You are on page 1of 29

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUỐC TẾ
-----🙡🕮🙣-----

TIỂU LUẬN

MÔN ĐỊA CHÍNH TRỊ

Đề tài: “Vai trò của yếu tố địa lý đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của Singapore”

Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Thúy Hiền

Sinh viên:

Mã sinh viên:

Lớp: Truyền thông đa phương tiện K40

Hà Nội, tháng 06 năm 2022


1
MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................3
2. Mục đích:...............................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:...........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................4
5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu:...........................................................4
NỘI DUNG........................................................................................................5
I. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên của Singapore:..........................5
1. Vị trí địa lý:........................................................................................5
3. Khí hậu:..............................................................................................7
5. Động – thực vật:.................................................................................7
II. Tác động của yếu tố địa lý đối với Singapore:......................................9
1. Thuận lợi:...........................................................................................9
2. Khó khăn:.........................................................................................10
III. Những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Singapore trước những
tác động của yếu tố địa lý:...........................................................................11
1. Thương mại:.....................................................................................11
2. Môi trường:......................................................................................11
3. Du lịch:.............................................................................................14
4. Cơ sở hạ tầng:...................................................................................15
5. Giáo dục:..........................................................................................16
6. Công nghệ:.......................................................................................17
7. Kết luận:...........................................................................................18
IV. Nhận xét về vai trò của yếu tố địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của Singapore:........................................................................................18
2
V. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam:..........................................20
1. Quản lý môi trường:.........................................................................20
2. Quản lý đất đai:................................................................................21
3. Phát triển du lịch:.............................................................................21
4. Quy hoạch đô thị:.............................................................................22
KẾT LUẬN......................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................25

3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Singapore với tên gọi chính thức là Cộng hòa Singapore - “đất nước sạch
nhất thế giới” là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á. Với diện tích gồm
bao gồm một hòn đảo chính và trên dưới 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở cực
Nam của bán đảo Malaysia. Thủ đô của nước này, cũng với tên gọi là
Singapore, chiếm một phần ba diện tích hòn đảo chính. Trong số những đảo
nhỏ, ba hòn đảo Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa có diện tích lớn nhất.
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển
và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ
581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích
huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), và có thể sẽ tăng thêm 100 km²
nữa đến năm 2030. Mặc dù có diện tích khiêm tốn, thành phố Singapore lại
rất cường thịnh về kinh tế. Đó là thành phố hiện đại nhất trong cả vùng
Đông Nam Á trong hơn một thế kỷ qua. Như nhiều quốc gia khác
Singapore cũng gặp phải những thuận lợi và khó khăn từ vị trí địa lý ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Singapore. Từ một quốc gia
thuộc Thế giới thứ ba thời chiến tranh lạnh, Singapore đã nhanh chóng “hóa
rồng”, trở thành một nền kinh tế hàng đầu châu lục. Nghiên cứu bài học từ
sự những thành tựu của Singapore trong việc chuyển đổi và phát triển kinh
tế - xã hội có thể giúp chúng ta rút ra được nhiều vấn đề cho sự phát triển
các đô thị tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài “Vai trò của yếu tố địa lý đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của Singapore” cho nghiên cứu của mình.

4
2. Mục đích:
Đề tài được thực hiện để thu thập các thông tin liên quan đến những tác
động của yếu tố địa lý lên sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc đảo
Singapore. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Chỉ ra được những mặt thuận lợi, khó khăn do tác động của yếu tố địa lý
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Singapore.
- Tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra các nhận xét, rút ra
bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị tại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Đề tài được thực hiện bằng phương pháp thu thập thông tin qua việc nghiên
cứu những tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên
cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan
đến đề tài và các số liệu thống kê. Các bước nghiên cứu tài liệu thường trải
qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội
dung các nghiên cứu trước đó.
5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu:
 Ý nghĩa lý luận:
- Hình thành các yếu tố về mặt địa lý cấu thành nên những thành tựu của
Singapore trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Có cái nhìn bao quát về những phương hướng, giải pháp Singapore đã
thực hiện trước những thuận lợi, khó khăn tác động bởi yếu tố địa lý.

5
 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của nghiên cứu sẽ chỉ ra những tác động và ý nghĩa của yếu tố
địa lý lên sự phát triển của kinh tế - xã hội của Singapore, từ đó rút ra
được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.

NỘI DUNG

I. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên của Singapore:


1. Vị trí địa lý:
Vĩ độ: từ 1o09' Bắc đến 1o29' Bắc. Kinh độ: từ 104 o36' Đông đến 104o24'
Đông. Với vĩ độ đó, Singapore chỉ cách đường Xích đạo khoảng 137km về
phía Bắc. Nằm ở cực Nam Bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a,
Đông - Nam giáp In-đô-nê-xia, nằm giáp eo biển Ma-lắc-ca, trên đường từ
Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Tổng diện tích quốc đảo Singapore
là khoảng 720km2. Với vị trí chiến lược trong khu vực, Singapore đã trở
thành cảng biển trung tâm cho những hải trình chính. Singapore đã mở
mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước
lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập
niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay, và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa
đến năm 2030.

2. Địa hình:
Toàn bộ đất nước Singapore được tạo nên từ 63 đảo lớn nhỏ trong đó có
một đảo chính lớn nhất có hình thoi như một viên kim cương. Diện tích
của đảo chính chiếm gần hết tổng diện tích của cả đất nước Singapore là
680 km2 trên 720km2. Trong đó có chiều ngang từ Đông sang Tây là 42km
và chiều dọc từ Bắc xuống Nam là 23km. Hòn đảo chính của Singapore

6
khá bằng phẳng, với vài vùng đất cao ở khu vực trung tâm. Độ cao tối đa
của Singapore là 166 mét, ở vùng đồi Bukit Timah. Đất đai ở đây chủ yếu
được chia ra làm 2 phần, một phần nhỏ được giữ lại cho việc bảo vệ rừng
và tài nguyên thiên nhiên hoặc để phát triển du lịch, một nửa còn lại là khu
dân cư, thương mại và các khu công nghiệp. Hơn 4% tổng diện tích của
đảo chính được sử dụng làm các khu bảo tồn và chỉ có 2% là đất dành cho
công nghiệp. Trước đây đa phần diện tích của đảo chính đều là rừng rậm
tuy nhiên ngày nay đã bị quy hoạch giải tỏa đi rất nhiều để làm đất đai cho
dân cư sinh sống và phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay tại đây vẫn còn
rất nhiều những bãi biển đẹp cũng như những khu bán tự nhiên được con
người lập ra để bảo tồn. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và
Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo
nhỏ khác
Sentosa là một trong những đảo lớn nhất ở Singapore sau đảo chính. Toàn
bộ diện tích đảo Sentosa đã được sử dụng để trở thành một khu tổ hợp du
lịch và vui chơi giải trí với rất nhiều các địa điểm nổi tiếng. Đặc biệt là dù
chuyển đổi như vậy những Singapore vẫn giữ lại trên đảo những khu sinh
thái tự nhiên vừa để phát triển du lịch sinh thái vừa để phát triển du lịch.
Đảo Kusu với địa hình chủ yếu của đảo này đa phần là đồi đá cùng với
những bãi biển ấm áp rất thích hợp để phát triển du lịch. Truyền thuyết kể
lại rằng hòn đảo này được tạo nên bởi một con rùa không lồ khi cứu hai
con tàu đắm.
Nằm về phía Đông Bắc của bờ biển Singapore là đảo Đảo Pulau Ubin có
hình dạng như một chiếc boomerang được tạo nên bởi đá granite nổi lên
khỏi mặt biển. Hòn đảo này cũng được phát triển trở thành một khu du
lịch sinh thái hoang sơ với các đường mòn rất đẹp. Hòn đảo này sở hữu rất
nhiều tiêu bản của các loài chim và côn trung đặc trưng của Singapore.
7
Ngoài ra còn rất nhiều các đảo khác với những đặc điểm địa lý vô cùng
thú vị như St John’s nơi đặt viện Khoa học Hải dương Nhiệt đới hay Plau
Hantu, đảo đôi Sister…

Ngày này hầu hết đất đai của Singapore đều đã được sử dụng để phát triển
thành khu dân cư hoặc khu du lịch sinh thái bán tự nhiên. Diện tích tự
nhiên ở Singapore còn lại rất ít chỉ khoảng 2% tổng diện tích của đất nước
này.

3. Khí hậu:
Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31°C (72°–88°F). Trung bình,
độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong
những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ
cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C
(100,0°F). Khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc
điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và
mưa nhiều.

4. Tài nguyên thiên nhiên:


Về tài nguyên thiên nhiên Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên
liệu đều phải nhập từ bên ngoài, trong đó có cả lương thực, rau, hoa quả,
đến cả nước ngọt cũng phải nhập, chiếm đến một nửa lượng nước ngọt là
phải nhập từ Malaysia và lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau
quá trình khử muối.
Môi trường sinh thái trên đất nước này được đặc biệt quan tâm. Chính phủ
Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ
chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

8
5. Động – thực vật:
 Hệ động vật:
Hệ động vật Singapore là tổng thể các quần thể động vật hợp thành hệ
động vật của quốc đảo này. Dù rằng Singapore chỉ là một hòn đảo nhỏ và
các đảo phụ với diện tích trước đây khoảng 581,5 km² (thập niên 1960),
tuy vậy, quốc gia này cũng có một quần thể động vật đa dạng (so với
diện tích) với khoảng 65 loài thú (hầu hết là thú cỡ nhỏ), 390
loài chim (chim nhỏ), 110 loài bò sát (phần lớn là bò sát nhỏ), 30
loài lưỡng cư, hơn 300 loài bướm, 127 loài chuồn chuồn. Hệ động vật ở
đây biểu trưng cho hệ động vật nhiệt đới đảo.
Singapore là quốc gia đô thị hóa cao độ trong bối cảnh diện tích chật hẹp,
do đó những tòa nhà hiện đại nay nhanh chóng mọc lên thay thế cho
các cánh rừng chỉ còn lại ít thảm thực vật nguyên sinh và do đó sinh khối
động vật bản địa cũng không còn nhiều, hiện chỉ tập trung trong khu bảo
tồn thiên nhiên Bukit Timah và một vài địa điểm khác. Ngày nay, người
ta biết nhiều về động vật ở Singapore thông qua tham quan Vườn thú
Singapore (Singapore Zoo), tuy nhiên, các loại thú ở phần nhiều là
các loài du nhập về từ khắp nơi trên thế giới.

 Hệ thực vật:
Singapore có rất nhiều loại thực vật. Cây được sử dụng chủ yếu để làm
đẹp cảnh quan của Singapore. Quốc hoa là một loài lan lai, tên là Vanda
Miss Joaquim. Như trong bất kỳ khu rừng mưa nhiệt đới nào, Singapore
là nơi sinh sống của một số cây rất lớn từ các họ La bố ma, học Dầu, họ
Đậu, họ Cẩm quỳ và những loài khác. Ngoài ra còn có một số lượng lớn
các loài cọ. Trong rừng, người ta tìm thấy một số loại cây trồng trong nhà
phổ biến như trầu bà vàng, trầu bà Nam Mỹ và môn trường sinh. Trên

9
nhiều cây lớn được tìm thấy nhiều thực vật biểu sinh, bao gồm một số
loại dương xỉ như chi Tổ điểu, và nhiều loài lan như Tuyết mai.

II. Tác động của yếu tố địa lý đối với Singapore:

Vị trí địa lí có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia nói chung và Singapore nói riêng nó bao gồm cả hai mặt thuận
lợi và khó khăn.
1. Thuận lợi:
Khi nói về Singapore, điều nhìn thấy rõ ràng nhất chắc chắn là vị trí chiến
lược của nó trong sự phát triển giao thương đường biển của cả thế giới. Đó
cũng là lý do mà nơi đây là hải cảng quan trong bậc nhất của Châu Á nói
riêng và của cả thế giới nói chung. Thứ hai, địa hình quốc đảo sư tử chủ
yếu là các hòn đảo với những bãi biển đẹp cũng như được hưởng sự ấm áp
của nhiệt đới vì gần xích đạo nên đất nước này có tiềm năng khổng lồ về
phát triển du lịch. Nhiều biển cũng đồng nghĩa với việc thích hợp để phát
triển các ngành thủy, hải sản.

Bên cạnh đó, thuận lợi mà vị trí địa lí mang đến cho Singapore là một hòn
đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác.
Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của Malaysia - một
con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor - Singapor ở phía Bắc, băng
qua eo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía Tây nối với
Juhor. Những nước láng giềng kế cận của Singapore là Malaysia, Brunei
Darussalam và Indonesia. Singapore còn có cả đường bộ, đường xe lửa và
đường ống nước được nối liền với Malaysia.

Nằm ở đỉnh nhọn của bán đảo Malaya, với khí hậu nhiệt đới quanh năm
ấm áp, Singapore có thể đón nhận tất cả các du khách vào mọi mùa. Thành

10
phố chỉ cách đường xích đạo 100 km nên nhiệt độ của vùng nhiệt đới ở
đây khá ổn định. Lượng mưa cũng rải đều quanh năm. Do đó, ở đây vào
bất kỳ mùa nào trong năm, khí hậu ấm áp luôn luôn thu hút một lượng
khách du lịch đáng kể. Với hàng loạt những công viên, những khu bảo tồn
thiên nhiên và những vùng cây cối xanh tốt xum xuê. Du lịch chính là một
trong những thế mạnh của Singapore.

2. Khó khăn:
Đất đai khan hiếm có lẽ là vấn đề nan giải nhất mà người Singapore phải
đối diện trong nhiều năm qua. Với một diện tích rất nhỏ chỉ khoảng 720
km2, khi phát triển đô thị, những loài thực vật nguyên thủy ở đây đã bị đốn
hết. Singapore khó có thể phát triển các khu du lịch sinh thái, vừa phát
triển các ngành công nghiệp mà vẫn đảm bảo được đất ở cho người dân
hay khu thiên nhiên hoang dã. Vì vậy mà nhiều năm nay ở trên những căn
hộ thuộc về những ngôi nhà cao tầng đã là truyền thống của người dân
Singapore. Singapore không có tài nguyên, chỉ có ít than, chì, nham thạch,
đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su,
dừa, rau và cây ăn quả. Do vậy nông nghiệp của Singapore không phát
triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở
trong nước. Nằm tách biệt với đất liền lại không có hệ thống sông ngòi dẫn
đến nguồn nước sinh hoạt của người Singapore là rất thiếu thốn. Không có
nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là
từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực
sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập
khẩu hoặc lấy từ nước tái chế. Tài nguyên khan hiếm, đa phần tài nguyên
của Singapore đều là đi nhập khẩu sau đó mới được gia công và trở thành
những sản phẩm cao cấp hơn. Đây cũng là chính sách để đất nước
Singapore phát triển được như ngày hôm nay.
11
III. Những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Singapore trước
những tác động của yếu tố địa lý:
1. Thương mại:
Vốn thiếu những tài nguyên thiên nhiên đáng giá, sự thịnh vượng trước kia
của Singapore là nhờ vào chính sách thương mại rất tự do, được hình
thành từ năm 1819 khi Stamford Rames, một nhà quý tộc người Anh, biến
nước này thành một hải cảng thương mại của Anh. Sau đó việc công
nghiệp hóa hàng loạt đã đẩy nền kinh tế lên ngôi, và ngày nay đất nước
này đã tự hào là một hải cảng sầm uất đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau
cảng Rotterdam, với số lao động sử dụng ít nhất và cơ sở hạ tầng hiệu quả
cao nhất. Với vị trí chiến lược trong phát triển giao thương đường biển của
cả thế giới, đảm bảo quyền kiểm soát trên 40% giao dịch qua lại.
Singapore đã tận dụng vị trí chiến lược này khi xây dựng siêu dự án Tuas.
Mọi thứ tại siêu cảng container Tuas đều tự động hoàn toàn, từ hệ thống
cẩu giàn đến những chiếc xe điện không người lái chở container giúp giảm
25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một khi hoàn thành, Tuas sẽ
trở thành cảng container tự động hóa hoàn toàn lớn nhất thế giới, có khả
năng tiếp nhận và xử lý mỗi năm hơn 65 triệu container loại chuẩn 20 feet
(6m), gấp rưỡi công suất của cảng container lớn nhất thế giới hiện nay là
Thượng Hải (Trung Quốc).
2. Môi trường:
Ở Singapore do diện tích đất mặt ít, trong khi mật độ dân số cao nên khi
xây dựng những tòa nhà cao tầng đòi hỏi phải tăng diện tích cây xanh. Tất
cả các tòa nhà khi thiết kế đều có những khu vườn thẳng đứng từ mặt đất

12
đến các tầng cao, đảm bảo diện tích cây xanh tương ứng với dân số của tòa
nhà.
Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Singapore cũng đã từng phải “đau
đầu” vì lượng rác thải khổng lồ. Tuy nhiên, với những chính sách, giải
pháp hiệu quả trong công tác quản lý rác thải mà “quốc đảo sư tử”
Singapore đã giải quyết được bài toán khó nảy, trở thành “thương hiệu
quốc gia sạch sẽ hàng đấu thế giới” trong nhiều năm. Để tiết kiệm diện
tích đất và giảm lượng rác phải chôn lấp, Singapore đã triển khai nhiều
biện pháp như: Đầu tư vào công nghệ đốt rác phát điện; tăng cường phân
loại rác tại nguồn; phạt nặng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường; đẩy
mạnh tái chế rác thải; tuyên truyền cho người dân về bảo vệ môi trường…
Singapore chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng bãi chôn lấp
rác ngoài khơi, xây dựng trên 2 hòn đảo gần nhau là Pulau Semakau và
Pulau Seking. Tuy nhiên, Chính phủ Singapore cũng nhận thức rõ rằng,
việc xây dựng bãi chôn lấp rác ngoài khơi thải phải được nghiên cứu, tính
toán cẩn thận để đảm bảo các chất ô nhiễm sẽ không ngấm vào nước biển,
hủy hoại các loài sinh vật biển. Để ngăn chặn ô nhiễm và bảo vệ môi
trường biển, các kỹ sư, nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp sáng tạo
trong thiết kế, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp Semakau. Cụ thể, họ cho
xây dựng một bờ kè dài 7km như một bức tường thành để nối 2 đảo Pulau
Semakau, Pulau Seking và ngăn cách phần biển quanh 2 hòn đảo này với
phần biển bên ngoài. Bờ kè được xây bằng cát, các lớp đá, đất sét, phần
biển trong bờ kè được xây thành 11 ô nhỏ, có lớp lót bằng màng chống
thấm để ngăn rò rỉ rác thải ra ngoài. Rác được đổ vào các ô này, sau đó
phủ đất lên trên, nhằm thu hút các loài côn trùng và chim đến tạo nên dinh
dưỡng cho đất. Ngoài ra, người ta còn xây dựng một ống nước thải ở dưới
đáy các ô chứa rác để đưa nước rỉ rác của bãi chôn lấp về nhà máy xử lý
13
nước thải nổi trên đảo để xử lý, đảm bảo nước sạch, an toàn 100% trước
khi thải ra môi trường biển. Đối với rác thải xây dựng vốn chiếm rất nhiều
diện tích, Singapore đã chế tạo ra công nghệ xử lý và tái chế thành vật liệu
phục vụ cho xây dựng đường xá.

Vì tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, nhà nước Singapore xem chính sách
tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt là quốc sách hàng đầu. Các cuộc vận
động tiết kiệm nước luôn được tiến hành sâu rộng trong toàn quốc và luôn
được dân chúng ủng hộ làm theo. Bằng chứng là hơn 250.000 hộ dân ở 70
khu vực dân cư toàn Singapore tham gia thực hành tiết kiệm nước.
Chương trình trọng điểm quốc gia về nước của Singapore có thương hiệu
riêng là “Nước mới” (Newater), hiện nay có công suất lớn nhất trong tất cá
các nguồn nước đang được khai thác ở Singapore với khoảng 200.000.000
lít mỗi ngày. Nguồn nước mới này được tận dụng từ nước mưa và nước
thải, để tái sinh thành nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất công nghiệp.
Singapore tận thu nguồn nước mưa theo quy trình công nghiệp rất hiện
đại: mưa xuống, quản lý nguồn nước thu được, cho chảy vào những kênh
thoát và hồ tự nhiên, xử lý thành nước uống và cung cấp cho sinh hoạt và
sản xuất công nghiệp. Đặc biệt 80% lượng nước sinh hoạt của Sân bay
Quốc tế Changi, Singapore có nguồn gốc từ nước mưa. Đối với các nguồn
nước đã qua sử dụng, người ta lại tiếp tục thu gom vào các kênh chứa
nước thải riêng biệt, tiến hành xử lý, cho thoát ra biển, bốc hơi tạo nên
những trận mưa. Nước từ công đoạn xử lý nước thải, cũng có thể chuyển
đến trạm phân loại nước đã qua sử dụng, tinh lọc và bổ sung cho nguồn
nước sinh hoạt nếu xét đạt tiêu chuẩn. Phát kiến “nhất cử lưỡng tiện này”
đã giúp Singapore có thêm một nguồn nước mới dồi giàu, rẻ hơn rất nhiều
so với các nguồn truyền thống. Đồng thời giải quyết triệt để nạn ngập
nước vào mùa mưa, thường xuyên xảy ra hàng năm ở đảo quốc này 20
14
năm trước. Vì Singapore đã xây dựng được hệ thống các kênh chứa và dẫn
nước mưa cũng như nước thãi với tổng chiều dài lên đến hơn 7.000 km
(trong khi tổng diện tích quốc gia của đảo quốc này chỉ nhỉnh hơn 660
km2). Ngoài hai nguồn lợi chính trên, để tránh lãng phí công nghệ làm
nước sạch và tạo thêm nguồn thu cho đất nước, Singapore đã chính thức
“biến” hệ thống dây chuyền sản xuất “nước mới” thành một sản phẩm du
lịch, mở ra các tour du lịch “Khám phá vòng luân hồi của nước mới” cho
các du khách tham quan và tìm hiểu. Singapore cũng đã xây dựng thành
công nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt với công suất khoảng
140.000.000 lít một ngày, nâng tổng công suất của tất cả các ngưồn nước
ở Singapore lên đạt xấp xỉ 1.500 triệu lít một ngày. Như vậy, với khoảng
5.000.000 dân trong nước và hàng năm đón từ 5.000.000 đến 6.000.000
lượt du khách quốc tế, Singapore vẫn đảm bảo lượng nước cho sinh hoạt
và sản xuất ở mức cung luôn vượt xa cầu.

Thủ đô Singapore khá “chật”, phần lớn là nhà cao tầng, nhưng hễ có chỗ
đất trống nào thì đều được lấp bằng cây xanh. Cũng bởi thế mà Singapore
được đánh giá là thành phố có không gian xanh và sạch vào loại tốt nhất
thế giới. Hầu như không bao giờ có người vứt rác thải, tàn thuốc hoặc kẹo
cao su ra đường. Điều này không chỉ do luật pháp Singapore rất nghiêm
khắc, người vi phạm có thể bị phạt rất nặng mà còn do tinh thần tự giác và
ý thức cá nhân của mỗi người dân ở đây. Sự chủ động của Chính phủ và ý
thức của người dân trong các vấn đề vệ sinh môi trường đã làm cho đất
nước này tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ hàng năm trong việc
bảo vệ và phòng chống ô nhiễm so với nhiều thành phố và quốc gia đang
phát triển khác ở Châu Á.

15
3. Du lịch:
Singapore là một địa điểm sạch sẽ và an toàn để du khách đến tham quan.
Với không khí hòa nhã, dễ chịu xếp vào loại hàng đầu và những nơi công
cộng ở đây đều trong lành đến mức không có lấy một gợn khói. Đây chính
là những yếu tố thu hút khách du lịch mỗi lần đặt chân đến quốc đảo sạch
đẹp này. Trong quy hoạch, cảnh quan, môi trường, cây xanh được chú
trọng đầu tiên, với diện tích đất hạn chế, Chính phủ Singapore đã thực
hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất
cứ đâu”. Không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, Singapore thu hút
khách du lịch bởi những công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng như: Vịnh
Marina Bay, Đài phun nước Wealth, Công viên Universal Studio
Singapore, Vòng quay Singapore Flyer, Thủy cung SEA, Gardens By The
Bay. Với nhưng chính sách phát triển du lịch phù hợp với từng giai đoạn
đã đóng góp con số khổng lồ cho nền kinh tế Singapore.
4. Cơ sở hạ tầng:
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao
hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa
chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi.
Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng
bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng
đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ
(chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu
trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore có 12 khu vực
công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore
là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.
Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở
Châu Á.
16
Do diện tích mặt bằng hẹp nên chính quyền Singapore đã quy hoạch và
vận hành hệ thống giao thông rất khoa học và chi li nhằm tiết kiệm không
gian một cách hợp lý nhất, nhưng vẫn bảo đảm lưu thông mạch lạc, và gần
như không có tình trạng bị nghẽn xe lâu. Người dân Singapore có tinh thần
tự giác và tuân thủ luật lệ giao thông rất cao. Hệ thống giao thông công
chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của quốc đảo này
được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại Singapore được
vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của châu Âu
lục địa. Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong
đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus (hơn 3 triệu lượt người mỗi
ngày, năm 2010) và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi
là MRT (Mass Rapid Transit) (hơn 2 triệu lượt người mỗi ngày, năm
2010). Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường
hợp họ có thẻ từ tự động EZlink (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của
xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của
Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9 km và có giờ làm việc là từ 06:00
tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở
Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm. Hệ thống thuế giờ
cao điểm ERP (Electronics Road Pricing) được đưa vào hoạt động trong
khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe lưu thông qua các khu
vực này vào giờ cao điểm. Hệ thống giao thông công cộng chất lượng, tiện
lợi và an toàn ở Singapore đã giúp quốc gia này tiết kiệm được rất nhiều
thời gian và chi phí cho người dân trong việc đi lại hàng ngày, và tiết kiệm
được chi phí phải đầu tư sửa chữa mới hàng năm của Chính phủ.

17
5. Giáo dục:
Singapore còn thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ
dân trí cao và là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển
hàng đầu Châu Á nơi thu hút hàng ngàn du học sinh quốc tế đến học tập
mỗi năm. Ngay sau khi tách ra khỏi Malaysia, thủ tướng Lý Quang Diệu
đã cho thực hiện những chính sách vô cùng sáng suốt nhằm thu hút nhân
tài và củng cố đất nước khiến cho chỉ trong vòng 10 năm đã khiến cho
Singpaore nghèo nàn sau chiến tranh thế giới thứ 2 trở lại thành một trung
tâm kinh tế phát triển bậc nhất của châu Á. Hệ thống giáo dục của
Singapore rất linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như
năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm
năng của mình. Chương trình đào tạo của Singapore cũng luôn chú trọng
đến việc giáo dục giá trị đạo đức lành mạnh để duy trì bản sắc văn hóa của
đất nước. Ngoài ra, Singapore còn có chính sách rất thiết thực nhằm thu
hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Singapore thông qua việc chính phủ
Singapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải
chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện
đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng, học sinh được cấp văn bằng quốc
tế…Nhờ vậy, Singapore trở thành nơi học tập lý tưởng của rất nhiều du
học sinh quốc tế và phát triển mạnh trong kinh tế tri thức.

6. Công nghệ:
Singapore là một trong số nhiều quốc gia trên thế giới sớm công bố
chương trình liên quan đến công nghiệp 4.0. Mặc dù là quốc đảo với diện
tích hạn chế và nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào các ngành dịch vụ,
nhưng Singapore luôn nhận thức được tầm quan trọng của ngành chế biến,
chế tạo trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, để từ đó nhân rộng các ý
tưởng đó sang các ngành khác. Trong cơ cấu kinh tế của Singapore, công
18
nghiệp chế biến, chế tạo luôn duy trì tỷ trọng ở mức 20%. Chương trình
cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Singapore tập trung vào việc phát
triển mô hình nhà máy, doanh nghiệp và chuỗi giá trị trong tương lai dựa
trên nền tảng công nghiệp 4.0, sử dụng các công nghệ nổi bật của cách
mạng công nghiệp 4.0, gồm sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất với công
nghệ thông tin, trong ngành công nghiệp sản xuất, vật liệu tiên tiến, sản
xuất đắp dần (in 3D), rô-bốt và tự động hóa. Mô hình nhà máy tương lai
được nghiên cứu cho các lĩnh vực công nghiệp chủ đạo của Singapore,
gồm hóa chất, điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác, cơ khí ô-tô...

7. Kết luận:
Singapore đã khôn khéo tận dụng sức mạnh của con người và đánh bật
những khó khăn từ vị trí địa lý mang đến. Kết quả là quốc đảo này đã trở
thành một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, và cũng là
một trong những cảng biển chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Nền kinh tế
thương mại tự do và lực lượng lao động chất lượng cao, ngày nay
Singapore đã thực sự có được một vị thế rất vững chắc trên thế giới.

IV. Nhận xét về vai trò của yếu tố địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của Singapore:
Có thể thấy, yếu tố địa lý đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của Singapore trong những thập kỷ qua. Ngày 9/8/1965, Singapore
tuyên bố chính thức tách khỏi liên bang Malaysia và trở thành một quốc
gia độc lập với nền dân chủ có chủ quyền lãnh thổ riêng. Trong giai đoạn
đầu mới hình thành, quốc đảo này đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, bao
gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai, không có tài nguyên thiên nhiên
hay khoáng sản, hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập ngoại. Tuy nhiên,

19
chính những hạn chế và khó khăn đến từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
đã thúc đẩy tiềm năng, ý chí và sức mạnh của con người để luôn thích
nghi, sáng tạo và cải tiến; để sinh tồn và phát triển về phía trước.
Trước hết về mặt thuận lợi từ vị trí địa lý, “tài nguyên thiên nhiên” lớn
nhất của Singapore là vị trí địa lý của nó. Hòn đảo này nằm ở vị trí án ngữ
hoàn hảo dọc theo eo biển Malacca, một trong những tuyến hàng hải nhộn
nhịp nhất kết nối phương Tây với Đông Á, nắm vị trí chiến lược trong
phát triển giao thương đường biển của cả thế giới, đảm bảo quyền kiểm
soát trên 40% giao dịch qua lại. Singapore đã tận dụng triệt để và hiệu quả
lợi thế này khi chọn đường lối phát triển để trở thành trung tâm kinh tế của
Đông Nam Á và thế giới, dựa vào thế mạnh của cảng biển, của năng lực
thương mại có sẵn.
Với khí hậu nhiệt đới quanh năm ấm áp, Singapore có thể đón nhận tất cả
các du khách vào mọi mùa. Đối với đảo quốc sư tử, quan trọng không phải
là “có gì” mà là “làm được gì”. Là một đất nước tuy không có nhiều cảnh
đẹp thiên nhiên hùng vĩ, song điểm thu hút khách du lịch đến với quốc đảo
xinh đẹp này nằm ở môi trường sạch sẽ, nhiều cây xanh, kết hợp với nét
hiện đại, sầm uất của chốn đô thị. Quốc đảo Sư tử Singapore là thành phố
sạch nhất thế giới hay thành phố cây xanh theo đúng nghĩa, đường phố
không có một mẫu rác vì xả rác phạt rất nặng trên quốc đảo này, màu xanh
của cây cối phủ khắp cả nước được ví von như là "rừng trong thành phố,
thành phố trong rừng". Chính việc tận dụng lợi thế địa lý tự nhiên sẵn có
và sự sáng tạo, kết hợp với những chính sách phát triển du lịch hiệu quả đã
góp phần phát triển nền kinh tế Singapore.
Những chính sách, giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý rác thải mà
“quốc đảo sư tử” Singapore đã giải quyết được bài toán khó trong việc xử

20
lý lượng rác khổng lồ, trở thành “thương hiệu quốc gia sạch sẽ hàng đấu
thế giới” trong nhiều năm, khắc phục được khó khăn của đất đai khan
hiếm.
Có thể thấy những khó khăn, hạn chế của điều kiện tự nhiên đòi hỏi con
người phải không ngừng sáng tạo, nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng
cuộc sống, nâng cao ý thức bảo tồn, bảo vệ môi trường. Sự phồn vinh của
Singapore có nhiều nguyên nhân hợp thành, nhưng chủ yếu vẫn là cách họ
đi lên bằng ý chí và nghị lực phi thường. Trong đó có tinh thần và ý thức
tiết kiệm của chính phủ và người dân nước này rất đáng được học tập.

V. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam:

Theo Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng thuộc Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,
hiện Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với thời điểm
Singapore hóa rồng. Dân số của Việt Nam đông hơn, lại đang trong thời
kỳ dân số vàng với 70% dưới 35 tuổi. Diện tích của Việt Nam lớn hơn, tài
nguyên thiên nhiên nhiều và phong phú hơn. Trí tuệ và bản lĩnh của người
Việt Nam cũng rất tốt... "Bởi vậy, rõ ràng nếu không hóa rồng là do chúng
ta không chịu hóa rồng, chứ không thể nói rằng chúng ta không có điều
kiện". Vậy Việt Nam có thể học hỏi những gì từ nước bạn Singapore?

1. Quản lý môi trường:


Hiện nay, vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn luôn là một bài toán
khó tại Việt Nam. Học hỏi Singapore, ta cần có những hoạch định chiến
lược quản lý môi trường hợp lý. Chiến lược bảo vệ môi trường đô thị của
Singapore gồm bốn khâu thành phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát
và giáo dục. Ngay từ những năm 1970, Singapore đã tổ chức riêng Bộ Môi

21
trường và Cục Phòng chống ô nhiễm nhằm thực hiện các biện pháp kiểm
soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Tiếp đó,
hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát và xử lý các chất độc
hại.

Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa ô nhiễm được thực hiện thông qua kế
hoạch sử dụng đất đai hợp lý, chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm
soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cường trang bị phương tiện thu
gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt
buộc phải kiểm tra nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo các phương tiện thu gom
và xử lý chất thải được sử dụng và bảo trì hợp lý.

Việc kiểm soát thường xuyên môi trường không khí và môi trường nước
trong đất liền và trên biển cũng được thực hiện để tiếp cận các chương
trình kiểm tra ô nhiễm môi trường một cách đầy đủ và có hiệu quả. Việc
thực hiện nhiều chương trình giáo dục dân chúng tham gia bảo vệ và quản
lý môi trường cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược chung
này.

2. Quản lý đất đai:

Để làm nên một Singapore xanh sạch đẹp ngày hôm nay, một phần quan
trọng trong đó là nhờ vào chiến lược và kế hoạch hóa sử dụng đất đai hiệu
quả. Một đô thị có mật độ dân số cao thường không có nhiều sự lựa chọn
cho một quy hoạch hoàn hảo, vì thế mà các nhà quy hoạch cần phải tính
toán kỹ lưỡng sao cho sử dụng hiệu quả nhất. Đó chính là sự kết hợp của
quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp, kiểm soát phát triển và thiết
kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng sử dụng đất.

22
Việt Nam có những tiềm năng và động lực quan trọng để có thể sáng tạo,
phát triển đột phá, trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực, tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều mà hiện nay cần chính là cơ chế, mô hình
phát triển thích hợp nhất để có thể cất cánh phát triển. Những bài học từ
Singapore rất hữu ích cho Việt Nam ta hiện nay.

3. Phát triển du lịch:


Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát
huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để
có những bước phát triển vượt bậc. Trong các thành công của Singapore
thời gian qua, ta phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du
lịch. Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch
định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho
từng giai đoạn của Chính phủ Singapore.
Nước ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng, tài nguyên thiên nhiên trù phú. Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế
sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của ngành du
lịch nước nhà, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý
tưởng, phương án quy hoạch phù hợp; xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch
phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và
các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát
triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi
trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ
hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cường tổ chức

23
các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa
đông để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù hợp đối với
từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp
của du lịch
4. Quy hoạch đô thị:
Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hoá trên cả nước nói chung và sự phát
triển mở rộng của một số đô thị nói riêng tăng khá nhanh. Nhiều quy
hoạch khu đô thị mới đã được lập và đang triển khai đầu tư xây dựng hoặc
đi vào khai thác sử dụng, đặc biệt tập trung ở các thành phố lớn như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ quá trình phát triển của Singapore,
chúng ta có thể rút ra được bài học về kinh nghiệm quản lí và quy hoạch
đô thị cho Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều bất cập và luẩn quẩn.
Những đô thị với mật độ xây dựng dày đặc như Singapore phải ưu tiên sử
dụng hiệu quả từng mét vuông đất nhưng đồng thời không được tạo ra cảm
giác quá chật chội cho người dân. Với nguồn tài nguyên đất đai hạn chế
phải phân bổ cho nhiều dự án nhà ở, công nghiệp, thương mại, quy trình
xây dựng các công viên tại Singapore được tính toán rất kĩ lưỡng dựa trên
khoảng cách với trung tâm các khu dân cư nhằm đảm bảo người dân có
thể dễ dàng tiếp cận được. Các công viên của Singapore cũng được thiết
kế theo phong cách sáng tạo để khơi dậy cảm hứng của cộng đồng. Nhờ có
tầm nhìn quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai và thiết kế hiệu quả, những
khu nhà ở san sát tại Singapore vẫn đảm bảo đồng thời công năng và tính
thẩm mỹ. Thêm vào đó, các khu nhà cao tầng của Singapore được xây
dựng xen kẽ với những tòa nhà thấp hơn, giảm bớt sự “ngộp thở” của
người dân sống tại đây. Chiều cao và tỷ lệ của từng tòa nhà được thiết kế
24
và quyết định một cách cẩn thận, chuẩn mực. Tiến sĩ Liu Thai Ker, một
trong những chuyên gia quy hoạch của Singapore, so sánh quy hoạch đô
thị ở Singapore như một bàn cờ mà ở đó không có hai miếng có cùng
chiều cao.
Để tối đa hóa lợi ích không gian, Singapore biến những mảnh đất trống
bên cạnh các khu vực cơ sở hạ tầng của thành phố thành những địa điểm
phục vụ hoạt động thương mại và giải trí. Ý tưởng xuyên suốt của các cơ
quan chức năng tại đây là tận dụng mọi không gian có thể để phục vụ cộng
đồng.

Bên cạnh đó, về quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông còn đặt ra rất nhiều
bài toán cho nước ta. Tại Singapore, với diện tích đất hẹp, mật độ dân số
bình quân cao nhất thế giới, nhưng hệ thống giao thông Singapore được
đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống vận chuyển công cộng
(bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt, xe taxi) với phạm vi hoạt động và tính
hiệu quả cao nhất thế giới. Hệ thống giao thông đường bộ mặc dù không
lớn nhưng được tính toán, phân luồng một cách khoa học và chặt chẽ;
phần lớn đều tổ chức giao thông một chiều; các nút giao thông đều được tổ
chức các ngã rẽ phụ, nhằm hạn chế lưu lượng xe vào nút hoặc tổ chức giao
thông khác mức. Hầu hết các tuyến đường lớn đều có cầu vượt cho người
đi bộ và xe thô sơ. Đặc biệt, vỉa hè trên các tuyến giao thông đều có thiết
kế lối đi riêng dành cho người đi bộ, cách ly với mặt đường bằng dải cây
xanh và hoa để tạo ra cảnh quan, gây cảm giác an toàn và dễ chịu cho
người đi bộ; người đi bộ chỉ được phép qua đường tại các vị trí có tín hiệu
đèn xanh, đỏ và cầu vượt hoặc hầm chui…

25
KẾT LUẬN

Yếu tố địa lý có vai trò tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia. Nó mang đến những thuận lợi và cả những khó khăn, đòi
hỏi ý chí, sức mạnh tri thức, tinh thần sáng tạo để tồn tại, thích nghi và phát
triển. Singapore chính là một tấm gương của sự nỗ lực, ý chí vươn lên nghịch
cảnh. Từ một đảo quốc với diện tích nhỏ bé, dân số chỉ 5 triệu người, không
có tài nguyên, “một trái tim không có cơ thể” (A heart without a body), chính
Lý Quang Diệu đã nói như vậy. Trái tim này phải cố gắng biến thế giới thành
cơ thể của nó. Và điều “không tưởng” đó Singapore đã làm được. Sự phồn
vinh của Singapore có nhiều nguyên nhân hợp thành, nhưng chủ yếu vẫn là
cách họ đi lên bằng ý chí và nghị lực phi thường. Họ đã biết tận dụng triệt để
và hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý của mình, luôn nỗ lực cải
tiến, nâng cao chất lượng cuộc sống bằng những giải pháp, chính sách hữu
hiệu trong từng giai đoạn. Không chỉ vậy, một nền quản trị tốt cũng đã giúp
Singapore vươn lên trở thành “con rồng Châu Á” với nền kinh tế phát triển
mạnh, hiện đại nhất với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của Singapore
được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới. Chính những biện pháp tuyên truyền,
luật lệ nghiêm khắc và nền giáo dục chất lượng cao đã góp phần tạo nên môi
trường xã hội có trình độ dân trí cao, ý thức nghiêm túc trong việc bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên. Giờ đây, quốc đảo sư tử này đã trở thành
quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài bậc nhất và là điểm đến hấp dẫn cho du
khách trên toàn thế giới. Singapore mất 30 năm để “hóa rồng châu Á”, đó là
bài học đắt giá cho những nước có nền kinh tế chưa phát triển trong đó có Việt
Nam.

Em xin kết thúc bài tiểu luận về đề tài “Vai trò của yếu tố địa lý đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của Singapore”. Em xin cảm ơn cô đã nhiệt tình,
26
tận tâm giảng dạy em học kỳ vừa qua. Do kinh nghiệm, thời gian và vốn kiến
thức có hạn nên còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Sách:
[1] Địa - chính trị thế giới, PGS. TS Nguyễn Thị Quế - ThS. Ngô Thị
Thúy Hiền, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

 Bài báo:
[1] https://hospitalityinsights.ehl.edu/singapore-economic-success
[2] https://vietnamnet.vn/phep-mau-singapore-va-bai-hoc-cho-viet-
nam-770472.html
[3] https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-
te-dat-ra-trong-phat-trien-ha-tang-giao-thong-duong-bo-do-thi-ha-noi-
theo-huong-ben-vung-88620.htm
[4] https://vietnamnet.vn/phep-mau-singapore-va-bai-hoc-cho-viet-
nam-770472.html
[5] https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/kinh-nghiem-cua-
singapore-ve-phat-trien-cong-nghiep-trong-bo.html
[6]https://www.yourarticlelibrary.com/industries/factors-influencing-
the-location-of-industries-geographical-and-non-geographical-factors/
19695
[7]https://visanuocngoai.vn/tin-tuc-singapore/vi-tri-dia-ly-cua-
singapore.html
[8] https://hospitalityinsights.ehl.edu/singapore-economic-success
27
[9]https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/
singapore-nghich-ly-phat-trien-18

28

You might also like