You are on page 1of 4

Ở các tiết trước, chúng ta đã được học về các phép tính cộng trong phạm vi 10.

Để giúp các em
ôn tập lại các phép tính cộng, cô trò mình sẽ cùng đến với một trò chơi. Các em có muốn chơi
không nào?
Bây giờ cô trò chúng mình sẽ đến với một trò chơi có tên là “Câu cá”. Ở trò chơi này, cô sẽ đưa
ra các phép tính, các em hãy suy nghĩ, tính và chọn con cá mang kết quả đúng cho cô nhé! Các
em đã hiểu luật chơi chưa? Các em đã sẵn sàng chưa nào? Chúng ta cùng bắt đầu chơi nhé!
Các em ạ, chúng mình vừa cùng ôn lại các phép tính cộng trong phạm vi 10 rồi đấy! Bây giờ
chúng ta sẽ cùng bước vào bài học của ngày hôm nay! Đó là bài “Làm quen với phép trừ. Dấu
trừ”. Các em hãy nhắc lại tên đề bài lại một lần nữa nào!
Mời các bạn quan sát lên màn hình và chia sẻ cho cô cùng nghe: “Trên màn hình của cô là hình
ảnh gì nào?”
Trên màn hình của cô là hình ảnh của 5 chú chim đang đậu trên cành cây và hót líu lo đúng k
nào? (GV đếm từng con 1)
Các em hãy xem có tình huống gì xảy ra ở đây nhé!
Mời các em chia sẻ tình huống này theo nhóm đôi!
Mời 1, 2 HS đại diện đứng dậy nêu tình huống
GV chốt: “ Trong tình huống này các em thấy ban đầu, có 5 chú chim, sau đó có 2 chú chim
bay đi, vậy thì trên cành sẽ còn lại bao nhiêu chú chim?
Mời 2, 3 HS trả lời.
Tại sao em biết còn 3 chú chim đậu trên cành?
Vậy có 5 chú chim, sau đó có 2 chú chim bay đi, chúng ta thấy trên cành còn lại 3 chú chim.
Bây giờ cô có nhiệm vụ cho các em: “Hãy lấy trong bộ đồ dùng học toán của mình 5 chấm
tròn”
Trên màn hình cô cũng thực hiện thao lấy lấy 5 chấm tròn (GV đếm từng chấm tròn)
Sau đó các em hãy bớt đi cho cô 2 chấm tròn.
Cùng thực hiện với cô nào, cô cũng lần lượt bớt 1,2 chấm tròn
Cô có lời khen với các bạn đã thực hiện đúng yêu cầu của cô rồi đấy
Vậy thì có 5 chấm tròn, bớt 2 chấm tròn, chúng ta sẽ còn lại bao nhiêu chấm tròn? Các em hãy
đếm số chấm tròn còn lại và nói cho cô nghe.
Mời 2 HS trả lời
Bây giờ cùng kiểm tra với cô nào. Có 5 chấm tròn, bớt đi 2 chấm tròn, còn lại 3 chấm tròn (GV
đếm từng chấm tròn)
Bây giờ, sau khi thực hiện lấy 5 chấm tròn, bớt 2 chấm tròn, còn 3 chấm tròn, cô có phép tính
tương ứng: 5 -2 = 3
Có 5 chấm tròn cô viết số 5, bớt đi cô viết dấu trừ, 2 chấm tròn cô viết số 2, còn 3 chấm tròn cô
viết = 3
Cô xin giới thiệu với các em, đây chính là dấu trừ. Dấu trừ là một nét ngang nằm trên
đường kẻ ngang hai. Các em lưu ý khi viết dấu trừ phải viết từ trái sang phải.
Cho HS quan sát video viết dấu trừ
Các em hãy đọc lại cùng cô nào: “Dấu trừ”
Đọc nối tiếp theo dãy, đồng thanh.
Bây giờ cô có nhiệm vụ cho các em: “Hãy lấy trong bộ đồ dùng học toán của mình thẻ dấu trừ
cài vào bảng cài”.
Bây giờ các em hãy nhắc lại phép tính này cùng cô một lần nữa nào: 5 -2 =3
Các em hãy sử dụng các thẻ số và thẻ dấu có trong bộ dùng học toán của mình ghép thành phép
trừ: 5 – 2 = 3
Các em ạ, trong các tình huống có thao tác bớt, bay đi thì chúng ta sử dụng phép tính gì nào?
À đúng rồi đó là phép tính trừ
Cô nhắc lại, khi nào có tình huống có thao tác bớt, bay đi thì chúng ta sử dụng phép tính
trừ
Vậy là cô trò chúng mình đã cùng làm quen với phép trừ và dấu trừ rồi đấy.
Trước khi thưởng cho các bạn 2p nghỉ giải lao, chúng mình cùng cất bộ đồ dùng học tập nào!
Cô khen lớp mình thao tác rất nhanh và gọn gàng
Mời Bảo Ngọc lên cho các bạn nghỉ giải lao nào!
Để giúp các em nắm chắc hơn kiến thức bài học ngày hôm nay, cô trò chúng mình sẽ đến
với phần Luyện tập – Thực hành.
Bài 1:
Một bạn nêu cho cô biết bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
Để làm được bài tập 1 chúng ta phải làm gì?
- Quan sát tranh rồi điền được số thích hợp vào ô trống
Bức tranh số 1 vẽ gì?
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Mời cả mở vở bài tập toán trang 45 làm bài số 1 vào vở
Mời cả lớp quan sát lên màn hình chúng ta cùng sửa bài nào
Làm thế nào để em điền được số 2 vào ô trống?
Bạn nào giỏi có thể nêu cho cô tình huống ở bức tranh số 2
GV chốt lại: Với những tình huống có từ bớt đi, nhảy đi, rời đi, chúng ta sẽ làm phép tính
trừ.
Và ở trong những tình huống khác chúng ta phải làm thế nào, cô trò mình cùng chuyển sang bài
tập 2.
Bài 2:
Mời cả lớp nghe cô đọc đề bài
Ở bài tập này các em hãy thảo luận nhóm đôi, quan sát 2 bức tranh và chia sẻ cho nhau 2 bức
tranh vẽ gì?
Thời gian chia sẻ là 1 phút. Bắt đầu!
Đã hết thời gian! Cô thấy chúng mình thảo luận rất sôi nổi
Cô mời đại diện các nhóm trình bày nào
1,2 HS lên trình bày nội dung bức tranh
Mời 1 HS đọc 2 phép tính
Các bạn đã rõ nội dung bức tranh và 2 phép tính chưa
Mời HS làm bài tập 2 vào vở.
Vậy đối với bài tập này, bạn nào có thể nói cho cô biết, đối với tình huống có từ gì chúng ta
cũng phải làm phép trừ nữa nào?
Bài 3:
- Mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4, suy nghĩ và kể cho bạn nghe một tình huống theo mỗi tranh
vẽ, điền dấu và kết quả thích hợp tương ứng với mỗi tranh vẽ.
1 nhóm lên trình bài
Đây là tình huống của nhóm mình
Còn đây là phép tính của nhóm mình
Có bạn nào có ý kiến khác không?
Tại sao các bạn lại làm phép tính trừ
Tại sao bạn điền được kết quả bằng 3.
Trong thực tế có rất nhiều tính huống liên quan đến phép trừ, với những tình huống có
từ đã dùng, nhảy đi, chạy đi, bớt đi chúng ta sẽ làm phép tính trừ.
Cô thấy các bạn rất ngoan và sôi nổi nên cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi. Trò chơi có
tên là Ai nhanh hơn. Cô mời các bạn lắng nghe cách chơi và luật chơi. Cô có các bức tranh và
nhiệm vụ của chúng mình là nêu tình huống tương ứng với những bức tranh đó. Và các bạn nhớ
khi có hiệu lệnh của cô chúng mình sẽ giơ tay thật nhanh và đẹp để được nêu tình huống nhé!
Các em đã hiểu rõ chưa?
Qua phần chơi trò chơi cô thấy các bạn nêu tình huống rất hay và và nêu phép tính chính xác.
Trong thực tế có rất nhiều các tình huống liên quan đến phép trừ. Vừa rồi các bạn đã được nêu
những tình huống tương ứng với các bức tranh rồi. Bây giờ bạn nào giỏi nêu được các tình
huống ở trường hoặc ở nhà có liên quan đến phép trừ nào!
Và còn có rất nhiều những tình huống liên quan đến phép trừ nữa, cô mong rằng sau buổi học
ngày hôm nay các bạn sẽ quan sát các tình huống xung quanh của chúng mình để chúng mình
chia sẻ các tình huống đó với ông bà của chúng mình nghe nhé!

You might also like