You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


------------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
MÃ LỚP HP: TOU30201

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9


MSSV – HỌ VÀ TÊN: 211A070007 - Nguyễn Thị Quỳnh Như
211A070104 - Nguyễn Thanh Lịch
191A080181 - Dương Ngọc Thanh
211A070058 - Đoàn Anh Thư
211A070019 - Bùi Tiến Phát
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Diễm Tuyết

HỌC KỲ 2 (2021 – 2022)


THỜI GIAN NỘP BÀI: 04/08/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở ĐẢO PHÚ QUỐC

KẾT QUẢ TIỂU LUẬN


NỘI DUNG ĐIỂM SỐ GV XÁC NHẬN

1. Trình bày 0,5 đ


2. Nội dung 1 0,5 đ
3. Nội dung 2 3,0 đ
4. Nội dung 3 1,0 đ
5. Nội dung 4 1,5 đ
6. Nội dung 5 3,0 đ
7. Nội dung 6 0,5 đ
TỔNG KẾT: 10 đ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM

STT MSSV NHIỆM VỤ ĐIỂM SỐ


1 211A070007 Giao công việc, tổng 10
hợp word, chỉnh sửa
và làm tiểu luận, trích
dẫn tài liệu tham
khảo.
2 211A070104 Đặt vấn đề và giới 10
thiệu tiềm nay phát
triển du lịch ở đảo
Phú Quốc.
3 191A080181 Sản phẩm du lịch và 10
thực trạng phát triển
du lịch biển đảo Phú
Quốc.
4 211A070058 Giải pháp phát triển 10
du lịch theo hướng
phát triển bền vững.

5 211A070019 Giải pháp phát triển 10


du lịch theo hướng
phát triển bền vững +
Kết luận.
- Rubric: đánh giá cá nhân trong LÀM VIỆC NHÓM
Họ tên sinh viên tham gia: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Điểm số: 10
Người đánh giá: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém
số (%) 100% 75% 50% 0%
Thời gian tham gia 15 Chia đều cho số lần họp nhóm
họp nhóm đầy đủ
Thái độ tham gia 15 Kết nối tốt Kết nối khá tốt Có kết nối Không kết nối
tích cực khác nhưng đôi khi
còn lơ là,
phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng góp 20 Sáng tạo/rất Hữu ích Tương đối Không hũu ích
hữu ích hũu ích hữu ích

Thời gian giao nộp 20 Đúng hạn Trễ ít, không gây Trễ nhiều, có Không
sản phẩm đúng hạn ảnh hưởng gây ảnh nộp/Trễ gây
hưởng quan ảnh hưởng
trọng nhưng không thể
đã khắc phục khắc phục

Chất lượng sản 30 Đáp ứng Đáp ứng khá tốt Đáp ứng một Không sử
phẩm giao nộp tốt tốt/sáng tạo yêu cầu phần yêu cầu, dụng được
còn sai sót
quan trọng

- Rubric: đánh giá cá nhân trong LÀM VIỆC NHÓM


Họ tên sinh viên tham gia: Nguyễn Thanh Lịch
Điểm số: 10
Người đánh giá: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém
số (%) 100% 75% 50% 0%
Thời gian tham gia 15 Chia đều cho số lần họp nhóm
họp nhóm đầy đủ
Thái độ tham gia 15 Kết nối tốt Kết nối khá tốt Có kết nối Không kết nối
tích cực khác nhưng đôi khi
còn lơ là,
phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng góp 20 Sáng tạo/rất Hữu ích Tương đối Không hũu ích
hữu ích hũu ích hữu ích

Thời gian giao nộp 20 Đúng hạn Trễ ít, không gây Trễ nhiều, có Không
sản phẩm đúng hạn ảnh hưởng gây ảnh nộp/Trễ gây
hưởng quan ảnh hưởng
trọng nhưng không thể
đã khắc phục khắc phục

Chất lượng sản 30 Đáp ứng Đáp ứng khá tốt Đáp ứng một Không sử
phẩm giao nộp tốt tốt/sáng tạo yêu cầu phần yêu cầu, dụng được
còn sai sót
quan trọng
- Rubric: đánh giá cá nhân trong LÀM VIỆC NHÓM
Họ tên sinh viên tham gia: Dương Ngọc Thanh
Điểm số: 10
Người đánh giá: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém
số (%) 100% 75% 50% 0%
Thời gian tham gia 15 Chia đều cho số lần họp nhóm
họp nhóm đầy đủ
Thái độ tham gia 15 Kết nối tốt Kết nối khá tốt Có kết nối Không kết nối
tích cực khác nhưng đôi khi
còn lơ là,
phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng góp 20 Sáng tạo/rất Hữu ích Tương đối Không hũu ích
hữu ích hũu ích hữu ích

Thời gian giao nộp 20 Đúng hạn Trễ ít, không gây Trễ nhiều, có Không
sản phẩm đúng hạn ảnh hưởng gây ảnh nộp/Trễ gây
hưởng quan ảnh hưởng
trọng nhưng không thể
đã khắc phục khắc phục

Chất lượng sản 30 Đáp ứng Đáp ứng khá tốt Đáp ứng một Không sử
phẩm giao nộp tốt tốt/sáng tạo yêu cầu phần yêu cầu, dụng được
còn sai sót
quan trọng

- Rubric: đánh giá cá nhân trong LÀM VIỆC NHÓM


Họ tên sinh viên tham gia: Đoàn Anh Thư
Điểm số: 10
Người đánh giá: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém
số (%) 100% 75% 50% 0%
Thời gian tham gia 15 Chia đều cho số lần họp nhóm
họp nhóm đầy đủ
Thái độ tham gia 15 Kết nối tốt Kết nối khá tốt Có kết nối Không kết nối
tích cực khác nhưng đôi khi
còn lơ là,
phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng góp 20 Sáng tạo/rất Hữu ích Tương đối Không hũu ích
hữu ích hũu ích hữu ích

Thời gian giao nộp 20 Đúng hạn Trễ ít, không gây Trễ nhiều, có Không
sản phẩm đúng hạn ảnh hưởng gây ảnh nộp/Trễ gây
hưởng quan ảnh hưởng
trọng nhưng không thể
đã khắc phục khắc phục

Chất lượng sản 30 Đáp ứng Đáp ứng khá tốt Đáp ứng một Không sử
phẩm giao nộp tốt tốt/sáng tạo yêu cầu phần yêu cầu, dụng được
còn sai sót
quan trọng
- Rubric: đánh giá cá nhân trong LÀM VIỆC NHÓM
Họ tên sinh viên tham gia: Bùi Tiến Phát
Điểm số: 10
Người đánh giá: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém
số (%) 100% 75% 50% 0%
Thời gian tham gia 15 Chia đều cho số lần họp nhóm
họp nhóm đầy đủ
Thái độ tham gia 15 Kết nối tốt Kết nối khá tốt Có kết nối Không kết nối
tích cực khác nhưng đôi khi
còn lơ là,
phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng góp 20 Sáng tạo/rất Hữu ích Tương đối Không hũu ích
hữu ích hũu ích hữu ích

Thời gian giao nộp 20 Đúng hạn Trễ ít, không gây Trễ nhiều, có Không
sản phẩm đúng hạn ảnh hưởng gây ảnh nộp/Trễ gây
hưởng quan ảnh hưởng
trọng nhưng không thể
đã khắc phục khắc phục

Chất lượng sản 30 Đáp ứng Đáp ứng khá tốt Đáp ứng một Không sử
phẩm giao nộp tốt tốt/sáng tạo yêu cầu phần yêu cầu, dụng được
còn sai sót
quan trọng
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 3
NỘI DUNG................................................................................................................. 4
1. Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo ở đảo Phú Quốc .................................. 4
1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 4
1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................................................... 4
1.2.1. Địa hình ................................................................................................ 4
1.2.2. Khí hậu ................................................................................................. 6
1.2.3. Nguồn nước .......................................................................................... 6
1.2.4. Sinh vật................................................................................................. 7
1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa ...................................................................... 10
1.3.1. Di tích lịch sử - văn hóa – cách mạng ................................................. 10
1.3.2. Lễ hội ................................................................................................. 12
1.3.3. Làng nghề thủ công truyền thống ........................................................ 13
1.3.4. Các tài nguyên văn hóa khác ............................................................... 13
2. Sản phẩm du lịch ở đảo Phú Quốc ................................................................. 15
2.1. Rượu sim .................................................................................................. 15
2.2. Hồ tiêu Phú Quốc ..................................................................................... 16
2.3. Khu du lịch và vui chơi giải trí tồng hợp.................................................. 18
2.4. Nước mắm Phú Quốc ............................................................................... 20
2.5. Lặn biển ngắm san hô ở Phú Quốc .......................................................... 21
2.6. Mật ong từ trại ong Phú Quốc ................................................................. 22
2.7. Cáp treo Hòn Thơm – Phú Quốc.............................................................. 22
2.8. Nuôi cấy ngọc trai Phú Quốc ................................................................... 23
3. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo ở đảo Phú Quốc ............................... 24
3.1. Từ góc độ bền vững về kinh tế.................................................................. 24
3.1.1. Số lượng khách du lịch ....................................................................... 24
3.1.2. Doanh thu du lịch ............................................................................... 25
3.1.3. Lao động du lịch ................................................................................. 26
3.1.4. Cơ sở hạ tầng du lịch .......................................................................... 28
3.1.5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch ......................................................... 30
1
3.2. Từ góc độ bền vững về môi trường........................................................... 34
3.3. Từ góc độ bền vững về văn hóa – xã hội .................................................. 35
4. Giải pháp phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững của đảo Phú
Quốc ......................................................................................................................... 36
4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ........................................................... 36
4.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.......................................... 39
4.3. Đối với nguồn nhân lực du lịch ............................................................... 42
4.4. Đối với cộng đồng cư dân địa phương ..................................................... 43
4.5. Đối với du khách ...................................................................................... 44
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 47

2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, không chỉ
ở các nước phát triển mà còn cả các nước đang phát triển. Nằm trong khu vực
ASEAN, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng và là một trong những quốc gia có tiềm năng du lịch lớn. Thực tế
cho thấy, từ cuối những năm 1980, nhờ chính sách cải cách và mở cửa của Chính phủ,
ngành du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu. Một trong
số đó là huyện đảo Phú Quốc hay còn gọi là đảo ngọc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam và
đông dân nhất trong quần thể 22 hòn đảo tại đây.
Nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, đảo Phú Quốc được mệnh danh là hòn ngọc
của Việt Nam và là điểm đến quen thuộc của cả du khách quốc tế và trong nước. Đảo
Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan và cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú
Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Đảo ngọc sở hữu khí hậu nhiệt đới ôn hòa, nóng ẩm
quanh năm, vùng biển xanh ngắt và hệ sinh thái du lịch vô cùng đa dạng. Vì thế, đảo
Phú Quốc đang là điểm đến thu hút nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài
nước. Ngày 1/1/2021, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của
Việt Nam, với “chiếc áo mới” này, Phú Quốc đã và đang thu hút một lượng lớn các
nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế du lịch.
Tuy nhiên, việc đầu tư nhiều và thiếu quy hoạch đã khiến Phú Quốc mất đi vẻ
đẹp ban đầu, với cảnh quan thiên nhiên dần mai một và bị thay thế bởi những tác động
tiêu cực của con người. Mặt khác, người dân một số vùng nhận thức về phát triển du
lịch còn hạn chế, thiếu sự phối hợp giữa các sở, ngành, hiệu quả của các hoạt động
quảng bá chưa cao, nguồn nhân lực du lịch hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển, một số chính sách thúc đẩy phát triển du lịch chưa đủ mạnh, tình hình
vệ sinh môi trường của một số điểm du lịch chưa được cải thiện,…
Do vậy, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển du lịch của thành
phố đảo Phú Quốc. Vậy nên, nhóm chúng em chọn đề tài “Phát triển du lịch bền vững
ở đảo Phú Quốc” với mục tiêu phân tích các tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch
ở vùng biển đảo Phú Quốc. Từ đó, nhóm đưa ra các giải pháp phát triển du lịch bền
vững tại thành phố đảo Phú Quốc để từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh
tế chủ đạo của tỉnh Kiên Giang nói chung và của thành phố đảo Phú Quốc nói riêng.

3
NỘI DUNG
1. Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo ở đảo Phú Quốc
1.1. Vị trí địa lý
Phú Quốc – một thành phố đảo nằm ở cực Tây Nam thuộc vịnh Thái Lan,
bốn mặt đều giáp biển. Đảo có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần
lại ở phía Nam, chiều dài của đảo trên 50km, nơi rộng nhất là 25km, nơi hẹp nhất
là 3 km. Khoảng cách từ Phú Quốc đến thị xã Hà Tiên là 46km, cách thành phố
Rạch Giá 115km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách thành phố Cà Mau
200km.
Cảng hàng không Phú Quốc cách cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
khoảng 300km. Cách sân bay Rạch Sỏi – thành phố Rạch Giá 130km, cách sân
bay Trà Nóc – thành phố Cần Thơ 190km. Với vị trí đó, Phú Quốc hoàn toàn có
thể phát triển ngành hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với
các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và với bạn bè quốc tế thông qua sân bay quốc tế Phú
Quốc.
Toàn bộ tuyến bờ biển Đông, Tây, Nam, Bắc của đảo Phú Quốc đều có tiềm
năng phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Du khách có
thể tham gia hoạt động tắm biển trong suốt 365 ngày/năm, đây là thế mạnh mà các
điểm du lịch biển ở phía Bắc nước ta không có được. Phú Quốc do nằm ở vĩ độ
thấp, khí hậu nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động nên thuận lợi cho hoạt
động du lịch như: tắm biển, lướt sóng, lặn biển hay du lịch dã ngoại...
Phú Quốc là một thành phố đảo nằm cách xa đất liền, không chịu tác động
của các khu công nghiệp, các mỏ dầu khai thác, vì vậy chất lượng nước biển và
các bãi cát dành cho tắm biển vẫn còn giữ được độ thuần khiết vốn có. Huyện đảo
– Thành phố Phú Quốc còn có rất nhiều các đảo chưa có dân sinh sống, đang giữ
được những nét nguyên thủy của thiên nhiên.
1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Địa hình của Thành phố đảo Phú Quốc khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi
sông suối và đồi núi, độ cao thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông
sang Tây. Phía Bắc có dãy núi Bãi Đại với các đỉnh cao trên dưới 200m, dãy núi
4
Hàm Rồng với đỉnh cao nhất 365m và dãy núi Hảo với đỉnh cao nhất 382m. Phía
Đông có dãy núi lớn nhất là Hàm Ninh tạo thành hình cánh cung kéo dài hơn
30km theo hướng Bắc Nam, trong đó cao nhất là đỉnh núi Chùa 565m. Phía Nam
có dãy Dương Đông và Suối Đá Bàn với các đỉnh cao từ 100 - 150m. Phú Quốc
với 99 ngọn núi nối tiếp nhau tạo nên vẻ hoang sơ, hiếm có. Các đỉnh núi cao như
Gò Quao (478m), núi đá Bạc (448m), và dãy Hàm Ninh dài 30 km,… đã trở thành
những điểm đến hấp dẫn và có phần mạo hiểm cho du khách trong hành trình
khám phá thiên nhiên với các loại hình du lịch leo núi, du lịch thám hiểm... Dãy
Hàm Ninh là dãy núi lớn nhất ở Phú Quốc và cũng là dãy núi bị chia cắt manh
nhất. Phía Tây Bắc thấp dần ra phía biển hình thành Bãi Dài, phía Nam địa hình
thấp dần, xen kẽ những đồng bằng hẹp, những bát cát trắng trải dài như Bãi
Trường, bãi biển Dương Đông... các chân núi nhô ra bờ biển tạo thành mũi Gành
Dầu, mũi Đá Toại, mũi Trâu Năm, mũi Đá Bạc... Phú Quốc hình thành nên khu du
lịch nghỉ dưỡng với một bên là ghềnh đá biếc, một bên là những bãi cát trắng muốt
trải dài thẳng tắp.
Bên cạnh đó, với địa hình đứt gãy, Phú Quốc tạo nên những khe suối, thác
nước đẹp như Suối Tranh, Suối Đá Bàn, suối Tiên... Trong đó Suối Tranh - một
tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quốc, là một điểm đến mà du khách
không thể bỏ qua khi đến thăm Bắc Đảo. Ngoài ra, khu vực Suối Tranh còn có
động hang Dơi cao trên 300m, động sâu 60m với những thạch nhũ tuyệt đẹp, nơi
đây được ví như là sự kết hợp hài hòa giữa Thạch Động của Hà Tiên và Ngũ Hành
Sơn của Đà Nẵng.
Bao bọc xung quanh Phú Quốc là đường bờ biển với tổng chiều dài tới
150km, nơi đây được thừa hưởng những bãi cát trắng dài, sạch và đẹp tạo nên
cảnh quan du lịch tự nhiên, lý tưởng với các bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi
Khem, bãi Giếng, bãi Sao, bãi Vòng,… với nhưng nghềnh đá nhô ra biển như mũi
Dinh Cậu, mũi Ông Đội phù hợp để khai thác loại hình du lịch tham quan, tắm
biển, thể thao biển, lặn biển, xem san hô, xem các loại động thực vật biển... tất cả
những tiềm năng đó tạo sức hấp dẫn đối với du khách.

5
1.2.2. Khí hậu
Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp, lại lọt sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh
biển bao bọc nên thời tiết luôn mát mẻ, mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển
hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường.
Khí hậu Phú Quốc mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới: Mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương
đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4m/s, có khi lên đến 24m/s. Mùa khô có độ ẩm
trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 (35°C). Đây chính là
mùa du lịch, du khách thích đến Phú Quốc vào thời điểm này vì đây là thời điểm
có thể tham gia được nhiều hoạt động du lịch ngoài trời như: lướt sóng, thuyền
buồm, tắm nắng, tắm biển, lặn, nhảy dù.. Mùa mưa : bắt đầu từ tháng 05 đến tháng
11, đảo là cửa ngõ của gió Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa
mưa mây nhiều, độ ẩm cao (85 – 90%). Lượng mưa trung bình 414 mm/tháng.
Riêng khu vực Bắc Đảo lượng mưa cao hơn (400m/năm); có tháng mưa kéo dài 20
ngày liên tục. Lượng mưa trong mùa này là nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp
cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trên đảo.
Tóm lại, Phú Quốc có khí hậu nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động
nên thuận lợi cho hoạt động du lịch như: tắm biển, lướt sóng, lặn biển hay du lịch
dã ngoại. Thời gian phân bố mùa mưa giữa Phú Quốc và các khu du lịch trong khu
vực có sự khác nhau; Mùa mưa ở Phú Quốc từ tháng 5 đến tháng 10, trong lúc đó
mùa mưa ở Singapore, Indonesia, Malaysia... bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào
cuối tháng 3 năm sau, vì vậy, mùa khô chính là mùa du lịch của Phú Quốc, là thời
điểm có khả năng thu hút khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc
tế. Ngoài ra, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Phú Quốc có một nguồn tài nguyên
quý giá là thảm rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống cây đặc chủng như: cây
kiền kiền, sơn huyết, ổi rừng, kim giao, hoàng dân gia... Các loại động vật quý
như: cu li lợn, khỉ đuôi dài, sóc đỏ, trăn gấm, kỳ đà vằn, kỳ đà hoa, đồi mồi, chìa
vôi vàng chồn bay, vươn mà trắng cá sấu nước ngọt. Đây chính là tiềm năng, là
vốn quý nhất để phát triển du lịch trên hòn đảo xinh đẹp này.
1.2.3. Nguồn nước
Chế độ nước của Phú Quốc có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, đặc
điểm địa hình và thủy triều, trong đó có đặc điểm nổi bật như: Phú Quốc nằm
6
trong vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, có chế độ nhật triều không đều, biên độ giao
động thấp (từ 0,7-1,2m). Lượng mưa lớn, địa hình chia cắt mạnh nên Phú Quốc có
hệ thống suối khá dày (0,42 km/km sông), các con sông suối ngắn và dốc, lưu
lượng nước phụ thuộc theo mùa, vì vậy tình trạng thiếu nước ngọt trong sản xuất
và sinh hoạt thường xẩy ra vào mùa khô trên đảo. Nguồn nước sinh hoạt và sản
xuất của cư dân trên đảo khoảng 60 - 70% được lấy từ hồ Dương Đông thông qua
trạm cấp nước với công suất 3,3 triệu m, phần còn lại được lấy từ nguồn nước mưa
dự trữ trong các bể chứa nước mưa của người dân địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, cho các
hoạt động dịch vụ và cho sản xuất đang gặp nhiều vấn đề cần giải quyết. Số giếng
khoan khai thác nước ngầm trên đảo trong thời gian qua tăng nhanh phản ánh sự
gia tăng nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt là các khu du lịch. Điều đáng nói là sự
khai thác ồ ạt, có thể đưa đến nguy cơ phá vỡ cấu trúc cân bằng của nguồn nước
ngầm. Mạch nước ngầm hạ thấp, tạo điều kiện cho việc xâm nhập mặn, từ đó ảnh
hưởng chất lượng nguồn nước mặt. Nguy cơ này ngày càng tăng khi nhu cầu nước
cho du lịch, cho sản xuất và sinh hoạt của đảo tăng lên trong thời gian tới.
1.2.4. Sinh vật
Phú Quốc được sự ưu đãi của thiên nhiên, có điều kiện tự nhiên thuận lợi
với các hệ sinh thái đa dạng, giàu tiềm năng. Song có giá trị nhất đối với hoạt động
du lịch ở đây là hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái sông suối; hệ sinh thái san hô, cỏ
biển; hệ sinh thái biển đảo,…
 Hệ sinh thái rừng
Tài nguyên rừng: Rừng Phú Quốc khá phong phú với diện tích trên 38.100
km, chiếm 64,15% diện tích tự nhiên của đảo.
Bảng 1. Bảng thống kê tài nguyên rừng thành phố Phú Quốc 2009
Hiện trạng
Chỉ tiêu Trữ lượng (m³)
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Diện tích đất có rừng 38.536 100 1.422.076
Rừng tự nhiên 37.233 96.6 1.425.705
Rừng lá rộng 33.471 89.8 57.396
Rừng giàu 381 1 136.312
Rừng trung bình 2.236 6 248.721
7
Rừng nghèo 7.537 20.2 295.316
Rừng non phục hồi
11.227 30.1 687.360
đường kính lớn
Rừng non phục hồi
12.090 32.4
đường kính nhỏ
Rừng tràm 3.678 9.8
Rừng ngập mặn 80 0.2
Rừng trồng 1.303 3.38
(Nguồn: Số liệu thống kê phòng thống kê Thành phố Phú Quốc năm 2010)
Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm 96,6%, rừng trồng chiếm 3,38%.
Rừng như là một lá phổi xanh ở giữa biển cung cấp nguồn sống cho cư dân trên
đảo bởi màu xanh và sự nguyên sơ của đảo. Rừng Phú Quốc là nơi giao nhau của
ba khu hệ thực vật: khu hệ thực vật Malaysia, khu hệ thực vật nóng khô Miến Điện
và khu hệ thực vật Himalaya, vì vậy rừng rất phong phú về hệ thực vật và động
vật. Độ che phủ cao nhất của rừng tập trung ở vùng Bắc Đảo với diện tích 14.400
ha (bao gồm dãy Hàm Ninh, dãy núi Bãi Dài). Hiện nay rừng có nhiều loại gỗ quý
hiếm như kiền kiền, chai, săng lẻ, dầu lông,… Có khoảng trên 400 loại thú, chim,
bò sát, ếch nhái. Thú lớn trên đảo ít chỉ có nai, cầy, khỉ vàng, vượn tay trắng, sóc
chân vàng, sấu đỏ, cá sấu nước ngọt,… Trong đó vượn tay trắng, cá sấu nước ngọt
được nhà nước xếp vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo vệ nhưng đang
có nguy cơ tuyệt chủng.
Vườn Quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số
91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành VQG Phú Quốc. Ở
chửng mực nào đó, vườn Quốc gia Phú Quốc được xem là một khu bảo tầng gen,
có ý nghĩa trong việc lập các khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái nhằm phục vụ cho
học tập, nghiên cứu và cả cho hoạt động du lịch sinh thái kết hợp. Hệ thực vật ở
vườn Quốc gia khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh
mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới 470 loài thực vật bậc cao
(thuộc 91 họ), bao gồm: các loài cây đại mộc, các loài phong lan quý, các loài
dược thảo quý và một số loài sống ký sinh khác. Hệ động vật ở đây cũng rất đa
dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như:
8
Sói rừng, Khỉ bạch, Vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục
Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó
9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…
VQG Phú Quốc còn có phần biển với những Rạn San hô đủ hình dáng, sắc màu.
Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển.
Thêm vào đó, khu hệ cá trong các Rạn San hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá
mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quí
hiếm như: Trai Tai Tượng, Ốc Đun Cái, Đồi Mồi, Bò Biển (Dugong)…
 Hệ sinh thái sông suối
Phú Quốc có một số sông rạch tự nhiên như: sông Dương Đông, Rạch
Tràm, Cửa Cạn. Đáng kể nhất là sông Rạch Tràm một bên bờ sông là rừng tràm
xen lẫn với cây dầu và cây sao; còn một bên là rừng ngập mặn gồm các loài cây:
vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Trong khi ở thượng nguồn lại có nhiều dây choại,
bòng bong, lau sậy, hoa mua, thù lù, nụ áo, tàu bay, tâm thất, bèo tản nhọn với
màu nước đỏ đặc trưng. Ngoài ra, Phú Quốc còn có nhiều dòng suối bắt nguồn từ
các dãy núi tạo ra cảnh quan tự nhiên rất đẹp: suối Tranh, suối Tiên, Suối Đá Bàn,
suối Đá Ngọn. Đây là những tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST: tham quan,
khám phá thiên nhiên hoang sơ, tắm suối, dã ngoại, giáo dục môi trường.
 Hệ sinh thái san hô, cỏ biển
Biển Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, một ngư trường giàu cả về trữ
lượng và số lượng loài. Theo đánh giá sơ bộ, có khoảng 0,5 triệu tấn hải sản các
loại, hàng năm có khả năng khai thác trên 200.000 tấn, trong đó cá cơm (là nguồn
nguyên liệu quý giá làm nên chất lượng nước mắm Phú Quốc nổi tiếng), cá trích
(để tạo nên một món ẩm thực đặc sắc là gỏi cá), các loại tôm hùm, rùa biển, cá, cỏ
biển, các loại hải sản quý như dugong, san hô,... Theo số liệu thống kê biển Phú
Quốc có 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132
loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài cỏ biển (trong đó 9 loài đã được ghi nhận).
Bên cạnh đó, san hô và cỏ biển là những nguồn tài nguyên quý giá góp
phần làm đa dạng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch của huyện đảo Phú
Quốc. San hô được phân bố tại các điểm như khu vực Gành Dầu và 8 đảo nhỏ ở
phía nam An Thới với tổng diện tích 2.500 ha và 12.000 ha cỏ biển ở vùng Đông
Bắc đảo. Hiện nay, Phú Quốc có các khu cung cấp bảo tồn biển như: khu bảo tồn
9
san hô An Thới, khu bảo tồn cỏ biển tại Đông và Đông Bắc, chủ yếu là khu vực
ven biển ở Hàm Ninh. Chất lượng của các bãi san hô và cỏ biển ở Phú Quốc hầu
như còn nguyên vẹn, chưa bị tác động nhiều của con người, vì vậy, đây chính là
điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu và khám phá.
1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa
1.3.1. Di tích lịch sử - văn hóa – cách mạng
Các di tích lịch sử: Cùng với Côn Đảo, Phú Quốc là một trong những nơi
mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lựa chọn làm nơi tù đày các chiến sỹ cách mạnh,
các nhà yêu nước. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ trên hòn đảo đều gắn với những di tích lịch
sử đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.
Bảng 2. Bảng thống kê các di tích lịch sử - văn hóa TP. Phú Quốc năm 2009
Tổng số di tích Cấp quốc gia Cấp tỉnh Số di tích được đưa vào Các điểm
khai thác theo Tour tự phát
24 1 2 4 17
(Nguồn: Phòng thống kê Thành phố Phú Quốc năm 2010)
Trong đó nổi bật có di tích Quốc gia đặc biệt chính là Nhà tù Phú Quốc,
ngoài ra còn có đình Thần Nguyễn Trung Trực, Sùng Hưng Cổ Tử, Đình Thần
Dương Đông, di tích Dinh Cậu,... mỗi di tích gắn liền với một sự kiện lịch sử, một
niềm tự hào của người dân trên đảo. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng di tích được
đưa vào dưới thiệu trong các tour du lịch chưa nhiều (4/24 di tích). Phú Quốc cần
phải khai thác nhiều loại hình du lịch để khai thác hiệu quả các điểm du lịch này.
 Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc
Mọi người khách khi đặt chân đến Phú Quốc đều biết đến khu Tượng và
nhà tù Phú Quốc là hai địa chỉ đón khách đến thăm để hiểu về cuộc kháng chiến vĩ
đại của dân tộc và của cư dân trên đảo. Hiện nay, đây là di tích duy nhất trên đảo
Phú Quốc được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Nhà tù Phú Quốc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích
lịch sử cấp quốc gia vào năm 1995. Các hiện vật của Nhà tù Phú Quốc được phục
dựng nhằm tái hiện lại lịch sử của Trại tù binh cộng sản Phú Quốc - chứng tích tội
ác sống động nhất của đế quốc thực dân. Ngoài ra, còn có nghĩa trang liệt sĩ - nơi
các chiến sĩ Cộng sản đã anh dũng hy sinh dưới đòn tra tấn dã man, hay tượng đài

10
hình nắm tay - tượng trưng cho lòng dũng cảm và tinh thần vươn lên. sự áp bức
của quân xâm lược.
Di tích Quốc gia đặc biệt này là minh chứng sống động ghi dấu tội ác vô
cùng man rợ của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời thể hiện tinh thần
bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. Các tù nhân chiến tranh ở nhà tù Phú Quốc
bị trừng phạt và tra tấn dã man như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm
cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than,
ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Song với ý chí kiên cường, dũng
cảm mưu trí, anh em đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp
đến cao, phân hoá hàng, ngủ địch, diệt ác ôn, tổ chức vượt ngục…
 Đền thờ Nguyễn Trung Trực
Bất kỳ một du khách nào khi tham gia tour khám phá rừng nguyên sinh
Bắc Đảo đều ghé tham quan và thắp hương đền thờ người anh hùng Nguyễn Trung
Trực. Đây cũng là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi. Càng thú vị
hơn khi du khách hiểu hết về những hoạt động trong đền thờ, nơi đây không chỉ là
nơi thờ cúng mà còn là nơi hỗ trợ về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
nghèo nơi đây.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực (hay còn gọi là Đình thờ Nguyễn Trung
Trực) là một di tích lịch sử tọa lạc tại Gành Dầu, Phú Quốc. Ngôi chùa này được
xây dựng vào năm 1993. Ban đầu người ta chỉ xây dựng một ngôi chùa bằng gỗ
khá đơn sơ, nhưng sau nhiều năm xây dựng và tôn tạo, phải đến năm 2016 đền
mới bắt đầu mở cửa đón khách du lịch.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực là nơi thờ tự linh thiêng của người dân Phú
Quốc. Nơi đây trở thành điểm tham quan, chiêm bái của du khách để cầu bình an,
sức khỏe và công danh sự nghiệp. Nhiều du khách có kinh nghiệm du lịch Phú
Quốc cho biết, ngôi chùa này chỉ cách Bãi Dài khoảng 1 km, từ đây có thể phóng
tầm mắt ra xa là Campuchia. Kiến trúc của chùa đơn giản, mang đậm phong cách
kiến trúc phương Đông, gồm chính điện và 2 dãy Đông Lang – Tây Lang thiết kế
theo hình tam giác.
Vào ngày 27/8 âm lịch hàng năm có rất nhiều du khách đến đền thờ cụ
Nguyễn Trung Trực để thắp hương, cúng vái và tham gia các lễ hội truyền thống
như văn nghệ, các trò chơi dân gian, triển lãm, ẩm thực,... để tái hiện lại lịch sử
11
hào hùng và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đây là một lễ hội truyền
thống nổi bật được tổ chức tại đền thờ, mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, tưởng
nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc đã hy sinh vì tự do của đồng bào trong trận
chiến chống thực dân Pháp năm nào.
 Đình thần Dương Đông
Đây là một trong hai điểm di tích và phòng văn hóa và nhân dân huyện
đảo đang đề nghị được công nhận là di tích cấp tỉnh. Đình nổi tiếng là nơi linh
thiêng, nơi không những được thờ thần (Thành Hoàng) mà còn là nơi cho con cái
báo hiếu cha mẹ, gửi hài cốt thân nhân vào thờ cúng. Đình còn là niềm tự hào của
người dân thị trấn Dương Đông.
 Chùa Sùng Hưng Cổ Tự
Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ hiếm hoi tọa lạc tại thị trấn Dương
Đông. Hiện nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể thiếu trong
các tour du lịch đến đảo Phú Quốc. Chùa được xây vào những năm đầu của thế kỷ
XX. Vùng đất này trước đây là nghĩa địa hoang vắng. Nhân dân đã lập nên hai
ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân để làm nơi thờ cúng và cầu siêu cho
những linh hồn. Về sau hợp nhất hai chùa lại và lấy tên Sùng Hưng. Chùa Sùng
Hưng được nhắc đến trong một quyển sách chuyên khảo về Phú Quốc bằng Pháp
văn (năm 1906) như sau: “Phú Quốc chỉ có một ngôi chùa ở Dương Đông, nơi đây
người An Nam, người tàu, người Minh Hương không phân biệt, đến cúi lạy và cầu
nguyện”.
1.3.2. Lễ hội
Lễ hội đền thờ Nguyễn Trung Trực là một trong những lễ hội lớn nhất của
nhân dân Kiên Giang nói chung, huyện đảo Phú Quốc nói riêng. Lễ chính được bắt
đầu từ ngày 27 và 28 tháng 8 (Âm lịch), ngoài ra, lễ phụ được diễn ra vào các ngày
14 và ngày 15 (Âm lịch) hàng tháng. Vào các ngày lễ hội, Phú Quốc thu hút được
sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Quy mô của lễ hội ngày một lớn
hơn, số lượt người tham gia ngày một đông. Lễ hội không còn bó hẹp là tín
ngưỡng của người dân địa phương mà nó trở thành một hoạt động văn hóa thường
niên thu hút ngày càng đông khách du lịch tham gia.

12
1.3.3. Làng nghề thủ công truyền thống
Được hình thành từ lâu đời, gắn bó với cuộc sống người dân trên đảo, Phú
Quốc có nghề sản xuất nước mắm, các làng chài ven biển. Với nguồn cá cơm
phong phú của vùng biển Phú Quốc, nghề sản xuất nước mắm cá cơm của huyện
đảo hình thành từ lâu đời, truyền từ đời này sang đời khác trở thành đặc sản nổi
tiếng trên cả nước và thế giới, tập trung chủ yếu ở Dương Đông và An Thới. Các
nhà thùng có thể tổ chức thành các điểm để du khách tham quan, nghiên cứu, mua
sắm sản phẩm làm quà.
Ngoài các làng nghề, Phú Quốc còn có nhiều làng chài ven biển: Bãi
Thơm, Rạch Vẹm, Rạch Tràm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Hàm Ninh. Đây là một điểm
đến đến để du khách có thể vừa tham quan, tìm hiểu đời sống người dân, mua sắm
đặc sản địa phương, trãi nghiệm cuộc sống thật sự của ngư dân vùng ven biển.
Đáng kể nhất là làng chài Hàm Ninh, làng nằm trên bờ biển phía Ðông đảo.
1.3.4. Các tài nguyên văn hóa khác
Truyền thuyết về tôn giáo: Trên đảo Phú Quốc có nhiều truyền thuyết về
các vị tu hành khá li kì. Có truyền thuyết hoàn toàn hư cấu (như chuyện kể nhà sư
Vấn Du để lại bài kệ trên vách đá ở một ngọn đồi nhỏ trên An Thới, tức sự tích Đá
Chữ), có truyền thuyết thực mà hư như (truyền thuyết ông Đại Đụng ở Hàm Ninh).
Đáng chú ý hơn cả là truyền thuyết về Ngô Minh Chiếu (1878 – 1932), người
được gọi là anh cả của đạo Cao Đài. Từ đó chùa Quan Âm (còn gọi là Chùa Cao)
trở thành nơi khai sáng của đạo Cao Đài. Chùa Cao hôm nay tuy không khang
trang nhưng ẩn trong đó cả truyền thuyết về một dòng Đạo tiêu biểu cho tính dung
hợp trong nền văn hóa Việt.
Sản vật: Phú Quốc với những sản vật có tiếng vang ra nước ngoài như
nước mắm, hồ tiêu và loại chó tinh khôn. Những sản vật này đang được khai thác
nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, thiếu tính quảng bá, các sản phẩm đều
đang nằm dạng tiềm năng du lịch. Bởi vì, xu thế của du khách hiện nay là muốn
tiếp xúc với những nghệ nhân đã cho ra đời những sản phẩm ấy, cũng giống như
khi ta đến Tây Nguyên vừa để uống rượu cần vừa để tìm hiểu nét độc đáo về xuất
xứ của loại rượu này chứ không phải chỉ để uống giống như trong một quan bar
nào đó.

13
Nước mắm, hồ tiêu và loại chó tinh khôn ở Phú Quốc đã trở nên quen
thuộc với nhiều du khách. Riêng loại chó tính khôn, không phải tự nhiên mà có,
mà phải rải qua quá trình lâu dài người dân ở nơi đây thuần dưỡng. Trên thế giới,
có nhiều loại chó tính khôn, nhưng chó Phú Quốc có khả năng rất đặc biệt: đó là
khả năng leo trèo, vượt chướng ngại vật. Khác với họ nhà mèo, tất cả các loại chó
đều sợ độ cao. Nếu như để một con chó Berger leo lên độ cao trên 1m là rất khó,
người ta phải bỏ đói rồi dùng thức ăn ngon để dụ nó nhưng cũng rất kỳ công mới
đạt được thì ngược lại, chó Phú Quốc leo hàng rào, leo cây, leo tường là rất bình
thường. Đến Phú Quốc, du khách sẽ chứng kiển cảnh những đàn chó chạy trên mái
nhà đuổi chuột.
Ẩm thực vùng biển với món cơm ghẹ Phú Quốc được đưa vào di sản văn
hóa vật thể của tỉnh nhà, bên cạnh các món ăn truyền thống như bún cá Rạch Giá,
cháo nấm tràm Hà Tiên, cháo mực Kiên Hải, cháo ong An Minh, Phú Quốc còn có
những món ăn miền biển nổi tiếng như chả ghẹ, gỏi cá nhồng, cá trích, ốc vá, hào
bào, hủ tiếu tôm mục, canh chua sa nghệ, khô thiều, ghẹ Hàm Ninh... Du khách
ngồi bên bờ biển hoặc trên các căn nhà sản lộng gió mà thưởng thức những món
ăn này thì có gì thú vị bằng.
Ẩm thực miền rừng cũng không kém gì miền biển. Tuy rượu Sim mới có
được thương hiệu nhưng đã có vị trí trang trọng trên các bàn tiệc. Đến Phú Quốc
mà uống rượu Tây với các sản vật địa phương thì chẳng còn gì là khoái khẩu.
Ngoài rượu Sim, Phú Quốc còn có rượu Mỏ Quạ. Rượu Phú Quốc nhâm nhi với
các món ăn dân dã cùng bạn bè tri kỷ...và đó cũng chính là những món quà mà du
khách có thể mua về làm quà cho một chuyến đi chơi.
Ở rừng Phú Quốc trước đây dồi dào những món ăn đặc trưng như càng
tôm, heo rừng, chồn, rắn, trăn, rùa, kỳ đà, tê tê... cùng với các nhóm lấy từ thực vật
như củ năng, đọt (ngọn) cây nhum, đọt (ngọn) cây chà là gai, lá giang, lá sâm, lá
mối, măng tre, bình linh, chòi mòi, cơm nguội... Những lâm sản này được người
bản địa chế biến bao giờ cũng có cái lạ, cái thú vị riêng. Trong các cuộc kháng
chiến ngoại xâm, nhờ những sản vật rừng mà những người yêu nước đã vượt qua
sự vây ráp của kẻ thù. Ngày nay, sản vật của rừng trở nên khan hiếm, phần do
chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, phần do khai thác tràn lan, khó kiểm soát.
Không còn cách nào khác là phải thực thi nghiêm ngặt luật bảo tồn rừng để rừng
14
Phú Quốc luôn luôn thu hút du khách trong và ngoài nước về đây chiêm ngưỡng.
Đồng thời cũng nên khuyến khích nuôi thú rừng trong dân cư một cách an toàn,
đúng luật nhằm mục đích du lịch.
2. Sản phẩm du lịch ở đảo Phú Quốc
Từ lâu, Phú Quốc đã được mệnh danh là “đảo ngọc” cuối trời Nam bởi tạo hóa
đã ban tặng cho Phú Quốc nhiều bãi cát mịn chạy dài hun hút, hàng dừa xanh
thẳm, núi rừng chập trùng hùng vĩ cùng vẻ đẹp của con người nơi đây hết sức lớp
hiền lành và hiếu khách.
Từ lâu, mảnh đất này đã được mệnh danh là “đảo ngọc” cuối trời Nam bởi tạo
hóa đã ban tặng cho Phú Quốc nhiều bãi cát mịn chạy dài hun hút, hàng dừa xanh
thẳm, núi rừng chập trùng hùng vĩ cùng vẻ đẹp của con người nơi đây hết sức lớp
hiền lành và hiếu khách.
2.1. Rượu sim
Đặc sản “rượu sim” món quà không thể thiếu cho mỗi du khách khi đến
với đảo Phú Quốc.

Cây sim là loài cây hoang dã có sức sống mãnh liệt. Cây Sim nơi đâycũng
khác sim miền trung du đồi cọ phía Bắc, Hòn Gai hay Côn Đảo, Lý Sơn… Nhờ
khí hậu trong lành, sim ở đây hầu như cho hoa và trái quanh năm nhưng chỉ chín
rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, khi thời khắc giao hòa tiết trời phương Nam, vào
thời điểm mật ngọt trái sim rừng được chắt chiu tốt nhất. Cứ mỗi độ xuân về đi
dọc triền núi là bắt gặp những cô thôn nữ hái sim. Sim rừng không chỉ mở ra một
15
ngành công nghiệp mới mà còn trở thành cây xóa đói giảm nghèo, gia tăng thu
nhập cho nhiều người dân xứ đảo. Trái sim vùng này hấp dẫn, lôi cuốn cả các công
ty, các nhà khoa học cách xa ngàn trùng như Hoa Kỳ, Canada…
Sóng sánh cùng rượu vang sim mảnh đất nàyvới mùi thơm đặc trưng của
trái sim rừng, có vị ngọt thanh pha lẫn vị chát níu giữ bao tấm lòng du khách.
Rượu sim Phú Quốc được lên men tự nhiên với công nghệ cao được những đơn vị
khoa học hàng đầu Việt Nam kiểm nghiệm, chuyển giao.
Cây sim, món quà của thiên nhiên ban tặng. Người ta chiết xuất phần tinh
chất từ thân cây sim để chế biến các loại mỹ phẩm (nước hoa, xà phòng…). Rễ, lá
và trái sim là dược liệu quý trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, có tác
dụng bổ huyết, an thai, chữa bệnh tim, viêm gan, cầm máu, giải độc, chữa tiêu
chảy và sát khuẩn, chống ô-xy hóa, trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Rượu sim
giúp cho tiêu hóa thức ăn, trị các chứng nhức mỏi ở người lớn tuổi…
Cả vùng đất trù phú Tây Nam bộ chỉ duy nhất nơi nàymới có trái sim
rừng, mới có hương vị nồng nàn của rượu sim. Rượu sim nơi đâylà tinh hoa, sản
vật của đất – trời – hương biển lồng lộng phương Nam cùng nét sáng tạo tinh tế
của cư dân bản địa. Chắc chắn với những sản phẩm Du lịch như “Rượu sim” Du
khách sẽ có ấn tượng thực sự sâu sắc với hòn đảo thơ mộng cùng con người tinh tế
nơi đây.
2.2. Hồ tiêu Phú Quốc
Phú Quốc là địa chỉ cung cấp và phân phối hồ tiêu tốt nhất tại Việt Nam.
Nơi đây sở hữu rất nhiều vườn tiêu Phú quốc nổi tiếng, trải dài trên đoạn đường
15km từ thị trấn Dương Đông đến Gành Dầu. Đây không chỉ là nơi đem tới giá trị
lớn về kinh tế mà còn trở thành địa điểm du lịch Phú Quốc độc đáo, thu hút không
ít du khách tới chụp ảnh và tham quan.
Tại đảo ngọc, tiêu được trồng đã từ rất lâu đời, dần dần phát triển mạnh
mẽ và trở thành khu vực có diện tích trồng tiêu lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Nơi
đây có đến hơn 700 hộ có nghề trồng tiêu nên số lượng vườn tiêu Phú Quốc là rất
lớn. Vì lẽ đó, không khó để hiểu tại sao đây lại được mệnh danh là “vương quốc
hồ tiêu” và thứ đặc sản này cũng đóng một vai trò quan trọng trong các nét văn
hóa ẩm thực của Việt Nam.

16
Hiện nay, “Hồ tiêu Phú Quốc” đã là một thương hiệu bền vững, thể hiện
giá trị tương xứng với chất lượng vốn có của sản phẩm, tạo nên sức hút cả trên thị
trường nội địa lẫn quốc tế. Nguyên nhân chính làm nên thành tựu này là nhờ chất
lượng của tiêu Phú Quốc luôn đem tại vị cay nồng và hương thơm không đâu sánh
bằng. Các loại hạt có đặc điểm chung thường mẩy, ruột đặc, nhưng cũng có thể
dựa vào sự khác biệt (về màu sắc, chất lượng, cách chế biến, kích thước, hình
thức…) để chia làm 3 loại chính như sau: Tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu trắng.

17
Đến với vườn hồ tiêu Phú Quốc, du khách sẽ được đích thân trở thành một
nhà nông thực thụ khi tự tay hái chùm tiêu nặng trĩu giữa vườn, đón cơn gió mát
lạnh trong không gian xanh ngắt. Được tìm hiểu và giới thiệu chi tiết về quy trình
sản xuất tiêu tại Phú Quốc, hiểu thêm về loại gia vị đặc sắc và lâu đời của hòn đảo
xinh đẹp này. Tự do chụp ảnh check in ở vườn tiêu với background là những lối
nhỏ dài như mê cung, không gian vườn cây xanh mướt mắt, kết hợp với màu đỏ
của các chùm tiêu chín điểm xuyết đó đây, tất cả tạo thành một khung cảnh độc
đáo.
Trên đảo ngọc có tới 700 hộ trồng tiêu nhưng nổi tiếng nhất và được du
khách lựa chọn để làm background cho những bức ảnh sống ảo đẹp, độc đáo thì
không phải quá nhiều. Một số vườn hồ tiêu đẹp ở Phú Quốc như: Vườn tiêu Khu
Tượng Phú Quốc, vườn tiêu Huỳnh Thy Phú Quốc, vườn tiêu Suối Đá, vườn tiêu
Suối Lớn, vườn tiêu Bắc đảo,…
2.3. Khu du lịch và vui chơi giải trí tồng hợp
Một trong những điển hình trong tạo dựng sản phẩm du lịch, thu hút khách
quốc tế đến đó là tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group
được xây.
Tại khu du lịch JW Marriott của Sun Group đã cho thấy tính hiệu quả
trong tận dụng thế mạnh tài nguyên du lịch để xây dựng các sản phẩm. Năm qua
khu du lịch nghỉ dưỡng này đã được vinh danh "Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp
nhất thế giới".Đây là thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt đẹp.

18
Giải thưởng của JW Marriott resort không chỉ tạo nên thương hiệu của
doanh nghiệp mà còn góp phần xây dựng thương hiệu của du lịch Việt Nam, giúp
tăng giá trị thương hiệu chung của chương trình. Nếu như trước đây huyện đảo đã
nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn với những khách sạn 4 - 5 sao thì bây giờ nơi đây đã
trở thành khu nghỉ dưỡng với thương hiệu toàn cầu, đẳng cấp thế giới với các khu
du lịch như JW Marriott đã giúp du lịch Việt Nam thay đổi phân khúc khách hàng,
bổ sung một dòng phân cấp cho đối tượng khách cao cấp mà vẫn không làm giảm
lượng khách ở các phân khúc khác.

Hòn Thơm Nature Park của Sun Group cũng được kỳ vọng là điểm đến
thu hút đông khách quốc tế thời gian tới khi hòa quyện một cách hài hòa tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa vào sản phẩm du lịch. Những trải nghiệm du lịch
đặc trưng như tắm biển, lặn biển, trượt jetski, phao chuối, đi bộ dưới đáy biển, dù
lượn… khiến khách du lịch lưu lại dài ngày hơn với các dịch vụ vui chơi, nghỉ
dưỡng hấp dẫn. Những miệt vườn đầy hoa trái là thế mạnh của du lịch, cùng làng
ẩm thực với đủ món ngon ba miền, giá cả hợp lý. Khách mong muốn có các trải
nghiệm, có thể tham gia các tua du lịch khám phá các đảo lân cận, ngồi thuyền ra
Hòn Móng Tay, Mây Rút… mang lại cho du khách những cảm giác lý thú.
Chính những miệt vườn đầy hoa trái, những tua du lịch biển đảo đã tạo
nên các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của nơi này. Từ các loại hình du lịch
biển, du lịch khám phá, thể thao, mạo hiểm… sẽ hình thành nhiều loại hình du lịch
19
khác nhau theo từng tua du lịch của các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến. Có
thể nói nơi đây đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách gần xa.
2.4. Nước mắm Phú Quốc
Đến Phú Quốc ngoài những cảnh đẹp của biển thì nhà thùng nước mắm
cũng là địa điểm thu hút du khách. Sản xuất nước mắm ở huyện đảo Phú Quốc là
nghề truyền thống, hình thành cách đây khoảng 200 năm. Sản phẩm nước mắm
Phú Quốc chất lượng thơm ngon, nổi tiếng trong và ngoài nước. Những chiếc
thùng gỗ khổng lồ xếp thẳng hàng đem lại cho khách tham quan sự choáng ngợp.
Du khách thích thú tận mắt chứng kiến quy mô của cơ sở sản xuất nước mắm và
cả một quy trình tạo thành những giọt nước mắm hảo hạng. Muối và Cá cơm là hai
nguyên liệu chính để làm nước mắm. Nếu tính giá trị và vòng quay kinh tế thì so
với du lịch thì hiệu quả kinh tế không cao nhưng đó là làng nghề truyền thống của
ông cha để lại.
Nước mắm Phú Quốc là tên gọi chung của các loại nước mắm được sản
xuất đảo Phú Quốc - Kiên Giang. Loại nước mắm này không chỉ nổi tiếng ở Việt
Nam mà còn được biết đến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Loại nước mắm Phú Quốc thơm ngon này có những điểm vô cùng đặc
biệt. Nó được ngâm ủ trong thùng gỗ lớn bằng gỗ bời lời (hoặc gỗ vên vên, gỗ
chai) từ những cánh rừng ở Phú Quốc và chỉ sử dụng cá cơm làm nguyên liệu
ngâm ủ nước mắm trong đó cá cơm sọc tiêu, cá cơm than và cá cơm đỏ sẽ cho chất
lượng nước mắm cao nhất. Nguyên liệu cá cơm dùng ủ nước mắm sẽ được trộn
tươi trên tàu (sau khi kéo từ lưới lên sẽ súc rửa rồi trộn với muối) để giữ cho thịt
cá không bị phân hủy, đảm bảo nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất và không
có mùi hôi. Ngoài ra, cá cơm được ướp với muối Bà Rịa - Vũng Tàu với hàm
lượng tạp chất thấp; Ủ chượp (cá đã ướp muối) trong 12 - 15 tháng, kết hợp với
các phương pháp bí truyền để thu được nước mắm hàm lượng đạm cao. Nhờ như
vậy, nước mắm Phú Quốc có màu cánh gián tự nhiên nhờ cách ướp tươi còn máu
trong thân cá và thời gian ủ cá trong thùng gỗ trên 12 tháng. Vì vậy đã tạo nên
những nét vô cùng đặc biệt mà chỉ có nước mắm Phú Quốc mới có.

20
2.5. Lặn biển ngắm san hô ở Phú Quốc
Sở hữu đường bờ biển dài bất tận với làn nước trong xanh mát mắt, đảo
Phú Quốc quả là lựa chọn lý tưởng cho một chuyến lặn biển thú vị.
Phú Quốc có một thế giới thủy sinh phong phú và kỳ diệu, tạo nên “bức
tranh thủy mặc” sinh động dưới lòng đại dương. Nắm bắt vẻ đẹp trời ban ấy, dịch
vụ lặn biển Phú Quốc ra đời nhằm phục vụ du khách tham quan khám phá hệ sinh
thái đa dạng, trù phú dưới đáy biển. Dịch vụ cung cấp cho du khách dưới dạng
tour lặn biển Phú Quốc nửa ngày hoặc nguyên ngày.
Lặn biển ngắm san hô là loại hình dịch vụ phổ biến tại các địa điểm du
lịch biển đảo. Đi lặn ngắm san hô ở Phú Quốc được xem là trải nghiệm thú vị bậc
nhất vì Đảo Ngọc sở hữu những ưu thế đặc trưng hiếm có.

21
Đến với các tour lặn biển Phú Quốc, du khách sẽ được cung cấp đầy đủ
dụng cụ cần thiết cho chuyến đi “săn cảnh” đại dương được trọn vẹn. Tùy vào
từng loại hình lặn biển khác nhau mà du khách có thể lăn ở các độ sâu khác nhau.
Nhìn chung, dịch vụ lặn biển ở đảo Phú Quốc là hoạt động vui chơi độc đáo, hấp
dẫn, được nhiều du khách chọn lựa và đánh giá cao khi đến đây du lịch.
2.6. Mật ong từ trại ong Phú Quốc
Tại các trang trại ong mật Phú Quốc, du khách sẽ có được thời gian thư
giãn, thưởng thức mật ong tươi, trái cây tại trang trại và "lĩnh hội" kiến thức đầy
đủ nhất về ong mật cũng như cảm nhận giá trị của lối sống hài hòa với môi trường.
Ngoài ra du khách có thể mua mật ong tại đây để có thể làm quà biếu cho bạn bè,
người thân.

2.7. Cáp treo Hòn Thơm – Phú Quốc


Cáp treo Hòn Thơm với chiều dài gần 8.000m xuất phát từ ga An Thới
đến Hòn Thơm, Phú Quốc. Từ trên cáp treo ngắm nhìn toàn cảnh Phú Quốc, chiêm
ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khám phá trọn vẹn đảo ngọc, du khách sẽ
hoàn toàn thả mình, cảm giác thư thái sau những ngày làm việc căng thẳng.

22
2.8. Nuôi cấy ngọc trai Phú Quốc
Khu nuôi cấy ngọc trai là một địa điểm du lịch Phú Quốc cực kỳ độc đáo
khi áp dụng công nghệ nuôi cấy ngọc trai từ các nước nổi tiếng trên thế giới như:
Nhật Bản, Úc. Tại đây du khách có thể chứng kiến quy trình xử lý ngọc trai và có
thể mua về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Ngọc trai được chế tác thành các món trang sức đắt đỏ, mang đến vẻ đẹp
sang trọng, quý phái cho nữ giới. Không chỉ thế, ngọc trai còn được xem là một
vật phẩm phong phú giúp người sở hữu gặp được nhiều vượng khí. Bột ngọc trai
Phú Quốc còn là nguyên liệu mỹ phẩm giá trị, được sử dụng để chăm sóc, nuôi
dưỡng làn da mịn màng, tươi trẻ, giúp trị mụn và phục hồi da hiệu quả…

23
Ngọc trai Phú Quốc được chế tác thành nhiều loại trang sức như nhẫn,
vòng tay, vòng cổ với đa dạng thiết kế đẹp mắt, sang trọng. Giá trị của những món
trang sức này được phân loại theo màu sắc, kích cỡ và chất lượng của ngọc trai.
Trong đó, ngọc trai đen là loại đắt đỏ nhất với mức giá có thể trên dưới 1.000
USD/viên.
3. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo ở đảo Phú Quốc
3.1. Từ góc độ bền vững về kinh tế
3.1.1. Số lượng khách du lịch
Theo thống kê, tổng lượng khách du lịch trên đảo Phú Quốc ngày càng
tăng qua từng năm. Năm 2014, đảo Phú Quốc đón gần 162.000 lượt khách du lịch
quốc tế, tăng 31,6% so với năm 2013. Tiếp nối thành công, năm 2015, lượng
khách du lịch đến Phú Quốc tăng 586.525 lượt so với năm 2014 - mức tăng lớn
nhất trong giai đoạn 2010 - 2015. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng của đảo Phú Quốc
rất ấn tượng, tăng khoảng 61,89% so với năm 2015. Tuy nhiên, trong hai năm
2017 và 2018, tốc độ tăng trưởng du lịch tại đảo Phú Quốc thấp hơn, chỉ chiếm
11,77% và 35,75% lượng khách quốc tế đến đảo Phú Quốc từ nhiều thị trường
khác nhau trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở Tây Âu. và thị trường Hoa Kỳ
(65%); khách du lịch Nhật Bản chiếm 30% lượng khách du lịch đến đảo từ thị
trường châu Á. Thời gian gần đây, thị trường du lịch Nga có xu hướng tăng trưởng
nhanh chóng. Điển hình, năm 2018 ghi nhận 58.000 lượt khách đến từ thị trường
này, tăng 300% so với năm 2017 (chỉ gần 14.000 lượt).
Tuy nhiên, khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số
khách du lịch đến với Phú Quốc chiếm xấp xỉ 90% năm 2000; 80,02% năm 2005;
70,9% năm 2010. Khách du lịch nội địa đến với đảo ngọc chủ yếu từ Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc. Khách du lịch nội
địa chủ yếu đi với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất là 80%,
chủ yếu tập trung vào mùa hè, ngày lễ và cuối tuần. Năm 2021 là năm Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid – 19. Tuy nhiên
để du lịch từng ngày trở lại thì tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch phục hồi khách du
lịch nội địa và thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc sử dụng “Hộ chiếu
Vaccine”. Nhờ đó du lịch của đảo Phú Quốc đã có những bước tiến triển. Năm

24
2021, Phú Quốc đã đón 2.505.861 lượt khách, trong đó khách nội địa đạt
2.476.543 lượt và khách quốc tế đạt 29.318 lượt.

Hình 2.1. Tổng lượt khách du lịch đến Phú Quốc từ 2012 đến 2020
(Nguồn: Internet)
3.1.2. Doanh thu du lịch
Do lợi thế về cảnh quan biển đảo, kết hợp với các sản phẩm du lịch ngày
càng phong phú, đa dạng nên khách đến và nghỉ lại cao hơn và chi tiêu nhiều hơn
cho các dịch vụ du lịch khác. Nhờ đó giai đoan 2010 – 2015 doanh thu du lịch của
đảo Phú Quốc tăng bình quân 143,0%/năm.
Bảng 3. Doanh thu du lịch Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu
501 710 910 1.209 2.228 3.000
(Tỷ đồng)
(Nguồn: Chi cục thống kê Phú Quốc 2016)
Nếu tính theo tốc độ phát triển du lịch, đảo Phú Quốc đã có một bước
chuyển mình ngoạn mục chỉ trong gần 10 năm trở lại đây. Theo thống kê, lượng
khách du lịch trên đảo Ngọc năm 2012 chỉ đạt hơn 300.000 lượt người, doanh thu
thấp do không có dịch vụ vui chơi giải trí mà chỉ là một điểm tham quan đơn thuần
nên không thu hút để khách du lịch lưu trú. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo từ
2014 đến 2019, Phú Quốc đạt mức tăng trưởng gấp 10 lần, đây là một bước ngoặt
vô cùng lớn. Từ 300.000 lượt đến năm 2019, Phú Quốc đã đón hơn 5 triệu lượt
khách du lịch. Không chỉ vậy, thời gian lưu trú bình quân của du khách cũng tăng
lên 3 ngày, chi phí bình quân/khách/đêm gần 1,5 triệu, tổng doanh thu du lịch đạt
25
15 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy, từ năm 2014 đến 2019, lượng khách du lịch tại Phú
Quốc tăng bình quân 35%/năm. Có thể thấy, đảo Phú Quốc có vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang.

Hình 2.2. Số liệu thống kê lượng khách tới Phú Quốc và doanh thu 2012 – 2019
(Nguồn: Internet)
Mặc dù số lượng khách quốc tế chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với khách
nội địa nhưng doanh thu từ khách quốc tế lại khá cao và tăng nhanh. Điều này cho
thấy, chi tiêu từ khách du lịch nội địa là rất thấp và tỉ lệ lưu trú của khách nội địa
cũng thấp hơn khách quốc tế. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho du lịch Phú Quốc phải
có sự đầu tư: cơ sở vui chơi, giải trí, nhiều dịch vụ khác, ...để lôi kéo khách chi
tiêu du lịch và tăng số ngày lưu trú nhằm mang lại hiệu quả tăng nhanh doanh thu
du lịch.
Tuy du lịch Phú Quốc có bước phát triển nhanh, nhưng chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế của "đảo ngọc" này. Các cơ chế chính sách khuyến khích
đầu tư, chương trình, dự án du lịch triễn khai chậm. Đầu tư xây dựng hệ thống
giao thông, điện, nước,… chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hiệu quả hoạt
động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ - du lịch chưa cao, khách lưu
trú còn rất ít. Sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng không đồng đều, khả năng
cạnh tranh thấp,…
3.1.3. Lao động du lịch
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển
kinh tế du lịch, thành phố đảo đã quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao chất
lượng đội ngũ nhân lực du lịch và đạt được một số thành tựu nhất định. Cụ thể,

26
trong giai đoạn 2018 - 2020 nguồn nhân lực du lịch thành phố đảo đã có sự cải
thiện về trình độ và kỹ năng. Theo số liệu của Sở du lịch Kiên Giang, số lượng lao
động du lịch đã qua đào tạo tăng dần qua các năm từ sơ cấp đến sau đại học. Tỷ lệ
lao động du lịch đã qua đào tạo tăng 7,23%. Trong đó, tốc độ tăng của nhóm lao
động có trình độ Đại học và Cao đẳng khá cao tăng 10,5%. Số lượng các nhân
viên chưa qua đào tạo mặc dù còn chiếm số lượng lớn nhưng tốc độ tăng lại có dấu
hiệu chậm dần qua các năm.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, thì thành phố đảo Phú Quốc đang phải
đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
du lịch. Hiện nay, nguồn nhân lực du lịch ở Phú Quốc chỉ khoảng 11.000 người
chưa đáp ứng tới một nửa nhu cầu của ngành du lịch. Trình độ học vấn của đội
ngũ nhân lực du lịch còn thấp. Trong đó, trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,2% và
trình đô đại học đạt 8,1%; trình độ cao đẳng 12,3%; trình độ trung cấp 15,7%;
trình độ khác đạt 14,6%. Tổng số lao động du lịch chưa qua đào tạo chiếm 65,2%.
Đây chính là vấn đề không thuận lợi cho phát triển du lịch tại thành phố đảo Phú
Quốc vì nguồn nhân lực du lịch có trình độ và tay nghề về các kĩ năng, nghiệp vụ
còn yếu và thiếu. Do đó, nhiều doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về tuyển dụng,
đặc biệt là trong sử dụng lao động địa phương. Lao động địa phương chưa đủ khả
năng tiếp nhận công việc theo các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ, kĩ năng mà Tổng
cục Du lịch đề ra. Trong khi đó, mức lương tối thiểu để trả cho một lao động địa
phương là tương đối cao so với năng lực và trình độ thực tế của họ.

Hình 2.3. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch đảo Phú Quốc 2018 - 2020
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2020)
27
3.1.4. Cơ sở hạ tầng du lịch
 Hệ thống giao thông
Trong sự phát triển của ngành Du lịch, không thể không nhắc tới vai trò
quan trọng của mạng lưới giao thông, bởi hoạt động du lịch luôn gắn liền với
chuyến đi của con người từ nơi ở cố định thường xuyên đến các điểm du lịch. Hoạt
động du lịch gắn liền với hoạt động vận tải và vận chuyển khách du lịch là một bộ
phận không thể tách rời của ngành Du lịch. Do đó, mạng lưới giao thông ở thành
phố đảo Phú Quốc bao gồm giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không.
Đặc biệt, đường hàng không có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển của du lịch biển đảo ở Phú Quốc.
+ Đường bộ: Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng chiều dài đường bộ toàn
huyện là 149km, trong đó có 132,6 km đường tỉnh lộ; 37,4 km đường nội ô thị trần
và gổm 5 tuyển đường chính: tuyến An Thới - Dương Đông - Bãi Thơm (50km),
tuyến xuyên đảo theo hướng Bắc - Nam nồi các điểm dân cư nông thôn. Cuối năm
2004, UBND tỉnh Kiên Giang đã khởi công một số công trình giao thông quan
trọng trên đảo Phú Quốc: nâng cấp, mở rộng kết hợp với đầu tư các tuyền đường
Dương Đông và An Thới; nâng cấp, mở rộng các tuyến lộ 46 đến lộ 47, đường
Suối Mây, đường Rạch Vẹm, đường Bãi Thơm -Rạch Tràm - Mũi Đá Bạc, xây
dựng mới công trình cằu Cửa Cạn - Gành Dầu. Khối lượng hành khách vận
chuyển bằng phương tiện đường bộ trong giai đoạn 2005 – 2010 là 39,2%, tăng
bình quân mỗi năm là 6,3%.
+ Đường biển: Ngày nay, tuyến đường biển càng có vị thế quan trọng trong
chiến lược phát triển của huyện đảo. Giai đoạn 2005 - 2010, khối lượng hành
khách vận chuyển bằng đường thủy chiếm khoảng 57,8%, tăng lên gấp 1,43 lần so
với năm 2005. Hiện nay, Phú Quốc có 2 tuyến đường biển chính: Các tuyến đường
thủy vận chuyển hành khách và hàng hóa quan trọng nối đảo với đắt liền: Phú
Quốc - Rạch Giá dài 120km; Phú Quốc - Hà Tiên dài 70km; tuyến đường thủy vận
chuyển hành khách và hàng hóa từ đảo lớn với các đảo nhỏ như Phú Quốc - Thỏ
Chu dài 120km, Phú Quốc - Hòn Thơm dài 40km, Thổ Châu - An Thới dài 110
km. Hệ thống cảng gồm: Bãi Vòng, Bãi Thơm, Cảng quốc tế An Thới để đáp ứng
được nhu cầu vận tải hàng hóa và khách du lịch.

28
Hiện nay có ba công ty cung cấp dịch vụ tàu cao tốc: Hãng tàu Superdong,
hãng tàu Dương Đông, hảng tàu Trameco,... chạy với tốc độ trung bình khoảng 26
hải lý/giờ (48.36 km/giờ), vì vậy việc di chuyển từ Phú Quốc vào thành phố Rạch
Giá chỉ mất khoảng 2 giờ 20 phút (trước đây mất 6 -8 giờ), Phú Quốc – Hà Tiên
hết 1 giờ 10 phút. Theo tính toán các tàu cao tốc chạy ở hai tuyến từ đất liền ra đảo
và ngược lại một ngày có thể vận chuyển được khoảng 2.000 lượt khách ra vào
(sức chở từ 171 - 289 hành khách/chuyến). Ngoài ra, tuyến Phú Quốc - Hà Tiên
còn có phà cao tốc Thạnh Thới có năng lực chở trọng tải lớn, có khả năng chở
được 20 xe ô tô loại lớn, 500 hành khách và 150 xe máy tạo thêm thuận lợi cho
giao thông ra đảo. Theo dự báo của Sở Thể thao & Du lịch tỉnh Kiên Giang, vào
năm 2015 có khoảng 800.000 lượt khách đến Phú Quốc, trong đó 60% (480.000)
đi bằng đường thủy.
+ Đường hàng không: Có thể nói đến Phú Quốc du lịch đa phần các du
khách đều chọn lựa cách di chuyển bằng đường hàng không. Trước đây do những
hạn chế về sân bay du khách chỉ có thể di chuyển theo những đường bay ngắn từ
TP.HCM đến đảo mà không hề có những chuyền bay thẳng từ nhiều nơi khác đến
Hiện tại với sự đầu tư xây dựng các sân bay đặc biệt là Sân bay Phú Quốc với
đường băng dài 2.200 m, có khả năng tiếp nhận máy bay ATR.72 với sức chứa 70
hành khách/chuyến. Nhà ga có thể đón 200.000 khách/năm, phục vụ 5 chuyến
bay/ngày với các tuyến Phú Quốc – Rạch Sỏi, Phú Quốc – Thành phố Hồ Chí
Minh. Mỗi ngày tại đảo Phú Quốc có tới 25 chuyến bay ngắn, dài khác nhau từ Hà
Nội, TP.HCM, Cần Thơ vô cùng thuận tiện cho khách du lịch di chuyển thẳng một
lần mà không mất nhiều thời gian.
Bộ giao thông Vận tải cùng với tỉnh UBND tỉnh Kiên Giang đã xây dựng
sân bay quốc tế với đường băng dài 3.000 m đặt tại xã Dương Tơ với tổng kinh phí
đầu tư là 2.500 tỷ đồng. Đây là sân bay được xem là đạt chuẩn quốc tế, giúp Phú
Quốc tránh những khó khăn trong việc tăng công suất vận chuyển hành khách,
đồng thời là cầu nối giữa Phú Quốc với các nước trong khu vực và cả trên thế giới,
nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch huyện đảo phát triển. Đây được xem như là
công trình đột phá và được sự quan tâm của các nhà đầu tư trên đảo.
 Điện

29
Trước đây đảo Phú Quốc vẫn chưa có mạng lưới điện quốc gia, điện thắp
sáng và điện sản xuất được cung cấp bởi 2 nhà máy Diezel công suất 7MW tại thị
trấn Dương Đông và một nhà máy đặt tại xã Cửa Dương. Tuy nhiên để giải quyết
vấn đề điện cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các nhà hàng khách sạn, các khu
du lịch,… nên dự án cáp ngầm 110KV Hà Tiên – Phú Quốc với chiều dài 55,8km
có tổng vốn đầu tư 2.336 tỷ đồng đã được thi công và hoàn thành vào năm 2014.
Nhờ đó, đã giúp ngành du lịch biển đảo Phú Quốc phát triển thuận lợi và mạnh mẽ
hơn.
 Nước
Toàn đảo đều có hệ thống chứa nước mưa với tổng dung tích 30.00m³, 21
giếng khoan công suất 1400 m³/ngày đêm, trạm cấp nước (hồ Dương Đông) với
công suất 3,3 triệu m³, cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt toàn đảo
(chiếm 60 - 70% nhu cầu sử dụng của đảo). Ngoài ra, người dân Phú Quốc có thói
quen tự trữ nước mưa để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Tính đến năm 2009
toàn đảo có hơn 900 bể chứa nước mưa tại nhà. Tại các điểm kinh doanh nhà
hàng, khách sạn, các điểm du lịch, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ nguồn
nước ngầm trên đảo.
 Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin trên đảo phát triển tốt. Điện thoại, mạng đã phủ sóng
trên đảo lớn và các đảo nhỏ. Dịch vụ internet phát triển mạnh. Hiện nay, với trạm
thu và phát vệ tinh tại đất liền (Hòn Quéo – Hòn Đất), đã giúp cho hầu hết các đảo
đều đã bắt được các kênh phát trực tiếp trên vệ tinh như VT1, VT2, VT3, VT4...
truyền hình cáp cũng như các đài địa phương khác. Trạm phát sóng truyền thanh
đặt tại Dương Đông phát 24/24 phủ sóng khắp các đảo. Đặc biệt, trong những năm
gần đây, các nhà hàng khách sạn, các điểm du lịch đều chú ý đáp ứng các nhu cầu
về thông tin liên lạc, điều đó đã phần ào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch
khi tham quan và lưu trú.
3.1.5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch
Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu du lịch trong và ngoài nước, khai thác
tiềm năng du lịch biển đảo của Thành phố Phú Quốc, công tác xây dựng cơ sở vật
chất – kỹ thuật phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó tạo điều kiện
thuận lợi và đáp ứng nhu cầu cần thiết cho du khách.
30
 Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 2000 - 2012, cùng với gia tăng về số lượng khách du lịch,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã có những bước chuyển biến căn bản cả
về số lượng và chất lượng. Năm 2012, toàn đảo có 100 cơ sở lưu trú, với khoảng
2.000 phòng, có khả năng tiếp khoảng 2.500 khách lưu trú mỗi ngày, trong đó có
16 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1– 4 sao.

Hình 2.4. Biểu đồ cơ sở lưu trú hoạt động Phú Quốc (Đơn vị: Cơ sở)
(Nguồn: Chi cục thống kê Phú Quốc năm 2013)
Hệ thống khách sạn; nhà nghỉ; nhà trọ ngày càng tăng nhanh, nhất là khi
được chính phủ ban hành quyết định 178/2004/QĐ-TTG. Giai đoạn 2010-2012
tăng nhanh nhất, tăng đến 26 cơ sở lưu trú. Bên cạnh đó, số phòng và số giường
nghỉ cũng không ngừng tăng nhanh cả quy mô và chất lượng để phục vụ du khách.
Khả năng phục vụ cũng khá đa dạng cho du khách, khách quốc tế, nội địa hạng
sang đến Phú Quốc được phục vụ trong các resort 3 - 4 sao đáp ứng yêu cầu. Đồng
thời, hạng khách thường cũng được phục vụ bởi hệ thống nhà nghỉ bình dân, đáp
ứng cho mọi đối tượng du khách.
Bảng 4. Số phòng và số giường du lịch Phú Quốc 2005 – 2012
Năm 2005 2007 2009 2011 2012
Phòng đặc biệt 100 105 130 175 182
Loại I 350 365 439 520 625
Loại khác 819 842 929 1.120 1.168
Tổng số phòng 1.269 1.312 1.498 1.815 1.975
Tổng số giường 2.095 2.182 2.461 3.098 3.366

31
(Nguồn: Chi cục Thống kê Phú Quốc năm 2013)
Theo chi cục thống kê Phú Quốc, năm 2010 toàn thành phố có 74 cơ sở
lưu trú, có 1.552 phòng, với 2.607 giường thì đến năm 2015 có 158 cơ sở lưu trú,
có 5.000 phòng với 9.425 giường. Đây là kết quả của hoạt động đầu tư của tất cả
các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Mặc
dù các cơ sở lưu trú thì nhiều, song quy mô nhỏ, phần lớn từ 6 - 45 phòng, số
khách sạn có quy mô trên 100 phòng rất ít. Điều đó đặt ra cho đảo Phú Quốc cần
ưu tiên phát triển các khách sạn cao cấp, đúng tiêu chuẩn quy định, hạn chế việc
xây dựng các nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ có quy mô nhỏ.
Bảng 5. Số cơ sở lưu trú và số phòng du lịch Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2015
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Số cơ sở lưu trú (cơ sở) 74 89 100 125 144 158
Tổng số phòng (phòng) 1.552 1.815 1.975 2.475 3.606 5.000
(Nguồn: Chi cục Thống kê Phú Quốc 2016)
Phần lớn khách du lịch đến Phú quốc có thời gian lưu trú thấp (từ 1 – 2
đêm), một trong những nguyên nhân là do giá thuê các cơ sở lưu trú còn cao; thiếu
đồng bộ và chưa hội đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Các cơ sở
lưu trú quá tải vào mùa du lịch, chưa đảm bảo phục vụ tốt cho khách, đặc biệt vào
các ngày nghỉ lễ, tết. Phú Quốc phổ biến là khách sạn, resort, các nhà nghỉ, nhà
trọ,... với chất lượng từ cao cấp 5 sao đến loại bình dân.
Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú ở Phú Quốc phát triển
với tốc độ nhanh theo hướng nâng cấp các cơ sở đã có và xây dựng các cơ sở kinh
doanh mới bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Hầu hết, các thành phần kinh tế
đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhìn chung các phòng ở khách sạn đảm
bảo tiện nghi cho việc lưu trú của khách. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường đã
thúc đẩy các khách sạn tăng cường trang thiết bị, đa dạng hóa các dịch vụ, giảm
giá phòng theo các tour, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng cường công tác
quảng cáo tiếp thị. Tuy nhiên, mật độ phân bố các khách sạn, các resort đạt chuẩn
chủ yếu tập trung ở các trung tâm như thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới đã
hạn chế rất nhiều đến việc phát triển du lịch trên quy mô toàn huyện đảo.
 Cơ sở ăn uống

32
Các cơ sở ăn uống ở thành phố đảo khá phong phú, đa dạng về loại hình
bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn, quán ăn nhanh,... Có
các cơ sở ăn uống nằm ngay trong các cơ sở lưu trú khách sạn và có các cơ sở ăn
uống nằm độc lập bên ngoài cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trên bãi
biển, trong các cơ sở vui chơi giải trí nhằm phục vụ các đối tượng khách du lịch
khác nhau cũng như cộng đồng dân cư.
Hiện nay, trên đảo Phú Quốc có 1.491 cơ sở ăn uống phục vụ cho du
khách và người dân trên thành phố đảo. Các nhà hàng nằm ngay trong các khu
khách sạn, resort 3 - 4 sao có thể đáp ứng phục vụ các món ăn Âu, Á cho du khách
quốc tế. Ngay trên địa bàn cũng có các cơ sở ăn uống do người nước ngoài làm
chủ nên món ăn phương tây cũng hết sức đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu cho khách
quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ sở ăn uống nằm ngoài cơ sở lưu trú phục vụ các món
ăn truyền thống, đặc sản địa phương đáp ứng được nhu cầu du lịch hiện tại. Nhiều
cơ sở được đánh giá cao về chất lượng phục vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm như: nhà hàng Trùng Dương, nhà hàng Zen, nhà hàng Sông Xanh, nhà hàng
Long Beach, nhà hàng Song Lê,...
Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng, phong phú, hệ thống các nhà hàng,
các quán ăn từ bình dân đến cao cấp với các món ăn đặc sản của miền biển tươi,
ngon: tôm, cua, cá, ốc,.. luôn sẵn sàng phục vụ mà mỗi du khách một lần nếm thử
thì khó lòng quên được. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm là vệ sinh thực
phẩm, đồ uống, giá cả và chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Nếu giải
quyết tốt vấn đề này thì sẽ hấp dẫn du khách hơn, nâng cao sự hài lòng của du
khách, từ đó góp phần bảo đảm du lịch phát triển một cách bền vững. Trong thời
gian tới cần đầu tư mở rộng thêm cơ sở ăn uống, chất lượng phục vụ cho du khách
vì số lượng khách ngày càng tăng, cơ sở như hiện tại sẽ không đáp ứng được cho
du khách.
 Cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm
So với nhu cầu du lịch và số lượng khách du lịch Phú Quốc tăng nhanh
như hiện nay thì các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm của huyện đảo cũng chưa đáp
ứng được nhu cầu cho khách nhất là dịp lễ, tết. Mặc dù, các cơ sở kinh doanh, mua
sắm không ngừng tăng lên các shop đồ lưu niệm, các dịch vụ mua sắm...

33
Tuy số lượng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phục vụ du lịch còn ít nhưng
khẳng định được chất lượng và thương hiệu của mình. Qua khảo sát và kiểm tra
của Sở văn hóa, thể thao du lịch Kiên Giang đã kết luận nhiều cơ sở kinh doanh,
mua sắm của Phú Quốc đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch: các nhà thùng nước mắm
Khải Hoàn, nước mắm Hưng Thịnh, nước mắm Hưng Thành; cơ sở sản xuất rượu
sim Bảy Gáo, Sim Sơn; và một số điểm tham quan vườn tiêu, vườn sinh thái,...Các
khu vui chơi giải trí nổi bật ở đảo Phú Quốc như khu vui chơi giải trí Vinpearl
Safari Phú Quốc, Vinpearl Land Phú Quốc, Sailing Club,… Dịch vụ vui chơi giải
trí được ưa chuộng nhất là du lịch tham quan trên biển, tại các đảo kết hợp với câu
cá, câu cá mựcban đêm, lặn ngắm san hô,...
Các dịch vụ bar, spa, massage, karaoke,… có chất lượng cũng ngày một
được tăng lên để phục vụ nhu cầu cho du khách, nhất là khách quốc tế. Hệ thống
các dịch vụ này phần lớn được bố trí ngay trong hệ thống các khách sạn, resort lớn
của Thành phố đảo: Sài Gòn - Phú Quốc, Thiên Hải Sơn, Bluelagoon, Thiên
Thanh, Famiana...
Nhìn chung, các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm còn ít về số
lượng so với tốc độ tăng của du khách và hạn chế về chất lượng so với nhu cầu.
Dođó, Phú Quốc cần khai thác những lợi thế để tổ chức các loại hình vui chơi giải
trí đa dạng hơn nữa nhằm tạo nên sự đa dạng trong hoạt động du lịch, góp phần
giữ chân du khách dài ngày hơn. Có như vậy, du khách đến với Phú Quốc mới có
điểm tham quan, điểm mua sắm, điểm nghiên cứu và điểm để chơi, du khách mới
có mục đích để chi tiêu, địa phương sở tại mới tạo ra nhiều việc làm, tăng thêm
nguồn thu cho ngành du lịch.
3.2. Từ góc độ bền vững về môi trường
Theo thống kê sơ bộ 2016, hiện mỗi ngày trên huyện đảo Phú Quốc có
khoảng 180 tấn rác được thải ra, trong khi đó năng lực thu gom của các đơn vị chỉ
đạt trên 50%. Trên địa bàn đảo chưa được đầu tư nhà máy xử lý rác thải nên đa
phần rác thải thu gom được phải xử lý bằng cách đốt hoặc đưa về tập trung tạm
thời ở 2 bãi rác thuộc thị trấn An Thới và xã Cửa Cạn. Tại các xã, ngoài lượng rác
thu gom, người dân xử lý bằng cách đốt (vào mùa khô), chôn lấp (vào mùa mưa).
Tình trạng ô nhiễm nhất đang diễn ra tại bãi biển ấp Bãi Vòng, nằm trên địa bàn xã
Hàm Ninh, nơi có bến tàu khách Phú Quốc - Rạch Giá. Bãi biển thứ hai đang bị ô
34
nhiễm nặng là bãi biển Gành Dầu, đặc biệt là dọc theo bờ biển đoạn ngang qua ấp
Chuồng Vít. Ở những khu vực gần chợ, ven kênh rạch, người dân thường vứt rác
trực tiếp xuống kênh, sông, không có hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Do đó,
những khu vực này bị ô nhiễm môi trường khá nặng, không khí ô nhiểm bởi mùi
hôi, ruồi muỗi, rác thải bừa bãi làm cho các dòng kênh có màu đen kèm thêm mùi
hôi thối. Điều đó đã tác động không nhỏ đến sức khỏe của người dân địa phương,
và gây cảm giác bất an cho du khách.
Ngoài ra, diện tích rừng thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc đang bị suy
giảm vì nạn chặt phá rừng khai thác gỗ quý hay lấn chiếm rừng để sử dụng vào các
mục đích khác. Bên cạnh đó, hệ sinh thái biển gồm các rạn san hô và thảm cỏ biển
ở vùng lõi Khu bảo tồn biển Phú Quốc đang có dấu hiệu suy giảm về số lượng và
chất lượng bởi hoạt động đánh bắt và khai thác phục vụ các hoạt động du lịch quá
mức.
Như vậy, với sự phát triển nhanh chóng của lượng khách du lịch hàng
năm, các hoạt động du lịch là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường, mà trực tiếp là tác động đến hệ sinh thái tự nhiên các khu bảo tồn
thiên nhiên, các vùng nước ven bờ bị thu hẹp,.... đã làm cho môi trường biển đảo
của địa phương đang có nguy cơ đối mặt với sự phát triển thiếu bền vững dưới góc
độ môi trường. Theo dự báo, đến năm 2030 du lịch Phú Quốc trở thành điểm đến
du lich hàng đầu khu vực và trên thế giới, lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch
và các hoạt động sinh hoạt khác sẽ tăng lên đạt 718 tấn mỗi ngày. Do đó, nếu
chính quyền thành phố đảo Phú Quốc không tìm hướng giải quyết sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến kế hoạch phát triển du lịch của đảo Phú Quốc.
3.3. Từ góc độ bền vững về văn hóa – xã hội
Du lịch tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và đem lại thu
nhập cho lao động địa phương. Về tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 2,9% vào năm 2010
xuống còn 1,29% vào năm 2015 theo tiêu chí hiện nay. Điều đó, chứng tỏ du lịch
phát triển đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và đem lại nguồn thu nhập cao
cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực trong quá trình phát
triển như: vấn đề an ninh trật tự tại địa phương, vấn đề về người nhập cư, vấn đề
về giá cả sinh hoạt,... đã bắt đầu xuất hiện. Kết quả khảo sát cho thấy, du lịch đã
làm hàng hóa trở lên khan hiếm và tăng giá gây khó khăn cho đời sống người dân
35
địa phương, nhất là mùa du lịch cao điểm, có 63,1% người tham gia khảo sát đồng
ý với nhân định này. Ý kiến của người dân về việc du lịch làm tăng tỷ lệ tội phạm
cũng tương đối cao với 74,7% số người đồng ý.
Như vậy, có thể nhận thấy tác động của du lịch lên phân hệ văn hóa - xã
hội mang tính tích cực nhiều hơn tiêu cực. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm
luôn nằm trong tầm kiểm soát của địa phương. Các hoạt động truyền thống như
các phong tục, tập quán, lễ hội của địa phương được giữ gìn và tôn tạo mà không
bị mai một.
4. Giải pháp phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững của đảo Phú
Quốc
4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Để đảm bảo du lịch biển đảo ở Phú Quốc phát triển bền vững, cần bổ
sung trong quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Phú Quốc như sau:
+ Điều tra, thống kê các chỉ tiêu kinh tế, môi trường, xã hội ảnh hưởng
đến du lịch đô thị. Qua đó, đánh giá mức độ cảnh báo trong từng tiêu chí chỉ đạo
cụ thể để thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn, phân bổ hợp lý, tránh đầu tư lãng phí,
không đúng đối tượng.
+ Đánh giá hiện trạng bảo tồn, tôn tạo danh lam thắng cảnh thông qua
các tiêu chí về quy mô, số lượng và chất lượng đầu tư các dự án quy hoạch, tu bổ;
xây dựng các giải pháp tu bổ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để bảo đảm, bảo
tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên.
+ Đánh giá chất lượng các công trình ảnh hưởng đến môi trường du lịch;
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành hệ thống
xử lý nước thải và khả năng ứng phó sự cố môi trường của cơ sở kinh doanh du
lịch.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ
tầng và vật chất kỹ thuật để phục vụ phát triển du lịch bền vững ở đảo Phú Quốc.
Trước hết, chính quyền sở tại, cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước như là “mồi nhử” để huy động và sử dụng nguồn vốn các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước. Yếu tố đồng bộ trong đầu tư phát triển du lịch
cần được chú trọng hơn nữa, đầu tư phát triển hạ tầng đi liền với đầu tư cơ sở vật

36
chất – kỷ thuật ngành du lịch theo phương châm có trong tâm, trọng điểm để khai
thác phát huy hiệu quả và chú trọng những điểm du lịch mới.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường năng lực đón
nhận các luồng khách du lịch bằng đường không và đường thủy. Đặc biệt cần nâng
cấp, bố trí lại hệ thống cầu cảng chuyên dụng, cảng dân dụng, cảng du lịch,... với
sức chứa lớn, hạn chế tác động môi trường và nguồn lợi hải sản; xây dựng mới các
sân bay chất lượng cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách nội địa và khách quốc tế.
+ Đối với giao thông trong thành phố: Cần sửa chữa và hoàn thiện hai
tuyến đường chính Bắc Nam xuyên đảo và các tuyến đường phụ và các khu trung
tâm và các khu dân cư. Quy hoạch hệ thống đường liên ấp, liên xã gắn với các
tuyến, các nút giao thông, giúp tăng cường hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng phát
triển du lịch.
+ Đối với các phương tiện du lịch trên biển như tàu, ghe... cần đảm bảo
an toàn về máy móc, tuổi thọ của phương tiện, phao cứu sinh, trọng tải. Đối với
các loại hình du lịch như câu cá, lặn ngắm san hô, tham quan đảo hoang cần đảm
bảo tuyệt đối an toàn cho du khách.
+ Đối với điện, nước, viễn thông: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mạng lưới
điện quốc gia thông qua truyền tải cáp điện Hà Tiên, xây dựng nhà máy điện Gành
Dầu, xây dựng các trạm biến áp, các trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời, sức
gió phù hợp với phát triển du lịch biển đảo. Xây dựng các hồ chứa nước; hệ thống
các trạm bơm, lọc nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân,
cho các điểm, khu du lịch. Đảm bảo xây dựng hệ thống viễn thông, thông tin liên
lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các điểm và khu du lịch.
Ngoài ra, chính quyền cần đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã
hội về văn hóa, y tế, giáo dục như các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
và cơ sở giáo dục đào tạo đủ điều kiện tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Nhà nước cần chú trọng đầu tư xây dựng các khu du lịch, đầu tư phát
triển hệ thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ du lịch. Đầu tư phát
triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, đáp ứng ngày càng cao của khách du
lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn
hóa và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Đẩy mạnh việc quản lí
hệ thống nhà hàng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp
37
vụ phục vụ. Chuẩn hóa hệ thống phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch, hạn chế
phương tiện gây ô nhiễm môi trường, tăng cường các phương tiện công cộng,
phương tiện sử dụng điện tham quan các khu du lịch, các vườn Quốc gia, khu bảo
tồn,…
Phú Quốc có vai trò vô cùng quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả
nước của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Kiên Giang. Nhà nước cần có
những chính sách và chỉ đảo nhằm giữ vững chủ quyền biển, đảo, an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội gắn với tăng cường quốc phòng – an ninh cho thành phố biển đảo này.
Các cơ quan nhà nước cần tăng cường hợp tác về nghiên cứu, đào tạo,
trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành như: Tổng cục Du lịch
Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các trường Đại học Việt Nam, các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế, Hiệp hội du lịch sinh thái Thế giới... Tiếp tục
hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ
Quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,... để vừa nhận được những hướng dẫn đúng
đắn trong việc bảo vệ thiên nhiên vừa nhận được vốn tài trợ làm kinh phí hoạt
động bảo tồn. Hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ của các ngành, các chuyên gia trong
việc lập các dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển: các chuyên gia về du lịch sinh
thái ở các trường Đại học, viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam nhằm
khai thác hợp lý thế mạnh về du lịch của thành phố đảo. Kết hợp với các nhà khoa
học, các chuyên gia về bảo vệ đa dạng HST biển, rừng trên đảo để phục vụ phát
triển du lịch bền vững.
Đặt biệt, nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách thưởng phạt đối với
việc sử dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường vào mục đích du lịch ở
những cá nhân tập thể làm tốt và ngược lại. Phải xây dựng cơ chế chính sách đồng
bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch; tạo môi trường thuận lợi để
mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển du lịch trên nguyên tắc Nhà nước
phải kiểm soát.
Cơ chế và chính sách đầu tư: trên cơ sở pháp luật và tình hình thực tế của
địa phương, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ
thể có quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc gián tiếp cùng
phối hợp khai thác, đầu tư kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề
38
chuyên môn. Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người
đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Chính sách ưu tiên miễn giảm về
thuế cho các dự án, các khu vực cần khuyến khích đầu tư. Chính sách đền bù giải
tỏa, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó giải quyết các vấn đề xã hội khác như tệ nạn xã hội, tình
trạng người ăn xin, bán vé số, tệ nạn mời chào lôi kéo khách... và giải quyết triệt
để vấn đề vệ sinh môi trường đô thị. Xây dựng bộ phận chuyên quản lý và phát
triển về các nguồn tài nguyên du lịch của Phú Quốc. Nhanh chóng lập kế hoạch,
phát triển tài nguyên, nâng cấp, trùng tu tôn tạo các kiến trúc, các di tích lịch sử có
giá trị văn hóa cao. Có thể mời các chuyên gia du lịch, tổ chức các đề tài nghiên
cứu khoa học về môi trường, tài nguyên du lịch của tỉnh nhằm kết hợp hài hòa
giữa yêu cầu phát triển với gìn giữ môi trường và tài nguyên.
4.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Tập trung xây dựng một số khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại
hình kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại. Xã hội hóa và đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, hướng tới sản phẩm có giá trị cao, tạo được lợi thế so sánh với các địa
phương khác, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách, tạo
nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương
một cách bền vững. Đồng thời, phải xử lý và hạn chế chất thải; giảm thiểu ô nhiễm
bằng việc sử dụng hóa chất, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, tăng cường
bán sản phẩm du lịch xanh,…
Các doanh nghiệp cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và hướng tới
sản phẩm có giá trị cao của vùng. Trước tiên, ưu tiên phát triển du lịch biển và
nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven
biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu
vực và thế giới. Bên cạnh đó, với định hướng phát triển biển trở thành sản phẩm
du lịch hấp dẫn, Phú Quốc cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch
biển hấp dẫn du khách như thuyền buồm, du thuyền, thám hiểm đại dương, câu
mực về đêm, ngắm san hô; phát triển các loại hình thể thao trên biển như: dù kéo,
mô-tô nước, lướt ván, lướt ván buồm, thuyền chuối cùng một số các dịch vụ bổ
sung làm tăng thêm sức hấp dẫn cho biển.

39
Tuy nhiên, các loại hình du lịch này hiện không ít điểm du lịch trong và
ngoài nước khai thác, do đó Phú Quốc cần phải tạo ra thương hiệu riêng, trong đó
chú trọng những loại hình du lịch mà Phú Quốc có tiềm năng vượt trội như du lịch
sinh thái biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá đảo hoang, du lịch lặn
ngắm san hô, thảm cỏ biển, kết hợp với nghiên cứu loại Dugon. Và một điều
không thể thiếu đó là phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí cao cấp; cần đầu tư
xây dựng bến cảng du lịch, bãi tắm du lịch kiểu mẫu; nâng cao chất lượng các cơ
sở lưu trú, nhà hàng ven biển hiện có; hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải
trí, khu ẩm thực vùng biển và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển.
Để du lịch biển, đảo phát triển mạnh mẽ thì các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch cần phải có các hoạt động tiếp thị và quảng bá du lịch đến với du khách
trong nước và nước ngoài, từ đó sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch làm tăng doanh
thu du lịch cho các doanh nghiệp và đem đến hiệu quả khác thác các điểm, cụm,
tuyến du lịch. Các biện pháp quảng bá xúc tiến cần được thực hiện là:
+ Xây dựng chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch. Xây dựng các
website để giới thiệu hình ảnh Phú Quốc với cả thế giới. Xây dựng các phim tư
liệu, phim truyền hình, phóng sự nghiên cứu khoa học về các sản phẩm du lịch đặc
thù của địa phương, thông qua truyền hình giới thiệu rộng rãi sản phẩm du lịch của
Phú Quốc tới khắp các nơi trên thế giới; chỉ đạo chính quyền địa phương các xã có
hoạt động du lịch xây dựng phong cách văn hoá du lịch trong nhân dân, gắn du
lịch với các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống theo định kỳ nhằm thu hút
khách đến tham quan.
+ Thành lập mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện về du lịch Phú
Quốc tại các tỉnh thành, đặc biệt các vùng du lịch trọng điểm của quốc gia và các
điểm đến khác với nhiệm vụ quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, marketing
điểm đến.
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo quảng bá các tiềm năng du lịch của Phú
Quốc nhằm giới thiệu và khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước
tham gia vào hoạt động đầu tư, khai thác và kinh doanh.
+ Thường xuyên duy trì các hoạt động văn hóa, lễ hội, bảo tồn và giữ gìn
những giá trị nguyên bản, tránh làm mai một và thay đổi tập tục văn hoá của cư
dân bản địa và làm mất đi tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
40
+ Chú trọng phát triển mô hình du lịch gắn với cộng đồng.
+ Phát triển các thương hiệu về sản phẩm du lịch đặc trưng có ở Phú
Quốc mà nhiều người biết đến như nước mắm, hồ tiêu, rượu sim, chó Phú Quốc.
Xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp có giá trị về mặt thương mại như ngọc
trai, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ gắn với biển.
+ Xây dựng trang thông tin điện tử bằng 4 thứ tiếng Việt Nam, Anh,
Pháp, Trung Quốc với nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin về Phú
Quốc, về các điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội, các nét đẹp truyền thống và đặc
sắc ở đảo.
+ Xuất bản các tài liệu giới thiệu tiềm năng du lịch, di tích lịch sử văn
hoá, điểm tham quan, cơ sở dịch vụ,… của Phú Quốc để quảng bá với khách du
lịch. Huy động đóng góp của các doanh nghiệp du lịch để xây dựng cổng chào du
lịch tại một số điểm cho phù hợp gây ấn tượng tốt cho du khách.
+ Thiết kế, lắp đặt các panô, áp phích tuyên truyền quảng bá về các sản
phẩm, loại hình du lịch nổi bật của huyện đảo tại các địa bàn cửa ngõ của tỉnh,
huyện, cũng như trong các khu trung tâm, tuyến, điểm du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch cần hạn chế, loại bỏ những tình trạng lạm dụng
du lịch đem lợi ích cá nhân cho thân như tình trạng “chặt chém” giá, mập mờ về
giá cả, từ đó mất niềm tin cho du khách khiến du khách không “tự tin” tiêu tiền, từ
đó, các điểm đến không khai thác được tối đa doanh thu từ du khách. Ngoài ra các
doanh nghiệp vận chuyển hành khách cần hạn chế tối đa các tình trạng hủy
chuyến, trễ chuyến của du khách.
Ngoài ra, vấn đề về môi trường cũng là vấn đề vô cùng quan trọng cần
phải giải quyết của các doanh nghiệp trong du lịch. Các doanh nghiệp cần phải có
bản cam kết bảo vệ môi trường với chính quyền sở tại và người dân địa phương,
trong đó nêu rõ những điều kiện thỏa thuận trong việc bảo vệ, phục hồi hệ sinh
thái tự nhiên trong quá trình vận hành. Khuyến khích sử dụng sử dụng các nguồn
năng lượng sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên như: năng lượng mặt trời, năng
lượng gió. Tổ chức phân loại rác thải và tiến hành thu gom rác thải theo đúng quy
định; xử lý nước thải nhằm tiết kiệm nước và không gây ô nhiễm môi trường.

41
4.3. Đối với nguồn nhân lực du lịch
Du lịch là ngành đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối diện với
khách, lao động phải có trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của
cán bộ, nhân viên. Đặc biệt, khi Phú Quốc cùng với cả nước đang vươn tới hội
nhập với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt những chuẩn
mực quy định của quốc gia và quốc tế.
Trong thời gian qua, du lịch Phú Quốc phát triển nhanh, phát triển một
cách ồ ạt, đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ, nhân viên với trình độ
nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Trong thời gian tới để đáp ứng
nhu cầu phát triển mạnh mẽ du lịch biển đảo, Thành phố đảo cần một lực lượng
lao động du lịch đông đảo và có chuyên môn nghiệp vụ cao. Để làm được điều này
trước mắt huyện đảo cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Rà soát, thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động
du lịch để có hướng đào tạo, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu
cầu phát triển thời gian tới.
+ Cần xây dựng và có kế hoạch triển khai cụ thể chiến lược đào tạo phát
triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những yêu cầu của ngành trong hiện tại và
tương lai về cơ cấu, chất lượng và số lượng. Từng bước chuyên nghiệp hoá đội
ngũ cán bộ quản lí và các nhân viên phục vụ, đảm bảo trình độ và số lượng lao
động cho mỗi điểm du lịch.
+ Ngoài việc đảm bảo về số lượng cần chú trọng chất lượng nguồn nhân
lực, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, thuyết phục gây được sự tín nhiệm, niềm tin cao
tạo ra sự hài lòng đối với du khách.
+ Chú trọng đào tạo bồi dưỡng từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lí
lĩnh vực, cán bộ khoa học công nghệ. Đào tạo từ sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng và
đại học. Tránh những tình trạng chỉ tập trung đào tạo bậc đại học. Cần phải gắn
kiến thức lí thuyết với đào tạo thực tế công việc, thực tế địa phương.
+ Ưu tiên đào tạo những lao động địa phương thành những hướng dẫn
viên du lịch chuyên nghiệp. Vì không ai có thể thấu hiểu tự nhiên, con người nơi
đây bằng chính cư dân địa phương – những người đã sinh sống, gắn bó, trải
nghiệm trên chính nơi mà họ đang làm việc.
42
+ Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng một số lĩnh vực quan trọng như điều
hành du lịch, đầu bếp, marketing ở nước ngoài để học tập thêm kinh nghiệm.
+ Có kế hoạch tuyển chọn và cử cán bộ trẻ có năng lực đến các trung tâm
đào tạo du lịch trong nước, nước ngoài để đào tạo nâng cao trình độ quản lí cũng
như nghiệp vụ phục vụ du lịch cho cán bộ tại các điểm, cụm du lịch.
+ Xã hội hoá công tác giáo dục du lịch, nhận thức về du lịch cho nhân
dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp
tham gia hoạt động du lịch. Xây dựng và tổ chức các cuộc thi, các buổi giao lưu về
nghiệp vụ, phong cách ứng xử với du khách, bảo vệ môi trường du lịch.
+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, cho
đội ngũ cán bộ và nhân viên trong ngành du lịch thông qua các chuyên gia du lịch
trong và ngoài nước. Liên kết đào tạo với các trường chuyên nghiệp cho lao động
nông thôn như chương trình đào tạo ngắn hạn, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
nhằm từng bước nâng cao tay nghề cho lao động trong hoạt động du lịch tại địa
phương.
4.4. Đối với cộng đồng cư dân địa phương
Cần có thái độ ứng xử thân thiện, tôn trọng và hỗ trợ du khách trong quá
trình tham quan, tìm hiểu tại địa phương; hiểu biết về nguồn tài nguyên và giới
thiệu đến với du khách; tham gia hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tránh
tình trạng tự phát, gây lộn xộn, thiếu văn minh đô thị,... Bên cạnh đó, cộng đồng
cần tham gia vào tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch bao gồm: việc đánh giá
nguồn lợi, xác định các vấn đề và định nghĩa những hành động để giải quyết
chúng.
Cộng đồng địa phương phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Cư dân địa phương cần tham gia giữ
gìn, bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến
môi trường để phát triển du lịch của đảo. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương cũng
cần tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng quy hoạch phát triển du lịch có liên
quan đến đời sống của họ. Đặc biệt, để mang lại hiệu quả kinh tế, phát triển du lịch
của thành phố đảo và bảo vệ nguồn tài nguyên của đảo thì cộng đồng địa phương
cần chủ động tham gia, làm việc, kinh doanh và xây dựng các sản phẩm du lịch
của đảo. Bởi vì chỉ có những người địa phương mới là những người am hiểu nhất
43
về tài nguyên, giá trị mà họ gẫn gũi, có như vậy mới vừa mang lại hiệu quả kinh tế
vừa bảo vệ môi trường của thành phố biển đảo này.
Muốn phát triển du lịch một cách bền vững thì đòi hỏi không phải chỉ
các nhà chuyên môn mà cả cộng đồng địa phương phải có sự hiểu biết, phải chung
tay khai thác và bảo vệ các loại tài nguyên du lịch. Sự đổi mới trong ý thức sẽ dẫn
đến một sự đổi mới tương ứng trong hành vi và thái độ. Cộng đồng địa phương
phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các nguyên tắc của sự phát triển bền vững.
Cần tuyên truyền dưới nhiều hình thức làm chuyển biến và nâng cao hơn nữa nhận
thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng, sự cần thiết của sự nghiệp phát triển du
lịch và trách nhiệm đối với việc đổi mới và phát triển du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.5. Đối với du khách
Khách du lịch là người đóng vai trò cuối cùng trong việc đưa du lịch bền
vững vào thực tiễn. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững sẽ khó đạt được nếu du
khách không chọn đến đảo Phú Quốc, hoặc không sẵn sàng trả phí để hỗ trợ du
lịch bền vững. Vì vậy, cần tìm hiểu và tuân thủ các phong tục tập quán của địa
phương; lựa chọn doanh nghiệp có quan điểm, nguyên tắc và hoạt động bền vững,
có trách nhiệm; có ý thức tiết kiệm năng lượng; sẵn sàng tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường, ủng hộ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm
bảo vệ môi trường, văn hóa địa phương,…

44
KẾT LUẬN
Du lịch trên toàn cầu phát triển với tốc độ cao đem lại nhiều lợi ích cho các quốc
gia, đồng thời đang làm cho môi trường thiên nhiên, văn hóa xã hội ở nhiều nơi bị biến
động đáng lo ngại. Phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững đang được tổ
chức du lịch quốc tế quan tâm nghiên cứu, là hướng chiến lược để phát triển du lịch
mà Đảng và nhà nước quan tâm, là mục tiêu mà du lịch huyện đảo Phú Quốc cần đạt
tới. Trên cơ sở tiếp cận lý luận về du lịch bền vững, vừa khảo sát, nghiên cứu, đánh giá
thực tiễn các loại hình du lịch cho thấy du lịch Phú Quốc đã đóng góp tích cực vào sự
tăng trưởng kinh tế địa phương, có xu hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
huyện Phú Quốc nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung. Sự phát triển đa dạng các loại
hình, các sản phẩm du lịch trong thời gian qua đã có tác động thu hút khách du lịch
đến với Phú Quốc ngày một tăng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại
địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã
hội huyện đảo theo hướng tích cực và bền vững nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của du lịch Phú Quốc trong những năm gần đây
đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất cập như loại hình du lịch còn mang tính đơn điệu, quy
mô không lớn, không có sức thu hút khách, sản phẩm du lịch còn mang tính trùng lặp,
gây nhàm chán. Thêm vào đó cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, quy hoạch xây dựng một
số điểm du lịch, cơ sở lưu trú chưa hợp lý,... gây ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài
của du khách, nguy cơ bị phá vỡ cân bằng hệ sinh thái biển – đảo và tính nguyên bản
của các đảo đang ở mức báo động. Nhận thức chung về vai trò, vị trí, ý nghĩa của
ngành du lịch trong xã hội, trong dân, trong các ngành, các cấp chưa được đầy đủ,
chưa thực sự tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội ý thức trách nhiệm tham gia
phát triển du lịch bền vững. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề: lựa chọn ưu tiên
các loại hình du lịch hiệu quả; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực;
nâng cao nhận thức cộng đồng; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc
trưng; đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo và cải cách mạnh cơ chế quản lý, phát
triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường, tài nguyên.
Phát triển du lịch bền vững ở Phú Quốc sẽ kéo theo sự ổn định về kinh tế - xã hội
và môi trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo sự bình đẳng xã hội, phân
chia lỡi ích công bằng, tạo sự bình đẳng xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi
tầng lớp xã hội về văn hóa, truyền thống dân tộc, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi
45
trường sinh thái. Để thực hiện mục tiêu này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ
quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch và công đồng địa phương nhằm tạo
nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của ngành du lịch Phú Quốc trong
tương lai.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lan Anh, 2016, Những sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Quốc, Kiên Giang,
https://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/nhung-san-pham-du-lich-
dac-trung-cua-phu-quoc-kien-giang-453280.vov, 29/7/2022.
2. Thái Lan Anh, 2012, Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho Phú
Quốc, https://kienviet.net/2012/12/17/xay-dung-cac-giai-phap-phat-trien-du-lich-
ben-vung-cho-phu-quoc/, 1/8/2022.
3. Nguyễn Giang, 2021, Tốc độ tăng trưởng ấn tượng của khách du lịch Phú Quốc
trong 5 năm 2015 – 2020, https://titangroup.vn/khach-du-lich-phu-quoc-trong-5-
nam-2015-2020/, 1/8/2022.
4. Không tác giả, 2017, Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại huyện đảo
Phú Quốc, https://text.123docz.net/document/4227866-giai-phap-nham-phat-trien-
du-lich-ben-vung-tai-huyen-dao-phu-quoc.htm, 1/8/2022.
5. Không tác giả, 2021, Cơ cấu thị trường khách du lịch phú quốc thúc đẩy thương
mại như thế nào?, https://www.bdsphuquoc.net.vn/co-cau-thi-truong-khach-du-
lich-phu-quoc-thuc-day-thuong-mai-nhu-the-nao-bv867, 31/7/2022.
6. Không tác giả, 2021, Giá trị vượt thời gian của ngọc trai Phú Quốc - Cách lựa
ngọc CHUẨN CHỈNH, https://vinpearl.com/vi/gia-tri-vuot-thoi-gian-cua-ngoc-
trai-phu-quoc-cach-lua-ngoc-chuan-chinh, 1/8/2022.
7. Không tác giả, 2022, Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho Phú
Quốc, https://www0015.trucbachconcert.com/xay-dung-cac-giai-phap-phat-trien-
du-lich-ben-vung-cho-phu-quoc.html, 2/8/2022.
8. Trang Nhung, 2022, Vườn tiêu Phú Quốc – Địa điểm check-in và khám phá không
thể bỏ qua, https://reviewvilla.vn/vuon-tieu-phu-quoc/, 1/8/2022.
9. Đặng Thanh Sơn, Nguyễn Vương, 2020, Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch
bền vững ở Phú Quốc, https://tailieutuoi.com/tai-lieu/thuc-trang-va-giai-phap-
phat-trien-du-lich-ben-vung-o-phu-quoc, 29/7/2022.
10. Hà Thái, 2019, Một số vấn đề trong phát triển du lịch bền vững đảo Phú Quốc,
Kiên Giang, http://itdr.org.vn/mot-so-van-de-trong-phat-trien-du-lich-ben-vung-
dao-phu-quoc-kien-giang/, 31/7/2022.

47
11. Đặng Văn Thanh, 2013, Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang, https://tailieutuoi.com/tai-lieu/luan-van-thac-si-dia-li-hoc-phat-trien-du-
lich-sinh-thai-huyen-dao-phu-quoc-tinh-kien-giang, 31/7/2022.
12. Nguyễn Thị Thao, 2020, Du lịch xanh - giải pháp phát triển du lịch bền vững của
huyện đảo Phú Quốc, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/du-lich-xanh-giai-phap-
phat-trien-du-lich-ben-vung-cua-huyen-dao-phu-quoc-68975.htm, 31/7/2022.
13. Phạm Tiến, 2021, Tiềm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở thành
phố đảo Phú Quốc, https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-
te-ky-thuat-cong-nghiep/kinh-doanh-quoc-te/tieu-luan-tiem-nang-va-thuc-trang-
du-lich-phu-quoc/21557000, 30/7/2022.

48

You might also like