries
changes in three years 1988, 2000 and predictions for 2030.

Overall, the population in the age bracket 65+ of all countries examined registers
an upward trend. Another key feature is that while Germany records the highest
proportion of 65-and-over year-olds, the reverse is true in the UK.

In 1988, those aged 65+ in Germany accounted for 20%, ranking first compared
to the other two countries’ figures. This figure is predicted to rise to 30% by 2030
and still remain as the country with the highest 65+ year-old population. A similar
upward trend is seen in the Canadian population aged 65+, which is also projected
to increase by 10% throughout the survey.

From 1988 to 2000, only a marginal rise of 1% was recorded in the UK citizens
65 years old and more, compared to the 5% rise witnessed in Canada and
Germany. Figures related to the people aged 65+ in Britain are then predicted to
surge by 6% until 2030, albeit the country still ranking last in this regard.
(183 words)

(*) LƯU Ý CHO DẠNG DỮ LIỆU VỚI XU HƯỚNG DAO ĐỘNG

Đối với kiểu xu hướng dao động thì chúng ta cần cắt đường xu hướng ở phần
biến động mạnh nhất, sau đó dùng cấu trúc tiếp nối before + Ving; as followed
by sth hoặc prior to + Ving để kết nối giữa các đoạn đó lại với nhau.

(*) LƯU Ý CHO DẠNG DỮ LIỆU TOTAL

You might also like