You are on page 1of 4

Ví dụ về ngoại ứng tiêu cực:

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, giới hạn tối đa cho phép về tiếng
ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc
liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70 dBA (từ 6h đến 21h) và 55
dBA (từ 21h đến 6h); đối với khu vực đặc biệt (gồm khu vực trong hàng rào của
các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có
quy định đặc biệt khác) là 55 dBA (từ 6h đến 21h) và 45 dBA (từ 21h đến 6h).

Điều 12 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ về xử lý


vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: “Tùy thuộc vào mức
độ và thời điểm vi phạm, các hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về tiếng ồn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 100 triệu đồng”.

 Tác nhân gây ô nhiễm tiếng ồn:


+ Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông
+ tiếng ồn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh: karaoke, quảng cáo sản
phẩm qua các phương tiện truyền thông, tiếng ồn máy móc...
+ tiếng ồn từ bệnh viện, trường học, chợ...

Ô nhiễm không khí – ngoại ứng tiêu cực gây ra từ sản xuất và tiêu
dùng:
*Thực trạng:
 Bụi mịn là những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ, tồn tại dưới thể lỏng hoặc
rắn bay lơ lửng trong không khí. Bụi được hình thành từ khói của chất đốt,
khí thải của các phương tiện giao thông, việc đốt cháy các nhiên liệu công
nghiệp... Bụi mịn bao gồm bao gồm các loại chủ yếu: PM10, PM2.5, PM1.0
 Việt Nam đứng thử 36 trong tổng số 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm không
khí cao nhất toàn cầu. Theo Iqair 2023, nồng độ PM2.5 của VN đã vượt mức
4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo.
 Theo ước tính của Viện nghiên cứu ảnh hưởng sức khỏe, cứ 10 người có 9
người hít thở không khí có chứa bụi PM2.5 với nồng độ cao hơn 10
µg/m3. Hiện nay, tại nhiều tỉnh, thành phố có lượng bụi PM2.5 đều vượt
mức cho phép theo QCVN 05:2021/BTNMT.
 Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng báo động và ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khoẻ của con người. Hơn 1.300 người ở TP Hồ Chí Minh tử
vong mỗi năm gây ra do sự ô nhiễm không khí.
 Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 21,9 lần so với giá trị tiêu
chuẩn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Tại HCM gấp 16,4
lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí hàng năm của WHO.
 tính đến tháng 9/2022, cả nước ta có khoảng 4.937.988 ô tô đang lưu
hành, chưa kể số lượng xe máy .
*Tác Hại:
 Do chứa hàm lượng CO2, CO và SO2 cao, bụi mịn gây ra các bệnh về
đường hô hấp, khiến tế bào thiếu oxy và ảnh hưởng xấu đến phổi. Ngoài ra,
gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu, khó thở, ảnh hưởng xấu đến hệ thần
kinhvà hệ tuần hoàn. Khi xâm nhập vào cơ thể, bụi mịn sản sinh ra các gốc
tự do, tấn công các TB trong cơ thể, trong đó có ADN. Điều này làm tăng
nguy cơ đột biến và có thể dẫn đến hình thành các khối u ung thư.

*Nguyên nhân:
Theo thống kê năm 2018, lượng phát thải bụi mịn PM2.5 đến từ những nguyên
nhân sau:

 40% đến từ việc đốt bỏ phụ phẩm nghiệp


 17% từ đun nấu dân sinh
 13% đến từ giao thông đường bộ
 12,7% đến từ cháy rừng
 11% từ các hoạt động công nghiệp
 3,3% từ nhà máy nhiệt điện
 3% từ các hoạt động khác
 Và tại TP Hà Nội trong thời gian gần đây, đều chỉ ra các nguyên nhân
chính gây ra ô nhiễm không khí là từ các hoạt động công nghiệp, đun nấu,
đốt rác thải, bụi bẩn đường phố và việc đốt rơm rạ.

*Giải pháp:
- Giảm thiểu việc dùng bếp than tổ ong, đốt rơm rạ...
- Giảm thiểu việc sử dụng các phương tiện giao thông
- Phát triển hệ thống xử lý khí thải ở các nhà máy, khu công nghiệp
- Sử dụng máy lọc không khí, trồng nhiều cây xanh
- Hạn chế ra đường khi mức độ ô nhiễm vượt quá mức cho phép.

You might also like