You are on page 1of 3

Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật

- Khi cực G và A2 có điện thế âm hơn so với A1 thì Triac mở. Cực A1
đóng vai trò anôt, còn cực A2 đóng vai trò catôt. Dòng điện đi từ A1 về A2.

Nguyên lí làm việc của triac khi cực G và A2 có điện thế âm hơn so
với A1 ( ảnh)

Khi cực G và A2 có điện thế dương hơn so với A1 thì Triac mở. Cực
A2 đóng vai trò anôt, còn cực A1 đóng vai trò catôt. Dòng điện đi từ A2 về
A1.
Nguyên lí làm việc của triac khi cực G và A2 có điện thế dương hơn
so với A1 ( ảnh)

Triac được coi như một công tắc điện chuyên dung. Khi điều khiển, chúng
có thể xoay chiều các chân để tạo thành các công tắc điện tạm thời; đảm
bảo an toàn cho bảng mạch..TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng
bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều khiển) lẫn xung âm (dòng đi ra
khỏi cực điều khiển). Tuy nhiên xung dòng điều khiển âm có độ nhạy kém
hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn
so với dòng điều khiển dương. Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối
xứng của dòng điện qua TRIAC thì sử dụng dòng điện dương là tốt hơn
cả.

Như đã nói ở phần trên Triac dùng để điều khiển dòng điện xoay chiều, nó
đóng vai trò như một công tắc. Vì thế các chân của nó cũng gần tương
đương với các thành phần của một công tắc điện tử. Một triac sẽ có 3
chân cơ bản đó chân T1 ( đôi khi còn ký hiệu A1), chân T2 ( đôi khi còn ký
hiệu là A2) và chân G. Trong đó chân T1 và chân T2 được xem như là hai
tiếp điểm của một công tắc; còn chân G được coi như nút nhấn của công
tắc. Khi cho một dòng điện kích chạy từ chân G sang chân T1 hoặc ngược
lại thì sẽ cho phép dòng điện chính chạy thông từ T1 sang chân T2.

Ví dụ:
Quan sát sơ đồ trên ta có 1 tải là bóng đèn 100W sửa dụng nguồn điện
220Vac. Bóng đèn được đấu nối tiếp qua chân T2 của Triac, đầu còn lại
được đấu trực tiếp với nguồn. Chân T1 của Triac được đấu với cực nguồn
còn lại. Chân G của Triac được đấu nối tiếp với điện trở 50Ω. Nguồn kích
Triac gọi là VG. Khóa K. Chúng ta có 2 trường hợp xảy ra :

Trường hợp 1 : Khóa K mở có nghĩa là không có dòng điện đi qua chân G


của Triac thì bóng đèn sẽ không sáng. Vì T1 và T2 không thông với nhau.

Trường hợp 2 : Khóa K đóng thì sẽ có một dòng điện kích VG (chạy từ G
sang T1). Dòng điện kích này gọi là dòng điện mồi để T1 và T2 được thông
nhau. Lúc này bóng đèn sẽ sáng.

 để Triac hoạt động (T1 và T2 thông nhau) thì phải có một điện kích
chạy từ G sang T1 hoặc ngược lại.

:Số liệu kĩ thuật:

Khi dùng Triac cần quan tâm tới các số liệu kĩ thuật chủ yếu là:

IA1A2 định mức; UA1A2 định mức;IGA1 định mức; UGA1 định mức; IGA2 định mức;
UGA2 định mức

You might also like