You are on page 1of 5

Nhu cầu dinh dưỡng một số

acid béo thiết yếu và choline

1. Đặt vấn đề
Acid béo thiếu yếu và choline là những thành phần dinh dưỡng quan trọng, góp
phần tăng cường và phát triển trí não và thị lực trẻ em. Trong khuyến nghị về dinh dưỡng
của Bộ Y tế 2004 còn thiếu khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng các thành phần này.
Trong bài này, muốn nêu lên tóm tắt vai trò sinh học của các thành phần này và giới thiệu
một số khuyến cáo về nhu cầu một số acid béo thiết yếu và choline.
2. Vai trò chức năng của một số acid béo thiết yếu và choline
Acid béo là một trong 3 loại lipid chính, đó là triglycerid, ester glycerol và acid
béo, cấu trúc có từ 4-26 nguyên tử Carbon. Acid béo được phân ra acid không no (không
có nối đôi trong cấu trúc phân tử) và acid béo không no (có nối đôi trong cấu trúc phân
tử). Acid béo không no (hay chưa bão hoà), có thể có ít nhất 1 nối đôi hoặc nhiều nối đôi
(acid béo không no đa nối đôi chuỗi dài: LCPUFA). Acid béo thiết yếu (EFA) đa nối đôi
chuỗi dài có ý nghĩa quan trọng được nêu lên nhiều là acid linolic, acid -linoleic, acid
arachidonic (ARA) và acid docosahexaenoic (DHA). ARA là dẫn chất từ acid linoleic
thuộc nhóm omega-6. DAH là dẫn chất từ acid alpha linolenic, thuộc nhóm omega - 3.
DHA và ARA là thành phần quan trọng của phospholipid màng tế bào, bảo đảm độ
lỏng, tính mềm mại và tính thấm màng tế bào, rất cần thiết cho vận động của protein
màng tế bào. DHA và ARA là thành phần quan trọng cấu trúc thần kinh trung ương và
võng mạc, cần thiết trong quá trình kích thích của ánh sáng với tế bào hình que và nón ở
võng mạc, quá trình dẫn truyền xung động điện qua thụ thể thần kinh. Do đó DHA, ARA,
đặc biệt DHA là thành phần dinh dưỡng quan trọng, góp phần phát triển trí não và thị lực,
thị lực là cửa sổ để phát triển tinh thàn. DHA được tích luỹ rất nhanh và rất cao trong thời
kỳ bào thai và năm đầu đời. Não phát triển rất nhanh trong 12 tháng đầu đời, sau 12 tháng
đầu đời não phát triển tới 175% lúc sinh, gấp đôi lúc 24 tháng tuổi. Do đó nhu cầu DHA
và ARA rất cao và quan trọng nhất trong năm đầu đời.
Choline là thành phần dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào,
chuyển hoá methyl, dẫn truyền thần kinh chilinergic, dẫn truyền qua màng, chuyển hoá
và vận chuyển lipid và cholesterol. Choline làm tăng cường tổng hợp và giải phóng
acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, kiểm soát hoạt động cơ và nhiều
chức năng khác (Cohen và Wurtman, 1975; Haubrich và cộng sự, 1974; Wecker, 1986).
Choline là tiền chất để tổng hợp: (1)Phospholipid, trong đó có phosphatidylcholine, là
thành phần cấu trúc và chức năng của màng tế bào (Exton, 1994; Zeisel, 1993), và
lipoprotein nồng độ thấp ở gan (Yao và vance, 1988, 1989); (2) tổng hợp sphingomyelin,
plasmenylcholine, là thành phần của màng mọi tế bào, kể cả các neuron thần kinh và thần
kinh đệm (Hannun, 1994); (3) là yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (Frenkel và cộng sự, 1996); và
(4) để tạo thành methyl betaine, cần cho cầu thận, tế bào cầu thận sử dụng betaine và
glycerophosphocholine như một chất thẩm thấu hữu cơ để đáp ứng với các tress thẩm
thấu (Bauernschmitt và Kinne, 1993; Burg, 1995; Garcia - Perez và Burg, 1991;
Grossman và Hebert, 1989). Nồng độ choline huyết tương thay đổi tuỳ theo chế độ dinh
dưỡng Choline huyết thay đổi từ 7 đến 20 mol/l, đa số có nồng độ 10 mol/l. Nồng độ
phosphatidylcholine huyết tương khoảng 1 - 1,5 mmol/l.
3. Nguồn cung cấp một số acid béo thiết yếu và choline
DHA và ARA có nhiều trong sữa mẹ và trong nhiều thức ăn có nguồn gốc động
vật, thực.
Bảng 1. Nguồn cung cấp DHA & ARA
Nguồn thức ăn DHA ARA
(% chất béo) (% chất béo)

Cá moruy 37 0
Sò 26 0
Cá ngừ 18 0
Cá trích 11 0
Cá thu 8 0
Cá bơn 7 0
Thịt
Bò 0.3 3
Gà 0.3 2.5
Lòng đỏ trứng 1-7 5
Dầu thực vật
Dầu canola 6-14 16
Dầu quả óc chó 13 57
Dầu đậu nành 5-10 50-57
Dầu olive 0,2-1,5 4-21
Dầu ngũ cốc 0,5-1,5 34-62
Dầu vừng 0,6 35-50
Dầu hướng dương 0,1-0,2 48-74
Dầu lạc 0 29
Lượng DHA và ARA trong sữa mẹ thay đổi tuỳ theo chế độ dinh dưỡng của người
mẹ trong thời gian cho con bú. Lượng DHA và ARA của các bà mẹ ở các nước rất khác
nhau (bảng 2)
Bảng 2: DHA và ARA trong sữa mẹ.
Nước DHA ARA
(% acid béo) (% acid béo)
Duyên hải trung quốc 2,78 1,17
Nhật 1,00 0,4
Nauy 0,43 0,42
Israel 0,37 0,58
Nigeria 0,34 0,56
Tây ban nha 0,34 0,5
Pháp 0,32 0,5
(Mỹ (Birch) 0,29 0m56
ểc 0,26 0,45
Đức 0,23 0,45
Hà Lan 0,19 0,34
Nông thôn Trung Quốc 0,14 1,22
Mỹ (Auestad) 0,12 0,51
Sudan 0,07 0,5

Thức ăn giầu choline là sữa, gan, trứng, đậu, lạc. Lượng Choline trong sữa mẹ thay
đổi, từ 160 đến 210 mg/l (hay 1,53 - 2 mmol/l). Lượng choline có trong sữa mẹ đủ để
cung cấp 125 mg/ngày cho trẻ 0-6 tháng tuổi, 150 mg/ngay cho trẻ 7-12 tháng tuổi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa công thức có 24 mg choline/100 Kcal, có thể cung
cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng choline cho trẻ nhỏ.
4. Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng một số acid béo thiết yếu và choline.
Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng một số acid béo thiết yếu và choline của một số
tổ chức quốc tế được trình bày trong các bảng sau.
Bảng 3: Nhu cầu dinh dưỡng Acid béo thiết yếu cho trẻ sơ sinh
(WHO & FAO 2004)
Acid béo thiết yếu Trẻ đủ tháng Trẻ thiếu tháng
(mg/kg) (mg/kg)
Acid linoleic 600 700
Acid  - linoleic 50 50
ARA 40 60
DHA 20 40

Bảng 4: Nhu cầu dinh dưỡng Acid béo thiết yếu cho trẻ các lứa tuổi
(Food and Nutrition Board, National Academies of Scienes, American Academy of
Pediatrics, 2004)

Nhóm tuổi A linoleic g/ng A . Linoleic g/ng


0-6 th 4,4 0,5
7-12 th 4,6 0,5
1-2 t 7 0,7
3-8 t 10 0,9
9-13 tnam 12 1,2
14-18 t nam 16 1,6
9-13 t nữ 10 1,0
14-18 t nữ 11 1,4

Nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khuyến cáo về mức LCPUFA trong sữa công thức cho
nhũ nhi.

Đủ tháng Thiếu tháng


(% Axít béo) DHA ARA DHA ARA
Tổ chức Dinh Dưỡng Anh (BNF; 1992)(1) ~ 0.40 ~ 0.40 ~ 0.40 ~ 0.40
Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO; 1994)(1) ~ 0.35 ~ 0.7* ~ 0.60 ~ 0.9*
Ban chuyên môn của NIH/ISSFAL (1999) (2) ~ 0.35 ~ 0.50 ~ 0.35 ~ 0.50
Tổ chức sức khoẻ trẻ em, Đức (2001)(1)  0.20  0.35  0.35  0.40
Hội Dinh Dưỡng và Tiêu hoá Nhi khoa châu
(ESPGAN; 1991(1)................................... 0.5-1.0** 1.0-2.0*
Hội Quốc Tế về nghiên cứu Axít béo và Lipid
(ISSFAL; 1994)(1) (2)................................ 0.5 - 1.1 0.9 - 0.5*

(1)
Khuyến cáo dựa trên thành phần sữa mẹ
*
Tổng -6LCPUFA.
(2)
Đề nghị dựa trên các nghiên cứu lâm sàng.
**
Tổng  - 3 LCPUFA.
Bảng 5: Nhu cầu Dinh Dưỡng choline
(Food and Nutrition Board, Institute of Medicine, USA 1999)
Tuổi Nhu cầu (AI)
0 - 6 tháng 125 mg/ngày  18 mg/kg
7 - 12 tháng 150 mg/ngày  17 mg/kg
1 - 3 tuổi 200 mg/ngày
4 - 8 tuổi 250 mg/ngày
9 - 13 tuổi 375 mg/ngày
14 - 18 tuổi, Nam 550 mg/ngày
Nữ 400 mg/ngày
Nữ có thai 450mg/ngày
Nữ cho con bú 550mg/ngày

Bảng 6: Nồng độ cao Choline dung nạp được


Tuổi Giới hạn cao
0 - 12 tháng Chưa xác định
1 - 3 tuổi 1 g/ngày
4 - 8 tuổi 1 g/ngày
9 - 13 tuổi 2 g/ngày
14 - 18 tuổi 3 g/ngày
14 - 18 tuổi, có thai 3 g/ngày
Cho con bú 3 g/ngày
 19 tuổi, có thai 3,5 g/ngày
Cho con bú 3,5 g/ngày

Tài liệu tham khảo


1. Anonymous (1997). Betaine for homocystinuria. Med Lett Drugs Ther. 39:12.
2. Blair R, Newsome F. (1985). Involvement of water-soluble vitamins in diseases of
swine. J. Anim. Sci. 60: 1508 - 1517.
3. Food and Nutrition Board, Institute of Medicine, USA (2000). Dietary Reference
Intakes - Choline: 390 - 414.
4. Ronald E. Kleiman (2004). Dietary Reference Intakes. Recommended Intakes for
Individuals: 921 - 930.
5. WHO (2004). Lipids in early development. Fats and oils in human nutrition. Report of
a joint expert consultants: 49-55.

You might also like