You are on page 1of 7

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM DƯỢC LIỆU 1


MÃ MÔN HỌC: H01200
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lý Tú Loan
ThS. Vũ Huỳnh Kim Long

Nhóm 04:

1. Lê Nguyễn Hồng Ngọc MSSV: H2100100


2. Nguyễn Xinh Uyên Nhi MSSV: H2100442
3. Dương Hồng Khuyên MSSV: H2100421

TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024.


BÀI 4

KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM

1. Nguyên liệu và hóa chất


a) Nguyên liệu
- Lá Trúc đào (Folium Nerii, là lá cây Trúc đào, Nerium oleander, Apocynaceae)
- Đay (Semen Corchori, là hạt của cây Đay quả dài, Corchorus, Tiliaceae)
b) Hóa chất
- Ethanol 25%, Chloroform, n-Butanol, Natri sulfate khan, Acetic anhydride,
Acid sulfuic đậm đặc Ethanol 96%.
c) Thuốc thử
- Thuốc thử Xanthydrol, Thuốc thử Keller – Kiliani, Thuốc thử Raymond –
Marthound, Thuốc thử Kedde, Thuốc thử Legal, Thuốc thử Baljet.
2. Kiểm nghiệm vi học
Quan sát về mặt cảm quan và khảo sát bột lá Trúc đào dưới kính hiển vi, tìm các
cấu trúc của bột lá Trúc đào. Dưới đây là hình các cấu tử trong bột lá Trúc đào.

Mảnh mạnh vòng Tinh thể calci oxalat hình cầu gai Lông che chở đơn bào

Mảnh mạch vạch Tế bào lỗ khí Mảnh mô mềm

1
Mảnh buồng ẩn khổng Sợi kèm tinh thể calci oxalat hình khối

3. Chiết suất
a) Chiết suất glycosid tim trong lá Trúc đào
- Bước 1: Cân khoảng 3g lá Trúc đào (cho vào erlen 100ml) + 40ml cồn 25%
 chiết cách thủy trong 15 phút. Lọc qua giấy lọc lấy dịch, để nguội.
- Bước 2: Chuyển toàn bộ dịch lọc trên vào bình lắng gạn 100ml  chiết
glycosid bằng cách lắc với CHCl3 (10 ml  2 lần).
- Bước 3: Gạn lấy lớp dịch chiết chloroform ở dưới, sau đó cho natrisulfat khan
để khử nước.
- Bước 4: Chia đều dịch triết thu được vào 4 ống nghiệm và 1 chén sứ (tất cả đều
phải được sấy khô). Đặt trên giá ống nghiệm đem đun cách thủy  cắn khô.
Cắn thu được đem đi làm các phản ứng định tính.
b) Chiết xuất glycosid tim trong hạt đay
- Bước 1: Cân 5g bột hạt Đay (cho vào erlen 100ml) + 30ml cồn 50%  đun
nóng cách thủy trong 5 phút, thỉnh thoảng lắc đều. Để nguội và lọc qua bông
vào một becher 100ml. Thực hiện như trên thêm 2 lần (mỗi lần 15ml cồn
50% và lọc nguội). Cô dịch lọc còn phân nửa thể tích.
- Bước 2: Lấy dịch trên lắc với CHCl3 (15 ml  2 lần) trong bình lắng gạn và tiến
hành làm khan như trong chiết xuất lá Trúc đào.
- Bước 3: Chia dịch chiết chloroform trên thành 5 phần như của lá Trúc Đào
và tiến hành thực hiện các phản ứng định tính.
4. Phản ứng hóa học
a) Phản ứng của khung aglycon
 Phản ứng Liberman – Bourchart
- Tiến hành:
 Bước 1: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim 1ml anhydrid
acetic + 1ml chloroform  lắc đều cho tan.
 Bước 2: Nghiêng ống nghiệm 45° (đặt ống nghiệm trong 1 becher 250ml),
cho từ từ acid sulfuric đặc vào đến khi lớp bên dưới cao 1 cm, tránh làm
xáo trộn chất lỏng trong ống.
2
 Bước 3: Quan sát thì thấy được giữa bề mặt tiếp xúc giữa hai lớp sẽ có 1
vòng màu tím đỏ. Lớp dưới có màu hồng và lớp trên có màu xanh.
- Kết quả:

Hình 1: Phản ứng Liberman – Bouchart (bên phải là bột lá Trúc đào và bên trái là bột hạt Đay)
- Nhận xét: Quan sát thấy được cả 2 ống nghiệm đều có xuất hiện một vòng
nâu đỏ xuất hiện giữa 2 lớp chất lỏng, trong đó lớp dưới có màu hồng nhạt
và lớp trên có màu xanh lá => cả 2 đều có sự hiện diện của nhân steroid ở
lớp trên màu xanh lá.
b) Phản ứng của vòng lactone 5 cạnh
 Phản ứng Baljet
- Tiến hành:
+ Bước 1: Pha thuốc thử Baljet, cho vào ống nghiệm 0,5 ml dd acid picric
1% + 4,5 ml dd NaOH 10%. Lắc đều.
+ Bước 2: Cho 0,5 ml ethanol 90% vào ống nghiệm chưa cắn glycosid 
Lắc đều.
+ Bước 3: Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha cho đến khi xuất hiện
màu đỏ da cam. Đồng thời so sánh với ống thử để quan sát sự khác biệt.

3
- Kết quả:

(a) (b)
Hình 2: Phản ứng Beljet (a là bột lá Trúc đào và b là bột hạt Đay)
- Nhận xét: Quan sát thấy được ống bên trái có màu đỏ da cam và màu đậm
hơn so với ống bên phải => ống nghiệm bên trái có sự hiện diện của vòng
lactone 5 cạnh.
 Phản ứng Legal
- Tiến hành: Cho vào chén sứ có chứa cắn glycosid tim 0,5ml ethanol 90%.
Lắc đều cho tan hết cắn. Nhỏ 1 giọt thuốc thử natri nitroprussiat 0,5% + 2
giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc đều sẽ xuất hiện màu đỏ cam.
- Kết quả:

(a) (b)
Hình 3: Phản ứng Legal (a là bột lá Trúc đào và b là bột hạt Đay)
4
- Nhận xét: Sau khi cho 1 giọt thuốc thử natri nitroprussiat 0,5% vào thì cả
hai chén đều xuất hiện đổi màu thành màu nâu đậm hơn và biến mất sau vài
giây => cả 2 chén đều có sự hiện diện của vòng lactone 5 cạnh.
c) Phản ứng của phần đường
 Phản ứng Xanhthydrol
- Tiến hành: Cho vào ống nghiệm chứa cắn glycosid tim 0,5 ml thuốc thử
Xanthydrol. Ðun ống nghiệm trong nồ i cách thuỷ sôi 3 phút, sẽ xuất hiện
màu đỏ.
- Kết quả:

Hình 4: Phản ứng Xanhthydrol (bên phải là bột lá Trúc đào và bên trái là
bột hạt Đay)
- Nhận xét: Quan sát thấy cả 2 ống nghiệm đều đổi màu, trong đó màu bên
bột hạt Đay (bên trái) có màu đỏ đậm còn bên bột lá Trúc đào (bên phải) có
màu nâu đậm => cả 2 ống nghiệm đều có sự hiện diện của phần đường.
 Phản ứng Keller – Kiliani
- Tiến hành:
+ Bước 1: Làm tan cắn glycosid tim bằng cách cho 0,5 ml ethanol 90%
 Lắc đều.
+ Bước 2: Nghiêng ống 45° trong becher 250 ml. Sau đó cho từ từ acid
sulfuric đắc vào tới xuất hiện 2 lớp và có vòng ngăn cách giữa 2 bề mặt
tiếp xúc.

5
- Kết quả:

Hình 5: Phản ứng Keller Kiliani (bên trái là bột lá Trúc đào và bên phải
là bột hạt Đay)
- Nhận xét: Cả hai ống đều có vòng ngăn cách xuất hiện nhưng lại không
quan sát được phần đường màu xanh ở bên trên => không có hoặc có rất ít
trong chế phẩm
- Nguyên nhân: Do trong quá trình chiết xuất nhiều nhũ dẫn đến hiệu suất
chiết chất bị thấp, không thể nhận biết được phần đường có trong phản ứng.

You might also like