You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA HÀNG
THỜI TRANG SECONDHAND CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Nhóm: 5
GVHD: TS. Vũ Minh Hiếu

NĂM 2023
1

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN


2

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................................................4
1.1 Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài):............................................................................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................5
1.4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................5
1.5. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................................5
1.6. Cấu trúc đề tài..............................................................................................................................5
1.7. Ý nghĩa/ đóng góp của nghiên cứu.............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC.......................................................................................................6
2.1 Giới thiệu khái niệm:....................................................................................................................6
2.1.1 Khái niệm về quyết định mua hàng.............................................................................................................6
2.1.2 Khái niệm về hàng thời trang Secondhand:.............................................................................................7
2.1.3 Quyết định mua hàng của giới trẻ:..............................................................................................................7
2.2 Tổng quan tình hình các nghiên cứu trước (tối thiểu 3 nghiên cứu có liên quan)..................8
2.2.1 Nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological Perspective of Young
Vietnamese Customers in Buying Second-Hand Clothes” – Dung Phuong Hoang, Vy Dang
Huyen Nguyen, Quynh Thuy Chu, Linh Bao Hoang.........................................................................................8
2.2.2 Nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological Perspective of Young
Vietnamese Customers in Buying Second-Hand Clothes” – Jiao, Yingxi (2015)..................................9
2.2.3 Nghiên cứu “Second-hand clothing shopping among college students: the role of
psychographic characteristics” – Ruoh-Nan Yan, Su Yun Bae, Huimin Xu (2015)...........................10
2.3 Lý thuyết nền tảng / các nghiên cứu liên quan........................................................................10
2.3.1 Quy trình ra quyết định mua hàng............................................................................................................10
2.3.2 Thuyết hành vi lập kế hoạch.......................................................................................................................11
2.3.3 Mô hình hành vi người tiêu dùng..............................................................................................................12
2.4 Mô hình nghiên cứu (đối với nghiên cứu định lượng).............................................................12
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................................................................12
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................................................................13
2.4.3 Xây dựng thang đo:........................................................................................................................................14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................18
3.1 Phương pháp chọn mẫu.............................................................................................................18
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................................18
3.2.1 Xác định đối tượng khảo sát.......................................................................................................................18
3.2.3 Thiết kế bảng hỏi và bảng đo chính thức................................................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................21
3

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................22

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình Tên Hình
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological
Perspective of Young Vietnamese Customers in Buying Second-Hand
Clothes.”
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological
Perspective of Young Vietnamese.”
Hình 2.3 Quy trình ra quyết định mua hàng
Hình 2.4 Thuyết hành vi lập kế hoạch
Hình 2.5 Mô hình hành vi người tiêu dùng
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.2 Quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng Tên Bảng
Bảng 2.7 Những chỉ số đánh giá thể hiện mức độ quan tâm về thái độ với thời
trang Secondhand
Bảng 2.8 Những chỉ số đánh giá theo mức độ quan tâm đến năng lực tài chính
Bảng 2.9 Những chỉ số đánh giá theo mức độ quan tâm nhận thức về rủi ro
Bảng 2.10 Những chỉ số đánh giá theo mức độ quan tâm nhận thức về môi trường
Bảng 2.11 Những chỉ số đánh giá mức độ quan tâm về chuẩn chủ quan
Bảng 2.12 Những chỉ số đánh giá mức độ quan tâm về tính độc đáo
Bảng 2.13 Những chỉ số đánh giá mức độ quan tâm đến hành vi mua hàng thời
trang Secondhand
Bảng 3.1 Bảng đo chính thức
4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài):


Trong những năm gần đây, đồ thời trang Secondhand (đồ cũ) đang được mọi người ưa
chuộng đặc biệt là trong giới trẻ và thị trường đồ Secondhand đang ngày càng phát
triển tại Việt Nam cụ thể hơn là thành phố Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây mọi
người khi nhắc đến đồ Secondhand sẽ hay nghĩ tới cái địa điểm như chợ Bà Chiếu,
Hoàng Hoa Thám, Bàn Cờ và các cửa nhỏ lẻ thì bây giờ thị trường đã đa dạng hơn, có
nhiều cửa hàng chỉnh chu có chọn lọc, có đầu tư quy mô lớn hơn, song song đó trong
thời đại công nghệ phát triển hiện nay cũng có các cửa hàng đồ thời trang Secondhand
online thành lập từ đó có thể tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của đồ Secondhand tại TP.HCM như: đồ
thời trang Secondhand có những mẫu mã đa dạng, độc đáo, nhiều chủng loại nên đáp
ứng được nhiều tệp khách khách hàng hơn; hàng thời trang Secondhand thường có giá
thành rẻ, phải chăng phù hợp với cả những người có thu nhập trung bình thấp. Thị
trường hàng thời trang Secondhand phát triển có tác động tích cực đến kinh tế- xã hội.
Cụ thể là mặt hàng thời trang Secondhand giúp góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm
tài nguyên và đồng thời cũng tạo ra thu nhập cho nhiều người.
Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và hại, việc mua hàng thời trang Secondhand tiềm
ẩn một vài rủi ro như: sản phẩm có chất lượng kém, tác động đến thương hiệu,... Vì
vậy, nhóm quyết định nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
thời trang Secondhand của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp các
nhà quản lý, doanh nghiệp có thể phát triển, định hướng chiến lược marketing thị
trường Second bền vững và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, thu hút nhiều
người tiêu dùng hơn.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng thời trang Secondhand của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ đó
đưa ra giải pháp giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp có thể phát triển định hướng chiến
lược marketing thị trường second bền vững và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng,
thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.
Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá thực trạng về mặt hàng thời trang Secondhand tại thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Làm rõ cơ sở lý thuyết và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
mua hàng thời trang Secondhand của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua
hàng thời trang Secondhand của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
5

+ Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các nhà quản lí, doanh nghiệp có thể phát triển
định hướng chiến lược marketing thị trường Secondhand bền vững và đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng, thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng thời
trang Secondhand của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: Những người tiêu dùng từ 15-30 tuổi.

1.4. Phạm vi nghiên cứu


Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: Từ ngày 13 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 năm 2023.

1.5. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Hình ảnh thời trang Secondhand trong tâm trí giới trẻ hiện nay là như thế
nào?

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua hàng thời trang của giới trẻ
hiện nay?

Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thúc đẩy hay cản trở đến hành vi mua
hàng thời trang của giới trẻ hiện nay?

Câu hỏi 4: Các địa điểm mua bán thời trang cũ nên áp dụng chiến lược kinh doanh nào
để tăng hiệu quả?

Câu hỏi 5: Việc mua đồ Secondhand có mang lợi ích đối với giới trẻ?

1.6. Cấu trúc đề tài


Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở khoa học
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

1.7. Ý nghĩa/ đóng góp của nghiên cứu


Hiện nay việc mua đồ Secondhand đang được các bạn trẻ ưa chuộng bởi vì nhu cầu
thời trang cũng như việc thỏa thích đam mê thời trang của các bạn trẻ ngày càng tăng
cao và những suy nghĩ mới với hiện đại mới như “cũ người mới ta” đã giúp các bạn trẻ
tạo nên một xu hướng thời trang đồ Secondhand đối với việc này đã có những ý nghĩ
và một số đóng góp quan trọng như bảo vệ môi trường khi các bạn trẻ mua đồ
6

Secondhand (đồ đã qua sử dụng) đã góp phần giảm thiểu số lượng rác thải cũng như
việc tiêu thụ tài nguyên mới, bởi vì khi các bạn trẻ sử dụng đồ Secondhand sẽ giảm
được việc sản xuất các mặt hàng mới góp phần giảm thiểu lượng rác thải và từ đó có
thể giảm sự ô nhiễm từ các khí thải ra môi trường cũng như ô nhiễm từ quá trình sản
xuất hàng hóa mới. Như chúng ta cũng đã biết những ngành công nghiệp về thời trang
luôn tác động rất lớn đến đời sống và môi trường của mọi người nên vì vậy các bạn trẻ
hiện đại ngày nay đã chọn việc mua đồ Secondhand để có thể giảm thiểu lượng rác
thải. Không chỉ có vậy mà việc mua đồ Secondhand cũng giúp cho các bạn trẻ tiết
kiệm chi phí nó chỉ thấp hơn so với đồ mới, việc tìm kiếm và tái sử dụng đồ
secondhand rất có ích với các bạn trẻ hiện nay đang ở các lứa tuổi là một học sinh,sinh
viên đang còn học tập hay những bạn trẻ có những niềm đam mê với sáng tạo hay thiết
kế thời trang và cũng giúp các bạn trẻ có thể thỏa sức đam mê thời trang của chính
mình bởi vì đồ Secondhand thường có tính độc đáo và no1 nên sẽ rất hợp với các bạn
trẻ hiện nay là Gen Z. Tóm lại việc mua đồ Secondhand đối với giới trẻ hiện nay có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và có thể giúp các
bạn có thể thỏa sức đam mê thời trang. Nhờ vậy mà có thể đóng góp những tích cực và
xã hội cũng như môi trường hiện nay.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC

2.1 Giới thiệu khái niệm:

2.1.1 Khái niệm về quyết định mua hàng


Quyết định mua hàng là quá trình đánh giá hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế dựa trên
kiến thức của người tiêu dùng và cuối cùng chọn một trong các lựa chọn đó. (Kotler &
Armstrong, 2016) (Kotler & Armstrong, 2016). Người tiêu dùng đang ở giai đoạn mà
họ đã có sự lựa chọn và sẵn sàng thực hiện giao dịch mua hàng bằng cách đổi tiền để
có được sản phẩm hoặc dịch vụ mong muốn. Như vậy có nghĩa là vấn đề của người
tiêu dùng sẽ được giải quyết nếu họ đang ở giai đoạn quyết định mua hàng.

Quyết định mua hàng là một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề người tiêu dùng mua
sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn (Appelhans, Tangney,
French, Crane, & Wang, 2019).

Yếu tố cơ bản khiến người tiêu dùng mua hàng là hành vi liên quan đến các quy trình
và hoạt động mà họ đã trải qua trước khi mua hàng nhằm đáp ứng sự hài lòng của
người tiêu dùng (Massaglia, Borra, Peano, Sottile, & Merlino, 2019). Nhận dạng vấn
đề, tìm kiếm thông tin và đánh giá tất cả thông tin là một chuỗi các quy trình được
người tiêu dùng thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề trong việc mua sản phẩm hoặc
dịch vụ dẫn đến quyết định mua hàng (Tjiptono, 2015). Như vậy, có tổng cộng 5 giai
đoạn mà người tiêu dùng trải qua trong quá trình quyết định mua hàng, đó là nhận biết
nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua hàng, hành vi sau
mua hàng (Hành vi Khách Hàng, Marketing căn bản, Đại học Văn Lang). Có 4 yếu tố
7

ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng là văn hóa, xã hội, cá nhân,
tâm lý (Hành vi Khách Hàng, Marketing căn bản, Đại học Văn Lang). Vì vậy người
làm marketing thực sự cần phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Quyết định mua hàng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm: giá cả, vị trí, sự
tin cậy, sự tiện lợi, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ

2.1.2 Khái niệm về hàng thời trang Secondhand:


Hàng thời trang Secondhand là quần áo, phụ kiện, giày dép, túi xách... là các mặt hàng
đã được người khác sở hữu hoặc mặc trước đó trước khi được bán hoặc chuyển cho
người khác. Những mặt hàng này thường được bán thông qua nhiều kênh khác nhau,
chẳng hạn như cửa hàng tiết kiệm, cửa hàng ký gửi, chợ trực tuyến hoặc thông qua
giao dịch giữa người với người. Đồ Secondhand có thể bao gồm nhiều kiểu dáng, nhãn
hiệu và điều kiện khác nhau, đồng thời nó thường là sự thay thế bền vững và giá cả
phải chăng hơn để mua quần áo mới.

2.1.3 Quyết định mua hàng của giới trẻ:


Quyết định mua hàng của giới trẻ là quá trình mà người trẻ tuổi đi qua khi họ chọn lựa
và mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là một quá trình phức tạp, ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng có thể đóng vai trò trong
quyết định mua hàng của giới trẻ:

Phong cách và Tính Cách: Người trẻ thường mua sắm để thể hiện phong cách cá nhân
và tính cách của họ. Sự độc đáo và sáng tạo trong sản phẩm có thể thu hút họ.

Tác Động Xã hội và Môi trường: Giới trẻ thường quan tâm đến các vấn đề xã hội và
môi trường. Các sản phẩm và thương hiệu có những giá trị và cam kết xã hội, bền
vững có thể được ưa chuộng.

Trải Nghiệm Người Dùng: Sự trải nghiệm mua sắm, cả trực tuyến và offline, có ảnh
hưởng lớn đến quyết định mua sắm của giới trẻ. Họ đánh giá cao trải nghiệm mua sắm
thuận lợi và tích cực.

Tầm Ảnh Hưởng Xã hội: Sự tác động từ mạng xã hội, các người nổi tiếng, và cộng
đồng trực tuyến có thể có vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm của giới trẻ.

Giá và Ngân Sách: Giới trẻ thường có ngân sách hạn chế và đặt sự quan trọng lớn vào
giá cả sản phẩm. Sự cạnh tranh và giá trị đối với tiền bạc là yếu tố quan trọng.

Tính Năng và Hiệu Suất: Sự chất lượng và tính năng của sản phẩm đóng vai trò quan
trọng trong quyết định mua sắm của giới trẻ, đặc biệt là đối với các sản phẩm công
nghệ và thời trang.
8

Tự Do và Tự Chủ: Giới trẻ thường đánh giá cao sự tự do và tự chủ trong quyết định
mua sắm của họ. Họ muốn có quyền tự do lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phản ánh giá
trị cá nhân của mình.

Thương Hiệu và Tiếp Cận Đối Tượng: Sự tương tác với thương hiệu và cách mà một
thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của giới trẻ.

Quyết định mua hàng của giới trẻ thường là một sự kết hợp phức tạp của những yếu tố
này, và doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng của mình để tạo ra chiến lược tiếp thị và
sản phẩm phù hợp.

2.2 Tổng quan tình hình các nghiên cứu trước (tối thiểu 3 nghiên cứu có
liên quan)

2.2.1 Nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological Perspective of


Young Vietnamese Customers in Buying Second-Hand Clothes” – Dung Phuong
Hoang, Vy Dang Huyen Nguyen, Quynh Thuy Chu, Linh Bao Hoang
Nhóm tác giả trên đã phát triển một mô hình nghiên cứu liên kết các khía cạnh như
thái độ, tiêu chí chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành vi, tiêu chí cá nhân, tác động
tâm lý và ý định mua sắm, và đã được thử nghiệm trên 341 người mua trẻ Việt Nam.
Kết quả cho thấy rằng (1) Thái độ đối với bảo vệ môi trường (attitude towards the
environment), (2) Thái độ đối với việc mua sắm (attitude towards the purchase), (3)
Chuẩn mực chủ quan (Subjective norms) và (4) Tác động tâm lý (psychological
consequences) là các yếu tố quyết định quan trọng đối với ý định mua sắm quần áo đã
qua sử dụng. Thêm vào đó, các yếu tố nhân khẩu học như tuổi, giới tính, thu nhập và
kinh nghiệm mua sắm quần áo đã qua sử dụng cũng ảnh hưởng đến ý định mua sắm.
Những kết quả này mang lại giá trị lớn cho các chiến lược tiếp thị nhằm khuyến khích
mô hình tiêu dùng quần áo đã qua sử dụng, đặc biệt trong đối tượng người mua trẻ.
Điểm độc đáo của nghiên cứu này nằm ở việc mở rộng và bổ sung cho những hạn chế
của lý thuyết hành vi dự định khi giải thích ý định mua sắm quần áo đã qua sử dụng.

Attitude towards the


environment
Các yếu tố ảnh hưởng
Attitude towards the đến hành vi và tâm lý
purchase của khách hàng trẻ Việt
khi mua quần áo cũ

Subjective norms

Psychological Demographic characteristics:


consequences age, gender, income, and
experience in purchasing
9

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological
Perspective of Young Vietnamese Customers in Buying Second-Hand Clothes.”
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Dung Phuong Hoang, Vy Dang Huyen Nguyen,
Quynh Thuy Chu, Linh Bao Hoang (2022)

2.2.2 Nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological Perspective of


Young Vietnamese Customers in Buying Second-Hand Clothes” – Jiao, Yingxi
(2015)
Mục đích của nghiên cứu này là khám phá hành vi của người tiêu dùng khi mua sản
phẩm cũ trên mạng xã hội. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Jiao, Yingxi (2015) đã
thực hiện phương pháp kết hợp bao gồm 106 bảng câu hỏi và 10 cuộc phỏng vấn bán
cấu trúc để thu thập dữ liệu thực nghiệm cho nghiên cứu này.
Theo nghiên cứu chi tiết, dữ liệu thu thập được bao gồm cả dữ liệu định tính và định
lượng, tạo ra một cái nhìn đầy đủ về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản
phẩm cũ trên mạng xã hội. Nghiên cứu này đặc biệt chỉ ra sự tác động của sáu yếu tố
chính đối với quyết định mua sắm của người tiêu dùng trong không khí mạng xã hội
bao gồm: (1) Kinh tế (Economic), (2) Lý do giải trí (Recreational), (3) Lý do phê bình
(Critical), (4) Lý do tiện lợi (Convenience), (5) Tin cậy (Trust) và (6) Thông tin sản
phẩm (Product information)

Economic

Recreational
Factors Affecting
Critical Behavioral and
Psychological
Perspective of Young
Convenience Vietnamese
Customers in Buying
Second-Hand Clothes
Trust

Product
information

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu “Factors Affecting Behavioral and Psychological
Perspective of Young Vietnamese.”
10

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Jiao, Yingxi (2015)

2.2.3 Nghiên cứu “Second-hand clothing shopping among college students: the role
of psychographic characteristics” – Ruoh-Nan Yan, Su Yun Bae, Huimin Xu (2015)
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự khác biệt trong các biến số tâm lý giữa
nhóm người mua quần áo cũ và nhóm người không thực hiện hành vi mua sắm này.
Các biến số bao gồm chủ nghĩa môi trường, nhận thức về ô nhiễm, độ nhạy cảm về giá
và nhận thức về giá trị của quần áo cổ điển. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung vào
việc xác định xem những biến số tâm lý này có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm quần
áo cũ hay không, đặc biệt là tần suất mua sắm tại các cửa hàng quần áo đã qua sử
dụng.
Phương pháp thu thập dữ liệu của nghiên cứu là thông qua phương pháp khảo sát,
trong đó có sự tham gia của 152 sinh viên đại học. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra
rằng những sinh viên mua sắm tại các cửa hàng quần áo đã qua sử dụng thường thể
hiện ý thức môi trường cao hơn, có độ nhạy cảm với giá và có xu hướng lựa chọn quần
áo cổ điển để thể hiện phong cách và tinh thần "xanh". Họ cũng ít phải đối mặt với vấn
đề ô nhiễm hơn so với nhóm không mua sắm tại các cửa hàng quần áo cũ. Nghiên cứu
kết luận rằng sự mua sắm quần áo cũ của sinh viên đại học không chỉ là do lý do kinh
tế mà còn để tạo ra một bản thân với phong cách độc đáo và ý thức về môi trường.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế, nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa
những biến số tâm lý và hành vi mua sắm quần áo cũ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác nhau. Ý nghĩa của nghiên cứu nằm ở việc giúp hiểu rõ hơn về sự đa dạng
và động lực đằng sau quyết định mua sắm quần áo đã qua sử dụng trong cộng đồng
sinh viên đại học.

2.3 Lý thuyết nền tảng / các nghiên cứu liên quan

2.3.1 Quy trình ra quyết định mua hàng


Theo Philip Kotler 2001, quá trình quyết định mua của người tiêu dùng thường trải
qua 5 giai đoạn.

TÌM ĐÁNH QUYẾT ĐÁNH


Ý
KIẾM GIÁ CÁC ĐỊNH GIÁ
THỨC
THÔNG PHƯƠNG MUA SAU
NHU
TIN ÁN SẮM KHI
CẦU
MUA
Hình 2.3 Quy trình ra quyết định mua hàng
- Giai đoạn 1 - Nhận thức nhu cầu
Đây là giai đoạn khởi đầu của quá trình mua sắm, bao gồm nhu cầu nội tại và nhu cầu
bên ngoài. Nhu cầu nội tại xuất phát từ việc khách hàng cảm thấy sản phẩm là cần
11

thiết và tạo động lực cho quyết định mua. Nhu cầu bên ngoài phát sinh từ ảnh hưởng
của giác quan bên ngoài và áp lực từ người thân, bạn bè, gia đình.
- Giai đoạn 2 - Thu thập thông tin
Người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin về các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
họ. Các nguồn thông tin được chia thành 4 nhóm như sau:
+ Nguồn thông tin cá nhân: từ gia đình, bạn bè, người quen, hàng xóm, đồng nghiệp.
+ Nguồn thông tin công cộng: từ phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn đàn
mua sắm.
+ Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, nhân viên tiếp thị, nhân viên thị trường.
Nguồn thông tin từ kinh nghiệm cá nhân: thông tin từ việc trải nghiệm thử sản phẩm
và tích lũy từ quá trình sử dụng sản phẩm.
- Giai đoạn 3 – Đánh giá các lựa chọn
Người tiêu dùng sử dụng thông tin đã thu thập để đánh giá các lựa chọn mua sắm.
Quyết định mua hàng thường phản ánh sự hài lòng cao nhất với giá hợp lý nhất. Quá
trình đánh giá có thể dựa trên tính toán cẩn thận và lập luận logic, hoặc đôi khi được
thể hiện thông qua cảm xúc.
- Giai đoạn 4 – Quyết định mua sắm
Đây là bước khi người tiêu dùng xếp hạng các lựa chọn và đưa ra quyết định mua
hàng. Thường thì họ sẽ chọn sản phẩm mà họ đánh giá là tốt nhất. Quyết định mua
hàng bao gồm cả việc xác định nơi mua, số lượng, thương hiệu, và giá cả. Do đó, các
sở thích và ý định mua sắm cũng không phải luôn là dấu hiệu chắc chắn về hành vi
mua sắm của người tiêu dùng.

2.3.2 Thuyết hành vi lập kế hoạch


Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) đánh dấu một bước phát triển quan
trọng từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1980). Lý thuyết
TRA đã chứng minh khả năng áp dụng và dự đoán rộng rãi trong việc giải thích hành
vi. Cả hai lý thuyết này đều linh hoạt, có thể áp dụng cho cả các hành vi tự nguyện và
được ủng hộ bởi ý định và suy nghĩ hợp lý.
Ngoài ra, lý thuyết hành vi có kế hoạch không chỉ giữ được những đặc điểm tích cực
của TRA mà còn vượt lên trên những giới hạn của mô hình trước đó. Lý thuyết này
không chỉ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như tiếp thị, tâm lý, quản trị, y
học, mà còn đã thể hiện sức mạnh của mình trong lĩnh vực tài chính. Ajzen (1991) đã
giới thiệu TPB dựa trên nền tảng của TRA, mang lại nhiều ưu điểm và cải tiến để làm
cho mô hình trở nên linh hoạt và phù hợp với nhiều ngữ cảnh hơn.

Thái độ

Chuẩn chủ quan Xu hướng hành Hành vi thực sự


vi
12

Kiểm soát hành


vì cảm nhận

Hình 2.4 Thuyết hành vi lập kế hoạch

2.3.3 Mô hình hành vi người tiêu dùng

Những yếu tố kích


Những phản ứng
thích của Marketing và “Hộp đen” ý thức
đáp lại của người
những tác nhân kích của người mua
mua
thích khác

Hình 2.5 Mô hình hành vi người tiêu dùng


Trong quá trình quyết định mua sắm, có ba khía cạnh chính cần được xem xét. Đầu
tiên là nhóm yếu tố kích thích, bao gồm các chiến lược liên quan đến sản phẩm/dịch
vụ, giá cả, chiến lược marketing mix, phân phối, chiêu thị, và những yếu tố bên ngoài
như kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa và xã hội.
Thứ hai là hộp đen ý thức của người mua, nơi não bộ thực hiện sự phân tích với sự chi
phối trực tiếp của lý trí và tình cảm. Quá trình này giúp xác định cách người mua tiếp
cận và đánh giá thông tin, tạo nên một phần quan trọng của quá trình quyết định mua
sắm.
Cuối cùng, có những phản ứng đáp lại của người mua mà người khác có thể quan sát
được. Điều này bao gồm những lựa chọn về sản phẩm, nhãn hiệu, nhà cung ứng, quyết
định địa chỉ mua, thời điểm mua và số lượng mua. Tất cả những khía cạnh này cùng
nhau tạo nên một bức tranh toàn diện về quyết định mua sắm và ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng của người mua.

2.4 Mô hình nghiên cứu (đối với nghiên cứu định lượng)

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất


H1(+)
Thái độ

H2(+)
Năng lực tài chính

Nhận thức về rủi ro H3(-) Quyết định mua hàng thời trang
H4(+) Secondhand
Nhận thức về môi trường
13

H5(+)
Chuẩn chủ quan H6(+)

Tính độc đáo

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu


- Thái độ:
Mitchell và Olson định nghĩa thái độ thời trang là sự đánh giá nội bộ của một cá
nhân về thương hiệu. Đây là một định nghĩa tốt. Điều này là do, theo Giner-Sorolla
(1999), định nghĩa này kết hợp hai đặc điểm của thái độ.
1) Thái độ là sự tập trung hoặc định hướng đối với một đối tượng, trong trường hợp
này là thương hiệu.
2) Thái độ mang tính đánh giá, tức là nó “ẩn ý ở một mức độ nào đó tốt hay xấu”.
3) Yếu tố thứ ba trong định nghĩa của Mitchell và Olson – đánh giá nội bộ – cũng đáng
lưu ý.
Điều này cho thấy thái độ là một trạng thái ở trong. Thái độ đối với thời trang cũ có
ảnh hưởng nhất định đến ý định mua hàng và từ đó hình thành hành vi mua hàng.
H1: Thái độ có ảnh hưởng đến đến hành vi mua hàng thời trang Secondhand của giới
trẻ tại Tp HCM.
- Năng lực tài chính:
Khả năng tài chính dựa trên khả năng kiểm soát hành vi nhận thức. Nhận thức kiểm
soát hành vi là nhận thức của con người về mức độ mà họ có khả năng hoặc quyền
kiểm soát và thực hiện một hành vi nhất định (Fishbein và Ajzen, 2010). Về mặt khái
niệm, nhận thức kiểm soát hành vi, giống như sự tự tin vào năng lực bản thân, là sự
đánh giá của một người về khả năng tổ chức và thực hiện một số loại hành vi nhất
định” (Bandura, 1997). Al-Debei và cộng sự (2013) chứng minh rằng khách hàng có
nhiều khả năng tham gia vào một hành vi cụ thể hơn nếu họ có thể kiểm soát nó.\
H2: Năng lực tài chính có ảnh hưởng đến đến hành vi mua hàng thời trang
Secondhand của giới trẻ.
- Nhận thức rủi ro:
Bauer (1960) cho rằng nhận thức rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn và hậu quả
liên quan đến hành động của người tiêu dùng. Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch
(TPB), rủi ro nhận thức có thể làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của người tiêu
dùng không chắc chắn và sẽ có tác động tiêu cực đến các quyết định hành vi của họ.
Ngược lại, nếu rủi ro nhận thấy liên quan đến việc mua hàng thời trang cũ giảm đi và
người tiêu dùng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hành vi của mình thì họ sẵn
sàng thực hiện giao dịch (Pavlou, 2001). Nhận thức rủi ro có một số tác động đến việc
ra quyết định của người tiêu dung
14

H3: Nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng đến đến hành vi mua hàng thời trang
secondhand của giới trẻ tại Tp HCM.
- Nhận thức môi trường:
Theo Roos (2019), người tiêu dùng đang mua nhiều thời trang cũ hơn và ít thời trang
nhanh hơn trong những năm gần đây, dẫn đến mức tiêu thụ thời trang giảm. Trong
thập kỷ qua, thị trường đồ cũ, đặc biệt là quần áo, đã phát triển đáng kể ở nhiều quốc
gia nhờ các cửa hàng đồ cũ hoặc Internet. Xu hướng ngày càng tăng này phần lớn là
do mối quan tâm về môi trường và sự chấp nhận của xã hội đối với việc sử dụng sản
phẩm cũ của người tiêu dùng, sự gia tăng số lượng cửa hàng đồ cũ sẵn có cho công
chúng, sự cải thiện và nâng cao nhận thức về tính bền vững.
H4: Nhận thức về môi trường có ảnh hưởng đến đến hành vi mua hàng thời trang
Secondhand của giới trẻ tại Tp HCM.
- Chuẩn chủ quan:
Chuẩn chủ quan được định nghĩa là áp lực xã hội mà các cá nhân phải đối mặt để hành
xử theo một cách nhất định (Rhodes và Courneya, 2003). Các cá nhân có nhiều khả
năng cư xử theo một cách nhất định khi họ phải đối mặt với áp lực từ môi trường xung
quanh hoặc từ những người khác mà họ biết. Hegner, Fenko và Teravest (2017) định
nghĩa chuẩn mực chủ quan là mong muốn hành động theo cách làm hài lòng người
khác và sau đó được kiểm soát nội bộ. Đó là nhận thức của một người về ý kiến của
người khác, đặc biệt là bạn bè và người thân, về việc liệu họ có nên cư xử theo một
cách nhất định hay không.
H5: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến đến hành vi mua hàng thời trang Secondhand
của giới trẻ tại Tp HCM.
- Tính độc đáo:
Động cơ này có thể tạo ra sự phấn khích ở người mua khi họ trải nghiệm cảm giác
“săn kho báu” khi mua đồ cũ từ các cửa hàng khác nhau với mẫu mã đa dạng hoặc do
sự độc đáo của quần áo cũ được tìm thấy. Ngoài ra, động lực này cũng góp phần tạo
nên cảm giác hoài cổ và phiêu lưu chỉ có khi mua đồ ở chợ trời (Guiot và Roux, 2010;
Ferraro et al., 2016).
H6: Tính độc đáo có ảnh hưởng đến đến hành vi mua hàng thời trang Secondhand của
giới trẻ tại Tp HCM.

2.4.3 Xây dựng thang đo:


Mô hình phản ánh các yếu tố ảnh hưởng (biến khách quan) của quá trình nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá từng biến theo mô
hình với các giá trị từ "hoàn toàn không đồng ý" đến "hoàn toàn đồng ý". Thang đo
được sử dụng trong quá trình nghiên cứu với mục đích đo lường các biến riêng lẻ theo
mô hình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng thang đo Likert
5 điểm thay vì thang đo 7 hoặc 9 điểm sẽ mang lại độ chính xác cao hơn. Hơn nữa, do
mô hình nghiên cứu trên sử dụng tiếng Việt. Sử dụng thang đo có nhiều cấp độ dễ gây
nhầm lẫn cho người đọc.
15

2.4.3.1 Thang đo thái độ với thời trang Secondhand


Thang đo đo lường thái độ đối với thời trang cũ đánh giá mức độ quan tâm và thái độ
của những người tham gia nghiên cứu đối với các mặt hàng thời trang cũ. Nhận thức
và sự quan tâm cao đến các mặt hàng thời trang cũ của những người tham gia khảo sát
sẽ ảnh hưởng đến thói quen mua hàng thời trang cũ của giới trẻ.
Bảng 2.7 Những chỉ số đánh giá thể hiện mức độ quan tâm về thái độ với thời trang
Secondhand
Kí hiệu Nội dung

TĐ1 Tôi thích thời trang secondhand

TĐ2 Tôi nghĩ thời trang secondhand sẽ là một xu hướng mới

TĐ3 Tôi sẽ giới thiệu bạn bè, người thân về thời trang secondhand

TĐ4 Tôi ủng hộ cho thời trang secondhand phát triển

2.4.3.2 Thang đo năng lực tài chính


Thang đo hiệu quả tài chính được sử dụng để đánh giá mức độ quan tâm của đối tượng
nghiên cứu về hiệu quả tài chính. Trong số các chủ đề nghiên cứu, mức độ quan tâm
đến hiệu quả tài chính ảnh hưởng đến thói quen mua hàng thời trang cũ của giới trẻ.
Bảng 2.8 Những chỉ số đánh giá theo mức độ quan tâm đến năng lực tài chính

Kí hiệu Nội dung

TC1 Tôi thấy thời trang secondhand có giá thành rẻ

TC2 Tôi có thể thương lượng giá cả khi mua hàng thời trang secondhand

TC3 Tôi sẽ dựa vào tình trạng của món đồ để quyết định mua mặt hàng đó với
giá bao nhiêu.

TC4 Tôi thấy giá của các mặt hàng thời trang secondhand có giá thành rẻ hơn sản
phẩm mới

2.3.4.3 Thang đo nhận thức về rủi ro


Thang đo nhận thức rủi ro được nghiên cứu để đo lường mức độ quan tâm về rủi ro
giữa các đối tượng nghiên cứu. Trong số các chủ đề nghiên cứu, mức độ nhận thức rủi
ro có ảnh hưởng đến thói quen mua hàng thời trang cũ của giới trẻ.
Bảng 2.9 Những chỉ số đánh giá theo mức độ quan tâm nhận thức về rủi ro
16

Kí hiệu Nội dung

RR1 Tôi lo lắng về nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng đó

RR2 Tôi sợ mặt hàng đó có thể là đồ giả

RR3 Tôi lo lắng về chất lượng của các món hàng đó

RR4 Tôi lo lắng sản phẩm secondhand có thể mang theo vi khuẩn, nấm mốc
hoặc các tác nhân gây bệnh

2.3.4.4 Thang đo nhận thức về môi trường


Thang đo đo lường nhận thức về môi trường được điều tra để tiết lộ mức độ quan tâm
đến môi trường của các đối tượng nghiên cứu. Là một phần của chủ đề nghiên cứu,
người ta tin rằng mức độ nhận thức về môi trường ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
thời trang cũ của giới trẻ.
Bảng 2.10 Những chỉ số đánh giá theo mức độ quan tâm nhận thức về môi trường

Kí hiệu Nội dung

MT1 Tôi sử dụng đồ thời trang sceondhand để bảo vệ môi trường

MT2 Khi tôi mua sản phẩm secondhand thì sẽ giảm bớt rác thải ra môi trường

MT3 Mua đồ secondhand là cách mà tôi bảo vệ môi trường

2.3.4.5 Thang đo chuẩn chủ quan


Thang đo chuẩn chủ quan ghi nhận sự chú ý của người tham gia nghiên cứu đến các
chuẩn mực chủ quan. Trong phạm vi đề tài phân tích, việc xem xét các tiêu chí chủ
quan sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo của giới trẻ.
Bảng 2.11 Những chỉ số đánh giá mức độ quan tâm về chuẩn chủ quan

Kí hiệu Nội dung

CQ1 Tôi thấy mọi người xung quanh tôi sử dụng đồ secondhand

CQ2 Tôi thấy các bài báo về mặt hàng thời trang secondhand rất đa dạng

CQ3 Tôi thấy những người nổi tiếng cũng sử dụng thời trang secondhand
17

2.3.4.6 Thang đo tính độc đáo


Thang đo chênh lệch được sử dụng để đánh giá mức độ quan tâm và thái độ của đối
tượng khảo sát đối với các mặt hàng thời trang cũ. Là một phần của chủ đề nghiên cứu,
người ta tin rằng mức độ quan tâm đến sự khác biệt sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua
hàng thời trang cũ của giới trẻ.
Bảng 2.12 Những chỉ số đánh giá mức độ quan tâm về tính độc đáo

Kí hiệu Nội dung

ĐĐ1 Tôi thấy mặt hàng thời trang secondhand có nhiều mẫu mã đa dạng

ĐĐ2 Tôi lựa chọn đồ secondhand vì nó một vài hàng handmade, hàng giới hạn

ĐĐ3 Tôi thấy các mặt hàng thời trang secondhand thường có những kiểu dáng
độc đáo, không bị trùng lặp với những người khác

2.3.4.7 Thang đo về hành vi mua hàng thời trang Secondhand


Thang đo hành vi mua quần áo cũ phản ánh mức độ quan tâm của người tham gia khảo
sát đối với hành vi mua quần áo cũ. Là một phần của nghiên cứu, mức độ quan tâm
đến hành vi mua hàng thời trang đã qua sử dụng sẽ phản ánh rõ nét hơn hành vi mua
hàng thời trang đã qua sử dụng của giới trẻ.
Bảng 2.13 Những chỉ số đánh giá mức độ quan tâm đến hành vi mua hàng thời trang
Secondhand

Kí hiệu Nội dung

HV1 Tôi ủng hộ các doanh nghiệp kinh doanh thời trang secondhand

HV2 Tôi chia sẻ những món đồ thời trang secondhand của mình với những
người khác

HV3 Tôi sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm những món đồ
thời trang Secondhand ưng ý.

HV4 Tôi thường mua đồ Secondhand ở các cửa hàng uy tín, có chính sách đổi
trả rõ ràng
18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp chọn mẫu


Phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất):
Khi nghiên cứu và quản lý thị trường hàng thời trang second hand của giới trẻ tại
thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có thể là một cách
tiếp cận hợp lý để thu thập thông tin về quyết định mua hàng của nhóm mục tiêu.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện giúp thu thập thông tin một cách nhanh chóng và
thuận tiện bằng cách chọn ngẫu nhiên những cá nhân mà bạn thuận tiện tiếp cận.
Định nghĩa mẫu: Xác định giới hạn đối tượng mà bạn muốn nghiên cứu, ví dụ: giới trẻ
trong độ tuổi từ 15-30 sống tại thành phố HCM.
Thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bạn có thể tìm kiếm và
lựa chọn các cá nhân trong đối tượng mục tiêu, như đồng nghiệp, bạn bè, sinh viên đại
học tại thành phố HCM. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
không bao đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng.
Thiết kế câu hỏi: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang
second hand và thiết kế câu hỏi liên quan. Câu hỏi có thể xoay quanh lợi ích, giá trị, xu
hướng, sự chấp nhận của người mua hàng, vv.
Tiến hành khảo sát: Gửi câu hỏi hoặc thực hiện cuộc phỏng vấn cho các cá nhân đã
được lựa chọn trong mẫu thuận tiện. Cung cấp cho họ thời gian và không gian thoải
mái để trả lời câu hỏi.
Phân tích dữ liệu: Tiến hành phân tích dữ liệu thu được từ mẫu thuận tiện, bằng cách
sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích nội dung.
Lưu ý rằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện không có tính ngẫu nhiên, do đó, các kết
quả nghiên cứu chỉ áp dụng cho mẫu thuận tiện mà bạn đã chọn, và không thể tổng
quát hóa cho toàn bộ đối tượng.

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1 Xác định đối tượng khảo sát


Với mục đích nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng
thời trang secondhand của người trẻ thì nhóm nghiên cứu đã chọn nhóm đối tượng có
độ tuổi từ 15-30 tuổi và cũng đồng thời đều là khách hàng đã mua sản phẩm thời trang
Secondhand. Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu các đối tượng
thanh niên đang sống và học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu về hiệu quả
cao nhất cũng như đúng với mục tiêu của nhóm nghiên cứu
3.2.2 Khảo sát sơ bộ
Sau khi quá trình thực hiện bảng câu hỏi lần thứ nhất thì nhóm nghiên cứu đã tiếp tục
thực hiện thử bảng hỏi và đã tiến hành để phỏng vấn chuyên sâu với 20 người quen, để
19

tìm hiểu tổng quan về quy mô và cũng như các mức độ tương thích của từng câu hỏi
trong bảng nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra và thu về được những thông tin
đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác nhất để có thể cập nhật và chỉnh
sửa,hoàn thành bảng câu hỏi.
Trong đó có 18 người là các bạn trẻ thường mua và dùng những mặt hàng thời trang
secondhand. Đây sẽ là nhóm đối tượng sẽ đóng góp phần trả lời của mình để có thể
giúp cho nhóm nghiên cứu hoàn thành bảng câu hỏi về phương diện thông tin và phát
hiện các sai lệch do quy trình đánh máy và cũng như sẽ khắc phục một vài chỗ trống
của 2 người còn lại là những người đã có kinh nghiệm làm những bài nghiên cứu học
thuật và nghiên cứu thị trường nên nhận xét và đóng góp của họ sẽ góp phần giúp cho
nhóm nghiên cứu có bố cục bảng hỏi, làm sáng tỏ nội dung câu hỏi giữa các phần biến
độc lập và biến phụ thuộc.
Các ý kiến thảo luận, nhận xét đã được nhóm nghiên cứu biên tập nhằm có được bộ
câu hỏi đầy đủ nhất với những góc nhìn mới và phương pháp mới. Qua khảo sát thực
tế, thì bên nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát làm sao
cho rõ ràng, chính xác và gần gũi nhất với thực tế, đảm bảo tính chính xác của số liệu
mà nhóm nghiên cứu đã thu được.

3.2.3 Thiết kế bảng hỏi và bảng đo chính thức


Sau khi tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã hiểu rõ nội dung, cấu
trúc câu hỏi khảo sát và điều chỉnh, hoàn thiện phiếu khảo sát để hoàn thiện theo thang
đo chuẩn. Thang đo chính thức cho các nhóm là:
Bảng 3.1 Bảng đo chính thức

Nhóm câu hỏi Kí hiệu Nội dung


Thái độ với thời trang TĐ1 Tôi thích thời trang secondhand
secondhand
TĐ2 Tôi nghĩ thời trang secondhand sẽ là một xu hướng
mới
TĐ3 Tôi sẽ giới thiệu bạn bè, người thân về thời trang
secondhand
TĐ4 Tôi ủng hộ cho thời trang secondhand phát triển
Năng lực tài chính TC1 Tôi thấy thời trang secondhand có giá thành rẻ
TC2 Tôi có thể thương lượng giá cả khi mua hàng thời
trang secondhand
TC3 Tôi sẽ dựa vào tình trạng của món đồ để quyết định
mua mặt hàng đó với giá bao nhiêu.
TC4 Tôi thấy giá của các mặt hàng thời trang secondhand
20

có giá thành rẻ hơn sản phẩm mới


Nhận thức về rủi ro RR1 Tôi lo lắng về nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng đó
RR2 Tôi sợ mặt hàng đó có thể là đồ giả
RR3 Tôi lo lắng về chất lượng của các món hàng đó
RR4 Tôi lo lắng sản phẩm secondhand có thể mang theo vi
khuẩn, nấm mốc hoặc các tác nhân gây bệnh
Nhận thức về môi MT1 Tôi sử dụng đồ thời trang sceondhand để bảo vệ môi
trường trường
MT2 Khi tôi mua sản phẩm secondhand thì sẽ giảm bớt rác
thải ra môi trường
MT3 Mua đồ secondhand là cách mà tôi bảo vệ môi trường
Chuẩn chủ quan CQ1 Tôi thấy mọi người xung quanh tôi sử dụng đồ
secondhand
CQ2 Tôi thấy các bài báo về mặt hàng thời trang
secondhand rất đa dạng
CQ3 Tôi thấy những người nổi tiếng cũng sử dụng thời
trang secondhand
Tính độc đáo ĐĐ1 Tôi thấy mặt hàng thời trang secondhand có nhiều
mẫu mã đa dạng
ĐĐ2 Tôi lựa chọn đồ secondhand vì nó một vài hàng
handmade, hàng giới hạn
ĐĐ3 Tôi thấy các mặt hàng thời trang secondhand thường
có những kiểu dáng độc đáo, không bị trùng lặp với
những người khác
Hành vi mua hàng HV1 Tôi ủng hộ các doanh nghiệp kinh doanh thời trang
secondhand
HV2 Tôi chia sẻ những món đồ thời trang secondhand của
mình với những người khác
HV3 Tôi sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tìm
kiếm những món đồ thời trang secondhand ưng ý.
HV4 Tôi thường mua đồ secondhand ở các cửa hàng uy
tín, có chính sách đổi trả rõ ràng
21

3.3 Phương pháp nghiên cứu


Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng thời trang Secondhand
của người trẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu định tính là cần
thiết bởi lẽ mức độ phức tạp trong nhận thức, thái độ và cảm nhận của mỗi quận là
khác nhau. Do vậy, nghiên cứu cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường
Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng. Nghiên cứu đã tiến hành thảo luận với
nhóm người đã từng mua và sử dụng quần áo thời trang Secondhand. Nhóm nghiên
cứu sử dụng phương pháp kết hợp, vừa khám phá vừa khẳng định khi tiến hành thảo
luận với các đối tượng được phỏng vấn sâu về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua hàng thời trang Secondhand, sau đó cho họ xem xét từng yếu tố từ các mô hình
được chọn lọc dưới đây để xem yếu tố nào phù hợp, yếu tố nào không phù hợp với thị
trường Việt Nam.
Quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu:
22

Tìm hiểu vấn đề, xác định vấn đề nghiên


cứu

Mô hình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết

Xây dựng bảng hỏi định


tính, định lượng

Tiến hành thu thập dữ liệu

Xử lý dữ liệu và phân tích


kết quả

Thảo luận kết quả và đưa


ra kết luận

Tổng hợp nghiên cứu và


viết báo cáo

Hình 3.2 Quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- HẾT-

You might also like