Ung Thư

You might also like

You are on page 1of 2

Khái niệm ung thư: Bệnh ung thư (còn được gọi là bệnh ác tính) là tình trạng mất

kiểm soát trong quá


trình phân chia và phát triển của các tế bào trong cơ thể. Các tế bào ung thư không tuân theo quy luật
tự nhiên của cơ thể, không chết đi như các tế bào bình thường và không thể thực hiện chức năng bình
thường cho cơ thể. Từ “ung thư” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ “karkinos” có nghĩa là “con cua” và
sau đó được dịch sang tiếng Latinh là “cancer”. Từ “cancer” trong tiếng Latinh có nghĩa là “khối u”.
nguồn gốc gây bệnh ung thư: Quá trình hình thành ung thư bắt đầu khi một hoặc nhiều tế bào bị biến
đổi về mặt di truyền (đột biến) trong nhân tế bào. (1)
Đột biến có thể xảy ra do di truyền, tác động môi trường, lỗi trong quá trình sao chép vật chất di
truyền, hoặc các yếu tố khác. Khi các tế bào ung thư bị biến đổi, chúng có thể tiếp tục phân chia một
cách không kiểm soát, tạo thành một khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể phát triển, xâm lấn vào
mô và các cơ quan xung quanh, gây cản trở, rối loạn về hoạt động và chức năng bình thường của cơ
quan, bộ phận này.
Nguyên nhân chính gây bệnh ung thư: đa số các bệnh ung thư, tức khoảng 90–95% các trường hợp,
là do các đột biến gen do các yếu tố môi trường và lối sống. [3] 5–10% còn lại là do các yếu tố di
truyền
Những thay đổi di truyền có nguy cơ gây ung thư vì:

 Tế bào phân chia không đúng cách;


 ADN bị thiệt hại do các tác động từ môi trường như hóa chất trong khói thuốc lá, tia cực tím
trong nắng mặt trời.

Các yếu tố môi trường

 Chất gây ung thư vật lý: Ví dụ tia cực tím từ nắng mặt trời hoặc bức xạ ion hóa.
 Chất gây ung thư hóa học: Chẳng hạn như khói thuốc lá, rượu, các chất amiang, aflatoxin,
asen.
 Chất gây ung thư sinh học: Chẳng hạn như nhiễm các loại virus như HPV, HIV, virus viêm
gan C, virus viêm gan B và virus Epstein-Barr; vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như sán lá gan.

dấu hiệu ung thư:

 Sụt cân không rõ nguyên nhân;


 Thay đổi thói quen đại tiện: có thể là táo bón, tiêu chảy hoặc phân có máu, là dấu hiệu của
nhiều loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư hậu môn;
 Chảy máu bất thường: có thể là chảy máu từ nướu răng, chảy máu từ âm đạo hoặc chảy máu
khi đi tiểu, là một dấu hiệu của nhiều loại ung thư như ung thư hốc miệng, ung thư cổ tử
cung, ung thư tuyến tiền liệt;
 Ăn không ngon miệng, suy nhược, mệt mỏi;
 Nổi hạch;
 Đau tại vị trí ung thư hoặc vị trí ung thư di căn tới.
Tình hình ung thư tại việt nam và thế giới: năm 2015, trên thế giới có khoảng 90,5 triệu
người bị ung thư.[6] Tính đến năm 2019, mỗi năm thế giới ghi nhận thêm 18 triệu ca mắc
mới.[17] Ung thư cướp đi sinh mạng của 8,8 triệu người (tỉ lệ tử vong là 15,7%)

Năm 2020, Việt Nam ghi nhận 182.563 ca mắc mới ung thư. Trong đó 5 loại ung thư phổ
biến nhất hiện nay gồm ung thư gan (14,5%), phổi (14,4%), ung thư vú ở nữ (11,8 %), dạ
dày (9,8%), đại trực tràng (9%). Năm 2018, Việt Nam ở vị trí 99 toàn cầu, tỷ lệ mắc ung thư
151,4 trên 100.000 dân. Sau hai năm, Việt Nam tăng 7 bậc trên xếp hạng ung thư thế giới.

Cách phòng tránh ung thư:

 Không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá;
 Tập thể dục mỗi ngày;
 Không thức khuya, tránh căng thẳng stress;
 Tiêm vắc xin ngừa virus HPV, viêm gan B;
 Điều trị dứt điểm các tình trạng viêm nhiễm, tránh để tình trạng viêm tái đi tái lại;
 Tránh ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp;
 Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân – béo phì;
 Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước;
 Hạn chế ăn thịt đỏ và uống nước ngọt có ga;
 Tránh tiếp xúc với bức xạ từ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời; Thoa kem chống nắng, che phủ
da khi đi ra ngoài trời vào giờ cao điểm;
 Giảm tiếp xúc với bức xạ ion hóa và ô nhiễm không khí;
 Tẩy giun sán định kỳ;
 Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi năm ít nhất một lần và 2 lần khi đến độ tuổi
thuộc yếu tố nguy cơ, hoặc ở người có nhiều yếu tố nguy cơ;
 Chủ động tầm soát ung thư.

Cách điều trị ung thư:

1. phẫu thuật
2. hóa trị
3. xạ trị
4. liệu pháp nhắm trúng đích
5. liệu pháp miễn dịch
6. chăm sóc giảm nhẹ
7. liệu pháp nội tiết tố
8. ghép tế bào gốc (ghép tủy xương)

You might also like